Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội

pdf 9 trang Hùng Dũng 04/01/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_tieu_thu_rau_thong_qua_he_thong_cho_va.pdf

Nội dung text: Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  1. J. Sci. & Devel. 2015, Vol. 13, No. 4: 850-858 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 5: 850-858 www.vnua.edu.vn GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Thị Tân Lộc1*, Đỗ Kim Chung2 1NCS Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email*: nguyen.thi.tan.loc@gmail.com Ngày gửi bài: 24.03.2015 Ngày chấp nhận: 08.08.2015 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm phản ánh hiện trạng tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau sao cho giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất. Khảo sát các đối tượng sản xuất rau trên địa bàn thành phố cho thấy 82,31% rau được tiêu thụ qua hệ thống chợ, hệ thống siêu thị tiêu thụ 4,04% sản lượng. Những hộ thuộc các hợp tác xã kiểu mới và các doanh nghiệp cung ứng 90 - 95% lượng sản phẩm của họ vào các siêu thị và bếp ăn tập thể, còn các hộ sản xuất thuộc các hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bán trên 90% sản phẩm của họ ra chợ. Tiêu thụ rau thông qua chợ và siêu thị có những ưu, nhược điểm khác nhau và khẳng định Hà Nội cần tồn tại cả hai hệ thống phân phối này. Bốn nhóm giải pháp đã được đề xuất: (i) Đổi mới quy hoạch, khuyến khích và xây dựng liên kết, thanh tra, giám sát, hỗ trợ xúc tiến thương mại; (ii) Hỗ trợ hình thành mô hình hợp tác xã kiểu mới và tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị sản xuất và tiêu thụ cho các tác nhân trong ngành hàng rau; (iii) Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống chợ; (iv) Tăng cường thông tin và quảng bá giúp người tiêu dùng nhận diện về sản phẩm rau có nguồn gốc rõ ràng và lợi ích của việc tiêu dùng rau. Từ khóa: Chợ, giải pháp, Hà Nội, sản xuất rau, siêu thị, tiêu thụ rau. Solutions for Developing the Distribution of Vegetables through Market and Supermarket System in Ha Noi City ABSTRACT This study was conducted to understand the current situation of the distribution of vegetables through market and supermarket system in Ha Noi, to analyze factors affecting it and to propose some solutions to develop the production and distribution of vegetables to reduce risks for producers. According to interviews with producers, 82.31% and 4.04% vegetables produced in Ha Noi were distributed to markets and supermarkets, respectively. Households engaged in new-type cooperatives and enterprises supplied 90-95% of their products to supermarkets and canteens, while others in the Agriculture Cooperatives and Agricultural Service Cooperatives sold 90% of their products to markets. The distribution of vegetables through markets and supermarkets is achieved through two mainstream channels in Ha Noi, however, they also have different advantages and disadvantages. The study indicated that it is necessary that all these channels exist in Ha Noi. The paper proposes four solution groups: (i) Innovating planning, encouraging and establishibg linkages, monitoring and supporting marketing promotion; (ii) Supporting the establishment of new-type cooperatives and enhancing the management capacity for actors in the production and distribution of vegetable commodities; (iii) Investing more infrastructures for the of market system, and (iv) Strengthening the provision of information and helping consumers in identifying the origin of vegetables and benefits from the consumption of vegetables. Keywords: Market, Ha Noi city, supermarket, vegetable production and distribution. 850
  2. Nguyễn Thị Tân Lộc, Đỗ Kim Chung 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nhóm sản xuất RHC. Bốn doanh nghiệp (ở các hình thức khác nhau), 158 tác nhân kinh doanh ở Hà Nội là địa bàn sản xuất và tiêu thụ rau 11 chợ và 6 siêu thị đã được chọn và phỏng vấn. lớn của cả nước. Sản lượng rau hàng năm ước đạt Các chợ được chọn nghiên cứu đại diện cho các gần 600.000 tấn (Chi cục Thống kê Hà Nội, 2014 chợ quy hoạch và chợ tạm; chợ bán buôn và bán và 2015) song giữa các tác nhân trong ngành lẻ, trong khu vực nội thành, ngoại thành và các hàng rau chưa có sự liên kết chặt chẽ nên giá sản siêu thị được chọn đại diện cho các siêu thị lớn, phẩm còn bấp bênh, đặc biệt người sản xuất chịu trung bình và nhỏ và theo hình thức sở hữu của nhiều thiệt thòi. Lượng rau này được tiêu thụ trong nước và và liên doanh với nước ngoài. thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có hai Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo thông tin kênh là hệ thống chợ và siêu thị. Tiêu thụ rau khảo sát từ người mua rau ở 11 chợ và 6 siêu thị qua chợ bao gồm cả các chợ quy hoạch và chợ tạm kể trên trong một nghiên cứu đã công bố. Đồng nên còn nhiều bất cập trong việc quản lý chất thời, tác giả còn khảo sát 9 người phụ trách các lượng cũng như nguồn gốc. Tiêu thụ rau qua hệ Ban quản lý chợ, siêu thị, những người làm công thống siêu thị đã giúp hình thành được kênh tác quản lý sản xuất và kinh doanh rau của chất lượng song có thách thức lớn khi các thị thành phố, huyện và xã cũng như những người trường mới có những yêu cầu đặc biệt ở khía trong ban quản lý tại các hình thức tổ chức sản cạnh về chất lượng và thời hạn giao hàng xuất rau khác nhau. Số liệu thu thập được xử lý (Carlton and Perloff, 1994). Còn người tiêu dùng bằng phần mềm Excel. Các phương pháp phân (NTD) chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng rau tích được áp dụng như phân tổ, so sánh, quy nạp an toàn và họ còn gặp khó khăn khi nhận diện để thấy được sự khác nhau của các kênh tiêu thụ, sản phẩm tại thị trường truyền thống. Vậy trong bối cảnh này, các đối tượng sản xuất rau đã thực các đối tượng sản xuất và hệ thống chung cho hiện tiêu thụ sản phẩm của họ làm ra như thế quy mô toàn thành phố. nào? Kênh nào là kênh tiêu thụ phù hợp với họ hiện tại và chiến lược trong tương lai? Lý do? Bài 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN viết này phản ánh hiện trạng tiêu thụ nguồn rau 3.1. Thực trạng nguồn cung ứng rau được được sản xuất rau tại Hà Nội và đưa ra một số sản xuất tại Hà Nội giải pháp thúc đẩy tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Địa bàn Hà Nội có 3 đối tượng tham gia sản Nội và qua đó cũng là cơ sở để khuyến cáo cho các xuất rau chủ yếu: hộ nông dân thuộc các HTX nông sản khác. NN hoặc HTX DV NN quản lý; Hộ nông dân thuộc các HTX kiểu mới hoặc nhóm sản xuất rau hữu cơ (RHC) và gần đây có các doanh 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU nghiệp. Diện tích gieo trồng rau của Hà Nội có Số liệu trình bày trong nghiên cứu này được xu hướng tăng dần, đạt cao nhất 30.040ha tổng hợp từ các báo cáo khoa học, hiện trạng, số (2013), sau đó giảm xuống còn 29.407ha vào liệu thống kê và kết quả điều tra 138 hộ sản xuất năm 2014. Năng suất rau của Hà Nội đạt cao so rau, trong đó: (i) 120 hộ thuộc các huyện Gia với các địa phương khác trong cả nước, 200 tạ/ha Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn và Hoài Đức, đại diện (2014) nên sản lượng rau đạt gần 600 nghìn tấn cho các hộ thuộc đối tượng quản lý của các hợp (Cục Thống kê Hà Nội, 2015). Kết quả nghiên tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DV NN) hoặc cứu cho thấy các hộ sản xuất thuộc các HTX NN HTX NN; (ii) 13 hộ thuộc các HTX mới thành lập và HTX DV NN tự quyết định việc sản xuất và tại Vân Nội, Đông Anh, đại diện cho nhóm hộ tiêu thụ rau của mình, chủng loại rau sản xuất thuộc các HTX sản xuất và tiêu thụ rau được đơn điệu (1-3 loại/hộ), thường lựa chọn chủng thành lập tại các thời điểm khác nhau sau 1997, loại rau giống như hàng xóm, thiếu sự liên kết gọi chung là các HTX kiểu mới, 5 hộ thuộc nhóm và công tác giám sát nội bộ chỉ được thực hiện sản xuất rau hữu cơ (RHC), đại diện cho các khi có hợp đồng tiêu thụ. 25% sản phẩm sản 851
  3. Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất ra bán qua hệ thống chợ, 53% sản phẩm sản xuất rau và RAT trên toàn địa bàn thành bán cho người thu gom tại địa phương, 14,75% phố và sự hỗ trợ phát triển liên kết giúp thúc bán trực tiếp tới người bán lẻ và NDT, còn lại đẩy sản xuất và tiêu thụ. 7,25% bán tới các hộ thu mua để bán tới các siêu thị và bếp ăn tập thể. Song với số lượng 17.400 3.2. Thực trạng tiêu thụ rau thông qua hệ hộ, sản xuất đạt 96,67% diện tích nhưng chỉ đạt thống chợ và siêu thị 95,35% sản lượng rau sản xuất ra. Với cách làm Các kênh tiêu thụ rau tươi thông qua chợ và đó và trên một diện rộng nên các hộ luôn phải siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội được thể đối mặt với nhiều rủi ro về giá bán sản phẩm. hiện tại sơ đồ 1. Các hộ thuộc các HTX kiểu mới chỉ sản xuất Như vậy có sự hình thành rất rõ các kênh trên 3% diện tích đất canh tác nhưng đạt 4,32% truyền thống (chợ bán buôn, bán lẻ và bán sản lượng rau và việc tổ chức sản xuất và tiêu rong): mua, bán tự do, không có kiểm tra nguồn thụ có kế hoạch, theo hợp đồng, có sự liên kết gốc sản phẩm và các kênh hiện đại (siêu thị, cửa ngang và liên kết dọc nên 90-95% sản phẩm của hàng và quầy hàng RAT): mua, bán theo hợp họ sản xuất ra được bán tới các siêu thị, bếp ăn đồng, có sự kiểm tra nguồn gốc của đơn vị mua tập thể. Họ có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức và các cơ quan liên ngành. Từ thực tế hai hệ sản xuất và tiêu thụ nên hiệu quả sản xuất của thống phân phối này thấy được sự khác nhau họ luôn cao hơn so với các hộ thuộc các HTX NN rất rõ ràng về số lượng điểm bán: chợ: 411; siêu và HTX DV NN từ 1,5 đến 2 lần. Vậy, làm thế thị: 87; nguồn rau được cung ứng; hình thức, nào để các hộ thuộc các HTX NN và HTX DV NN có thể nhận thấy được lợi ích của mô hình phương thức tiêu thụ; giá cả, chất lượng sản HTX kiểu mới và họ tự nguyện đi theo xu hướng phẩm; hình thức thanh toán và vấn đề kiểm tra này? Làm thế nào để tỷ lệ sản phẩm của các hộ và giám sát nguồn gốc sản phẩm. Như vậy, thấy tại các HTX NN và HTX DV NN bán thông qua rõ ưu, nhược điểm của từng hệ thống tiêu thụ, hợp đồng gia tăng? Các HTX kiểu mới và nhóm đồng thời chỉ ra lý do các hộ sản xuất thuộc các tập trung tại Đông Anh (Vân Nội) và Sóc Sơn HTX NN và HTX DV NN lựa chọn hình thức (Thanh Xuân). Đây là địa bàn đã nằm trong bán sản phẩm ra thị trường tự do: thuận tiện, vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn (RAT) tập rất dễ dàng (không đòi hỏi bất kỳ một loại giấy trung của thành phố. Do đó, cần có sự hỗ trợ của tờ nào) và thanh toán 90% tiền mặt ngay sau thành phố triển khai công tác quy hoạch vùng khi giao hàng. Hình thức tiêu thụ này phù hợp Người sản xuất Thu gom (HTX) Thu gom Siêu thị bán buôn Bán buôn tại chợ Cửa hàng, Siêu thị Bán lẻ tại chợ Bán rong quầy hàng bán lẻ Người tiêu dùng Người tiêu dùng (Không nghèo) (Nghèo) Sơ đồ 1. Tóm tắt các kênh tiêu thụ rau tươi qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Hà Nội Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014 852
  4. Nguyễn Thị Tân Lộc, Đỗ Kim Chung với họ trong điều kiện hiện nay. Kết quả nghiên nhau cùng đáp ứng nhu cầu đa dạng của NTD. cứu chỉ ra các hộ sản xuất thuộc các HTX kiểu Nhưng qua đây cũng thấy được những thách mới hoặc doanh nghiệp bán sản phẩm vào các thức lớn của hộ sản xuất rau thuộc các HTX NN siêu thị, bếp ăn tập thể thông qua các hợp đồng và HTX DV NN quản lý không chỉ tại thời điểm bằng văn bản với thời hạn thường là 1 năm. hiện nay mà đặt ra cả trong thời kỳ hội nhập. Điều kiện để họ thực hiện được việc này là đơn Họ chưa tiếp cận thành công trong việc tiêu thụ vị có tư cách pháp nhân, có giấy chứng nhận đủ sản phẩm qua kênh hiện đại, chưa liên kết với điều kiện sản xuất rau an toàn (RAT) hoặc nhau lại để gia tăng khả năng cung ứng rau với VietGAP và có tài khoản tại ngân hàng, đặc biệt khối lượng lớn, đa dạng chủng loại, đều đặn cho họ có khả năng cung ứng lượng hàng lớn, đều các siêu thị. đặn, giao hàng đúng thời điểm. Chất lượng sản Về nguồn rau tại thị trường Hà Nội, tính phẩm là vấn đề đáng lo ngại nhất đối với người tổng thể sản lượng sản xuất rau tại Hà Nội mới mua rau tại hệ thống chợ hiện nay và thậm chí đáp ứng được 52% nhu cầu rau của toàn thành cả tại một số siêu thị như trong thời gian vừa qua do đó NTD vẫn luôn gặp khó khăn trong phố, nên thành phố Hà Nội vẫn thiếu rau, nhất việc xác định và lựa chọn nguồn rau. Theo NTD, là các tháng mùa mưa. Tuy nhiên, rau được sản chợ là vô cùng quan trọng, nhất là những NTD xuất tại Hà Nội lại được đưa đi một số địa bàn có thu nhập trung bình và thấp, tức Hà Nội cần khác trong nước và xuất khẩu. Cụ thể thông tin thiết tồn tại cả chợ và siêu thị nhằm bổ sung cho được mô phỏng qua sơ đồ 2. Đến các tỉnh Tây Bắc, Từ các tỉnh lân cận và các Đông Bắc và miền Trung vùng chuyên canh rau Thị trường rau Hà Nội Xuất khẩu Nhập khẩu từ Trung Quốc (Hàn Quốc, Pháp ) Bổ sung rau vào Hà Nội Chuyển rau ra khỏi Hà Nội (48 - 50% nhu cầu rau của Hà Nội) (4,5 - 7,0% sản lượng rau của Hà Nội) (Trung bình: 1.520 - 1.583 tấn/ngày) (Trung bình: 74 - 115 tấn/ngày) Sơ đồ 2. Tóm tắt nguồn rau bổ sung đến và đi tiêu thụ ngoài thị trường Hà Nội Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014 Bảng 1. Tình hình tiêu thụ rau được sản xuất tại Hà Nội qua khảo sát các kênh khác nhau Ước theo Bán qua các kênh Khối lượng (tấn/ngày) Cơ cấu (%) Hệ thống chợ (Chợ bán buôn, bán lẻ, bán rong) 1.352,94 82,31 Cửa hàng và quầy hàng RAT 66,5 4,04 Siêu thị có bán rau 66,5 4,04 Khác (Các bếp ăn, trực tiếp tới nhóm NTD) 158,06 9,61 Tổng lượng rau cần tiêu thụ/ngày 1.644 100,00 Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014 853
  5. Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Thực tế lượng rau được bổ sung vào Hà Nội được hình thành; Tại các vùng được quy hoạch từ nhiều nguồn khác nhau và đặt ra vấn đề về đã có 184 đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ quản lý chất lượng nguồn rau: không chỉ rau điều kiện sản xuất RAT (4.931ha), 21 giấy được sản xuất tại Hà Nội mà cả nguồn rau từ chứng nhận VietGAP (171ha), chứng nhận PGS các tỉnh khác đưa về, đặc biệt rau nhập khẩu từ cho RHC (10ha) và 54 cơ sở đạt chứng nhận sơ Trung Quốc. Đi sâu nghiên cứu về việc tiêu thụ chế RAT (Chi cục BVTV Hà Nội, 2014). Các đơn rau được sản xuất tại địa bàn Hà Nội cho thấy vị ký kết được hợp đồng tiêu thụ và đặc biệt tới chúng được tiêu thụ thông qua các kênh khác các siêu thị và các bếp ăn tập thể hoặc xuất nhau như bảng 1. khẩu đều là các đơn vị đã có giấy chứng nhận. Tóm lại, lượng rau được tiêu thụ qua hệ thống chợ và bán rong chiếm tỷ lệ rất lớn: 3.3.2. Đặc trưng của người sản xuất rau 82,31%, trong đó lượng rau được bán bởi người trên địa bàn thành phố Hà Nội bán rong ước đạt 42%. Tỷ lệ này gia tăng so với Quy mô sản xuất: Diện tích sản xuất rau 5 năm trước đây (Nguyễn Thị Tân Lộc và cs., của hộ thuộc các HTX NN và HTX DV NN đạt 2 2010) làm giảm lượng rau tiêu thụ tại các chợ. trung bình là 1.973m phân bố trên 5 - 6 mảnh Còn lượng rau tiêu thụ qua hệ thống siêu thị ruộng, hộ thuộc các HTX kiểu mới và nhóm đạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 4,04% tổng lượng rau được 1.786 m2 chia làm 4 - 5 thửa, phân tán nên rất sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cũng khó tổ chức sản xuất và quản lý, đặc biệt có ảnh tương tự như vậy đối với lượng rau tiêu thụ tại hưởng đến việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ tới các cửa hàng RAT. Ở đây thấy được hiện nay các kênh siêu thị. Chịu ảnh hưởng của tốc độ đô khối lượng rau tiêu thụ tại các siêu thị đã gia thị hóa rất lớn. Hà Nội không có xã còn trên tăng rất nhiều so với 5 năm trước đây (Nguyễn 80% diện tích đất nông nghiệp từ năm 2010 Thị Tân Lộc và cs., 2010) song do mức độ gia (Denis Sautier et al., 2013). tăng về nhu cầu rau của toàn thành phố lớn hơn Năng lực tổ chức sản xuất và tiêu thụ: Các nên tỷ lệ rau do siêu thị bán được so với tổng hộ thuộc các HTX NN và HTX DV NN là yếu nhu cầu vẫn rất nhỏ. Nguồn rau do các siêu thị nhất và chưa được hỗ trợ thông qua tập huấn. thu mua đa dạng nên tính tổng thể lượng rau Các hộ thuộc các HTX kiểu mới và nhóm hoặc có được sản xuất tại Hà Nội ước chiếm 70% lượng hỗ trợ tập huấn, hoặc đã có sự trải nghiệm. Đến rau được bán tại các siêu thị. Cũng ở mức như nay những người này, đặc biệt là các thành viên vậy đối với các cửa hàng, quầy hàng bán RAT. trong các Ban quản lý HTX (Ban giám đốc) đã Các siêu thị chia sẻ, nhiều NTD Hà Nội thích có những kinh nghiệm thực tế rất đáng trân một số sản phẩm rau từ Tây Bắc và Lâm Đồng. trọng và chúng tôi xác định đây là những “điển Tại sao lượng rau của Hà Nội sản xuất ra tiêu hình”. Đối với nhóm là các chủ doanh nghiệp, họ thụ qua hệ thống siêu thị chiếm tỷ lệ nhỏ trong là những người có năng lực tổ chức rất tốt và có khi hiện đã có nhiều giống rau ôn đới có khả sự tính toán hoàn hảo. năng chịu nhiệt? Ở đây cần có nghiên cứu tiếp theo để giúp người sản xuất rau tại Hà Nội có Sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ: Giữa điều chỉnh phù hợp nhằm gia tăng lượng rau các hộ thuộc các HTX NN và HTX DV NN chưa tiêu thụ qua hệ thống siêu thị. có sự liên kết chặt chẽ nhằm gia tăng khả năng cung ứng cũng như chưa có sự liên kết chặt chẽ 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ với các tác nhân khác trong ngành hàng nên rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị khâu tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề khó khăn nhất của các hộ. 3.3.1. Quy hoạch vùng sản xuất rau và sản xuất rau an toàn 3.3.3. Sự phát triển của hệ thống chợ và Có sự khác nhau giữa vùng được quy hoạch siêu thị sản xuất RAT và chưa được quy hoạch về số Hà Nội đã có đến 411 chợ các loại (Bộ Công lượng đơn vị nhóm, HTX sản xuất rau kiểu mới Thương, 2013), chúng được phân bố rải rác khắp 854
  6. Nguyễn Thị Tân Lộc, Đỗ Kim Chung các quận, huyện, rất thuận tiện cho việc tiếp chính vì vậy giảm đi các cơ hội cho người sản cận. Song gần đây có một số chợ mới đưa vào xuất được tiếp cận trực tiếp với NTD, cuối cùng hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao, nhất là các khó có những thông tin về sản phẩm và cơ hội chợ xây dựng theo mô hình chợ mới như chợ để học hỏi tại các điểm bán hàng giúp cho người Hàng Da, Phùng Khoang Còn một số chợ thuộc sản xuất có những điều chỉnh trong sản xuất. các quận mới quá chật trội so với nhu cầu, ví dụ, Đồng thời cũng theo người bán lẻ tại các chợ, với chợ Ngọc Lâm, số người họp chợ lớn gấp 10 lần tổ chức ngành hàng như hiện nay đôi khi họ so với số chỗ quy hoạch. cũng khó khăn trong việc xác định nguồn gốc Siêu thị đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội năm rau do người thu gom hoặc bán buôn không 1993, số lượng siêu thị tại Hà Nội luôn ở trạng trung thực. Tương tự như vậy đối với các siêu thái gia tăng (Nguyen Thi Tan Loc, 2002) và thị, các nhà cung ứng thu mua sản phẩm của tính đến tháng 6/2014 đã có 156 siêu thị (Sở các hộ nông dân cung ứng tới các siêu thị nên Công Thương Hà Nội, 2014). Từ 13 điểm bán người sản xuất cũng không có cơ hội tiếp cận với rau tại siêu thị vào năm 2002, khảo sát đã người mua, do đó họ cũng chỉ nhận thông tin thống kê được 87 điểm bán tại siêu thị vào gián tiếp qua các nhà cung ứng. Như vậy, trong tháng 6/2014. Chúng phân bổ khá đồng đều tại cả hai trường hợp người sản xuất chỉ có thể các quận nội thành và đã có mặt tại một số tham gia hoạt động cung ứng tại hệ thống chợ, huyện ngoại thành. Đây là các yếu tố rất thuận không trực tiếp tham gia tại hệ thống siêu thị. lợi cho sự hình thành và phát triển kênh tiêu 3.3.5. Đặc điểm của người mua rau tại hệ thụ rau chất lượng. thống chợ và siêu thị 3.3.4. Đặc điểm của các tác nhân tham gia Theo Đỗ Kim Chung và Nguyễn Linh Trung tiêu thụ rau tại hệ thống chợ và siêu thị (2015), đặc điểm cơ bản của người mua rau tại Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người chợ và siêu thị được thể hiện như sau (Bảng 2). sản xuất mang rau đến chợ bán rất thấp: 20% Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi phát tại chợ bán buôn và 15 Nguồn: Đỗ Kim Chung và Nguyễn Linh Trung, 2015 855
  7. Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội phối: Làm thế nào để có sản phẩm rau đảm bảo xuất, sơ chế RAT và lấy mẫu rau phân tích để an toàn, bề ngoài hấp dẫn và giá cả phù hợp? kiểm tra chất lượng và có thông báo kết quả với Thực tế ba tiêu chí này đồng hành là thực sự khó. người sản xuất, đồng thời công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp nhà 3.4. Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ rau phân phối và NTD biết được. Thứ tư, thực hiện thông qua hệ thống chợ và siêu thị hỗ trợ xúc tiến thương mại. Thành phố duy trì 3.4.1. Đổi mới quy hoạch, khuyến khích và hỗ trợ một số hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng liên kết, thanh tra, giám sát, hỗ việc sử dụng nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, dán tem nhận diện “RAU AN TOÀN trợ xúc tiến thương mại HÀ NỘI”. UBND thành phố với vai trò là chủ thể quản lý, tổ chức lại sản xuất và đặc biệt là đơn 3.4.2. Hỗ trợ hình thành mô hình HTX kiểu vị định hướng cho mọi hoạt động. Trên cơ sở đó, mới và tạo điều kiện nâng cao năng lực thành phố cần phát huy vai trò tạo lập môi quản trị sản xuất và tiêu thụ cho các tác trường, thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ sản nhân trong ngành hàng rau phẩm thông qua hợp đồng giữa các tác nhân Sản xuất và tiêu thụ rau thông qua hợp trong ngành hàng. Cụ thể như sau: Thứ nhất, đồng chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi có Hà Nội cần quy hoạch vùng sản xuất rau cụ thể sự đồng thuận giữa người sản xuất, doanh cho từng xã, huyện để các đối tượng yên tâm nghiệp và có sự vào cuộc của chính quyền địa đầu tư sản xuất và việc tiêu thụ của họ cũng dễ phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh của Hà Nội, dàng hơn, nhất là đối với các đơn vị lựa chọn cần có sự hỗ trợ về hình thức tổ chức như mô tiêu thụ thông qua kênh hiện đại. Đồng thời hình HTX kiểu mới hoặc nhóm và nâng cao thành phố cũng giao cho Sở NN và PTNT phối năng lực quản trị sản xuất và tiêu thụ. Cụ thể: hợp với chỉ đạo chung của Bộ NN và PTNT để có Ủy ban nhân dân các huyện, xã cần giúp các hộ quy hoạch phù hợp cho Hà Nội giúp người sản nông dân tại các HTX NN hoặc HTX DV NN có xuất giảm thiểu rủi ro và cùng nhau đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng để thành lập các nhóm nhu cầu của NTD thành phố về rau tốt nhất. nông dân tự nguyện hoặc mô hình HTX kiểu Thứ hai, xây dựng liên kết trong sản xuất và mới hoặc doanh nghiệp có khả năng đầu tư sản tiêu thụ rau. Việc liên kết này được hình thành không chỉ là giữa các tác nhân trong ngành xuất rau hiệu quả. Các cơ quan khuyến nông, hàng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội mà các HTX và doanh nghiệp cần hỗ trợ các hộ nắm giữa Hà Nội và các tỉnh khác. Cần hình thành được kiến thức về tổ chức sản xuất và tiêu thụ và phát triển sự liên kết giữa những người sản thông qua các khóa tập huấn, tham quan và xuất để gia tăng khả năng thương thảo, cung giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với những đơn vị ứng về số lượng, chủng loại và khả năng giao đã làm tốt. Hỗ trợ họ được tập huấn về kiến hàng đều đặn và cả sự liên kết giữa các tác thức tiếp cận thông tin thị trường, lập kế hoạch nhân trong ngành hàng rau để việc sản xuất sản xuất theo kế hoạch tiêu thụ. Đây là những được tổ chức dựa theo kế hoạch tiêu thụ giúp khâu trọng yếu nhất (Chính phủ, 2013). Các hộ giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất, hình nông dân, các doanh nghiệp, các HTX và tổ thành sản xuất theo chuỗi cung ứng bền vững. nhóm cần tham gia đầy đủ các khóa tập huấn Thứ ba, thực hiện thanh tra, kiểm soát chất nhằm cải thiện nhanh nhất năng lực thực hành lượng rau. Thành phố cần làm tốt công tác nông nghiệp và thực hành thị trường tốt nhằm thanh kiểm tra, kiểm soát (i) các nguồn rau đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hiện nay. Nâng được đưa từ các nơi khác vào Hà Nội; (ii) Các cơ cao nhận thức về việc tiêu thụ sản phẩm thông sở kinh doanh vật tư đầu vào. Thường xuyên qua hợp đồng và kiến thức hội nhập để tránh kiểm tra chuyên ngành, liên ngành các cơ sở sản rủi ro. 856
  8. Nguyễn Thị Tân Lộc, Đỗ Kim Chung 3.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ đại chúng khác nhau. Đồng thời các cơ quan thống chợ nghiên cứu và cơ quan chức năng giúp NTD Cần rà soát lại các chợ trên toàn địa bàn để nhận biết rõ tác dụng của việc tiêu dùng rau, có hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng như cho phép nhất là RAT và tác hại của tiêu dùng rau không xây mới, sửa chữa hoặc nâng cấp để đáp ứng an toàn. Người tiêu dùng nên tiếp cận thông tin nhu cầu của người bán và người mua, hệ thống qua các phương tiện thông tin đại chúng khác kho chứa phù hợp với nhu cầu sử dụng và môi nhau để biết rõ loại rau, xuất xứ nguồn gốc, địa trường của chợ được sạch sẽ. Đặc biệt, đối với điểm mua đi đến lựa chọn rau cho tiêu dùng các chợ thuộc khu vực các huyện nội thành mới một cách phù hợp quá chật chội so với nhu cầu cần được ưu tiên trước. Đặt hệ thống biển báo về các địa điểm 4. KẾT LUẬN họp chợ, siêu thị để cả người bán và người mua Nguồn rau tiêu thụ qua hệ thống chợ và dễ dàng tiếp cận. Xóa bỏ các điểm họp tạm, nhất siêu thị ở Hà Nội chủ yếu được cung ứng bởi các là các điểm họp như tính chất chợ bán buôn để hộ sản xuất thuộc các HTX NN và HTX DV NN, dễ dàng quản lý chất lượng nguồn rau cũng như các hộ thuộc các HTX kiểu mới và doanh nghiệp. các khoản thu. Ban hành quy định chung về Các hộ thuộc các HTX NN và HTX DV NN quản mức thu phí đối với những người kinh doanh lý bán trên 90% sản phẩm của họ qua hệ thống chuyên nghiệp tại các chợ khác nhau để tránh chợ và chưa có khả năng tiếp cận để bán sản những trường hợp thu quá cao khiến những phẩm của mình vào các siêu thị. Chỉ có các hộ người chuyên kinh doanh rau gặp khó khăn và những người sản xuất khó tiếp cận. thuộc các HTX kiểu mới và các doanh nghiệp mới có khả năng cung ứng với khối lượng rau Ban quản lý các chợ cần sắp xếp cho việc lớn vào các siêu thị và các bếp ăn tập thể. Hơn đưa hàng vào, đi lại trong chợ được thuận lợi 82% sản lượng rau sản xuất tại Hà Nội được cho cả người bán và người mua. Cần bổ sung hệ bán ở các chợ, hơn 4% sản lượng ra của Hà Nội thống chiếu sáng ở các chợ họp ban đêm giúp được tiêu thụ qua siêu thị. Nguồn rau tại hệ cho việc mua-bán thuận lợi hơn cũng như hạn thống chợ chưa được quản lý chặt chẽ. Với xu chế tệ nạn, sự mất an toàn. Quản lý nguồn rau hướng phát triển như hiện nay, thành phố cần bán tại chợ. Tạo điều kiện cho những ai có nhu duy trì cả hệ thống chợ và siêu thị. cầu kinh doanh RAT có điều kiện bán hàng thuận lợi nhất và có thể Ban quản lý chợ là cầu Để thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ nối giữa các cơ sở sản xuất và các quầy hàng rau thông qua hệ thống chợ, siêu thị, Hà Nội giúp thúc đẩy tiêu thụ RAT mạnh hơn. cần đổi mới quy hoạch, khuyến khích và xây Người bán rau tại các chợ cần chấp hành dựng liên kết hình thành chuỗi giá trị ra bán tại đầy đủ các quy định của chợ về các khoản phí, chợ và siêu thị, tăng cường thanh tra và giám vệ sinh môi trường và văn hóa thương mại . góp sát, thực hiện hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây phần tạo môi trường chợ được cải thiện, thu hút dựng HTX sản xuất ra kiểu mới gắn kết với thị khách hàng. trường, đổi mới việc đầu tư và quản lý hệ thống chợ, tăng cường cung cấp thông tin cho người 3.4.4. Tăng cường thông tin và quảng bá tiêu dùng. giúp người tiêu dùng nhận diện về sản phẩm rau có nguồn gốc rõ ràng và lợi ích TÀI LIỆU THAM KHẢO của việc tiêu dùng rau. Carlton, D.W, Perloff. J. M (1994). Modern Industrial Ngành nông nghiệp và công thương thành Organization. Haper Collin. New York. phố Hà Nội cần hỗ trợ cung cấp các thông tin về Bộ Công Thương (2013). Hội nghị tổng kết công tác các cơ sở sản xuất và phân phối rau đảm bảo, phát triển và quản lý chợ do Bộ Công Thương tổ không đảm bảo qua các phương tiện thông tin chức ngày 20/05/2013 tại Hà Nội. 857
  9. Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (2014). Báo cáo tiến Nguyen Thi Tan Loc (2002). Le développement des độ, kết quả thực hiện đề án sản xuất và tiêu thụ rau magazines et des supermarchés dans la filière des an toàn đến quý I/2014; Phương hướng và nhiệm légumes à Ha Noi et à Ho Chi Minh villes, Viet vụ trong thời gian tới. Tháng 3/2014. Nam. Memoire de Master, Montpellier: Cục Thống kê Hà Nội (2015). Diện tích, năng suất và CNEARC/CIRAD, 106 pages. sản lượng rau của Hà Nội năm 2010, 2011, 2012, Nguyễn Thị Tân Lộc, Hoàng Việt Anh và Nguyễn Thị 2013 và 2014. Hoàng Yến (2010). Thực trạng tiêu thụ rau tươi Chính Phủ (2013). Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam. Viện Khoa họp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, học Nông nghiệp Việt Nam, 5: 98-104. xây dựng cánh đồng lớn. Sở Công Thương Hà Nội (2014). Báo cáo đánh giá Denis Sautier, D., Dao, T.A., Nguyen N.M., Moustier hiện trạng mạng lưới phân phối trên địa bàn thành P., Pham C.N. (2013). Enjeux de l’agriculture phố Hà Nội. periurbaine et croissance urbaine a Ha Noi». In Đỗ Kim Chung và Nguyễn Linh Trung (2015). Sự lựa Chaléard, J.C. (coord). Métropoles aux Suds, le chọn của người mua rau tại chợ và siêu thị trên địa défi des périphéries? Parois, Editions Karthala, p. bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát 271-285. triển, 13(2): 308-315. 858