Giải pháp phát triển kênh phân phối hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển kênh phân phối hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_kenh_phan_phoi_hang_nong_san_cua_viet_n.pdf
Nội dung text: Giải pháp phát triển kênh phân phối hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY SOLUTIONS FOR DEVELOPING VIETNAM'S AGRICULTURAL PRODUCTS DISTRIBUTION IN THE CURRENT CONTEXT ThS. Lại Thị Hiếu Đại học Công nghiệp Việt Trì Email: manhhung0102@gmail.com Tóm tắt Kênh phân phối có vai trò hết sức quan trọng đảm nhiệm vai trò trung gian nối sản xuất với tiêu dùng đem lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu daùng. Đối với kênh phân phối hàng hóa nông sản của Việt Nam hiện nay đã từng bước hình thành và phát triển đa dạng những chưa tương xứng với yêu cầu. Sản xuất hàng hóa nông sản phát triển đa dạng, sản lượng nông sản ngày một tăng, chất lượng nông sản ngày càng tốt, chủng loại nông sản ngày càng đa dạng phong phú, từ những nông sản đứng đầu thế giới như: gạo, cà phê, hồ tiêu, thủy sản cho đến các nông sản thiết yếu khác như rau củ, các loại thịt Song kênh phân phối hàng nông sản của nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Với thị trường trong nước tồn tại tình trạng được mùa mất giá, nhà phân phối bị động vì sản xuất phụ thuộc vào mùa vụ, người tiêu dùng chịu phí trung gian quá cao, độ tin cậy về mức độ an toàn của sản phẩm thấp. Với thị trường ngoài nước thì tình trạng mua đứt bán đoạn, thiếu liên kết trong chuỗi sản xuất, chất lượng và độ an toàn sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người dùng Trước những tồn tại này cần thiết phải tổ chức lại kênh phân phối hàng nông sản, giảm bớt những đầu mối trung gian. Tăng cường liên kết chuỗi sản xuất, nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi thành viên trong chuỗi, thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất hàng hóa, hình thành kênh phân phối hàng nông sản sạch. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho quá trình tổ chức lại kênh phân phối, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến Từ đó, phát triển kênh phân phối nông sản đem lại lợi ích cho cả người sản xuất nhà phân phối và người tiêu dùng, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững. Từ khóa: phân phối nông sản, kênh phân phối nông sản, giải pháp. Abstract Distribution channels play an important role in the intermediary role of production and consumption to benefit both producers and consumers. The distribution channels of agricultural products of Vietnam have gradually formed and diversified, but these have not met the requirements. Agro-product production is growing in a variety of ways, with increasing production of agricultural products, better quality of agricultural products, diversified agricultural products from the world's leading agricultural products such as rice, coffee, pepper, aquatic products to other essential agricultural products such as vegetables, meat The distribution channels of agricultural products in our country is still limited. With the domestic market in the off-season, the distributor is passive due to seasonally dependent production, consumers are subject to expensive overhead, low reliability of the product. With the overseas market, the situation of buying off the segment, lack of link in the production chain, quality and safety products have not met the rigorous requirements of users Before these problems are necessary to nest Restore the distribution channels of agricultural products, reduce the intermediary. Strengthening the linkages between production chains, enhancing the roles and responsibilities of each member of the chain, changing farmers' perceptions of commodity production and establishing distribution channels for clean farm produce. The state needs to have policies to support the process of reorganizing the distribution channel, supporting the development of processing industry Since then, the development of distribution channels of agricultural products benefit both the producers of distributors and consumers, contributing to the development of sustainable agriculture. Keywords: distribution, distribution channels, solutions. Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh tạo ra được khối lượng hàng hóa nông sản lớn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hàng hóa nông 364
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 sản của nước ta đã vươn ra thị trường thế giới đến năm 2017 đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Nhưng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu dưới dạng thô nên giá trị không cao, không tạo được thương hiệu trên thị trường thế giới. Hơn nữa hệ thống phân phối nông sản của nước ta còn rất nhiều hạn chế. Chúng ta mới chỉ tập trung vào sản xuất mà chưa chú trọng đến khâu đầu ra cho nông sản. Các kênh phân phối nông sản chưa được tổ chức một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, liên kết chuỗi trong sản xuất còn mờ nhạt, có rất ít sản phẩm nông sản chế biến chất lượng, khẳng định được thương hiệu trên thị trường cả trong nước và thế giới. Thị trường nông sản trong nước thì lộn xộn với tình trạng tranh mua, tranh bán, thị trường thế giới thì mua đứt, bán đoạn. Sự yếu kém về tổ chức kênh phân phối dẫn tới hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp chưa cao, thiếu điều kiện để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Yêu cầu đặt ra cấp thiết là tổ chức kênh phân phối nông sản cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta để giải quyết tốt dòng lưu thông của hàng nông sản, nhằm giảm thiểu những khâu trung gian, giảm chi phí và thời gian lưu thông của hàng nông sản nâng cao hiệu quả kinh tế. 1. Đặc điểm và chức năng của kênh phân phối hàng nông sản 1.1. Kênh phân phối hàng hóa và kênh phân phối hàng nông sản * Kênh phân phối hàng hóa Kênh phân phối hàng hóa là tập hợp có chủ đích các chủ thể bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các cá nhân tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Các chủ thể hoạt động một cách độc lập và phụ thuộc vào nhau, có mối liên hệ và ràng buộc lẫn nhau trong hoạt động phân phối một hoặc nhiều loại hàng hóa khác nhau tại một thị trường xác định. Kênh phân phối hàng hóa được chia làm ba nhóm chính: kênh phân phối hàng hóa trực tiếp, kênh phân phối hàng hóa gián tiếp và kênh phân phối hàng hóa đa cấp. Kênh phân phối hàng hóa trực tiếp là kênh phân phối hàng hóa mà trong đó thành phần tham gia chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không phải qua bất kỳ trung gian phân phối nào. Kênh phân phối hàng hóa gián tiếp là kênh phân phối hàng hóa sử dụng trung gian phân phối. Theo kết cấu giữa nhà sản xuất và trung gian phân phối, kênh phân phối gián tiếp được chia thành: kênh phân phối truyền thống là kênh phân phối mà hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trình tự từ nhà sản xuất qua tất cả các trung gian phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng; kênh phân phối hiện đại hay còn gọi là kênh phân phối liên kết dọc là kênh phân phối mà nhà sản xuất và các trung gian phân phối sẽ hợp lại thành một thể thống nhất. Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp từ thể thống nhất ấy đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối hàng hóa đa cấp là kênh phân phối hàng hóa mà các thành phần tham gia trừ nhà sản xuất, đóng vai trò vừa là trung gian phân phối, vừa là nhà tiêu dùng. Ưu điểm của kênh phân phối hàng hóa đa cấp là tiết kiệm được chi phí quảng bá sản phẩm, nhưng lại phải trả tiền hoa hồng lớn cho các thành phần trung gian * Kênh phân phối hàng nông sản Kênh phân phối hàng nông sản là một tập hợp có chủ đích các nhà phân phối hàng nông sản bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh tham gia vào quá trình đưa hàng nông sản từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các nhà phân phối này có các mối quan hệ và ràng buộc lẫn nhau theo các quy định chung của quốc gia hoặc địa phương và quy định riêng của mỗi kênh phân phối mà họ là thành viên tham gia quá trình mua và bán hàng nông sản. Các kênh phân phối hàng nông sản phổ biến với hai loại là kênh phân phối hàng nông sản trực tiếp và kênh phân phối hàng nông sản gián tiếp. Kênh phân phối hàng nông sản gián tiếp gồm: kênh phân phối hàng nông sản truyền thống và kênh phân phối hàng nông sản hiện đại. Để hình thành kênh 365
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 phân phối hàng nông sản phải có các thành viên tham gia vào kênh. Các thành viên của kênh phân phối hàng nông sản trên thị trường nội địa bao gồm: nhà sản xuất, trung gian phân phối, người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra kênh phân phối còn có các tổ chức bổ trợ là các doanh nghiệp và cá nhân cung cấp cho các thành viên của kênh phân phối những công việc phân phối ngoài chức năng mua bán và chuyển quyền sở hữu. Các tổ chức bổ trợ bao gồm: Các doanh nghiệp vận tải, các doanh nghiệp kinh doanh kho, các công ty nghiên cứu thị trường, các công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp chuyên trưng bày hàng hóa 1.2. Đặc điểm của kênh phân phối hàng nông sản Thứ nhất, nhà sản xuất và người tiêu dùng là điểm đầu và điểm cuối của kênh phân phối. Kênh phân phối nông sản truyền thống hay kênh phân phối nông sản hiện đại đều cùng có điểm bắt đầu và kết thúc như nhau nhưng khác nhau về cách thức tổ chức các hoạt động trong kênh. Thứ hai, các thành viên tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của mình. Mỗi thành viên trong kênh phân phối đều theo đuổi lợi ích của mình tuy nhiên trong kênh phân phối truyền thống các thành viên chỉ chú ý đến lợi ích riêng trong khi ở kênh phân phối hiện đại ngoài việc tối đa hóa lợi ích của cá nhân họ còn chú ý đến lợi ích chung của các thành viên. Thứ ba, kênh phân phối hàng nông sản ít nhánh hơn kênh phân phối hàng hóa nói chung. Nếu kênh phân phối hàng nông sản chỉ gồm hai nhánh là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại thì kênh phân phối hàng hóa nói chung có thêm kênh phân phối đa cấp. Do đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp với tính chất sản phẩm tươi sống không để được lâu, khó bảo quản và phụ thuộc vào tính mùa vụ nên kênh phân phối hàng nông sản có đặc điểm riêng so với kênh phân phối hàng hóa nói chung. Thứ tư, kênh phân phối hàng nông sản truyền thống thường mang tính tự phát. Kênh phân phối này có nhiều cấp trung gian, quan hệ mua bán phần lớn theo thỏa thuận trực tiếp tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển và người thu gom đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối. Mối quan hệ giữa các thành viên tham gia HTPP hàng nông sản truyền thống lỏng lẻo. Thứ năm, kênh phân phối hàng nông sản hiện đại có tính chuyên nghiệp, sự liên kết giữa các thành viên chặt chẽ và hoạt động như một thể thống nhất. Kênh phân phối hàng nông sản hiện đại có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng thị trường tối đa. Với khả năng liên kết từ người sản xuất, chế biến, thương mại đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp sẽ đảm bảo hiệu quả phân phối hàng nông sản tối đa, khắc phục được các xung đột, mang lại hiệu quả kinh tế theo quy mô phân phối ngày càng mở rộng và trình độ phân công chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng cao. 1.3. Chức năng của các kênh phân phối Thứ nhất, nghiên cứu thị trường, các kênh phân phối có chức năng thu thập những thông tin thị trường cần thiết để lập chiến lược phân phối Thứ hai, xúc tiến khuyếch trương, các kênh phân phối có chức năng xúc tiến khuyếch trương cho các sản phẩm họ bán. Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa Thứ ba, thương lượng, các kênh phân phối có chức năng thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thoả thuận với nhau về giá cả và các điều kiện phân phối khác Thứ tư, phân phối vật chất, vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa Thứ năm, tài trợ, huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối. Thứ sáu, hoàn thiện hàng hóa, chức năng này của kênh phân phối làm cho hàng hóa đáp ứng những nhu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất Thứ bảy, san sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối giữa các thành viên trong kênh 366
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 2. Thực trạng kênh phân phối hàng nông sản ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, Kênh phân phối hàng nông sản của Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển tương đối nhanh, đa dạng nhưng còn thiếu tính bền vững. Kênh phân phối hàng nông sản của nước ta đã phát triển nhanh chóng do yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp và thị trường. Bao gồm cả kênh phân phối nông sản trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, trong kênh phân phối gián tiếp gồm cả hai loại hình kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại. Nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của các kênh phân phối mà thương mại dịch vụ của nước ta trong những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 8.539 chợ, 957 siêu thị tại 62/63 tỉnh, thành phố và 189 trung tâm thương mại tại 51/63 tỉnh, thành phố. Giai đoạn 2011- 2017, mức tăng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 10%/năm, đạt 3.568,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2016 và đạt 3.234,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2017. Mặc dù gần đây tốc độ tăng trưởng có chậm lại, nhưng tính chung từ 2006 - 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa luôn cao gấp 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng thời kỳ. Tuy nhiên do những hạn chế của sản xuất nông nghiệp như quy mô sản lượng nhỏ, tính liên kết trong sản xuất hạn chế, cho đến những hạn chế của các thành viên trong kênh phân phối mà tính bền vững của kênh phân phối chưa cao. Kênh phân phối truyền thống thì đứt đoạn, thiếu tính tổ chức. Kênh phân phối hiện đại còn nhỏ lẻ, chưa đủ sức cạnh tranh chưa chiếm lĩnh được thị phần. Thứ hai, kênh phân phối hàng nông sản chưa bao phủ thị trường, khả năng kiểm soát dòng chảy hạn chế. Mối liên kết giữa các thành viên trong kênh phân phối hàng nông sản còn lỏng lẻo. Có thể thấy rằng kênh phân phối nông sản đang phát triển nhanh chóng từ kênh phân phối truyền thống đến kênh phân phối hiện đại cụ thể: hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh Nhưng các kênh phân phối tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Ở nông thôn, miền núi, mạng lưới chợ còn thưa thớt; siêu thị, trung tâm thương mại còn ít. Hệ thống chợ, siêu thị chủ yếu thiên về chức năng bán lẻ và đa số chợ có qui mô nhỏ. Các nhà cung cấp dịch vụ vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ cũng như hỗ trợ nhau trong việc cung cấp thông tin thị trường, thông tin khách hàng. Thiếu tính khoa học trong tổ chức kênh phân phối ví như trong cùng một chợ cùng một loại hàng hóa nhưng có nhiều nhà cung ứng thậm chí tranh giành lẫn nhau, hay tình trạng tranh mua, tranh bán khi thị trường nông sản biến động. Về nông sản xuất khẩu chúng ta đã có nhiều cố gắng đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Hiện nay nông sản Việt đã có mặt ở 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam luôn nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất, với giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 32 tỷ USD năm 2016 với 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Song có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô hoặc với hàm lượng chế biến thấp, chất lượng và giá trị xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Đặc biệt, nhiều sản phẩm được bán ra thị trường thế giới mà không có thương hiệu, nhãn mác, hoặc phải sử dụng thương hiệu nước ngoài. Chúng ta thiếu những doanh nghiệp phân phối mạnh có tiềm lực, áp dụng công nghệ hiện đại, trình độ làm phân phối chuyên nghiệp có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Đây là một bất lợi lớn, ảnh hưởng đến tiến trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam Sự liên kết chuỗi trong sản xuất tiêu thụ còn rất lỏng lẻo. Chỉ một phần rất nhỏ các nhà phân phối kiểm soát được nguồn gốc, tính an toàn thực phẩm của sản phẩm mình cung cấp. Với nông sản trên thi trường nội địa có tới trên 80 % nông sản không rõ nguồn gốc, việc bảo quản nông sản để đảm bảo chất lượng là rất hạn chế ngoại trừ các nông sản được phân phối ở các kênh hiện đại, nông sản chế biến còn chiểm tỷ lệ rất ít, với nông sản xuất khẩu cũng không khá hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng mới chỉ dừng lại ở khâu thu mua, sơ chế rồi xuất khẩu mà chưa kiểm soát được quá trình sản xuất thu hoạch, bảo quản có đạt yêu cầu không, có đáp ứng các hệ tiêu chuẩn không và nông sản sau xuất khẩu sẽ đi đâu. Thực trạng này cho thấy chuỗi liên kết của kênh phân phối nông sản chưa đạt yêu cầu. 367
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Chưa tạo ra được dòng chảy xuyên suốt để chiếm lĩnh thị trường nội địa và càng thiếu sức mạnh để chiếm lĩnh thị trường thế giới. Thứ ba, kênh phân phối hàng nông sản hiện đại theo hình thức liên kết dọc đã xác lập được vị trí và vai trò ngày càng lớn. Nhưng kênh phân phối truyền thống vẫn chiếm vai trò chính trong phân phối hàng nông sản. Kênh phân phối dọc đã phát triển trong những năm qua do yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Với sản phẩm là nông sản thì kênh phân phối hiện đại đạng từng bước khẳng định vị trí quan trọng. Khi thu nhập của người dân ngày càng cao, kinh tế ngày càng phát triển người tiêu dùng chú ý đến chất lượng của những nông sản tiêu dùng, những yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng độ an toàn của sản phẩm ngày càng cao là cơ sở để phát triển kênh phân phối dọc hay kênh phân phối hiện đại. Kênh phân phối này gồm kênh phân phối hàng nông sản liên kết dọc hợp đồng và kênh phân phối hàng nông sản liên kết dọc tập đoàn. Đến nay, cả nước đã có trên 1 nghìn công ty phân phối, bán lẻ, xuất khẩu nông sản với các thương hiệu lớn như VISSAN, HAPRO, VNF1, G7MART, METRO, CO.OPMART Xây dựng thành công 746 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; trong đó, 382 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi. Cả nước đã có trên 1.900 cơ sở được chứng nhận VietGAP; 313 trang trại và 2.502 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP. Tuy nhiên nông sản chủ yếu vẫn được phân phối từ kênh truyền thống chiếm khoảng 60 % lượng nông sản tiêu thụ trên thị trường. Ở kênh phân phối này nông sản từ người sản xuất được chuyển đến các trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng chủ yếu thông qua hệ thống chợ. Hệ thống chợ đã tương đối phủ khắp cả nước với hơn 8.500 chợ trong đó 75% là chợ nông thôn, 1% là chợ đầu mối. Chợ nông thôn về cơ bản hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân. Chợ đầu mối có vai trò quan trọng trong kênh phân phối truyền thống nhưng số lượng chợ đầu mối còn quá ít, cơ sở vật chất của đại đa số các chợ còn yếu kém, lạc hậu, công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn chậm, trong khi việc hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ rất khó khăn, chưa kể việc phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường chợ, các dịch vụ cung cấp tại chợ còn rất hạn chế. Đây không chỉ là tình trạng của chợ đầu mối mà là tình trạng chung của các chợ dân sinh. Những bất cập này khiến cho dòng lưu thông của kênh phân phối không được thông suốt, tính liên kết giữa người sản xuất với thương lái với người bán lẻ là đứt đoạn, bấp bênh với những thỏa thuận trực tiếp không có ký kết hợp đồng. Từ đó dẫn tới tình trạng thương lái không nắm được nguồn gốc cũng như các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm mà mình đang thu mua. Nông dân thì thường xuyên rơi vào cảnh được mùa mất giá và bị thương lái ép giá, phần lợi tăng thêm từ giá trị nông sản không được chia sẻ cho người sản xuất. Thứ tư, các thành viên tham gia kênh phân phối nông sản đã tích cực đầu tư phát triển các dịch vụ thuộc khâu quản lý của mình trong dòng chảy của kênh lưu thông. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế về nhận thức, năng lực tài chính, chuyên môn và trình độ công nghệ và đang đứng trước nhiều thách thức của thị trường. Đứng trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế, người sản xuất đã bước đầu thay đổi nhận thức về sản xuất đã từng bước thay đổi mô hình sản xuất theo hướng thị trường, các doanh nghiệp, thương lái đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quá trình bảo quản, chế biến vận chuyển và quảng bá sản phẩm. Thực tế cho thấy các thành viên tham gia kênh phân phối còn nhiều hạn chế. Nhận thức của người sản xuất, doanh nghiệp về hợp tác, cạnh tranh, liên kết là chưa đầy đủ và đúng đắn. Người nông dân vẫn đang sản xuất kinh doanh với tư duy cũ sản xuất nhỏ lẻ, theo tập quán, cung cấp ra thị trường những thứ mình có chưa phải những thứ mà thị trường cần. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong quá trình nuôi trồng không tuân thủ quy định. Chưa áp dụng những tiêu chuẩn trong sản xuất nông sản. Chưa nhận thức đúng về liên kết sản xuất thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh, chạy theo lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Doanh nghiệp phân phối chưa nhận thấy vai trò dẫn dắt kênh phân phối, tài 368
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 chính yếu kém, cơ sở vật chất và trang thiết bị lạc hậu, chưa xây dựng được thương hiệu hàng hóa riêng cho doanh nghiệp. Quản trị hệ thống phân phối của doanh nghiệp thiếu cơ sở khoa học, thiếu quy chuẩn kỹ thuật của mỗi hệ thống phân phối, còn nhiều tác nhân tham gia hệ thống phân phổi và chỉ nhằm vào lợi ích ngắn hạn. Công nghệ quản trị còn lạc hậu, chưa chủ động áp dụng công nghệ hiện đại trong quản trị dòng vận động hàng hóa, bán hàng theo phương thức hiện đại và quản trị chất lượng hàng nông sản theo quy định về truy xuất nguồn gốc. Thiếu sự liên kết và hỗ trợ của các hiệp hội. Trong khi những hạn chế tồn tại là rất nhiều nhưng các doanh nghiệp phân phối đang đứng trước những thách thức to lớn từ việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật ở các nước nhập khẩu nông sản cùng những tiêu chuẩn khắt khe về quy trình sản xuất, an toàn thực phẩm, sự cạnh tranh khốc liệt của nông sản các nước khác. Các doanh nghiệp phân phối trên thị trường nội địa đang đứng trước nguy cơ phải đối đầu với những “ông lớn” khi mà các nhà phân phối nước ngoài nhảy vào thị trường nước ta, với tiềm lực về vốn, khoa học, trình độ quản trị hiện đại, nhân lực chuyên nghiệp Những thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phân phối nông sản phải thay đổi cả nhận thức và hành động nếu không muốn thua trên sân nhà. Thứ năm, Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ phát triển. Tuy nhiên chưa tạo ra chuyển biến thực sự, cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển các kênh phân phối nông sản. Để thúc đẩy phát triển thương mại nhà nước và bộ công thương đã ban hành một số văn bản nhằm xây dựng hành lang pháp lý, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động thương mại như: Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg của chính phủ ngày 15 tháng 2 năm 2007 phê duyệt: Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6 tháng 1 năm 2010 phê duyệt Đề án: “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19 tháng 10 năm 2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 9428/QĐ-BCT ngày 13 tháng 12 năm 2013 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả nước đến 2020 và định hướng đến 2030. Các chính sách này về cơ bản đã góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, gắn tiêu thụ với sản xuất; hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định, đảm bảo tiêu thụ hầu hết nông sản hàng hóa thông qua hình thức ký kết hợp đồng; củng cố, phát triển kết cấu hạ tầng, chủ yếu là mạng lưới chợ. Tuy nhiên, vẫn thiếu những chính sách cụ thể thúc đẩy kênh phân phối nông sản. Chính sách hỗ trợ về sử dụng đất, tín dụng và thuế cho đầu tư phát triển lĩnh vực phân phối, đặc biệt cho phát triển cơ sở hạ tầng thương mại chưa tạo sự thu hút để huy động nguồn lực ngoài ngân sách. Việt Nam đã phát triển nhiều loại hình thị trường phân phối như sàn giao dịch cà phê, siêu thị hiện đại và cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu định hướng để dẫn dắt lĩnh vực phân phối phát triển và thúc đẩy vai trò của phân phối trong việc kết nối nhà sản xuất và doanh nhân, người bán và người mua. Sự thiếu hụt các nghiên cứu về phát triển thị trường, thiếu thông tin nói chung và thông tin về các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý người tiêu dùng là những nguyên nhân chính khiến nhiều loại hình thị trường (như sàn giao dịch) đã được thành lập nhưng không thể hoạt động. Mặt khác, chúng ta còn thiếu định hướng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển lĩnh vực phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 3. Giải pháp phát triển kênh phân phối hàng nông sản Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối nông sản hiện đại kết hợp hài hòa với phát triển kênh phân phối nông sản truyền thống Để có kênh phân phối nông sản vững mạnh đủ năng lực chiếm giữ thị trường trong nước và xuất khẩu nước ta phải đẩy mạnh xây dựng kênh phân phối hiện đại nhằm hợp nhất người sản xuất, 369
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 doanh nghiệp chế biến, phân phối, bán lẻ thành một thể thống nhất hình thành chuỗi giá trị nông sản. Các chủ thể trong kênh phân phối cùng chia sẻ lợi ích và cộng đồng trách nhiệm. Trong kênh phối này có thể kết hợp liên kết dọc sản xuất theo hợp đồng, bao tiêu sản phẩm tiêu thụ dưới dạng mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian – dưới dạng liên kết dọc được quản lý, theo hợp đồng, tổ chức hợp tác với liên kết ngang như tổ hợp tác, hiệp hội, hoạt động tại chợ, trung tâm thương mại, sàn giao dịch thương mại, tập đoàn, hãng. Bên cạnh đó để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta cần phải kết hợp với việc phát triển kênh phân phối nông sản hiện đại với kênh phân phối nông sản truyền thống. Kênh phân phối này vẫn đang chiếm giữ một vị trí quan trọng với thị trường nông sản của nước ta. Tuy nhiên cũng cần phải tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Từ hệ thống chợ đầu mối, đến chợ dân sinh cần phải chuyển sang tổ chức theo kiểu chuyên nghiệp hiện đại. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của hệ thống các chợ đầu mối và chợ dân sinh xây dựng hệ thống kho bãi đến các dịch phụ phụ trợ đảm bảo cho vận chuyển, bảo quản nông sản, giảm thất thoát nông sản do hư hỏng. Một khâu quan trọng nữa là kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm và truy suất nguồn gốc, điều mà hệ thống chợ hiện nay chưa làm được. Thứ hai, phát huy vai trò của doanh nghiệp với vị trí là người dẫn dắt kênh phân phối Doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng trong kênh phân phối nông sản bởi chỉ có doanh nghiệp mới làm được những việc mà nông dân không thể đó là vốn và thị trường. Muốn có một thị trường nông sản ổn định, hiện đại và hiệu quả cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệm phát huy vai trò của mình định hướng cho người sản xuất, cung cấp vốn, các giải pháp công nghệ, thông tin thị trường. Trong đó doanh nghiệp phải đầu tư làm thị trường bài bản để có hệ thống phân phối rộng khắp, bền vững, nắm bắt được tâm lý khách hàng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Với thị trường nước ngoài doanh nghiệp phải chú trọng tăng cường năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, chủ động tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn thế nữa doanh nghiệp phải xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng hóa và doanh nghiệp phân phối hàng nông sản theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý, phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian tới cần phát triển, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng nông sản, tăng nhanh số lượng, đổi mới phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển và quy luật lưu thông hàng hóa. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhiều quy mô khác nhau tham gia vào hoạt động thương mại, phân phối bán buôn và bán lẻ. Thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước, hình thành doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng định hướng sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, gia tăng thị phần trong nước và đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối lớn có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba, tăng cường liên kết chuỗi trong sản xuất phân phối nông sản, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phân phối hàng nông sản. Xây dựng liên kết chuỗi trong sản xuất là cần thiết nhằm nâng cao được giá trị của sản phẩm, đáp ứng được những yêu cầu của thị trường về truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát huy những giá trị riêng có của từng nông sản. Liên kết chuỗi trong sản xuất tạo ra thế mạnh để nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giảm thiểu những khâu trung gian nâng cao lợi ích cho các thành viên tham gia chuỗi. Xây dựng chương trình hỗ trợ và có cơ chế chính sách thuận lợi để xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh công nghệ cao để đưa các ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị nội địa và chuỗi giá trị toàn cầu. Liên kết chuỗi trong sản xuất là cần thiết để phát triển kênh phân phối nông sản hiện đại. Để liên kết chuỗi trở thành phổ biến trong sản xuất và phân phối nông sản cần sự tham gia tích cực của nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân. 370
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản, nhất là chế biến sâu. Công nghiệp chế biến giúp cho việc bảo quản nông sản tốt hơn, lâu hơn, tạo ra tính đa dạng cho các sản phẩm từ nông sản, nâng cao chất lượng nông sản. Hơn hết công nghiệp chế biến giúp gia tăng giá trị cho nông sản từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu nông sản gắn với doanh nghiệp. Đây là cơ sở để kênh phân phối nông sản hướng tới phân phối nông sản chế biến, để các doanh nghiệp phân phối nông sản Việt Nam vươn sâu hơn vào thị trường thế giới và chuyển chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao giá trị của sản phẩm nông sản nước ta trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để phát triển thương mại nói chung và kênh phân phối nông sản nói riêng cần phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Trước tiên cần đầu tư phát triển, hiện đại hóa hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, sàn giao dịch, chợ đầu mối, chợ nông thôn, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời cần phát triển hệ thống thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí quảng cáo, bán hàng, thu nhập được nhiều thông tin về thị trường, xây dựng quan hệ với các đối tác và quảng bá được thương hiệu của doanh nghiệp. Tiếp đó, cần phải đầu tư phát triển hệ thống kho hàng, trung tâm thông tin và xúc tiến thương mại hàng nông sản, và các dịch vụ phụ trợ khác. Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực phân phối nói chung và phân phối nông sản nói riêng Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển bền vững kênh phân phối nông sản. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt cả thị trường trong và ngoài nước cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học, công nghệ thì phải có đội ngũ làm thị trường có trình độ chuyên môn, có khả năng thích ứng có tác phong chuyên nghiệp. Riêng với kênh phân phối nông sản có liên quan đến cả ba lĩnh vực là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và thương mại, đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức toàn diện cả ba lĩnh vực đó. Vì vậy phải tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ quản lý, đội ngũ làm marketing. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản trị doanh nghiệp được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài. Thu hút nguồn nhân lực quản trị chất lượng cao tại các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn thông qua cơ chế đãi ngộ phù hợp. Hướng đến xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp, có năng lực quản lý, năng lực làm thị trường. Thứ năm, thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển kênh phân phối nông sản. Tư duy của các chủ thể trong nền kinh kế về vai trò của lĩnh vực phân phối là chưa đầy đủ. Trong chuỗi giá trị của hàng hóa thì sản xuất mới là đáy của giá trị. Nhưng trong những năm qua từ các cơ quan quản lý cho đến doanh nghiệp và người dân mới chỉ dừng lại ở tư duy đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy mới chỉ tập trung được vào một khâu trong dòng chảy của sản phẩm. Phân phối đóng vai trò quyết định đầu ra và giá trị tăng thêm của sản phẩm nhưng chưa được xã hội nhận thức đúng đắn. Chính vì vậy cần phải thay đổi nhận thức của nhà nước về phát triển hệ thống nông sản, tăng cường vai trò của nhà nước trong xây dựng cơ chế chính sách về đất đai, tín dụng, liên kết trong phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản, hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản. Thay đổi nhận thức của nông dân, nâng cao tư duy về kinh tế thị trường từ đó thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao tính trách nhiệm trong sản xuất và liên kết. Thay đổi nhận thức của doanh nghiệp chế biến, phân phối hướng tới phương thức kinh doanh chuyên nghiệp từ đó tạo ra sự thay đổi của xã hội về tư duy kinh tế phải thực hiện cuộc “vượt đáy giá trị” để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong lĩnh vực phân phối. Trong bối cảnh quốc tế hóa đời sống kinh tế và Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo ra cơ hội to lớn và những thách thức không nhỏ với nền kinh tế nước ta. Lĩnh vực phân phối hàng nông sản của nước ta cũng có rất nhiều thuận lợi và những thách thức phải vượt qua. Với lợi thế là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông sản, sản lượng nông sản lớn, chủng loại phong phú, chất lượng 371
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 tương đối ổn định. Nước ta nằm trong top những quốc gia xuất khẩu nhiều nông sản nhất thế giới với 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Đó là thành quả của sự nỗ lực không chỉ của ngành nông nghiệp mà còn có sự đóng góp không nhỏ của các kênh phân phối nông sản. Những năm qua, kênh phân phối nông sản đã phát triển nhanh, đa dạng và có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Các kênh phân phối hàng nông sản ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng với phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển ngành nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, kênh phân phối nông sản phát triển chưa bền vững vì quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết, hoặc liên kết lỏng lẻo, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối nông sản chưa đủ khả năng về tài chính, trình độ quản trị, kinh nghiệm để xây dựng được thương hiệu mạnh đủ sức cạnh tranh cả trong thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước chưa có những chính sách ưu đãi cụ thể cho phát triển hạ tầng lĩnh vực phân phối nông sản, còn ít các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức kênh phân phối, trình độ nguồn nhân lực làm việc trong các kênh phân phối nông sản còn hạn chế Phát triển và hoàn thiện kênh phân phối nông sản là yêu cầu cấp thiết đặt ra bởi lĩnh vực phân phối của nước ta đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở cả thị trường trong và ngoài nước. Nó đòi hỏi sự nỗ lực từ phía nhà nước cho đến doanh nghiệp và người nông dân. Nhà nước cần có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách tạo điều kiện phát triển các kênh phân phối hiện đại và hiện đại hóa kênh phân phối truyền thống, xây dựng liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các hệ tiêu chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường nhất là các thị trường thế giới, xây dựng và quảng bá thương hiệu. Các doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến, hiện đại, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, chuyên nghiệp hóa lực lượng làm thị trường, nâng cao năng cạnh tranh. Người nông dân phải thay đổi từ nhận thức về kinh tế thị trường đến phương thức sản xuất. Sản xuất nông sản theo quy trình đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm; cung cấp những nông sản mà thị trường cần không phải sản phẩm mà nông dân có, nâng cao trách nhiệm trong liên kết với doanh nghiệp. Phát triển, hoàn thiện kênh phân phối nông sản là vấn đề dài hạn đòi hỏi sự vào cuộc của cả nhà nước các doanh nghiệp, người nông dân. Trong đó doanh nghiệp có vai trò quan trọng dẫn dắt, tổ chức hoàn thiện kênh phân phối nông sản, góp phần xây dựng nền thương mại vững chắc, hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Đó cũng là cơ sở để nước ta phát triển nền nông nghiệp bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2011), Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2. Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp (2010), Nghiên cứu hệ thống phân phối một số nông sản chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 3. 4. 5. 6. 372