Dinh dưỡng học bị thất truyền

pdf 51 trang Gia Huy 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dinh dưỡng học bị thất truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdinh_duong_hoc_bi_that_truyen.pdf

Nội dung text: Dinh dưỡng học bị thất truyền

  1. TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ VƯƠNG ĐÀO Tiến sĩ Đông Tây y kết hợp, chuyên ngành Nam khoa tại Đại học Y khoa Hà Bắc, Trung Quốc Tiến sĩ Bệnh lý học, chuyên ngành Ung thư phổi tại Đại học Tokyo, Nhật Bản Giảng viên & Bác sĩ chẩn đoán tại Bệnh viện Đại học Y khoa Hà Bắc, Trung Quốc
  2. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 2
  3. MỤC LỤC TIẾN SĨ Y KHOA Ở NHẬT VÀ “CUỐN SÁCH CÓ SỰ SỐNG” 4 LỜI TỰA 11 PHẦN 1: TỒNG LUẬN CHƢƠNG 1: DÙNG KIẾN THỨC ĐỂ ĐỊNH HƢỚNG CUỘC SỐNG 13 CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ “GIẢ KHỎE MẠNH” 14 CHƢƠNG 3: SỨC KHỎE TRONG TẦM TAY CHÚNG TA 20 CHƢƠNG 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT? 22 CHƢƠNG 5: THỰC PHẨM NGÀY NAY CÓ THỂ CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ VÀ CÂN 39 BẰNG NGUỒN DINH DƢỠNG CHO CHÚNG TA? CHƢƠNG 6: CHẤT DINH DƢỠNG VÀ CÁC ĐỒ BỔ CAO CẤP KHÁC 44 CHƢƠNG 7: DINH DƢỠNG HỌC VÀ ĐÔNG Y 46 PHẦN 2: CÁC LUẬN CHƢƠNG 8: GAN – VỊ ĐẠI TỔNG QUẢN CỦA SỨC KHỎE 51 CHƢƠNG 9: NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ CÁC BỆNH 78 TRUYỀN NHIỄM DO VIRUT (CẢM CÚM, VIÊM GAN ) CHƢƠNG 10: MỐI QUAN HỆ GIỮA BỆNH VIÊM MAN TÍNH VÀ UNG THƢ 81 CHƢƠNG 11: DINH DƢỠNG CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHO CÁC BỆNH VỀ 91 MẠCH MÁU HAY KHÔNG? CHƢƠNG 12: CHÚNG TA PHẢI CHẤP NHẬN CHUNG THÂN VỚI BỆNH TỰ 94 MIỄN? CHƢƠNG 13: BỆNH LÝ VỀ CƠ TRƠN (MỎI CƠ, ĐAU ĐẦU, ĐAU BỤNG KINH) 96 CHƢƠNG 14: CON NGƢỜI CÓ BỊ DỊ ỨNG KHÔNG (DỊ ỨNG DA, HEN SUYỄN, 98 VIÊM MŨI DỊ ỨNG)? CHƢƠNG 15: BỆNH XƢƠNG KHỚP (VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, GAI XƢƠNG, 102 THOÁI HÓA CỘT SỐNG) CHƢƠNG 16: VIÊM THẬN MÃN TÍNH CÓ CHỮA KHỎI ĐƢỢC KHÔNG? 108 CHƢƠNG 17: HIỆN TƢỢNG VÔI HÓA VÀ XƠ HÓA CÓ THỂ GIẢI QUYẾT TỚI 109 MỨC ĐỘ NÀO? CHƢƠNG 18: MẤT NGỦ VÀ NGỦ MÊ MỆT 112 CHƢƠNG 19: BỆNH VỀ THẦN KINH KHÔNG KHÓ CHỮATRỊ 114 CHƢƠNG 20: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI SINH LÝ VÀ 119 CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ CHƢƠNG 21: SINH SẢN TỐI ƢU 122 CHƢƠNG 22: DINH DƢỠNG TRẺ NHỎ - TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRẺ NHỎ 125 ĐỀU BẮT NGUỒN TỪ SỰ THIẾU HIỂU BIẾT CỦA CHA MẸ CHƢƠNG 23: BÍ QUYẾT TRƢỜNG SINH BẤT LÃO 131 Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 3
  4. TIẾN SĨ Y KHOA Ở NHẬT VÀ “CUỐN SÁCH CÓ SỰ SỐNG” Hồi ký về Tiến sĩ y khoa Nhật Bản - Vƣơng Đào và tác phẩm “Dinh dƣỡng học bị thất truyền – đẩy lùi bệnh tật” của ông. Ngô Điện Bân (*) Có một đoạn hội thoại mà khi nghe tôi thấy rất thú vị: “Bữa ăn có chữa đƣợc bệnh không?” “Đƣợc chứ!” “Thế bữa ăn có chữa đƣợc bệnh nan y không?” “Đƣợc” “Không nói ngoa đấy chứ?” “Không!” “Đây không phải là chuyện hài đấy chứ?” “Thật mà!” “Quả thực là nhƣ vậy!”. Tôi còn phải nói với bạn rằng đây không phải là cuốn tiểu thuyết mà là cuốn sách gửi gắm những thông tin tốt nhất về sức khỏe con ngƣời với thông điệp: Con người có thể không “uống thuốc” mà thay bằng “bữa ăn” để chữa bệnh cho chính bản thân mình. Điều không ngờ tới thì thật sự là vậy. Điều vốn tƣởng không thể thì lại có thể! “Bởi lẽ con ngƣời sinh ra vốn đâu có cần thuốc uống!” Đây quả thực là một phát hiện vĩ đại, và phát hiện này sẽ thay đổi lịch sử nền chăm sóc sức khỏe của cả nhân loại. Hơn 10 loại căn bệnh đƣợc giới y học hiện đại đánh giá là sống chung với nó cả đời nhƣ bệnh mạch vành, tuần hoàn máu não, huyết áp cao, tiểu đƣờng, gout đƣợc khẳng định có thể chữa trị rất đơn giản. Phƣơng pháp đơn giản đó chính là “Bữa ăn”. Bạn tin không? Không tin?! Nhƣng đây lại là sự thật! ( ) Buổi tối cuối tháng 4 năm 2008, bỗng nhiên tôi nhận đƣợc cú điện thoại. Tổng biên tập tờ tạp chí: “Nền kinh tế mới Trung Quốc” ông Lý Trung Vƣợng có nhờ tôi xem hộ một bài viết: Tôi gặp ông Lý trong Chƣơng trình từ thiện của Cuộc thi Giọng Nói Vàng dành cho phát thanh viên đài truyền hình toàn quốc tổ chức vào năm ngoái. Tôi và ông cùng trong tổ ban giám khảo cuộc thi, vì nói chuyện thấy hợp nên kết giao bạn bè. Tôi nghĩ nếu ông đã nhờ tôi xem hộ nội dung thì chắc không phải bài viết bình thƣờng. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 4
  5. Đến chiều ngày thứ 3, tôi gặp tác giả bài viết đó tại phòng đón tiếp trong tòa soạn báo. Ông ấy cao tầm thƣớc, khoảng 40 tuổi, khuôn mặt dài, đôi mắt to toát nên vẻ tự tin pha chút nghi ngờ, ăn nói lích sự, giọng nói cao nhƣng rất trầm ấm. Ông nói đó là cuốc sách viết về đề tài y học. Sách ƣ? Ông nói có mang theo USB. Tôi nói, vậy ông gửi vào email cho tôi. Ngày hôm sau, tôi nhận đƣợc tin nhắn ngắn gọn nói là đã gửi nội dung cuốn sách vào email của tôi rồi. ( ) Rất khó có thể đánh giá giá trị của cuốn sách. Tôi đã bị cuốn hút ngay từ những trang đầu. Chiều sâu trong tƣ duy của tác giả quả thực ngoài sức tƣờng tƣợng của tôi, quan điểm mới mẻ, tƣ duy logic chặt chẽ, ngôn từ rõ ràng mạch lạc, văn viết cô đọng súc tích, vấn đề nổi bật và cách lập luận săc sảo, thấu tình đạt lý. Chính vì vậy, đề tài y học vốn rất khô khan nhƣng dƣới ngòi bút tài năng của tác giả, ông đã biến cuốn sách y học trở thành cuốn tiểu thuyết hấp dẫn rất nhiều độc giả. Tôi dẫn chứng một đoạn viết không cần đến các con số thống kê mà tác giả vẫn diễn đạt đƣợc ngụ ý đầy phong cách của mình: “Điều khiến ý học hiện đại ái ngại nhất cũng chính là điều này, bởi vì y học hiện đại có tiên tiến đến mấy thì vẫn còn rất nhiều bệnh lý nó không chữa trị được. Có bao nhiêu chuyên gia về điều trị tiểu đường chết vì bệnh tiểu đường, có bao nhiêu bác sĩ tim mạch chết vì nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não, bao nhiêu bác sĩ chuyên khoa thần kinh bị mất ngủ trường kỳ? Y học hiện đại làm sao vậy? Tại vì y học ngày nay xa rời nguyên lý đúng đắn, đó là thực phẩm và thuốc đều từ cùng một nguồn gốc. Y học hiện đại quá tự hào về thành tựu của mình, cho rằng mình là vạn năng, cuối cùng chình mình lại tự hại mình”. Cuốn sách này nội dung viết về quan điểm y học hiện đại nhƣng nội dung rất gần gũi, dễ hiểu. Tác phẩm nhƣ một cuốn sách giáo khoa có những luận điểm y học rõ ràng và đƣợc chứng minh cụ thể. Phƣơng pháp lập luận với những dẫn chứng sinh động, khéo léo khiến ngƣời đọc luôn trong trạng thái thực hƣ hƣ thực, quả thật rất tài tình! Cuốn sách nhƣ có men làm say lòng ngƣời, lại giống hƣơng trà xanh thơm mát ngọt dịu phảng phất không thôi. Vì thế tôi làm một hơi, đọc hết cuốn sách. Tôi sợ đọc liền một mạch nhƣ vậy không cảm nhận hết đƣợc những tinh túy trong kho tàng kiến thức về y học nhân loại mà cuốn sách gửi gắm. Tôi lại nghiền ngẫm từng câu, từng đoạn và sau 3 ngày tôi mới đọc xong cuốn sách bảo bối này. Tôi kinh ngạc nhận ra một trí tuệ vĩ đại bị lãng quên từ trƣớc đến giờ: Khả năng phục hồi và tái tạo của cơ thể con ngƣời sao mà kỳ diệu và vĩ đại đến vậy. Đó mới chính là vị “bác sĩ” thực thụ để chữa trị tất cả các chứng bệnh. Vị “bác sĩ” này Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 5
  6. vốn là một thiên tài, không cần dùng đến bất kỳ một thiết bị máy móc tinh vi nào cũng có thể giúp con ngƣời biết chỗ nào có bệnh, bệnh gì, điều trị thế nào là tốt nhất. Những thứ mà vị bác sĩ này dùng đề điều trị bệnh rất đơn giản, không phải là những gì mà chính là nguồn nguyên liệu duy nhất cơ thể cần: CHẤT DINH DƢỠNG! Để có đƣợc nguồn dinh dƣỡng quả thật vô cùng đơn giản, đó là “Bữa ăn”. Có rất nhiều ngƣời chỉ biết rằng bữa ăn giúp cơ thể tồn tại, giúp cơ thể hƣởng thụ chứ họ không biết rằng ý nghĩa thực sự của các bữa ăn là hấp thu chất dinh dƣỡng. Con ngƣời thiếu sự nhận biết đích thực về sức khỏe của chính họ. Bởi lẽ chỉ khi thu nạp đầy đủ các chất dinh dƣỡng thì mới bù lại đƣợc năng lƣợng cơ thể đã tiêu hao đi, đồng thời dinh dƣỡng giúp cơ thể phục hồi các tế bào bị tổn thƣơng. Nếu ví cơ thể ngƣời nhƣ một tòa nhà, thì dinh dƣỡng chính là những viên gạch xây nên tòa nhà đó. Hôm nay thiếu một ít, tức là tòa nhà cơ thể thiếu một viên gạch, ngày mai thiếu một ít, tòa nhà cơ thể lại thiếu đi hai viên, cứ nhƣ vậy, thiếu hụt liên tục đến mức độ nào đó khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể sẽ trở nên khó khăn, bệnh tật bắt đầu xuất hiện. Khi dinh dƣỡng thiếu hụt trầm trọng, cơ thể không còn khả năng tự phục hồi nữa thì nhà đổ, ngƣời đi. Trong cuộc sống, đại đa số mọi ngƣời biết thiếu dinh dƣỡng sẽ bị bệnh, nhƣng lại không biết dinh dƣỡng có vai trò quan trọng đến vậy, lại càng không biết rằng khi đã mắc bệnh có thể dùng dinh dƣỡng để trị bệnh. Dinh dƣỡng không chỉ khỏi các bệnh lý lên quan đến suy dinh dƣỡng mà còn có khả năng phục hồi cho các bệnh lý nghiêm trọng hơn nhƣ tiểu đƣờng, huyết áp, tim mạch, thậm chí cả bệnh nan y nhƣ ung thƣ, không dùng đến thuốc, chỉ dùng dinh dƣỡng vẫn có thể điều trị, thậm chí điều trị tận gốc. Đông y vẫn nói, thực phẩm và thuốc đều cùng một nguồn gốc, câu nói này hàm ý từ khi loài ngƣời biết há miệng và cơm là lúc dinh dƣỡng học ra đời, không còn nghi ngờ gì nữa, y học cũng từ thời khắc đó mà có. Bởi lẽ, thực phẩm cũng chính là dược phẩm. Đây là quy luật tự nhiên, nhƣng lại quá ít ngƣời đầu tƣ thời gian nghiên cứu nó! Có một số ít ngƣời đã biết về quy luật này, cũng có một vài bài nghiên cứu nhƣng chỉ dừng lại ở phƣơng pháp quy nạp chứng minh của y học thực nghiệm chứ rất ít ngƣời dùng phƣơng pháp diễn giải đi từ lý thuyết để lập luận chứng minh cơ chế vận hành của quy luật này. Cho đến hiện tại vẫn chƣa có một ai coi dinh dƣỡng là cái gốc của sự sống! Chỉ có Vƣơng Đào là ngƣời làm một việc mà trƣớc đây chƣa ai làm đƣợc đó là viết một “cuốn sách có sự sống”. ( ) Sau này, tôi trở thành ngƣời bạn thân thiết của tác giả. Tác giả khiến tôi trở thành một con ngƣời hoàn toàn mới chỉ sau hơn một tháng với việc sử dụng vi chất dinh dƣỡng. Tất cả những dấu hiệu bệnh lý sau đợt kiểm tra sức khỏe tổng thể đã biến mất, tôi giảm đƣợc gần 10kg, quả thật giờ tôi trở thành một thanh niên trẻ khỏe. Ông ấy nói với tôi: “Gầy đi rồi, đây mới chỉ là phần quà khuyến mãi thêm cho sức khỏe thôi, quan Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 6
  7. trọng là cơ thể anh đã đƣợc phục hồi, tất cả các triệu chứng bệnh lý trƣớc đây đã tốt lên rất nhiều”. Mấy ngày đầu dùng dinh dƣỡng, chúng tôi vẫn thƣờng cùng ngồi uống trà nói chuyện cùng nhau, ông bảo tôi: “Đừng nghĩ rằng lúc này chúng ta đang rất nhàn rỗi, thực tế cơ thể bên trong của chúng ta đang rất bận rộn, bận thay mới các mạch dẫn, từng cái từng cái, từng cặp từng cặp tế bào đang đƣợc thay mới. Hàng triệu tế bào phục hồi khỏe mạnh, bận lắm chứ!” Ông lấy tay xoa bụng tôi, tôi hỏi tại sao lại làm vậy, ông nói: “Cơ thể con ngƣời rất kỳ diệu, nó biết chỗ nào khỏe chỗ nào đau. Xoa day là cách để báo cho cơ thể biết nó cần phục hồi chỗ xoa đó, và cơ thể ngay lập tức sẽ huy động đến đó làm việc. Nhƣng nếu nguyên liệu dinh dƣỡng để phục hồi không đủ, kể cả là cơ thể rất muốn phục hồi chỗ đó nhƣng cũng đành bó tay”. Cơ thể con ngƣời diệu kỳ vậy đó! Ông nói đợi đến lúc tôi hiểu nguyên lý làm việc của cơ thể thì sẽ biết cơ thể ngƣời thú vị đến nhƣờng nào! Tác giả kể câu chuyện bản thân. Có một ngƣời bạn vì tức giận mà dẫn đến đau dạ dày, đau quằn quại. Sau khi ông tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh của ngƣời bạn đó, ông chỉ nói một câu là anh chỉ cần đến nghe lớp đào tạo của tôi là bệnh của anh sẽ khỏi. Ngƣời bạn đó đến dự khóa đào tạo buổi sáng, cƣời vỡ bụng, dạ dày cũng từ đó mà hết đau. Giờ nghỉ giải lao, lại cƣời tiếp, đúng là nghe giảng xong bệnh khỏi thật. Một bé gái năm tuổi rƣỡi, tính khí nóng nảy hay gắt gỏng, ông dùng dinh dƣỡng điều chỉnh sau 3 tháng khỏi. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ em là bệnh lý rất phức tạp khó chữa, có một vị bác sĩ khoa nhi quyết tâm phải tìm cách trị khỏi căn bệnh này trong suốt năm tháng sự nghiệp thầy thuốc của mình. Tác giả cƣời và nói: “Việc này dễ thôi!”, kiến nghị cháu bé dùng dinh dƣỡng để điều trị, kết quả từ một bé trai với 5 chỉ số bất thƣờng liên quan đến cơ tim, chỉ sau một tuần điều trị các chỉ số đều trở lại bình thƣờng. Mẹ của ông khi kiểm tra sức khỏe phát hiện bệnh tiểu đƣờng, bà cụ cho rằng dù sao thì thế giới cũng chƣa có cách nào chữa khỏi bệnh này, nên cứ ở nhà tự điều trị cho xong. Nhƣng chữa mãi đƣờng huyết không giảm mà còn tăng thêm. Ông quyết định đƣa bà cụ đến nơi ông làm việc và dùng dinh dƣỡng để chữa trị cho bà, chỉ sau nửa tháng, đƣờng huyết trở về bình thƣờng. Sau một tháng, bà giảm đƣợc hơn 10kg, sức khỏe cải thiện đáng kể. Bà cụ trƣớc đây vốn là nhà giáo ƣu tú, nói chuyện rất hài hƣớc: “Bụng nhỏ lại rồi, trƣớc đi bộ phải đỡ bụng mới đi đƣợc, giờ lại đi lại nhẹ nhƣ bay”, Ông nói với mẹ giọng nửa đùa nửa thật: “Con đảm bảo mẹ sống thọ 120 tuổi, đến lúc đó muốn chết cũng khó!”. Rất nhiều ngƣời nghĩ rằng dinh dƣỡng không có tác dụng nhiều với việc chữa trị bệnh tật, nhƣng qua bàn tay khối óc của ông, dinh dƣỡng đã trở nên kỳ diệu nhƣ vậy! Cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều ngƣời không hiểu dinh dƣỡng là gì, thế nên chúng ta vẫn cần phải thảo luận tìm hiểu xem dinh dƣỡng bao gồm những gì? “Đầu tiên là NƢỚC”. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 7
  8. Nƣớc là nguyên tố dinh dƣỡng số một, rồi đến chất đạm (protein), chất béo, đƣờng, vitamin, chất khoáng Tất cả những dƣỡng chất này đều có trong thực phẩm chúng ta ăn và uống vào cơ thể hàng ngày. Chính những dƣỡng chất này giúp con ngƣời chữa bệnh, bạn tin không? Thực tế là thƣớc đo chân lý duy nhất. Ngƣời bệnh cảm ơn ông, ông trả lời hài hƣớc rằng không phải cảm ơn tôi, hãy cảm ơn cơ thể của chính bạn, nó mới là bác sĩ thực thụ của bạn. ( ) Ông tên Vƣơng Đào, tốt nghiệp tiến sĩ y khoa tại trƣờng đại học Tokyo, Nhật Bản. Ông là ngƣời Hán, sinh tháng 4 năm 1968, đã kết hôn, sống ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Lý lịch của ông từ sau tốt nghiệp Thạc sĩ nhƣ sau: Năm 1993: ông học Thạc sĩ y khoa tại khoa điều trị lâm sàng Trƣờng Đại học Y khoa Hà Bắc. Chuyên ngành ông chọn học là nam khoa. Học Tiến sĩ chuyên ngành nam khoa về Đông Tây y kết hợp tại Trƣờng Đại học Y học cổ truyền Bắc Kinh, ông công tác tại Trƣờng Đại học Y khoa Hà Bắc, tiếp tục công tác chuyên môn nghiên cứu bệnh lý học. Năm 2002, ông sang nghiên cứu sau Tiến sĩ về bệnh lý học tai Trƣờng Đai học Y khoa Tokyo Nhật Bản, chuyên ngành ung thƣ phổi. Từ năm 2004, ông làm giảng viên bệnh lý học tại Trƣờng Đại học Y khoa Hà Bắc và làm bác sĩ chuẩn đoán tại bệnh viện này. Thời gian này ông đảm nhận chức Phó khoa nghiên cứu giảng dạy. Từ tháng 10 năm 2005 đến nay, ông có một sự nghiệp y khoa của riêng mình: “Câu lạc bộ sức khỏe Lục Châu”. Ông từng đƣợc mời tới dự các diễn đàn sức khỏe trên khắp Trung Quốc, đâu đâu ông cũng đƣợc hoan nghênh chào đón. Ông đã giúp hàng ngàn ngƣời kiểm tra sức khỏe, quản lý sức khỏe và điều trị bệnh tật. Ông cũng là diễn giả chính và đã đào tạo nên nhiều nhà dinh dƣỡng học cao cấp. Đầu thu năm 2007, khi lá cây ở thành phố ông ở vẫn còn xanh, ông đi tàu hỏa từ Bắc Kinh đến đây để tĩnh dƣỡng. Khi những bông tuyết đầu mùa rơi xuống, trong tay ông đã có bản thảo đầu tiên về cuốn sách “Dinh dƣỡng học bị thất truyền”. Ngày 02 tháng 11 năm 2007, sau khi đã viết xong phần tựa của cuốn sách, ông đi dạo trên phố Paris Đông Phƣơng, hình ảnh ngƣời ngƣời qua lại hối hả, âm thanh trầm bổng sâu lắng của bản nhạc ven đƣờng vẳng lại, bỗng nhiên ông thấy ngất ngây lạ kỳ. Cứ nhƣ vậy từ lúc tới đây cho đến khi hoàn thành cuốn sách, thời gian vẻn vẹn có ba tháng. Một cảm giác thành tựu, tự hào trào dâng, lòng ông ngập tràn hoa sắc và hƣơng vị của đam mê, đôi khi lại là cảm giác hùng vĩ nhƣ núi cao, rộng lƣợng nhƣ biển cả. Ông từ từ quay trở lại phần đầu cuốn sách , những tiếng gõ đều đều trên bàn phím, đoạn viết ông định dành cho phần kết của cuốn sách, giờ ông đặt vào phần tựa đầu sách: Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 8
  9. “Khi cuốn sách này được hoàn thành, trong lòng tôi trào dâng niềm biết ơn vô hạn, cảm ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình viết sách, cảm ơn tất cả những người thầy, người bạn đáng kính đã cho tôi sự khích lệ, định hướng và những quan tâm chân thành. Cảm ơn mẹ và người thân luôn là tổ ấm vỗ về và là điểm tựa tinh thần quý giá tiếp thêm nghị lực, dũng khí và ý chí quyết thắng của tôi”. Ông cho tôi xem bản thảo của cuốn sách này, khoảng 150 ngàn từ, quả thực là một cuốn “kỳ thƣ”. Ông tự giới thiệu về bản thân rất tự tin và rõ ràng: “Do nghiên cứu rất sâu về các chuyên khoa lâm sàng của Tây y, lại có thêm những kiến giải sâu sắc về Đông Tây y và dinh dƣỡng học, nên tôi có thể kết hợp y học với dinh dƣỡng học để mở ra một hƣớng phát triển mới cho y học hiện đại - Y HỌC DINH DƢỠNG. Y học dinh dƣỡng chỉ trong vài chục năm tới sẽ có đƣờng đi riêng của nó, hơn nữa sẽ phát triển rực rỡ mà không thoái lui, sẽ thay đổi kết cấu bệnh viện hiện đại và thay đổi hình ảnh của y học ngày nay, sẽ là cuộc đại cách mạng về tƣ duy trí não cho các bác sĩ lâm sàng và đội ngũ chuyên viên nghiên cứu khoa học”. Nếu thực sự điều đó xảy ra thì một phát hiện vĩ đại của y học sẽ ra đời với cuộc đại cách mạng thay đổi quan niệm về sức khỏe và sự sống. Ông nói, sách của tôi là sách có sức sống. Đúng vậy, chất dinh dƣỡng vốn có sự sống của nó. Quá trình phát triển của sự sống đƣơng nhiên sẽ gặp phải trắc trở gian nan, nhƣng rồi sẽ có một ngày, lý luận y học dinh dƣỡng của Vƣơng Đào sẽ trở thành kiến thức phổ cập của mỗi con ngƣời. Có thể trong tƣơng lai, lịch sử y học loài ngƣời sẽ viết: Năm 2008, Tiến sĩ Y khoa du học Nhật Bản – Vƣơng Đào, đã dùng “Dinh dƣỡng học bị thất truyền – Đẩy lùi bệnh tật” của mình để sang trang mới cho lịch sử sức khỏe nhân loại! Có cơ duyên để đọc cuốn sách này, bạn thật là may mắn! Tháng 6 năm 2008 tại Cảng Thành. (Tác giả bài viết này là phóng viên kỳ cựu, một trong mười nhà tổng biên tập xuất sắc nhất Trung Quốc của báo Sự thật, là một trong mười phóng viên ưu tú nhất của Tân Hoa Xã). Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 9
  10. Hippocrates Ông tổ của y học hiện đại Hippocrates Ông tổ của y học hiện đại “Let food be thy medicine and medicine be thy food.” “Hãy để thực phẩm là thuốc và thuốc chính là thực phẩm của bạn.” Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 10
  11. LỜI TỰA Đông y nói “thực phẩm và thuốc cùng nguồn gốc”, câu nói này cho chúng ta thấy loài ngƣời từ khi biết và cơm vào miệng thì cũng là lúc dinh dƣỡng học ra đời. Và không nghi ngờ gì, y học nhân loại cũng bắt đầu từ đó. Bởi vì, thực phẩm cũng là dƣợc phẩm. Cho đến ngày hôm nay, rất nhiều sách vở, tạp chí, đài báo nói về những căn bệnh nguyên do ăn nhiều một loại thực phẩm nào đó gây nên. “Thực phẩm và thuốc cùng nguồn gốc”, đây là nguyên lý vô cùng đơn giản và tự nhiên. Nhƣng không biết từ bao giờ và lý do tại đâu mà y học và dinh dƣỡng học lại phân chia tách rời nhƣ vậy. Đặc biệt là y học hiện đại, đại diện cho công nghệ tiên tiến và khoa học, đang đƣợc nhân loại tôn sùng trọng nể. Tất nhiên y học hiện đại có cơ sở để tự hào về thành tựu nó đạt đƣợc. Bởi vì ngày nay, bất kể ngành nghề nào phát triển và lớn mạnh đến đâu cũng đều vì một mục đích, làm cho con ngƣời sống khỏe mạnh và thoải mái hơn. Vì thế những công nghệ tiên tiến nhất, những thành tựu khoa học mới nhất đều đƣợc ứng dụng vào ngành y học, phục vụ cho ngành y. Ví dụ, chúng ta thật khó tƣởng tƣợng nổi nếu ngày nay y học không có máy vi tính và Internet, vì rất nhiều kĩ thuật trị liệu và các thiết bị y tế tiên tiến nhƣ chụp CT, cộng hƣởng từ, đều phải dùng đến máy tính và Internet. Lại lấy ví dụ ngành khoa học nguyên vật liệu cũng là một trong những ngành kỹ thuật rất quan trọng. Đến việc chế tạo những con tàu vũ trụ cũng phải nhờ đến ngành khoa học này. Ngành này đƣợc ứng dụng cả trong y học để chế tạo ra các bộ phận nhƣ xƣơng khớp nhân tạo. Nhƣng cũng chính điều này lại khiến cho y học hiện đại phải lo ngại vì cho dù y học có hiện đại tiên tiến đến đâu thì những căn bệnh mà y học chữa trị đƣợc lại không nhiều. Có bao nhiêu chuyên gia điều trị bệnh tiểu đƣờng chết vì bệnh tiểu đƣờng, bao nhiêu chuyên gia bác sĩ tim mạch chết vì nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não, bao nhiêu bác sĩ chuyên khoa thần kinh bị mất ngủ trƣờng kỳ? Y học hiện đại làm sao vậy? Tại vì y học ngày nay xa rời nguyên lý đúng đắn, đó là thực phẩm và thuốc đều từ cùng một nguồn gốc. Y học hiện đại quá tự hào về thành tựu của mình, cho rằng mình là vạn năng, cuối cùng chính mình lại tự hại mình, về điểm này y học hiện đại làm không tốt bằng dinh dƣỡng học. Dinh dƣỡng học luôn theo tôn chỉ “thực phẩm và thuốc cùng nguồn gốc”. Từ lúc loài ngƣời biết và cơm vào miệng đến nay đã trải qua hàng triệu năm lịch sử, nhƣng dinh dƣỡng học vẫn nói nên ăn gì và không nên ăn gì, nên ăn nhiều cái gì, ăn ít cái gì, loại thức ăn nào có những dinh dƣỡng gì. Dinh dƣỡng học là một đứa trẻ biết nghe lời, nhƣng hơi chậm chạp hơn một chút nên chƣa nhận ra ý nghĩa đích thực của “thực phẩm và thuốc cùng nguồn gốc”. Mặc dù đang trong thời kì hiện đại nhƣng dinh dƣỡng học vẫn còn một khoảng cách rất xa mới đƣợc gọi là “dinh dƣỡng học hiện đại”. Tác giả là ngƣời đã học tập và nghiên cứu hơn 20 năm trong ngành y, và trong cuốn sách này tôi muốn thảo luận phƣơng hƣớng phát triển đúng đắn cho y học và dinh dƣỡng học, gọi là Y HỌC DINH DƢỠNG. Cuốn sách thảo luận về phƣơng hƣớng và phƣơng pháp đúng đắn để duy trì sức khỏe tốt và chữa trị bệnh tật. Cuốn sách cũng đề cập đến phƣơng pháp điều trị đơn giản cho mƣời loại bệnh mãn tính mà y học cho rằng không thể chữa khỏi nhƣ tim mạch, tiểu đƣờng, huyết áp, gout, tắc mạch máu não, Hy vọng cuốn sách này giúp độc giả duy trì bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh lý Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 11
  12. của mình. Mong độc giả đọc cuốn sách một cách từ từ chậm rãi để hiểu nó một cách sâu sắc, khiến cuốn sách có thể trở thành ngƣời bạn tri kỷ của độc giả khắp nơi. Do thời gian gấp rút, kiến thức kinh nghiệm của tác giả cũng có hạn nên khả năng sẽ có nhiều kiến thức cũng nhƣ quan điểm chƣa thật đúng đắn, hoan nghênh tất cả độc giả gần xa đóng góp ý kiến, tác giả vô cùng cảm ơn. Và tôi cũng mong muốn cuốn sách sẽ chở thành nơi để mọi ngƣời giao lƣu trao đổi thậm chí phê bình tranh luận để đóng góp thêm cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của mỗi chúng ta. Tôi luôn tâm niệm câu nói: “Ngƣời ngƣời bình đẳng trƣớc kiến thức, ngƣời ngƣời bình đẳng trƣớc sức khỏe”. Khi cuốn sách này đƣợc hoàn thành, trong lòng tôi trào dâng niềm biết ơn vô hạn, cảm ơn tất cả những ngƣời bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình viết sách, cảm ơn tất cả những ngƣời thầy, ngƣời bạn đáng kính đã cho tôi sự khích lệ, định hƣớng và những quan tâm chân thành. Cảm ơn mẹ và ngƣời thân luôn là tổ ấm vỗ về và là điềm tựa tinh thần quý giá tiếp thêm nghị lực, dũng khí và và ý chí quyết thắng cho tôi. VƢƠNG ĐÀO Nhiên Đài 2/11/2007 Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 12
  13. PHẦN l : TỔNG LUẬN CHƢƠNG 1 DÙNG KIẾN THỨC ĐỂ ĐỊNH HƢỚNG CUỘC SỐNG Khi bạn mở cuốn sách này ra, chúc mừng bạn vì bạn đã bắt đầu dùng kiến thức để định hƣớng cho cuộc sống của mình. Bạn có biết dùng kiến thức để định hƣớng cuộc sống quan trọng nhƣ thế nào không? Bạn có biết bạn dựa vào đâu để sống đến ngày hôm nay không? Nguy hiểm quá! Hầu hết các hành vi chúng ta thực hiện trong cuộc sống đều do mô phỏng bắt trƣớc ai đó. Do vậy cuộc sống ngày hôm nay của bạn có đƣợc do bạn mô phỏng mà thành. Ví dụ đánh răng, chúng ta học cách đánh răng nhƣ thế nào? Chính là vì chúng ta nhìn bố mẹ đánh răng mà bắt chƣớc theo. Bố mẹ chà ngang bàn chải, chúng ta cũng chà ngang bàn chải, đây gọi là mô phỏng. Rồi một ngày, có ngƣời am hiểu hơn chúng ta về nha khoa nói cho chúng ta biết rằng chà ngang bàn chải để đánh răng là không nên vì làm nhƣ vậy sẽ tổn thƣơng đến lợi, hơn nữa các chất cặn bã vẫn bị mắc lại ở các khe răng không lấy đi đƣợc, chà ngang bàn chải đánh nhƣ thế nào cũng không sạch, nên đánh răng theo chiều dọc. Bạn thấy đấy, chỉ một chút kiến thức nhỏ về đánh răng thôi mà nó đã thay đổi cách đánh răng truyền thống trƣớc đây của con ngƣời. Cái này gọi là dùng kiến thức để định hƣớng cuộc sống. Hơn nữa, ngày nay hầu hết các hành vi con ngƣời thực hiện đều do bắt chƣớc mà có, thấy ngƣời khác uống rƣợu chƣa chết, xem ra rƣợu uống đƣợc không sao; thấy ngƣời khác hút thuốc chƣa chết, chắc thuốc hút đƣợc; thấy ngƣời khác uống thuốc trừ sâu uống xong đổ vật ra đất, không đƣợc, cái này không bắt chƣớc đƣợc, nặng quá. Bạn vẫn đang sống bắt chƣớc theo ngƣời khác, vì thế ngƣời khác mắc bệnh gì bạn cũng mắc bệnh đó, ngƣời ta ra đi nhƣ thế nào bạn cũng sẽ ra đi nhƣ thế ấy. Chính vì chúng ta đang sống bằng cách mô phỏng bắt chƣớc chứ không phải sống bằng kiến thức mình có, do vậy chúng ta cũng chết vì thiếu hiểu biết. Tất cả những bị kịch xảy ra với bạn, ngƣời thân bạn bè của bạn đều do sự thiếu hiểu biết, do những thói quen xấu trong cuộc sống và do cả bạn không định hƣớng cuộc sống của mình bằng kiến thức gây nên. Khi bạn biết dùng kiến thức để định hƣớng cho cuộc sống, bạn sẽ tận hƣởng cuộc sống một cách thật thảnh thơi, ung dung, vui vẻ, an toàn, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề sức khỏe nữa. “Không phải lo lắng về sức khỏe” là điều mà biết bao nhiêu ngƣời mong muốn theo đuổi, biết bao nhiêu ngƣời kiếm ra tiền mà không dám tiêu, vì không biết kiếp sau bao giờ mới tới, lo lắng mắc bệnh rồi không có khả năng điều trị, ngày ngày sống trong nơm nớp lo âu. Thực ra chỉ có một con đƣờng duy nhất để sở hữu sức khỏe, đó là con đƣờng học tập để có kiến thức bảo vệ, duy trì sức khỏe bản thân. Đây chính là mục đích chính của cuốn sách. Do đó, bạn không nên đọc quyển sách này với tâm thái chỉ đơn giản là để đọc sách, mà hãy coi nó là ngƣời thầy, ngƣời bạn sẽ dẫn dắt định hƣớng bạn trong cuộc sống này. Tôi nghĩ cuốn sách này thực sự có sức sống, nó sẽ đƣa bạn đến vũ đài của sức khỏe thực thụ. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 13
  14. CHƢƠNG 2 QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ “GIẢ KHỎE MẠNH” 1. Quan niệm đúng về “giả khỏe mạnh” Chúng ta hãy cùng trắc nghiệm xem, bạn có nghĩ bạn mắc bệnh? Có bệnh? Không bệnh (tức là khỏe 100%)? Hay bạn đang trong giai đoạn giả khỏe mạnh? Tại sao lại phải làm một bài trắc nghiệm nhƣ vậy? Vì ở đây chúng ta đang đề cập đến một khái niệm rất quan trọng - giả khỏe mạnh. Trƣớc tiên, cụm từ “giả khỏe mạnh” là cụm từ rất thông dụng đƣợc dùng rộng rãi, ngƣời không học ngành y, ngƣời có học ngành y, sinh viên, bác sĩ, chuyên gia y tế đều hay dùng. Đến cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - World Health Organization) là tổ chức chăm lo sức khỏe cho cộng đồng nhân loại toàn cầu cũng công bố tỷ lệ ngƣời thuộc nhóm giả khỏe mạnh. Các con số thống kê của WHO cho chúng ta thấy trên thế giới này chỉ có 5% ngƣời thuộc nhóm khỏe mạnh, 20% thuộc nhóm mắc bệnh, số còn lại 75% thuộc nhóm giả khỏe mạnh. Tiếp đến, chỉ khi chúng ta hiểu đƣợc bản chất của giả khỏe mạnh thì chúng ta mới thực sự hiểu đúng về sức khỏe của bản thân mình, mới thấy đƣợc tầm quan trọng của việc quan tâm chăm sóc sức khỏe hàng ngày mọi lúc mọi nơi của bản thân. Khái niệm “giả khỏe mạnh” do ai phát minh ra không quan trọng, chỉ biết là ba từ “giả khỏe mạnh” đã hại chết không biết bao nhiêu ngƣời. Chúng ta thấy mệt mỏi, đuối sức, thế tức là giả khỏe mạnh, có ngƣời nhức đầu chóng mặt, mất ngủ cũng liệt vào đối tƣợng giả khỏe. Vì thế mà nhiều ngƣời chết mà không biết vì sao mình chết. Mọi ngƣời vẫn mở miệng nói giả khỏe mạnh là cái giỏ, không xác định đƣợc là cái gì thì cứ vứt vào cái giỏ đó. Khái niệm mập mờ không rõ ràng về giả khỏe mạnh đã hại không biết bao ngƣời vì nó đã che mờ những hiểu biết và nhận thức về bệnh tật của chúng ta. Nhƣng đáng tiếc là đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không đƣa ra đƣợc định nghĩa rõ ràng dễ hiểu về giả khỏe mạnh. Tổ chức WHO chỉ nói với chúng ta rằng giả khỏe mạnh là trạng thái giữa khỏe mạnh và bệnh tật, hay còn có tên gọi là “hội chứng mệt mỏi mãn tính” hay “trạng thái thứ 3”. Cách định nghĩa nhƣ vậy có ý nghĩa gì trong việc giải thích về khái niệm giả khỏe mạnh? Khái niệm này vô cùng quan trọng với chúng ta, không thể gọi tên một cách mơ hồ nhƣ vậy. Chúng ta nhất thiết phải hiểu rõ bản chất của giả khỏe mạnh vì hơn thế việc mổ xẻ thực chất của khái niệm này là hoàn toàn không khó. Cuộc đời con ngƣời rất đơn giản, nghĩ mà xem, cuộc đời vốn chỉ có hai trạng thái, tôi chia làm trạng thái trong viện và trạng thái ngoài viện, tức là tình trạng trong bệnh viện và tình trạng ngoài bệnh viện, bạn không ở trong bệnh viện thì tất nhiên bạn phải ở ngoài bệnh viện. Thông qua hình vẽ dƣới đây, bạn có phát hiện ra rằng dƣới góc độ là khỏe mạnh, con ngƣời thƣờng qua lại giữa hai trạng thái khỏe mạnh và bệnh tật. Có nghĩa là cả cuộc đời mỗi ngƣời chúng ta đều đang đi trên con đƣờng dẫn đến bệnh viện (Hình 1). Một đầu là khỏe mạnh 100%, đầu kia là bệnh tật, vậy thì đoạn giữa chính là trạng thái mà mọi ngƣời vẫn hay gọi là “giả khỏe mạnh”, đúng vậy không? Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 14
  15. Khỏe mạnh Bệnh tật Giả khỏe mạnh Hình 1: Một đầu là khỏe mạnh 100%, một đầu là bệnh tật, vậy phần giữa là tình trạng mà chúng ta thƣờng gọi là giả khỏe mạnh Vậy cuối cùng giả khỏe mạnh là gì? Lấy một ví dụ bạn sẽ hiểu ngay. Nhiều ngƣời nghe nhắc đến bệnh mạch vành, vậy bệnh mạch vành là gì? Đó là hiện tƣợng động mạch đƣa máu về tim bị tắc nghẽn (y học gọi là tắc động mạch vành), khi bị tắc tới 70% (hình 2) bạn sẽ thấy khó chịu, triệu chứng tức ngực, khó thở, tim đập mạnh bắt đầu xuất hiện. Khi đó bạn sẽ vội vàng đi bệnh viện khám và bác sĩ chẩn đoán động mạch của bạn bị tắc nghẽn tới 70%, kết luận bạn bị bệnh động mạch vành. Vậy xin hỏi, có phải khi bác sĩ hạ bút kết luận bạn bị bệnh “động mạch vành” thì lúc đó động mạch của bạn mới tắc nghẽn 70% hay không? Câu trả lời rất rõ ràng, chắc chắn không phải. Tôi muốn nói với bạn rằng, để động mạch của bạn tắc nghẽn 70% là cả quá trình “nỗ lực” mấy chục năm của cơ thể mới có đƣợc. Mạch máu của bạn có thể bắt đầu bị tắc nghẽn ngay từ khi bạn mới vài tuổi. Vậy thì khi mạch máu của bạn tắc tới 40%, bạn có cảm nhân đƣợc không? Bình thƣờng bạn chẳng thấy gì hết, chỉ khi bạn tức giận hay làm việc nặng thì mới có biểu hiện tức ngực và mệt mỏi. Thế nhƣng khi mạch máu bạn tắc nghẽn 40% thì bạn có đƣợc coi là bị bệnh không? Tất nghiên là bạn bị bệnh rồi, vì khi bạn mới sinh ra đâu có bị tắc nghẽn. Điều này cũng có nghĩa là trong giai đoạn này, mặc dù bạn đang có bệnh, nhƣng bạn không cảm nhận đƣợc. Khi mạch máu của bạn không bị tắc nghẽn chút nào, đây là trạng thái khỏe mạnh 100%, nhƣng khi tắc nghẽn 70% bạn bắt đầu cảm nhận đƣợc tình trạng bệnh, đến lúc này bác sĩ mới chẩn đoán bạn bị bệnh mạch vành. Từ đó, khái niệm “giả khỏe mạnh” mà chúng ta thƣờng nói chính là giai đoạn từ lúc mạch máu chúng ta chƣa bị tắc chỗ nào cho đến khi tắc 70%. Hình 2: A là mạch máu bình thuờng, B là mạch máu tắc nghẽn Ví dụ này cho chúng ta thấy khái niệm “giả khỏe mạnh” mà chúng ta thƣờng nói là không chính xác, nên đổi cách gọi là “giai đoạn đầu của bệnh tật”, càng không phải là “hội chứng mệt mỏi mãn tính” hay “trạng thái thứ 3”. Vậy thì, khi ở trạng thái “giả khỏe mạnh” không có nghĩa là bạn chƣa có bệnh mà bạn đang ở “giai đoạn đầu của bệnh tật”, hoặc “giai đoạn phi lâm sàng của bệnh tật”, bạn có thể không thấy triệu Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 15
  16. chứng gì, nhƣng bạn đã mắc bệnh. Do đó, cụm từ “bệnh tật” ngày nay mọi ngƣời dùng phải gọi là “giai đoạn cuối cùng của bệnh tật” hoặc “giai đoạn lâm sàng của bệnh tật”. Khi bạn gặp một ngƣời bạn và hỏi “bạn sao thế?” và ngƣời đó trả lời “tôi bệnh rồi, phải đi bệnh viện thôi!”, thực ra ngƣời bạn này đã ở trạng thái giai đoạn cuối của bệnh tật. Bạn hãy nghĩ xem mọi ngƣời xung quanh bạn hầu hết đều để đến tình trạng không chịu đƣợc nữa mới đi bệnh viện. Vì vậy bạn phải nhớ rằng, không phải chỉ có ung thƣ mới chia giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối mà tất cả các loại bệnh đều có giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Tất cả những bệnh mà phải vào bệnh viện điều trị thì đều đƣợc coi là giai đoạn cuối của bệnh đó, bởi vì nếu cơ thể bạn vẫn chịu đƣợc thì bạn đã chẳng đến bệnh viện! Trong quá trình mầm bệnh phát triển tại sao bạn lại có giai đoạn không chịu nổi? Lúc này chúng ta đề cập đến bản chất của “giả khỏe mạnh”. Thực ra bản chất của giả khỏe mạnh là quá trình làm tiêu hao những dự trữ trong cơ thể. “Dự trữ” ở đây có nghĩa là gì? Là đợi để đƣợc sử dụng. Bình thƣờng, chúng ta đem tiền gửi ngân hàng gọi là “cất giữ”, có thể gọi là cất giữ tiền bạc, tức là khoản tiền này đợi để đƣợc chúng ta sử dụng sau này. Quốc gia không chiến tranh, có cần phải sản xuất tên lửa không? Cần, để dùng lúc cần, nhỡ có chiến tranh thì phải có vũ khí dự phòng. Cơ thể chúng ta cũng có cơ chế dự phòng nhƣ vậy. Chúng ta hãy xem những bệnh nhân phải thay thận, họ vẫn sống khỏe với một quả thận còn lại, vậy sao tạo hóa phải sinh ra hai quả thận cho con ngƣời? Đấy chính là dự trữ. Lại lấy ví dụ, bạn có hai lá phổi, phổi trái và phổi phải, bạn đang đứng nói chuyện nhẹ nhàng, cơ thể bạn có thể chỉ cần dùng đến một nửa lá phổi mà thôi. Vậy một lá phổi rƣỡi còn lại làm nhiện vụ gì? Đợi để đƣợc sử dụng. Một lát sau bạn đi chạy, một nƣa lá phổi không đủ để bạn dùng, lúc này phải dùng đến nửa còn lại, vẫn còn dƣ một lá phổi nữa, cái này lại đợi để đƣợc sử dụng. Bạn nghĩ mà xem, nếu nhƣ bạn chỉ có 1/2 lá phổi thì chỉ cần bạn vận động mạnh một chút là cơ thể đã có biểu hiện tức ngực thở gấp, bởi vì bạn không có dự trữ. Nếu nhƣ hai lá phổi của bạn đƣợc dự trữ tốt thì bạn thích vận động kiểu gì cũng đƣợc. Nhƣng nguy hiểm cũng từ đấy mà ra. Ví dụ, có một ngày phổi phải của bạn xuất hiện một đốm gì đó (Hình 3a), chỉ là một đốm rất nhỏ thôi, nhƣng vì bạn có dự trữ nên đốm này không ảnh hƣởng gì đến chức năng hô hấp của bạn, bạn cũng không có biểu hiện tức ngực khó thở gì cả. Và cũng chính vì bạn không cảm nhận đƣợc nên bạn không biết phổi mình mọc lên đốm đó, và tất nhiên bạn cũng không đi bệnh viện khám. Bệnh tật đều xuất hiện nhƣ vậy, bạn không để ý đến nó, nó sẽ tiếp tục phát triển to lên (Hình 3b), lúc này bạn vẫn chƣa biết. Nó lớn to hơn chút nữa, bạn vẫn không cảm nhận đƣợc, nó sẽ lại to dần lên, to dần lên cho đến một ngày (Hình 3c), tất cả dự trữ của bạn đã bị dùng hết, lúc này bạn mới cảm thấy có triệu chứng tức ngực khó thở và vội vàng đi bệnh viện. Bác sĩ kết luận bạn bị ung thƣ phổi giai đoạn cuối. Do đó, có dự trữ là một điều rất tốt nó giúp chúng ta có nhiều lựa chọn trong mọi hoạt động cơ thể, chính vì các bộ phận của cơ thể đều có dự trữ nên chúng ta mới đƣợc làm những gì chúng ta muốn, mới cho chúng ta cơ hội thách thức mọi giới hạn và sinh ra các hoạt động thể thao trong thế vận hội Olympic. Các vận động viên thể thao vẫn đang làm công việc là sử dụng dự trữ, thách thức quá trình dự trữ tối đa của cơ thể. Chúng ta vẫn hay nói khả năng tiềm ẩn của con ngƣời, chính là nói đến chức năng dự trữ tiềm ẩn của con ngƣời, chính là nói đến chức năng dự trữ của các bộ phận cơ thể, khơi dậy tiềm năng của con ngƣời chính là quá trình chúng ta trƣng dụng một lƣợng lớn những dự trữ trong ngƣời. Nhƣng mặt khác, dự trữ cũng dẫn đến kết quả không mong muốn vì nó không tạo ra những triệu Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 16
  17. chứng nhận biết giai đoạn đầu của hầu hết các bệnh, từ đó dẫn đến chúng ta khó phát hiện ra bệnh, ví dụ bệnh mạch vành, ung thƣ giai đoạn đầu. Hình 3: Hình vẽ quá trình phát triển của khối ung thƣ phổi từ bé đến lớn Chú giải: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đƣa ra 30 biểu hiện của bệnh lý. Chỉ cần có 6 biểu hiện trở lên đƣợc liệt vào nhóm ngƣời đang trong tình trạng giả khỏe mạnh. 30 biểu hiện là: 1. Căng thẳng thần kinh, hồi hộp lo lắng 2. Tự kỷ, cô độc 3. Tim đập hồi hộp, rối loạn nhịp tim 4. Ù tai, dễ bị say xe 5. Giảm sút trí nhớ, quên tên ngƣời quen 6. Thiếu hƣng phấn và nhu cầu sinh lý kém 7. Ngại tiếp xúc, dễ bi quan yếu đuối 8. Thị lực yếu, mắt hay mỏi mệt 9. Sinh lực giảm sút, phản ứng chậm 10. Chóng mặt nhức đầu, khó bình phục 11. Sút cân, suy nhƣợc cơ thể 12. Khó ngủ, hay mơ, dễ tỉnh giấc 13. Hay ngủ, lƣời buổi sáng, hay ngáp 14. Chân tay tê bì, lạnh buốt 15. Nhiều mô hôi nách, họng khô 16. Hơi sốt nhẹ, đổ mồ hôi trộm 17. Nhức mỏi eo lƣng 18. Tƣa lƣỡi dày, miệng hôi 19. Hay bị trốc mép 20. Vị giác kém, không có khẩu vị Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 17
  18. 21. Trào ngƣợc axit, ợ nóng, tiêu hóa kém 22. Đi lỏng, đi táo, đầy hơi, trƣớng bụng 23. Dễ cảm cúm, môi có mụn nƣớc 24. Ngạt mũi, chảy nƣớc mũi, viêm họng 25. Thở gấp 26. Tức ngực, khó thở 27. Đứng lâu nhức đầu, hoa mắt 28. Xƣơng xốp mềm, mất lực khó điều khiển 29. Thiếu tập trung, tƣ duy giảm sút 30. Dễ bị kích động, tự chuốc lo vào ngƣời 2. Bao lâu rồi bạn không “đại tu” cơ thể? Chính vì bệnh tật đều có giai đoạn đầu của nó, hơn nữa ở giai đoạn này bạn thƣờng không có cảm nhận gì rõ rệt, vì thế bạn phải có ý thức kiểm tra sức khỏe thƣờng xuyên, không chỉ nghi ngờ đoán mò bệnh tật. Để làm đƣợc điều này bạn chỉ có thể thông qua con đƣờng duy nhất là “đại tu” cơ thể. “Đại tu” cơ thể vô cùng quan trọng, nhƣng đáng tiếc ở chỗ rất nhiều ngƣời chƣa từng đại tu cơ thể bao giờ, điều này rất nguy hiểm. Rất nhiều ngƣời làm việc không có tính logic, rất kỳ lạ, bạn xem một ngƣời mua một chiếc xe hơi cũ rích, xong hàng ngày mang ra lau chùi cẩn thận, bảo dƣỡng định kỳ, những lúc cần bảo dƣỡng toàn bộ cũng phải đem đi bảo dƣỡng, làm nhƣ vậy có phải là mục đích đề chiếc xe đó có thể chạy thêm vài năm nữa hay không? Vậy mà cơ thể chúng ta vốn là cỗ máy tinh vi nhất thế giới thì lại không đƣợc bảo dƣỡng định kỳ, hoặc nếu có thì chỉ mang đi kiểm tra xong là thôi chứ cũng không bảo dƣỡng nó. Đến một ngày khi không còn dùng đƣợc nữa chỉ còn cách đƣa vào bệnh viện “đại tu”. Khi đến bệnh viện đại tu, chỗ nào phải dỡ là dỡ, chỗ nào phải tháo là tháo vì không dùng đƣợc nữa, vứt đi. Chỗ này hỏng, vứt; cả cơ thể hỏng không dùng đƣợc nữa, vứt. Kết cục bạn bị vứt bỏ nhƣ vậy đó. Đại tu cơ thể không chỉ đơn giản chỉ là đến bệnh viện kiểm tra là xong. Các quá trình chụp chiếu xét nghiệm ở bệnh viện rất có tác dụng, nhƣng nó phải đƣợc đem ra mổ xẻ nghiên cứu vô cùng tỉ mỉ mà ngƣời có năng lực làm việc đó lại không nhiều. Hơn thế nữa, rất nhiều ngƣời ngày nay đang đƣa vào phân tích kết quả của máy móc để biết tình trạng sức khỏe bản thân. Sau khi làm các xét nghiệm ở bệnh viện, bạn có một loạt các loại kết quả, cho dù chỉ số của bạn nằm trong giới hạn bình thƣờng nhƣng cơ thể bạn thực tế không phải là khỏe mạnh 100% vì máy móc chỉ có khả năng phân tích giới hạn mà thôi. Ví dụ gan của bạn đã bị tổn thƣơng nặng, thậm chí đã đến giai đoạn xơ gan nhƣng chỉ số xét nghiệm cho thấy men gan của bạn vẫn bình thƣờng. Phải có một bác sĩ hoặc chuyên viên hiểu rất sâu về phân tích số liệu và kinh nghiệm thực tế, cũng nhƣ phải kết hợp các thông tin về thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng nhƣ các triệu chứng ngƣời bệnh hay gặp, nhƣ giấc ngủ, khẩu vị, tiêu hóa, đại tiểu tiện, các biểu hiện mệt mỏi, tăng cân, thay đổi nhƣ vậy mới có đƣợc kết luận tổng thể về tình trạng sức khỏe thực tế của bạn hiện nay và xu hƣớng bệnh sắp tới trong tƣơng lai. Đây là quá trình phân tích tổng hợp bằng những kiến thức chuyên môn hoàn chỉnh. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 18
  19. Hiện tƣợng chỉ đi kiểm tra sức khỏe mà không có biện pháp cải thiện là rất phổ biến. Ví dụ, rất nhiều ngƣời đi kiểm tra sức khỏe phát hiện ra bị mỡ máu cao. Vì mỡ máu không ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động hàng ngày trong cuộc sống nên nhiều ngƣời không coi trọng nó, lại còn bình thản “khoe” với bạn bè là mình bị mỡ máu. Thực tế bạn không biết rằng cái ngày mà cơ thể bạn xuất hiện mỡ máu cao cũng là lúc bắt đầu của nguy cơ xơ hóa van tim và tắc mạch máu não. Khi kiểm tra ra vấn đề gì về sức khỏe nhất định phải lƣu ý và tìm cách cải thiện nó ngay. Nếu không, việc đi kiểm tra biết bệnh chỉ là việc làm vô nghĩa. Ngoài ra, việc không xử lý triệt để bệnh tình sẽ khiến cho bệnh phát triển nhanh hơn và đƣa ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Cũng giống nhƣ một quả táo, bạn để nó trong phòng hơn hai tháng, nó không hỏng, nhƣng đến khi bạn thấy nó có đôi chỗ bị hỏng thì chỉ trong một tuần nó sẽ bị thối rữa. 3. Thế giới này có người khỏe mạnh 100% không? Nhƣ đã nêu trên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là tổ chức uy tín và lớn nhất thế giới hiện nay đã cho chúng ta biết trên thế giới này chỉ có 5% dân số là khỏe mạnh, 20% dân số mắc bệnh, còn lại 75% dân số là giả khỏe mạnh. Với những lập luận và giải thích về giả khỏe mạnh ở phần trên, bạn đã rõ giả khỏe mạnh cũng là trạng thái bệnh lý, chính xác là giai đoạn đầu của bệnh tật. Do vậy, nhìn từ góc độ này, cá nhân tôi cho rằng tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới nên chỉnh sửa lại, có nghĩa là, trên thế giới này có tới 95% ngƣời mắc bệnh, 5% dân số còn lại khỏe mạnh. Nếu tôi hỏi bạn có khỏe không, có thể bạn cảm thấy cơ thể mình khỏe mạnh. Vậy có ngƣời khỏe mạnh 100% trên thế giới này không? Hãy cùng xem môi trƣờng chúng ta sinh sống ngày nay, bạn có tin là trong không khí chúng ta hít thở hàng ngày có rất nhiều chất ô nhiễm? Nếu bạn tin, khi bạn hít một hơi có nghĩa là cơ thể bạn đang bị tổn thƣơng. Bạn có tin là nƣớc bạn uống có rất nhiều độc tố? Nếu bạn tin, khi bạn uống một ngụm nƣớc, cơ thể bạn lại bị tổn thƣơng tiếp. Bạn có tin là thực phẩm bạn ăn hàng ngày có rất nhiều độc tố? Nếu bạn tin, khi bạn ăn một miếng cơm cơ thể bạn lại phải chịu gánh nặng độc tố. Bạn hít một hơi, uống một ngụm nƣớc, ăn một miếng cơm đều khiến cơ thể bị tổn thƣơng. Hơn thế nữa, các chất độc hại trong không khí sẽ thẩm thấu qua da bạn để đi vào cơ thể phá huỷ các cơ quan tổ chức. Điều này có nghĩa là ở bất cứ lúc nào vào bất cứ nơi đâu, cơ thể bạn luôn phải chịu đựng những sức ép của độc tố, vậy thì bạn có thể khỏe mạnh hoàn toàn đƣợc không? Về mặt logic học thì điều này không ổn. Giống nhƣ việc bạn rút một viên gạch của một toà nhà vứt đi, lâu lâu sau lại rút thêm viên nữa, mặc dù ngôi nhà của bạn không bị đổ, nhƣng nó có còn là ngôi nhà hoàn chỉnh nữa hay không? Tổ chức Y tế Thế giới là tổ chức xác nhận về tình trạng sức khỏe của con ngƣời, và phần lớn đều thông qua hỗ trợ của máy móc thiết bị y tế. Bạn có tin là máy móc tổ chức này sử dụng đều có khả năng phân tích cao? Cứ cho là nhƣ vậy, nhƣng máy móc này đâu có thể giúp bạn tìm ra hết các loại bệnh cơ thể bạn đang có. Rất nhiều ngƣời bị xơ gan và cho đến lúc chết, chỉ số gan của họ vẫn bình thƣờng. Vì vậy, khỏe mạnh chỉ là tƣơng đối, nhƣng không khỏe lại là tuyệt đối. Thế giới này chẳng có ai khỏe mạnh 100% cả, tất cả nhân loại đều là ngƣời bệnh. Nói cách khác, tất cả mọi ngƣời đều đi trên con đƣờng dẫn đến bệnh viện, chỉ khác nhau ở chỗ còn cách cửa bệnh biện xa hay gần mà thôi. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 19
  20. CHƢƠNG 3 SỨC KHỎE TRONG TẦM TAY CHÚNG TA Mục tiêu và khát vọng cuối cùng của con ngƣời trên cõi đời này là đƣơc tự do. Thử nghĩ xem, nếu trong cuộc sống bạn làm chủ đƣợc thời gian, tiền bạc, bạn có thể làm những điều bạn thích, hoàn toàn tự do tự tại, thích đi đâu thì đi, đó mới là cuộc sống tƣơi đẹp hoàn mỹ. Nhƣng bạn cũng phải biết rằng, tự do về sức khỏe là mục tiêu tự do đầu tiên của bạn, tất cả mọi thứ trên đời này đều phải lấy sức khỏe làm gốc. Bởi lẽ nếu mất sức khỏe, bạn bỏ lại ngƣời thân, bạn bè, tiền của, gia sản, sự nghiệp, một mình bạn ra đi dời khỏi cõi đời này, bi kịch thuộc về gia đình bạn. Đặc biệt là giới tri thức cao, giới khoa học, giới nghệ sĩ, giới doanh nhân, đều vì sức khỏe có vấn đề mà ra đi từ biệt chúng ta rất sớm. Họ ra đi là một tổn thất lớn cho xã hội, và cũng là tổn thất cho mỗi chúng ta. Coi trọng sức khỏe dù có nói nghiêm trọng đến đâu cũng không hề là quá. Và chỉ có những ngƣời bị cuộc sống cho một bài học nhớ đời về sức khỏe do bàng quang thờ ơ với nó, những ngƣời từ cõi chết trở về mới thấm thía sức khỏe quan trọng đến nhƣờng nào. Chúng ta đã chứng kiến những ngƣời từ cõi chết trở về họ thay đổi hoàn toàn, không còn kỳ kèo bất kể vấn đề gì trong cuộc sống mà chỉ chú ý quan tâm đến sức khỏe mà thôi. Sức khỏe là đƣờng ranh giới cuối cùng, chúng ta đừng bƣớc qua. Xã hội này có biết bao ngƣời dùng mạng của mình để kiếm tiền, nhƣng cuối cùng cũng chẳng thể dùng tiền để cứu sống mạng mình đƣợc. Cuộc sống này có biết bao ngƣời vì không còn sức khỏe mà gia sản biến thành di sản, đơn độc một mình vĩnh biệt cuộc sống. Hỏi bạn có muốn bị bệnh không, chắc chắn bạn sẽ trả lời là không. Nhƣng bản thân bạn đã làm những gì để ngăn không bị nhiễm bệnh? Bạn đã đầu tƣ bao nhiêu cho sức khỏe? Rất nhiều ngƣời ngày nào cũng hô hào tôi muốn khỏe mạnh, nhƣng ngày ngày vẫn làm những việc mà làm tổn hại đến sức khỏe của mình. Cũng có nhiều ngƣời nói rằng tiền không có thì không làm gì đƣợc. Sau khi có ít tiền rồi, yên tâm hơn, đi khám bệnh không lo thiếu tiền nữa. Có một lần tôi đi ăn cơm với một ngƣời bạn học đại học, anh ấy là một bác sĩ giỏi của khoa huyết học tại một bệnh viện nổi tiếng. Trong lúc vừa ăn vừa nói chuyện, tôi hỏi: “Các cậu một ngày nhiều nhất giúp bệnh nhân tiêu bao nhiêu tiền?”. Anh bạn tôi trả lời: “Một chục, hai chục nghìn (nhân dân tệ) là chuyện thƣờng!”. Bệnh nhân khoa huyết học điều trị không bao giờ chỉ có vài tháng hoặc nửa năm, thƣờng là phải vài năm. Bạn thử tính xem phải tiêu tốn bao nhiều tiền? Không chỉ khoa huyết học nhƣ vậy, ở khoa lâm sàng chúng tôi làm việc cũng thƣờng gặp một thực tế nhƣ sau. Một gia đình ở mức trung lƣu, đang từ giàu có xuống thành bần hàn chỉ sau một đợt bệnh nan y. Với thâm niên 20 năm trong ngành y, tôi hiểu rõ triết lý có tiền không mua đƣợc sức khỏe, chỉ có những ai hiểu rằng làm thế nào để có kiến thức giữ gìn sức khỏe thì ngƣời đó mới sở hữu sức khỏe trong tay. Mặc dù để duy trì sức khỏe cần có một chút phí, nhƣng sức khỏe có đƣợc không phải vấn đề đòi hỏi bạn có năng lực tài chính hay không. Để duy trì sức khỏe tốt, bạn phải kết hợp kiến thức và quan niệm đúng về sức khỏe. Có ngƣời phó mặc sức khỏe của mình cho bác sĩ nhƣng chính họ không biết việc làm này nguy hiểm đến mức nào. Một ngƣời bạn của tôi là bác sĩ khoa ngoại có lần gọi điện cho tôi và nói là anh ấy bị phẫu thuật, tôi hốt hoảng lo lắng hỏi tại sao, anh ấy nói là bị viêm túi mật mãn tính. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 20
  21. Trƣớc khi làm phẫu thuật một ngày, tôi lo anh ấy sẽ rất hoang mang bởi vì anh ấy là một bác sĩ, bản thân rất hiểu về bệnh của mình nên sẽ tƣởng tƣợng ra nhiều hậu quả xấu, điều này vô cùng nguy hiểm. Bạn không thấy chứ, nhiều bác sĩ lúc khám bệnh cho bệnh nhân thì ung dung tự tại, nhƣng khi bản thân bác sĩ mắc bệnh thì họ cuống lên lo lắng vì sợ chết. Do đó, tôi gọi điện chấn an bạn tôi. Việc phẫu thuật túi mật của khoa ngoại là việc thƣờng xảy ra, không phải là cuộc đại phẫu, rất an toàn vì các bác sĩ phẫu thuật nhiều quen tay rồi. Để chấn an tâm lý bạn tôi, tôi nói với anh ấy sau khi mổ xong tôi sẽ qua thăm. Nhƣng bạn tôi cƣơng quyết không nghe, nói là vừa mổ xong trông xấu lắm, đừng đến. Tôi trả lời: “Sao đâu, thì bình thƣờng cậu vẫn xấu mà!”. Chiều hôm phẫu thuật xong tôi đến thăm bạn tôi, lúc đó anh ấy vừa tỉnh, trên ngƣời vẫn cắm đầy dây dợ. Thấy tôi anh ấy cƣời khó nhọc, nụ cƣời ấy quả thực là xấu vô cùng, nhƣng bạn tôi nói một câu mà tôi ấn tƣợng mãi: “Không ngờ lần này tôi lại bị ngƣời ta xử lý mình”. Lúc anh ấy ra viện, tôi đến chúc mừng, tất nhiên phải chúc mừng rồi vì bạn tôi vẫn sống sót trở về. Uống vài chén rƣợu xong, bạn tôi nói một câu mà tôi nhớ mãi. Anh ấy nói: chính giây phút trƣớc khi tiêm thuốc mê, một mình nằm trên bàn mổ và cảm nhận sâu sắc lần đầu tiên thấy cuộc sống sao mong manh đến vậy. Bởi vì chỉ sau một lát nữa thôi, tính mạng của mình đã không phải do mình quyết định, ngƣời khác sẽ quyết định nó trong vài tiếng nữa. Bạn hãy nghĩ mà xem, để tính mạng của mình cho ngƣời khác quyết định vài giờ đồng hồ, nguy hiểm đến thế nào. Tính mạng của bạn để ngƣời khác quyết định, bạn yên tâm không? Do đó, sức khỏe phải do chính bản thân mình quản lý, phải nắm chắc nó trong tay. Một bác sĩ phải làm phẫu thuật cắt túi mật, dù là một phẫu thuật nhỏ nhƣng bạn biết trƣớc khi làm phẫu thuật, bạn tôi đã phải chuẩn bị những gì. Anh ấy viết ngay ngắn số tài khoản ngân hàng của gia đình và số bảo hiểm lên tờ giấy trắng và đƣa cho vợ giữ. Bạn tôi biết rằng cho dù chỉ là một cuộc tiểu phẫu nhƣng vẫn có thể xảy ra xác suất không ngờ tới, vẫn có thể một đi không trở lại.Vì thế, sức khỏe chỉ có mình nắm trong tay mình mới yên tâm đƣợc. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 21
  22. CHƢƠNG 4 LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT? Muốn có sức khỏe tốt trong tay, bạn phải nắm vững các kiến thức về chăm sóc sức khỏe. Trƣớc tiên phải biết điều gì khiến chúng ta mắc bệnh, đó cũng chính là nguyên nhân phát bệnh. Nếu biết nguyên nhân rồi thì chúng ta có thể đẩy lùi bệnh tật. 1. Bệnh không rõ căn nguyên Mấy năm trƣớc tối có gặp một bà mẹ, bà ấy đƣa cậu con trai 16 tuổi vào khám kiểm tra kết quả ở khoa bệnh lý tôi làm. Khoa bệnh lý trong viện là khoa làm nhiệm vụ chẩn đoán. Tất cả các mẫu bệnh phẩm từ các khoa đều đƣợc chẩn đoán tại đây, cuối cùng sẽ xác nhận là bệnh gì. Tính chất công việc của khoa này giống nhƣ một tòa án, nếu chẩn đoán là ung thƣ, chẳng khác gì kết án tử hình, nếu là u lành thì giống nhƣ án treo, cũng có trƣờng hợp vô tội thì đƣợc thả. Bà mẹ khi xem chẩn đoán của con trai xong thì nƣớc mắt lã chã. Đứa con 16 tuổi do bị một cái u ác tính ở cổ họng mà mất đi hy vọng sống. Bà mẹ hỏi tôi, bệnh này phát sinh nhƣ thế nào. Tôi nhìn tài liệu chẩn đoán, xem tuổi cậu bé, lại quay ra nhìn vẻ mặt của ngƣời mẹ, tôi cũng rất đau lòng. Tôi sợ nhất là những bệnh nhân mắc bệnh nan y ở lứa tuổi 15-25, cuộc đời họ chỉ mới bắt đầu, những cay đắng ngọt bùi của thế gian còn chƣa trải nghiệm, chƣa hƣởng thụ cuộc sống, giống nhƣ nụ hoa vừa hé đã vội tàn. Tôi thấy điều này sao tàn khốc đến vậy. Khi ngƣời mẹ này hỏi tôi nhƣ vậy, tôi cũng không biết trả lời thế nào, muốn an ủi bà nhƣng chẳng biết phải cất lời ra sao, đành phải đáp: “Bệnh không rõ căn nguyên, không biết tại sao lại mắc, coi nhƣ là không may vậy”. Khi tôi lên lớp giảng bài cho sinh viên y khoa ở trƣờng đại học, phần mà tôi thích giảng nhất chính là căn nguyên của bệnh tật, bởi lẽ đại đa số các bệnh lý đều đƣợc kết luận bởi bốn từ “không rõ căn nguyên”, nói nhƣ vậy thật là đơn giản. Y học phát triển đến hôm nay, vấn đề rất lớn đó là nhận biết nguyên nhân gây bệnh. Tại sao lại có quá nhiều bệnh phát ra mà không rõ nguyên nhân? Điều này liên quan đến sự phát triển của y học hiện đại. Có một hôm tôi trao đổi về ý tƣởng viết một bài luận về bệnh tiểu đƣờng tuýp 2 với một ngƣời anh học khóa trên mà tôi rất kính trọng. Tôi nói cho đến thời điểm hiện tại, nhận thức của mọi ngƣời về nguyên nhân gây bệnh tiểu đƣờng là không chuẩn. Tôi cho rằng nguyên nhân của bệnh tiểu đƣờng không phải do tuyến tụy hay insulin mà là do gan gây ra. Anh ấy nói ngay với tôi là nếu vậy phải làm thực nghiệm, nuôi chuột bạch và làm mô hình chứng minh. Chẳng cần làm tôi cũng biết tỷ lệ thành công của thí nghiệm là không cao. Tại sao ƣ? Mặc dù số ngƣời mắc bệnh tiểu đƣờng trong xã hội ngày càng tăng lên, nhƣng xét theo tỷ lệ dân số chung thì con số đó vẫn là nhỏ. Vậy tỷ lệ chuột bạch mắc tiểu đƣờng sẽ càng ít hơn khi so với số lƣợng chuột hiện có. Bạn nghĩ mà xem, chuột ăn gì và ngƣời ăn gì? Để chuột bị mắc bệnh tiểu đƣờng tuýp 2 quả thật chẳng dễ dàng gì. Muốn chuột mắc bệnh hàng ngày chúng ta phải cho nó ăn những thực phẩm năng lƣợng cao, nhiều chất béo, nhiều đƣờng, ít đạm, ít xơ. Hơn nữa, chuột có mắc bệnh tiểu đƣờng hay không còn liên quan đến chế độ dinh dƣỡng trƣớc đây của nó. Thực tế cho thấy chế độ ăn của chuột còn cân bằng hơn con ngƣời. Cho dù có cho chúng ăn đồ nhiều năng lƣợng, nhiều chất béo, nhiều đƣờng, ít đạm, ít xơ nhƣng vì chúng nó có một nền tảng dinh dƣỡng ban đầu tốt (tức là Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 22
  23. khi chúng còn trong phôi thai hay trƣớc thời điểm làm thí nghiệm thì gan của chúng vẫn tốt, bởi lẽ chuột đƣợc nuôi để làm thí nghiệm có một chế độ chăm sóc rất chu đáo). Trƣớc khi chuột sinh ra và sau khi sinh ra chúng đều sở hữu một lá gan khỏe mạnh, do đó khiến chúng bị mắc bệnh tiểu đƣờng là rất khó. Một nguyên nhân nữa đó là vòng đời của chuột rất ngắn, cho dù trên lý thuyết hoàn toàn có thể cho chuột mắc bệnh 100%, nhƣng bệnh chƣa phát ra thì chuột đã chết già rồi. Do đó, tỷ lệ thành công của thí nghiệm này là không thể. Nói đến đây có lẽ bạn sẽ hỏi tôi, trên thế giới có biết bao ngƣời nghiên cứu về bệnh tiểu đƣờng, vậy họ lấy gì để thí nghiệm? Phần lớn họ lấy các tế bào insulin bị phá huỷ, nhƣng cách làm đó không phù hợp với nguyên lý phát bệnh của bệnh tiểu đƣờng tuýp 2, có vẻ phù hợp với nguyên lý phát bệnh của bệnh tiểu đƣờng tuýp 1 hơn. Những kết quả nghiên cứu đó lại dành cho tiểu đƣờng tuýp 2, do vậy những nghiên cứu đó đã không đúng ngay từ đầu. Nói về nguyên nhân gây bệnh tiểu đƣờng tôi sẽ phân tích rõ ở phần sau. Tôi đƣa ra ví dụ này để muốn nói với bạn rằng y học ngày nay quá cứng nhắc, quá đề cao hình thức, để có một kết luận nào đó đều phải đƣa ra những chứng cứ cụ thể. Thực ra sự phát triển của y học không chỉ phát triển của y học thực nghiệm mà quan trọng hơn thế là phải biết xem xét phán đoán dựa trên nền tảng của kiến thức y khoa trƣớc đây. Y học hiện đại ngày nay cần đến những bộ óc và tƣ duy logic một cách thái quá. Với cách tƣ duy tỉnh táo và chính xác, chúng ta sẽ dễ dàng biết đƣợc nguyên nhân gây bệnh. a) Phân loại căn nguyên bệnh tật Ai trong chúng ta cũng biết bệnh lý chia làm 2 loại là bệnh mãn tính và bệnh cấp tính dựa trên tốc độ phát bệnh nhanh hay chậm, bệnh tiến triển nhanh hay chậm và quá trình mắc bệnh lâu hay chóng. Và nguyên nhân chính để phân loại ra 2 loại bệnh này là do chúng có đặc điểm rất khác nhau. Bệnh cấp tính nguyên nhân rõ ràng, mức độ nặng, tấn công tập trung vào cơ thể ngƣời. Ví dụ nhƣ nhiễm virut, tai nạn giao thông, ngộ độc thuốc sâu Bệnh mãn tính thì nguyên nhân lại không rõ ràng, nguyên nhân gây bệnh phức tạp. Là nguyên nhân do các bệnh nhẹ hoặc do tổn thƣơng lâu ngày tác động lên cơ thể và cuối cùng bị mắc bệnh. Bạn bị xe đâm là do lực mà xe lao vào bạn quá lớn, đó là biểu hiện bệnh cấp tính. Một cách khác cũng có thể khiến bạn bị đâm vào, ví dụ bạn phải đi qua một hành lang, nhƣng trên hành lang rất đông ngƣời đứng, bạn đi qua mỗi ngƣời đều đánh bạn một cái, có ngƣời dùng đấm tay đấm, (coi là một nguyên nhân gây bệnh), có ngƣời lại dùng chân đá (lại một nguyên nhân khác), có ngƣời dùng gậy đánh bạn (lại một nguyên nhân khác), thậm chí có ngƣời lại dùng dây thừng quất (cũng lại là một nguyên nhân khác). Bạn đi qua đám đông đó rất vất vả, cuối cùng không chịu đƣợc ngã gục. Vậy bạn có nghĩ đƣợc bạn là bạn ngã xuống là do ai không? Không xác định đƣợc vì bạn gục ngã là do hậu quả của những đợt tấn công khác nhau, là do tất cả những cú đấm, cú đá kia tạo nên. Đây chính là nguyên lý mắc bệnh mãn tính, uống một hơi hết lọ thuốc sâu, bạn chắc chắn là trúng độc cấp tính. Béo phì là bệnh mãn tính, thế nên dân gian mới có câu “ăn một miếng không thể phát phì”. Không phải bạn ăn thêm một cái bánh bao hay thêm một đĩa sủi cảo nên béo, mà bạn béo vì hôm nay bạn ăn thêm một ít cái này, ngày mai ăn thêm một ít cái khác, lâu ngày nhƣ vậy dẫn đến dinh dƣỡng không cân bằng. Do vậy, nguyên nhân của bệnh mãn tính khó nói chính xác là gì nhƣng lại dễ hiểu tại sao lại bị. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 23
  24. b) Nguồn gốc bệnh tật - tổn thƣơng Nếu biết rõ nguồn gốc bệnh, chúng ta có thể tránh đƣợc bệnh tật một cách dễ dàng, giúp bản thân khỏe mạnh hơn. Vậy những nguyên nhân gây bệnh đến từ đâu? Thực ra, phần lớn bệnh tật bắt nguồn từ việc những nhân tố gây hại từ môi trƣờng bên ngoài phá vỡ đi tính ổn định của môi trƣờng bên trong. Hình 4: Môi trƣờng bên trong và bên ngoài cơ thể Con ngƣời đều ở hai môi trƣờng bên trong và bên ngoài. Môi trƣờng bên trong nghe có vẻ khó hiểu, thực ra đó chính là môi trƣờng mà tế bào trong cơ thể tồn tại. Có thể bạn chƣa bao giờ nhìn thấy tế bào, nhƣng điều đó không có nghĩa là bạn không hiểu về môi trƣờng bên trong. Bởi vì tôi chắc chắn rằng bạn đã từng nhìn thấy viên gạch, thực ra tế bào cũng giống nhƣ những viên gạch vậy, chúng có muôn hình vạn dạng khác nhau, có viên thì lại rất vuông vức. Khi chúng tôi học y khoa ở trƣờng, chỉ có môn giải phẫu sinh lý ngƣời thôi mà cũng mất một năm trời, nhƣng thực ra đâu có khó đến vậy, cơ thể ngƣời cũng giống nhƣ một tòa nhà. (Hình 5) Gạch -> Phòng -> Tầng 1 -> Tòa nhà Tế bào -> Bộ phận -> Các hệ -> Cơ thể Hình 5: So sánh kết cấu cơ thể ngƣời với tòa nhà Bạn thấy đó, các viên gạch đƣợc xếp chồng lên nhau theo một thứ tự nào đó cuối cùng sẽ dựng lên đƣợc một căn phòng, tế bào cũng vậy chúng đƣợc xếp theo một trật tự nhất định rồi tạo nên các cơ quan bộ phận. Ví dụ nhƣ gan do các tế bào gan sắp xếp theo một trật tự nào đó mà thành. Nói đến các cơ quan bộ phận, chúng ta hiểu ngay là gan, thận, tim, dạ dày, Các phòng cũng lại sắp xếp theo một thứ tự nhất định thì thành tầng một, còn các cơ quan bộ phận sắp xếp lại với nhau sẽ tạo thành các hệ, ví dụ nhƣ hệ tiêu hóa do các cơ quan bộ phận ghép lại mà thành. Phần trên cơ thể là vòm họng -> thực quản -> dạ dày -> đƣờng ruột -> hậu môn. Đây chẳng phải là đều sắp xếp theo một trật tự nhất định hay sao? Tầng nọ nối tiếp tầng kia mà thành một tòa nhà. 10 hệ lớn trong cơ thể ghép lại với nhau thành cơ thể ngƣời. Bên trong cũng rất giống nhau. Trong nhà có đƣờng ống nƣớc, cơ thể có mạch máu.Trong nhà có ống thoát nƣớc, cơ thể có thận, bàng quang. Trong nhà có dây điện, cơ thể có dây thần kinh. Nhà Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 24
  25. không có mắt, nhƣng chúng ta lại có mắt, thế nên nhà không di chuyển đƣợc, chúng ta lại đi lại đƣợc. Chúng ta chính là những tòa nhà di động. Dùng gạch xây nhà, không phải chỉ đơn giản xếp lên là xong, là thành một tòa nhà lớn. Hình 6: Hình vẽ thể hiện môi trƣờng bên trong của cơ thể Giữa các tế bào đều có một chất kết dính để gắn kết các tế bào với nhau. Do vậy môi trƣờng bên trong chính là môi trƣờng có các chất kết dính tế bào (Hình 6). Môi trƣờng bên trong tốt hay xấu ảnh hƣởng trực tiếp đến tính ổn định và chức năng của tế bào. Bạn thử nghĩ xem, ở nông thôn các góc tƣờng nhà vệ sinh thƣờng bị nƣớc tiểu ƣớt, lâu ngày gạch sẽ mủn ra và rơi xuống. Gạch bị mủn vỡ ra không phải do nƣớc tiểu trực tiếp làm hỏng mà do nƣớc tiểu ngấm vào giữa các thớ gạch giống nhƣ việc viên gạch bị ngâm trong nƣớc cả ngày vậy. Thời gian lâu dần gạch sẽ bị hỏng. Tế bào cũng vậy, khi môi trƣờng bên trong có vấn đề thì chức năng các tế bào trong môi trƣờng đó cũng sẽ bị ảnh hƣởng. Vị trí của môi trƣờng bên trong vô cùng quan trọng. Không khí và chất dinh dƣỡng đƣợc đƣa vào từ các huyết mạch không phải trực tiếp cung cấp cho tế bào ngay mà nó đƣợc dự trữ ở môi trƣờng bên trong trƣớc. Đợi đến lúc tế bào có nhu cầu sử dụng thì nó mới lấy từ môi trƣờng bên trong. Chất CO2 và chất thải sinh ra trong quá trình tế bào bài tiết không phải đƣa trực tiếp vào các vi mạch mà vẫn đƣa vào môi trƣờng bên trong, sau đó các chất thải này mới đƣợc thải vào các vi mạch từ môi trƣờng bên trong. Điều này có nghĩa là môi trƣờng bên trong chính là các khoảng trống kẽ hở giữa các tế bào, đây cũng là nơi mà các tế bào và huyết dịch tiến hành trao đổi chất với nhau. Bạn thấy môi trƣờng bên trong có quan trọng không? Tế bào không giống bạn, bạn có tính khí, tế bào bạn không có; bạn bị sếp mắng bạn bực mình, khi tức giận bạn tìm đủ lý do để bao biện, tế bào của bạn không nhƣ vậy, bạn chỉ cần cho tế bào một môi trƣờng khỏe mạnh, tế bào nào cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, sau đó lấy đi các chất thải của chúng đẩy ra, nhƣ vậy tế bào sẽ trung thành làm việc cho bạn cả đời. Do vậy, để duy trì một sức khỏe tốt rất đơn giản, chỉ cần bảo vệ tốt môi trƣờng bên trong, duy trì tính ổn định của nó thì tế bào sẽ khỏe mạnh, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 25
  26. Môi trƣờng bên ngoài thì lại rất đơn giản. Đó chính là môi trƣờng bên ngoài cơ thể chúng ta, bao gồm ánh mặt trời, không khí, thổ nhƣỡng, nƣớc, .v.v Nếu bạn sẵn lòng tìm hiểu kiến thức về kết cấu cơ thể với các tế bào thì bạn hãy đọc phần 3 “Kiến thức cơ bản về cơ thể ngƣời” của cuốn sách này trƣớc. Nguồn gốc nhân tố gây tổn thƣơng Đƣờng hô hấp Chất ô nhiễm trong không khí Khói thuốc lá và các khí khác Đƣờng tiêu hóa Các độc tố trong thực phẩm Các độc tố trong nƣớc Rƣợu và các chất khác Da Các hóa mỹ phẩm độc hại: dầu gội, sữa tắm, bột giặt Các mỹ phẩm dƣỡng da trang điềm có chất độc hại Các chất ô nhiễm môi trƣờng và những chất khác Hình 7: Ba con đuờng độc tố đi vào cơ thể Vậy bệnh tật đi vào cơ thể nhƣ thế nào? Tất cả các bệnh tật đều do các nhân tố gây tổn thƣơng từ môi trƣờng ngoài phá hủy môi trƣờng bên trong gây nên. Có thể rất nhiều bệnh tật mới đầu xem ra chẳng liên quan gì đến môi trƣờng bên ngoài, ví dụ bệnh miễn dịch cơ thể, nghe ra giống nhau một loại bệnh do vấn đề bên trong cơ thể phát sinh. Thực ra chỉ cần bạn quan sát kỹ hơn một chút, bạn sẽ thấy nguyên nhân do các nhân tố gây tổn thƣơng từ môi trƣờng bên ngoài đã phá hủy môi trƣờng bên trong. Các tác nhân gây hại cho cơ thể có nguồn gốc từ ba nguồn chính (Hình 7), đó là đƣờng tiêu hóa, hô hấp và da. Đƣờng hô hấp sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí và khói thuốc Bản thân không khí vốn không có độc tố gì, nhƣng khi môi trƣờng bị ô nhiễm thì mức độ ảnh hƣởng của nó sẽ tác động đến từng con ngƣời. Đƣờng tiêu hóa tiếp xúc với thực phẩm, nƣớc và rƣợu. Độc tố trong nƣớc và thực phẩm nhƣ thuốc trừ sâu cũng ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời. Riêng da là con đƣờng gây hại mà con ngƣời ít chú ý đến nhất. Thực ra khả năng thẩm thấu của da là rất mạnh. Bạn hãy xem chị em phụ nữ, ngày nào cũng thoa lên mặt rất nhiều loại mỹ phẩm, bạn có thấy da mặt ai bị dày lên không? Vì da hút hết vào trong rồi còn đâu. Tôi còn nhớ trƣớc đây ở nông thôn khi phun thuốc trừ sâu, ngƣời nông dân phải đeo một thùng thuốc sau lƣng, một tay bơm một tay chĩa vòi phun thuốc về phía trƣớc. Trời nắng nóng, họ chỉ mặc một cái áo mỏng, vừa phun thuốc vừa đi về phía trƣớc, một lát sau cả vƣờn bông đã đƣợc phun xong, và ngƣời trồng bông cũng ngã vật xuống vì trúng độc thuốc trừ sâu. Ngƣời nông dân đó không uống thuốc trừ sâu sao lại bị trúng độc? Đó là vì thuốc phun ra dính vào áo rồi thấm qua da đi vào cơ thể. Hơn thế nữa, da của con ngƣời có một đặc điểm là không phân biệt đƣợc độc tố trong quá trình hấp thu. Khí độc hay độc tố gì da đều không phân biệt đƣợc, nên tốt nhất là đừng để độc tố đó ngấm lên da, chỉ cần ngấm lên Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 26
  27. da nó sẽ hút hết. Chính vì lẽ đó, hàng ngày rất nhiều độc tố đƣợc đƣa vào cơ thể qua quần áo và làn da con ngƣời. Nhƣ tôi vừa nêu trên, khi bạn hít một hơi, uống một ngụm nƣớc hay ăn một miếng cơm, bạn đều có nguy cơ đang gây tổn thƣơng cho cơ thể, tại sao vậy? Bởi vì trong không khí, nƣớc và thực phẩm có vô vàn những độc tố. Những độc tố này từ đâu đến? Hoặc hỏi cách khác: các nhân tố gây hại cho cơ thể từ đâu đến? Nguồn gốc chính là do ô nhiễm. Bạn nghĩ mà xem, 30 năm trƣớc trên đầu chúng ta là trời xanh mây trắng, ngày nay thì sao, ở các thành phố lớn chúng ta rất ít khi nhìn thấy bầu trời xanh trong và mấy trắng. 30 năm trƣớc, khi trời trong chúng ta có thể nhìn thấy nắng chói mắt, nhƣng ngày nay có nắng cũng không bị chói. Không khí ô nhiễm, để kiểm tra độ ô nhiễm này rất đơn giản, bạn hãy đứng lên tầng lầu nhìn ra xa xem có lớp sƣơng khói nào không, nếu có thì không khí đang bị ô nhiễm, sƣơng càng dày không khí càng ô nhiễm, nếu không có sƣơng thì chứng tỏ không khí trong lành. Trƣớc đây chúng ta hay nói hôm nay nắng đẹp, trời đẹp, thực ra thì trời nắng nhƣng chƣa chắc đã đẹp trời, chỉ khi không khí trong lành mới có đƣợc trời đẹp. Ngày nay trời chỉ đẹp sau cơn mƣa hay sau khi tuyết rơi mà thôi. Trƣớc đây tôi là ngƣời rất thích vận động, thƣờng xuyên chạy bộ. Bây giờ tôi không dám chạy bộ nữa và tôi thƣờng đùa vui với các bạn tôi rằng tôi sợ chạy bộ vì tứ chi của tôi to khỏe ra thật nhƣng đổi lại tôi sở hữu một lá phổi bị ung thƣ. Ô nhiễm môi trƣờng có ảnh hƣởng rất xấu đến sức khỏe của chúng ta. Hai vệ tinh nhân tạo của hàng không vũ trụ Mỹ là “Aqua” và “Terra” từng chụp một bức ảnh từ vệ tinh xuống khu vực Hoa Bắc của Trung Quốc và cho thấy bầu không khí ô nhiễm phủ kín khu vực phía đông Trung Quốc do ô nhiễm khí thải công nghiệp và hiện tƣợng này rất phổ biến ở các khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp tƣơng tự trên lãnh thổ Trung Quốc. Tại sao số ngƣời bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm hô hấp, ung thƣ phổi ngày càng nhiều? Điều này liên quan trực tiếp đến vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Hơn thế bạn cần biết ô nhiễm môi trƣờng không chỉ tổn thƣơng đến hệ hô hấp mà thông qua đƣờng hô hấp của da và hệ hô hấp, các độc tố sẽ đi vào máu và đƣa đến các nơi trong cơ thể ngƣời, mở rộng mức độ tổn thƣơng trên khắp cơ thể. Chất lƣợng nƣớc chúng ta uống thì sao? Tôi nhớ cách đây 30 năm khi còn nhỏ, trong làng xóm đâu cũng thấy nƣớc. Làng chúng tôi ở là một điển hình của thôn quê Bắc bộ. Thôn chúng tôi có một cái kênh rất to, thôn tôi dài bao nhiêu thì con kênh đó dài bấy nhiêu, kéo suốt từ Đông sang Tây, mà lại rất sâu. Mùa hè cứ hễ trời mƣa, nƣớc nhiều dềnh lên tràn khăp cả kênh, lại còn chảy đầy vào các rãnh nƣớc trong làng, đi khắp các ngõ ngách trong thôn. Vậy mà ngày nay thì sao? Nƣớc trong con kênh lớn đó đã khô cạn, thậm chí còn bị lấp bằng để xây nhà trên đó. Tôi từng có những kỷ niệm đẹp về con kênh đó. 20 năm trƣớc phía đông của làng tôi có một con sông nhỏ, nƣớc không nhiều nhƣng chƣa bao giờ bị cạn. Trên mặt sông mọc rất nhiều bèo hoa, bèo tấm. Do có lớp thực vật dày nhƣ vậy bảo vệ nên cá trong sông không dễ gì bắt đƣợc, nhiều tay câu cừ khôi cũng vẫn phải bó tay. Nhƣng em trai tôi rất khôn, vào mùa đánh bắt cứ chiều chập choạng nó lại mang mồi câu ra sông, sáng sớm hôm sau ra xem kiểu gì cũng có cá cắn câu. Nhà tôi hồi đó ngày nào cũng có cá tƣơi ăn. Đi gỡ cá mắc câu cũng khá vất vả vì cá mắc câu rồi giẫy giụa kinh lắm, dây câu, bèo và cá cứ quấn lại thành một búi rối tung. Phải khó khăn lắm mới gỡ đƣợc cá ra. Mặc dù vậy nhƣng chúng tôi rất vui sƣớng, em trai tôi hân hoan suốt cả ngày. Bây giờ con sông đó vẫn còn nhƣng nƣớc thì đã cạn khô. Ngày nay vùng phƣơng Bắc Trung Quốc rơi vào tình Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 27
  28. trạng khan hiếm nƣớc trầm trọng, nƣớc ngầm cũng cạn, kéo theo cả mặt đất cũng bị lún xuống, ở đây lƣu hành câu nói phổ biến là cứ 10 con sông thì có 9 con khô cạn và 1 con bị ô nhiễm. Phƣơng Nam Trung Quốc có khá hơn không? Quả thật nƣớc ở đây nhiều hơn phƣơng Bắc nhƣng đâu đâu cũng thấy có nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Hàng ngày tivi, đài báo, Internet đều đăng tải những thông tin về hải sản nuôi trồng bị chết hàng loạt do nguồn nƣớc ô nhiễm. Ngƣời nuôi trồng vất vả quanh năm giờ đứng nhìn cả đàn cá chết đúng là khóc không ra nƣớc mắt. Bạn hãy nghĩ xem khu vực nơi bạn sinh sống có bị ô nhiễm nguồn nƣớc hoặc thậm chí có những con sông chết do ô nhiệm nặng hay không? Có biết bao nhiêu nguồn nƣớc vốn trƣớc đây sạch trong thấy đáy giờ trở thành những cái cống lớn hôi thối bốc mùi? Biết bao nhiêu nguồn nƣớc trong xanh biến thành nƣớc đen, nƣớc đỏ, nƣớc trắng, đâu còn non xanh nƣớc biếc thuở nào! Ô nhiễm đã trở thành một thảm họa khó có thể tƣởng tƣợng nổi, nhƣng đáng sợ hơn thế, ngƣời dân lại dùng chính nguồn nƣớc ô nhiễm đó để tƣới tắm cây trồng. Nếu nƣớc ô nhiễm trong sông hồ còn có thể có biện pháp xử nguồn nƣớc, chứ ô nhiễm đã ngấm xuống đất rồi thì việc xử lý không đơn giản chút nào. Chắc chỉ còn cách xử lý “nhờ” qua đƣờng ăn uống của con ngƣời rồi. Thực tế thì số lƣợng lớn các chất ô nhiễm độc hại đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con ngƣời ngày nay. Những vật dụng chúng ta sử dụng cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày cũng là những độc tố nguy hại đến sức khỏe. Chúng ta đang sống trong thời đại hóa mỹ phẩm, quần áo chúng ta mặc là chất liệu sợi hóa học, bột giặt, nƣớc rửa bát, nƣớc lau nhà, nƣớc rửa bồn cầu, nƣớc lau máy hút mùi, sữa tắm, dầu gội đều là những đồ dùng hàng ngày nhƣng lại có nguồn gốc hóa học. Rất ít sản phẩm có khả năng tự phân hủy sinh học. Những độc tố này sẽ xâm nhập vào cơ thể qua da, làm tổn thƣơng cơ thể. Độc tố trong không khí cũng ngấm qua da đi vào cơ thể. Do vậy ô nhiễm môi trƣờng nguy hại nhƣ thế nào cho sức khỏe con ngƣời? Hãy xem ngƣời dân sống ở đôi bờ những con sông bị ô nhiễm cuộc sống của họ ra sao sẽ rõ. Cho dù chính phủ đã đầu tƣ không ít kinh phí để xử lý các nguồn nƣớc ô nhiễm nhƣng không thể khống chế hết đƣợc. Ngƣời dân sống ở lƣu vực các con sông ô nhiễm tỷ lệ mắc bệnh rất cao và lan rộng nhƣ viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm da, thậm chí là các loại ung thƣ. Nhiều trƣờng hợp mắc bệnh nhƣ vậy chắc bạn cũng đoán đƣợc nguyên nhân do đâu. Các chất ô nhiễm có thể xâm nhập cơ thể con ngƣời qua rất nhiều đƣờng khác nhau, tác động xấu đến hệ trong cơ thể và gây bệnh. Hơn nữa việc tổn thƣơng này có thể xảy ra bất cứ đâu, bẩt cứ lúc nào, do vậy các bệnh tật phát sinh đều do cơ thể bị tổn hại bởi sự xâm nhập các độc tố từ môi trƣờng bên ngoài. 2. Khả năng tự phục hồi của cơ thể đã bị đánh giá thấp một cách nghiêm trọng Nhƣ thảo luận ở trên, bệnh tật phát sinh do những tổn thƣơng gây ra cho cơ thể bởi các tác nhân độc hại từ môi trƣờng bên ngoài, hơn nữa những tác nhân này có thể gặp ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Chính vì thế mà những tác nhân này rất đáng sợ. Nó giống nhƣ một ngôi nhà hôm nay có ngƣời đến rút ra 1 viên gạch, ngày mai có ngƣời đến rút ra 1 viên gạch, mỗi ngày mất đi 1 viên, có thể tƣởng tƣợng đƣợc chẳng bao lâu ngôi nhà đó sẽ sập đổ. Những tổn thƣơng trong cơ thể xảy ra từng giây từng phút, và điều này là vô cùng nghiêm trọng. Nhƣng con ngƣời không có kết cục thảm hại nhƣ ngôi nhà đổ kia mà thực tế chúng ta vẫn sống rất tốt đó thôi, chẳng có ai nhìn thấy Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 28
  29. ngƣời nào vì những phá hủy bên trong cơ thể mà dáng đi không thành ngƣời hay dần dần biến thành một khối thịt nát; cũng chẳng có ai thấy bạn mình đang nói chuyện tự nhiên mất đi nửa bên mặt hoặc nửa bên vai rụng mất do những phá hủy bên trong cơ thể. Tại sao vậy? Bởi vì bên trong cơ thể con ngƣời có một khả năng to lớn và thần kỳ, đó chính là tự phục hồi. Quá trình phá hủy diễn ra từng giây từng phút, quá trình phục hồi cũng diễn ra từng phút từng giây, chúng ta vẫn thƣờng thấy quá trình phục hồi diễn ra trên cơ thể mình. Ví dụ chúng ta thái rau vô tình bị đứt tay, đó là tổn thƣơng, nhƣng chƣa đầy 1 tuần sau vết thƣơng đã lành, đó là quá trình phục hồi. Đứt tay bạn có sợ không? Tất nhiên là không vì bạn biết chỉ vài ngày sau nó sẽ khỏi. Nếu bạn biết đứt tay không thể lành đƣợc thì chắc chắn bạn sẽ rất sợ. Chính vì cơ thể bạn có khả năng tự phục hồi nên bạn rất yên tâm. Hình 8: Loét dạ dày Mỗi lần nhắc đến sự tự phục hồi tôi lại thấy phấn chấn không biết nên dùng từ gì để diễn tả nó. Chỉ biết rằng bất cứ mỹ từ nào dành ca ngợi và thán phục khả năng tự phục hồi của cơ thể thì đều chƣa đủ. Tay bị đứt một vết, chỉ vài ngày lành lại, có thể bạn thấy việc này rất bình thƣờng, chẳng có gì to tát cả. Thực tế thì vết thƣơng lành đó là những gì mắt bạn nhìn thấy đƣợc từ bên ngoài, nhƣng sự phục hồi của các tế bào bên trong cơ thể thì mắt bạn không nhìn thấy đƣợc. Dƣới góc độ tế bào mà nói thì vết đứt tay bạn nhƣ một cái rãnh khổng lồ, ví nhƣ đoạn đƣờng đi từ Bắc Kinh đến Thƣợng Hải, tế bào cơ thể chỉ cần chƣa đầy 1 tuần đi bộ đã tới nơi. Nếu cho bạn 1 tuần để bạn đi bộ hết quãng đƣờng đó, bạn đi thử xem. Khi bị đứt tay bạn làm gì? Rịt thuốc lá, nhƣng lại sợ bị nhiễm trùng. Thực tế là vết thƣơng của bạn đã tự lành. Lại lấy ví dụ tai nạn giao thông bạn bị gãy chân, có bác sĩ nào giúp bạn gắn đoạn gẫy lại và bạn lập tức có thể đi bộ về nhà? Có phải là bạn phải nằm điều trị dƣỡng thƣơng ở bệnh viện 3 tháng để xƣơng của bạn tự phục hồi. Ví dụ bệnh loét dạ dày (Hình 8), thành dạ dày bị khoét 1 lỗ sâu, rất đau, phải ôm bụng vào viện khám, bác sĩ cho thuốc uống. Bạn có thấy bệnh nhân nào uống thuốc xong chỗ loét đầy lên luôn không? Có phải là đều phải đợi cơ thể tự phục hồi vết loét đó mới lành lại đƣợc. Do đó, các bạn hãy nhớ kỹ, tất cả những bệnh tật thƣơng tích trên cơ thể đều do chính cơ thể các bạn tự chữa lành. Đó chính là khả năng tự phục hồi vô cùng thần kỳ mà tạo hóa ban tặng, bác sĩ chỉ giúp và hỗ trợ thêm cho quá trình tự phục hồi đó mà thôi. Ví nhƣ đoạn xƣơng bị gãy (Hình 9), hai nửa tách rời, nhƣ thế xƣơng không tự phục hồi đƣợc nên phải nhờ bác sĩ gắn hai Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 29
  30. nửa đó lại với nhau cho khớp, nhƣ vậy cơ thể mới tiến hành quá trình tự phục hồi đƣợc. Bác sĩ chỉ có thể làm đƣợc tới mức đó thôi. Hình 9: Gãy xƣơng Khả năng tự phục hồi của cơ thể thật sự rất kỳ diệu. Nó có thể tạo ra sức mạnh vô biên cho con ngƣời. Bạn tôi bị tai nạn giao thông lúc đó tôi đang ở ngoại tỉnh, chúng tôi là đôi bạn rất thân. Tôi lập tức gọi điện xem mức độ chấn thƣơng ra sao, rất nghiêm trọng. Phần da từ lông mày hất lên bị tróc ngƣợc, gãy xƣơng cổ, gãy xƣơng đòn, dập các đốt sống lƣng, gãy xƣơng đùi. Còn những vết trầy xƣớc khác thì khỏi nói. Tôi nghe xong tự nhủ, chẳng phải vụ va chạm lần này làm bạn tôi nát vụn hay sao. Vậy mà chỉ nằm viện 3 tháng, lúc ra viện nhƣ ngƣời khỏe mạnh bình thƣờng. Bạn thấy đó, khả năng tự phục hồi của cơ thể kỳ diệu đến vậy. Nói đến phục hồi tôi lại nhớ chuyện của chú ba tôi trƣớc đây. Chú ba tôi là một bác sĩ, mà là bác sĩ quân y, chú là thần tƣợng của tôi vì chuyên môn của chú rất giỏi và toàn diện. Tôi lựa chọn học ngành y là do chú ảnh hƣởng bởi vì tôi thích cảm giác đƣợc cảm ơn và tôn trọng sau mỗi lần chú tôi giúp ngƣời bệnh trị khỏi, thậm chí họ còn mang trứng gà biếu chú. Khi đó tôi thấy làm bác sĩ thật thích, còn đƣợc ăn trứng gà miễn phí nữa chứ. Suy nghĩ lúc bé đến giờ nghĩ lại tôi thấy nực cƣời vì cho đến tận bây giờ làm trong ngành y bao nhiêu năm tôi vẫn chƣa từng đƣợc ăn trứng gà miễn phí. Ngày nay bác sĩ không còn là ngành nghề tốt nữa rồi, tôi khuyên các bạn đừng cho con cháu mình, bạn bè ngƣời thân mình làm bác sĩ vì tôi có những minh chứng sau. Bạn nghĩ mà xem, có ai vui vẻ hớn hở đến khám bác sĩ không hay chỉ khi nhăn nhó đau đớn khó chịu trong ngƣời mới tìm đến bác sĩ? Hiếm lắm mới có ngƣời vui vẻ hân hoan đến gặp bác sĩ, nhƣng họ lại là những bệnh nhân tâm thần. Ví dụ ngày hôm nay bạn rất vui vẻ, lúc nào trên môi cũng cƣời tủm tỉm, vậy khi gặp một bệnh nhân rất nhiều vấn đề, sắc mặt ngƣời bệnh thì nhợt nhạt đau khổ, xin hỏi bạn có cƣời đƣợc nữa không? Có phải chẳng mấy chốc mặt bạn cũng đau khổ theo bệnh nhân? Ngày nào bác sĩ cũng gặp những gƣơng mặt u sầu khổ sở của ngƣời bệnh, thử hỏi mặt bác sĩ có vui tƣơi đƣợc không? Tinh thần của bác sĩ có phấn chấn đƣợc không? Tôi biết rất nhiều ngƣời ao ƣớc cho con cái mình học ngành y ra làm bác sĩ, nhƣng tôi thấy thực tế làm bác sĩ chẳng ổn chút nào. Lại hỏi bạn khi có ngƣời bệnh nôn ọe ra đất, phản ứng của bạn ra sao? Có phải là hai chữ “ghê ngƣời” không? Tại sao lại ghê ngƣời, vì bạn là ngƣời nhìn tận mắt cảnh tƣợng đó, dạ dày bạn sẽ bị kích thích. Bác sĩ khổ nhất là nhìn bên này có ngƣời bệnh nôn ói, ngoái đầu sang bên cạnh cũng có ngƣời nôn ói, thử hỏi dạ dày của bác sĩ sao chịu đựng nổi? Nên tôi thấy ngày nay làm bác sĩ không sƣớng Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 30
  31. bằng làm MC đám cƣới, gặp ai cũng tƣơi cƣời hớn hở, hiếm lắm mới gặp phải những giọt nƣớc mắt, nhƣng đó là những giọt nƣớc mắt cảm ơn hoặc sung sƣớng. Những giọt nƣớc mắt đó giúp thanh lọc tâm hồn chúng ta. Những gì ngƣời ta nói và nghe đƣợc trong đám cƣới đều là những điều tốt đẹp, rất có lợi cho sức khỏe chúng ta. Chú ba tôi chuyên môn y thuật rất giỏi, điều này có liên quan đến quá trình chú trải qua trong quân y. Lúc đầu chú chỉ là một y tá chuyên hỗ trợ bác sĩ thay băng, tiêm thuốc cho bệnh nhân, đây là những công việc cơ bản nhất trong một bệnh viện. Sau này chú tôi học lên đại học y, chú học cả Tây y lẫn Đông y, nên sau khi học xong chú tôi làm qua rất nhiều chuyên khoa khác nhau, giờ hỏi bệnh gì, khoa gì chú tôi biết hết. Chú vốn học ngành nội khoa, nhƣng lại rất am hiểu cách điều trị nhi khoa và sản khoa, duy nhất chƣa làm khoa ngoại. Vậy mà khi chú về hƣu lại mở phòng khám phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ, chú làm rất đẹp, bạn bảo có tài không? Cả họ nhà tôi duy nhất mình tôi ngoan cố chứ ai cũng bị chú sửa mắt một mí thành hai mí hết. Và cũng năm đó, chú tôi mắc bệnh nặng khi làm ở khoa lây, căn bệnh này có liên quan đến khoa chú đang công tác, đó là bệnh viêm gan cấp tính thể nặng. Bạn đã nghe thấy căn bệnh này bao giờ chƣa? Hiếm lắm, thƣờng chỉ nói viêm gan B mà thôi. Mức độ nguy hiểm của viêm gan B so với viêm gan cấp tính thể nặng giống nhƣ bạn đem súng đọ với xe tăng vậy, mức độ khác hẳn nhau. Viêm gan cấp tính thể nặng là một dạng vô cùng nguy hiểm, có nhiều từ để diễn tả mức độ nghiêm trọng của nó nhƣ “viêm gan bộc phát”, Khi bệnh này phát tác, tỷ lệ tế bào gan đã chết lên đến 60-70%, số tế bào còn lại chỉ là nửa sống sửa chết mà thôi. Chắc bạn đã từng nhìn gan lợn, có phải là nó có hình dạng rõ ràng. Nhƣng gan của ngƣời bệnh viêm gan cấp tính thể nặng khi đặt lên đĩa nó nhão nhoét, có màu vàng trong và chẳng có hình khối gì cả. Điều này chứng tỏ các tế bào gan đã chết. 10 ngƣời mắc bệnh này thì có tới 9 ngƣời tử vong trong vòng 2 tuần khi phát hiện bệnh. Những bệnh nhân qua đƣợc giai đoạn này thì cũng bị chuyển sang xơ gan trong vòng 2 năm, và xơ gan cũng dẫn đến tử vong. Chú tôi mắc phải bệnh này, ngay sau đó chú hôn mê. Chú là bác sĩ cốt cán của bệnh viện, rất đƣợc cán bộ y bác sĩ tôn trọng. Bệnh viện đã lập ra một tổ chuyên môn để điều trị cho chú tôi. Sau bao nỗ lực của các y bác sĩ chú tôi tỉnh lại sau 1 tuần. Khi tỉnh lại biết mình mắc bệnh gì, chú tôi hàng ngày tự điều trị, tự lập đơn thuốc cho bản thân bao gồm cả Tây y và Đông y, sau 3 tháng, sức khỏe chú tôi đã qua cơn nguy kịch và có thể xuất viện. Nhƣng đây mới chỉ là giai đoạn 1, còn giai đoạn 2 nữa, đó là sau khi bị viêm gan cấp tính, tiến triển tiếp theo của bệnh sẽ là xơ gan. Do vậy sau khi ra viện chú tôi rất chú ý chăm sóc là gan, chú biết béo phì sẽ tăng áp lực cho gan, không tốt cho việc gan phục hồi nên ông đã rất tích cực giảm béo. Chú tôi khác với rất nhiều ngƣời cứ nói đến giảm cân là nhịn ăn đến mức mặt xanh nanh vàng, sắc diện nhợt nhạt, trí nhớ giảm sút, ngƣời không ra ngƣời, ma không ra ma. Ông chủ động vào thƣ viện tìm sách liên quan đến giảm cân lành mạnh, ông rất hiểu cuộc sống này cần phải để tri thức dẫn đƣờng. Chú tôi đã tự tìm đƣợc cách giảm cân và ông áp dụng cũng nhƣ cải tiến hàng ngày cho phù hợp. Cuối cùng ông đã đúc kết ra đƣợc phƣơng pháp giảm cân hiệu quả. Bạn thấy chú tôi giỏi không? Ông còn đem bài giảm cân này chia sẻ giúp ngƣời khác giảm béo. Trong mắt tôi chú là ngƣời giảm cân hiệu quả số 1 mà tôi từng gặp. Lúc đó rất nhiều đài truyền hình của Thiên Tân, Bắc Kinh, Trịnh Châu hợp tác với chú tôi để mở lớp giảm cân. Chú tôi giảm cân để bảo vệ gan, ngoài việc đều Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 31
  32. đặn sử dụng thuốc uống ra ông còn có kế hoạch tập thể thao rất kiên trì, mỗi ngày đi bao nhiêu mét đƣờng bộ, matxa bao lâu ở vùng gan để giúp gan phục hồi. Cứ nhƣ vậy sau thời gian đỉều trị, bảo vệ gan, đến năm 2007 chú tôi đi kiểm tra lại, khi siêu âm gan thật bất ngờ, lá gan của chú tôi không một vết tổn thƣơng, thậm chí không một chút gan nhiễm mỡ. Điều này không chỉ nói lên rằng y thuật của chú tôi cao mà có còn phản ánh khả năng tự phục hồi kỳ diệu của cơ thể. Bạn nghĩ xem, cứ cho là y thuật chú tôi giỏi, nhƣng bao nhiêu tế bào gan bị chết đi nhƣ vậy, chỉ có lá gan tự nó ngày ngày phục hồi mọc lại mới đƣợc thế, đúng không? Đây chính là sự thần kỳ của quá trình cơ thể tự phục hồi giúp cơ thể lành bệnh, và đây cũng là một y thuật siêu phàm, bởi lẽ quá trình điều trị cho ra kết quả quá hoàn hảo, nhƣ thể chƣa từng mắc phải căn bệnh này vậy. Hình 10: Hình ảnh xƣơng quai hàm gắn lại sau khi bị cắt bỏ Tứ Xuyên có một vị bác sĩ mà tôi vô cùng khâm phục, ông rất già và nhiều sáng tạo, ông là bác sĩ khoa xƣơng khớp. Nhƣng ông không vừa lòng với những gì hiện có, ông thấy công việc hiện tại chẳng có chút gì là tạo dựng một sự nghiệp mới, do vậy ông tìm đến một ngƣời bạn là chủ trang trại nuôi gà để nhờ giúp. Ngƣời bạn chủ trang trại không biết có thể giúp đƣợc gì cho bác sĩ vì ở trang trại ngoài gà ra cũng vẫn chỉ có gà mà thôi. Vị bác sĩ này xin lấy gà để làm thí nghiệm, trƣớc tiên làm gãy xƣơng đùi của gà, sau đó ghép lại để xƣơng gà tự gắn kết. Quan sát quá trình đó xong, bác sĩ sẽ lại nghiên cứu để tìm cách làm thế nào cho xƣơng gà có thể nối liền lại nhanh hơn. Tiếp sau đó, ông sẽ nghiên cứu tiếp làm thế nào để xƣơng gà bị gãy một khúc rồi vẫn mọc lại dài nhƣ bình thƣờng. Và ông cứ nghiên cứu nhƣ vậy, sau vài năm ông phát minh ra loại dƣợc liệu có thể giúp phục hồi cho xƣơng bị gãy. Loại dƣợc liệu này vô cùng hiệu quả. Ví dụ bạn bị một khối u ở xƣơng quai hàm (Hình 10), chỉ còn cách cắt bỏ mới khỏi đƣợc. Nhƣng một khi đã cắt đi thì xƣơng quai hàm coi nhƣ không còn tác dụng, ăn thức ăn không nhai đƣợc. Nếu nhƣ trƣớc đây y học sẽ thiết kế một miếng inox để lắp vào chỗ cắt bỏ, nhƣng quả thực là vẫn rất khó cử động vì nó không phải là xƣơng quai hàm thật. Ấy vậy mà sử dụng loại nguyên liệu do vị bác sĩ này nghiên cứu ra hiệu quả rất tuyệt vời. Ông dùng nguyên liệu của mình nắn thành đoạn xƣơng đã cắt bỏ sau đó ghép khít vào đoạn nối giữa hai mảnh xƣơng quai hàm. Hai đầu xƣơng quai hàm sẽ có xu hƣớng mọc về phía miếng nguyên liệu nhân tạo mà bác sĩ đã ghép vào giữa và xƣơng mọc đến đâu nó sẽ tiêu hóa nguyên liệu nhân tạo đến đó. Cuối cùng cả một xƣơng quai hàm mới đƣợc mọc ra một cách hoàn chỉnh. Sự sáng tạo của vị bác sĩ này Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 32
  33. có thể nói vô cùng vĩ đại, vả đáng nói hơn nữa đó là khả năng cơ thể tự phục hồi cũng thật là vĩ đại. Và việc dùng khả năng vĩ đại này của con ngƣời để giúp loài ngƣời trị bệnh là hƣớng đi hoàn mỹ nhất cho nền khoa học của toàn nhân loại. 3. Sai rồi, cơ thể người cần nguyên liệu Khả năng phục hồi của cơ thể có thật sự thần kỳ nhƣ vậy không? Có thể nói không có gì là không thể. Tất cả những tổn thƣơng trong cơ thể thông qua quá trình phục hồi đều có thể điều trị khỏi với tốc độ rất nhanh. Nhƣng nhƣ vậy lại rất mâu thuẫn vì nếu khả năng phục hồi thần kỳ nhƣ vậy, không gì không thể và lúc nào bất cứ đâu cũng xảy ra quá trình phục hồi vậy thì con ngƣời lẽ ra sẽ không thể mắc bệnh đƣợc, thế giới này sẽ không có bệnh nhân, bạn thấy đúng không? Lẽ ra là cứ có tổn thƣơng sẽ có phục hồi, vậy sao lại có nhiều ngƣời mắc bệnh đến thế? Thậm chí trong viện bệnh nhân còn không đủ giƣờng để nằm, phải nằm la liệt ở hành lang, cầu thang, mà bệnh mắc phải ngày càng kỳ lạ, các chứng bệnh giờ ngày càng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Lấy ví dụ bạn sẽ dễ hiểu hơn. Giả dụ có ngƣời chuyên sửa chữa tƣờng nhà giỏi nhất thế giới, chƣa có kiểu tƣờng nào anh ta chƣa sửa qua, hơn nữa bức tƣờng do anh ta sửa sẽ khiến bạn không thể nhận ra vốn dĩ vết rạn hỏng nằm ở đâu. Thế nhƣng đến khi tới nhà bạn giúp bạn sửa tƣờng thì anh ta bó tay, mặc dù tƣờng nhà bạn chẳng có gì quá đặc biệt cả. Theo bạn nguyên nhân do đâu? Tôi nghĩ nguyên nhân chỉ có một, đó là bạn chƣa chuẩn bị tốt gạch và vữa cho anh ta sửa. Nguyên lý rất đơn giản đó là trên thế giới này chẳng có cái gì sửa chữa mà không cần đến nguyên liệu. Bạn thử nghĩ xem, bàn hỏng lấy gì để sửa? Khẳng định bạn trả lời là dùng gỗ. Tại sao? Vì bàn đƣợc làm từ gỗ. Còn tƣờng mà hỏng thì phải có gạch vữa để sửa, bởi vì tƣờng đƣợc xây từ gạch vữa. Do vậy, trên thế giới này, bất kỳ cái gì hỏng phải sửa thì đều phải lấy nguyên liệu làm ra vật đó để chữa. Đây là chân lý, là quy luật không bao giờ thay đổi. Vì thế mà chƣa thấy ai hỏng xe đạp, mất một con ốc mà chỉ cần dí ngón tay vào trong xe là xe chạy cả. Con ngƣời rất thông minh, khi bị hỏng hóc cái gì là biết dùng nguyên liệu nào để sửa. Nhƣng đứng dƣới góc độ năng lực phục hồi của cơ thể và nhìn từ góc độ dinh dƣỡng học thì con ngƣời đã phạm phải sai lầm ngu xuẩn nhất, đó là khi cơ thể chúng ta hỏng thì lại chẳng biết dùng nguyên liệu gì để sửa. Dùng thuốc ƣ? Cơ thể con ngƣời đâu có cấu tạo từ thuốc. Sửa chữa nhƣ vậy không hợp lý, và không thể thành công đƣợc. Do vậy mà ngày nay có rất nhiều bệnh không chữa đƣợc, ví dụ nhƣ viêm dạ dày mãn tính, chữa trị hàng chục năm trời không khỏi. Tổn thƣơng -> Phục hồi -> Nguyên liệu -> Chất dinh dƣỡng Hình 11: Quy luật tuần hoàn để phục hồi cơ thể Vậy bạn đƣợc cấu tạo từ đâu? Từ chất đạm, chất béo, chất đƣờng, vitamin, khoáng chất và nƣớc với một số thành phần khác. Do vậy khi cơ thể bạn hỏng điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến và sử dụng đến là những nguyên liệu nêu trên. Những nguyên liệu trên đƣợc gọi là chất dinh dƣỡng. Các chất dinh dƣỡng đƣợc cơ thể hấp thu và cũng Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 33
  34. tham gia quá trình cấu tạo nên các vật chất trong cơ thể. Nói đến đây bạn cũng hình dung đƣợc hàng ngày chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình nhƣ thế nào, đó là quá trình: tổn thƣơng -> phục hồi -> nguyên liệu -> chất dinh dƣỡng (Hình 11). Tổn thƣơng xảy ra ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào thì phục hồi cũng xảy ra ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào, hơn nữa muốn đạt đƣợc hiệu quả phục hồi đẹp nhất thì cần phải có đủ nguyên liệu, đó là chất dinh dƣỡng. Tuy rằng quá trình phục hồi từ tổn thƣơng -> phục hồi -> nguyên liệu -> chất dinh dƣỡng vẻn vẹn chi có 9 chữ nhƣng nó bao hàm một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cần chúng ta suy nghĩ và ngộ ra. Nó chính là linh hồn của y học và dinh dƣỡng học, là cái gốc của nền y học dinh dƣỡng. a) Chất dinh dƣỡng là dùng để trị bệnh Chất dinh dƣỡng không thể trị đƣợc bệnh, đó là quan niệm nhận thức vô cùng phổ biến của mọi ngƣời. Thậm chí đại đa số bác sĩ và kể cả các cán bộ ngành y tế vẫn giữ quan niệm đó. Điều này có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến 3 điều sau: thứ nhất, chúng ta đã bỏ không ít tiền để mua những sản phẩm bổ trợ cho sức khỏe nhƣ sữa ong chúa, cao ngựa, yến sào, trong những dịp viếng thăm ngƣời bệnh, ngƣời già hay dùng làm quà biếu. Tôi cũng chƣa thấy ai ăn những thứ này xong thì khỏi bệnh cả. Hơn nữa nguyên nhân là do cũng chẳng biết mua gì để biếu nên mua những thứ này có vẻ ổn hơn, sang hơn, dù sao thì cũng là những đồ bổ chứa nhiều dinh dƣỡng, về lý thuyết những thứ trên rất tốt, nhƣng nguyên nhân dẫn đến hiệu quả mà nó mang lại không cao thì rất nhiều và rất phức tạp, ví nhƣ hàng có thật không, giá có bị đội lên không? Từ khâu chọn nguyên liệu đến quá trình sản xuất ra thành phẩm, bạn đừng nghĩ để làm ra đƣợc một sản phẩm bổ dƣỡng nhƣ vậy rất đơn giản, bởi lẽ trong quá trình sản xuất các dƣỡng chất rất dễ bị mất đi hoặc bị phá hủy, giảm tác dụng. Thứ hai, tôi thấy nhiều ngƣời mua những thứ đắt tiền nhƣ nhân sâm, đông trùng hạ thảo để biếu bố mẹ hay ngƣời già để tăng cƣờng sức khỏe. Thực tế thì chẳng mấy khi chúng ta thấy tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng. Nói về tác dụng của các đồ bổ, tôi có một phần phân tích cụ thể ở chƣơng sau. Thứ ba, những kiến thức về dinh dƣỡng chúng ta học ở trƣờng lớp chƣa đạt đến trình độ của y học dinh dƣỡng. Chúng ta chƣa ý thức đƣợc dinh dƣỡng là yếu tố chủ đạo trong việc điều trị bệnh và duy trì sức khỏe tối ƣu chứ không phải chỉ ở vai trò hỗ trợ điều trị nhƣ quan niệm hiện tại của nhiều ngƣời. Thực ra hiện tƣợng này không phải chỉ tồn tại Trung Quốc, mà trên khắp thế giới trình độ dinh dƣỡng học cũng tƣơng tự vậy thôi. Tôi cho rằng đây là điều đáng buồn cho sự phát triển của ngành dinh dƣỡng học hiện đại. Vậy thì dinh dƣỡng có trị đƣợc bệnh hay không? Rất đơn giản, các chất xơ, vitamin B, C, canxi, sắt đều đang đƣợc sử dụng trong các bệnh viện. Không trị đƣợc bệnh sao bệnh viện vẫn kê cho uống? Chúng ta vẫn thƣờng nghe bạn bè nói dinh dƣỡng không thể trị đƣợc bệnh, chỉ có thể nói là hỗ trợ giai đoạn giả khỏe mạnh mà thôi. Nhƣ đã thảo luận ở phần trên, giả khỏe mạnh chính là giai đoạn đầu của bệnh tật. Nếu bạn thừa nhận phải chỉnh lại quan niệm giả khỏe mạnh, có nghĩa là bạn thừa nhận dinh dƣỡng có thể chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu. Vậy giai đoạn cuối của bệnh có thể chữa đƣợc không? Vẫn lấy ví dụ về bệnh mạch vành, nếu bạn có thể dùng dinh dƣỡng làm giảm 40% phần tắc nghẽn trong lòng mạch (đây chính là thời điểm mà chúng ta gọi là giả khỏe mạnh), bạn có cho rằng 70% bị tắc nghẽn vẫn có thể chữa trị đƣợc (lúc này xuất hiện triệu chứng bệnh lâm sàng, ngƣời bệnh cảm nhận đƣợc và bệnh bắt đầu phát tác)? Chắc chắn là có thể chữa đƣợc vì giữa 40% và 70% chỉ là lƣợng ít nhiều mà thôi Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 34
  35. chứ về bản chất thì nhƣ nhau. Do vậy để xử lý 70% tắc nghẽn cần thời gian lâu hơn xử lý 40% tắc nghẽn. Có thể nói dinh dƣỡng không chỉ ăn chơi, mà nó có thể trị đƣợc bệnh và bất kỳ đâu bất kỳ lúc nào dinh dƣỡng cũng đang duy trì sức khỏe tối ƣu cho chúng ta. Và khẳng định thêm cũng chỉ có dinh dƣỡng mới làm đƣợc điều này. Nguyên lý trị bệnh của dinh dƣỡng là cung cấp nguyên liệu cho cơ thể. Cơ thể dùng những dinh dƣỡng này thông qua khả năng phục hồi của nó sẽ giúp cơ thể làm lành tất cả những nơi bị tổn thƣơng. Tổn thƣơng chính là bệnh tật, vì tổn thƣơng cũng phân ra làm 2 loại tổn thƣơng cấp tính và tổn thƣơng mãn tính. Vì lẽ đó bệnh tật cũng chia làm 2 loại là bệnh cấp tính và bệnh mãn tính. b) Chất dinh dƣỡng có thể trị những bệnh gì? Từ góc độ lý thuyết của y học dinh dƣỡng mà nói thì dinh dƣỡng có thể trị tất cả các loại bệnh, đây chính là điểm mà mọi ngƣời thƣờng không lý giải nổi. Có ngƣời nói: “Anh bảo dinh dƣỡng trị đƣợc bách bệnh là hồ đồ, điều này không thể”. Thực tế thì nguyên lý rất giản đơn, vì dinh dƣỡng là nguyên liệu sẽ phát huy tác dụng sau khi trải qua quá trình phục hồi của cơ thể, hơn nữa con ngƣời lại đƣợc tạo ra bởi các chất nhƣ chất đạm, chất béo, chất đƣờng, vitamin, khoáng chất và nƣớc. Đầu của bạn cũng tạo bởi dinh dƣỡng, chân của bạn cũng tạo nên nhờ dinh dƣỡng, gan của bạn cũng vậy, dạ dày của bạn cũng đƣợc tạo nên nhờ dinh dƣỡng. Chính vì thế mà bạn bị tổn thƣơng ở đâu thì đều cần phải có dinh dƣỡng để chữa lành. Kết luận: dinh dƣỡng có thể trị đƣợc tất cả các bệnh lý trên cơ thể bạn, thậm chí hiệu quả điều trị lại rất cao. Có một lần có khoảng gần 10 ngƣời đến khám bệnh chỗ tôi, tôi cũng rất nhanh chóng kê đơn thuốc điều trị cho họ. Chẳng lâu sau, một vài ngƣời quay lại với vẻ mặt tức giận hỏi tôi tạo sao họ mắc các bệnh khác nhau nhƣng lại kê đơn thuốc giống nhau. Tôi nói, chẳng có cách nào khác, ai bảo các anh đều là ngƣời. Nếu các anh là tƣờng, tôi sẽ đi lấy gạch giúp các anh chữa lành. Hơn nữa, ăn dinh dƣỡng rất tiết kiệm chi phí, ăn một miếng có lợi cho cả cơ thể, đồng thời hiệu quả trị bệnh cũng rất cao. Nó sẽ giúp cơ thể anh phục hồi và chữa lành tất cả các bộ phận bi tổn thƣơng. Bà Trần đã 60 tuổi, đầy bệnh trên ngƣời, khi bà miêu tả các bệnh lý của bà tôi có cảm giác hình nhƣ cơ thể này chẳng có chỗ nào là không bệnh. Nào là bệnh tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thƣờng xuyên đau đầu, chóng mặt, thiếu máu cơ tim, cao huyết áp. Ngoài ra còn bị béo phì, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiểu đƣờng, mất ngủ, đau nhức cổ, vai, lƣng, chân do bị gai xƣơng. Bệnh tiểu đƣờng của bà rất nặng, mỗi ngày phải dùng 42 đơn vị insulin. Sau khoảng 1 tuần dùng dinh dƣỡng, lƣợng insulin bà dùng đã hạ xuống còn 22 đơn vị. Sau 2 tuần sử dụng, các triệu chứng bệnh lý của bà đều có chuyển biến tốt hơn rất nhiều. 4. Tại sao ngày nay y học lại bó tay với các bệnh mãn tính? Quá trình phát tác bệnh mãn tính không phải là đơn giản, nó là biểu hiện bên ngoài của sự thất bại trong quá trình phục hồi của cơ thể. Khả năng phục hồi của cơ thể không dễ dàng đầu hàng hay từ bỏ nhiệm vụ của nó. Tất nhiên, khi chỗ nào đó trên cơ thể bị tổn thƣơng thì cơ thể sẽ ngay lập tức tiến hành phục hồi, mà bệnh mãn tính là quá trình cơ thể đang không ngừng phục hồi những chỗ bị tổn thƣơng. Phục hồi xong lại bị tổn thƣơng, tổn thƣơng rồi lại phục hồi quá trình đó cứ lặp đi lặp lại nhƣ vậy. Nói theo cách thông thƣờng là chỗ nào hỏng rồi, tu sửa nó lại vẫn hỏng tiếp. Trong quá trình Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 35
  36. sửa chữa này, cơ thể sẽ vận động tất cả các nguồn dinh dƣỡng vốn có ở các nơi trên cơ thể đến chỗ bị tổn thƣơng để tiến hành phục hồi. Cơ thể ngƣời rất kỳ lạ, việc nó thích làm nhất là lấy tƣờng phía đông để sửa cho tƣờng phía tây, nhƣng trƣớc khi lấy phải đƣợc tƣờng phía đông cho phép, có lấy đi ít nguyên liệu cũng không sao. Nhƣng đến ngày nào đó tƣờng phía đông không còn nguyên liệu thƣa nào để lấy nữa, bản chất là có thể điều động dinh dƣỡng cũng phải dừng lại vì hết nguyên liệu. Anh thợ phục hồi lúc này đành phải bó tay đứng nhìn những tổn thƣơng đang diễn ra cho dù năng lực phục hồi của anh vẫn rất phong độ bản lĩnh. Từ quá trình trên chúng ta thấy rõ bệnh mãn tính không chỉ liên quan đến một bộ phận nào đó trên cơ thể mà nó còn liên quan đến rất nhiều thậm chí là toàn bộ các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Bởi lẽ trong quá trình phát bệnh, cơ thể đã huy động nguồn dinh dƣỡng từ khắp mọi nơi. Ví dụ bệnh viêm dạ dày mãn tính, bạn có cho là bệnh chỉ liên quan đến dạ dày thôi không? Viêm dạ dày mãn tính đƣơng nhiên sẽ liên quan đến dạ dày, nhƣng nó cũng sẽ lên đới với chức năng gan. Nhóm ngƣời nào dễ bị viêm dạ dày? Ngƣời hay cáu giận, nóng vội, chấp nhặt hoặc áp lực công việc cao. Ngƣời bị viêm dạ dày thƣờng ngủ không ngon, và ngƣời ngủ không ngon cũng dễ bị viêm dạ dày. Điều này có nghĩa là bệnh viêm dạ dày cũng có liên quan đến hệ thần kinh. Nếu tìm nữa bạn sẽ thấy rất nhiều tổ chức trong cơ thể có liên quan đến các bệnh mãn tính. Kết luận rằng viêm dạ dày mãn tính không chỉ liên quan đến dạ dày mà đó còn là hệ quả của sự rối loạn chức năng các tổ chức, các hệ trong cơ thể, và chỉ là biểu hiện sự rối loạn chức năng của các tổ chức đó tác động trên 1 bộ phận cơ thể mà thôi. Các bệnh mãn tính của loài ngƣời là biều hiện sự rối loạn chức năng của các tổ chức khác nhau tác động trên 1 bộ phận cơ thể. Cũng có thể nói bệnh mãn tính là vấn đề của các tổ chức, các hệ cơ quan trong cơ thể. Một căn bệnh phát sinh không phải do các rối loạn chức năng của nhiều tổ chức tạo thành mà là do rối loạn chức năng của một tổ chức tạo thành. Và bác sĩ cũng chẳng giải quyết đƣợc vấn đề này. Bình thƣờng chúng ta hay gặp phải vấn đề về hệ thống. Hệ thống ở đây nghĩa là khả năng tổng hợp các nhiệm vụ đƣợc hoàn thành độc lập của các bộ phận trong cơ thể. Ví dụ một chiếc máy vi tính là hệ thống. Trong quá trình sử dụng bị đơ máy, có nghĩa là hệ thống đang rối loạn. Bạn sẽ làm gì? Bạn chỉ cần nháy vào nút khởi động lại. Quá trình khởi động lại để làm gì? Để giúp hệ thống tự tiến hành phục hồi, nó sẽ phát hiện ra chỗ nào gặp vấn đề, lúc trƣớc bị chết máy ở đâu. Sau khi tìm đƣợc nguyên nhân, nó sẽ tự xử lý. Bạn chắc chƣa bao giờ thấy ai đang dùng máy tính bị đơ máy là vội vàng dỡ máy ra kiểm tra xem hỏng ở đâu để sửa, đúng không? Bệnh tật phát sinh cũng với nguyên lý nhƣ vậy, đó là hệ thống bị rối loạn chức năng, nếu chỉ nhờ bác sĩ không thôi thì không thể chỉnh lý đƣợc sự rối loạn này. Duy nhất một cách có thể phục hồi là để hệ thống tự nó chữa lành. Hơn nữa, khả năng phục hồi của cơ thể hoàn toàn có thể làm đƣợc điều này. Tại sao bác sĩ không thể giải quyết đƣợc vấn đề rồi loạn chức năng của hệ thống? Không phải vì bác sĩ dốt mà vì tác dụng của thuốc với cơ thể con ngƣời. Ngày nay, y học luôn muốn xen vào các sự việc bên trong hệ thống. Thuốc không có tác dụng lên toàn hệ thống tổ chức cơ quan nhƣng lại có tác dụng rất cao lên một điểm tổn thƣơng nhất định trong cơ thể. Thuốc tác dụng trực tiếp lên một vị trí tại một tế bào nào đó trong tổ chức cơ quan cơ thể, ví dụ một enzyme nào đó trong tuyến hạch, hoặc một enzyme nào đó trong màng tế bào, hoặc phân tử nào đó trong tế bào Phân tử cấu tạo Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 36
  37. nên tế bào, tế bào cấu tạo nên cơ quan, cơ quan cấu tạo nên hệ thống. Do vậy xét về góc độ phân tử và góc độ hệ thống thì bình diện ảnh hƣởng khác nhau rất nhiều. Vốn là vấn đề của hệ thống, còn thuốc lại chỉ có tác dụng lên một điểm nào đó trong hệ thống mà thôi. Hơn nữa các điểm trong 1 hệ thống thậm chí là toàn bộ hệ thống đều rất hỗn loạn, do vậy mà thuốc không thể xử lý đƣợc vấn đề rối loạn chức năng của cả hệ thống. Ví dụ, một hệ thống rối loạn có thể do hàng nghìn các phản ứng xảy ra bị chậm lại hoặc thậm chí bị dừng lại. Nhƣng thuốc thì chỉ có tác dụng lên một đến hai phản ứng mà thôi. Vậy vấn đề của hệ thống giải quyết nhƣ thế nào? Vấn đề hệ thống nhất định phải giải quyết trên phƣơng diện hệ thống. Chỉ có khả năng phục hồi của cơ thể mới làm đƣợc điều này. Ví dụ viêm dạ dày vốn là hậu quả rối loạn chức năng của hơn một hệ thống, nhƣng bác sĩ lại chỉ kê đơn thuốc trị mỗi cái dạ dày chứ không cho phƣơng án giải quyết rồi loạn chức năng của cả hệ thống. Do vậy bệnh viêm dạ dày trở thành bệnh rất khó chữa trị. Nếu có chữa thì cũng phải chữa mấy chục năm, chữa cho đến khi bị ung thƣ dạ dày thì hết thời gian chữa trị viêm dạ dày. Khi chung ta có hƣớng giải quyết đúng đắn, tức là chúng ta đã cho cơ thể phát huy khả năng tự phục hồi của nó. Bệnh nhân viêm dạ dày từ lúc bắt đầu điều trị cho đến lúc các triệu chứng lâm sàng không còn nữa vẻn vẹn chỉ mất 2 tuần. Cho dù lịch sử phát triển của y học đã lên tới mấy nghìn năm nhƣng nhận biết của chúng ta về cơ thể còn rất ít, thậm chí còn có những hiểu biết rất ấu trĩ. Ví dụ, tại sao khi con ngƣời lo lắng bất an thì rất dễ bị lở mép? Tại sao khi con ngƣời giận dữ lại dễ bị đau răng hoặc sƣng lợi? Cơ thể ngƣời quả thật vô cùng kỳ diệu. Từ khả năng tự phục hồi của cơ thể ta có thể hiểu đƣợc một vài điều trong đó. Bạn nghĩ xem tại sao các cơ quan bộ phận lại biết chúng phải có hình dạng nhƣ ngày nay mắc dù chúng đâu biết phải mọc ra hình dạng nhƣ thế nào? Giống nhƣ xây ngôi nhà phải có bản thiết kế vậy. Cơ thể ngƣời cũng cần phải có “bản thiết kế” nhƣ thế. Nếu không làm sao mà gan lại có hình dạng nhƣ vậy, mà lại còn biết khi to đến mức độ nào thì dừng không to ra nữa. Nhƣng “bản đồ thiết kế” của toàn bộ cơ quan bộ phận cơ thể nằm ở đâu? Chúng ta vẫn chƣa biết! Nhƣng khái niệm này vô cùng quan trọng, bởi vì phục hồi cũng cần phải có “bản thiết kế”. Kết quả phục hồi tốt nhất là tái tạo lại tế bào đã bị tổn thƣơng hoặc đã chết đi đƣợc nguyên vẹn nhƣ ban đầu. Nếu nhƣ không tái tạo đƣợc nhƣ ban đầu thì cơ thể sẽ đành phải chuyển sang phƣơng án khác, đó là làm xơ hóa. Dù cho xơ hóa nhƣng các cơ quan vẫn cố gắng tự phục hồi để có đƣợc hình dạng nhƣ ban đầu. Đây là một hiện tƣợng rất đặc biệt của cơ thể. Phục hồi đƣợc xét trên 2 phƣơng diện: một là phục hồi theo tiêu chuẩn của các tổ chức đó chính là nội dung tôi vừa đề cập ở trên, tức là thông qua quá trình phục hồi này các cơ quan bộ phận sẽ đƣợc tái tạo trở lại với trạng thái và hình dạng nhƣ ban đầu. Hai là phục hồi theo tiêu chuẩn của tế bào. Tế bào cũng là một hệ thống nó cũng có khả năng tự phục hồi. Ví dụ gan nhiễm mỡ tức là lƣợng mỡ trong tế bào gan bị nhiều quá mức khiến hình thành nên các hạt mỡ. Thông qua quá trình phục hồi có thể làm biến mất các hạt mỡ trong tế bào gan khiến gan trở lại chức năng bình thƣờng. Phục hồi tế bào cũng cần phải có “bản thiết kế” và bản thiết kế này nằm ở đâu? Có lẽ sẽ nhiều ngƣời cho rằng nó nằm trong vỏ tế bào. Tôi cũng đồng ý với họ. Nhƣng tôi phải nói thêm rằng thực tế không đơn giản nhƣ vậy. Khả năng phục hồi của tế bào còn thể hiện ở khả nàng tái tạo của nó. Thông qua việc tế bào đƣợc tái tạo, các chỗ tổn thƣơng trong tổ chức và cơ quan sẽ đƣợc phục hồi theo. Do vậy tế bào tái tạo cũng sẽ tham gia vào quá trình phục hồi của tổ chức. Nói tóm lại, mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta phải có hình dạng nhƣ thế nào cơ thể là Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 37
  38. ngƣời biết rõ nhất. Bộ phận nào trên cơ thể có bất thƣờng, cơ thể bạn là ngƣời biết rõ nhất. Hơn thế nữa cơ thể còn biết điều chỉnh những chỗ bất thƣờng đó trở về trạng thái bình thƣờng. Nhƣng để làm đƣợc điều đó, bạn phải cung cấp đủ nguyên liệu cho cơ thể, đó chính là chất dinh dƣỡng. 5. Đừng làm hệ thống thêm rối loạn Nhƣ thảo luận ở trên, mỗi một căn bệnh phát ra đều là hệ quả sự rối loạn chức năng giữa các hệ thống. Nếu là vấn đề của hệ thống thì chỉ còn cách nhờ cậy khả năng tự phục hồi của cơ thể mới giải quyết đƣợc. Có nghĩa là vấn đề thuộc về hệ thống thì phải dùng phƣơng pháp của hệ thống mới xử lý đƣợc. Ngày nay, các phƣơng pháp y học hiện đại không những không giúp cho hệ thống từ rối loạn chức năng trở lại bình thƣờng mà còn làm cho nó rối loạn hơn. Ví dụ vấn đề kinh nguyệt của chị em đến ngày vẫn chƣa thấy, bệnh viện lại dùng Progesterone điều trị. Kinh nguyệt không thấy điều này chí ít cũng cho thấy bệnh nhân bị rối loạn nội tiết và có thể kèm theo sự rối loạn chức năng của các hệ khác nhƣ tiêu hóa (chức năng gan kém), hệ thần kinh (áp lực tinh thần lớn, quá tức giận hoặc trầm cảm). Trong trƣờng hợp này nếu sử dụng thêm testoids (androgen) hay progesterone thì càng làm cho hệ nội tiết của ngƣời bệnh bị rối loạn và ảnh hƣởng đến các cơ quan hệ thống khác nhƣ tuyến nội tiết, tuyến thƣợng thận, buồng trứng khiến hệ nội tiết càng bị rối loạn hơn. Cho dù cố dùng progesterone để có kinh thì đấy cũng chỉ là trạng thái giả mà thôi, không duy trì lâu đƣợc. Khi đó progesterone thất bại, hệ nội tiết càng bị rối loạn hơn. Hoặc ví dụ khác: cơ thể bị nổi ban đỏ do rối loạn hệ thống, đừng nói là không phải do thiếu nội tiết tố gây ra. Nếu nguyên nhân do nội tiết tố thì phải tìm rõ hormone Adrenocorticotropic đƣợc sản sinh ra trong quá trình tuyến thƣợng thận làm việc chứ không phải lấy hormone này từ nguồn bên ngoài cơ thể. Bởi lẽ nếu sử dụng hormone từ bên ngoài thì sẽ hạn chế khả năng tự tiết ra hormone của tuyến thƣợng thận. Ví dụ nhƣ thế này trong các biểu hiện lâm sàng thì kể không xuể. Từ ví dụ trên ta mới thấy con đƣờng y học dinh dƣỡng quả thật là con đƣờng vô cùng đúng đắn, hơn nữa lại giúp cho quá trình điều trị bệnh trở nên đơn giản hơn nhiều. Cơ thể vốn có sẵn khả năng tự phục hồi, chúng ta không phải lo lắng xem cơ thể phục hồi nhƣ thế nào. Chỉ cần chúng ta cho cơ thể đủ nguyên liệu, bệnh tật sẽ đƣợc chữa khỏi. Nếu giữ cách nhìn đó thì y học dinh dƣỡng quả lá đơn giản. Nó có thể đơn giản tới mức bạn chẳng phải lo nghĩ gì, chỉ cần chăm chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho cơ thể là đƣợc. Ngƣợc lại, y học dinh dƣỡng cũng vô cùng phức tạp và uyên thâm, uyên thâm tới mức độ nào? Cơ thể con ngƣời phức tạp và kỳ diệu đến đâu thì nó cũng phức tạp và kỳ diệu nhƣ vậy. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 38