Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN – Những thách thức đặt ra cho ngành nông sản Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2810
Bạn đang xem tài liệu "Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN – Những thách thức đặt ra cho ngành nông sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgia_nhap_cong_dong_kinh_te_asean_nhung_thach_thuc_dat_ra_cho.pdf

Nội dung text: Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN – Những thách thức đặt ra cho ngành nông sản Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN – NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM JOINING IN ASEAN ECONOMIC COMMUNITY - THE CHALLENGES POSED TO AGRICULTURAL SECTOR VIETNAM Th.S Vũ Thị Thanh Huyền Khoa Kinh tế Luật – ĐH Thương Mại thanhhuyenvu86@gmail.com TÓM TẮT Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, tạo việc làm cho trên 70% dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn cung thực phẩm dồi dào. Trong bối cảnh hiện nay, nông nghiệp sẽ vẫn tiếp tục trở thành nội dung then chốt trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam vào cộng đồng kinh tế Asean năm 2015.Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, mô hình tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, nên đến thời điểm này đã gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đặt ra những thách thức lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam sắp chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN. Nội dung bài viết sẽ đi vào phân tích những tồn tại, yếu kém trong quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của ngành nông sản Việt Nam để làm rõ các thách thức đặt ra trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị tham gia vào cộng đồng kinh tế Asean năm 2015. Từ khóa: hội nhập, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nông nghiệp, nông sản, xuất khẩu. ABSTRACT In recent years, the agricultural sector has made great contributions to the economic development, creating jobs for over 70% of the population, contributing to poverty alleviation, creating abundant food supply. In this context, agriculture will continue to be the key content in the process of international integration of Vietnam into the Asean Economic Community in 2015. However, in recent times, the model of Vietnam agriculture’s growth is mainly based on the exploitation of natural resources and cheap labor, so up to this point it has encountered many difficulties. This poses major challenges to Vietnam's agricultural sector, particularly in the context that Vietnam is about to officially join in the ASEAN Economic Community. Contents of the article will focus on analyzing the shortcomings and weaknesses in the process of production, processing and distribution of Vietnam’s agricultural sector to clarify the challenges in the context of Vietnam's participation in community Asean Economic Community in 2015. Keywords: integration, Asean Economic Community, agriculture, agricultural products, export 1. Đặt vấn đề Trong số 12 ngành hội nhập ƣu tiên trong AEC, sản phẩm nông sản đƣợc xếp đầu tiên, điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của ngành nông sản đối với tăng trƣởng kinh tế những năm tiếp theo. Tuy nhiên, tăng trƣởng nông nghiệp và năng suất đang có xu hƣớng chững lại, tăng trƣởng GDP của nông nghiệp giảm dần từ mức bình quân 4,5% giai đoạn 1995-2000 đã xuống còn 3,8% vào giai đoạn 2000-2005, và hiện nay chỉ còn ở mức 3,4% (giai đoạn 2006-2012) – đây sẽ là một thách thức lớn cho Việt Nam nói chung với ngành nông sản nói riêng khi thời điểm chính thức gia nhập AEC năm 2015 đang tiến rất gần. 2. Giới thiệu khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN dự định sẽ đƣợc thành lập vào năm 2015. Đây là cấp hội nhập thứ 4 trong số 6 cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế. Theo dự định của các nhà lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ đƣợc thành lập vào năm 2015. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh: Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020‖, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vƣợng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ sẽ đƣợc chu chuyển tự do, 169
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG và vốn đƣợc lƣu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội đƣợc giảm bớt vào năm 2020. Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010)- Chƣơng trình Hành động Vientian- đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cƣờng năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế của ASEAN. AEC có sứ mệnh tạo dựng: i.Một thị trƣờng chung và cơ sở sản xuất thống nhất; ii.Một khu vực có sức cạnh tranh iii.Phát triển đồng đều; iv.Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thị trƣờng các nƣớc ASEAN hiện chiếm khoảng 600 triệu dân; GDP của ASEAN là 2,31 nghìn tỉ USD và tốc độ tăng trƣởng năng động vào loại bậc nhất thế giới. Trong những năm qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các nƣớc ASEAN đã có sự cải thiện. Cụ thể là, năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc ASEAN chiếm khoảng 1,18% tổng lƣợng hàng hóa nhập khẩu của các nƣớc ASEAN – năm 2012, con số tƣơng ứng là 1,42%. Hình 1. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Asean/ triệu USD (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trong 10 năm trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc ASEAN tăng liên tục, chỉ có duy nhất năm 2009 trị giá xuất khẩu hàng hóa giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu. Nếu tính riêng giai đoạn 2009 – 2012, mức tăng bình quân về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt khoảng 29%/ năm. Về nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các nƣớc ASEAN cũng có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các nƣớc ASEAN năm 2011 chiếm19,6% tổng lƣợng hàng nhập khẩu của Việt Nam và 1,68% tổng lƣợng hàng hóa xuất khẩu của ASEAN ra thế giới – tƣơng ứng năm 2012 là 18,3% và 1,66%, giảm nhẹ. Điều này càng cho thấy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN đang có sự cải thiện theo hƣớng tích cực. 170
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Hình 2. Kim ngạch NK hàng hóa của Việt Nam từ các nước Asean (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trong cơ cấu mặt hàng XNK của Việt Nam và các nƣớc ASEAN: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các nƣớc ASEAN bao gồm dầu thô; lƣơng thực; thiết bị điện, điện tử; máy móc, sắt thép, hàng thủy hải sản, Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ các nƣớc này bao gồm: dầu và các sản phẩm từ dầu; máy móc; thiết bị điện; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; Điều này có nghĩa là giữa sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam và các nƣớc ASEAN có sự tƣơng quan lớn. Điều này đặt ra cơ hội trong việc phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất trong toàn khối, đồng thời đặt ra thách thức cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn. 3. Một số khái quát về hoạt động sản xuất, thƣơng mại của ngành nông sản Việt Nam những năm gần đây 3.1. Về tình hình sản xuất Trong những năm gần đây, tăng trƣởng về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có sự biến động khá lớn. Trong giai đoạn 2005 - 2012, có 3 năm tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp ở mức thấp nhất là 2007, 2009, 2012. Đi kèm với nó là năng suất lao động trong ngành nông nghiệp biến động thất thƣờng và cũng có xu hƣớng giảm. Những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và ít biến động trong hơn 5 năm qua. Mặt khác, tăng trƣởng nông nghiệp chủ yếu dựa trên mở rộng diện tích sản xuất, sử dụng tài nguyên và sức lao động là chính, hàm lƣợng khoa học công nghệ còn thấp, ít do thị trƣờng điều khiển, hiệu quả sản xuất không cao, kém bền vững về môi trƣờng. Năng suất của lao động nông nghiệp còn rất thấp. Trong giai đoạn 2006 - 2008, theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá trị gia tăng/lao động nông nghiệp/năm của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều nƣớc trong khu vực, kể cả một số nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển hơn Việt Nam, do đó lợi nhuận của nông dân, nhất là sản xuất lúa gạo rất thấp, kém ổn định, có xu thế giảm trên một đơn vị sản phẩm. Về tổ chức sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các mô hình liên kết trong tổ chức sản xuất nông nghiệp chƣa phát triển so với yêu cầu và còn kém hiệu quả. Liên kết nông dân và doanh nghiệp còn yếu, kém bền vững. Liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ còn rất hạn chế cả về tổ chức không 171
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG gian và chuỗi ngành hàng. Tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân còn yếu, chƣa đủ sức làm cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, do vậy tính chủ thể của nông dân trong sản xuất còn hạn chế. Hình 3. Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 3.2. Về tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có bƣớc chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt (từ 78,2% năm 2000 xuống còn 71,3% năm 2012), tăng tỷ trọng chăn nuôi (từ 19,3% năm 2000 lên 26,8% năm 2012), ngành dịch vụ nông nghiệp giảm từ 2,4% năm 2000 xuống còn 1,9% năm 2012. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đang hình thành nền sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ đồng thời nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác. Tuy nhiên, xét về tổng thể, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Hình 4. Cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trong ngành trồng trọt, cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng GTSX rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm tỷ trọng GTSX cây lƣơng thực. 172
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Trong ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng GTSX chăn nuôi gia súc, giảm tỷ trọng GTSX gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt. Ngành dịch vụ nông nghiệp: đây là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu. Tham gia hoạt động dịch vụ chủ yếu là các HTX nông nghiệp ngoài ra còn có các hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia dịch vụ cung cấp vật tƣ nông nghiệp, thu mua, chế biến nông, lâm sản. Trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã phát triển về số lƣợng và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong cơ chế thị trƣờng. Ngoài dịch vụ thuỷ nông, vật tƣ kỹ thuật cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc thú y, đã xuất hiện dịch vụ làm đất, tuốt lúa, cấy thuê ở nhiều địa phƣơng. 3.3. Về tình hình xuất khẩu Nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng góp phầm đảm bảo an ninh lƣơng thực thế giới, kim ngạch và sản lƣợng xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng cao trên thế giới: Bảng 1. Tỷ trọng nông sản xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới năm 2011 Đơn vị: tấn/ USD (Nguồn: Trademap.org) Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đang chiếm vị trí khá cao trên thị trƣờng xuất khẩu nông sản thế giới nhƣ gạo, cà phê, tiêu, điều. Điều này khẳng định những thành tựu trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam thời gian qua. Đối với thị trƣờng ASEAN, vị thế của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn, đặc biệt là gạo, cà phê; các mặt hàng còn lại nhƣ hạt tiêu, điều, chè, cao su – là những mặt hàng mà Việt Nam có vị thế xuất khẩu lớn trên thế giới, tuy nhiên tại thị trƣờng ASEAN lại chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp. Điều này cho thấy cơ hội cho ngành nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu hơn vào khu vực vẫn còn rất nhiều tiềm năng lớn. 173
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 5. Sản lượng xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Bảng 2. Tỷ trọng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản Việt Nam sang thị trường Asean (Nguồn: Trademap.org) Về thị trƣờng, giá nông sản Việt Nam luôn thấp so với các nƣớc khác do chất lƣợng sản phẩm kém, hầu nhƣ còn bán nông sản thô, tổ chức dịch vụ thƣơng mại kém và không có thƣơng hiệu. Giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 50-60% giá trung bình thế giới; Việt Nam chƣa có các chuỗi ngành hàng đủ mạnh có thể cạnh tranh về thƣơng hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lƣợng. Về tỷ trọng đóng góp trong GDP: Năm 2011, ngành nông nghiệp đóng góp 20,6% trong tổng GDP cả nƣớc (năm 2000: 24,5%) và có vị trí quan trọng nhất trong việc tạo việc làm cho lao động toàn xã hội (với tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 48,7% lao động xã hội). Đây cũng là lĩnh vực duy nhất liên tục xuất siêu với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Điều này càng khẳng định vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của ngành trong nền kinh tế quốc dân. 4. Những vấn đề đặt ra cho ngành nông sản Việt Nam trong bối cảnh gia nhập AEC 4.1. Những thách thức khách quan 174
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Thứ nhất, tham gia các hiệp định thƣơng mại quốc tế và khu vực đồng nghĩa với việc thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu. Sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đƣợc hình thành, các mức thuế suất nhập khẩu sẽ đều về mức 0% trong nội khối. Việc giảm thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lƣợng hàng nhập khẩu từ các nƣớc AEC vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa. Nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong hội nhập là nông dân. Hiện tại, nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh yếu nhƣ rau quả, thức ăn, chăn nuôi sẽ là những đối tƣợng dễ bị thua trên ―sân nhà‖ nhất. Thứ hai, nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt vớihàng loạt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp kiểm dịch động thực vật và hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, Những yêu cầu từ các nhà nhập khẩu đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam phải không ngừng nâng cao tiêu chuẩn sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh và các chính sách quản lý Nhà nƣớc sẽ theo hƣớng ngày càng siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật, tăng cƣờng minh bạch hóa. Thứ ba, tham gia vào cộng đồng kinh tế Asean tạo điều kiện gắn chặt thị trƣờng trong nƣớc và khu vực. Chính vì thế, những rủi ro về thị trƣờng, giá cả thế giới cũng sẽ ảnh hƣởng mạnh mẽ hơn tới sự bất ổn của thị trƣờng trong nƣớc. Điều này đã chứng minh rất rõ qua một số cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây và đặc biệt là khủng hoảng lƣơng thực trong năm 2008 và năm 2011. Do thiếu những giải pháp và chính sách quản lý rủi ro nên các biến động về giá đầu vào và đầu ra ảnh hƣởng tiêu cực đến ngƣời sản xuất và kinh doanh Việt Nam. Bên cạnh rủi ro về thị trƣờng giá cả thì sự mất an toàn sinh học cũng là một thách thức lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào trong bối cảnh hội nhập. Với những đất nƣớc phát triển, sự kiểm soát tốt sẽ hạn chế đƣợc nguy cơ mất an toàn sinh học. Tuy nhiên ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì đây cũng là thách thức không nhỏ. 4.2. Những thách thức chủ quan Bên cạnh những thách thức mang tính khách quan, trong nội bộ ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế lớn; Nếu nhƣ chúng ta không kịp thời khắc phục, cải thiện thì những hạn chế này sẽ trở thành những thách thức lớn trong quá trình hội nhập. Cụ thể là: Thứ nhất, nền sản xuất nông nghiệp nƣớc ta với quy mô nhỏ, chi phí cao, công nghệ thấp, thiếu vốn lớn cho sản xuất nên đội giá thành sản phẩm cao và chất lƣợng thấp. Trong điều kiện tổ chức sản xuất chƣa đƣợc quy hoạch hoàn chỉnh, nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vật tƣ đầu vào nhập khẩu nên tuy khá hơn so với công nghiệp nhƣng vẫn mang bóng dáng của một nền sản xuất gia công: lấy lao động và tài nguyên thiên nhiên để đem lại thu nhập, phần khoa học công nghệ và giá trị gia tăng đóng góp còn thấp. Vì thế, sản xuất kém vững bền và hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trƣờng. Thứ hai, đầu tƣ trong ngành nông nghiệp còn thấp; kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch kém dẫn đến chất lƣợng sản phẩm kém và không đồng đều; mẫu mã sản phẩm chƣa phong phú và hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng, thƣơng hiệu và nhãn hiệu sản phẩm chƣa có hoặc có rồi lại bị tranh chấp. Thực tế, mặc dù một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm vị trí cao trên thị trƣờng thế giới, tuy nhiên, nhìn chung giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản xuất khẩu còn thấp, chủ yếu dƣới dạng xuất thô, giá trị gia tăng thấp. Thứ ba, cơ cấu nông lâm ngƣ nghiệp chuyển dịch còn chậm, công nghiệp chế biến chậm phát triển; quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở một số địa phƣơng tự phát không theo quy hoạch, có nguy cơ kém bền vững. Mặc dù trong những năm qua, cơ cấu trong nội bộ ngành đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành thủy 175
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG sản, tuy nhiên, nhìn chung ngành trồng trọt vấn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Điều này thể hiện sức cạnh tranh yếu của các ngành chăn nuôi, thủy sản và nguy cơ mất thị trƣờng ngay trên sân nhà. Thứ tư, trình độ lao động trong nông nghiệp còn thấp. Số lao động nông nghiệp đƣợc đào tạo mới chỉ đạt 6,2% trong tổng số 23,6 triệu lao động nông nghiệp, xã hội chƣa xem nông nghiệp là nghề cần đào tạo. Các ngành khác lấy nông thôn, nông dân làm thị trƣờng tiêu thụ, bổ sung nguồn nhân lực, đất đai mà không có sự đầu tƣ thích đáng để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất nông nghiệp . Thứ năm, khả năng tiếp thị, quảng cáo sản phẩm nông sản xuất khẩu còn hạn chế và thị trƣờng cho xuất khẩu không ổn định, thƣơng hiệu hàng hoá chƣa hoàn chỉnh, những kinh nghiệp tham gia thƣơng trƣờng mậu dịch tự do trên thế giới còn ít, trình độ ngoại ngữ còn yếu hơn nhiều nƣớc, những thông tin nhanh nhậy về giá cả nông sản và buôn bán trên thế giới chƣa nhiều, chƣa cập nhật đầy đủ và còn nhiều vấn đề khác nữa 5. Kết luận Trong tƣơng lai, ngành nông nghiệp sẽ vẫn là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Bất cứ một quốc gia nào trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của mình cũng đều hết sức quan tâm đến chiến lƣợc phát triển ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam đã và sẽ tham gia ngày càng chủ động, sâu sắc hơn nữa trong tiến trình hội nhập quốc tế thì ngành nông sản Việt Nam sẽ đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức lớn. Điều này đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải có chủ trƣơng, chính sách đúng đắn để tối đa hóa lợi ích của hội nhập, giảm thiểu những tác động bất lợi. Đã đến lúc phải tiến hành tái cơ cấu từ bên trong, tập trung triển khai sâu rộng tái cơ cấu ngành theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển thị trƣờng nội địa lẫn xuất khẩu, kiên quyết hƣớng vào các ngành hàng có lợi thế để dồn tài nguyên và đầu tƣ vào đó và đây sẽ là giải pháp quan trọng nhất, căn cơ nhất thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam hội nhập. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hà Văn Hội (2013), Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến thƣơng mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 44-53. [2] Nguyễn Mạnh Cƣờng (2014), Gia nhập cộng đồng kinh tế Asean: Cơ hội từ áp lực, 2014011403475472.htm, truy cập ngày 15/7/14. [3] Hà Văn Chức (2003), Nông nghiệp Việt Nam trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 11/2003. [4] Trần Kim Long (2013), Nông nghiệp - nội dung then chốt của hội nhập, noi-dung-then-chot-cua-hoi-nhap/45/12672396.epi, truy cập ngày 15/8/14. [5] Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn; trademap.org 176