Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 2390
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thuc_day_ung_dung_cong_nghe_cao_o_cac_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

  1. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆPVIỆT NAM TS. Nguyễn Thu Thủy Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Ứng dụng công nghệ cao trong kinh doanh nông nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị, góp phần gia tăng tính bền vững trong kinh doanh. Doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao là hướng đi tất yếucủa các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng 4.0. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bị tác động mạnh mẽ bởi môi trường chính sách và thể chế. Nghiên cứu này dựa trên khung lý thuyết về thể chế và môi trường đầu tư từ dữ liệu phỏng vấnchủ doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, kết hợp với các số liệu thứ cấp từ báo cáo của các ngành liên quan để đánh giá các hạn chế, vướng mắc hiện tại gây cản trở hoạt động đầu tư và ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp nông nghiệp. Từđó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường thể chế thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệpViệt Nam ứng dụng công nghệ cao trong kinh doanh. Từ khóa: Công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp, chính sách Abstract Science and high tech applications in agricultural enterprises lay the groundwork to increase firms’ productivities, products’ quality, added value, and create business sustainability. Applying high tech in agricultural production is essential for Vietnam agricultural enterprises to cope with opportunities and challenges of 4.0 industries renovation. In agriculture sector, enterprises’ high tech investments are strongly influenced by public policy and institutional environment. Base on policy and institutional framework, the study employs primary data by interviews with enterprises experts from ministries, local government as well as selected enterprises in Northern Vietnam and secondary data from various reports to find out obstacles for high tech investments of Vietnam agricultural enterprises. From the findings, several recommendations are suggested to encourage Vietnam agricultural enterprises to invest in innovation and high-tech. Key words: high tech, agriculture enterprise, policy 1. Sự cần thiết đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam bối cảnh Cách mạng Công nghiệp4.0 Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Cách mạng khoa học kỹ thuật với sự ra đời của nhiều công nghệ hiện đạitạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh phát triển mang tính 419
  2. bền vững (Dagmar, 2017). Bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và các giải pháp công nghệ mới các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, giảm thiểu công lao động, tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay toàn bộ quy trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ,nângcao năng suất và giá trị kinh tế của sản phẩm (Tow &Joshi, 2011). Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp nông nghiệp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triểncủa sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm do tăng dân số mà không làm tăng tiêu hao nguyên liệuvà năng lượng, và không làm tác hại cho môi trường, ứng phó vớibối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu và dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp khó lường, đem lại sinh kế an toàn lâu dài cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp (Martin, 2005). Ở Việt Nam, kinh doanh trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm thủy sản) còn thiếu tính bền vững xét trên cả 3 góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Các doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp toàn nền kinh tế nhưng đóng góp 18% GDP và 32% tổng số việc làm. Tuy nhiên, xét về kết quả kinh doanh giai đoạn 2008- 2016 các doanh nghiệp nông nghiệp có doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm (MPI, 2018). Năng suất lao động trong nông nghiệp tương đối thấp. Năng suất lao động ngành nông nghiệp chỉ bằng 38% năng suất lao động bình quân chung các ngành khác của nền kinh tế và chỉ bằng ½-1/3 năng suất lao động nông nghiệp các nước trong khu vực. Tỷ trọng xuất khẩu/ nhập khẩu nông sản thực phẩm cao - xuất khẩu nông sản ViệtNam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giớivới tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản bình quân đạt 31,5 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2013-2017. Tuy nhiên, trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản còn rất thấp, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam mới chỉ tập trung ở các hàng hóa có giá trị thấp và tăng trưởng về số lượng, nhưng chưa tăng về chất lượng và giá trị gia tăng. Về môi trường, các doanh nghiệp chưa quan tâm tới xử lý ô nhiễm môi trường nên nguồn nước, đất bị ô nhiễm gây ra các vấn đề xã hội và đe dọa tới kinh doanh bền vững lâu dài cũng như an ninh lương thực trong tương lai (OECD, 2015). Nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng này là phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam áp dụng công nghệ lạc hậu, ít cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nên hầu hết chỉ bán sản phẩm ở dạng thô, hoặc cung cấp nguyên liệu để cho các công ty nước ngoài chế biến thành các mặt hàng có giá trị cao. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam thời gian tới đang có nhiều cơ hội mới. Nhu cầu tiêu dùng gia tăng do dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu người. Do dân số tăng nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% - 12% so với hiện nay. Mặc khác, yêu cầu thị trường hiện nay không chỉ tăng về số lượng mà cả là chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc gia tăng năng suất nhằm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng, các doanh nghiệp còn phải tính tới bài toán sản xuất các hàng hóa nông nghiệp có chấtlượng cao phục vụ nhu cầu một thị phần rất lớn khoảng 30 đến 35% dân số là ăn bổ, ngon và ăn phòng trị bệnh (MARD, 2016). Trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay, Việt Nam thể hiện quyết tâm cao thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nền nông nghiệp tiên tiến. Lực lượng lao động Việt nam trẻ; công 420
  3. nghệ internet vạn vật được phát triển khá nhanh với khoảng 53% dân số tiếp cận được internet (2016), công nghệ số tạo điều kiện và mở ra các cơ hội khởi nghiệp và ra đời các sản phẩm mới ứng dụng công nghệ 4.0. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu, sức ép cạnh tranh chất lượng hàng nông-thủy sản ngày càng quyết liệt đến từ nhiều đối thủ quốc tế, là những thách thức, sức ép rất lớn với doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (Nguyễn, 2007). Trước cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0, với thách thức cũng như cơ hội từ biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, việc chuyển nông nghiệp Việt Nam từ phát triển kinh doanh theo số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng - nông nghiệp công nghệ cao là tất yếu. Nếu cứ sản xuất manh mún, không đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi và không đầu tư vào công nghệ và đổi mới công nghệ thì kinh doanh trong nông nghiệp ở Việt Nam không tăng trưởng mà còn thụt lùi xa hơn nữa với khu vực và thế giới. Vì thế đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Đài Loan, Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc là lời giải đúng nhất của nông nghiệp nước nhà (Lê và cộng sự, 2013). Việc chuyển dịch này được thực hiện bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa, công nghệ tự động hóa, tin học hóa để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị cao, an toàn và hiệu quả. Thu hút doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ trong nông nghiệp, phát triển mô hình sản xuất hàng hóa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp nâng cao năng suất, chấtlượng và giá trị nông sản, là những bước đầu tiên quan trọng để Việt Nam tiến hành nông nghiệp 4.0 trong tương lai. 2. Thực trạng đầu tưứng dụng công nghệ cao tại các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam Đánh giá kết quả bước đầu - Tới thời điểm tháng 4 năm 2018, có 35 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Số lượng doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vậy còn hạn chế nếu so sánh với tổng số 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp(MPI, 2018).Số lượng doanh nghiệp như vậy còn xa mới đạt tớimục tiêu đã đề củaViệt Nam trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là đến năm 2020 sẽ hình thành và phát triển khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mỗi tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phải có từ 7-10 DN, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt từ 30-35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. - Đến nay đã khẳng định được ưu thế hiệu quả sản xuấtcủa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhìn chung, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao đều cho năng suất cao hơn so với mô hình truyền thống từ 10 đến 30% và hiệu quả kinh tế tăng từ 25 đến 28% (Hội doanh nhân trẻ, 2018). Đặc biệt, ở Lâm Đồng, nơi đi đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện nay với 30% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệptỉnh là từ nông nghiệp công nghệ cao, cho thấy năng suất bình quân nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng đến 50% so với sản xuất thông thường, có doanh nghiệp tăng 80%. Theo đánh giá năm 2018 của Lâm Đồng, doanh thu từ doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao bình quân đạt từ 421
  4. 200 đến 300 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có 10 hecta đất cho doanh thu hơn ba tỷđồng trên một ha mỗi năm, 700 ha đạt từ một đến ba tỷđồng và 11 nghìn ha đạt hơn 500 triệu đồng/ha/năm. Nông nghiệp công nghệ cao đã tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng làm tỷ trọng xuất khẩu chiếm tỷ lệ 80% (Hội doanh nhân trẻ, 2018). - Các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp trong cả nước đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao vào 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao và 22 khu nông nghiệp công nghệ cao. Đã có 273 khách hàng doanh nghiệp vay được vốn ưu đãi của ngân hàng đạt dư nợ 40.000 tỷđồng cho đầu tư công nghệ cao (MPI, 2018). Mức này tuy lớn nhưng so với gói tín dụng giá trị 100.000 tỷđồng mà nhà nướcsẵn sàng để dành cho chương trình cho vay khuyến khích phát triển công nghệ cao, công nghệ sạch thì có thể thấy mới chỉ đạt 40% kế hoạch. - Trong giai đoạn 2008-2016, trên cơ sở phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao các doanh nghiệp đã tiếp cận ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến như công nghệ IoT, nhà màng, nhà lưới . trong sản xuất nông nghiệp tạo những kết quả kinh doanh đột phá. Tuy nhiên, đầu tư ứng dụng công nghệ cao còn trên quy mô phạm vi hẹp. Theo báo cáo Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản năm 2016, bộ quy trình sản xuất nông nghiệp tiến bộ VIETGAP đã được phổ biến và ứng dụng trong các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng chỉ có 200 doanh nghiệp (chiếm khoảng 4,5% tổng số doanh nghiệp nông lâm thủy sản) được cấp giấy chứng nhận VietGap. Sản lượng sản phẩm sản xuất theo VIETGAP chiếm tỷ trọng rất nhỏ chiếm 1,1% sản lượng rau, 2,8% trái cây, 0,01% lúa, 3,6% chè, 0,08% cà phê, 0,7% thịtlợn, 4,6% lượng thịt gia cầm. Các ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến như nhà lưới, nhà kính, nhà màng được các doanh nghiệpsử dụng đang ở tỷ trọng rất thấp. Các công nghệ tiến tiếnnàyhiện mới chỉứng dụng trong 4% diện tích nuôi trồng thủy sản, 11,2% diện tích nuôi trồng cây giống, 0,07% diện tích đất trồng cây lâu năm. Mức độ cơ giới hóa sản xuất thấp. Bình quân 100 hộ sản xuất nông lâm thủy sản sử dụng 0,28 máy gặt đập liên hợp; 2,68 máy chế biến lương thực; 0,11 máy vắt sữa; 0,30 máy gieo sạ; 0,18 máy ấp trứng gia cầm; 0,15 máy chế biến thức ăn thủy sản và 1,48 máy chế biến thức ăn gia súc. Như vậy có thể thấy ứng dụng công nghệ cao còn rất hạn chế và ở quy mô còn quá nhỏ. Như vậy, hiện trạng hoạt động doanh nghiệp đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao đã đạt được những kếtquả nhất định, tuy nhiên còn nhiều hạn chế so với tiềm năng và mục tiêu đặt ra. - Vướng mắccủa các doanh nghiệp hiện nay : Đầu tư là mộtviệc hy sinh nguồn lựchiện tạivới kỳ vọng sẽđạt kết quả hoặc mục tiêu mong muốn trong tương lai (Trần, 2013). Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng mang ý nghĩa chiến lược ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong một thời gian dài. Theo lý thuyết về thể chế và môi trường đầu tư thì hoạt động đầu tư của một doanh nghiệp vào lĩnh vực hoạt động bị tác động ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường, thể chế, chính sách của lĩnh vực (Thong và cộng sự, 2008). Trong lĩnh vực nông nghiệp, theo OECD (2013), môi trường chính 422
  5. sách thể chế tác động tới đầu tư bao gồm các nhân tố tác động chính là vốn, đất đai, thị trường, rủi ro, lao động và hỗ trợ của chính phủ. Nghiên cứu này dựa trên dựa trên khung lý thuyết về thể chế và môi trường đầu tư với các nhân tố nêu trên để đánh giá các hạn chế hiện tại gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp đầu tư và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Từ dữ liệuphỏng vấn10chủ doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực, kết hợp với các số liệu thứ cấp từ báo cáo của các ngành liên quan, nghiên cứu này tìm ra một số các vướng mắctừ các nhân tốảnh hưởng chính tác động tới sự hạn chế trong đầu tư và ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở Việt Nam. Các vướng mắc này phần nào sẽ lý giải việc các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa giảm được sự ảnh hưởng của các yếu tố biến đổi khí hậu, môi trường đối với sản xuất nông nghiệp, còn phân bố không đồng đều. Doanh nghiệp còn chưa mặn mà, chưa đầu tư thích đáng vào nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh và tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm bền vững. -Vốn: Việc đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, tuy nhiên hiện nay phần đa các doanh nghiệp nông nghiệp chưa có nguồn lực tài chính tốt. Trong 49.600 doanh nghiệp nông lâm thủy sản, tới 57,34% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ dưới 10 lao động, doanh nghiệp quy mô lớn từ 200 lao động trở lên chỉ chiếm 4%. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 8% tổng vốn toàn khu vực doanh nghiệp (MPI, 2018). Vốn đâu tư lớn làm cho các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao bài bản. Các doanh nghiệp còn lúng túng với bài toán phương án trả nợ vay khả thi khi chưa có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả với công nghệ cao. - Đất đai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi tích tụ tập trung đất đai cho mô hình sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất. Ruộng đất nông nghiệp ở Việt Nam phân tán manh mún với khoảng 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, diện tích đất bình quân chỉ 0,46 ha/hộ và được chia thành 2,83 mảnh đang cản trở việc cơ giới hóa, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao (Tổng điều tra, 2016). Thêm vào đó, doanh nghiệp bỏ chi phí rất cao để quy hoạch lại và cải tạo đồng ruộng cho yêu cầu sản xuất công nghệ cao do ruộng đất manh mún, bờ vùng bờ thửa nhiều đã hình thành từ lâu đời. Theo đó, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có chi phí thuê và quản lý đất cao do ký hợp đồng với nhiều hộ nhỏ lẻ, đầu tư tài sản lớn trên đất không được đảm bảo khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện trạng này làm các doanh nghiệp thực sự e ngại khi quyết định đầu tư. -Thị trường tiêu thụ:Phần lớn các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao không có thị trường tiêu thụ bền vững. Thị trường nông sản có đặc trưng là biến động mạnh, thị trường ngày càng bấp bênh, không ổn định và yêu cầu khắt khe hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa (OECD, 2015). Trong khi đó, vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là rất lớn, chi phí giá thành sản phẩm khá cao, nên khi thị trường chưa ổn định thì doanh nghiệp còn chần chừ với bài toán hiệu quảđầu tư. Các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam chưa tham gia vào được chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nên chưa đảm 423
  6. bảo được thị trường tiêu thụ. Mức tham gia của Việt Nam là 21% trong khi Thái Lan 36%, Malaysia là 45% (MPI, 2016). Việc chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp sạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thị trường cũng làm thị trường sản phẩm hạn chế. Rủi ro thị trường, phá vỡ hợp đồng giữa doanh nghiệp với các chuỗi liên kết đầu vào đầu ra thường xuyên xảy ra gây tâm lý sợ hãi không dám đầu tư. - Chính sách hỗ trợ:Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp chưa thực sự mặn mà là thể chế chính sách hỗ trợ hoạt động chưa đủ mạnh. Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua còn khiêm tốn là do chính sách chưa đủ mạnh hoặc khó áp dụng. Nhà nước thiếu nguồn lực thực hiện, đặc biệt là hạ tầng cho công nghệ cao. Thị trường khoa học công nghiệp chưa vận hành. Còn nhiều mức thuế khác nhau về các quy định miễn, giảm, thủ tục xác định được miễn giảm phức tạp gây phiền hà cho doanh nghiệp ứng dụng côn nghệ cao. Đối với chính sách về tín dụng, cách tiếp cận nặng về hỗ trợ lãi suất theo kiểu xin cho. Quy định vềđối tượng, địa bàn hưởng lợi từ chính sách tín dụng thiếu linh hoạt, không hợp lý, các thủ tục vay phức tạp, hình thức tín dụng còn hạn chế.Mức hỗ trợ các doanh nghiệp còn thấp chưa đủ sức hấp dẫn đầu tư cũng như bảo vệ doanh nghiệp từ sức ép cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài. Theo tổ chứchợp tác và phát triển kinh tế OECD, mức hỗ trợ nông nghiệp Việt Nam chỉ 7% trong khi một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc mức hỗ trợ lên 55%-60% (MPI, 2018). Công tác hỗ trợ phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt còn yếu. Công tác quy hoạch cây trồng, con nuôi còn nhiều hạn chế. Việc nuôi trồng vượt quy hoạch, theo phong trào còn phổ biến, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa như, trồng hành Hà Nam, Bình Dương, nuôi heo ở Đồng Nai trồng dưa chuột, dưa hấu ở Quảng Ngãi, cao-su, cà-phê ở Tây Nguyên (MARD, 2016). -Rủi ro: đặc thù củasản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro trong khi lại đòi hỏi thời gian đầu tư dài hạn. Doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài việc luôn phải đối mặt với các nguy cơ như thiên tai địch họa, dịch bệnh còn phải đối mặt với chính sách, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Đối với nông nghiệp công nghệ cao lại càng đòi hỏi vốn lớn hơn, đầu tư dài hơi hơn và rủi ro cao hơn. Các công nghệ, kỹ thuật, máy móc thiết bị cao lại phải phù hợp với đối tượng cây trồng, vật nuôi thì mới có hiệu quả, trong khi vẫn thiếu công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro nên các doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư. -Lao động: Nông nghiệp công nghệ cao là lĩnh vực phải được vận hành bởi "nông dân trí thức". Tuy nhiên trình độ lao động Việt Nam còn kém. Cụ thể lao động nông nghiệp hiện nay chưa qua đào tạochiếm tới trên 97%, lao động đã qua đào tạo nhưng không có bằng, chứng chỉ chiếm 3,58%, đã có chứng chỉ sơ cấp nghề chỉ chiếm 1,87%, cao đẳng nghề 0,69%, đại học trở lên chỉ chiếm 0,46% (MARD, 2016) - Mối liên kết giữa khâu cung cấp, tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh với nông dân, các nhà khoa học trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ, không ổn định. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất cao, chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bị cắt đoạn, 424
  7. khả năng cạnh tranh thấp, và hậu quả là hiệu quả kinh doanh không cao và kinh doanh không bền vững. 3. Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ cao Từ các vướng mắc đã được xác định ở trên, tác giảđềxuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường thể chếđểthúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao: - Đảm bảo thị trường ổn định vững chắc cho sản phẩm: Nếu không có đầu ra vững chắc và lâu dài cho sản phẩm thì dù sản phẩm được đầu tư tốn kém đến thế nào, thì doanh nghiệp cũng không đạt mục tiêu đầu tư. Vì vậy, nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng, thị trường vẫn là mấu chốt của vấn đề. Để đảm bảo thị trường đầu ra cho sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp cần được hỗ trợ vềđánh giá và dự báo về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Các dự báo này sẽ làm cơ sởđịnh hướng cho doanh nghiệp đầu tư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Về phía chính sách, thể chế, chính phủ và Bộ Công Thương cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu và khuyến khích tiêu thụ trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát, hoàn thiện các hàng rào kỹ thuật, thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại đối với nông sản nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước. Ngoài ra, có thể phát triển thương mại điện tử các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao làm kênh tiêu thụ phù hợp với xu thế cách mạng 4.0 hiện nay. -Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản: Chính phủ cần phát triển một hệ thống phần mềm công nghệ thông tin quốc gia để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý các thông tin về tình hình sản xuất và dự báo cung cầu, xuất khẩu nông sản; thông tin về diện tích, quy mô củatrang trại trên địa bàn, về chủng loại cây trồng, vật nuôi; thông tin về thời tiết, dịch bệnh, nguồn gốc sản phẩm và thông tin về khoa học công nghệ,tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thông tin này cung cấp thông tin để truy xuất nguồn gốc rau củ quả tại các điểm tiêu thụ giúp cho người dân tin tưởng về chất lượng của các sản phẩm công nghệ cao tạo thị trường bền vững trong nước cho sản phẩm. - Tăng cường vốn tín dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao: Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp bằng việc tiếp tục triển khai và đẩy mạnh chương trình tín dụng nông nghiệp công nghệ cao. Bộ Tài Nguyên Môi trường cầnhỗ trợ và đơn giản hóa thủ tụccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Đối với các tài sản trên đất nông nghiệp phục vụ cho việc sản xuất công nghệ cao (như nhà kính, nhà lưới ) cũng cần đượccấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất để để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp làm thủ tụctại ngân hàng đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay. - Đảm bảo có đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Có thể thành lập ngân hàng quỹđất, có cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và hình thành thị trường 425
  8. quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đất để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn có ứng dụng công nghệ cao. - Đổi mới các chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp: Bộ Kế hoạch Đầu tư cầnrà soát, hoàn thiện chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất trong nước các sản phẩm công nghiệphỗ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như công cụ, nhà kính, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu vi sinh, máy móc, có các hỗ trợđểphát triển công nghiệp cơ khí và đổi mới công nghệ. Các chính sách vềưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao cũng cần được sửa đổi theo hướng dễ thực hiện và mang tính khả thi hơn cho các doanh nghiệp. - Các cơ sởđào tạo nghề, khuyến nông cần chú trọng hơn tới đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nghề cho người đảm bảo người nông dân vừa là người lao động nhưng cũng là những chuyên gia trên đồng ruộng. - Chính phủ cần chú trọng phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp để có giải pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, xóa bỏ tâm lý e dè của các nhà đầu tư đối với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. - Tăng cường liên kết 4 nhà là Nhà nước, Nhà khoa học, Doanh nghiệp và Người nông dân trong kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Bộ Nông nghiệp cần có quy chế rõ ràng và cơ chế khuyến khích liên kết 4 nhà. Trong thực tế ruộng đất manh mún như hiện nay, việc liên kết 4 nhà giúp cho doanh nghiệp có đất đai để sản xuất. Trong đó vai trò của từng bên trong mối liên kết cần làm rõ. Nhà nước tạo chính sách, tạo cơ chế hỗ trợ vốn, đất đai, dự tính, dự báo thị trường cho doanh nghiệp. Các nhà khoa học nghiên cứu tạo công nghệ,giống cây con, quy trình và giải pháp phối hợp công nghệ, giống, đất phù hợp có hiệu quả cao, có giá cả thấp khi chuyển giao và ứng dụng. Về phía doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, đầu tư hiệu quả, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, gắn với nông dân thông qua hợp đồng có sự ràng buộc pháp lý hai bên. Và cuối cùng nhà nông, người nông dân tham gia vào quá trình sản xất quy mô lớn bằng ký hợp đồng cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. - Khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp: Các cơ sởđào tạo đặc biệt các cơ sởđào tạo trong lĩnh vực nông nghiệpcần cập nhật xu hướng và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nội dung chương trình giáo dục, đào tạo để có lực lượng lao động có khả năng tiếp cận, phát triển và ứng dụng được các thành quả nền nông nghiệp 4.0. Các trường đại học và trung học phổ thông tăng cường hoạt động tổ chức hướng nghiệp học sinh, sinh viên khởi sự kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới. 426
  9. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Kê hoạch đầu tư- MPI, (2016). The 5-year Plan for Agricultural and Rural Development Sector in the Period 2015 -2020. 2. Bộ Kế hoạch đầu tư- MPI, Báo cáo vềđầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp, Hội thảo khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, 2018 3. Bộ Nông nghiệp phát triển nôn g thôn- MARD (2016), Báo cáo tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản năm 2016. 4. Dagmar Vávrová (2017), Approaches to the classification of high-tech companies from the negative and positive point of view, Perspectives of Business and Entrepreneurship Development in Digital Age, September 20-22, 2017, Czech Republic, pp123- 140. 5. David J. Spielman, Regina Birner (2008), How Innovative Is Your Agriculture? Using Innovation Indicators and Benchmarks to Strengthen National Agricultural Innovation Systems, The World Bank, Agriculture and Rural Development Discussion Paper 4 6. Hội doanh nhân trẻ Việt Nam (2018), Ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp 2018. 7. Lê Tất Khương, Tạ Thế Hùng, Nguyễn Gia Thắng, Nguyễn Văn Tiễn (2013) Một số kinh nghiệm phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Trung Quốc. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 13 năm 2013 8. Martin Srholec (2005), High-tech exports from developing countries: A symptom of technology spurts or statistical illusion?, TIK Working Papers on Innovation Studies. 9. Nguyễn Thu Phương (2007), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giải pháp để ứng phó biến đối khí hậu, tạp chí Khuyến Nông 10. OECD (2013), Policy Framework for Investment in Agriculture 11. OECD (2015), Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015, Báo cáo rà soát Nông nghiệp và Lương thực của OECD, pp155-189 12. Thong, P.L., L.K. Ninh, L.T Nghiem, P.A. Tu and H.V. Khai. (2008) Analysis of factors affecting on private firm’s making decision in investment in Kien Giang Province. Journal of Sciences, Can Tho University, Vietnam. 2008:9, pp. 103-112. 13. Tow, A. P., Joshi, A. M. (2011), Breaking Through the “Brick Wall” – Using an Interdisciplinary Strategy to Market High-Tech Products, International Journal of Innovation and Technology Management, Volume 8, No. 2, p.337-350 14. Tran Q. Trung (2013), Rural investment climate and business activities of agro- enterprise - EVIDENCE FROM NORTHERN PART OF VIETNAM, doctor thesis, 15. World Bank. 2006. Enhancing Agricultural Innovation: How To Go beyond the Strengthening of Research Systems. World Bank: Washington, DC. 427