Giáo trình Kế toán tài chính (Phần 2)

pdf 96 trang cucquyet12 3710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán tài chính (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_tai_chinh_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kế toán tài chính (Phần 2)

  1. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm. Tài sản cố định là những tư liệu lao động được sử dụng trong doanh nghiệp có giá trị cao và thời gian sử dụng lâu dài. Theo quy định hiện hành, mọi tư liệu lao động là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định nào đó, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định (hữu hình): – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. – Nguyên giá phải được xác định một cách tin cậy. – Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. – Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Ngoài ra, đối với các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động của mình, thỏa mãn đủ 4 tiêu chuẩn nói trên, nhưng không hình thành tài sản hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. 1.2 Đặc điểm của TSCĐ: Nhận biết đặc điểm của TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý tài sản cố định. Trong quá trình tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp, tài sản cố định có những đặc điểm sau đây: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nếu là TSCĐ hữu hình thì không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. Giá trị TSCĐ bị giảm dần trong quá trình sử dụng do sự phát sinh hao mòn, và được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ. TSCĐ phải trải qua rất nhiều chu kỳ tái sản xuất kinh doanh mới hoàn thành đủ một vòng quay của số vốn ban đầu ứng ra mua sắm nó. Từ các đặc điểm này, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ TSCĐ cả về mặt giá trị và hiện vật. – Về giá trị, phải quản lý chặt chẽ nguyên giá, tình hình hao mòn, giá trị còn lại cũng như việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất tài sản cố định trong doanh nghiệp. – Về hiện vật, phải quản lý chặt chẽ số lượng, tình hình biến động TSCĐ, hiện trạng 74
  2. kỹ thuật cũng như tình hình bảo quản, sử dụng tài sản cố định ở từng nơi sử dụng. 1.3 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ. Do là tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên chú trọng việc đổi mới, hiện đại hóa và tăng nhanh số lượng tài sản cố định, điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý tài sản cố định. Để đáp ứng yêu cầu này, kế toán tài sản cố định phải thức hiện các nhiệm vụ sau đây: – Tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các loại sổ cần thiết để hạch toán tài sản cố định theo đúng quy định của chế độ; Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có; tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong doanh nghiệp và từng nơi sử dụng; kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định. – Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng; Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao TSCĐ. – Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí đã phát sinh thực tế cho công việc sửa chữa này vào chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng sử dụng tài sản cố định; Kiểm tra ngăn ngừa tiêu cực phát sinh trong quá trình sửa chữa bằng cách kê thêm chi phí so với kế hoạch và dự toán. – Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước; Lập các báo cáo về tài sản cố định, phân tích tình hình trang bị, huy động sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc đầu tư và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. 1.4 Phân loại TSCĐ. Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại lại có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau,công dụng và thời hạn sử dụng khác nhau, sử dụng vào những mục đích khác nhau ; do đó, để thuận tiện cho việc quanû lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định, doanh nghiệp phải tiến hành phân loại TSCĐ. Phân loại tài sản cố định là sắp xếp tài sản cố định thành từng loại, từng nhóm khác nhau theo một tiêu thức phân loại được lực chọn nào đó. Trong công tác kế toán, tài sản cố định thường được các doanh nghiệp phân loại theo các cách sau đây: a) Phân loại theo hình thái vật chất và công dụng kinh tế:  Tài sản cố định hữu hình: bao gồm Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị;Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; và TSCĐ hữu hình khác.  Tài sản cố định vô hình: bao gồm Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy tính; Giấy phép, giấy phép nhượng quyền; Tài sản cố định vô hình khác. b) Phân loại theo mục đích sử dụng:  TSCĐ đang dùng  TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng  TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước 75
  3. c) Phân loại theo quyền quản lý sử dụng:  TSCĐ thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp: bao gồm: TSCĐ do chủ sở hữu góp vốn hay hình thành từ nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. TSCĐ nhận góp liên doanh TSCĐ hình thành từ nguồn vốn đi vay TSCĐ hình thành dưới hình thức thuê vốn (thuê tài chánh). Một TSCĐ được coi là thuê tài chánh nếu hợp đồng thuê ký với Cty cho thuê tài chánh thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện sau đây: + Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu của tài sản thuê hay được tiếp tục thuê theo thỏa thuận của 2 bên. + Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm mua lại. + Thời hạn cho thuê 1 loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. + Tổng số tiền thuê 1 loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.  TSCĐ thuê hoạt động: Là tài sản đi thuê không thỏa mãn các điều kiện cần có của TSCĐ thuê tài chánh. 1.5 Đánh giá TSCĐ. Đánh giá tài sản cố định là công việc biểu hiện thành tiền giá trị của tài sản cố định theo nguyên tắc nhất định. Trong công tác hạch toán kế toán, TSCĐ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu Nguyên giá tài sản cố định và Giá trị còn lại của tài sản cố định. a) Nguyên giá: Là giá thực tế hình thành TSCĐ, tức là toàn bộ các chi phí thực phát sinh cho việc hình thành và đưa tài sản cố định vào sử dụng (nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tài sản được mua về để dùng sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì nguyên giá không có thuế GTGT; các trường hợp khác nguyên giá bao gồm cả thuế GTGT phát sinh trong quá trình mua, nhập hay lắp đặt TSCĐ). Xác định trong một số trường hợp cụ thể như sau: + Đối với TSCĐ mua sắm (mới, cũ): Giá mua (trừ Các khoản thuế Chi phí liên quan trực các khoản (không bao tiếp đưa TS vào sử Nguyên + = chiết khấu gồm các + dụng (Chi phí vận giá thương khoản thuế chuyển, lắp đặt, chạy mại, giảm được hoàn thử ) 76
  4. giá) lại) + Đối với TSCĐ hình thành thông qua hoạt động XDCB (tự làm hay thuê ngoài): Giá quyết toán Các chi phí khác phát sinh cho đến lúc Nguyên = công trình + TSCĐ được đưa vào sử dụng chính giá XDCB thức Trường hợp công trình XDCB hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán giá trị công trình thì doanh nghiệp tạm ghi tăng TSCĐ theo giá tạm tính để trích khấu hao, sau khi nghiệm thu, bàn giao quyết toán giá trị công trình sẽ tiến hành điều chỉnh giá trị tài sản cố định theo giá trị quyết toán. + Đối với TSCĐ được cấp phát: Nguyên giá được xác định theo 1 trong 2 cách sau đây: GTCL Các chi phí phát sinh cho Nguyên trên sổ đến lúc TSCĐ được = + giá của đơn đưa vào sử dụng chính vị cấp thức Hoặc: Giá trị theo đánh Các chi phí phát sinh Nguyên giá thực tế của cho đến lúc TSCĐ = + giá Hội đồng giao được đưa vào sử nhận dụng chính thức + Đối với TSCĐ điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Trường hợp tài sản cố định được điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp thì nguyên giá là nguyên giá phản ánh ở đơn vị chuyển TSCĐ phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị này không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. + Đối với TSCĐ được cho, được biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh,nhận lại vốn góp liên doanh, TSCĐ phát hiện thừa, Giá trị theo Các chi phí phát Nguyên = đánh giá thực + sinh cho đến lúc giá tế của Hội TSCĐ được đưa 77
  5. đồng giao vào sử dụng nhận chính thức + Đối với TSCĐ thuê tài chánh: Nguyên giá TSCĐ phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản,, bao gồm: giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trang, lắp đặt, chạy thử . trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. Phần chênh lệch giữa tiền thuê tài sản cố định phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá tài sản cố định đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê tài chánh. + Đối với TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần mà không còn hoá đơn thì nguyên giá TSCĐ là giá trị hợp lý cho DN tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh hoặc do Hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo qui định của pháp luật. + Đối với quyền sử dụng đất (TK 2131): là toàn bộ các chi phí thực tế chi ra có liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có), ; lưu ý là không được bao gồm các chi phí chi cho việc xây dựng các công trình trên đất. Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm (hoặc định kỳ) thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong (các) kỳ, không đưa vào nguyên giá của tài sản cố định. b) Giá trị còn lại của TSCĐ: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế Chú ý: Sau khi đã được ghi nhận trên sổ kế toán của doanh nghiệp, nguyên giá của TSCĐ (đồng thời kể cả giá trị còn lại của tài sản cố định) chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau đây: – Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước. – Xây lắp, trang bị thêm, thay đổi , cải tiến bộ phậnD9 hay tháo dỡ bớt một số chi tiết, bộ phận của tài sản cố định. Khi thay đổi nguyên giá của TSCĐ, DN phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo qui định hiện hành 2. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do các nguyên nhân khác nhau mà TSCĐ của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm xuống; các nguyên nhân này bao gồm mua sắm thêm, nhận cấp phát hoặc điều chuyển từ nơi khác đến, xây dựng cơ bản bằng cách tự làm hay thuê ngoài, thanh lý, nhượng bán, chuyển đi nơi khác, Trong mọi trường hợp, khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ, doanh nghiệp phải lập các chứng từ để ghi nhận việc tăng giảm này theo đúng các quy định của Nhà nước về chế độ ghi chép ban đầu và thực hiện hạch toán trên các sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp theo quy định của chế độ kế toán. 78
  6. 2.1 Chứng từ sử dụng. ( xem Phụ lục 01) Khi phát sinh các trường hợp làm tăng hay giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp, kế toán (hoặc các bộ phận có liên quan) phải lập các chứng từ sau đây để làm cơ sở pháp lý cho công việc kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp tài sản cố định về sau này: Biên bản giao - nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ) : nhăm xác nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, theo hợp đồng góp vốn, . Không sử dụng biên bản này trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc thừa, thiếu khi kiểm ke.â Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 03-TSCĐ): lập khi giảm TSCĐ do thanh lý Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 04-TSCĐ): dùng để xác định khoản chênh lệch do đánh lại TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ): dùng xác nhận số lượng , giá trị TSCĐ hiện có, thừa thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý TSCĐ & làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất. 2.2 Kế toán chi tiết. 2.2.1 Sổ sách sử dụng: Để kế toán chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định, kế toán cần mở các sổ chi tiết sau đây ( xem Phụ lục 02): Thẻ TSCĐ (S23- DN ): là loại sổ tờ rời, được mở cho từng TSCĐ phát sinh tăng trong kỳ, trong đó có các nội dung chủ yếu: tên TSCĐ, số hiệu TSCĐ (do kế toán đánh), nước sản xuất, năm sản xuất, nơi sử dụng, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, theo dõi giá trị hao mòn, tình hình sửa chữa, lắp đặt thêm, tháo dỡ bớt, Sổ TSCĐ (S24 - DN ): dùng để đăng ký . theo dõi & quản lý chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm TSCĐ. Các chỉ tiêu phản ánh trong sổ tương tự như các chỉ tiêu phản ánh trên Thẻ TSCĐ, và mỗi thẻ TSCĐ sau khi lập xong được ghi thành 1 dòng trên sổ TSCĐ. Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ tại nơi sử dụng(S22- DN ): Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ & công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản & dụng cụ đã được cấp cho các phòng ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. 2.2.2 Trình tự hạch toán: a) Đối với trường hợp tăng TSCĐ: Căn cứ vào các chứng từ ban đầu có liên quan đến việc tăng TSCĐ (Hóa đơn, Quyết định điều động TSCĐ, vv ), doanh nghiệp cùng với người giao tài sản lập Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ), biên bản này được lập cho từng đối tượng TSCĐ; Đối với những TSCĐ cùng loại, cùng giao – nhận một lần từ một người giao thì có thể lập chung một biên bản giao nhận và sau đó sao lục cho mỗi đối tượng TSCĐ một bản để lưu hồ sơ riêng cho từng đối tượng. Biên bản giao – nhận TSCĐ sau khi được Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt sẽ được chuyển về Phòng kế toán của doanh nghiệp cùng với lý lịch và các tài liệu gốc khác của TSCĐ; nhân viên làm công tác kế toán TSCĐ kiểm tra lại nội dung của các chứng từ, văn bản và lưu thành một bộ hồ sơ gốc của TSCĐ để làm căn cứ quản lý tài sản cũng như tổ 79
  7. chức công tác kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp TSCĐ về sau này. Sau đó, căn cứ vào bộ hồ sơ gốc này để lập Thẻ TSCĐ (mẩu S23-DN), đánh số ký hiệu cho TSCĐ để ghi nhận vào Thẻ. Thẻ TSCĐ được mở cho từng đối tượng tài sản riêng biệt, đối với nhưng TSCĐ cùng loại, có giá trị không quá lớn, số lượng nhiều, cùng nhận trong cùng một thời điểm và cùng xuất cho một đơn vị sử dụng thì có thể mở chung một Thẻ TSCĐ, nhưng trong thẻ phải kê khai rõ tên và số hiệu của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ lập thành một bản và được cất giữ ở Phòng kế toán, sắp xếp thành từng nhóm theo đơn vị sử dụng TSCĐ và theo số ký hiệu của TSCĐ để theo dõi, ghi chép những diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ (Tình hình trích khấu hao, tình hình đình chỉ hoạt động, vv ). Thẻ TSCĐ sau khi lập xong được đăng ký vào Sổ TSCĐ. b) Đối với trường hợp giảm TSCĐ: Theo quy định hiện hành, trường hợp giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng để đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản. Đối với DN Nhà nước, tài sản cố định đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai, tài sản cố định thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, hủy phải tổ chức Hội đồng thanh lý do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc giảm TSCĐ (Biên bản Bán đấu giá, Hợp đồng nhượng bán TSCĐ, Quyết định thanh lý TSCĐ, Quyết định điều chuyển TSCĐ, vv ), doanh nghiệp lập Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ) , Hóa đơn bán TSCĐ, (đối với trường hợp nhượng bán TSCĐ) hoặc Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 02-TSCĐ) (đối với trường hợp thanh lý TSCĐ). Từ các chứng từ này, kế toán hoàn tất việc ghi chép trên thẻ TSCĐ (theo các nội dung “Ghi giảm TSCĐ ngày tháng . năm .; Lý do giảm .) và xóa sổ TSCĐ trên Sổ TSCĐ. Bieân baûn giao-nhaän TSCÑ Baùo caùo taêng Theû TSCÑ Soå TSCÑ giaûm TSCÑ Bieân baûn thanh lyù TSCÑ Ghi haøng ngaøy Ghi cuoái thaùng 2.3 Kế toán tổng hợp. 2.3.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. Kết cấu chung của các tài khoản này như sau: Tài khoản 211, 213 – Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ – Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ – Điều chỉnh tăng nguyên giá – Điều chỉnh giảm nguyên giá 80
  8. Số dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có ở DN 2.3.2 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ: a) Trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm (mới, cũ) – Nếu TSCĐ mua về được đưa ngay vào sử dụng: Nợ TK 211, 213 Nguyên giá Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và TSCĐ mua bằng hóa đơn GTGT) Có TK 111, 112, 331, 311, 341, Tổng giá thanh toán Chú ý: Trong mọi trường hợp ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán phải quan tâm đến việc TSCĐ đó được hình thành từ nguồn nào để có có cách xử lý cho phù hợp. Nếu TSCĐ tăng từ nguồn vốn chủ sở hữu thì bên cạnh các bút toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán phải lập các bút toán chuyển nguồn đồng thời sau đây: – Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn XDCB,ø quỹ đầu tư phát triển, hay quỹ phúc lợi để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 441,414: số tiền đã đầu tư vào TSCĐ Có TK 411: số tiền đã đầu tư vào TSCĐ – Nếu TSCĐ được đầu tư từ quỹ phúc lợi để dùng cho hoạt động phúc lợi: Nợ TK 211 Tổng giá thanh toán Có TK 111,112, 331 Tổng giá thanh toán Đồng thời: Nợ TK 353 (2) : số tiền đã đầu tư vào TSCĐ Có TK 353 (3) : số tiền đã đầu tư vào TSCĐ TK 111,112,331,311,341 TK 211 Giaù mua + chi phí TK 133 Thueá GTGT Ví dụ: Doanh nghiệp mua về một máy lọc nước để sử dụng tại phân xưởng sản xuất với giá mua là 16.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng là 1.600.000 đồng, chưa trả tiền. Nợ TK.211: 16.000.000 Nợ TK.133: 1.600.000 Có TK 331: 17.600.000 – Nếu TSCĐ mua về phải qua giai đoạn lắp đặt, chạy thử, trước khi đưa vào sử dụng chính thức: Khi mua TSCĐ: Nợ TK 241(1) Giá mua + chi phí vận chuyển, bốc dỡ Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn GTGT) 81
  9. Có TK 111, 112, 331, 311, 341, Khi phát sinh các chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ: Nợ TK 241(1) Chi phí lắp đặt, chạy thử, Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn GTGT) Có TK 111, 112, 331, 311, 341, Có TK 152,153,334, Sau đó, khi TSCĐ được bàn giao chính thức đưa vào sử dụng: Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ Có TK 241(1) 152, 153, 334, 241 (1) 211 Nguyeân giaù (Giaù mua + caùc chi phí laép ñaët, chaïy thöû vaø caùc chi phí khaùc phaùt sinh, neáu coù) 111,112,331,341, 133 Ví dụ: Có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: 1. Theo kế hoạch sử dụng Quỹ đầu tư phát triển, doanh nghiệp quyết định mua về một máy mớiù vớiù giá 70.000.000 đồng, thuế GTGT là 3.500.000 đồng, đa thanh toán bằng TGNH . 2. Chi phí bốc dỡ, vận chuyển TSCĐ này về doanh nghiệp là 400.000 đồng, thuế GTGT là 40.000 đồng bằng tiền tạm ứng. 3. Các chi phí phát sinh cho việc lắp đặt và chạy thử TSCĐ như sau: vật liệu 250.000 đồng; Tiền công thuê ngoài thực hiện lắp đặt 300.000 đồng (có hóa đơn bán hàng) đã trả bằng tiền mặt. 4. Sau đó, TSCĐ này đã được chính thức bàn giao cho bộ phận sử dụng. Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ và chuyển nguồn quỹ đầu tư phát triển sang nguồn vốn kinh doanh. 1. Nợ TK241 (1) : 70.000.000 Nợ TK133 : 3.500.000 Có TK 112 : 73.500.000 2. Nợ TK241 (1) : 400.000 Nợ TK133 : 40.000 Có TK141 : 440.000 3. a. Nợ TK241 (1) : 250.000 82
  10. Có TK 152 : 250.000 3. b. Nợ TK241 (1) : 300.000 Có TK111 : 300.000 4. a. Nợ TK 211 : 70.950.000 Có TK 241 (1) : 70.950.000 4. b. Nợ TK 414 : 70.950.000 Có TK 411 : 70.950.000 b) Trường hợp TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản (tự làm hay thuê ngoài) Khi phát sinh các chi phí XDCB: Nợ TK 241(2) Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn GTGT) Có TK 111, 112, 331, 311, 341, Có TK 152,153,334, Sau đó, khi công trình XDCB được bàn giao chính thức đưa vào sử dụng: Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ Có TK 241(2) 152, 153, 334, 241 (2) 211 Chi phí XDCB phaùt sinh Nguyeân giaù (Giaù quyeát toaùn coâng trình XDCB vaø caùc chi phí khaùc phaùt sinh, neáu coù) 111,112,331,341, 133 c) Trường hợp tăng TSCĐ do được cấp phát, do các chủ sở hữu góp vốn bằng TSCĐ, hay do nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ: Nợ TK 211, 213 Có TK 411 d) Trường hợp tăng TSCĐ do được biếu tặng Nợ TK 211, 213 Nguyên giá Có TK 711 e) Trường hợp tăng TSCĐ do tự chế Nợ 632 Có 155: giá thành SP tự SX chuyển thành TSCĐ 83
  11. Có 154: giá thành SP tự SX đưa vào sử dụng ngay Đồng thời , ghi tăng TSCĐ: Nợ 211 : giá thành SP tự SX chuyển thành TSCĐ Có 512: giá thành SP tự SX chuyển thành TSCĐ f) Trường hợp tăng TSCĐ do nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ: Nợ TK 211, 213 Có TK 222, 223 4.2.3.3 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ: a) Trường hợp giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý Về nguyên tắc, hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ được xếp vào nhóm hoạt động khác của doanh nghiệp, do đó các khoản chi phí và thu nhập phát sinh trong quá trình nhượng bán, thanh lý tài sản được kế toán tập hợp trên các tài khoản 811 và 711. Các bút toán cụ thể như sau: – Khi phát sinh các chi phí về nhượng bán, thanh lý TSCĐ Nợ TK 811 Chi phi Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ) Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 334 – Khi phát sinh các khoản thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 333 (11) Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) Có TK 711 – Khi hoàn tất việc nhượng bán, thanh lý, kế toán xóa sổ TSCĐ Nợ TK 214 Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ Nợ TK 811 Giá trị còn lại của TSCĐ (nếu TSCĐ chưa trích hết khấu hao) Có TK 211, 213 Nguyên giá TSCĐ 84
  12. 211 214 911 711 131, Nguyên H. mòn giá TSCĐ Thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ 152,334, 811 Giá trị Cuối kỳ kết chuyển Cuối kỳ kết chuyển còn lại để xác định kết quả để xác định kết quả Chi phí thanh lý 111,112,331, 333 (11) Thuế GTGT Chi phí đầu ra nhượng bán 133 Thuế GTGT đầu vào Ví dụ: Đơn vị quyết định đưa ra thanh lý 1 TSCĐ đang sử dụng tại phân xưởng sản xuất bị hư hỏng do không chấp hành đúng quy trình bảo dưỡng, nguyên giá 25.000.000 đồng, đã khấu hao 18.000.000 đồng, với các chi phí thanh lý như sau: Vật liệu 200.000 Tiền công tháo dỡ phải trả bên ngoài 480.000 Chi phí khác bằng tiền mặt 120.000 Phần xác máy bán được là 1.500.000 đồng, thuế GTGT là 150.000 đồng đã thu bằng tiền mặt 1.650.000 đồng. Hội đồng kỷ luật quyết định buộc bộ phận sử dụng phải bồi thường 2.000.000 đồng, trừ lương trong 2 tháng kể từ tháng này. 1. Nợ TK811 : 800.000 Có TK152 : 200.000 Có TK 331 : 480.000 Có TK.111 : 120.000 2. Nợ TK 214 : 18.000.000 Nợ TK 811 : 7.000.000 Có TK211 : 25.000.000 3. Nợ TK 111 : 1.650.000 Có TK 711 : 1.500.000 Có TK333 (11) : 150.000 85
  13. 4. a. Nợ TK 138 (8) : 2.000.000 Có TK 711 : 2.000.000 4. b. Nợ TK 334 : 1.000.000 Có TK 138 (8) : 1.000.000 b) Trường hợp giảm TSCĐ do đưa đi góp vốn liên doanh: Hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được xếp vào nhóm hoạt động tài chánh của doanh nghiệp, do đó các khoản chi phí và thu nhập phát sinh trong quá trình liên doanh được kế toán tập hợp trên các tài khoản 635 và 515. Các bút toán cụ thể như sau – Nếu giá trị vốn góp do liên doanh xác định thấp hơn GTCL của TSCĐ đưa đi liên doanh: Nợ TK 222 Giá trị vốn góp do liên doanh xác định Nợ TK 811 Chênh lệch giảm Nợ TK 214 Giá trị hao mòn lũy kế Có TK 211, 213 Nguyên giá – Nếu giá trị vốn góp do liên doanh xác định lớn hơn GTCL của TSCĐ đưa đi liên doanh: Nợ TK 222 Giá trị vốn góp do liên doanh xác định Nợ TK 214 Giá trị hao mòn lũy kế Có TK 211, 213 Nguyên giá Có TK 711, 3387: Chênh lệch tăng – Khi phát sinh các chi phí trong quá trình liên doanh Nợ TK 635 Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn GTGT) Có TK 111,112,331, – Khi được chia lãi liên doanh Nợ TK 111, 112, 138 (8), Có TK 515 Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: 1. Doanh nghiệp quyết định gửi đi góp vốn liên doanh 1 TSCĐ có nguyên giá 180.000.000 đồng, đã khấu hao 80.000.000 đồng. Theo đánh giá của hội đồng liên doanh, trị giá vốn góp của TSCĐ này là 120.000.000 đồng. Các chi phí phát sinh cho việc thực hiện hợp đồng là 1.100.000 đồng, đã chi bằng tiền mặt. 2. Ngân hàng báo Có 1.200.000 đồng về khoản lãi tham gia liên doanh. 3. Nhận về 1 tài sản cố định lúc trước đã gửi đi góp liên doanh (giá trị vốn góp được đánh giá lúc gửi đi là 60.000.000 đồng), tài sản cố định này được định giá trị khi hoàn trả là 35.000.000 đồng; Do làm ăn thua lỗ, phần vốn góp còn lại liên doanh chỉ có khả năng thanh toán được 20.000.000 đồng, phần còn lại coi như mất. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 86
  14. Giải: 1.a. Nợ TK 214 : 80.000.000 Nợ TK 222 : 120.000.000 Có TK 211 : 180.000.000 Có TK 711 : 20.000.000 1.b. Nợ TK 635 : 1.100.000 Có TK 111 : 1.100.000 2. Nợ TK 112 : 1.200.000 Có TK 515 : 1.200.000 3. Nợ TK 211 : 35.000.000 Nợ TK138 (8) : 20.000.000 Nợ TK 635 : 5.000.000 Có TK 222 : 60.000.000 c) Trường hợp giảm TSCĐ do kiểm kê phát hiện thiếu – Căn cứ biên bản kiểm kê phát hiện TSCĐ bị mất mát, hư hỏng: Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn lũy kế Nợ TK 138 (1) : Giá trị còn lại của TSCĐ Có TK 211 : Nguyên giá – Khi có quyết định xử lý của doanh nghiệp: Nợ TK 138 (8) : Nếu buộc bồi thường Nợ TK 811 : Nếu đưa vào lỗ Nợ TK 411 : Nếu ghi giảm vốn kinh doanh Có TK 138 (1) Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: 1. Theo kết quả kiểm kê tài sản, phát hiện mất 1 TSCĐ có nguyên giá 25.000.000 đồng, đã khấu hao 15.000.000 đồng, chưa rõ nguyên nhân. 2. Hội đồng Quản trị ra quyết định xử lý, buộc bộ phận sử dụng bồi thường 6.000.000 đồng, trừ lương trong 6 tháng, kể từ tháng này, phần còn lại (4.000.000 đồng) được đưa vào lỗ. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. d) Kế toán giảm TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi: Nợ TK 4313: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211: Nguyên giá CHÖÔNG 2 KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 4.3.1 Khái niệm. TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. – Hao mòn hữu hình là hao mòn xảy ra do quá trình sử dụng và do tác động của tự nhiên, làm cho giá trị sử dụng của TSCĐ bị giảm dần cho đến khi không dùng được nữa 87
  15. phải thanh lý, và do đó giá trị của TSCĐ cũng bị giảm theo. – Hao mòn vô hình là hao mòn xảy ra do tác động của tiến bộ kỹ thuật hoặc do tính lỗi thời của thiết bị, làm cho những TSCĐ chế tạo ra lúc trước có xu hướng bị giảm giá trị khi có sự ra đời của các thế hệ TSCĐ chế tạo ra sau này. Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ bị hao mòn được chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh để hình thành quỹ khấu hao nhằm tái sản xuất TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công việc khấu hao tài sản cố định là công việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo tài sản cố định khi chúng không còn sử dụng được phải loại bỏ, thanh lý. 4.3.2 Nguyên tắc khấu hao TSCĐ. - Mọi TSCĐ của DN co liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào CFKD trong kỳ. - DN không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ sau: TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh như TSCĐ thuộc dự trữ nhà nước, giao cho DN quản lý,giữ hộ, TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi cho DN như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn được đầu tư bằng quỹ phúc lợi. TSCĐ phục vụ cho nhu cầu chung toàn xã hội như đê đập, cầu cống, đường xá mà nhà nước giao cho DN quản lý. Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt. - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào các hoạt động kinh doanh. 4.3.3 Xác định thời gian sử dụng TSCĐ a) Đối với TSCĐ hữu hình : - Đối với TSCĐ còn mới, DN phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ qui định tại Phụ lục 01 ban hành kèm QĐ 206/TC ngày 12/12/03 của Bộ tài chính. Trích Phụ lục 01: KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 206/QĐ-TC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Thời gian sử dụng Thời gian sử dụng Danh mục các nhóm TSCĐ tối thiểu (năm) tối đa (năm) A. Máy móc, thiết bị, động lực 1. Máy phát động lực 8 10 2. Máy phát điện 7 10 3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 10 4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 10 B. Máy móc, thiết bị công tác - Đối với TSCĐ đã qua sử dụng : Thời gian sử Giá trị hợp lý của Thời gian sử dụng 88
  16. dụng của TSCĐ = TSCĐ X của TSCĐ mới Giá bán của TSCĐ mới cùng loại theo cùng loại Phụ lục 01 - Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trường hợp mua, bán, trao đổi), là giá trị còn lại (trường hợp được cấp), là giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận ( trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp ) b) Đối với TSCĐ vô hình : DN tự xác định thời gian sử dụng nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời gian cho phép sử dụng đất theo qui định. 4.3.4 Các phuơng pháp trích khấu hao TSCĐ : Có 3 phương pháp xác định số khấu hao TSCĐ trích hằng năm. a) Phương pháp khấu hao đường thẳng : Mức trích khấu hao Nguyên giá của trung bình hàng năm = TSCĐ của TSCĐ Thời gian sử dụng - Thời gian sử dụng của TSCĐ được ban hành trong phụ lục 01 kèm theo QĐ số 206/ TC ngày 12/12/2003. - Mức khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. Ví dụ : DN mua 1 TSCĐ với giá mua là 120.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển, lắp đặt phát sinh là 1.200.000 đồng, thời gian sử dụng xác định là 4 năm. Nguyên giá TSCĐ là : 120.000.000 + 1.200.000 = 121.200.000 đồng. 121.200.000 Số khấu hao trích hằng năm : = 30.300.000 đồng 4 121.200.000 Số khấu hao trích hằng tháng : = 2.525.000 đồng 4 12 b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh : Mức trích khấu Giá trị còn Tỷ lệ khấu hao hàng năm của = lại của X hao nhanh TSCĐ TSCĐ trong đó Tyû leä khaáu = Tyû leä khaáu hao TSCÑ theo Heä soá hao nhanh phöông phaùp ñöôøng thaúng ñieàu chænh Tyû leä khaáu hao TSCÑ theo 1 = 100 phöông phaùp ñöôøng thaúng Thôøi gian söû duïng cuûa TSCÑ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới 89
  17. đây : Thời gian sử dụng của TSCĐ (T) Hệ số (lần) T 4 năm 1,5 4 năm 6 năm 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Ví dụ : Giống ví dụ trên, DN tăng 1 TSCĐ, nguyên giá 121.200.000 đồng, thời gian sử dụng 4 năm. Tyû leä khaáu hao TSCÑ theo 1 = 100 = 25% phöông phaùp ñöôøng thaúng 4 Tỉ lệ khấu hao nhanh : 25% 1,5 = 37,5%. Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ trên được xác định như sau : Năm GTCL của Số khấu hao trích trong năm Số khấu hao luỹ TSCĐ kế Thứ 121.200.000 121.200.000 37,5% = 45.450.000 đồng nhất đồng 45.450.000 đồng 73.856.250 đồng Thứ 75.750.000 75.750.000 37,5% = 97.528.125 đồng hai đồng 28.406.250 đồng 121.200.000 Thứ ba 47.343.750 47.343.750  2 = đồng Thứ tư đồng 23.671.875 đồng 23.671.875 23.671.875 đồng đồng Từ năm thứ ba trở đi, mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (47.343.750 37,5% = 17.753.906 đồng) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (47.343.750  2 = 23.671.857 đồng) nên được trích khấu hao theo số 23.671.875 đồng. c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm : Möùc tính khaáu hao Nguyeân giaù cuûa TSCÑ bình quaân tính cho 1 = Saûn löôïng theo coâng suaát thieát keá ñôn vò saûn phaåm Sản lượng theo công suất thiết kế là tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ được xác định căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ. 90
  18. Möùc tính khaáu hao Möùc tính khaáu hao Soá löôïng saûn phaåm saûn trong thaùng (naêm) = bình quaân tính cho 1 xuaát trong thaùng (naêm) cuûa TSCÑ ñôn vò saûn phaåm Ví dụ : Giống ví dụ trên, DN tăng 1 TSCĐ theo nguyên giá 121.200.000 đồng. Sản lượng theo công suất thiết kế của TSCĐ là 1.000.000 sản phẩm. Möùc tính khaáu hao 121.200.000 bình quaân tính cho 1 = = 121,2 đồng 1.000.000 ñôn vò saûn phaåm Mức trích khấu hao TSCĐ cho năm 2004 như sau: Tháng Sản lượng thực tế tháng Mức khấu hao hàng tháng 1 18.000 121,2 đồng 18.000 = 2.181.600 đồng 2 19.000 121,2 đồng 19.000 = 2.302.800 đồng 3 20.000 121,2 đồng 20.000 = 2.424.000 đồng 4 21.000 121,2 đồng 21.000 = 2.545.200 đồng 5 22.000 121,2 đồng 22.000 = 2.666.400 đồng 6 20.000 121,2 đồng 20.000 = 2.424.000 đồng 7 20.000 121,2 đồng 20.000 = 2.424.000 đồng 8 22.000 121,2 đồng 22.000 = 2.666.400 đồng 9 22.000 121,2 đồng 22.000 = 2.666.400 đồng 10 21.000 121,2 đồng 21.000 = 2.545.200 đồng 11 20.000 121,2 đồng 20.000 = 2.424.000 đồng 12 22.000 121,2 đồng 22.000 = 2.666.400 đồng  247.000 sản phẩm 29.936.400 đồng 4.3.5 Kế toán khấu hao TSCĐ. 4.3.5.1 Kế toán chi tiết Sau khi tính được mức khấu hao phải trích của từng tài sản cố định, kế toán tập hợp số khấu hao phải trích theo từng bộ phận sử dụng để làm căn cứ thực hiện việc ghi chép trên các sổ kế toán về các nghiệp vụ trích khấu hao tài sản cố định. Trong thực tế, tài sản cố định của doanh nghiệp ít có sự biến động giữa các kỳ hạch toán, nên để đơn giản cho công việc tính khấu hao hàng tháng,kế toán sử dụng công thức sau đây: Soá khaáu hao phaûi Soá khaáu hao ñaõ soá khaáu hao TSCÑ = + – trích thaùng naøy trích thaùng tröôùc taêng trong thaùng naøy soá khaáu hao TSCÑ giaûm trong thaùng naøy Để xác định số khấu hao phải trích trong kỳ cho doanh nghiệp cũng như phân bổ số khấu hao phải trích đó cho từng nơi sử dụng tài sản cố định, hàng tháng kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06 –TSCĐ). 91
  19. BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 6 năm 200X Đơn vị tính: 1.000 đồng Nơi sử dụng Phân Thời Bộ Số Toàn DN xưởng Bộ phận gian phận T Chỉ tiêu N.Giá Quản lý sử Số bán T tăng DN dụng K.Hao hàng giảm 1 Khấu hao trích 1.008.00 35.400 19.47 7.080 8.850 tháng trước 0 0 2 Khấu hao tăng tháng này - Máy tiện 6 năm 36.000 500 500 - Máy Photocopy 4 năm 12.000 250 250 3 Khấu hao giảm tháng này - Máy dập 12.000 80 80 4 Khấu hao trích 1.044.00 36.07 0 19.89 7.080 9.100 tháng này 0 0 Phương pháp lập bảng này như sau: – Dòng 1 “ Khấu hao trích tháng trước” lấy từ dòng 4 “Khấu hao trích tháng này” trên Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định của tháng trước. – Dòng 2 “Khấu hao tăng tháng này” và dòng 3 “Khấu hao giảm tháng này” căn cứ vào tình hình biến động của từng tài sản cố định của tháng này theo đúng các quy định hiện hành về khấu hao tài sản cố định. – Dòng 4 “Khấu hao trích tháng này” xác định bằng dòng 1 + dòng 2 – dòng 3. Ví dụ: Tại một doanh nghiệp có tình hình sau: A. Tài liệu tháng 5/200X: – Tổng số khấu hao đã trích trong tháng là 35.400.000 đồng, trong đó của: TSCĐ dùng tại phân xưởng sản xuất : 19.470.000 đồng TSCĐ dùng tại bộ phận kinh doanh : 7.080.000 đồng TSCĐ dùng tại văn phòng: 8.850.000 đồng – Tổng nguyên giá TSCĐ vào ngày 31/5/200X: 1.008.000.000 đồng B. Tình hình tăng giảm và biến động TSCĐ trong tháng 6/200X như sau: 1. Ngày 1/6 mua về và đưa vào sử dụng 1 máy tiện tại phân xưởng sản xuất, có nguyên giá 36.000.000 đồng, thời gian sử dụng xác định là 6 năm. 2 Ngày 21/6 bán 1 máy dập đang dùng tại phân xưởng sản xuất có nguyên giá 12.000.000 đồng, với mức khấu hao trung bình phải trích hàng năm là 2.880.000 đồng. 3. Ngày 1/6 mua về 1 máy Photocopy dùng cho bộ phận nhân viên văn phòng, có nguyên giá 12.000.000 đồng, thời gian sử dụng xác định là 4 năm. Yêu cầu: Lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 6/200X, biết rằng DN áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. 92
  20. 4.3.5.2 Kế toán tổng hợp: a) Tài khoản sử dụng: - TK.214 "Hao mòn TSCĐ": dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm & số lũy kế giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ & bất động sản đầu tư. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2 sau đây: + Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình + Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chánh + Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình + Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐSĐT TK 214 Giá trị hao mòn TSCĐ & BĐSĐT Giá trị hao mòn TSCĐ & BĐSĐT giảm do nhượng bán, thanh lý; do tăng do trích khấu hao; do đánh giá đánh giá lại; do điều chuyển sang lại; do nhận điều chuyển từ đơn vị đơn vị nội bộ khác nội bộ Số dư Có: Giá trị hao mòn lũy kế của b) Trình tự hạch toán: Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng, kế toán lập định khoản: + Nợ TK 627 : Khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất Nợ TK 641: Khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng Nợ TK 642 : Khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 632: Khấu hao của bất động sản đầu tư Nợ TK 811 : TSCĐ chưa dùng, không cần dùng , Có TK 214 khấu hao tài sản cố định Thực hành ví dụ: Căn cứ vào Bảng Tính và phân bổ Khấu hao TSCĐ tháng 6/200x, kế toán lập định khoản: 1. Nợ TK 627 : 19.890.000 Nợ TK 641 : 7.080.000 Nợ TK 642 : 9.100.000 Có TK 214 : 36.070. 000 Chú ý: Đối với TSCĐ phúc lợi, doanh nghiệp không thực hiện khấu hao, nhưng đến cuối niên độ vẫn phải theo dõi phần giá trị hao mòn của tài sản bằng bút toán sau đây: + Nợ TK 431 (3) : Mức hao mòn trong năm Có TK 214 : Mức hao mòn trong năm 4.4 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. Sửa chữa tài sản cố định là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định. Do mức độ hao mòn, hư hỏng của các bộ phận, chi tiết tài sản cố định không giống nhau nên thời gian và chi phí thực hiện công việc sửa chữa cũng sẽ khác nhau, vì thế hoạt động sửa chữa tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại sau đây: 93
  21. 4.4.1 Kế toán Sửa chữa thường xuyên ( sửa chữa nhỏ) : là công việc sửa chữa, thay thế những chi tiết riêng lẻ, cá biệt của tài sản bị hư hỏng trong quá trình sử dụng nhằm duy trì hoạt động thường ngày của chúng.  Đặc điểm: – Phạm vi sửa chữa hẹp – Thời gian sửa chữa ngắn – Chi phí sửa chữa không nhiều, không bắt buộc phải lập dự toán trước khi sửa chữa và quyết toán sau khi sửa chữa xong; các chi phí sửa chữa phát sinh được hạch toán thẳng vào chi phí hoạt động trong kỳ hoặc phân bổ dần trong một vài kỳ hoạt động.  Sơ đồ kế toán tổng hợp: 111,112,152,153,331,334, 627,632,641,642 Neáu keát chuyeån toaøn boä chi phí cho 1 kyø hoaït ñoäng TK 142 Neáu phaân boå daàn chi phí 4.4.2 Kế toán Sửa chữa lớn: là công việc sửa chữa, thay thế hàng loạt các chi tiết, bộ phận chủ yếu của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng, mà nếu không sửa chữa thì TSCĐ đó hoặc là không thể sử dụng được, hoặc là vẫn có thể sử dụng nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật - an toàn cần có.  Đặc điểm: – Phạm vi sửa chữa rộng – Thời gian sửa chữa dài – Chi phí sửa chữa nhiều, phải được lập dự toán công trình trước khi bắt đầu sửa chữa và quyết toán công trình sau khi công việc sửa chữa kết thúc theo đúng các quy định của Nhà nước về XDCB; chi phí để tiến hành sửa chữa có thể được doanh nghiệp tạo trước bằng cách trích trước vào chi phí hoạt động (nếu được sự chấp nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý tài chánh ) hay phân bổ dần trong nhiều kỳ hoạt động. Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán lập Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ( Mẫu số 03- TSCĐ)  Tài khoản sử dụng: TK 241 : “ Xây dựng cơ bản dở dang”: dùng để phản ánh CP thực hiện các dự án đầu tư XDCB & tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB . 241 Tập hợp chi phí mua sắm, xây dựng, Kết chuyển giá trị công trình mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ & bất động sản xây dựng, sửa chữa lớn TSCĐ & bất động sản đã hoàn thành & đưa vào sừ dụng SD: Giá trị công trình mua sắm, xây dựng, sửa chữa lớn TSCĐ & bất động 94
  22. sản còn dở dang T ài khoản này có 3 TK cấp 2: - TK 2411: Mua sắm TSCĐ - TK2412: Xây dựng cơ bản - TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ  Sơ đồ kế toán tổng hợp: 111,112,152,331,334 241(3) 335 627,632,641,642 (B) (C) (A) Khi phaùt sinh chi Khi quyeát toaùn Khi trích tröôùc phí SCL coâng trình SCL chi phí SCL TK 142,242 1 2 3 Khi phaùt sinh chi Khi quyeát toaùn Khi phaân boå chi phí SCL coâng trình SCL phí SCL A,B,C: Trường hợp được phép trích trước chi phí sửa chữa lớn. 1,2,3: Trường hợp phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn. Ví dụ: Trong tháng 6/200X, doanh nghiệp đưa ra sửa chữa lớn một TSCĐ đang sử dụng tại phân xưởng sản xuất theo phương thức giao thầu với giá dự toán công trình là 60.000.000 đồng (chưa kể thuế GTGT). Phòng kế toán đã làm các thủ tục ứng trước 10.000.000 đồng tiền mặt cho người nhận thầu. Công việc sửa chữa được hoàn thành bàn giao với giá quyết toán công trình là 56.000.000 đồng, chưa kể 5.600.000 đồng thuế GTGT. Doanh nghiệp đã thanh toán xong số tiền còn phải trả nhà thầu là 51.600.000 đồng bằng chuyển khoản. Kế toán trưởng quyết định phân bổ chi phí này trong 7 tháng, kể từ tháng này. Giải: 1. Nợ TK 331 : 10.000.000 Có TK 111 : 10.000.000 2. Nợ TK 241 (3) : 56.000.000 Nợ TK133 : 5.600.000 Có TK331 : 61.600.000 3. Nợ TK 331 : 51.600.000 Có TK 112 : 51.600.000 4. Nợ TK142 : 56.000.000 Có TK 241 (3) : 56.000.000 5. Nợ TK 627 : 8.000.000 Có TK 142 : 8.000.000 95
  23. 4.5. KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Việc đánh giá lại tài sản cố định chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây: – Có quyết định đánh giá lại của Nhà nước; – Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp; Khi tiến hành đánh giá lại tài sản cố định, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê để xác định số tài sản cố định hiện có, thành lập hội đồng đánh giá lại tài sản cố định, xác định nguyên giá mới, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định tính theo nguyên giá mới; trên cơ sở đó xác định phần nguyên giá, giá trị hao mòn phải điều chỉnh tăng (hoặc giảm) so với giá đang theo dõi trên sổ kế toán để làm căn cứ ghi sổ. 4.5. 1. Chứng từ sử dụng : Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( 04 - DN)) 4.5.2 Tài khoản sử dụng. * Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”: dùng để phản ánh số chênh lệch phát sinh do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó của doanh nghiệp. TK 412 Số chênh lệch tăng do đánh giá lại Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản. tài sản. Xử lý số chênh lệch tăng do đánh Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản giá lại tài sản Số dư Nợ: Số chênh lệch giảm do Số dư Có: Số chênh lệch tăng do đánh đánh giá lại tài sản chưa xử lý tính giá lại tài sản chưa xử lý tính đến đến cuối kỳ. cuối kỳ. 4.5. 3. Phương pháp hạch toán: 4.5.3.1 Trường hợp đánh giá lại làm tăng nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định: – Phản ánh chênh lệch tăng nguyên giá: Nợ TK 211, 213 : Chênh lệch tăng nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ Có TK 412 – Phản ánh chênh lệch tăng hao mòn: Nợ TK 412 Có TK 214: Chênh lệch tăng giá trị hao mòn do đánh giá lại TSCĐ 4.5.3.2 Trường hợp đánh giá lại làm giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định: – Phản ánh chênh lệch giảm nguyên giá: Nợ TK 412 Có TK 211, 213 : Chênh lệch giảm nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ – Phản ánh chênh lệch giảm hao mòn: Nợ TK 214 : Chênh lệch giảm giá trị hao mòn do đánh giá lại TSCĐ Có TK 412 96
  24. BÀI TẬP CHƯƠNG 4 Bài 1: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: A. Số dư đầu tháng 8 trên 1 số tài khoản: TK.211 : 420.000.000đ TK.411 : 1.000.000.000đ TK.2141: 140.000.000 đ TK.414 : 120.000.000đ B. Trong tháng 8 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: 1. Dùng nguồn vốn khấu hao cơ bản mua về và đưa vào sử dụng ngay 1 TSCĐ với giá 18.000.000 đồng, thuế GTGT là 1.800.000 đồng chưa trả tiền; chi phí vận chuyển 40.000 đồng đã chi bằng tiền mặt. 2. Dùng quỹ đầu tư phát triển mua về 1 máy điện toán với giá ghi trên hóa đơn là 10.000.000 đồng, thuế GTGT là 500.000 đồng; do doanh nghiệp thanh toán ngay nên được đơn vị bán chiết khấu 0,5% trên giá bán, thủ quỹ đã chi 10.450.000 đồng tiền mặt để trả cho người bán. 3. Theo hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng, doanh nghiệp mua về 1 xe vận tải với giá 180.000.000 đồng, thuế GTGT là 18.000.000 đồng, đã trả bằng tiền vay dài hạn ngân hàng là 198.000.000 đồng. 4. Các chi phí phát sinh đã chi bằng tiền mặt cho việc đăng ký sử dụng xe vận tải mua ở nghiệp vụ 3 như sau: Tiền xét xe: 100.000 đồng, Lệ phí trước bạ 3.600.000 đồng, phí bảo hiểm 1.000.000 đồng. Sau đó, chiếc xe này đã chính thức được bàn giao để đưa vào sử dụng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 8. Bài 2: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: A. Số dư đầu tháng 8 trên 1 số tài khoản: TK.211 : 840.000.000đ TK.411 : 1.600.000.000 đ TK.2141: 190.000.000 đ TK.414 : 520.000.000 đ B. Trong tháng 8 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: 1. Doanh nghiệp mua về 1 TSCĐ với giá 438.000.000 đồng, thuế GTGT là 43.800.000 đồng chưa trả tiền; chi phí vận chuyển 500.000 đồng (có hóa đơn bán hàng) đã chi bằng tiền mặt; TSCĐ này còn phải qua giai đoạn lắp đặt và chạy thử trước khi đưa vào sử dụng chính thức. 2. Các chi phí phát sinh sau đó cho việc lắp đặt TSCĐ bao gồm vật liệu: 180.000 đồng, công cụ 80.000 đồng, công lắp đặt phải trả bên ngoài theo hóa đơn là 400.000 đồng, thuế GTGT là 40.000 đồng. 3. Các chi phí phát sinh cho việc chạy thử TSCĐ như sau: Vật liệu 120.000 đồng Nhiên liệu 135.000 đồng Tiền công trả cho công nhân đứng máy: 100.000 đồng TSCĐ đã xong giai đoạn lắp đặt, chạy thử và được bàn giao cho bộ phận sử dụng để 97
  25. chính thức đưa vào sử dụng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 3: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: A. Số dư đầu tháng 8 trên 1 số tài khoản: TK.211 : 1.050.000.000đ TK.411 : 1.900.000.000 đ TK.2141 : 490.000.000đ TK.414 : 950.000.000 đ B. Trong tháng 8 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: 1. Được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, doanh nghiệp tiến hành xây dựng mới 1 nhà kho để cất giữ vật tư theo phương thức giao thầu với giá dự toán công trình (chưa tính thuế GTGT) là 800.000.000 đồng (trong đó có 1 phần vật tư xây dựng do bên A đảm nhận). Ngân hàng đã báo Nợ 150.000.000 đồng về việc ứng tiền đợt 1 cho bên B (đơn vị thi công). 2. Xuất gạch, cát, ciment. cho công trình xây dựng trị giá 80.000.000 đồng. 3. Ngân hàng báo Nợ 250.000.000 đồng về việc ứng tiền đợt 2 cho bên B. 4. Xuất gạch, cát, ciment. cho công trình xây dựng, trị giá 110.000.000 đồng. 5. Công trình xây dựng nhà kho nói trên được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng với giá trị quyết toán (không kể thuế GTGT) là 767.600.000 đồng, trong đó bao gồm phần giá trị xây dựng (tính cả 190.000.000 đồng giá trị vật tư do bên A cung cấp) là 760.000.000 đồng, và phí quản lý công trình chi cho Ban quản lý công trình bên A là 7.600.000 đồng. Thuế GTGT phải trả cho bên B tính ngoài giá quyết toán công trình là 28.500.000 đồng. 6. Theo kết quả quyết toán, doanh nghiệp chi 7.600.000 đồng tiền mặt thanh toán phí quản lý cho Ban quản lý công trình bên A. 7. Ngân hàng báo Nợ về khoản thanh toán hết số tiền còn phải trả cho bên B. 8. Chi 30.000.000 đồng tiền mặt nộp lệ phí trước bạ cho nhà kho vật tư mới xây dựng ở nghiệp vụ 5. Kế toán được phép xử lý nghiệp vụ kinh tế này sao cho không vi phạm các quy định về tài chánh kế toán. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 4: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: A. Số dư đầu tháng 8 trên 1 số tài khoản: TK.211: 2.040.000.000 đ TK.411 : 2.600.000.000 đ TK.2141: 890.000.000 đ TK.414: 400.000.000 đ TK.4312: 80.000.000 đ B. Trong tháng 8 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: 1. Mua về và đưa vào sử dụng ngay một TSCĐ với giá 10.000.000 đồng, thuế GTGT là 1.000.000 đồng, đã trả đủ 11.000.000 đồng bằng tiền mặt. 2. Mua về một TSCĐ với giá 40.000.000 đồng, thuế GTGT là 2.000.000 đồng, chưa trả tiền. Chi phí vận chuyển TSCĐ này về doanh nghiệp là 300.000 đồng (có hóa 98
  26. đơn bán hàng) đã trả bằng tiền mặt; TSCĐ này còn phải qua giai đoạn lắp đặt, chạy thử, và hoàn tất các thủ tục giấy tờ trước khi đưa vào sử dụng chính thức. 3. Lệ phí trước bạ phải nộp cho TSCĐ mua về ở nghiệp vụ 2 là 1.000.000 đồng, đơn vị đã nộp đủ bằng tiền mặt. 4. Các chi phí lắp đặt, chạy thử phát sinh sau đó cho TSCĐ nói trên như sau: vật liệu 100.000 đồng, tiền công thuê ngoài phải trả là 200.000 đồng chưa kể 20.000 đồng thuế GTGT. 5. Công việc lắp đặt, chạy thử hoàn tất. TSCĐ được bàn giao chính thức đưa vào sử dụng. 6. Chi 50.000.000 đồng tiền mặt đặt cọc để chuẩn bị mua 1 căn nhà ở trung tâm Thành phố để làm cửa hàng, với giá mua là 800.000.000 đồng. 7. Doanh nghiệp đã nhận bàn giao căn nhà đã đặt cọc tiền ở nghiệp vụ 6 nói trên sau khi chi 500.000.000 đồng tiền mặt thanh toán cho chủ nhà. Theo thỏa thuận doanh nghiệp sẽ thanh toán nốt số còn lại sau khi hoàn tất các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu ngôi nhà. 8. Chi tiền mặt 32.000.000 đồng để đóng lệ phí trước bạ cho căn nhà nói trên là 30.000.000 đồng, và chi khác phát sinh cho việc lập hồ sơ mua nhà là 2.000.000 đồng. Hồ sơ sở hữu nhà đã được lập xong, kế toán ghi tăng TSCĐ, biết trị giá hữu hình của căn nhà được xác định là 350.000.000 đồng. 9. Chi 250.000.000 đồng tiền mặt thanh toán dứt điểm số tiền còn nợ người bán nhà. 10. Mua về 1 và đưa vào sử dụng ngay 1 TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi với giá 30.000.000 đồng, thuế GTGT là 1.500.000 đồng, đã trả đủ 31.500.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 5: 1) Đơn vị quyết định nhượng bán 1 TSCĐ không cần dùng, có nguyên giá 240.000.000 đồng, đã trích khấu hao 80.000.000 đồng theo phương thức đấu giá công khai với giá bán khởi điểm là 170.000.000 đồng. 2) Chi phí đăng thông báo bán đấu giá tài sản là 2.200.000 đồng (trong đó có 200.000 đồng thuế VAT) đã chi bằng tiền mặt. 3) Lệ phí tham gia đấu giá đã thu được của 12 đơn vị đăng ký tham dự là 12 × 50.000 đồng = 600.000 đồng bằng tiền mặt. Tiền đặt cược đã thu được bằng chuyển khoản của các đơn vị này là 12 × 10.000.000 đồng = 120.000.000 đồng. 4) Chi phí tổ chức buổi bán đấu giá tài sản là 1.000.000 đồng, chưa kể 100.000 đồng thuế GTGT, đã chi bằng tiền mặt 1.100.000 đồng. 5) Theo kết quả đấu giá, doanh nghiệp đã bán được TSCĐ này với giá 190.000.000 đồng (chưa kể 9.500.000 đồng thuế VAT), nhưng chưa thu tiền. 6) Tiền bồi dưỡng các thành viên hội đồng nhượng bán TSCĐ là 500.000 đồng, đã chi bằng tiền mặt. 7) Ngân hàng báo Có 189.500.000 đồng về khoản thu nốt số tiền bán TSCĐ nói trên, đồng thời báo Nợ 110.000.000 đồng về khoản hoàn trả tiền đặt cược cho các đơn vị tham gia đấu giá. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 99
  27. Bài 6: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: A. Tài liệu tháng 10/200x Tổng số khấu hao đã trích: 185.150.000 đồng, trong đó của: TSCĐ thuộc phân xưởng A 89.700.000 đồng TSCĐ thuộc phân xưởng B 70.950.000 đồng TSCĐ thuộc bộ phận QLDN 24.500.000 đồng Tổng nguyên giá TSCĐ ngày 31/10 7.080.000.000 đồng B. Tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng 10 & 11/200x: 1. Ngày 1/11 Tăng 1 máy cắt ở phân xưởng A, nguyên giá 150.000.000 đồng, thời gian sử dụng xác định là 8 năm. 2. Ngày 16/11 Tăng 1 tủ lạnh ở văn phòng Ban Giám đốc, nguyên giá 12.000.000 đồng, thời gian sử dụng xác định là 5 năm. 3. Ngày 21/11 Giảm 1 máy thêu ở phân xưởng B, nguyên giá 97.200.000 đồng, khấu hao trung bình phải trích hàng năm là 12.150.000 đồng. 4. Ngày 12/10 ( tháng trước có 31 ngày) giảm 1 máy vi tính ở bộ phận văn phòng, mức khấu hao năm 5.952.000đ Yêu cầu: 1. Lập bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 11/200x, biết rằng DN khấu hao theo PP đường thẳng. 2. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán khấu hao TSCĐ trong tháng 11/200x. Bài 7: Cty A cho doanh nghiệp B thuê hoạt động 1 máy móc thiết bị, biết: - Nguyên giá 80.000.000 đ, thời gian thuê 3 tháng. - Giá cho thuê mỗi tháng là 3.000.000đ, TGTGT 10%. - CP khấu hao của TSCĐ này là 2.000.000 đ / tháng. Yêu cầu: Tính toán, định khoản, ghi vào tài khoản tình hình trên cho cả 2 đơn vi A & B theo các trường hợp sau: ( giả sử 2 bên thanh toán cho nhau bằng tiền mặt) - Trường hợp I: Bên B phải ký quỹ 5.000.000đ ngay sau khi nhận TSCĐ, tiền thuê trả hàng tháng. - Trường hợp II: Bên B không phải ký quỹ nhưng trả trước tiền thuê cho cả 3 tháng ngay sau khi nhận TSCĐ. Bài 8: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình về bất động sản như sau: Số dư đầu tháng TK 217: 1.200.000.000 ( 5 căn nhà kho để cho thuê) 1. Mua 1 khu nhà cũ với giá 500.000.000 đồng, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng, với ý định sẽ bán đi kiếm lãi vào thời điểm thuận lợi chưa biết trước được. 2. Ngân hàng báo Nợ 18.000.000 đồng về khoản nộp lệ phí sử dụng đất cho khu nhà mua ở nghiệp vụ 2. Các chi phí khác phát sinh cho việc hoàn tất hồ sơ mua bán đã chi bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng. 3. Các chi phí phát sinh cho việc cải tạo, sơn sửa khu nhà mới mua nói trên là 70.000.000 đồng, thuế GTGT là 7.000.000 đồng, đã thanh toán đủ 77.000.000 đồng cho đơn vị thực hiện. 4. Thu tiền cho thuê 2 căn nhà kho 8.000.000đ/ căn , TGTGT 10%, bằng TGNH. CP khấu hao 5.000.000đ/ tháng. 5. Doanh nghiệp quyết định bán lại khu nhà đã mua trong tháng trước cho Cty kinh doanh và phát triển nhà với giá 720.000.000 đồng, thuế GTGT là 72.000.000 đồng, 100
  28. đã nhận trước 200.000.000 đồng tiền đặt cọc. 6. Các chi phí phát sinh xung quanh việc hoàn thành thủ tục bán khu nhà nói trên là 1.200.000 đồng (chưa kể số thuế GTGT được khấu trừ đối với các khoản chi có hóa đơn tài chánh là 50.000 đồng), đã chi bằng tiền mặt 1.250.000 đồng. 7. Công việc bán nhà hoàn tất, thủ tục chuyển quyền sở hữu căn nhà đã hoàn tất. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 9: DN thuê tài chính 1 MMTB, NG 120T, TGTGT 12 T, thời gian thuê 3 năm. Biết: - DN khấu hao theo thời gian thuê - DN phải ký quỹ 20% tổng giá trị hợp đồng & đóng phí cam kết 2T trước khi nhận TSCĐ. - Lãi thuê 10%/ năm Yêu cầu: Định khoản tình hình trên theo các trường hợp sau: _ TH 1 : TSCĐ thuộc DN khi chấm dứt hợp đồng _ TH 2: DN phải mua lại TSCĐ với giá 2T _ TH 3: hết năm 2 DN mất khả năng chi trả bị lấy lai TSCĐ Giả sử mọi thanh toán đều bằng tiền mặt 101
  29. . Chöông 5 KEÁ TOAÙN CAÙC KHOAÛN PHAÛI TRAÛ Trong quaù trình kinh doanh, doanh nghieäp seõ coù phaùt sinh caùc khoaûn nôï phaûi traû. Ñaây laø nguoàn taøi trôï voán taïm thôøi ñeå doanh nghieäp hoaït ñoäng. Keá toaùn caàn phaûi theo doõi chi tieát töøng khoaûn nôï vay vaø kòp thôøi traû nôï vay ñuùng haïn. 5.1KEÁ TOAÙN CAÙC KHOAÛN PHAÛI TRAÛ. 5.1.1 Noäi Dung - Nhieäm Vuï 5.1.1.1 Noäi dung Caùc khoaûn nôï phaûi traû cuûa doanh nghieäp ñöôïc chia ra nôï ngaén haïn vaø nôï daøi haïn Nôï ngaén haïn: laø caùc khoaûn nôï maø doanh nghieäp phaûi traû trong voøng 1 naêm. Caùc khoaûn nôï naøy ñöôïc trang traûi baèng taøi saûn löu ñoäng hoaëc baèng caùc khoaûn nôï ngaén haïn môùi phaùt sinh. Nôï ngaén haïn bao goàm: – Vay ngaén haïn – Nôï daøi haïn ñeán haïn traû: laø nôï daøi haïn vaø vay daøi haïn ñeán haïn traû trong naêm nay – Phaûi traû cho ngöôøi baùn, ngöôøi cung caáp, ngöôøi nhaän thaàu. – Thueá vaø caùc khoaûn phaûi noäp cho nhaø nöôùc – Phaûi traû cho coâng nhaân vieân – Chi phí phaûi traû _Phaûi traû khaùc: bao goàm kyù quyõ, kyù cöôïc ngaén haïn, caùc khoaûn phaûi traû cho caùc beân tham gia lieân doanh, phaûi traû BHXH, kinh phí coâng ñoaøn, doanh thu nhaän tröôùc, Nôï daøi haïn: laø nhöõng khoaûn nôï maø thôøi gian traû nôï treân 1 naêm, bao goàm: – Vay daøi haïn: chuû yeáu ñeå ñaàu tö phaùt trieån laâu daøi, mua saém TSCÑ, xaây döïng cô baûn – Nôï daøi haïn: chuû yeáu khi thueâ TSCÑ, thueâ taøi chính _Traùi phieáu phaùt haønh – Doanh nghieäp nhaän theá chaáp, kyù cöôïc daøi haïn. . 5.1.1.2. Nhieäm vuï - Phaûn aùnh chính xaùc , kòp thôøi caùc khoaûn phaûi traû, ñaõ traû & coøn phaûi traû cho töøng ñoái töôïng, töøng khoaûn phaûi traû _ Cung caáp soá lieäu cho vieäc phaân tích & laäp baùo caùo tình hình thanh toaùn caùc khoaûn phaûi traû 5.1.2 Keá toaùn caùc khoaûn vay. 5.1.2.1. Chöùng töø söû duïng: Khi vay tieàn phaûi theo ñuùng thuû tuïc ñi vay: kheá öôùc vay, bieân baûn giao nhaän taøi saûn theá 102
  30. chaáp, luaän chöùng kinh teá xaây döïng cô baûn, mua TSCÑ Khi traû nôï laäp bieân baûn thanh lyù hôïp ñoàng vay, giaáy baùo nôï, phieáu chi 5.1.2.2. Keá toaùn chi tieát: Keá toaùn söû duïng Soå chi tieát tieàn vay (S34_ DN): duøng ñeå theo doó chi tieát töøng taøi khoaûn, töøng ñoái töôïng vay vaø theo töøng kheá öôùc vay. 5.1.2ù.3. Keá toaùn toång hôïp a) Taøi khoaûn söû duïng: TK 311: vay ngaén haïn TK 341: vay daøi haïn TK 311, 341 Caùc khoaûn vay ñaõ traû trong kyø Caùc khoaûn vay taêng trong kyø Soá dö Coù: soá tieàn vay coøn phaûi traû Chuù yù: – TK 311, 341 chæ theo doõi tieàn vay goác vaø traû tieàn vay goác – Laõi tieàn vay seõ ñöôïc trích vaøo chi phí hoaït ñoäng taøi chính (TK 635) Khi vay tieàn Nôï TK 111, 112 Coù TK 311,341 Khi vay tieàn ñeå mua vaät lieäu, haøng hoùa, TSCÑ Nôï TK 152, 156, 211 Nôï TK 133 Coù TK 311, 341 Khi vay ñeå traû nôï Nôï TK 331 Coù TK 311,341 Khi traû tieàn vay Nôï TK 311, 341 Coù TK 111, 112 Thu nôï khaùch haøng traû nôï vay Nôï TK 311,341 Coù TK 131 Laõi traû nôï vay Nôï TK 635 Coù TK 111, 112 Ví duï: Ñònh khoaûn caùc nghieäp vuï kinh teá phaùt sinh sau: 103
  31. 1. Vay ngaén haïn ngaân haøng nhaäp quyõ tieàn maët: 10.000.000ñ 2. Vay ngaén haïn ngaân haøng 5000USD ñeå môû L/C nhaäp khaåu haøng hoùa. Tyû giaù thöïc teá 14.500ñ/USD. 3. Vay daøi haïn ngaân haøng mua TSCÑ: 150.000.000ñ, ñaõ nhaän giaáy baùo coù ngaân haøng 4. Baùn haøng vôùi giaù baùn chöa thueá 20.000.000ñ. Thueá GTGT 2.000.000ñ. Ngaân haøng ñaõ tröø nôï vay ngaén haïn 10.000.000ñ. Soá coøn laïi nhaäp vaøo TGNH cuûa coâng ty. 5. Chi TGNH traû laõi tieàn vay 3.000.000ñ Giaûi: 1. Nôï TK 111: 10.000.000 Coù TK 311: 10.000.000 2. Nôï TK 144: 72.500.000 (5000 USD × 14.500ñ) Coù TK 311: 72.500.000 3. Nôï TK 112: 150.000.000 Coù TK 341: 150.000.000 4. Nôï TK 311: 10.000.000 Nôï TK 112: 12.000.000 Coù TK 511: 20.000.000 Coù 3331: 2.000.000 5. Nôï TK 635: 3.000.000 Coù TK 112: 3.000.000 5.1.3. Keá toaùn caùc khoaûn phaûi traû. 5.1.3.1. Keá toaùn phaûi traû ngöôøi baùn: a) Chöùng töø söû duïng: Khi mua haøng, doanh nghieäp nhaän ñöôïc hoùa ñôn cuûa beân baùn vaø phöông thöùc thanh toaùn treân hoùa ñôn coù ghi "chöa thanh toaùn" b) Keá toaùn chi tieát: Keá toaùn söû duïng : - Soå chi tieát thanh toaùn vôí ngöôøi baùn (S31- DN) : duøng theo doó tình hình thanh toaùn vôí ngöôøi baùn theo töøng ñoâí töông , töøng thôì haïn thanh toaùn. - Soå chi tieát thanh toaùn vôí ngöôøi baùn baèng ngoaïi teä (S32- DN): duøng theo doó tình hình thanh toaùn vôí ngöôøi baùn theo töøng ñoâí töông , töøng thôì haïn thanh toaùn vaø theo töøng loaïi ngoaò teä. c) Keá toaùn toång hôïp : Taøi khoaûn söû duïng: TK 331 “Thanh toaùn vôùi ngöôøi baùn” TK 331 "PTNB" – Caùc khoaûn ñaõ traû cho ngöôøi baùn – Caùc khoaûn phaûi traû cho ngöôøi baùn 104
  32. – Tieàn öùng tröôùc cho ngöôøi baùn Soá dö Nôï: Soá tieàn coøn öùng tröôùc cho Soá dö Coù: Soá tieàn coøn phaûi traû cho ngöôøi baùn ngöôøi baùn Chuù yù: Taøi khoaûn 331 caàn phaûi theo doõi chi tieát theo töøng ñoái töôïng phaûi traû, thôøi gian traû, vaø caùc ñieàu kieän raøng buoäc trong thanh toaùn. Khi mua haøng nhaäp kho chöa thanh toaùn tieàn Nôï TK 611 (theo phöông phaùp kieåm keâ ñònh kyø) Nôï TK 152, 156,157, (theo phöông phaùp keâ khai thöôøng xuyeân) Nôï TK 133 Coù TK 331 Khi mua TSCÑ Nôï 211,213, 241 : Giaù mua Nôï 133:TGTGT Coù 331: toång giaù thanh toaùn Duøng tieàn maët, TGNH traû nôï cho ngöôøi baùn Nôï TK 331 Coù TK 111, 112 Ví duï: 1. Coâng ty mua haøng hoùa nhaäp kho: giaù mua chöa thueá 10.000.000ñ, thueá gtgt 1.000.000ñ, chöa thanh toaùn tieàn. 2. Chi TGNH öùng tröôùc tieàn cho ngöôøi baùn 2.000.000ñ 3. Xuaát vaät lieäu traû laïi ngöôøi baùn: 3.000.000ñ, thueá GTGT 300.000ñ tröø vaøo tieàn phaûi traû ngöôøi baùn. Giaûi: 1. Nôï TK 156: 10.000.000ñ Nôï TK 133: 1.000.000ñ Coù TK 331: 11.000.000ñ 2. Nôï TK 331: 2.000.000ñ Coù TK 112: 2.000.000ñ 3. Nôï TK 331: 3.300.000ñ Coù TK 152: 3.000.000ñ Coù TK 133: 300.000ñ 5.1.3.2. Keá toaùn thueá vaø caùc khoaûn phaûi noäp nhaø nöôùc: a) Chöùng töø söû duïng:: "Tôø khai thueá GTGT", "Thoâng baùo noäp thueá ", khi noäp thueá xong thì caên cöù vaøo chöùng töø chi tieàn noäp thueá nhö "Phieáu chi", "Giaáy baùo nôï" ngaân haøng 105
  33. b) Keá toaùn chi tieát: Keá toaùn môû soå chi tieát duøng chung cho caùc TK (S 38- DN) ( môû rieâng cho TK 333) ñeå theo doõi töøng loaïi thueá phaûi noäp ñaõ noäp & coøn phaûi noäp. c) Keá toaùn toång hôïp: Taøi khoaûn söû duïng: TK 333 “ Thueá & caùc khoaûn phaûi noäp nhaø nöôùc”: phaûn aùnh caùc khoaûn thueá , phí, leä phí & caùc khoaûn khaùc phaûi noäp, ñaõ noäp, coøn phaûi noäp vaøo ngaân saùch. TK 333 – Soá thueá, phí, leä phí & caùc khoûan Soá thueá, phí, leä phí phaûi noäp cho nhaø khaùc ñaõ noäp cho nhaø nöôùc. nöôùc _ Soá thueá ñöôïc mieãn giaûm Soá dö Nôï: Soá thueá noäp thöøa Soá dö coù: soá thueá, phí, leä phí coøn phaûi noäp Caùc taøi khoaûn caáp 2 cuaû TK 333 nhö sau: TK 3331: "Thueá GTGT phaûi noäp" – TK 33311: "Thueá GTGT ñaàu ra". – TK 33312: “Thueá GTGT haøng nhaäp khaåu”. TK 3332: Thueá tieâu thuï ñaëc bieät TK 3333: Thueá xuaát, nhaäp khaåu TK 3334: Thueá thu nhaäp doanh nghieäp TK 3335: Thueá thu nhaäp caù nhaân TK 3336: Thueá taøi nguyeân TK 3337: Thueá nhaø ñaát, tieàn thueâ ñaát TK 3338: Caùc loaïi thueá khaùc TK 3339: Phí, leä phí vaø caùc khoaûn phaûi noäp khaùc Phöông phaùp keá toaùn: Khi baùn haøng hoùa, dòch vuï thuoäc ñoái töôïng chòu thueá GTGT theo phöông phaùp khaáu tröø, caên cöù vaøo hoùa ñôn GTGT keá toaùn ghi Nôï TK 111, 112, 113: Toång giaù thanh toaùn Coù TK 511: Doanh thu baùn haøng (giaù chöa coù thueá GTGT) Coù TK 33311: Thueá GTGT phaûi noäp (TK 33311) Neáu doanh nghieäp noäp thueá GTGT theo phöông phaùp tröïc tieáp, cuoái thaùng keá toaùn xaùc ñònh thueá GTGT phaûi noäp ghi Nôï TK 511 Coù TK 33311 Khi baùn haøng hoùa, dòch vuï thuoäc ñoái töôïng chòu thueá tieâu thuï ñaëc bieät, doanh nghieäp xaùc 106
  34. ñònh soá thueá TTÑB phaûi noäp: Nôï TK 511 Coù TK 3332 Thueá TNDN phaûi noäp Nôï TK 821 Coù TK 3334 Thueá thu nhaäp caù nhaân phaûi noäp Nôï TK 334 Coù TK 3335 Thueá taøi nguyeân phaûi noäp Nôï TK 627 Coù TK 3336 Thueá nhaø ñaát phaûi noäp Nôï TK 642 Coù TK 3337 Thueá moân baøi phaûi noäp Nôï TK 642 Coù TK 3338 Caùc phí, leä phí phaûi noäp Nôï TK 642,211 Coù TK 3339 Khi noäp thueá: Nôï TK 333 Coù TK 111,112 Khi nhaän ñöôïc quyeát ñònh veà khoaûn trôï caáp, trôï giaù Nôï TK 333 Coù TK 511 Khi nhaän ñöôïc tieàn veà khoaûn trôï caáp, trôï giaù cuûa nhaø nöôùc: Nôï TK 111,112 Coù TK 333 Ví duï: Taïi doanh nghieäp coù caùc nghieäp vuï kinh teá phaùt sinh sau: 1. Baùn haøng: Theo hoùa ñôn GTGT giaù baùn chöa thueá: 10.000.000ñ, thueá GTGT 1.000.000ñ chöa thu tieàn 2. Baùn haøng ñaõ thu baøng tieàn maët, giaù baùn 100.000.000ñ, thueá suaát TTÑB 20%, TGTGT10% 3. Noäp thueá TNDN theo keá hoïach : 1.200.000ñ 107
  35. 4. Chi TGNH noäp thueá TTÑB vaø thueá TNDN Yeâu caàu: Ñònh khoaûn caùc nghieäp vuï kinh teá phaùt sinh Giaûi: 1. Nôï TK 131: 11.000.000 Coù TK 511: 10.000.000 Coù TK 3331: 1.000.000 2. Nôï TK 111: 110.000.000 Coù TK 511: 100.000.000 Coù TK 33311 :10.000.000 Thueá TTÑB phaûi noäp: 100.000.000 × 20% =20.000.000 Nôï TK 511: 20.000.000 Coù TK 3332: 20.000.000 3. Nôï TK 821: 1.200.000 Coù TK 3334: 1.200.000 4. Nôï TK 3332: 20.000.000 Nôï TK 3334: 1.200.000 Coù TK 112: 21.200.000 5.1.3.3. Keá toaùn chi phí phaûi traû: a) Khaùi nieäm: Caùc khoaûn CP phaûi traû laø caùc chi phí ñöôïc ghi nhaän vaøo chi phí hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh trong kyø naøy nhöng thöïc teá chöa phaùt sinh, maø seõ phaùt sinh trong kyø naøy hoaëc nhieàu kyø sau, muïc ñích laø khoâng gaây ñoät bieán cho chi phí saûn xuaát kinh doanh khi chi phí thöïc teá phaùt sinh. b) Noäi dung chi phí phaûi traû bao goàm: – Chi phí tieàn löông phaûi traû cho coâng nhaân saûn xuaát trong thôøi gian nghæ pheùp – Chi phí söûa chöõa TSCÑ trong tröôøng hôïp ñaõ coù keá hoaïch söûa chöõa vaø döï truø kinh phí – Chi phí trong thôøi gian DN ngöøng saûn xuaát theo muøa, vuï coù theå xaây döïng ñöôïc keá hoïach. _ Trích tröôùc CP laõi tieàn vay phaûi traû trong truôøng hôïp vay traû laõi sau, laõi traùi phieàu traû sau. c) Quy ñònh: Haïch toaùn chi phí phaûi traû caàn toân troïng caùc quy ñònh sau: – Chæ ñöôïc haïch toaùn ñuùng nhö noäi dung ñaõ quy ñònh – Vieäc tính tröôùc vaø haïch toaùn vaøo chi phí phaûi traû trong kyø phaûi ñöôïc tính toaùn chaët cheõ, phaûi coù baèng chöùng hôïp lyù, xaùc ñaùng veà caùc khoaûn chi. – Caùc khoaûn chi phí phaûi traû trong kyø veà nguyeân taéc cuoái nieân ñoä keá toaùn phaûi quyeát toaùn vôùi soá chi phí phaùt sinh thöïc teá. Soá cheânh leäch giöõa soá trích tröôùc & CP thöïc teá phaûi xöû lyù theo chính saùch taøi chính hieän haønh. 108
  36. – Nhöõng khoaûn chi phí phaûi traû trong kyø coøn toàn ñoïng chöa söû duïng heát ñeán cuoái naêm phaûi giaûi trình trong baûng thuyeát minh baùo caùo taøi chính. d) Keá toùan chi tieát: Keá toaùn phaûi môû soå chi tieát caùc taøi khoûan ñeå theo doõi vaø quyeát toaùn theo töøng khoaûn chi phí trích tröôùc e) Keá toùan toång hôïp: Taøi khoaûn söû duïng: TK 335 "Chi phí phaûi traû" TK 335 – Caùc khoaûn chi phí phaûi traû khi thöïc Chi phí phaûi traû taêng do trích tröôùc teá phaùt sinh vaøo chi phí saûn xuaát kinh doanh – Soá chi phí phaûi traû lôùn hôn thöïc teá phaùt sinh, hoaøn nhaäp laøm giaûm phí Soá dö Coù: Chi phí phaûi traû chöa chi vì thöïc teá chöa phaùt sinh Trích tröôùc chi phí söûa chöõa lôùn TSCÑ: Nôï TK 627, 641, 642 Coù TK 335 Trích tieàn löông nghæ pheùp phaûi traû cho coâng nhaân saûn xuaát Nôï TK 622 Coù TK 335 Trích tröôùc CP döï tính phaûi chi trong thôøi gian ngöøng vieäc theo thôøi vuï: Nôï TK 627 Coù TK 335 Chi phí thöïc teá phaùt sinh veà caùc khoaûn trích tröôùc Nôï TK 335 Coù TK 241 (2413) Coù TK 111,112, Hoaøn nhaäp, ghi giaûm phí soá trích tröôùc lôùn hôn soá thöïc teá chi Nôï TK 335 Coù TK 622, 627, 641, 642 Ví duï: Soá dö ñaàu thaùng TK 335 (Trích tröôùc CPSCL TSCÑ): 10.000.000ñ. Caùc nghieäp vuï kinh teá phaùt sinh trong thaùng: 1. Trích tröôùc chi phí SCL TSCÑ duøng ôû phaân xöôûng saûn xuaát thaùng naøy 1.000.000ñ 2. Trích tröôùc chi phí baûo haønh saûn phaåm 500.000ñ 3. Tieán haønh söûa chöõa lôùn TSCÑ duøng ôû phaân xöôûng saûn xuaát baèng nguoàn voán trích tröôùc. Chi phí söûa chöõa lôùn thöïc teá phaùt sinh ñaõ chi baèng tieàn maët 10.000.000ñ, thueá GTGT 1.000.000ñ 4. Coâng vieäc SCL TSCÑ hoaøn thaønh, keá toaùn keát chuyeån chi phí ghi giaûm nguoàn voán trích vaø hoaøn nhaäp phaàn trích thöøa Yeâu caàu: Ñònh khoaûn caùc nghieäp vuï kinh teá phaùt sinh Phaûn aûnh vaøo TK 335 109
  37. Giaûi: 1. Nôï TK 627: 1.000.000 Coù TK 335: 1.000.000 (chi tieát trích tröôùc CP SCL TSCÑ) 2. Nôï TK 641: 500.000 Coù TK 335: 500.000 (chi tieát trích tröôùc chi phí baûo haønh saûn phaåm) 3. Nôï TK 241 (2413): 10.000.000 Nôï TK 133: 1.000.000 Coù TK 111: 11.000.000 4. Nôï TK 335: 10.000.000 (chi tieát trích tröôùc CP SCL TSCÑ) Coù TK 241: 10.000.000 Nôï TK 335: 1.000.000 Coù TK 627: 1.000.000 5.1.3.4. Keá Toaùn Phaûi Traû Noäi Boä. Thanh toaùn noäi boä laø thanh toaùn giöõa ñôn vò caáp treân vôùi ñôn vò caáp döôùi hay giöõa caùc ñôn vò tröïc thuoäc vôùi nhau. a) Keá toùan chi tieát: Keá toaùn phaûi môû soå chi tieát caùc taøi khoûan (S 38- DN) ñeå theo doõi theo töøng ñôn vò coù quan heä thanh toaùn & theo töøng khoaûn phaûi noäp, phaûi traû. b) Keá toùan toång hôïp: Taøi khoaûn söû duïng: TK 336 "phaûi traû noäi boä" ñöôïc theo doõi chi tieát cho töøng ñôn vò coù quan heä thanh toaùn. Ñöôïc söû duïng ôû caû ñôn vò thaønh vieân vaø caáp treân. TK 336 -Soá tieàn ñaõ noäp leân caáp treân Soá tieàn phaûi noäp leân caáp treân -Soá tieàn ñaõ caáp, ñaõ traû cho caáp Soá tieàn phaûi caáp,phaûi traû cho caáp döôùi döôùi -Thanh toaùn caùc khoaûn chi hoä, thu hoä Soá tieàn ñöôïc ñôn vò khaùc chi hoä - Buø tröø caùc khoaûn phaûi thu vôùi caùc Soá tieàn thu hoä ñôn vò khaùc khoaûn phaûi traû cuûa cuøng 1 ñôn vò coù quan heä thanh toaùn Soá dö Coù: Soá tieàn coøn phaûi caáp, phaûi traû, phaûi noäp cho caùc ñôn vò trong noäi boä DN 5.1.3.5. Keá toaùn veà caùc khoaûn phaûi thu - phaûi traû khaùc: _ Ñònh kyø phaûi noäp cho Toång Cty, Cty veà phí quaûn lyù Nôï TK 642 Coù TK 336 – Khoaûn phaûi traû laïi cho caáp treân vì caáp treân chi hoä, traû hoä Nôï TK 152, 153, 331 110
  38. Nôï TK 133 Coù TK 336 – Phaûi noäp laõi, quyõ leân caáp treân Nôï TK 421, 414, 415, 431 Coù TK 336 _ Khi noäp hoaëc traû hoä Nôï TK 336 Coù 111,112 5.1.3.6. Keá Toaùn Khoaûn Phaûi Traû Khaùc Khoûan phaûi traû khaùc bao goàm : - Giaù trò taøi saûn thöøa chöa roõ nguyeân nhaân, chôø giaûi quyeát. - Caùc khoaûn BHXH,BHYT, KPCÑ - Khoaûn nhaän ky ùcöôïc, kyù quyõ ngaén haïn _ Doanh thu nhaän tröôùc veà cho thueâ TSCÑ. - Caùc khoaûn phaøi noäp, phaûi traû khaùc nhö: laõi phaûi traû cho caùc beân lieân doanh. Laõi do baùn traû chaäm, khoaûn ñi vay, möôïn mang tính chaát taïm thôøi, . a) Keá toùan chi tieát: Keá toaùn phaûi môû soå chi tieát caùc taøi khoûan (S 38- DN) ñeå theo doõi theo töøng ñôn vò coù quan heä thanh toaùn & theo töøng khoaûn phaûi noäp, phaûi traû. b) Keá toùan toång hôïp: Taøi khoaûn söû duïng: TK 338 “ Phaûi traû, phaûi noäp khaùc” ( xem chöông 3- Keá toaùn Tieàn löông & caùc khoaûn trích theo löông). Phöông phaùp haïch toaùn: 1) Taøi saûn thöøa chôø giaûi quyeát: Nô TK 111,152,156, Coù TK 338 (3381) Khi coù bieân baûn xöû lyù Nôï TK 338 (3381) Coù TK 642 : laøm giaûm CP QLDN Coù TK 411: laøm taêng nguoàn voán kinh doanh Coù TK 338 (3388): phaûi traû , phaûi noäp khaùc 2) Trích BHXH,BHYT, KPCÑ ( xem chöông 3- Keá toaùn Tieàn löông & caùc khoaûn trích theo löông). 3) Doanh thu nhaân tröôùc veà cho thueâ TSCÑ ( xem chöông 4- Keá toaùn TSCÑ) 4) Laõi baùn traû chaâm , traû goùp (xem chöông 6-Keá toaùn Thaønh phaåm – Tieâu thuï) 5) Nhaän kyù cöôïc , kyù quyõ ngaén haïn : Nôï TK 111, 112 Coù TK 338 (3386) 6) Cheânh leäch do ñaùnh giaù laïi khi goùp voán lieân doanh ñoàng kieåm soaùt ( xem chöông 8- 111
  39. Keá toaùn caùc hoaït ñoäng khaùc ) c nghieäp vuï kinh teá phaùt sinh. 112
  40. CHƯƠNG 6: VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.1 KEÁ TOAÙN NGUOÀN VOÁN CHUÛ SÔÛ HÖÕU. 6.1.1. Khaùi Nieäm -Nhieäm Vuï. 6.1.1.1Khaùi nieäm: Nguoàn voán chuû sôû höõu laø soá voán cuûa caùc chuû sôû höõu maø doanh nghieäp khoâng phaûi cam keát thanh toaùn. Nguoàn voán chuû sôû höõu bao goàm: – Voán ñoùng goùp cuûa caùc chuû sôû höõu ñeå thaønh laäp hay môû roäng doanh nghieäp. Chuû sôû höõu cuûa doanh nghieäp coù theå laø nhaø nöôùc, caùc coå ñoâng, caùc cô quan hoaëc toå chöùc tham gia lieân doanh. _ Caùc khoaûn thaëng dö voán coå phaàn do phaùt haønh coå phieáu cao hôn hoaëc thaáp hôn meänh giaù. _ Giaù trò coå phieáu quyõ laøm giaûm nguoàn voán chuû sôû höuõ. _ Voán ñöôïc boå sung töø keát quaû SXKD cuaû DN theo quy ñònh cuaû chính saùch taøi chính hoaëc cuaû chuû sôû höõu, HÑQT, – Voán ñöôïc boå sung töø keát quaû hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh theo quyeát ñònh cuûa caùc chuû sôû höõu, Hoäi ñoàng quaûn trò, . – Caùc khoaûn cheânh leäch do ñaùnh giaù laïi taøi saûn, cheânh leäch tyû giaù chöa xöû lyù vaø caùc quyõ doanh nghieäp (quyõ ñaàu tö phaùt trieån, quyõ phuùc lôïi, ). 6.1.1.2. Nhieäm vuï: – Phaûn aùnh chính xaùc, kòp thôøi tình hình bieán ñoäng vaø soá hieän coù cuûa caùc loaïi nguoàn voán chuû sôû höõu. – Cung caáp soá lieäu cho vieäc laäp baùo caùo & phaân tích tình hình söû duïng caùc nguoàn voán, traùnh tình traïng söû duïng nhaäp nhaèng, khoâng ñuùng muïc ñích cuûa caùc khoaûn nguoàn voán. 6.1.2. Keá Toaùn Nguoàn Voán Kinh Doanh. Nguoàn voán kinh doanh cuûa moät ñôn vò laø soá voán maø doanh nghieäp söû duïng cho hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh ñöôïc hình thaønh do chuû sôû höõu goùp voán hoaëc döôïc boå sung töø lôïi nhuaän 6.1.2.1.Keá toaùn chi tieát: Keá toaùn söû duïng caùc soå chi tieát sau: - Soå chi tieát phaùt haønh coå phieáu ( S43 – DN): duøng ñeå theo doõi chi tieát soá coå phieáu do DN ñaõ phaùt haønh ra coâng chuùng - Soå chi tieát coå phieáu quyõ ( S44– DN): duøng ñeå theo doõi chi tieát soá coå phieáu DN mua laïi cuaû chính DN ñaõ phaùt haønh ra coâng chuùng theo töøng loaïi coå phieáu -Soå theo doõi chi tieát nguoàn voán kinh doanh( S51 – DN): duøng ñeå theo doõi chi tieát nguoàn voán kinh doanh theo töøng noäi dung: voán goùp ban ñaàu, thaëng dö voán , döôïc boå sung töø nguoàn khaùc, 6.1.2.2 Keá toaùn toång hôïp Taøi khoaûn söû duïng: Taøi khoaûn 411 “Nguoàn voán kinh doanh”. 113
  41. – Muïc ñích: TK 411 phaûn aùnh tình hình taêng, giaûm & soá hieän coù veà nguoàn voán kinh doanh. – Tính chaát: Taøi khoaûn nguoàn voán. – Keát caáu: 411 Nguoàn voán kinh doanh giaûm do: Nguoàn voán kinh doanh taêng do: – Chuû sôû höõu ruùt voán – Chuû sôû höõu goùp voán. _ Giaûi theå, thanh lyù DN – Ñöôïc bieáu taëng, taøi trôï _ Buø loã KD theo QÑ cuaû Ñaïi hoäi coå _ Phaùt haønh coå phieáu cao hôn meänh giaù. ñoâng (ñoái vôùi Cty CP) – Ñöôïc boå sung töø lôïi nhuaän, caùc quyõ doanh _ Mua laïi coå phieáu ñeå huyû boû (ñoái vôùi nghieäp & khoaûn cheânh leäch ñaùnh giaù laïi. Cty CP) Soá dö Coù: Nguoàn voán kinh doanh hieän coù TK 411 coù 3 TK caáp 2: - TK 4111: Voán ñaàu tö cuaû chuû sôû höõu - TK 4112: Thaëng dö voán coå phaàn - TK 4118: Voán khaùc Trình töï haïch toaùn: 1)Taêng nguoàn voán kinh doanh: – Do chuû sôû höõu goùp voán, ñöôïc bieáu taëng: Nôï TK 111, 112: baèng tieàn. Nôï TK 152, 156: baèng vaät tö, haøng hoùa. Nôï TK 211, 213: baèng TSCÑ. . Coù TK 411: NVKD taêng do chuû sôû höõu goùp voán _ Do ñöôïc boå sung töø lôïi nhuaän, caùc quyõ doanh nghieäp vaø khoaûn cheânh leäch ñaùnh giaù laïi: Nôï TK 421: töø lôïi nhuaän. Nôï TK 414, 415: töø caùc quyõ doanh nghieäp. Nôï TK 412: töø khoaûn cheânh leäch ñaùnh giaù laïi. Coù TK 411: NVKD taêng do ñöôïc boå sung. - Do phaùt haønh coå phieáu (ñoái vôùi Cty CP): Nôï TK 111, 112: Giaù phaùt haønh Nôï hoaëc Coù TK 4112: cheânh leäch giaûm hoaëc taêng giöõa giaù phaùt haønh & meänh giaù 114
  42. Coù TK 4111: Meänh giaù b) Giaûm nguoàn voán kinh doanh -Do chuû sôû höõu ruùt voán: + Baèng tieàn, haøng toàn kho: Nôï TK 411: khoaûn NVKD giaûm. Coù TK 111, 112: baèng tieàn. Coù TK 152, 155, 156: baèng caùc loaïi haøng toàn kho. + Baèng TSCÑ: Nôï TK 411: khoaûn NVKD giaûm. Nôï TK 214: giaù trò coøn laïi. Coù TK 211, 213: nguyeân giaù. - Do mua coå phieáu ñeå huyû boû ngay : Nôï TK 411 (4111): Meänh giaù Nôï hoaëc Coù TK 4112: cheânh leäch taêng hoaëc giaûm giöõa giaù mua & meänh giaù Coù 111,112: giaù mua Sô ñoà keá toaùn nguoàn voán kinh doanh: 411 111,152,211, NVK giaûm do NVKD taêng do chuû sôû höõu goùp voán chuû sôû höõu ruùt voán 412,414,415,421 NVKD taêng do boå sung töø lôïi nhuaän quyõ DN, khoaûn C/L ñaùnh giaù laïi Ví duï: 1- Coå ñoâng doanh nghieäp ñaõ boå sung theâm voán kinh doanh: -Baèng tieàn göûi nhaân haøng: 40 trieäu. -Baèng 1 maùy moùc thieát bò, nguyeân giaù 160 trieäu. 2- Caên cöù bieân baûn hoïp coå ñoâng, doanh nghieäp quyeát ñònh boå sung nguoàn voán kinh doanh baèng lôïi nhuaän 100 trieäu. 3- Mua 1 phöông tieän vaän taûi, giaù mua 23 trieäu, thueá giaù trò gia taêng 2,3 trieäu ñaõ thanh toaùn baèng TGNH. Chi phí vaän chuyeån 1 trieäu chi baèng tieàn maët. Nguoàn voán ñaàu tö laø quyõ ñaàu tö phaùt trieån. Giaûi: 1. Nôï TK 112: 40.000.000. Nôï TK 211: 160.000.000. Coù TK 411: 200.000.000. 115
  43. 2. Nôï TK 421: 100.000.000. Coù TK 411: 100.000.000. 3a. Nôï TK 211: 23.000.000. Nôï TK133: 2.300.000. Coù TK 112: 25.300.000. 3b. Nôï TK 211: 1.000.000. Coù TK 111: 1.000.000. 3c. Nôï TK 414: 24.000.000. Coù TK 411: 24.000.000. 6.2. Keá Toaùn Cheânh Leäch Ñaùnh Giaù Laïi Taøi Saûn. Cheânh leäch ñaùnh giaù laïi taøi saûn laø khoaûn cheânh leäch giöõa giaù trò ñang haïch toaùn treân soå saùch vôùi giaù trò ñöôïc xaùc ñònh laïi. Taøi saûn ñöôïc ñaùnh giaù laïi trong nhöõng tröôøng hôïp sau: – Khi coù quyeát ñònh cuûa nhaø nöôùc veà ñaùnh giaù laïi taøi saûn. - Khi thöïc hieän coå phaàn hoaù DN nhaø nöôùc - Caùc tröôøng hôïp khaùc theo quy ñònh ( chuyeån ñoâæ hình thöùc sôû höõu DN, ) 6.2.1. Chöùng töø söû duïng: Bieân baûn ñaùnh giaù laïi TSCÑ (04- TSCÑ) 6.2.2.Taøi khoaûn söû duïng: Taøi khoaûn 412 “Cheânh leäch ñaùnh giaù laïi taøi saûn”. – Muïc ñích: phaûn aùnh soá cheânh leäch do ñaùnh giaù laïi taøi saûn hieän coù & tình hình xöû lyù khoaûn cheânh leäch ñoù ôû doanh nghieäp. – Tính chaát: Taøi khoaûn nguoàn voán duøng ñeå ñieàu chænh taêng, giaûm cho taøi khoaûn Nguoàn voán kinh doanh (411). – Keát caáu: 412 Soá cheânh leäch giaûm do ñaùnh giaù laïi taøi Soá cheânh leäch taêng do ñaùnh giaù laïi taøi saûn. saûn. Xöû lyù soá cheânh leäch taêng do ñaùnh giaù laïi Xöû lyù soá cheânh leäch giaûm do ñaùnh giaù taøi saûn laïi taøi saûn Soá dö Nôï: Soá cheânh leäch giaûm do ñaùnh Soá dö Coù: Soá cheânh leäch taêng do ñaùnh giaù laïi taøi saûn chöa ñöôïc xöû lyù giaù laïi taøi saûn chöa ñöôïc xöû lyù \ 6.2.3. Trình töï haïch toaùn: 116
  44. a) Ñaùnh giaù laïi theo quyeát ñònh nhaø nöôùc: a.1 Ñaùnh giaù laïi taêng vaät lieäu, haøng hoùa, saûn phaåm: Nôï TK 152, 156, 155, : giaù trò taøi saûn taêng theâm. Coù TK 412: giaù trò taøi saûn taêng theâm. a.2 Ñaùnh giaù laïi taêng TSCÑ: Nôï TK 211, 213: phaàn nguyeân giaù taêng theâm. Coù TK 214: phaân giaù trò hao moøn taêng theâm. Coù TK 412: phaàn giaù trò coøn laïi. a.3 Ñaùnh giaù laïi giaûm vaät lieäu, haøng hoùa, saûn phaåm: Nôï TK 412: giaù trò taøi saûn giaûm ñi. Coù TK 152, 155, 156: giaù trò taøi saûn giaûm ñi. a.4 Ñaùnh giaù laïi giaûm TSCÑ: Nôï TK 214: phaân giaù trò hao moøn giaûm ñi. Nôï TK 412: phaàn giaù trò coøn laïi giaûm ñi. Coù TK 211, 213: phaàn nguyeân giaù giaûm ñi. b) Cuoái nieân ñoä, xöû lyù khoaûn cheânh leäch ñaùnh giaù laïi taøi saûn: b1. Cheânh leäch ñaùnh giaù laïi taêng: Nôï TK 412  khoaûn cheânh leäch ñaùnh giaù  Coù TK 411 laïi taêng ñöôïc boå sung nguoàn voán kinh doanh b2. Cheânh leäch ñaùnh giaù laïi giaûm: Nôï TK 411  khoaûn cheânh leäch ñaùnh giaù  Coù TK 412 laïi giaûm laøm giaûm nguoàn voán kinh doanh 6.2.4. Sô ñoà keá toaùn khoaûn cheânh leäch ñaùnh giaù laïi taøi saûn: + Sô ñoà keá toaùn ñaùnh giaù laïi taøi saûn do QÑ nhaø nöôùc: 117
  45. Cheânh leäch giaûm do ñaùnh giaù laïi haøng toàn kho 412 152,155,156, Cheânh leäch taêng do ñaùnh giaù laïi haøng toàn kho 211,213 211,213 NG giaûm C/L giaûm C/L taêng NG taêng 214 GTHM giaûm 6.3. Keá Toaùn Cheânh Leäch Tyû Giaù Ngoaïi Teä: 6.3.1. Qui ñònh: Cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi (goïi taét laø cheânh leäch tyû giaù) laø cheânh leäch giöõa tyû giaù ghi soå keá toaùn vôùi tyû giaù qui ñoåi taïi thôøi ñieåm ñieàu chænh cuûa cuøng moät ngoaïi teä. – Ñoái vôùi DN ñang hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh hoaëc vöøa hoaït ñoäng SXKD, vöøa coù hoaït ñoäng ñaàu tö XDCB: Khoaûn cheânh leäch tyû giaù phaùt sinh trong caùc nghieäp vuï trong kyø ñöôïc haïch toaùn vaøo chi phí taøi chính hoaëc doanh thu taøi chính. Cuoái naêm taøi chính, keá toaùn ñaùnh giaù laïi soá dö caùc taøi khoaûn voán baèng tieàn, caùc khoaûn phaûi thu, caùc khoaûn phaûi traû; caùc khoaûn töông ñöông tieøn coù goác ngoaïi teä theo tyû giaù giao dòch bình quaân lieân ngaân haøng do ngaân haøng Nhaø nöôùc VN coâng boá taïi thôøi ñieåm laäp BCÑKT cuoái naêm. Khoaûn cheânh leäch tyû giaù naøy ñöôïc haïch toaùn vaøo TK 413 “Cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi”, sau khi buø giöõa cheânh leäch tyû giaù taêng, giaûm do ñaùnh giaù laïi phaûi keát chuyeån ngay vaøo chi phí taøi chính hoaëc doanh thu taøi chính. – Ñoái vôùi DN ñang trong giai ñoaïn ñaàu tö XDCB (tröôùc khi hoaït ñoäng) Khoaûn cheânh leäch tyû giaù phaùt sinh trong giai ñoaïn XDCB vaø ñaùnh giaù laïi cuoái naêm cuûa caùc TK Coù goïi laø ngoaïi teä ñöôïc haïch toaùn vaøo TK 413 vaø phaûn aùnh luyõ keá treân BCÑKT (chæ neâu cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi). Khi keát thuùc quaù trình ñaàu tö xaây döïng, khoaûn cheânh leäch naøy ñöôïc tính ngay hoaëc phaân boå toái ña laø 5 naêm vaøo doanh thu taøi chính hoaëc chi phí taøi chính keå töø khi coâng trình haoøn thaønh ñöa vaøo hoaït ñoäng. 6.3.2. Taøi khoaûn söû duïng TK 413 “Cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi” – Muïc ñích: phaûn aùnh soá cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi phaùt sinh trong hoaït ñoäng ñaàu tö XDCB (giai ñoaïn tröôùc hoaït ñoäng); cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi do ñaùnh giaù laïi caùc khoaûn muïc tieàn teä coù goác ngoaïi teä cuoái naêm taøi chính; khoaûn cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi khi chuyeån ñoåi baùo 118
  46. caùo taøi chính cuûa cô sôû ôû nöôùc ngoaøi vaø tình hình xöû lyù soá cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi ñoù. – Tính chaát: laø TK nguoàn voán duøng ñeå ñieàu chænh taêng, giaûm TK nguoàn voán kinh doanh. – Keát caáu: 413 - Cheânh leäch tyû giaù do ñaùnh giaù laïi caùc - Cheânh leäch tyû giaù do ñaùnh giaù laïi caùc khoaûn muïc tieàn teä coù goác ngoaïi teä (loã khoaûn muïc tieàn teä coù goác ngoaïi teä (laõi tyû giaù) cuoái naêm taøi chính cuûa hoaït tyû giaù) cuoái naêm cuûa hoaït ñoäng kinh ñoäng kinh doanh, keå caû hoaït ñoäng doanh, keå caû hoaït ñoäng ñaàu tö XDCB ñaàu tö XDCB trong DN vöøa SXKD, trong DN vöøa SXKD, vöøa coù hoaït vöøa coù hoaït ñoäng ñaàu tö XDCB. ñoäng ñaàu tö XDCB. - Cheânh leäch tyû giaù phaùt sinh vaø ñaùnh - Cheânh leäch tyû giaù phaùt sinh vaø ñaùnh giaù laïi caùc khoaûn muïc tieàn teä coù goác giaù laïi caùc khoaûn muïc tieàn teä coù goác ngoaïi teä (loã tyû giaù) cuûa hoaït ñoäng ñaàu ngoaïi teä (laõi tyû giaù) cuûa hoaït ñoäng tö XDCB (giai ñoaïn tröôùc hoaït ñoäng) ñaàu tö XDCB (giai ñoaïn tröôùc hoaït ñoäng) - Keát chuyeån cheânh leäch tyû giaù do ñaùnh - Keát chuyeån cheânh leäch tyû giaù do ñaùnh giaù laïi (laõi tyû giaù) cuûa hoaït ñoäng kinh giaù laïi (loã tyû giaù) cuûa hoaït ñoäng kinh doanh vaøo TK 515 luùc cuoái naêm. doanh vaøo TK 635 luùc cuoái naêm. - Keát chuyeån cheânh leäch tyû giaù phaùt sinh - Keát chuyeån cheânh leäch tyû giaù phaùt sinh vaø ñaùnh giaù laïi (laõi tyû giaù) cuûa hoaït vaø ñaùnh giaù laïi (loã tyû giaù) cuûa hoaït ñoäng ñaàu tö XDCB khi keát thuùc giai ñoäng ñaàu tö XDCB khi keát thuùc giai ñoaïn ñaàu tö XDCB vaøo TK 515 hoaëc ñoaïn ñaàu tö XDCB vaøo TK 635 hoaëc phaân boå daàn (TK 3387) phaân boå daàn (TK 242) Soá dö Nôï: Soá dö Coù: - Soá cheânh leäch tyû giaù phaùt sinh hoaëc - Soá cheânh leäch tyû giaù phaùt sinh hoaëc ñaùnh giaù laïi (loã tyû giaù) cuûa hoaït ñoäng ñaùnh giaù laïi (laõi tyû giaù) cuûa hoaït ñoäng ñaàu tö XDCB (giai ñoaïn tröôùc hoaït ñaàu tö XDCB (giai ñoaïn tröôùc hoaït ñoäng, chöa hoaøn thaønh ñaàu tö) ñoäng, chöa hoaøn thaønh ñaàu tö) TK 413 coù 3 TK caáp II: – TK 4131: Cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi do ñaùnh giaù laïi cuoái naêm. – TK 4132: Cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi trong giai ñoaïn ñaàu tö XDCB. 119
  47. 6.3.4. Phöông phaùp haïch toaùn a) Ñoái vôùi DN ñang hoaït ñoäng 1/ Cuoái naêm, ñaùnh giaù laïi soá dö caùc TK coù goác ngoaïi teä : – Neáu laõi tyû giaù Nôï TK 1112, 1122, 131, 136, 311, 341, 331 Coù TK 413 – Neáu loã tyû giaù: Nôï TK 413 Coù TK 1112, 1122, 131, 138, 311, 331, 341 2/ Xöû lyù khoaûn cheânh leäch tyû giaù: cuoái naêm keát chuyeån khoaûn cheânh leäch tyû giaù thuaàn (sau khi buø tröø khoaûn laõi vaø loã tyû giaù do ñaùnh giaù laïi). Nôï TK 413   laõi tyû giaù Coù TK 515 Nôï TK 635   loã tyû giaù Coù TK 413 b) Ñoái vôùi DN ñang ñaàu tö XDCB (tröôùc khi hoaït ñoäng). 1/ Khi mua haøng hoùa, TSCÑ Nôï TK 152, 211, 241 tyû giaù giao dòch. Nôï TK 413: loã tyû giaù hoaëc: Coù TK 413: laõi tyû giaù Coù TK 1112, 1122: tyû giaù ghi soå 2/ Khi thanh toaùn nôï phaûi traû baèng ngoaïi teä. Nôï TK 311, 331, 341 tyû giaù ghi soå Nôï TK 413: loã tyû giaù hoaëc: Coù TK 413: laõi tyû giaù Coù TK 1112, 1122: tyû giaù ghi soå 3/ Khi keát thuùc gia ñoaïn ñaàu tö XDCB (tröôùc khi hoaït ñoäng), keát chuyeån tyû giaù thuaàn (buø tröø soá dö beân Nôï vaø beân Coù TK 413) – Laõi tyû giaù: Nôï TK 413: laõi tyû giaù Coù TK 515: doanh thu taøi chính Coù TK 3387: loã tyû giaù – Loã tyû giaù: Nôï TK 635: Chi phí taøi chính Nôï TK 242: chi phí traû tröôùc daøi haïn Coù TK 413: loã tyû giaù 120
  48. 4/ Ñònh kyø, phaân boå daàn laó tyû giaù vaø loã tyû giaù. – Laõi tyû giaù: Nôï TK 3387  Soá laõi tyû giaù phaân boå daàn Coù TK 515 – Loã tyû giaù Nôï TK 635   Soá loã tyû giaù phaân boå daàn Coù TK 242 6.3.5. Keá Toaùn Caùc Quyõ Doanh Nghieäp. Caùc quyõ doanh nghieäp ñöôïc hình thaønh töø lôïi nhuaän bao goàm: – Quyõ ñaàu tö phaùt trieån. – Quyõ döï phoøng taøi chính. – Quyõ khen thöôûng & phuùc lôïi. _ Caùc quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu 6.3.5.1. Keá toaùn quyõ ñaàu tö phaùt trieån: a) Muïc ñích söû duïng: – Ñaàu tö môû roäng & phaùt trieån kinh doanh. – Ñaàu tö TSCÑ ñeå ñoåi môùi, hoaøn thieän daây chuyeàn SX & ñieàu kieän laøm vieäc trong doanh nghieäp. – Ñeå nghieân cöùu khoa hoïc, ñaøo taïo & naâng cao trình ñoä chuyeân moân, kyõ thuaät, nghieäp vuï cho coâng nhaân vieân trong doanh nghieäp. b) Taøi khoaûn söû duïng: Taøi khoaûn 414 “Quyõ ñaàu tö phaùt trieån”. – Muïc ñích: phaûn aùnh soá hieän coù & tình hình taêng giaûm quyõ ñaàu tö phaùt trieån. – Tính chaát: Taøi khoaûn nguoàn voán. – Keát caáu: 414 Tình hình chi tieâu söû duïng veà Quyõ ñaàu tö phaùt trieån taêng do trích quyõ ñaàu tö phaùt trieån laäp töø lôïi nhuaän sau thueá. Taøi khoaûn naøy coù 2 taøi khoaûn caáp II: – TK 4141 “Quyõ ñaàu tö phaùt trieån”. – TK 4142 “Quyõ nghieân cöùu khoa hoïc & ñaøo taïo”. c) Phöông phaùpï haïch toaùn: c.1 Ñònh kyø, taïm trích laäp Quyõ ñaàu tö phaùt trieån töø lôïi nhuaän: Nôï TK 421   soá trích laäp. Coù TK 414 c.2 Sang naêm sau, khi baùo caùo quyeát toaùn naêm tröôùc ñöôïc duyeät, Quyõ ñaàu tö phaùt trieån ñöôïc trích theâm: Nôï TK 4211: töø lôïi nhuaän. Coù TK 414: soá trích theâm. 121
  49. c.3 Söû duïng Quyõ ñaàu tö phaùt trieån: + Mua TSCÑ: Nôï TK 211, 213   nguyeân giaù. Coù TK 111, 112 Nôï TK 414   soá tieàn ñaõ ñaàu tö vaøo TSCÑ. Coù TK 411 + Noäp caáp treân: Nôï TK 414: soá noäp caáp treân. Coù TK 111, 112, 336: soá noäp caáp treân. c4.Nhaän quyõ ñaàutö do caáp treân chuyeån ñeán Nôï TK 111,112 Coù TK 414 6.3.5.2. Keá toaùn quyõ döï phoøng taøi chính: a) Muïc ñích söû duïng: -Buø ñaép caùc toån thaát thieät haïi veà taøi saûn do thieân tai, chieán tranh, hoûa hoaïn, nhöõng ruûi ro trong kinh doanh khoâng ñöôïc tính vaøo giaù thaønh & ñeàn buø cuûa cô quan baûo hieåm. b) Taøi khoaûn söû duïng: Taøi khoaûn 415 “Quyõ döï phoøng taøi chính”. – Muïc ñích: phaûn aùnh soá hieän coù & tình hình taêng, giaûm veà quyõ döï phoøng taøi chính cuûa doanh nghieäp. – Tính chaát: taøi khoaûn nguoàn voán. – Keát caáu: 415 Tình hình chi tieâu veà söû duïng quyõ döï Soá trích laäp quyõ döï phoøng taøi chính töø lôïi phoøng taøi chính nhuaän sau thueá hoaëc do caáp döôùi noäp leân Soá dö Coù: soá quyõ döï phoøng taøi chính hieän coù c) Phöông phaùp haïch toaùn: c.1 – Ñònh kyø, taïm trích laäp quyõ döï phoøng taøi chính: Nôï TK 421   Soá trích laäp. Coù TK 415 c.2. Sang naêm sau, khi baùo caùo quyeát toaùn naêm tröôùc ñöôïc duyeät, quyõ döï phoøng taøi chính ñöôïc trích theâm: Nôï TK 4211: Töø lôïi nhuaän. Coù TK 415: Soá trích theâm. c.3 Quyõ döï phoøng taøi chính taêng do caáp döôùi noäp leân: Nôï TK 111,112,136 Coù TK 415 122
  50. c.4 Quyõ döï phoøng taøi chính giaûm do noäp caáp treân Nôï TK 415 Coù TK 111.112.336 . 6.3.5.3. Quyõ khen thöôûng, phuùc lôïi: a) Muïc ñích söû duïng: * Quyõ phuùc lôïi: – Chi cho caùc hoaït ñoäng phuùc lôïi ñeå naâng cao ñôøi soáng tinh thaàn & vaät chaát cho coâng nhaân vieân nhö: mua saém, xaây döïng TSCÑ duøng cho hoaït ñoäng phuùc lôïi (saân theå thao, nhaø nghæ, nhaø aên, ), boå sung tieàn aên tröa, ñi nghæ maùt, trôï caáp khoù khaên cho coâng nhaân vieân, . – Ñoùng goùp cho caùc hoaït ñoäng phuùc lôïi xaõ hoäi: cöùu trôï, vieän trôï, . – Möùc chi do Giaùm ñoác & Chuû tòch Coâng ñoaøn quyeát ñònh. * Quyõ khen thöôûng: – Khen thöôûng ñoät xuaát hoaëc cuoái naêm cho coâng nhaân vieân coù thaønh tích trong saûn xuaát kinh doanh. Thöôûng cho caùc caù nhaân, ñôn vò ngoaøi doanh nghieäp ñaõ giuùp ñôõ doanh nghieäp thöïc hieän toát caùc hoaït ñoäng trong saûn xuaát kinh doanh. – Trích noäp ñeå hình thaønh quyõ khen thöôûng, phuùc lôïi cuûa ñôn vò caáp treân. – Möùc thöôûng do Giaùm ñoác & Chuû tòch Coâng ñoaøn quyeát ñònh. b) Taøi khoaûn söû duïng: Taøi khoaûn 353 Gioáng taøi khoaûn 414. TK 353 coù 3 TK caáp 2: TK 3531: Quyõ khen thöôûng TK 3532; Quyõ phuùc lôïi TK 3533: Quyõ phuùc lôïi ñaõ hình thaønh TSCÑ 111,112,334 431 (2) 421,431 (3) Cho CNV Chi quyõ Möùc trích Töø lôïi nhuaän Khen thöôûng laäp & quyõ khaùc & phuùc lôïi 111,112,336 111,112,136 Noäp caáp treân Nhaän ôû ñôn vò caáp döôùi 411,431 (3) Chuyeån nguoàn khi mua TSCÑ . Ví duï: 1/ Ñònh kyø, taïm trích laäp caùc quyõ töø lôïi nhuaän: Quyõ ñaàu tö phaùt trieån: 20 trieäu. Quyõ döï phoøng taøi chính 4 trieäu. Quyõ khen khen thöôûng & phuùc lôïi moãi quyõ 5 trieäu. 123
  51. 2/ Chi khen thöôûng 6 thaùng ñaàu naêm cho CNV 15 trieäu baèng tieàn maët. 3/ Mua 1 maùy moùc thieát bò, giaù mua 30 trieäu, thueá GTGT 10%, ñaõ thanh toaùn 50% cho ngöôøi baùn baèng tieàn göûi ngaân haøng. Nguoàn voán ñaàu tö laø quyõ ñaàu tö phaùt trieån. 4/ Mua 1 daøn maùy haùt phuïc vuï cho CNV, giaù mua 10 trieäu, thueá GTGT 10% ñaõ thanh toaùn baèng tieàn maët. Nguoàn voán ñaàu tö laø quyõ phuùc lôïi. Yeâu caàu: Tính toaùn, ñònh khoaûn, ghi vaøo taøi khoaûn tình hình treân. Giaûi 1) Nôï TK 421: 34.000.000. 3a) Nôï TK 211: 30.000.000. Coù TK 414: 20.000.000. Nôï TK 133: 3.000.000. Coù TK 415: 4.000.000. Coù TK 112: 16.500.000. Coù TK 4311: 5.000.000. Coù TK 331: 16.500.000. Coù TK 4312: 5.000.000. 3b) Nôï TK 414: 15.000.000. 2a) Nôï TK 4311: 15.000.000. Coù TK 411: 15.000.000. Coù TK 334: 15.000.000. 4a) Nôï TK 211: 11.000.000. 2b) Nôï TK 334: 15.000.000. Coù TK 111: 11.000.000. Coù TK 111: 15.000.000 4b) Nôï TK 4312: 11.000.000. Coù TK 4313: 11.000.000. 6.3.5.4. Keá Toaùn caùc Quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu a) Muïc ñích söû duïng: duøng ñeå khen thöôûng hoaëc caùc muïc ñích phuïc vuï coâng taùc ñieàu haønh cuaû Ban Giaùm ñoác, Hoäi doàng quaûn trò. Vieäc trích & söû duïng quyõ naøy phaûi theo chính saùch taøi chính hieän haønh ñoái vôùi töøng loaïi DN : Cty nhaø nöôùc. Cty coå phaàn, Cty TNHH, b). Taøi khoaûn söû duïng: Taøi khoaûn 418 “Caùc Quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu”. – Muïc ñích: Phaûn aùnh soá hieän coù & tình hình taêng giaûm Caùc Quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu nhö quyõ thöôûng Ban ñieàu haønh Cty – Tính chaát: Taøi khoaûn nguoàn voán. – Keát caáu: 418 124
  52. Tình hình chi tieâu , söû duïng caùc Quyõ Caùc Quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu cuûa höõu taêng do ñöôïc trích laäp töø lôïi DN nhuaân sau thueá SD: Soá quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu hieän coù c) Phöông phaùp haïch toaùn: c.1 Trích laäp Quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu töø lôïi nhuaän sau thueá Nôï TK 421 Coù TK 418 c.2 Ñöôïc ñôn vò caáp treân caáp: Nôï TK 111,112 ,136, Coù TK 418 c.3 Noäp leân caáp treân : Nôï TK 418 Coù TK 111,112,336, c.4 Thöôûng cho Ban Giaùm ñoác, Hoäi ñoàng quaûn trò : Nôï TK 418 Coù TK 111,112, 125
  53. CHƯƠNG 7- KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Mục tiêu của chương: Xem xét các khoản đầu tư: Các khoản đầu tư ngắn hạn Đầu tư vào công ty con Đầu tư vào công ty liên kết Đầu tư vào công ty liên doanh Đầu tư dài hạn khác KEÁ TOAÙN CAÙC HOAÏT ÑOÄNG KHAÙC Trong doanh nghieäp, ngoaøi hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh chính coøn coù caùc hoaït ñoäng khaùc nhö hoaït ñoäng ñaàu tö vaø caùc hoaït ñoäng khaùc. 7.1KEÁ TOAÙN HOAÏT ÑOÄNG ÑAÀU TÖ: 7.1.1 Noäi dung: Hoaït ñoäng ñaàu tö trong doanh nghieäp laø caùc hoaït ñoäng ñaàu tö taøi chính ra beân ngoaøi nhö hoaït ñoäng ñaàu tö vaøo Cty con, goùp voán lieân doanh, lieân keát vaø caùc hoaït ñoäng ñaàu tö khaùc. 7.1.2 Nhieäm vuï: - Phaûn aùnh chính xaùc, kòp thôøi caùc hoaït ñoäng ñaàu tö trong doanh nghieäp. - Xaùc ñònh ñuùng caùc khoaûn thu nhaäp töø caùc hoaït ñoäng ñaàu tö. - Cung caáp soá lieäu cho vieäc laäp baùo caùo vaø phaân tích tình hình veà hoaït ñoäng ñaàu tö. 7.1.3 Keá toaùn hoaït ñoäng ñaàu tö vaøo coâng ty con: 7.1.3.1. Noäi dung Coâng ty con laø DN chòu söï kieåm soùat cuûa 1 DN khaùc (goïi laø Cty meï). Khoûan ñaàu tö vaøo Cty con bao goàm: - Ñaàu tö coå phieáu: Coå phieáu laø chöùng chæ xaùc nhaän caùc quyeàn vaø lôïi ích hôïp phaùp cuûa coâng ty meï trong coâng ty con – coå phieáu coù theå goàm coå phieáu phoå thoâng, coå phieáu öu ñaõi. - Khoaûn ñaàu tö voán döôùi hình thöùc goùp voán baèng tieàn, taøi saûn khaùc vaøo coâng ty con hoaït ñoäng theo loaïi hình coâng ty nhaø nöôùc, coâng ty TNHH 1 thaønh vieân, coâng ty coå phaàn nhaø nöôùc vaø caùc loaïi hình doanh nghieäp khaùc. 7.1.3.2. Keá toaùn chi tieát: Keá toaùn phaûi môû soå theo doõi töøng khoûan ñaàu tö vaøo töøng coâng ty con theo meänh giaù, giaù thöïc teá mua coå phieáu, chi phí thöïc teá ñaàu tö vaøo coâng ty con - Soå chi tieát: soå chi tieát caùc taøi khoûan (maãu soá S38 _ DN) 126
  54. 7.1.3.3. Keá toaùn toång hôïp: a. Taøi khaûn söû duïng: TK 221 “Ñaàu tö vaøo coâng ty con” - Muïc ñích: phaûn aùnh giaù trò hieän coù vaø tình hình bieán ñoäng khoaûn ñaàu tö voán vaøo coâng ty con - Tính chaát: laø TK taøi saûn. - Keát caáu TK 221 Giaù thöïc teá caùc khoaûn ñaàu tö vaøo coâng ty Giaù trò thöïc teá caùc khoaûn ñaàu tö vaøo coâng con taêng (giaù mua + chi phí mua) ty con giaûm Soá dö : Giaù trò thöïc teá caùc khoaûn ñaàu tö vaøo coâng ty con hieän coù cuûa coâng ty meï. b. Phöông phaùp keá toaùn: 1) Khi coâng ty meï mua coå phieáu hoaëc ñaàu tö vaøo coâng ty con baèng tieàn theo cam keát goùp voán ñaàu tö: Nôï TK 221 giaù trò thöïc teá caùc khoaûn Coù TK 111, 112, 341 2) Coå phieáu veà thoâng tin, moâi giôùi, giao dòch mua, baùn trong quaù trình mua coå phieáu hoaëc ñaàu tö vaøo coâng ty con: Nôï TK 221 Chi phí mua coå phieáu Coù TK 111, 112 3) Chuyeån khoaûn ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát, lieân doanh, thaønh ñaàu tö vaøo coâng ty con Nôï TK 221 Coù TK 222 : töø hoaït ñoäng goùp voán lieân doanh Coù TK 223 : töø hoaït ñoäng lieân keát Coù TK 228 : töø hoaït ñoäng ñaàu tö daøi haïn khaùc Coù TK 121 : töø hoaït ñoäng ñaàu tö chöùng khoaùn ngaén haïn 4) Cuoái naêm, nhaän ñöôïc thoâng baùo chia laõi hoaëc nhaän ñöôïc tieàn töø khoaûn laõi ñöôïc chia töø coâng ty con: Nôï TK 111, 112 : nhaän ñöôïc baèng tieàn Nôï TK 138 : phaûi thu Nôï TK 221 : taêng voán ñaàu tö vaøo coâng ty con 127
  55. Coù TK 515 : khoaûn laõi 5) Khi chuyeån ñoåi khoaûn ñaàu tö vaøo coâng ty con thaønh khoaûn ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát hoaëc trôû thaønh khoaûn ñaàu tö laø coâng cuï taøi chính: Nôï TK 121 : ñeå ñaàu tö chöùng khoaùn ngaén haïn Nôï TK 223 : ñeå ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát Nôï TK 228 : ñeå ñaàu tö daøi haïn khaùc Coù TK 221 : giaûm giaù trò ñaàu tö vaøo coâng ty con 6) Khi thu hoài, thanh lyù voán ñaàu tö vaøo coâng ty con: - Khi laõi: Nôï TK 111, 112, 138: toång giaù trò ñaõ thu hoài Coù TK 221 : giaù trò thöïc teá khoaûn ñaàu tö ñaõ thu hoài Coù TK 515 : soá laõi - Khi loã: Nôï TK 111, 112, 138: toång giaù trò ñaõ thu hoài Nôï TK 635 : soá loã Coù TK 221 : toång giaù trò thöïc teá khoaûn ñaàu tö ñaõ thu hoài 7.1.4Keá toaùn hoaït ñoäng goùp voán lieân doanh. 7.1.4.1. Noäi dung: Lieân doanh laø thoûa thuaän baèng hôïp ñoàng cuûa hai hoaëc nhieàu beân ñeå cuøng thöïc hieän hoïat ñoäng kinh teá, maø hoïat ñoäng naøy ñöôïc ñoàng kieåm soùat bôûi caùc beân goùp voán lieân doanh. Coù ba hình thöùc lieân doanh chuû yeáu sau: Hôïp ñoàng saûn xuaát kinh doanh döôùi hình thöùc lieân doanh hoaït ñoäng kinh doanh ñöôïc ñoàng kieåm soaùt. Hôïp ñoàng saûn xuaát kinh doanh döôùi hình thöùc lieân doanh taøi saûn ñöôïc ñoàng kieåm soaùt. Hôïp ñoàng saûn xuaát kinh doanh döôùi hình thöùc thaønh laäp cô sôû kinh doanh ñoàng kieåm soaùt. Hoaït ñoäng goùp voán lieân doanh coù thaønh laäp cô sôû kinh doanh ñoàng kieåm soaùt laø hoaït ñoäng maø caùc beân tham gia lieân doanh goùp voán baèng tieàn hoaëc baèng taøi saûn ñeå thaønh laäp 1 cô sôû kinh doanh môùi. Cô sôû kinh doanh naøy hoaït ñoäng ñoäc laäp gioáng nhö hoaït ñoäng cuûa 1 doanh nghieäp nhöng vaãn chòu söï kieåm soaùt cuûa caùc beân goùp voán lieân doanh theo hôïp ñoàng lieân doanh. 7.1.4.2. Keá toaùn chi tieát: Keá toaùn phaûi môû soå chi tieát caùc taøi khoaûn (maãu soá S38 _ DN) ñeå theo doõi rieâng cho taøi khoaûn 222. 7.1.4.3. Keá toaùn toång hôïp: a. TK söû duïng: TK 222 “Voán goùp lieân doanh” - Muïc ñích: phaûn aùnh toaøn boä voán goùp lieân doanh döôùi hình thöùc thaønh laäp cô sôû kinh doanh ñoàng kieåm soaùt vaø tình hình thu hoài laïi voán goùp lieân doanh. - Tính chaát : TK taøi saûn - Keát caáu: 128
  56. TK 222 Soá voán goùp lieân doanh ñaõ goùp vaøo cô sôû Soá voán goùp lieân doanh vaøo cô sôû kinh kinh doanh ñoàng kieåm soaùt doanh ñoàng kieåm soaùt giaûm do: - Ñaõ thu hoài - Chuyeån nhöôïng - Khoâng coøn quyeàn ñoàng kieåm soaùt Soá dö : Soá voán goùp lieân doanh vaøo cô sôû kinh doanh ñoàng kieåm soaùt hieän coøn cuoái kyø. b. Phöông phaùp haïch toaùn: 1) Khi goùp voán lieân doanh vaøo cô sôû kinh doanh ñoàng kieåm soaùt. - Baèng tieàn: Nôï TK 222 Soá voán goùp Coù TK 111, 112 - Baèng vaät tö, haøng hoaù, thaønh phaåm Nôï TK 222 : soá voán goùp lieân doanh Nôï TK 811 : soá cheânh leäch giaûm (GT goùp voán giaù thöïc teá) Coù TK 152, 155, 156 : giaù thöïc teá - Baèng taøi saûn coá ñònh: Nôï TK 222 : soá voán goùp lieân doanh Nôï TK 214 : giaù trò hao moøn taøi saûn coá ñònh Nôï TK 811 : soá cheânh leäch giaûm (GT goùp voán giaù thöïc teá) Coù TK 211, 213 : Nguyeân giaù * Neáu soá cheânh leäch taêng do ñaùnh giaù laïi taøi saûn laø hieän vaät khi ñem goùp voán lieân doanh lôùn thì haøng naêm keá toaùn keát chuyeån daàn vaøo thu nhaäp khaùc töøng kyø theo thôøi gian höõu ích cuûa taøi saûn coá ñònh ñem goùp voán hoaëc khi baùn vaät tö, haøng hoùa cho beân thöù 3 ñoäc laäp: Nôï TK 3387 Soá cheânh leäch taêng Coù TK 711 2) Khi doanh nghieäp Vieät Nam ñöôïc nhaø nöôùc giao ñaát ñeå goùp voán lieân doanh Nôï TK 222 Coù TK 411 3) Duøng lôïi nhuaän ñöôïc chia do goùp voán lieân doanh ñeå goùp theâm voán vaøo lieân doanh 129
  57. Nôï TK 222 Soá laõi goùp voán Coù TK 515 4) Chi phí phaùt sinh cho hoaït ñoäng lieân doanh Nôï TK 635 : chi phí hoaït ñoäng lieân doanh Nôï TK 133 : thueá GTGT Coù TK 111, 112, 334, 5) Lôïi nhuaän ñöôïc chia - Khi nhaän ñöôïc thoâng baùo chia laõi Nôï TK 138 Soá laõi ñöôïc chia Coù TK 511 - Khi nhaän ñöôïc Nôï TK 111, 112 Soá laõi ñaõ nhaän Coù TK 138 6) Khi thu hoài voán goùp - Neáu coù laõi (giaù trò thu hoài > giaù trò voán goùp) Nôï TK 111, 112, 152, 156, 211 giaù trò thu hoài Coù TK 515 : soá laõi Coù TK 222 : giaù trò voán goùp - Neáu bò loã (giaù trò thu hoài giaù trò voán goùp) Coù TK 222 : giaù trò voán goùp - Traû laïi quyeàn söû duïng ñaát duøng ñeå goùp voán lieân doanh cho nhaø nöôùc Nôï TK 411 Giaù trò quyeàn söû Coù TK 222 - Chuyeån sang khoaûn ñaàu tö khaùc Nôï TK 221 : ñaàu tö vaøo coâng ty con Nôï TK 223 : ñaàu tö vaøo coâng ty con lieân keát Coù TK 222: giaù trò voán goùp 7.1.5 Keá toaùn ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát 7.1.5.1. Noäi dung: Khoaûn ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát laø khoaûn voán goùp maø doanh nghieäp ñaõ ñaàu tö vaøo caùc ñôn vò nhaän ñaàu tö ñöôïc coi laø coù aûnh höôûng ñaùng keå theo 1 trong caùc tröôøng hôïp sau: 130