Động lực nghiên cứu và triển khai (R&D) của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại các trường đại học Việt Nam: Các mô hình lý thuyết và gợi ý giải pháp

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2850
Bạn đang xem tài liệu "Động lực nghiên cứu và triển khai (R&D) của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại các trường đại học Việt Nam: Các mô hình lý thuyết và gợi ý giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdong_luc_nghien_cuu_va_trien_khai_rd_cua_doi_ngu_can_bo_khoa.pdf

Nội dung text: Động lực nghiên cứu và triển khai (R&D) của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại các trường đại học Việt Nam: Các mô hình lý thuyết và gợi ý giải pháp

  1. ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM: CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP * Trần Thị Kim Nhung - Nguyễn Thành Độ 1 TÓM TẮT: Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) là hoạt động quan trọng trong quá trình đổi mới và sáng tạo. Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào cả. Do đặc thù phức tạp của các hoạt động R&D nên những nghiên cứu về động lực làm việc trong lĩnh vực này càng trở thành chủ đề được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Các nghiên cứu sử dụng các mô hình lý thuyết khác nhau, có nghiên cứu sử dụng một lý thuyết độc lập nhưng cũng có những nghiên cứu kết hợp giữa các lý thuyết khác nhau. Các lý thuyết này có thể hỗ trợ và bổ sung để đưa ra một mô hình phù hợp nhất. Vì vậy, bài viết đã đề xuất mô hình nghiên cứu từ sự kết hợp giữa lý thuyết kỳ vọng của Vroom, lý thuyết về sự tự tin và lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB). Kết quả đã chỉ ra các yếu tố kỳ vọng (E), phương tiện (I), trị số giá trị phần thưởng (V), nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức (POS) ảnh hưởng đến động lực thực hiện R&D của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đó, bài viết cũng gợi ý các biện pháp tạo động lực thực hiện R&D cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam. Từ khóa: Mô hình nghiên cứu động lực, nghiên cứu và triển khai (R&D), lý thuyết kỳ vọng, lý thuyết sự tự tin, lý thuyết hành vi có hoạch định. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu và triển khai (R&D) là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách hệ thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới (Hoàng Văn Tuyên, 2016). Hoạt động R&D có thể được thực hiện trực tiếp trong các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và tại các trường đại học. Hoạt động R&D trong các trường đại học gắn chặt với hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ khoa học. Hoạt động R&D bao gồm nhiều hoạt động bên trong nhưng trung tâm là việc nảy sinh ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng. Không chỉ xuất phát từ thực tế mà đôi khi các ý tưởng lại xuất phát từ quá trình nghiên cứu khoa học. Các ý tưởng nảy sinh đấy phải được củng cố lại trên cơ sở lý thuyết và tổng kết lại bằng các quy trình để tiếp tục thực hiện việc kỹ nghệ hóa. Đây là quá trình bắt đầu đưa những ý tưởng trong lý thuyết vào thực tế và ứng dụng để tiến hành sản xuất ra sản phẩm. Vì thế, hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học trở nên vô cùng quan trọng để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhưng thực tế cho thấy động lực thực hiện R&D của cán bộ khoa học tại các trường đại học ở Việt Nam những năm gần đây còn thấp và luôn có nhiều sự thay đổi (Trần Thị Kim Nhung và cộng sự, 2015). * Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Tác giả nhận phản hồi: Trần Thị Kim Nhung: 0915191582, Email: nhungtk. neu@gmail.com
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 711 Nghiên cứu về động lực có thể tiếp cận theo các cách khác nhau. Nhiều nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận theo nhu cầu như nghiên cứu của Hoàng Thị Huệ (2012) đã phân tích năm mức thang nhu cầu của Maslow tác động đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Các yếu tố đam mê nghề nghiệp, năng lực giảng dạy, tương tác với sinh viên, quan hệ đồng nghiệp, lương thưởng, sự công nhận của xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên (Phạm Thị Minh Lý và Đào Thanh Nguyệt Nga, 2015). Dưới góc độ tiếp cận động lực theo quá trình nhận thức của con người như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung (2014) dựa vào lý thuyết về đặc điểm công việc và sự công bằng trong tổ chức để xem xét ảnh hưởng lên động lực làm việc của giảng viên. Và một trong những lý thuyết dưới góc độ tiếp cận theo quá trình được ưa thích nhất trong các nghiên cứu về động lực làm việc là lý thuyết kỳ vọng (Chiang và Jang, 2008). Thay vì chỉ đơn giản giải thích điều gì sẽ thúc đẩy giảng viên như các lý thuyết về nhu cầu của Maslow, Alderfer, Herzberg, và McClelland, các lý thuyết về động lực theo quá trình xác định động cơ thúc đẩy như thế nào (Nguyen Thao Ngoc, 2015). Các lý thuyết về quá trình là những mô hình của quá trình ra quyết định mà các cá nhân thực hiện để xác định liệu họ có động lực để theo đuổi một hoạt động nhất định và duy trì một nỗ lực nhất định? Để nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của cán bộ khoa học công nghệ, ngoài lý thuyết kỳ vọng của Vroom, các tác giả đã sử dụng nhiều lý thuyết khác như lý thuyết về sự tự tin, thuyết hành vi có hoạch định (TPB-theory of planned behavior), lý thuyết về sự tự quyết, lý thuyết tăng cường của Skiner. Lý thuyết kỳ vọng về động lực làm việc, được phát triển bởi Vroom (1964), là một lý thuyết giải thích quá trình cá nhân nhận thức để đưa ra quyết định lựa chọn hành vi khác nhau. Lý thuyết kỳ vọng đã được kiểm chứng thực nghiệm (Tien, 2000; Vansteenkiste và cộng sự, 2005) và là một trong những lý thuyết về động lực được sử dụng phổ biến nhất (Campbell và Pritchard, 1976; Heneman và Schwab, 1972; Mitchell và Biglan, 1971). Giả thuyết trung tâm của lý thuyết kỳ vọng là con người lựa chọn hành vi dựa trên sự tính toán để đạt được kết quả mong muốn (Porter và Lawler, 1969; Vroom, 1964). Thuyết kỳ vọng cung cấp một khung lý thuyết chung để đánh giá, giải thích, về hành vi của con người trong việc ra quyết định hành động (Chen và Lou, 2002). Tuy nhiên, Mitchell (1974) cho rằng tính hợp lý của các thành phần của lý thuyết kỳ vọng vẫn còn chưa được rõ. Các kết quả của phương pháp phân tích của Van Eerde và Thierry (1996) cho rằng mô hình của Vroom có sự biến đổi đa dạng các thành phần cấu trúc của mô hình. Lý thuyết về hành vi có hoạch định (TPB) cũng đưa ra môt khung lý thuyết chung để giải thích ý định thực hiện hành vi của con người. Ngoài ra, lý thuyết sự tự tin cho thấy sự tự tin là một yếu tố tác động đến động lực thực hiện hành vi, cách làm cho con người tăng sự tự tin bản thân cũng là yếu tố làm tăng động lực làm việc của con người. Trên cơ sở nhận thấy những điểm tương đồng giữa ba lý thuyết là lý thuyết kỳ vọng của Vroom, lý thuyết về sự tự tin và thuyết hành vi có hoạch định trong nghiên cứu của Moore (2003) tác giả đã phát triển và đề xuất mô hình nghiên cứu về động lực thực hiện R&D của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ. Trên cơ sở đó cũng gợi ý cách vận dụng để tối đa hóa giá trị của các yếu tố trong mô hình nhằm tăng cường động lực thực hiện R&D của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tại các trường đại học ở Việt Nam. 2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 2.1. Thuyết kỳ vòng của Vroom (1964) Lý thuyết kỳ vọng đã được công nhận là một trong những khái niệm hoá về động lực cá nhân rõ nhất (Ferris, 1997). Các mô hình kỳ vọng là những lời giải thích nhận thức về hành vi của con người làm cho con người hoạt động, suy nghĩ, tiên đoán trong điều kiện môi trường của mình. Họ liên tục đánh giá kết quả hành vi của mình và đánh giá một cách chủ quan về khả năng mỗi hành động có thể sẽ dẫn đến kết quả khác nhau.
  3. 712 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Một trong những ứng dụng đầu tiên của lý thuyết kỳ vọng là nghiên cứu về động lực làm việc trong nghiên cứu của Georgopoulos, Mahoney và Jones (1957). Vroom (1964) đã mở rộng lý thuyết kỳ vọng bao gồm các mô hình đã được sử dụng để dự đoán nhiều biến quan trọng như nỗ lực công việc và hiệu suất công việc (Georgopoulos và cộng sự, 1957; Vroom, 1964; Galbraith và Cummings, 1967; Lawler & Porter, 1967; Hackman & Porter, 1968; Graen, 1969; Gavin, 1970); mức độ hài lòng với công việc (Vroom, 1964; Porter & Lawler, 1968; Graen, 1969); động lực làm việc (Campbell và cộng sự, 1970); lựa chọn nghề nghiệp (Vroom, 1964). Lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) được xây dựng dựa trên bốn giả định sau: Thứ nhất, mỗi cá nhân có những kỳ vọng về nhu cầu, động lực và những trải nghiệm trong quá khứ khác nhau. Thứ hai, hành vi của mỗi cá nhân là kết quả của sự lựa chọn dựa trên sự tính toán của họ. Thứ ba, mỗi người lại có những mong muốn khác nhau ví dụ như có người mong muốn thu nhập cao, có người muốn thăng tiến, có người muốn sự thử thách, Cuối cùng là con người sẽ đưa ra quyết định nhằm tối ưu hóa sự lựa chọn theo tính toán của cá nhân. Một cách lập luận khác là để động viên một người, nỗ lực, kết quả thực hiện công việc và phần thưởng phải được liên kết với nhau. Trong mô hình này, nhân viên không làm việc tích cực không phải đơn giản chỉ vì nhu cầu chưa được đáp ứng mà thay vào đó, họ là những người có lý trí có niềm tin, có nhận thức, và ước tính được xác suất lợi ích của họ. Victor Vroom gợi ý rằng một cá nhân sẽ hành động theo cách nhất định dựa trên niềm tin (kỳ vọng) rằng hành vi đó sẽ nhận được một phần thưởng mong muốn (có giá trị với bản thân) một khi hành động đã được hoàn thành (kết quả của việc hoàn thành công việc trở thành phương tiện để có được phần thưởng), được mô tả trong Hình 1 Hình 1: Học thuyết kỳ vọng của Vroom 1 2 3 Nỗ lực cá Kết quả thực Phần thưởng Mục tiêu cá nhân hi ện công việc nhân Phương Trị số giá trị Kỳ vọng tiện Những nỗ lực cố gắng Tôi sẽ nhậ n được phần Phần thưởng đó có giúp c ủa tôi có thể đạt được thưởng gì khi đạt được tôi đạt được mục tiêu một kết quả thực hiện kết quả đó của mình không? công việc nhất định? Nguồn: Victor H Vroom (1964), Work and Motivation, New York: John Wiley & Sons 1. Mối quan hệ nỗ lực – kết quả thực hiện công việc: Đánh giá nhận thức của cá nhân khi thực hiện một hành vi với một nỗ lực nhất định sẽ dẫn đến kết quả. 2. Mối quan hệ giữa kết quả thực hiện công việc – phần thưởng: Mức độ mà mỗi cá nhân tin rằng nếu đạt được kết quả đó sẽ dẫn đến được phần thưởng mong muốn. 3. Mối quan hệ của phần thưởng – mục tiêu cá nhân: Mức độ thưởng của tổ chức đáp ứng các mục đích cá nhân hoặc nhu cầu của cá nhân và sự hấp dẫn của những phần thưởng đối với cá nhân. Đây chính là nhận thức về giá trị của những phần thưởng. Có thể khái quát học thuyết này gói gọn trong công thức sau: M = E. I. V M là động lực thúc đẩy hành vi, là một hàm của ba biến nhận thức khác nhau: kỳ vọng-expectancy (E), phương tiện-instrumentality (I), và trị số giá trị-valence (V). Vì thế mô hình này còn được gọi là mô hình VIE. Kỳ vọng (E): Kỳ vọng là niềm tin (mức độ tin tưởng) rằng làm việc chăm chỉ tăng cường nỗ lực của mình sẽ dẫn đến kết quả nhất định. Sự kỳ vọng này có thể thay đổi từ 0 nghĩa là không có chút niềm tin về
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 713 nỗ lực có thể hoàn thành công việc đến giá trị 1 nghĩa là niềm tin với nỗ lực chắc chắn sẽ hoàn thành công việc (Mitchell và Albright, 1972; Chiang và Jang, 2008). Trị số giá trị (V): Nhận thức về sự hấp dẫn của phần thưởng từ việc hoàn thành công việc. Mức độ hấp dẫn này như là mức độ hài lòng của con người với phần thưởng (Mitchell và Albright, 1972; Chiang và Jang, 2008) cho rằng biến giá trị (V) đề cập đến giá trị mà cá nhân đánh giá/gán cho phần thưởng, mức độ đánh giá phụ thuộc vào nhu cầu, mục tiêu, và sở thích của cá nhân. Một phần thưởng có tính hấp dẫn âm nếu người đó không mong muốn nhận được phần thưởng đó. Ngược lại, một phần thưởng có tính hấp dẫn dương nếu người đó mong muốn nhận được nó. Phương tiện (I): Là mức độ nhận thức của con người nếu có kết quả từ việc hoàn thành công việc sẽ nhận được phần thưởng. Chiang và Jang (2008) cho rằng phương tiện là xác suất nhận thấy rằng kết quả cao sẽ dẫn đến phần thưởng mong muốn như thăng tiến, lương, thưởng, . Phương tiện (I) là niềm tin rằng nếu một cá nhân đáp ứng kỳ vọng về kết quả (tức là một khi họ hoàn thành công việc và có được kết quả), họ sẽ nhận được phần thưởng mong muốn. Giá trị I cũng chạy từ 0 (không có niềm tin về kết quả thực hiện công việc sẽ dẫn đến được phần thưởng) đến 1 (niềm tin rằng kết quả thực hiện công việc sẽ dẫn đến phần thưởng mong muốn). Lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) cho rằng khi quyết định lựa chọn thực hiện hành vi, các cá nhân lựa chọn hành vi với động lực lớn nhất (M lớn nhất). Mitchell (1974) gợi ý rằng tính hợp lý của các thành phần của lý thuyết kỳ vọng vẫn còn nhiều tranh cãi và tính phù hợp của mô hình cần làm rõ ràng (Van Eerde và Thierry, 1996). Mitchell và Albright (1972) đã gợi ý rằng cần thêm các điều tra về mô hình động lực làm việc này để làm rõ các vấn đề: (1) cần phải làm rõ sự thay đổi của biến kỳ vọng (E), (2) Các dự đoán khi E khác giá trị 1 nghĩa là kỳ vọng về nỗ lực của các các cá nhân khác nhau về việc thành công trong thực hiện công việc là khác nhau. Mô hình kỳ vọng là những lời giải thích về nhận thức về hành vi của con người làm cho con người hoạt động, suy nghĩ, tiên đoán trong môi trường của họ. Con người liên tục đánh giá kết quả hành vi của mình và đánh giá một cách chủ quan về khả năng mỗi hành động có thể sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Học thuyết này cho rằng mức độ động lực thực hiện R&D của cán bộ khoa học công nghệ sẽ phụ thuộc vào mức độ kỳ vọng hay niềm tin rằng hoạt động R&D đó sẽ mang đến một kết quả nhất định và giá trị của kết quả đó đối với cá nhân. Do đó việc sử dụng học thuyết kỳ vọng dự báo sẽ lý giải được các mức độ động lực của mỗi cán bộ khác nhau và sự thay đổi động lực của mỗi cá nhân trong bối cảnh môi trường văn hóa Việt Nam. Các lý do này mang tính cá nhân rất cao. Nghĩa là sự nhận thức về niềm tin rằng hoạt động R&D đó sẽ mang đến một phần thưởng nhất định và giá trị của phần thưởng đó đối với cá nhân họ được dự báo sẽ điều chỉnh động lực thực hiện R&D của họ. Bối cảnh văn hóa đặc thù của Việt Nam cùng với môi trường văn hóa đang có nhiều thay đổi của các trường đại học ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến sự nhận thức về niềm tin vào khả năng bản thân để hoàn thành nhiệm vụ, niềm tin vào hệ thống các phần thưởng của tổ chức có thể nhận được và niềm tin vào giá trị và nhu cầu của cá nhân. Điều đó có nghĩa là những nhận thức này của giảng viên được dự báo sẽ điều chỉnh sự thay đổi động lực nghiên cứu khoa học của họ. 2.2. Lý thuyết sự tự tin Cùng với thuyết động lực làm việc của Vroom, thuyết sự tự tin cũng cho thấy vai trò của kỳ vọng cá nhân trong hành vi của họ. Vào cuối những năm 1970, Bandura đã nâng cao thuyết nhận thức kỳ vọng về sự tự tin (1977). Sự tự tin được định nghĩa như là nhận thức về khả năng để hoàn thành nhiệm vụ. Bandura cho rằng cá nhân lựa chọn dựa trên nhận thức về khả năng liên quan đến tình huống cụ thể. Hai sự kỳ vọng được nhắc đến
  5. 714 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA ở đây là kỳ vọng về khả năng (efficacy expectancy) và kỳ vọng vào đầu ra (outcome expectancy). Kỳ vọng về khả năng, là một khái niệm giống như kỳ vọng cá nhân (personal expectancy) như là nhận thức của cá nhân về khả năng của họ, trong khi kỳ vọng đầu ra là những đánh giá bên ngoài của yêu cầu công việc. Gecas (1989) cho rằng kỳ vọng khả năng là niềm tin về sự chiến thắng, trong khi đó kỳ vọng đầu ra là niềm tin về môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện hành vi. Trong khi Bandura tranh luận rằng hai kỳ vọng này được gộp dưới sự tự tin, có thể coi sự tự tin bao gồm kỳ vọng cá nhân và kỳ vọng đầu ra trong đó bao gồm kỳ vọng môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện hành vi và kỳ vọng về phần thưởng nhận được. Kỳ vọng đầu ra đã được những nghiên cứu khác nhau về sự tự tin, Bandura (1977) định nghĩa kỳ vọng đầu ra như một ước lượng những hành vi thực hiện sẽ dẫn đến đầu ra nào đó, như là kỳ vọng nhận được phần thưởng vì sự thực hiện thành công (kỳ vọng kết quả- phương tiện). Ví dụ như một người nào đó có thể ước tính nếu gia tăng nỗ lực mình có khả năng đăng bài quốc tế (kỳ vọng khả năng - expectancy). Việc đăng bài quốc tế thành công đó dẫn họ có thể nhận được các phần thưởng khác như phần thưởng tài chính (phương tiện). Kirsch (1985) cho rằng một người không chỉ đánh giá được khả năng của mình mà còn phải đánh giá những điều kiện hỗ trợ khác trong quá trình thực hiện hành vi là thuận lợi hay không thuận lợi. Vì thế, việc đánh giá những yêu cầu của công việc phải được nhận thức về một điều kiện môi trường tốt, hỗ trợ thuận lợi cho quá trình thực hiện công việc. Eisenberger đã xác định hỗ trợ này là nhận thức về hỗ trợ của tổ chức (POS- perceived organizational support), đề cập đến mức độ mà nhân viên tin rằng tổ chức của họ đánh giá cao những đóng góp và cảm nhận của họ và đáp ứng nhu cầu xã hội của họ. Khi nhận thức được điều này thì nhân viên sẽ có xu hướng tăng cường động lực làm việc cho tổ chức. Dựa trên nguyên tắc trao đổi xã hội, lý thuyết hỗ trợ của tổ chức cho rằng nhân viên có POS cao sẽ tìm cách đáp lại bằng cách thái độ làm việc tích cực hơn, và nỗ lực làm việc hơn (Eisenberger và cộng sự, 2011). Lý thuyết thừa nhận rằng con người làm việc dựa vào cả động lực bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, họ cũng hành động dựa trên niềm tin của bản thân mình về việc họ có thể thực hiện các hành vi cần thiết để thành công như thế nào. Do đó, theo lý thuyết sự tự tin không thể dự đoán đầy đủ nếu không xem xét đến sự tự tin của bản thân (Bailey, 1999). Ví dụ, những cán bộ khoa học công nghệ có ý thức về tự tin cá nhân cao có thể giúp duy trì những nỗ lực ngay cả trong điều kiện bất lợi và kết quả không chắc chắn và ngược lại nếu họ tự tin thấp thì trước những điều kiện bất lợi họ sẽ bị giảm động lực hoặc thậm chí không có động lực thực hiện. Có nhiều giả thuyết về động lực đã phát triển trong nhiều năm qua. Hiểu theo nghĩa của quá trình, động lực đã được mô tả là “một quá trình khơi dậy, định hướng và duy trì hành vi của con người để đạt được mục tiêu” (Greenberg và Baron, 1993, tr. 114). Đối với những người tham gia nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đặc biệt khi có các nhiệm vụ khác nữa như giảng dạy và quản lý thì sự kích thích, chỉ đạo và duy trì đủ nguồn lực cá nhân để tiến hành nghiên cứu có thể rất khó khăn. Nhiệm vụ này khó khăn nếu cá nhân giữ niềm tin rằng cá nhân không có khả năng để thực hiện R&D. Vì lý do này, sự tự tin là một chiều hướng bổ sung quan trọng để cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về đặc điểm tâm lý của các nhà nghiên cứu. Sự tự tin đã trở thành một khung lý thuyết có ảnh hưởng sâu sắc để theo dõi hành động của con người (Bailey, 1999). 2.3. Lý thuyết hành vi có hoạch định Cùng với tầm quan trọng của cá nhân, môi trường tổ chức và kỳ vọng kết quả cũng như giá trị phần thưởng, học thuyết hành vi có hoạch định (TPB)(Ajzen, 1985, 1991). TPB xác định ba biến là thành phần tác động lên ý định dẫn đến hành vi bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi như sơ đồ Hình 2.
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 715 Hình 2: Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) Thái độ Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Hành vi Nhận thức kiểm soát i hành v Nguồn: Ajzen, 1991 Thái độ đối với hành vi là mức độ một người nào đó thấy hành vi đó có lợi hay không có lợi. Chuẩn chủ quan là nhận thức được áp lực xã hội để hoàn thành hoặc không hoàn thành hành vi. Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Theo Ajzen (1991), thái độ phụ thuộc vào niềm tin về kết quả của hành vi (phương tiện) và sự đánh giá về sự mong đợi đối với kết quả (tính hấp dẫn của phần thưởng hay trị số giá trị). Một điều quan trọng là, Ajzen (1991) cũng đã nêu rằng “ chúng ta thích hướng đến những hành vi mà chúng ta tin rằng kết quả như mong đợi và chúng ta không thích hướng tới những hành vi mà kết quả không như mong ước”. Vì thế, chúng ta có thể coi như sự kết hợp thái độ giữa kỳ vọng kết quả (phương tiện) và giá trị kết quả (trị số giá trị) sẽ dẫn đến một hành vi. Trong khi đó, chuẩn mực chủ quan phụ thuộc vào niềm tin của cá nhân với sự chấp thuận hay không chấp thuận của nhóm tham khảo về hành vi, muốn nói đến niềm tin chuẩn mực, và động lực cá nhân để tuân theo với mong ước của nhóm tham khảo. Động lực để làm theo phản ánh một số lượng quan tâm của cá nhân nhóm tham khảo chấp thuận hoặc không chấp thuận hành vi đó. Tóm lại, chúng ta có thể xem như chuẩn mực chủ quan là tổng hợp của cả kỳ vọng phần thưởng-phương tiện (sự chấp thuận hay không chấp thuận của nhóm tham khảo) và giá trị gán vào phần thưởng đó. Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) là niềm tin vào sản phẩm với sự sẵn có của nguồn lực hay cơ hội để thực hiện hành vi, muốn nói đến sự kiểm soát niềm tin và nhận thức về sức mạnh của các nhân tố kiểm soát là dễ dàng hay khó khăn để thực hiện hành vi. Hai điểm quan tâm của PBC bao gồm kỳ vọng cá nhân và nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức (POS) được lập luận như ở lý thuyết sự tự tin. Vì thế một cá nhân có thể tin rằng đầu ra đặc biệt được xác định bởi hành vi của cá nhân đó – kỳ vọng cá nhân (personal expectancy), nhưng cũng có thể niềm tin rằng đầu ra bị hạn chế bởi tình huống nào đó – nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức (POS) tạo điều kiện thuận lợi cho sự thực hiện hay là nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức. 3. MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC THỰC HIỆN R&D CỦA CÁN BỘ KHOA HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm công việc của cán bộ khoa học trong các trường đại học ở Việt Nam Như tên gọi đã lột tả, cán bộ khoa học công nghệ là những người làm việc trong lĩnh vực khoa học & công nghệ. Công việc thông thường của cán bộ khoa học công nghệ hay các nhà khoa học tại các viện, các
  7. 716 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA trường đại học chủ yếu là giảng dạy và nghiên cứu khoa học; ngoài ra, nhà khoa học còn kiêm nhiệm công tác quản lý (Huỳnh Trường Huy, 2015). Trong phạm vi của bài viết chỉ tập trung nghiên cứu động lực của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai (R&D). Nghiên cứu khoa học có thể được coi là quá trình tìm kiếm, quan sát và phân tích các bằng chứng để phát hiện ra những hiểu biết mới về bản chất các hiện tượng, sự vật trong thế giới tự nhiên và xã hội, cũng như về các mối quan hệ giữa chúng, phục vụ sự tiến bộ của con người (Doãn Hoàng Minh, 2013). Nguyễn Văn Thắng (2015) đã định nghĩa nghiên cứu khoa học là quá trình “quan sát” hiện tượng nhằm phát triển tri thức mới. Theo định nghĩa này có một số điểm cơ bản sau mục tiêu của nghiên cứu là phát triển tri thức mới chính là mở rộng hiểu biết của chúng ta về các quy luật cuộc sống; “Tầm” của đề tài khoa học phụ thuộc vào tính mới của tri thức và thông tin do công trình mang lại; quá trình “quan sát hiện tượng” chính là quá trình thực hiện công việc nghiên cứu trong đó quy luật mới được xây dựng và kiểm chứng dựa trên bằng chứng thực tế. Công nghệ là việc ứng dụng các tri thức khoa học vào trong thực tiễn. Hoạt động R&D bao gồm cả nghiên cứu khoa học tạo ra tri thức mới và giai đoạn đầu chuyển những tri thức mới thành công nghệ. Bất kỳ nghiên cứu học thuật nào được tạo ra bởi các giảng viên góp phần tạo ra tri thức mới về các quy luật hiện tượng được xem là nghiên cứu khoa học của giảng viên (Creswell, J 1986, Lertputtarak, 2008, tr 22). Ví dụ như đề xuất nghiên cứu có liên quan đến một khoản tài trợ như đề tài nghiên cứu khoa học các cấp hay các chương trình, dự án; một ấn bản đăng tải trên tạp chí có phản biện hoặc không có phản biện; báo cáo nghiên cứu; sách chuyên khảo, sách giáo khoa hoặc tham gia biên soạn một chương sách, bài viết trên tạp chí, hội thảo; các sáng chế, sản phẩm hữu ích; hướng dẫn học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học (Creswell, 1986, trích Lertputtarak, 2008, tr.22). Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên được Lertputtarak (2008) định nghĩa là bất kỳ hoạt động học thuật nào mà giảng viên thực hiện khi tiến hành nghiên cứu như xác định vấn đề nghiên cứu, thực hiện tìm kiếm tài liệu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu hoặc viết báo cáo khoa học. Như vậy có thể thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên có thể thể hiện dưới các hình thức sau: (i) thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; (ii) xuất bản các công trình nghiên cứu; (iii) các phát minh, sáng chế, sản phẩm hữu ích; (iv) biên soạn sách, giáo trình; (v) hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thông thường, đa số các nhà nghiên cứu có sự thống nhất và chọn số lượng công trình khoa học được xuất bản như là tiêu chí đo lường kết quả nghiên cứu khoa học (trong số đó như Yu Xie & Shauman, 1998; Nakhaie, 2002; Toutkoushian và cộng sự., 2003; Symonds và cộng sự, 2006) (Trích Huỳnh trường Huy, 2015). Vì vậy, hoạt động R&D của đội ngũ cán bộ khoa học trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay bao gồm một số hoạt động chính sau: Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học; viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, viết các chuyên đề, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học; hướng dẫn sinh viên, học viên nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu. Đặc biệt, những người làm khoa học phải gắn chặt với công nghệ, có nghĩa là phải biết biến những kiến thức lý thuyết vừa khám phá phá được (tri thức mới) thành sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn. Đó chính là bước khởi đầu vô cùng quan trọng của hoạt động đổi mới công nghệ, đó là việc cải tiến đáng kể các sản phẩm, quy trình sản xuất, phương thức tổ chức, phương thức marketing mới. Vì thế hoạt động R&D cũng là một loại hình hoạt động rất đặc thù, đòi hỏi ở người thực hiện phải có năng lực nghiên cứu và triển khai để ứng dụng vào thực tiễn. Đây là công việc không phải dành cho mọi người vì không phải ai cũng có khả năng nghiên cứu và triển khai. Ngoài khả năng nghiên cứu còn cần sự kiên trì, bền bỉ theo đuổi vì bản chất hoạt động nghiên cứu khoa học có tính thách thức cao. Nên để tiến hành hoạt động R&D thành công trong các trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào động lực của người làm khoa học.
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 717 3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu động lực thực hiện R&D của của cán bộ khoa học Từ những lập luận ở trên, Bảng 1 dưới đây tổng hợp bốn thành phần từ học thuyết kỳ vọng của Vroom, học thuyết sự tự tin và lý thuyết hành vi có hoạch định. Kỳ vọng, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức, phương tiện, trị số giá trị được thấy rõ ràng từ ba học thuyết. Thái độ được biết đến khi phân biệt với kỳ vọng sự hỗ trợ của tổ chức hay chính là nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức (POS). Theo học thuyết kỳ vọng của Vroom về động lực làm việc và thuyết sự tự tin, việc đưa nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức là cần thiết để tìm ra ảnh hưởng của sự tự nhận thức cá nhân về sự hỗ trợ của tổ chức như thế nào trong việc đạt được sự thành công của mục tiêu. Bảng 1: So sánh các biến giữa các học thuyết kỳ vọng của Vroom, lý thuyết sự tự tin và lý thuyết hành vi có hoạch định Kỳ vọng (E) Nhận thức về sự Phương tiện Trị số giá trị (V) hỗ trợ của tổ chức (I) (POS) Thuyết kỳ vọng của Nỗ lực để hoàn Bao gồm trong E Sự hoàn thành công Giá trị của phần Vroom thành công việc (E) việc sẽ dẫn đến thưởng phần thưởng Thuyết sự tự tin Sự tự tin cá nhân Bao gồm trong Kỳ vọng phần Phần thưởng mong trong sự tự tin cá thưởng đợi nhân. Thuyết hành vi có Nhận thức kiểm Chuẩn chủ quan Niềm tin vào hành Niềm tin vào giá hoạch định soát hành vi (bên và nhận thức kiểm vi, chuẩn chủ quan trị (thuận lợi hay trong) soát hành vi (bên và động lực để tiến không thuận lợi) ngoài) hành Nguồn: Tổng hợp của tác giả Dựa trên sự tương đồng giữa lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964), lý thuyết sự tự tin và lý thuyết hành vi có hoạch định, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về động lực ở Hình 4. Hình 4: Mô hình nghiên cứu động lực thực hiện R&D NhậnKỳ th vọngức sự hỗ trợ của tổ chức Nhận Kthứcỳ vọ vềng hỗ trợ của tổ chức ĐộngĐỘ lựcNG thực LỰ C PhươngPhương tiện tiện thhiệnực hi R&Dện R&D Trị số Trgiáị strịố phần giá tr thưởng:ị Nguồn: Tổng hợp của tác giả - Kỳ vọng: Là sự đánh giá cá nhân về khả năng cần thiết để hoàn thành công việc với môi trường không đổi hay chính là niềm tin tạm thời của cá nhân về khả năng của mình để hoàn thành công việc. Kỳ
  9. 718 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA vọng được xem như ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái động lực. Khi một cá nhân tin rằng mình thiếu những kỹ năng và khả năng để tiến hành hành vi thì cá nhân đó sẽ thiếu động lực để thực hiện. - Nhận thức về hỗ trợ của tổ chức (POS), đề cập đến mức độ mà nhân viên tin rằng tổ chức của họ đánh giá cao những đóng góp và cảm nhận của họ và đáp ứng nhu cầu xã hội của họ. Khi nhận thức được điều này thì nhân viên sẽ có xu hướng tăng cường động lực làm việc cho tổ chức. - Phương tiện: Là ước tính cá nhân về khả năng có thể nhận được phần thưởng từ kết quả của sự thực hiện công việc. Kết quả của sự thực hiện công việc được xem như ảnh hưởng đến kỳ vọng phần thưởng. - Trị số giá trị phần thưởng: Là giá trị mà cá nhân gán cho phần thưởng hay chính là mức độ hấp dẫn và tầm quan trọng của phần thưởng đối với cá nhân có thể đạt được từ kết quả thực hiện công việc. Một phần thưởng có tính hấp dẫn nếu cá nhân có mong muốn nhận được phần thưởng đó. Điều này cho thấy việc đánh giá phần thưởng là hấp dẫn hay không hấp dẫn lại phụ thuộc vào từng cá nhân. 4. MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC THỰC HIỆN R&D CHO CÁN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Đối với mỗi cá nhân người làm khoa học, việc tạo động lực cho bản thân giống như việc tìm được “điểm tựa” giúp chúng ta hoàn thành các mục tiêu trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất. Còn với tư cách là nhà quản lý trong các viện và các trường đại học, việc tạo động lực cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ như là “điểm tựa” giúp đẩy được tổ chức mình tiến xa so với đối thủ cạnh tranh và tạo ra sự phát triển cho nền khoa học và công nghệ nước nhà, đồng thời cũng là bước khởi điểm để phát triển môi trường đổi mới sáng tạo. Theo mô hình đề xuất, muốn tạo động lực cho cán bộ khoa học công nghệ, nhà quản lý phải tối đa hoa các giá trị tác động đến động lực, đó là kỳ vọng cá nhân, nhận thức về hỗ trợ của tổ chức, phương tiện và trị số giá trị . - Đầu tiên là phương tiện: Nhà quản lý cần làm rõ mối quan hệ giữa kết quả và phần thưởng. Nhà nghiên cứu cần nhận thức được công việc này mang lại những phần thưởng gì cho mình. Để làm được điều này, nhà quản lý cần gắn chặt chẽ công tác đánh giá thực hiện công việc với các phần thưởng như các quyết định nhân sự như thăng tiến, đào tạo, lương, thưởng, Trong tổ chức cần có những quy định rõ ràng, minh bạch về các phần thưởng mà họ sẽ được nhận tương xứng so với các kết quả họ đạt được. Ở Việt Nam, một trong những phần thưởng là việc phong hàm Phó Giáo sư hay Giáo sư hay thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các trường đại học lên giảng viên chính (hạng II) hay giảng viên cao cấp (hạng I). Việc thăng hạng thường dựa trên việc tính điểm từ các ấn phẩm nghiên cứu khoa học được xuất bản, bằng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích hay các giải thưởng về khoa học được công nhận. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc thăng hạng luôn là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của giảng viên (Cargile và Bublitz, 1986, Hadjinicola và Soteriou, 2006; Hu and Gill, 2000, Tien, 2000). Fox (1985) gợi ý rằng các cơ sở giáo dục đại học ảnh hưởng đến hành vi nghiên cứu của giảng viên thông qua việc vận dụng các hình thức thăng hạng. Trong nghiên cứu định tính của Ruscio (1987), một nghiên cứu viên đã bình luận về các ấn phẩm nghiên cứu: “ một phần hai đến ba phần tư những sản phẩm của tôi công bố là để thăng hạng”. Ngoài ra còn rất nhiều các phần thưởng bên trong và bên ngoài khác như lương, thưởng, sự phát triển, sự công nhận, sự thách thức, niềm vui đã được đề cập trong nghiên cứu của Trần Thị Kim Nhung (2018a,b). - Thứ hai là giá trị của phần thưởng: Nhà quản lý cần đưa ra các phần thưởng có tính hấp dẫn cao đối với cán bộ khoa học khi muốn tạo động lực cho họ. Phần thưởng mà nhà quản lý đưa ra cần có quan hệ chặt chẽ với những gì mà họ đang mong muốn. Giá trị hay tầm quan trọng của phần thưởng mà họ đánh giá chưa
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 719 chắc đã tương ứng với giá của phần thưởng vì phần thưởng này hấp dẫn như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề cá nhân, thái độ, tính cách, nhu cầu của mỗi cá nhân. Như vậy nhà quản lý cần hiểu rõ nhân viên của mình đang muốn gì tại từng thời điểm. Nếu một người giảng viên không muốn thăng hạng, họ sẽ không tiến hành nghiên cứu và công bố ấn phẩm. Điều này giống như kết quả của Tien (2000), những người chú trọng hơn vào việc thăng hạng sẽ công bố, sáng chế, đưa ra nhiều giải pháp hữu ích nhiều hơn những người không quan tâm đến việc thăng hạng. - Thứ ba là kỳ vọng: Nhà nghiên cứu cần có niềm tin về khả năng của bản thân đối với các dự án nghiên cứu của mình. Muốn thế nhà quản lý cần làm rõ mối quan hệ giữa nỗ lực và kết quả thực hiện công việc. Họ cần biết được họ phải nỗ lực thực hiện như nào để đạt được kết quả đó. Dó đó các trường đại học hay các viện nghiên cứu cần tạo các chỉ dẫn giúp họ nghiên cứu hiệu quả nhất thông qua các khóa đào tạo về phương pháp nghiên cứu, hội thảo hoặc tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm trên các tạp chí uy tín, Do đó nhà quản lý phải làm như thế nào để giúp nhân viên đạt được sự tự tin cao trong nghiên cứu khoa học? Theo Bandura (1997), cách quan trọng nhất để tăng sự tự tin là có trải nghiệm, có nghĩa là đạt được các kinh nghiệm, trải nghiệm với công việc nghiên cứu của mình. Do đó, nhà trường và các viện nghiên cứu phải tạo nhiều cơ hội hơn nữa để các giảng viên, nghiên cứu viên được tham gia và làm chủ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Thứ hai là làm theo bắt chước một hình mẫu nào đó. Sự bắt chước theo hình mẫu có hiệu quả khi con người cảm thấy mình có nét tương đồng với người mà họ quan sát. Thứ ba là sự thuyết phục bằng lời nói: Con người sẽ trở nên tự tin hơn vì ai đó thuyết phục họ rằng họ có đủ kĩ năng cần thiết để thành công vì thế nhà trường tích cực tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm đăng bài của các chuyên gia trong lĩnh vực để các giảng viên nhìn thấy những tấm gương sáng trong nghiên cứu khoa học để học tập và làm theo cũng là cách làm tăng thêm sự tự tin. Cuối cùng, Bandura chỉ ra rằng việc tạo ảnh hưởng tới người khác có thể tăng sự tự tin. Việc này dẫn đến một trạng thái tích cực, hưng phấn, giúp con người làm việc tốt hơn. - Thứ tư là nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức: Tổ chức cần tạo ra các điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ các phương tiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu như là những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu, học liệu, hệ thống thông tin thư viện để tìm kiếm và sử dụng tài liệu, thông tin về các yêu cầu và điều kiện đăng bài của hệ thống các tạp chí uy tín, phục vụ cho quá trình thực hiện R&D. 5. KẾT LUẬN Bài viết đã đề xuất mô hình nghiên cứu dựa vào ba lý thuyết: Lý thuyết về sự kỳ vọng của Vroom, lý thuyết sự tự tin và lý thuyết hành vi có hoạch định. Cả ba lý thuyết đều hỗ trợ, bổ sung cho nhau để giải thích cho động lực thực hiện R&D của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong các trường đại học và các viện nghiên cứu. Các yếu tố kỳ vọng, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức (POS), phương tiện và trị số giá trị là những yếu tố tác động đến động lực nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở phân tích lý thuyết, các nhà quản lý biết cách vận dụng để tối đa hóa giá trị của các yếu tố đó nhằm tạo động lực thực hiện hoạt động R&D cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tại các trường đại học. Trong tương lai nên áp dụng mô hình nghiên cứu đề xuất để phân tích dữ liệu thu thập từ các cuộc điều tra và một số nghiên cứu thực tế. Kết quả sẽ được sử dụng để kiểm nghiệm và cải thiện mô hình để gợi ý các chính sách tốt nhất nhằm tăng cường động lực nghiên cứu của cán bộ khoa học công nghệ tại các trường đại học và các viện nghiên cứu ở Việt Nam giúp thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
  11. 720 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA TÀI LIỆU THAM KHẢO Huỳnh Trường Huy, Lương Trần Thanh Thảo, Nguyễn Đức Vinh (2015), “Phân tích năng suất nghiên cứu khoa học của giảng viên nữ tại trường đại học cần thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 36, 81-91. Nguyễn Thị Dung (2015), “Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học ở Hà Nội”, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Phạm Thị Minh Lý, Đào Thanh Nguyệt Nga (2016), “Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên đại học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế & phát triển, số 223, 90-99. Nguyễn Văn Thắng (2015), Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Hoàng Văn Tuyên (2016), “Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp việt nam”, luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thị Kim Nhung, Bùi Thị Hồng Việt, Trịnh Mai Vân (2015), “Tăng cường động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ: Nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 219(II), 90-98. Trần Thị Kim Nhung (2018a), “Phần thưởng bên trong và động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học”, Tạp chí Giáo dục & xã hội, số 86(147), 64-68. Trần Thị Kim Nhung (2018b), “Phần thưởng bên ngoài và động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học”, Tạp chí Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng, số 6(03), 81-89. Ajzen, I. (1985). From intentions to actions: A theory of planned behavior (pp.11-39). Springer Berlin Heidelberg. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211. Bailey, J.G. (1999). “Academics motivation and self-efficacy for teaching and research”. Higher Education Research & Development, 18(3), 343-359. Bandura, A. (1977). Self-efficacy: toward a unifying theory of behavioral change. Psychological review, 84(2), 191-215. Campbell, J. P., & Pritchard, R. D. (1976). Motivation theory in industrial and organizational psychology In MDunnette. Handbook of industrial and organizational psychology Chicago Rand McNally. Campbell, J. P., Dunnette, M.D., Lawler, E.E & Weick, K.E, Jr., (1970), Managerial behavior performance, and effectiveness. New York: MCGraw-Hill Chen, Y., & Lou, H. (2002). Toward an Understanding of the Behavioral Intention to Use a Groupware Application. Journal of Organizational and End User Computing (JOEUC), 14, 1-16. Creswell, J 1986, Measuring faculty research performance, Jossey-Bass Inc., San Francisco. Eisenberger, R., Armeli, S., Rexwinkel, B., Lynch, P. D., & Rhoades, L. (2001). Reciprocation of Perceived Organizational Support. Journal of Applied Psychology February. Ferris, K.R.(1977). A test of the expectancy theory as motivation in an accounting environment. The Accounting Review, 52(3).605-615. Fox, M. F. (1985). Publication, performance, and reward in science and scholarship. Higher education: Handbook of theory and research, 1, 255-282. Gavin, J. F. (1970). Ability, effort and role perception as antecedents of job performance (Doctoral dissertation, ProQuest Information & Learning). Gecas, V. (1989). The social psychology of self-efficacy. Annual review of sociology, 15(1), 291-316. Georgopoulos, B. S., Mahoney, G. M., & Jones Jr, N. W. (1957). A path-goal approach to productivity. Journal of Applied Psychology, 41(6), 345-353. Graen, G. (1969). Instrumentality theory of work motivation: some experimental results and suggested modifications. Journal of applied psychology, 53(2p2), 1-25. Heneman, H. G., & Schwab, D. P. (1972). Evaluation of research on expectancy theory predictions of employee performance. Psychological Bulletin, 78(1), 1-9.
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 721 Hu, Q., & Gill, G.T. (2000). “Is faculty research productivity: Influential factors and implications”.Information Resources Management Journal, 13(2), 15-25. Lawler, E. E. (1969). 3. Job design and employee motivation. Personnel Psychology, 22(4), 426-435. Lertputtarak, S. (2008), “An Investigation of factors related to research productivityin a public university in Thailand”: A case study. Mitchell, T. R. (1974). Expectancy models of job satisfaction, occupational preference and effort: A theoretical, methodological, and empirical appraisal. Psychological Bulletin, 81(12), 1053-1077. Mitchell, T. R., & Biglan, A. (1971). Instrumentality theories: Current uses in psychology. Psychological Bulletin, 76(6), 432-454. Moore, J. B. I. (2003). Information technology infusion: A motivation approach. Nakhaie, M. R. (2002). Gender Differences in Publication among University Professors in Canada. Canadian Review of Sociology/Revue canadienne de sociologie, 39(2), 151-179. Nguyen Thao Ngoc. “Using Expectancy theory to analyze employee motivation at VILACONIC”, thesis EBBA in national economics university, 2015 Ruscio, K. P. (1987). The distinctive scholarship of the selective liberal arts college. The Journal of Higher Education, 58(2), 205-222. Tien, F.F. (2000). “To what degree does the desire for promotion motivate faculty to perform research?”. Research in Higher Education, 41(6), 723-752. Toutkoushian, R. K., Porter, S. R., Danielson, C., và Hollis, P. R. (2003). Using publications counts to measure an institution’s research productivity. Research in higher education, 44(2), 121-148. Van Eerde, W., & Thierry, H. (1996). Vroom’s expectancy models and work-related criteria: A meta-analysis. Journal of applied psychology, 81(5), 575-586. Vansteenkiste, V., Lens, W., Witte, H., & Feather, N. T. (2005). Understanding unemployed people’s job search behaviour, unemployment experience and well‐being: A comparison of expectancy‐value theory and self‐determination theory. British journal of social psychology, 44(2), 269-287. Vroom, V.H. (1964), Work and motivation, New York, Wiley, USA. Xie, Y., và Shauman, K. A. (1998). Sex differences in research productivity: New evidence about an old puzzle. American Sociological Review, 847-870.