Giáo trình Chăm sóc người bệnh nội khoa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăm sóc người bệnh nội khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_trinh_cham_soc_nguoi_benh_noi_khoa.pdf
Nội dung text: Giáo trình Chăm sóc người bệnh nội khoa
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Trường Cao Đẳng Lào Cai Giáo trình CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA Đối tượng: Điều dưỡng trung học Năm học 2019 1
- LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình chăm sóc người bệnh nội khoa dùng cho học sinh điều dưỡng trung được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Mỗi bài gồm có: Mục tiêu học tập, nội dung và phần tự lượng giá. Giáo trình bao phủ toàn bộ chương trình học phần chăm sóc người bệnh nội khoa . Nội dung của từng bài được viết đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình đã đồng ý đưa tập giáo trình vào sử dụng chính thức trong Trường. Tác giả 2
- MỤC LỤC Trang Bài 1: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn 5 Bài 2: Chăm sóc bệnh nhân suy tim 10 Bài 3: Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp 15 Bài 4: Chăm sóc bệnh nhân tăng cơn đau thắt ngực 21 Bài 5: Triệu chứng học bộ máy hô hấp 26 Bài 6: Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản 31 Bài 7: Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản 39 Bài 8: Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi 47 Bài 9: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá 52 Bài 10: Chăm sóc bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng 57 Bài 11: Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hoá 62 Bài 12: Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan 66 Bài 13: Chăm sóc bệnh nhân áp xe gan 71 Bài 14: Chăm sóc bệnh nhân xơ gan 76 Bài 15: Triệu chứng học hệ tiết niệu 81 Bài 16: Chăm sóc bệnh nhân viêm thận bể thận 87 Bài 17: Chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận mạn 93 Bài 18: Chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp 98 Bài 19: Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 104 Bài 20: Chăm sóc bệnh nhân gút 108 Bài 21: Triệu chứng học các bệnh về máu 113 Bài 22: Chăm sóc bệnh nhân thiếu máu 117 Bài 23 Chăm sóc bệnh nhân bệnh bạch cầu 121 Bài 24: Chăm sóc bệnh nhân bướu cổ 128 Bài 25: Chăm sóc bệnh nhân Basedow 134 Bài 26: Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường 139 Bài 27: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc 146 Bài 28: Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 150 Bài 29: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân dị ứng Penicillin. 156 Bài 30: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim 161 3
- MÔN HỌC : ĐIỀU DƯỠNG NỘI KHOA *Thời điểm thực hiện môn học: Học kỳ I năm thứ nhất * Mục tiêu môn học: 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng các bệnh nội khoa thường gặp. 2. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh nội khoa. 3. Thực hiện chăm sóc được người bệnh nội khoa. * Nội dung môn học *Hướng dẫn thực hiện môn học Giảng dạy - Lý thuyết: Thuyết trình ngắn, thực hiện phương pháp dạy học tích cực Đánh giá - 1 điểm kiểm tra hệ số 1 - 2 điểm kiểm tra định kỳ - Thi kết thúc môn học: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến, và câu hỏi trắc nghiệm. *Tài liệu tham khảo: - Giáo trình điều dưỡng nội khoa sở giáo dục và đào tạo Hà Nội năm 2005. - Giáo trình điều dưỡng nội khoa bộ Ytế vụ khoa học và đào tạo năm 2006. - Giáo trình điều dưỡng nội khoa trường Đại học y Hải Phòng năm. - Giáo trình điều dưỡng nội khoa trường Đại học điều dưỡng Nam Định năm 2005 4
- Bài 1:TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TUẦN HOÀN Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng 1. Trình bày được triệu chứng cơ năng bộ máy tuần hoàn. 2. Thăm khám được 1 số triệu chứng thực thể bộ máy tuần hoàn. 3. Xác định được vị trí các ổ van tim trên thành ngực. Nội dung: I. Triệu chứng cơ năng: Đó là triệu chứng do chính bản thân cảm nhận được, tự biết và tự kể lại. 1. Khó thở. Đây là triệu chứng cơ năng quan trọng trong các bệnh tim mạch. khó thở là dấu hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và sớm, là triệu chứng chủ yếu trong các giai đoạn của suy tim. Khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau. Có 3 hình thái khó thở: 1.1. Khó thở khi gắng sức. Người bệnh không cảm thấy khó chịu, chỉ khi gắng sức mới thấy khó thở. 1.2. Khó thở thường xuyên. Người bệnh luôn luôn cảm thấy khó thở, khi nằm càng thấy khó thở hơn, người bệnh phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Ở tư thế nghỉ ngơi, người bệnh cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn. 1.3. Khó thở xuất hiện từng cơn. - Cơn hen tim: Người bệnh như nghẹt thở, thở nhanh và nông, tim đập nhanh, khám người bệnh không có dấu hiệu hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái. - Phù phổi cấp: khó thở dữ dội, đột ngột, đau tức ngực, người bệnh phải ngồi dậy để thở và khạc ra nhiều bọt màu hồng. Khám thấy người bệnh có dấu hiệu suy tim trái 2. Đánh trống ngực. Trống ngực là cảm giác tim đập mạnh. Người bệnh cảm thấy tim đập rộn ràng, lúc đều lúc không do thay đổi nhịp tim nhanh, chậm, ngoại tâm tim... làm cho người bệnh nghẹt thở, sợ hãi và lo lắng. Cảm giác đánh trống ngực hết khi nhịp tim trở lại bình thường. Đánh trống ngực gặp trong các bệnh tim ( hẹp hở van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, cường giác... ) 3. Đau vùng trước tim 5
- Có khi đau âm ỉ, có khi đau nhói ở tim, có khi sờ vào cũng thấy đau. Đau có thể khư trú ở vùng ngực trái, có khi lan lên vai, xuống cánh tay, cẳng tay và các ngón tay. Đau vùng trước tim trong cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim... 4. Ho và khạc ra máu Do ứ máu ở phổi nên khi người bệnh gắng sức phổi bị sung huyết làm ho ra máu. Đặc điểm là lượng máu ho ra ít một và khi người bệnh nghỉ ngơi thì bớt đi. Ho ra máu gặp trong hẹp van 2 lá, phù phổi cấp. 5. Phù Phù tim là dấu hiệu xuất hiện chậm biểu hiện khả năng bù của tim đã giảm và đã có ứ máu ngoại biên. Phù tim thường bắt đầu ở vùng thấp ( hai mắt cá chân và mu bàn chân ). Lúc đầu phù tim vào buổi chiều rõ hơn, nằm nghỉ ngơi thì giảm hoặc hết phù nhưng dấu hiệu suy tim vẫn còn ( gan to, tình mạch cổ nổi ) Trong suy tim nặng thì còn phù toàn thân hoặc kèm ứ đọng dịch trong các khoang màng bụng, màng phổi. 6. Dấu hiệu xanh tím Phản ánh tình trạng thiếu oxy. Màu sắc da và vùng niêm mạc người bệnh có thể xanh tím, lúc đầu ở môi, móng tay, móng chân sau khi làm việc nặng, về sau dấu hiệu xanh tím có thể xuất hiện ở toàn thân. Một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây dấu hiệu bệnh xanh tím như bệnh Fallot 4... 7. Ngất Là tình trạng mất chi giác và cảm giác trong thời gian ngắn, đồng thời giảm rõ rệt hoạt động tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó. Ngất thường xảy ra đột ngột, trước đó người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, toát mồ hôi rồi ngã xuống, không còn biết gì nữa. khám thấy người bệnh mẳt nhợt nhạt, chân tay bất động, thở yếu hoặc ngừng thở, tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập, mạch không sờ thấy. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong. 8. Các triệu chứng khác 8.1. Mệt Mệt không phải triệu chứng đặc hiệu của tim mạch xong có ý nghĩa khi triệu chứng xảy ra trên người bệnh tim mạch. Do giảm cung lượng tim làm giảm sút trương lực cơ gây mệt. 6
- 8.2. Đái ít Do ứ trệ tuần hoàn, xảy ra ở người bệnh bị suy tim. 8.3. Tê ngón Do rối loạn chức năng trong bệnh của động mạch làm co thắt mạch máu ở các ngón. Nếu người bệnh đi xa sẽ thấy cảm giác chuột rút ở bắp chân, đau bắp chân, phải xoa bóp cho đỡ đau. II. Triệu chứng thực thể 1. Nhìn - Thể trạng chung: Gầy, béo, cân nặng... - Màu sắc da, Niêm mạc hồng hay tím tái. - Phù hay không phù, vị trí mức độ tính chất phù. - Tĩnh mạch cổ nổi ( cảnh ): Có nổi to hay không? - Động mạch cảnh: Đập mạnh hay yếu ? - Các chi và các móng tay: Ngón tay dùi trống, tím tái. - Mỏm tim: Nằm ở vị trí nào trên thành ngực? - Lồng ngực: Cân đối hay biến dạng ? 2. Sờ: Tìm rung miu Rung miu là biểu hiện ra ngoài của các tiếng thổi hoặc các tiếng rung của tim lan truyền ra ngoài thành ngực. - Rung miu tâm thu: Gặp trong hở van 2 lá. - Rung miu tâm trương: Gặp trong hẹp van 2 lá. - Rung miu liên tục: Gặp trong còn ống động mạch. 3. Gõ: Xác định vùng đục của tim. - Vùng đục tuyệt đối: Là vùng mà tim trực tiếp áp váo thành ngực. - Vùng đục tương đối: Là vùng mà tim áp vào thành ngực và vùng tim bị màng phổi che lấp một phần thành ngực. 4. Nghe 4.1. Nghe tim ở cả ba tư thế - Người bệnh nằm ngửa, nằm nghiêng trái, ngồi hoặc đứng. 4.2. Nghe ở các ổ van tim - Có 4 ổ van tim chính: 7
- + Ổ van 2 lá: Vị trí ở mỏm tim, ở kẽ liên sườn 4-5 trên đường giữa xương đòn trái. + Ổ van 3 lá : Vị trí ở kẽ sườn 6 cạnh xương ức trái. + Ổ van động mạch chủ: Vị trí ở kẽ sườn thứ hai bên phải cách bờ xương ức 1,5cm + Ổ van động mạch phổi: Vị trí ở kẽ sườn thứ hai bên trái cách bờ xương ức 1,5cm - Ngoài ra còn ổ Erb- Botkin: Vị trí ở kẽ liên sườn thứ ba bên trái cách bờ xương ức 3cm. 4.3. Tiếng tim bình thường - Mỗi chu chuyển tim có 2 tiếng: T1 và T2. + Tiếng thứ nhất gọi là T1 ( pùm ): Trầm, dài, nghe đồng thời với lúc mạch nảy sau đó là khoảng im lặng ngắn. + Tiếng thứ hai gọi là T2 ( tắc ): Thanh, ngắn, nghe đồng thời với lúc mạch chìm sau đó là khoảng im lặng dài. T1 nghe rõ ở mỏm tim, T2 nghe rõ ở đáy tim. - khi nghe tim cần chú ý đến cường độ và nhịp điệu của tim. - Trong sinh lý bình thường: Tiếng tim nghe rõ, cường độ tim đập mạnh khi gắng sức, khi hồi hộp xúc động nhịp tim vẫn đều đặn. Khi nghỉ ngơi, tiếng tim trở lại bình thường. 4.4. Các dấu hiệu bệnh lý - Tiếng T1 và T2 thay đổi về cường độ và nhịp điệu: Yếu, mạnh, nhanh, chậm, không đều... - Xuất hiện các tiếng bất thường: + Tiếng thổi tâm thu. + Tiếng rung tâm trương. + Tiếng thổi tâm trương. + Tiếng thổi liên tục. + Tiếng ngựa phi. + Tiếng cọ màng ngoài tim. * TỰ L Ư ỢNG GIÁ 1. Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và phân tích triệu chứng khó thở. 8
- 2. Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và giải thích tại sao người bệnh có thể ho và khạc ra máu. 3. Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và giải thích nguyên nhân phù và nêu đặc điểm của triệu chứng phù trong bệnh tim mạch. 9
- Bài 2: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khă năng: 1. Trình bày được định nghĩa và một số nguyên nhân gây suy tim. 2. . Trình bày được triệu chứng, biến chứng của suy tim. 3. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim. Nội dung I. Định nghĩa và nguyên nhân 1. Định nghĩa Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan để đáp ứng nhu cầu ôxy và dinh dưỡng của tổ chức. 2. Nguyên nhân 2.1. Bệnh của hệ tuần hoàn - Bệnh của tim: Cơ tim, van tim, màng ngoài tim, tim bẩm sinh. - Bệnh của mạch máu: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu. 2.2. Bệnh phổi mạn tính và các biến dạng của lồng ngực - Viêm phế quản mạn tính, hen phế quả, lao xơ phổi, bụi phổi, gù vẹo cột sống. 2.3. Các bệnh toàn thân - Basedow, thiếu máu, thiếu vitamin B1... II. Triệu chứng 1. Suy tim trái Do ứ trệ tuần hoàn ở phổi gây ra các triệu chứng: - Ho. - khó thở: Thường khó thở từng cơn xảy ra sau khi gắng sức, gọi là cơn hen tim. Trường hợp nặng gây cơn phù phổi cấp. - khạc đờm máu hồng ( Đờm có máu ). - Mạch nhanh, nhịp tim nhanh. 2. Suy tim phải Do ứ trệ tuần hoàn ở ngoại biên gây ra các triệu chứng: - khó thở: Từ từ ngày càng nặng dần. - Tím tái. 10