FDI tác động đến nguồn lao động trong nước

pdf 6 trang Gia Huy 2460
Bạn đang xem tài liệu "FDI tác động đến nguồn lao động trong nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdffdi_tac_dong_den_nguon_lao_dong_trong_nuoc.pdf

Nội dung text: FDI tác động đến nguồn lao động trong nước

  1. FDI TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG NƢỚC ThS. Đặng Thu Trang Trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Tóm tắt Hiện nay, ở nước ta nguồn vốn FDI đang phát triển một cách mạnh mẽ, là đòn bẩy để phát triển nền kinh tế cũng như góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đây là một trong những yếu tố quyết định trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, Nhà nước ta cần phải có các giải pháp, các chính sách ưu đãi để thu hút được nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI này. Từ khóa: FDI, Người lao động, Đình công, Việc làm I. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FDI ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG NƢỚC 1.1. Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động Trong những năm qua, số việc làm trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI liên tục tăng lên, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho người lao động trên toàn quốc gia. Theo số liệu lưu trữ của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu tính đến cuối năm 1995 - năm cuối cùng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, cả nước mới có khoảng 210.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI, thì đến năm 2017 con số này đã là 4,5 triệu lao động, chưa kể số lượng lớn lao động gián tiếp khác trong các doanh nghiệp vệ tinh, các ngành nghề cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án FDI cũng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm. Đồng thời sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đã kéo theo sự xuất hiện và phát triển mạnh các ngành khác như kết cấu hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, từ đó cũng tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Có thể nói, vốn đầu tư FDI đã tạo cơ hội cho người dân có thêm khả năng tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm, mở thêm ngành nghề mới, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, tạo cơ hội và điều kiện cho sự hình thành và phát triển thị trường lao động. Như vậy, ngoài khả năng giải quyết việc làm cho lao động trực tiếp thì nguồn vốn FDI cũng đóng vai trò quan trọng đối với lao động gián tiếp của các thành phần kinh tế khác. Vì thế, số lượng lao động tăng thêm từ nguồn vốn FDI gia tăng đáng kể. Giải quyết được khối lượng lớn việc làm như trên không chỉ tác động lớn đến kinh tế và còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội liên quan. 1.2. Góp phần phát triển nguồn nhân lực Điều này được thể hiện đầu tiên ở việc số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI đã chuyển đổi chất lượng từ thợ thủ công sang lao động có chất lượng cao, lành nghề, có thể đảm đương các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như chuyên gia cao cấp hay cán bộ quản trị 131
  2. doanh nghiệp Nguyên nhân thứ nhất là do các cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI đòi hỏi có trình độ tay nghề cao, kỹ thuật lao động nghiêm khắc đúng với yêu cầu của lao động làm việc trong nền sản xuất hiện tại, một số lĩnh vực còn có yêu cầu với lao động đối với lực lượng, ngoại ngữ Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với sự đòi hỏi cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủ điều kiện được tuyển chọn vào làm việc tại các doanh nghiệp loại này. Hơn nữa khi các dự án đầu tư nước ngoài FDI đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng những chế độ quản lý, tổ chức, kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án có hiệu quả. Đây chính là điều kiện tốt nhất một mặt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý. Mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, các doanh nghiệp FDI cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy, dù không muốn thì các doanh nghiệp FDI cũng phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam. Năm 2017, các doanh nghiệp FDI đã đào tạo và sử dụng hơn 2,3 triệu công nhân kỹ thuật trong lắp ráp và vận hành. Từ đó, đội ngũ lao động này đã trở thành những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi, cũng có những người trở thành cán bộ quản trị giỏi và là nòng cốt trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam cũng đã thay đổi theo nguyên tắc, tác phong công nghiệp và tuân thủ văn hóa doanh nghiệp. Thậm chí một số doanh nghiệp đã đưa ra chiến lược cũng như đổ nhiều công sức, tiền của vào công cuộc đào tạo, nâng cao chất lượng và duy trì sự bền vững của nguồn nhân lực. Nổi bật trong số đó là các chương trình đào tạo kỹ thuật được Toyota Việt Nam triển khai từ năm 2000 với mục tiêu hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng đào tạo kỹ thuật, dạy nghề chuyên ngành ô tô, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, kỹ thuật viên lành nghề thông qua các mẫu xe và thiết bị kỹ thuật trực quan được cung cấp bởi Toyota. Cụ thể là từ năm 2000 đến nay, Toyota Việt Nam đã tư vấn cho 7 trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật trên cả nước về việc sửa đổi và xây dựng nội dung chương trình đào tạo, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo và trình độ chuyên môn cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo kỹ thuật Toyota (T-TEP). Toyota Việt Nam cũng dành tới gần 1 triệu USD và 8 chiếc ô tô phục vụ cho công tác đào tạo và giảng dạy tại các trường này. Qua Chương trình, Toyota có thêm nguồn lao động chất lượng, có trình độ, từ đó giải quyết được bài toán nan giải về nhân lực, đồng thời Chương trình cũng giúp sinh viên trở thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội. Đến nay, Chương trình đã đào tạo thành công gần 3.000 sinh viên, trong đó, trên 600 sinh viên đã được tuyển dụng vào làm việc tại hệ thống đại lý của Toyota Việt Nam. Có thể nói thông qua những hoạt động hỗ trợ này, công tác đào tạo và học tập tại các cơ sở giáo dục - đào tạo sẽ 132
  3. được nâng cao không chỉ về lý thuyết, mà cả hoạt động thực hành, từ đó hứa hẹn, Việt Nam sẽ đón nhận nhiều hơn nữa các thế hệ kỹ sư ô tô lành nghề trong tương lai. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn có nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật từ chuyên gia quốc tế và trong nước cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như Toyota Việt Nam đã hợp tác với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai Chương trình Monozukuri đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, những doanh nghiệp, sinh viên kỹ thuật có cơ hội tiếp cận và hiểu sâu hơn về Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và những bí quyết thành công của Toyota. Sau 16 năm triển khai, Toyota đã tổ chức thành công 47 khóa đào tạo cho 368 học viên đến từ hơn 129 doanh nghiệp và sinh viên cũng như nhận được những đánh giá tích cực về chất lượng và hiệu quả thực tiễn của chương trình. Bốn doanh nghiệp đã từng tham gia khóa học Monozukuri bao gồm: Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam, Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại LeGroup, Công ty TNHH Diesel Sông Công và Công ty TNHH Liên doanh Vĩnh Hưng. Sau khi tham gia khóa học, các doanh nghiệp đều đã và đang áp dụng Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) vào thực tế sản xuất và đạt được nhiều thành công đáng kể như cải thiện môi trường sản xuất, giảm mặt bằng và sắp xếp dòng chảy sản xuất, giúp doanh nghiệp tăng năng suất, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn lao động, giảm nhân công, giảm lãng phí, giảm tối đa lượng sản phẩm lỗi trong dây chuyền từ đó góp phần không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói sự hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI đang mang lại những tín hiệu tích cực cho chất lượng nguồn nhân lực nước ta, thể hiện đóng góp của doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. II. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG NƢỚC Bên cạnh những tác động tích cực tới vấn đề việc làm mà nguồn vốn FDI mang lại cho thì việc thu hút với một lượng vốn quá lớn trong thời gian ngắn đã tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực khó có thể kiểm soát được. Đầu tiên phải đề cập đến việc tuyển dụng một cách ồ ạt và sau một thời gian bị sa thải hàng loạt cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Quan hệ lao động chủ yếu 96% giao kết hợp đồng có thời hạn từ 1 - 3 năm và hợp đồng không xác định thời hạn. Tuy nhiên, tình hình biến động lao động là rất lớn, mặc dù lao động tăng thêm hàng năm trong doanh nghiệp FDI khoảng 10%, nhưng biên độ biến động lao động (vào - ra) trong các doanh nghiệp này lên tới 50 - 60% (tuyển vào 30 - 35%/năm - ra khỏi DN 20 - 25%/năm), thậm chí có khu vực lên tới 70%. trên 2/3 lao động đã từng thay đổi nơi làm việc ít nhất 1 lần, trong đó, 53% đã từng thay đổi nơi làm việc 2 - 3 lần, gần 10% đã từng làm ở 4 doanh nghiệp trở lên. Người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại, cường độ lao động cao, không được đóng bảo hiểm xã hội. Khi nghỉ việc tự nguyện hoặc không tự nguyện thì vấn đề tìm việc làm mới là không hề dễ dàng. 133
  4. Thứ hai quan hệ giữa người quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp FDI vẫn có những căng thẳng nhất định. Việc tạo ra quá nhiều chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thường xuyên thực hiện chế độ làm việc tăng ca, tăng giờ trong khi đó thu nhập không tương xứng với thời gian và cường độ lao động, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Điều này khiến cho rất nhiều cuộc đình công đã diễn ra. Trong 5 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 133 cuộc đình công. Đáng chú ý là đình công xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp FDI với 110/133 cuộc, chiếm 82,1%. Nguyên cuộc đình công chủ yếu về lợi ích, như chậm điều chỉnh tiền lương khi Nhà nước tăng lương tối thiểu; tiền lương giữa các loại lao động không được quy định rõ ràng, nhất là tiền lương giữa lao động giản đơn và lao độn thiện. Đây là quá trình dồn nén những bức xúc trong quan hệ lao động, khi năng suất lao động trong doanh nghiệp tăng đáng kể, nhưng trong một thời gian dài chế độ, quyền lợi của người lao động chậm được điều chỉnh tương xứng với thành quả lao động của họ và trong điều kiện vị thế của người lao động thay đổi thì nếu có yếu tố tác động họ sẵn sàng đình công để đòi quyền lợi. Vì vậy, các cuộc đình công về lợi ích liên tiếp xảy ra và có tính lan truyền. Theo phản ánh của công nhân ở nhiều doanh nghiệp FDI, tổ chức công đoàn ở nhiều doanh nghiệp này đã đứng ngoài cuộc, không bảo vệ quyền lợi người lao động. Cũng vì thế, một số cuộc đình công tuy không do tổ chức công đoàn cơ sở lãnh đạo nhưng lại được tổ chức chặt chẽ; có biểu hiện kích động, lôi kéo, xúi giục, rải tờ rơi kêu gọi người lao động tham gia đình công, có nơi còn thu tiền của người lao động để tổ chức đình công. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự xã hội, đời sống người lao động, người dân. Những mặt trái của FDI về vấn đề việc làm không có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó mà chúng ta chỉ lưu ý rằng cần phải có những chính sách, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Bởi vì mức độ thiệt hại của các doanh nghiệp FDI gây ra cho nước chủ nhà nhiều hay ít lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của quốc gia nhận đầu tư. III. GIẢI PHÁP THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI Trên cơ sở đánh giá tác động tích cực và hạn chế như trên, có thể thấy để nâng cao hiệu quả của vấn đề việc làm cho người lao động trong khu vực FDI, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, cụ thể như sau: 3.1. Nhóm giải pháp về nguồn vốn FDI Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp với thực tiễn của địa phương; đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững xã hội. 134
  5. Nhà nước cần tận dụng triệt để những cơ hội mà các dự án đầu tư FDI mang lại, đặc biệt là những dự án tỷ đô; tạo cho các dự án này có sức lan tỏa mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong nước, biến các doanh nghiệp đó trở thành những vệ tinh tạo nên sự phát triển đồng đều và bền vững; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Các cơ quan chức năng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI làm gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những công nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công nhân nước, bỏ trốn Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ, năng lực và phẩm chất; trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát hiện những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật. 3.2. Nhóm giải pháp về vấn đề việc làm trong khu vực FDI Một là, đa dạng hóa các ngành đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào việc giải quyết vấn đề thất nghiệp, cụ thể tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề cần nhiều lao động như dệt may, chế tạo linh kiện bằng cách tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, phân xưởng với quy mô lớn. Hai là, hoàn thiện cơ chế pháp lý, hướng các doanh nghiệp FDI đến mục tiêu tạo nhiều việc làm và phải đảm bảo tính ổn định của việc làm cho người lao động. Ba là, tạo nên những chuyển biến tích cực từ phía người lao động. Do nguồn vốn FDI đổ vào trong nước ngày một nhiều, do vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì thế, vấn đề cần quan tâm ở đây là cần có những biến chuyển tích cực từ phía người lao động, cụ thể là: nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần lao động để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, từ đó thu hút ngày càng lớn nguồn vốn đầu tư FDI. 3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cần đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục để chủ động về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu công nghiệp này: Một là, các đơn vị đào tạo cần nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đổi mới tư duy để thu hút các nhà đầu tư, nhân tài nhằm liên kết, liên doanh đào tạo và xây dựng mới cơ sở đào tạo, phương pháp, chương trình đào tạo đảm bảo đạt chất lượng cao; khai thác thị trường giáo dục đào tạo đầy tiềm năng này để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ cao và sức cạnh tranh cao. Hai là, khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn để có được nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về nguồn lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng bước chuyển từ lao động thủ công lạc hậu sang sử dụng lao 135
  6. động với công nghệ (phương tiện, phương pháp) tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng trí tuệ cao và gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực có sức sáng tạo với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Ưu tiên đổi mới công nghệ và công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Kết luận: Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở cửa thu hút những nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một tất yếu. Điều quan trọng là cần có cái nhìn mới về những tác động mà nguồn vốn này đem lại để góp phần giải quyết vấn đề việc làm hiệu quả, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (2006), Luật Đầu tư năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội. 3. GS.TS. Ngô Thắng Lợi (2013), Kinh tế phát triển, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 4. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Chiến (chủ biên) (2014), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 136