Giáo trình Bệnh học nội khoa

pdf 201 trang Miên Thùy 01/04/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh học nội khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_hoc_noi_khoa.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bệnh học nội khoa

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ BÀI GIẢNG BỆNH HỌC NỘI KHOA Tài liệu dùng cho đối tượng Y sỹ trung cấp Năm 2016 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh Y khoa, tạo điều kiện cho học sinh đang học trong trường có tài liệu học tập và sau khi ra trường có thể đọc lại, tham khảo những vấn đề đã học khi cần thiết. Bộ môn Y lâm sàng Trường Trung học Y tế Lào Cai biên soạn tập “Bệnh học nội khoa”. Tài liệu này là những vấn đề cơ bản về nội khoa. Bao gồm 55 bệnh lý nội khoa và hồi sức cấp cứu. Đây là những bài giảng về các bệnh lý thường gặp tại tuyến cơ sở và bệnh viện tuyến tỉnh. Tập “Bệnh học nội khoa” này được biên soạn dựa vào các tài liệu theo quy định của Vụ Khoa học và đào tạo, Bộ Y tế, dựa trên những mục tiêu và nội dung trong khung chương trình đã được thống nhất, được cập nhật những thông tin kiến thức mới, giúp cho học sinh nâng cao kiến thức cũng như thực hành và tự lượng giá. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được các bạn đồng nghiệp và các đọc giả đóng góp ý kiến để lần tái bản sau nội dung cuốn “Bệnh học nội khoa” sẽ được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Chủ biên Bác sỹ Đinh Công Mạnh 2
  3. MỤC LỤC THĂM KHÁM BỆNH NHÂN.............................................................9 LÀM BỆNH ÁN.................................................................................12 CHẨN ĐOÁN SỐT............................................................................17 HỘI CHỨNg THIẾU MÁU...............................................................19 HỘI CHỨNg KHÓ THỞ...................................................................22 THĂM KHÁM BỘ MÁY TUẦN HOÀN..........................................24 TIẾNg TIM BỆNH LÝ VÀ CÁC BỆNH VAN TIM THƯỜNg gẶP.....................................................................................................29 SUY TIM............................................................................................33 TĂNg HUYẾT ÁP.............................................................................39 CƠN ĐAU THẮT NgỰC..................................................................45 TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO...........................................................50 THĂM KHÁM BỘ MÁY HÔ HẤP...................................................61 HEN PHẾ QUẢN...............................................................................67 CÁC HỘI CHỨNg CỦA BỘ MÁY HÔ HẤP...................................70 VIÊM PHẾ QUẢN CẤP.....................................................................73 VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH.........................................................75 VIÊM PHỔI THÙY............................................................................77 THĂM KHÁM BỘ MÁY TIÊU HÓA...............................................80 HỘI CHỨNg ĐAU BỤNg CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH.................85 HỘI CHỨNg VÀNg DA...................................................................88 HỘI CHỨNg CỔ TRƯỚNg..............................................................90 LOÉT DẠ DÀY – HÀNH TÁ TRÀNg.............................................93 HỘI CHỨNg GAN TO - LÁCH TO..................................................98 XƠ GAN...........................................................................................101 XUẤT HUYẾT ĐƯỜNg TIÊU HÓA..............................................104 KHÁM BỘ MÁY TIẾT NIỆU.........................................................107 NHIỄM TRÙNg ĐƯỜNg NIỆU.....................................................110 3
  4. VIÊM CẦU THẬN CẤP..................................................................113 VIÊM CẦU THẬN MẠN.................................................................116 SUY THẬN CẤP..............................................................................118 THĂM KHÁM BỘ MÁY THẦN KINH..........................................125 HỘI CHỨNg HÔN MÊ....................................................................133 HỘI CHỨNg LIỆT NỬA NgƯỜI...................................................136 ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNg.....................................................138 SUY NHƯỢC THẦN KINH............................................................140 VIÊM KHỚP DẠNg THẤP.............................................................142 BASEDOW.......................................................................................146 ĐÁI THÁO ĐƯỜNg........................................................................157 BỆNH GÚT.......................................................................................160 DỊ ỨNg PENICILLIN......................................................................170 XỬ TRÍ NgỘ ĐỘC CẤP................................................................172 NgỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU........................................................174 ĐUỐI NƯỚC....................................................................................177 RẮN CẮN.........................................................................................179 PHÙ PHỔI CẤP................................................................................181 NgỘ ĐỘC RƯỢU............................................................................184 NgỘ ĐỘC SẮN................................................................................185 SAY NẮNg – SAY NÓNg..............................................................187 ĐIỆN GIẬT.......................................................................................188 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân TTT Thổi tâm thu OAP Phù phổi cấp ECg Điện tâm đồ HATĐ Huyết áp tối đa HATT Huyết áp tối thiểu HA Huyết áp THA Tăng huyết áp TBMMN Tai biến mạch máu não CHT Cộng hưởng từ DNT Dịch não tủy TM Tĩnh mạch NKQ Nội khí quản PQ Phế quản TW Trung ương TKTW Thần kinh trung ương 5
  6. Học phần 15: BỆNH HỌC NỘI KHOA - Số tiết học lý thuyết: 75 - Số đơn vị học trình: 5 - Thời điểm thực hiện học phần: Học kỳ I - Năm thứ nhất I. MỤC TIÊU 1. Trình bày được các triệu chứng và hội chứng chính của một số bệnh nội khoa thông thường ở tuyến y tế cơ sở 2. Trình bày được các diễn biến của bệnh để tiên lượng và điều trị thích hợp 3. Hướng dẫn giáo dục được cho bệnh nhân biết cách phòng bệnh. II. NỘI DUNG Số tiết TT Tên bài học TS LT TH I Phần tổng hợp 8 8 1 .Bệnh án- Bệnh lịch 2 2 2 Thăm khám bệnh nhân 2 2 3 Chẩn đoán sốt 2 2 4 Hội chứng thiếu máu 1 1 5 Chẩn đoán khó thở 1 1 II Phần Tuần hoàn 12 12 1 Thăm khám bộ máy tuần hoàn 2 2 2 Các bệnh van tim thường gặp 2 2 3 Suy tim 2 2 4 Tăng huyết áp 2 2 5 Đau thắt ngực 2 2 6
  7. 6 Tai biến mạch máu não 2 2 III Phần hô hấp 10 10 1 Thăm khám bộ máy hô hấp 2 2 2 Hội chứng đông đặc, tràn dịch, tràn 2 2 khí màng phổi 3 Viêm phế quản cấp và mãn 2 2 4 Viêm phổi thùy 2 2 5 Hen phế quản 2 2 IV Phần tiêu hóa 14 14 1 Thăm khám bộ máy tiêu hóa 2 2 2 Hội chứng đau bụng cấp và mạn tính 1 1 3 Hội chứng gan to lách to 2 2 4 Hội chứng cổ trướng 1 1 5 Hội chứng vàng da 2 2 6 Loét dạ dày tá tràng 2 2 7 Xuất huyết tiêu hóa 2 2 8 Xơ gan 2 2 V Phần tiết niệu 8 8 1 Thăm khám bộ máy tiết niệu 2 2 2 Nhiễm trùng đường tiểu 2 2 3 Viêm cầu thận cấp và mãn 2 2 4 Suy thận cấp 2 2 VI Phần thần kính 6 6 1 Thăm khám bộ máy thần kinh 2 2 2 Hôn mê 1 1 3 Liệt nửa người 1 1 4 Đau thần kinh tọa 2 2 5 Suy nhược thần kinh, (Bài đọc thêm) 0 0 6 Viêm đa dây thần kinh (Bài đọc thêm) 0 0 7
  8. VII Phần khớp và chuyển hóa 8 8 1 Viêm khớp dạng thấp 2 2 2 Bệnh Basedow 2 2 3 Bệnh đái đường 2 2 4 Bệnh Goutte 2 2 VIII Phần cấp cứu nội khoa 9 9 1 Dị ứng và sốc phản vệ 2 2 2 Xử trí ngộ độc cấp 2 2 3 Ngộ độc thuốc trừ sâu 1,5 1,5 4 Ngạt nước 1 1 5 Rắn độc cắn 1 1 6 Phù phổi cấp 1,5 1,5 7 Ngộ độc rượu,Ngộ độc sắn, Ngộ độc 0 0 cá nóc, Say nắng, say nóng,Sơ cứu điện giật (Bài đọc thêm) Tổng cộng 75 75 III. HƯỚNG DẪN 1. Giảng dạy - giảng dạy lý thuyết tại trường bằng phương pháp dạy học tích cực với đồ dùng dạy học là tranh ảnh, mô hình. 2. Đánh giá - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1 - Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết sử dụng câu hỏi truyền thống có cải tiến kết hợp câu hỏi trắc nghiệm. - Dùng bảng kiểm theo qui trình Kỹ thuật đánh giá thực hành IV. TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ DẠY VÀ HỌC - Nội khoa cơ sở tập 1 và 2, NXB Y học - Triệu chứng học nội khoa, Nhà xuất bản Y học 8
  9. - Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh - Bài giảng Bệnh học Nội khoa tập 1 và 2, NXB Y học - giáo trình Học phần bệnh học nội khoa của Trường ĐH Y khoa Thái Nguyên THĂM KHÁM BỆNH NHÂN Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng 1.Thăm khám được người bệnh bằng phương pháp và ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng để lựa chọn và thu thập các diễn biến của bệnh. 2. Nhận biết đánh giá được các triệu chứng và tổng hợp thành các hội chứng để có hướng chẩn đoán bệnh. Nội dung 1. Tiếp xúc với người bệnh - Tiếp xúc với người bệnh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác khám chữa bệnh. Chỉ khi nào người bệnh hoàn toàn tin tưởng vào thầy thuốc kết quả mới cao được. Nếu người bệnh không tin tưởng ở thầy thuốc thì kết quả còn hạn chế, nhiều khi còn làm cho bệnh nặng thêm. - Người bệnh thường rất ngại người khác khám cơ thể mình đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vì vậy cần phải có sự hiểu biết về tâm lý người bệnh của thầy thuốc mới mong được sự cộng tác với người bệnh. - Cần nhớ rằng người bệnh rất mong muốn tìm thấy những nét thiện cảm của thầy thuốc khi tiếp xúc ban đầu. Họ sẽ giải bày những lo âu về bệnh tật với thầy thuốc. - Về phía thầy thuốc cần có được lòng tin của người bệnh phải yêu nghề, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong nhanh nhẹn, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, thái độ đúng mực, thực hiện đúng “Lương y phải như từ mẫu”. Hai yều cầu cần làm để thăm khám bệnh nhân là 9
  10. - Hỏi bệnh - Khám bệnh 2. Hỏi bệnh 2.1. Mục đích của hỏi bệnh + Là để phát hiện các triệu chứng chủ quan do bản thân người bệnh nêu ra cho thầy thuốc. + Hỏi bệnh là một khâu quan trọng trong việc tiếp xúc, thăm khám bệnh nhân. Nó giúp cho chẩn đoán bệnh được chính xác, điều trị có hiệu quả. 2.2.Phương pháp + Thầy thuốc trực tiếp hỏi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc người đưa bệnh nhân vào viện nếu bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân là trẻ nhỏ, sơ sinh. + Cần đưa ra những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, tránh dùng từ chuyên môn khó hiểu. 2.3.Nội dung hỏi bệnh + Phần hành chính: ghi rõ họ tên, địa chỉ, tuổi, nghề nghiệp, giới tính, dân tộc, ngày, giờ vào viện, địa chỉ cần liên lạc + Phần lý do vào viện: một người vào viện có thể vì 1 hay nhiều lý do cần phải ghi đủ cả. Nếu có thể thì phân biệt lý do chính, lý do phụ. Ví dụ: Khó thở, ho, sốt. + Phần bệnh sử (quá trình diễn biến của bệnh trước khi vào viện) - Hỏi chi tiết của các lý do vào viện: bắt đầu từ bao giờ, tính chất tiến triển ra sao. Nếu có nhiều lý do vào viện cần hỏi rõ sự liên quan giữa các lý do đó cái nào có trước, cái nào có sau. Đã được xử trí thế nào, dùng thuốc gì? - Hỏi các dấu hiệu khác có liên quan - Hiện tại bệnh thế nào? Bệnh tăng lên, giảm đi hay giữ nguyên. + Phần tiền sử - Tiền sử bản thân: trước đây đã bị bệnh gì chưa, thời gian nào, điều trị ở đâu, kết quả ra sao Phụ nữ cần hỏi thêm tiền sử sản khoa, sinh đẻ, kinh nguyệt - Tiền sử gia đình: tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của bố mẹ, anh chị em ruột, vợ, chồng, con cái. Nhất là những bệnh có liên 10