Giáo trình Bệnh truyền nhiễm - xã hội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh truyền nhiễm - xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_trinh_benh_truyen_nhiem_xa_hoi.pdf
Nội dung text: Giáo trình Bệnh truyền nhiễm - xã hội
- UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ BÀI GIẢNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM – XÃ HỘI Tài liệu dùng cho đối tượng Y sỹ trung cấp Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 1
- LỜI NÓI ĐẦU Để thống nhất nội dung giảng dạy, đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập, trường Trung học Y tế Lào Cai tổ chức biên soạn và biên tập giáo trình, bài giảng các môn học sử dụng đào tạo các đối tượng học sinh trong Nhà trường. Giáo trình bệnh truyền nhiễm – xã hội dùng cho học sinh ngành Y sỹ đa khoa và Y sỹ định hướng chuyên khoa được biên soạn dựa trên nội dung, mục tiêu Chương trình giáo dục ngành Y sỹ của trường Trung học Y tế Lào Cai năm 2011. Giáo trình được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Mỗi bài gồm có: Mục tiêu học tập, nội dung và phần tự lượng giá. Giáo trình gồm 32 bài bao phủ toàn bộ chương trình học phần bệnh truyền nhiễm. Nội dung của từng bài được viết một cách ngắn gọn, đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên giáo trình biên soạn lần đầu chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình để đưa tập giáo trình vào sử dụng chính thức trong Trường. CHỦ BIÊN ThS. Nguyễn Chí Thuật Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 2
- BỆNH TRUYỀN NHIỄM, XÃ HỘI - Số tiết học lý thuyết: 75 - Số đơn vị học trình: 5 - Thời điểm thực hiện học phần: Học kỳ II - Năm thứ nhất I. MỤC TIÊU 1. Trình bày được quá trình nhiễm khuẩn, quá trình dịch, các đặc điểm của bệnh truyền nhiễm. Giải thích được các yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội thường gặp. 2. Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, tiến triển, biến chứng, các biện pháp điều trị, cách ly một số bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội thường gặp. 3. Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất và tham gia các biện paasp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch; quản lý, theo dõi, chăm sóc những người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội tại cơ sở y tế, tại nhà. 4. Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà của họ về phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội. Tổ chức lồng ghép các chương trình y tế - xã hội, tuyên truyền cộng đồng tham gia chương trình phòng chống các bệnh xã hội và bệnh nhiễm khuẩn II. NỘI DUNG TT Số tiết Tên bài học lý thuyết 1 Đại cương Nhiễm khuẩn và Bệnh truyền nhiễm 4 2 Hội chứng nhiễm trùng và sốc nhiễm trùng 2 3 Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn 2 4 Bệnh Thương hàn 2 5 Bệnh Tả 2 6 Bệnh Lỵ trực khuẩn, amíp 2 7 Bệnh Viêm gan do virut 3 8 Hội chứng Chân - Tay - Miệng 2 9 Bệnh Bạch hầu 2 10 Bệnh Ho gà 2 11 Viêm màng não mủ 2 12 Hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng do virus (SARS) 2 13 Bệnh Cúm 2 14 Bệnh Sởi - Sởi Đức ( Rubeon) 3 15 Bệnh Thuỷ đậu 2 16 Bệnh Quai bị 2 17 Bệnh Viêm não cấp do virus 2 18 Bệnh Sốt xuất huyết Dengue 3 19 Bệnh Dịch hạch 1 20 Bệnh Dại 2 21 Bệnh Uốn ván 2 Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 3
- 22 Các bệnh truyền nhiễm virut Herpes 2 23 Bệnh giun đường ruột 2 24 Bệnh giun chỉ 1 25 Bệnh sán lá ( Sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột) 3 26 Bệnh sán dây ( Sán dây lợn, sán dây bò) 2 27 Bệnh AIDS và chương trình phòng chống nhiễm HIV/AIDS 4 28 Bệnh Lao và chương trình chống Lao quốc gia 3 29 Bệnh Phong và chương trình chống Phong quốc gia 2 30 Bệnh Sốt rét và chương trình chống Sốt rét quốc gia 4 31 Chương trình Tiêm chủng mở rộng 4 32 Bệnh Mắt hột và chương trình phòng chống Mắt hột 2 Tổng số 75 III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy Áp dụng các phương pháp dạy-học tích cực thuyết trình, kết hợp xem Video, Slide. 2. Đánh giá - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1 - Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc môn học: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống cải tiến và câu hỏi thi trắc nghiệm. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC - Bệnh học truyền nhiễm, bệnh xã hội dùng trong các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y tế. - Bệnh học truyền nhiễm, Đại học Y-Dược Huế. 2006 - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện, Bộ Y tế, NXB Y học 2001 - Quyết định ban hành Phác đồ chẩn đoán, điều trị các Bệnh truyền nhiễm và Bệnh xã hội của Bộ y tế. ( Cập nhật mới) - Giáo trình môn học Bệnh truyền nhiễm xã hội của Nhà trường Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 4
- ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM Mục tiêu học tập : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Trình bày được một số đặc điểm, tính chất bệnh truyền nhiễm. 2. Trình bày được cách phân loại bệnh truyền nhiễm. 3. Liệt kê được những căn cứ chẩn đoán và hướng điều trị bệnh truyền nhiễm. 1. ĐỊNH NGHĨA Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM 2.1. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật - Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi loại bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên. - Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ bằng nhiều đường khác nhau. - Bệnh phát triển thường theo chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn. - Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể con người sẽ có miễn dịch. Tuỳ theo bệnh và từng cơ thể mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cơ thể cũng khác nhau. - Mức cảm thụ bệnh khác nhau tuỳ theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân. Có những bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc bệnh 100%, có loại mầm bệnh khi cơ thể nhiễm phải không nhất thiết trường hợp nào cũng mắc bệnh. 2.2. Tiến triển của bệnh Nhìn chung bệnh truyền nhiễm diễn biến qua các thời kỳ sau: + Thời kỳ ủ bệnh: tính từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Thời kỳ này thường yên lặng, không có biểu hiện bệnh lý. Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố: - Chủng vi sinh vật gây bệnh: số lượng và độc tính của mầm bệnh. - Mức cảm thụ của cơ thể. - Đường vào của mầm bệnh. + Thời kỳ khởi phát: đặc trưng bởi dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất và chưa có những dấu hiệu đặc hiệu cho từng loại bệnh. Bệnh khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột. Hầu hết bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên nhất cũng là sốt. + Thời kỳ toàn phát: là lúc bệnh phát triển rầm rộ và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng thường hay gặp trong thời kỳ này. Ngoài dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc còn có các triệu chứng đặc hiệu cho từng loại bệnh. Ví dụ màng giả trong bệnh bạch hầu, ... Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 5
- + Thời kỳ lui bệnh: bệnh có thể lui từ từ hoặc đột ngột tuỳ thuộc sức chống đỡ của người bệnh, tác động của điều trị. Nếu không được can thiệp sớm và hiệu quả, một số bệnh sẽ diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng, hậu quả nghiêm trọng. + Thời kỳ lại sức: các cơ quan tổn thương của người mắc bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn này dần bình phục và trở lại bình thường. Có thể có 3 mức độ: - Khỏi toàn thân, không còn mầm bệnh. - Khỏi toàn thân về lâm sàng, sạch mầm bệnh nhưng còn tổn thương thực thể. Ví dụ trong lỵ trực khuẩn vẫn còn các vết loét ở niêm mạc trực tràng. - Khỏi về lâm sàng, không còn tổn thương thực thể nhưng còn mang mầm bệnh. Ví dụ có người còn mang vi khuẩn thương hàn trong túi mật hàng năm sau khi lui bệnh. 2.3. Đặc điểm của mầm bệnh và quá trình dịch: 2.3.1. Đặc điểm của mầm bệnh: - Mỗi tác nhân gây bệnh chỉ gây một bệnh truyền nhiễm nhất định. - Các loại vi sinh vật gây bệnh đều có những đặc tính cơ bản của chúng: + Loại vi sinh vật chỉ gây bệnh cho người. + Loại vi sinh vật chỉ gây bệnh cho súc vật + Loại vi sinh vật gây bệnh cho cả người và súc vật. - Tính biến dị: vi sinh vật có thể biến dị để thích nghi với ngoại cảnh và cơ thể vật chủ dẫn đến chủng cũ thay đổi dần bằng chủng mới gây ra một số tác hại sau: + Trong điều trị gây nhờn thuốc, kháng thuốc. + Trong phòng bệnh, việc tìm ra vắc xin có tính hiệu lực cao sẽ có trở ngại vì tính biến dị và thay đổi cấu trúc kháng nguyên. 2.3.2. Quá trình dịch: Quá trình dịch gồm 3 khâu khép kín: Nguồn truyền nhiễm (A), Yếu tố truyền nhiễm (B), Cơ thể cảm nhiễm (C) A B C Sơ đồ 1: Sơ đồ quá trình dịch - Nguồn truyền nhiễm bao gồm: + Người mắc bệnh. + Người lành mang mầm bệnh. + Súc vật mắc bệnh, mang mầm bệnh. Mỗi loại nguồn truyền nhiễm đều có vai trò truyền nhiễm nhất định, trong đó vai trò của người lành mang bệnh cần được chú ý hơn. - Yếu tố truyền nhiễm: là những yếu tố của môi trường xung quanh, đảm bảo sự truyền mầm bệnh từ cơ thể này sang cơ thể khác. Yếu tố truyền nhiễm gồm không khí, nước, đất, thực phẩm, côn trùng Mỗi yếu tố đều có vai trò truyền nhiễm nhất định, là chiếc cầu nối để tạo ra quá trình dịch liên tục. - Cơ thể cảm nhiễm: là những người lành sẵn sàng tiếp nhận bệnh qua các yếu tố truyền nhiễm. Cơ thể người lành có 2 đặc tính: Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 6
- + Tính cảm nhiễm: là khả năng tiếp nhận vi sinh vật gây bệnh. + Tính miễn dịch: là trạng thái cơ thể không cảm thụ bệnh, bình thường tính miễn dịch bao giờ cũng ưu thế hơn tính cảm nhiễm, nếu thế cân bằng này bị đảo ngược thì sẽ mắc bệnh. 3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN - Tính đặc hiệu: Nói chung mỗi bệnh truyền nhiễm đều do một vi sinh vật nhất định gây ra. - Tính lây truyền: là khả năng truyền mầm bệnh từ cơ thể này đến cơ thể khác. - Tính chu kì: Bình thường bệnh truyền nhiễm nào cũng đều diễn tiến theo chu kì: thời kỳ ủ bệnh, thời kì khởi phát, thời kỳ toàn phát, thời kỳ lui bệnh. - Tính phát sinh miễn dịch đặc hiệu: khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể thì chúng kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu để chống lại mầm bệnh đó; thời gian và mức độ miễm dịch khác nhau ở từng cơ thể và tùy theo bệnh. 4. PHÂN LOẠI BỆNH TRUYỀN NHIỄM Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm nhưng phân loại theo đường lây thường được sử dụng nhất. Căn cứ vào đường lây chia làm 4 nhóm sau: 4.1. Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá Ví dụ: bệnh bại liệt, thương hàn, lỵ - Mầm bệnh được bài xuất qua phân và chất nôn, làm ô nhiễm đất, nước, thực phẩm xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá do ăn uống không hợp vệ sinh. - Bệnh thường gặp vào mùa hè. - Biện pháp phòng chống là: tiêm phòng vaccin, ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, quản lý và xử lý tốt phân rác, diệt ruồi. 4.2. Bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp Ví dụ : Bệnh ho gà, lao , sởi . - Mầm bệnh có trong niêm mạc của đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói lớn bắn ra những giọt nước bọt nhỏ có mang mầm bệnh bay lơ lửng trong không khí sau đó xâm nhập vào đường hô hấp của người khác để gây bệnh. - Bệnh thường gặp vào mùa đông. - Biện pháp phòng là: tiêm phòng vaccin, cách ly bệnh nhân, mang khẩu trang 4.3. Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu Ví dụ: Bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, HIV/AIDS - Bệnh này thường do côn trùng truyền (như muỗi, chấy, rận..), truyền máu. - Mầm bệnh có trong máu bệnh nhân, côn trùng hút máu người bệnh rồi truyền qua người lành hoặc qua tiêm chích, truyền máu. Bệnh phát theo mùa có côn trùng truyền bệnh phát triển mạnh. - Biện pháp phòng: + Tiêu diệt côn trùng truyền bệnh. +Tránh côn trùng đốt. + Tiêm phòng nếu có. + Uống thuốc phòng. Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 7
- 4.4. Bệnh nhiễm theo đường da, niêm mạc Ví dụ: bệnh uốn ván, bệnh dại, bệnh giang mai - Mầm bệnh có thể từ môi trường ngoài hay có ở cơ thể mắc bệnh, lây truyền qua da xây sát hay qua niêm mạc. - Biện pháp phòng: + Tiêm phòng. + Cách ly bệnh nhân. + Cắt đứt đường lây. 5. CĂN CỨ CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ 5.1. Căn cứ chẩn đoán Chẩn đoán dựa vào những căn cứ sau: + Dịch tễ. + Lâm sàng. + Xét nghiệm. 5.2. Phương pháp điều trị - Điều trị đặc hiệu. - Điều trị theo cơ chế bệnh sinh. - Điều trị triệu chứng. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Trình bày tiến triển của bệnh truyền nhiễm? 2. Trình bày khả năng gây bệnh truyền nhiễm của mầm bệnh? 3. Vẽ sơ đồ và giải thích quá trình dịch? 4. Nêu 4 tính chất của bệnh truyền nhiễm? 5. Trình bày cách phân loại bệnh truyền nhiễm theo đường lây? 6. Liệt kê những căn cứ chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm? Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 8
- HỘI CHỨNG NHIỄM TRÙNG VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG Mục tiêu bài học : sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng 1. Trình bày được định nghĩa hội chứng nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng 2. Trình bày được nguyên nhân gây sốt, cách xử trí sốt 3. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng của sốc nhiễm trùng, chẩn đoán sốc nhiễm trùng, những nguyên tắc chung để điều trị sốc nhiễm khuẩn I. ĐỊNH NGHĨA Hội chứng nhiễm trùng không phải là một bệnh, nó bao gồm nhiều triệu chứng: sốt, tình trạng nhiễm trùng Hội chứng này gặp ở hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn. II. BIỂU HIỆN 1. Sốt Sốt là một dấu hiệu thường gặp nhất. Sốt là biểu hiện tốt của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus Nó làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể. ở trẻ nhỏ sốt lại gây hậu quả xấu như gây co giật toàn thân, hôn mê, tổn thương thần kinh và để lại di chứng nặng, gây mất nước, giảm khả năng thải nhiệt, giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Để đánh giá người bệnh có sốt hay không, phải đo nhiệt độ ở nách. Khi thấy: T0 = 36,50 – 37,20C Không sốt T0 ≥ 37,30C – 37,90C Sốt nhẹ T0 ≥380 – 38,90C Sốt vừa T0 ≥ 390 C Sốt cao 1.1.Nguyên nhân gây sốt - Sốt do nhiễm khuẩn: Viêm phổi, viêm tai mũi họng, viêm màng não, thương hàn, lỵ trực khuẩn - Sốt do nhiễm virus - Sốt do nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét 1.2. Xử lý các trường hợp sốt Cần làm ngay: - Bỏ chăn, nới rộng quần áo người bệnh. - Lau mát - Chườm mát. Xử lý tiếp theo: - Uống thêm nước, tốt nhất là ORS. - Theo dõi nhiệt độ bằng đo nhiệt độ. - Dùng thuốc theo y lệnh: uống thuốc hạ nhiệt, người bệnh không uống được phải đặt ở hậu môn. Nếu người bệnh có tiền sử co giật cần dùng thêm thuốc an thần. 2. Tình trạng nhiễm trùng - Quan sát người bệnh thấy: Mặt hốc hác, môi khô. Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 9
- - Xem miệng: Lưỡi bẩn - Hơi thở: Có thể thấy hơi thở hôi. III. SỐC NHIỄM KHUẨN Sốc nhiễm khuẩn là một cấp cứu truyền nhiễm. 1. Định nghĩa: Sốc nhiễm khuẩn là sốc do nhiễm khuẩn nặng gây ra, biểu hiện là suy tuần hoàn cấp, gây ra thiếu oxy tổ chức do giảm tưới máu, xảy ra sau một cơn sốt cao, trong quá trình nhiễm trùng nặng. 2. Các vi khuẩn thường gây sốc nhiễm khuẩn: Chủ yếu là các vi khuẩn: - Gram âm chiếm 2/3 các trường hợp: Coli, Klebsiella, Pseudomnas, Proteus. - Cẩu trùng Gram dương: Tụ cầu vàng, liên cầu. - Trực khuẩn Gram dương kỵ khí: Clotridium, Perfringens. 3. Lâm sàng: 3.1. Dấu hiệu suy tuần hoàn cấp: - Trên da: + Lúc đầu là sốc nóng: Da khô, nóng, đầu chỉ ấm, màu sắc bình thường. + Sau đó chuyển sang sốc lạnh: Đầu chi, da lạnh do co mạch ngoại biên. Móng tay, mũi, tai tím lại. Trên da xuất hiện các mảng tím ở đầu gối và chi. Nặng nhất có thể hoại tử trên da. + Ân vào da, màu sắc không phục hồi ngay ( do truỵ mạch) trước khi có mảng xám. - Hạ huyết áp: + Xuất hiện chậm hơn vì giai đoạn đầu cơ thể có bù trừ. + Mạch nhỏ không đều, lúc nhanh lúc chậm. Tứ chi lạnh. - Giảm khối lượng nước tiểu: + Nếu lượng nước tiểu < 40ml/ giờ, hoặcvô niệu là có suy thận cấp. + Sau xử lý nếu lượng nước tiểu đạt 30-50ml/ giờ là tốt. 3.2. Các dấu hiệu kèm theo: - Tình trạng sốc thường tiếp sau một cơn sốt cao rét run. Khi sốc xuất hiện nhiệt độ giảm, có khi tụt xuống thấp. - Tinh thần: Người bệnh tỉnh, chỉ vật vã lo lắng, thở nhanh. Nếu sốc kèm hôn mê thì phải tìm kỹ nguyên nhân khác vì sốc ít gây hôn mê, trừ khi sốc được xử trí quá muộn làm thiếu oxy não quá lâu. - Đau cơ dữ dội lan toả, chuột rút thiếu oxy tổ chức: Nhiều khi nhầm với các bệnh ngoại khoa, uốn ván. - Xuất huyết lan toả: Chấm xuất huyết, mảng xuất huyết. - Chú ý giai đoạn đầu của sốc có thể huyết áp hơi tăng làm lạc hướng chẩn đoán. 4. Các xét nghiệm sinh học: Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 10