Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Ngành: Kế toán, tài chính ngân hàng và tài chính doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 144 trang Gia Huy 19/05/2022 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Ngành: Kế toán, tài chính ngân hàng và tài chính doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_nganh_ke_toan_tai_chinh_ngan_ha.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Ngành: Kế toán, tài chính ngân hàng và tài chính doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ NGÀNH: KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ NGÀNH: KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Lâm Ánh Nguyệt Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Kế toán Tài chính Email: lamanhnguyet@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Kinh tế vĩ mô là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên các ngành Kinh tế nói chung qua đó tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu môn học liên quan như kế toán doanh nghiệp, thẩm định dự án, thẩm định tín dụng, tài chính doanh nghiệp các môn học nghiệp vụ liên quan đến ngành kế toán, tài chính và ngân hàng. Giáo trình Kinh tế vĩ mô được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương trình môn học bậc Cao đẳng; là tài liệu cần thiết cho sinh viên ngành kế toán, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp đáp ứng chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình Kinh tế vĩ mô Bậc cao đẳng ngành kế toán, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp gồm 9 chương: Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng Chương 4: Chính sách tài khóa và chính sách ngoại thương Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ Chương 6: Hỗn hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chương 7: Mô hình tổng cung – tổng cầu theo giá Chương 8: Lạm phát và thất nghiệp Chương 9: Phân tích kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải quyết bài tập, các tình huống. Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả cập nhật theo các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như thực tế diễn ra trong nước và quốc tế. Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này được hoàn thiện hơn trong quá trình sử dụng. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng . năm Chủ biên: Lâm Ánh Nguyệt
  5. MỤC LỤC Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 13 1.1. Kinh tế học 13 1.1.1. Khái niệm 13 1.1.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô 13 1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 14 1.2. Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô 15 1.2.1. Mục tiêu 15 1.2.2. Công cụ 16 1.2.2.1. Chính sách tài khóa 16 1.2.2.2. Chính sách tiền tệ 16 1.2.2.3. Chính sách thu nhập 16 1.2.2.4. Chính sách kinh tế đối ngoại 17 1.3. Các vấn đề của kinh tế vĩ mô 17 1.3.1. Lạm phát 17 1.3.2. Thất nghiệp 17 1.3.3. Chu kỳ kinh tế 18 1.3.3.1. Các pha của chu kỳ kinh tế 18 1.3.3.2. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế 19 1.4. Tổng cung và tổng cầu 19 1.4.1. Sản lượng tiềm năng và định luật Okun 19 1.4.1.1. Sản lượng tiềm năng 19 1.4.1.2. Định luật Okun 20 1.4.2. Tổng cung (AS) 21 1.4.2.1. Khái niệm tổng cung 21 1.4.2.2. Đường tổng cung 21 1.4.2.3. Sự dịch chuyển của đường tổng cung 22 1.4.3. Tổng cầu (AD) 23 1.4.3.1. Khái niệm tổng cầu 23 1.4.3.2. Đường tổng cầu 23 5
  6. 1.4.3.3. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu 24 1.4.4. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu 25 1.5. Câu hỏi củng cố: 26 Chương 2: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ MỨC GIÁ CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ 29 2.1. Một số vấn đề cơ bản 29 2.1.1. Các quan điểm về sản xuất 29 2.1.2. Hệ thống tài khoản quốc gia 29 2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 30 2.2.1. Khái niệm 30 2.2.2. Dòng chu chuyển kinh tế 30 2.2.2.1. Mô hình chu chuyển kinh tế đơn giản 30 2.2.2.2. Mô hình chu chuyển kinh tế vĩ mô trong thực tế 31 2.2.3. Các phương pháp tính GDP 33 2.2.3.1. Giá thị trường và giá yếu tố sản xuất 33 2.2.3.2. Các phương pháp xác định GDP danh nghĩa theo giá thị trường 33 2.2.4. GDP danh nghĩa và GDP thực 35 2.2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 35 2.3. Các chỉ tiêu khác 36 2.3.1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) 36 2.3.2. Một số chỉ tiêu khác 37 2.3.2.1. Sản phẩm quốc nội ròng (Net Domestic Rroduct – NDP) 37 2.3.2.2. Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Rroduct – NNP) 37 2.3.2.3. Thu nhập quốc dân (National Income – NI hay Y) 38 2.3.2.4. Thu nhập cá nhân (Personal Income – PI) 38 2.3.2.5. Thu nhập khả dụng (Disposable Income – DI hay YD) 38 2.4. Bài tập chương 2/Câu hỏi củng cố: 38 Chương 3: XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG 42 3.1. Quan điểm của Keynes về sản lượng cân bằng 42 3.2. Các yếu tố của tổng cầu 42 3.2.1. Tiêu dùng 42 6
  7. 3.2.2. Đầu tư tư nhân 45 3.2.3. Ngân sách Chính phủ với các đại lượng T & G 46 3.2.4. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 46 3.3. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia 48 3.3.1. Nền kinh tế đóng và không có Chính phủ 48 3.3.2. Nền kinh tế đóng, có Chính phủ 51 3.3.3. Nền kinh tế mở 53 3.4. Số nhân của tổng cầu 54 3.4.1. Định nghĩa và công thức tính số nhân 54 3.4.2. Số nhân và nghịch lý của tiết kiệm 55 3.5. Bài tập chương 3/Câu hỏi củng cố 56 Chương 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG 60 4.1. Phân tích mô hình số nhân 60 4.1.1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng số nhân của tổng cầu 60 4.1.2. Các số nhân thành phần 61 4.1.3. Số nhân và ngân sách cân bằng 61 4.2. Chính sách tài khóa 62 4.2.1. Công cụ của chính sách tài khóa 62 4.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện chính sách tài khóa 62 4.2.3. Định lượng cho chính sách tài khóa 63 4.2.4. Ngân sách Chính phủ và mục tiêu ổn định 64 4.2.5. Các nhân tố ổn định tự động 65 4.3. Tác động của chính sách ngoại thương 66 4.3.1. Chính sách gia tăng xuất khẩu 66 4.3.2. Chính sách hạn chế nhập khẩu 67 4.4. Bài tập chương 4 69 Chương 5: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 70 5.1. Tiền tệ 70 5.1.1. Khái niệm 70 5.1.2. Chức năng của tiền 70 7
  8. 5.1.3. Các hình thái của tiền 71 5.1.4. Khối lượng tiền 72 5.2. Ngân hàng 72 5.2.1. Quá trình phát triển của ngân hàng 72 5.2.1.1. Lịch sử hình thành 72 5.2.1.2. Quá trình phát triển 73 5.2.2. Hệ thống ngân hàng hiện đại 74 5.2.2.1. Ngân hàng trung ương 74 5.2.2.2. Ngân hàng trung gian 75 5.2.3. Hệ thống ngân hàng Việt Nam 75 5.2.4. Kinh doanh và dự trữ của ngân hàng trung gian 76 5.3. Tiền ngân hàng và số nhân của tiền 77 5.3.1. Cách tạo tiền ngân hàng 77 5.3.2. Số nhân của tiền (KM) 79 5.4. Thị trường tiền tệ 80 5.4.1. Cung tiền tệ (MS) 80 5.4.2. Cầu tiền tệ (MD) 81 5.4.3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ 82 5.5. Chính sách tiền tệ 84 5.5.1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 84 5.5.2. Công cụ của chính sách tiền tệ 84 5.5.2.1. Hoạt động thị trường mở 84 5.5.2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 85 5.5.2.3. Lãi suất chiết khấu 85 5.5.3. Nguyên tắc hoạch định chính sách tiền tệ 86 5.5.4. Định lượng cho chính sách tiền tệ 86 5.5.5. Những vấn đề khác 87 5.5.5.1. Tại sao người dân thích giữ tiền? 87 5.5.5.2. Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu 88 5.5.5.3. Lãi suất với tổng cầu 88 8
  9. 5.6. Bài tập chương 5/Câu hỏi củng cố 89 Chương 6: HỖN HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (MÔ HÌNH IS-LM) 92 6.1. Thị trường hàng hóa và đường IS 92 6.1.1. Khái niệm về đường IS 92 6.1.2. Cách hình thành đường IS 92 6.1.3. Phương trình đường IS 93 6.1.4. Sự dịch chuyển đường IS 94 6.2. Thị trường tiền tệ và đường LM 95 6.2.1. Khái niệm về đường LM 95 6.2.2. Cách hình thành đường LM 95 6.2.3. Phương trình đường LM 96 6.2.4. Sự dịch chuyển đường LM 97 6.3. Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô 98 6.3.1. Sự cân bằng trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ 98 6.3.2. Tác động của chính sách tài khóa 99 6.3.2.1. Chính sách tài khóa mở rộng 100 6.3.2.2. Chính sách tài khóa thu hẹp 100 6.3.3. Tác động của chính sách tiền tệ 101 6.3.3.1. Chính sách tiền tệ mở rộng 101 6.3.3.2. Chính sách tiền tệ thu hẹp 102 6.3.4. Tác động hỗn hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 102 6.4. Bài tập chương 6/Câu hỏi củng cố 103 Chương 7: MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU THEO GIÁ 105 7.1. Tiền lương thực và lượng cung tiền thực 105 7.2. Đường tổng cầu theo giá 105 7.2.1. Tác động của sự thay đổi giá cả đối với đường LM 105 7.2.2. Sự hình thành đường tổng cầu (AD) 106 7.2.3. Sự dịch chuyển đường AD 107 7.2.4. Phương trình đường AD 108 9
  10. 7.3. Tổng cung 109 7.3.1. Hàm sản xuất theo lao động 109 7.3.2. Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) 110 7.3.3. Đường tổng cung dài hạn (LAS) 111 7.3.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường tổng cung ngắn và dài hạn 111 7.3.5. Phương trình đường AS 113 7.4. Cân bằng tổng cung và tổng cầu 114 7.4.1. Cân bằng trong ngắn hạn 114 7.4.2. Cân bằng trong dài hạn 114 7.4.3. Tác động của chính sách ổn định hóa 115 7.4.4. Tranh luận về chính sách ổn định hóa 117 7.5. Bài tập chương 7/Câu hỏi củng cố 118 Chương 8: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 120 8.1. Lạm phát 120 8.1.1. Khái niệm 120 8.1.2. Phân loại lạm phát 121 8.1.3. Cách tính tỷ lệ lạm phát 121 8.1.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 122 8.1.4.1. Lạm phát cầu kéo 122 8.1.4.2. Lạm phát chi phí đẩy 122 8.1.4.3. Lạm phát dự kiến 123 8.1.4.4. Lạm phát và tiền tệ 124 8.1.4.5. Lạm phát và lãi suất 125 8.1.5. Tác động của lạm phát 125 8.1.6. Biện pháp chống lạm phát 126 8.2. Thất nghiệp 127 8.2.1. Đo lường thất nghiệp 127 8.2.2. Các dạng thất nghiệp 127 8.2.3. Tác hại của thất nghiệp 128 8.2.4. Biện pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp 128 10
  11. 8.2.4.1. Đối với thất nghiệp tự nhiên 128 8.2.4.2. Đối với thất nghiệp chu kỳ 129 8.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 129 8.3.1. Đường cong Phillips ngắn hạn 129 8.3.2. Đường cong Phillips dài hạn 132 8.4. Bài tập chương 8/Câu hỏi củng cố 132 Chương 9: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 135 9.1. Thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán 135 9.1.1. Thị trường ngoại hối 135 9.1.1.1. Tỷ giá hối đoái 135 9.1.1.2. Cung và cầu về tiền trong các thị trường ngoại hối 135 9.1.1.3. Các cơ chế tỷ giá 136 9.1.2. Cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái 137 9.1.3. Tỷ giá hối đoái và vấn đề đầu tư 139 9.2. Các chính sách can thiệp vào tỷ giá hối đoái 140 9.2.1. Chính sách phá giá tiền tệ (Y<Yp) 140 9.2.2. Chính sách nâng giá tiền tệ 141 9.3. Bài tập chương 9/Câu hỏi củng cố 142 11
  12. Kinh tế vĩ mô GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Kinh tế vĩ mô Mã môn học: MH3104139 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Kinh tế vĩ mô là một môn cơ sở, môn học này được bố trí giảng dạy sau môn kinh tế vi mô. - Tính chất: Kinh tế vĩ mô sẽ cung cấp kiến thức và phương pháp phân tích sự hoạt động của nền kinh tế. Thông qua môn học, sinh viên sẽ nhận biết được các vấn đề của kinh tế vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, sinh viên cũng biết được các công cụ điều tiết kinh tế của Chính phủ, đó là các chính sách kinh tế: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và cách Chính phủ thực hiện các chính sách để ổn định kinh tế. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các kiến thức cơ bản, có kỹ năng đánh giá và phân tích các sự kiện kinh tế vĩ mô. + Trình bày được các vấn đề của nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, sản lượng quốc gia. + Trình bày được các khái niệm tổng sản phẩm quốc gia, tổng sản phẩm quốc nội, biết cách tính sản lượng quốc gia. + Trình bày được các chính sách như chính sách tài khóa, chính sách ngoại thương và ảnh hưởng của các chúng đối với hoạt động kinh tế. + Trình bày được vai trò của ngân hàng trung ương và tác động của chính sách tiền tệ đối với việc ổn định giá trị tiền tệ và ổn định kinh tế. + Trình bày được cách Chính phủ kết hợp các chính sách kinh tế để giải quyết các vấn đề của kinh tế quốc gia. - Về kỹ năng: + Tính được sản lượng cân bằng của nền kinh tế và hiểu ý nghĩa của điểm cân bằng. + Phân tích được thực trạng của nền kinh tế để có các kế hoạch kinh doanh phù hợp. + Phân tích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lãi suất và đầu tư, kinh doanh. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Người học tiếp nhận và nghiên cứu nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương. + Rèn luyện tư duy logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu về phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 12
  13. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ Giới thiệu: Trong chương 1 bao gồm các nội dung: Khái niệm chung về kinh tế học, các vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô, khái quát về tổng cung – tổng cầu. Mục tiêu: Trình bày được các khái niệm, các mục tiêu, vấn đề của kinh tế vĩ mô và các công cụ điều tiết vĩ mô Nội dung chính: 1.1. Kinh tế học 1.1.1. Khái niệm Ở bất kỳ thời nào thì nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia như: nguồn tài nguyên thiên nhiên (bao gồm đất đai, khoáng sản, rừng, sông, biển ), nguồn lao động (bao gồm: số lượng người lao động, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm người lao động), nguồn vốn (bao gồm số lượng máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu ), trình độ kỹ thuật sản xuất luôn luôn khán hiếm so với nhu cầu vô hạn của con người; nghĩa là với nguồn lực sản xuất hiện có, không thể sản xuất đủ mọi thứ mà con người mong muốn. Mặc dù các nguồn lực sản xuất đều khan hiếm, nhưng có nhiều cách phân bổ,nhiều cách sử dụng nguồn lực khác nhau. Mỗi cách sử dụng nguồn lực sẽ tạo ra những khối lượng hàng hóa và dịch vụ khác nhau, đem lại những thỏa mãn khác nhau cho con người chúng ta. Vấn đề đặt ra là trong nhiều cách sử dụng nguồn lực, phải lựa chọn cách sử dụng nguồn lực nào là hợp lý nhất, hiệu quả nhất, nghĩa là sản xuất được nhiều hàng hóa và dịch vụ nhất, thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho xã hội. Và làm thế nào để nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia ngày càng gia tăng, để ngày càng nâng cao khả năng sản xuất được nhiều hàng hóa hơn, để ngày càng nâng cao mức sống của mọi công dân? Đây là những vấn đề mà môn Kinh tế học sẽ nghiên cứu và giải quyết. Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa dịch vụ, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội. 1.1.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô Dựa vào hành vi kinh tế, các Nhà Kinh tế phân kinh tế học theo hai mức độ phân tích khác nhau: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 13
  14. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ chi tiết, riêng lẻ. Nó nghiên cứu cách thức mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp ra quyết định và tác động lẫn nhau trong một thị trường sản phẩm hay dịch vụ nào đó, để lý giải sự hình thành và vận động của giá cả sản phẩm trong mỗi dạng thị trường. Những nhà nghiên cứu vi mô có thể nghiên cứu ảnh hưởng của việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với mua bán, chuyển nhượng đất đai, nhà cửa đến giá đấ, giá nhà ở, đến việc xây dựng nhà ở thành phố, ảnh hưởng của cạnh tranh quốc tế đến ngành sản xuất hàng may mắc xuất khẩu. Ví dụ: Khi phân tích về thị trường vải, nhà kinh tế học vi mô sẽ quan tâm đến những vấn đề như: những yếu tố nào chi phối các quyết định của những người tiêu dùng vải? Nhu cầu về vải của mỗi cá nhân và của cả thị trường được hình thành như thế nào và biến động ra sao? Người sản xuất vải sẽ lựa chọn các quyết định như thế nào khi đối diện với các vấn đề như: số lượng công nhân cần thuê? lượng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần đầu tư, mua sắm? sản lượng vải nên sản xuất? Khi những người tiêu dùng và người sản xuất vải tham gia và tương tác với nhau trên thị trường thì sản lượng và giá cả vải sẽ hình thành và biến động như thế nào? Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ tổng thể, toàn bộ thông qua các biến số kinh tế như: Tổng sản phẩm quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ th6a1t nghiệp, cán cân thương mại trên cơ sở đó đề ra các chính sách kinh tế nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những nhà nghiên cứu vĩ mô có thể nghiên cứu ảnh hưởng của việc vay mượn của chính phủ, sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp qua thời gian, hoặc những chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành quan trọng của môn kinh tế học, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này cho thấy rằng, trong thực tiễn quản lý kinh tế, cần thiết phải giải quyết tốt các vấn đề kinh tế trên cả hai phương diện vi mô và vĩ mô. Nếu chỉ tập trung vào những vấn đề vi mô như tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mà không có sự điều tiết của chính phủ, thì không thể có một nền kinh tế thực sự phát triển ổn định, bình đẳng và công bằng. 1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học thực chứng là việc sử dụng các lý thuyết và mô hình để mô tả, giải thích và dự báo các hiện tượng kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra như thế nào. Nó mang tính khách quan và khoa học. Kinh tế học thực chứng đưa ra những nhận định như “Áp dụng hạn ngạch đối với dầu lửa trong năm 2016 dẫn đến tăng giá nội địa và giảm sút những nguồn tài nguyên thiên KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 14
  15. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô nhiên nhanh hơn”. Những nhận định như vậy chỉ đơn giản là miêu tả tác động của chương trình, mà không có đánh giá xem những mục tiêu dự định có đạt được hay không. Không có sự đánh giá gì về việc những hậu quả đó là mong muốn hay không. Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề kinh tế. Nó bao hàm sự đánh giá, cho biết nên như thế nào, mang tính chủ quan. Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những nhận định như, “Nếu chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu dầu lửa một cách ít tốn kém nhất đối với chính phủ và người tiêu dùng, thì dùng biện pháp đánh thuế nhập dầu tốt hơn biện pháp cấp hạn ngạch”. Nói cách khác, trong kinh tế học chuẩn tắc, các nhà kinh tế so sánh mức độ đáp ứng mục tiêu mong muốn của các chương trình khác nhau của chính phủ, và xác định xem những chương trình nào đáp ứng mục tiêu tốt nhất. Điểm chủ yếu có thể phân biệt kinh tế học chuẩn tắc hay thực chứng là cách chúng ta phán đoán tính xác thực của chúng. Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng có quan hệ với nhau. Sự hiểu biết thực tế của chúng ta về sự vật ảnh hưởng đến quan niệm có tính chuẩn tắc không phải chỉ dựa trên những phân tích thực chứng, mà nó còn dựa trên những phán đoán giá trị nữa. 1.2. Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô 1.2.1. Mục tiêu Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo 3 dấu hiệu chủ yếu: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. - Sự ổn định kinh tế đòi hỏi giải quyết tốt những vấn đề cấp bách như: lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong ngắn hạn. - Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết tốt những vấn đề dài hạn hơn, có liên quan đến tăng trưởng kinh tế. - Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế. Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng thì các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau đây: - Mục tiêu sản lượng: + Đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng + Tốc độ tăng truưởn cao và vững chắc - Mục tiêu việc làm: KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 15
  16. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô + Tạo được nhiều việc làm tốt + Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp (duy trì ở mức thất nghiệp tự nhiên) - Mục tiêu ổn định giá cả: Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do - Mục tiêu kinh tế đối ngoại: + Ổn định tỷ giá hối đoái + Cân bằng cán cân thanh toán Phân phối công bằng: Một số nước coi mục tiêu phân phối công bằng là một mục tiêu quan trọng. 1.2.2. Công cụ Để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô, nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau, mỗi chính sách có những công cụ riêng biệt. Sau đây là 1 số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu thường được sử dụng trong lịch sử và hiện tại. 1.2.2.1. Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách này có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của chính phủ và thuế: - Chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô chi tiêu công cộng, do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng. - Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân, từ đó tác động đến tổng cầu và sản lượng. Thuế còn tác động đến đầu tư và sản lượng về mặt dài hạn. Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát, phù hợp với các mục tiêu ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khóa có thể có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài. 1.2.2.2. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ chủ yếu tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách này có 2 công cụ chủ yếu là lượng cung tiền và lãi suất. 1.2.2.3. Chính sách thu nhập Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các công cụ nhằm tác động đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 16
  17. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô 1.2.2.4. Chính sách kinh tế đối ngoại Chính sách này nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được. Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng, các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài chính tiền tệ tác động vào hoạt động xuất khẩu. 1.3. Các vấn đề của kinh tế vĩ mô 1.3.1. Lạm phát Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Các nhà kinh tế đo lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát (%). Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá cả (thường là chỉ số CPI). Chỉ số giá cả là tỷ lệ so sánh giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng hóa trong một năm hoặc một thời kỳ và số tiền phải trả để mua giỏ hàng hóa đó vào năm gốc hoặc thời kỳ gốc. Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, tiền tệ bị mất giá. Giá trị của tiền tệ giảm dần như theo cùng một tỷ lệ với tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ lạm phát cao thì tiền mất giá nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp thì tiền mất giá chậm hơn). Lạm phát có tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ bị giảm giá so với đồng tiền nước khác. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". 1.3.2. Thất nghiệp Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 17
  18. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng. 1.3.3. Chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái (khủng hoảng), phục hồi và hưng thịnh (phát triển). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh. Hình 1.1. Chu kỳ kinh tế 1.3.3.1. Các pha của chu kỳ kinh tế - Suy thoái: GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. - Phục hồi: GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế. - Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 18
  19. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: + Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến, dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. + Cầu lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. + Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. + Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khóan thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại. 1.3.3.2. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. 1.4. Tổng cung và tổng cầu 1.4.1. Sản lượng tiềm năng và định luật Okun 1.4.1.1. Sản lượng tiềm năng Sản lượng tiềm năng (Yp) là sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải mà nền kinh tế có thể chấp nhận được. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 19
  20. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Sản lượng tiềm năng có thể được hiểu khi một nền kinh tế có thể vận dụng tất cả nguồn lực của mình như lực lượng lao động, thiết bị, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và những nguồn lực khác được sử dụng đầy đủ; hoặc GDP (GNP) của nền kinh tế có thể đạt được khi áp dụng đúng nguồn lực của mình. Một nền kinh tế sản xuất tại sản lượng tiềm năng có thể được gọi là nền kinh tế có việc làm đầy đủ. Sản lượng tiềm năng không phải là sản lượng tối đa. Theo thời gian, khả năng sản xuất của nền kinh tế luôn có khuynh hướng tăng lên, nên Yp cũng có khuynh hướng tăng. Trong thực tế, sản lượng thực (Y) luôn biến động xoay quanh Yp nên tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cũng biến động, tạo ra chu kỳ kinh doanh. 1.4.1.2. Định luật Okun Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kì kinh tế, sự giao động của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỉ lệ thất nghiệp kì vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên. Có hai cách trình bày:  Theo cách trình bày của Samuelson và Nordhaus: Định luật này cho rằng: Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tự nhiên 2% thì thất nghiệp thực tế tăng thêm 1%. Ví dụ: mức thất nghiệp năm 2004 là 6%, từ 2004 tới 2006 sản lượng thực tế tăng hơn sản lượng tự nhiên 2%, do vậy tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1% từ 6% xuống còn 5%. Gọi: Yt: sản lượng thực tế (GDP thực) Yp: sản lượng tiềm năng (GDP tiềm năng) Ut: tỉ lệ thất nghiệp thực tế Un: tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên y: tỉ lệ gia tăng GDP thực tế p: tỉ lệ gia tăng GDP tiềm năng Nếu: Yt Un: 1% 퐱 Yt Un: % 퐘퐧−퐘퐭 Ut = Un + x 50 퐘퐧  Theo cách trình bày của Fischer và Dornbusch: KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 20
  21. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Khi tốc độ tăng của Yt tăng nhanh hơn tốc độ tăng của Yp 2,5% thì U giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó. Ut = U0 - 0,4 (g - p) - Ut: Thất nghiệp năm t - U0: Thất nghiệp năm gốc - g: tốc độ tăng của Y - p: tốc độ tăng của Yp  Ý nghĩa và ứng dụng của định luật Okun: Định luật Okun là một công cụ khảo sát quan trọng trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng và tỉ lệ thất nghiệp nói riêng và trong kinh tế học vĩ mô nói chung, nó là một công cụ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách dự báo mức tỉ lệ thất nghiệp kỳ vọng tương ứng với mức sản lượng mục tiêu. Hay ngược lại, với mức sản lượng mục tiêu được tính toán trước thì ứng với đó là một tỉ lệ thất nghiệp được kỳ vọng là bao nhiêu. Từ đó làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đề ra các quyết định chính xác trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô, tạo thế chủ động trong công tác dự báo kinh tế cũng như thiết kế một hệ thống an sinh xã hội phù hợp đảm bảo giải quyết hài hòa những hệ lụy mà tình trạng thất nghiệp, lạm phát có thể gây ra, ngăn chặn mọi ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. 1.4.2. Tổng cung (AS) 1.4.2.1. Khái niệm tổng cung Tổng cung trong nền kinh tế là tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường tại mỗi mức giá chung trong một thời kỳ nhất định. 1.4.2.2. Đường tổng cung Đường tổng cung biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cung tương ứng với mức giá của nền kinh tế với các nguồn lực và giá cả các yếu tố đầu vào nhất định. Không giống như đường tổng cầu, đường tổng cung biểu thị mối quan hệ về cơ bản phụ thuộc vào thời gian nghiên cứu: Trong dài hạn, đường tổng cung thẳng đứng còn trong ngắn hạn thì đường tổng cung dốc lên.  Trong ngắn hạn: - Sự gia tăng mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế và ngược lại. Nguyên nhân gây ra mối quan hệ đồng biến trên là do hiệu ứng lợi nhuận: Khi giá cả giảm xuống, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm nên họ sẽ KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 21
  22. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô giảm tốc độ sản xuất. Ngược lại, giá cả tăng nhà sản xuất tăng lợi nhuận (các yếu tố khác không đổi) do đó họ mong muốn sản xuất và bán được nhiều hơn. - Ban đầu đường tổng cung ít dốc (tương đối nằm ngang) nhưng khi tổng sản lượng sản xuất vượt qua điểm sản lượng tiềm năng thì đường tổng cung sẽ dốc cao hơn. Nguyên nhân là do hiệu ứng chi phí: Khi giá tăng, các doanh nghiệp sẵn sàng thuê mướn thêm lao động để sản xuất nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên càng tăng lao động thì năng suất biên của lao động càng giảm, đặc biệt khi đạt đến sản lượng tiềm năng và nguồn lực ngày càng khan hiếm sẽ làm chi phí tăng cao trong khi sản lượng tăng ít dần dẫn đến đường tổng cung càng dốc lên.  Trong dài hạn: Sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn lực sản xuất mà không phụ thuộc vào mức giá nên đường tổng cung thẳng đứng. Nói cách khác, trong dài hạn các yếu tố sản xuất quyết định tổng lượng cung hàng hóa và dịch vụ, tổng lượng cung vẫn không đổi ở tất cả các mức giá chung. SAS Hình 1.2. Đường tổng cung (AS) 1.4.2.3. Sự dịch chuyển của đường tổng cung Khi các yếu tố khác giá (có tác động đến tổng cung) thay đổi sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển. Tổng cung tăng đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang phải, tổng cung giảm thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái. Đường tổng cung có thể dịch chuyển do tác động của các biến số sau: - Lao động: Sự gia tăng lực lượng lao động làm đường tổng cung dịch chuyển sang phải và ngược lại. - Tư bản: Sự gia tăng khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải và ngược lại. - Tài nguyên thiên nhiên: Sự gia tăng tài nguyên thiên nhiên có thể làm đường tổng cung dịch chuyển sang phải và ngược lại. Ví dụ, việc phát hiện và khai thác được một nguồn tài nguyên thiên nhiên (khóang sản, năng lượng ) có thể làm tăng tổng cung hay thời tiết KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 22
  23. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô ngày càng khắc nghiệt sẽ làm cho hoạt động nông – ngư nghiệp khó khăn hơn từ đó giảm tổng cung. - Tri thức công nghệ: Tiến bộ của tri thức công nghệ và việc áp dụng công nghệ làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải và ngược lại. - Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất giảm làm đường tổng cung dịch chuyển sang phải và ngược lại. Ngoài ra, trong ngắn hạn đường tổng cung còn có thể dịch chuyển do tác động của mức giá dự kiến của doanh nghiệp, chính sách thuế của chính phủ. 1.4.3. Tổng cầu (AD) 1.4.3.1. Khái niệm tổng cầu Tổng cầu là khối lượng hàng hóa và dịch vụ (tổng sản phẩm quốc dân) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua ứng với từng mức giá chung trong điều kiện thu nhập và các yếu tố khác không đổi (thuế, lãi suất, lượng tiền, chi tiêu của chính phủ ). 1.4.3.2. Đường tổng cầu Đường tổng cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng sản phẩm và mức giá cả chung mà các tác nhân trong nền kinh tế chi tiêu. Với trục tung biểu thị mức giá cả chung, trục hoành biểu thị mức sản lượng thì đường tổng cầu dốc xuống (có độ dốc âm) thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả chung và sản lượng. Nghĩa là nếu các yếu tố khác không đổi, giá cả chung giảm thì tổng cầu tăng và ngược lại. Hình 1.3. Đường tổng cầu (AD) Có thể giải thích sự dốc xuống của đường tổng cầu là do các nguyên nhân sau: KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 23
  24. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô - Hiệu ứng của cải: Khi giá giảm thì đồng tiền sẽ có giá hơn vì chúng ta có thể mua nhiều hàng hóa hơn hay sự giảm sút của giá làm cho người dân cảm thấy có nhiều của cải hơn, điều đó khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn (các yếu tố khác không đổi). - Hiệu ứng lãi suất: Khi giá cả giảm, mọi người cần ít tiền hơn cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó các hộ gia đình sẽ giảm lượng tiền nắm giữ và cho vay thêm một phần làm cho lãi suất giảm. Lãi suất giảm xuống lại kích thích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nhiều hơn, nhiều người dân mua được nhà ở từ đó tổng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng (các yếu tố khác không đổi). - Hiệu ứng ngoại thương (hay hiệu ứng thay thế quốc tế): Khi giá cả hàng nhập khẩu tăng, người dân trong nước sẽ mua nhiều hàng nội địa hơn làm lượng cầu hàng nhập khẩu giảm. Ngược lại, khi giá hàng trong nước tăng, người dân sẽ thay thế sản phẩm nội địa bằng hàng nhập khẩu làm cho lượng cầu hàng nội địa giảm (các yếu tố khác không đổi). 1.4.3.3. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu Khi các yếu tố khác giá (có tác động đến tổng cầu) thay đổi sẽ làm đường tổng cầu dịch chuyển. Tổng cầu tăng đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải, tổng cầu giảm thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái. Đường tổng cầu có thể dịch chuyển do tác động của các biến số sau: - Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng: Giả sử người dân đột nhiên quan tâm nhiều đến tiết kiệm và họ quyết định giảm chi tiêu hiện tại, khi đó đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái. Hoặc sự sôi nổi của thị trường chứng khóan làm cho người dân cảm thấy giàu có hơn và chi tiêu nhiều hơn, khi đó đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. Như vậy, bất cứ sự kiện nào làm thay đổi tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu. - Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư: Khi các doanh nghiệp bi quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong tương lai họ sẽ cắt giảm đầu tư, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Ngược lại, tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. Chính sách thuế ảnh hưởng tới đầu tư của doanh nghiệp nên cũng làm đường tổng cầu dịch chuyển: thuế tăng, doanh nghiệp giảm đầu tư làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại. - Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu của chính phủ: Nếu chính phủ tăng chi tiêu (cho giao thông, nông nghiệp, bệnh viện, công viên ) thì đường tổng cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại. Do đó chi tiêu của chính phủ là một trong những cách trực tiếp làm thay đổi tổng cầu. - Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng: Bất cứ biến cố nào làm thay đổi xuất khẩu ròng tại một mức giá nhất định đều làm đường tổng cầu dịch chuyển. Ví dụ: khi nền kinh tế châu Âu suy thoái và giảm nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong đó có Việt Nam KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 24
  25. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô sẽ làm xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm từ đó tổng cầu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại. Xuất khẩu ròng còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. 1.4.4. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu Sự cân bằng được thiết lập khi mức giá và sản lượng phù hợp với mục đích của người bán và người mua. Trên đồ thị, đường tổng cung và tổng cầu cắt nhau tại 1 điểm (đặt giao điểm của AS và AD là E), E được gọi là điểm cân bằng của nền kinh tế. Tại đó tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất và bán ra đúng bằng khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà nền kinh tế có nhu cầu sử dụng. Hình 1.4. Cân bằng vĩ mô Tại điểm cân bằng ta có giá cân bằng PE và sản lượng cân bằng YE. - Nếu mức giá thị trường cao hơn PE thì tổng cung lớn hơn tổng cầu, các doanh nghiệp sẽ giảm giá bán cho đến khi thị trường tiêu thụ hết lượng cung thặng dư. - Nếu mức giá thị trường thấp hơn PE thì tổng cầu lớn hơn tổng cung, các doanh nghiệp sẽ tăng giá bán cho đến khi thị trường cân bằng lượng cung và cầu. Trạng thái cân bằng không phải là trạng thái tối ưu nhất hay trạng thái mong muốn của một nền kinh tế mà đôi khi nó chưa phù hợp với mục đích chính sách của nền kinh tế đó. Ta có các trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô sau: - Cân bằng khiếm dụng: Sản lượng cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế có chênh lệch suy thoái. - Cân bằng toàn dụng (full employment): Sản lượng cân bằng bằng sản lượng tiềm năng nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. - Cân bằng trên toàn dụng: Sản lượng cân bằng lớn hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế có chênh lệch lạm phát. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 25
  26. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Cân bằng khiếm dụng Cân bằng toàn dụng Cân bằng trên toàn dụng  Sự thay đổi trạng thái cân bằng: - Cú sốc cầu: Khi đường tổng cung có độ đốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và giá cả. Sự dao động sản lượng xung quanh mức sản lượng tiềm năng được gọi là chu kỳ kinh doanh. Chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn định nền kinh tế. - Các cú sốc cung: các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc bất lợi (thời tiết xấu, OPEC tăng giá dầu thế giới ). Ngược lại, các cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi. 1.5. Câu hỏi củng cố: 1. Tổng cầu là gì? Vì sao đường tổng cầu lại dốc xuống? 2. Giải thích sự khác nhau về hình dáng của đường tổng cung trong ngắn và dài hạn. 3. Nêu lên tác động của mỗi sự kiện dưới đây đến vị trí của đường tổng cầu và tổng cung trên đồ thị.(4) a. Giá dầu trên thế giới tăng mạnh b. Giảm đáng kể chi tiêu cho quốc phòng c. Vụ mùa bội thu 4. Hãy đánh dấu (X) vào những ô tại đó có những yếu tố ảnh hưởng tới đường cung, cầu (khi nghiên cứu yếu tố nào đó giả định các yếu tố khác không đổi) (8) Dịch Di chuyển Dịch Di chuyển Các yếu tố ảnh hưởng chuyển trên chuyển trên đường đường AD đường AD đường AS AS Giá hàng thay thế thay đổi Áp dụng công nghệ sản xuất KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 26
  27. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Dịch Di chuyển Dịch Di chuyển Các yếu tố ảnh hưởng chuyển trên chuyển trên đường đường AD đường AD đường AS AS mới Hàng hóa này trở thành mốt Thu nhập thay đổi Giá đầu vào của sản xuất thay đổi HÃY LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH 1. Đường cầu hàng hóa X cho biết (10): a. Số tiền chi mua hàng hóa X sẽ thay đổi như thế nào khi giá của nó thay đổi. b. Bao nhiêu hàng hóa X sẽ được người mua tại mức giá cân bằng c. Số lượng hàng hóa X được cung cấp trong từng thời kỳ theo mỗi mức giá, khi các nhân tố tác động đến lượng bán được giữ không đổi. d. Một số lượng hàng hóa X được mọi người mua trong từng thời kỳ, theo mỗi mức giá, khi các nhân tố tác động đến cầu được coi như không đổi. 2. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái, thì một cách giải thích hợp lý nhất đối với sự dịch chuyển đó là: (11) a. Về một lý do nào đó làm lượng cung hàng hóa X giảm xuống b. Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi theo hướng họ thích hàng hóa này hơn và họ muốn mua nhiều hơn đối với mọi mức giá. c. Mức giá hàng hóa X tăng lên làm cho mọi người quyết định mua ít hàng hóa này hơn d. Vì một lý do nào khác không phải lý do nêu trên 3. Đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải khi(12e) a. Giá cả các yếu tố sản xuất giảm b. Mặt bằng giá cả chung có xu hướng giảm xuống c. Khả năng sản xuất được mở rộng d. Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân tăng Đọc thêm: Giảm phát: tốt hay xấu Người tiêu dùng thích giảm phát nhưng người sản xuất lại chẳng ưa gì. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 27
  28. Kinh tế vĩ mô Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô Giảm phát tốt xảy ra khi môi trường kinh doanh cởi mở hơn, các mức giá bị các nhà độc quyền đẩy lên cao nay phải giảm dưới áp lực cạnh tranh. Một tình huống tốt khác là trong thị trường tự do, những người sản xuất với năng suất cao hơn sẽ vươn lên, giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, giá hàng giảm làm người tiêu dùng mua nhiều hơn, và kết quả là giá thành mỗi đơn vị sản phẩm càng giảm. Giảm phát không tốt xảy ra khi giá giảm nhưng số hàng bán không tăng. Các công ty phải giảm quy mô sản xuất và thải bớt nhân công. Trước nguy cơ mất việc, mọi người sẽ tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn. Kết quả là giảm phát trở nên trầm trọng. Dạng giảm phát tồi tệ hơn khi các doanh nghiệp kém hiệu quả được trợ giá để tiếp tục hoạt động. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp này, các công ty khỏe mạnh phải hạ giá bán và chẳng mấy chốc cũng trở nên ốm yếu. Giảm phát là tồi tệ nhất khi quá nhiều vốn và vốn vay ào ạt đổ vào một cách lạc quan, làm cho cung vượt xa cầu. Hàng không bán được nhưng nợ vẫn phải trả, cả các công ty tốt cũng có nguy cơ phá sản. Chỉ số CPI của VN dựa nhiều vào giá lương thực và nông sản. Những năm gần đây, giá nông sản trên thế giới giảm do dư cung. Nông dân chẳng thể làm gì ngoài việc chờ xem ai sẽ phải chặt bỏ cà phê trước. Họ không trách nhau, nhưng chê các chính phủ đã chẳng giúp họ những thông tin và dự báo chính xác. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 28
  29. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế Chương 2: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ MỨC GIÁ CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ Tóm tắt: Trong chương 2 bao gồm các nội dung: các quan điểm về sản xuất, hệ thống tài khoản quốc gia; khái niệm và các nội dung liên quan đến tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và các chỉ tiêu khác. Mục tiêu: + Trình bày được các quan điểm cơ bản về sản xuất, các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội, các phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân. + Xác định được các chỉ tiêu cơ bản về sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế. 2.1. Một số vấn đề cơ bản 2.1.1. Các quan điểm về sản xuất - Theo trường phái trọng nông (thế kỷ 16, F.Quesnay): Sản xuất là phải tạo ra sản lượng thuần tăng. Sản lượng thuần tăng là mức sản lượng tăng thêm trong quá trình sản xuất. Như vậy chỉ có sản phẩm của ngành nông nghiệp mới tạo ra sản lượng thuần tăng. Sản phẩm của ngành nông nghiệp mới được tính vào trong mức sản xuất. - Theo quan điểm cổ điển (thế kỷ 18, Adam Smith): Sản xuất là phải tạo ra sản phẩm tồn tại dưới dạng vật chất. Các ngành sản xuất được chia thành 2 nhóm: + Tạo ra sản phẩm hữu hình: Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng + Tạo ra sản phẩm vô hình: Giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp - Theo K.Marx (thế kỷ 19): Sản xuất là những ngành sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho các ngành sản xuất vật chất. Nó bao gồm toàn bộ sản phẩm hữu hình và một bộ phận sản phẩm vô hình phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất. Là cơ sở hình thành cách tính sản lượng quốc gia theo hệ thống sản xuất vật chất (MPS-Material Production System) mà các nước XHCN trước đây áp dụng - Quan điểm hiện nay (đầu thế kỷ 20, Simon Kuznets): Sản xuất là tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho lợi ích của công chúng. Là cơ sở hình thành nên cách tính theo hệ thống tài khoản quốc Gia (SNA - System of National Accounts) 2.1.2. Hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam trước đây sử dụng MPS. Từ 1999, Tổng cục thống kê Việt Nam sử dụng SNA để đo lường sản lượng quốc gia. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng SNA để đo lường sản lượng quốc gia. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 29
  30. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế - GDP : Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) - NDP : Sản phẩm nội địa ròng (Net Domestic Product) - GNP : Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product) - NNP : Sản phẩm quốc gia ròng (Net National Product) - NI : Thu nhập quốc gia (National Income) - PI : Thu nhập cá nhân (Personal Income) - DI: Thu nhập khả dụng (Disposable Income) Phân thành 2 nhóm: - Theo lãnh thổ: GDP, NDP - Theo quyền sở hữu: GNP, NNP, NI, PI, DI. 2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2.2.1. Khái niệm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). 2.2.2. Dòng chu chuyển kinh tế 2.2.2.1. Mô hình chu chuyển kinh tế đơn giản Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ Hàng hóa và dịch vụ Doanh Hộ gia nghiệp đình Dịch vụ yếu tố sản xuất Thu nhập từ các yếu tố sản xuất Hình 2.1. Sơ đồ vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô đơn giản Một nền kinh tế hoàn chỉnh bao gồm hàng triệu đơn vị kinh tế: Các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước. Các đơn vị kinh tế này tạo nên một mạng lưới chằng chịt các giao dịch kinh tế trong quá trình tạo ra tổng sản phẩm. Để hiểu được nền kinh tế hoạt động như thế nào, các nhà kinh tế sử dụng mô hình đơn giản để lý giải cách thức tổ KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 30
  31. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế chức của nền kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa những người tham gia vào nền kinh tế. Hộ gia đình sở hữu các yếu tố sản xuất (lao động,vốn, đất đai ) và cung cấp cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng các yếu tố này để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bán lại cho hộ gia đình tiêu thụ. Hộ gia đình có thu nhập từ việc cho thuê các yếu tố sản xuất và dùng thu nhập đó chi trả cho các hàng hóa và dịch vụ mua từ doanh nghiệp. - Dòng bên trong là sự luân chuyển các nguồn lực thật, dòng bên ngoài là các giao dịch thanh toán bằng tiền. - Sơ đồ trên gợi lên 2 cách tính khối lượng sản phẩm trong một nền kinh tế: + Theo cung trên, chúng ta tính tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. + Theo cung dưới, chúng ta có thể tính tổng mức thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Sơ đồ trên là một mô hình đơn giản về nền kinh tế. Nó bỏ qua nhiều chi tiết phức tạp như vai trò của chính phủ và thương mại quốc tế. Tuy nhiên, từ tính chất đơn giản của nó, chúng ta có thể thấy cách thức gắn kết các bộ phận của nền kinh tế với nhau. Đồng thời thông qua mô hình trên chúng ta thấy rằng mọi khoản chi tiêu trong nền kinh tế cuối cùng đều trở thành thu nhập của ai đó, nên chi tiêu và thu nhập luôn bằng nhau. Nếu giả định rằng toàn bộ thu nhập của hộ gia đình được đem chi tiêu hết để mua hàng hóa, dịch vụ, rằng doanh nghiệp bán được hết hàng hóa, dịch vụ rồi dùng tiền thu được để tiếp tục sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp rốt cuộc cũng là một khoản thu nhập của hộ gia đình thì con số thu được từ hai cách tính trên đây phải bằng nhau. Sơ đồ này gợi ra những ý niệm về tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng của hộ gia đình: Chính các hộ gia đình quyết định mức chi tiêu trong nền kinh tế, tác động đến việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất chứ không phải doanh nghiệp. 2.2.2.2. Mô hình chu chuyển kinh tế vĩ mô trong thực tế Nền kinh tế trong thực tế phức tạp hơn nhiều so với mô hình đơn giản. Các hộ gia đình không chi tiêu hết thu nhập của họ mà phải nộp một phần thuế cũng như tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập. Ngoài ra hộ gia đình cũng không mua hết tất cả sản phẩm được sản xuất ra mà còn có chính phủ, doanh nghiệp và người nước ngoài mua. Nhưng dù là thành phần nào mua thì các giao dịch đó vẫn có bên mua và bên bán. Do đó, khi xét nền kinh tế với tư cách là một tổng thể thì chi tiêu và thu nhập luôn bằng nhau. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 31
  32. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế Để nghiên cứu phương pháp tính GDP, chúng ta sử dụng mô hình với đầy đủ bốn chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế của một quốc gia: Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài. I X Nước ngoài Hàng hóa, dịch vụ (C + I + G) M C G Tr Ti D S Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp Td Yếu tố sản xuất (W + i + R + ) Hình 2.2. Sơ đồ vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô trong thực tế Đầu tiên, giả sử các doanh nghiệp sản xuất được một lượng GDP. Trong đó: - Doanh nghiệp phải trích khấu hao (De) và nộp thuế gián thu (Ti), phần còn lại phân chia cho các yếu tố sản xuất (dưới dạng tiền lương - W, tiền thuê - R, tiền lãi - i và lợi nhuận - Π) nhưng trước đó phải nộp thuế trực thu (Td: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) cho chính phủ. - Chính phủ chuyển nhượng lại cho hộ gia đình dưới dạng trợ cấp, trả lương hưu (Tr) và mua hàng hóa, dịch vụ (gọi là chi tiêu của chính phủ - G). - Hộ gia đình dùng 1 phần thu nhập để tiêu dùng (chi tiêu – C) và 1 phần tiết kiệm (S). - Doanh nghiệp tiếp tục dùng tiền khấu hao và vay từ tiết kiệm để đầu tư (I). - Trong 3 khoản C, I, G dùng để mua hàng hóa, dịch vụ thì có một phần dành mua hàng nội địa và một phần dùng để mua hàng nhập khẩu (M). Đồng thời, cũng có một lượng xuất khẩu sang nước ngoài (X). Từ mô hình thực tế, ta có thể hiểu được bản chất của ba phương pháp tính GDP: - Theo những gì mà doanh nghiệp sản xuất ra, gọi là phương pháp sản xuất hay phương pháp giá trị gia tăng. - Theo những gì mà các thành phần của nền kinh tế nhận được, gọi là phương pháp thu nhập hay phân phối. - Theo những gì mà các thành phần của nền kinh tế mua, gọi là phương pháp chi tiêu. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 32
  33. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế 2.2.3. Các phương pháp tính GDP 2.2.3.1. Giá thị trường và giá yếu tố sản xuất Giá thị trường phản ánh đúng đắn giá trị tương đối của các loại hàng hóa, và người tiêu dùng sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định hành vi ứng xử của họ. Vì vậy muốn tính toán sản lượng quốc gia, trước hết người ta sử dụng giá thị trường (market price). Tuy nhiên, giá thị trường bao hàm một phần thuế của chính phủ (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt gọi chung là thuế gián thu – indirect taxes) và theo các nhà kinh tế thì thuế gián thu nhiều hay ít là do chính phủ tự định. Nó không phản ánh chi phí thực của quốc gia để sản xuất sản phẩm. Khi thuế thay đổi thì giá sẽ thay đổi theo, nên cần một chỉ tiêu không bị tác động bởi sự thay đổi các khoản thuế này. Đó là những chỉ tiêu được tính theo chi phí các yếu tố sản xuất (factor cost) hay có thể gọi là tính theo giá yếu tố sản xuất, đã loại trừ thuế gián thu. Chỉ tiêu tính theo giá yếu tố SX = chỉ tiêu tính theo giá thị trường – thuế gián thu 2.2.3.2. Các phương pháp xác định GDP danh nghĩa theo giá thị trường  Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng Không phải tất cả các giao dịch trên thị trường chính thức đều được tính vào GDP vì việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ bao gồm một loạt các công đoạn khác nhau, nếu ta cộng hết các giao dịch đó lại để tính GDP thì cùng một sản phẩm ta sẽ tính trùng lại nhiều lần theo các công đoạn sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Do đó khi tính GDP theo phương pháp này ta chỉ tính tổng các giá trị tăng thêm của các sản phẩm trong quá trình sản xuất đến sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng của nền kinh tế. GDP = ΣVAi = Tổng giá trị sản lượng – tổng chi phí trung gian Trong đó: - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội - VAi: Giá trị gia tăng của sản phẩm i - Giá trị sản lượng: Giá trị sản phẩm đầu ra của một công đoạn sản xuất - Chi phí trung gian: Chi phí đầu vào của một công đoạn sản xuất Ngoài ra, ta cũng có thể tính GDP theo cách chỉ tính những giao dịch thị trường dẫn đến việc mua bán sau cùng (công đoạn cuối cùng của sản phẩm được sản xuất). Ví dụ: Quá trình sản xuất bánh mì trải qua bốn công đoạn như sau: 1. Nông dân trồng lúa bán cho nhà máy sản xuất bột với giá 1600 đồng/kg. 2. Nhà máy bột bán số bột thành phẩm được làm từ 1 kg lúa đó cho lò bánh mì với giá giao dịch 3.700 đồng. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 33
  34. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế 3. Lò bánh mì bán số bánh mì làm được từ số bột của 1 kg lúa cho siêu thị với giá 7900 đồng. 4. Siêu thị bán số bánh mì trên cho người tiêu dùng với giá 10000 đồng. Tính GDP cho sản phẩm này theo phương pháp giá trị gia tăng ta được: GDP = [1600 + (3700 – 1600) + (7900 – 3700) + (10000 – 7900)] = 10000 đồng (bằng giá trị của số bánh mì bán ra cho người tiêu dùng ở giao dịch cuối cùng)  Tính GDP theo phương pháp chi tiêu Phương pháp này được tính theo luồng tiền dùng để mua hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trên lãnh thổ một nước sản xuất ra (không tính phần tiền mua sản phẩm trung gian). GDP = C + I + G + X – M Trong đó: - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội - C: Tiêu dùng của hộ gia đình - I: Đầu tư tư nhân - G: Chi tiêu của chính phủ - X: Giá trị xuất khẩu - M: Giá trị nhập khẩu Lưu ý: Đầu tư ròng = I - De  Tính GDP theo phương pháp thu nhập Đây là cách tính GDP theo luồng thu nhập được thể hiện ở cung dưới của sơ đồ chu chuyển, lượng GDP tạo ra sẽ được phân chia cho các thành phần tham gia vào nền kinh tế. Như vậy chỉ cần cộng thu nhập của tất cả các thành phần lại với nhau sẽ thu được tổng thu nhập đúng bằng GDP sản xuất ra. GDP = De + W + R + i + Π + Ti Trong đó: - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội - De: Khấu hao - W: Tiền lương - R: Tiền thuê - i: Tiền lãi vay KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 34
  35. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế - Π: Lợi nhuận của doanh nghiệp - Ti: Thuế gián thu Xét về nguyên tắc, cả ba phương pháp phải cho cùng một kết quả. Tuy nhiên thực tế thường thì các kết quả có sự sai lệch nhau do số liệu thu thập được không hoàn toàn chính xác. Do đó, sau khi tính toán các nhà kinh tế sẽ tiến hành điều chỉnh theo hai cách: lấy trung bình cộng của ba kết quả hoặc tiến hành điều chỉnh sai số trong từng phương pháp để có kết quả giống nhau. 2.2.4. GDP danh nghĩa và GDP thực Dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm là thuận lợi, vì thông qua giá cả thị trường chúng ta có thể cộng giá trị của các loại hàng hóa có hình thức và nội dung vật chất khác nhau như lúa, cà phê, cá, tôm, du lịch, y tế lại với nhau để đo lường kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế thông qua một con số. Tuy nhiên, giá cả lại là một thước đo co giãn, tình trạng lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao. Do đó, GDP tính bằng tiền có thể sẽ tăng nhanh chóng trong khi giá trị thực của tổng sản phẩm tính bằng hiện vật có thể không tăng hoặc tăng ít. Để khắc phục nhược điểm này của GDP, các nhà kinh tế sử dụng 2 chỉ tiêu: GDP danh nghĩa và GDP thực tế. - GDP danh nghĩa (GDPn): Đo lường tổng sản phẩm quốc nội sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó. - GDP thực tế (GDPr): Đo lường tổng sản phẩm quốc nội sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc. Mối liên hệ giữa GDPn và GDPr là chỉ số giá cả, hay còn gọi là chỉ số lạm phát (D) tính theo GDP: GDP D = nx 100 GDPr 2.2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 35
  36. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế thọ ) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. - Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. ΔY = Yt –Y(t-1) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. 퐘퐭−퐘(퐭− ) gt = x 100% 퐘(퐭− ) Trong đó: Y là quy mô của nền kinh tế. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được coi là phản ánh gần đúng nhất mức độ cải thiện mức sống của người dân đó là sử dụng GDP thực tế bình quân đầu người để tính toán. 2.3. Các chỉ tiêu khác 2.3.1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - GNP danh nghĩa (GNPn): Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó. - GNP thực tế (GNPr): Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc. Mối liên hệ giữa GNPn và GNPr là chỉ số giá cả, hay còn gọi là chỉ số lạm phát (D) tính theo GNP: GNP D = nx 100 GNPr KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 36
  37. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế GNPn và GNPr được dùng cho các mục tiêu phân tích khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu mối quan hệ tài chính - ngân hàng người ta dùng GNPn, khi cần nghiên cứu tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta dùng GNPr.  Mối quan hệ giữa GDP và GNP: GNP khác với GDP ở vấn đề “lãnh thổ một nước” và “công dân một nước”. - Nếu ta xét GNP của Việt Nam thì có 2 phần tạo ra đó là phần do công dân Việt Nam tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam và phần do công dân Việt Nam tạo ra trên lãnh thổ nước khác (bao gồm tiền công của những người đi lao động nước ngoài, lợi nhuận do đầu tư ở nước ngoài được gọi là thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu hay thu nhập yếu tố chuyển vào trong nước). - Nếu xét GDP của Việt Nam thì cũng gồm 2 phần tạo ra đó là phần do công dân Việt Nam tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam và phần do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm tiền công lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thu nhập từ sở hữu về vốn được gọi là thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu hay thu nhập yếu tố chuyển ra nước ngoài). GNP = GDP + thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu Hiệu số giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được gọi là thu nhập ròng từ nước ngoài (Net Income from Abroad – NIA) GNP = GDP + NIA 2.3.2. Một số chỉ tiêu khác 2.3.2.1. Sản phẩm quốc nội ròng (Net Domestic Rroduct – NDP) Sản phẩm quốc nội ròng phản ánh lượng giá trị mới sáng tạo, được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, không kể đến sản phẩm trung gian và khấu hao. NDP = GDP – De Đây là lượng sản phẩm chúng ta có thể sử dụng mà không làm giảm dự trữ vốn và khả năng sản xuất năm tới vì khấu hao sẽ được phân bổ vào đầu tư để duy trì sản xuất. NDP có thể tính theo hai loại: NDP theo giá thị trường và NDP theo giá sản xuất như sau: NDPmp = GDPmp – De NDPfc = GDPfc – De 2.3.2.2. Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Rroduct – NNP) Sản phẩm quốc dân ròng phản ánh giá trị mới sáng tạo, được công dân một nước sản xuất ra, không kể đến sản phẩm trung gian và khấu hao. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 37
  38. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế NNP = GNP – De Tương tự NDP, NNP có thể tính theo hai loại: NNP theo giá thị trường và NNP theo giá sản xuất như sau: NNPmp = GNPmp – De NNPfc = GNPfc – De 2.3.2.3. Thu nhập quốc dân (National Income – NI hay Y) Thu nhập quốc dân phản ánh mức thu nhập mà công dân một nước tạo ra không kể phần tham gia của chính phủ dưới dạng thuế gián thu. Đó là thu nhập từ các yếu tố sản xuất: lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý của tất cả hộ gia đình trong nền kinh tế do vậy thu nhập quốc dân còn phản ánh mức sống của dân cư. NI (Y) = NNPmp – Ti = NNPfc = GNP – De – Ti = W + i + R +  2.3.2.4. Thu nhập cá nhân (Personal Income – PI) Thu nhập cá nhân phản ánh phần thu nhập thật sự được phân chia cho các cá nhân trong xã hội. Lượng thu nhập mà công dân một nước tạo ra (NI) chưa chắc được phân chia hết cho các cá nhân, vì doanh nghiệp còn giữ lại lợi nhuận để tái sản xuất hay lập quỹ và các cá nhân còn được nhận các khoản trợ cấp của chính phủ. PI = NI - giữ lại, nộp + Tr 2.3.2.5. Thu nhập khả dụng (Disposable Income – DI hay YD) Thu nhập cá nhân chưa phải là lượng thu nhập cuối cùng mà công dân có quyền sử dụng vì sau khi nhận được thu nhập nhiều người còn phải trích nộp các khoản thuế cá nhân. Như vậy để tính toán khả năng tiêu dùng và tích lũy của dân cư chúng ta phải dựa vào chỉ tiêu thu nhập có thể sử dụng (DI hay YD). DI (YD) = PI – Td Hộ gia đình sau khi nhận được thu nhập khả dụng sẽ chi tiêu một phần và dành tiết kiệm một phần như vậy: DI (YD) = C + S 2.4. Bài tập chương 2/Câu hỏi củng cố: 1. Tổng sản phẩm quốc nội là gì? Tổng sản phẩm quốc dân là gì? So sánh sự giống và khác nhau giữa hai khái niệm. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 38
  39. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế 2. Anh chị có cho rằng GNP là thước đo hoàn hảo nhất thành tựu và chất lượng của một nền kinh tế hay không? Giải thích. 3. Cho biết thế nào là sản lượng tiềm năng? 4. Các kết quả tính GDP bằng các phương pháp khác nhau có cho cùng một kết quả hay không? Tại sao? 5. Sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế? (3) 6. Giả sử trong nền kinh tế đóng chỉ có 5 doanh nghiệp: Nhà máy thép, doanh nghiệp cao su, doanh nghiệp cơ khí, doanh nghiệp sản xuất bánh xe và doanh nghiệp sản xuất xe đạp. Doanh nghiệp sản xuất xe đạp bán xe đạp của mình cho người tiêu dùng cuối cùng với giá trị 8.000 USD. Quá trình sản xuất xe đạp doanh nghiệp đã mua bánh xe với giá trị 1000 USD, thép với giá trị 2500 USD và một số máy móc trị giá 1800 USD của doanh nghiệp cơ khí. Doanh nghiệp sản xuất bánh xe mua cao su của doanh nghiệp cao su trị giá 600 USD và doanh nghiệp cơ khí mua thép của nhà máy thép trị giá 1000 USD để sản xuất máy móc. (6) a. Hãy tính GDP của nền kinh tế với giả định trên bằng phương pháp giá trị gia tăng. b. Hãy xác định GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng. c. Hãy so sánh kết quả tính toán ở câu a và câu b? Hãy lý giải sự giống nhau hoặc khác nhau của kết quả tính toán ở 2 câu trên. 7. Cho biết những số liệu dưới đây của hệ thống tài khoản Quốc dân của Việt Nam năm 1990 (theo giá hiện hành). Đơn vị tính: Triệu đồng. (7) - Chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ: 2.205.000 - Tiền lương, tiền công của người lao động: 14.436.000 - Lợi nhuận của các doanh nghiệp: 5.540.000 - Chi tiêu của các hộ gia đình: 22.150.000 - Thuế gián thu: 2.828.000 - Khấu hao tài sản cố định: 1.500.000 - Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 6.704.000 - Đầu tư mua sắm tài sản cố định mới: 2.817.000 - Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: 9.567.000 - Các khoản trợ cấp của Chính phủ cho người dân: 5.000 - Thu nhập ròng từ nước ngoài: 9.000 Hãy xác định những chỉ tiêu sau: a. GDP, GNP theo phương pháp luồng sản phẩm cuối cùng và phương pháp thu nhập KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 39
  40. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế b. Nếu kết quả tính toán theo hai phương pháp trên là khác nhau, theo bạn là do những nguyên nhân nào? c. Thu nhập Quốc dân (Y) và thu nhập quốc dân có thể sử dụng (Yd). 8. Cho biết những tài khoản quốc dân dưới đây của nền kinh tế giản đơn (đơn vị tính: tỷ đồng Việt Nam) (8) 1. Khấu hao tài sản cố định: 350 2. Tiền lương tiền công: 5000 3. Lãi suất do công ty trả: 500 4. Tiền thuê tài sản cố định: 50 5. Lợi nhuận công ty: 450 6. Tổng đầu tư tư nhân: 750 7. Chi tiêu cá nhân: 5600 Chỉ ra các cách có thể tính tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trên cơ sở số liệu trên. HÃY LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH 1. Những khoản nào dưới đây được tính vào GDP năm nay: (9e) a. Máy in mới được sản xuất năm nay được một công ty xuất bản mua b. Máy tính cá nhân được sản xuất năm trước nay được một sinh viên mua c. Một chiếc ô tô mới được nhập khẩu từ nước ngoài vào giữa năm d. Cả 3 đều đúng 2. Khoản nào sau được coi là đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập Quốc dân. (10e) a. Một người thợ gốm mua một chiếc ô tô tải mới để chở hàng b. Mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khóan c. Mua một ngôi nhà 100 năm tuổi trong khu di tích lịch sử d. Mua một trái phiếu Chính phủ 3. Nếu bạn quan sát sự biến động của GDP thực tế và GDP danh nghĩa, bạn nhận thấy rằng trước năm 1995, GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa, nhưng sau năm 1995, GDP danh nghĩa lại lớn hơn GDP thực tế. Tại sao lại như vậy? (11e) a. Lạm phát đã tăng từ năm 1995 b. Lạm phát đã giảm từ năm 1995 c. Năm 1995 là năm cơ sở. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 40
  41. Kinh tế vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế d. Năng suất lao động tăng mạnh sau năm 1995 4. Lợi nhuận của hãng Honda tạo ra ở Việt Nam sẽ được tính vào: (12e) a. GDP của Việt Nam, GNP của Nhật Bản b. GNP của Việt Nam, GDP của Nhật Bản c. GDP của Nhật Bản, GDP của Việt Nam d. GNP của Nhật Bản, GNP của Việt Nam 5. Muốn tính GNP từ GDP chúng ta cần phải: (13) a. Trừ đi thanh toán chuyển khoản của Chính phủ cho các hộ gia đình b. Cộng với thuế gián thu ròng c. Cộng với xuất khẩu ròng d. Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được từ nước ngoài. 6. Muốn tính thu nhập quốc dân từ GNP, chúng ta trừ: (14) a. Khấu hao b. Khấu hao và thuế gián thu c. Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận d. Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận của công ty và đóng bảo hiểm xã hội. e. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 41
  42. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng Chương 3: XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG Tóm tắt: Trong chương 3 gồm các nội dung: quan điểm của Keynes về sản lượng cân bằng. Các yếu tố liên quan đến tổng cầu của quốc gia, cách xác định điểm cần bằng sản lượng quốc gia, tác động của số nhân tổng cầu và nghịch lý tiết kiệm. Mục tiêu: + Trình bày được yếu tố của tổng cầu và cách tính sản lượng cân bằng, ý nghĩa của điểm cân bằng sản lượng đối với việc sản xuất của doanh nghiệp và tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế. + Tính toán được các chỉ tiêu liên quan đến việc xác định sản lượng cân bằng. Nội dung chính: 3.1. Quan điểm của Keynes về sản lượng cân bằng Theo J.M.Keynes, sản lượng của nền kinh tế là do lượng cầu quyết định, do đó vào thời kỳ suy thoái nếu tăng lượng cầu bằng cách tăng đầu tư vào hàng hóa công cộng thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Thực chất theo Keynes, trong ngắn hạn sản lượng của nền kinh tế thường được quyết định bởi tổng cầu. Mặt khác, trong ngắn hạn nền kinhh tế thường có thất nghiệp cao, vì thế để tăng sản xuất và việc làm thì chính phủ phải điều chỉnh bằng chính sách tài khóa để thay đổi chi tiêu hoặc thuế, thay đổi tổng cầu và từ đó thay đổi sản lượng cân bằng. Do đó, để nghiên cứu theo mô hình Keynes, chúng ta bắt đầu từ các mô hình tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng. 3.2. Các yếu tố của tổng cầu Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ: tiêu dùng của hộ gia đình (C: Consumption), đầu tư của các doanh nghiệp (I: Investment), mua hàng hóa chính phủ (G: Government expenditures), và xuất khẩu ròng (NX: Net Export) là chênh lệch giữa xuất khẩu (EX: export) và nhập khẩu (IM: import). AD = C + I + G + NX 3.2.1. Tiêu dùng Chi tiêu tiêu dùng C của các hộ gia đình là lượng chi tiêu của các hộ gia đình để mua sắm những tư liệu sinh hoạt hằng ngày của hộ gia đình trong giới hạn của thu nhập khả dụng (Yd) có được. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 42
  43. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng  Khi nền kinh tế có chính phủ can thiệp: Yd = Y – Tx + Tr Với: - Y là thu nhập quốc gia hay sản lượng quốc gia - Tx là thuế, Tx = Ti + Td - Tr là chi chuyển nhượng Hay: Yd = Y – T. Với T = Tx – Tr là thuế ròng, là phần còn lại của thuế sau khi chính phủ đã chi chuyển nhượng.  Khi chính phủ không can thiệp vào luồng chu chuyển kinh tế: Yd = Y Các hộ gia đình sẽ dùng thu nhập khả dụng để tiêu dùng và tiết kiệm: Yd = C + S  Hàm C theo Yd: Khi thu nhập khả dụng tăng, chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình sẽ tăng theo và ngược lại. Do đó, hàm C có dạng: C = f (Yd) C = C0 + Cm.Yd - C0: Là chi tiêu tự định của các hộ gia đình. Là lượng chi tiêu tối thiểu của các hộ gia đình cho những tư liệu sinh hoạt thiết yếu, trong trường hợp thu nhập khả dụng bằng không. Vậy C0 > 0, vì khi thu nhập bằng không, mọi người vẫn phải ăn. - Cm (còn được ký hiệu là MPC): là khuynh hướng tiêu dùng biên của hộ gia đình. Là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình khi thu ∆C nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị, 0 < Cm < 1, Cm = ∆Yd Đồ thị hàm tiêu dùng được thể hiện như sau: C 450 V C = C0 + Cm.Y C0 O YV Y Hình 3.1. Đường tiêu dùng KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 43
  44. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng - Đường phân giác 450 là tập hợp tất cả các các điểm tiêu dùng bằng thu nhập. - Đường tiêu dùng cách gốc tọa độ O một khoảng đúng bằng tiêu dùng tối thiểu (C0) - Giao điểm giữa đường tiêu dùng (C) và đường phân giác được gọi là điểm vừa đủ (V). + Tại (V) thu nhập vừa đủ để chi tiêu. + Các điểm phía dưới (V): Tiêu dùng cao hơn thu nhập. + Các điểm phía trên (V): Tiêu dùng ít hơn thu nhập và số thu nhập dư đó được tiết kiệm S = Y - C Do đó: S = Y – (C0 + Cm.Y)  S = Y - Co – Cm.Y  S = - C0 + (1 – Cm).Y Hay: S = - C0 + Sm.Y Trong đó: Sm là xu hướng tiết kiệm cận biên (0 < Sm < 1)  Xu hướng tiết kiệm cận biên: Biểu thị dự kiến của hộ gia đình tăng tiết kiệm khi thu nhập tăng lên. Nó nói lên hộ gia đình có xu hướng tăng lên bao nhiêu tiết kiệm khi thu nhập tăng lên một đơn vị.  Lưu ý: Thu nhập chỉ dùng để tiêu dùng và tiết kiệm nên: Cm + Sm = 1 Hàm tiết kiệm được mô tả như đồ thị sau: C 450 C = C0 + Cm.Y V C0 S = - C0 + Sm.Y O YV Y -C0 Hình 3.2. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm - Tại điểm vừa đủ: Tiết kiệm bằng không. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 44
  45. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng - Các điểm dưới điểm vừa đủ: Tiết kiệm âm hay hộ gia đình phải vay nợ. - Tiết kiệm tăng khi thu nhập tăng. 3.2.2. Đầu tư tư nhân Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu, nó có hai vai trò trong kinh tế vĩ mô: - Những thay đổi thất thường về đầu tư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập trong ngắn hạn. - Đầu tư dẫn đến tích lũy cơ bản, mở rộng năng lực sản xuất. Do đó về dài hạn đầu tư làm tăng sản lượng tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cầu về đầu tư phụ thuộc vào ba yếu tố sau: - Mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới tạo ra hay mức cầu về sản lượng GNP trong tương lai. Nếu mức cầu về sản phẩm càng lớn thì dự kiến đầu tư của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại. - Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư: + Lãi suất: Nếu lãi suất cao, chi phí đầu tư cao, lợi nhuận giảm, cầu về đầu tư sẽ giảm. + Thuế: Nếu thuế đánh vào lợi tức cao sẽ hạn chế số lượng và quy mô các dự án đầu tư. Một số nước người ta áp dụng chính sách thuế đặc biệt cho các sản phẩm của đầu tư mới nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư. - Dự đoán của doanh nghiệp về tình trạng của nền kinh tế.  Hàm đầu tư theo sản lượng (thu nhập): I = I0 + ImY - I0 là chi tiêu đầu tư tự định. - Im là khuynh hướng đầu tư biên, là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của chi tiêu đầu tư khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị, 0< Im<1, Im =ΔI/ΔY.  Hàm đầu tư theo lãi suất i: Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp giảm đầu tư. Nên hàm đầu tư theo lãi suất có dạng: i I = I0 + I mi - I0 là chi tiêu đầu tư tự định. i - I m là khuynh hướng đầu tư biên (theo lãi suất), là đại lượng phản ảnh lượng thay i đổi của chi tiêu đầu tư khi lãi suất thay đổi 1 đơn vị. Ta có: I m < 0 KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 45
  46. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng 3.2.3. Ngân sách Chính phủ với các đại lượng T & G  Chi tiêu của chính phủ: Là lượng chi tiêu của Chính phủ để chi tiêu dùng thường xuyên và chi đầu tư của Chính phủ. G = Cg + Ig Các quyết định chi tiêu của chính phủ không phụ thuộc rõ rệt vào sản lượng mà phụ thuộc vào các chính sách chủ quan của chính phủ. Hàm chi tiêu của Chính phủ là hàm hằng G = G0  Nguồn thu của chi tiêu Chính phủ: Thuế ròng T T = Tx – Tr Thuế ròng T đồng biến với sản lượng quốc gia. Vì khi sản lượng quốc gia tăng, lượng thuế mà Chính phủ thu được cũng sẽ gia tăng. Trong khi đó, các khoản chi chuyển nhượng của Chính phủ hầu như không phụ thuộc vào sản lượng quốc gia mà phần lớn dựa vào quyết định chủ quan của Chính phủ tùy thuộc từng giai đoạn kinh tế – chính trị – xã hội. Nên, hàm thuế ròng T theo Y có dạng: T = T0 + TmY - T0 là thuế ròng tự định - Tm là thuế ròng biên, là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của thuế ròng khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị (0 < Tm < 1). 3.2.4. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại  Xuất khẩu: Xuất khẩu X là lượng chi tiêu của người nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Xuất khẩu chịu sự tác động bởi 5 nhân tố chính: GDP của nước ngoài, mức độ chuyên môn hóa sản xuất toàn cầu, giá tương đối của hàng hóa được sản xuất trong nước và hàng hóa tương tự ở nước ngoài, tỉ giá hối đoái, và chính sách của chính phủ. - GDP thực của các nước khác trên thế giới càng cao thì cầu hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nước càng lớn. - Mức độ chuyên môn hóa sản xuất trong nền kinh tế toàn cầu càng cao, qui mô xuất khẩu của từng nước càng lớn với giả sử các nhân tố khác không đổi. - Nếu giá của một hàng hóa sản xuất ở một nước càng thấp tương đối so với giá của KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 46
  47. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng hàng hóa đó ở nước ngoài thì sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Kết quả tương tự cũng xảy ra khi đồng tiền một nước có giá trị so với đồng tiền của các nước khác trên thế giới. Xuất khẩu không có mối quan hệ phụ thuộc rõ ràng đối với sản lượng quốc gia. Do đó, hàm xuất khẩu theo sản lượng quốc gia: X = X0  Nhập khẩu: Nhập khẩu M là lượng chi tiêu của người trong nước (như: hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) để mua hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài. Nhập khẩu phụ thuộc vào 4 nhân tố: GDP thực trong nước, mức độ chuyên môn hóa sản xuất toàn cầu, giá tương đối của hàng hóa ở nước ngoài và hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước, tỉ giá hối đoái. - Giả sử những nhân tố khác không đổi, GDP thực trong nước càng cao thì lượng nhập khẩu càng lớn. Điều này có thể giải thích là khi GDP thực tăng thì thu nhập khả dụng cũng tăng. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn kể cả hàng hóa nhập khẩu. - Mức độ chuyên môn hóa sản xuất của từng nước càng cao thì nhập khẩu của từng nước càng tăng. - Giá hàng hóa được sản xuất ra ở một nước cao tương đối so với giá hàng hóa tương tự được sản xuất ra ở các nước khác và giá trị của đồng tiền một nước càng cao, nhập khẩu của nước đó sẽ tăng. - Chính sách của một chính phủ như hàng rào thuế quan, bảo hộ sản xuất cũng có ảnh hưởng đến nhập khẩu và xuất khẩu. Khi sản lượng quốc gia tăng, cầu đối với hàng nhập khẩu cũng tăng. Nên hàm nhập khẩu theo sản lượng quốc gia: M = M0 + MmY - M0 là nhu cầu nhập khẩu tự định. - Mm là khuynh hướng nhập khẩu biên, là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của nhập khẩu khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị, 0 < Mm < 1, Mm = ΔM/ΔY. Cán cân thương mại (xuất khẩu ròng) Hàm xuất khẩu ròng biểu thị mối quan hệ giữa xuất khẩu ròng và GDP thực với giả thuyết rằng GDP thực của các nước khác, giá cả và tỉ giá hối đoái cố định. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 47
  48. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng Hàm xuất khẩu ròng dưới dạng tổng quát: NX = X – Mm.Y Trong đó: - NX: xuất nhập khẩu ròng - X: xuất khẩu - MM: khuynh hướng nhập khẩu biên 3.3. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia Với các giả thuyết trên, chúng ta sẽ nghiên cứu các mô hình tổng cầu từ đơn giản đến phức tạp và cách thức xác định sản lượng cân bằng của từng mô hình. 3.3.1. Nền kinh tế đóng và không có Chính phủ Mô hình này chỉ bao gồm hộ gia đình và doanh nghiệp, đó là nền kinh tế khép kín, chưa có sự tham gia của chính phủ. Tổng cầu trong nền kinh tế đơn giản là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ. AD = C + I Trong đó: - AD: Tổng cầu - C: Chi tiêu của hộ gia đình - I: Đầu tư của doanh nghiệp Trong mô hình này, đầu tư không phụ thuộc thuế và lãi suất mà chỉ phụ thuộc vào sản lượng hay thu nhập. Tuy nhiên giữa thu nhập hay sản lượng và dự đoán của doanh nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ nên ta giả định đầu tư là một lượng không đổi, không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập hiện tại. I = I0 Thế các hàm C và I vào ta được: AD = C0 + Cm.Y + I0 AD = (C0 + I0) + Cm.Y Với giả định doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế thì sản lượng cân bằng được xác định như sau: “Với giá cả và tiền công cố định, thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn khi tổng cầu hoặc tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra trong nền kinh tế”. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 48
  49. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng Y = AD Y = (C0 + I0) + Cm.Y Y – Cm.Y = C0 + I0 YCB = (C0 + I0) −퐂퐦 Phương pháp xác định sản lượng cân bằng bằng đồ thị được thực hiện như sau: - Trước tiên, ta vẽ đồ thị cho hàm tiêu dùng (C) - Sau đó tịnh tiến đường thẳng (C) theo chiều thẳng đứng một đoạn đúng bằng I (I0), đường thẳng này chính là đường tổng cầu AD - Đường phân giác 450 là đường tập hợp các điểm tiêu dùng bằng thu nhập 45o AD = C + I Chi tiêu Chi E C = C0 + Cm.Y C0 + I0 - C0 I I I 0 40 80 120 Sản lượng, thu nhập Đường AD cắt đường phân giác tại E là điểm sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Hình 3.3. Đường tổng cầu trong mô hình đơn giản Tuy nhiên không có gì đảm bảo rằng điểm E là điểm sản lượng tiềm năng mà phân tích của chúng ta chỉ cho biết nền kinh tế đạt sản lượng cân bằng ngắn hạn tại E. Tại đó doanh nghiệp không có động cơ thuê thêm lao động để mở rộng sản xuất và không có triển vọng tăng sản lượng vượt mức hiện tại trong khi sản lượng tiềm năng là sản lượng mà tại đó tất cả mọi người muốn đi làm đều có việc làm. Đặt: KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 49
  50. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng k = hay k = −퐂퐦 퐒퐦 YCB = k.(C0 + I0) Khi đó, k được gọi là số nhân chi tiêu, nó cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi mức chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập (chi tiêu tối thiểu) thay đổi một đơn vị. - Vì 0 1 - Độ lớn của k phụ thuộc vào Cm và Sm - Những thay đổi nhỏ trong tiêu dùng và đầu tư sẽ được số nhân k khuếch đại lên nhiều lần có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế học. Đi sâu nghiên cứu mô hình số nhân, chúng ta thấy tác động khuyếch đại của số nhân không phải đột ngột và tức thời, mà trải qua nhiều bước, nhiều vòng, và cuối cùng mới đạt được độ lớn đầy đủ của nó. Xét một quá trình, trong đó các doanh nghiệp dự kiến tăng đầu tư lên 1 đơn vị. - Bước 1: Các doanh nghiệp sản xuất phản ứng bằng cách tăng sản lượng lên 1 đơn vị để đáp ứng nhu cầu đầu tư đã tăng lên. Khi sản lượng tăng, thu nhập tăng mức tiêu dùng sẽ tăng lên. Giả sử Cm = 0,8, tiêu dùng sẽ tăng lên là 0,8 x 1 = 0,8 đơn vị. - Bước 2: Tiêu dùng tăng lên, các doanh nghiệp lại nâng sản lượng lên 0,8 đơn vị để đáp ứng nhu cầu tăng lên đó. Với sản lượng và thu nhập đã tăng lên 0,8 các hộ gia đình lại tăng tiêu dùng lên 0,8 x 0,8 = 0,82. Quá trình này cứ tiếp diễn mãi. Bảng dưới đây mô tả quá trình trên một cách trực giác hơn. Nếu cộng tất cả các mức sản lượng ở mỗi bước, chúng ta được một cấp số nhân: k = 1 + 0,8 + 0,82 + 0,83 + Thay đổi trong Các bước Thu nhập Đầu tư Tiêu dùng (sản lượng) Bắt đầu 1 Bước 1 0 1 0,8 Bước 2 0 0,8 0,82 Bước 3 0 0,82 0,83 Bước 4 0 0,83 0,84 KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 50
  51. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng 1 1 Và tổng này sẽ bằng: k = 5 1 0,8 0,2 Như vậy, các doanh nghiệp dự kiến tăng đầu tư lên sẽ tác động đến sản lượng và thu nhập. Đến lượt mình, sản lượng và thu nhập lại tác động vào tiêu dùng. Tiêu dùng tăng, đòi hỏi sản lượng tăng lên nữa, cứ như vậy, sản lượng được khuyếch đại lên nhiều lần. Mô hình số nhân có nhiều ứng dụng trong một nền kinh tế nằm trong vùng suy thoái, sản lượng chưa đạt mức sản lượng tiềm năng. Lúc này, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng sản lượng nhờ thu hút công nhân đang thất nghiệp. Do vậy, thất nghiệp sẽ giảm đi và mức việc làm tăng lên. Khi sản lượng gần đạt hoặc bằng sản lượng tiềm năng, mô hình số nhân sẽ không tác dụng hoặc tác dụng rất nhỏ. Các doanh nghiệp lúc này sẽ không thể tăng sản lượng lên khi tổng cầu tăng. Mọi tác động của tổng cầu sẽ chuyển sang tăng mức giá. 3.3.2. Nền kinh tế đóng, có Chính phủ Chính phủ tham gia vào nền kinh tế bằng cách thu thuế và mua hàng hóa, dịch vụ. Chính phủ có tác động lớn đến tổng cầu và sản lượng vì chi tiêu của chính phủ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng cầu và thuế ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của hộ gia đình.  Khi chưa có thuế: Khi chính phủ chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thì: AD = C + I + G Tuy nhiên không có mối quan hệ rõ ràng nào giữa chi tiêu của chính phủ theo sản lượng và thu nhập nên ta giả định dự kiến chi tiêu của chính phủ là một số đã được ấn định trước đó. G = G0 AD = C0 + I0 + G0 + Cm.Y Nền kinh tế cân bằng khi tổng cầu bằng sản lượng sản xuất ra, tức là: AD = Y Y = C0 + I0 + G0 + Cm.Y Y – Cm.Y = C0 + I0 + G0 YCB = (C0 + I0 + G0) −퐂퐦 Hay: YCB = k.(C0 + I0 + G0) KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 51
  52. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng Chi tiêu của chính phủ cũng có số nhân bằng số nhân của tiêu dùng và đầu tư. Hay một sự thay đổi nhỏ trong chi tiêu của chính phủ cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong sản lượng do tác động của số nhân chi tiêu.  Khi có thuế: Ngoài thu thuế thì chính phủ còn trợ cấp cho xã hội nên ta coi thuế là một đại lượng ròng (T = Td – Tr). Để tiện lợi, ta gọi tắt thuế ròng là thuế. - Trường hợp thuế là một đại lượng cho trước: T = T0 Lúc này tiêu dùng của hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập khả dụng (YD) chứ không phải thu nhập (Y). Hàm tiêu dùng có dạng: C = C0 + Cm.(Y – T0) Tổng cầu khi đó: AD = C + I + G AD = (C0 + I0 + G0) + Cm.(Y – T0) Áp dụng điều kiện cân bằng sản lượng ta có: AD = Y (C0 + I0 + G0) + Cm.(Y – T0) = Y Y – Cm.(Y – T0) = (C0 + I0 + G0) Y.(1 – Cm) = (C0 + I0 + G0) - Cm .T0 퐂퐦 YCB = .(C0 + I0 + G0) - .T0 −퐂퐦 −퐂퐦 Đặt: 1 퐂퐦 k = và kt = - 1−퐂퐦 1−퐂퐦 Khi đó: YCB = k.(C0 + I0 + G0) + kt.T0 Trong đó: - k: Số nhân chi tiêu - kt: Số nhân về thuế Số nhân về thuế bao giờ cũng nhỏ hơn số nhân chi tiêu về giá trị tuyệt đối và nhỏ hơn Cm lần hay: KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 52
  53. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng /kt/ = k.Cm Số nhân ngân sách cân bằng: kt + k = 1 Số nhân ngân sách cân bằng nói lên rằng khi chính phủ thu thêm một lượng thuế ( T0 = G0) thì sản lượng cân bằng sẽ tăng lên một lượng đúng bằng lượng tăng thêm về thuế hoặc chi tiêu đó. YCB = T0 = G0 Nếu chính phủ đồng thời tăng thuế và tăng chi tiêu lên một lượng bằng nhau thì sản lượng tăng lên do chính phủ tăng chi tiêu sẽ nhiều hơn sản lượng giảm đi do tăng thuế. Và số tăng lên của sản lượng đúng bằng số tăng chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ. - Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập: T = t.Y (Với: t là thuế suất) Khi đó thu nhập khả dụng: YD = Y –t.Y = (1 - t).Y Hàm tiêu dùng có dạng: C = C0 + Cm.YD = C0 + Cm.(1 – t).Y Áp dụng điều kiện cân bằng ta được: AD = Y (C0 + I0 + G0) + (1 – t).Cm.Y = Y YCB = (C0 + I0 + G0) −( −퐭)퐂퐦 1 Đặt: k’ = 1−(1−t)Cm YCB = k’.(C0 + I0 + G0) k’ là số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ. Trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ thì chi tiêu, đầu tư và chi tiêu của chính phủ có cùng một số nhân. Có nghĩa là việc tăng chi tiêu hộ gia đình, tăng đầu tư của doanh nghiệp, hay tăng chi tiêu của chính phủ đều tác động đến sản lượng cân bằng như nhau. 3.3.3. Nền kinh tế mở AD = C + I + G + X – M KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 53
  54. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng Với một nền kinh tế như nước ta thì nhu cầu xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài, không phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng trong nước. Do đó, ta coi cầu xuất khẩu là không đổi. X = X0 Ngược lại, nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng trong nước nên: M = Mm.Y Với: Mm là xu hướng nhập khẩu cận biên. Nó cho biết giá trị nhập khẩu thay đổi bao nhiêu khi thu nhập thay đổi một đơn vị. Áp dụng điều kiện cân bằng sản lượng ta được: AD = Y (C0 + I0 + G0) + (1 – t).Cm.Y + X0 – Mm.Y = Y YCB = (C0 + I0 + G0 + X0) −( −퐭)퐂퐦+퐌퐦 1 Đặt: k’’ = 1− Cm(1−t)+Mm YCB = k’’(C0 + I0 + G0 + X0) k’’ là số nhân chi tiêu của nền kinh tế mở Trong nền kinh tế mở, số nhân chi tiêu phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu cận biên (MM). Nếu xu hướng này càng lớn thì số nhân chi tiêu càng nhỏ hay sản lượng trong nước có xu hướng giảm (tăng ít), từ đó ảnh hưởng đến việc làm dẫn đến thất nghiệp tăng lên trong nền kinh tế. 3.4. Số nhân của tổng cầu 3.4.1. Định nghĩa và công thức tính số nhân Số nhân của tổng cầu là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng cân bằng khi tổng cầu thay đổi một đơn vị. ΔYCB = k. ΔAD Với: ΔAD = ΔC + ΔI + ΔG + ΔX – ΔM  Công thức tính số nhân k: k = −퐂퐦( −퐓퐦)−퐈퐦+퐌퐦 Ví dụ: C = 100 + 0,75Yd KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 54
  55. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng I = 50 + 0,05Y G = 300 T = 40 + 0,2Y M = 70 +0,15Y X = 150 Giả sử: G tăng 60, M giảm 20, C giảm 30 ΔAD = ΔC + ΔI + ΔG + ΔX – ΔM = -30 + 0 + 60 + 0 – (-20) = 50 1 k = = 2 1−0,75(1−0,2)−0,05+0,15 ΔY = 2 x 50 = 100  k > 1 trong những điều kiện nhất định như: mức giá, lãi suất và tỷ giá hối đoái không đổi. Như vậy, ta có thể thấy rằng, do k > 1, nên nếu tổng cầu thay đổi một lượng là ΔAD thì sản lượng sẽ thay đổi một lượng ΔY lớn hơn k lần, xét về trị tuyệt đối. 3.4.2. Số nhân và nghịch lý của tiết kiệm Nghịch lý của tiết kiệm: Từ sự nghiên cứu những thay đổi của chi tiêu tự định dẫn đến sự thay đổi của tổng cầu và sản lượng cân bằng ta có thể hiểu biết về nghịch lý của tiết kiệm. Ban đầu giả định Yd không đổi: S↑ C0↓ C↓ AD↓ Y↓ Yd↓ S↓ Vì số nhân của tổng cầu k > 1 nên tổng cầu tự định giảm một lượng là ΔAD0 thì sản lượng sẽ thay đổi một lượng ΔY lớn hơn k lần, xét về trị tuyệt đối. Hầu hết mọi người đều lớn lên với những câu chuyện ngụ ngôn “Ve và kiến”. Những người chi tiêu hết thu nhập của mình thường bị phê phán, và hứa hẹn một tương lai nghèo đói. Ngược lại, những người biết tiết kiệm hứa hẹn một cuộc sống đầy đủ trong tương lai. Tuy nhiên, nếu giả sử với một mức thu nhập không đổi, nếu người tiêu dùng quyết định sẽ tiết kiệm nhiều hơn, điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ giảm bớt tiêu dùng, làm giảm tổng cầu, nên sản lượng sẽ giảm, thu nhập giảm. Như vậy, người ta tiết kiệm vì mong muốn làm tăng thu nhập, nhưng kết quả là tăng tiết kiệm sẽ làm giảm thu nhập. Kết quả đáng ngạc nhiên này chính là nghịch lý của tiết kiệm. Nhưng không phải lúc nào cũng tồn tại nghịch lý này. Vì nếu lượng tiết kiệm tăng thêm của dân chúng lại được đưa vào đầu tư với một lượng tương đương thì sẽ không làm KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 55
  56. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng giảm tổng cầu, không làm giảm sản lượng. Hoặc khi dân chúng gia tăng tiết kiệm để mua trái phiếu đầu tư của chính phủ thì cũng sẽ không xảy ra nghịch lý vì lượng tiết kiệm của dân chúng sẽ được chính phủ chi tiêu đầu tư. Do đó, các nhà làm kinh tế cảnh báo: Các chính sách khuyến khích tiết kiệm có thể làm cho thu nhập cao hơn trong trung hạn và dài hạn, nhưng có thể dẫn tới một cuộc suy thoái trong ngắn hạn. 3.5. Bài tập chương 3/Câu hỏi củng cố 1. Cho biết ý nghĩa của số nhân chi tiêu? 2. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? a. Khi MS = 0,2 thì MC = 0,7 b. Nếu mọi người đều có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn thì sản lượng cân bằng sẽ tăng. c. Thâm hụt ngân sách biến động cùng chiều với chu kỳ kinh doanh. d. Khi chính phủ tăng chi tiêu lên 1 tỷ đồng bằng cách đánh thuế thêm 1 tỷ đồng, sản lượng cân bằng sẽ giảm đi. 3. Giả sử nền kinh tế giản đơn chi tiêu cho tiêu dùng theo kế hoạch là 150, đầu tư theo kế hoạch 50 và tổng giá trị sản lượng là 210. (6) a. Tính tổng chi tiêu theo kế hoạch b. Tính tồn kho không dự kiến c. Tổng tiết kiệm sẽ là bao nhiêu. d. Bạn hãy dự đoán hành vi của các nhà sản xuất trong thời gian tới. 4. Giả sử một nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ: tiêu dùng bằng 70% thu nhập có thể sử dụng, Chính phủ đánh thuế một lượng bằng 20% tổng thu nhập, chi tiêu của Chính phủ bằng 50 tỷ USD và đầu tư bằng 60 tỷ USD. Biết thu nhập (sản lượng) tính bằng tỷ USD lần lượt là 50, 100, 150, 200, 250, 300, 350, 400. (7) a. Hãy xác định mức thu nhập có thể sử dụng, tiêu dùng, tiết kiệm, thuế và tổng cầu ở mỗi mức thu nhập. b. Nếu trong một kỳ nào đó sản lượng thực tế bằng 350 tỷ USD, thì theo anh (chị) các doanh nghiệp sẽ hành động như thế nào? c. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Hãy xác định mức thâm hụt ngân sách tại mức sản lượng đạt cân bằng. d. Nếu Chính phủ chi tiêu thêm 22 tỷ USD thì sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 56
  57. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng 5. Số liệu về thu nhập (hay sản lượng) tính theo USD của một Quốc gia lần lượt như sau: Y = 400 USD, 450 USD, 500 USD, 550 USD, 600 USD, 650 USD, 700 USD, 750 USD. Tiêu dùng chiếm 60% so với thu nhập có thể sử dụng. Chính phủ đặt mức thuế bằng 20% thu nhập. Đầu tư là 100 USD, Chính phủ dự kiến chi tiêu 200 USD. (8) a. Hãy xác định các chỉ tiêu: Thu nhập có thể sử dụng, nhu cầu tiêu dùng dự kiến, tiết kiệm và thuế ứng với mối mức thu nhập (sản lượng) b. Xác định mức tổng cầu của nền kinh tế. c. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế. d. Tại mức sản lượng bằng 500 USD và mức sản lượng bằng 700 USD hãy dự đoán hành vi của các doanh nghiệp. e. Tính mức thâm hụt ngân sách tương ứng với mức sản lượng cân bằng. 6. Số liệu về thu nhập (sản lượng) tính theo USD của một Quốc gia theo lần lượt là: Y = 200 USD, 250 USD, 300 USD, 350 USD, 400 USD, 450 USD, 500 USD, 550 USD. Tiêu dùng chiếm 60% so với thu nhập có thể sử dụng. Chính phủ đặt mức thuế bằng 20% thu nhập (sản lượng). Đầu tư là 50 USD, Chính phủ dự kiến chi tiêu 100 USD. (9) a. Hãy xác định các chỉ tiêu: Thu nhập có thể sử dụng, nhu cầu tiêu dùng dự kiến, tiết kiệm và thuế ứng với mối mức thu nhập (sản lượng) b. Xác định mức tổng cầu của nền kinh tế. c. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế. d. Tại mức sản lượng bằng 300 USD và mức sản lượng bằng 500 USD hãy dự đoán hành vi của các doanh nghiệp. e. Tính mức thâm hụt ngân sách tương ứng với mức sản lượng cân bằng. 7. Giả sử nền kinh tế giản đơn, có hàm tiêu dùng C = 0,7Y, đầu tư dự kiến là 45. (10) a. Sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? b. Điều gì sẽ xảy ra nếu sản lượng thực tế là 100. c. Vẽ đồ thị đường tổng cầu trên cơ sở đường 450 8. Giả sử đầu tư theo kế hoạch là 150, mọi người quyết định tăng tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập từ 30% lên 50% (với giả định là nền kinh tế giản đơn). (11) a. Mức sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? b. Tiêu dùng và tiết kiệm sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng thay đổi. 9. Trong nền kinh tế mở, cho biết xu hướng tiêu dùng biên từ thu nhập quốc dân là 0,8 và KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 57
  58. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng xu hướng nhập khẩu biên là 0,4. (12) a. Giả sử đầu tư tăng thêm 100 thì mức sản lượng cân bằng và xuất khẩu ròng sẽ thay đổi như thế nào? b. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 100 chứ không phải đầu tư tăng, cán cân thương mại sẽ thay đổi như thế nào? HÃY LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH 1. Nếu GDP = 1000, tiêu dùng = 600, thuế = 100, và chi tiêu Chính phủ = 200 thì: (13) a. Tiết kiệm = 200, đầu tư = 200 b. Tiết kiệm = 300, đầu tư = 300 c. Tiết kiệm = 100, đầu tư = 200 d. Tiết kiệm = 200, đầu tư = 100. 2. Khái niệm tiết kiệm cá nhân, một thuật ngữ được sử dụng khi phân tích GNP và thu nhập quốc dân là: (14) a. Tổng tất cả tài sản do gia đình nắm giữ. b. Thu nhập nhận được trong 1 thời kỳ nhưng chỉ dùng mua chứng khóan hay gửi NH c. Thu nhập nhận được trong một thời kỳ mà không chi hết cho tiêu dùng. d. Tổng tài sản do gia đình nắm giữ trừ đi các khoản nợ của họ. 3. Điểm vừa đủ trên đường tiêu dùng của một gia đình là điểm mà tại đó(15) a. Tiết kiệm của gia đình bằng với tiêu dùng của gia đình. b. Tiêu dùng của gia đình bằng với đầu tư của gia đình. c. Thu nhập của gia đình bằng với chi tiêu của gia đình. d. Tiết kiệm của gia đình bằng với thu nhập của gia đình. 4. Việc Chính phủ tăng chi tiêu cho Quốc phòng mà không tăng thuế có thể dẫn đến. (16e) a. Giá cả cao hơn và GNP thấp hơn. b. Giá cả cao hơn và GNP cao hơn. c. Giá cả thấp hơn và GNP thấp hơn. d. Giá cả thấp hơn và GNP cao hơn. (17e) 5. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên (Cm) là 0,8, thì giá trị của số nhân thuế là a. -0,8 KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 58
  59. Kinh tế vĩ mô Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng b. -4 c. -5 d. -8 6. Một sự gia tăng trong xu hướng tiêu dùng cận biên. (18) a. Làm tăng giá trị của số nhân b. Làm giảm giá trị của số nhân c. Không có tác động gì đến số nhân d. Hiếm khi xảy ra vì Cm được ấn định bởi luật pháp 7. Nếu Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thuế thu được thì. (19e) a. Chính phủ có thặng dư ngân sách. b. Chính phủ bị thâm hụt ngân sách. c. Tiết kiệm tư nhân sẽ dương d. Tiết kiệm Chính phủ sẽ dương KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 59
  60. Kinh tế vĩ mô Chương 4: Chính sách tài khóa và chính sách ngoại thương Chương 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG Tóm tắt: Trong chương 4 gồm các nội dung: phân tích mô hình số nhân, các nội dung liên quan đến chính sách tài khóa, chính sách ngoại thương và tác động của các chính sách trên đến nền kinh tế của một quốc gia. Mục tiêu: + Trình bày được mục tiêu, công cụ và cách thực hiện chính sách tài khóa, định lượng cho chính sách tài khóa. + Xác định được chính sách ngoại thương, tác động của chính sách này đối với cán cân thương mại, đối với sản lượng quốc gia và tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế. Nội dung chính: 4.1. Phân tích mô hình số nhân 4.1.1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng số nhân của tổng cầu - Lượng thay đổi của AD do hai nhóm nhân tố: + Nhóm nhân tố trực tiếp: C, I, G, X, M những nhân tố này thay đổi bao nhiêu tổng cầu thay đổi bấy nhiêu ΔAD = ΔC + ΔI + ΔG + ΔX - ΔM + Nhóm nhân tố gián tiếp: Tx, Tr, T T Yd C AD ΔT ΔYd = -ΔT ΔC = Cm. ΔYD = -Cm. ΔT ΔD = ΔC = -Cm. ΔT Tr Yd C AD ΔTr ΔYd = ΔTr ΔC = Cm. ΔYD = Cm. ΔTr ΔD = ΔC = Cm. ΔTr - Khi tính số nhân ta luôn sử dụng mức tiêu dùng biên chung của nền kinh tế Ví dụ: C = 100 + 0,75Yd; I = 50 + 0,05Y; G = 300 T = 40 + 0,2Y; M = 70 + 0,15Y; X = 150 KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 60
  61. Kinh tế vĩ mô Chương 4: Chính sách tài khóa và chính sách ngoại thương Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Giả sử chính phủ tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ thêm 60, đồng thời hạn chế nhập khẩu làm cho M giảm bớt 20, dân chúng giảm bớt tiêu dùng 30. Tìm SLCB mới của nền kinh tế 4.1.2. Các số nhân thành phần  Các thành phần trực tiếp tác động đến tổng cầu AD là: C, I, G, X, M, các thành phần này thay đổi bao nhiêu → AD thay đổi bấy nhiêu → các số nhân cá biệt kc, kI kG knx - Số nhân tiêu dùng (kc): ∆C = ∆AD → kc= k - Số nhân đầu tư (kI): ∆I = ∆AD → kI= k - Số nhân chi tiêu của chính phủ (kG): ∆G = ∆AD → kG= k - Số nhân xuất khẩu ròng (kNX): ∆NX = ∆AD → kNX= k kc =kI =kG =kNX= k  Các thành phần gián tiếp tác động đến tổng cầu là: T và Tr, các thành phần này thay đổi → AD thay đổi một lượng ít hơn → số nhân Tx và Tr nhỏ hơn số nhân tổng quát - Số nhân thuế ròng (kT): ∆T→ ∆AD =- Cm. ∆T kT= -Cm.k - Số nhân chi chuyển nhượng (kTr): ∆Tr→ ∆AD = Cm. ∆Tr kTr = Cm.k 4.1.3. Số nhân và ngân sách cân bằng Nếu chính phủ tăng chi tiêu một lượng ∆G và để cho ngân sách cân bằng thì đồng thời phải tăng thuế một lượng ∆T đúng bằng lượng chi tiêu tăng thêm (∆G = ∆T). Số nhân trong trạng thái ngân sách cân bằng là tỷ số giữa mức thay đổi của sản lượng cân bằng và mức thay đổi trong tổng chi của chính phủ sao cho những thay đổi trong tổng chi cân bằng với những thay đổi trong tổng thuế để không tạo ra thiếu hụt. Số nhân ngân sách cân bằng là tổng của số nhân chi tiêu chính phủ và số nhân thuế ròng. kB = kG + kT  kB = k + (-Cm.k)  kB = (1-Cm).k ( – 퐂퐦)  kB = −퐂퐦( −퐓퐦)−퐈퐦+퐌퐦 KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 61
  62. Kinh tế vĩ mô Chương 4: Chính sách tài khóa và chính sách ngoại thương Vì 0 < Cm < 1, nên số nhân biến động ngân sách có miền giới hạn: 0 < kB <1. Điều này cho thấy, nếu chính phủ gia tăng chi tiêu chính phủ và gia tăng thuế với cùng một lượng như nhau thì hệ quả là tổng chi tiêu sẽ gia tăng, tức tổng cầu tăng, sản lượng do đó sẽ tăng. 4.2. Chính sách tài khóa 4.2.1. Công cụ của chính sách tài khóa Các công cụ của chính sách tài khóa gồm: thuế, chi tiêu của chính phủ và công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. - Công cụ thuế: có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản được chia thành hai loại: + Thuế trực thu (direct taxes): đánh trực tiếp lên tài sản hoặc thu nhập của người dân. + Thuế gián thu (indirect taxes): đánh lên giá trị của hàng hóa – dịch vụ trong lưu thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. - Công cụ chi tiêu của chính phủ: rất đa dạng, tạm chia thành hai phần chính: + Chi tiêu thường xuyên: lương công chức, giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, an ninh – quốc phòng ) + Chi đầu tư phát triển: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - Các công cụ tài trợ thâm hụt ngân sách hay tài trợ nợ của chính phủ (nợ công) cũng được xem là một thành phần của chính sách tài khóa: + Vay nợ trong nước (vay người dân) + Vay nước ngoài + Sử dụng dự trữ ngoại tệ + Vay ngân hàng (in tiền) Mỗi biện pháp đều có thể gây ra những ảnh hưởng phụ đến nền kinh tế và nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải hạn chế hay trung hòa các ảnh hưởng này để chúng không tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. 4.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện chính sách tài khóa  Mục tiêu: Chính sách tài khoá nhằm mục tiêu điều tiết vĩ mô, ổn định hoá nền kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu là Yp thông qua việc điều chỉnh tổng cầu, chống áp lực suy thoái và lạm phát cao.  Nguyên tắc: KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 62