Giáo trình Lý thuyết âm nhạc - Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai

pdf 102 trang Gia Huy 2461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý thuyết âm nhạc - Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_am_nhac_truong_cao_dang_cong_dong_lao_c.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lý thuyết âm nhạc - Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT ÂM NHẠC NGÀNH: Quản lý văn hóa Lào Cai, tháng năm 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Lí thuyết âm nhạc chỉ là một phần trong rất nhiều phần khác của âm nhạc như hoà âm, phức điệu, tính năng Lí thuyết âm nhạc chỉ là môn đầu tiên giúp cho người học hiểu biết có hệ thống một số nhân tố quan trọng và mối tương quan của chúng trong hoạt động âm nhạc. Nó vừa là những nhân tố riêng biệt vừa là những nhân tố liên quan. Giáo trình này được biên soạn từng chương tách rời, từ đơn giản đến phức tạp. Chúng tôi đã sử dụng tài liệu tham khảo chính là cuốn Nhạc lí cơ bản của V. A. Vakhrameep ngoài ra, chúng tôi có đưa vào một số trích đoạn từ các tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam để làm ví dụ minh hoạ. Mong rằng Giáo trình này là tài liệu học tập, giảnh dạy sẽ giúp cho các học sinh những kiến thức cơ bản về lí thuyết âm nhạc để học các môn cơ sở ngành, chuyên ngành, sau này có thể nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực khác của âm nhạc. NGƯỜI BIÊN SOẠN Lê Quang Chiến 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG I. ÂM THANH 8 1. Cơ sở vật lí của âm thanh 8 2. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc 8 3. Bồi âm - hàng âm tự nhiên 10 4. Hệ thống âm nhạc, hàng âm, các bậc cơ bản và tên gọi của chúng, các quãng tám 11 5. Hệ âm nhạc, hệ âm điều hoà, nửa cung và nguyên cung – các bậc chuyển hoá và tên gọi của chúng 12 6. Sự trùng âm của các âm thanh 13 7. Nửa cung Đi-a-tô-ních, Crô-ma-tích và nguyên cung 13 8. Kí hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái 15 CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP GHI ÂM BẰNG NỐT 16 1. Nốt nhạc, trường độ và kí hiệu trường độ (hình dạng) - khuông nhạc 16 2. Khoá 18 3. Dấu hoá 19 4. Những dấu hiệu bổ sung vào nốt Nhạc để tăng thêm độ dài của âm thanh 19 5. Ghi âm nhạc hai bè, ghi âm nhạc cho đàn pi-a-nô Dấu ac - cô - lát, ghi âm nhạc cho hợp ca và hợp xướng. 20 6. Các loại dấu viết tắt trong hệ thống ghi âm bằng nốt nhạc 21 CHƯƠNG III. TIẾT TẤU VÀ TIẾT NHỊP 23 1. Tiết tấu - cách phân chia cơ bản và tự do các loại trường độ 23 2. Trọng âm, tiết nhịp, loại nhịp, ô nhịp, vạch nhịp, nhịp lấy đà 25 3. Tiết nhịp và loại nhịp đơn - cách phân nhóm trường độ trong ô nhịp của các loại nhịp đơn26 4. Các loại tiếp nhịp và loại nhịp phức, phách tương đối mạnh. cách phân nhóm trường độ trong ô nhịp đơn thuộc các loại nhịp phức 27 5. Các loại nhịp 28 5.1.Các loại tiết nhịp và loại nhịp hỗn hợp - cách phân nhóm trường độ ô nhịp của các loại nhịp hỗn hợp 28 5.2. Các loại nhịp biến đổi 29 6. Đảo phách (nhấn lệch) 29 7. Cách phân nhóm trường độ trong thanh nhạc 30 8. Nhịp độ 31 9. Các thủ pháp chỉ huy 33 4
  5. 10. Ý nghĩa của tiết tấu, tiết nhịp và nhịp độ trong âm nhạc 34 CHƯƠNG IV. QUÃNG 35 1. Khái niệm và cấu tạo 35 2. Độ lớn số lượng và chất lượng của quãng, quãngđơn, quãng đi-a-tô-ních 36 3. Quãng tăng và quãng giảm (quãngcrô-ma-tích). Sự bằng nhau có tính chất trùng âm của các quãng 38 4. Đảo quãng 40 5. Quãng ghép 41 6. Quãng thuận và quãng nghịch 42 CHƯƠNG V. ĐIỆU THỨC VÀ GIỌNG 44 1. Âm ổn định, âm chủ, âm không ổn định - sự giải quyết âm không ổn định - điệu thức 44 2. Điệu thức trưởng - gam trưởng tự nhiên - các bậc của điệu thức trưởng - tên gọi, kí hiệu và đặc tính của các bậc trong điệu trưởng 45 3. Giọng điệu, các giọng trưởng có dấu thăng và dấu giáng, vòng quãng năm - sự trùng âm của các giọng trưởng 48 4. Giọng trưởng hoà thanh và giọng trưởng giai điệu 51 5. Điệu thức thứ, gam thứ tự nhiên – các bậc của điệu thức thứ và các thuộc tính của chúng 52 6. Điệu thứ hoà thanh và điệu thứ giai điệu - các giọng thứ, các giọng song song, vòng quãngnăm của các giọng thứ 53 7. Các giọng cùng tên - một vài nét giống và khác nhau của điệu trưởng và thứ - ý nghĩa của điệu thức trưởng và thứ trong âm nhạc 58 CHƯƠNG VI: QUÃNG Ở CÁC GIỌNG TRƯỞNG VÀ THỨ 60 1. Các quãng của điệu trưởng tự nhiên và điệu thứ tự nhiên 60 2. Quãng của điệu trưởng hoà thanh và điệu thứ hoà thanh – các quãng đặc biệt 62 4. Các quãng ổn định và không ổn định - sự khác nhau giữa tính ổn định và tính thuận - giữa tính không ổn định của quãngthuận với tính nghịch - sự giải quyết các quãng nghịch, sự giải quyết các quãng không ổn định theo sức hút 63 CHƯƠNG VII. HỢP ÂM 68 1. Hợp âm - hợp âm ba- các dạng hợp âm ba - các hợp âm ba thuận và nghịch - đảo hợp âm 68 3. Các hợp âm ba chính ở điệu trưởng và thứ, sự liên kết các hợp âm ba chính 70 4. Các hợp âm ba phụ của điệu trưởng và thứ. các hợp âm ba trên các bậc của điệu trưởng, thứ tự nhiên và hòa thanh 71 5. Hợp âm bảy - hợp âm bảy át và các thể đảo - giải quyết hợp âm bảy át và các thể đảo 73 4. Các hợp âm bảy dẫn - hợp âm bảy của bậc II - hợp âm trong âm nhạc 75 CHƯƠNG VIII. CÁC ĐIỆU THỨC TRONG ÂM NHẠC DÂN GIAN 77 5
  6. 1. Khái quát chung 77 2. Các điệu thức âm nhạc dân gian phương Tây 77 3. Các điệu thức năm âm 78 CHƯƠNG IX. TÍNH CHẤT HỌ HÀNG CỦA CÁC GIỌNG 81 1. Tính chất họ hàng của các giọng 81 2. Crô-ma-tích - sự hoá 82 3. Gam crô-ma-tích - Quy tắc viết gam crô-ma-tích 83 CHƯƠNG X. XÁC ĐỊNH GIỌNG, DỊCH GIỌNG 85 1. Xác định giọng 85 2. Dịch giọng 86 CHƯƠNG XI. CHUYỂN GIỌNG 89 1. Chuyển giọng và chuyển tạm 89 2. Chuyển giọng sang các giọng họ hàng 89 CHƯƠNG XII. GIAI ĐIỆU 91 2. Ý nghĩa của giai điệu trong tác phẩm âm nhạc – giai điệu của âm nhạc dân gian (ca khúc)91 3. Hướng chuyển động của giai điệu và tầm cữ của nó – các âm lướt và âm thêu 93 4. Sự phân chia giai điệu thành từng phần (khái niệm chung về cú pháp trong âm nhạc) - kết cấu, sự ngắt - đoạn nhạc, câu nhạc, sự kết, tiết nhạc - mô típ 94 4. Các sắc thái cường độ và mối quan hệ của chúng với sự phát triển giai điệu - phương pháp kí hiệu sắc thái cường độ 96 5. Phân tích tác động qua lại của một số nhân tố của giai điệu 97 CHƯƠNG XIII. ÂM TÔ ĐIỂM; KÝ HIỆU VỀ MỘT SỐ THỦ PHÁP BIỂU DIỄN 98 1. Âm tô điểm: nốt dựa, âm vỗ, láy chùm, láy rền 98 2. Kí hiệu về một số thủ pháp biểu diễn 101 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Lý thuyết âm nhạc Mã môn học: MH07, MHO8 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: Lý thuyết âm nhạc là môn học bắt buộc và có vị trí đầu tiên trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp âm nhạc, múa - Tính chất: Lý thuyết âm nhạc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, trang bị kiến thức về lý thuyết âm nhạc căn bản cho tất cả các môn âm nhạc. Mục tiêu môn học - Về kiến thức: + Học sinh trình bày được các khái niệm về âm nhạc như sự hoá, giọng, điệu thức, hợp âm, tiết nhịp + Học sinh nêu được giá trị trường độ các nốt nhạc. + Học sinh nhắc lại được các ý nghĩa các ký hiệu trong âm nhạc. + Học sinh trình bày được đặc điểm của các điệu thức thường dùng. - Về kỹ năng: + Học sinh chép được bản nhạc. + Học sinh sơ sánh được sự khác nhau giữa điệu thức trưởng và thứ. + Học sinh thực hành được một số nhóm tiết tấu cơ bản. + Học sinh xác định được giọng các bản nhạc. + Học sinh xác định được số phách mạnh, phách nhẹ trong các loại nhịp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập, tính ứng dụng sáng tạo vào thực hành ghiệp ghề cao, hiệu quả chất lượng. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH: 7
  8. CHƯƠNG I. ÂM THANH MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về sự hoá, sự trùng âm - Kỹ năng: + Nhận biết được cấu tạo hàng âm tự nhiên. + Phân biệt được sự khác nhau các nguyên cung, nửa cung Diatonic, Cromatic. + Xác định, nhận dạng được các ký hiệu nốt nhạc bằng chữ cái, . + Xác định được các âm trùng nhau. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập NỘI DUNG CHÍNH: 1. Cơ sở vật lí của âm thanh Danh từ “âm thanh” xác định khái niệm : thứ nhất - âm thanh là một hiện tượng vật lí, thứ hai - âm thanh là một cảm giác. - Do kết quả của sự rung( dao động) của một vật thể đàn hồi nào đó, chẳng hạn của dây đàn, mà xuất hiện sự lan truyền theo hình làn sóng những dao động kéo dài của môi trường không khí. Những dao động này được coi là những sóng âm. Từ nguồn phát âm, chúng lan truyền ra theo tất cả các hướng (theo hình cầu). - Cơ quan thính giác tiếp nhận các sóng âm ; các sóng âm này gây ra sự kích thích trong cơ quan thính giác, truyền qua hệ thần kinh vào bộ não, tạo nên cảm giác về âm thanh. 2. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc Chúng ta tiếp nhận một số lượng lớn các âm thanh khác nhau, nhưng không phải mọi âm thanh đều dùng trong âm nhạc. Thính giác của ta phân biệt những âm thanh có tính nhạc và âm thanh có tính chất tiếng động. Những âm thanh có tính chất tiếng động không có cao độ chính xác, Ví dụ tiếng rít, tiếng kẹt cửa, tiếng gõ, tiếng sấm, tiếng rì rào, v.v Và vì thế không thể sử dụng trong âm nhạc được - Đặc tính của âm thanh có tính nhạc được xác định bởi ba thuộc tính là độ cao, độ mạnh và âm sắc. Ngoài ra, độ dài của âm thanh cũng có ý nghĩa to lớn trong âm nhạc. Độ dài ngắn của âm thanh không làm thay đổi tính chất vật lí, nhưng đứng trên quan điểm âm nhạc mà xem xét, vì là một trong những thuộc tính, nó lại có ý nghĩa quan trọng bậc nhất (ngang với các thuộc tính cơ bản khác của âm nhạc). 8
  9. Bây giờ ta hãy phân tích riêng từng thuộc tính của âm thanh có tính nhạc. - Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào tần số (tốc độ) dao động của vật thể rung. Dao động càng nhiều, âm thanh càng cao và ngược lại. - Độ mạnh của âm thanh phụ thuộc vào sức mạnh của những dao động, tức phụ thuộc vào quy mô dao động của vật thể - nguồn âm thanh. Không gian trong đó diễn ra các dao động gọi là biên độ dao động (hình1). Biên độ (quy mô) dao động càng rộng, âm thanh càng to và ngược lại: 1. Trong đàn nhạc hiện đại người ta sử dụng những nhạc cụ gõ có độ cao âm thanh không cố định, Ví dụ kẻng ba góc, trống con, xanh ban, trống cái, v.v Những nhạc cụ này chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ và các nhạc sĩ sử dụng chúng để tăng cường tính diễn cảm của âm nhạc. Âm sắc là khía cạnh chất lượng của âm thanh, là màu sắc của nó. Để xác định đặc điểm của âm sắc, người ta sử dụng những danh từ thuộc các lĩnh vực cảm giác khác nhau, Ví dụ, người ta nói : âm thanh mềm mại, gay gắt, đậm đặc, lanh lảnh, du dương, v.v Ta biết rằng mỗi nhạc cụ hoặc mỗi giọng người đều có âm sắc riêng. Cùng một âm thanh có cao độ nhất định, nhưng do các loại nhạc cụ khác nhau phát ra thì mỗi âm thanh đều có một màu sắc riêng. Sự khác biệt của âm sắc tuỳ thuộc vào thành phần những âm cục bộ (tức các âm thanh phụ tự nhiên) mà ở mỗi âm thanh đều có. Các âm cục bộ (hay nói cách khác là các bồi âm1) được cấu tạo nên do hình thức phức tạp của sóng âm (xem hình vẽ số 3). 9
  10. Độ dài của âm thanh phụ thuộc vào độ dài của các dao động của nguồn phát âm. Chẳng hạn, quy mô dao động lúc âm thanh bắt đầu vang càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài trong điều kiện nguồn phát âm (vật thể phát âm) được rung động tự do. 3. Bồi âm - hàng âm tự nhiên Hình thức phức tạp của sóng âm nảy sinh do việc vật thể dao động (dây đàn) trong khi rung đã khúc triết ở những phần bằng nhau. Những phần này tạo ra những dao động độc lập trong quá trình dao động chung của vật thể và tạo ra những làn sóng phụ tương ứng với độ dài của chúng. Các dao động phụ đơn giản tạo thành bồi âm. Độ cao của bồi âm không giống nhau vì tốc độ dao động của các sóng tạo ra chúng khác nhau. Chẳng hạn, nếu như dây đàn chỉ tạo ra âm cơ bản thì hình thức làn sóng của nó sẽ tương ứng với hình vẽ sau : Độ dài làn sóng của bồi âm thứ hai do một nửa dây đàn tạo nên, ngắn bằng nửa làn sóng của sóng âm cơ bản, và tần số dao động của nó nhanh hơn hai lần, v.v (xem hình vẽ 3) : 1 Bồi âm có nghĩa là âm nằm trên. Những làn sóng Nhanh hơn hai lần của các nửa Những làn sóng Nhanh hơn ba lầncủa một phần ba Những làn sóng Nhanh hơn bốn lần của một phần tư v.v Nếu lấy số lượng dao động của âm thanh thứ nhất của dây đàn (âm cơ bản) làm đơn vị, số lượng dao động của các bồi âm sẽ được thể hiện bằng một loạt số đơn : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, v.v 10
  11. Hàng âm như vậy gọi là hàng âm tự nhiên. Nếu lấy âm Đô của quãng tám lớn làm âm cơ bản, chúng ta sẽ có hàng âm sau : 4. Hệ thống âm nhạc, hàng âm, các bậc cơ bản và tên gọi của chúng, các quãng tám Hệ thống âm thanh dùng làm cơ sở cho hoạt động âm nhạc hiện nay là một loại âm thanh có những mối tương quan nhất định với nhau về độ cao. Sự sắp xếp các âm của hệ thống dựa theo độ cao gọi là hàng âm, còn mỗi âm thanh là một bậc của hàng âm đó. Hàng âm hoàn chỉnh của hệ thống âm nhạc gồm 88 âm thanh khác nhau. Dao động của các âm đó từ những âm thấp nhất đến những âm cao nhất nằm trong giới hạn từ 16 đến 4176 lần trong một giây. Đó là những âm thanh có độ cao mà tai người có thể phân biệt được. Các bậc cơ bản của hàng âm trong hệ thống âm nhạc có bảy tên gọi độc lập. Đồ Rê Mi Pha Son La Si ĐỐ Các bậc cơ bản tương ứng với những âm thanh phát ra khi gõ các phím trắng của đàn pianô : Bảy tên gọi của các bậc cơ bản được nhắc lại một cách chu kì trong hàng âm và do đó chúng bao gồm âm thanh của tất cả các Sở dĩ như vậy vì mỗi âm thứ tám tính ngược lên (trong số những âm thanh phát ra khi bấm các phím trắng) được tạo nên bởi sự tăng gấp đôi số lượng dao động so với âm thứ nhất. Cho nên nó tương xứng với bồi âm thứ hai của âm thứ nhất (âm xuất xứ) vì vậy hoàn toàn quyện với âm đó. Khoảng cách giữa các âm thanh của những bậc giống nhau gọi là quãng tám. Bộ phận của hàng âm trong đó có bảy bậc cơ bản cũng gọi là quãng tám. Như vậy toàn bộ hàng âm chia 11
  12. thành những quãng tám. Âm thanh của bậc Đô được coi là âm đầu của quãng tám. Toàn bộ hàng âm gồm bảy quãng tám trọn vẹn và bốn âm hợp thành hai quãng tám thiếu ở hai đầu hàng âm (ở hai đầu bàn phím trên đàn pianô). Tên gọi các quãng tám (từ những âm thấp đến những âm cao) như sau : quãng tám cực trầm, quãng tám trầm, quãng tám lớn, quãng tám nhỏ, quãng tám thứ nhất, quãng tám thứ hai, quãng tám thứ ba, quãng tám thứ tư va quãng tám thứ năm. Dưới đây là sơ đồ hàng âm của hệ thống âm nhạc dưới hàng bàn phím chia thành những quãng tám : 5. Hệ âm nhạc, hệ âm điều hoà, nửa cung và nguyên cung – các bậc chuyển hoá và tên gọi của chúng Mối tương quan về độ cao tuyệt đối (được điều chỉnh chính xác) của các âm trong hệ thống âm nhạc gọi là hệ âm. Hệ âm hiện đại lấy điểm xuất phát từ 440 dao động trong một giây của âm La ở quãng tám thứ nhất. Trong hệ thống âm nhạc hiện hành, mỗi quãng tám chia thành hai phần bằng nhau - mười hai nửa cung. Hệ âm này gọi là hệ âm điều hoà. Nó khác với hàng âm tự nhiên (hệ âm) ở chỗ các nửa cung trong quãng tám ở hệ này đều bằng nhau. Vì quãng tám được chia thành mười hai nửa cung bằng nhau nên nửa cung là khoảng cách hẹp nhất giữa các âm của hệ thống âm nhạc. Khoảng cách do hai nửa cung tạo ra thành gọi là nguyên cung. Giữa các bậc cơ bản của hàng âm có hai nửa cung và năm nguyên cung. Chúng được sắp đặt như sau : Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố 1/2 1 cung 1 cung cung 1 cung 1 cung 1 cung 1/2 cung 12
  13. Những nguyên cung được tạo nên giữa các bậc cơ bản chia thành các nửa cung. Những âm thanh chia các nguyên cung ấy thành nửa cung là những âm thanh phát ra từ các phím đen trên đàn pianô. Như vậy, quãng tám gồm mười hai âm cách đều đặn. Mỗi bậc cơ bản của hàng âm có thể nâng cao hoặc hạ thấp. Những âm tương ứng với các bậc nâng cao hoặc hạ thấp là những bậc chuyển hoá. Cho nên tên gọi của các bậc chuyển hoá lấy từ tên gọi các bậc cơ bản. Sự nâng cao các bậc cơ bản lên nửa cung gọi là “thăng”. Sự hạ thấp các bậc cơ bản xuống nửa cung gọi là “giáng”. Thăng kép là nâng bậc cơ bản lên hai nửa cung, Ví dụ Pha thăng kép. Giáng kép là hạ xuống hai nửa cung, Ví dụ Si giáng kép. Việc nâng cao và hạ thấp các bậc cơ bản như đã nêu ở trên gọi là sự hoá . 6. Sự trùng âm của các âm thanh Như trên đã nói, tất cả các nửa cung trong quãng tám đều bằng nhau. Do đó cùng một âm thanh nhưng có thể là âm chuyển hoá do nâng bậc cơ bản thấp hơn nó nửa cung, hoặc là âm chuyển hoá do hạ thấp bậc cơ bản cao hơn nó nửa cung, Ví dụ Pha thăng và Son giáng. Sự bằng nhau của bậc có cùng một độ cao nhưng khác tên và kí hiệu gọi là sự trùng âm. Bậc chuyển hoá có thể ở cùng một độ cao với bậc cơ bản, Ví dụ Si thăng và Đô, Pha giáng và Mi. Khi thăng kép hoặc giáng kép ta cũng thấy tình trạng đó, Ví dụ Pha thăng kép và Son, Mi thăng kép và Pha thăng, Mi giáng kép và Pha thăng, Mi giáng kép và Rê, Đô giáng kép và Si giáng, v.v 7. Nửa cung Đi-a-tô-ních, Crô-ma-tích và nguyên cung Ở trên đã nêu các định nghĩa về nửa cung và nguyên cung. Nay cần phân biệt sự khác nhau giữa các nửa cung đi-a-tô-ních và crô-ma-tích. Nửa cung đi-a-tô-ních là nửa cung tạo nên giữa hai bậc kề nhau của hàng âm. Như trên đã nói, các bậc cơ bản của hàng âm tạo nên hai thứ nửa cung : Mi-Pha và Si-Đô. Ngoài các nửa cung nói trên, có thể tạo ra các nửa cung đi-a-tô-ních giữa các bậc cơ bản với bậc chuyển hoá nâng cao hoặc hạ thấp kề bên hoặc giữa hai bậc chuyển hoá: 13
  14. Nửa cung crô-ma-tích là nửa cung được tạo ra : a) Giữa bậc cơ bản với sự nâng cao hoặc hạ thấp của nó. Ví dụ : b) Giữa bậc nâng cao với sự nâng cao kép của nó, giữa bậc hạ thấp với bậc hạ thấp kép của nó. Nguyên cung đi-a-tô-ních là nguyên cung được tạo nên giữa hai bậc kề nhau. Các bậc cơ bản tạo nên năm nguyên cung : Đô - Rê, Rê - Mi, Pha - Son, Son - La, La - Si. Ngoài ra nguyên cung đi-a-tô-ních có thể được tạo nên giữa bậc cơ bản và bậc chuyển hoá cũng như giữa hai bậc chuyển hoá. Nguyên cung crô-ma-tích là nguyên cung được tạo ra: a) Giữa bậc cơ bản với sự nâng cao kép hoặc hạ thấp kép của nó. Ví dụ : b) Giữa hai bậc chuyển hoá của một bậc cơ bản : c) Giữa các bậc ở cách nhau một bậc : 14
  15. 8. Kí hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái Ngoài tên gọi bằng vần của các âm thanh, trong hoạt động âm nhạc người ta còn dùng phương thức kí hiệu âm thanh bằng chữ cái, dựa theo bảng chữ cái Latinh. Bảy bậc cơ bản được kí hiệu như sau : C, D, E, F, G, A, B Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si Khi hình thành hệ thống này vào thời kì trung cổ, hàng âm bắt đầu từ âm La, trong đó Si giáng là bậc cơ bản. Về sau âm Si giáng được thay bằng Si. Do đó ban đầu hàng âm có dạng như sau : A, Bes, C, D, E, F, G La, Si giáng, Đô, Rê, Mi, Pha, Son Để kí hiệu các bậc chuyển hoá người ta thêm vào các chữ cái những vần : is - thăng, isis - thăng kép, es - giáng, eses - giáng kép. Ví dụ : cis - Đô thăng fisis - Pha thăng kép des -Rê giáng gesé - Son giáng kép Trường hợp ngoại lệ là bậc chuyển hoá Si giáng vẫn giữ nguyên kí hiệu bằng chữ cái B, b. Khi gặp những nguyên âm a và e, để tiện phát âm, người ta tước bỏ trong vần es, thành ra: Mi giáng không phải là ees mà là es. La giáng không phải là aes mà là as. Để kí hiệu quãng tám, người ta thêm vào những con số và những vạch nhỏ. Các âm thanh của quãng tám lớn và nhỏ kí hiệu bằng các chữ cái hoa và chữ thường (tức kà các chữ cái to và nhỏ). Ví dụ La quãng tám lớn là A, Son quãng tám nhỏ là g. Các âm thanh của những quãng tám trầm và cực trầm được kí hiệu bằng chữ hoa kèm theo con số hoặc các vạch ở dưới. Ví dụ : Si quãng tám trầm là B1 hoặc B La quãng tám cực trầm là A2 hoặc A Câu hỏi hướng dẫn học tập Chương này học viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản : - Các thuộc tính của âm thanh. - Hệ thống âm nhạc, hàng âm, các bậc cơ bản và tên gọi của chúng. - Hệ thống âm nhạc, hệ âm điều hoà, nửa cung và nguyên cung. Câu 1. Thế nào là âm thanh có tính nhạc. 15
  16. Câu 2. Vẽ sơ đồ hệ thống âm nhạc dưới dạng bàn phím chia thành những quãng tám . Câu 3. Giữa các bậc cơ bản của hàng âm có mấy nửa cung và 1 cung. Câu 4. Hãy ghi kí hiệu của các âm thanh bằng hệ thống chữ cái. CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP GHI ÂM BẰNG NỐT MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Kiến thức: Trình bày được đặc điểm các loại khoá nhạc; trình bày được đặc điểm, mối liên hệ trường độ các nốt nhạc. - Kỹ năng: + Phân biệt được ký hiệu các nốt nhạc, khoá nhạc. + Xác định được các nhóm nốt có giá trị trường độ tương đương. + Xác định và vận dụng các dấu viết tắt trong âm nhạc, các dấu bổ sung giá trị trường độ. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập NỘI DUNG CHI TIẾT 1. Nốt nhạc, trường độ và kí hiệu trường độ (hình dạng) - khuông nhạc Hệ thống ghi âm thanh bằng những kí hiệu đặc biệt, những nốt nhạc - được hình thành trong quá trình lịch sử, gọi là cách viết bằng nốt. Nốt nhạc là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Để kí hiệu các trường độ khác nhau của các âm thanh, người ta thêm vào các nốt hình tròn những vạch thẳng đứng (đuôi), những vạch ngang gộp các trường độ nhỏ thành nhóm. Tên gọi và kí hiệu các trường độ âm thanh bằng nốt nhạc. Tên Ký hiệu Độc lập Theo nhóm Nốt tròn O Nốt trắng (bằng ½ nốt tròn) ; Nốt đen (bằng ½ nốt trắng) ; Nốt móc đơn (bằng ½ nốt đen) ; 16
  17. Nốt móc kép (bằng ½ nốt móc đơn) Nốt móc tam (bằng ½ nốt móc kép) Nốt móc tứ (bằng ½ nốt móc tam) - Dấu lặng: lặng là sự ngừng vang. Độ dài dấu lặng cũng đo như độ dài âm thanh Tên Ký hiệu Dấu lặng tròn Dấu lặng trắng (bằng ½ Dấu tròn) Dấu lặng đen (bằng ½ Dấu trắng) Dấu lặng móc đơn (bằng ½ Dấu đen) Dấu lặng móc kép (bằng ½ nốt móc đơn) Dấu lặng móc tam (bằng ½ nốt móc kép) Dấu lặng móc tứ (bằng ½ nốt móc tam) Để xác định độ cao của âm thanh, các nốt trên được phân bố trên khuông nhạc, gồm năm dòng kẻ song song. Điểm số dòng từ dưới nên trên. Ở khuông nhạc, các nốt viết trên các dòng và giữa các dòng có nghĩa là vào các khe. Những nốt ngắn hơn nữa ít được sử dụng. Nốt có trường độ lớn hơn nốt tròn cũng ít dùng. Ngoài các dòng kẻ chính, còn dùng những dòng kẻ phụ ngắn cho một số nốt. Những dòng này viết dưới hoặc trên khuông nhạc. Ví dụ : 17
  18. v.v Cách đếm các dòng phụ tiến hành như sau : với các dòng phía trên - từ dòng phụ thứ nhất trở lên, còn các dòng phía dưới - từ dòng phụ thứ nhất trở xuống. Trên khuông nhạc, đuôi được đặt bên cạnh hình tròn (đầu) của nốt nhạc ; từ khe thứ hai trở xuống đặt bên phải, quay lên, từ dòng thứ ba trở lên đặt bên trái, quay xuống. Ví dụ : v.v v.v Khi tập họp các nốt thành nhóm trong trường hợp chúng thuộc các độ cao khác nhau, người ta chọn vị trí thuận lợi nhất cho các vạch dọc và ngang, căn cứ vào phần giữa của khuông nhạc. 2. Khoá Khoá là tên gọi của kí hiệu dùng để xác định một độ cao nhất định cho các âm thanh nằm trên dòng và khe. Khoá đặt ở đầu khuông nhạc, trên một trong những dòng kẻ chính, sao cho dòng đó chạy qua trung tâm nó. Khoá quy định cho nốt nhạc viết trên dòng có một độ cao (một tên gọi) của một âm thanh nhất định, và từ đó xác định vị trí của các nốt nhạc trên khuông nhạc. Hiện nay người ta dùng ba loại khác nhau. Tên khoá Chức năng Ký hiệu Khoá Son quy định nốt Son quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ hai từ dưới lên của khuông nhạc Khoá Pha quy định nốt Pha quãng tám nhỏ trên dòng kẻ thứ tư từ dưới lên của khuông nhạc Khoá Đô An- tô quy định nốt Đô quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ ba từ dưới lên của khuông nhạc 18
  19. Tên khoá Chức năng Ký hiệu Khoá Đô Tê-no quy định nốt Đô quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ tư từ dưới lên của khuông nhạc Khoá Đô an-tô dùng cho đàn an-tô và kèn t’rôm-bôn. Khoá Đô tê-nó dùng cho đàn vi-ô-lông-xen, pha-gốt và t’rôm-bôn. Trước kia người ta còn sử dụng những dạng khác nữa của khoá Đô. Khi nó đặt trên dòng thứ nhất người ta gọi là khoá Đô xô-pra-ô, trên dòng thứ hai là khoá Đô mét-dô xô-pra-nô, trên dòng thứ năm là khoá Đô ba-ri-tông. Các khóa này chủ yếu dùng trong thanh nhạc, cho nên tên gọi của chúng tương ứng các loại ngữ âm của giọng người Trong hệ thống ghi âm bằng nốt nhạc người ta sử dụng các loại khoá khác nhau để tránh số lượng quá lớn các dòng kẻ phụ khiến việc đọc nốt nhạc được dễ dàng hơn. 3. Dấu hoá - Vị trí: có giá trị nốt nhạc sau nó (dấu hoá theo khoá hoặc dấu hoá bất thường). Dấu hoá theo khoá có hiệu lực trong suốt tác phẩm giá trị đối với tất cả các quãng tám. Dấu hoá bất thường chỉ có hiệu lực trong 1 ô nhịp. - Các loại dấu hoá + Dấu thăng: ký hiệu # + Dấu giáng: ký hiệu b + Dấu thăng kép: ký hiệu x + Dấu giáng kép: ký hiệu bb + Dấu hoàn (dấu bình): ký hiệu Các dấu hoá đặt bên khoá được gọi là dấu hoá theo khoá, còn khi đặt cạnh nốt nhạc là dấu hoá bất thường. Các dấu hoá theo khoá có hiệu lực trong suốt tác phẩm âm nhạc, đối với tất cả các quãng tám. Các dấu hoá bất thường chỉ có hiệu lực trong một ô nhịp và chỉ đối với âm thanh đứng sau nó. 4. Những dấu hiệu bổ sung vào nốt Nhạc để tăng thêm độ dài của âm thanh Ngoài các loại độ dài cơ bản nói trong mục 9, khi viết nốt nhạc người ta còn sử dụng những dấu hiệu tăng độ dài. Các loại dấu đó gồm có : a) Dấu chấm tăng thêm độ dài sẵn có thêm ½ , ghi ở bên phải nốt nhạc : 19
  20. b) Hai chấm nhằm tăng thêm trường độ : dấu chấm thứ hai tăng độ dài dấu chấm thứ nhất một nửa nữa. c) Dấu liên kết hình vòng cung, nối liền độ dài của các nốt cùng độ cao nằm cạnh nhau : Độ dài của những nốt ấy bằng tổng số độ dài các nốt được liên kết : d) Dấu miễn nhịp là dấu cho phép tăng độ dài không hạn định. Dấu miễn nhịp có hình nửa vòng tròn nhỏ với một chấm ở giữa . Dẫu miễn nhịp đặt trên hoặc dưới nốt nhạc : 5. Ghi âm nhạc hai bè, ghi âm nhạc cho đàn pi-a-nô Dấu ac - cô - lát, ghi âm nhạc cho hợp ca và hợp xướng. Ta có thể ghi hai bè độc lập trên một khuông nhạc. Trong trường hợp này : đuôi các nốt của từng bè viết riêng và quay về các hướng khác nhau, nghĩa là bè trên đuôi quay lên, bè dưới đuôi quay xuống. Ví dụ : Dân ca Nga “Hỡi cánh đồng của ta“ Khá chậm 20
  21. Âm nhạc cho đàn pi-a-nô viết trên hai khuông nhạc, liên kết với nhau bằng một dấu ngoặc ở đầu khuông, gọi là dấu ac-co-lat. Các chồng hai âm và các hợp âm (tức nhiều âm thanh ngân vang cùng một lúc) trong âm nhạc pi-a-nô thường được viết với một đuôi. Ví dụ : D.Ka-ba-lép-xki - Xô-na- ti-op, chương I Allergo assai e lusinhando (Rất nhanh và đùa nghịch) Có trường hợp âm nhạc pi-a-nô viết trên ba khuông nhạc (hiếm gặp) Người ta ghi âm nhạc cho hợp xướng bốn bè với cùng một loại giọng (chỉ toàn giọng trẻ em, toàn giọng nữ hoặc toàn giọng nam) hoặc hợp xướng hỗn hợp, trên hai hoặc bốn khuông nhạc. Bản ghi nhạc hợp xướng, tứ tấu dây, các loại ăng-xăm khác nhau và dàn nhạc được gọi là tổng phổ. 6. Các loại dấu viết tắt trong hệ thống ghi âm bằng nốt nhạc Để đơn giản và rút ngắn cách ghi nhạc, người ta sử dụng một số dấu hiệu : a) Dấu dịch lên hoặc dịch xuống một quãng tám được sử dụng để tránh số lượng quá lớn các dòng phụ khiến việc đọc nốt thêm phức tạp. Ví dụ : b) Dấu nhắc lại - tái hiện - dùng khi cần nhắc lại một đoạn hoặc toàn bộ tác phẩm (thường là tác phẩm nhỏ, một bài dân ca chẳng hạn) 21
  22. Khi nhắc lại, nếu cuối đoạn nhạc hoặc cuối tác phẩm có thay đổi thì trên các ô nhịp thay đổi sẽ có dấu ngoặc vuông. Tiếp sau các ô nhịp đó là những ô nhịp phải biểu diễn khi nhắc lại, cũng có ngoặc vuông ở trên. Dưới dấu ngoặc vuông đó người ta ghi số 1 và số 2, có nghĩa là dấu nhảy (vôn - ta) thứ nhất và dấu nhảy (vôn - ta) thứ hai, dùng cho lần thứ nhất và lần nhắc lại thứ hai. c) Nếu trong tác phẩm viết theo thể ba đoạn mà người ta không muốn chép lại đoạn ba (vốn là sự lặp lại nguyên đoạn một) thì thay vào đó, ở cuối đoạn hai, người ta viết : Da capo al fine, có nghĩa là từ đấu đến chữ hết, còn ở cuối đoạn một người ta viết chữ fine (hết). Nếu như đoạn một không nhắc lại từ đầu, thì trên ô nhịp cần bắt đầu nhắc lại, người ta đặt dấu (segno), còn ở cuối đoạn hai người ta viết : Dal segno al fine có nghĩa là từ dấu segno đến hết. Khi cần chuyển về kết sớm hơn đoạn kết của toàn bộ đoạn nhạc được nhắc lại, người ta viết : Da capo al segno poi coda, có nghĩa là từ đầu đến chỗ ghi dấu segno rồi đến cô-đa. d) Khi cần nhắc lại ô nhịp nào đó một hoặc vài lần liền, người ta viết dấu : e) Khi cần nhắc lại một hình nét giai điệu nào đó một hoặc vài lần trong cùng một ô nhịp, người ta không cần viết cả mà thay bằng những vạch chỉ độ dài. Ví dụ : g) Âm thanh hoặc hợp âm cần nhắc lại được ghi như sau: h) T’rê-mô-lô là sự luân phiên nhanh, đều đặn nhiều lần hai âm hoặc hai chùm âm thanh, được viết như sau: Khi âm thanh được nhắc đi nhắc lại trong âm hình t’rê-mô-lô, độ dài chung của cả âm hình đó được thể hiện bằng một nốt có độ dài tương đương, còn các vạch ngang xác định cần biểu diễn âm hình đó theo những trường độ nào. i) Để tăng cường cho âm thanh một âm cao hoặc thấp hơn nó một quãng tám, người ta viết số 8 trên hoặc dưới nốt đó. Ví dụ : 22
  23. Khi cần tăng cường liên tục các nốt quãng tám, người ta viết 8va nếu tăng cường về phía trên và 8va basse, nếu tăng cường về phía dưới. Câu hỏi hướng dẫn học tập Chương này học viên cần nắm vững các kiến thức : - Kí hiệu trường độ, khuông nhạc, các loại khoá, dấu hoá. - Dấu hiệu bổ sung, dấu lặng. - Các loại dấu viết tắt. Câu 1. Kẻ dòng nhạc và ghi kí hiệu trường độ các nốt tròn, trắng, đen, móc đơn, móc kép, móc tam ở 3 cao độ Son, La, Si. Câu 2. Ghi các kí hiệu dấu lặng tương ứng của trường độ. CHƯƠNG III. TIẾT TẤU VÀ TIẾT NHỊP MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Kiến thức: Trình bày được khái niệm tiết tấu, trọng âm, đảo phách; trình bày được các loại phân chia trương độ; nêu được một số thuật ngữ về trường độ. - Kỹ năng: + Thực hành gõ tiết tấu một số nhóm tiết tấu cơ bản. + Xác định được số phách trong một số loại nhịp. + Xác định được một số nhóm tiết tấu đặc trưng trong một số loại nhịp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập NỘI DUNG CHI TIẾT 1. Tiết tấu - cách phân chia cơ bản và tự do các loại trường độ Tiết tấu là tương quan trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau. Trong âm nhạc có sự luân phiên các trường độ của âm thanh, do đó tạo ra những mối tương quan khác nhau về thời gian giữa các âm thanh đó. Khi liên kết với nhau theo một thứ tự nhất định, trường độ của âm thanh tạo ra những nhóm tiết tấu (hình tiết tấu) mà từ những hình tiết tấu đó hình thành đường nét tiết tấu chung của toàn tác bộ phẩm âm nhạc. Các nhóm tiết tấu 2/4 23
  24. Trong âm nhạc, người ta sử dụng các loại trường độ : 1) Cơ bản (chia sẵn), đã nói ở chương hai, đó là những nốt tròn, trắng, đen, móc đơn,v.v 2) Tự do là những trường độ được tạo nên do sự phân chia tự do (ước lệ) các loại trường độ cơ bản thành những phần bằng nhau với bất cứ một số lượng nào. Hay gặp nhất là cách chia tự do sau đây : a) Chùm ba được tạo nên do sự phân chia độ dài cơ bản không thành hai mà thành ba phần (xem Ví dụ a) : b) Chùm năm được tạo nên do sự phân chia độ dài cơ bản không thành hai mà thành năm phần (xem Ví dụ b) : c) Chùm sáu được tạo nên do sự phân chia độ dài cơ bản không thành bốn mà thành sáu phần (xem Ví dụ b) : d) Chùm bảy được tạo nên do sự phân chia độ dài cơ bản không thành bốn mà thành bảy phần (xem Ví dụ c) : đ) Chùm hai được tạo nên do sự phân chia độ dài cơ bản có chấm không thành ba mà thành hai phần (xem Ví dụ d) : 24
  25. e) Chùm bốn được tạo nên do sự phân chia độ dài cơ bản có chấm thành bốn phần (xem Ví dụ e) : Trong nhóm trường độ có thể có cả dấu lặng giá trị bằng một trong số các trường độ hợp thành nhóm đó : Ít gặp những trường hợp phân chia nhỏ hơn nữa các loại độ dài cơ bản. Chẳng hạn cũng có những nhóm gồm 9, 11 âm thanh hoặc nhiều hơn nữa. 2. Trọng âm, tiết nhịp, loại nhịp, ô nhịp, vạch nhịp, nhịp lấy đà Các âm thanh trong âm nhạc được tổ chức về thời gian. Sự nối tiếp các âm thanh với những phách bằng nhau về thời gian tạo nên trong âm nhạc sự chuyển động nhịp nhàng (người ta gọi là nhịp đập). Trong sự chuyển động đó, các âm thanh của một số phách nổi lên mạnh hơn. Những nốt mạnh hơn ấy gọi là trọng âm. Những phách có trọng âm gọi là phách mạnh. Những phách không có trọng âm gọi là phách yếu. Sự nối tiếp đều đặn các phách mạnh và nhẹ gọi là tiết nhịp. Phách của tiết nhịp có thể được thể hiện bằng các trường độ khác nhau. Sự thể hiện các phách của tiết nhịp bằng một trường độ nhất định gọi là loại nhịp. Trong cách ghi âm bằng nốt, loại nhịp được ghi bằng hai chữ số, Các chữ số này đặt cạnh khoá, sau các dấu hoá, số nọ đặt dưới số kia. Chữ số trên chỉ số phách của tiết nhịp, còn chữ số dưới chỉ mỗi phách của tiết nhịp trong loại nhịp đó được thể hiện bằng trường độ nào. Đoạn nhạc tính từ phách mạnh này đến phách mạnh tiếp theo được gọi là ô nhịp. Trong cách ghi âm bằng nốt, các ô nhịp cách nhau bằng những vạch thẳng đứng, cắt ngang khuông nhạc. Vạch ấy gọi là vạch nhịp. Vạch nhịp đặt trước phách mạnh để làm cho nó nổi rõ lên. 25
  26. Nếu bản nhạc bắt đầu từ phách nhẹ, thì thoạt đầu có một ô nhịp không đầy đủ gọi là nhịp lấy đà. Trong đa số trường hợp, nhịp lấy đà không chiếm quá nửa ô nhịp. Nhịp lấy đà có thể được tạo nên ngay giữa tác phẩm, trước bất cứ đoạn nào của nó. Cuối tác phẩm, có khi cuối mỗi đoạn của tác phẩm, có đặt hai vạch nhịp. Trong đa số trường hợp, những tác phẩm hoặc những đoạn của tác phẩm mở đầu bằng nhịp lấy đà thì kết thúc bằng một ô nhịp không đấy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà. 3. Tiết nhịp và loại nhịp đơn - cách phân nhóm trường độ trong ô nhịp của các loại nhịp đơn Tiết nhịp trong đó các trọng âm (phách mạnh) lặp lại đều đặn cách một phách một lần gọi là tiết nhịp hai phách. Tiết nhịp trong đó các trọng âm lặp lại đều đặn cách hai phách gọi là tiết nhịp ba phách. Những tiết nhịp hai và ba phách có một trọng âm gọi là tiết nhịp đơn. Tất cả các loại nhịp của những tiết nhịp này thể hiện những điều đó được gọi là nhịp đơn. Nhịp đơn gồm các loại như sau : a) Nhịp 2 phách (còn gọi là nhịp phân đôi) 2/4, 2/2, 2/8 (ít gặp) Nhịp 2/2 còn gọi là alla breve và còn kí hiệu khác là : b) Nhịp ba phách 3/2, 3/4, 3/8, 3/19 (ít gặp hơn). Việc cấu tạo các nhóm trong ô nhịp gọi là sự phân nhóm trường độ. Khi phân nhóm trường độ trong nhịp đơn, các phách cơ bản bản của ô nhịp (những phách có tính chất tiết nhịp) phải được tách rời nhau. Ví dụ : Cho phép những trường hợp ngoại lệ sau đây trong việc phân nhóm trường độ ở các loại nhịp đơn. 1) Khi các độ dài giống nhau, có thể liên kết tất cả bằng một vạch chung. Ví dụ : Trong loại nhịp , vì các phách trong ô nhịp nhỏ, cho nên được phép phân nhóm như sau: 26
  27. 2) Âm thanh có độ dài bằng cả ô nhịp thì ghi bằng một nốt, không dùng dấu nối. Các dấu lặng cũng phân nhóm như các nốt nhạc. 4. Các loại tiếp nhịp và loại nhịp phức, phách tương đối mạnh. cách phân nhóm trường độ trong ô nhịp đơn thuộc các loại nhịp phức Các tiết nhịp phức được hình thành do kết hợp các loại nhịp đơn cùng loại. Tiết nhịp phức có thể gồm hai hoặc nhiều tiết nhịp đơn. Do đó tiết nhịp phức có nhiều tiết mạnh. Số lượng phách mạch trong tiết nhịp phức tương ứng với số lượng các tiết nhịp đơn nằm trong thành phần của nó. Trọng âm của phách thứ nhất trong tiết nhịp phức mạnh hơn các trọng âm còn lại, do đó phách ấy gọi là phách mạnh, còn những phách có trọng âm yếu gọi là những phách tương đối mạnh. Tất cả các loại nhịp thể hiện các tiết nhịp phức cũng gọi là các loại nhịp phức. Cho nên những điều đã trình bày về các loại nhịp phức đều áp dụng cho các loại nhịp phức. Các loại nhịp thể hiện tiết nhịp phức thường dùng hơn cả là : a) Loại nhịp bốn phách: 4/4 (hoặc C); 4/8; 4/16 (ít gặp hơn) b) Loại nhịp sáu phách: 6/4; 6/8; 6/16 (ít gặp hơn) c) Loại nhịp chín phách: 9/4; 9/8; 9/16 (ít gặp hơn) d) Loại nhịp mười hai phách: 12/8; 12/16(ít gặp hơn) Cách phân nhóm trong loại nhịp phức như sau : các loại nhịp đơn hợp thành nó không liên kết thành những nhóm tiết tấu chung mà tập hợp riêng, tạo thành những nhóm độc lập. Âm thanh có độ dài bằng cả ô nhịp phức được ghi bằng một trường độ chung (một nốt), nhưng đôi khi cũng ghi thành nhiều nốt có dấu nối liên kết lại, mà tổng số trường độ của chúng bằng các ô nhịp đơn. Phương pháp này phù hợp hơn với nguyên tắc phân nhóm trong các loại nhịp phức. 27
  28. 5. Các loại nhịp 5.1.Các loại tiết nhịp và loại nhịp hỗn hợp - cách phân nhóm trường độ ô nhịp của các loại nhịp hỗn hợp Như đã nói ở mục 19, các tiết nhịp đơn có thể liên kết thành những tiết nhịp phức. Sự kết hợp hai hoặc nhiều loại tiết nhịp tạo thành những tiết nhịp phức hỗn hợp. Để đơn giản hơn, người ta gọi đó là những tiết nhịp hỗn hợp, còn các loại nhịp thể hiện chúng được gọi là các loại nhịp hỗn hợp. Trong âm nhạc, các loại nhịp hỗn hợp ít gặp hơn nhiều so với nhịp đơn và nhịp phức. Phổ biến nhiều hơn cả là các loại nhịp năm và bảy phách: 5/4; 5/8; 7/4; 7/8 Nhịp hỗn hợp khác nhịp phức ở một số đặc điểm : 1. Cấu trúc của các loại nhịp hỗn hợp phụ thuộc ở trình tự nối tiếp của các loại nhịp đơn hợp thành các loại nhịp hỗn hợp đó, điều này còn có ảnh hưởng đến sự luân phiên của các phách mạnh và tương đối mạnh trong ô nhịp. 2. Các phách mạnh và tương đối mạnh trong ô nhịp luân phiên không đều. Ví dụ : a) Loại nhịp năm phách: Trong trường hợp thứ nhất, trọng âm rơi vào phách thứ nhất và phách thứ ba, trường hợp thứ hai - vào phách thứ nhất và phách thứ tư. b) Loại nhịp bảy phách: Trong trường hợp thứ nhất, trọng âm rơi vào các phách thứ nhất, thứ tư và thứ sáu của ô nhịp, trường hợp thứ hai - vào các phách thứ nhất, thứ ba và thứ năm của ô nhịp. Trong âm nhạc hầu như không gặp loại nhịp 7/4 với cấu trúc ô nhịp (3/4+2/4+2/4) Cũng có những trường hợp, trong cùng một tác phẩm âm nhạc, có sự thay đổi trình tự luân phiên các loại nhịp đơn hợp thành nhịp hỗn hợp . Để tiện đọc nốt nhạc trong loại nhịp hỗn hợp đó, đôi khi bên cạnh kí hiệu cơ bản của loại nhịp, người ta viết thêm một kí hiệu phụ nằm trong ngoặc đơn chỉ rõ hình thức luân phiên các loại nhịp đơn trong ô nhịp. Ví dụ : 28
  29. Ngoài ra, đôi khi còn dùng vạch nhịp phụ bằng các dấu chấm, chỉ rõ chỗ bắt đầu của các loai nhịp đơn trong ô nhịp. Cách phân nhóm trường độ trong các loại nhịp hỗn hợp cũng tiến hành như trong các loại nhịp phức. Đặc điểm của cách phân nhóm trường độ trong các loại nhịp này là sự không cân bằng của các nhóm tiết tấu do tính không đồng nhất của các loại nhịp đơn nằm trong các loại nhịp hỗn hợp. Ví dụ về các loại nhịp hỗn hợp : Chất liệu âm nhạc múa dân gian dân tộc Cao Lan 5.2. Các loại nhịp biến đổi Trong âm nhạc, có trường hợp trong phạm vi một tác phẩm tiết nhịp cũng thay đổi, và như vậy cả loại nhịp cũng thay đổi. Những loại nhịp như vậy được gọi là nhịp biến đổi. Nhịp biến đổi có thể gặp trong dân ca, trong sáng tác của các nhạc sĩ cổ điển Nga và các nhạc sĩ Xô-Viết, v.v Sự luân phiên các loại nhịp như vậy có thể đều hoặc không đều. Khi luân phiên đều, kí hiệu của các loại nhịp luân phiên nhau có thể được viết ngay bên khoá thành hai cột. Khi luân phiên không đều, kí hiệu của các loại nhịp viết ngay trong bản nhạc trước chỗ cần thay đổi loại nhịp. Loại nhịp thay đổi kiểu này thường gặp nhiều hơn. Trong âm nhạc cũng gặp sự kết hợp đồng thời các loại tiết nhịp khác nhau gọi là tiết nhịp pha. Thực chất của tiết nhịp pha là các giọng (bè) khác nhau của tác phẩm âm nhạc lại có các loại tiết nhịp khác nhau mà trọng âm của các tiết nhịp ấy có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp nhau. 6. Đảo phách (nhấn lệch) Đảo phách là kiểu nối tiếp tiết tấu mà trong đó trọng âm tiết tấu không trùng hợp với trọng âm tiết nhịp. Đảo phách rất hay gặp trong âm nhạc, nó xuất hiện khi phách nhẹ của tiết nhịp tiếp tục ngân vang lân sang phách mạnh tiếp sau. Kết quả là trọng âm chuyển sang phách nhẹ của tiết nhịp. 29
  30. Điều này cũng thấy trong trường hợp âm thanh từ thì nhẹ của bất cứ phách nào của tiết nhịp lân sang thì mạnh của phách tiếp sau của tiết nhịp. Ví dụ: Dưới đây là những hình thức đảo phách thường hay gặp hơn cả và được coi là những hình thức cơ bản. a) Đảo phách từ ô nhịp này sang ô nhịp khác. b) Đảo phách trong một ô nhịp. Ngoài ra đảo phách còn có thể hình thành sau dấu lặng ở phách có trọng âm. Khi viết các đảo phách bên trong ô nhịp có thể không tuân theo quy tắc phân nhóm trường độ. Chẳng hạn, khi gặp đảo phách bên trong ô nhịp người ta thường kết hợp phách nhẹ với phách mạnh vào trong một nốt, hoặc cũng có thể ghi thành hai nốt có dấu theo quy tắc phân nhóm. Đảo phách từ ô nhịp này sang ô nhịp kia bằng hai nốt nối lại với nhau bằng dấu nối qua vạch nhịp. 7. Cách phân nhóm trường độ trong thanh nhạc Trong âm nhạc viết cho giọng hát có lời ca, phân nhóm trường độ gắn liền với sự phân vần của ngôn ngữ. Độ dài của mỗi vần không liên kết thành nhóm với những trường độ kề bên. Nếu như một vần lại tương ứng với nhiều âm thanh thì trường độ của các âm thanh đó sẽ được liên kết lại thành một nhóm theo quy định. Ví dụ : Văn Cao - “Đàn chim Việt” 30
  31. 8. Nhịp độ Nhịp độ : là tốc độ của sự chuyển động. Trong âm nhạc, nhịp độ với tư cách là một trong các phương tiện diễn cảm, phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm âm nhạc. Nhịp độ được chia thành ba nhóm cơ bản : chậm, vừa và nhanh. Để chỉ các loại nhịp độ người ta sử dụng chủ yếu các danh từ tiếng I-ta-li-a. Dưới đây là những kí hiệu chủ yếu về nhịp độ. Nhịp độ chậm : Largo - rộng rãi Lento - chậm rãi Adigato - chậm Gravo - nặng nề Nhịp độ vừa : Andante - thanh thản, không vội vã Andantino - Nhanh hơn Andante Moderato - vừa phải Sostenuto - ghìm lại Allegretto - sinh động Allegro moderato - nhanh vừa Nhịp độ nhanh : Allegro - nhanh Vivo - nhanh Vivace - rất nhanh Presto - hối hả Pristissimo - rất nhanh Khi có sự khác biệt so với những nhịp độ chuyển động cơ bản, người ta dùng một số kí hiệu phụ để làm rõ những sắc thái ấy: Molto - rất Assai - rất Con moto - linh hoạt Com modo - thoải mái Non troppo - không quá 31
  32. Non tanto - không đến thế Sempre - luôn luôn Meno mosso - kém linh hoạt hơn Piu mosso - linh hoạt hơn Để tăng cường tính diễn cảm khi biểu diễn một tác phẩm âm nhạc, người ta dùng hình thức tăng nhanh hoặc ghìm chậm chuyển động chung. Kí hiệu của chúng trong bản nhạc như sau : a) Để ghìm chậm lại : Ritenuto - ghìm lại Ritardanto - chậm chạp Allargando - dãn ra Rallentando - chậm lại d) Để tăng nhanh: Accelerando - nhanh lên Animado - hào hứng Stringendo - nhanh lên Stretto - cô đọng, dồn lại Để trở lại nhịp độ ban đầu người ta dùng những kí hiệu sau : A tempo - vào nhịp Tempo primo - trở lại độ nhanh đầu Tempo le - trở lại độ nhanh thứ nhất L’istesso tempo - cũng nhịp độ ấy (như độ nhanh trên) Các loại nhịp độ dùng trong âm nhạc dựa vào kí hiệu bằng ngôn từ chỉ là tương đối hoặc như ta nói, là ước lệ. Để quy định nhịp độ chính xác hơn, ngưới ta dùng một dụng cụ gọi là Mê-t’rô-nôm (máy đập nhịp). Phổ biến hơn cả là loại mê-t’rô-nôm của nhà sáng chế Men-xen. Vì thế mê- t’rô-nôm được kí hiệu tắt là M.M, nghĩa là “Mê-t’rô-nôm của Men-xen”. Bằng quả lắc, Mê-t’rô-nôm phát ra một số lượng tiếng gõ cần thiết trong một phút. Tốc độ được điều chỉnh bằng một quả cân. Quả lắc của Mê-t’rô-nôm chuyển động nhờ một bộ máy chạy dây cót. Mỗi tiếng gõ được coi là một đơn vị thời gian - một phách của loại tiết nhịp cụ thể, và tuỳ theo loại nhịp mà được coi như trường độ của một nốt trắng, đen hay móc đơn, v.v Nhạc sĩ ghi kí hiệu nhịp độ theo Mê-t’rô-nôm sau kí hiệu bằng chữ. Ví dụ: Allegro M. M ♪= 180 hoặc ♪ = 180 Những sai lệch không đáng kể của người của biểu diễn so với tốc độ do tác giả quy định là tuỳ thuộc vào cá tính nghệ thuật của người đó. Thông thường những sai lệch này không ảnh hưởng đến khía cạnh nghệ thuật của việc biểu diễn vì chúng gắn liền với việc xử lí (truyền đạt) đã được cân nhắc kĩ một hình tượng âm nhạc. 32
  33. 9. Các thủ pháp chỉ huy Chỉ huy, theo nghĩa rộng của từ này, là điều khiển việc biểu diễn một tác phẩm âm nhạc bằng hợp xướng, dàn nhạc hoặc các ăng-xăm lớn khác. áp dụng trong hát hoặc xướng âm, chỉ huy là phương tiện đếm thời gian, nghĩa là chỉ ra mức độ ngắn dài và sự chuyển phách trong ô nhịp, thứ nữa là xác định nhịp độ cho một tác phẩm cụ thể nào đó. Cơ sở của các thủ pháp chỉ huy là những hình vung tay hai, ba và bốn phách. Các hình đó như sau (các sơ đồ dưới đây là của tay phải) a) Tất cả các loại nhịp đơn hai phách chỉ huy bằng hai lần vung tay - 2. đi xuống và đi lên : Chú ý : Khởi đầu của mỗi phách trong ô nhịp là lúc kết thúc của động tác vung tay, vào điểm tựa củachuyển động. 1. Hình 1 b) Tất cả các loại nhịp đơn ba phách chỉ huy bằng ba lần vung tay - xuống, sang phải và lên : 3. 2. 1. Hình 7 c) Loại nhịp bốn phách sử dụng bốn lần vung tay : xuống, sang trái, sang phải và lên : Hình 8 d) Loại nhịp sáu phách chỉ huy bằng sáu lần vung tay. Thủ pháp này cơ bản dựa vào cách chỉ huy bốn phách, trong đó động tác xuống và sang phải nhắc lại hai lần. 33
  34. Hình 9 Ở tốc độ nhanh, các loại nhịp 6/4 và 6/8 chỉ huy như các loại nhịp đơn hai phách, một lần vung tay ba phách. e) Loại nhịp chín phách chỉ huy bằng chín lần vung tay. Thủ pháp này cơ bản dựa vào cách chỉ huy ba phách, trong đó các động tác vung tay đều lặp lại ba lần. Ở tốc độ nhanh, các loại nhịp chín phách chỉ huy như loại nhịp đơn ba phách, một lần vung tay là ba lần phách. g) Loại nhịp mười hai phách chỉ huy bằng mười hai lần vung tay.Thủ pháp này cơ bản dựa vào cách chỉ huy bốn phách. Mỗi hướng chuyển động tương ứng với một ô nhịp đơn. Mỗi động tác vung tay đều nhắc lại ba lần. Ở tốc độ nhanh, loại nhịp mười hai phách chỉ huy như loại nhịpbốn phách. h) Loại nhịp năm phách chỉ huy bằng năm lần vung tay. Thủ pháp này cơ bản dựa vào cách chỉ huy bốn phách, trong đó động tác xuống hoặc sang phải được nhắc lại hai lần, tuỳ theo trình tự của các loại nhịp đơn : i) Loại nhịp bảy phách chỉ huy bằng bảy lần vung tay. Thủ pháp này cơ bản dựa vào cách chỉ huy bốn phách trong đó động tác xuống, sang phải và lên được nhắc lại hai lần nếu trình tự của các loại nhịp đơn là 3+2+2, động tác xuống, sang trái và sang phải được nhắc lại hai lần, nếu trình tự là 2+2+3 : 10. Ý nghĩa của tiết tấu, tiết nhịp và nhịp độ trong âm nhạc Trong âm nhạc, tiết tấu, tiết nhịp và nhịp độ có ý nghĩa rất lớn vì chúng quyết định sự chuyển động, tính tổ chức và tính chất của âm nhạc. Có một số thể loại âm nhạc gắn kiền với những loại tiết nhịp và tiết tấu nhất định. Chẳng hạn, các thể loại âm nhạc như hành khúc, ma-duốc-ca, pôn-ca, van-xơ,v.v 34
  35. Có thể minh hoạ ý nghĩa tổ chức tiết tấu bằng tiếng trống thường được dùng để luyện bước đi đều khi diễu hành tập thể: Nhịp độ có ý nghĩa rất quan trọng trong âm nhạc. Nhịp độ bắt đầu không đúng sẽ làm méo mó hình tượng âm nhạc. Câu hỏi hướng dẫn học tập Chương này các học viên cần nắm vững các kiến thức : - Tiết tấu, cách phân chia cơ bản và tự do các loại trường độ. - Các loại nhịp và cách phân nhóm trường độ trong ô nhịp. - Đảo phách, các thủ pháp chỉ huy. Câu 1. Hãy viết các chùm 3, chùm 4, chùm 5, chùm 6, chùm 7, chùm 2 tương ứng với các loại trường độ tròn, trắng, đen. Câu 2. Hãy viết các hình thức đảo phách. Câu 3. Vẽ sơ đồ các thủ pháp chỉ huy các loại nhịp 2 phách, 3 phách, 4 phách, 6 phách, 9 phách, và 12 phách. CHƯƠNG IV. QUÃNG MỤC TIÊU - Kiến thức: Học sinh trình bày được đặc điểm khái niệm quãng, đặc điểm cấu tạo các loại quãng; - Kỹ năng: + Học sinh phân biệt được các loại quãng + Học sinh thực hiện được các cách đảo quãng + Học sinh tìm được các quãng trùng nhau - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập 1. Khái niệm và cấu tạo Sự kết hợp đồng thời hoặc nối tiếp nhau của hai âm thanh gọi là quãng. Các âm thanh của quãng phát ra nối tiếp nhau tạo thành quãng giai điệu. Các âm thanh của quãng phát ra 35
  36. đồng thời tạo ra quãng hoà thanh. Âm dưới của quãng gọi là âm gốc, còn âm trên gọi là âm ngọn của quãng. Ví dụ : Những quãng đi lên và đi xuống được tạo ra trong sự chuyển động của giai điệu : Ví dụ: M. Gin-ca Phu-ga cho pi-a-nô Tất cả các quãng hoà thanh và quãng giai điệu đi lên đều đọc từ gốc lên. Các quãng giai điệu đi xuống đọc từ trên xuống và đồng thời phải nhắc đến cả hướng chuyển động nữa. 2. Độ lớn số lượng và chất lượng của quãng, quãngđơn, quãng đi-a-tô-ních Mỗi quãng được xác định bằng hai độ lớn - độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng. Độ lớn số lượng là độ lớn thể hiện bằng số lượng các bậc hợp thành quãng. Độ lớn chất lượng là độ lớn thể hiện bằng số lượng nguyên cung và nửa cung hợp thành quãng. Những quãng được cấu tạo trong phạm vi một quãng tám gọi là quãng đơn. Có tất cả tám quãng đơn. Tên gọi của chúng tuỳ thuộc ở số lượng bậc bao hàm trong quãng. Tên gọi các quãng lấy từ tiếng La-tinh dưới dạng những số thứ tự. Các số thứ tự này cho biết âm trên ở vào bậc thứ mấy so với âm dưới của quãng. Ngoài ra, để rút gọn người ta kí hiệu các quãng bằng chữ số. Sau đây là tất cả các quãng đơn, cũng như cấu trúc của các quãng đó từ âm Đô, đi lên và đi xuống. - Pri - ma - 1, quãng một (hai thanh âm đồng âm) - Xê-cun-đa - 2, quãng hai - Ter-Si-a - 3, quãng ba - Kvar-ta - 4, quãng bốn - Kvin-ta - 5, quãng năm - Xếch-xta - 6, quãng sáu - Xếp-ti-ma - 7, quãng bảy - ốc-ta-va - 8, quãng tám 36
  37. Trong mục 5 đã nói khoảng cách giữa hai bậc kề nhau có thể bằng một nửa cung hoặc một nguyên cung. Do đó một quãng hai có thể bao gồm nửa cung hoặc nguyên cung. Ví dụ, quãng hai Mi - Pha bằng 1/2 cung, quãng hai Pha - Son bằng một cung. Các quãng cùng loại khác cũng không giống nhau về số lượng cung. Ví dụ, quãng ba Đô - Mi bằng hai cung, quãng ba Rê - Pha bằng một cung 1/2. Như vậy độ lớn chất lượng của quãng xác định sự khác biệt về âm thanh của các quãng cùng loại. Độ lớn chất lượng của quãng kí hiệu bằng các từ : thứ, trưởng, đúng, tăng, giảm. Giữa các bậc cơ bản của hàng âm (trong phạm vi quãng tám) hình thành những quãng sau đây : 1. Quãng một đúng = 0 cung 2. Quãng hai thứ = 1/2 cung 3. Quãng hai trưởng = 1 cung 4. Quãng ba thứ = 1 .1/2 cung 5. Quãng ba trưởng = 2 cung 6. Quãng bốn đúng = 2 +1/2 cung 7. Quãng bốn tăng = 3 cung 8. Quãng năm giảm = 3 cung 9. Quãng năm đúng = 3 .1/2 cung 10. Quãng sáu thứ = 4 cung 11. Quãng sáu trưởng = 4 +1/2 cung 12. Quãng bảy thứ = 5 cung 13. Quãng bảy trưởng = 5 +1/2 cung 14. Quãng tám đúng = 6 cung Ví dụ: Tất cả những quãng kể trên gọi là những quãng cơ bản. Đồng thời chúng còn được gọi là quãng đi-a-tô-ních vì chúng nằm giữa các bậc của cả điệu thức trưởng tự nhiên lẫn điệu thức thứ tự nhiên (xem chương 5). 37
  38. Tất cả các quãng đi-a-tô-ních đều có thể được cấu tạo từ bất cứ bậc cơ bản hoặc chuyển hoá nào, đi lên và đi xuống. Ví dụ : Quãng đi-a-tô-ních là cơ sở của giai điệu. Do kết hợp thành những quãng giai điệu theo các kiểu nối tiếp nhau mà chuyển động của giai điệu có được sự diễn cảm đa dạng. Ví dụ: Dân ca U-cren - “Mặt trời lặn trên thảo nguyên” 3. Quãng tăng và quãng giảm (quãngcrô-ma-tích). Sự bằng nhau có tính chất trùng âm của các quãng Mỗi quãng đi-a-tô-ních đều có thể tăng hoặc giảm nhờ nâng cao hoặc hạ thấp một nửa cung Crô-rô-ma-tích một trong các bậc cấu thành quãng đó. Nhân đây cần chỉ rõ rằng các quãng tăng có thể được tạo nên từ những quãng đúng và trưởng còn các quãng giảm từ những quãng đúng và thứ. Quãng một đúng là trường hợp ngoại lệ, nó không giảm được. Tất cả các quãng tăng và giảm gọi là quãng crô-ma-tích. Không nên lẫn lộn quãng bốn tăng và năm giảm (quãng ba cung) với các quãng crô-ma- tích vì chúng là những quãng đi-a-tô-ních. Ví dụ : Các quãng tăng: a) Tạo ra do nâng cao bậc trên (ngọn): 38
  39. b) Do hạ thấp bậc dưới (gốc): 1 tăng 2 tăng 3 tăng 5 tăng 6 tăng 7 tăng 8 tăng a) Tạo ra do hạ thấp bậc trên (ngọn): b) Do nâng cao bậc dưới (gốc): 3. Sự trùng quãng Số lượng cung của mỗi quãng crô-ma-tích với số lượng cung của một quãng nào đó thuộc loại đi-a-tô-ních (cơ bản) : Ví dụ : quãng 2 tăng bằng quãng 3 thứ ( 1 .1/2 cung), quãng 7 giảm bằng quãng 6 trưởng (4 .1/2 cung), Các quãng có âm thanh giống nhau mà có độ lớn số lượng khác nhau gọi là các quãng trùng âm. Các quãng trùng âm cũng có thể có độ lớn giống nhau khi có sự thay thế có tính trùng âm cả hai âm của một trong những quãng được đem ra so sánh ấy : Ngoài những quãng crô-ma-tích kể trên, có thể tạo nên những quãng tăng kép bằng cách tăng lên hay giảm xuống hai nửa cung crô-ma-tích. Quãng bốn tăng kép và quãng năm giảm kép là những quãng hay gặp hơn : 39
  40. 4. Đảo quãng Sự xáo trộn các âm của quãng, khiến âm dưới thành âm trên, âm trên thành âm dưới gọi là đảo quãng. Có hai cách đảo các âm thanh, đó là : 1. Chuyển âm gốc của quãng (âm dưới) lên một quãng tám. 2. Chuyển âm ngọn của quãng (âm trên) xuống một quãng tám. Do đảo quãng mà ta có quãng mới: Theo nguyên tắc, tất cả các quãng đúng đảo thành quãng đúng, thứ thành trưởng, trưởng thành thứ, tăng thành giảm, giảm thành tăng, tăng kép thành giảm kép và ngược lại. Nếu cộng quãng và dạng đảo của nó ta sẽ có một quãng tám. Cho nên, tổng số độ lớn chất lượng của các quãng đảo lẫn nhau ấy bao giờ cũng là sau cùng. Quãng tám tăng là trường hợp ngoại lệ vì nó không có dạng đảo . Từ một âm thanh nhất định muốn dễ dàng lập một quãng sáu và quãng bảy đi lên hoặc đi xuống, nên dùng đảo quãng. Để cấu tạo một quãng đi lên ta lấy một quãng tám từ âm khởi điểm đi lên rồi trừ đi phần đảo của quãng đó tính từ trên xuống. Chẳng hạn, lập một quãng sáu thứ từ âm Pha đi lên: Để cấu tạo một quãng đi xuống, từ âm khởi điểm đi xuống ta lấy một quãng tám rồi trừ đi phần đảo của quãng đó tính từ dưới lên. Chẳng hạn, lập một quãng bảy trưởng từ âm Đô thăng đi xuống: 40
  41. 5. Quãng ghép Ngoài những quãng đơn, trong âm nhạc còn dùng quãng rộng hơn quãng tám. Quãng rộng hơn quãng tám gọi là quãng ghép. Chúng được cấu tạo bằng cách cho thêm một quãng tám vào các quãng đơn, như vậy cũng vẫn là những quãng ấy nhưng chồng lên một quãng tám nữa. Tên gọi của của các quãng ghép bắt nguồn từ phương thức cấu tạo của chúng. Kí hiệu độ lớn chất lượng của các quãng ghép cũng giống như các quãng đơn, nghĩa là đúng, trưởng, thứ, tăng, giảm. Phương thức chuyển âm khi đảo quãng ghép như sau : a) Một trong những âm của quãng ghép chuyển dịch hai quãng tám (âm dưới lên trên hoặc âm trên xuống dưới) ; b) Di chuyển cả hai âm của quãng ghép một quãng tám theo hướng ngược chiều nhau (đan chéo) ; Ví dụ: Cũng có thể tạo nên những quãng ghép rộng hơn quãng mười lăm (quãng tám kép). Trong trường hợp này tên gọi các quãng đơn vẫn giữ nguyên, chỉ thêm chồng lên nhau hai (hoặc ba) quãng tám. Chẳng hạn như quãng ba trưởng chồng lên hai quãng tám. Có thể đảo quãng ghép thành quãng kép. Trong trường hợp này các âm chuyển ngược chiều nhau, qua hai quãng tám. Ví dụ về quãng ghép: V. Mô-da - “Múa dân gian” 41
  42. 6. Quãng thuận và quãng nghịch Các quãng hoà thanh đi-a-tô-ních chia thành quãng thuận và quãng nghịch. Khái niệm thuận trong âm nhạc có nghĩa là âm thanh vang lên (cùng vang lên) hoà hợp êm tai. Khái niệm nghịch có nghĩa là âm thanh vang lên không hoà hợp, gay gắt. Quãng thuận rất hoàn toàn: Quãng một đúng; Quãng tám đúng Quãng bốn đúng Quãng thuận hoàn toàn Quãng năm đúng Quãng ba thứ Quãng ba trưởng Quãng thuận không hòan toàn Quãng sáu thứ Quãng sáu trưởng Quãng nghịch là các quãng sau đây : Quãng hai thứ. Quãng hai trưởng. Quãng bốn tăng. Quãng năm giảm. Quãng bảy thứ. Quãng bảy trưởng. Về nguyên tắc, các quãng thuận đảo thành quãng thuận, còn các quãng nghịch đảo thành quãng nghịch. Câu hỏi hướng dẫn ôn tập Chương này các học viêc cần nắm vững kiến thức. 42
  43. - Chất lượng của quãng (đơn, kép, tăng, giảm). - Đảo quãng - Quãng ghép, quãng thuận và nghịch. Câu 1. Từ nốt Rê quãng 81, trình bày các quãng từ 1 đến 8. Câu 2. Từ nốt Đô quãng 81, hãy thành lập các quãng 1 đúng, 2 thứ, 2 trưởng, 3 thứ, 3 trưởng, 4 đúng, 4 tăng, 5 giảm, 6 thứ, 7 trưởng, 8 đúng. Câu 3. Hãy cho biết những quãng nào là thuận, quãng nào là nghịch. Câu 4. Từ âm Pha quãng 8 thứ nhất, hãy thành lập quãng 6 thứ, 5 đúng, 3 thứ, 3 trưởng, 7 thứ, 7 trưởng và các thể đảo của nó. 43
  44. CHƯƠNG V. ĐIỆU THỨC VÀ GIỌNG MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Kiến thức: Trình bày được khái niệm điệu thức, giọng, đặc điểm các giọng, điệu thức - Kỹ năng: + Xác định được giọng thông qua hoá biểu và ngược lại. + Phân biệt được cấu tạo giữa điệu thức trưởng và thứ. + Xác định cấu tạo của điệu thức trưởng thứ tự nhiên, hoà thanh, giai điệu. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập NỘI DUNG CHI TIẾT: 1. Âm ổn định, âm chủ, âm không ổn định - sự giải quyết âm không ổn định - điệu thức Khi nghe hoặc biểu diễn một tác phẩm âm nhạc, chúng ta nhận thấy giữa các âm thanh hợp thành tác phẩm đó có những mối quan hệ tương quan nhất định. Điều này thể hiện trước hết ở chỗ, trong quá trình phát triển của âm nhạc nói chung và của giai điệu nói riêng, từ khối âm thanh chung nổi lên một số âm thanh có tính chất như các âm tựa. Giai điệu thường kết thúc ở một trong các âm tựa đó. Ví dụ: Thật là hay của nhạc sỹ Hoàng Lân Trong Ví dụ này, phần đầu có các âm tựa là Son và Đô, phần thứ hai là Mi và Đô. Các âm tựa thường được gọi là những âm ổn định. Định nghĩa âm tựa như vậy phù hợp với tính chất của chúng vì sự kết thúc giai điệu bằng âm tựa tạo ra cảm giác ổn định, yên tĩnh. Có một trong các âm ổn định thường nổi lên rõ hơn các âm khác. Dường như nó là điểm tựa chủ yếu. Âm ổn định đó gọi là âm chủ. Trong Ví dụ dẫn ra ở trên thì âm chủ là âm Đô. Trái ngược với âm ổn định, những âm thanh khác trong giai điệu gọi là những âm không ổn định. Các âm không ổn định có đặc tính bị hút về các âm ổn định. Trạng thái này đối với các âm không ổn định ở cách những âm ổn định một quãng hai. Dân ca Nga - “Chúng ta đã hát hết mọi bài“ Allegro (Nhanh) 44
  45. Trong Ví dụ này, các âm ổn định (âm tựa) là : Son, Mi và Đô (chúng được đánh dấu >). Các âm không ổn định bị hút về chúng : La về Son, Pha về Mi và Rê về Đô. Trong giai điệu này âm Đô là âm chủ. Việc chuyển âm không ổn định về âm ổn định gọi là sự giải quyết. Trong Ví dụ 122, ta đặc biệt cảm thấy rõ sự giải quyết của âm không ổn định về một âm ổn định khi âm Rê chuyển về âm Đô (âm chủ). Qua những nhận xét trên, ta có thể rút ra kết luận là trong âm nhạc, mối tương quan về độ cao của các âm thanh chịu sự chi phối của một hệ thống nhất định. Hệ thống các mối tương quan giữa âm ổn định và không ổn định gọi là điệu thức. Cơ sở của mỗi giai điệu nói riêng, và của cả tác phẩm âm nhạc nói chung bao giờ cũng là một điệu thức nhất định. Điệu thức là cơ sở tổ chức mối tương quan về độ cao của âm thanh trong âm nhạc. Điệu thức cùng với những phương tiện diễn cảm khác tạo cho âm nhạc một tính chất nhất định, phù hợp với nội dung của nó. 2. Điệu thức trưởng - gam trưởng tự nhiên - các bậc của điệu thức trưởng - tên gọi, kí hiệu và đặc tính của các bậc trong điệu trưởng Âm nhạc dân gian có nhiều dạng điệu thức. Sáng tác dân gian được phản ánh ở một mức độ nhất định trong âm nhạc cổ điển (Nga và nước ngoài), cho nên tính đa dạng về điệu thức vốn có của nó, cũng được phản ánh trong đó. Nhưng các điệu thức trưởng và thứ vẫn được sử dụng rộng rãi hơn cả. Điệu trưởng là điệu thức trong đó những âm ổn định (ngân vang nối tiếp nhau hoặc cùng một lúc) tạo thành hợp ba âm trưởng gồm ba âm thanh. Các âm nằm cách nhau những quãng ba: âm dưới và âm giữa cách nhau quãng ba trưởng, âm giữa và âm trên cách nhau quãng ba thứ. Các âm ngoài cùng của hợp âm ba tạo thành quãng năm đúng. Hợp âm ba xây dựng trên âm chủ là hợp âm ba chủ. Những âm không ổn định nằm xen kẽ giữa các âm ổn định. Điệu trưởng gồm bảy âm thanh. Sự sắp xếp các âm thanh của điệu thức theo thứ độ cao (bắt đầu từ âm chủ đến âm chủ ở quãng tám tiếp theo) gọi là hàng âm của điệu thức hay gam 1 45
  46. Các âm thanh họp thành gam gọi là các bậc. Trong gam của điệu trưởng có bảy bậc. Các bậc của gam được kí hiệu bằng các số La- mã: Đừng lẫn lộn các bậc của điệu thức với các bậc của hệ thống âm nhạc (xem chương I, mục 4). Các bậc của hàng âm trong hệ thống âm nhạc không có kí hiệu bằng chữ số và là một hàng âm sắp xếp theo thứ tự độ cao trong phạm vi toàn bộ tầm cữ âm nhạc. Các bậc của điệu trưởng tạo ra một nối tiếp các quãng hai. Thứ tự các bậc và các quãng hai như sau : 2T, 2T, 2t, 2T, 2T, 2T, 2t Gam có trình tự sắp xếp các bậc như trên gọi là gam trưởng tự nhiên và điệu thức thể hiện ra qua trình tự này là điệu thức trưởng tự nhiên. Ngoài kí hiệu bằng chữ số, mỗi bậc của điệu thức còn có tên riêng nữa : Bậc I - âm chủ (T) ; Bậc II - âm dẫn đi xuống ; Bậc III - âm trung (mê-đi-ăng) ; Bậc IV - âm hạ sát (S) ; Bậc V - âm át (D) ; Bậc VI - âm hạ trung; Bậc VII - âm dẫn đi lên (âm cảm) ; Các âm chủ, hạ át và át gọi là những bậc chính, còn lại là những bậc phụ. Âm át nằm cao hơn âm chủ một quãng năm đúng. Bậc ba nằm ở giữa chúng, do đó gọi là âm trung. Âm hạ át ở dưới âm chủ một quãng năm đúng, do đó mà có tên gọi là hạ át, còn âm hạ trung ở vào giữa âm hạ át với âm chủ. Dưới đây là sơ đồ vị trí của các bậc ấy : 46
  47. Các âm dẫn có tên như vậy vì chúng bị hút về âm chủ. Âm dẫn nằm dưới bị hút lên, âm dẫn nằm trên bị hút xuống : VII I II Ở trên đã nói, trong điệu trưởng có ba âm ổn định đó là các bậc I, III, và V. Mức độ ổn định của chúng không giống nhau. Bậc I - âm chủ - là âm tựa chủ yếu và do đó ổn định hơn cả. Các bậc III và V kém ổn định hơn. Các bậc II, IV, VI, VII của điệu trưởng không ổn định. Mức độ không ổn định của chúng khác nhau. Nó tuỳ thuộc : 1) ở khoảng cách giữa các âm không ổn định và ổn định ; 2) ở mức độ ổn định của âm có sức hút. Bị hút mạnh hơn cả là các bậc : VII về I, IV về III (cách các âm ổn định một nửa cung) và II về I (do mức độ ổn định của bậc I). Bị hút ít hơn là các bậc : IV về V, II về III và IV về V. Dưới đây là sơ đồ hướng bị hút của các âm không ổn định : VII I II III IV V VI 1/2c 1c 1c 1/2c 1c 1c Các Ví dụ về sự giải quyết các âm không ổn định : Dân ca Nga - “Bên kia biển xanh“ 47
  48. 3. Giọng điệu, các giọng trưởng có dấu thăng và dấu giáng, vòng quãng năm - sự trùng âm của các giọng trưởng Điệu trưởng tự nhiên có thể được xây dựng từ bất cứ bậc nào (cả cơ bản lẫn chuyển hoá) của hàng âm (với điều kiện giữ nguyên hệ thống sắp xếp các bậc như đã nêu ở mục trước). Giọng là độ cao dựa vào để sắp xếp điệu thức. Tên gọi của giọng là tên gọi của âm được coi là âm chủ. Tên gọi của giọng bao gồm kí hiệu của âm chủ và của điệu thức, tức là từ “trưởng”. Ví dụ Đô trưởng hay C-dur2 (theo hệ thống chữ cái). Son trưởnghay G-dur,v.v Giọng trưởng được xây dựng từ âm Đô gọi là giọng Đô trưởng. Thành phần của nó gồm tất cả các bậc cơ bản của hàng âm. Cấu trúc của giọng này đã dẫn ở trên làm ví dụ cho điệu trưởng (xem mục 34). Trong thành phần các giọng của điệu trưởng xây dựng từ các bậc khác của hàng âm có cả các bậc chuyển hoá. Số lượng của chúng trong các giọng không giống nhau. Trong một số giọng trưởng, chỉ dùng các bậc thăng ; để kí hiệu chúng, cần có số lượng dấu thăng tương ứng. Cho nên các điệu trưởng có dấu hoá chia thành hai loại giọng có dấu thăng và giọng có dấu giáng. Dấu hoá ở các giọng ấy viết cạnh khoá và được gọi là dấu hoá theo khoá. Các giọng khác nhau một dấu hoá theo khoá gọi là các giọng họ hàng, vì trong thành phần của chúng có sáu âm chung. Giọng họ hàng có dấu thăng của Đô trưởng là Son trưởng. Bậc I của nó cao hơn âm chủ của giọng Đô trưởng một quãng năm đúng : Đô trưởng (C-dur) Quãng 5 đúng Ở bậc VII của gam Son trưởng có dấu thăng đầu tiên-Pha thăng: 48
  49. Trong Ví dụ này, âm Son là âm chủ. Pha thăng xuất hiện do sự cần thiết tạo âm dẫn lên: pha thăng-Son, vì lẽ giữa các bậc VII và I phải là một quãng hai thứ (1/2 cung). Cao hơn giọng Son trưởngmột quãng năm đúng là giọng Rê trưởng : Ở bậc VII của Rê trưởng có dấu thăng thứ hai - Đô thăng : Tiếp đó, nếu ta cứ lấy bậc V của giọng trước làm cơ sở của mỗi gam mới thì dần dần ta sẽ có tất cả các giọng trưởng có dấu thăng. ở mỗi giọng sẽ xuất hiện một dấu hoá theo khoá mới, ở bậc VII của gam, và cứ như thế tuần tự cho đến bảy dấu hoá. Giọng có bảy dấu hoá là giọng tận cùng vì tất cả các âm của nó đều là những bậc chuyển hoá. Tất cả các dấu thăng đều viết cạnh khoá theo thứ tự được bổ sung dần trong các giọng, với điều kiện bố trí chúng theo những quãng năm đúng đi lên. Sự sắp xếp tất cả các giọng có dấu thăng theo thứ tự họ hàng cho ta một chuỗi các giọng trưởng có dấu thăng sau đây: Son trưởng G-dur Rê trưởng D-dur La trưởng A-dur Mi trưởng E-dur Si trưởng H-dur Pha thăng trưởng Fis-dur 49
  50. Đô thăng trưởng Cis-dur Thứ tự sắp xếp các giọng trưởng: giọng có dấu thăng cách nhau những quãng năm đúng đi lên, còn giọng có dấu giáng theo quãng năm đúng đi xuống, gọi là vòng quãng năm: Trong âm nhạc trên thực tế (do sự trùng âm) vòng quãng năm khép kín lại, tạo thành một vòng chung của các giọng có dấu thăng và dấu giáng, nhưng về lí thuyết, các vòng quãng năm (thăng cũng như giáng) tồn tại độc lập, như những đường xoắn ốc. Đó là vì nếu tiếp tục đi lên theo những quãng năm đúng sẽ xuất hiện các giọng mới với số lượng dấu thăng (thăng kép) ngày càng tăng, còn tiếp tục đi xuống theo những quãng năm đúng sẽ xuất hiện những giọng mới với số lượng dấu giáng (giáng kép) ngày càng tăng. Thứ tự các giọng trưởng có dấu giáng trên cơ sở họ hàng cũng xuất hiện như vậy, nhưng là theo các quãng năm đi xuống. Giọng có dấu giáng có họ hàng với giọng Đô trưởng là Pha trưởng. Bậc I của Pha trưởng thấp hơn âm chủ của Đô trưởng một quãng năm đúng và ở vào bậc IV (hạ át) của Đô trưởng. 50
  51. Tiếp đó, nếu tuần tự lập một quãng năm đi xuống từ âm chủ của giọng trước và lấy bậc đó làm cơ sở của một giọng mới thì dần dần ta sẽ có tất cả những giọng trưởng có dấu giáng. Trong mỗi giọng có dấu giáng, dấu hoá theo khoá mới (kế tiếp) - dấu giáng (b) ở vào bậc IV của gam. Đem sắp xếp tất cả các giọng có dấu giáng theo thứ tự họ hàng, ta có hệ thống các giọng trưởng có dấu giáng sau đây: Pha trưởng F-dur Si giáng trưởng Bes-dur Mi giáng trưởng Es-dur La giáng trưởng As-dur Rê giáng trưởng Des-dur Son giáng trưởng Ges-dur Đô giáng trưởng Ces-dur Mỗi một giọng trưởng có năm, sáu và bảy dấu thăng đều trùng âm với một giọng có dấu giáng trong số các giọng có từ năm đến bảy dấu giáng và ngược lại. Các giọng trùng âm là những giọng có độ cao giống nhau nhưng cókí hiệu (tên gọi) khác nhau. 4. Giọng trưởng hoà thanh và giọng trưởng giai điệu Trong âm nhạc thường hay gặp điệu trưởng có bậc VI hạ thấp. Dạng điệu thức trưởng này gọi là điệu trưởng hoà thanh. Điệu trưởng hoà thanh được sử dụng khá rộng rãi trong âm nhạc cổ điển của các nhạc sĩ nước ngoài. 51
  52. Do hạ thấp bậc VI xuống một nửa cung nên nó càng bị hút mạnh hơn về bậc V. Sự có mặt của những âm hình giai điệu với bậc VI hạ thấp tạo cho điệu trưởng tính chất độc đáo của màu sắc điệu thứ ( xem Ví dụ về điệu trưởng hoà thanh ở dưới). Ngoài ra, bậc VI hạ thấp còn làm thay đổi cấu trúc của các hợp âm mà trong đó nó có thể được sử dụng (vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong chương bảy) điều này cũng ảnh hưởng đến tính chất phần đệm hoà thanh của giai điệu. Và cũng từ đó có tên gọi của điệu thức - điệu trưởng hoà thanh. Dấu hoá hạ thấp bậc VI được viết trước nốt nhạc khi cần đến và được gọi là dấu hoá bất thường. Ví dụ: Đô trưởng hoà thanh: I II III IV V VI VII (I) Thứ tự các quãng hai trong gam của điệu trưởng hoà thanh như sau: hai trưởng, hai trưởng, hai thứ, hai trưởng, hai thứ, hai tăng, hai thứ. Đặc điểm của gam trưởng hoà thanh là quãng hai tăng giữa các bậc VI và VII : Trong âm nhạc, điệu trưởng giai điệu ít gặp hơn nhiều. Trong dạng điệu trưởng này các bậc VI và VII bị hạ thấp. Điệu thức này chủ yếu được dùng khi giai điệu chuyển động đi xuống và tính chất âm thanh của nó giống như điệu thức tự nhiên. 5. Điệu thức thứ, gam thứ tự nhiên – các bậc của điệu thức thứ và các thuộc tính của chúng Điệu thức thứ là điệu thức mà trong đó các âm ổn định (khi ngân vang nối tiếp hoặc đồng thời) tạo thành hợp âm ba thứ. Các âm ổn định của hợp âm ba thứ được sắp xếp theo quãng ba: quãng ba thứ giữa các bậc I và III, và quãng ba trưởng các bậc II và V. Các âm ngoài cùng của hợp âm ba thứ tạo nên quãng năm đúng: So với hợp âm ba trưởng thì các quãng ba trong hợp âm ba thứ sắp xếp theo thứ tự ngược lại. Điệu thứ, cũng như điệu trưởng, gồm bảy bậc. Gam của điệu thứ khác gam trưởng ở sự nối tiếp của các quãng hai. 52
  53. Thứ tự các quãng hai trong gam thứ tự nhiên như sau : hai trưởng, hai thứ, hai trưởng, hai trưởng, hai thứ, hai trưởng, hai trưởng. Các bậc của gam thứ tự nhiên cũng có những kí hiệu chữ số và tên gọi giống như gam trưởng. Vị trí các âm không ổn định trong điệu thứ tự nhiên khác vị trí của chúng trong điệu trưởng. ở điệu thứ, sự hút nửa cung nằm ở các bậc : II và III, VI về V. Các âm dẫn bị hút về âm chủ qua một nguyên cung. Dưới đây là sơ đồ hướng bị hút của các âm không ổn định trong điệu thứ tự nhiên : Ví dụ âm nhạc ở điệu thứ tự nhiên : Huy Du - “Anh vẫn hành quân“ 6. Điệu thứ hoà thanh và điệu thứ giai điệu - các giọng thứ, các giọng song song, vòng quãngnăm của các giọng thứ Trong quá trình phát triển âm nhạc, điệu thứ đã thay hình đổi dạng. Sự thay hình đổi dạng này thể hiện ở sự hoá của một số bậc cơ bản của nó. Điều này ảnh hưởng đến mức độ chịu sức hút của các âm không ổn định. Ngoài dạng tự nhiên, các dạng thứ hoà thanh và thứ giai điệu được sử dụng rộng rãi.Điệu thứ hoà thanh khác điệu thứ tự nhiên ở chỗ có bậc VII nâng cao. Bậc VII được nâng cao do sự cần thiết tăng mức bị hút của âm dẫn lên. 53
  54. Thứ tự các quãng hai trong gam thứ hoà thanh như sau : hai trưởng, hai thứ, hai trưởng, hai thứ, hai tăng, hai thứ : La thứ (a moll) hoà thanh 1 cung ½ cung 1 cung 1 cung ½ cung 1 cung 1 cung Bậc : I II III IV V VI VII (I) Đặc điểm tiêu biểu của điệu thứ hoà thanh là quãng hai tăng giữa các bậc VI và VII. Những Ví dụ âm nhạc ở điệu thứ hoà thanh. Dân ca U-cren - “Trăng ơi, đừng chiếu sáng“ Điệu thứ giai điệu khác điệu thứ tự nhiên ở chỗ bậc VI và bậc VII được nâng cao. Bậc VI nâng cao (ở hướng chuyển động đi lên của gam thứ giai điệu) làm cho các bậc thuộc phần trên của gam được sắp xếp đều đặn, mà vẫn giữ được âm dẫn đi lên bị hút về bậc I cách một nửa cung. Các bậc nâng cao không được duy trì trong chuyển động đi xuống của gam thứ tự nhiên. Nguyên nhân là vì trong chuyển động đi xuống cần phục hồi lại đặc tính của bậc VI của điệu thứ tự nhiên-sự hút của nó về bậc V. Ngoài ra, trong chuyển động đi xuống, không cần nâng cao bậc VII nữa. Nhưng đồng thời cũng cần biết là trong âm nhạc cũng có những trường hợp chuyển động đi xuống theo các bậc của điệu thứ giai điệu (với các bậc VI và VII nâng cao). Thứ tự của các quãng hai ở gam thứ giai điệu trong chuyển động đi lên, như sau: Hai trưởng, hai thứ, hai trưởng, hai trưởng, hai trưởng, hai trưởng,hai thứ. La thứ (a moll) giai điệu 54
  55. Cung : 1 1/2 1 1 1 1 1/2 Bậc : I II III IV V VI VII (I) Ví dụ âm nhạc ở điệu thứ giai điệu : Đ. Ka-ba-lép-xki – “Những biến tấu dễ” op.40 số 2 Moderat Bảng so sánh gam thứ tự nhiên, hoà thanh và giai điệu. Tự nhiên -1, 1/2, 1, 1, 1/2, 1, 1. Hoà thanh -1, 1/2, 1, 1, 1/2, 1, 1, 1/2. Giai điệu -1, 1/2, 1, 1, 1, 1,1, 1/2. Các loại giọng thứ cũng vẫn bao gồm những bậc cơ bản và chuyển hoá của hàng âm như trong các giọng trưởng. Các loại giọng thứ cũng có quan hệ họ hàng với nhau như các giọng trưởng. Và cũng do đó, chúng được sắp xếp theo trình tự tăng dần dấu hoá giống như các điệu trưởng, có nghĩa là theo các quãng năm đi lên đối với các giọng có dấu thăng và theo các quãng năm đi xuống với các giọng có dấu giáng. Các giọng trưởng và thứ có thành phần âm thanh giống nhau, hay nói khác, các giọng trưởng và thứ có số dấu hoá theo khoá giống nhau, gọi là các giọng song song. Đô trưởng-La thứ; Mi giáng trưởng-Đô thứ 55
  56. Từ Ví dụ nêu trên ta thấy âm chủ của giọng thứ song song thấp hơn âm chủ của giọng trưởng một quãng ba thứ. Nói một cách khác, âm chủ của giọng thứ song song là bậc VI của giọng trưởng song song với nó. Như vậy, khi nắm chắc các giọng trưởng, có thể dễ dàng tìm thấy giọng thứ bất cứ số lượng dấu hoá nào. Các dấu thăng tuần tự xuất hiện ở bậc II của mỗi gam trong các gam thứ, các dấu giáng - ở bậc VI. Dấu hoá của các giọng thứ viết cạnh khoá. Các dấu hoá bất thường chỉ rõ sự thay đổi crô-ma-tích các bậc VI và VII thì viết trước các nốt. Số lượng các giọng thứ tương đương với số lượng các giọng trưởng, nghĩa là có 15 giọng. Tên gọi của chúng cũng hình thành như tên gọi của các giọng trưởng. Theo hệ thống chữ cái, điệu thức thứ kí hiệu bằng chữ moll1. Sắp xếp các giọng thứ theo trình tự họ hàng, ta có hệ thống giọng sau đây : Các giọng thứ có dấu thăng. Mi thứ e-moll Si thứ b-moll Pha thăng thứ Fis-moll Đô thăng thứ Cis-moll Rê thăng thứ Dis-moll La thăng thứ Ais-moll Các giọng thứ có dấu giáng . Rê thứ d- moll 56
  57. Son thứ g-moll Đô thứ c-moll Pha thứ f-moll Si giáng thứ Bes-moll Mi giáng thứ Es-moll La giáng thứ as-moll Vì lẽ các giọng có họ hàng của điệu thứ được sắp xếp cách nhau một quãng năm đúng, tất cả các giọng của điệu thứ hợp thành một vòng quãng năm độc lập: Trong tổng số các giọng thứ cũng như trong tổng số các giọng trưởng, có sáu giọng trùng âm : ba giọng thăng trùng âm với ba giọng giáng và ngược lại. Đó là : 57
  58. Son thăng thứ trùng âm với La giáng thứ. Rê thăng thứ trùng âm với Mi giáng thứ. La thăng thứ trùng âm với Si giáng thứ. 7. Các giọng cùng tên - một vài nét giống và khác nhau của điệu trưởng và thứ - ý nghĩa của điệu thức trưởng và thứ trong âm nhạc Các giọng trưởng và thứ có âm chủ giống nhau gọi là các giọng cùng tên. Các gam tự nhiên của những giọng trưởng và thứ cùng tên khác nhau ở ba bậc : III, VI và VII. ở gam thứ, mỗi bậc đó thấp hơn cũng những bậc ấy ở gam trưởng một nửa cung crô- ma-tích : Đô trưởng (C-dur) Đô thứ (c-moll) Các gam trưởng hoà thanh và thứ hoà thanh cùng tên về âm thanh chỉ khác nhau ở bậc III. Nét giống nhau của chúng là quãng hai tăng giữa các bậc VI và VII. Ví dụ: La trưởng (A-dur) La thứ (a-moll) Về âm thanh, gam thứ giai điệu khác gam trưởng tự nhiên cùng tên ở bậc III. Ví dụ : La trưởng (A-dur) La thứ (a-moll) Như đã nói, khả năng diễn cảm của âm nhạc có được là do sự tác động qua lại của các phương tiện của nó. Trong số các phương tiện này, điệu thức có ý nghĩa lớn lao trong việc truyền đạt bằng âm nhạc một nội dung và một tính cách nhất định. Cùng một điệu thức nhưng khi kết hợp với các nhân tố khác, nó có thể tạo cho âm nhạc những sắc thái biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, nếu chúng ta xem xét âm nhạc thời đại chúng ta ngày nay, nhất là các ca khúc của các nhạc sĩ Xô-viết, có thể khẳng định chắc chắn rằng điệu thứ là đặc tính của loại âm nhạc miêu tả nội dung u buồn, khắc nghiệt, giàu kịch tính. Ví dụ: V.Xa-xa-vi-ốp Xê-đôi - “Chiều hải cảng” 58
  59. Điệu trưởng là đặc tính của loại âm nhạc miêu tả những nội dung trang trọng, vui tươi. Ví dụ: Lưu Hữu Phước - “Ca ngợi Hồ Chủ tịch“ Maestoso - Trang nghiêm Câu hỏi hướng dẫn học tập Chương này các học viên cần nắm vững kiến thức : - Âm ổn định, âm chủ điệu thức. - Điệu thức trưởng có dấu thăng và giáng, vòng quãng 5. - Trưởng hoà thanh, trưởng giai điệu. - Điệu thứ tự nhiên, hoà thanh, giai điệu, giọng song song. Câu1. Từ nốt Đô quãng 8 thứ nhất hãy viết điệu thức trưởng, hoà thanh, giai điệu. Câu 2. Từ nốt La quãng 8 thứ nhất hãy viết điệu thức thứ hoà thanh, giai điệu. Câu 3. Vẽ sơ đồ vòng quãng 5 các giọng trưởng và thứ. 59
  60. CHƯƠNG VI: QUÃNG Ở CÁC GIỌNG TRƯỞNG VÀ THỨ MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Kiến thức: Trình bày được đặc điểm quãng trong các điệu thức trưởng và thứ. - Kỹ năng: + Phân biệt được ký hiệu các nốt nhạc, khoá nhạc. + Xác định được các nhóm nốt có giá trị trường độ tương đương. + Xác định và vận dụng các dấu viết tắt trong âm nhạc, các dấu bổ sung giá trị trường độ. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập NỘI DUNG CHI TIẾT: 1. Các quãng của điệu trưởng tự nhiên và điệu thứ tự nhiên Ở chương bốn đã giới thiệu chi tiết các loại quãng. Nay cần xem những loại quãng nào hình thành trong các điệu trưởng và thứ tự nhiên và những loại nào trong các điệu trưởng và thứ hoà thanh. Các bậc của điệu trưởng và thứ tự nhiên tạo ra những quãng đi-a-tô-ních. Từ mỗi bậc, có thể lập quãng I, quãng II, quãng III, v.v Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm hiểu độ lớn chất lượng của mỗi quãng, nghĩa là xét xem những quãng nào trong số đó là quãng đúng, quãng thứ, quãng trưởng, v.v Tổng số quãng các loại tương đương với số lượng các bậc của điệu thức, nghĩa là bảy quãng. Ví dụ: Bảng các quãng của điệu trưởng. Một đúng Hái thứ Hai trưởng Ba thứ Ba trưởng 60
  61. Bốn đúng Bốn tăng Năm giảm Năm đúng Sáu thứ Sáu trưởng Bảy thứ Bảy trưởng Muốn cho bảng trên có tác dụng khi nghiên cứu các quãng, cần lưu ý những điều sau đây: - Trong điệu trưởng và thứ tự nhiên hình thành những quãng giống nhau và số lượng cũng bằng nhau. - Ở điệu thứ, tất cả các quãng giống với điệu trưởng đều nằm cao hơn các quãng điệu trưởng hai bậc. Chẳng hạn, quãng ba trưởng trong điệu trưởng là những quãng lập từ các bậc I, IV, và V, ở điệu thứ chúng lập từ các bậc III, VI và VII : C dur a moll I IV V III VI VII 61
  62. - Để nắm vững được các quãng của điệu trưởng, cần bắt đầu từ những quãng dễ nhớ nhất: quãng một và tám đúng, quãng hai thứ và hai trưởng (theo gam), quãng ba trưởng (những bậc chủ yếu), quãng ba cung1, quãng bốn và năm đúng, v.v - Sau khi đã nắm được các quãng trong điệu trưởng thì đối chiếu với vị trí các quãng trong điệu thứ không khó nếu ta lưu ý những điều đã nhắc ở điểm 2. 2. Quãng của điệu trưởng hoà thanh và điệu thứ hoà thanh – các quãng đặc biệt Ở điệu trưởng hoà thanh, do hạ thấp bậc VI, và điệu thứ hoà thanh do nâng cao bậc VII nên hình thành các quãng trong những điệu thức này khác với quãng trong điệu trưởng và thứ tự nhiên. Một là trong các điệu thức này xuất hiện những quãng không có trong các điệu trưởng và thứ tự nhiên. Đó là những quãng crô-ma-tích, hoặc như người ta thường gọi, những quãng đặc biệt. Gọi như vậy vì chúng có chỉ ở các giọng hoà thanh của điệu trưởng và điệu thứ. Có tất cả bốn quãng đặc biệt: quãng hai tăng, bảy giảm, năm tăng và bốn giảm. Như đã nêu, những quãng này hình thành ở điệu trưởng do hạ thấp bậc VI : C dur hoà thanh 2 tăng từ bậc VI 7 giảm từ bậc VII 5 tăng từ bậc VI 4 giảm từ bậc III Ở bậc thứ do nâng cao từ bậc VII : a-moll hoà thanh 2 tăng từ bậc VI 7 giảm từ bậc VII 5 tăng từ bậc III 4 giảm từ bậc VII Hai là có sự thay đổi dạng của một số quãng đi-a-tô-ních. Chẳng hạn như hình thành thêm hai quãng ba cung dưới dạng bốn tăng và năm giảm thay cho các quãng bốn và năm đúng : C-dur hoà thanh a-moll hoà thanh 4 tăng từ bậc VI 5 giảm từ bậc II 4 tăng từ bậc IV 5 giảm từ bậc VII Ghi chú : Nếu như việc nắm vững các quãng cấu tạo từ các bậc của điệu thứ tự nhiên và đặc biệt là của điệu trưởng tự nhiên là điều có lợi trong thực hành thì ở điệu trưởng và thứ hoà thanh có thể chỉ cần nắm vững từ các bậc nào hình thành : a) Các quãng đặc biệt. b) Các quãng hai thứ. 62
  63. c) Các quãng ba thứ và trưởng (cần thiết để lập các hợp âm ba). d) Các quãng bốn tăng và giảm. 4. Các quãng ổn định và không ổn định - sự khác nhau giữa tính ổn định và tính thuận - giữa tính không ổn định của quãngthuận với tính nghịch - sự giải quyết các quãng nghịch, sự giải quyết các quãng không ổn định theo sức hút Mỗi quãng hình thành từ các bậc của điệu thức ngoài tính âm học của nó nghĩa là thuận hay nghịch, còn có một màu sắc khác (đặc tính) tuỳ thuộc ở chỗ nó được cấu tạo từ những bậc ổn định và không ổn định. Nói cách khác, vị trí điệu thức của nó được bộc lộ ra. Khi xem xét các quãng từ quan điểm này, người ta chia chúng thành các loại ổn định và không ổn định. ở đây trước hết cần xác định là không phải bất cứ quãng nào cũng ổn định, nếu xét từ quan điểm điệu thức. Ví dụ : V.Ka-li-nhi-cốp - Những cây thông Moderato (Vừa phải) Ở đoạn nhạc trên, quãng ba trưởng La giáng-Đô là quãng ổn định, các quãng còn lại không ổn định dù chúng là những quãng thuận. Như vậy tức là những quãng thuận nào do toàn những âm ổn định hợp thành mới là những quãng ổn định. Các quãng thuận cấu tạo từ những âm không ổn định hoặc từ một âm không ổn định và một âm ổn định đều là quãng không ổn định. Bất cứ quãng nghịch nào, dù ở vị trí nào của điệu thức, bao giờ cũng là quãng không ổn định. Ví dụ: P. Trai-cốp-xki - “Rạng đông“ Allegro moderato (Nhanh vừa) Trong Ví dụ này, các quãng nghịch được thay thế bằng những quãng thuận, nhưng cả thuận và nghịch đều là những quãng không ổn định. Trong đoạn nhạc này những quãng ổn định là: quãng ba Mi-Son thăng và quãng ba Son thăng-Si, những quãng kết thúc các phần trong Ví dụ này. Sin chuyển sang vấn đề cách giải quyết những quãng nghịch và những quãng không ổn định. 63
  64. Giải quyết quãng nghịch là chuyển nó thành quãng thuận, còn giải quyết một quãng không ổn định là chuyển nó thành quãng ổn định. Không nên lẫn lộn hai trường hợp này vì giải quyết một quãng nghịch tức là chuyển nó thành quãng thuận, dù quãng thuận đó ổn định hay không ổn định, còn giải quyết một quãng không ổn định thì phải chuyển nó thành quãng ổn định. Phải trên cơ sở điệu thức mà nghiên cứu sự giải quyết các quãng nghịch và quãng không ổn định, vì cách sử dụng chúng trong âm nhạc và cách giải quyết đều dựa trên nguyên tắc sức hút của các âm ổn định. Cho nên khi giải quyết một quãng nào đó, cần xác định giọng điệu để biết cần phải xem xét quãng đó từ quan điểm nào. Dưới đây là những Ví dụ về cách giải quyết các quãng nghịch trong điệu trưởng và thứ. a) Giải quyết quãng hai trưởng và bảy thứ : 64
  65. b) Giải quyết quãng bốn đúng khi nó ở vào vị trí nghịch c) Giải quyết các quãng hai thứ và bảy trưởng: d) Khi giải quyết các quãng ba cung, cả hai âm đều chuyển dịch một bậc theo hướng bị hút: trong quãng bốn tăng-về hai phía, trong quãng năm giảm- theo hướng gặp nhau. Ví dụ: Ghi chú: Quãng ba cung có thể được tạo ra do bất thường nâng cao hoặc hạ thấp crô- ma-tích một trong các bậc. Trong trường hợp này, nếu trong thành phần của nó có một âm ổn định thì khi giải quyết âm đó nằm nguyên, còn âm không ổn định di chuyển theo hướng bị hút. Ví dụ : 65
  66. Nguyên tắc giải quyết các quãng đặc biệt cũng giống như giải quyết các âm không ổn định, tức là : nếu có hai âm không ổn định, cả hai cùng chuyển về các âm ổn định theo hướng bị hút (quãng hai tăng và bảy giảm); nếu có một âm ổn định, nó đứng tại chỗ, còn âm không ổn định giải quyết theo hướng bị hút (quãng bốn giảm và năm tăng). Ví dụ : c-dur hoà thanh Ghi chú: Nếu các quãng hai tăng hoặc bảy giảm được tạo ra do bất thường nâng cao hoặc hạ thấp crô-ma-tích một bậc nào đó trong điệu thức, nếu có một âm ổn định, thì khi giải quyết âm đó đứng tại chỗ. Ví dụ: Tất cả các quãng thuận không ổn định đều giải quyết trên cơ sở sức hút của các âm không ổn định. Nếu cả hai âm trong quãng không ổn định thì chúng chuyển về những âm ổn định kề bên. Nếu trong quãng có một âm ổn định, nó đứng tại chỗ còn âm kia chuyển về âm ổn định. Ví dụ : a) C-dur 66
  67. Câu hỏi hướng dẫn học tập Chương này các học viên cần nắm vững kiến thức: - Quãng của điệu trưởng và thứ tự nhiên. - Các quãng ổn định và không ổn định. - Sự giải quyết các quãng nghịch. Câu 1. Vẽ sơ đồ tất cả các quãng từ các bậc của gam đô trưởng và la thứ. Câu 2. Trình bày các cách giải quyết các quãng 2 trưởng và 7 thứ, 4 đúng, 2 thứ và 7 trưởng. 67
  68. CHƯƠNG VII. HỢP ÂM MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Kiến thức: Trình bày được khái noeemj hợp âm ba, hợp âm bảy; kể tên các thể đảo hợp âm và tên hợp âm ở thể đảo. - Kỹ năng: + Phân biệt được đặc điểm cấu tạo các hợp âm ba, hợp âm bảy. + Xác định âm gốc của các thể đảo hợp âm ba, hợp âm bảy. + Giải quyết được hợp âm bảy - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập NỘI DUNG CHI TIẾT: 1. Hợp âm - hợp âm ba- các dạng hợp âm ba - các hợp âm ba thuận và nghịch - đảo hợp âm Sự kết hợp cùng một lúc ba âm thanh (hoặc nhiều hơn nữa) sắp xếp theo quãng ba hoặc có thể sắp xếp theo quãng ba gọi là hợp âm. Hợp âm gồm ba âm thanh sắp xếp theo quãng ba gọi là hợp âm ba. Hợp âm được cấu tạo từ âm dưới đi lên. Dạng của hợp âm ba phụ thuộc vào tính chất và thứ tự sắp xếp các quãng ba hợp thành nó. Có bốn dạng hợp âm ba được cấu tạo từ những quãng ba trưởng và ba thứ: - Hợp âm ba trưởng gồm một quãng ba trưởng và một quãng ba thứ, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm đúng. - Hợp âm ba thứ gồm một quãng ba thứ và một quãng ba trưởng, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm đúng. - Hợp âm ba tăng gồm hai quãng ba trưởng, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm tăng. - Hợp âm ba giảm gồm hai quãng ba thứ, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm giảm. 68
  69. Trong số các quãng hợp thành những hợp âm ba tăng và giảm có những quãng nghịch (năm tăng và năm giảm). Vì vậy các hợp âm ba trưởng và thứ là những hợp âm thuận, còn các hợp âm ba tăng và giảm là những hợp âm nghịch. Khi các âm thanh của hợp âm được sắp xếp theo quãng ba thì cách sắp xếp ấy gọi là thể cơ bản. Mỗi âm thanh trong hợp âm có tên gọi riêng. Những tên gọi ấy bắt nguồn từ những quãng được hình thành khi hợp âm ở thể cơ bản, tính từ âm dưới cùng đến các âm tiếp theo. Âm gốc (hay còn gọi là âm dưới) của hợp âm ba gọi là âm một, âm thứ hai (hoặc âm giữa) gọi là âm ba, âm thứ ba (hoặc âm trên) là âm năm. Khi trật tự các âm thanh của hợp âm ba thay đổi khiến âm ba hay âm năm trở thành âm dưới cùng thì cách sắp xếp ấy của hợp âm ba gọi là thể đảo. Hợp âm ba có hai thể đảo, đảo một là hợp âm sáu hình thành do chuyển âm một lên một quãng tám, đảo hai là hợp âm bốn sáu hình thành do chuyển âm một và âm ba lên một quãng tám. Trong hợp âm sáu, âm ba trở thành âm dưới, còn trong hợp âm bốn sáu, âm năm trở thành âm dưới: Hợp âm sáu kí hiệu bằng số sáu (6), vì đặc điểm của nó là quãng sáu hình thành từ âm dưới đến âm một đã được chuyển lên trên. Hợp âm bốn sáu kí hiệu bằng số bốn – sáu( (6/4) căn cứ vào những quãng hình thành từ âm dưới cùng đến các âm một và ba. Để có thể cấu tạo hợp âm sáu chủ hoặc bốn - sáu chủ trong một giọng nhất định, cần xuất phát từ sự sắp xếp cơ bản của hợp âm ba, và sau đó dùng cách đảo tìm ra những hợp âm cần thiết. Chẳng hạn, khi cần cấu tạo hợp âm sáu trong giọng Rê trưởng: hoặc hợp âm bốn sáu trong giọng Si thứ : Để biết cách nhanh chóng lập các thể đảo của những hợp âm ba trưởng và thứ từ bất cứ một âm nào, và xác định được giọng của chúng, cần nắm được: 1) Những quãng nào hình thành giữa các âm kề nhau của hợp âm. 69
  70. 2) Trong hợp âm sáu, âm một là âm ngọn, còn trong hợp âm bốn sáu nó là âm giữa. Dưới đây là bản cấu trúc quãng trong những thể đảo của các hợp âm ba trưởng và ba thứ: Hợp âm sáu trưởng: quãng ba thứ + quãng bốn đúng Hợp âm sáu thứ: quãng ba trưởng + quãng bốn đúng Hợp âm bốn sáu trưởng: quãng bốn đúng + quãng ba trưởng Hợp âm bốn sáu thứ: quãng bốn đúng + quãng ba thứ Khi đã biết cấu trúc quãng trong những thể đảo các các hợp âm ba trưởng và ba thứ và vị trí của âm cơ bản trong các thể đảo ấy, sẽ dễ dàng lập được hợp âm cần có. 3. Các hợp âm ba chính ở điệu trưởng và thứ, sự liên kết các hợp âm ba chính Có thể lập các hợp âm ba trên tất cả các bậc của điệu trưởng và thứ. Sau khi lập những hợp âm ba trên các bậc của điệu trưởng tự nhiên, ta thấy trong số đó có ba hợp âm (trên các bậc chủ yếu) là trưởng: các hợp âm ba của các bậc I, IV, và V. Mỗi hợp âm có tên gọi riêng (lấy từ tên các bậc lập nên chúng). Hợp âm ba của bậc I gọi là hợp âm ba chủ. Hợp âm ba của bậc IV là hợp âm hạ át. Hợp âm ba của bậc V là hợp âm át. Vì là những hợp âm trưởng cho nên chúng tiêu biểu cho điệu trưởng nhiều hơn. Chúng thể hiện rõ nét hơn các chức năng điệu thức (nghĩa là những mối tương quan của các âm ổn định và không ổn định). Do đó chúng được gọi là các hợp âm ba chính và cũng kí hiệu như các bậc chủ yếu T, S, D: Tất cả các âm của điệu thức đều nằm trong thành phần các hợp âm ba chính. Vai trò các hợp âm ba chính trong điệu thức, chức năng hòa thanh của chúng phụ thuộc vào ý nghĩa điệu thức của các âm thanh (các bậc) nằm trong thành phần mỗi hợp âm đó. Sau khi lập các hợp âm ba trên tất cả các bậc của điệu thứ tự nhiên, ta thấy, ngược với điệu trưởng, các hợp âm ba chính của điệu thứ là những hợp âm ba thứ. Chúng cũng được kí hiệu như các hợp âm ba chính của điệu trưởng, nhưng bằng chữ viết thường t, s, d : La thứ (a-moll) 70
  71. Cấu trúc của các hợp âm ba chính ở các điệu trưởng và thứ hòa thanh khác với điệu trưởng và thứ tự nhiên. ở điệu trưởng, do hạ thấp bậc VI nên hình thành một hợp âm ba hạ át thứ, đem lại cho điệu trưởng hòa thanh tính chất mềm mại hơn, còn ở điệu thứ, do nâng cao bậc VII mà tạo ra một hợp âm ba át trưởng, mang lại cho điệu thứ ít nhiều đặc tính của điệu trưởng: Vì lẽ các hợp âm ba chính là cơ sở hòa thanh của điệu thức và được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc cho nên cần phải biết những cách đơn giản nhất để liên kết chúng với nhau. Sự nối tiếp các hợp âm bằng một chuyển động bằng phẳng của các bè (tiến hành bè) gọi là liên kết hợp âm. Âm hình hòa thanh là một trình tự do một số hợp âm tạo nên. 4. Các hợp âm ba phụ của điệu trưởng và thứ. các hợp âm ba trên các bậc của điệu trưởng, thứ tự nhiên và hòa thanh Các hợp âm của tất cả những bậc còn lại (ngoài những bậc chính) tức các bậc: II, III, VI, và VII gọi là các hợp âm ba phụ. So với các hợp âm ba chính, chúng có ý nghĩa phụ trong điệu thức. Trong điệu trưởng tự nhiên có ba hợp âm ba thứ và một hợp âm ba giảm (ở bậc VII) là những hợp âm ba phụ. Ở điệu trưởng hòa thanh một hợp âm ba thứ ở bậc III, hai hợp âm ba giảm ở các bậc II và VII và một hợp âm ba tăng trên bậc VI là những hợp âm ba phụ. Ở điệu thứ hòa thanh có một hợp âm ba trưởng ở bậc VI, hai hợp âm ba giảm ở các bậc II và VII và một hợp âm ba tăng trên bậc III là những hợp âm ba phụ. Dưới đây là Ví dụ về thành lập các hợp âm ba phụ trong các điệu trưởng, thứ hòa thanh và tự nhiên. 71
  72. Như vậy tổng số các hợp âm ba bao gồm : 1. Ở điệu trưởng hoặc điệu thứ tự nhiên-ba hợp âm ba trưởng, ba hợp âm ba thứ và một hợp âm ba giảm. 2. Ở điệu trưởng hoặc thứ hòa thanh-hai hợp âm ba trưởng, hai hợp âm ba thứ, hai hợp âm ba giảm và một hợp âm ba tăng. Hợp âm ba tăng giải quyết về hợp âm chủ. Hai âm ổn định nằm trong thành phần của hợp âm ba tăng sẽ đứng tại chỗ vì chúng là những âm chung với hợp âm ba chủ, còn âm thứ ba-âm không ổn định-sẽ giải quyết theo hướng bị hút : ở điệu trưởng, bậc VI hạ thấp đi xuống một quãng hai thứ về bậc V, còn ở điệu thứ, bậc VII sẽ đi lên một quãng hai thứ về bậc I. Ví dụ : Như vậy hợp âm ba tăng của điệu trưởng giải quyết về hợp âm bốn sáu chủ, còn ở điệu thứ, về hợp âm sáu chủ. Trong âm nhạc, về phương diện hòa thanh, hợp âm ba giảm chỉ được sử dụng ở dạng hợp âm sáu. Tất cả các hợp âm ba của điệu trưởng tự nhiên và điệu thứ hoà thanh được sắp xếp theo nguyên tắc quãng ba, tạo ra ba nhóm công năng (do những âm chung): 72
  73. Các hợp âm ba ở các bậc VI và III nằm giữa các hợp âm ba chính cho nên chúng có tính chất công năng kép. 5. Hợp âm bảy - hợp âm bảy át và các thể đảo - giải quyết hợp âm bảy át và các thể đảo Hợp âm gồm bốn âm sắp xếp theo những quãng ba gọi là hợp âm bảy. Các âm ngoài cùng của hợp âm bảy tạo nên một quãng bảy vì thế mà có tên gọi ấy. Trong âm nhạc người ta dùng khá nhiều hợp âm bảy các loại. Hợp âm bảy cấu tạo trên bậc V của điệu trưởng và điệu thứ hòa thanh được sử dụng phổ biến hơn cả. Hợp âm này có tên gọi là hợp âm bảy át. Hợp âm bảy át gồm một hợp âm ba trưởng và thêm một quãng ba thứ phía trên (ba trưởng - ba thứ - ba thứ). Tên gọi các âm trong hợp âm bảy át tính từ âm cơ sở lên là: âm một (gốc của hợp âm), âm ba, âm năm và âm bảy (âm ngọn của hợp âm). Hợp âm bảy át kí hiệu là V7 : Hợp âm bảy át có ba thể đảo: đảo một gọi là hợp âm năm sáu (6/5) , đảo hai là hợp âm bốn- ba (4/3) và đảo ba là hợp âm hai (2). Tên gọi các thể đảo của hợp âm bảy át là căn cứ vào những quãng tạo ra từ âm dưới cùng của hợp âm đến âm gốc và âm ngọn của nó: 73
  74. Để nắm được cách lập hợp âm bảy át và các thể đảo của nó ở một giọng nhất định và từ một âm cho sẵn, cần biết thứ tự sắp xếp các quãng hợp thành những hợp âm ấy và biết chúng được thành lập từ những bậc nào. V7: quãng ba trưởng + ba thứ + ba thứ, ở bậc V V6/5: quãng ba thứ + ba thứ + hai trưởng, ở bậc VII V4/3: quãng ba thứ + hai trưởng + ba trưởng, ở bậc II V2: quãng hai trưởng + ba trưởng + ba thứ, ở bậc IV Hợp âm bảy át là hợp âm nghịch. Trong thành phần của nó có hai quãng nghịch: bảy thứ và năm giảm: Những quãng nghịch này trong các thể đảo của hợp âm bảy át sẽ đảo thành những quãng hai trưởng và bốn tăng. Như vậy, hợp âm bảy át và các thể đảo của nó đòi hỏi phải được giải quyết. Chúng được giải quyết theo nguyên tắc các âm không ổn định bị hút về các âm ổn định. Hợp âm bảy át giải quyết về hợp âm ba chủ thiếu âm năm và có ba âm chủ, các bậc V, VII và II chuyển về bậc I, còn bậc IV về bậc III (bậc V nhảy lên một quãng bốn). Hợp âm năm sáu giải quyết về hợp âm ba chủ đầy đủ, có hai âm chủ, các bậc VII và II về bậc I, bậc IV về bậc VI, bậc V đứng tại chỗ. Hợp âm ba bốn giải quyết về hợp âm ba chủ đầy đủ với hai âm chủ cách nhau một quãng tám: bậc II về bậc I, IV về bậc III, V đứng tại chỗ, còn bậc VII về bậc I (được nâng lên một quãng tám). Hợp âm hai giải quyết về hợp âm sáu chủ với hai âm chủ, bậc IV về bậc III, bậc V đứng tại chỗ, các bậc VII và II về bậc I: 74
  75. Mặc dù bậc V là âm chung của hợp âm bảy át và hợp âm ba chủ, khi giải quyết hợp âm bảy át ở dạng cơ bản nó vẫn chuyển về bậc I bằng cách nhảy bậc, như ta đã thấy ở trên. Đó là vì khi giải quyết, cần thiết phải có âm gốc của hợp âm ba chủ ở bè trầm (cho ổn định hơn). 4. Các hợp âm bảy dẫn - hợp âm bảy của bậc II - hợp âm trong âm nhạc Trong số các hợp âm bảy khác, hợp âm bảy dẫn thường được dùng nhiều hơn cả. Chúng được cấu tạo ở bậc VII của điệu trưởng tự nhiên và hòa thanh, cũng như của điệu thứ hoà thanh, do đó có tên gọi là hợp âm bảy dẫn. Ở điệu trưởng tự nhiên, các âm ngoài cùng của hợp âm bảy dẫn tạo thành một quãng bảy thứ, vì thế nó có tên gọi là hợp âm bảy dẫn thứ. Hợp âm bảy dẫn thứ gồm hợp âm ba giảm cộng thêm một quãng ba trưởng ở trên (ba thứ + ba thứ + ba trưởng). Ở các điệu trưởng hòa thanh và thứ hòa thanh những âm ngoài cùng của hợp âm bảy dẫn tạo thành quãng bảy giảm vì thế có tên gọi là hợp âm bảy dẫn giảm. Hợp âm bảy dẫn giảm gồm một hợp âm ba giảm cộng thêm một quãng ba thứ ở trên (ba thứ + ba thứ + ba thứ). Hợp âm bảy dẫn kí hiệu như sau : VII7 Các hợp âm bảy dẫn giải quyết về hợp âm ba chủ có hai âm ba : Các hợp âm bảy dẫn cũng có ba thể đảo. Hợp âm bảy dẫn được dùng cả ở dạng cơ bản lẫn các thể đảo. 75
  76. Ngoài những hợp âm bảy kể trên, trong âm nhạc còn dùng hợp âm bảy ở bậc II, được xếp vào nhóm công năng của các hợp âm hạ át, cho nên người ta còn gọi chúng là hợp âm bảy hạ át. Trong điệu trưởng, ở bậc II hình thành hợp âm bảy thứ ba thứ: Trong điệu thứ, ở bậc II hình thành hợp âm bảy thứ: Trong số các thể đảo của II7, hợp âm II56 được dùng nhiều hơn vì nó thể hiện đầy đủ hơn cả bậc hạ át (bậc IV ở bè trầm). Trong âm nhạc, các hợp âm không những được sử dụng như phần đệm cho giai điệu mà nhiều khi còn xuất hiện ngay trong giai điệu, đó là trường hợp chuyển động của giai điệu đi theo các âm thanh của hợp âm (âm hình hoà thanh). Câu hỏi hướng dẫn học tập Chương này học viên cần nắm vững các kiến thức - Hợp âm ba và đảo - Hợp âm bảy và đảo - Các hợp âm ba phụ và điệu trưởng và thứ Câu 1. Từ nốt Rê quãng 81 hãy thành lập các hợp âm 3 trưởng, 3 thứ, 3 giảm, 3 tăng và các thể đảo. Câu 2. Từ nốt Đô quãng 81 hãy thành lập các hợp âm 3 chủ, hạ át, át. Câu 3. Từ nốt Son quãng 81 hãy thành lập hợp âm bảy át và các thể đảo. 76
  77. CHƯƠNG VIII. CÁC ĐIỆU THỨC TRONG ÂM NHẠC DÂN GIAN MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Kiến thức: Kể tên được một số điệu thức âm nhạc dân gian, phương Đông, Phương Tây Kỹ năng: + Phân biệt được đặc điểm cấu tạo giữa các điệu thức dân gian phương Tây với tính chất giọng cùng loại. + Xác định được điệu thức một số bài dân ca viết ở điệu thức năm âm. NỘI DUNG CHI TIẾT: 1. Khái quát chung Hiện nay, trong âm nhạc dân gian, cổ điển, đương đại có thể gặp nhiều điệu thức khác nhau ngoài điệu thức trưởng và thứ. Âm nhạc cũng như các lĩnh vực nghệ thuật khác đã hình thành không giống nhau ở các dân tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ. Những điệu thức trong sáng tác âm nhạc dân gian cũng như những điệu thức đã bắt rễ sâu xa, đã được công nhận trong hoạt động am nhạc thế giới, đều hình thành dần dần. Có những bài dân ca, hay ca khúc xây dựng chỉ bằng hai hoặc ba âm thanh Ví dụ bài dân ca Inh lả ơi- Dân ca Thái (chỉ có 4 âm: Son, La, Đô, Rê) Hay bài hát cùng nhau đi hồng binh của Đinh Nhu cũng chỉ có bốn âm (Son, La, Si Rê) 2. Các điệu thức âm nhạc dân gian phương Tây Trong điệu thức âm nhạc dân gian phương Tây có điệu thức bảy bậc với thứ tự các bậc đi-a-tô- nic khác nhau. Sự khác nhau về trình tự nối tiếp nhau các bậc trong điệu thức phụ thuộc vào thứ tự các quãng hai trưởng, hai thứ trong thang âm/ 77
  78. Trong số các điệu thức bảy bậc cảu âm nhạc dân gian có hai điệu điệu thức có xu hướng trưởng đó là và hai điệu thức có xu hướng thứ. Dạng 1: giống điệu thức trưởng nhưng có bậc VII hạ thấp Dạng 2: giống điệu thức trưởng có bậc bậc IV nâng cao Dạng 3: giống điệu thức thứ nhưng có bậc VI nâng cao Dạng 3: giống điệu thức thứ nhưng có bậc II hạ thấp Do trùng hợp bề ngoài giữa các hàng âm cuả điệu thức đi-a-tô-nic 7 bậc của âm nhạc dân gian với các hàng âm đã có trong thời ký trung cổ, người ta đã đặt cho chúng những tên gọi của các điệu thức thời kỳ trung cổ Điệu thức Mit-xô-li-đi: giống điệu thức trưởng nhưng có bậc VII hạ thấp Điệu thức Li-đi: giống điệu thức trưởng có bậc bậc IV nâng cao Điệu thức Đô-ri: giống điệu thức thứ nhưng có bậc VI nâng cao Điệu thức Phi-ri: giống điệu thức thứ nhưng có bậc VI nâng cao 3. Các điệu thức năm âm Trong dân ca, âm nhạc dân gian các nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam có sử dụng điệu thức năm âm bậc. Các bậc được sắp xếp theo các quãng hai trưởng, 3 thứ. Các điệu thức nêu trên được gọi là điệu thức năm âm, có nới gọi là điệu thức ngũ cung. Đặc điểm của điệu thức này là thánh phần âm thanh của nó không có quãng 2 thứ. Do đó điệu thức năm âm không có những âm không ổn định hay chịu sức hút mạnh như điệu thức trưởng thứ. 78
  79. Các dạng điệu thức năm âm - Dạng 1: Điệu thức năm âm có tính chất giống điệu thức trưởng (có nơi gọi là điệu thức Cung) Đây là dạng thường gặp khá phổ biến trong dân ca Việt Nam Ví dụ bài Lý cây đa (Dân ca Quan họ) Trog bài này hàng âm là: Son-La-Si-Rê-Mí Dạng 2: Điệu thức năm âm có tính chất giống điệu thức thứ (có nơi gọi là điệu thức Vũ) 79
  80. Đây là dạng thường gặp khá phổ biến trong dân ca Việt Nam Ví dụ bài qua cầu gió bay – Dân ca Quan họ Dang 3: (có nơi gọi là điệu thức Thương) Dạng 4: (có nơi gọi là điệu thức Chuỷ) Dạng 5: (có nơi gọi là điệu thức Giốc) 80
  81. CHƯƠNG IX. TÍNH CHẤT HỌ HÀNG CỦA CÁC GIỌNG MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Kiến thức: Kể tên số lượng các giọng họ hàng của 1 giọng bất kỳ. - Kỹ năng: + Xác định được tên giọng họ hàng của 1 giọng cụ thể. + Viết được gam Cro-ma-tic theo đúng quy tắc. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập NỘI DUNG CHI TIẾT 1. Tính chất họ hàng của các giọng Tất cả các giọng trưởng và thứ hợp thành những giọng có quan hệ họ hàng với nhau về hoà thanh. Các giọng có họ hàng là những giọng có các hợp âm ba chủ nằm ở các bậc của một giọng cụ thể nào đó (giọng xuất phát) thuộc dạng tự nhiên và hoà thanh. Trong một tác phẩm âm nhạc, giọng khởi đầu được gọi là giọng chính, các giọng thay thế nó trong quá trình diễn biến của âm nhạc là các giọng phụ. Mỗi giọng có sáu giọng họ hàng: Ví dụ : Giọng Đô trưởng có họ với các giọng sau: Pha trưởng bậc IV: Các giọng của những bậc chính Son trưởngbậc V: Các giọng của những bậc chính La thứ bậc VI: Giọng song song của giọng chính Rê thứ bậc II: Các giọng song song với những bậc chính Mi thứ bậc III: Các giọng song song với những bậc chính Giọng La thứ có họ với các giọng sau : Rê thứ bậc IV: Các giọng của những bậc chính Mi thứ bậc V: Các giọng của những bậc chính Đô trưởng bậc III: Giọng song song của giọng chính Pha trưởng bậc VI: Các giọng song song của những bậc chủ yếu Son trưởng bậc VII: Các giọng song song của những bậc chủ yếu Mi trưởng bậc V: Giọng át trưởng (xem Ví dụ 206b) 81