Giá trị cơ bản của khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị cơ bản của khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- gia_tri_co_ban_cua_khu_di_tich_trung_tam_hoang_thanh_thang_l.pdf
Nội dung text: Giá trị cơ bản của khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long
- GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG HéI TH¶O KHOA HäC QUèC TÕ Kû NIÖM 1000 N¡M TH¡NG LONG – Hμ NéI PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG THñ §¤ Hμ NéI V¡N HIÕN, ANH HïNG, V× HOμ B×NH GI¸ TRÞ C¥ B¶N CñA KHU DI TÝCH TRUNG T¢M HOμNG THμNH TH¡NG LONG PGS. TS Tống Trung Tín, TS Bùi Minh Trí* Tính thời gian bắt đầu bổ nhát cuốc khảo cổ học đầu tiên là 6 năm 10 tháng, 6 năm kể từ ngày di tích bắt đầu được Viện Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) công bố đã có biết bao lời ngợi ca giá trị cao quý của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Tất cả đều đã được lưu lại đầy ắp ở kho tư liệu Viện Khảo cổ học. Đến 1/8/2010, UNESCO ra quyết định công nhận khu di tích là Di sản thế giới thứ 900 với ba tiêu chí: Khai quật Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Sự giao thoa kết tinh các giá trị văn hoá Việt Nam với các giá trị nhân văn thế giới, một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá liên tục hơn 1000 năm và gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật toàn cầu. Những giá trị đó đã nhiều người nhắc tới và chúng tôi cũng sẽ trình bày trong một công trình khác. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào một * Viện Khảo cổ học. 329
- Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí giá trị cơ bản nhất của khu di tích: Đó là việc lưu giữ một hệ thống dấu tích kiến trúc phong phú, đa dạng và phát triển liên tục suốt hơn 1000 năm. Đây chính là hồn cốt, tinh hoa của khu di tích, cơ sở khoa học quyết định để từ đó xây dựng các giá trị đáp ứng đủ các tiêu chí để khu di tích này trở thành Di sản thế giới ở giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Tính đến thời điểm tháng 12/2009, với diện tích khai quật 33.000m2, trong tầng văn hoá nối tiếp nhau từ thời Đại La qua các thời Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê ở độ sâu từ khoảng 1 đến hơn 4m, Viện Khảo cổ học đã nghiên cứu và bước đầu xác định được 168 di tích, bao gồm: 95 dấu tích nền móng kiến trúc, 16 di tích móng tường bao, 24 giếng nước và 33 cống nước. Tầng văn hóa Hoàng thành Thăng Long Ngoài ra, trong khu di tích còn tìm thấy nhiều hệ thống ao hồ, dòng chảy và dấu tích một đoạn sông đào có niên đại thời Lê sơ, thế kỷ XV. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quát về các dấu tích kiến trúc qua các thời kỳ lịch sử: 1. Thời kỳ An Nam đô hộ phủ (thế kỷ VIII - IX) Mặc dù gần 2/3 diện tích khai quật chưa có điều kiện đào sâu xuống tầng văn hoá Đại La vì do phải bảo tồn các tầng văn hoá thời Lý, Trần, Lê nằm ở bên trên, nhưng trong khu vực phía tây nam, phạm vi xây dựng Nhà Quốc hội, cuộc khai quật di dời năm 2008 - 2009 đã tìm thấy một quần thể gồm nhiều loại hình di tích thời Đại La, cho phép nhận diện và khẳng định rõ lịch sử xây dựng lỵ sở An Nam đô hộ phủ trong những thế kỷ VIII - IX. Tổng số di tích thời Đại La đã phát hiện trong khu di tích là 40, trong đó gồm có: 18 dấu tích kiến trúc, 07 giếng nước và 15 hệ thống đường cống nước. 330
- GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 1.1. Di tích kiến trúc Kiến trúc thời Đại La đều là các công trình có bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói màu xám. Đặc điểm quan trọng và đáng lưu ý nhất của kiến trúc thời kỳ này là nhà dài, có nhiều gian, kết cấu bộ khung gồm 2 hoặc 3 hàng cột. Trong nền móng các công trình, các nhà khảo cổ đều tìm thấy dấu tích cột gỗ dựng khung nhà được chôn sâu trong các hố móng trụ, xung quanh đầm chặt bởi đất và ngói vỡ, phía dưới dùng các thanh gỗ để kê chân cột nhằm chống lún. Bằng chứng này khẳng định rằng toàn bộ hệ thống cột gỗ của khung nhà đều được chôn sâu xuống nền đất. Các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi đây là kỹ thuật "cột âm" hay "kiến trúc cột âm". Các cột âm trong kiến trúc thời Đại La có nhiều kích cỡ khác nhau. Có cỡ rất lớn (1,80m x 1,80m x 1,90m); cỡ nhỡ (1,50m x 1,60m x 1,20m); cỡ nhỏ (0,35m x 0,35m x 0,40m). Phát hiện quan trọng này có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc gỗ truyền thống ở Việt Nam, cũng như lịch sử kiến trúc gỗ truyền thống trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á đương thời. Bởi lẽ, kỹ thuật cột âm đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Tây Chu và rất phổ biến ở Nhật Bản trong thời kỳ Nara (thế kỷ VIII). Tại di tích Ăngko (Campuchia, thế kỷ XII - XIV), các nhà khảo cổ học Pháp cũng tìm thấy những công trình kiến trúc gỗ chôn cột tương tự nằm sâu dưới tầng đất của các đền thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Bên cạnh ngói, rất nhiều loại gạch lát nền hình vuông cũng được tìm thấy, trong đó có những loại gạch trang trí nổi hoa sen hay đặc sắc hơn là loại gạch in hình cá sấu bơi trong sóng nước. Trong số nền móng kiến trúc nói trên, tại khu vực Tây Nam đã tìm thấy gần như nguyên vẹn mặt bằng một công trình kiến trúc hình chữ T có mặt nền được lát 331
- Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí hoàn toàn bằng loại gạch vuông màu xám. Bằng chứng hiếm hoi này minh chứng rằng, nền của các công trình kiến trúc thời Đại La đều được xây dựng rất công phu. Sự phong phú, đa dạng các loại ngói tìm được tại đây cho thấy, mái của các công trình kiến trúc gỗ thời Đại La đều phổ biến được lợp bằng loại ngói âm dương. Các loại ngói này có rất nhiều loại: loại lợp diềm mái, loại lợp thân mái, loại lợp bờ nóc kèm theo là những phù điêu trang trí góc và đầu hồi mái. Ngói âm phổ biến có hình chữ nhật hoặc hình thang, lòng cong và thường có dấu vết vân vải lót khi tạo tác. Ngói dương phổ biến là loại ngói ống, trong đó đặc sắc là loại lợp diềm mái có đầu trang trí hoa sen, mặt linh thú hay mặt hề với nhiều kiểu loại. Đặc điểm quan trọng cần lưu ý là các loại vật liệu kiến trúc của thời kỳ này chủ yếu là được làm bằng loại đất màu xám đen, hoa văn được tạo bằng khuôn in và có độ nung khá cao. Các hình mẫu hoa văn và phong cách trang trí chịu ảnh hưởng rõ nét văn hoá truyền thống Trung Hoa. Loại ngói có đầu trang trí cánh sen dường như là mẫu số chung của sự ảnh hưởng văn hoá Đường trong toàn bộ khu vực Đông Á. Các công trình kiến trúc trong Hoàng cung Nara (Nhật Bản, thế kỷ VIII), Silla (Hàn Quốc, thế kỷ VII - IX) rất phổ biến loại ngói này. Tuy nhiên, loại ngói ống trang trí hoa sen cánh nhỏ, loại ngói ống trang trí mặt linh thú trên hình cá sấu bơi trên sóng nước ở Thăng Long dường như là hình ảnh phản chiếu sự tiếp biến văn hoá, bởi phong cách của nó khác với trang trí truyền thống Trung Hoa. 1.2. Di tích cống nước Bên cạnh các công trình kiến trúc, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 15 hệ thống cống tiêu thoát nước thời Đại La. Những cống nước này chủ yếu được xây dựng bằng gạch màu xám. Trong số đó có những cống lớn, chạy dài hơn 60m, được xây kiên cố bằng loại gạch chữ nhật in chữ "Giang Tây quân". Đáng lưu ý nữa là, lần đầu tiên đã tìm thấy một hệ thống cống nước lớn được xây dựng theo kỹ thuật kè cừ bằng gỗ, phản ánh trình độ xây dựng rất cao và cách ứng xử môi trường rất linh hoạt. 1.3. Di tích giếng nước 17 giếng nước được tìm thấy phản ánh rõ tính chất của khu di tích liên quan nhiều đến nơi ở và sinh hoạt của lị sở An Nam đô hộ phủ. Các giếng nước này đều thuộc loại giếng tròn, được xây dựng rất sâu và kiên cố bằng các loại gạch, ngói xám. Kỹ thuật xây dựng cơ bản theo kỹ thuật truyền thống Trung Hoa. Giếng nước lớn và sâu nhất 5,9m tìm thấy ở khu vực Đông Nam có thể coi là hình mẫu của sự ảnh hưởng kỹ thuật xây dựng giếng Trung Hoa, cứ 3 - 4 lớp gạch xếp nằm ngang lại xen một hàng gạch xếp đứng. Điều đặc biệt chú ý là trên miệng giếng được xây thêm một hàng gạch chữ nhật màu đỏ xếp nghiêng. Đây là loại gạch rất điển hình của thời Lý. Đáng lưu ý là khi đào trong lòng giếng, đã tìm thấy hàng vài chục chiếc bình, vò và lon sành có quai cùng những mảnh lá đề trang trí chim phượng rất tinh xảo. Tất cả các di vật này đều có khung niên đại trong khoảng thế kỷ XI. Bằng chứng này cho thấy, chiếc giếng này đã được tái sử dụng vào thời Lý, có thể diễn ra sau khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La để xây dựng Kinh đô Thăng Long vào mùa thu năm 1010. Tóm lại, bằng chứng của khảo cổ học tại khu di tích 18 Hoàng Diệu cho thấy rõ các công trình kiến trúc thời Đại La từng được xây dựng quy mô, kiên cố và có lịch sử phát triển liên tục trong suốt gần 2 thế kỷ. 332
- GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG Việc tìm thấy quần thể di tích kiến trúc thời Đại La nằm dưới tầng văn hoá thời Lý không những góp phần xác định rõ thành Thăng Long được xây dựng đúng vị trí của toà thành Đại La cũ, trên cơ tầng văn hoá của lỵ sở An Nam đô hộ phủ thời thuộc Đường và Kinh phủ thời Đinh - Tiền Lê mà còn khẳng định lịch sử phát triển liên tục không hề đứt đoạn của vùng đất Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1000 năm lịch sử. 2. Thời kỳ Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X) Trong cùng độ sâu của tầng văn hoá Đại La, 13 dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc gỗ thời Đinh - Tiền Lê lần đầu tiên cũng được tìm thấy đã chứng thực những ghi chép của sử cũ về lỵ sở lớn của nhà Đinh (thường được sử gọi là Kinh phủ) ở vùng Hà Nội khi Việt Nam đã hoàn toàn độc lập. Mặc dù các công trình kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê có quy mô nhỏ, cũng đều thuộc "kiến trúc cột âm", nhưng về cấu trúc mặt bằng và kỹ thuật xây dựng nó có nhiều đặc điểm rất độc đáo, khác hẳn với kiến trúc thời Đại La như: - Mặt bằng kiến trúc Đinh - Tiền Lê gồm có 2 loại: hình vuông (quy mô nhỏ) và hình chữ nhật (quy mô lớn hơn). Mặt bằng kiến trúc hình vuông dường như chưa tìm thấy ở thời Đại La, nhưng lại khá phổ biến ở thời Đinh - Tiền Lê. Đặc điểm quan trọng và đáng lưu ý hơn là trong mặt bằng của kiến trúc thời này có loại có hệ thống móng trụ ở hai đầu hồi được đặt lệch chéo so với hàng cột trong lòng nhà khoảng 15 - 25o. Mặt bằng xây dựng này hoàn toàn khác biệt so với kiến trúc thời Đại La nói trên, nhưng lại có những điểm khá giống với kiến trúc gỗ ở Nhật Bản thời Nara. Đây là hiện tượng rất đặc biệt đang được các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, so sánh và làm rõ trong thời gian tới. Bản vẽ mặt bằng hiện trạng kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê. Ký hiệu: ĐI.E.KT.004 333
- Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí - Kỹ thuật dựng cột âm và gia cố chống lún cột cũng có sự khác biệt rất rõ so với thời Đại La, nhưng lại có nhiều điểm giống kỹ thuật Nhật Bản thời Nara. Thời kỳ này xuất hiện phổ biến hai loại kỹ thuật: + Thứ nhất, dùng các thanh gỗ ngắn (dài khoảng 80cm - 100cm) xếp dọc hoặc ngang làm móng bè kê chống lún chân cột. Đây là kỹ thuật phổ biến, mang đặc trưng rất riêng biệt của kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê. Tại khu di tích đã tìm thấy nhiều cột gỗ còn nguyên vị trí ban đầu, chân cột dựng đặt trên các thanh gỗ xếp nằm ngang khá vuông vức. Đáng lưu ý là phía dưới một số móng gỗ tìm thấy bằng chứng về việc dùng sỏi sông để gia cố chống lún. + Thứ hai, sử dụng đá tảng để kê chân cột. Phía dưới các chân tảng cũng thấy có sự gia cố chống sụt lún bằng ngói vỡ hoặc sỏi sông. Bằng chứng về việc dùng sỏi sông trong việc gia cố chống lún cột hay dùng đá tảng kê cột âm hoàn toàn khác thời Đại La cho thấy bước đột phá về kỹ thuật xây dựng và dường như đây là tiền đề cho kỹ thuật xây dựng móng trụ vào thời Lý. Tại khu vực khai quật phía Tây Nam, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy nhiều loại ngói âm dương và loại ngói úp nóc trang trí tượng uyên ương hay quầng sáng được làm từ đất sét màu đỏ, tương tự như di tích Cố đô Hoa Lư, cho thấy các kiến trúc gỗ thời Đinh - Tiền Lê ở Thăng Long cũng đều được lợp ngói và trang trí khá cầu kỳ. Có thể nói, việc phát hiện hàng loạt dấu tích nền móng kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê trong cùng tầng văn hoá thời Đại La là hình ảnh phản chiếu về sự tiếp nối lịch sử cũng như sự phát triển và biến đổi rõ nét trong quy hoạch đô thị, kỹ thuật xây dựng công trình trong khu di sản, từ thế kỷ VIII - X. 3. Thời Lý (1010 - 1225) Đây là thời kỳ phát hiện nhiều nhất, phong phú và đa dạng nhất các loại hình di tích với 79 di tích, gồm: 53 di tích nền móng kiến trúc, 07 di tích móng tường bao, 06 giếng nước và 13 hệ thống đường cống tiêu thoát nước. 3.1. Quy hoạch kiến trúc Để đánh giá khoa học về quy hoạch mặt bằng kiến trúc thời Lý nói riêng, của quần thể dấu tích kiến trúc trong khu di tích khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu nói chung, từ năm 2006 - 2007, Viện Khảo cổ học đã hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản tiến hành công tác đưa hệ lưới toạ độ quốc gia vào khu di tích theo quy chuẩn quốc tế, gọi là lưới toạ độ Hoàng thành Thăng Long. Trục lưới toạ độ này được lấy thềm rồng ở phía nam nền điện Kính Thiên làm tâm điểm và là mốc chuẩn để xác định toàn bộ hệ lưới của khu di tích. Trên cơ sở lưới toạ độ, các di tích kiến trúc trong khu di tích đã được nghiên cứu đánh giá về phương vị nhằm tìm hiểu về quy hoạch mặt bằng không gian kiến trúc. Khu di tích đã tìm thấy một quần thể phong phú, đa dạng các loại hình nền móng công trình kiến trúc gỗ thời Lý nằm phân bố theo chiều dọc (Bắc - Nam) hoặc chiều ngang (Đông - Tây), được thiết kế xây dựng trong một phạm vi rộng, với quy mô lớn và mang tính kiên cố. Mặc dù phân bố trong phạm vi rộng lớn, như vậy nhưng toàn bộ mặt bằng 334
- GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG kiến trúc đó đều có sự thống nhất rất cao về phương vị, nó luôn luôn nằm song song hoặc trùng khớp với phương vị của lưới toạ độ Hoàng thành Thăng Long, chính xác Bắc lệch Đông khoảng 4 hoặc 5o. Kết quả nghiên cứu mới này đưa tới nhận xét rất quan trọng rằng: Các công trình kiến trúc Lý từng được quy hoạch rất bài bản, quy chuẩn trước khi xây dựng. Đây là một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất của Vương triều Lý trong việc quy hoạch xây dựng Kinh thành Thăng Long. 3.2. Loại hình và quy mô kiến trúc Mặt bằng kiến trúc thời Lý rất đa dạng, gồm mặt bằng hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác và bát giác. Trong đó, mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật là loại hình phổ biến và đa dạng nhất. Kết quả nghiên cứu mới nhất gần đây qua việc hệ thống hoá và phân định mặt bằng cho thấy về hình thái và kết cấu kiến trúc loại này gồm có: kiến trúc hành lang 3 hành cột, kiến trúc nhà dài có 2, 3, 4 hoặc 6 hàng cột, kiến trúc quy mô lớn có 7 hàng cột, ngoài ra còn có các loại kiến trúc cổng với quy mô to nhỏ, khác nhau. Ngoài các loại hình kiến trúc này, trong khu di tích, các nhà khảo cổ còn tìm thấy loại hình kiến trúc rất đặc biệt có 4 cột kép, móng trụ lớn và dài hình chữ nhật. Hình dáng mặt bằng của kiến trúc này gần vuông, quy mô tuy nhỏ nhưng kết cấu vững chắc cho thấy có nhiều tầng mái. Điều đáng nói hơn là trong số nền móng các kiến trúc nói đến ở đây, xung quanh nhiều công trình được xây dựng hệ thống đường cống nước hoặc đường đi hay những giếng nước, phản ánh trình độ kỹ thuật xây dựng, cách xử lý môi trường và chức năng của những công trình đó có sự liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Số đo bước gian kiến trúc gỗ thời Lý có chiều rộng phổ biến là 5,7m, kiến trúc lớn thì bước gian rộng hơn 6,0m. Phát hiện gần đây tại khu vực tây nam đã tìm thấy 09 di tích kiến trúc kết cấu hai hàng cột có bước gian rộng trung bình từ 6,0m đến 7,5m. Đặc điểm cần lưu ý ở đây là kích thước của kiến trúc đều rất chuẩn mực, tất cả các số đo chiều dài, chiều rộng lòng nhà, bước gian, khoảng cách cột đều có thể chia hết cho 3, cho thấy sự chuẩn mực về thước đo trong xây dựng1. Một phát hiện mới quan trọng đối với nhận thức kiến trúc Thăng Long thời Lý: Đó là phát hiện hệ thống móng tường bao. Phát hiện này cho thấy rằng, xung Mặt bằng một khuôn viên kiến trúc ở khu vực phía quanh các công trình kiến trúc thường tây nam (khu vực bên trong chưa khai quật) được kép kín bởi hệ thống hành lang hoặc tường bao quanh khuôn viên. Đặc biệt, hệ thống móng tường bao lớn ở khu vực phía nam khu di tích được xây dựng nằm ngang theo chiều Đông - Tây, có chiều dài xuất lộ 170,8m, rộng 1,9m, được xác định có thể là bức tường phân ranh giữa khu vực hành chính ở phía nam và khu vực sinh hoạt của Hoàng gia ở phía bắc. Khu vực phía đông nam của bức tường này đã tìm thấy tổ hợp công trình kiến trúc có quy mô rất lớn, gồm một kiến trúc hành lang dài có 3 hàng cột, diện tích xuất 335
- Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí lộ 831m2, một công trình kiến trúc lớn có kết cấu 7 hàng cột, đã xuất lộ trong diện tích 570m2. Theo tính toán của chúng tôi thì công trình kiến trúc này khả năng có 11 gian và diện tích công trình khoảng trên 2.300m2. Dựa vào sự kiên cố và quy mô lớn của hệ thống móng trụ, kiến trúc này được xác định là có nhiều tầng mái. 3.3. Kỹ thuật xây dựng nền móng Việc nghiên cứu nhận diện mặt bằng, quy mô và cấu trúc của các di tích kiến trúc cung điện, lầu gác thời Lý trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long chủ yếu dựa vào dấu tích của các móng nền kiến trúc và móng trụ. Chức năng của móng trụ là đỡ chân tảng đá kê cột gỗ và chống lún cho toàn bộ công trình có bộ khung chịu lực bằng gỗ và mái lợp ngói. Do yêu cầu cao trong xây dựng các công trình kiến trúc gỗ có quy mô to lớn, với bộ khung gỗ và bộ mái lợp bằng các loại ngói có trọng tải lớn nằm trên nền đất phù sa sông Hồng cổ có sức chịu lực yếu, nên thời Lý đã sáng tạo và hoàn chỉnh kỹ thuật xây dựng hệ thống móng nền và móng trụ có kết cấu rất vững chắc. Kỹ thuật xây dựng nền móng kiến trúc thời Lý được thực hiện theo quy trình sau: (1) xây móng tôn đắp nền, (2) định vị vị trí móng và đào hố để gia cố các móng trụ sỏi đặt chân tảng đá kê cột gỗ, (3) bó gạch xung quanh nền nhà và (4) lát gạch mặt nền nhà sau khi dựng xong công trình. Đáng lưu ý hơn là tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long còn tìm thấy những công trình kiến trúc gỗ kết hợp nhuần nhuyễn hai truyền thống kỹ thuật “cột âm” và “cột dương”. Những công trình kiến trúc này đều chủ yếu nằm ở khu vực phía bắc, khu vực liên quan đến sinh hoạt của Hoàng gia. Việc xây dựng cột âm xung quanh hệ thống cột dương được các nhà khảo cổ học Việt Nam và Nhật Bản đánh giá là hiện tượng đặc biệt, vì thông thường như ở Nara - Nhật Bản, các công trình kiến trúc thường được xây dựng theo một kỹ thuật thống nhất, cụ thể nếu là kiến trúc cột âm thì hoàn toàn là cột âm không có cột dương và ngược lại. Cũng giống như kiến trúc cung điện thời Minh - Thanh ở Cố Cung (Bắc Kinh, Trung Quốc), cung điện Changdeokgung (Seoul, Hàn Quốc) hay Nara - Nhật Bản, các công trình kiến trúc gỗ "cột dương" ở Thăng Long đều sử dụng hệ thống chân tảng đá để kê chân cột. Ở Thăng Long thời Lý có một số loại tảng khác nhau trong đó có loại có những đặc trưng rất riêng, xung quanh các chân tảng đều chạm nổi tạo văn cánh sen với đường nét tinh tế, mềm mại, phản ánh mỹ thuật trong trang trí kiến trúc Lý rất cầu kỳ. 3.4. Về nghệ thuật trang trí mái Ngói lợp kiến trúc thời Lý chủ yếu là ngói âm dương và ngói mũi sen. Có lẽ, vẻ đẹp, sự hoành tráng và tính độc đáo của các công trình kiến trúc thời Lý được nhận thấy rõ ràng nhất qua các loại hình vật liệu trên mái các cung điện đương thời. Đặc sắc, tiêu biểu là các loại ngói ống lợp diềm mái, có đầu trang trí hoa sen hay hình rồng, trên lưng gắn hình lá đề trang trí nổi hình hai con rồng hoặc hai chim phượng đối xứng nhau, được tạo tác rất công phu và mang tính nghệ thuật cao. Bên cạnh những loại ngói nói trên, thời Lý còn sáng chế nhiều loại ngói úp nóc dùng để lợp ở bờ dải hay bờ nóc, trên lưng gắn tượng uyên ương hay hình rồng, phượng nằm trong lá đề lệch. 336
- GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG Qua nghiên cứu so sánh với tất cả loại ngói từ thời Đại La (thế kỷ VIII - IX), thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X) và sau đó là thời Lê (thế kỷ XV - XVIII), có thể khẳng định những loại ngói có hình lá đề trang trí trên lưng ngói bắt đầu xuất hiện từ thời Lý và nó được xem như là những phát kiến riêng của thời Lý. Bước đầu nghiên cứu so sánh với tất cả các loại ngói ống lợp mái cung điện ở các kinh đô cổ trung đại của Trung Quốc (Tây An, Bắc Kinh), Nhật Bản (Nara), Hàn Quốc (Silla, Changdeokgung) có thể nói đây là loại trang trí trên ngói độc đáo Việt Nam. Tại các di tích kinh đô cổ của Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc thường lợp loại ngói ống truyền thống có đầu tròn bên trong trang trí linh thú hay hoa sen, hoa cúc, chưa có nơi nào có loại ngói ống bên trên gắn thêm lá đề trang trí rồng, phượng như kinh đô Thăng Long. Cũng chưa có nơi nào có ngói mũi sen lợp mái như Thăng Long thời Lý. Mặt khác, các loại ngói lợp mái cung điện của Nhật Bản hay Hàn Quốc thường phản ánh rõ sự ảnh hưởng sâu đậm văn hoá Đường - Tống (Trung Quốc), trong khi đó, ngói Thăng Long cho thấy tính độc đáo riêng biệt. Như vậy, qua đôi dòng phân tích nêu trên cho thấy, khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã phát hiện được một quần thể gồm nhiều loại hình di tích kiến trúc cung điện, lầu gác thời Lý được bố trí thành nhiều tầng nhiều lớp, với các toà ngang dãy dọc rất quy chuẩn, khoa học và bộ mái được trang trí rất cầu kỳ, đẹp đẽ. Đây là những bằng chứng sinh động phản chiếu trình độ khoa học cao của Vương triều Lý trong quy hoạch đô thị, kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí kiến trúc. Sự xuất hiện kỹ thuật gia cố móng trụ sỏi có quy mô lớn và kiên cố, cùng những bước tiến trong quy hoạch mặt bằng với sự quy chuẩn về phương vị, về thước đo hay việc sáng chế ra những loại ngói và phù điêu trang trí trên mái cung điện mang sắc thái độc đáo, riêng biệt của kiến trúc Việt Nam đã phản ánh sự cống hiến quan trọng của nghệ thuật kiến trúc Lý trong lịch sử nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. 4. Thời Trần (1225 - 1400) Những nghiên cứu phân tích của các nhà khảo cổ học Việt Nam năm 2009 đã đưa ra nhận xét quan trọng rằng: Giai đoạn đầu triều đại Trần (thế kỷ XIII) về cơ bản được kế thừa và tái sử dụng phần lớn các công trình kiến trúc Lý. Từ cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV, nhà Trần mới bắt đầu có sự điều chỉnh quy hoạch đô thị khác với nhà Lý. 20 di tích được phát hiện trong khu khai quật, bao gồm: 07 di tích nền móng kiến trúc, 09 dấu tích móng tường bao, 02 giếng nước và 02 cống nước chủ yếu được xây dựng vào giai đoạn quy hoạch mới. Và, mặc dù đã bị san bạt rất nhiều khi nhà Lê quy hoạch xây dựng Kinh thành Thăng Long vào đầu thế kỷ XV, nhưng những phần còn lại cho thấy, thời Trần đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc có quy mô to lớn và về kỹ thuật, nghệ thuật trang trí kiến trúc cung điện cơ bản có sự kế thừa xuất sắc truyền thống văn hoá Lý. Đó vẫn là truyền thống tôn đắp nền đất, xây móng trụ sỏi, ngói vụn, phát triển ngói mũi sen, trang trí trên mái bằng hệ thống lá đề chạm rồng, phượng, uyên ương. Đáng lưu ý là thời kỳ này xây dựng rất nhiều hệ thống tường bao kiên cố bằng gạch bao bọc khuôn viên các cung điện. Bên trong các bức tường đã tìm thấy dấu tích những phần nền móng cung điện có quy mô lớn không kém gì thời Lý. Dấu tích nền móng công 337
- Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí trình ở phía đông bắc khu di tích là hình mẫu cho biết rõ quy mô và tính sáng tạo trong xây dựng kiến trúc thời Trần. Xung quanh phần nền của kiến trúc này được bó gạch theo lối cuốn vòm kiểu hoa chanh rất kiên cố và độc đáo. Bên trong là hệ thống móng trụ sỏi kê tảng đá dựng cột gỗ có bước gian và quy mô lớn, kiên cố như kiến trúc thời Lý. Nét độc đáo của kiến trúc thời Trần còn thể hiện rõ qua kỹ thuật xây dựng các đường viền gạch xếp hình hoa chanh bên dưới chân các bức tường hay bó xung quanh nền các cung điện lớn. Hệ thống đường cống cũng được quy hoạch xây dựng rất khoa học, công phu. Chiếc giếng nước xây gạch xếp chéo hình xương cá phản ánh trình độ kỹ thuật xây dựng rất độc đáo của thời kỳ này. Trong khu khai quật, khảo cổ học còn tìm thấy dấu tích hồ nước hình chữ nhật ở khu vực Đông Nam (diện tích 345m2). Điều này cho thấy vào thời này, nhà Trần đã rất chú trọng đến việc tạo dựng cảnh quan trong quá trình quy hoạch đô thị. 5. Thời Lê (1427 - 1789) Dấu tích thời Lê trong khu di tích dường như rất mờ nhạt, khác hẳn so với các thời kỳ nói trên. Tại đây mới tìm thấy 16 di tích, bao gồm 04 di tích kiến trúc, 09 giếng nước và 03 cống nước. Sở dĩ có tình trạng này là do phần trên của khu di tích đã bị san bạt, đào phá nhiều lần vào giai đoạn Nguyễn khi triều đình Huế cho xây dựng toà thành Vauban ở đây làm Hành cung và sau đó người Pháp lại phá đi vào năm 1897 để quy hoạch đô thị theo kiểu Tây Âu. Mặc dù chỉ còn lại những dấu vết, nhưng đó là những bằng chứng cho thấy kiến trúc Lê cũng có quy mô kiên cố và to lớn. Xem xét tổng thể, từ giai đoạn đầu thế kỷ XV, nhà Lê sơ đã có sự quy hoạch hoàn toàn mới Kinh thành Thăng Long, khi đó gọi là Đông Quan/Đông Kinh. Bằng chứng là việc nhà Lê sơ cho xây dựng nhiều giếng nước cắt phá vào nền móng kiến trúc thời Lý, Trần và toàn bộ nền móng các công trình kiến trúc đều được tôn cao hơn rất nhiều so với thời Lý, Trần. Tuy nhiên, về phương vị thì nó cơ bản vẫn Bắc lệch Đông khoảng 5 - 6o, tương tự như phương vị kiến trúc Lý, Trần. Sự chuyển biến cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Lê được nhận biết rõ ràng nhất qua hệ thống vật liệu kiến trúc khai quật được tại khu di tích. Thời kỳ này không làm các loại ngói lợp như thời Lý, Trần mà thay vào đó là sự xuất hiện phổ biến loại ngói thanh lưu ly (ngói men xanh lục) và hoàng lưu ly (ngói men vàng). Những loại trích thuỷ và ngói ống lợp diềm mái phổ biến được trang trí hình rồng chân có 5 đầu ngói móng hoặc hình bông hoa cúc. Nếu nhìn hình dáng và phong cách nghệ thuật thì nó có nhiều nét tương đồng với loại ngói truyền thống lợp trên mái các cung điện thời Minh - Thanh ở Cố Cung (Bắc Kinh, Trung Quốc). Tuy nhiên hình rồng ở đây vẫn có nét hiền lành như rồng Trung Hoa. Ngoài loại ngói này, thời Lê còn sáng chế một loại ngói lợp rất độc đáo. Đó là loại ngói ống lợp diềm mái có đầu vát chéo, bên trong trang trí nổi hình rồng, trên thân gắn tượng đầu rồng và loại ngói ống lợp thân mái được tạo thành thân rồng có vẩy và vây hoặc đuôi. Nếu xếp các viên ngói lại với nhau theo chiều dọc mái có thể hình dung mỗi dải ngói ống là hình ảnh trọn vẹn một con rồng đang bò trườn trên mái cung điện. Sự sang quý của men lục, sự toả sáng rực rỡ của men vàng cùng với các khối nổi hình rồng đã phô bày vẻ đẹp rực rỡ, cầu kỳ của cung điện Thăng Long thời Lê sơ. Qua nghiên cứu so sánh với tất cả các loại ngói lợp trên mái các cung điện Kinh thành cổ trong khu vực, có 338
- GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG thể nhận xét đây là loại ngói duy nhất chỉ có ở Thăng Long, phản ánh tính độc đáo, sự sáng tạo trong nghệ thuật trang trí kiến trúc Hoàng cung Thăng Long đương thời. Qua thời Mạc, thời Lê Trung hưng, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của nó cho nên các dấu tích kiến trúc chưa được tìm thấy nhiều. Tuy nhiên dấu tích kiến trúc chủ yếu phần nhiều là một số loại hình vật liệu xây dựng như đá chạm rồng, các khối đất nung hình hộp và các loại ngói chạm rồng, hoa lá Như vậy, cho đến thế kỷ XVIII, các kiến trúc trong Hoàng thành Thăng Long vẫn tiếp tục tồn tại và giữ nguyên vẻ độc đáo ngay cả lúc nhà Lê đã suy tàn. * * * Tóm lại Kinh đô Thăng Long qua các thời Lý, Trần, Lê đều được quy hoạch xây dựng bài bản, khoa học và mang tính thống nhất cao. Kỹ thuật xây dựng cũng đạt trình độ rất cao qua cách xây dựng các móng trụ nhằm xây dựng những công trình kiến trúc có quy mô to lớn, trọng lượng rất lớn trong điều kiện xây dựng ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vốn có nền đất yếu. Không những thế, mỗi công trình kiến trúc còn được trang trí rất đẹp, cầu kỳ. Có thể nói, nghệ thuật điêu khắc trang trí đã làm cho mỗi công trình kiến trúc của Thăng Long trở thành một công trình nghệ thuật hoành tráng và mang tính kỹ thuật rất cao. Qua nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc (móng nền, móng trụ, mặt bằng, kỹ thuật xây dựng, mỹ thuật trang trí ) còn thấy được sức sáng tạo lớn của các nghệ nhân Việt Nam: Thời Đại La, đó là các kỹ thuật xây dựng cột âm có kích thước lớn, các hình mẫu trang trí mang đậm yếu tố bản địa; Thời Đại La là sự tiếp thu sáng tạo kỹ thuật xây dựng cột âm và việc tìm đến các loại vật liệu mới, trang trí bộc lộ rõ cá tính Việt Nam; Kiến trúc thời Lý là sự đa dạng mặt bằng, đa dạng kỹ thuật xây dựng móng trụ, ngói mũi sen (các hình tượng lá đề, các hình mẫu hoa văn) hoàn toàn là sáng tạo riêng có của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá bên ngoài. Kiến trúc thời Trần về cơ bản tiếp tục truyền thống thời Lý, nhưng lại tạo ra nét đặc sắc riêng của thời mình như sự phổ biến của kiểu trang trí hoa chanh bao quanh nền kiến trúc, tường bao Thời Lê, thời kỳ ảnh hưởng Nho giáo tăng lên, do đó kiến trúc cũng chịu ảnh hưởng ở phần ngói lợp và một số bộ phận trang trí, nhưng mặt khác các truyền thống bản địa vẫn được duy trì mạnh mẽ như kỹ thuật làm móng trụ, các loại ngói mũi sen đa dạng hơn, các khối trang trí tận nóc mái và đặc biệt loại ngói rồng theo kiểu liên hoàn là một đỉnh cao sáng tạo trong nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Dấu tích kiến trúc Thăng Long hơn 1000 năm qua, đó là giá trị cơ bản, là yếu tố quyết định làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nghị quyết 34 COM 8B-22 ngày 01/8/2010 của Uỷ ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Brasilia (Braxin) đã ghi rõ như sau: Di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đạt tiêu chí là Di sản thế giới bởi các thuộc tính của khu di sản mang tính xác thực, độc đáo với ba đặc điểm chính tạo cho Di sản có giá trị toàn cầu nổi bật: sự lâu đời, tính liên tục của một trung tâm quyền lực, sự xuất hiện của các dấu tích khảo cổ học, các dấu tích kiến trúc, các dấu ấn nghệ thuật trang 339
- Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí trí và quy hoạch, tầng văn hoá nối tiếp nhau hơn 1000 năm phản ánh sự đa dạng văn hoá trong giao thoa các giá trị nhân văn ở các khu vực khác nhau (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á) cùng hội tụ tại một khu vực giữa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ tạo nên một nền văn hoá giàu bản sắc Việt Nam; cũng tại nơi đây, nhiều sự kiện có tầm quan trọng mang tính toàn cầu gồm sự phát triển của các nhà nước độc lập, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa, những tác động to lớn của tư tưởng xã hội chủ nghĩa, các cuộc đấu tranh giành độc lập đều tạo ra những dấu ấn rõ rệt ảnh hưởng tới khu di tích mà ngày nay vẫn còn hiện diện và dễ dàng nhận thấy trong cảnh quan và di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. CHÚ THÍCH 1 Kết quả nghiên cứu phân tích của chuyên gia Nhật Bản về số đo của 1 thước thời Lý bằng khoảng 29,7cm - 30cm, tương tự như số đo thước thời Tống (Trung Quốc). 340