Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi tham gia TPP
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi tham gia TPP", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_day_manh_xuat_khau_thuy_san_cua_viet_nam_khi_tham.pdf
Nội dung text: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi tham gia TPP
- GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP SOLUTIONS TO PROMOTE SEAFOOD EXPORTS OF VIETNAM WHEN JOINING THE TPP Phạm Minh Đạt - Nguyễn Thị Quỳnh Trang Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Hiệp định TPP được thế giới kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ XXI. Hiệp định này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến xuất nhập khẩu nông sản nói chung và thủy sản nói riêng của Việt Nam. Bằng việc giới thiệu khái quát về TPP, phân tích thực trạng xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào các nước thành viên TPP trong thời gian qua, làm rõ những cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản khi Việt Nam gia nhập TPP, tác giả bài nghiên cứu đưa ra một số đề xuất và kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường các nước thành viên TPP trong thời gian tới. Từ khóa: TPP, cơ hội, thách thức, xuất khẩu thủy sản, ngành thủy sản. Abstract The TPP is expected to become a comprehensive trade framework with high quality that will be an agreement template for the XXI century. This agreement will have a certain impact on import and export of agricultural products in general and seafood from Vietnam in particular. By introducing an overview of the TPP, a situational analysis of seafood exports from Vietnam to the TPP member countries in recent years, the article clarifies opportunities and challenges for the aquaculture sector when Vietnam joins the TPP. In addition, the authors give some suggestions and recommendations in order to take advantage of opportunities as well as to overcome challenges, contributing to promote seafood exports from Vietnam to the TPP member countries in the coming period. Key words: the TPP, opportunities, challenges, seafood exports, aquaculture sector 1. Giới thiệu về TPP Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) là một Hiệp định Thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định lúc đầu do 4 nước tham gia khởi xướng gồm Brunei, Chile, New Zealand và Singapore (còn gọi là P4), được ký kết ngày 3 tháng 6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006. Từ năm 2010 đến nay, có thêm 8 nước tham gia đàm phán gồm: Hoa Kỳ, Australia, Peru, Canada, Mexico, Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia. Với 12 đối tác, trong đó có những nền kinh tế mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, TPP trở thành một khu vực kinh tế với thị trường hơn 790 triệu dân, tổng GDP là 27000 tỷ USD, đóng góp 40% GDP và chiếm khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. 695
- Nội dung đàm phán của TPP, so với các hiệp định BTA, AFTA và WTO, TPP mở rộng hơn, cả về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, TPP còn đề cập đến các vấn đề phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với phạm vi đa biên như vậy, các cam kết trong TPP sâu hơn, toàn diện hơn. Do đó, tác động ảnh hưởng của TPP rất lớn. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa TPP với các hiệp định thương mại khác. Về nguyên tắc, các cam kết thực hiện TPP phải thực sự bình đẳng, không phân biệt trình độ phát triển và xuất phát điểm của mỗi nước. Mọi thành viên đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau. TPP tạo lập môi trường cho các nước có trình độ phát triển khác nhau, nhưng cố gắng đạt được cùng mẫu số chung để phát triển. Trong thời gian tới, TPP chắc chắn sẽ mang lại những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Để cung cấp nội dung thông tin cho bài viết, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thống kê từ nhiều nguồn khác nhau, bằng cách tra cứu thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu về các chủ đề liên quan tới TPP. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo các tài liệu của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế xoay quanh nội dung TPP. Thông qua đó tác giả bài viết đưa ra những nhận định đánh giá về những khó khăn thác thức cũng như những cơ hội mà thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp trong thời gian tới, từ đó đưa ra những gợi ý giải pháp nhằm hạn chế những thách thức cũng như tận dụng những cơ hội do TPP mang lại cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 3. Thực trạng xuất nhập khẩu thủy sản sang các nước thành viên TPP giai đoạn vừa qua của Việt Nam 3.1 Về xuất khẩu Xuất khẩu thủy sản được xem là một thế mạnh và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trong đó đặc biệt là một số thị trường lớn như Hoa kỳ, EU và Nhật Bản. Trong đó phải kể đến xuất khẩu Tôm và Cá tra, trong năm 2015 giá trị xuất khẩu của hai sản phẩm này lần lượt là 2,95 tỷ USD và 1,56 tỷ USD. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên TPP STT Thị trường 2013 2014 8T/2015 1 Mỹ 1.518.398.568 1.744.451.909 808.192.035 2 Nhật Bản 1.152.444.791 1.211.058.560 660.387.925 3 Canada 185.352.852 268.056.365 124.108.185 4 Australia 206.401.481 239.158.357 114.943.731 5 Singapore 101.816.153 108.903.892 69.330.371 6 Mexico 108.268.112 125.171.430 62.247.484 696
- 7 Malaysia 63.140.311 70.965.653 50.789.584 8 New Zealand 19.051.247 22.487.223 13.297.906 9 Chile 5.628.955 12.806.448 7.744.522 10 Peru 7.454.965 7.522.953 3.394.957 11 Brunei 1.354.104 1.382.295 955.012 Tổng 3.369.311.539 3.811.965.085 1.915.391.714 Nguồn: Vasep Trong năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên TPP xấp xỉ 3,8 tỷ USD chiếm 48,65% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 8 tháng đầu năm 2015 cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào các nước thành viên TPP gần như không thay đổi, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm vào khối các nước TPP đạt 1,915 tỷ USD chiếm 45,41% tổng kim ngạch ngành thủy sản. Đạt được những kết quả khả quan như vậy là do trong các thành viên của TPP bao gồm cả những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ (42,19%) và Nhật Bản (34,48%), đây sẽ là điều kiện và là cơ hội lớn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới 3.2. Về nhập khẩu Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đã nhập một lượng lớn thủy sản về Việt Nam để làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu trong đó một phần lớn là từ các nước thành viên TPP 697
- Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của các nước thành viên TPP STT Thị trường 2013 2014 8T/2015 1 Nhật Bản 57.290.692 61.543.507 43.763.933 2 Chile 29.133.114 36.160.261 20.382.831 3 Mỹ 29.178.875 33.695.597 19.444.905 4 Canada 13.259.014 19.671.657 7.598.215 5 Singapore 3.453.938 4.772.774 3.868.870 6 New Zealand 4.425.155 6.340.432 3.143.632 7 Australia 4.859.769 3.161.790 3.035.456 8 Malaysia 7.198.023 4.456.084 2.135.003 9 Mexico 515.054 846.048 700.573 10 Peru 1.231.094 625.484 371.051 11 Brunei 38.595 2.700 Tổng 11 150.544.728 171.312.230 104.447.169 Nguồn: Vasep Việc tham gia vào TPP sẽ giúp thuế xuất nhập khẩu về 0% tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu có điều kiện tạm nhập khẩu về để chế biến nhằm khai thác tối đa công xuất thiết kế của các nhà máy, xí nghiệp. Bởi theo quy định của TPP thì khi nhập khẩu nguyên liệu ở các nước thành viên TPP để sản xuất, chế biến thì khi xuất khẩu sẽ được hưởng thuế xuất khẩu 0% thay vì 15% đối với thủy sản sống và 30% với thủy sản chế biến. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam vì hiện nay 83% nguyên liệu sản xuất thủy sản là nhập khẩu từ các nước không phải thành viên TPP 4. Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản khi tham gia TPP TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu với 800 triệu dân được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm vì vậy khi Việt Nam tham gia vào TPP sẽ mang đến cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu thương mại hàng hóa của Việt Nam nói chung và cho ngành thủy sản nói riêng. Tuy nhiên những thách thức đi kèm cũng sẽ là không ít đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 4.1. Cơ hội Thứ nhất, nhờ thuế suất 0% sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong nước. Đặc biệt là với những thị trường truyền thống lớn của thủy sản xuất khẩu Việt Nam, trong đó 2 thị trường nhập khẩu chủ lực của thủy sản xuất khẩu Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản (chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2015). - Tại thị trường Mỹ, thuế nhập khẩu hàng thủy sản đối với Việt Nam hiện nay là 0,3% cho thủy sản sống, 4,7% cho thủy sản đã qua chế biến, trong khi đó các nước khác như Peru, 698
- Canada, Malaysia, Singapore đã đưa về xấp sỉ 0% hoặc đã bãi bỏ thuế, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam dù không nhiều. Tuy nhiên, khi thuế xuất được đưa về mức 0% thì hàng thủy sản xuất khẩu của chúng ta sẽ có lợi thế cạnh tranh đặc biệt với những nước đang cạnh tranh trực tiếp như Ấn Độ, Thái Lan, Phillipines, Indonesia và Ecuado - Tại thị trường Nhật Bản, mặc dù Việt Nam đã ký kết FTA với quốc gia này tuy nhiên khi hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam vào thị trường này vẫn chịu mức thuế tương đối cao (3,5% đối với thủy sản sống và 7,3% với thủy sản chế biến). Do đó, khi tham gia TPP sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi khi cạnh tranh về giá đối vói thủy sản xuất khẩu vào thị trường này đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cá ngừ vào Nhật Bản. - Với thị trường EU, hiện tại Việt Nam có 461/612 nhà máy chế biến đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này và Việt Nam là một trong những nước hàng đâu trong những nước có sản phẩm thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện nhập khẩu vào thị trường EU. Khi TPP đi vào triển khai, thuế nhập khẩu giảm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước có điều kiện khai để khai thức tốt phần công suất dư thừa nhờ nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ các nước thành viên TPP, sau đó chế biến và tái xuất sang thị trường các nước thành viên TPP và thị trường các nước không phải là thành viên TPP, đặc biệt là thị trường EU. Thứ hai, tăng cường cơ hội tiếp cận vốn và khoa học công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, vì khi ký kết tham gia TPP một số nước không có lợi thế về nông nghiệp, khi giảm hàng rào bảo hộ nông nghiệp thì có thể họ sẽ chuyển nguồn đầu tư sang Việt Nam. Theo những quy định trong nội dung của TPP thì các doanh nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm xuất khẩu là thành viên của Hiệp định sẽ được hưởng mức thuế suất về 0% khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường các nước tham gia Hiệp định, nhiều doanh nghiệp FDI sẽ lựa chọn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng cơ hội này. Bên cạnh tăng cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động điều quan trọng nhất là nền sản xuất thủy sản của Việt Nam sẽ hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ ba, tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ như vận tải, lưu kho ở các nước thành viên TPP ngoài ra, còn tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực sản xuất nguyên liệu trong nước phát triển nhờ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu vật tư, trang thiết bị máy móc giá rẻ hơn từ các nước thành viên TPP; tăng cơ hội hợp tác liên doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến chuỗi sản xuất các mặt hàng thủy sản; Thứ tư, khi tham gia TPP, ngành thủy sản Việt Nam có cơ hội tái cấu trúc lại nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững, Thông qua quá trình tái cấu trúc, sẽ loại bỏ được những doanh nghiệp có khả năng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất sản phẩm không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Thứ năm, khi tham gia TPP các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể có cơ hội trực tiếp tham gia các gói thầu cung cấp nguyên liệu cho các bếp ăn có sử dụng ngân sách của các quốc gia thành viên TPP, đây là những quy định có trong chương về mua sắm công của Hiệp định 4.2. Thách thức 699
- Đi kèm với những thuận lợi và hiệp định TPP mang lại cho ngành thủy sản Việt Nam thì cũng có không ít những thách thức đặt ra trong giai đoạn tới Thứ nhất, khi tham gia hội nhập sâu và rộng đi kèm theo luôn là các rảo cản kỹ thuật thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT) và biện pháp vệ sinh dịch tế (Sanitary and Phytosanitary Measures - SPS) để bảo hộ sản xuất thủy sản trong nước của các nước thành viên TPP, bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước có được cắt giảm hết về 0% nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dự lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác hàng hóa, truy nguồn gốc, trách nhiệm xã hội sẽ được kiểm soát chặt chẽ với tần suất nhiều hơn để hạn chế xuất khẩu thủy sản của các nước, điều này thậm chí còn có thể rủi ro hơn nhiều so với thuế quan. Trong khi đó, đàm phán TPP liên quan đến vấn đề này hiện nay hầu như không giải quyết được vướng mắc này đối với Việt Nam vì các nội dung đàm phán không đề cập tới vấn đề hạn chế quyền ban hành các điều kiện SPS, TBT mới của các nước thành viên TPP vì vậy các nước này vẫn được đơn phương đưa ra áp dụng các điều kiện SPS và TBT mới hoặc điều chỉnh, từ đó ngăn chặn việc nhập khẩu thủy sản của các nước thành viên TPP nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế khi đàm phán chỉ xoay quanh các vấn đề liên quan đến hợp tác và xử lý các vướng mắc, một vấn đề chỉ liên quan đến rút ngắn thời gian xử lý, khiếu nại, còn các điều kiện kiểm dịch vẫn giữ nguyên; Thứ hai, do yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nên những doanh nghiệp nào nhập khẩu nguyên liệu ở dạng tạm nhập tái xuất sẽ bị hạn chế rất nhiều vì phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ và không được hưởng ưu đãi thuế nếu nguồn nguyên liệu đó không được sản xuất tại một trong những quốc gia thành viên TPP (có nghĩa nếu nguyên liệu nhập từ các nước không phải thành viên TPP thì vẫn bị áp thuế bình thường), đây là một điểm yếu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Thứ ba, truy nguyên nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa và thương hiệu sản phẩm là những khâu mà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải hoàn thiện và đảm bảo trong thời gian tới. Đây là những quy định bắt buộc khi ngành thủy sản Việt Nam muốn năng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu và các nước thành viên TPP nói chung và các thị trường xuất khẩu lớn nói riêng. Đặc biệt là tại thị trường EU và Hoa kỳ đã áp dụng quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), đây là những điều mà doanh nghiệp chế biến thủy sản xuát khẩu cần quan tâm khi xuất khẩu thủy sản vào những thị trường này vì đòi hỏi truy suất nguồn gốc và tính hợp pháp của sản phẩm. Thứ tư, các vấn đề về môi trường và trách nhiệm xã hội. Đây là một trong những yêu cầu khi chúng ta tham gia xuất khẩu thủy sản nhất là vào một số thị trường lớn như EU, Hoa kỳ và Nhật Bản. Các vấn đề như an toàn lao động, tiền lương, giờ làm, vệ sinh lao động, cấm sử dụng lao động trẻ em là những quy định trong chương lao động và cũng là một trong những lý do để các nước nhập khẩu từ chối toàn bộ lô hàng khi có những vi phạm xảy ra. 5. Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Trên cơ sở những thời cơ cũng như những thách thức đặt ra đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã phân tích ở trên, với mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau: Đối với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất 700
- Thứ nhất, Việt Nam cần phải đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất con giống chất lượng cao, thức ăn tránh quá phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài (các doanh nghiệp FDI) để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm chí ít giá thành sản xuất cũng phải bằng mức trung bình của các nước thành viên TPP mới có thể tận dụng được các cơ hội khi tham gia vào TPP. Bài học từ Trung Quốc đã cho chúng ta thấy rõ các doanh nghiệp FDI sẽ sẵn sàng rời bỏ để chuyển sang khu vực khác khi những điều về nhân công, về thuế, và giá thuê mặt bằng và những ưu đãi giảm đi. Thứ hai, để nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường rất cần thiết phải xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản của Việt Nam, trên cơ sở bảo đảm đúng các cam kết ghi nhãn mác hàng hóa, truy nguồn gốc Để làm được điều này hỏi hỏi phải có sự liên kết chặn chẽ theo chuỗi giá trị sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, xác định doanh nghiệp chế biến thủy sản là tác nhân quan trọng nhất chi phối đến hoạt động của chuỗi, đến từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm thông qua các cam kết về giá bán và giá thu mua nguyên liệu theo tín hiệu của thị trường, tạo tiền đề cho sự tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi giá trị thủy sản các nước thành viên TPP. Thứ ba, do sản xuất thủy sản theo quy mô hộ là chính, công nghệ còn yếu kém vì vậy sẽ rất khó khăn khi mở cửa TPP. Do đó cần phải có tư duy phát triển lớn, tích tụ đất đai để giải phóng nông hộ thông qua các chính sách góp vốn đầu tư với doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài (nông dân có đất sẽ góp đất, nhà đầu tư có vốn sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ sau đó thu hút nông dân có đất vào làm công nhân, lợi nhuận có được sẽ được chia theo tỷ lệ giá trị góp vốn ban đầu), đây là hướng đi hiệu quả mà ngành cần phải chú ý quan tâm nếu tận dụng tối đa các cơ hội và giảm tối đa các thách thức tham gia vào TPP. Với các cơ quan quản lý và hiệp hội Thứ nhất, rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến thủy sản, đặc biệt là Luật thủy sản phù hợp với các qui định và cam kết của TPP về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản, bảo đảm các qui định về tránh nhiệm xã hội, sở hữu trí tuệ, truy nguồn gốc cần minh bạch và công khai về các chính sách hỗ trợ tới các nước thành viên TPP. Thứ hai, cần xây dựng kênh phản ứng nhanh với các quốc gia thành viên TPP để giải quyết nhanh nhất các vướng mắc, khiếu nại về xuất nhập khẩu hàng hóa thủy sản nếu có, tránh tối đa các sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên TPP bị chững lại, hoặc nằm lưu kho quá lâu để chờ các thủ tục giải quyết theo qui định nếu có. Đấu tranh đòi công khai, minh bạch cung cấp cơ sở khoa học của việc đưa ra các chỉ tiêu, quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm thủy sản. Thứ ba, Việt Nam cần phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến các qui định về trách nhiệm xã hội, môi trường, và các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa, truy suất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản (KTTS, NTTS, CBTS, DVTS) bảo đảm tuân thủ đúng các cam kết mà Việt Nam đã đàm phán khi gia nhập TPP, có như vậy mới giúp ngành thủy sản tránh được các rủi ro không đáng có khi gia nhập TPP. 701
- Thứ tư, để bảo hộ các sản phẩm thủy sản và các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trong nước phát triển, chúng ta cần xây dựng các rào cản kỹ thuật TBT và SPS hiện đại và phù hợp nhằm hạn chế sự xâm nhập ồ ạt các sản phẩm thủy sản từ các nước thành viên TPP, có như vậy mới bảo hộ được ngành thủy sản trong nước trước sức ép của hội nhập kinh tế. Kết luận Khi tham gia TPP, Việt Nam có nhiều cơ hội nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức. Điều quan trọng là chúng ta phải nắm chắc những cơ hội và hiểu rõ những thách thức đặt ra để từ thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hướng tới mục tiêu đặt ra đối với ngành thủy sản của Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu này, xong để có thể có những mục tiêu cụ thể cho từng sản phẩm thì chúng ta cần tiến hành phân một cách chi tiết, đánh giá những yếu tố tác động tác động, chỉ có vậy thì ngành thủy sản của chúng ta mới có thể phát triển một cách nhanh chóng và bền vững trong thời gian tới. 702
- Tài liệu tham khảo 1. Phạm Minh Đạt (2014), Đánh giá chất lượng, mức độ tác động sự hài long với chính sách quản lý nhà nước về vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại – số 74+75 2. Nguyễn Bách Khoa (2003), Chính sách Thương mại và marketing xuất khẩu hàng nông phẩm Việt Nam, NXB Thống Kê 3. Nguyễn Hoàng Việt và Nguyễn Bách Khoa (2014), Mô hình và khung thang đo chất lượng và giá trị các loại dịch vụ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại – số 72 4. Trung tâm thông tin – tư liệu thuộc Viện Kinh tế chính sách chiến lược Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Tổng quan về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) 5. French Bradley (2002), International Mar, Prentice Hall – New York 6. Jan J. Michalek Jan Hagemejer (2007), The Importance of Technical Barriers in International Trade – Theory and Empirical Evidence, Warsaw University 7. Website: www.vasep.com.vn; www.customs.gov.vn; www.moit.gov.vn 703