Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong AEC

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2350
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong AEC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_ho_tro_doanh_nghiep_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_t.pdf

Nội dung text: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong AEC

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG AEC SOLUTIONS FOR ENHANCING COMPETITIVE COMPETENCY OF ENTERPRISES IN AEC Th.S. Bùi Duy Hoàng; CN. Nguyễn Thành Sơn Viện Chiến Lược Phát Triển – Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư buiduyhoanglawyer@gmail.com TÓM TẮT Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ACE) được kỳ vọng là cộng đồng năng động, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu với GDP bình quân hằng năm ước đạt 2.000 tỷ USD và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), kinh tế Việt nam có cơ hội tăng trưởng thêm 14,5% vào năm 2025. AEC thúc đẩy đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện, tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá đúng và đầy đủ thực lực giữa “thế” và “vận” để phát triển trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam và toàn thể xã hội phải tích cực thay đổi, cái tiến phương thức sản xuất, đánh giá những hạn chế để tìm giải pháp khắc phục và nâng cao vị thế trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bài viết đã đề cập đến sự hạn chế về thể chế chính sách, nguồn nhân lực cũng như sự tác động của yếu tố văn hóa đã là những trở ngại khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập AEC và tác giả phân tích đưa ra các giải pháp kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh các họat động hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động mạnh mẽ phong trào tuyên truyền đổi mới tư duy nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền về văn hóa và đồng thời đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cũng như thực hiện nhanh tiến trình phát triển nguồn nhân lực. Từ khóa: ACE -Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community); ASEAN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations); FTA: Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement); năng lực cạnh tranh; hỗ trợ doanh nghiệp ABSTRACT ASEAN Economic Community (ACE) is expected to be an active community that has great influence on the global economy with an estimated annual average GDP of 2.000 billion USD. This figure will grow strongly in the coming years. When participating in the ASEAN Economic Community, according to forecasts by the International Labour Organisation (ILO), the Vietnamese economy has opportunities to grow to 14.5% in 2025 AEC promote negotiation of free trade agreements (FTAs) and economic partnership agreements comprehensively participate more aggressively in the global supply chain. Vietnam enterprises should evaluate exactly the relationship between "capacity" and "chance" to develop in the context of integration and competition. Businesses as well as the Government of Vietnam and the whole of society must actively change the mode of production progress, assess the limitations to find solutions and improve their position in the ASEAN Economic Community. The article was referring to the limit of institutional policies, human resources as well as the impact of cultural factors as obstacles of most Vietnam enterprises when joining AEC and the author also makes recommendations to the Government to promote its support for enterprises. Key words: ACE - ASEAN Economic Community; ASEAN - Association of Southeast Asian Nations; FTA-Free Trade Agreement; competitive competence; enterprises support 1. Giới thiệu AEC là một thị trƣờng sản xuất thống nhất thƣơng mại hàng hoá, tự do hoá thƣơng mại dịch vụ, tự do hoá đầu tƣ, tài chính và lao động. ASEAN hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trong quan 95
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG hệ đối ngoại, thúc đẩy đàm phán các FTA và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện; tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để phát triển trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh đòi hỏi Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp Việt cũng nhƣ toàn xã hội phải tạo đƣợc vị thế nhất định, tƣơng xứng về lực lƣợng sản xuất và phƣơng thức sản xuất cũng nhƣ thành quả lao động kết tinh trong sản phẩm hàng hóa đƣợc thị trƣờng công nhận và ngƣời tiêu dùng lựa chọn đó là ―đức tin‖ của nền kinh tế hiện đại. Trong thời đại hội nhập và cạnh tranh chỉ có ―đức tin‖ của khách hàng cùng sự thỏa mãn của khách hàng chính là thƣớc đo và là sự khẳng định sự hƣng – suy của nền kinh tế cũng nhƣ của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bài viết này đánh giá những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp Việt nhƣ về thể chế, nhân lực, văn hóa, và đƣa ra các giải pháp kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh các họat động hỗ trợ doanh nghiệp để vƣơn lên đứng vững trong cộng đồng kinh tế ASEAN khi Việt Nam chính thức là thành viên của cộng đồng vào năm 2015. 2. Bối cảnh chung về AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN bao gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu ngƣời. Theo "Tầm nhìn ASEAN 2020", ASEAN hình thành một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vƣợng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ sẽ đƣợc chu chuyển tự do, và vốn đƣợc lƣu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội đƣợc giảm bớt vào năm 2020. Cộng đồng Kinh tế ASEAN đƣợc kỳ vọng là cộng đồng năng động, có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu với GDP bình quân hằng năm ƣớc đạt 2.000 tỷ USD và sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ trong những năm tới. Khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), kinh tế Việt nam có cơ hội tăng trƣởng thêm 14,5% vào năm 2025(8). AEC là một thị trƣờng và sản xuất thống nhất, chính là các nƣớc ASEAN chú trọng tự do hóa: Thƣơng mại hàng hoá; tự do hoá thƣơng mại dịch vụ; tự do hoá đầu tƣ, tài chính và lao động. Đồng thời ASEAN là một khu vực kinh tế cạnh tranh có nghĩa là AEC hƣớng vào chính sách cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển cơ sở hạ tầng. ASEAN xem xét giúp các nƣớc Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam nâng cao năng lực thông qua việc cung cấp nguồn lực kỹ thuật và tài chính cho một loạt các dự án phát triển để hỗ trợ khu vực hội nhập nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin để giúp phát triển đồng đều trong khối ASEAN và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của toàn khối trong quan hệ đối ngoại; thúc đẩy đàm phán các FTA và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện; tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện nay, ASEAN đã hoàn thành hơn 93% các hoạt động trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015; đã có 6/10 thành viên có tỷ lệ công việc hoàn thành ở mức cao, 4/10 thành viên còn lại một số vấn đề cần đƣợc đẩy mạnh(9). Các nƣớc Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã đạt hiệu quả trong việc giảm mức thuế suất xuống gần bằng 0% và hiện đang chuẩn bị sẵn sàng áp dụng cơ chế hải quan một cửa ASEAN. AEC sẽ là một thị trƣờng chung, một không gian sản xuất thống nhất dựa trên sự hội tụ mạnh mẽ các chính sách, luật lệ và quy định liên quan đến thƣơng mại và đầu tƣ. AEC sẽ phát huy lợi thế chung của toàn khu vực ASEAN, từng bƣớc xây dựng một nền kinh tế (8) PGS, TS. Mạc Văn Tiến Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - cong-dong-kinh-te-asean.aspx?tabid=466&a=2050 9Nguyễn Nhâm - Tổng kết hội nghị ASEAN 26: Rất nhiều kết quả tích cực - asean-26-rat-nhieu-ket-qua-tich-cuc-397945.vov 96
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) mang tầm khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vƣợng chung cho nhân dân các quốc gia ASEAN(10). 3. Những khó khăn doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi AEC có hiệu lực 3.1. Về thể chế và chính sách quốc gia Về thể chế và chính sách của ta mặc dù có nhiều thay đổi tích cực tuy nhiên so với các nƣớc trong ASEAN 6 còn rất lạc hậu. Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho năm 2014-2015 ở mức rất thấp và ít có cải thiện từ nhiều năm nay. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ở các nƣớc ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm. Hình 1: Xếp hạng thể chế của Việt Nam Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2014-2015)11 3.2. Về nguồn nhân lực Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu ngƣời, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng 20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1%. Chất lƣợng lao động cũng đã từng bƣớc đƣợc nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 40% trong vòng 10 năm trở lại đây (số liệu của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội), trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng lao động. Lực lƣợng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ đƣợc khoa học - công nghệ, đảm nhận đƣợc hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trƣớc đây phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài. 10Nguyễn Nhâm (Trích Thông tin Tài chính số 7 kỳ 1 tháng 4/2015)-Các nƣớc thành viên ASEAN chủ động hội nhập kinh tế toàn diện - 7624830&p_details=1 (11) Nguyễn Quốc Trƣờng, Nguyễn Thế Cƣờng (Viện Chiến lƣợc phát triển) - Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam - hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.html 97
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lƣợng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nƣớc châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm Do vậy nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dƣơng (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần). Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan(12). 4. Văn hóa và tƣ duy 4.1. Chiến lược văn hóa doanh nghiệp và tư duy văn hóa kinh doanh Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nƣớc, ngƣời Việt Nam nói chung và tầng lớp Doanh nhân Việt nói riêng, việc sản xuất hàng hóa lớn chƣa từng trải qua, việc xây dựng văn hóa công ty dựa trên đạo đức và chuẩn mực cao cấp về "giá trị mềm" của doanh nghiệp chƣa thực sự đƣợc trú trọng. Khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới, các doanh nghiệp khấp khểnh trong tiến trình mới đó là sản xuất và kinh doanh, văn hóa kinh doanh chƣa tìm ra chân lý mà các doanh nghiệp thƣờng thu gọn vào các PR hay lễ hội hoành tráng phô trƣơng, ban phát huân chƣơng, đánh bóng cho tên tuổi cá nhân, dựa hơi quan chức thay vì cho nhu cầu của khách hàng, sáng tạo của sản phẩm hay sự bền vững của thƣơng hiệu. Thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn, ngƣời quản lý doanh nghiệp chƣa định rõ đƣợc tầm nhìn và giới hạn của công ty để có một kế hoạch phát triển lâu dài và bền vững. Không một hành trình kinh doanh nào mà không gặp trắc trở và thách thức. Vì vậy, ngƣời lãnh đạo phải biết rõ đích đến của doanh nghiệp và xây dựng chiến lƣợc vững vàng trƣớc các cơn sóng lớn nhỏ trƣớc mọi sự biến động của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Mọi hình thức lấy ngắn nuôi dài, đi tắt đón đầu, dùng ―sở đoản‖ để xây dựng chiến lƣợc chiến thắng ―sở trƣờng‖ đều có thể tạo hiệu ứng nhất thời, nhƣng sớm muộn gì thì các trò chơi ngắn hạn này sẽ có tác hại lớn là làm doanh nghiệp đi quá xa ra khỏi mục tiêu và vƣớng vào tình thế lầy lội, loay hoay trong việc xử lý tình huống. Sự thỏa mãn của khách hàng, khách hàng là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện đại sống vì khách hàng, sản phẩm phải thích hợp và cải tiến thƣờng trực để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Dịch vụ hậu mãi phải hoàn thiện để giữ sự trung thành của khách hàng. Yếu tố sáng tạo là cách tạo thích thú cho khách hàng để biến họ thành một công cụ truyền bá sản phẩm ra các cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có tâm lý và phƣơng thức sở đoản là ―dựa hơi‖ quan chức và có cái nhìn méo mó về ƣu tiên phục vụ. Đây cũng là một lý do tại sao các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vẫn chƣa đủ khả năng để cạnh tranh trên biển lớn. Thiếu cương lĩnh tôn chỉ kinh doanh, mỗi công ty phải có một cƣơng lĩnh để mọi thành phần nhân viên theo đó mà vận hành. Nhƣ một quốc gia có hiến pháp, tuyên ngôn về dân quyền, các bộ luật doanh nghiệp phải có cƣơng lĩnh, chiến lƣợc và điều lệ để không bị rối loạn khi gặp khó khăn hay khi có thay đổi về bộ phận quản lý. Nhƣng hiện nay đa số các doanh nghiệp vẫn chƣa xây dựng hoàn chỉnh đƣợc tôn chỉ chiến lƣợc kinh doanh và chỉ tôn kinh doanh mạch lạc. Nhiều vị quản lý các doanh nghiệp Nhà nƣớc vẫn có tƣ duy ―nhiệm kỳ‖ và ―hạ cánh an toàn‖ dẫn đến thiếu hoặc không có trách nhiệm, đây là rủi ro lớn nhất thƣờng làm các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bất an khi quyết định đầu tƣ. Thêm vào đó, thay vì một chính sách "thông tin toàn bộ và kịp thời" (on-time full disclosure) theo nhƣ luật định, nhiều nhà quản lý che giấu, trì hoãn, sửa đổi hay sáng tạo thông tin để tránh những phản ứng tiêu cực cho vị trí và quyền lợi của họ. (12) PGS, TS. Mạc Văn Tiến Viện trƣởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - cong-dong-kinh-te-asean.aspx?tabid=466&a=2050 98
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Thiếu đào tạo và thăng tiến đội ngũ nhân viên một cách liên tục và kịp thời, để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tạo cho đội ngũ cán bộ một niềm tin vào tƣơng lai đƣờng dài của doanh nghiệp và các quyền lợi đính kèm. Ngoài lƣơng bổng và nhu cầu về thăng tiến, các nhân sự đều muốn tham dự vào thành công sau cùng của đơn vị. Tuy nhiên, lĩnh vực này các doanh nghiệp Việt vẫn còn nhiều hạn chế và chƣa có chiến lƣợc rõ ràng, định hƣớng cụ thể. Cũng nhƣ thiếu sót so với nƣớc ngoài là các chƣơng trình huấn luyện liên tục, và các quyền mua cổ phiếu (options) để gắn bó nhân viên vào với công ty trong hợp tác lâu dài. Nhƣng quan trọng phải đối xử công bằng trong mọi hành động và phán đoán, không phân biệt thành phần gia đình hay xã hội, hoàn toàn dựa trên kỹ năng và thành quả của nhân viên. Lợi ích cho xã hội và nghĩa vụ với thân nhân, một doanh nghiệp phải có nghĩa vụ với cộng đồng xã hội chung quanh. Những tệ nạn gây ô nhiễm trong không khí, trên sông biển, thấm vào các tầng nƣớc ngầm, việc xử lý rác thải, rác y tế nguy hiểm, tiếng ồn và an toàn giao thông là những kỷ cƣơng không những chỉ quan trọng trên phƣơng diện pháp lý mà còn là nghĩa vụ để thể hiện đạo đức của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể vì lợi ích của mình mà làm phƣơng hại đến môi trƣờng và xã hội. Nghĩa vụ đóng góp cho xã hội còn là tấm gƣơng để doanh nghiệp soi rọi mình là doanh nhân chân chính thành đạt. Do bối cảnh lịch sử dân tộc luôn luôn chịu sự đe dọa của các kẻ thù xâm lƣợc và luôn phải đối chọi với các thế lực mạnh hơn trong mọi thời đại và chịu hệ tƣ tƣởng của thời kỳ bao cấp, kinh tế tập trung dẫn đến văn hóa kinh doanh và khát vọng kinh doanh cùng với văn hóa doanh nghiệp phát triển rất chậm và thiếu định hƣớng nhƣ đã nêu trên. Kèm theo nó là hệ lụy về mặt khoa học quản lý tài chính, khoa học tự nhiên, tƣ suy khuyến khích phát minh, sáng tạo cũng rất lạc hậu. 4.2. Tư duy chiến lược tài chính Trong lĩnh vực tài chính, các doanh nghiệp Việt còn yếu kém ở tất cả các vấn đề căn bản về tài chính nhƣ sau: Về quản trị dòng tiền (cash flow) cho doanh nghiệp, những chỉ số nhƣ IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội bộ), ROI (hoàn vốn trên đầu tƣ), ROA (hoàn vốn trên tài sản), acid test (tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn) là những tín hiệu để xác định hiệu năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành. Đới với kỷ luật tài chính, chƣa kiểm soát chặt chẽ thu – chi, ngân sách đề ra phải đƣợc mọi bộ phận tuân thủ và thực thi; mọi điều chỉnh phải đƣợc điều nghiên chính xác; kể cả việc cắt giảm hay gia tăng vì sự cố bất thƣờng. Yếu về dự báo nhu cầu tương lai, mọi phát triển đều cần vốn đầu tƣ, từ tiền lời tích lũy nội bộ hay tiền vay hay tiền góp vốn từ các cổ đông bên ngoài. Ngƣời quản lý tài chính theo đúng vai trò phải duyệt khán và đồng ý với kế hoạch phát triển. Mặt khác doanh nghiệp Việt thƣờng dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn, đây là điều rủi ro cao trong nguyên tắc đầu tƣ tài chính mà các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng mắc phải. 5. Hạn chế về khoa học kỹ thuật công nghệ 5.1. Áp lực cạnh tranh về hàng rào kỹ thuật trong nông nghiệp Theo đánh giá của các chuyên gia Dự án EU-Mutrap (Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên của EU đối với Việt Nam), trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA, lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản là những ngành nhạy cảm đối với cả Việt Nam và EU. Những biện pháp phi thế quan (NTM) có ý nghĩa quan trọng trong khu vực nông nghiệp gồm yêu cầu về vệ sinh, kiểm dịch; đóng gói, bao bì; khả năng truy soát nguồn gốc và thủ tục hải quan nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn (Global GAP) do EU áp đặt thƣờng nằm trong số các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới và khó đạt đƣợc nhất với chi phí cao nhất là thách thức đối với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 99
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 5.2. Công nghiệp gặp nhiều thách thức Lĩnh vực công nghiệp tập trung vào sáu ngành gồm dệt may, da giày, ôtô, công nghệ cao, hàng thủ công và sản phẩm gỗ qua xử lý. Ngành da giày Việt Nam vẫn phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nƣớc có ngành da giày phát triển nhƣ Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và dự báo thị trƣờng đang nổi lên nhƣ Myanmar cũng là những áp lực lớn. Ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc tƣơng đối cao vào nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, giá trị gia tăng tạo ra của ngành tƣơng đối thấp (ƣớc tính chung ở mức 40%). Trong đó, nguyên liệu thô nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan; còn máy móc thì từ các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản Thêm vào đó, các mức độ yêu cầu cao của ngƣời tiêu dùng EU cũng nhƣ quy tắc xuất xứ và những quy định của EU về đăng ký, đánh giá, chứng nhận và hạn chế hóa chất là những rào cản đáng kể với Việt Nam. Ngành thủ công mỹ nghệ, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực trong nƣớc (mây, tre, gỗ, gốm), nhƣng gần đây Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Lào, Campuchia. Những hạn chế từ giá nguyên vật liệu, năng lƣợng, vận chuyển cao cho đến các tiêu chuẩn chất lƣợng cao cho thấy ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nƣớc khác để tiếp cận thị trƣờng EU. Tóm gọn lại trình độ khoa học công nghệ và khả năng sáng tạo phát minh trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam vô cùng thấp dẫn đến công nghiệp của chúng ta chậm phát triển cả công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp nặng và công nghiệp phụ trợ Đang là rào cản cần phải bức phá của doanh nghiệp Việt trong giai đoạn hiện nay. 6. Đề xuất giải pháp hỗ trợ danh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh 6.1. Nhóm giải pháp chung 6.1.1. Thứ nhất: Cải cách hành chính Xây dựng chƣơng trình Một cửa quốc gia (Vietnam's National Single Window - VNSW) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thƣơng mại. Việt Nam nỗ lực đơn giản hoá hệ thống các giấy phép, giấy chứng nhận bao gồm giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy chứng nhận vệ sinh kiểm dịch, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Các nỗ lực này thể hiện qua hệ thống eCoSys (hệ thống xin cấp C/O qua mạng) cũng nhƣ việc cấp phép nhập khẩu tự động(13). Nhanh chóng rà soát lại, xác định lại các văn bản pháp lý có tính chồng chéo gây khó khăn trong quản lý điều hành và thực hiện đối với doanh nghiệp và công dân để điều chỉnh kịp thời, đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ công bộc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp theo đúng tôn chỉ ―sống và làm việc theo pháp luật‖. Từng bƣớc loại trừ, thanh lọc đội ngũ cán bộ yếu kém chuyên môn, tha hóa đạo đức, nhũng nhiễu hành chính và làm biến dạng tính chất minh bạch của thị trƣờng. 6.1.2. Thứ nhì: Đẩy mạnh tuyên truyền tư duy văn hóa doanh nghiệp - kinh doanh Chính phủ, bộ văn hóa thông tin cần có kế hoạch hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh chiến lƣợc tuyên truyền về phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh nhằm thúc đẩy chuyển biến về nhận thức, đặc biệt cần đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa về tƣ duy làm chủ, tƣ duy kinh doanh, tƣ duy khát vọng làm chủ công nghệ, tôn sùng sáng kiến, cổ động phát minh, tác phong công nghiệp và khát vọng làm chủ (13) Nguyễn Quốc Trường, Nguyễn Thế Cường (Viện Chiến lược phát triển) - Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam - voi-viet-nam.html 100
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) công nghệ cũng nhƣ nuôi ý chí phát minh sáng chế trong đội ngũ trí thức trẻ và thế hệ tƣơng lai Coi thành quả sáng tạo phát minh trong khoa học công nghệ, lao động sản xuất là ―vì sao sáng‖ đáng tôn sùng. Cần thay đổi cách cổ động tuyên truyền về văn hóa ví dụ nhƣ: Hàng năm chúng ta tổ chức thi học sinh giỏi thì chuyển thành thi sáng tạo trong học đƣờng để nêu cao tình thần sáng tạo trong cuộc sống thật thay cho lý thuyết ―học gà‖. Tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo, phát minh khoa học công nghệ và có phần thƣởng xứng đáng kích lệ tinh thần phấn đấu sáng tạo thay cho tƣ duy chắp vá, lắp đặt, hay hƣởng thụ thành quả sẵn có. 6.1.3. Thứ ba: Tập trung đẩy nhanh tiến trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực Ƣu tiên đầu tƣ đào tạo nghề trong từng chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng, vùng, ngành. Hình thành thang giá trị nghề nghiệp trong xã hội. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề sử dụng lao động tham gia xây dựng, đánh giá, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo, hƣớng dẫn thực hành và đánh giá năng lực ngƣời học, hƣớng tới doanh nghiệp phải là một trong những chủ thể đào tạo nghề. Đổi mới chính sách tài chính về dạy nghề; đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề; khuyến khích hợp tác và thành lập các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chuyển hệ thống dạy nghề khép kín thành hệ thống đào tạo mở, linh hoạt, liên thông giữa các thành tố của hệ thống và liên thông với các bậc học khác. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề, nhất là với những nƣớc thành công trong phát triển dạy nghề ở khu vực ASEAN và trên thế giới. Tích cực vận động, thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA cho dạy nghề. Hợp tác với các nƣớc ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nƣớc, hƣớng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tích cực tham gia vào các hoạt động của khu vực và thế giới để giao lƣu và học hỏi kinh nghiệm, nhƣ tham gia Hội thi tay nghề ASEAN, Hội thi tay nghề thế giới. 6.2. Nhóm giải pháp đặc thù Thứ nhất: Lập quỹ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và tham gia vào các lĩnh vực quan trọng đối với các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan mật thiết đến vấn đề an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc biển, đảo của tổ quốc nhƣ các tập đoàn, công ty khai khác thủy hải sản, đánh bắt xa bờ, nghiên cứu đại dƣơng cần đầu tƣ công nghệ và hợp tác quốc tế về nhân lực và kỹ thuật. Trƣớc sự hội nhập và công bằng trong cạnh tranh của AEC chúng ta không thể trợ cấp bằng chính sách riêng đối với các doanh nghiệp. Nhƣng thông qua hiệp hội và thúc đẩy các lĩnh vực khác hỗ trợ tạo đà thúc đẩy và giúp các doanh nghiệp Việt vƣơn lên với vai trò làm chủ công nghệ, sáng tạo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã, giá thành, phƣơng thức thanh toán, bảo hành bảo trì Sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt sánh vai trong cuộc đua của hội nhập thị trƣờng. Thứ nhì: Chính phủ hỗ trợ mở lớp chia sẻ kiến thức cho các doanh nhân, các CFO, CEO nâng cao kinh nghiệm thông qua tổ chức các khóa đào tạo, các buổi hội thảo và mở rộng hợp tác mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các doanh nhân tham dự để tăng kinh nghiệm thực tế từ việc chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng trong quản trị của các vị trí nêu trên về kỹ năng quản trị, trình độ quản trị và khả năng tổng hợp các yếu tố chuyên ngành đến yếu tố xã hội, văn hóa và thể chế chính trị, pháp lý để sớm có đủ tố chất xứng đáng là các CFO, CEO tài ba danh tiếng và xứng tầm trong khu vực AEC và quốc tế, giúp kinh tế Việt Nam tăng trƣởng nhanh và bền vững, là cơ sở để Việt Nam hƣớng đến mục tiêu ―dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội, công bằng, văn minh‖./. 101
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Quốc Trƣờng, Nguyễn Thế Cƣờng - (Viện Chiến lược phát triển) Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam - thuc-doi-voi-viet-nam.html [2] Những tồn tại và yếu kém của doanh nghiệp BĐS Việt Nam - tich-nhan-dinh/nhung-ton-tai-va-yeu-kem-cua-doanh-nghiep-bds-viet-nam-ar68737 [3] PGS, TS. Mạc Văn Tiến, Viện trƣởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khigia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - hoi-va-thach-thuc-doi-voi-lao-dong-viet-nam-khi-gia-nhap-cong-dong-kinh-te- asean.aspx?tabid=466&a=2050 [4] Nguyễn Nhâm - Các nƣớc thành viên ASEAN chủ động hội nhập kinh tế toàn diện - (Trích Thông tin Tài chính số 7 kỳ 1 tháng 4/2015)- 160284363&item_id=167624830&p_details=1 [5] Nguyễn Quốc Trƣờng, Nguyễn Thế Cƣờng (Viện Chiến lƣợc phát triển) - Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam - thuc-doi-voi-viet-nam.html [6] PGS, TS. Mạc Văn Tiến Viện trƣởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - hoi-va-thach-thuc-doi-voi-lao-dong-viet-nam-khi-gia-nhap-cong-dong-kinh-te- asean.aspx?tabid=466&a=2050 [7] Nguyễn Nhâm - Tổng kết hội nghị ASEAN 26: Rất nhiều kết quả tích cực - gioi/ho-so/tong-ket-hoi-nghi-asean-26-rat-nhieu-ket-qua-tich-cuc-397945.vov 102