Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Phần 2)

pdf 51 trang Gia Huy 17/05/2022 2890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_2_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Phần 2)

  1. BÀI 2: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiền lương; - Phân biệt được các hình thức trả lương trong doanh nghiệp; - Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán chi tiết và kế toán tổng họp của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; - Vận dụng kiến thức kế toán chi tiết và tổng hợp vật tư, hàng hóa vào làm được bài thực hành ứng dụng; - Xác định được các chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; - Lập được chứng từ kế toán tiền lương; - Vào được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng; - Tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành. 77
  2. 1. Ý nghĩa nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1. Ý nghĩa Tiền lương (hay tiên công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trọng quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ các khoản này cũng hóp phần trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động 1.2. Nhiệm vụ Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động . Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 2. Hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương 2.1. Các hình thức tiền lương 2.1.1 Hình thức tiền lương theo thời gian: Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định theo 2 cách: Lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng - Lương thời gian giản đơn được chia thành: 78
  3. 89 +Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bặc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lương tháng thường được áp dụng trả lương nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. +Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả CNV, tính trả lương cho CNV trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. +Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. - Lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng và kết quả lao động, vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm tạo cho người lao động tự giác làm việc, làm việc có kỷ luật và năng suất cao. 2.1.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm Hình thức lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm trả, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. * Theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm. Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm. + Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lưong theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất ( thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng suất lao động, năng cao chất lượng sản phẩm ). + Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ 79
  4. tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. Hình thức này nên áp dụng ở 90 những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động. * Theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất. ` * Theo khối lượng công việc: Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như: khoán bốc vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. 2.2.3 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: Ngoài tiền lương, BHXH, công nhânviên có thành tích trong sản xuất, trong công tác được hưởng khoản tiền thưởng, việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét A,B,C và hệ số tiền thưởng để tính. Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định. Tiền lương là vấn đề quan trọng, duy trì được công ty hay không bạn cần trả lương đúng thời gian, thời điểm để nhân viên có thể vì bạn cống hiến cho doanh nghiệp 2.2. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 2.2.1. Nội dung quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương thuộc doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu sau: – Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán. – Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. – Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy 80
  5. định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. -Tiền ăn trưa, ăn ca. – Các loại phụ cấp làm thêm giờ, làm thêm – Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. 91 Ngoài ra, trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp. Trong đó, chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo CB và phụ cấp kèm theo. – Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ. Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa cực kỳ quan trong đối với công tác kế toán và phân tích kinh tế. Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm. 2.2.2 Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN a. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách tính trên tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương CB và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 25,5% trong đó 17,5% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 8% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ bảo hiểm xã hội tính được trong kỳ sau khi trừ đi các khoản đã trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp (được cơ quan bảo hiểm xã hội phê duyệt) phần còn lại phải nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội tập trung. b. Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách trích lập 4,5% nhân với tiền lương cơ 81
  6. bản. Trong đó 3% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ này được dùng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản Quỹ này do cơ quan bảo hiểm y tế thống nhất quản lý và 92 trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy, quỹ này doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan bảo hiểm y tế. c. Bảo hiểm thất nghiệp được đóng bằng 2% nhân với tiền lương cơ bản. Trong đó: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.) d. Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích 2% nhân với tiền lương cơ bản và người sử dụng lao động phải chịu. Khoản này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thường khi xác định được mức tính kinh phí công đoàn trong kỳ thì một nửa doanh nghiệp phải nộp lên công đoàn cấp trên còn một nửa được sử dụng để chi tiêu cho công đoàn tại đơn vị. 2.3. Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ phép mà vẫn hưởng đủ lương. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất (như khi tính tiền lương chính). Nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất. 82
  7. Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất = Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm/Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân theo kế hoạch trong năm = Số công nhân trong doanh nghiệp * Mức lương bình quân 1 công nhân sản xuất * Số ngày nghỉ phép thường niên 1 công nhân sản xuất. 93 3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 3.1. Nguyên tắc kế toán Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. 3.2. Tài khoản sử dụng - TK 334 - phải trả người lao động Bên Nợ: - Các khoản khấu trừ vào tiền lương tiền công của người lao động - Tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác đã trả cho người lao động , Tiền lương cho nhân công chưa lĩnh Bên Có : Tiền lương, tiên công và các khoản phải trả cho người lao động , Số trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động Số dư nợ (nếu có) : Là số tiền lương trả thừa cho người lao động Số dư có : Phản ánh số tiền lương tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động TK 3341: Phải trả cho công nhân viên TK 3348: Phải trả cho người lao động khác - TK 338 : Phải trả phải nộp khác Bên nợ : Phản ánh các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý, BHXH đã trả cho công nhân viên, Các khoản đã chi trả về kinh phí công đoàn , Giá trị tài sản thừa đã xử lý, Các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN và các khoản đã trả đã nộp Bên có : Phản ánh giá trị tài sản thừa chờ sử lý, Trích BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN 83
  8. vào chi phí sản xuất kinh doanh, khấu trừ vào lương người lao động, Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp phải trả khác Số dư bên nợ(nếu có ) :số trả thừa,nộp thừa chưa được thanh toán Số dư có : phản ánh số tiền còn phải trả, phải nộp vào giá trị tài sản thừa chờ xử lý TK 3381 : Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết TK 3382 : Kinh phí công đoàn TK 3383 : BHXH TK 3384 : BHYT TK 3388 : phải trả,phải nộp khác TK 3389 : BHTN 3.3. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng 94 - Bảng chấm công, Bảng thống kê khối lượng sản phẩm, Đơn giá tiền lương theo sản phẩm, Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc, Hợp đồng giao khoán, Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ 3.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu a) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348). b) Tiền thưởng trả cho công nhân viên: - Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). - Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341) Có các TK 111, 112, c) Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn, ) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). d) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: 84
  9. Nợ các TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). đ) Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 141, 338, 138 e) Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335). g) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: 95 Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112, h) Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112, d) Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí - Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348). - Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112, 2.4. Bài thực hành ứng dụng Tại một DN SX có tài liệu về tiền lương và khoản phải trích theo lương trong tháng 1/N như sau: (Đvị: 1.000 đồng) I. Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng: 45.000 85
  10. II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N 1. Rút tiền ngân hàng về chuẩn bị trả lương: 45.000 2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động: 42.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh. 3. Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động bao gồm tạm ứng: 10.000 và khoản phải thu khác: 8.000 4. Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng: Đề bài: Bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định 6. Nộp KPCĐ (1%), BHXH (20%), BHYT (3%) cho cơ quan quản lý quỹ bằng tiền chuyển khoản. 7. Rút tiền gửi ngân hàng về chờ chuẩn bị trả lương: 180.000 8. Thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động: 183.000 trong đó, lương kỳ này: 158.500, lương kỳ trước tạm giữ hộ: 3.000, BHXH: 7.000, tiền thưởng: 14.500 Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào TK 86
  11. 5. Bài giải: Bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương NV1. Rút tiền NH về chuẩn bị trả lương, quỹ tiền mặt tăng Nợ 111: 45.000 Có 112: 45.000 NV2. Trả lương kỳ trước chưa lĩnh: (Có 338), và lương trong tháng: Nợ 334: 45.000 Có 3388 (Lương kỳ trước chưa lĩnh): 3.000 Có 111: 42.000 NV3. Các khoản khấu trừ vào lương: tạm ứng (Tk141), và phải thu khác (138) Nợ 334: 18.000 Có 141: 10.000 Có 138: 8.000 NV4. CP CN trực tiếp SX: = 81.5+ 6+101+4=192.5 (cả hai phân xưởng -622) Cp SX chung (Nviên gián tiếp):= 5.5+9.0= 14.5 ( Cả hai phân xưởng –627) Tương tự với các TK 641,642 Định khoản: 4a. Nợ 622: 192.5 -PX1: 87.5 -PX2: 105.0 Nợ 627: 14.5 -PX1: 5.5 -PX2: 9.0 Nợ 641: 11.6 Nợ 642: 10.4 Có 334: 229. 4b. Nợ 431 (4311:quỹ khen thưởng) : 14.5 Nợ 338 (3383- BHXH) : 7.0 Có 334: 21.5 NV5. Trích các khoản theo lương: Nợ 334: (Phần trừ vào TN CNV): (5% +1%) *229 =13.74 Nợ 622: 192.5 *(15%+2%+2%) = 36.575 Nợ 627: 14.5 * 19% = 2.755 Nợ 642: 10.4 * 19% = 1.976 (Có 338: 57.25) 87
  12. Có 3382 – KPCĐ: 229* 2% =4.58 Có 3383 – BHXH: 229 *20% = 45.8 Có 3384- BHYT: 229 * 3% = 6.87 NV6. Nộp các khoản trích cho cơ quan quản lý quỹ bằng chuyển khoản: Nợ 338: 54.960 – 3382: 2.29 – 3383: 45.8 – 3384: 6.780 Có 112: 54.96 NV7. Nợ 111: 180 Có 112: 180 NV8. Thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động: Nợ 334: 180 Nợ 338: 3 Có 138 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiền lương ? 2. Nêu mức đóng Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN hiện nay? 3. Bài thực hành ứng dụng trên phần mềm? 88
  13. BÀI 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Mục tiêu: - Phân loại được chi phí sản xuất; - Trình bày được đối tượng và phương pháp xác định giá thành sản phẩm; - Lập và phân loại được chứng từ kế tna về tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm; - Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán chi tiết và kế toán tổng họp của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; - Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng; - Xác định được các chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lương; - Lập được thẻ tính giá thành; - Vào được sổ chi phí sản xuất kinh doanh và sổ tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng; - Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành. Nội dung: 2.1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1. Chi phí sản xuất 89
  14. Khái niệm Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã hình thành các chi phí tương ứng, đó là chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động (gọi chung là chi phí về lao động vật hóa), chi phí về lao động sống. Trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hóa các chi phí trên phải được biểu hiện bằng tiền. Vậy có thể hiểu khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 4.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng (tiêu thức phân loại) nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có nhiều loại, khác nhau về nội dung, vai trò, công dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tùy theo mục đích và yêu cầu quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất kinh doanh ở góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại chủ yếu theo hai tiêu thức sau: Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế (theo yếu tố). Cách phân loại này, căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu của chi phí để sắp xếp các chi phí có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào một yếu tố chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu và sử dụng cho mục đích gì. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 5 yếu tố chi phí: o Chi phí nguyên liệu, vật liệu là toàn bộ giá trị các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. o Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả và các khoản trích theo quy định trên lương của công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. o Chi phí khấu hao tài sản cố định là tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. o Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 45 o Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ các chi phí phát sinh trực tiếp bằng tiền dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp mà chưa phản ánh ở các yếu tố trên. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố cho ta biết những chi phí đã dùng vào sản xuất kinh doanh theo đúng nội dung kinh tế 90
  15. ban đầu của chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí đó, là cơ sở để xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, lao động, xây dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng của chi phí (theo khoản mục chi phí). Cách phân loại này là sắp xếp các chi phí có công dụng kinh tế giống nhau vào cùng một khoản mục chi phí không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành các khoản mục chi phí sau: o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các dịch vụ. o Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo tỷ lệ quy định (như trích các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. o Chi phí sản xuất chung là các chi phí khác ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất, như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng. o Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Ví dụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao gói sản phẩm tiêu thụ, chi phí công cụ đồ dùng bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng o Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp như: chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác trong doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho quản lý biết được nguyên nhân tăng giảm chi phí ở khoản mục chi phí nào để có biện pháp quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả nhất. 4.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 4.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 46 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất thể hiện mặt hao phí, giá thành sản phẩm thể hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, giá thành sản phẩm chính là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất có liên quan đến (tính cho) khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ bất kể chi phí sản xuất đó phát sinh ở kỳ nào. Vậy chỉ tiêu giá thành sản phẩm bao gồm cả chi phí sản xuất phát sinh từ kỳ trước nhưng cho sản phẩm hoàn thành kỳ này và lại không bao gồm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ nhưng cho sản phẩm hoàn thành kỳ 91
  16. sau. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua công thức sau: Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau vì chúng đều biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản xuất sản phẩm đã hoàn thành. Trường hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 4.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán và kế hoạch hóa giá thành sản phẩm, cần phải phân biệt được các loại giá thành. Trong doanh nghiệp giá thành sản phẩm thường được phân loại theo hai tiêu thức sau: Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế: o Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch dựa trên cơ sở các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch và giá thành thực tế kỳ trước. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. o Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh. o Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là cơ sở để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 47 Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ (hay còn gọi là giá thành tiêu thụ): o Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Do đó, giá thành sản xuất chỉ bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá trị thành phẩm nhập kho hoặc gửi bán, đồng thời là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán khi sản phẩm được tiêu thụ. o Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh 92
  17. toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm: giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ được xác định khi sản phẩm đã tiêu thụ, là căn cứ để xác định kết quả (lãi, lỗ) của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 4.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, loại sản phẩm, đơn hàng ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể hạch toán riêng cho từng đối tượng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ có thể là: phân bổ theo định mức hao phí, theo hệ số, theo trọng lượng, theo số lượng sản phẩm Công thức phân bổ là: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tỷ lệ phân bổ Trong đó: Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tỷ lệ phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ Bên Có: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 48 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng có liên quan (kết chuyển vào tài khoản tính giá thành sản phẩm). Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, loại sản phẩm ). Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau: a. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ, kế toán ghi: Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152: Giá thực tế vật liệu xuất kho Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, không qua nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 621 (Chi tiết theo đối tượng): Giá thực tế của nguyên vật liệu Nợ TK 133 (1331): Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán Trường hợp vật liệu xuất dùng sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) Có TK 621 (Chi tiết đối tượng) b. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá 93
  18. thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 (Chi tiết theo đối tượng) Có TK 621 (Chi tiết theo đối tượng) 4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp ngoài giờ, thêm giờ ), tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các dịch vụ. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lương (khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn) do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”. Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng có liên quan (kết chuyển vào tài khoản tính giá thành) Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp giống như tài khoản 621. Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 49 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện như sau: a. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ: Tính ra tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất hoặc nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương công nhân sản xuất tính vào chi phí (23%), kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) b. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 622 (chi tiết theo đối tượng) 4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Phản ánh các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư và còn được mở chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí về tiền lương và các khoản trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của nhân viên phân xưởng (Quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kinh tế phân xưởng, bảo vệ 94
  19. phân xưởng ). TK 6272 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí về vật liệu xuất dùng cho quản lý phân xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, xuất phục vụ cho quản lý chung tại phân xưởng (giấy bút, văn phòng phẩm ). TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. TK 6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ khấu hao tài sản cố định sử dụng tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 50 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài, là toàn bộ các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại các phân xưởng như: chi phí sửa chữa TSCĐ, điện, nước, điện thoại TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí khác còn lại phát sinh trực tiếp bằng tiền tại phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí hội nghị, giao dịch, tiếp khách của phân xưởng Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung được thực hiện như sau: a. Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Tính ra tiền lương, phụ cấp có tính chất lương phải trả nhân viên phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627(6271) Có TK 334: Phải trả người lao động Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên lương của nhân viên phân xưởng tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 627 (6271) Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 (6272) Có TK 152: Nguyên vật liệu Chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất phục vụ cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi: Nợ TK 627 (6273) Có TK 153: Giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ Có TK 142, 242: Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng kỳ trước vào chi phí Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất, phân xưởng sản xuất, ghi: Nợ TK 627 (6274) Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 627 (6277) Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán dịch vụ Chi phí bằng tiền khác phát sinh tại phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6278) Có TK 111, 112 b. Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, như: Hoàn nhập các chi phí trích thừa, giá trị thu hồi từ thanh lý công cụ đồ dùng , kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138, 152 Có TK 627 c. Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 627(6271 – 6278) Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 51 Do chi phí sản xuất chung thường có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ chi phí này cho từng đối tượng (từng sản phẩm, lao vụ, 95
  20. dịch vụ) theo một tiêu thức hợp lý. Tùy thuộc đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp để lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp. Tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung là: phân bổ theo định mức, theo số giờ máy hoạt động, theo tiền lương công nhân sản xuất Công thức phân bổ: Tổng chi phí SXC cần phân bổ Chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức sử dụng để phân bổ Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng 4.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Các phần trên đã thể hiện kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng khoản mục chi phí tương ứng. Tuy nhiên, các chi phí sản xuất này cuối kỳ đều phải được tổng hợp vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc từng đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp và có kết cấu như sau: Bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ Số dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành (giá trị SPDD) Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành như sau: a. Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung b. Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nhập kho Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 52 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Nợ TK 138, 334 : Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang c. Phản ánh tổng giá thành thực tế các sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 155: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho Nợ TK 157: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành gửi bán Nợ TK 632: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành tiêu thụ trực tiếp Có TK 154: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ 4.3. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, đang còn nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê và tính giá 96
  21. SPDD cuối kỳ (thực chất là xác định chi phí sản xuất tính cho khối lượng SPDD cuối kỳ). Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp về quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm, tổ chức sản xuất và trình độ kế toán để lựa chọn một trong các phương pháp tính giá SPDD sau: Xác định giá trị SPDD theo sản lượng ước tính tương đương Phương pháp này dựa vào số lượng SPDD và mức độ hoàn thành của SPDD để quy đổi số lượng SPDD thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Trên cơ sở đó, kế toán sẽ phân bổ chi phí sản xuất tính cho SPDD cuối kỳ. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác của việc tính giá, phương pháp này chỉ sử dụng để xác định chi phí chế biến, còn chi phí nguyên vật liệu chính (là đối tượng chế biến thường bỏ ra một lần tại khâu ban đầu, không phụ thuộc vào mức độ chế biến) được tính cho SPDD theo số lượng thực tế. Do vậy, giá trị SPDD được tính theo công thức sau: Giá trị SPDD = Chi phí NVL chính tính cho SPDD + Chi phí chế biến tính cho SPDD Trong đó: Tổng chi phí NVL chính tiêu hao (Đầu kỳ và phát sinh) Chi phí NVL chính tính cho SPDD = Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng SPDD Số lượng SPDD Tổng chi phí chế biến (Đầu kỳ và phát sinh) Chi phí chế biến tính cho SPDD = Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng SPDD Tỷ lệ % hoàn thành Số lượng SPDD Tỷ lệ % hoàn thành Xác định giá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, khi xác định giá trị SPDD chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác được tính hết cho Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 53 sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán và thường áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Xác định giá trị SPDD theo 50% chi phí chế biến Phương pháp này tương tự như phương pháp sản lượng ước tính tương đương, nhưng chỉ khác là để đơn giản người ta giả định mức độ hoàn thành của SPDD đồng đều là 50%. Giá trị SPDD = Chi phí nguyên vật liệu chính + 50% chi phí chế biến Xác định giá trị SPDD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Phương pháp này căn cứ vào chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch ở từng bước, từng giai đoạn, từng khâu công việc để xác định giá trị SPDD ở giai đoạn, khâu công việc đó. 4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 4.4.1. Khái niệm Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để xác định giá thành một đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. 4.4.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự khác biệt giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng các 97
  22. phương pháp, kỹ thuật tính toán khác nhau. Do đó tạo nên các phương pháp tính giá thành khác nhau. Về cơ bản, có các phương pháp tính giá thành sau đây: Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, kế toán chi phí sản xuất theo sản phẩm (đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành). Vì vậy, giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành. Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ, bộ phận sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của cả quy trình công nghệ hay quá trình sản xuất (một đối tượng tính giá thành bao gồm nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất). Vì vậy, giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng các chi phí sản xuất ở từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất ở từng giai đoạn công nghệ tính cho thành phẩm. Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và một Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 54 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí sản xuất được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được (một đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành). Vì vậy, để tính giá thành từng loại sản phẩm kế toán phải căn cứ vào hệ số quy đổi giữa các loại sản phẩm để quy đổi các loại sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm (gọi là sản phẩm gốc hay sản phẩm tiêu chuẩn). Từ đó dựa trên chi phí sản xuất đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Trình tự tính giá thành hệ số được thực hiện theo các bước sau: o Bước 1: Quy đổi số lượng thực tế của các loại sản phẩm về số lượng sản phẩm gốc o Bước 2: Xác định tổng giá thành của nhóm sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm gốc. Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm (nhóm sản phẩm) = Chi phí SX dở dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Chi phí SX dở dang cuối kỳ Giá thành đơn v Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm ị sản phẩm gốc = Tổng số lượng sản phẩm gốc của nhóm sản phẩm o Bước 3: Xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = Số lượng sản phẩm gốc của từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Giá thành đơn vị từng loại Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm sản phẩm = Số lượng thực tế của từng loại sản 98
  23. phẩm Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim để giảm bớt khối lượng công việc, kế toán thường tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Vì vậy, kế toán căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm trong nhóm. Công thức tính như sau: Tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm sản phẩm = Chi phí SX dở dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Chi phí SX dở dang cuối kỳ Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của từng loại sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế của từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị kế hoạch (định mức) của từng loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của nhóm sản phẩm 100 Số lượng sản phẩm gốc của từng loại sản phẩm = Số lượng thực tế của từng loại sản phẩm Hệ số quy đổi về sản phẩm gốc của từng loại sản phẩm Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 55 Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của từng loại sản phẩm Tỷ lệ giá thành Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, vừa thu được sản phẩm chính và vừa thu được sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành), như các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, xay xát lương thực Do đó, để tính chính xác giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Ta có: Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành = Chi phí SX dở dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Chi phí SX dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm phụ thu hồi tùy theo từng doanh nghiệp mà có thể sử dụng các phương pháp xác định khác nhau như: giá kế hoạch, giá ước tính hoặc giá bán trên thị trường của sản phẩm phụ. Phương pháp liên hợp: Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm phức tạp. Do đó để tính giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán phải kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau, như kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số với loại trừ sản phẩm phụ, kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ 2.5. Bài thực hành ứng dụng Tại công ty TNHH Hoàng Gia Phát, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT, tính thuế theo phương pháp kháu trừ, có các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau : 99
  24. Tài liệu 1 : Số dư đầu kỳ của một số tài khoản : _ Tài khoản 152 : 127.800.000 đồng . Tài khoản 1521 (5.250 kg) 105.000.000 đồng . Tài khoản 1522 (2.280 kg) 22.800.000 đồng _ Tài khoản 154 : . Vật liệu chính : 2.050.000.000 đồng . Vật liệu phụ : 1.700.000 đồng Tài liệu 2 : Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ : 1. Xuất kho 5.100 kg nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất sản phẩm 2. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 60.000.000 đồng, cho bộ phận phục vụ sản xuất 4.000.000 đồng, và bộ phận quản lý phân xưởng 16.000.000 đồng. 3. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí có liên quan là 22% kể cả phần trừ lương là 8.5% 4. Xuất kho 1.200 kg vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm và 40 kg dùng ở bộ phận quản ý quản lý phân xưởng 5. Khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất sản phẩm là 7.200.000 đồng, các phương tiện quản lý tại phân xưởng là 2.200.000 đồng 6. Các chi phí khác phát sinh tại phân xưởng chưa thanh toán cho người bán bao gồm 10% thuế GTGT là 13.200.000 đồng 7. Chi phí điện, nước phát sinh tại phân xưởng sản xuất thanh toán bằng tiền mặt theo hoá đơn là 8.000.000 đồng, thuế GTGT 10% 8. Phân xưởng sản xuất được 5.000 sản phẩm nhập kho thành phẩm. Cuối kỳ còn 800 sản phẩm dở dang, doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất, mức độ hoàn thành là 60%, doanh nghiệp xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Phế liệu thu hồi nhập kho là 2.105.000 đồng. Nguyên vật liệu chính để tại phân xưởng là 200 kg Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính giá thành đơn vị sản phẩm và lập phiếu tính giá thành sản phẩm. Lời giải Xuất kho vật liệu chính : 1) Nợ 621 102.000.000 Có 1521 102.000.000 Tiền lương phải trả : 100
  25. 2) Nợ 622 60.000.000 Nợ 627 20.000.000 Có 334 80.000.000 Các khoản trích theo lương phải trả : 3) Nợ 622 13.200.000 Nợ 627 4.400.000 Nợ 334 6.800.000 Có 338 24.400.000 Xuất kho vật liệu phụ : 4) Nợ 621 12.000.000 NỢ 627 400.000 Có 12.400.000 Trích khấu hao tài sản cố định : 5) Nợ 627 9.400.000 Có 214 9.400.000 Dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán : 6) Nợ 627 12.000.000 Nợ 133 1.200.000 Có 331 13.200.000 Các chi phí phát sinh : 7) Nợ 627 8.000.000 Nợ 133 800.000 CÓ 111 8.800.000 Nguyên vật liệu chính thừa : 8) Nợ 621 (4.000.000) Có 1521 (4.000.000) Tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ tại phân xưởng : 9) Nợ 154 237.400.000 Có 621 110.000.000 Có 622 73.200.000 Có 627 54.200.000 Chi phí vật liệu chính dở dang cuối kỳ : 2.050.000 + 98.000.000 CPSPDDCK = *800 = 13.800.000 101
  26. 5.000 + 800 Chi phí vật liệu phụ dở dang cuối kỳ : 1.700.000 + 12.000.000 CPSPDDCK = *480 = 1.200.000 5.000 + 800 * 60% Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ : Chi phí NVLTTDDCK = 13.800.000 + 1.200.000 = 15.000.000 Phế liệu thu hồi nhập kho : 8b) Nợ 152 2.150.000 Có 154 2.105.000 Tỏng giá thành nhập kho : Z = 3.750.000 + 237.400.000 – 15.000.000 – 2.150.000 = 224.000.000 Giá thành đơn vị nhập kho : 224.000.000 Zđơn vị = = 44.800 đồng/sản phẩm 5.000 Nhập kho thành phẩm : 8c) Nợ 155 224.000.000 Có 154 224.000.000 Lập phiếu tính giá thành sản phẩm : Chỉ tiêu CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng DDĐK 3.750.000 0 0 3.750.000 PSTK 110.000.000 73.200.000 54.200.000 237.400.000 DDCK 15.000.000 0 0 15.000.000 Phế liệu 2.150.000 0 0 2.150.000 Tổng giá thành 96.600.000 73.200.000 54.200.000 224.000.000 Giá thành đơn vị 19.320 14.640 10.840 44.800 Bài tập số 02 Tại công ty TNHH Hồng Gia Lợi, kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá xuất kho tính theo phương pháp nhập trước xuất trước, kế toan hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Tính hình sản xuất kinh doanh liên quan trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau : Tài liệu 1 : Số dư đầu kỳ của một số tài khoản 102
  27. _ Tào khoản 152 450.000.000 đồng . Tài khoản 1521 ( 4.000 ) kg 400.000.000 đồng . Tài khoản 1522 ( 1.000 ) kg 50.000.000 đồng _ Tài khoản 154 : 75.000.000 đồng . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 59.700.000 đồng . Chi phí vật liệu chính : 50.000.000 đồng . Chi phi vật liệu phụ : 9.700.000 đồng . Chi phí sản xuất chung : 3.000.000 đồng _ Các tài khoản có số dư hợp lý Tài liệu 2 : Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ : 1. Mua một tài sản cố định sử dụng bộ phận sản xuất sản phẩm, có giá mua ghi trên hoá đơn 290.000.000 đồng, thuê GTGT 10%, chưa thanh toán cho khác hàng. Biết rằng tài sản cố định này có tỉ lệ khấu hao là 20%. Chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử được kế toán ghi nhận như sau : _ Xuất 10 kg vật liệu chính để sản xuất thử _ Xuất kho 20 kg vật liệu phụ để sản xuất thử _ Các chi phí phát sinh liên quan đến tài sản cố định này được thanh toán bằng tiền tạm ứng là 5.000.000 đồng. _ Các chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán là 3.000.000 đồng. 2. Nhập kho 1.000 kg vật liệu chính, giá mua chưa thuế 100.000 đồng/kg, thuế GTGT 10%, chưa trả cho tiền người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả hộ cho người bán bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng, thuế GTGT 5% 3. Mua 20 kg vật liệu phụ, giá mua chưa thuế 50.000 đồng/kg, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt, đưa vào sản xuất sản phẩm. 4. Xuất kho 4.000 kg vật liệu chính và 200 kg vật liệu phụ sản xuất sản phẩm. 5. Mua nhiên liệu đưa vào chạy máy sản xuất sản phẩm trị giá 6.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho khách hàng. 6. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 120.000.000 đồng, bộ phận phục vụ sản xuất là 10.000.000 đồng, và bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất là 30.000.000 đồng. 7. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định. Giả sử công ty trích 16% BHXH, 3% BHYT. 1% BHTN, 2% KPCĐ tính vào chi phí và trừ vào lương của người lao động là 6% BHXH, 1.5% BHYT, 1% BHTN. 103
  28. 8. Hợp đồng chi phí sửa chữa nhỏ thuê ngoài phát sinh tại phân xưởng thanh toán bằng tiền mặt là 1.600.000 đồng, thuế GTGT 10%. 9. Mức trích khấu hao tài sản cố định kỳ trước của máy móc thiết bị dùng cho sản xuất 18.800.000 đồng, các tai sản cố định khác phục vụ cho phân xưởng sản xuất là 3.000.000 đồng. 10. Phân xưởng sản xuất sản phẩm báo hỏng một công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 6 kỳ, trị giá ban đầu là 6.000.000 đồng, phế liệu bán thu bằng tiền mặt là 500.000 đồng. 11. Tiền điện nước phải trả cho nhà cung cấp chưa có thuế GTGT cho bộ phận sản xuất sản phẩm 12.000.000 đồng, cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất là 2.000.000 đồng, thuế GTGT 10% 12. Kết quả sản xuất trong kỳ tại phân xưởng, nhập kho 10.000 sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang cuối kỳ là 2.000 sản phẩm, mức độ hoàn thành là là 75%. Biết rằng doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương, vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất. Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm. Lập bảng tính giá thành sản phẩm. Lời giải Mua tài sản cố định : 1a Nợ 241 290.000.000 Nợ 133 29.000.000 Có 331 319.000.000 Chi phí phát sinh : 1b Nợ 241 10.000.000 Có 1521 1.000.000 Có 1522 1.000.000 Có 141 5.000.000 Có 331 3.000.000 Ghi nhận nguyên giá tài sản cố định : 1c Nợ 241 10.000.000 Có 1521 1.000.000 Có 1522 1.000.000 Có 141 5.000.000 Có 331 3.000.000 Ghi nhận nguyên giá tài sản cố định : 104
  29. 1c Nợ 211 300.000.000 Có 241 300.000.000 Nhập kho nguyên liệu chính : 2a Nợ 1521 100.000.000 Nợ 133 10.000.000 Có 331 110.000.000 Chi phí phát sinh : 2b Nợ 331 2.100.000 Có 111 2.100.000 Mua vật liệu phụ : 3 Nợ 621 1.000.000 Nợ 133 100.000 Có 111 1.100.000 Xuất kho nguyên vật liệu : 4 Nợ 621 410.000.000 Có 1521 400.000.000 Có 1522 10.000.000 Mua nhiên liệu cháy máy : 5 Nợ 627 6.500.000 Nợ 133 650.000 Có 331 7.150.000 Tiền lương phải trả : 6 Nợ 622 120.000.000 Nợ 627 40.000.000 Có 334 160.000.000 Các khoản trích theo lương phải trả : 7 Nợ 622 26.400.000 Nợ 627 40.000.000 Nợ 334 13.600.000 Có 338 48.800.000 Chi phí phát sinh : 8 Nợ 627 1.600.000 NỢ 133 160.000 Có 111 1.760.000 105
  30. Mức khấu hao tài sản cố định tăng trong kỳ : 300.000.000 * 20% Mức khấu hao = = 5.000.000 đồng. 12 Mức khấu hao tài sản cố định phai trích kỳ này : Mức khấu hao = 21.800.000 + 5.000.000 = 26.800.000 đồng Trích khấu hao tài sản cố định : 9 Nợ 627 26.800.000 Có 214 26.800.000 Xuất công cụ dụng cụ : 10 Nợ 627 500.000 Nợ 111 500.000 Có 142 1.000.000 Tiền điện, nước chưa thanh toán : 11 Nợ 627 14.000.000 Nợ 133 1.400.000 Có 331 15.400.000 Kết chuyển chi phí sản xuất để tinhs giá thành sản phẩm : 12 Nợ 154 655.600.000 Có 621 411.000.000 Có 622 146.000.000 Có 627 98.200.000 Chi phí nguyên vật liệu chính dở dang cuối kỳ : 50.000.000 + 400.000.000 CPNVLCDDCK = * 2.000 = 75.000.000 đồng 10.000 + 2.000 Chi phí vật liệu phụ dở dang cuối kỳ : 9.700.000 + 11.000.000 CPVLPDDCK = *1.500 = 2.700.000 đồng 10.000 + 2.000 * 75% Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : CPNVLTTDDCK = 75.000.000 + 2.700.000 = 77.700.000 đồng Chi phí nhân công trực tiếp dở dang cuối kỳ : 12.300.000 + 146.400.000 106
  31. CPNCTTDDCK = *1.500 = 20.700.000 đồng 10.000 + 2.000 * 75% Chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ : 3.000.000 + 98.200.000 CPSPDDCK = *1.500 = 13.200.000 đồng 10.000 + 2.000 * 75% Chi phí chế biến dở dang cuối kỳ : Chi phí CBDDCK = 20.700.000 + 13.200.000 = 33.900.000 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ : CPSXDDCK = 77.700.000 + 33.900.000 = 111.600.000 Tổng giá thành nhập kho : Z = 75.000.000 + 655.600.000 – 111.600.000 = 619.000.000 Giá thanh đơn vị nhập kho : 619.000.000 Zđơn vị = = 61.900 đồng/sản phẩm 10.000 Nhập kho thành phẩm : 13 Nợ 155 619.000.000 Có 154 619.000.000 Lập phiếu tính giá thành sản phẩm : Chỉ tiêu CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng DDĐK 59.700.000 12.300.000 3.000.000 75.000.000 PSTK 411.000.000 146.400.000 98.200.000 655.600.000 DDCK 77.700.000 20.700.000 13.200.000 111.600.000 Tổng giá thành 393.000.000 138.000.000 88.000.000 619.000.000 Giá thành đơn vị 39.300 13.800 8.800 61.900 Bài tập số 03 Công ty TNHH An Thái tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá xuất kho tính theo phương pháp nhập trước xuất trước, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khia thường xuyên. Tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau : Tài liệu 1 : Số dư đầu kỳ của một số tài khoản : _ Tài khoản 152 : 59.500.000 đồng . Tài khoản 1521 (5.200 kg) : 52.000.000 đồng 107
  32. . Tài khoản 1522 (1.500 kg) : 7.500.000 đồng _ Tài khoản 154 : 6.792.000 đồng . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 5.962.000 đồng . Chi phí vật liệu chính : 5.000.000 đồng . Chi phí vật liệu phụ : 962.000 đồng . Chi phí nhân công tực tếp : 180.000 đồng . Chi phí sản xuất chung : 650.000 đồng _ Các tài khoản có số dư hợp lý Tài liệu 2 : Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ : 1. Nhập kho 1.000 kg vật liệu chính, giá mua 11.000 đồng/kg, gồm 10% thuế GTGT, chưa trả cho tiên người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả hộ cho người bán bằng tiền mặt là 250.000 đồng, gồm thuế GTGT 5% 2. Nhập kho 100 kg vật liệu phụ, giá mua chưa thuế 5.000 đồng/kg, thuế GTGT 10%, trả bằng tền mặt. 3. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình thuoc vốn chủ sở hữu dùng ở phân xưởng sản xuất có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm và thuê lại theo hình thức thuê hoạt động trong 2 năm, nguyên giá 186.000.000 đồng, giá bán chưa thuế GTGT là 92.000.000 đồng,thuế GTGT 10% đã thu hết bằng chuyển khoản, biết rằng giá cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ này là 80.000.000 đồng và giá thuê lại cũng cao hơn giá thuê trên thị trường. Doanh nghiệp đã chi tiền mặt ký cược 10.000.000 đồng và trả tước 5 kỳ tiền thuê theo yêu cầu của bên cho thuê lại, doanh nghiệp đã nhận hoá đơn là 13.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, biết rằng chi phí thuê được phân bổ bắt đầu từ kỳ này. 4. Xuất kho 4.000 kg vật liệu chính và 200 kg vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm. 5. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 40.000.000 đồng, bộ phận phục vụ sản xuất là 2.000.000 đồng, bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất là 18.000.000 đồng. Doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch là 1.000.000 đồng. 6. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định. Giả sử công ty trích 16% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN, 2% KPCĐ tính vào chi phí và trừ vào lương của người lao động là 6% BHXH,1.5 BHYT, 1% BHTN. 7. Mức trích khấu hao tài sản cố định kỳ trước của máy móc thiết bị dùng cho sản xuất sản phẩm là 5.000.000 đồng, các tài sản cố định khác phục vụ cho phân xưởng sản xuất là 2.400.000 đồng. 108
  33. 8. Vật liệu chính thừa nhập lại kho 100 kg, vật liệu phụ thừa nhập kho là 20kg. Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nhập kho là 598.000 đồng. 9. Tiền điện nước phải trả cho nhà cung cấp chưa thuế GTGT phân bổ cho bộ phận sản xuất sản phẩm là 12.000.000 đồng, cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất là 3.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. 10. Cuối kỳ phân xưởng nhập kho 2.300 sản phẩm hoàn thành và 200 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thanh là 75%. Biết rằng doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương, vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất. Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm. Lập bảng tính giá thành sản phẩm. Lời giải Nhập kho nguyên liệu chính : 1a Nợ 152 10.000.000 Nợ 133 1.000.000 Có 331 11.000.000 Chi phí phát sinh : 1b Nợ 331 250.000 Có 111 250.000 Mua vật liệu phụ : 2 Nợ 1522 500.000 Nợ 133 50.000 Có 111 550.000 Nhượng bán tài sản cố định : 3a Nợ 214 100.000.000 Nợ 811 86.000.000 Có 211 186.000.000 Thu nhập do nhượng bán tài sản cố định : 3b Nợ 112 101.200.000 Có 711 80.000.000 Có 3387 12.000.000 Có 3331 9.200.000 Chi tiền mặt ký cược : 3c Nợ 244 10.000.000 109
  34. CÓ 111 10.000.000 Trả trước tiền thuê : 3d Nợ 1421 13.500.000 Nợ 133 1.350.000 Có 111 14.850.000 Phân bổ chi phí : 3e Nợ 627 2.700.000 Có 1421 2.700.000 Giảm chi phí : 3f Nợ 3387 500.000 Có 627 500.000 Nợ 001 92.000.000 Giải thích : 12.000.000/24 = 500.000 Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm : 4 Nợ 621 41.000.000 Có 1521 40.000.000 Có 1522 1.000.000 Tiền lương phải trả : 5a Nợ 622 40.000.000 Nợ 627 20.000.000 Có 334 60.000.000 Trích trước tiền lương nghỉ phép : 5b Nợ 622 1.000.000 Có 335 1.000.000 Khi nào thực chi tiền lương nghỉ phép thì doanh nghiệp mới trích các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương phải trả : 6 Nợ 622 8.800.000 Nợ 627 4.400.000 Nợ 334 5.100.000 Có 338 18.300.000 Mức khấu hao tài sản cố định giảm trong kỳ : 186.000.000 Mức khấu hao = = 3.100.000 đồng 110
  35. 5*12 Mức khấu hao tài sản cố định phải trích từ kỳ này : Mức khấu hao = 7.400.000 – 3.100.000 = 4.300.000 đồng Trích khấu hao tài sản cố định : 7 Nợ 627 4.300.000 Có 214 4.300.000 4.900 – 600 = 4.300 Vật liệu thừa nhập lại kho : 8 Nợ 1521 1.000.000 Nợ 1522 100.000 Có 621 1.100.000 Chi phí phát sinh : 9 Nơ 627 15.000.000 Nợ 133 1.500.000 Có 331 16.500.000 Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm : 10 Nợ 154 135.600.000 Có 621 39.900.000 Có 622 49.800.000 Có 627 45.900.000 Chi phí nguyên vật liệu chính dở dang cuối kỳ : 5.000.000 + 39.000.000 CPNVLCDDCK = *200 = 3.520.000 đồng 2.300 + 200 Chi phí nguyên vật liệu phụ dở dang cuối kỳ : 962.000 + 900.000 CPNVLPDDCK = *150 = 114.000 đồng 2.300 + 200 * 75% Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CPNVLTTDDCK = 3.520.000 + 114.000 = 3.634.000 đồng Chi phí nhân công trực tiếp dở dang cuối kỳ : 180.000 + 49.800.000 CPNCTTDDCK = * 150 = 3.060.000 đồng. 2.300 + 200 * 75% 111
  36. Chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ : 650.000 + 45.900.000 CPSXCDDCK = * 150 = 2.850.000 đồng. 2.300 + 200 * 75% Chi phí chế biến dở dang cuối kỳ: CPCBĐCK = 3.060.000 + 2.850.000 = 5.910.000 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ : CPSXDDCK = 3.634.000 + 5.910.000 = 9.544.000 Phế liệu thu hồi nhập kho : 11) Nợ 152 598.000 Có 154 598.000 Tổng giá thành nhập kho : Z = 6.792.000 + 135.600.000 - 9.544.000 – 598.000 = 132.250.000 Giá thành đơn vị nhập kho : 132.250.000 Zđơn vị = = 57.500 đồng/sản phẩm. 2.300 Nhập kho thành phẩm : 12) Nợ 155 132.250.000 Có 154 132.250.000 Lập phiếu tính giá thành sản phẩm : Chỉ tiêu CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng DDĐK 5.962.000 180.000 650.000 6.792.000 PSTK 39.900.000 49.800.000 45.900.000 135.600.000 DDCK 3.634.000 3.060.000 2.850.000 9.544.000 Phế liệu 598.000 Tổng giá thành 41.630.000 46.920.000 43.700.000 132.250.000 Giá thành đơn vị 18.100 20.400 19.000 57.5000 112
  37. BÀI TẬP TỰ GIẢI Công ty TNHH Anh Bằng kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước, có các số liệu liên quan trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau : Tài liệu 1 : Số dư đầu kỳ của một số tài khoản : _ Tài khoản 154 : 13.000.000 đồng _ Tài khoản 155 : 75.000.000 đồng Tài liệu 2 : Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh liên quan như sau : 1. Xuất kho vật liệu chính là 180.000.000 đồng, xuất kho vật liệu phụ 47.000.000 đồng dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm, xuất kho nhiên liệu sử dụng cho bô phận sản xuất 20.000.000 đồng 2. Mua một lô vật liệu phụ trị giá 16.500.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT, thanh toán bằng chuyển khoản. Vật liệu phụ mua về giao cho phân xưởng sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm. 3. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 40.000.000 đồng, cho nhân viên quản lý phân xưởng là 20.000.000 đồng. Giả sử công ty trích 16% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN và 2% KPCĐ tính vào chi phí và trừ vào lương của người lao động là 6% BHXH, 1.5% BHYT, 1% BHTN. 4. Xuất kho công cụ dụng cụ tại phân xưởng thuộc loại phân bổ 1 lần có trị giá xuất kho ban đầu là 4.000.000 đồng 5. Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng tại phân xưởng theo số lượng sản phẩm, mức khâu hao cho mỗi đươn vị sản phẩm là 10.000 đồng 6. Chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng 19.800.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng tiền mặt 7. Nhập lại kho vật liệu phụ thừa cuối kỳ là 2.000.000 đồng 8. Báo cáo cuối kỳ của phân xưởng sản xuất như sau : _ Cuối kỳ nhập lại kho 1.000 thành phâm _ Số lượng sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ la 100, công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ ngay từ đâu quá trình sản xuất Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng tính giá thành, giá thành đươn vị sản phẩm. 113
  38. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu phương pháp xác định giá thành sản phẩm? 2. Trình bày chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lương? 3. Nêu cách tính giá thành sản phẩm ở các loại hình doanh nghiệp chủ yếu? 114
  39. BÀI 4. THỰC HÀNH ỨNG DỤNG Mục tiêu: - Định khoản kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; - Lập được chứng từ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; - Ghi được sổ kế toán chi tiết phân hệ kế toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; - Ghi được sổ kế toán tổng hợp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; - Thực hiện được kế toán phân hệ kế toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên phần mềm kế toán doanh nghiệp; Nội dung: 1. Lập chứng từ kế toán Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu. Trong kì, Công ty Lòng Tin có số liệu về chi phí sản xuất như sau: • Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là: 1.000; • Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng là 16.000, trong đó chi phí nguyên vật liệu chính là 12.000, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 12.600; • Cuối kì hoàn thành nhập kho 1.600 sản phẩm, sản phẩm dở dang là 400 sản phẩm, mức độ hoàn thành đạt 60%. - Lập được chứng từ kế toán vật liệu, dụng cụ - Lập được chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Lập được chứng từ kế toán chi phí sản xuất, lập được thẻ giá thành 2.2. Ghi sổ kế toán chi tiết Trên giao diện Thiết lập tham số báo cáo Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng, chương trình bổ sung tích chọn Cộng gộp theo chứng từ. Trường hợp người dùng tích chọn Cộng gộp theo chứng từ: Số liệu báo cáo sẽ hiển thị theo chứng từ và từng đối tượng được lựa chọn trên tham số báo cáo: 115
  40. o o Giao diện báo cáo hiển thị như sau: 116
  41. Trường hợp không tích chọn Cộng gộp theo chứng từ: o Số liệu báo cáo hiển thị mỗi dòng trên chứng từ là một dòng trên báo cáo. 117
  42. o o Giao diện báo cáo hiển thị như sau: 118
  43. 2.2.1 Ghi sổ chi tiết phân hệ kế toán vật liệu dụng cụ 2.2.2 Ghi sổ chi tiết kế toán tiền lương 2.2.3 Ghi sổ chi tiết kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.3. Ghi sổ kế toán tổng hợp Lập chứng từ ghi sổ từ bảng tổng hợp chứng từ cùng loại 1. Sau khi lập Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại, Vào nghiệp vụ Tổng hợp, chọn Chứng từ ghi sổ\Lập chứng từ ghi sổ. 2. Nhập thông tin Diễn giải. 3. Nhập Ngày, Số chứng từ ghi sổ. 4. Tích chọn Cách lập là Lập từ bảng tổng hợp chứng từ cùng loại. 5. Nhấn Chọn chứng từ. • Chọn Khoảng thời gian. • Nhấn Liệt kê. • Tích chọn chứng từ trên danh sách kết quả hoặc tích chọn vào ô bên cạnh Loại chứng từ để chọn tất cả. 119
  44. • Nhấn Đồng ý. 6. Nếu không muốn chọn chứng từ nào trên danh sách liệt kê chứng từ, anh/chị chọn chứng từ trên danh sách, nhấn Loại bỏ chứng từ. 120
  45. Phần mềm hiển thị thông báo "Bạn có muốn loại bỏ chứng từ không?". Nhấn Có để xác nhận loại bỏ chứng từ, nhấn Không để giữ nguyên chứng từ trên danh sách. 7. Nhấn In, chọn in mẫu: • S02a-H: Chứng từ ghi sổ. • Chứng từ ghi sổ. 121
  46. Lập chứng từ ghi sổ từ chứng từ gốc 1. Vào nghiệp vụ Tổng hợp, chọn Chứng từ ghi sổ\Lập chứng từ ghi sổ. 2. Nhập thông tin Diễn giải. 3. Nhập Ngày, Số chứng từ ghi sổ. 4. Tích chọn Cách lập là Lập từ chứng từ gốc 5. Nhấn Chọn chứng từ. • Chọn Khoảng thời gian. • Nhấn Liệt kê. • Tích chọn chứng từ trên danh sách kết quả hoặc tích chọn vào ô bên cạnh Loại chứng từ để chọn tất cả. 122
  47. • Nhấn Đồng ý. 6. Nếu không muốn chọn chứng từ nào trên danh sách liệt kê chứng từ, anh/chị chọn chứng từ trên danh sách, nhấn Loại bỏ chứng từ. 123
  48. Phần mềm hiển thị thông báo "Bạn có muốn loại bỏ chứng từ không?". Nhấn Có để xác nhận loại bỏ chứng từ, nhấn Không để giữ nguyên chứng từ trên danh sách. 7. Nhấn In, chọn in mẫu: • S02a-H: Chứng từ ghi sổ. • Chứng từ ghi sổ. 124
  49. 2.3.1. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức nhật ký sổ cái 2.3.2. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức nhật ký chung 2.3.3. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức chứng từ ghi sổ 2.3.4. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức nhật ký chứng từ 2.4. Ứng dụng kế toán trên phần mềm kế toán doanh nghiệp - Nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán theo từng phân hệ kế toán vật tư hàng hóa - Nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán theo từng phân hệ kế toán tiền lương - Nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán theo từng phân hệ kế toán chi phía sản xuất và giá thành sản phẩn - Thực hiện được các bút toán kết chuyển - Xem và in được các chứng từ sổ kế toán 125
  50. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Định các khoản kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm? 2. Thực hành Lập chứng từ kế toán? 3. Thực hành Ghi sổ kế toán chi tiết? 4. Thực hành Ghi sổ kế toán tổng hợp? 126
  51. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1, NXB Tài chính - Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2, NXB Tài chính - PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - GS.TS. Ngô Thế Chí, TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài chính - Giáo trình kế toán thương mại, NXB Thống kê, giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp thương mại, NXB Tài chính. - TS. Nguyễn Phú Giang, Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính, NXB tài chính, 2010. - Học viện tài chính, Kế toán tài chính, NXB tài chính - Chuẩn mực kế toán, các thông tư điều chỉnh bổ sung kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính ban hành. - Các tài liệu sách, báo về kế toán, kiểm toán, tài chính 127