Giáo trình Kinh tế vi mô - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng nghề - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

pdf 94 trang Gia Huy 19/05/2022 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế vi mô - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng nghề - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_nghe_ke_toan_doanh_nghiep_trinh_do.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế vi mô - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng nghề - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

  1. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Kinh tế vi mô NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP/ CAO ĐẲNG NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: 248b/QĐ-CĐ NKTCN ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tên tôi là: Nguyễn Thu Hường Đơn vị: Khoa kinh tế và Công tác xã hội Tôi là tác giả cuốn giáo trình Kinh tế vi mô, tôi đã biên soạn cuốn giáo trình này căn cứ vào chương trình khung của Bộ lao động thương binh và Xã hội dùng cho sinh viên cao đẳng nghề kế toán doanh nghiệp không sao chép, vi phạm bản quyền của một ai. Tài liệu này thuộc loại giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được cho phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệnh lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh nghiêm cấm. Tác giả Nguyễn Thu Hường 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Môn học Kinh tế vi mô là môn học nghiên cách thức ra quyết định của các chủ thể kinh tế cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể, là cơ sở để học các môn chuyên môn nghề. Với mục tiêu trang bị giúp cho học sinh, sinh viên những vấn đề cơ bản của các chủ thể trong nền kinh tế và kỹ năng phân tích cung- cầu hàng hóa trên thị trường, giải thích được hành vi người tiêu dung và doanh nghiệp; phân biệt được cấu trúc của các thị trường góp phần nâng cao năng lực cho người học nghề kế toán doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng được chương trình khung của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội, Khoa Kinh tế và Công tác xã hội trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ biên soạn Giáo trình Kinh tế vi mô dùng cho trình độ trung cấp và cao đẳng. Cuốn sách gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan về kinh tế học Chương 2: Cung –cầu Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Chương 4: Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp Chương 5: Cấu trúc thị trường Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề và cập nhật những kiến thức mới nhất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thu Hường 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 11 1. Nền kinh tế 11 1.1. Các chủ thể kinh tế 11 1.2. Các yếu tố sản xuất 12 1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản: 12 1.4. Các mô hình nền kinh tế 14 2. Kinh tế học 15 2.1. Khái niệm 15 2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 15 2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô 16 3. Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp 17 3.1. Lý thuyết lựa chọn 17 3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 17 3.3. Những ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp 19 Bài tập thực hành 20 CHƯƠNG 2: CUNG -CẦU 21 1. Cầu 21 1.1. Khái niệm một số thuật ngữ 21 1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường 23 1.3. Luật cầu 24 1.4. Các yếu tố hình thành cầu 25 1.5. Sự thay đổi của lượng cầu và cầu 26 2. Cung 29 2.1. Khái niệm một số thuật ngữ 29 2.2. Cung doanh nghiệp và cung thị trường. 30 2.3. Qui luật về cung: 31 2.4. Các yếu tố hình thành cung 31 2.5. Sự thay đổi của lượng cung và của cung 32 3. Mối quan hệ cung cầu 33 3.1. Giá cân bằng 33 3.2. Trạng thái dư thừa, thiếu hụt 36 3.3. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng và kiểm soát giá 37 4. Sự co giãn của cung và cầu 38 4
  5. 4.1. Sự co giãn của cầu 38 4.2. Sự co giãn của cung theo giá 43 Bài tập thực hành 47 CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 49 1. Lý thuyết hữu lợi ích 49 1.1. Khái niệm các thuật ngữ 49 1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần 50 2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu 50 2.1. Sở thích người tiêu dùng 51 2.2. Đường bàng quan 52 2.3. Đường ngân sách 53 2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng 54 2.5. Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn tối ưu 55 Bài tập thực hành 55 CHƯƠNG 4 : LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT 57 1. Lý thuyết sản xuất 57 1.1. Công nghệ và hàm sản xuất 57 1.2. Hàm sản xuất ngắn hạn 58 1.3. Sản xuất trong dài hạn 60 2. Lý thuyết chi phí 64 2.1. Khái niệm chi phí 64 2.2. Các loại chi phí trong ngắn hạn 64 2.3. Chi phí dài hạn 67 3. Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận 69 3.1 Doanh thu và doanh thu cận biên 69 3.2. Lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận 71 Bài tập thực hành 76 CHƯƠNG 5: THỊ TRƯỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 78 1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 78 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và khái niệm 78 1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn 80 1.3. Đường cung trong ngắn hạn 82 1.4. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn 82 2. Thị trường độc quyền 83 2.1. Độc quyền bán 84 5
  6. 2.2. Độc quyền mua 86 3. Cạnh tranh độc quyền 86 3.1 Khái niệm và đặc trưng 86 3.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên 87 3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp 88 3.4. Cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn 88 3.5. Phân biệt giá của doanh nghiệp canh tranh độc quyền 90 4. Độc quyền tập đoàn 90 4.1. Khái niệm và đặc trưng 90 4.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên. 91 4.3. Lựa chọn của các doanh nghiệp 91 4.4. Cân bằng trong độc quyền tập đoàn 91 Bài tập thực hành 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Kinh tế vi mô Mã môn học: MH KTDN 08 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Kinh tế học vi mô là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ sở của nghề kế toán doanh nghiệp, môn học này được bố trí giảng dạy sau môn kinh tế chính trị và trước các môn cơ sở khác của nghề. - Tính chất: Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của các chủ thể kinh tế cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể, là cơ sở để học các môn chuyên môn của nghề. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Trình bày được các vấn đề kinh tế cơ bản của các chủ thể trong nền kinh tế; cung cầu và sự hình thành giá cả hàng hóa trên thị trường; các yếu tố sản xuất; cạnh tranh và độc quyền. - Về kỹ năng: + Phân tích được các vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp; + Xác định được cung cầu, giá cả hàng hóa; + Giải thích được hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp; + So sánh được thị truờng cạnh tranh và độc quyền; + Xác định được thị trường các yếu tố sản xuất; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu môn học + Tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh tế hiện đại phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Nội dung môn học: Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên chương, mục Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập 7
  8. 1 Chương1: Tổng quan về kinh tế học 2 2 1. Nền kinh tế 1 1 1.1. Các chủ thể nền kinh tế 1.2. Các yếu tố sản xuất 1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản 1.4. Các mô hình kinh tế 1.5. Sơ đồ hoạt động của nền kinh tế 2. Kinh tế học 2.1. Khái niệm 0.5 0.5 2.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô 2.3. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học 3. Lựa chọn kinh tế tối ưu 3.1. Lý thuyết lựa chọn 0.5 0.5 3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 3.3. Ảnh hưởng của các qui luật kinh tế đối với sự lựa chọn kinh tế tối ưu 2 Chương 2: Cung –Cầu 10 7 3 1.Cầu 2 2 1.1. Khái niệm 0.5 1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường 1.3. Luật cầu 0.5 1.4. Các yếu tố hình thành cầu 0.5 1.5. Sự thay đổi của lượng cầu và của cầu 0.5 2. Cung 2.1. Khái niệm 2 2 2.2. Cung cá nhân và cung thị trường 0,5 2.3. Luật cung 0,5 2.4. Các yếu tố hình thành cung 0,5 2.5. Sự thay đổi của lượng cung và của 0,5 cung 3. Mối quan hệ cung- cầu 1 1 3.1. Trạng thái cân bằng 1 8
  9. 3.2. Dư thừa và thiếu hụt 3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng và kiểm soát giá 2 1 4. sự co giãn cung- cầu 0.5 4.1. Co giãn của cầu 0.5 4.2. Sự co giãn của cung theo giá 3 3 5. Thực hành 3 Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu 6 3 2 1 dùng 1.Lý thuyết về lợi ích 1 1 1.1. Một số khái niệm 1.2. Qui luật của lợi ích cận biên giảm dần 1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu 2 2.Lựa chọn tiêu dùng tối ưu 0.5 2.1. Sở thích của người tiêu dùn 0.5 2.2. Đường bàng quan 0.5 2.3. Đường ngân sách 0.5 2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng 2 2 3. Thực hành 1 1 4. Kiểm tra 4 Chương 4: Lý thuyết hành vi của doanh 8 5 3 nghiệp 1.Lý thuyết về sản xuất 2 1.1. Hàm sản xuất 0.5 1.2. Sản xuất trong ngắn hạn 1 1.3. Sản xuất trong dài hạn 0.5 2.Lý thuyết về chi phí 2 2.1. Chi phí sản xuất 1 2.2. Chi phí ngắn hạn 0.5 2.3. Chi phí dài hạn 0.5 3.Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận 1 3.1. Doanh thu 0.5 9
  10. 3.2. Lợi nhuận 0.5 4. Thực hành 3 3 5 Chương 5: Cấu trúc thị trường 4 2 1 1 1.Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 0,5 0,5 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo 1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn 1.3. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn 2.Thị trường độc quyền 0.5 2.1. Độc quyền bán 0.5 2.2. Độc quyền mua 3.Thị trường cạnh tranh độc quyền 0.5 3.1. Khái niệm và đặc điểm 0.5 3.2. Đường cầu và doanh thu cận biên 3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp 4.Độc quyền tập đoàn 4.1. Khái niệm và đặc điểm 4.2. Đường cầu và doanh thu cận biên 0,5 4.3. Lựa chọn của doanh nghiệp 0,5 4. Thực hành 1 1 5. Kiểm tra 1 1 Cộng 30 18 10 2 Nội dung chi tiết: 10
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC Mã chương: MH KTDN 08.01 Giới thiệu: Chương này cung cấp các khái niệm cơ bản và một số quy luật, công cụ phân tích quan trọng của khoa học hiện đại, nhằm giúp sinh viên có được kiến thức ban đầu về môn học. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, phân loại, phương pháp nghiên cứu kinh tế học và lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu. - Thực hiện được các bài tập tình huống, phân biệt chính xác kinh tế vi mô và vĩ mô. - Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong quá trình nghiên cứu, học tập. Nội dung chính: 1. Nền kinh tế Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các nhu cầu cạnh tranh nhau. Để hiểu được một nền kinh tế hoạt động như thế nào, chúng ta phải xem xét cách thức tổ chức của một nền kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa các chủ thể nền kinh tế với nhau trong quá trình ra quyết định. 1.1. Các chủ thể kinh tế Trong một nền kinh tế có ba nhóm chủ thể ra quyết định về sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó là: doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ. - Hộ gia đình: Là người người tiêu dung các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Đây là người quyết định số lượng hàng hóa và dịch vụ được mua trên thị trường đầu ra. Đồng thời hộ gia đình là người sở hữu và cho thê các yếu tố sản xuất trên thị trường đầu vào - Doanh nghiệp: Là người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Đây là người quyết định số lượng hàng hóa và dịch vụ được mua trên thị trường đầu ra. Đồng thòi, hộ gia đình là ngưòi sồ hữu và cho thuê các yếu tố sản xuất trên thị trường đầu vào - Chính phủ: Là người ban hành các quy định và luật lệ phù hợp, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hoạt động của các chủ thể kinh tế khác trên thị trưòng. Bằng cách thay đổi các quy định và luật lệ, Chính phủ có thể làm thay đổi sự lựa chọn 11
  12. của các doanh nghiệp và các hộ gia đình để điều chỉnh các hoạt động kinh tê theo những mục tiêu nhất định. Mối quan hệ các chủ thể trong nền kinh tế được biểu diễn qua mô hình sau: Chi tiêu Doanh thu Thị trường hàng hóa, dịch vụ Cầu hàng hóa Cung hàng hóa Thuế Trợ cấp Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp hàng hóa, dịch Trợ cấp Thu ế Cung yếu tố SX Thị trường vốn, lao động cầu yếu tố sx Thu nhập chi phí sản xuất * Mục tiêu của các thành viên kinh tế - Hộ gia đình: tối đa hóa lợi ích - Doanh nghiệp: tối đa hóa lợi nhuận - Chính phủ: phúc lợi xã hội lớn nhất. 1.2. Các yếu tố sản xuất Các yếu tô sản xuất là các đầu vào dùng để sản xuất ra sản phẩm cho xã hội. Các yếu tô' sản xuất bao gồm: - Lao động (L): là khả năng sản xuất của con người. Thu nhập từ lao động là tiền lương (w). - Đất đai (Đ): là nguồn lực tự nhiên. Thu nhập từ đất đai là tiền thuê đất (r). - Vốn (K): là phương tiện sản xuất để tạo ra sản phẩm. Thu nhập từ vốn là tiền lãi (i) 1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản: Một nền kinh tế muốn tồn tại và phát triển được cần phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là: sản xuất cái gì? (What to produce?) sản xuất như thế nào? (How to produce?) Sản xuất cho ai? (Produce for whom?). Nhu cầu của xã hội về hàng hóa và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày càng tăng về sô' lượng và chất lượng. Song trên thực tế, nhu cầu có khả năng thanh toán lại có hạn. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu vô hạn trong khi khả năng thanh toán có hạn, xã hội và người tiêu dùng phải lựa chọn nhu cầu cần thiết hơn và cần thiết nhất. Các nhu cầu này sẽ được xã hội, người tiêu dùng ưu tiên hơn và khả năng thanh toán 12
  13. của các nhu cầu này sẽ cao hơn. Tổng các nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội, của ngưồi tiêu dùng chính là nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trưồng. Nhu cầu này là căn cứ, là xuất phát điểm để định hướng cho Chính phủ và các nhà kinh doanh trong việc đưa ra các quyết định về sản xuất. Trên thị trường, giá cả là phương tiện phát tín hiệu báo cho các nhà kinh doanh biết cần phải sản xuất và cung ứng cái gì để có lợi nhất. Giá cả là "bàn tay vô hình" điều khiển thị trường, điều khiển quan hệ cung cầu và giúp người sản xuất lựa chọn quyết định sản xuất tối ưu. - Sản xuất như thế nào? Quyết định sản xuất như thế nào chính là quyết định về phương pháp sản xuất, hình thức công nghệ và cách phối hợp các đầu vào tối ưu. Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, Chính phủ và các nhà kinh doanh phải xem xét và lựa chọn việc sản xuất như thế nào để có lợi nhuận cao nhất. Động cơ lợi nhuận đã khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn các phương pháp sản xuất có hiệu quả nhất. Để đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ của công nhân, trình độ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ uy tín với khách hàng. - Sản xuất cho ai? Quyết định sản xuất cho ai chính là quyết định về việc phân phối thu nhập, cần phải xác định rõ ai sẽ được hưởng lợi từ những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất. Do đó, thị trường cũng quyết định thu nhập của các đầu ra - thu nhập về hàng hóa, dịch vụ. Thu nhập của xã hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sỏ hữu và giá cả của các yếu tố sản xuất, phụ thuộc vào lượng hàng hóa và giá cả của các hàng hóa, dịch vụ. Vấn đề mấu chốt cần giải quyết là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất được phân phối cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, vừa bảo đảm sự công bằng xã hội. về nguyên tắc, cần bảo đảm cho mọi người lao động được hưởng lợi từ những hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ, căn cứ vào những cống hiến của họ (cả lao động sống và lao động vật hóa) đối vối quá trình sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cần chú ý thỏa đáng đến những vấn đề xã hội. Quá trình phát triển kinh tê của mỗi nước, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp chính là quá trình lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản trên. Song, việc lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề kinh tê cơ bản còn phụ thuộc vào trình độ phát 13
  14. triển kinh tê - xã hội, vào hệ thống kinh tế, vào mức độ can thiệp của Chính phủ và chế độ chính trị - xã hội của mỗi nước. 1.4. Các mô hình nền kinh tế Có ba mô hình kinh tế chủ yếu là: mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mô hình kinh tê thị trường và mô hình kinh tê hỗn hợp. a) Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung - Khái niệm: Là mô hình kinh tế trong đó Chính phủ đưa ra mọi quyết đình liên quan đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội. -Trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung việc lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thê nào và sản xuất cho ai đều do Chính phủ quyết định. - Nhược điểm chủ yếu của mô hình này là: kém hiệu quả, kém linh hoạt và thiếu động lực khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế. -Ảnh hưởng của kinh tế kế hoạch hóa tập trung tới sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động theo những kế hoạch kinh tế của nhà nước, dựa trên quan hệ cấp phát, giao nộp sản phẩm hầu như doanh nghiệp không có cơ hội lựa chọn , những vấn đề kinh tế cơ bản đều được giải quyết từ kế hoạch hóa tập trung của nhà nước. Doanh nghiệp chỉ là người thực hiện, chỉ lựa chọn những phương hướng, những giải pháp để thực hiện tốt nhất kế hoạch nhà nước trên cơ sở những quy định của nhà nước. b) Mô hình kinh tế thị trường - Khái niệm: Là mô hình kinh tê trong đó thị trường đưa ra mọi quyết định liên quan đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội. - Trong mô hình kinh tế thị trường việc lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều được thực hiện thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường. - Nền kinh tế thị trường tôn trọng các hoạt động của thị trường, quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kinh tế thị trường là kinh tế năng động và khách quan. - Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tới sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ kinh doanh, phải lựa chọn, xác 14
  15. định tối ưu những vấn đề kinh tế cơ bản . Nó không gặp phải những sức ép hay sự hỗ trợ nào đó từ nhà nước, tuy nhiên cạnh tranh gay gắt, biến động khó lường. Doanh nghiệp phải năng động nhạy bén tìm mọi biện pháp để phân phối sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất .Có thể nói ở đây sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp đã đạt đến đỉnh cao của tự do lựa chọn . c) Mô hình kinh tế hỗn hợp - Khái niệm: Là mô hình kinh tế kết hợp mô hình kinh tế thị trường với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. - Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi trước hết phải phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng vai trò của thị trưòng, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu. Mặt khác, cũng đòi hỏi phải tăng cường vai trò và sự can thiệp của Chính phủ để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tê thị trường. - Ảnh hưởng của nền kinh tế hỗn hợp tới sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp. Mô hình kinh tế này phát huy được tính năng động, tích cực của doanh nghiệp trong tự chủ kinh doanh tạo ra động lực phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế . Đồng thời phát huy được vai trò quản lý điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp lựa chọn kinh tế tối ưu một cách có hiệu quả. 2. Kinh tế học 2.1. Khái niệm Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách chọn lựa của nền kinh tế trong việc sử dụng nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất các loại sản phẩm nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người. Hay nói các khác kinh tế học nghiên cứu sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và hành vi của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế (tế bào kinh tế). 2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô - Kinh tế vi mô: Kinh tế học vi mô nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt từng bộ phận của nền kinh tế: nghiên cứu hành vi ứng xử của các cá nhân về các hàng hóa cụ thể trên từng loại thị trường trong mối quan hệ với các tác nhân gây ra bởi hoàn cảnh chung. 15
  16. Vậy kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đó là hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động và sự can thiệp của chính phủ. - Kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế như một thể thống nhất. Nghiên cứu sự tương tác giữa các cấu khối chung trong nền kinh tế có thể điều khiển được. Vậy kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và vĩ mô: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở những góc độ khác nhau, tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ không thể tách rời. Kinh tế vi mô nghiên cứu những tế bào, những bộ phận, còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, được cấu thành từ những tế bào, những bộ phận ấy. Trong thực tiễn kết quả kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, của các tế bào kinh tế. Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. 2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô a) Đối tượng Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô ( hành vi của cá nhân, doanh nghiệp đối với các hàng hóa cụ thể ). Những khuyết tật của kinh tế thị trường về vai trò của quản lý và điều tiết kinh tế của nhà nước đối với hoạt động kinh tế vi mô. b) Nội dung Kinh tế học vi mô cung cấp lý luận và phương pháp luận kinh tế cho quản lý doanh nghiệp . Là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tê ú trong phạm vi doanh nghiệp , nó vạch ra các quy luật , xu thế vận động tất yếu của hoạt động kinh tế vi mô . c) Phương pháp + Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu. + Phương pháp thực hành , vấn đề , tình huống. + Gắn lý luận với thực tiễn knh tế. + Phương pháp mô hình hóa và công cụ toán học 16
  17. 3. Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp 3.1. Lý thuyết lựa chọn 3.1.1 Khái niệm: Lựa chọn là cách thức mà các cá nhân và các doanh nghiệp đưa ra quyết định tối ưu về việc sử dụng các nguồn lực của họ. Lý thuyết của sự lựa chọn: Cung cấp phương pháp luận khoa học cho các quyết định trong họat động kinh tế vi mô: + Sự lựa chọn là một tất yếu khách quan trong hoạt động kinh tế vi mô. Do các nguồn lực có giới hạn (một doanh nghiệp chỉ có số vốn và nguồn lực nhất định ) không thể cùng một lúc đáp ứng nhiều mục tiêu. + Sự lựa chọn hoàn toàn có thể thực hiện được . Do mỗi nguồn lực có hạn đều có thể sử dụng nó vào mục đích khác nhau. + Mục tiêu cuả sự lựa chọn là xác định mục đích, hình thức và phương pháp tốt nhất cho hoạt động kinh tế vi mô để tối thiểu hóa chi phí mà vẫn tối đa hóa lợi ích và lợi nhuận của chủ thể . + Căn cứ của sự lựa chọn: Khái niệm được sử dụng hữu ích nhất trong lý thuyết lựa chọn là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất hoặc phương án kinh doanh tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn kinh tế. 3.1.2. Bản chất và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu a) Bản chất của sự lựa chọn Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu là giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa nhu cầu dường như vô hạn của con người, của xã hội với nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất ra những của cải đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của xã hội thông qua những quyết định: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? trong phạm vi từng doanh nghiệp. b) Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu Giải quyết bài toán tối ưu trên cơ sở lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất. Lý thuyết giới hạn khản năng sản xuất được trình bày qua mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất . 3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 3.2.1 Nguồn lực khan hiếm 17
  18. Thời gian là một trong những nguồn lực khan hiếm. Chúng ta chỉ có một quỹ thời gian có hạn để thực hiện các công việc mà chúng ta muôn. Giả sử những hoạt động chủ yếu của chúng ta được chia thành hai loại: học tập và nghỉ ngơi. Với cách phân chia như vậy, chúng ta có thể biểu diễn sự phân chia quỹ thời gian trên đồ thị như sau: Học tập (giờ/ngày) 24 24 Nghỉ ngơi (giờ/ngày) Hình I.2 Thời gian và nguồn lực khan hiếm Trên hình I.2, đường biểu diễn những khả năng kết hợp có thể giữa học tập và nghỉ ngơi mà chúng ta có thể tiến hành trong quỹ thời gian của mình (24h). Cụm từ “đường giới hạn” chỉ ra rằng đó là đường biên mà chúng ta không thể vượt quá. Thực vậy, những điểm nằm ngoài đường giói hạn là những điểm không khả thi, để đạt được những điểm này chúng ta cần phải có quỹ thời gian lớn hơn 24 giờ trong một ngày. Những điểm nằm bên trong đường giới hạn được gọi là những điểm không có hiệu quả, bởi vì chúng ta có thê đạt đến điểm này mà không cần phải sử dụng hết quỹ thời gian 24 giờ của mình. 3.2.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất a) Khái niệm: Đường giới hạn khả nâng sản xuất (PPF) chỉ ra số lượng tôi đa của hái hàng hóa có thể được sảh xuất ra từ các đầu vào khác nhau của nền kinh tê với một nguồn lực Và công nghệ nhất định khi toàn bộ nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả Giả sử chúng ta có một khu đất nông nghiệp với một diện tích nhất định sử dụng chỉ để trồng cà phê và chè. Đường giới hạn khả năng sản xuất trong trường hợp này như sau: Kết hợp Cà phê Chè A 0 15 B 1 14 C 2 12 D 3 9 18
  19. E 4 5 F 5 0 Vì nguồn lực có hạn nên sản xuất thêm hàng hóa này có nghĩa là phải sản xuất bớt hàng hóa khác. Chúng ta phải lựa chọn giữa các kết hợp hàng hóa khác nhau và đường giối hạn khả năng sản xuất phản ánh sự giới hạn mà khan hiếm nguồn lực buộc họ phải lựa chọn. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết những điểm mà tại đó xã hội sản xuất một cách có hiệu quả. Những điểm nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất là không hiệu quả vì xã hội có thể tăng thêm sản lượng của một mặt hàng mà không phải cắt bớt sản lượng của mặt hàng khác. Tại những điểm này nguồn lực bị sử dụng lãng phí hoặc phân bổ không đúng. Nguồn lực bị sử dụng lãng phí khi chúng nhàn rỗi, trong khi chúng có thể được đưa vào hoạt động. Nguồn lực bị phân bổ không đúng khi chúng thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp. Những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm không thể đạt được. Như vậy, hiệu quả sản xuất chỉ xuất hiện ở những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Hiệu quả sản xuất đạt được khi không thể sản xuất thêm hàng hóa này mà không phải giảm bớt sản xuất một số hàng hóa khác. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế đã tận dụng hết khả năng sản xuất. 3.3. Những ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp a) Tác động của quy luật khan hiếm Nhu cầu của con người không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng, phong phú, đòi hỏi hàng hóa và chất lượng dịch vụ ngày càng cao, tiện ích mang lại ngày càng nhiều. Tuy nhiên tài nguyên để thỏa mãn những nhu cầu trên lại ngày càng khan hiếm và cạn kiệt (đất đai , khoáng sản , lâm sản , hải sản ). Quy luật khan hiếm tài nguyên so với nhu cấu của con người ảnh hưởng gay gắt đến sự lựa chọn kinh tế tối ưu trong hoạt động kinh tế vi mô . Dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu đặt ra ngày càng căng thẳng và thực hiện rất khó khăn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn cho phép của khả năng sản xuất với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. b) Tác động của quy luật lợi suất giảm dần 19
  20. Quy luật lợi suất giảm dần cho biết khối lượng đầu ra có them ngày càng giảm khi ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi(đầu vào khác giữ nguyên). Quy luật lợi suất giảm dần đòi hỏi trong lựa chọn tối ưu doanh nghiệp phải phối hợp đầu vào sản xuất với một tỷ lệ tối ưu c) Tác động của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng Chi phí cơ hội (PPF) : là chi phí để sản xuất ra một mặt hàng được tính bằng số lượng mặt hàng khác bị bỏ đi để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng cho biết: khi muốn tăng dần từng đơn vị mặt hàng này , xã hội phải bỏ đi ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác :quy luật đòi hỏi sử dụng tài nguyên vào sản xuất các mặt hàng khác nhau một cách hiệu quả. Ví dụ: Vẽ đường PPF (PPF là đường cong lồi ra ngoài). Cam PPF 0 Quýt Bài tập thực hành Câu 1: Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô? Câu 2: Trình bày các vấn đề cơ bản của nền kinh tế? Câu 3: So sánh các mô hình của nền kinh tế? Câu 4: Em hãy nêu những ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp? 20
  21. CHƯƠNG 2: CUNG -CẦU Mã chương: MH KTDN 08.02 Giới thiệu: Xã hội phải tìm ra cách thức để giải quyết các vấn đề: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Kinh tế thị trường cho thấy, thị trường và giá cả là căn cứ để phân bổ nguồn lực khan hiếm cho các yêu cầu sử dụng mang tính cạnh tranh. Chương này sẽ nghiên cứu thị trường chi tiết hơn với những vấn đề rất quan trọng đốỉ với phân tích kinh tế. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm cung cầu và các vấn đề liên quan đến cung cầu. - Thực hiện được các bài tập tình huống và tính toán, xác định cân bằng cung cầu; Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến cung cầu, co giãn cung cầu. - Tích cực, chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu Nội dung chính: 1. Cầu 1.1. Khái niệm một số thuật ngữ a, Nhu cầu: Là mong ước, ước mơ mang tính vô hạn của con người b, Cầu: Là số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Cầu thỏa mãn 2 điều kiện: Nhu cầu Và khả năng thanh toán Do vậy ta có thể định nghĩa “cầu” bằng một cách khác: Cầu hàng hóa thể hiện mọi mối quan hệ có thể có giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu của hàng hóa đó, xét trong cùng một đơn vị thời gian. Cầu hàng hóa được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: - Ở dạng biểu, bảng ta gọi đó là biểu cầu - Ở dạng hàm số, phương trình ta gọi là phương trình cầu, hàm số cầu - Ở dạng đồ thị ta gọi là đường cầu c, Lượng cầu Lượng cầu là một khái niệm cụ thể, nó luôn đi liền với khái niệm giá cụ thể. Vậy lượng cầu là số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở 1 mức giá nhất định. 21
  22. Trong điều kiện cầu hàng hóa không đổi, khi giá hàng hóa đó thay đổi thì lượng cầu của nó sẽ thay đổi, thường là nghịch biến. d, Biểu cầu Là bảng thể hiện mối quan hệ có thể có giữa giá và lượng cầu của một hàng hóa, xét trong cùng điều kiện không gian, thời gian. Ví dụ: Biểu cầu hàng hóa X tại Hà Nội ngày 1.1.2020 như sau: Tình huống Giá (Px) Lượng cầu (Qx) A 0 20 B 1 18 C 2 16 D 3 14 E 4 12 e, Đường cầu (Demand curve) Thể hiện số liệu trong biểu cầu bằng đồ thị có trục P và Q ta có đường cầu như hình vẽ P Dx 0 Q Hình II.1: Đường cầu Nhận xét: Đường cầu theo qui luật có dạng dốc xuống từ trái sang phải, nghĩa là giá và lượng cầu nghịch biến Hàm số cầu (Demand function) Qdx = F (Px,Py, I, T, A ) Nhưng để đơn giản, thường người ta chỉ xét lượng cầu hàng X phụ thuộc vào giá hàng X: Qdx = f(Px) Hoặc giá cầu phụ thuộc vào lượng cầu: Px = F(Qd) 22
  23. Để đơn giản trong quá trình tính toán thường người ta quy ước hàm số cầu có dạng tuyến tính: Qdx= a+bP, trong đó theo qui luật cầu thì a>0; b 0, d<0 1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường - Cầu của cá nhân: Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người ấy mua ở các mức giá khác nhau. - Cầu của thị trường: Cầu thị trường cho một hàng hóa chính bằng tổng lượng cầu của các cá nhân trong thị trường đó xét trong cùng đơn vị thời gian, tương ứng ở tất cả các mức giá. Hay nói cách khác, xét trong bất kỳ một mức giá nào đó lượng cầu thị trường chính bằng tổng lượng cầu của các cá nhân trong thị trường. Do vậy cầu thị trường cho một hàng hóa phụ thuộc vào tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cầu cá nhân, và thêm vào đó còn phụ thuộc vào số lượng người mua trong thị trường. Cầu cá nhân và cầu thị trường: Px Qd1 Qd2 Qdx 8 1 0 1 4 4 5 9 0 8 7 15 Ví dụ: Trong thị trường có hai ông A và B cùng tiêu dung hàng hóa X với hàm số cầu như sau: - Dạng Q = f(P) Qda = 10 – 2 P Qdb = 20 – 3 P Khi ấy phương trình đường cầu thị trường sẽ là: QDx = Qda + Qdb = 30 – 5P - Dạng P= f(Q) Để giải ta có 2 cách: Cách 1: Chuyển dạng P= f(Q) sang dạng Q = f(P) rồi tính toán như trên, khi làm xong ta chuyển về dạng P = f (Q) Cách 2: Để giải ta có 2 cách 23
  24. + Cách 1: Chuyển dạng P = f(Q) sang dạng Q = f (P) rồi tính toán như trên, khi làm xong ta chuyển về dạng P = f (Q) + Cách 2: Ta qui đổi các phương trình khác nhau về chung một hệ số góc (độ dốc) theo nguyên tắc lấy bội số chung nhỏ nhất, rồi cộng các số liệu lại, nhưng nhớ hệ số góc thì được giữ nguyên, cuối cùng ta tìm ra: P = f (Q) Ví dụ: Ta có phương trình như sau: Pa = 10 – 2Q Pb = 20 – 3Q Vậy để tìm phương trình thị trường ta làm như sau: 3Pa = 30 – 6Q 2Pb = 40 – 6Q 5P = 70 – 6Q P = (70/5) – (6/5) Q Vậy nếu thị trường có 2 người tiêu dùng hòan tòan giống ông A Pa = 10 – 2Q Pa = 10 – 2Q Cầu thị trường là: 2P = 20 – 2Q P = 10 – (2/2) Q 1.3. Luật cầu Quy luật về cầu: người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Đường cầu có thể là đường thẳng, cong lồi, lỏm tuỳ trường hợp, nhưng để đơn giản thường ta qui ước đường cầu có dạng đường thẳng tuyến tính. Nếu đường cầu song song với trục sản lượng Q hoặc trục giá P thì đó là trường hợp đặc biệt của đường cầu. Nếu đường cầu dốc lên từ trái sang phải thì đó là ngoại lệ của đường cầu. D 24
  25. P D Đường cầu đặc biệt. Q D P Ngoại lệ của đường cầu. Q Giá cầu P và lượng cầu Qd thường quan hệ nghịch biến, được giải thích bởi hai ảnh hưởng: Anh hưởng thu nhập và sản phẩm thay thế. 1.4. Các yếu tố hình thành cầu - Giá bán hàng hóa (yếu tố nội sinh): khi giá tăng thì cầu giảm v khi gi giảm thì cầu tăng -> sự vận động dọc theo đường cầu. - Có 5 yếu tố ngoại sinh dẫn đến dịch chuyển đường cầu: + Thu nhập (I): đối với hàng hóa bình thường (thiết yếu, xa xỉ) khi thu nhập tăng thì cầu tăng, còn đối với hàng hóa cấp thấp khi thu nhập tăng thì cầu giảm. + Số lượng người mua: + Giá hàng hóa. + Thị hiếu + Kỳ vọng 25
  26. - Các yếu tố khác trong cầu cá nhân gồm: Py: Giá cả hàng hóa khác; I: Thu nhập của người tiêu dung; T: Thị hiếu, sở thích của người tiêu dung; Chính sách can thiệp khác 1.5. Sự thay đổi của lượng cầu và cầu * Sự trượt dọc trên đường cầu: Sự thay đổi của cầu dọc theo đường cầu là sự thay đổi lượng cầu về hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi, các yếu tố khác không đổi (hàm số cầu không thay đổi). Giả định: Px không đổi (Giá hàng hóa X đang nghiên cứu không đổi; “Các yếu tố khác trong cầu” thay đổi => Dx thay đổi. (Px không đổi => Qdx thay đổi). Dx dịch sang phải, ra ngoài, hay lên trên cầu X tăng. Dx dịch sang trái, vào trong hay xuống dưới cầu X giảm. 26
  27. Cầu tăng từ D1 sang D2 P D2 D1 Q Giải thích: - Cầu hàng X thay đổi do Py thay đổi: + Hàng hóa thay thế: là hàng hoá mà có thể dùng thay thế cho nhau, nghĩa là nếu người tiêu dùng tăng tiêu dùng hàng hóa này thì sẽ giảm tiêu dùng hàng hóa kia và ngược lại. Ví dụ ta có hai hàng hóa X và Y. Nếu: Py tăng => Qdy giảm => Dx tăng (Px không đổi, Qdx tăng). Py giảm => Qdy tăng => Dx giảm (Px không đổi, Qdx giảm). Hay: Py tăng => Dx tăng. Py giảm => Dx giảm. Khi đó X và Y là hai hàng hóa thay thế. + Hàng hoá bổ sung: Là hàng hóa mà khi dùng hàng hóa này phải tiêu dùng hàng hóa kia và ngược lại. Ví dụ: ta có hai hàng hóa X và Y. Nếu: Py tăng => Qdy giảm => Dx giảm (Px không đổi, Qdx giảm). Py giảm => Qdy tăng => Dx tăng (Px không đổi, Qdx tăng). Hay: Py tăng => Dx giảm. Py giảm => Dx tăng. Khi đó X và Y là hai hàng hóa bổ sung 27
  28. + Hàng hóa không quan hệ nhau: Là hàng hóa mà khi thay đổi giá hàng hoá này không ảnh hưởng gì đến cầu của hàng hóa kia. - Cầu hàng X thay đổi do I thay đổi a/ Hàng hóa bình thường: Là hàng hóa mà có cầu thay đổi đồng biến với thu nhập I. Thu nhập tăng => Dx tăng. Thu nhâp giảm => Dx giảm. = > X là hàng hóa bình thường. b/ Hàng hóa cấp thấp: Là hàng hóa mà có cầu thay đổi nghịch biến với thu nhập I. Thu nhập tăng => Dx giảm. Thu nhâp giảm => Dx tăng => X là hàng hóa cấp thấp. c/ Hàng hóa không quan hệ với thu nhập: Là hàng hoá mà thu nhập thay đổi nhưng cầu hàng hóa không thay đổi -Cầu hàng X thay đổi do T thay đổi Hàng hóa phù hợp với T thì cầu tăng Ngược lại thì cầu giảm - Cầu thay đổi do chính sách can thiệp thay đổi Chính sách kích thích cầu như giảm thuế sẽ làm cầu tăng và ngược lại. Giả định: Px thay đổi (Giá hàng hóa X đang nghiên cứu thay đổi); “Các yếu tố khác trong cầu” không đổi => Px thay đổi, Qdx thay đổi, Dx không đổi. 28
  29. * Sự dịch chuyển của đường cầu: Sự dịch chuyển của đường cầu là sự thay đổi vị trí của đường cầu trên đồ thị: đường cầu dịch chuyển hoàn toàn sang bên phải hay bên trái đồ thị. 2. Cung 2.1. Khái niệm một số thuật ngữ a, Khái niệm: Cung là số lượng hàng hóa mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Cũng như cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn của ngưòi bán. Người sản xuất có hàng để bán nhưng không muốn bán vì giá quá rẻ thì không có cung. Tương tự, khi hàng hóa khan hiếm, giá cao, người sản xuất rất muốn bán song sản xuất đáp ứng không kịp thì cũng không có cung. Vậy: Ý muốn cung: Ý muốn cung của nhà sản xuất phụ thuộc vào lợi nhuận mong đợi. Khả năng cung: phụ thuộc vào khả năng sản xuất hiện tại của doanh nghiệp. Cung: Thoả mãn 2 điều kiện: Ý muốn cung và khả năng cung Do vậy ta có thể định nghĩa “cung” bằng một cách khác: Cung hàng hóa thể hiện mọi mối quan hệ có thể có giữa giá hàng hóa và lượng cung của hàng hóa đó, xét trong cùng đơn vị thời gian, không gian. (là số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở 1 mức giá nhất định.) Cung hàng hóa được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: Ở dạng biểu, bảng ta gọi đó là biểu cung, ở dạng phương trình, hàm số ta gọi là phương trình, hàm số cung, ở dạng đồ thị ta gọi là đường cung b, Lượng cung Lượng cung là một khái niệm cụ thể, nó luôn đi liền với khái niệm giá cụ thể. Trong điều kiện cung hàng hóa không đổi, khi giá hàng hóa đó thay đổi thì lượng cung của nó sẽ thay đổi, thường là đồng biến. c, Biểu cung: Là bảng thể hiện mọi mối quan hệ có thể có giữa giá và lượng cung của một hàng hóa, xét trong cùng điều kiện không gian, thời gian. Ví dụ biểu cung hàng X, tại H Nội, ngày 1.1.2008 như sau: Tình huống Giá (Px) Lượng cung (Qsx) A 0 0 29
  30. B 1 2 C 2 4 D 3 6 d, Đường cung: => Thể hiện số liệu trong biểu cung bằng đồ thị có 2 trục P và Q ta có đường cung như hình vẽ: P Sx 0 Q Hình II.1: Đường cung Đường cung theo qui luật thì có dạng dốc lên từ trái sang phải, nghĩa là giá và lượng cung đồng biến. Đường cung có thể là đường thẳng, cong lồi, lỏm tuỳ trường hợp, nhưng để đơn giản thường ta qui ước đường cung có dạng đường thẳng tuyến tính. 2.2. Cung doanh nghiệp và cung thị trường. Cung thị trường cho một hàng hóa chính bằng tổng lượng cung của các doanh nghiệp trong thị trùờng đó xét trong cùng đơn vị thời gian, tương ứng ở tất cả các mức giá. Hay nói cách khác, xét trong bất kỳ một mức giá nào đó lượng cung thị trường chính bằng tổng lượng cung của các doanh nghiệp trong thị trường. 30
  31. Do vậy cung thị trường cho một hàng hóa phụ thuộc vào tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cung doanh nghiệp, và thêm vào đó còn phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp tham gia cung ứng trong thị trường. Ví dụ: Px Qs1 Qs2 Qsx 4 0 1 1 8 4 5 9 12 8 8 16 Ví dụ: Xem lại ví dụ phần cầu cá nhân và cầu thị trường 2.3. Qui luật về cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đ cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại (các yếu tố khác không đổi). - Nếu đường cung song song với trục sản lượng Q hoặc trục giá P thì đó là trường hợp đặc biệt của đường cung. - Nếu đường cung dốc xuống từ trái sang phải thì đó là ngoại lệ của đường cung. *Hàm số cung (Supply function) Qsx = f (Px, Pin, Tech, Fn ) Nhưng để đơn giản, thường người ta chỉ xét lượng cung hàng X phụ thuộc vào giá hàng X; Qsx = f(Px) Để đơn giản trong tính toán thường người ta qui ước hàm số cung có dạng tuyến tính: Qsx = a + bP. Trong đó theo qui luật cung thì b>0. Hoặc giá phụ thuộc vào lượng cung: Psx = f(Qsx), đơn giản thường qui ước dạng tuyến tính: Ps = c + d Q, trong đó d > 0. 2.4. Các yếu tố hình thành cung Các yếu tố khác trong cung doanh nghiệp gồm: - Giá cả đầu vào (hay giá cả của các yếu tố sản xuất - Pf): Giá các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến khả năng cung sản phẩm. Nếu giá các yếu tố đầu vào giảm xuống, chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm giảm dẫn đến xu hướng tăng cung và ngược lại. 31
  32. - Công nghệ sản xuất hàng hóa(T): Công nghệ là một yếu tố góp phần làm tăng năng suất, giảm chi phí lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ làm tăng cung - Điều kiện tự nhiên của việc sản xuất hàng hóa - Chính sách can thiệp khác: thuế, trợ cấp - Kỳ vọng (E): Người sản xuất mong đợi vào sự thay đổi của hàng hóa - Số lượng người sản xuất (N) số lượng người sản xuất càng nhiều thì khả năng cung ứng càng lớn 2.5. Sự thay đổi của lượng cung và của cung - Sự trượt dọc trên đường cung: Lượng cung thay đổi theo hai hướng: tăng hoặc giảm khi giá cả hàng hóa tăng hoặc giảm và các yếu tố khác không đổi. Sự thay đổi của lượng cung dẫn đến sự trượt dọc theo đường cung Là hiện tượng giả định: Px thay đổi (Giá hàng hóa X đang nghiên cứu thay đổi); “Các yếu tố khác trong cung” không đổi => Px thay đổi, Qsx thay đổi, Sx không đổi. - Sự dịch chuyển cung: Cung cũng thay đổi theo hai hướng: tăng hoặc giảm khi có sự thay đổi của một trong các yếu tố hình thành cung. Sự thay đổi của cung làm cho đường cung dich chuyển sang phải (cung tăng) hoặc dịch chuyển sang trái (cung giảm). 32
  33. + Cung hàng X thay đổi do P thay đổi: Giá cả đầu vào (Giá yếu tố sản suất) gồm: Giá nguyên, nhiên, vật liệu, giá cả sức lao động, thuế Khi giá đầu vào (P) tăng thì cung giảm và ngược lại. P tăng => S giảm; P giảm => S tăng + Cung hàng X thay đổi do công nghệ thay đổi: Tiến bộ công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng. Bất kỳ những phát minh, sáng chế nào có thể làm gia tăng sản lượng đầu ra với cùng một lượng đầu vào như cũ, hoặc có thể làm giảm số lượng đầu vào nhưng vần giữ sản lượng đầu ra là không đổi được hiểu là tiến bộ công nghệ. Khi có tiến bộ công nghệ thì cung hàng hóa tăng và ngược lại. + Cung hàng X thay đổi do Fn thay đổi: Điều kiện tự nhiên (Fn) được hiểu như thời tiết, khí hậu Điều kiện tư nhiên thuận lợi => S tăng; Điều kiện tự nhiên bất lợi => S giảm. 3. Mối quan hệ cung cầu 3.1. Giá cân bằng Đưa cung cầu theo qui luật vào chung một đồ thị có 2 trục P và Q P Dx Sx Pe E 0 Qe Q Giao điểm giữa 2 đường D và S, là điểm cân bằng E. Tại điểm cân bằng E nếu xét theo trục P ta sẽ có giá cân bằng Pe = Pd = Ps Tại điểm cân bằng E nếu xét theo trục Q ta có lượng cân bằng Qe = Qd = Qs 33
  34. Vậy cân bằng cung cầu xảy ra khi có: * Pd = Ps = Pe * Qd = Qs = Qe Chú ý: Cơ chế hình thành Pe, Qe trong điều kiện cân bằng cung cầu - Cơ chế hình thành Pe, Qe trong điều kiện cung cầu cố định : Để giải thích cơ chế này, giả sử ta có giá: * P1 > Pe, điều gì xảy ra : P1 > Pe => Qd1 Thừa cung hay thừa hàng hóa => Cạnh tranh phía cung => P1 có xu hướng giảm => Qd1 tăng, Qs1 giảm => Qd = Qs = Qe ; =>P1 = Pe * P2 Qd2 > Qs2 => Thừa cầu hay thiếu hàng hóa => Cạnh tranh phía cầu => P2 có xu hướng tăng => Qd2 giảm, Qs2 tăng => Qd = Qs = Qe ; => P2 = Pe P D Sx x P1 Pe E P2 Qs2 Qe Qs1 Qd2 0 Q - Cơ chế hình thành Pe, Qe trong điều kiện cung cầu thay đổi + Pe, Qe thay đổi trong điều kiện cung thay đổi, cầu không đổi * D không đổi, S thay đổi + S tăng => Pe giảm, Qe tăng P Dx Sx 34 Sx Pe E 1
  35. + S giảm => Pe tăng, Qe giảm - Pe, Qe thay đổi trong điều kiện cầu thay đổi, cung không đổi * S không đổi, D thay đổi + D giảm => Pe giảm, Qe giảm + D tăng => Pe tăng, Qe tăng P Dx1 Sx Pe1 Pe E 0 Qe Qe1 Q - Pe, Qe thay đổi trong điều kiện cung cầu thay đổi P Dx1 Sx Dx Sx1 Pe E Pe1 E1 35 0 Qe Qe1 Q
  36. Trong trường hợp này để tìm cân bằng gốc ta đặt cân bằng giữa Dx và Sx => Pe, Qe; Khi cung cầu thay đổi, để tìm cân bằng mới Pe1 và Qe1 ta đặt cân bằng giữa Dx1 và Sx1. Pe1 có thể Pe, hoặc = Pe tuỳ trường hợp cụ thể Qe1 có thể Qe, hoặc = Qe tuỳ trường hợp cụ thể. Trong các phần trên ta đã phân tích cơ chế hình thành Pe, Qe trong thị trường do cân bằng cung cầu tạo ra. Trong bất kỳ trường hợp cung cầu nào ta cũng sẽ tìm được Pe và Qe mới, nghĩa là nền kinh tế luôn có Qd = Qs =Qe. Thừa hay thiếu hàng hóa không thể xảy ra. Đó chính là quan điểm “Bàn tay vô hình của cung cầu đã điều tiết nền kinh tế” của Adam Smith. Thực ra quan điểm này chỉ đúng theo giả định mọi biến số nghiên cứu trong nền kinh tế đều là những biến linh hoạt, nhưng thực tế thì không phải lúc nào các biến số ấy cũng đều linh hoạt thay đổi. Ví dụ giá cả trong thực tế thường là kết dính, do đặc điểm này mà không phải lúc nào Qd cũng bằng Qs khi cung cầu hoặc cung hoặc cầu thay đổi. Điều này có thể sẽ làm khủng hoảng thừa hay thiếu hàng hoá xảy ra. Để giải quyết khủng hoảng này cần có sự can thiệp của chính phủ (“Bàn tay hữu hình”) để điều chỉnh cung cầu. 3.2. Trạng thái dư thừa, thiếu hụt Một mức giá bất kỳ có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá cân bằng thị trường. Với các mức giá cao hơn giá cân bằng, người bán muôn bán nhiều (theo luật cung) trong khi người mua muốn mua ít (theo luật cầu) gây nên sự chênh lệch giữa lượng cung vồ lượng cầu. Lượng chênh lệch này là dư thừa thị trường hay còn gọi là dư cung. Với các mức giá thấp hơn giá cân bằng, người mua muốh mua nhiều (theo luật cầu) trong khi người bán muốn bán ít (theo luật cung) gây nên sự chênh lệch này là thiếu hụt thị trưòng hay còn gọi là dư cầu. Khi xuất hiện dư thừa hoặc thiếu hụt thị trường cơ chê thị trường sẽ tự điều chỉnh. Đây là sự tác động qua lại giữa cung và cầu, được mô tả như một "sơ đồ nhện". 36
  37. Ví dụ, tại mức giá P1 lượng cung và lượng cầu sẽ cho biết lượng thiếu hụt. Vổi lượng cầu này, trên đường cung sẽ cho biết mức giá mà người bán sẵn sàng bán. Ở mức này, trên đường cầu sẽ biết được lượng cầu mà người mua muốn mua Cứ như thế, mức giá sẽ dịch chuyển vào giá cân bằng po và lượng cung, cầu sẽ gặp nhau tại lượng cân bằng Qo. 3.3. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng và kiểm soát giá a. Sự thay đổi trạng thái cân bằng: Chúng ta biết rằng, hoạt động tập thể của ngưòi mua và người bán sẽ hình thành nên giá cân bằng không phải là vĩnh cửu, mà nó sẽ thay đổi khi đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển bởi sự tác động của các yếu tố hình thành cung, cầu. Khi đó, cần bằng ban đầu mất đi, cân bằng mới xuất hiện 37
  38. b. Kiểm soát giá: Kiểm soát giá là một minh họa cụ thể cho tình trạng dư thừa và thiếu hụt trên thị trường. Kiểm soát giá là việc quy định giá của Chính phủ đối với một sô' hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể trong từng thồi kỳ. Đây là cách Chính phủ can thiệp trực tiếp vào thị trường. Nếu không có sự can thiệp này, thị trường luôn hoạt động một cách trôi chảy theo cơ chê tự điều chỉnh/rổng lợi ích xã hội bao gồm lợi ích của người mua (thặng dư tiêu dùng - CS) và lợi ích của người bán (thặng dư sản xuất -PS) 4. Sự co giãn của cung và cầu 4.1. Sự co giãn của cầu a. Khái niệm: Co giãn của cầu là một khái niệm dùng để đo mức độ thay đổi của lượng cầu khi có sự thay đổi của các yếu tố hình thành cầu (giá cả hàng hóa, thu nhập của ngưòi tiêu dùng và giá các hàng hóa liên quan). Giả sử chúng ta nghiên cứu sự thay 38
  39. đổi trong lượng cầu về hàng X: Gọi lượng cầu về hàng X là Qx, mức thay đổi tuyệt đối của lượng cầu đó là AQx và mức thay đổi phần trăm là %AQx 4.1.1. Co giãn của cầu theo giá a. Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa cho ta biết: có bao nhiêu phần trăm biến đổi về lượng cầu khi giá hàng hóa đó thay đổi 1%. Gọi co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa là Ep: được hiểu là phần trăm thay đổi trong lượng cầu của một hàng hoá được gây ra bởi 1 phần trăm trong sự thay đổi về giá của chính hàng hóa đó. Epx = (% Qdx) / (% Pdx) Ví dụ: Đối với hàng X khi ta tăng giá Px lên 1% làm lượng cầu hàng X giảm đi 3% thì khi ấy: Epx = - 3 Trong đó dấu (-) thể hiện Pd và Qd là 2 đại lượng nghịch biến, 3 chính là 3% thay đổi lượng cầu của hàng X do 1% thay đổi giá của chính hàng X tạo ra. Công thức Ep còn được diển giải như sau: Ep = (% Qdx) / (% Pdx) = (% Q) / (% P) = ( Q/Q) / ( P/P) = ( Q/ P)*(P/Q) Ep = (dQ/dP)*(P/Q) -> Ep = [1/(dP/dQ)]*(P/Q) Hay: * Co giãn đoạn: Q2 – Q1 P Q2 – Q1 P2 + P1 EDP = x hay EDP = x P2 –P1 Q P2 - P1 Q2 + Q1 * Co giãn điểm: EDP = Q’p x PX/QX b. Hệ quả Nếu % Qd > % Pd => /Ep/ > 1; hay Ep /Ep/ - 1: Cầu co giãn ít Nếu % Qd = % Pd => /Ep/ = 1; hay Ep = - 1: Cầu co giãn đơn vị Nếu % Qd = 0 => Ep =0: Cầu hòan tòan không co giãn Nếu % Pd = 0 => /Ep/ = ∞; hay Ep = -∞: Cầu hoàn toàn co giãn * Cách tính Ep Cách 1: Tính từ biểu cầu cho trước, ví dụ ta có biểu cầu hàng X như sau Tình Px Qdx Epx Tên gọi huống 0 0 20 0 Hoàn toàn không co giãn 39
  40. I 1 18 -1/9 Co giãn ít II 2 16 -1/4 Co giãn ít III 3 14 -3/7 Co giãn ít IV 4 12 -2/3 Co giãn ít V 5 10 -1 Co giãn đơn vị VI 6 8 -3/2 Co giãn nhiều VII 7 6 -7/3 Co giãn nhiều VIII 8 4 -4 Co giãn nhiều IX 9 2 -9 Co giãn nhiều X 10 0 -∞ Hoàn toàn co giãn Để tính co giãn ta áp dụng công thức sau *Co giãn điểm: Là co giãn tại một điểm P và Q tương ứng trong biểu cầu hoặc đường cầu. Cách tính như sau: Ep = ( Q/ P)*(P/Q) Ep0 = ( Q/ P)*(P0/Q0) = [(18-20)/(1-0)]*(0/20) = 0 EpI = ( Q/ P)*(PI/QI) = [(16-18)/(2-1)]*(1/18) = -1/9 EpII = ( Q/ P)*(PII/QII) = [(14-16)/(3-2)]*(2/16) =-1/4 *Co giãn đoạn cầu hay co giãn trung bình Là co giãn điểm, nhưng là điểm đại diện cho toàn bộ đoạn cầu đó. Phương pháp này được dùng để hạn chế sai số trong tính toán khi giá dao động trong một giới hạn nào đó. Ví dụ: Khi giá tăng từ 2 lên 4 ta có co giãn điểm = - ¼; Khi giá giảm từ 4 xuống 2 ta có co giãn điểm = - 2/3 Dù rằng trong cùng dao động giá chỉ là 2 đơn vị, nhưng gốc khác nhau thì co giãn khác nhau. => Để hạn chế sai sót này, các nhà kinh tế đưa ra khái niệm co giãn. Khi ấy Ep được tính bằng cách: EpTB = ( Q/ P)* (PTB/QTB) PTB = (P1 + P0)/2 ; QTB = (Q1 + Q2)/2 Tính Ep trung bình khi giá dao động từ 2 lên 4 hoặc ngược lại: EpTB = ( Q/ P)*(PTB/QTB)= [(12- 16)/(4 – 2)]* (2 +4)/ [(12 + 16)] = -3/7 Thực chất đây chính là co giãn điểm tại P= 3, Qd = 14 40
  41. Cách 2 : Nếu tính Ep từ phương trình đường cầu cho trước : Dạng Q = f (P) Ví dụ từ biểu cầu trên ta viết được phương trình cầu tuyến tính như sau: Qd = 20 – 2P + Co giãn điểm: Ep = (dQ/dP)*(P/Q) Tính Ep tại các mức giá P = 0;1; 2;3; Ep0 = -2*(0/20) = 0 Ep1 = -2*(1/18) = -1/9 Ep2 = -2*(2/16) = -1/4 Ep3 = -2*(3/14) = -3/7 Ep4 = -2*(4/12) = -2/3 Ta cũng được kết quả như biểu trên. + Co giãn đoạn cầu hay co giãn trung bình: Ep = (dQ/dP)*(PTB/QTB ) Ví dụ: Tính Ep trung bình khi giá dao động từ 2 lên 4 hoặc ngược lại Ep = -2*[(2+4)/(12 + 16)] = - 3/7 Dạng P = f (Q). Ví dụ từ biểu cầu trên ta viết được phương trình cầu tuyến tính như sau: Pd = 10 –(½)P + Co giãn điểm: Ep = [1/(dP/dQ)]*(P/Q) Tính Ep tại các mức giá P = 0;1; 2;3; Ep0 = [1/(-1/2)]*(0/20) = 0 Ep1 = [1/(-1/2)]*(1/18) = -1/9 Ep2 = [1/(-1/2)]*(2/16) = -1/4 Ep3 = [1/(-1/2)]*(3/14) = -3/7 Ep4 = [1/(-1/2)]*(4/12) = -2/3 Ta cũng được kết quả như biểu trên. + Co giãn đoạn cầu hay co giãn trung bình: Ep = [1/(dP/dQ)]*(PTB/QTB ) Ví dụ: Tính Ep trung bình khi giá dao động từ 2 lên 4 hoặc ngược lại Ep = [1/(-1/2)]*[(2+4)/(12 + 16)] = - 3/7 * Nhận xét: Từ những ví dụ ở phần trên ta thấy rằng xét trên cùng một biểu cầu hay đường cầu tuyến tính, khi giá tương ứng càng cao thì tính co giãn của cầu theo giá càng cao và ngược lại. (xem biểu cầu ở ví dụ trên) c. Mối quan hệ giữa P và TR phụ thuộc vào Ep Trong đó: TR = P x Q. Ta có thể xem lại ví dụ ở biểu cầu phần c 41
  42. Tình huống Px Qdx Ep Tên gọi TR=P*Q 0 0 20 0 Hoàn toàn không co giãn 0 I 1 18 -1/9 Co giãn ít 18 II 2 16 -1/4 Co giãn ít 32 III 3 14 -3/7 Co giãn ít 42 IV 4 12 -2/7 Co giãn ít 48 V 5 10 -1 Co giãn đơn vị 50 VI 6 8 -3/2 Co giãn nhiều 48 VII 7 6 -7/3 Co giãn nhiều 42 VIII 8 4 -4 Co giãn nhiều 32 IX 9 2 -9 Co giãn nhiều 18 X 10 0 -∞ Hoàn toàn co giãn 0 Dựa vào ví dụ trên ta thấy rằng: *Nếu doanh nghiệp muốn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu (TRmax) thì doanh nghiệp phải bán hàng hóa ở giá P và sản lượng Q mà có Ep là co giãn đơn vị (Ep= -1) *Nếu doanh nghiệp đang bán hàng hóa tại P, Q có Ep co giãn nhiều (Ep -1) thì để tăng doanh thu doanh nghiệp nên tăng giá bán P, giảm sản lượng Q Điều này dể dàng chứng minh bằng cách xét dTR/dP f) Những yếu tố ảnh hưởng đến Ep: + Giá cả của chính hàng hoá đó; không gian; thời gian; tính thay thế của hàng hóa; mức chi tiêu so với tổng chi tiêu 4.1.2. Sự co giãn chéo của cầu a) Khái niệm: Eab được hiểu là % thay đổi lượng cầu của hàng hoá A được gây ra bởi 1% do sự thay đổi của giá cầu hàng hoá B gây ra. Eab = (% Qda) / (% Pdb) b) Hệ quả 42
  43. + Nếu Eab > 0: A và B là hai hàng hóa thay thế và tính thay thế giữa 2 hàng hóa sẽ càng cao khi giá trị Eab càng lớn. + Nếu Eab 0: Là hàng hoá bình thường Nếu Ei 1 hay Ei = 1: Là hàng xa xỉ, cao cấp + Nếu Ei = ảnh hưởng thu nhập=> Hàng hóa thiết yếu Ảnh hưởng thay thế Hàng hóa Giffen + Nếu Ei = 0: Hàng hoá không quan hệ với thu nhập 4.2. Sự co giãn của cung theo giá a) Khái niệm: Es được hiểu là phần trăm thay đổi trong lượng cung của một hàng hoá được gây ra bởi 1 phần trăm trong sự thay đổi về giá của chính hàng hóa đó. EsA = (% QsA) / (% PsA) b) Hệ quả: Được qui ước giống /Ep/ * Chính sách can thiệp của chính phủ vào thị trường để điều chỉnh giá cả và lượng cân bằng: Để điều chỉnh giá thị trường, chính phủ có thể can thệp trực tiếp bằng việc qui định giá sàn, giá trần đối với giá hàng hoá, hoặc can thiệp gián tiếp như qui định thuế, trợ cấp, hạn ngạch a. Giá sàn (Giá tối thiểu, Pmin): Giá sàn là giá mà được khống chế phần sàn, hay phần tối thiểu nên còn được gọi là giá tối thiểu hay Pmin. Pmin > Pe => Qd(Pmin) < Qs(Pmin) - Thừa hàng hoá (Thừa cung, excess supply) Lượng hàng hoá thừa: Qthừa(Pmin)=Qs(Pmin) – Qd(Pmin) 43
  44. Để giải quyết hệ quả do sàn giá tạo ra chính phủ cần chi ra ngân sách B giúp mua hết hàng hoá thừa B = Pmin * Qthừa(Pmin) P Dx Sx Pmin Pe E Qd(Pmin) Qs(Pmin) 0 Qe Q b. Giá trần (Giá tối đa, Pmax) Giá trần là giá được khống chế phần trần hay phần tối đa, nên còn được gọi là giá tối đa hay Pmax Pmax Qd(Pmax) > Qs (Pmax) Thiếu hàng hoá (Thừa cầu, excess demand) Lượng thiếu hàng hoá: Qthiếu(Pmax)= Qd(Pmax)–Qs(Pmax) Để giải quyết hệ quả do trần giá tạo ra chính phủ cần chi ra ngân sách B giúp mua hàng hoá thiếu hụt từ thị trường khác hay nhập khẩu B = Pi * Qi Trong đó: + Pi là giá nhập + Qi là lượng hàng hoá cần nhập khẩu = Qthiếu(Pmax) 44
  45. P Dx Sx Pe E Pmax 0 Qs(Pmax) Qe Qd(Pmax) Q c. Thuế Thuế được xem như chi phí đối với doanh nghiệp, ở đây ta tiếp cận theo trường hợp doanh nghiệp là người nộp thuế và thuế là thuế gián thu. Như đã phân tích trước đây khi thuế tăng, thì giá cả đầu vào tang (Pin tăng), điều này làm cung giảm. Cầu không đổi. Giá và lượng cân bằng mới được hình thành như hình sau: Sx1 P Dx Sx0 E1 Pe1 E0 Pe0 Ps 0 Qe1 Qe0 Q Chính phủ đánh mức thuế là T(dvt/dvq) vào hàng hoá, thể hiện ở đoạn Pe1 – Ps. Điều này làm cho đường cung dịch chuyển từ So đến S1. Cầu Do không đổi. Cân bằng mới tạo ra tại Pe1 và Qe1 như đồ thị. Người tiêu dùng chịu thuế (dvt/dvq) là mức tăng giá từ Peo lên Pe1 45
  46. Người sản xuất chịu thuế (dvt/dvq) = T trừ mức thuế người tiêu dùng chịu, hay đoạn Peo - Ps Tổng thuế chính phủ thu được = T * Qe1 Nhận xét: +Mức độ chịu thuế giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất phụ thuộc vào sự so sánh giữa /Ep/ và Es. Nếu: /Ep/ = Es: Tiêu dùng và sản xuất chịu thuế ngang nhau /Ep/ > Es: Tiêu dùng chịu thuế Sản xuất chịu thuế /Ep/ = 0: Tiêu dùng chịu thuế hoàn toàn /Ep/ = ∞: Sản xuất chịu thuế hoàn toàn Chứng minh bằng công thức: Pd = ( T*Es)/(Es – Ep) Ví dụ: T=10, Es=2, Ep= -2 => Pd =(10*2)/(2+2) = 5 + Để tăng tổng nguồn thu từ thuế, không nhất thiết là phải tăng mức thuế trên mổi đơn vị sản lượng hay thuế suất. d. Trợ cấp (Subsidy): Là hiện tượng ngược lại với thuế. Do đó khi có trợ cấp thì cung tăng. Chính phủ trợ cấp là Sub (dvt/dvq) vào hàng hoá. Thể hiện ở đoạn Ps – Pe1.Điều này làm cho đường cung dịch chuyển từ So đến S1.Cầu Do không đổi. Cân bằng mới tạo ra tại Pe1 và Qe1 như đồ thị. Người tiêu dùng hưởng trợ cấp (dvt/dvq) là mức giảm giá từ Peo lên Pe1. Người sản xuất hưởng trợ cấp (dvt/dvq) = Sub – mức trợ cấp người tiêu dùng được hưởng, hay đoạn Ps - Peo Tổng trợ cấp chính phủ = Sub * Qe1 P Sxo Dx So Ps 1 Peo Eo Pe1 E1 46 Q 0 Qeo Qe1
  47. Bài tập thực hành Bài 1: Cho giá cả, lượng cung và lượng cầu sản phẩm X như sau: P 120 100 80 60 40 20 QD 0 100 200 300 400 500 QS 750 600 450 300 150 0 a) Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm x b) Do thu nhập dân cư thay đổi, cầu về hàng hóa x giảm 20% ở các mức giá .Giá cả cân bằng và số lượng cân bằng thị trường bây giờ là bao nhiêu ? Bài 2: Cho hàm số cầu và hàm số cung thị trường của sản phẩm X như sau : QD = 40 – P ; QS = 10 + 2P a) Tìm giá cả cân bằng và số lượng cân bằng thị trường b) Nếu chính phủ đánh thuế 3đ/ đơn vị sản phẩm thì số lượng và giá cả cân bằng trong trường hợp này là bao nhiêu ? Bài 3: Hàm số cung, cầu về lúa mì ở Mỹ những năm 1980 như sau: QS = 1800 + 240 P QD = 3550 – 266 P Trong đó cầu nội địa là : QD1 = 1000 - 46P Đơn vị tính : Q = triệu tạ, P = dollar. a) Tìm giá cả và sản lượng cân bằng thị trường b) Giả sử cầu xuất khẩu về lúa mì giảm đi 40%, nông dân Mỹ bị ảnh hưởng như thế nào về doanh thu và giá cả ? c)Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ Mỹ quy định giá lúa mì : 3 dollar / tạ, muốn thực hiện được sự can thiệp giá cả chính phủ phải làm gì ? Bài 4: Vào những ngày đầu mùa, lượng cà phê mỗi tuần trên thị trường Việt Nam được cho bởi thông tin sau: P ( USD ) 1800 1600 1400 Q ( tấn ) 100 150 200 47
  48. Trong đó cầu cà phê xuất khẩu được cho bởi hàm số : QF = 0,15 P + 350. Lượng cung cà phê mỗi tuần trong cả nước được biểu thị bởi hàm số : P = Q + 1000 a) Xác định giá cả và lượng cân bằng thị trường b) Giả sử cầu cà phê nội địa (QE) giảm chỉ còn 50%. Tìm giá cả và sản lượng cân bằng thị trường mới. c) Để bảo hộ sản xuất , nhà nước cam kết mua hết lượng cà phê thừa nhằm giữ giá cả ở mức cân bằng ban đầu, nhà nước cần bỏ ra bao nhiêu tiền ? 48
  49. CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG Mã chương: MH KTDN 08.03 Giới thiệu: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng là việc sử dụng các nguyên tắc hành vi bằng cơ sở thực nghiệm để giải thích hành vi, tâm lý người tiêu dùng. Qua nghiên cứu lý thuyết và phân tích hành vi người tiêu dùng sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về các đặc trưng, tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng trong xã hội. Mục tiêu: - Trình bày được lý thuyết về lợi ích tiêu dùng; Phân tích được sự lựa chọn tối ưu trong hành vi của người tiêu dùng. - Thực hiện được các bài tập tình huống và tính toán liên quan đến lựa chọn tối ưu trong tiêu dùng. - Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong quá trình học tập, nghiên cứu Nội dung chính: 1. Lý thuyết hữu lợi ích 1.1. Khái niệm các thuật ngữ - Lợi ích (U, Utility): được hiểu là sự thỏa mãn hay là sự hài lòng khi tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ. - Tổng lợi ích (TU- Total unility): là toàn bộ lượng lợi ích thu được khi tiêu dùng 1 số lượng nhất định mà hàng hóa, dịch vụ mang lại. - Lợi ích cận biên (MU- Marginal unility): là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ đó. MU = TU’Q MU = TU Q+1 - TUQ (nếu rời rạc – dạng bảng) Ví dụ: Người tiêu dùng A có biểu hữu dụng khi tiêu dùng hàng X như sau: Qx MUx TUx 1 30 30 2 28 58 3 24 82 4 18 100 5 10 110 49
  50. 6 0 110 7 -20 90 8 -50 40 . MUx = TU / Qx Hay MUx = dTU/ dX Ta thấy rằng thông thường khi tăng lượng tiêu dùng trong cùng một đơn vị thời gian thì hữu dụng biên có khuynh hướng giảm dần. Các nhà kinh tế goị đó là qui luật hữu dụng biên giảm dần. Trong điều kiện tiêu dùng miễn phí, để tổng hữu dụng là cực đại thì ta tiêu dùng cho đến khi hữu dụng biên MU bằng không. 1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần - Nội dung: khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn 1 hàng hóa (với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hóa khác) thì TU sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm dần, đạt giá trị lớn nhất rồi giảm xuống, còn MU luôn có xu hướng giảm dần. 2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu Trong điều kiện tiêu dùng nhiều hàng hóa có giá cả. Để tổng hữu dụng là cực đại (TUmax) thì ta phải thỏa mãn 2 điều kiện sau: + MUx/Px = MUy/Py= .=MUz/Pz (>=0) + B = Px*X + Py*Y + +Pz*Z MUx/Px là hữu dụng mang về từ một đơn vị tiền chi tiêu cho hàng hóa X MUy/Py là Y. MUx/Px = MUy/Py= Cân bằng tiêu dùng. Ta có hệ phương trình: + MUx/Px = MUy/Py + B=Px*X + Py*Y =>Y/2 = (X-2)/5 và 1000=2X+5Y Giải ra ta được X=? ; Y=? và TUmax=? Trường hợp gặp hàm hữu dụng có dạng TU=A*X*Y Với Px, Py và B cho trước để TUmax thì X = [ /(+)]*(B/Px) 50
  51. Y = [/(+)]*(B/Py) Ví du: Ông A có hàm hữu dụng sau: TU= X0.6*Y0.8 ; Với Px=2,Py=3 và B= 2000 Hãy tìm X=?,Y=? để TUmax=? Ứng dụng ta có: X= [(0.6)/(0.6+0.8)]*(2000/2)=? Y= [(0.8)/(0.6 +0.8)]*(2000/3)=? TUmax= ? Trường hợp gặp hàm hữu dụng có dạng TU=A*X*Y Với Px, Py và TU cho trước để Bmin thì : X= (TU/A) [(1/(+)] * (/) [( /(+ )] *(Px/Py) [(- /(+ )] Y=(TU/A) [(1/(+)] * (/) [( /(+ )] *(Py/Px) [(- /(+ )] Ví dụ: Ông A có hàm hữu dụng TU= X0.6*Y0.8 ; Với Px=2,Py=3 và TU= 5000 Hãy tìm X=?,Y=? để Bmin=? 2.1. Sở thích người tiêu dùng a. Khái niệm «giỏ hàng hóa »: Việc mô tả sồ thích của người tiêu dùng một cách rõ ràng là điều không đơn giản vì có quá nhiều hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường với những sở thích cá nhân vô cùng đa dạng. Chúng ta bắt đầu với khái niệm "giỏ hàng hóa". Giỏ hàng hóa đơn giản là tập hợp của một hay nhiều loại hàng hóa. Ví dụ, giỏ hàng hóa có thể bao gồm những mặt hàng thực phẩm khác nhau trong một túi đựng thực phẩm, hoặc một tổ hợp gồm thực phẩm, quần áo và đồ dùng. Trong những giỏ hàng hóa, người tiêu dùng có thể ưa thích giỏ này hơn giỏ kia Ví dụ, có những giỏ hàng hóa bao gồm thực phẩm và quần áo như sau: Giỏ hàng hóa Số đợn vị thực phẩm Số đơn vị quần áo A 20 10 B 10 20 C 40 5 D 30 25 E 15 15 F 10 15 b. Một số giả thiết Chúng ta bắt đầu nghiên cứu lý thuyết hành vi của người tiêu dùng với ba giả thiết về sở thích (thị hiếu) đối với giỏ hàng hóa khi so sánh với giỏ hàng hóa khác. Giả thiết thứ nhất: sở thích là hoàn chỉnh, người tiêu có khả năng đánh giá được sở thích của mình đối với các giỏ hàng hóa được đưa ra. Ví dụ, người tiêu dùng sẽ 51
  52. thích A hơn thích B hoặc thích B và A, hoặc thích A và B như nhau (bang quan giữa hai giỏ hay thỏa mãn như nhau khi nhận bất cứ giỏ nào trong hai giỏ) Giả thiết thứ hai: Sở thích có tính chất bắc cầu, có nghĩa là nếu người tiêu dùng thích giỏ hàng hóa A hơn B, B hơn C thì ngưòi tiêu dùng này cũng thích A hơn C. Giả thiết thứ ba: Người tiêu dùng luôn thích nhiều hàng hóa hơn là ít. Nếu coi rằng mọi hàng hóa đều tốt, nghĩa là đều được mong muốn; khi bỏ qua chi phí thì người tiêu dùng luôn luôn thích nhiều hàng hóa hơn là ít (ở đây chúng ta cũng bỏ qua những hàng hóa không được mong muốn như ô nhiễm không khí chẳng hạn). Ba giả thiết này đúng với hầu hết ngưồi tiêu dùng và nó tạo thành cơ sỏ lý thuyết về hành vi người tiêu dùng. 2.2. Đường bàng quan Sở thích của ngưòi tiêu dùng có thể được biểu diễn bằng đồ thị bởi các đường bàng quan. Để đơn giản, ta xét đường bàng quan với giỏ hàng hóa gồm hai mặt hàng trong quá trình tiêu dùng. a. Khái niệm: Là bảng thể hiện tất cả các tình huống kết hợp giữa 2 hàng hóa mà mang đến cho người tiêu dùng cùng một mức hữu dụng. Hay: đường bàng quan là đường đồng lợi ích, mọi điểm trên 1 đường bàng quan đều có cùng 1 lợi ích. Hữu dụng: U Tình huống X Y A 1 16 B 2 10 C 3 6 D 4 4 E 5 3 * Đồ thị đường bàng quan: Thể hiện biểu bàng quan lên đồ thị có 2 trục X và Y ta có: 52
  53. Ta thấy để tăng cùng 1 đơn vị hàng hóa X thì số lượng hàng hóa Y bị từ bỏ ngày càng giảm dần. Các nhà kinh tế goị đó là Qui luật tỷ lệ thay thế biên của X cho Y ngày càng giảm dần. Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSxy) chính là số lượng hàng hóa Y phải từ bỏ khi tăng thêm 1 đơn vị hàng hóa X. Hay MRSxy= (-) Y/ X Hay MRSxy= (-) dY/dX Người tiêu dùng đứng trước nhiều đường bàng quan khác nhau, ta gọi đó là bản đồ bàng quan. Đường bàng quan càng cao về phía phải thể hiện hữu dụng càng lớn và ngược lại. Kết luận: -Tính chất: + Đường bàng quan nghiêng xuống về phía phải + IC càng xa gốc tọa độ thỏa dụng càng lớn và ngược lại + Các đường IC khác nhau đem lại độ thỏa dụng khác nhau + Các đường IC không cắt nhau + IC lồi so với gốc tọa độ (có độ dốc giảm dần) + Tỷ lệ thay thế cận biên MRS của hng hĩa X cho hàng hóa Y MRSX/Y = MUX/MUy = - Y/X 2.3. Đường ngân sách + Khái niệm: đường ngân sách biểu thị tất cả các kết hợp hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được bằng cả thu nhập của mình. + Phương trình: I = X. PX + Y. PY Y = I/PY – PX/Py. X - PX/PY: là độ dốc đường ngân sách. +Tính chất: - Đường ngân sách là 1 đương thẳng và dốc xuống - Khi giá thay đổi thì độ dốc của đường ngân sach thay đổi - Khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi còn giá giữ nguyên thì đường ngân sách dịch chuyển. + Vẽ đồ thị 53
  54. Y B/Px X B/Py Nhìn vào phương trình đường ngân sách ta rút ra các trường hợp: -Đường ngân sách dịch chuyển song song khi? Ra ngoài? Vào trong? -Đường ngân sách dịch chuyển không song song khi? Ra ngoài? Vào trong? 2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng Tiêu dùng tối ưu : khi đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách thì thoả mãn 2 điều kiện: MRSxy=Px/Py và I=Px*X + Py*Y Tiêu dùng tối ưu được hiểu là với hàm hữu dụng, ngân sách chi tiêu, và giá cả hàng hóa cho trước, người tiêu dùng phải biết kết hợp tối ưu các hàng hóa sau cho tổng hữu dụng là cực đại, hoặc với tổng hữu dụng biết trước thì ngân sách chi tiêu là cực tiểu (Bmin). Vậy lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng: 54
  55. = * = * * MUX MUY = PX PY 2.5. Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn tối ưu Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điểm tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào khi giá của một hàng hóa giảm. Có hai ảnh hưởng khi giá của một hàng hóa giảm: Thứ nhất, sức mua thực tế của ngưồi tiêu dùng tăng lên: người tiêu dùng có lợi hơn bởi vì họ có thể mua cùng lượng hàng hóa đó với sô' tiền ít hơn và như vậy có đủ tiền để mua sắm thêm. Thứ hai, họ sẽ tăng tiêu dùng mặt hàng nào trỏ nên rẻ hơn và giảm tiêu dùng mặt hàng nào trỏ nên đắt hơn một cách tương đô'i. Thông thường, cả hai ảnh hưởng này xảy ra đồng thời song chúng ta cũng có thể phân biệt được hai ảnh hưởng này. Vậy nên ảnh hưởng của các nhân tố đến lựa chọn tối ưu là ảnh hưởng của sự thay thế và ảnh hưởng của thu nhập. Bài tập thực hành Câu 1: Tại sao người ta gọi chương này là lý thuyết về cầu? Câu 2: Thu nhập bình quân tháng ở ngoại thành tăng từ 110.000đ/người lên 130.000đ/người. Lượng thịt bò bán tăng từ 2.100kg/tháng lên 3.000đ/tháng với mức giá cả không đổi a) Tính độ co giãn của cầu thịt bò theo thu nhập. b) Giả sử năm tới thu nhập tăng lên 160.000đ/tháng. Độ co giãn của cầu về thịt bò tính được ở câu a vẫn còn giá trị thì lượng cầu về thịt bò năm tới là bao nhiêu? Câu 3 . Có 3 xí nghiệp chiếm lĩnh toàn bộ thị trường hàng hóa x với hàm số cầu của từng xí nghiệp như sau : Q1 = 50 – P ; Q2 = 100 – 2P ; Q3 = 100 – 4P ( với Q1, Q2, Q3 là lượng cầu XN1, XN2, XN3 ) a) Số cầu sản phẩm x đối với mỗi xí nghiệp là bao nhiêu khi giá là 10 và 25. b) Ở các mức giá nói trên tổng số cầu thị trường là bao nhiêu ? Câu 4. Hàm hữu dụng của một người tiêu dùng được cho như sau: U(X,Y) = X . Y a) Sở thích ban đầu của người tiêu dùng là 6 đơn vị X và 2 đơn vị Y. Với sở thích 55
  56. không đổi hãy vẽ đường đồng mức thỏa mãn của người tiêu dùng trên . b) Giả sử giá của X là 10.000đ/đơn vị giá của Y là 30.000đ/đơn vị. Người tiêu dùng có 120.000đ để chi tiêu cho hàng hóa X và hàng hóa Y, hãy vẽ đường ngân sách của người tiêu dùng . c) Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng được thực hiện như thế nào ? 56
  57. CHƯƠNG 4 : LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT Mã chương: MH KTDN 08.04 Giới thiệu: Lý thuyết sản xuất là sự nghiên cứu về quá trình sản xuất, hay là quá trình kinh tế của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Qua nội dung chương giúp các em hiểu được về hành vi ứng sử của người sản xuất từ đó đưa ra các quyết định trong sản xuất. Mục tiêu: - Trình bày được lý thuyết về sản xuất, chi phí, doanh thu và lợi nhuận. - Thực hiện được các bài tập tình huống và tính toán về xác định doanh thu, doanh thu cận biên, lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận. - Chủ động, tích cực trong quá trình học tập và nghiên cứu môn học Nội dung chính: 1. Lý thuyết sản xuất 1.1. Công nghệ và hàm sản xuất 1.1.1. Công nghệ Sản xuất là hoạt động của doanh nghiệp nhằm chuyển hóa những yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra với một công nghệ nhất định. Công nghệ được hiểu là phương pháp nhằm chuyển hóa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Đầu vào của quá trình sản xuất hay các yếu tố sản xuất là toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các yếu tố sản xuất được biểu hiện dưới các hình thức: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên, nhiên, vật bệu, lao động Đầu ra của quá trình sản xuất hay sản phẩm của doanh nghiệp là toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng. 1.1.2. Hàm sản xuất Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn dưới dạng hàm số được gọi là hàm sản xuất. + Khái niệm: hàm sản xuất là 1 hàm nhằm mô tả mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa lượng sản phẩm tối đa có thể đạt được từ tập hợp các yếu tố đầu vào khác nhau tương ứng với 1 trình độ kỹ thuật công nghệ nhất định. + Hàm sản xuất tổng quát: Q = F(X1, X2, ,Xn) 57
  58. Trong đó: Q: sản lượng đầu ra Xj X2, , Xn: các yếu tố đầu vào Nếu đơn giản hóa coi quá trình sản xuất chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L) thì hàm sản xuất có dạng đơn giản QSX = F(K,L) TRong đó: Q: sản lượng đầu ra. K: đầu vào vốn. L: đầu vào lao động + Dạng hàm sản xuất Coble –Douglass: Do nhà kinh tế học P.H. Douglas và nhà thống kê học C.V. Cobb đưa ra: α β QSX = A. K L Trong đó: A là hằng số tùy thuộc vào đơn vị đo lường của đầu vào và đầu ra. a, p là những hằng số biểu thị tầm quan trọng tương đốỉ của vốn và lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đốì với hàm sản xuất Cobb- Douglas, tổng các hằng số a và p có một ý nghĩa kinh tế. Nếu a + p > 1, thì hàm sản xuất này biểu thị hiệu suất tăng theo quy mô (tức là, khi các đầu vào tàng 1% thì đầu ra tăng hơn 1%); nếu a + p =1 thì hàm sản xuất này biểu thị hiệu suất không đổi theo quy mô (tức là khi các đầu vào tăng 1% thì đầu ra cũng tăng 1%); và nếu a + p < 1 thì hàm này biểu thị hiệu suất giảm dần theo quy mô (tức là, khi các đầu vào tăng 1% thì đầu ra táng ít hơn 1%). * Ý nghĩa: - Cho biết mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào để tạo ra 1 lượng đầu ra nhất định. - Cho biết sự tham gia của từng yếu tố đầu vào ntn để tạo ra 1 kết quả đầu ra ra sao. - Khi tăng vốn lên 1% và với điều kiện lao động không đổi thì sản lượng tăng α%. - Cho biết hàm sản xuất là hàm ngắn hạn khi có ít nhất 1 yếu tố đầu vào là cố định - Cho biết hàm sản xuất là hàm dài hạn khi tất cả các yếu tố đầu vào cùng thay đổi. 1.2. Hàm sản xuất ngắn hạn (1yếu tố đầu vào là cố định) 58
  59. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có những giai đoạn doanh nghiệp không thể thay đổi được toàn bộ các đầu vào, mà chỉ có thể thay đổi một số đầu vào nhất định. Đó là giai đoạn ngắn hạn, khi đó có một hoặc một số đầu vào không thể thay đổi được, còn một hoặc một số đầu vào khác có thể thay đổi được. * Năng suất bình quân (AP): Năng suất bình quân của 1 đơn vị yếu tố đầu vào là lượng sản phẩm sản xuất ra tính trên 1 đơn vị yếu tố đầu vào đó. APL = QL/L; APK =QK/K Trong đó: APK là năng suất bình quân của vốn. APL là năng suất bình quân lao động. QK là mức sản lượng do đầu vào vốn tạo ra. QL là mức sản lượng do đầu vào lao động tạo ra. K là mức đầu vào vốn được sử dụng. L là mức đầu vào lao động được sử dụng. Lưu ý rằng khi yếu tố đầu vào biến đổi nào đó được sử dụng quá ít trong các yếu tố đầu vào khác được sử dụng ỏ một mức độ nhất định thì sự gia tăng về đầu vào này kéo theo sự gia tăng về sản lượng, nhưng ỏ mức độ thấp (điểm A của hình) đến một mức nào đó đạt được sự cân đôì giữa đầu vào này và các đầu vào khác thì sự gia tăngvề đầu vào này kéo theo sự gia tăng về sản lượng nhưng ỏ mức độ cao (điểm B của hình). Tuy nhiên vượt qua điểm đó sản lượng sẽ tăng với tốc độ chậm dần, thậm chí không tàng hoặc giảm. * Năng suất cận biên (MP): Năng suất cận biên của 1 đơn vị yếu tố đầu vào là lượng sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào đó. MPL = ΔQ/ΔL = Q’L; MPK = ΔQ/ΔK = Q’K Trong đó: MPK: năng suất cận biên của vốn. MPt: năng suất cận biên của lao động. ΔQK: mức gia tăng về sản lượng do đầu vào vốn. ΔQL: mức gia tăng về sản lượng do đầu vào lao động. ΔK: mức gia tăng về vốn. 59
  60. ΔL: mức gia tăng về lao động. * Qui luật năng suất cận biên giảm dần Khảo sát: Hàm số sản xuất với một đầu vào biến đổi cho thấy : năng suất biên của lao động tăng dần từ lao động thứ 1 đến lao động thứ 3, năng suất biên giảm dần từ lao động thứ 4 đến lao động thứ 10. Ví dụ: Doanh nghiệp có biểu số liệu sau: K L QL MPL APL 1 0 0 1 1 3 3 3/1 1 2 7 4 7/2 1 3 12 5 12/3 1 4 16 4 16/4 1 5 19 3 19/5 1 6 21 2 21/6 1 7 22 1 22/7 1 8 22 0 22/8 1 9 21 -1 21/9 1 10 19 -2 19/10 Nội dung quy luật: Sau một mức nào đó của đầu vào biến đổi của các yếu tố sản xuất không được giữ nguyên. Nếu tiếp tục tang dần đầu vào biến đổi đó sẽ dẫn đến giảm dần liên tục mức sản phẩm biên của yếu tố . Quy luật năng suất biên giảm dần xuất hiện (hoạt động) trên cơ sở : Hàm số sản xuất là một tương quan kỹ thuật thuần tuý giữa các yếu tố sản xuất đầu vào. Ở bất cứ trình độ kỹ thuật nào, các yếu tố đầu vào K và L chỉ phối hợp tối ưu ở một tỉ lệ nhất định, càng xa tỉ lệ phối hợp đó năng suất biên của yếu tố sản xuất càng giảm . Quy luật năng suất biên giảm dần là cơ sở để xác định mối tương quan về kỹ thuật trong việc phối hợp các yếu tố đầu vào sản xuất thể hiện trong hàm số sản xuất . 1.3. Sản xuất trong dài hạn Dài hạn là giai đoạn mà doanh nghiệp có thể thay đổi toàn bộ các đầu vào tức là thay đổi cả máy móc, thiết bị, nhà xưỏng, lẫn lao động Khi toàn bộ các đầu vào có thể thay đổi được doanh nghiệp thì có thể có nhiều cách kết hợp giữa các đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Song cách kết hợp nào là tổỉ 60
  61. ưu nhất? Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lựa chọn thông qua đường đồng lượng và đường đồng phí. 1.3.1 Đường đồng lượng Khái niệm: đường đồng mức sản lượng là đường thể hiện các mức phối hợp có thể có được giữa hai loại đầu vào sản xuất để sản xuất ra cùng một mức sản lượng (đường Q ) Phương trình đường Q: Q = f (K , L) Đường Q phản ánh hiệu quả về mặt kỹ thuật của sự phối hợp các loại đầu vào sản xuất. Với các mức sản lượng có thể vễ được biểu đồ các đường đồng lượng . Độ dốc của đường phản ánh tỷ lệ thay thế giữa đầu vào K và đầu vào L để sản xuất ra cùng một mức sản lượng. Các nhà kinh tế gọi đây là tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS ) MRTS cũng phản ánh tỉ lệ thay thế các sản phẩm cận biên: Gọi MP L là sản phẩm cận biên của L, MP K là sản phẩm cận biên của K, Q là mức thay đổi sản lượng, K và L là mức thay đổi của yếu tố K và yếu tố L. Hai trường hợp đặc biệt : + Thứ nhất : đường Q là một đường thẳng, các loại đầu vào k và L có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, các nhà kinh tế gọi là đầu vào thay thế hoàn hảo (hình a) Hình a Hình b 61
  62. + Thứ hai: đường Q có dạng hình chữ L cho biết các loại đầu vào không thể thay thế cho nhau để sản xuất ra bất cứ mức sản lượng nào đều phải kết hợp cùng một tỉ lệ các loại đầu vào (hình b) 1.3.2. Đường đồng phí Khái niệm: Là đường thể hiện các mức phối hợp khác nhau giữa hai loại đầu vào sản xuất với mức chi phí bằng nhau (đường C). Đường C phản ánh hiệu quả kinh tế của sự phối hợp các loại đầu vào; tại mội mức chi phí có thể vẽ một đường đồng phí. Độ dốc của đường đồng phí K/ Y cũng chính là tỷ lệ thay thế giữa giá cả các loại đầu vào. Gọi TC là tổng chi phí, PK và P L là giá cả đơn vị yếu tố K và L, ta có : TC = r.K + w.L Trong đó: r: Là chi phí sử dụng vốn w: Là tiền lương TC w Từ đó ta có: KL r r TC w KL r r w K ' ()L r w Độ dốc của đường đồng phí K/ Y = K ' ()L r Độ dốc này cho thấy doanh nghiệp muốn sử dụng thêm một đơn vị lao động thì phải giảm đi bấy nhiêu đơn vị vốn với mức chi phí không đổi. 1.3.3. Phối hợp giữa các đầu vào 62
  63. Để tối thiểu hóa chi phí, doanh nghiệp phải lựa chọn tỷ lệ phối hợp giữa các đầu vào như thế nào để đảm bảo sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định với mức chi phí thấp nhất. Hoặc với một mức chi phí nhất định làm sao làm ra được nhiều sản phẩm nhất. Hay sản xuất tối ưu nghĩa là với một chi phí sản xuất, giá cả các yếu tố sản xuất cho trước, ta tìm ra được số lượng tối ưu giữa các yếu tố sản xuất đó để sản lượng tạo ra là cực đại (Qmax), hoặc với một sản lượng cần sản xuất ra, khi biết giá cả các yếu tố sản xuất, ta tìm kết hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất sao cho chi phí sản xuất là tối thiểu (TCmin). Để Qmax phải thỏa hai điều kiện: MP w MP MP L => KL MPK r r w TC = r*K+w*L Trong đó : MPL = (d Q)/ (d L) MPk = (d Q)/ (d K) Ví dụ: Doanh nghiệp A có hàm sản xuất sau : Q = (L-2)*K ; PL = 2 (đvt/đvl) ; PK = 5 (đvt/đvk) ; TC = 1000 đvt. Hãy tìm L và K tối ưu để Qmax và Qmax=? MPL= dQ/dL=d[(L-2)*K]/dL=K MPK= dQ/dK=d{(L-2)*K]/dK=L-2 Ta có hệ phương trình: MPL/PL = MPK/PK TC=PL*L + PK*K =>K/2 = (L-2)/5 và 1000=2L+5K Giải ra ta được L=?; K=? và Qmax=? Trường hợp gặp hàm sản xuất có dạng Q=A*L*K 0.6 0.8 Ví dụ: Doanh nghiệp A có hàm sản xuất: Q= L * K . Với PL= 2, PK=3 va TC = 2000. Hay tìm L=?,K=? đe Qmax=? Ứng dụng ta có: L=[(0.6)/(0.6+0.8)]*(2000/2)=? K=[(0.8)/(0.6 +0.8)]*(2000/3)=? Qmax=? Trường hợp gặp hàm sản xuất có dạng Q =A*L*K Với PL, PK và Q cho trước để TCmin thì : 63
  64. L= (Q/A) [(1/(+)] * (/) [(/(+ )] * (PL/PK) [(- /(+ )] K= (Q/A) [(1/(+)] * (/) [( /(+ )] * (PK/PL) [(- /(+ )] Ví dụ : Doanh nghiệp A có hàm sản xuất Q = L0.6*K0.8. Với PL=2, PK=3 và Q= 5000 Hãy tìm L=?, K=?để TCmin=? 2. Lý thuyết chi phí 2.1. Khái niệm chi phí * Chi phí (cost): Là phí tổn mà doanh nghiệp phải đương đầu khi sản xuất ra hàng hoá dịch vụ. * Chi phí kế toán (accounting cost): Là những chi phí thực mà doanh nghiệp phải đương đầu khi sản xuất ra hàng hóa dịch vụ. * Chi phí cơ hội (opportunity cost): Là những mất mát, hi sinh mà doanh nghiệp phải đương đầu khi chọn phương án này mà không chọn phương án có lợi nhất khác. * Chi phí kinh tế (economic cost): Là tổng của chi phí cơ hội và chi phí kế toán. - Chi phí tài nguyên: là hao phí của cc nguồn tài nguyên dùng vào sản xuất - Chi phí kinh tế: là gía trị toàn bộ các nguồn tài nguyên sử dụng để sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ tính theo giá thị trường. - Chi phí tính toán (kế toán): gồm những chi phí mà chủ hng thực sự phải bỏ ra. CP kinh tế = CP tính toán + CP cơ hội - Chi phí chìm: l chi phí được chi ra nhưng không lấy lại được. Ví du: Anh A tốt nghiệp phổ thông có 2 phương án để lựa chon: Hoặc đi làm thì sau 4 năm anh có số tiền 24 triệu đồng Hoặc đi học đại học thì sau 4 năm + Chi phí kế toán: Học phí; .Sách vở = 10 triệu đồng. + Chi phí cơ hội: Về thời gian = 24 triệu đồng. Về vốn tài chính = giả định 2 triệu đồng (Phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận). Vậy chi phí kinh tế của việc học đại học của anh ấy là = 10 triệu + 24 triệu + 2 triệu = 36 triệu đồng. 2.2. Các loại chi phí trong ngắn hạn a. Chi phi cố định (Fixed cost- FC): Là chi phí sản xuất không biến đổi theo sự biến đổi của mức sản lượng. Chi phí cố định bao gồm : các tư liệu sản xuất cố định như nhà xưởng, kho tàng, máy 64
  65. móc thiết bị, phương tiện vận chuyển. Hàm tổng chi phí cố định: FC = K ( K là hằng số ) b. Chi phí biến đổi (Variable cost -VC) Là chi phí sản xuất thường xuyên thay đổi theo sự biến đổi của mức sản lượng. Chi phí biến đổi bao gồm : chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất. Hàm chi phí biến đổi : VC = C(Q) Xét đơn giản thì VC = a*Q (a là hằng số, a>0) Xét tổng quát thì VC = a*Q3 – b*Q2 +c*Q; (a,b,c > 0) c.Tổng phí (Total cost- TC): Là tổng của Chi phí cố định FC và Chi phí biến đổi VC TC = FC + VC Xét đơn giản: TC = FC + a* Q Xét tổng quát: TC = FC + a*Q3 – b*Q2 +c*Q Các đường : Chi phí cố định (FC) Chi phí biến đổi (VC) Tổng chi phí (TC) Ví dụ : Tổng chi phí ngắn hạn Q FC VC TC (đươn vị hàng hóa/ tuần) (1.000đ/tuần) (1.000đ/tuần) (1.000đ/tuần) 0 30 0 30 1 30 22 52 2 30 38 68 3 30 48 78 4 30 61 91 5 30 79 109 6 30 102 132 7 30 131 161 8 30 166 196 9 30 207 237 10 30 255 285 65
  66. d. Chi phí cố định trung bình (AFC) Là chi phí cố định tính trung bình trên một đơn vị sản lượng. AFC = FC/Q e. Chi phí biến đổi trung bình (AVC) Là chi phí biến đổi tính trung bình trên một đơn vị sản lượng. AVC = VC/Q Xét đơn giản: AVC = VC/Q = (a*Q)/Q = a = Hằng số -Xét tổng quát: AVC = VC/Q = (a*Q3 – b*Q2 +c*Q)/Q = a*Q2– b*Q +c * Chi phí trung bình (AC) Là chi phí tính trung bình trên một đơn vị sản lượng. AC= TC/Q = AFC + AVC Xét đơn giản: AC = (FC/Q) + a Xét tổng quát: : C = (FC/Q) + a*Q2– b*Q + c * Chi phí biên (Marginal cost, MC) Là chi phí thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất. MC = dTC/ dQ = d(FC + VC)/dQ vì FC là hằng số nên: MC = dVC/dQ Xét đơn giản: MC = dTC/dQ = dVC/dQ = d(aQ)/dQ = a = AVC Xét tổng quát: MC = dVC/dQ = d(a*Q3 – b*Q2 +c*Q)/dQ MC = f (Q) => MC = TC’(Q)= 3a*Q2– 2b*Q + c Đồ thị biểu diễn: $ TC VC FC AFC Q Xét đơn giản 66
  67. Đường biểu diễn các đường chi phí bình quân ngắn hạn. Một điều cần lưu ý là đưòng chi phí cận biên (MC) luôn đi qua điểm cực tiểu của đường chi phí bình quân (AC) và đường chi phí biến đổi bình quân (AVC). MC $ AC AVC Q Xét tổng quát * Xét tổng quát: Mối quan hệ giữa MC và AC MC = dTC/dQ = d(AC*Q)/dQ = AC + Q*(dAC/dQ) Xét: Q>0 Nếu dAC/dQ = 0, AC cực trị (AC cực tiểu) và AC = MC Nếu dAC/dQ > 0, AC và Q đồng biến và MC > AC Nếu dAC/dQ < 0, AC và Q nghịch biến và MC < AC 2.3. Chi phí dài hạn Trong dài hạn, khi tất cả các đầu vào có thể thay đổi được sẽ không còn chi phí cố định nữa, tức là tất cả chi phí đêu biên đổi. 2.3.1 Tổng chi phí dài hạn (LTC) Tổng chi phí dài hạn là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện doanh nghiệp thay đổi toàn bộ các đầu vào. Tổng chi phí dài hạn phản ánh phương pháp ít tốn kém nhất để sản xuất mỗi mức sản lượng, do đó đường LTC mô tả chi phí tối thiểu cho việc sản xuất ra mỗi mức sản lượng khi doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh tất cả các đầu vào của mình một cách tôì ưu. 2.3.2. Chi phí bình quân dài hạn 67
  68. Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô sản xuất, ứng với mỗi một quy mô sản xuất có một mức chi phí sản xuất nhất định, biểu hiện qua đường chi phí bình quân của quy mô sản xuất đó. - Khái niệm về quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất là khái niệm phản ánh mức sản lượng cao nhất trong mỗi đơn vị thời gian mà doanh nghiệp có khả năng sản xuất. Quy mô sản xuất ngắn hạn cho ta đường cong biểu thị chi phí sản xuất ngắn hạn (SAC). Đường SAC thể hiện những giới hạn về quy mô sản xuất mà trong ngắn hạn doanh nghiệp không thể thay đổi: SAC1, SAC2, SAC3, Trong các quy mô sản xuất này, quy mô cho mức sản lượng có chi phí bình quân thấp nhất là quy mô sản xuất tối ưu. Mức sản lượng có chi phí bình quân thấp nhất là mức sản lượng tối ưu. Trong dài hạn quy mô sản xuất biểu hiện là một chuỗi những tình trạng ngắn hạn kế tiếp tạo thành đường LAC. Đường LAC thể hiện chi phí sản xuất dài hạn. Đường LAC là đường bao (envelope curve), nó bao trùm phía dưới các đường SAC. Đường LAC cho biết chi phí thấp nhất mà ở đó mỗi mức sản lượng có thể được sản xuất trong dài hạn. Hình biểu diễn: Chi phí dài hạn Như vậy, đường chi phí bình quân dài hạn là tập hợp các khả năng chi phí ngắn hạn tốt nhất. Hay chi phí sản xuất dài hạn là trạng thái chi phí thấp nhất ở mỗi mức sản lượng mà doanh nghiệp có thể đạt được khi nó đã thực hiện toàn bộ các điều chỉnh và lựa chọn tốt nhất có thể. Chi phí sản xuất dài hạn thể hiện ở LAC. 2.3.3. Chi phí cận biên dài hạn (LMC) Chi phí cận biên dài hạn là mức gia tăng về tổng chi phí dài hạn do sự gia tăng một đơn vị sản phẩm sản xuất ra trong dài hạn. Cũng như đường chi phí cận biên ngắn hạn (MC), đường chi phí cận biên dài hạn biểu diễn mức thay đổi của tổng chi phí dài hạn khi thay đổi một đơn vị sản phẩm sản xuất 68
  69. ra. Nó cũng luôn đi qua điểm cực tiểu của đường chi phí bình quân dài hạn (LAC), khi đường LAC có dạng chữ u. Tuy nhiên, khi LAC là đường nằm ngang thì LMC trùng với LAC. 2.3.4. Hiệu quả sản xuất và qui mô Trong dài hạn doanh nghiệp có cơ hội và đủ điều kiện để lựa chọn sản xuất ở bất cứ quy mô nào với mức sản lượng mong muốn. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải tính tới hiệu quả của quy mô sản xuất . Hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra với mức gia tăng chi phí các yếu tố đầu vào. Hiệu quả sản xuất trong mối quan hệ với quy mô sản xuất được phản ánh ở chi phí sản xuất bình quân đối với mỗi mức sản lượng. Có thể phân ra như sau: - Hiệu quả tăng theo quy mô : Khi sản lượng tăng, chi phí bình quân giảm xuống : đường AC đi xuống. - Hiệu quả không đổi theo quy mô : Khi sản lượng tăng, chi phí bình quân không đổi : đường AC nằm ngang. - Hiệu quả giảm theo quy mô : Khi sản lượng tăng, chi phí bình quân tăng lên : đường AC đi lên. 3. Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận 3.1 Doanh thu và doanh thu cận biên 3.1.1. Doanh thu Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ. Doanh thu có thể xác định trong một kỳ nhất định thường là một tháng, hoặc có thể xác định theo lô hàng, hạng mục công trình TR = P.Q Trong đó: TR là doanh thu 69
  70. P: là giá bán Q là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu thụ 3.1.2. Doanh thu cận biên Doanh thu cận biên là mức gia tăng về doanh thu do sự gia tăng một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. TR MR Q Trong trường hợp TR là hàm số theo Q thì MR = TR’(Q). Khi giá bán không đổi theo lượng hàng bán ra của doanh nghiệp, doanh thu cận biên cũng không đổi và bằng giá bán, bởi vì: MR = TR’(Q) = (P.Q)’ = p Còn khi giá bán thay đổi theo sản lượng hàng bán ra của doanh nghiệp, doanh thu cận biên sẽ giảm dần. Bởi vì khi tang sản lượng bán ra, giá bán sẽ giảm, kéo doanh thu cận biên giảm dần Ví dụ: Giả định doanh nghiệp có các hàm số sau: P = 200 – 2Q; Hãy tìm P, Q tối ưu để TRmax? Hàm TR = P*Q = (200 -2Q) *Q = 200Q – 2Q2 MR = TR’= 200 – 4Q = 0 Q = 200/4 = 50; =>P = 200 – 2Q = 200 – 2*50 = 100 TR’’ = -4 TRmax = P*Q 3.1.3 Tối đa hóa doanh thu 70
  71. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tôi đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định doanh nghiệp phải thực hiện mục tiêutổỉ đa hóa doanh thu để đảm bảo mục tiêu về lợi nhuận trong lâu dài. TRmax -> Khi MR =0 dP dP P Hay TR = P.Q => MR = P'.Q + Q'.p = QPPP dQ dQ Q MR = P (1 + 1/ED) MR = 0 => ED = -1 3.2. Lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận 3.2.1 Lợi nhuận Về bản chất, lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư (Karl Marx), là tiền công trả cho năng lực điều hành và tổ chức hoạt động kinh doanh (A. Marshall), là phần thưởng dành cho sự chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận rủi ro (F.H. Kuight). Về hình thức, lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất: TP = TR- TC Trong đó: TP là tổng lợi nhuận TR là doanh thu TC là tổng chi phí Tương tự với chi phí kế toán và chi phí kinh tế, lợi nhuận cũng bao gồm lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận kế toán được xác định bằng doanh thu trừ đi chi phí kế toán. Lợi nhuận kinh tế được xác định bằng doanh thu trừ chi phí kinh tế. Trong đó, lợi nhuận kế toán phản ánh kết quả, hiệu quả của phương án cơ hội đã chọn. Còn lợi nhuận kinh tế phản ánh kết quả, hiệu quả giữa các phương án, các cơ hội. 3.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn Để xác định mức sản lượng đem lại lợi nhuận cao nhất, doanh nghiệp phải dựa trên chi phí cận biên và doanh thu cận biên. Giữa chi phí cận biên và doanh thu cận biên có thể ỏ vào một trong ba trường hợp. 71
  72. Hình vẽ thể hiện: Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn Trường hợp thứ nhất: ở mức sản lượng Q1 chi phí cận biên nhỏ hơn doanh thu cận biên (MC MR). Trong trường hợp này, một sự gia tăng về sản lượng kéo theo tổng chi phí tăng nhiều hơn tổng doanh thu. Do đó, làm giảm đi về tổng lợi nhuận, hoặc tăng thêm mức thua lỗ. Trường hợp thứ ba: ỏ mức sản lượng Q* chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên (MC = MR). Trong trường hợp này, lợi nhuận đạt mức tốì đa hoặc thua lỗ tốì thiểu. Đó là mức sản lượng tối ưu, ứng với điểm E (Hình trên). Như vậy, trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. MR = MC Hay TP = TR –TC TP'(Q)= TR'(Q) –TC'(Q) TR'(Q) = MR – MC TR'(Q) = 0 -> MR =MC 72
  73. Do đó TPmax => MR = MC Tuy nhiên, TP’(Q) = MR - MC phải đổi dấu từ (+) sang (-) do đó không phải mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên trong bất kỳ trường hợp nào cũng là mức sản lượng đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, tại đó MR = MC. Đây là mức sản lượng tôi đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa thua lỗ cho doanh nghiệp. Khi thua lỗ, doanh nghiệp có phải đóng cửa hay không còn phụ thuộc vào giá bán so vối chi phí biến đổi bình quân. Ví dụ: Doanh nghiệp có hàm số cầu và chí phí P = 6000 – 2Q, TC = 3Q3 – 4Q2 + 60Q + 3000. Hãy tìm P;Q tối ưu để max và max bằng bao nhiêu? (Đơn vị tính: Đơn vị tiền) Ta xây dựng hàm  = TR – TC = = P*Q – TC = (6000 – 2Q)*Q – (3Q3 - 4Q2+ 60Q+ 3000) = 6000Q– 2Q2- 3Q3+ 4Q2- 60Q- 3000  = - 3Q3+ 2Q2+ 5940Q– 3000 = - 9Q2+ 4Q+ 5940 = 0 Q1= - 25,46 (loại) ; Q2 = 25,91 P2 = 6000 – 2*25,91 = 5948 ’’ = - 18Q +4 với Q= 25,91 =>  ’’ max max= -3*(25,91)3+2*(25,91)2+5940*25,49– 3000 = 97570,92 3.2.3 Tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn Cũng giống như trong ngắn hạn, trong dài hạn doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng tại đó chi phí cận biên dài hạn bằng doanh thu cận biên dài hạn. Song trong dài hạn không chấp nhận sự thua lỗ. Nếu giá bán nhỏ hơn chi phí bình quân dài hạn, doanh nghiệp sẽ ròi bỏ ngành. Như vậy để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng tại đó chi phí cận biên dài hạn bằng doanh thu cận biên dài hạn. LMC = LMR Với điều kiện: P> LMCmin 73
  74. Hình biểu diễn: Tối đa hóa trong dài hạn 3.2.4. Điểm hòa vốn của doanh nghiệp: Doanh nghiệp hòa vốn trong các trường hợp sau: TP = 0; mà TP = TR – TC TR = TC mà TR = P*Q và TC = AC*Q -> P =AC Mặt khác, sản lượng hòa vốn khi có TR = TC P*Q = FC + VC hay P*Q = FC + AVC*Q hay P*Q – AVC*Q = FC hay Q*(P – AVC) = FC Qhòa vốn = FC/ (P – AVC) Doanh thu hòa vốn (TR hòa vốn): TR hòa vốn = P*Q hòa vốn = P*[FC/(P-AVC)] TR hòa vốn ={FC/[1-(AVC/P)]} Nếu doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều sản phẩm: TR hòa vốn = FC/ {Ĩ [1- (AVCi/Pi)]*Wi} Trong đó: i là hàng hóa i Wi = TRi/TR = tỉ trọng doanh thu hàng hóa i so với tổng doanh thu Ví du: Tiệm cafê có số liệu sau: Thuê nhà, thuê, nhân công = 10 triệu/tháng. Chi phí biên đổi trung bình: 4 ngàn đồng/ly cafe đen, 3 ngàn đồng/ ly nước ngọt, 6 ngàn đồng/ly cafe sữa. P cafe đen = 6 ngàn, va P nước ngọt = 4 ngàn, P cafe sữa 8 ngàn. Trong đó cafe đen chiếm 70%, nước ngọt chiếm 10%, cafe sữa chiếm 20% trong 74
  75. tong doanh thu cua doanh nghiệp. Hay tính doanh thu hòa vốn/ tháng của tiệm cafe nay. Hướng dẫn: (ĐVT: ngàn đồng) Ta có TR hòa vốn = FC/{ Ĩ [1- (AVCi/Pi)]*Wi} = 10*103/{{[1- (4/6)]*0,7} + {[1- (3/4)]*0,1} + {[1- (6/8)]*0,2}}= 32432,4 Điểm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn (Shutdown point):Doanh nghiệp ngừng kinh doanh khi thặng dư sản xuất bằng không.Thặng dư sản xuất (PS) la hiệu số giữa tổng doanh thu va chi phí biến đổi. PS = TR – VC Khi PS = 0 TR = VC, P = AVC Ta có  = TR – TC = TR – VC – FC mà TR = VC nên =>  = - FC-> - = FC Ví dụ: Anh A chạy xe ôm với các số liệu sau: Thuê xe: 20 đ/ngày, Chạy xe: 10 đ/ngày (chi phí xăng) Không chạy: 0 đ/ngày (chi phí xăng =0) Nếu: TR1= 40 => 1= 10: Lợi nhuận kinh tế. TR2=30 => 2 = 0 : Hoà vốn +Nếu ngừng chạy xe => 2 = -20 +Nếu chạy xe => 2 = 0 Tiếp tục chạy xe: Nếu: TR3= 16 => 3 = -14 ; Lỗ kinh tế +Nếu ngừng chạy xe => 3 = -20 +Nếu chạy xe => 3 = -14 Tiếp tục chạy xe: TR4 = 10 => 4 = -20 ; Lỗ kinh tế +Nếu ngừng chạy xe => 4 = -20 +Nếu chạy xe => 4 = -20 Ngừng chạy xe Vậy ngừng kinh doanh khi: Lỗ = FC (=20); TR = VC (= 10); P = AVC Hay: PS = TR – VC = 0 * Mục tiêu kết hợp: Thông thường các doanh nghiệp không theo đuổi một mục tiêu riêng lẻ nào mà phải kết hợp các mục tiêu với nhau. Trường hợp này ta phải giải hệ điều kiện trên. 75
  76. Muốn mở rộng thị trường hay mở rộng thị trường mới, khi ấy mục tiêu sản lượng hay thị phần là hàng đầu => Giá P rất thấp, thậm chí bằng 0 => TR rất thấp => Lợi nhuận âm hay thua lỗ nặng nề=> Để giảm thiểu thua lỗ doanh nghiệp thường làm gì??? Bài tập thực hành Câu1. a) Tại sao năng suất cận biên của một yếu tố sản xuất giảm dần . b) Sản lượng tối ưu và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận có phải là một không ? Tại sao ? c) Tại sao khi đường cầu dốc xuống Doanh thu biến (MR) nhỏ hơn giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng. Câu 2. Một xí nghiệp kết hợp hai yếu tố sản xuất : vốn (K) và lao động (L) để sản xuất sản phẩm X. Hàm sản xuất của XN có dạng : Q = (K-2)L. Tổng chi phí sản xuất của XN: TC = 200 dollar, giá mỗi đơn vị yếu tố sản xuất là : P K = 2 dollar / đơn vị P L = 2 dollar / đơn vị a) Tìm phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố sản xuất K và L. b) Giả sử giá yếu tố sản xuất không đổi nhưng chi phí sản xuất bây giờ là 220 dollar. Tìm phối hợp tối ưu. c) Giả sử chi phí sản xuất và giá yếu tố sản xuất K không đổi, nhưng giá yếu tố sản xuất L chỉ còn 1 dollar / đơn vị, tìm phương án phối hợp tối ưu mới. Câu 3. Cho hàm tổng chi phí của một xí nghiệp như sau: TC = Q2 + 5Q + 10 a) Chi phí cố định ở mức sản lượng thứ 10 là bao nhiêu ? b) Chi phí biên của XN là bao nhiêu ? c) Chi phí biến đổi ở mức sản phẩm thứ 10 là bao nhiêu? Câu 4. Số liệu về sản lượng và chi phí sản xuất biến đổi của một xí nghiệp được cho như sau: Q 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TV 10 16 20 22 24 27 32 40 56 86 C 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí cố định bình quân ở mức sản lượng thứ 10 là : 70 a) Xác định các khoản chi phí : AFC, AVC, AC, MC. b) Được biết MR = 300. T ìm mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của XN ? 76
  77. c) Xác định mức sản lượng tối ưu va tính tổng lợi nhuận. Biết AR = 300. Câu 6. Một hãng sản xuất giày thể thao nhận thấy hàm tổng chi phí của mình là: TC = 3y 2 + 100 trong đó y là lượng giày sản xuất. a) Viết phương trình biểu diễn chi phí bình quân (AC) b) Hãy suy ra phương trình biểu diễn chi phí cận biên (MC) từ chi phí biến đổi (VC). c) Mức sản lượng đạt được chi phí bình quân tối thiểu là bao nhiêu? d) Ở mức sản lượng nào chi phí bình quân bằng chi phí cận biên . e) Chứng minh rằng đường MC cắt đường AVC tại điểm cực tiểu của AVC. Câu 7: Anh A dự định mua một trong hai loại xe. Anh, chị hãy giúp anh A mua xe nào có lợi cho anh ấy. Xe X Giá mua 300 triệu đồng Sử dụng 5 năm bán thanh lí 100 triệu đồng. Tiền sửa chữa hàng năm 10 triệu đồng. Xăng dầu:15 lít/100km, giá xăng 7000 đồng/lít. Xe Y Giá mua 400 triệu đồng, Sử dụng 5 năm bán thanh lí 100 triệu đồng. Tiền sửa chữa hàng năm 12 triệu đồng. Xăng dầu: 5 lít/100km, giá xăng 5000 đồng/lít. Yêu cầu: 1. Viết phương trình tổng phí/ năm năm của xe X và xe Y, 2. Anh A nên chọn xe nào là có lợi nhất ? Tại sao ? 3. Nếu anh A chạy được 500 ngàn km/5 năm thì anh nên mua xe nào? Việc chọn lựa này giúp anh giảm được bao nhiêu tiền chi phí? Câu 8: Chị B dự định tham gia sử dụng điện thoại với các phương thức sau: + Phương thức 1: Thuê bao 100 ngàn đồng/tháng, mổi phút gọi 1400 đồng. + Phương thức 2: Thuê bao 75 ngàn đồng/tháng, mổi phút gọi 1800 đồng + Phương thức 3: Thuê bao 140 ngàn đồng/ tháng, mổi phút gọi là 2800 đồng, nhưng được gọi một số phút miễn phí trong 140 ngàn đồng đó. Yêu cầu: 1.Anh Chị hãy viết phương trình tổng phí/ tháng của ba phương thức trên. 2. Anh Chị hãy giúp Chị B chọn phương thức có lợi nhất cho Chị ấy? 3.Nếu cơ quan của chị B đồng ý thanh toán tiền điện thoại hàng tháng là 250 ngàn đồng, thì chị B nên tham gia phương thức nào là có lợi nhất và lợi bao nhiêu? Câu 9: Doanh nghiệp có hàm số cầu và chí phí P = 6000 – 2Q, TC = 3Q3 – 4Q2 + 60Q + 3000. Hãy tìm P;Q tối ưu để max và max bằng bao nhiêu? (Đơn vị tính: Đơn vị tiền) 77
  78. CHƯƠNG 5: THỊ TRƯỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG Mã chương: MH KTDN 08.05 Giới thiệu: Thị trường và cấu trúc thị trường là một tập hợp các đặc tính của thị trường thể hiện môi trường kinh tế mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó. Để nghiên cứu các hoạt động của doanh nghiệp trong những cấu trúc thị trường khác nhau. Qua nội dung chương sẽ sẽ miêu tả chi tiết từng loại thị trường và mức độ ảnh hưởng của cấu trúc thị trường đến quyết định đánh giá của các nhà quản trị. Mục tiêu: - Phân biệt được các cấu trúc thị trường (cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn) từ đó đưa ra được sự so sánh ưu, nhược điểm của từng loại thị trường. - Thực hiện được các bài tập tình huống, bài tập tính toán. Nhận định chính xác được thị trường trong thực tiễn. - Nghiêm túc, tích cực, chủ động trong việc học tập, nghiên cứu Nội dung chính: * Thị trường là gì? Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ thực hiện hàng hóa dịch vụ, nguồn lực. Thị trường được chia thành nhiều lọai khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận. Ơ góc độ cấu trúc thì thị trường được chia thành: * Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. * Thị trường độc quyền hoàn toàn. * Thị trường cạnh tranh không hòan toàn gồm + Cạnh tranh độc quyền + Độc quyền nhóm * Cấu trúc thị trường 1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và khái niệm a. Khái niệm: Là loại thị trường có vô số người mua bán hàng hoá dịch vụ với qui nhỏ so với qui mô của thị trường, khiến cho hành vi mua bán của mỗi người không ảnh hưởng đáng kể gì đến giá cả và lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường. 78
  79. Hoặc thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó mỗi người bán và người mua đều không thể gây ảnh hưởng tới thị trường. b. Đặc điểm: - Có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán trên thị trường - Chất lượng hàng hóa: hoàn toàn giống nhau - Thông tin: hoàn hảo - Gia nhập hay rời ngành: tự do - Giá hàng hoá: theo giá thị trường. c. Hệ quả: - Doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường. Do có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng một loại sản phẩm đồng nhất nên mỗi doanh nghiệp không có ưu thế riêng trong mỗi quan hệ mua bán, dẫn đến không có khả năng chi phối thị trường và chi phối giá cả. Ở đây doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường. - Đường cầu của thị trường co giãn hoàn toàn Lượng cung ứng hoặc tiêu thụ của một doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với thị trường. Nếu một doanh nghiệp quyết định thay đổi sản lượng sẽ không ảnh hưởng đến tổng cung hoặc tổng cầu, dẫn đến giá cả thị trường không bị ảnh hưởng. Vì vậy đường cầu của doanh nghiệp co giãn hoàn toàn. Tuy nhiên cầu thị trường là tổng cầu của tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy đường cầu của thị trường dốc xuống từ trái sang phải như trong hình dưới đây: Đường cầu của doanh nghiệp Đường cầu của thị trường Giải thích: Đường cầu của doanh nghiệp sẽ song song với trục sản lượng. P=MR TR=P*Q, vì P là hằng số nên Q tăng thì TR tăng Để max thì sản xuất tại Q có MR=MC, vì P=MR => sản xuất taị Q có P=MC. Đây là điểm riêng có của thị trường này. 79