Điểm lại chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền tệ của Trung Quốc từ năm 1981 đến nay và những điểm cần lưu ý với ngành dệt may trong bối cảnh gia nhập FTA và CPP của Việt Nam

pdf 18 trang Gia Huy 18/05/2022 1910
Bạn đang xem tài liệu "Điểm lại chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền tệ của Trung Quốc từ năm 1981 đến nay và những điểm cần lưu ý với ngành dệt may trong bối cảnh gia nhập FTA và CPP của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdiem_lai_chinh_sach_ty_gia_theo_huong_pha_gia_tien_te_cua_tr.pdf

Nội dung text: Điểm lại chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền tệ của Trung Quốc từ năm 1981 đến nay và những điểm cần lưu ý với ngành dệt may trong bối cảnh gia nhập FTA và CPP của Việt Nam

  1. ĐIỂM LẠI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THEO HƯỚNG PHÁ GIÁ TIỀN TỆ CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1981 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP FTA VÀ TPP CỦA VIỆT NAM REVIEWING EXCHANGE RATE POLICY IN THE DIRECTION OF REMINBI DUMPING OF SINCE 1981 AND CAUTIONS FOR VIETNAM’S TEXTILE INDUSTRY IN THE CONTEXT OF JOINING THE TPP AND FTA TS. Nguyễn Quốc Việt - Đại học Đại Nam TS. Lê Thị Thanh Hương - Đại học Đại Nam Th.S. Phan Phương Anh Cục Thuế TP. Hà Nội Tóm tắt Bài viết này dựa trên dựa trên cơ sở các tài liệu, các số liệu thu thập được từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ; số liệu báo cáo tổng kết đánh giá của một số tổ chức quốc tế IMF, WB; nghiên cứu khảo sát các tổ chức xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU và Mỹ. Đứng trước cơ hội được hưởng ưu đãi khi hiệp định Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Châu âu (EU) và Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam cùng có hiệu lực vào năm 2018, yêu cầu doanh nghiệp (DN) phải tuân thủ nghiêm ngặt về quy định xuất từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm trước khi được vượt qua biên giới xâm nhập vào thị trường EU và Hoa Kỳ. Với thực trạng ngành dệt may của Việt Nam hiện nay phải nhập tới 70% nguyên phụ liệu từ nước ngoài (có tới 42% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc). Trước chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền tệ của Trung Quốc là điều nhiều ngành nghề nói chung và ngành dệt may nói riêng phải lưu tâm để tránh rủi ro trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Bài viết làm rõ dụng ý của tác giả như: (1) Điểm lại những cột mốc điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) và ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực xuất nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 1981 đến nay; (2) Nêu các điểm cần lưu ý đối với ngành dệt may khi đồng nhân dân tệ phá giá trong bối cảnh Việt Nam gia nhập FTA và TPP. Từ khóa: xuất khẩu; dệt may; xuất nhập khẩu; hội nhập; tỷ giá Trung Quốc Abstract This article is based on documents and data collected from the General Statistics Office of Vietnam, China, and the USA; reviewing reports of international organizations such as IMF, World Bank; and surveys of textiles export organizations to the EU and the US. In order to take opportunities when Vietnam joins preferential agreements such as Free Trade Agreement (FTA) with the European Union (EU) and the Trans-Pacific Partnership (TPP), which take effect by 2018, Vietnamese businesses (companies) must comply with strict regulations from raw materials to finished products before they are exported to the EU and US markets. The current situation of Vietnam's textile and garment industry is that 70% of raw materials must be imported (up to 42% of raw materials imported from China). Exchange rate policy in the direction of the currency devaluation of China has been concerned by many sectors in general and textile industry in particular to avoid risks during economic integration. The article clarifies the follows: (1) milestones of the adjustments to the exchange rate of Renminbi and its impact on the field of import and export of China since 1981; (2) presenting cautions for the textile industry as Renminbi is being dumped in the context of Vietnam joins the FTA and the TPP. Key words: export, textile, import - export, integration, Renminbi rate. 323
  2. 1. GIỚI THIỆU Ngày nay khi nhắc tới Trung Quốc người ta nghĩ ngay đến một “điểm nóng” của nền kinh tế thế giới. Sau 30 năm cải cách, chuyển sang nền kinh tế thị trường Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế có mức tăng trưởng đứng đầu thế giới, hàng hóa của Trung Quốc có mặt ở khắp nơi. Các nước xem Trung Quốc là một bạn hàng lớn và cũng là đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Có được sự phát triển vượt bậc như vậy phải kể đến thành công từ chính sách mà chính phủ Trung Quốc đưa ra. Trong số đó, chính sách được xem là đòn bẩy, bệ phóng cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động thương mại của Trung Quốc nói riêng là chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền tệ. Từ năm 1981 đến nay, Trung Quốc đã có những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá. Với chính sách tỷ giá hiện nay của mình, Trung Quốc đang dần trở thành nguồn cung cấp hàng hoá cho toàn thế giới. Điều này đã khiến cho các nền kinh tế lớn lo ngại và trở thành đề tài chính trong các cuộc thương thảo về thương mại hiện nay. Trong năm 2015 những khái niệm như thâm hụt thương mại, chiến tranh tiền tệ là những chủ đề nóng nhất trên các diễn đàn thương mại thế giới,trong đó một trong những vấn đề được tranh cãi nhiều nhất đó là vấn đề về chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Vậy chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền tệ của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành dệt may của Việt Nam, khi mà ngành dệt may của Việt Nam hiện nay phải nhập tới 70% nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Trong đó, có tới 42% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ hơn so với các nước Việt Nam có nhập khẩu nguyên liệu dệt may như Hàn Quốc, Đài Loan, Asean và hiện có đến 75% DN hiện đang làm gia công. Khi Việt Nam chính thức ký kết hiệp định FTA với EU và hiệp định TPP cũng là lúc các Doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang thị trường nằm trong các hiệp định trên sẽ là thách thức không nhỏ khi đa phần các DN dệt may đều có quy mô nhỏ, yếu về nguồn lực tài chính, kinh nghiệm thị trường. mặt khác, trong hiệp định nêu rõ cơ hội về thuế nhập khẩu bằng 0% chỉ khi các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí trong hiệp định đã nêu như: minh bạch xuất xứ của sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào và đặc biệt trừ Trung Quốc và một số nước không nằm trong nhóm các hiệp định trên. Phân tích những ảnh hưởng của yếu tố này không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sắc nét hơn về quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn giúp các doanh nghiệp nhận diện được thách thức để sẵn sàng chuẩn bị trước những thay đổi của quá trình hội nhập. Qua đó, tận dụng được những lợi thế từ việc tham gia ký kết vào các hiệp định FTA Việt Nam với EU và với TPP đem lại cho Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI Theo Alan C. Shapiro: Tỷ giá hối đoái giá hối đoái, đơn giản là giá của một đồng tiền quốc gia này được biểu thị bằng đồng tiền của quốc gia khác. Theo pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam được Quốc hội ban hành ngày 13/12/2005: “Tỷ giá hối đoái giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. [Khoản 9, Điều 4]. Như vậy nhưng thực chất tỷ giá hối đoái được hiểu là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền tệ của một nước khác. Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ 324
  3. Tỷ giá hối đoái hiệu quả thực là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo một số các tỷ giá hối đoái thực của các nước đối tác thương mại. Tỷ giá hối đoái này được xem là thước đo hữu hiệu khả năng cạnh tranh của một nước trong quan hệ thương mại với các nước khác bởi nó xét đến tỷ giá hối đoái thực giữa đồng tiền của một nước với nhiều nước tham gia trao đổi thương mại với nước đó. 2.1. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái Cho đến nay có nhiều lý thuyết tiếp cận giải thích sự hình thành của tỷ giá, có thể nêu ra 3 lý thuyết cơ bản sau: Thuyết ngang giá vàng; Lý thuyết ngang giá sức mua (The Purchasing Power Parity Theory – PPP): nghiên cứu tương quan lạm phát giữa hai nước tác động lên tỷ giá; Lý thuyết ngang giá lãi suất (The interest Rate Parity – IRP): nghiên cứu tương quan lãi suất của hai đồng tiền tác động lên tỷ giá. 2.2. Biến động tỷ giá hối đoái Do chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên tỷ giá hối đoái giá hối đoái thường xuyên biến động. Sự biến động này xảy ra khi có sự tăng giá hoặc giảm giá các đồng tiền. Tỷ giá hối đoái tăng tức là đồng tiền trong nước giảm so với đồng tiền nước khác. Tỷ giá hối đoái giảm tức là đồng tiền trong nước tăng so với đồng tiền của nước khác. Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố tác động theo một cách khác nhau, ở những mức độ cụ thể khác nhau. Để nhìn nhận một cách rõ nét và chính xác thì chúng ta phải tách riêng từng yếu tố, xem xét nó trên từng khía cạnh. Qua đó ta mới có cái nhìn chính xác nhất về mức độ của các yếu tố này lên tỷ giá hối đoái, từ đó xác định biên độ giao động của tỷ giá. Trước tiên ta xét tác động của cán cân thương mại đến tỷ giá hối đoái trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái . Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi các yếu tố khác trong nền kinh tế không đổi đối với một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Thêm vào đó vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như 325
  4. vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Trong điều kiện giá cả trong nước ổn định, tình hình lạm phát ở mức nhỏ không đáng kể, đầu tư ra nước ngoài cũng ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái do cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp ) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu ). Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước. Ở thị trường nào có mức lãi suất ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm do đó tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Nhân tố cuối cùng và cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến tỷ giá hối đoái đó là tâm lý số đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại. Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng. 2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là ngân hàng trung ương) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. [Nguyễn Văn Tiến, 2007] 326
  5. Với chính sách tỷ giá định thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt về trạng thái cân bằng hay thặng dư. Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, giúp điều chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư về trạng thái cân bằng hay thâm hụt. Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng làm cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng. 2.4. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới thương mại Hàng hóa xuất nhập khẩu chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: tình hình kinh tế, chính sách thương mại của một quốc gia, thói quen tâm lý tiêu dùng, giá cả hàng hóa. Trong các nhân tố cơ bản trên, giá cả là nhân tố mà tỷ giá có thể tác động tới. Các yếu tố khác tác động tới giá không thay đổi thì khi tỷ giá tăng lên tức là đồng nội tệ bị giảm giá, nếu giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyên thì thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên. Trong trường hợp này nhà xuất khẩu có thể giám giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ nhằm kích thích cầu hàng hóa xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ, tạo điều kiện cạnh tranh cao hơn trên thị trường nước ngoài. Ngược lại, tỷ giá giảm làm cho hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, làm giảm nhu cầu của hàng xuất khẩu dẫn tới giảm khối lượng hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới. Những mặt hàng khác nhau thì tác động của tỷ giá tới cầu hàng hóa là không giống nhau. Mức độ ảnh hưởng của tỷ giá phụ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng hóa đó với giá cả. Thêm vào đó, tác động nêu trên của tỷ giá mới chỉ xét tới mặt khối lượng mà chưa xét tới tổng giá trị. Ví dụ trong trường hợp tỷ giá tăng, khối lượng hàng hóa xuất khẩu gia tăng mà giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm khiến cho chiều hướng biến đổi của tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi. Để đánh giá ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái lên tổng kim ngạch xuất khẩu, cần xác định mối tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu (nhập khẩu) và tỷ giá hối đoái. Tương quan này được biểu thị bằng hệ số co giãn của xuất khẩu (nhập khẩu) đối với tỷ giá nx (nm) và được xác định bằng công thức sau: Trong đó: X là tổng kim ngạch xuất khẩu M là tổng kim ngạch nhập khẩu E là tỷ giá hối đoái Hệ số co giãn nx (nm) chi biết tổng kim ngạch xuất khẩu X (nhập khẩu M) thay đổi bao nhiêu khi E thay đổi một đơn vị. Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh tới xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển hơn so với các nước đang phát triển do hàng hóa xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển thuộc nhóm các hàng hóa có hệ số co giãn của xuất khẩu cao. Nghiên cứu của Gylfason công bố năm 1987 cho thấy hệ số co giãn xuất khẩu bình quân của các nước công nghiệp phát 327
  6. triển là 1,11 trong khi đó chỉ có 3/9 nước đang phát triển trong nghiên cứu có hệ số co giãn xuất khẩu lớn hơn 1. Trong dài hạn và ngắn hạn thì khối lượng hàng hóa xuất khẩu có sự co giãn khác nhau. Khối lượng xuất khẩu ít co giãn trong ngắn hạn và co giãn nhiều trong dài hạn. Điều này là do phản ứng của người tiêu dùng thường diễn ra chậm, phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm hơn so với thay đổi tỷ giá, tồn tại cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường. Tác động của tỷ giá tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu: Trên thị trường nước ngoài, một hàng hóa có khả năng cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại sẽ xuất khẩu được khối lượng lớn và tạo được uy tín của người sử dụng. Một hàng hóa có tính cạnh tranh trên thị trường phải đảm bảo ba yếu tố: thứ nhất đó là tính đa dạng của hàng hóa đó tại thị trường nước ngoài, thứ hai là các nhân tố cơ bản tạo ra sức mạnh bền vững cho hàng hóa liên quan tới chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối, thị hiếu thị trường của hàng hóa xuất khẩu, ba là các nhân tố liên quan tới giá cả bao gồm chi phí đầu vào sản xuất, năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu và tỷ giá hối đoái. Để phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài về mặt giá cả, chúng ta có thể sử dụng tỷ lệ so sánh giữa giá hàng hóa trong nước và giá hàng hóa nước ngoài, tỷ giá thực ER = .Trong đó: E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp). P* là mức giá cả hàng hóa nước ngoài tính bằng ngoại tệ P là mức giá cả hàng hóa trong nước tính bằng nội tệ Từ công thức trên ta có thế có những kết luận sau: Tỷ giá danh nghĩa E tăng lên làm cho tỷ giá thực tăng và nhờ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước về giá cả; Tương quan giá cả hàng hóa giữa hai nước thay đổi cũng làm thay đổi tương quan cạnh tranh về giá giữa hàng hóa hai nước. Như vậy tỷ giá thực là một biến số phản ánh khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu một quốc gia và do vậy cần được xem xét trong khi đưa ra bất kỳ một chính sách nào liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại. Thêm vào đó sự thay đổi tỷ giá hối đoái của các quốc gia khác cũng ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia mình do nó tác động lên khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nước ngoài. 2.5. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu • Khái niệm Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ (có thể là hữu hình hoặc vô hình) của một quốc gia cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán theo nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong mối quan hệ này (Von Cramon. María A. Rovayo A. June, 2006). • Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hóa trên thị trường thế giới. Chính yếu tố này buộc doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo hơn, phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị kinh 328
  7. doanh, tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị để tự hoàn thiện mình; Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài từ đó người lao động trong doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực chuyên môn của mình, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quản lý của đối tác; Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mở rộng và nâng cao trình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp. • Chính sách thương mại của quốc gia Các chính sách liên quan đến thương mại của các quốc gia có thể có tác động thúc đẩy hoặc cản trở luồng thương mại song phương của quốc gia đó. Theo những nghiên cứu mà nhóm tác giả tìm hiểu, nhân tố này thường được đưa vào mô hình gravity dưới các dạng sau: - Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại hoặc ký kết các hiệp định thương mại: Như chúng ta đã biết, các quốc gia trên thế giới hiện nay đều dựng nên những rào cản đối với các luồng thương mại từ bên ngoài, dù số lượng ít hay nhiều, mức độ tinh vi hay không. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại (WTO, ASEAN, TPP ), các khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc ký kết các hiệp định thương mại có thể làm giảm bớt các rào cản này, vì các cam kết, hiệp định đều chủ yếu gồm những điều khoản thúc đẩy thương mại (giảm thuế, giảm mức độ khắt khe của các hàng rào kĩ thuật, ). Do đó luồng hàng hóa giữa các nước trong cùng tổ chức, khu vực thương mại hoặc có ký kết hiệp định có khả năng được tăng cường. Ngược lại, những quốc gia không tham gia vào các tổ chức, hiệp định này sẽ bị hạn chế hơn trong việc xuất nhập khẩu với các nước khác. - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá có tác động đến cả 2 phía cung của nước xuất khẩu và cầu của nước nhập khẩu, kéo theo sự tác động lên khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước. Xét quốc gia nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, khi đồng nội tệ của quốc gia này tăng giá so với ngoại tệ của các đối tác xuất khẩu đến nó, thì giá của hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng nội tệ trở nên rẻ tương đối so với trước, cầu hàng nhập khẩu tăng lên dẫn đến luồng thương mại với nước ngoài tăng lên, và hiệu ứng sẽ ngược lại khi đồng nội tệ của nước này giảm giá. Ở khía cạnh khác, khi xét quốc gia xuất khẩu, khi giá của đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ của các quốc gia xuất khẩu nguyên vật liệu đầu vào sản xuất cho quốc gia này, thì chi phí sản xuất tính theo nội tệ giảm xuống, cung tăng lên và khối lượng hàng xuất khẩu cũng có xu hướng tăng theo. Khi xét đến xuất khẩu (hay nhập khẩu) của một quốc gia, thì các quốc gia đối tác nước ngoài có thể đóng vai trò thị trường cung cấp đầu vào hay thị trường tiêu thụ đầu ra của nước đang xét, do đó tác động của yếu tố tỷ giá khá phức tạp, có thể theo 2 chiều hướng ngược nhau. Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng luồng thương mại quốc tế (ảnh hưởng đến cung, cầu, các yếu tố khác) và theo những lập luận định tính, các yếu tố này đều có thể có những tác động thuận hoặc nghịch chiều tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Mô hình hấp dẫn trong thương mại được áp dụng lần đầu trong kinh tế bởi Timbergen vào năm 1962 và có nhiều sự thay đổi, bổ sung bởi các nhà nghiên cứu sau này. Các mô hình có dạng chung như sau: Với: : kim ngạch xuất khẩu từ nước i sang nước j 329
  8. : hằng số hấp dẫn : nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu i : nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu j : nhóm các yếu tố cản trở, hấp dẫn khác , và : hệ số co dãn của , và Dạng log-log của mô hình: 2.6. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu Bên cạnh việc sử dụng các mô hình lý thuyết thương mại, gần đây nhiều nhà nghiên cứu thường sử dụng một mô hình thực nghiệm để phân tích và lượng hóa dòng chảy thương mại quốc tế, có tên là Mô hình hấp dẫn trong thương mại (Gravity Model). Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong mô hình hấp dẫn thương mại được tóm tắt trong sơ đồ sau: Hình 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế (Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2008)) 2.7. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc đồng Nhân dân tệ phá giá so với USD đã và đang làm bùng lên những tranh luận sôi nổi xung quanh xu hướng tăng – giảm của đồng tiền này và những ảnh hưởng của nó đối với thị trường trong, ngoài nước thời gian qua. Hiện nay có một số bài viết liên quan đến chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và tác động đến thương mại toàn cầu, hay ảnh hưởng của việc tăng giá đồng Nhân dân tệ tới thương mại một số nước như: ”Những nền kinh tế chịu tác động của Nhân dân tệ tăng giá” (Xiaohe Zhang, Khoa Luật và Kinh doanh, Trường Đại học Newcastle, Úc, năm 2006), ”Tự do hóa kiểm soát tỷ giá hối đoái: Kinh nghiệm Nhật Bản và sự khó khăn cho Trung Quốc” (Wang Yongzhong, Viện Chính sách và 330
  9. Kinh tế Trung Quốc, năm 2009), ”Liệu Trung Quốc có tăng giá Nhân dân tệ? Bài học từ Kinh nghiệm của Nhật Bản” ( Dr Claude MEYER, năm 2008). Tuy nhiên, những bài viết và các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng của việc Nhân dân tệ phá giá tới ngành dệt may của Việt Nam và cũng như đưa ra giải pháp nhằm thu hút đầu tư từ Trung Quốc và giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các công trình đã có và các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu để phân tích những tác động của việc thay đổi tỷ giá đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh nhập TPP và FTA Việt Nam- EU trong hội nhập quốc tế. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu, các số liệu thu thập được từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ; số liệu báo cáo tổng kết đánh giá của một số tổ chức quốc tế IMF, WB; các giáo trình về tài chính quốc tế. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm trước đây của Nhật Bản trong việc thay đổi tỷ giá đồng Yên để ứng dụng trong việc nghiên cứu những ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá Nhân dân tệ của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp như phương pháp phỏng vấn doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu dệt may; phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp một cách hệ thống, khoa học để thực hiện đề tài. 4. ĐIỂM LẠI NHỮNG THAY ĐỔI LỚN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1981 ĐẾN 2015 VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP FTA VÀ TTP CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 4.1. Điểm lại những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá của trung quốc từ năm 1981 đến 2015 • Thời kì chuyển từ tỷ giá cố định sang thả nổi theo sát với những diễn biến của tỷ giá thị trường (1981-1993) Từ năm 1981-1985, Trung Quốc luôn luôn muốn thực hiện chế một tỷ giá thống nhất nhưng do nhiều nguyên nhân nên trong giai đoạn cải cách này bên cạnh sự tồn tại tỷ giá giao dịch thương mại nội bộ, tỷ giá chính thức thường xuyên thay đổi, hầu hết là phá giá, do tỷ giá Nhân dân tệ bị cho là đang được định giá cao hơn giá trị thực. Theo thống kê, đồng Nhân dân tệ được điều chỉnh 23 lần trong năm 1981, 28 lần trong năm 1982 và 56 lần trong năm 1984 ở các mức độ khác nhau để tiến tới tỷ giá thực của nó. Cải cách, điều chỉnh phần lớn là phá giá dẫn đến tỷ giá chính thức ngang bằng với tỷ giá nội bộ vào cuối 1984, và cuối cùng là thống nhất một tỷ giá. Cho tới cuối những năm 80, tỷ giá chính thức ít biến động nhưng lại có mức phá giá nhanh khi biến động, bên cạnh đó sự phát triển của thị trường ngoại hối đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ của tỷ giá. Ra đời từ đầu những năm 1980 ở Trung Quốc, thị trường ngoại hối phát triển rất nhanh từ sau năm 1986 dẫn tới hình thành một mạng lưới thanh toán dựa vào thị trường. Cơ sở cho sự tồn tại thị trường này là quyền tự chủ của các doanh nghiệp xuất khẩu do Trung Quốc cho phép các nhà xuất khẩu được được giữ một phần ngoại hối, nhằm khuyến khích tăng khả năng hoạt động xuất khẩu. Với sự hiện diện của thị trường này, đã làm cho tỷ giá trao đổi từng bước được dao động tự do hơn. 331
  10. Chính sách tỷ giá trong thời kỳ này đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán và đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Nếu như năm 1978 tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 20,64 tỷ USD bằng 9,8% GDP, đứng thứ 27 trên thế giới về buôn bán đối ngoại, cán cân thương mại bị thâm hụt 15.002 triệu USD thì nhờ thương mại phát triển đến năm 1990 cán cân thương mại đã đạt được mức thặng dư 8.646 triệu USD. Sau những điều chỉnh thử nghiệm thành công ban đầu, chính phủ Trung Quốc quyết định tiếp tục điều chỉnh chính sách tỷ giá theo hướng đã vạch ra. Vào đầu những năm 90 (1991- 1993), Trung Quốc chính thức công bố áp dụng một tỷ giá thả nổi. Trong giai đoạn này, tỷ giá trao đổi của đồng Nhân dân tệ thường xuyên dao động, đồng Nhân dân tệ hầu như hạ giá. Nhờ tăng tỷ lệ ngoại hối phân bổ thông qua tương tác giữa cung và cầu trên thị trường, những hoạt động kiểm soát về ngoại hối đã giảm dần, trong khi đó các lực lượng thị trường được tính đến nhiều hơn trong các quyết định liên quan đến tỷ giá. Sau khi tỷ giá được điều chỉnh tương đối sát với biến đổi của thị trường và sức mua thực tế của đồng Nhân dân tệ, tỷ giá danh nghĩa giữa đồng Nhân dân tệ với Đô-la Mỹ tương đối ổn định ở mức 5,2 - 5,8 CNY/USD. Tuy nhiên, mức điều chỉnh này được dựa vào mức giá giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm cho lạm phát cao ở Trung Quốc tác động xấu tới mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế. Như từ mức thặng dư thương mại là 9.165 triệu USD với tốc độ lạm phát 3,06% năm 1990 thì đến năm 1993 cán cân thương mại bị thâm hụt 10.654 triệu USD và tốc độ lạm phát là 14,58%. Có thể nói đây là những bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá ở Trung Quốc, là giai đoạn để cho tỷ giá ấn định trước đây được thả nổi theo sát với những diễn biến của thị trường. • Thời kì phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ và thống nhất hai tỷ giá (1994-1997) Nhận thấy nguy cơ đồng Nhân dân tệ có khả năng trở lại tình trạng bị đánh giá cao so với sức mua thực tế, chính phủ Trung Quốc đã quyết định chuyển hướng điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái. Ngày 1-1-1994, đồng Nhân dân tệ chính thức bị tuyên bố phá giá mạnh từ 5,8 CNY/USD xuống 8,7 CNY/USD, và thống nhất các mức giá thành một tỷ giá chung. Tuy nhiên, tỷ giá danh nghĩa bắt đầu lên giá chậm chạp và cuối cùng ổn định ở mức 8,3 CNY/USD. Để giảm bớt tác động của sự thay đổi trong chính sách tỷ giá lên thị trường tiền tệ, vào thời kỳ này chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt những biện pháp hỗ trợ và quản lý ngoại hối như: thực hiện chế độ ngân hàng kết hối, xoá bỏ sự găm giữ ngoại tệ và tăng giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng; cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái; xoá bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối kết hợp với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng Trung Ương Trung Quốc. Đối với công ty nước ngoài, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang đồng Nhân dân tệ. Còn đối với doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu phải nộp 100% ngoại tệ thu được thay vì 50% trước đây. Tuy nhiên, Trung Quốc đã có những điều chỉnh quản lý ngoại hối lỏng hơn như: cho phép các công ty nước ngoài từng bước được giao dịch, mua bán ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện để đồng Nhân dân tệ xâm nhập mạnh hơn vào thị trường tiền tệ, tài chính thế giới 332
  11. Kết quả của điều chỉnh và phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ trong thời kỳ này của Trung Quốc đã giúp nước này không chỉ thu được những lợi ích trong ngắn hạn, nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế, mà còn tạo cơ sở để Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá ổn định trong một thời gian dài, giảm thiểu những rủi ro hối đoái và tạo môi trường hấp dẫn thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài. Dưới đây là số liệu về FDI, lạm phát và xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong thời kì này. Bảng 4.1: FDI, lạm phát và xuất nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 1994 đến năm 1997 Năm 1994 1995 1996 1997 FDI (tỷ USD) 33,79 35,84 40,18 44,23 Lạm phát (%) 24,2 16,9 8,3 8,3 Xuất khẩu (tỷ USD) 121 148,8 151,2 182,9 Nhập khẩu (tỷ USD) 115,7 129,1 138,9 142,2 (Nguồn: IMF, International Financial Statistics T5/2001) • Thời kỳ duy trì ổn định đồng Nhân dân tệ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế cao (1997-2005) Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, môi trường kinh tế quốc tế đã có nhiều biến động đáng kể. Các nước bị khủng hoảng rơi vào tình trạng suy thoái, mức sống của người dân bị sụt giảm đáng kể. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu chậm lại. Trung Quốc không phải là một ngoại lệ. Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Vấn đề sản xuất dư thừa ngày càng trở nên trầm trọng trong các ngành công nghiệp chế biến. Giá thị trường liên tục giảm xuống và dần dần xuất hiện những dấu hiệu giảm phát. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương không phá giá đồng Nhân dân tệ, tỷ giá vẫn giữ ở mức 8,3CNY/USD, với biên độ giao động nhỏ. Nhờ đó mà những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á đối với nền kinh tế Trung Quốc và cả nền kinh tế thế giới ít nghiêm trọng hơn. Để bảo vệ đồng Nhân dân tệ trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, năm 1998 Trung Quốc đã quay trở lại kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ và găm giữ ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại tệ. Thu nhập ngoại tệ của các doanh nghiệp bắt buộc phải bán cho những ngân hàng đã được chỉ định trước, việc bán ngoại tệ cũng phải có hoá đơn theo quy định mới được rút, thậm chí các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng Trung Quốc để đổi lấy một lượng Nhân dân tệ nhất định sử dụng trong lãnh thổ nước này. Song song với việc quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, để giảm bớt sức ép đối với xuất khẩu và sự tăng trưởng của nền kinh tế, Trung Quốc còn phối hợp với các chính sách kinh tế như nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu. Trong năm này, Trung Quốc đã liên tiếp 3 lần hạ lãi suất cho vay và tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ, lãi suất chiết khấu cũng giảm 1,91%, đồng thời với việc giảm cả lãi suất với các loại tiền gửi bằng ngoại tệ, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng ở các tầng lớp dân cư Với cơ chế quản lý rất chặt chẽ như vậy, tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ và Đô-la Mỹ vẫn được giữ gần như cố định khoảng 8,3 CNY/USD cho tới năm 2005. 333
  12. Theo các chuyên gia hàng đầu về kinh tế thì cho rằng tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã bị đánh giá thấp khoảng 30% so với các đồng tiền khác, theo nhận định của Mỹ là 40% và theo EU thì tỷ lệ này là 20%. Theo họ với tỷ giá thấp, đã tạo ra những lợi thế thương mại bất bình đẳng cho hàng hóa Trung Quốc trên thị trường quốc tế, làm suy yếu sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu khác. Cùng với những lợi thế về tài nguyên và nhân lực, việc duy trì tỷ giá hối đoái không cân đối giữa Nhân dân tệ và Đô-la Mỹ trong lúc Đô-la Mỹ đang giảm đi tương đối so với các đồng tiền khác đang giúp các nhà xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế trong cuộc chiến giá cả với các đối tác thương mại của họ trong thời kì này. • Chính sách tỷ giá của trung quốc trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay Tư năm 1994 đên năm 2005, Trung Quôc luôn thưc thi chê đô ty gia hôi đoai găn vơi đông Đô-la Mỹ. Ngay 21 thang 7 năm 2005, Ngân hang Nhân dân Trung Quôc đa tiên hanh cai cach chê đô nay , ty gia hôi đoai đông Nhân dân t ệ không găn vơi đông Đô -la Mỹ nưa, ma la thưc thi chê đô ty gia linh hoat co điêu tiêt va quan ly lây cung câu trên thi trương lam cơ sơ va găn vơi môt gio tiên tệ Cuôc cai cach cơ chê ty gia cua Trung Quôc liên quan tơi nhu câ u phat triên kinh tê Trung Quôc va diên biên tinh hinh tai chinh quôc tê . Thời gian đó , cơ chê hinh thanh ty gia mơi ngay cang gây anh hương tơi viêc điêu chinh kêt câu thương mai va nâng câp kêt câu nganh nghê cua Trun g Quôc , ty trong loai hinh san phâm sư dung nhiêu lao đông như dêt may, giây dep va san phâm loai năng lương đa giam xuông trong cac măt hang xuât khâu , trong khi đo san phâm cơ điên trên đa tăng trương tôt đẹp . Đông thơi do chiu sư anh hương cua đông Nhân dân t ệ tăng gia, quy mô nhâp khâu cua Trung Quôc không ngưng mơ rông , cho nên cuôc cai cach cơ chê hinh thanh ty gia hôi đoai đông Nhân dân t ệ cung đa phat huy vai tro tich cưc vê măt mơ rông kich câu, lôi keo tiêu dung trong nươc. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu được bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản từ Mỹ do hoạt động cho vay dưới chuẩn gây ra từ giữa năm 2007 sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng đã gây ra tình trạng phá sản hàng loạt các ngân hàng, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế các nước và gây ra tình trạng thất nghiệp. Cuộc khủng hoảng này được coi như một “cú sốc” rất mạnh của nền kinh tế thế giới kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1933. Các quốc gia đã phối hợp với nhau bằng cách đưa ra các gói kích cầu kịp thời với giá trị trên 1000 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc và đòi hỏi nước này có những phản ứng nhất định. Đê ưng pho khung hoang tai chinh toan câu , Ngân hang Trung ương Trung Quôc tư thang 7 năm 2008 đa thưc thi chinh sach ty gia tam thơi , ty gia giưa đông Nhân dân tệ vơi Đô-la Mỹ duy tri sư ôn đinh cơ ban. Như vậy, về chính sách tỷ giá hối đoái, Trung Quốc có những thành công nhất định và khẳng định được sự phát triển mang tính đột phá trong việc đưa Trung Quốc trở thành nước có kim ngạch xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới (vượt vị trí đứng đầu của Đức). Trong điều kiện nền kinh tế các nước có tốc độ tăng trưởng âm, đến hết 2009 chỉ có 12 nước có tốc độ tăng trưởng dương trong đó Trung quốc có tốc độ tăng trưởng 9,2%. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra nhận định cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ đưa nền kinh tế Trung Quốc vận động theo hình chữ V nghĩa là sau khi chạm đáy, nền kinh tế sẽ 334
  13. có sự phát triển mạnh. Chính vì vậy Trung Quốc đã coi khủng hoảng là cơ hội để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để mua các loại máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu giá rẻ. Đặc biệt là tranh thủ cơ hội giảm giá toàn cầu để mua các loại công nghệ cao, các thiết bị thí nghiệm quan trọng nếu chưa nói là đổi mới cơ bản tài sản cố định tại các doanh nghiệp nhằm chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo. Bên cạnh đó tận dụng thu nhập của các nước đang bị suy giảm mạnh, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa giá rẻ ra thị trường thế giới và tăng lượng ngoại tệ tích lũy lên tới trên 2000 tỷ USD Trong quan hệ thương mại song phương đặc biệt quan hệ với Mỹ, Trung Quốc đã đạt được thặng dư thương mại khổng lồ 227 tỷ USD vào năm 2009. Có thể nói, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu được coi là mối đe dọa của các nước, nhưng đối với Trung Quốc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu là cơ hội lớn để phát triển vượt lên và thực tế Trung Quốc đã đạt những hiệu quả bất ngờ: xuất khẩu đứng đầu thế giới, sản xuất thép đứng hàng đầu thế giới và đã vượt lên Mỹ về số lượng ô tô tiêu thụ trong nước. Có thể nói sự mất thăng bằng trong nền kinh tế toàn cầu là điều kiện để nền kinh tế Trung Quốc thu lợi, trong đó chính sách tỷ giá hối đoái đóng vai trò đáng kể. Sau khi đạt được những thành tựu như vậy, kể từ ngày 22/06/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Tính đến ngày 27/01/2011, đồng Nhân dân tệ đã tăng 3,7% so với đồng Đô-la Mỹ. Do lạm phát của Trung Quốc cao hơn ở Mỹ nên năm 2011 đà tăng giá của Nhân dân tệ so với Đô-la Mỹ thực tế diễn ra nhanh hơn, vào khoảng 10%/năm. Tuy nhiên, năm 2015 là năm Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân tệ mạnh nhất trong suốt 20 năm tăng giá trước khi đồng Nhân Dân Tệ chính thức được chấp thuận vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng đôla Mỹ, Euro, Yen và bảng Anh. Những thay đổi bất thường về chính sách tỉ giá của đồng Nhân Dân Tệ trong thời gian tới sẽ rất khó lường, và đây cũng chính là mối quan tâm tới các quốc gia trên thế giới cũng như các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc. 4.2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may của việt nam trong giai đoạn 2013-2015 a. Tình hình xuất nhập khẩu đối với hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoạn 2013- 2015 • Đối với hoạt động Nhập khẩu nguyên liệu ngành may mặc của Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn 2013-2015 Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ và có độ mở lớn nên sẽ khá nhạy cảm với những biến động trên thị trường thế giới. Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc là khá lớn. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu vẫn đang có xu hướng tăng. Trong năm 2015, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 49,3 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 12,9% so với năm 2014. Trong khi đó về xuất khẩu, Trung Quốc tiếp tục đứng thứ 4 về thị trường xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 17 tỷ USD, tăng mạnh 13,8% so với 2014. Trong đó Nhập khẩu đối với nhập khẩu nguyên liệu trong lĩnh vực dệt may qua các năm đang tăng dần. Với tín hiệu khá rõ về sự giảm tốc của nền kinh tế, Trung Quốc có thể “xuất khẩu khủng hoảng” sang những quốc gia khác, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại lớn và gần gũi về mặt địa lý, trong đó có Việt Nam. Lĩnh vực sản xuất và đầu tư tư nhân nội địa của Việt Nam, vốn phục hồi chưa mạnh và chưa bền vững như phân tích ở trên, sẽ tiếp tục 335
  14. phải đối mặt với khó khăn và thử thách. Vấn đề Trung Quốc được nhìn nhận là yếu tố đáng kể tác động xấu đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2016 và tạo ra thách thức trong việc điều hành chính sách. Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh rủi ro từ phía Trung Quốc là một yếu tố cần theo dõi sát sao trong 2016 và những năm tiếp theo. • Đối với hoạt động Xuất khẩu dệt may của Việt Nam với EU trong giai đoạn 2013- 2015 Theo số liệu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), năm 2014, tổng nhập khẩu hàng dệt may của EU28 (28 nước thành viên EU) từ Việt Nam là 2,53 tỷ Euro, tăng 21,31%, năm 2015 là 3,13 tỷ Euro, tăng 23,91%. Về chủng loại mặt hàng: áo jacket, quần nam nữ, áo hàng suite nam nữ tiếp tục là những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong năm 2016, kỳ vọng khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – EU đã được ký kết, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc tương tự trường hợp của Bangladesh tăng trưởng mạnh vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP. Nguồn: tổng cục thống kê • Thành tựu đối với hoạt động Xuất khẩu dệt may của Việt Nam - Mỹ trong giai đoạn 2013- 2015 Theo số liệu thống kê của Hải quan Hoa Kỳ, nhập khẩu hàng dệt may của nước này từ Việt Nam trong năm 2015 đạt 11 tỷ USD, tiếp tục tăng mạnh, tăng 10,38% về lượng và tăng 14% về kim ngạch so với năm 2014, cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu chung hàng dệt may của Hoa Kỳ là 4,69% về lượng và 2,58% về kim ngạch nhập khẩu chung. Những mặt hàng mà Hoa Kỳ nhập khẩu tăng mạnh từ Việt Nam trong năm 2015 vẫn tập trung ở các sản phẩm dệt may bằng sợi nhân tạo như quần áo dệt kim, váy còn các sản phẩm cotton tăng chậm hơn. • Thành tựu chung đối với hoạt động Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2015 đạt 27,5 tỷ USD; 2014 đạt 20,95 tỷ USD, tăng 16,8% (tương ứng tăng 3,02 tỷ USD) so với năm 2013. Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ đạt 9,82 tỷ USD, tăng 14,2%; sang EU đạt 3,34 tỷ USD, tăng 22,8%; sang Nhật Bản đạt 2,62 tỷ USD, tăng 10,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,09 tỷ USD, tăng 27,7% so với năm 2013. 336
  15. b. Ảnh hưởng tác động của chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền tệ của Trung Quốc tới hoạt động Xuất – Nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt trong giai đoạn gần đây Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tuy chưa ảnh hưởng trong ngắn hạn đối với ngành dệt may Việt Nam nhưng điều này vô hình sẽ khuyến khích nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc có thể tăng mạnh. Dệt may Việt Nam đang phụ thuộc tương đối lớn vào nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, do đó việc Trung Quốc phá giá đồng tiền có thể khiến giá nguyên phụ liệu giảm so với thời điểm trước đó, điều này có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất dệt may trong nước. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) từng công bố, dệt may của Việt Nam mới chỉ chủ động được khoảng 50% nguyên phụ liệu trong nước phần còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 48% phổ biến là các mặt hàng như sợi, xơ, thuốc nhuộm, hoá chất thậm chí một số doanh nghiệp phải nhập toàn bộ nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc như "thỏi nam châm" đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhờ giá bán rẻ, cạnh tranh mạnh với các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản. Cụ thể, so sánh với Nhật Bản giá nguyên phụ liệu cho dệt may của Trung Quốc chỉ rẻ bằng 25-35%. Do đó việc thay đổi thị trường nhập khẩu là việc khó thực hiện vì giá thành tăng khiến sản phẩm dệt may khó cạnh tranh. Tuy nhiên, "Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được lợi ích trước mắt nhưng sẽ là bất lợi về lâu dài vì các FTA Việt Nam đã ký kết với một số quốc gia, khu vực quy định khắt khe về xuất xứ để hưởng ưu đãi về thuế suất, cụ thể như trường hợp TPP được ký kết và có hiệu lực từ năm 2018 tới đây". Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ cũng tạo áp lực cho doanh nghiệp khi các đối tác mua hàng chỉ định nguồn nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, thấy hàng Trung Quốc giảm giá sẽ ép giá hàng từ Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp cũng lo ngại sản phẩm từ châu Âu, Nhật Bản ngày càng khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc nên dù hưởng lợi từ FTA với EU với mức thuế giảm từ 9% về 0% trong 7 năm nhưng ưu đãi có thể "không còn gì hết" do Trung Quốc phá giá đồng tiền ở mức 3%. Ngay trong FTA Việt Nam - EU, phía EU cũng đề ra quy tắc xuất xứ tương đối ngặt nghèo với Việt Nam trong bối cảnh nguyên phụ liệu dệt may đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đó là muốn hưởng thuế suất ưu đãi, dệt may phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép tức là ít nhất vải và việc may mặc phải được làm ở Việt Nam. Phía EU cũng cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nếu đối tác đó thuộc FTA của Việt Nam và EU, nguồn nguyên liệu coi như của Việt Nam, chẳng hạn như Hàn Quốc nhưng không có Trung Quốc. 4.3. Những điểm cần lưu ý với ngành dệt may trong bối cảnh gia nhập FTA và TTP của Việt Nam trong hội nhập quốc tế Cơ hội xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong những năm tới sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn do những tác động lớn từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ cùng có hiệu lực từ năm 2018. Ưu đãi về thuế do TPP và FTA Việt Nam - EU mang lại được các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đánh giá là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần 337
  16. tại thị trường Mỹ cũng như thị trường Nhật Bản. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hiện chịu thuế suất khoảng 17-30%, nhưng khi TPP được ký kết thuế suất này sẽ giảm dần xuống 0%. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ luôn tăng 12-13%/năm, trong khi Mỹ nhập khẩu hàng dệt may của thế giới chỉ tăng 3%, tức là thị phần xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ đang được cải thiện rất tốt. Hơn nữa, dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 9% tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ. Mặt khác những thị trường nhập khẩu mặt hàng dệt may như EU trong những năm qua liên tục được mở rộng về quy mô. Hàng dệt may Việt Nam cũng mới chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của EU. Bên cạnh đó, khi FTA Việt Nam - EU được ký kết, thuế suất từ 12% hiện nay về 0% sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này, và EU tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Một là: Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tuy chưa ảnh hưởng trong ngắn hạn đối với ngành dệt may Việt Nam nhưng điều này vô hình sẽ khuyến khích nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc có thể tăng mạnh. Doanh nghiệp sẽ có được lợi ích trước mắt tuy nhiên sẽ là bất lợi về lâu dài, sẽ là rào cản hàng dệt may của Việt Nam xuất vào thị trường EU và Mỹ vì các FTA Việt Nam đã ký kết với một số quốc gia, khu vực quy định khắt khe về xuất xứ để hưởng ưu đãi về thuế suất, cụ thể như trường hợp TPP cũng có hiệu lực vào năm 2018. Hai là: Việc có thêm FTA với EU sẽ giúp doanh nghiệp có đơn hàng nhiều hơn, cạnh tranh giảm bớt, và lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, giá thuế giảm thì mình cũng phải giảm giá bán, nên người dân được hưởng lợi nhiều hơn chứ doanh nghiệp cũng chỉ được phần nào. Ba là: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được điều kiện để hưởng lợi về thuế từ các hiệp định FTA, đặc biệt là điều kiện về nguồn gốc xuất xứ: Hiện nay, 70-80% nguyên vật liệu dệt may hiện nay vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc và các nước ngoài khu vực FTA. Sản phẩm sợi và vải sản xuất nội địa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên chỉ sử dụng được 20-25% sản lượng cho ngành may xuất khẩu. Trong khi đó, hai hiệp định FTA lớn nhất của Việt Nam là TPP và Việt Nam – EU đều có những quy định khá khắt khe đối với hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế. Cụ thể, TPP yêu cầu nguồn gốc xuất xứ “từ sợi trở đi” còn FTA Việt Nam – EU yêu cầu “từ vải trở đi” đối với các sản phẩm dệt may xuất nhập khẩu trong khu vực hiệu lực của thương mai tự do. Do vậy, mặc dù thị trường TPP và EU rất tiềm năng nhưng trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng phần lớn các sản phẩm dệt may hiện nay của Việt Nam sẽ khó được hưởng lợi được về thuế XNK. Bốn là: Nhân công không còn “rẻ”: Trước đây, nhân công rẻ là một trong những lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam nhưng lợi thế này đang dần mất đi khi lương cơ sở và lương tối thiểu đều được Chính phủ điều chỉnh tăng từ năm 2016. Cụ thể, lương cơ sở tăng từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) sẽ kéo theo chi phí phải trả BHXH của người sử dụng lao động. Tương tự, lương tối thiểu mới sẽ ở mức 106,67 - 155,56 USD/tháng, cao hơn mức lương tối thiểu tại một số nước xuất khẩu dệt may đối thủ như Bangladesh (67 USD/tháng), Myannmar (82,96 USD/tháng), Mông Cổ (96,34 USD/tháng), Pakistan (93,5-112,2 USD/tháng), Campuchia (124,21 USD/tháng) 338
  17. Năm là: Về dài hạn, câu hỏi đặt ra cho ngành dệt may là liệu việc hưởng lợi từ thuế XNK với các thị trường tiêu thụ lớn có bù đắp lại được rủi ro tỷ giá và rủi ro chi phí sản xuất ngày càng tăng hay không? Và ai sẽ là người cuối cùng được hưởng lợi từ FTA, các doanh nghiệp Việt Nam hay FDI khi các doanh nghiệp dệt may có vốn FDI, đặc biệt là vốn từ Trung Quốc sang Việt Nam đang liên tục đầu tư xây dựng nhà máy với công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, quy mô lớn hơn và giàu kinh nghiệm sản xuất hơn. 5. KẾT LUẬN Vấn đề tỷ giá vẫn đang là chủ để nóng của các nền kinh tế lớn và trong tương lai những biến động về tỷ giá sẽ tiếp diễn. Những biến động này sẽ làm thay đổi nền kinh tế không chỉ các nước có nền kinh tế phát triển mà cả các nước khác trong đó có Việt Nam. Mức độ tác động của nó tới các nước là khác nhau tùy thuộc vào mức độ hội nhập của nước đó và việc sử dụng đồng tiền nào trong việc thanh toán hàng hóa thương mại quốc tế. Việt Nam đang ngày càng xâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, chính vì thế Việt Nam càng cần có những cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới. Bởi vì trước những diễn biến phức tạp của các quan hệ kinh tế thế giới như hiện nay thì vai trò phân tích, đánh giá, định hướng của chính phủ là điều cốt lõi tạo nên thành công trong chiến lược kinh tế. Từ đó chúng ta sẽ có những bước đi thích hợp phát huy được lợi thế sẵn có và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Qua những điểm nổi bật tác giả cần lưu ý đối với các doanh nghiệp dệt may dựa sẽ phát triển hay thất bại cũng từ ảnh hưởng của chính sách tỉ giá của đồng Nhân Dân Tệ. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may cần chủ động đầu tư, thay đổi địa chỉ nguồn nhập khẩu để tận dụng lợi thế mà FTA và TPP đem lại cho Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. 339
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Chalmer Johnson (1989), “MITI và sự thần kỳ Nhật Bản”, Viện kinh tế thế giới. 2. Konrad Seitz (2004), “Cuộc chạy đua vào thế kỷ XXI”, NXB Chính trị quốc gia. 3. L. Thurow (1994), “Đối đầu- cuộc chiến tranh kinh tế giữa Nhật- Mỹ Tây Âu”, NXB Lao động và báo Lao động. 4. Nguyễn Công Nghiệp (1996), “Tỷ giá hối đoái giá hối đoái – Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh.”, NXB Tài chính. 5. Piere Antoine – Donnet (1991), “Nước Nhật mua cả thế giới”, NXB Thông Tin Lý Luận. 6. Nguyễn Thị Quy (2008), “Biến động tỷ giá ngoại tệ và hoạt động xuất khẩu”, NXB Khoa học xã hội. 7. Shojiro Tokinaga (1996), “Đầu tư nước ngoài của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở châu Á”, NXB Khoa học xã hội. 8. Nguyễn Văn Tiến (2007), “Giáo Trình Tài Chính Quốc Tế”, NXB Thống kê. 9. Trần Văn Thọ (1997), “Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái Bình Dương”, NXB TP. HCM. 10. Anh, N. (2015, 8 13). (Báo Đời sống và Pháp luật) Retrieved 8 30, 2015, from dan-te-pha-gia-noi-lo-ve-hang-trung-quoc-gia-re-a106098.html; 11. Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI. (2015). Hồ sơ thị trường Trung Quốc. Hà Nội: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Tài liệu tiếng Anh 12. Alan C. Shapiro, “Multinational Financial management”, Sixth edition. 13. Claude MEYER (2008), “Should China revalue its currency? Lessons from the Japanese experience”. 14. IMF (2011), “World Economic Outlook - Slowing Growth, Rising Risks”. 15. Wang Yongzhong (2009), “Liberalization of Foreign Exchange Controls: Japan’s Experiences and Its Implications for China”, Institute of World Economics and Politics. 16. Xiaohe Zhang (2006), “The Economic Impact of the Chinese Yuan Revaluation”, The University of Newcastle. 17. Asiya Investments. (2015). Vietnam Quarterly Monitor. Hongkong: Asiya Investments. Baker, P. (2015). Vietnam’s international trade performance. International Trade and Investment Review, 1(1), 4; 18. Lau, J. (2014). Vietnam’s trade highlights. Hanoi: HSBC Việt Nam. World Trade Organization. (2014). International Trade Statistics 2014. Geneva: World Trade Organization. 340