Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình

pdf 190 trang Miên Thùy 01/04/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_suc_khoe_phu_nu_ba_me_va_gia_dinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI BỘ MÔN Y LÂM SÀNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Năm 2017 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Để thống nhất nội dung giảng dạy, cập nhật kiến thức mới đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy. Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình được biên tập để giảng dậy cho các đối tượng học sinh trong Nhà trường. Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình dùng cho học sinh ngành Điều dưỡng được biên tập dựa trên nội dung, mục tiêu Chương trình giáo dục ngành Điều dưỡng của trường THYT Lào Cai. Giáo trình được được biên tập theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Giáo trình cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn về Chăm sóc sức khỏE phụ nữ bà mẹ và gia đình. Nội dung của từng bài được viết một cách ngắn gọn, đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học. III. Nội dung môn học: 1.Nội dung tổng quát và phân bố thời gian 2
  3. MỤC LỤC Bài Trang BÀI 1. HIỆN TƯỢNG THỤ TINH, LÀM TỔ, PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG........................................................................................................................6 BÀI 2. THAY ĐỔI GIẢI PHẪU, SINH LÝ Ở PHỤ NỮ KHI CÓ THAI...15 BÀI 3. CHẨN ĐOÁN THAI NGHÉN, VỆ SINH THAI NGHÉN..............22 BÀI 4. CÁC DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ VÀ THEO DÕI, CHĂM SÓC CHUYỂN DẠ.............................................................................................................30 BÀI 5. VÔ KHUẨN TRONG SẢN KHOA.................................................39 BÀI 6. ĐỠ ĐẺ THƯỜNG...........................................................................45 BÀI 7. CHĂM SÓC SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ.......................................53 BÀI 9. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUNG............62 BÀI 10. RAU TIỀN ĐẠO, RAU BONG NON, THAI CHẾT TRONG TỬ CUNG.........................................................................................................................75 BÀI 11. ĐẠI CƯƠNG ĐẺ KHÓ.................................................................88 BÀI 12. HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN VÀ SẢN GIẬT....102 BÀI 13. DỌA VỠ VÀ VỠ TỬ CUNG......................................................109 BÀI 14. CHẢY MÁU SAU ĐẺ..................................................................116 BÀI 15. NHIỄM KHUẨN SAU ĐẺ...........................................................120 BÀI 16. CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC.........131 BÀI 17. KHỐI U ĐƯỜNG SINH DỤC, U VÚ.........................................143 BÀI 18. CÁC BIỆN PHÁP SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH...........................158 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH Mã môn học: MH 24 Vị trí tính chất môn học - Vị trí: Sinh viên được học sau môn Giải phẫu sinh lý, Điều dưỡng cơ sở , kỹ thuật Điều dưỡng; Quản lý tổ chức y tế- Y đức, kỹ năng giao tiếp- giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng tiết chế. - Tính chất: Là môn học lý thuyết bắt buộc trong khối kiến thức chuyên môn. Mục tiêu của môn học * Kiến thức: Trình bày một số kiến thức cơ bản về sức khỏE của người phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh. Trình bày đặc điểm bộ máy sinh dục nữ và những dấu hiệu bất thường của sức khỏE phụ nữ; các dấu hiệu và cách chăm sóc sản phụ trong thời kỳ thai nghén, chuyển dạ và thời kỳ hậu sản. Trình bày cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng khỏE mạnh và các dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Trình bày cách chăm sóc sức khỏE phụ nữ về các bệnh lý phụ khoa. * Kỹ năng: Lập được kế hoạch chăm sóc sản phụ trong thời kỳ thai nghén, chuyển dạ và thời kỳ hậu sản. Lập được kế hoạch chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng khoẻ mạnh và các dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tôn trọng, thông cảm và tận tình chăm sóc sức khoẻ người phụ nữ và sản phụ. Rèn luyện tính kiên trì, tế nhị trong chăm sóc sức khoẻ người phụ nữ và sản phụ NỘI DUNG 4
  5. BÀI 1. HIỆN TƯỢNG THỤ TINH, LÀM TỔ, PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG Mục tiêu bài học Kiến thức Trình bày được các hiện tượng thụ tinh, di chuyển, làm tổ và phát triển của trứng. Kỹ năng Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích và tư vấn được cho bà mẹ hiểu về sự thụ thai, sự phát triển của thai qua từng thời kỳ để chăm sóc thai nghén và áp dụng thực hiện được kế hoạch hóa gia đình. Năng lực tự chủ và trách nhiệm Nhận thức được ý nghĩa của quá trình thụ thai và hướng dẫn cho phụ nữ áp dụng để thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nội dung bài học 1. Đại cương Thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng là những hiện tượng mở đầu cuộc sống của một con người. Suốt trong thời gian thai nghén, phôi và sau đó là thai sống phụ thuộc hoàn toàn vào cơ thể mẹ. Vì thế việc chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén và sinh đẻ rất quan trọng để có được những thế hệ trẻ Em khỏe mạnh, thông minh cho gia đình và xã hội. 2. Các định nghĩa 2.1. Thụ tinh Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục nữ trưởng thành (noãn) với tế bào sinh dục nam trưởng thành (tinh trùng) để thành tế bào duy nhất là trứng. Hình 1.1. Thụ tinh 1. Lớp tế bào hạt. 2. Màng trong suốt. 3. Tinh trùng xâm nhập vào noãn. - Tế bào sinh dục nguyên thuỷ (noãn nguyên bào và tinh nguyên bào) có 46 nhiễm sắc thể. Nhân của noãn và tinh trùng chỉ có 23 thể nhiễm sắc. Trong đó noãn chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính là X, tinh trùng có một nhiễm sắc thể giới tính là X 5
  6. hoặc Y, do trong quá trình phát triển thành tế bào sinh dục trưởng thành, nhân tế bào sinh dục nguyên thuỷ đã có sự phân chia giảm nhiễm. - Noãn là một tế bào có đường kính từ 100 đến 150 micromet nằm trong nang noãn (nang De Graaf) của buồng trứng. Khi trưởng thành, nang noãn có đường kính trung bình 18  20 milimet. - Noãn có màng, nhân có chứa 23 nhiễm sắc thể và chất bào tương. -Tinh trùng là một tế bào có phần đầu. cổ, thân và đuôi. Đầu có một nhân to trong có nhiễm sắc thể. Chiều dài tinh trùng là 65 micromet (Hình 1.5). Tinh trùng được sinh ra từ các ống sinh tinh của tinh hoàn, tập trung lại ở mào tinh rồi theo ống dẫn tinh đi lên chứa trong túi tinh. Tinh trùng hòa trộn với chất dịch của túi tinh và của tuyến tiền liệt thành tinh dịch rồi theo niệu đạo phóng ra ngoài khi giao hợp. 6
  7. 2.2. Di chuyển của trứng Di chuyển là sự chuyển rời của trứng từ nơi thụ tinh vào đến tử cung. (Nơi noãn và tinh trùng gặp nhau là ở 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng). 2.3. Làm tổ Làm tổ là hiện tượng trứng khoét lớp niêm mạc tử cung đã dày lên để chui vào, bám rễ tại đó và tiếp tục phát triển. 2.4. Phát triển của trứng 8
  8. Là sự nhân lên về số lượng và biệt hoá của tế bào trứng để tạo nên các cơ quan bộ phận trong cơ thể, trở thành phôi rồi thành thai và các phần phụ của thai. 3. Mô tả các hiện tượng 3.1. Hiện tượng thụ tinh - Khi hai người nam và nữ giao hợp vào đúng giai đoạn phóng noãn, tinh dịch được phóng vào âm đạo và tinh trùng sẽ từ đó thâm nhập vào lớp dịch nhầy của cổ tử cung (được tiết ra nhiều nhất vào giai đoạn phóng noãn). Chất dịch này có tác dụng "khả năng hoá" làm cho tinh trùng khỏe hơn và sống lâu hơn. Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục nữ trung bình 2 ngày, và có thể tới 5  7 ngày. Trong khi thời gian sống của noãn sau khi phóng noãn chỉ trong vòng 24 giờ. - Nhờ phần đuôi cử động, tinh trùng sẽ đi qua tử cung, lên hai ống dẫn trứng tiếp cận với noãn mới được phóng noãn. Tuy số tinh trùng trong một lần phóng tinh rất nhiều (3 ml tinh dịch với khoảng trên dưới 300 triệu tinh trùng), nhưng khi đến tiếp cận với noãn thì chỉ còn vài trăm. Trên đường đi, hầu hết tinh trùng yếu, bất thường, dị dạng đã bị loại. Số tinh trùng tiếp cận với noãn sẽ bao quanh noãn và chỉ có một tinh trùng đi qua được lớp tế bào hạt, xuyên qua các màng của tế bào noãn để chui vào lớp bào tương. - Sau khi tinh trùng chui được vào noãn, quá trình kết hợp hai nhân của hai tế bào sinh dục diễn ra để trở thành một nhân duy nhất của trứng với 46 thể nhiễm sắc. Quá trình thụ tinh đến đây coi như hoàn tất. 3.2. Hiện tượng di chuyển của trứng - Sau khi thụ tinh, trứng vừa phân chia tế bào, vừa được di chuyển dần về phía tử cung. - Bản thân trứng không tự động di chuyển được như tinh trùng. Trứng di chuyển được về phía tử cung là nhờ vào 3 yếu tố tác động lên nó: + Nhu động của ống dẫn trứng do các cơ trơn của thành ống tạo nên theo hướng từ phía ngoài vào trong. + Chuyển động một chiều từ ngoài vào trong của các nhung mao tế bào niêm mạc ống dẫn trứng. + Hoạt động của một dòng dịch trong ổ bụng dẫn dịch từ ổ bụng qua loa ống dẫn trứng vào tử cung. 3.3. Hiện tượng làm tổ của trứng - Sau 4 đến 5 ngày trứng vào đến buồng tử cung, trứng đã phát triển thành phôi với khoảng vài chục tế bào. Phôi không làm tổ ngay mà còn "dừng chân" trên mặt niêm mạc tử cung trong khoảng 2 đến 3 ngày. Đây là giai đoạn sống tự do của trứng để bản thân nó hoàn thiện thêm và để niêm mạc tử cung được phát triển đầy đủ. - Phôi bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6  8 sau thụ tinh (tức là ngày thứ 20  22 của vòng kinh). Nơi làm tổ thường ở vùng đáy tử cung và ở mặt sau nhiều hơn mặt trước. - Tại địa điểm làm tổ, phôi bám dính vào niêm mạc tử cung, từ các tế bào nuôi của phôi xuất hiện các chân giả bám vào lớp biểu mô, gọi là hiện tượng "bám rễ". - Một số tế bào biểu mô của niêm mạc tử cung bị phá huỷ giúp cho phôi chui sâu dần dần xuống lớp niêm mạc để cho lớp biểu mô bao phủ kín. Thời gian của công việc làm tổ mất khoảng 1 tuần lễ. Lúc này trứng thường đã ở giai đoạn phôi nang. 3.4. Sự phát triển của trứng thành phôi và thành thai nhi 9
  9. - Sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh. Sau 24 giờ đã thành 2 tế bào mầm, rồi thành 4 tế bào bằng nhau. Từ 4 tế bào mầm lại chia thành 8 tế bào, nhưng đến đây đã xuất hiện hai loại: có 4 tế bào mầm to, sau này sẽ phát triển thành phôi thai, còn 4 tế bào mầm nhỏ hơn sẽ phát triển nhanh hơn bao vây lấy các tế bào mầm lớn để thành phôi dâu, có từ 16 đến 32 tế bào. Phôi dâu sẽ phát triển thành phôi nang. Các tế bào mầm nhỏ sẽ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai, sau này sẽ trở thành rau thai và các màng thai. - Về mặt thời gian, sự phát triển của trứng được xếp theo 2 thời kỳ: + Thời kỳ sắp xếp tổ chức (bắt đầu từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ 2). + Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức (từ tháng thứ 3 đến khi thai đủ tháng). 3.4.1. Thời kỳ sắp xếp tổ chức Bao gồm hai hiện tượng: a) Sự hình thành bào thai: từ các tế bào mầm to trong phôi nang, các tế bào tiếp tục phân chia và phát triển thành các lá thai ngoài và lá thai trong. Từ giữa hai lá thai đó lại tạo nên lá thai giữa (vào tuần lễ thứ 3). Các tế bào của các lá thai vừa phát triển về số lượng vừa biệt hoá để tạo nên các cơ quan trong cơ thể con người. Sau tuần lễ thứ 8 phôi thai chuyển sang giai đoạn thai nhi. Kết thúc thời kỳ sắp xếp tổ chức, thai nhi đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận. Trong thời kỳ này bào thai được nuôi dưỡng bởi nang rốn và nang niệu. Bảng 1.1. Sự biệt hoá của các lá thai Nguồn gốc Hình thành các bộ phận Hệ thống thần kinh. Lá thai ngoài Da. Hệ thống xương. Hệ thống cơ. Lá thai giữa Tổ chức liên kết. Hệ tuần hoàn. Hệ tiết niệu. Hệ tiêu hoá. Lá thai trong Hệ hô hấp. 10