Giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện hiệp định EVFTA

pdf 19 trang Gia Huy 3190
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện hiệp định EVFTA", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_xuat_khau_ben_vung_mat_hang_gao_cua_vie.pdf

Nội dung text: Giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện hiệp định EVFTA

  1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THI TRƢỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH EVFTA Ths. Hà Xuân Bình Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất ượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó đã ưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. EVFTA sẽ là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có xuất khẩu gạo. Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Sản xuất, xuất khẩu lúa gạo mang ý nghĩa đảm bảo ổn định nguồn cung ương thực trong mọi điều kiện biến động, góp phần thực hiện nhiệm v an ninh ương thực Quốc gia, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp không nhỏ vào thu nhập quốc dân trong nhiều năm qua. Bởi vậy, việc nghiên cứu phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện EVFTA là vấn đề hết sức cần thiết và đang rất được quan tâm. Bài viết sẽ tập trung nêu lên một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu mặt hàng gạo; các nội dung của EVFTA tác động đến xuất khẩu mặt hàng gạo. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường EU, chỉ ra những cơ hội và thách thức từ EVFTA đến phát triển xuất khẩu mặt hàng gạo. Trên cơ sở đó đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam dưới tác động của Hiệp định EVFTA. Từ khóa: EVFTA, FTA, Xuất khẩu bền vững, Xuất khẩu gạo Việt Nam 1. Phần mở đầu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – 28 nước thành viên EU (EVFTA) là hiệp định thương mại thế hệ mới, toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định gồm: 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý và thể chế. Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% [3]. Riêng đối với xuất khẩu gạo với mức hạn 540
  2. ngạch thuế suất 0% cho 80.000 tấn, đây sẽ là cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU. Bởi hiện tại, Việt Nam mới xuất khẩu sang EU khoảng 20.000 tấn gạo mỗi năm với mức thuế suất giao động từ 65-211 Eur/tấn, bằng ¼ so với hạn ngạch khi tham gia EVFTA. Giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo với quy mô thị trường hơn 500 triệu dân với GDP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức về hàng rào kỹ thuật; xuất xứ; chất lượng; an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường; Trong khi sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa được tiêu chuẩn hóa, mặc dù đã xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia song sản lượng, giá trị và quy mô xuất khẩu còn chưa tương xứng với tiềm năng. Chưa xây dựng được lợi thế so sánh nổi trội hơn hẳn so với các nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan; Ấn Độ. Điều này càng khiến cho gạo xuất khẩu của Việt Nam bị coi là sản phẩm kém cạnh tranh, dễ chịu tác động bởi các quy định khắt khe của các hiệp định thương mại thế hệ mới nói chung và Hiệp định EVFTA nói riêng. Chính bởi lẽ đó EVFTA được coi như chất ―xúc tác‖ đòi hỏi ngành gạo muốn xuất khẩu bền vững sang thị trường EU phải đổi mới, cải tiến không ngừng để phù hợp với các thông lệ quốc tế. 2. Một số vấn đề cơ bản về xuất hẩu bền vững mặt hàng gạo 2.1. hái niệm, nội dung và vai trò xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo - Khái niệm phát triển bền vững được Liên hợp quốc định nghĩa trong Báo cáo ―Tương lai của chúng ta‖ của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED, 1987), là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Theo Luật Bảo vệ môi trường (2014) định nghĩa ―phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường‖[2]. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài, là phương thức tham gia vào thương mại quốc tế khi các nhà đầu tư bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua một trung gian đặt ở nước ngoài. Mục đích của hoạt động này là thu về lợi nhuận bằng một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Vậy xuất khẩu bền vững thể hiện trên 3 khía cạnh: (1) bền vững về kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu vào GDP thông qua chỉ số xuất khẩu ròng. Kim ngạch xuất khẩu càng lớn, tổng cầu hay GDP càng lớn. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu còn làm tăng yếu tố xuất khẩu ròng. Từ khía cạnh kinh tế, điều này cho thấy sự lành mạnh của hoạt động ngoại thương, và khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia (P. Elkins và các cộng sự, 1994; A. Cuervo-Cazurra, A, 2008); (2) bền vững về môi trường sinh thái thể hiện ở vai trò xuất khẩu làm tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Sự gia tăng quy mô sản xuất do tác động của thương mại tự do có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Lý do là hoạt động này làm tăng các yếu tố đầu vào, khuyến khích khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Khi quy mô thương mại và sản xuất gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng chất thải và ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Cơ cấu ngành hàng 541
  3. xuất khẩu cũng tác động tới môi trường. Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu sản xuất của quốc gia theo nguyên tắc lợi thế so sánh, do tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu. Nếu những mặt hàng này sản xuất dựa vào các nguồn tài nguyên tự nhiên hoặc khi sản xuất có khả năng gây ô nhiễm cao thì cơ cấu xuất khẩu này sẽ làm gia tăng ô nhiễm môi trường, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để đảm bảo xuất khẩu bền vững về môi trường cần tính đến nhu cầu về những hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường trên thế giới và của những nước nhập khẩu. Do nhu cầu về hàng hóa thân thiện với môi trường trên thế giới ngày càng cao nên bắt buộc các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong sản xuất và trao đổi hàng hóa xuất khẩu (P. Elkins và các cộng sự, 1994; H. Abdelaziz và H. Helmi, 2016); (3) bền vững về xã hội thể hiện ở thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm. Ở những quốc gia đang phát triển, nơi mà lao động thủ công và nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, phát triển các ngành xuất khẩu dựa vào tài nguyên và lao động r tạo việc làm cho một bộ phận lớn dân cư, nhất là khu vực nông thôn. Tăng trưởng xuất khẩu góp phần vào xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, giải quyết chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, hạn chế bất bình đẳng và xung đột xã hội. Xuất khẩu còn đóng góp và nâng cao chất lượng lao động, trình độ quản l . Tăng trưởng xuất khẩu ở những ngành công nghiệp chế tạo thu hút lao động có tay nghề và học vấn cao, tạo điều kiện để nâng cao dân trí (P. Elkins và các cộng sự, 1994; M. I. Katsioloudes và Hadjidakis, 2007). Trong khuôn khổ bài viết này, xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo được hiểu là hoạt động bán sản phẩm gạo ra nước ngoài nhằm m c đích thu về lợi nhuận bằng một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của quốc gia trong sản xuất lúa gạo song vẫn phải đảm bảo phát triển hài hòa giữa ba tr cột trong phát triển bền vững là kinh tế; xã hội và môi trường. - Nội dung xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo được thể hiện qua: Thứ nhất, Xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố kinh tế thể hiện ở tăng trưởng xuất khẩu gạo đóng góp vào tăng trưởng GDP, ở tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu gạo vào GDP thông qua chỉ số xuất khẩu ròng, hoạt động xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng cao, ổn định; cơ cấu gạo xuất khẩu chuyển dịch theo hướng gia tăng giá trị, chất lượng và hàm lượng chế biến sâu cho thương hiệu gạo quốc gia. Thứ hai, Xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố xã hội thể hiện ở mức độ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho khu vực nông nghiệp gắn với hoạt động xuất khẩu gạo, mức độ xóa đói giảm nghèo dựa trên hoạt động xuất khẩu gạo mang lại. Thứ ba, Xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố môi trường thể hiện ở mức độ sử dụng nguyên liệu, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất sản phẩm gạo xuất khẩu, khả năng tiết kiệm các nguồn tài nguyên như đất, nước khi sản xuất sản phẩm gạo xuất khẩu, mức độ gây ô nhiễm môi trường thông qua việc sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, đốt rơm rạ sau khi thu hoạch sản phẩm gạo xuất khẩu. - Vai trò xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo: 542
  4. Gạo là sản phẩm nông nghiệp, là một loại nông sản và có đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp: (1) chịu tác động lớn từ các điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết ; (2) mang tính thời vụ; (3) chất lượng gạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng; (4) khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch là rất quan trọng; (5) gạo có tính đa dạng về chủng loại, hương vị, hàm lượng dinh dư ng cũng như hình dáng hạt gạo. Bởi vậy, muốn sản phẩm gạo trở thành hàng hóa xuất khẩu thì mỗi quốc gia cần phát huy những lợi thế riêng có của mình để nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng này trên thị trường quốc tế. Nên xuất khẩu gạo đóng góp và có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung, mặt hàng nông sản nói riêng của mỗi quốc gia, từ đó có vai trò đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp và cả nền kinh tế quốc gia. Xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo mang lại những lợi ích đặc thù. Không như những sản phẩm thông thường khác, gạo là sản phẩm lương thực chủ yếu, là nhu yếu phẩm tối thiểu và cần thiết số một của mọi thành viên thuộc cộng đồng của tất cả các nước. Gạo không chỉ mang nội dung kinh tế, xã hội mà còn bao hàm cả nghĩa chính trị, quốc phòng. Vì vậy, sản phẩm gạo gắn với mục tiêu an ninh lương thực của mỗi quốc gia. Vai trò trò xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo không chỉ giúp quốc gia xuất khẩu mặt hàng này thu được nguồn ngoại tệ từ việc xuất khẩu mà còn là động lực cho quốc gia xây dựng chiến lược ngành phù hợp với khả năng và điều kiện của mình nhằm vừa thực hiện đồng bộ: an ninh lương thực quốc gia; an ninh lương thực toàn cầu; bảo vệ tốt lâu dài các nguồn lực thiên nhiên; đảm bảo duy trì môi trường quốc gia và quốc tế. 2.2. Những ếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo Khi hai nước có quan hệ trao đổi hàng hóa với nhau thì lượng hàng hóa xuất khẩu của nước này chính là lượng hàng hóa nhập khẩu của nước kia. Nên khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung cũng như đến xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo nói riêng sẽ bao gồm 3 nhóm yếu tố chính: (1) nhóm các yếu tố từ phía cung nước xuất khẩu gạo; (2) nhóm các yếu tố từ phía cầu nước nhập khẩu gạo; (3) nhóm yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở[4]. Những yếu tố đó được tác giả thể hiện như hình 2.1 dưới đây: Thứ nhất, các yếu tố từ phía cung của nước xuất khẩu gạo: - Quy mô nền kinh tế của nước xuất khẩu gạo: là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất/tiêu dùng trong lãnh thổ một quốc gia. Khi quy mô kinh tế của nước xuất khẩu gạo tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung gạo tăng lên và tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu gạo, điều này tác động tới xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố kinh tế. - Dân số nước xuất khẩu gạo: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với xuất khẩu gạo của một quốc gia, cụ thể: (1) Khi dân số tăng lên, quy mô nguồn lao động tăng làm tăng khả năng sản xuất nông nghiệp và tăng lượng gạo xuất khẩu; (2) Dân số tăng lên tức là cầu về gạo trong nước tăng lên, khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó làm giảm số lượng gạo bán ra thị trường quốc tế. Đây là yếu tố tác động tới xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố xã hội thể hiện ở mức độ tạo ra công ăn việc làm cho khu vực nông nghiệp gắn 543
  5. với hoạt động xuất khẩu gạo, mức độ xóa đói giảm nghèo dựa trên hoạt động xuất khẩu gạo mang lại Yếu tố từ phía cung Yếu tố từ phía cầu Quy mô kinh tế Quy mô kinh tế Dân số Dân số Việt Nam Các nước EU Diện tích đất (Nước XK bền NK gạo từ Việt trồng lúa vững mặt hàng Diện tích đất Nam trồng lúa gạo) Lợi thế so sánh Thói quen, thị hiếu Khoảng cách Chất lượng gạo giữa 2 quốc gia Quan hệ kinh tế quốc tế (Hiệp định EVFTA) Các yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở Giá gạo xuất khẩu Chính sách QLNN xuất khẩu Lạm phát Chính sách tỷ giá Độ mở của nền kinh tế CS thuế quan và phi thuế quan Nguồn: Tổng hợp của tác giả Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước EU - Diện tích đất trồng lúa của nước xuất khẩu: đất là yếu tố quan trọng cho hoạt động sản xuất lúa gạo của một quốc gia. Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp lớn hay nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến quy mô sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng tới chiến lược xuất khẩu gạo của quốc gia đó. Đối với nước xuất khẩu gạo, diện tích trồng lúa sẽ có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy khả năng diện tích trồng lúa tăng lên là rất khó, thậm chí đang có xu hướng thu hẹp do biến đổi khí hậu, hạn hán và ngập mặn. Đây là yếu tố tác động tới xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố môi trường thể hiện ở mức độ sử dụng tài nguyên đất, nước trong sản xuất sản phẩm gạo xuất khẩu. - Lợi thế so sánh: là yếu tố then chốt hình thành nên thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh bao gồm lợi thế so sánh tự nhiên và lợi thế so sánh tự tạo. Lợi thế so sánh tự nhiên có được từ các nguồn lực sẵn có như khí hậu, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động và nguồn vốn (lợi thế này càng phát huy đối với các sản phẩm nông nghiệp như gạo của Việt Nam). Lợi thế so sánh tự tạo được hình thành từ chính sách của chính phủ và doanh nghiệp thông qua chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành, mức độ ứng dụng các tiến bộ khoa học 544
  6. kỹ thuật và công nghệ trong việc tạo ra các sản phẩm gạo có chất lượng, năng suất cao đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế. Bởi vậy, việc phát huy tốt những lợi thế so sánh sẽ giúp quốc gia đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng quy mô kim ngạch xuất khẩu gạo. - Chất ượng gạo: là yếu tố tiên quyết, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo của một quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định EVFTA. Bởi EU là thị trường lớn và khá ―khó tính‖ thì chất lượng gạo là một tiêu chí quyết định đến việc cho phép hay không cho phép hoạt động nhập khẩu mặt hàng này. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gạo trên thị trường gạo thế giới. Nên chất lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu gạo luôn tồn tại mối quan hệ cùng chiều. Thứ hai, các yếu tố từ phía cầu của nước nhập khẩu gạo: - Quy mô nền kinh tế của nước nhập khẩu gạo: thể hiện qua tổng sản phẩm quốc nội của nước nhập khẩu. Yếu tố này tăng tức là tăng khả năng sản xuất, nhu cầu mua sắm và nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh của sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, mức cầu nhập khẩu của một quốc gia còn phụ thuộc vào mức thiết yếu của từng loại hàng hóa nhập khẩu khác nhau. Với mặt hàng gạo, khi GDP của một nước tăng lên, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm, hoặc nếu tăng thì sẽ tăng chậm, một phần là do các quốc gia nhập khẩu có xu hướng tự sản xuất gia tăng sản lượng và chất lượng, một phần là do xu hướng tiêu thụ tinh bột trong bữa ăn giảm dần ở các nước phát triển. Đây là yếu tố tác động đến xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố kinh tế thể hiện ở tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu gạo vào GDP thông qua chỉ số xuất khẩu ròng. - Dân số nước nhập khẩu gạo: tương tự như dân số nước xuất khẩu gạo, có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với lượng gạo nhập khẩu của một quốc gia. Khi quy mô dân số tăng khiến cầu hàng hóa thiết yếu như gạo có xu hướng tăng lên, khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng (tức là kim ngạch xuất khẩu của đối tác tăng) và cũng làm tăng khả năng sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước (tức là kim ngạch xuất khẩu của đối tác giảm). Điều này cho thấy xu hướng tác động của dân số nước nhập khẩu cũng giống dân số nước xuất khẩu. Đây là yếu tố tác động tới xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố xã hội. - Diện tích đất trồng a nước nhập khẩu gạo: tương tự với nước xuất khẩu, đối với nước nhập khẩu, quy mô diện tích đất trồng lúa tăng làm quy mô sản xuất lúa được mở rộng, sản lượng lúa tăng lên khiến nhu cầu nhập khẩu gạo từ quốc gia khác giảm xuống. Điều này thể hiện diện tích trồng lúa nước nhập khẩu có tác động ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu của nước đối tác. - Thói quen, thị hiếu tiêu dùng gạo: Với những nước nhập khẩu có tỷ lệ gạo được sử dụng trong bữa ăn lớn và phù hợp với chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam thì nhu cầu về gạo nhập khẩu sẽ cao. Ngược lại, với những nước có thói quen tiêu dùng các sản phẩm thay thế cho gạo như các sản phẩm từ ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch hoặc ưa thích chủng loại gạo của các nước xuất khẩu gạo khác. 545
  7. Thứ ba, các yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở: - Giá gạo trên thị trường thế giới: yếu tố này tăng làm giá xuất khẩu gạo tăng. Quốc gia có lợi thế sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu về ngoại tệ nhưng giá xuất khẩu cao thì lại khiến nhu cầu nhập khẩu có xu hướng giảm. Do đó giá xuất khẩu gạo có thế tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đối với kim ngạch xuất khẩu gạo. Đây là yếu tố tác động đến xuất khẩu bền vững gắn với yếu tố kinh tế. - Lạm phát: Khi lạm phát tăng sẽ đẩy giá của hàng hóa trong nước tăng theo làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với hàng hóa nhập khẩu và ngược lại, khi lạm phát giảm sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh, khiến hàng hóa trong nước xuất khẩu nhiều hơn. Như vậy, yếu tố lạm phát có tác động ngược chiều đến xuất khẩu gạo. Đây là yếu tố tác động đến xuất khẩu bền vững gắn với cả yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội. - Chính sách quản ý nhà nước về xuất khẩu: có tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia. Các chính sách QLNN về xuất khẩu khá đa dạng, trong đó chính sách thuế quan, phi thuế quan; chính sách tỷ giá hối đoái và độ mở của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. - Khoảng cách giữa hai quốc gia: Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp với chi phí vận chuyển hàng hóa, khoảng các này càng xa thì chi phí vận chuyển càng lớn. Khoảng cách địa l cũng ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký hợp đồng, Đối với mặt hàng gạo, mức độ ảnh hưởng của khoảng cách địa lý không rõ ràng như các sản phẩm nông nghiệp khác do thời gian bảo quản tương đối dài. - Quan hệ kinh tế quốc tế (Hiệp định EVFTA): EVFTA là FTA thế hệ mới có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với 28 nước thành viên EU đối với tất cả các hàng hóa thông qua việc nới lỏng hay thắt chặt các rào cản kinh tế và kỹ thuật như thuế quan hay hạn ngạch đối với hàng hóa xuất khẩu khi thâm nhập vào thị trường hơn 500 triệu dân này. 3. Nội dung của Hiệp định EVFTA liên quan xuất hẩu mặt hàng gạo của Việt Nam Ngày 30 tháng 6 năm 2019, Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định EVFTA tại Hà Nội; Ngày 12 tháng 02 năm 2020 Nghị viện Châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai bên. EU là một liên minh gồm 28 quốc gia ở khu vực châu Âu, là đối tác thương mại quan trọng, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Đặc biệt nổi bật trong cơ cấu xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Bởi vậy, EVFTA sẽ hứa hẹn mang tới cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng gạo nói riêng rất nhiều những cơ hội song cũng tiềm tàng không ít những khó khăn, thách thức với thị trường hơn 500 triệu dân này. EVFTA gồm 17 chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ. Các lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA bao gồm: Thương mại hàng hóa; quy tắc xuất xứ; hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS); hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); phòng vệ thương mại (TR); thương mại dịch vụ; đầu tư; cạnh tranh; doanh nghiệp nhà nước; mua sắm của chính phủ; sở hữu trí tuệ; thương mại và 546
  8. phát triển bền vững; các vấn đề pháp lý - thể chế; hợp tác và xây dựng năng lực. Các nội dung chính của Hiệp định EVFTA liên quan đến xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam: Thứ nhất, nội dung cắt giảm thuế quan. Cam kết thuế quan của EU dành cho Việt Nam đối với mặt hàng gạo xuất khẩu: (1) áp dụng quy chế hạn ngạch thuế quan, lượng nhập khẩu trong hạn ngạch được hưởng mức thuế 0%; (2) tổng hạn ngạch là 80.000 tấn, cụ thể: gạo chưa xay xát: lượng hạn ngạch là 20.000 tấn; gạo xay xát: lượng hạn ngạch là 30.000; gạo thơm (Hoa nhài 85; ST 5, ST 20; Nang Hoa 9 (Nàng Hoa 9); VD 20; RVT; OM 4900; OM 5451 và Tai nguyen Cho Dao (Tài nguyên Chợ Đào)): lượng hạn ngạch là 30.000 tấn và danh sách các mặt hàng gạo thơm có thể được sửa đổi bởi quyết định của ủy ban Thương mại phù hợp với điểm 2 của điều 17.5; (3) xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau 5 năm, và các sản phẩm từ gạo sau 3 - 5 năm [1]. Thứ hai, nội dung về hạn ngạch. Gạo được EU nhập khẩu trong hạn ngạch 80.000 tấn sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất là 0%, còn ở mức nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất quy định ngoài hạn ngạch và mức thuế suất này sẽ theo cam kết WTO. Cụ thể: đối với bột gạo với mức thuế suất cơ sở ngoài hạn ngạch là 138EUR/1.000kg; gạo v mảnh với mức thuế suất cơ sở ngoài hạn ngạch là 234 EUR/1.000kg; tinh bột gạo là 216EUR/1.000kg; các sản phẩm thu được từ gạo là 5,1 + 46EUR/100kg[1]. Các lô hàng gạo đáp ứng quy định hạn ngạch cần đi kèm giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các nhóm. Thứ ba, nội dung về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Là nội dung đánh giá mức độ phù hợp của gạo Việt Nam về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để có thể xuất khẩu sang EU và Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình. EVFTA quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng gạo với 2 nhóm chỉ tiêu: (1) chỉ tiêu cảm quan của gạo. Với yêu cầu cảm quan về màu sắc là màu trắng đặc trưng cho từng giống; mùi đặc trưng cho từng giống, không có mùi vị lạ; côn trùng sống nhìn thấy bằng mắt thường là tuyệt đối không được có. (2) chỉ tiêu chất lượng của gạo. Quy định về tỷ lệ hạt theo chiều dài % khối lượng ≥ 5mm; tỷ lệ tấm nhỏ hơn 4% với kích thước tấm 0.35 đến 0.75mm; không lẫn các loại hạt khác; độ ẩm khối lượng không lớn hơn 14% và mức xát rất kỹ[1]. Cùng với đó là các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) cũng được quy định rất cụ thể, chi tiết cho phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất trong sản xuất lúa gạo là những nội dung tạo ra mức cam kết ở mức độ cao với gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Thứ tư, nội dung về các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, quy tắc xuất xứ. Được trình bày trong mục B nghị định thư thứ 1 cho phép các bên tham gia ký kết hiệp định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhằm đảm bảo gạo xuất khẩu của Việt Nam có giá bán không thấp hơn giá bán của gạo tại thị trường nội địa tại các nước nhập khẩu. Nếu vi phạm cam kết này, phía nước nhập khẩu được quyền khiếu kiện. Đối với quy tắc xuất xứ được chia làm 2 nhóm: (1) gạo có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam, tức là hàm lượng xuất xứ được chứa đựng từ chọn giống, trồng trọt, thu hoạch đến công đoạn chế biến tại chính quốc gia Việt Nam; (2) gạo có xuất xứ không thuần túy từ Việt Nam, tức gạo đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng 547
  9. được các tiêu chí xuất xứ quy định tại Phụ lục II của Nghị định thư này. Công đoạn gia công, chế biến gạo đơn giản không được coi là có xuất xứ nếu chỉ thực hiện những công đoạn: bảo quản để giữ cho gạo trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho; công đoạn xay để bỏ trấu và xay xát một phần hoặc hoàn toàn thóc, gạo; đánh bóng và hồ ngũ cốc và gạo. Điểm đặc biệt của hiệp định này là công nhận chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm gạo. Danh sách các chỉ dẫn địa lý (GI) về gạo của Việt Nam được đề cập tại tiểu mục 3 mục B chương 12 của hiệp định: Bảng 3.1. Danh sách chỉ dẫn địa lý (GI) về gạo của Việt Nam TT Số GI Tên chỉ dẫn Nhóm sản phẩm Mô tả sản phẩm 1 9 Hải Hậu Ngũ cốc Gạo 2 12 Hồng Dân Ngũ cốc Gạo 3 20 Bảy Núi Ngũ cốc Gạo 4 37 Điện Biên Ngũ cốc Gạo Nguồn: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( EVFTA) Thứ năm, nội dung phát triển bền vững. Đây là nội dung không thể thiếu trong đàm phán các hiệp định thương mại thế hệ mới. Trong đó nội dung về kinh tế; xã hội và môi trường trong sản xuất, xuất khẩu gạo cũng là nội dung được đề cập đến trong Hiệp định EVFTA. 4. Thực trạng xuất hẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trƣờng EU 4.1. Tình h nh xuất khẩu gạo của Việt Nam Nhiều năm qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ và đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân. Theo số liệu của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây tăng giảm thất thường. 9 3519.29 4000 7.72 7.77 8 3449.56 2789.5 3500 6.75 7.13 6.68 3060.17 7 6.32 6.57 6.26 2911.64 3000 6.11 2758 6 2679.5 2893.49 4.89 2539.4 2500 5 2128.4 2000 4 Triệu tấn Triệu 1500 USD Triệu 3 2 1000 1 500 0 0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số lượng (Triệu tấn) Giá trị FOB (Triệu USD) Nguồn: Hiệp hội ương thực Việt Nam (VFA- Hình 4.1. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2019 548
  10. Năm 2016 sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp kỷ lục, cụ thể khối lượng gạo xuất khẩu lũy kế từ 01/01 đến 31/12/2016 đạt 4,89 triệu tấn, với giá FOB là 2.128,4 triệu USD. So với năm 2015, xuất khẩu gạo năm 2016 giảm 25,6% về khối lượng và giảm 20,6% về giá trị. Nguyên nhân là do năm 2016 hiện tượng El Nino k o dài từ đầu năm dẫn đến hạn hán trên diện rộng ở miền Trung, Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, một số tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên, chịu ảnh hưởng của bão, thời tiết cực đoan mưa to gây ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa gạo. Năm 2017 xuất khẩu gạo khởi sắc trở lại với sản lượng đạt 7,77 triệu tấn, với giá FOB là 2.539,4 triệu USD tăng 58,9% về sản lượng và 19,3% về giá trị so với cùng k năm 2016. Cũng theo Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố ngày 08/09/2018 về tỷ trọng xuất khẩu gạo bình quân qua các châu lục trong 29 năm (1989 – 2017) của Việt Nam. Khu vực Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam chiếm tới 66.68%. Nguyên nhân là do: (1) khoảng cách địa l thuận tiện cho việc xuất khẩu; (2) có nhiều n t tương đồng trong thị hiếu tiêu dùng trong đó có sản phẩm gạo; (3) các cam kết trong khu vực ASEAN tạo thuận lợi cho XK sang các nước như: Philippines; Malaysia; Singgapore; Indonesia (4) các quy định về chất lượng, hàng rào kỹ thuật không quá khắt khe, quy mô dân số trong khu vực lớn: Như thị trường Trung Quốc. Khu vực Châu Âu chiếm tỷ trọng gần thấp nhất với 2,16% chỉ nhỉnh hơn khu vực Châu Úc 0.12%. Nguyên nhân do: (1) khoảng cách địa l khiến chi phí vận chuyển lớn; (2) thói quen tiêu dùng các sản phẩm thay thế cho gạo như các sản phẩm từ ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch; (3) thuế suất cao làm tăng giá thành gạo và làm giảm đi tính cạnh tranh; (4) các quy định chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), sở hữu trí tuệ, lao động, minh bạch hóa thông tin, trách nhiệm xã hội khiến gạo Việt Nam khó lòng vượt qua. [VALUE]% [VALUE]% [VALUE]% [VALUE]% [VALUE]% [VALUE]% Châu Á Châu Phi Trung Đông Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc Nguồn: Hiệp hội ương thực Việt Nam (VFA- Hình 4.2. Tỷ trọng xuất khẩu gạo b nh quân của Việt Nam qua các châu lục trong 29 năm (1989 – 2017) 549
  11. 4.2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU Trước khi Hiệp định EVFTA được k kết đã có 21/28 nước EU đã là bạn hàng nhập khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam sang EU là 6 quốc gia: Ba Lan; Hà Lan; Pháp; Bỉ; Tây Ban Nha và Italia. Sản lượng gạo xuất khẩu sang EU trong 10 năm trở lại đây chiếm tỷ trọng thấp chỉ khoảng 1% so với tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng xuất khẩu gạo bình quân của Việt Nam sang EU trong 29 năm từ (1989-2017) là 2,16%, Hiện tại tỷ trọng gạo của của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 4% thị trường gạo EU, trong khi Thái Lan chiếm khoảng 18%, Campuchia 22% và Ấn Độ 24%. Năm 2012 có sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt con số ấn tượng nhất với 46,52 nghìn tấn và 22,10 triệu USD, đây cũng là năm mà sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt ở mức cao 7,72 triệu tấn. Các năm sau đó sản lượng và giá trị xuất khẩu sang EU giảm mạnh và tăng giảm không ổn định. Năm 2017 là năm có sản lượng và giá trị thấp kỷ lục với 7,90 nghìn tấn và 3.82 triệu USD đi ngược lại với xu thế chung trong xuất khẩu gạo của Việt Nam bởi đây là năm xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt sản lượng khởi sắc nhất với 7,77 triệu tấn. Nguyên nhân là do năm 2016 sụt giảm mạnh về sản lượng xuất khẩu do thiên tai, hạn hán khiến giá gạo nhập khẩu của các nước trong khu vực Châu Á, nhất là Trung Quốc tăng mạnh vào qu I năm 2017 dẫn tới các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không còn ―mặn mà‖ với thị trường Châu Âu với những đòi hỏi khắt khe về các điều kiện kỹ thuật. Điều này càng chứng tỏ thời gian quan sản xuất lúa gạo vẫn chủ yếu chú trọng đến chỉ tiêu số lượng, chưa có sự quan tâm đúng mực đến chất lượng, hiệu quả xuất khẩu, chưa khai thác một các có hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản l để gạo xuất khẩu có chỗ đứng vững trong khu vực EU. Với mức thuế suất hiện tại EU đánh vào mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam giao động từ 65-211 EUR/tấn, chiếm tới gần 50% giá trị gạo xuất khẩu cũng là những rào cản khiến sản lượng gạo xuất khẩu sang EU có xu hướng tăng chậm hơn so với các khu vực khác. Bởi vậy, những đóng góp về giá trị xuất khẩu gạo sang thị rường EU vào tăng trưởng GDP là chưa tương xứng với tiềm năng và k vọng. 50.00 46.52 25.00 22.10 40.00 20.00 30.15 31.12 16.58 30.00 24.00 25.61 19.85 15.00 15.31 12.39 20.00 20.76 10.70 20.00 11.40 9.8814.47 10.00 Nghìn tấn Nghìn 12.00 USD Triệu 6.64 7.90 10.00 5.00 3.82 0.00 0.00 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số lượng (Nghìn tấn) Giá trị FOB (Triệu USD) Nguồn: C c Xuất Nhập Khẩu - Bộ Công Thương Hình 4.3. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2019 550
  12. Hiện xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU vẫn chủ yếu là xuất FOB (Free on board) dẫn tới chưa tạo ra được công ăn việc làm tối đa gắn với hoạt động xuất khẩu gạo trong các khâu logistics; bảo hiểm. Giá gạo xuất khẩu sang EU luôn ở mức cao hơn giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi gạo đáp ứng được các tiêu chuẩn sang thị trường ―khó tính‖ này thường là những sản phẩm gạo loại A, với chất lượng vượt trội so với gạo xuất khẩu sang các thị trường khác. Mặc dù giá xuất khẩu cao nhưng để có đủ sản lượng gạo đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu cũng là cả một vấn đề cần phải được tháo g . Năm 2018 mức chênh lệch giá này lên tới 99 USD/tấn gạo xuất khẩu. 700 600 550 484 539 600 492 475 475 476 459 483 500 514 400 472 458 501 444 464 426 449 453 441 USD 300 200 100 0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Giá XK bình quân Giá XK sang EU Hình 4.4. Giá xuất khẩu b nh quân và giá xuất khẩu sang EU của gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2019 Nguồn: C c Xuất Nhập Khẩu - Bộ Công Thương Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam sang EU hiện mới chỉ dừng lại ở 6/28 quốc gia như: Ba Lan; Hà Lan; Pháp; Bỉ; Tây Ban Nha và Italia với kim ngạch và sản lượng không đều qua các năm. Trong đó Bỉ là thị trường nhập khẩu thường xuyên và có kim ngạch ấn tượng nhất, tiếp sau đó là thị trường Hà Lan. Đặc biệt Italia là thị trường mà 7 năm trở lại đây đã không nhập khẩu gạo của Việt Nam cũng như từ các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan; Ấn Độ và Campuchia. Bởi theo hiệp hội nông dân Italia: Ngành sản xuất gạo trong nước đang lâm vào khủng hoảng do sự cạnh tranh gay gắt về giá so với gạo nhập khẩu. Hiện Italia là nước sản xuất gạo lớn nhất Châu Âu, với gần 5.000 nông trại mỗi năm có thể sản xuất được gần 2 triệu tấn gạo có thể đáp ứng được lượng tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, khi EVFTA được k kết ngoài các điều kiện về các hàng rào kỹ thuật riêng của từng nước thuộc EU thì đây sẽ là cơ hội rất lớn để tăng dư địa xuất khẩu cho gạo Việt Nam, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Năm 2019 Việt Nam có sản phẩm gạo ST 25 được vinh danh là sản phẩm gạo ngon nhất thế giới, đây cũng là thời cơ lớn để thương hiệu gạo Việt Nam có mặt rộng khắp trên thị trường 500 triệu dân này. 551
  13. Nguồn: C c Xuất Nhập Khẩu - Bộ Công Thương Hình 4.5. im ngạch xuất khẩu gạo sang EU phân theo thị trường giai đoạn 2012-2019 5. Đánh giá những cơ hội và thách thức từ Hiệp định EVFTA đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam 5.1. Cơ hội từ Hiệp định EVFTA đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam Sau khi Hiệp định EVFTA được các nước phê chuẩn nội bộ và có hiệu lực, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có những cơ hội sau: Thứ nhất, về phương diện kinh tế: xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU có cơ hội tăng kim ngạch và sản lượng gạo xuất khẩu do Hiệp định EVFTA mang lại một số cơ hội về kinh tế như sau: (1) Tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Hiện nay lượng gạo xuất khẩu sang EU mới chỉ chiếm gần 1% trong tỷ trọng gạo xuất khẩu của Việt Nam (Năm 2019 xuất khẩu gạo sang EU đạt 19.845 tấn so với 6,259 triệu tấn xuất khẩu của Việt Nam) nên đây là khu vực còn rất nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo, nếu Việt Nam vượt qua được các rào cản về kỹ thuật. Hiệp định EVFTA mang đến cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục thâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường EU với mức giá bán cao hơn, từ đó giảm bớt sự lệ thuộc của gạo Việt vào thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á. (2) Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam. Với mức thuế quan 0% đối với hạn ngạch 80.000 tấn sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước cùng xuất khẩu gạo sang EU như Thái Lan; Ấn Độ và Campuchia. Bởi các nước này chưa có hiệp định nào với EU. (3) Mở rộng thị phần cho mặt hàng gạo tại các thị trường thuộc EU. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang EU hiện nay mới chỉ tập trung vào 6 thị trường của các nước như: Ba Lan; Hà Lan; Pháp; Bỉ; Tây Ban Nha và Italia; trong khi khu vực này có tới 28 nước thành viên. Hiện tại với mức thuế suất giao động từ 65-211 Eur/tấn chiếm tới 30-50% tổng giá trị xuất khẩu đã khiến thị phần tại thị trường này còn khá khiêm tốn do khả năng cạnh tranh về giá thấp. Bởi 552
  14. vậy, việc giảm thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội tăng thị phần tại thị trường EU. (4) Minh bạch hóa các thủ tục, hàng rào kỹ thuật cho gạo xuất khẩu. Việc thực thi các cam kết trong Hiệp định EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách, pháp luật sau đường biên giới, môi trường kinh doanh và chính sách, Điều này dẫn tới pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tạo ra sự minh bạch trong các thủ tục, hàng rào kỹ thuật mà gạo Việt Nam phải vượt qua. Thứ hai, về phương diện xã hội: Hiệp định EVFTA được thực hiện sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tăng khả thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn thị trường EU có nghĩa là tăng kim ngạch, sản lượng xuất khẩu gạo vào thị trường EU. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam được cầu kéo sẽ phát triển, mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo cũng có cơ hội phát triển. Cả chuỗi sản xuất- xuất khẩu gạo phát triển sẽ tạo cơ hội tăng thêm nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động. Thứ ba, về phương diện môi trường: - Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với các công nghệ nguồn trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo. Thực hiện EVFTA Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu[3]. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp EU xuất khẩu sang Việt Nam các công nghệ tiên tiến; máy móc, trang thiết bị hiện đại trong sản xuất, chế biến nông sản nói chung và gạo nói riêng. Giúp nâng cao chất lượng, giá trị, tăng năng suất lao động, giảm thiểu tác hại đến môi trường trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo. - EU là thị trường ―khó tính‖, do đó yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm gạo nhập khẩu luôn ở mức cao. Để đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp Việt phải cải tiến quy trình sản xuất, đặc biệt các mặt hàng gạo hữu cơ sẽ được ưa chuộng hơn. Do đó, bắt buộc trong quá trình sản xuất gạo phải hạn chế hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, tránh được tình trạng sử dụng bừa bãi vật tư nông nghiệp trong sản xuất lúa gạo. Đây là cơ hội để thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp sạch, giúp cải thiện môi trường, giảm thiểu được tác động xấu của quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo tới môi trường. 5.2. Thách thức từ Hiệp định EVFTA đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam Với Hiệp định EVFTA, cơ hội mở ra là rất lớn nhưng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, cụ thể như sau: 553
  15. Thứ nhất, về phương diện kinh tế: khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp thách thức về vấn đề đảm bảo tăng trưởng ổn định kim ngạch và khối lượng gạo xuất khẩu do một số nguyên nhân cụ thể như sau: (1) Sự gia tăng của các hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất xứ, các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và môi trường. Các quốc gia tham gia hiệp định khi đã xóa bỏ hàng rào thuế quan thông thường sẽ tăng cường các hàng rào phi thuế qua, rào cản TBT, SPS đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam. Hơn thế nữa thị trường EU là một thị trường khó tính, yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm gạo. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì gạo của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này. (2) Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ doanh nghiệp thì các quốc gia nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Và EU cũng là một trong những thị trường đã sử dụng các công cụ này nhiều lần đối với gạo của Việt Nam. (3) Cam kết mở cửa của Việt Nam là sức p để các doanh nghiệp Việt phải tự điều chỉnh, thay đổi phương thức quản trị, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp của các quốc gia khác khi cùng xuất khẩu gạo sang thị trường EU. Thứ hai, về phương diện xã hội: Như đã phân tích ở trên, việc tham gia EVFTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với khoa học, công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ EU vào Việt Nam để ứng dụng vào trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường EU. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo lại khiến cho một bộ phận lao động trong khu vực nông thôn sẽ mất đi cơ hội việc làm do không thể đáp ứng được trình độ để ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại này. Mặt khác, khi năng suất lao động tăng lên sẽ làm dư thừa một lượng lao động đáng kể trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng gạo. Thứ ba, về phương diện môi trường: Với cơ hội EVFTA mang lại, nếu tận dụng tốt sẽ làm cho sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng lúa gạo của nước ta đang có xu hướng giảm do biến đổi khí hậu, hạn hán, ngập mặn, thiếu nguồn nước tưới nên một phần diện tích trồng lúa phải chuyển đổi mục đích canh tác. Bởi vậy, nếu không tập trung vào tăng trưởng năng suất, cải tiến giống, chất lượng gạo mà chỉ tập trung vào tăng trưởng quy mô sản xuất để xuất khẩu sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên đất, nước, tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá nhiều. Đặc biệt đối với đất nông nghiệp, sau mỗi mùa vụ cần có thời gian cho ―đất nghỉ‖ đó là khoảng thời gian để tái tạo lại chất đất, loại bỏ các mầm mống gây bệnh cho cây trồng. Do đó, nếu chúng ta khai thác quá mức, đất không có thời gian tái tạo sẽ dẫn đến đất bị hoang hóa, làm giảm tài nguyên đất. 554
  16. 6. Giải pháp phát triển xuất hẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam dƣới tác động của Hiệp định EVFTA Để gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU theo hướng bền vững trong điều kiện thực hiện Hiệp định EVFTA theo tác giả cần phải thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp sau: 6.1. Nhóm giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Thứ nhất, hiểu rõ cam kết để tận d ng ợi thế EVFTA mang ại Nội dung của EVFTA có rất nhiều cam kết ưu đãi về hạn ngạch, thuế quan, về quy tắc xuất xứ do đó để thực hiện hiệu quả EVFTA trước hết cần nắm bắt và hiểu được các cam kết của Hiệp định này. Để làm được điều này các cơ quan quản l Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, tập huấn cho các đối tượng có liên quan trước hết là các cán bộ quản l nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu gạo hiểu, nắm rõ lợi thế và khó khăn khi thực hiện EVFTA để có thể tận dụng tốt thời cơ mà EVFTA mang lại, giảm thiểu tối đa những khó khăn cho doanh nghiệp cũng như đưa ra những biện pháp quản l phù hợp nhất với hoạt động xuất khẩu gạo. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, tập huấn về các cam kết của EVFTA, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các quy định, nắm bắt được các cam kết của EVFTA, từ đó lên được kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các cam kết và tận dụng các ưu đãi của thị trường EU để thâm nhập thị trường EU có hiệu quả hơn. Khi thâm nhập được sâu và rộng hơn thị trường EU có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này sẽ tăng, bảo đảm được mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo – mục tiêu kinh tế của hoạt động này. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp uật theo các cam kết của hiệp định, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện EVFTA Để thực hiện EVFTA, trước khi Hiệp định này được các nước phê chuẩn nội bộ và có hiệu lực. Việt Nam cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là các quy định liên quan đến các cam kết trong Hiệp định nhằm bảo đảm thống nhất, không vi phạm các cam kết của Hiệp định. Khuyến cáo sự thay đổi chính sách đối với các đối tượng có liên quan trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gạo, bà con nông dân, các hợp tác xã sản xuất lúa gạo để có thể nắm bắt và kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật mới và cam kết quốc tế. Nhà nước cần xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định, cụ thể hóa các cam kết theo văn phong Việt để các doanh nghiệp, hợp tác xã đặc biệt các hộ nông dân dễ nắm bắt, dễ hiểu và dễ áp dụng. Sau khi cơ quan quản l nhà nước về hợp tác thương mại song phương, đa phương ở cấp Trung ương xây dựng xong văn bản hướng dẫn, tiến hành tập huấn cho các cơ quan quản l nhà nước có liên quan ở địa phương để hướng dẫn các đối tượng có liên quan trên địa bàn. 555
  17. Thứ ba, nâng cao năng ực cạnh tranh sản phẩm gạo: Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm gạo xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tập trung vào: chất lượng, quy trình sản xuất, thương hiệu và giá cả mặt hàng gạo để có thể nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh so với sản phẩm gạo của Thái Lan; Ấn Độ; Campuchia. Muốn làm được điều này: (1) Đối với cơ quan quản l nhà nước: Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển sản xuất - xuất khẩu lúa gạo trên phạm vi toàn quốc; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP cho sản phẩm gạo xuất khẩu; tổ chức các hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm gạo của Việt Nam tại thị trường EU; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản l nhà nước với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội lúa gạo để có những chính sách hỗ trợ hay điều chỉnh quy định, tiểu chuẩn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động xuất khẩu gạo. (2) Đối với doanh nghiệp: Cần tổ chức lại từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn GlobalGAP; Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thu hoạch, chế biến, áp dụng các phương tiện truy xuất nguồn gốc điện tử như QRCode, Blockchain, cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Thứ tư, x c tiến thương mại, nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm thâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường EU sau khi EVFTA có hiệu ực: Hiện nay tỷ trọng gạo của của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 4% thị trường gạo EU tương ứng với sản lượng khoảng 20.000 – 30.000 tấn gạo. Khi EVFTA có hiệu lực thuế quan sẽ giảm về 0% đối với hạn ngạch 80.000 tấn gạo. Đây sẽ là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam xúc tiến thương mại mở rộng hơn nữa thị trường nhập khẩu gạo trong khối EU. Để làm được điều này, các cơ quan quản l nhà nước với sự hỗ trợ của Đại sứ quán tại các nước trong khu vực EU và thương vụ tại các nước này, tổ chức nghiên cứu thị trường cũng như các quy định kỹ thuật đối với mặt hàng gạo nhập khẩu tại các nước có trụ sở hoặc có khả năng nghiên cứu. Cung cấp thông tin cho các cơ quan quản l nhà nước về sản xuất, xuất khẩu gạo tại Việt Nam để hướng dẫn và cung cấp cho các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện kế hoạch thâm nhập thị trường. Thứ năm, nghiên cứu và kịp thời cập nhật và khuyến nghị cho các doanh nghiệp, đối tượng có iên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo về các rào cản kỹ thuật của thị trường EU. Thông thường cắt giảm hàng rào thuế quan, các nước sẽ tăng cường các hàng rào kỹ thuật đó là các quy định về vệ sinh dịch tễ, quy định về an toàn thực phẩm, quy định về xuất xứ hàng hóa thậm chí có thể sử dụng các công cụ về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất của nước họ, hay chính sách tỷ giá để hạn chế nhập khẩu. Do đó, các cơ quan quản l nhà nước có mạng lưới thương vụ tại các nước trong khối EU cần cập nhật nhanh chóng và chính xác các quy định cũng như chính sách đối với mặt hàng gạo nhập khẩu để thông tin sớm nhất cho các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan trong nước kịp thời có kế hoạch phản ứng. 556
  18. 6.2. Nhóm giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu xã hội đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Muốn đạt được mục tiêu xã hội của hoạt động xuất khẩu gạo có nghĩa là phải có giải pháp nhằm tăng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trong lĩnh vực này, muốn vậy: Thứ nhất, nâng cao thu nhập cho người ao động trong sản xuất nông nghiệp: Thông thường để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp xuất khẩu phải giảm chi phí để giảm giá thành và giảm giá bán của sản phẩm. Tuy nhiên, dù thu nhập của lao động là một phần cấu thành nên chi phí nhưng các doanh nghiệp cũng không được giảm khoản chi này. Bởi lẽ, yếu tố con người là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động, người lao động sẽ tập trung tạo ra sản phẩm có chất lượng và làm việc năng suất hơn khi cuộc sống của họ được đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu và xa hơn là ―làm giàu‖ từ nông nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần bảo đảm thu nhập của người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có mức lương tương xứng với giá trị mà họ mang lại cho sản phẩm gạo xuất khẩu. Hiện Nhà nước đã ban hành mức lương tối thiểu đối với lao động theo vùng, hàng năm nhà nước cần điều chỉnh mức lương này theo mức trượt giá và theo nhu cầu mức sống tối thiểu để doanh nghiệp có căn cứ trả lương cũng là bảo đảm quyền lợi cho người lao động nông thôn trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Thứ hai, tạo thêm nhiều việc àm cho người ao động: Thông thường khi khoa học công nghệ phát triển và được ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh thì nguồn nhân lực sẽ có nhu cầu thu nhỏ lại. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu tạo việc làm cho người lao động, có nhiều cách để chúng ta giải quyết vấn đề này. Tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm tạo việc làm cho người lao động trong hoạt động xuất khẩu gạo như sau: đối với các doanh nghiệp hoạt động trong hoạt động sản xuất lúa gạo, sử dụng ngay người nông dân để làm công nhân cho doanh nghiệp mình vừa tận dụng được kinh nghiệm trồng lúa vừa tạo việc làm cho người nông dân. Phát triển các ngành chế biến lúa gạo để tạo thêm việc làm cho người nông dân. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo: hiện nay đang chủ yếu xuất FOB cần chủ động nghiên cứu giảm xuất khẩu theo FOB chuyển sang xuất CIF để tăng giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu vừa tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đối với các hoạt động logistics; bảo hiểm. Thứ ba, sản xuất và xuất khẩu gạo bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng: Có nghĩa là áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP để cho ra thị trường sản phẩm gạo không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc chống mốc trong quá trình bảo quản mặt hàng này để bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng. Để làm được điều này ngoài việc người nông dân và doanh nghiệp cần có thức về bảo đảm an toàn thực phẩm, các cơ quan quản l nhà nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ và sát sao. 557
  19. 6.3. Nhóm giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu môi trường đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Thứ nhất, tích t ruộng đất, ứng d ng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường: Nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ l với kỹ thuật canh tác lạc hậu, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất bảo quản vượt mức cho ph p dẫn tới gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Do vậy, cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung tích tụ ruộng đất, thuê đất để sản xuất lúa gạo theo quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ nguồn được nhập từ các nước EU vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Thứ hai, phát triển sản xuất gạo hữu cơ hoặc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật (Vietgap, Globalgap): Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có nghĩa là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất lúa gạo, chỉ sử dụng phân hữu cơ, bảo vệ cây trồng bằng các phương pháp sinh học không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó có thể phát triển các quy trình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn Vietgap hoặc G oba gap. Phương pháp này vừa đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường EU vừa giảm thiểu tác hại đến môi trường 7. Kết luận EU là thị trường có nhiều tiềm năng và dư địa tăng trưởng lớn với mặt hàng gạo của Việt Nam. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ là ―cú hích lớn‖ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường hơn 500 triệu dân với mức thuế suất 0% áp dụng cho hạn ngạch 80.000 tấn. Bên cạnh những tác động tích cực, xuất khẩu gạo cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức do EVFTA mang lại như: các quy định chặt chẽ về hàng rào kỹ thuật; xuất xứ; chất lượng; an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường; Để phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo sang thị trường EU đòi hỏi ngành gạo phải thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu kinh tế; mục tiêu xã hội và môi trường đối với hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh mới để phù hợp với các thông lệ quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Ngoại Giao Việt Nam (2019), Toàn văn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), truy cập ngày Ngày 15 tháng 01 năm 2020, tại trang web 2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Công Thương (2019), Giới thiệu chung về hiệp định EVFTA VÀ IPA, truy cập ngày Ngày 15 tháng 01 năm 2020, tại trang web category_id=fb203c7b-54d6-4af7-85ca-c51f227881dd. 4. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017), “Hiệp định thương mại tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam qua mô hình lực hấp dẫn cấu tr c”, Tạp chí kinh tế Dự báo, Số 26, tr.14-18. 5. 6. 558