Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) - Nguyễn Hữu Dỵ

pdf 115 trang Hùng Dũng 02/01/2024 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) - Nguyễn Hữu Dỵ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_thuat_tao_hinh_nguyen_huu_dy.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) - Nguyễn Hữu Dỵ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ThS Nguyễn Hữu Dỵ GIÁO TRÌNH NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) Vinh 2011 1
  2. Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH 1.1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Nghệ thuật Từ điển tiếng Việt(TĐTV) cho rằng “Nghệ thuật là danh từ, có hai nghĩa: “1. Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu tính sáng tạo. Nghệ thuật lãnh đạo”(84, tr. 654) Với nghĩa 1, “Nghệ thuật” là thuật ngữ chỉ chung cho các loại hình nghệ thuật, thuộc hình thái ý thức xã hội (thuộc lĩnh vực tinh thần, thượng tầng kiến trúc, phân biệt với hình thái vật chất, hạ tầng cơ sở xã hội.). Nghệ thuật “đặc biệt” ở chỗ “dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm”. Đây là đặc trưng của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác cũng “ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” nhưng bằng công thức, triết lý, khẩu hiệu, mệnh lệnh lạnh lùng, khô khan. Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ, Văn học, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa v.v đều thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, bởi chúng giống nhau ở chỗ “dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm”. Tuy nhiên Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm sinh động, cụ thể và gợi cảm khác nhau, đó chính là đặc trưng ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật. 1.1.2. Tạo hình TĐTV giải nghĩa “tạo hình” là động từ :“Tạo ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối” (84,tr.860). Đây là cách hiểu đúng nghĩa khái quát của từ “tạo hình”, trên cơ sở ý nghĩa của từng đơn vị cấu tạo (tạo, hình). Bằng kinh nghiệm và hiểu biết củả mình, chúng ta đều thấy, không một sáng tạo của cải vật chất nào mà 3
  3. không phải là sản phẩm tạo hình, bởi lẽ, vật chất luôn luôn tồn tại ở dạng hình khối và màu sắc. Tuy nhiên, vật chất là chung cả của thế giới tự nhiên và xã hội, cho cả loài người và loài vật. Vậy, hoạt động và sản phẩm tạo hình nào thuộc về nghệ thuật ? 1.1.3.Nghệ thuật tạo hình(NTTH) NTTH là nghệ thuật sáng tạo hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm bằng đường nét, màu sắc, hình khối. Với cách hiểu này, ta phân biệt NTTH với những nghệ thuật không phải “tạo hình” như Âm nhạc, văn, thơ (khác nhau ngôn ngữ biểu hiện). Đồng thời ta cũng phân biệt dược những hoạt động tạo hình nhưng không thuộc về lĩnh vực nghệ thuật(chung ngôn ngữ biểu đạt nhưng khác về chủ thể, đối tượng, mục đích, hiệu quả, bản chất thẩm mỹ ). Ví dụ: động Phong Nha, động Thiên Đường trong quần thể khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình là kỳ quan thiên nhiên thế giới nhìn từ góc độ cái đep tạo hình: hình thù kỳ thú, sắc màu huyền ảo, nhưng là của thiên nhiên, chủ thể sáng tạo ra nó là “tạo hóa” Đèn xanh đèn đỏ - tín hiệu giao thông – có chung ngôn ngữ tạo hình, do con người làm ra, nhưng không xếp vào tác phẩm nghệ thuật tạo hình 1.1.4. Mỹ thuật (MT) MT và NTTH là hai tên gọi khác nhau của một ngành, một lĩnh vực nghệ thuật: nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng điểm. nét, hình, mảng, khối, màu sắc. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về MT. Sau đây là một số cách hiểu chúng tôi nêu ra để cùng tham khảo : + TĐTV cho rằng, MT có hai nghĩa: 1.(danh từ) “ Ngành nghệ thuật nghiên cứu quy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối”. 2. (tính từ) “ Đẹp, khéo, hợp với thẩm mỹ” (84,tr.609). Với nghĩa 1 của định nghĩa này thì MT là một ngành của nghệ thuật nói chung, có nhiệm vụ là nghiên cứu quy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp bằng đường 4
  4. nét, màu sắc, hình khối. Đường nét, màu sắc, hình khối là ngôn ngữ đặc thù của MT. + Giáo trình Mỹ thuật, Dùng cho ngành Giáo dục tiểu học Hệ đào tạo Tại chức và Từ xa của Nguyễn Quốc Toản cũng cho rằng “có nhiều cách hiểu về mĩ thuật, mỗi cách diễn giải theo lối riêng” và đã “giới thiệu tóm lược” bốn cách hiểu – bốn cách diễn giải “để tham khảo”: 1. Diễn giải theo cách diễn tả Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật tạo nên các tác phẩm trên mặt phẳng (tranh ) bằng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt; trong không gian (tượng ) bằng hình khối, sáng tối, đậm nhạt. Mĩ thuật sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như: giấy, chì, các loại màu, vải, sợi (hội hoạ, trang trí); đất, thạch cao, đá, gang, đồng, xi măng (điêu khắc), cao su, đồng, nhôm (tranh khắc, tranh gò). Có thể nói vắn tắt: Mĩ thuật là nghệ thuật của mặt phẳng, của không gian. 2. Diễn giải theo cấu trúc nội dung Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật gồm có các ngành cơ bản như: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, mĩ thuật ứng dụng. 3. Diễn giải theo chức năng, tác dụng, đặc điểm Mĩ thuật là nghệ thuật của con mắt – nghệ thuật của thị giác (nhìn, nhận ra cái đẹp bằng con mắt). Cũng như nói âm nhạc là nghệ thuật của tai – nghệ thuật của thính giác (nghe thấy cái hay, cái đẹp bằng tai). 4. Diễn giải theo ngữ nghĩa Theo hoạ sĩ lão thành Nguyễn Phan Chánh, mĩ thuật là cách tạo ra cái đẹp. Cách diễn đạt này ngầm nói là có nhiều cách tạo ra cái đẹp, tuỳ thuộc vào khả năng tư duy, sáng tạo, thị hiếu thẩm mĩ và cảm thụ của người tạo nên nó. Cũng như vậy, cách diễn đạt này còn làm sáng tỏ hơn cho phương pháp dạy – học mĩ thuật ở phổ thông: dạy cho học sinh cách tạo ra cái đẹp theo khả năng, ý thích của mình chứ không áp đặt, rập khuôn, sao chép theo một công thức chung nào đó.”( 23,Tr 6,7) 5
  5. + Mĩ thuật và phương pháp dạy học, tập một, Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học CĐSP và SP12+2 của Trịnh Thiệp và Ưng Thị Châu cho rằng: “ Mĩ thuật là một nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người (mĩ là đẹp, thuật là cách thức, phương pháp). Những gì trong giới tự nhiên và trong đời sống xã hội đem lại sự thích thú, sự khoái cảm đều được coi là cái đẹp như : cảnh đẹp chùa Tây Phương, chùa Hương Tích, một công trình kiến trúc đẹp, một tác phẩm hội hoạ, điêu khắc đẹp v.v ”(52,tr.5) Cách nêu khái niệm MT trên đây, phán đoán đầu (“Mĩ thuật là một nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người”) là đúng nhưng chưa đủ, bởi vì nó chung cho mọi nghệ thuật. Còn “(mĩ là đẹp, thuật là cách thức, phương pháp)”, và “Những gì trong giới tự nhiên và trong đời sống xã hội đem lại sự thích thú, sự khoái cảm đều được coi là cái đẹp như : cảnh đẹp chùa Tây Phương, chùa Hương Tích, một công trình kiến trúc đẹp, một tác phẩm hội hoạ, điêu khắc đẹp v.v” với hàm ý giải thích trực tiếp, khẳng định tính xác thực của phán đoán trên thiết nghĩ cũng chưa thuyết phục. Bởi lẽ, “mỹ là đẹp”- mà “đẹp” còn đồng nghĩa với “tốt”-“thiện” là cũng rất chung; còn như “trong giới tự nhiên và trong đời sống xã hội” thì lại có vô số điều “ đem lại sự thích thú, sự khoái cảm” cho chúng ta chứ đâu chỉ dừng ở “cảnh đẹp chùa Tây Phương, chùa Hương Tích, một công trình kiến trúc đẹp, một tác phẩm hội hoạ, điêu khắc đẹp v.v”, ví dụ : một câu thơ hay, một giọng hò dịu ngọt, một điệu múa cổ, một vở kịch hiện đại v.v Nếu như vậy, tất cả đều là MT thì không còn ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật hay sao ? Dẫu biết rằng, mọi định nghĩa, mọi sự khái quát, mọi cách diễn giải chỉ mang tính tương đối trong thao tác của tư duy logic. Mỗi người hiểu khái niệm mỹ thuật theo cách riêng, trên cơ sở vốn sống, vốn hiểu biết của mình. Nhưng dù diễn đạt thế nào thì cũng cần phải đưa ra được hai ý :1.MT mang đặc điểm của nghệ thuật nói chung, 2. MT có đặc trưng của mình. Có thể có các cách hiểu MT như sau : 6
  6. - MT là nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống bằng hình tượng sinh động, cụ thể, gợi cảm, thông qua điểm, nét, hình, mảng, khối, màu sắc. - MT là nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng điểm, nét, hình, mảng, khối và màu sắc. - MT là Nghệ thuật tạo hình 1.1.5. Loại hình NTTH - TĐTV định nghĩa loại hình là “Tập hợp sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó” (84, tr 553). Từ định nghĩa này, có thể suy ra: loại hình NTTH là tập hợp các loại NTTH cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó. Lâu nay NTTH được phân thành các loại hình (đồng nghĩa với các ngành) sau: a. Điêu khắc: “Loại hình nghệ thuật gợi tả hoặc thể hiện sự vật trong không gian bằng cách sử dụng các chất liệu như : đất, đá, gỗ, kim loại, v.v., tạo thành những hình nhất định” (84, tr310) b. Kiến trúc: “Nghệ thuật thiết kế, trang trí nhà cửa” (84, tr 505). c. Hội hoạ: “Nghệ thuật dùng đường nét, màu sắc để phản ánh thế giối hình thể lên mặt phẳng” (84, tr 444). d. Đồ hoạ: “Nghệ thuật tạo hình nên những tác phẩm có thể làm nhiều phiên bản” (84, tr 322). 1.2.Ngôn ngữ tạo hình Thuật ngữ “Ngôn ngữ” trước hết là để chỉ lời nói của con người (ngôn ngữ âm thanh) là công cụ của tư duy, đồng thời là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người trao đổi tư tưởng tình cảm, kinh nghiệm trong quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh sinh tồn. Ngôn ngữ gắn bó cộng đồng gia đình, dân tộc, nhân loại. Cũng từ đó, có cách nói: ngôn ngữ tạo hình (ngôn ngữ mỹ thuật), ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hội hoạ v.v là để 7
  7. nói công cụ, phương tiện truyền tải nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật ấy. Ngôn ngữ tạo hình là công cụ, phương tiện xây dựng hình tượng thẩm mỹ thị giác, phản ánh cuộc sống, truyền tải tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người sáng tác. Công cụ, phương tiện đó là: điểm, nét, hình, mảng, khối, màu sắc, bố cục. Cũng như ngôn ngữ âm thanh của loài người, ngôn ngữ tạo hình gồm một hệ thống các đơn vị, từ đơn vị bậc thấp đến bậc cao. Các đơn vị này vừa cụ thể vừa khái quát, vừa có giá trị tự thân vừa có giá trị trong hệ thống, và chủ yếu là giá trị trong hệ thống (giá trị kết cấu, cấu trúc, bố cục) Có thể biểu diễn cấp độ, quan hệ giữa các đơn vị đó như sau: Điểm Nét Hình Mảng Khối Màu Bố cục 1.2.1. Điểm Điểm là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ tạo hình. Điểm đồng nghĩa với "chấm". Điểm có vai trò tạo nét, tạo hình, mảng, khối. Điểm có giá trị tạo hình. Ý nghĩa phản ánh, tạo hình của điểm chỉ nảy sinh trong cấu trúc, bố cục hình tượng thẩm mỹ, cũng có nghĩa là giá trị của điểm nảy sinh trong quan hệ giữa điểm với điểm (to/nhỏ, đậm/nhạt, dày/thưa ) và điểm với nét, hình, khối và màu sắc. 1.2.2. Nét Nét là kết quả sự tịnh tiến liên tục của điểm trong không gian. Các điểm cấu thành nét chỉ liền kề nhau chứ không cắt nhau, điểm đầu đến điểm cuối không gặp 8
  8. nhau. Dựa vào cấu tạo, có hai loại nét cơ bản là nét thẳng và nét cong (nét không thẳng). - Nét thẳng: Nét thẳng là nét mà các điểm cấu thành nó trong quá trình tịnh tiến, từ khởi điểm (A) đến chung điểm (B) luôn nằm trên một đường thẳng. Có thể phân nét thẳng làm nhiều nhóm loại, tùy theo tiêu chí khác nhau: - Nét thẳng đứng, nét thẳng xiên, nét thẳng ngang - Nét thẳng thanh, nét thẳng đậm, nét thẳng nhạt - Nét thẳng đen, nét thẳng đỏ, nét thẳng lam, nét thẳng lục - Nét thẳng ngắn, nét thẳng dài A Nét thẳng tự nó thẳng, cứng, gợi cảm giác thẳng thắn, cứng rắn, dứt khoát, rạch ròi - Nét cong: Nét cong là nét mà các điểm cấu thành nó trong quá trình tịnh tiến, từ điểm đầu đến điểm cuối không nằm trên một đường thẳng. Có thể phân nét cong làm nhiều nhóm loại, tùy theo tiêu chí khác nhau: 9
  9. - Nét cong đứng, nét cong xiên, nét cong ngang - Nét cong thanh, nét cong đậm, nét cong nhạt - Nét cong đen, nét cong đỏ, nét cong lam, nét cong lục - Nét cong ngắn, nét cong dài - Nét cong cứng, nét cong mềm. Nét không thẳng tự nó cong, gảy khúc , gợi cảm giác hoặc mềm mại, uyển chuyển nhẹ nhàng, hoặc gập ghềnh, khúc khuỷu 1.2.3. Hình Hình là là kết quả sự khép kín của nét, khi điểm đầu và điểm cuối của nét gặp nhau. Đó là chu vi, đường viền bao quanh vật thể. Nét tạo nên hình. Khép kín các nét ta có hình - chu vi. Từ hai loại nét điển hình (nét thẳng và nét cong) ta có các hình cơ bản, khái quát. Hai hình cơ bản, điển hình là hình vuông, hình tròn. Trong tâm thức người Việt, vuông tròn là trọn vẹn, đầy đủ, hoà hợp lý tưởng, tốt lành như ý. Người Việt quan niệm “trời tròn đất vuông”, chúc (cầu mong) “mẹ tròn con vuông” là có cơ sở văn hoá của mình. 10
  10. Hình vuông gợi cảm giác vững chải, chắc chắn trên mặt bằng, hình tròn gợi cảm giác động, dịch chuyển nhưng ổn định bởi sự hướng tâm Các biến thể của vuông tròn là hình chữ nhật, hình tam giác, hình tứ giác, hình bầu dục Hình của sự vật, đối tượng trong thực tế vô cùng phong phú, đa dạng nhưng chung quy lại đều tồn tại ở dạng các hình cơ bản này. 1.2.4. Mảng Mảng là diện tích, bề mặt vật thể. Mảng cũng là kết quả cấu thành của các điểm trên bề mặt vật thể. Tô màu lên hình ta có mảng màu. Không mảng màu nào mà không có hình. Có nghĩa là mọi mảng màu đều có diện tích, đều có chu vi. Thuật ngữ tạo hình có từ ghép “hình mảng” là vì thế . 11
  11. 1.2.5. Khối: . Khối trước tiên là nói về vật thể chiếm chỗ trong không gian ba chiều. Mọi sự vật tồn tại trong tự nhiên và xã hội đều tồn tại ở dạng khối. Mỗi một sự vật, ta vừa nhận biết khối tổng thể, vừa nhận biết khối của từng bộ phận. Sông núi, mây trời, hoa lá, cỏ cây, nhà cửa, đồ đạc, tất cả đều tồn tại ở dạng khối, và ta có thể quy chúng về khối cơ bản. Hình, mảng tạo nên khối. Khối cũng là kết quả cấu thành của các điểm (hạt) trong không gian. Tiếp tục vẽ, ghép nối các hình cơ bản, ta có các khối cơ bản là khối lập phương, khối cầu và các biến thể của chúng như khối chữ nhật, khối chóp, khối tam giác, khối trụ 12
  12. Khối lập phương gợi cảm giác vững chải khi một mặt tiếp đất, khối cầu gợi cảm giác động nhưng ổn định. Các khối hình học khác cũng đều gợi những cảm giác nhất định trên cơ sở thế dáng, chiều hướng, điểm, diện tiếp xúc, trong trường liên tưởng, kinh nghiệm nào đó. 1.2.5. Màu Cùng với đường nét, hình khối là màu của sự vật. Màu là: “Thuộc tính vật thể hiện ra nhờ tác động của ánh sáng và nhận biết được bằng mắt, cùng với hình dáng giúp phân biệt vật này với vật khác.” (84, tr.592). Mọi sự vật tồn tại đều ở dạng khối và có màu. Trong thực tế, chúng ta nhận biết, phân biệt được mọi sự vật là nhờ xúc giác, thị giác. Thị giác (mắt nhìn) bình thường, phân biệt màu của sự vật phải kèm theo điều kiện có ánh sáng. Không có ánh sáng thì không phân biệt được màu. Thành ngữ “ Tắt đèn nhà tranh như nhà ngói” hay “Mặc áo gấm đi đêm”, thể hiện kinh nghiệm dân gian về vai trò của ánh sáng đối với màu sắc - xét ở góc độ tạo hình. Có ba điều kiện tiên quyết, đồng thời để nhận biết màu là: ánh sáng, mắt nhìn, vật thể. 13
  13. Màu khi là yếu tố (đơn vị, bộ phận) trong hệ thống các yếu tố ngôn ngữ tạo hình là màu chất liệu. Màu chất liệu là khoáng chất tự nhiên có thuộc tính lý hóa về màu, được chế tác để sử dụng trong cuộc sống và sáng tác mỹ thuật. Sau đây là một số yêu cầu kiến thức và kỹ năng cơ bản về màu chát liệu. - Màu gốc: Màu gốc là màu khoáng chất tự nhiên đầu tiên, từ đó ta có thể điều chế thành các màu khác. Màu gốc gồm: Đỏ - Vàng – Lam Theo cách pha trộn từng cặp màu gốc với tỉ lệ 1/1, ta được 3 màu mới : - Đỏ + Vàng = Cam - Đỏ + lam = Tím - Vàng + Lam = Lục Ba màu Cam, Lục, Tím là sản phẩm – con đẻ của từng căp màu gốc, bởi vậy, chúng mang thuộc tính màu gốc. Nếu tiếp tục pha trộn màu mới với một trong hai màu gốc tạo ra chúng, ta lại có thêm màu mới có thuộc tính (tính trội) nghiêng về một màu gốc. ví dụ: màu Cam trộn thêm màu Đỏ, tùy vào tỉ lệ pha trộn mới mà ta 14
  14. có Cam đỏ, Đỏ cam; màu Cam trộn thêm màu Vàng, tùy tỉ lệ mà ta có Cam vàng, Vàng cam Như vậy, từ hai màu gốc, ta có thể tạo ra nhiều màu mới cùng thuộc tính gần gũi. - Màu bổ túc: Màu bổ túc là màu tăng cường độ cho nhau. Một màu gốc và một màu mới không cùng thuộc tính được xem là một cặp màu bổ túc. Có 3 cặp màu bổ túc: - Đỏ - Lục - Vàng - Tím - Lam - Cam Các cặp màu trên khi chúng được đặt cạnh nhau đều tôn nhau lên, làm rực rỡ nhau hơn, khác với khi chúng đặt cạnh những màu khác. 15
  15. Còn khi trộn lẫn các màu bổ túc với nhau thì chúng phá nhau, tạo thành hợp chất màu nâu, xám. - Màu trung tính: Màu trung tính là màu có tính chất trung hòa. Hai màu Đen và Trằng được xem là màu trung tính. Đen và Trắng pha trộn được với tất cả các màu, làm thay đổi sắc độ (đen đậm thêm hoặc trắng nhạt đi) chứ không thay đổi thuộc tính bản chất ban đầu của các màu được trộn. - Màu nóng/ lạnh: Màu nóng, màu lạnh (còn được gọi là gam nóng, gam lạnh) là nhìn nhận màu theo cảm giác tâm lý. Ví dụ, trong bảng màu chất liệu, màu đỏ gợi cảm giác nóng nực, màu lam gợi cảm giác mát mẻ. Nóng lạnh về màu cũng chỉ là tương đối. Màu vàng lạnh hơn so với màu đỏ nhưng lại nóng hơn so với màu lục, màu lam; màu tím nóng ấm hơn so với màu chàm 16
  16. Nói gam nóng, gam lạnh là nói chủ yếu dùng màu nóng hay màu lạnh trong một tác phẩm mỹ thuật (Hội họa, Đồ họa ). 17
  17. 1.3. Một số họa sĩ tiêu biểu của Việt nam 1.3.1. Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 tại Kiến An, Hải Phòng, mất năm 1994 tại Hà Nội. Ông học khóa VI (1931-1936)Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Trần Văn Cẩn là một trong “bộ tứ” danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng nhiều họa sĩ khác dựng hàng chục tranh cổ động quanh hồ Hoàn Kiếm. Bức "Nước Việt Nam của người Việt Nam" của Trần Văn Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốc ngân hàng (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới được mở tại Hà Nội. Bức "Xuống đồng" của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được 18
  18. Hội Văn hóa Cứu quốc mua, cùng với bức "Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ" của Tô Ngọc Vân và "Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nguyễn Đỗ Cung. Tháng 7/1948, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam. Tháng 6/1954, Trần Văn Cẩn đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam ( thay hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã mất 1954), và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969). Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã được trao nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng nhất. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996). Năm 2010, một con phố thuộc khu đô thị Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội được đặt tên Trần Văn Cẩn . Gội đầu (khắc gỗ màu của Trần Văn Cẩn) 19
  19. Em Thúy (sơn dầu của Trần Văn Cẩn) 1.3.2. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984) 20
  20. Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Ba ở lại Huế dạy học. Nguyễn Phan Chánh là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Năm 1928, ông bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: "Mẹ bầy cho con đan len", "Hai vợ chồng người nông dân trục lúa",và cũng năm nay ông bắt đầu học vẽ trên lụa Vân Nam và đã thành công. Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa "Chơi ô ăn quan" cùng một số họa phẩm khác như "Cô gái rửa rau", "Em bé cho chim ăn", "Lên đồng". Cũng năm này tại triển lãm Paris, Pháp một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được Giám đốc Victor Tardieu mang về Pháp giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết tranh lụa Việt Nam qua bút pháp Nguyễn Phan Chánh. Họa báo L'Illustration xuất bản ở Paris số Noel 1932 đã giới thiệu 4 bức tranh này của hoạ sĩ. Một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được trưng bày ở Milan (Ý) năm 1934, ở San Francisco (Mỹ) năm 1937, ở Tokyo (Nhật Bản) năm 1940. Sau cuộc triển lãm ở Paris, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam. Năm 1933, ông tham gia bày tranh ở Địa ốc Ngân hàng Hà Nội và triển lãm cá nhân lần thứ nhất ở Hà Nội. Năm 1935, ông tham gia triển lãm do Hội Chấn hưng Mỹ thuật và Kỹ nghệ (SADEAI) tổ chức lần thứ nhất tại Hà Nội. Năm 1938, ông tham gia triển lãm do SADEAI tổ chức lần thứ 2 tại Hà Nội, cũng năm nay ông tổ chức triểm lãm cá nhân lần thứ 2 tại Hà Nội với các tác phẩm tiêu biểu: "Đôi chim bồ câu", "Chăn trâu trong rừng", "Đi chợ", "Tắm cho trâu", "Đi lễ chùa". Năm 1939, tại quê ông đi vẽ ảnh "Đền làng", "Cầu ao", "Xóm Chài", "Hui thuyền", "Thuyền đánh cá", và cũng trong năm đấy Nguyễn Phan Chánh gửi sang Pháp những tranh cỡ lớn "Mùa đông đi cấy", "Chim sổ lồng", "Chị em đùa cá", "Công chúa hoa dâm bụt" cùng một số tác phẩm khác. 21
  21. Sau Cách mạng tháng 8, Nguyễn Phan Chánh là Ủy viên Thường vụ Hội Văn hóa Cứu quốc của tỉnh. Trong thời gian này ông đã vẽ nhiều chân dung lãnh tụ và chiến sĩ cộng sản như: Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú. Trong chín năm tham gia kháng chiến, họa sĩ đã vẽ tranh tuyên truyền cổ động: "Em bé tẩm dầu", (1946), "Phá kho bom giặc" (1947), "Lội suối", (1949). Năm 1955, Nguyễn Phan Chánh trở về Hà Nội, làm giảng viên hội họa Trường Đại học Mỹ thuật trong vài năm. Năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I. Năm 1962, ông là Đại biểu Đại hội liên hoan A nh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III. Nguyễn Phan Chánh sáng tác tác phẩm đầu tiên về đề tài kháng chiến chống Mỹ, "Sau giờ trực chiến" (1967), tiếp đó là "Trăng tỏ" (lụa, 1968), "Chiều về tắm cho con" (1969), "Trăng lu" (lụa, 1970). Trong những ngày máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, phòng tranh mừng hoạ sĩ 80 tuổi vẫn được mở tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó bày tại 10 Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Năm 1973, Nguyễn Phan Chánh sáng tác những tác phẩm cuối cùng về đề tài tắm: "Tiên Dung tắm", "Tiên Dung và Chử Đồng Tử", "Lội suối" và bức sau cùng là "Kiều tắm". Năm 1974, ông dự triển lãm tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang với tác phẩm "Sau giờ trực chiến" (lụa). Tháng 8 và tháng 9 năm 1982, mừng thọ hoạ sĩ 90 tuổi, Bộ Văn hoá Việt Nam cùng Bộ Văn hoá Tiệp Khắc, Bộ Văn hoá Hungary tổ chức triển lãm 47 tác phẩm của các thời kỳ sáng tác của Nguyễn Phan Chánh tại Praha, Bratislava, Budapest, Bucharest. Tháng 7 năm 1983, phòng tranh Nguyễn Phan Chánh được trưng bày tại Viện Bảo tàng Phương Đông ở Moskva. Nguyễn Phan Chánh mất ngày 22 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. 22
  22. Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996. Một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh: Chơi ô ăn quan, 1931 23
  23. Bữa cơm vụ mùa thắng lợi Trăng tỏ 24
  24. Rửa rau cầu ao, 1931. Em bé cho chim ăn, 1931. 25
  25. 1.3.3. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1922) Nguyễn Tư Nghiêm sinh năm 1922 tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha ông là cụ Phó bảng Nguyễn Tư Tái, đỗ cùng khoa thi với cụ Nguyễn Sinh Sắc. Ông học khóa XV Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1941 - 1946). Lúc đang học năm thứ 3, ông đã gây chú ý của giới hội hoạ với bức tranh sơn dầu Người gác Văn Miếu giành được giải nhất tại Salon Unique năm 1944. Ông là một họa sĩ vẽ tranh sơn mài, sơn dầu và bột màu nổi tiếng. Ông cũng được xếp vào một trong bộ tứ “Phái - Sáng - Liên Nghiêm”(Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm). Trong kháng chiến chống Pháp, ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật kháng chiến ở Việt Bắc. Ông cũng có thời gian giảng dạy tại Trường Mỹ Nghệ Hà Nội (1959 – 1960). 26
  26. Ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật. (1996) Một số tác phẩm tiêu biểu: - Người gác Văn Miếu (giải nhất Salon Unique năm 1944). - Cổng làng Mộng Phụ. - Đánh cờ dưới bóng tre. - Trạm gác (1948). - Con nghé (1957) - Giao thừa bên Hồ Gươm (1957) - Nông dân đấu tranh chống thuế (1960). - Giao thừa bên Hồ Gươm. - Điệu múa cổ - Thánh Gióng - Mười hai con vật tượng trưng cho năm - Kim Vân Kiều. 27
  27. Thánh Gióng (sơn mài, 100x120cm) Con nghé quả thực - Sơn mài Điệu múa cổ. 28
  28. Điệu múa cổ, 1959, sơn dầu 62cm x 83cm Thánh Gióng - Sơn mài. 29
  29. Giao thừa bên Hồ Gươm 1957 Điệu múa xưa, 1983 30
  30. Chân dung, 1989 31
  31. 1.3.4. Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) Bùi Xuân Phái sinh năm 1920, mất năm 1988 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 1941 – 1946, tham gia kháng chiến, đồng thời tham dự nhiều triển lãm chung với các họa sĩ khác. Năm 1952 ông về Hà nội, sống và sáng tác tại nhà (số 87 Phố Thuốc Bắc) cho đến khi mất. Từ năm 1956 đến năm 1957, Bùi Xuân Phái giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội, khi xảy ra phong trào Nhân văn Giai phẩm, họa sĩ phải đi lao động, học tập trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông viết đơn xin ngưng giảng dậy tại trường Mỹ thuật. Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái 32
  32. Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn mầu, chì than, bút chì Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đă góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Lép-dích) về trình bày cuốn sách “Hề chèo” (1982). Ông giành được Giải thưởng mỹ thuật tại các triển lãm: - Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946 - Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980 - Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức) - Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984 Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Năm 1997, ông được tặng Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam Một số tác phẩm chính c ủa ông: - Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu 1972 - Hà Nội khán chiến - Sơn dầu 1966 - Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972 - Phố vắng - Sơn dầu 1981 - Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968 - Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968 - Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967 33
  33. Phố cổ 34
  34. Tranh màu bột Hoá trang, màu nước 35
  35. 1.3.5. Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 – 1988) Nguyễn Sáng Sinh năm 1923 tại Làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Năm 1938, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tháng 8-1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội. Cuối tháng 12-1946, ông lên chiến khu Việt Bắc, dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Tranh của ông gồm nhiều thể loại, ở thể loại nào ông cũng đều thành công. Về thể loại chiến tranh, ông có các tác phẩm Giặc đốt làng tôi, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghĩ trưa trên đồi, Thành đồng Tổ quốc. Về thể loại tranh chân dung, ông có hai tác phẩm nổi tiếng là Tự hoạ và Không gian. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bật cả tính cách lẫn đặc điểm của nhân vật. Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa (Thiếu nữ bên hoa sen), cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền (Tháp phổ 36
  36. minh), cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ (Pắc Bó), cảnh nông thôn bình dị, hiền hoà (Thiếu nữ trong vườn chuối), cảnh những trò chơi dân gian (Chọi trâu, Đấu vật) v.v Về mặt nghệ thuật, ông đã làm cuộc cánh tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất sơn mài. Đồng thời, ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội hoạ hiện đại Châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệt thuật của ông là sự kết hợp hài hoà giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên, thì Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao với tầng lớp đời thường, chiến tranh, cách mạng, những xung đột của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàng, xanh, diệp lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội hoạ cả về chất liệu và danh tiếng. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam. Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 70. Ông mất năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 65 tuổi. Tên tuổi của ông được ghi trong “Từ điển Bách khoa Larousse” ở Pháp. Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. 37
  37. Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Sáng: Giặc đốt làng tôi Kết nạp đảng ở Điện Biên 38
  38. Cô gái và hoa sen Kiều 39
  39. 1.3.6. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993) Nguyễn Gia Trí quê ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ông là hoạ sĩ, nhà đồ hoạ, biếm hoạ Việt Nam, một trong những hoạ sĩ hàng đầu có những đóng góp cho những bước khởi nguyên và sự phát triển của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam thế kỉ 20. Ông cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn là bốn cây đại thụ của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn). Tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1936, ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy 40
  40. tính chất dân tộc. Những tác phẩm của ông có thể tìm thấy trong viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội và viện Bảo tàng Mỹ thuật tại Sài Gòn. Những bức tranh đầu tiên mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực và ấn tượng Châu Âu (Hoàng hôn trên sông, Phong cảnh Móng Cái ). Vào thập niên 40 thế kỉ 20, khi chuyển sang sáng tác chuyên về chất liệu sơn mài, đã tạo ra được một phong cách riêng. Chủ đề quen thuộc là những thiếu nữ duyên dáng, nhàn tản trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Với chất son, sơn than, vàng, bạc, vỏ trứng, sơn cánh gián, Nguyễn Gia Trí đã tạo cho tranh sơn mài một vẻ đẹp lộng lẫy, một chiều sâu bí ẩn, đưa kĩ thuật sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định tầm quan trọng của chất liệu hội hoạ này trong nền mĩ thuật Việt Nam: Đình làng vào đám (1939), Thiếu nữ bên cây phù dung (1944). Những năm 1960 - 1970, nghệ thuật của ông có xu hướng thiên sang trừu tượng. Tuy vậy, cuối đời ông lại trở về với thế giới lãng mạn đầy mộng mơ của những năm 40: bức tranh Bắc, Trung, Nam. Bức tranh Thiếu nữ trong vườn được trình bày như vườn hoa muôn sắc màu, trong đó các cô gái đang vui đùa, chạy nhảy, giá trị hiện thực toát lên từ hình khối, động tác. Sắc vàng kim được dát trên nền trời, trên những tấm áo điểm xuyết vỏ trứng, những vệt vàng lộng lẫy trên từng đường lượn như tôn vẻ đẹp thanh tân thiếu nữ. Ở những tranh sơn mài có kích thước lớn, Nguyễn Gia Trí luôn mở rộng tầm nhìn thẩm mỹ, đặt cái cổ kính bên cạnh cái tân kỳ, cái lộng lẫy sang trọng cạnh sự giản dị mộc mạc, ý tưởng hy vọng đặt bên cạnh sự hoài niệm Đó cũng là cách xử lý khi thể hiện mặt bên kia của tấm bình phong mang tên Phong cảnh có cách vẽ khoẻ khoắn, những mảng vỏ trứng, hình cây điển hình được viền bằng những mảng mầu to rộng, nét chắc khoẻ gợi về sự gần gũi chân quê của vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam. 41
  41. Nguyễn Gia Trí còn là một nhà biếm hoạ sắc sảo, bút danh Raitơ (Right) với những tranh châm biếm chính quyền thực dân Pháp và đám quan lại phong kiến tay sai trên báo Phong hoá, báo Ngày nay. Ông là nhà đồ hoạ nổi tiếng với những tranh khắc gỗ màu mang đậm màu sắc dân gian: Ai mua rươi ra mua, Kẻ khó không lo ba ngày Tết và những minh hoạ sách báo phóng khoáng đầy chất hiện thực. Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã được chỉ định là Bảo vật Quốc Gia. Vì thế, những tác phẩm của ông đã không được phép rời khỏi Việt Nam. Nguyễn Gia Trí từ trần lúc 22 giờ 30 phút ngày 20/6/1993 tại Sài Gòn. Phong cảnh (1941) 42
  42. Vườn xuân Bắc Trung Nam 43
  43. 1.3.7. Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 - 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 2 năm 1926 - 1931). Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnom Penh, Băng Cốc, Huế Ông hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báo Thanh Nghị Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" “nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” 44
  44. Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Angkor Thom của Campuchia. Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam Ông mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996) Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu Trước 1945 Thiếu nữ bên hoa sen (1944) Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) Hai thiếu nữ và em bé (1944) Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942) Buổi trưa (1936) Bên hoa (1942) Thuyền sông Hương (1935) Đều là tranh sơn dầu. 45
  45. Sau 1945 Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu) Nghỉ đêm bên đường (sơn mài - 1948) Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954) Hai chiến sĩ (màu nước - 1949) Thiếu nữ bên cửa sổ, sơn dầu 46
  46. Thiếu nữ bên tranh Tố nữ - Lụa Thiếu nữ bên hoa huệ 47
  47. 1.4. Một số họa sĩ tiêu biểu của thế giới 1.4.1. Leonardo da Vinci (1452–1519) Leonardo di ser Piero da Vinci (thường được phiên âm theo tiếng Pháp là "Lê-ô-na đơ Vanh-xi", hoặc phiên là "Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi) sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp. Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci. Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực 48
  48. thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học, và bút ký. Người đàn ông Vitruvius theo Leonardo da Vinci, một ví dụ tiêu biểu về sự pha trộn giữa nghệ thuật và khoa học vào thời Phục Hưng. 49
  49. La-giô-công-đơ, tranh sơn dầu của Lê-o-na đờ Vanh-xi 50
  50. Người đàn bà và con chồn- Bảo tàng Czartoryski, Kraków, Ba Lan Bữa ăn cuối cùng 51
  51. 1.4.2. Raffaello (1483–1520) Raffaello sinh năm 1483 m ất 6 tháng 4 năm 1520 tại miền đông Italia. Cha ông là một họa sĩ nổi tiếng, từ nhỏ đã cho Raffaello theo học những thầy giáo giỏi và ông học rất xuất sắc. Khi được 21 tuổi, ông đến Firenze và nghiên cứu tỉ mỉ các tác phẩm của những bậc thầy trước đó. Từ năm 1508, ông nhận lời mời của Giáo Hoàng, đã vẽ một chùm bích hoạ trong thánh thất Vatican trong vòng 5 năm. Cho đến tận ngày nay ta cũng có thể chiêm ngưỡng tác phẩm đó ở 4 bức bích hoạ trên 4 bức tường trong thánh thất Vatican. Năm đó Giáo Hoàng đã yêu cầu Raffaello vẽ 4 bức bích hoạ hàm chứa 4 nội dung: Thần học, Triết học, Văn nghệ, Pháp luật. Trong bức Triết học là một toà kiến trúc lớn trải dài từ gần đến xa, xa hơn là một mái vòm. Hai nhà triết học vĩ đại đi 52
  52. phía trước là Platon và Aristotle, phía sau là những nhà triết học, khoa học cổ Hi Lạp. Raffaello muốn thể hiện cho những người kế tục tư tưởng văn hoá cổ Hy Lạp đã vượt lên trên thế hệ trước của mình. Nói tóm lại, Raffaello đã từ bỏ lối vẽ cứng nhắc khi bàn về vấn đề Tôn giáo mà thay vào đó là những nội dung tư tưởng phục hưng văn hoá cổ Hi Lạp, hình thành nên những cấu tứ độc đáo, mới lạ. Ngoài chuyên môn hoạ sĩ, Raffaello còn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Bằng chứng là việc thiết kế nhà thờ Thánh Pie tại Vatican ở Roma. Ông cũng đã có những đóng góp quan trọng trong quy hoạch tổng thể Nhà thờ lớn và đồng thời còn là người phụ trách công việc thi công công trình này. Khi công trình chưa hoàn thành thì ông mất ở tuổi 37 vào năm 1520. Với những cống hiến to lớn của mình thì danh hiệu Thánh hội hoạ của thời kì văn hóa Phục Hưng xứng đáng với ông.Nội dung thường là tôn giáo và lịch sử. Sistine Madonna Raffaello 53
  53. 1.4.3. Michelangelo Buonarroti (1475–1564) Chân dung Michelangelo vẽ bằng phấn của Daniele da Volterra Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (6 tháng 3 năm 1475 – 18 tháng 2 năm 1564), thường được gọi là Michelangelo, là một hoạ sĩ nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Italia. Dù ít có những đột phá bên ngoài nghệ thuật, sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm mức khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, cùng với đối thủ và là người bạn Leonardo da Vinci. Khả năng sáng tạo của Michelangelo trong mọi lĩnh vực ông tham gia trong suốt cuộc đời dài của mình rất phi thường; khi tính cả các thư từ, phác thảo, ký sự còn lại, ông là nghệ sĩ được ghi chép đầy đủ nhất về cuộc đời ở thế kỷ 16. Hai trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Pietà và David, được thực hiện trước khi ông sang tuổi 30. Dù ông không được đánh giá nhiều trong hội hoạ, Michelangelo cũng đã tạo ra hai trong các tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong thể loại bích hoạ 54
  54. trong lịch sử Nghệ thuật phương Tây: các cảnh Chúa sáng tạo ra thế giới trên trần và Sự phán xét cuối cùng trên bức tường bệ án thờ Nhà nguyện Sistine ở Rome. Một ví dụ về vị trí độc nhất của Michelangelo, ông là nghệ sĩ phương Tây đầu tiên có tiểu sử được xuất bản khi đang còn sống. Hai cuốn tiểu sử đã được xuất bản trong khi ông đang sống; một trong số đó, bởi Giorgio Vasari, cho rằng ông là động cơ của mọi thành tựu nghệ thuật từ khi bắt đầu thời kỳ Phục hưng, một quan điểm vẫn tiếp tục được ủng hộ trong lịch sử nghệ thuật trong nhiều thế kỷ. Trong đời mình, ông cũng thường được gọi là Il Divino ("người siêu phàm"). Một trong những phẩm chất của ông được những người đương thời ngưỡng mộ nhất là terribilità, một cảm giác kính sợ trước sự vĩ đại, và các nỗ lực của những nghệ sĩ thời sau học theo phong cách say mê và rất cá nhân của ông đã dẫn tới Mannerism, phong trào lớn tiếp sau trong nghệ thuật phương Tây sau thời Đỉnh cao Phục hưng. Michelangelo đã vẽ trên trần Nhà nguyện Sistine; tác phẩm mất gần bốn năm để hoàn thành (1508–1512) 55
  55. Tượng David của Michelangelo (1504) Sự phán xét cuối cùng (Trích đoạn). Nhà thờ Sistine. Nề họa của Michelangelo Sự phán xét cuối cùng là sự thể hiện lần xuất hiện thứ hai của Chúa Jesus và ngày tận thế; nơi các linh hồn con người mọc lên và được trao các số phận khác nhau, như được Chúa phán xét, bao quanh là các Thánh. 56
  56. 1.4.4. Vincent van Gogh (1853 – 1890) Vincent Willem van Gogh sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853, tại Groot-Zundert, một làng nhỏ gần thành phố Breda thuộc tỉnh Bắc Brabant phía Nam Hà Lan, mất ngày 29 tháng 7 năm 1890, ở Auvers-sur-Oise, gần Paris. Ông thường được biết đến với tên Vincent van Gogh, đọc theo tiếng Việt là Van Gôc), là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức Ông thực sự trở thành họa sĩ từ năm 27 tuổi(1880). Thoạt đầu, Van Gogh chỉ sử dụng các gam màu tối, chỉ đến khi được tiếp xúc với trường phái ấn tượng (Impressionism) và Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ở Paris, ông mới bắt đầu thay đổi phong cách vẽ của mình. Trong thời gian ở Arles miền Nam nước Pháp, Van Gogh kết hợp các màu sắc tươi sáng của hai chủ nghĩa này với phong cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có phong cách rất riêng Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình năm 37 tuổi. 57
  57. Van Gogh có ảnh hưởng lớn trong văn hóa đương đại. Đã có những cuốn tiểu thuyết, bộ phim, bài hát ra đời phản ánh cuộc đời v à sự nghiệp của ông. Sau khi Van Gogh mất, tranh của ông rất được các bảo tàng nghệ thuật và nhà sưu tầm cá nhân ưa thích, đặc biệt là trong thập niên 1980 và 1990. Khi đó nhiều tác phẩm của ông liên tục phá kỉ lục thế giới về giá bán, trong số đó có bức Chân dung Bác sĩ Gachet, từng được bán với giá 82,5 triệu USD. Một số tác phẩm của Van Gốc: Những người ăn khoai (1885) Quán cà phê đêm ở Arles (1888) 58
  58. Đêm đầy sao (1889) Chân dung Bác sĩ Gachet (1890) 59
  59. 1.4.5. Paul Gauguin (1848 - 1903) Paul Gauguin (thường được đọc là Gô ganh) có ên đầy đủ là Eugène Henri Paul Gauguin Ông sinh ngày 7 tháng 6 năm 1848 tại Paris – Mất 8 tháng 5 năm 1903) là họa sĩ hàng đầu của trào lưu hậu ấn tượng. Lúc 17 tuổi, ông làm thủy thủ trên tàu Luzitano và có các chuyến đi từ Le Havre, Pháp tới Rio de Janeiro. Ông đã đi vòng quanh thế giới trong 13 tháng với tư cách thuyền phó. Năm 1871, ông từ bỏ hải quân về làm việc trong một văn phòng của Bertins ở Paris. Ông lấy vợ người Đan Mạch, và có 4 người con. Ông bắt đầu vẽ trong thời gian làm việc tại ngân hang (khoảng năm 1873) và chỉ có thể vẽ vào ngày chủ nhật. Ban đầu ông hứng thú với cách vẽ của các họa sĩ ấn tượng. Năm 1874, Paul Gauguin gặp Camille Pissarro cùng các nghệ sĩ ấn tượng khác, cùng nhau đi vẽ và tham gia trưng bày tranh. Năm 1876 ông vui sướng vì có một bức tranh phong cảnh được trưng bầy. Sự kiện đó gây cho ông rất nhiều hứng thú và từ đó ông dấn thân vào con đường nghệ thuật một cách đầy đam mê. Ông từ bỏ việc môi giới chứng khoán vào tuổi 35 để theo đuổi hội họa. Quan điểm nghệ 60
  60. thuật của ông là: không nên vẽ giống hệt, nghệ thuật là phải trừu tượng hóa, từ hình mẫu bên ngoài phải sáng tạo một cái gì đó mới lạ Năm 1889, ông tuyên bố với bạn bè là nên vễ như những nét vẽ của trẻ thơ, chỉ chú trọng đến đường nét cơ bản của vật thể, cái tinh túy của người và vật. Quan điểm độc đáo của ông đã mở ra lý thuyết ban sơ của chủ nghĩa tượng trưng trong trào lưu hội họa hiện đại. Ông chu du nhiều nơi, đến tận Tahiti, vẽ rất nhiều tác phẩm giá trị. Về cuối đời ông sống trong nghèo túng cơ cực, nợ nần chồng chất, sức khỏe giảm sút Ông mất trong nỗi cô đơn trong một túp lều ở Hivahoa. Paul Gauguin đã để lại những tác phẩm nghệ thuật bất hủ sống mã trong lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới. Tiêu biểu nhất là tác phẩm cuối đời của ông: Chúng ta từ đâu đến - Chúng ta là ai - Chúng ta đi về đâu (vẽ năm 1897, trên khổ lớn 139cm x 375cm), mang tính triết lý, tượng trưng về cuộc sống và con người. 61
  61. Chúng ta từ đâu đến - Chúng ta là ai - Chúng ta đi về đâu 62
  62. 1.4.6.Pablo Picasso (1881-1973) Pablo Picasso sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, tại Málaga, miền nam Tây Ban Nha; mất ngày 8 tháng 4 năm 1973, tại Mougins, Pháp. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỉ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa, theo mẹ ông kể lại thì từ đầu tiên mà cậu bé Pablo nói được chính là "piz", cách nói tắt của từ "lápiz", trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bút chì. Cha của Picasso,ông José, là một họa sĩ chuyên vẽ chim theo trường phái hiện thực, ông José còn là một giảng viên nghệ thuật và phụ trách bảo tàng địa phương, trường Mỹ thuật công nghệ tạo hình của Barcelona. Vì vậy, Picasso có được những bài học đầu tiên về nghệ thuật chính từ cha mình. Picasso học tại Học viện mỹ thuật (Academia de San Fernando) tại Madrid chưa được một năm, năm 1900 ông bỏ sang Paris, thủ đô nước Pháp, trung tâm nghệ thuật của Châu Âu thời bấy giờ. Tại Paris, Picasso kết bạn với rất nhiều nghệ 63
  63. sĩ nổi tiếng, và bắt đầu chuỗi ngày hoạt động nghệ thuật lắm gian truân nhưng cũng đầy hào quang: ông đã để lại một tài sản khổng lồ cho nhân loại (1800 bức tranh sơn dầu, 3 vạn bản tranh, 7000 bức ký họa phác thảo ) Tự họa với bảng màu, (phấn màu, 1906)- Gia đình xiếc,(sơn dầu, 1905) The Old Guitarist. 1903 Old Beggar with a Boy. 1903 64
  64. Những cô nàng ở Avignon 65
  65. 1.5. Tranh dân gian Việt Nam 1.5.1.Tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu: Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột Loẹt lòe trên vách bức tranh gà Tranh Lợn đàn ở nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình học. Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thế (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn. Tuy thế tranh Đông Hồ đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu. 66
  66. Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy để bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên "thường", màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản cổ. Một điểm đáng lưu ý khác nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què cụt về mặt ý nghĩa. Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự gần gũi nhất định giữa nội dung tranh khắc gỗ màu của Việt Nam với của Trung Quốc, có những tranh mà cả hai nước đều có, song tranh Đông Hồ phát triển thành một hướng riêng tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa nhận như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Ván khắc tranh Đánh ghen (âm bản) ở nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, làng tranh Đông Hồ 67
  67. Ván khắc tranh Chăn trâu thổi sáo ở nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam làng tranh Đông Hồ Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (người ngồi bên trái), làng tranh Đông Hồ 68
  68. Làng tranh Đông Hồ cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm. Một số khách sạn, nhà hàng từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng về đây đặt những bức tranh khổ lớn để trang trí cho cách phòng khách, hoặc phòng ăn lớn. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ đường gần nhất du khách thường đi là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành-Bắc Ninh) là đến phố Hồ-huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ. Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca rằng: Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh. Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề làm tranh". Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa. Còn "làng Mái có lịch có lề" thì nghĩa là gì? Tục ngữ Việt Nam có câu: giấy rách phải giữ lấy lề. Chữ lề ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Còn dân làng Mái, dân nghệ thuật rất trọng lời ăn tiếng nói. Không như nhiều làng quê khác, người dân làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn 69
  69. nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng. Người làng kể rằng kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau. Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ. Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng 3 âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như: Hỡi anh đi đường cái quan Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu Mua tờ tranh điệp tươi màu Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều. Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên tranh Đông Hồ thường dùng khoảng 4 màu. 70
  70. Đấu vật(Tranh Đông Hồ) Lợn độc (Tranh Đông Hồ) 71
  71. Đám cưới chuột(Tranh Đông Hồ) Hứng dừa(Tranh Đông Hồ) 72
  72. 1.5.2.Tranh Hàng Trống Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh này. Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh chính là tranh thờ và tranh Tết. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy, Nam Đình), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngày, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần rất cầu kỳ. Loại tranh này thường được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quí, Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây. Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo, của vùng miền, các dân. Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày. Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhưng tới thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều bỏ nghề. Nhiều nhà còn đốt bỏ hết 73
  73. những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc, một phần do thú chơi tranh của người Hà Nội đã đổi khác, một phần do việc làm tranh không có thu nhập cao nên nhiều người đã chuyển nghề. Cách in ấn và vẽ Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, cỡn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu. Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ mầu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh. Tranh được in trên giấy dó bồi dầy hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dầy, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị. Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác. Màu sắc và cách tạo màu Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn. Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà hơn tranh Đông Hồ. 74
  74. Đề tài nội dung và thể thức tranh Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bẩy Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình (4 bức) hoặc Nhị bình (2 bức). Tứ bình thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn mùa). Tứ bình còn có thể trình bày theo thể liên hoàn rút từ các truyện tích như Nhị độ mai, Thạch Sanh, Truyện Kiều. Nhị bình thì vẽ những đề tài như "Lý ngư vọng nguyệt" (Cá chép trông trăng) hoặc "Chim công múa" có tính cách cầu phúc, thái bình. Những bức về đề tài dân dã như cảnh "Chợ quê" hay "Canh nông chi đồ" cũng thuộc loại tranh Hàng Trống. Bịt mắt bắt dê (Tranh Hàng Trống) 75
  75. Ngũ Hổ (Tranh Hàng Trống) 76
  76. 1.5.3. Tranh làng Sình Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vào khoảng thế kỷ 15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Tranh làng Sình là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Đây là dòng tranh mộc bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế với mục đích cúng lễ. Nghề làm tranh ra đời tại làng không biết từ bao giờ, và tranh làm ra chủ yếu là để phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng. Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi yếu tố truyền thống xưa. Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp thay cho các chất liệu màu truyền thống. (Bản khắc để dập in một bức tranh làng Sình) 77
  77. Tranh làng Sình khác với tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) bởi chức năng duy nhất là phục vụ thờ cúng, cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay chỉ còn những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá còn lưu giữ được ở nhà ông Kỳ Hữu Phước - một nghệ nhân làm tranh lâu năm ở làng Sình. Cách in ấn và vẽ tranh Hổ (Tranh làng Sình) Tranh Sình có nhiều loại kích thước tùy thuộc vào khổ giấy dó. Giấy dó cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25x35), pha ba (25x23) hay pha tư (25x17). Tranh khổ lớn khi in thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh khổ nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên. Bản in đen phải chờ cho khô rồi mới đem tô màu. Bản khắc của tranh được làm từ gỗ mít. 78
  78. Nguyên liệu và cách tạo màu Giấy in tranh là giấy mộc[cần dẫn nguồn] quét điệp, màu sắc trước đây được tạo từ các sản phẩm tự nhiên như từ :thực vật, kim loại hay từ sò điệp Một số loại màu pha chế tự nhiên: màu vàng nhẹ (lá đung giã với búp hòe non), màu xanh dương (hạt mồng tơi), màu vàng đỏ (hạt hòe), màu đỏ (nước lá bàng, đá son), màu đen (tro rơm nếp hòa tan trong nước rồi lọc sạch, cô lại thành một thứ mực đen bóng). Màu chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục. Mỗi màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu bằng da trâu tươi. Sau này do nhiều nguyên nhân nên màu sắc được tạo nên từ phẩm hóa học. Đề tài và nội dung tranh Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng, có khoảng 50 đề tài tranh. Các đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa. Ngoài các đề tài về tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ [cần dẫn nguồn], tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội Tranh phục vụ tín ngưỡng có thể chia làm ba loại: - Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh tượng bà, thường vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm. Tranh con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà; ảnh phền vẽ bé trai bé gái. Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp (có lẽ là tranh vẽ Táo quân). - Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình thường là tranh cỡ nhỏ. - Tranh súc vật (gia súc, voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết. Tất cả các loại tranh này sẽ được đốt sau khi cúng xong. 79
  79. 1.5.4. Tranh Kim Hoàng Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng. Thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa. Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tranh của làng Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Chính vì thế nó tạo cho dòng tranh này những giá trị riêng. Đề tài và nội dung tranh: Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ. Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người nông dân như trâu, bò, gà, lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo. Ngoài ra, tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có. Đó là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh. 80
  80. Cách in ấn và vẽ : Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tầu. Trong tranh Đông Hồ, một bức tranh có rất nhiều bản khắc gỗ, mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một lượt in. Nhưng ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có một sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc. Đây là điểm được ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng. Màu sắc và cách tạo màu: Tranh Kim Hoàng dùng mực tàu và các màu có nguồn gốc tự nhiên. Màu trắng tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm. Màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ hoa dành dành. Lợn độc (Tranh Kim Hoàng) 81
  81. Gà độc ( Tranh Kim Hoàng) Hướng dẫn học chương 1: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về: - Các khái niệm cơ bản của nghệ thuật tạo hình - Ngôn ngữ tạo hình - Các họa sĩ tiêu biểu của Việt Nam và Thế giới - Tranh đân gian Việt Nam 2. Tập viết thu hoạch, trình bày, giới thiệu mỹ thuật: - Bài tập 1: Viết một bài thu hoạch nhỏ về một vấn đề hiểu biết của mình thuộc nội dung chương 1(Tự luận, viết tay ho ặc đ ánh m áy khoảng 1500 chữ, trên giấy A4) - Bài tập 2: Trình bày (thuyết trình) tóm tắt bài thu hoạch trên của mình trước nhóm, lớp (khoảng 5 -10 phút) 82
  82. Chương 2. MỘT SỐ CHẤT LIỆU MÀU VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG Màu là “ Chất dùng để tô thành các màu khi vẽ.” (TĐTV tr.592). Nhiều tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp nói về chất liệu, vật liệu, kỹ thuật tạo hình- trước hết là hội hoạ. Ví dụ : cuốn “ Thực hành màu sắc và hội hoạ” ( Robert Duplos, NXBMT 1999 ) giới thiệu, hướng dẫn những điều căn bản bước đầu hội hoạ, trong đó có việc sử dụng vật tư, hoạ cụ, cách pha màu để vẽ sơn dầu, phấn dầu, màu nước. Cuốn “ Màu sắc và phương pháp vẽ màu” ( Đặng Duy Lẫm, Đặng Thị Bích Ngân, NXBVH - TT , 2001 ) đã “ trình bày khái quát những đặc trưng, tính chất của màu sắc, các dạng hoà sắc và hiệu quả thị giác của nó. Đặc biệt, sách đưa ra phương pháp vẽ màu thông dụng nhất cho chất liệu bột màu, thuốc nước, sơn dầu, phấn màu”(tr5 ) Có nhiêù tài liệu giới thiệu chuyên về một chất liệu, bút pháp, kỹ thuật hội hoạ, như Kỹ thuật vẽ sơn dầu, Kỹ thuật vẽ thuốc nước, kỹ thuật vẽ sơn mài, Bí quyết vẽ tranh thuỷ mặc Nhìn chung, chất liệu, phương tiện kỹ thuật vẽ gồm có: màu và vật liệu để vẽ màu lên; bút vẽ, dao, bay Màu vẽ tranh thông dụng là chì đen màu bột, màu nước, phấn màu, sáp màu, chì màu, màu dầu. Vật liệu để vẽ màu là giấy, bìa, vải, lụa, gỗ dán Bút vẽ - còn được gọi là bút lông (cọ vẽ), thường làm bằng lông thú. 2.1. Chì đen Chì đen (bút chì đen) là loại bút có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự, dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ Đây là loại chất liệu dễ tìm, dễ sử dụng, dễ điều khiển nét vẽ và dễ tẩy xóa, giá thành rẻ . Có nhiều loại: chì cứng HH, loại trung tính HB, loại mềm B(2B, 3B ). Trong hội họa, để dễ vẽ, ta thường dùng loại chì mềm, còn chì cứng dùng trong kĩ thuật nhiều hơn. 83
  83. Bút chì thường được sử dụng trong những bài tập hình họa(vẽ theo mẫu) đen trắng. Bút chì được sử dụng cũng thường là loại chì mềm 2B, 3B, 4B, 5B, 6B . Về lý thuyết, độ dẻo, độ mềm và đen của bút chì tăng dần theo số. Khi vẽ đậm nhạt, bút chì không nên vót nhọn như bút viết mà nên để nguyên lõi chì. Tay cầm bút cũng không nên cầm quá chặt. Càm bút chì trong lòng bàn tay, ngón trỏ và ngón giữ đỡ lấy thân bút, ngón cái đè trên thân bút. Hoạt động chủ yếu là cổ tay và cánh tay. “Để vẽ được nét đẹp, dài nét, mềm mại, khoáng đạt thì phải có cách cầm bút hợp lí là để ngửa bàn tay, bút chì để dọc theo bề ngang của ba ngón tay, ngón tay cái đè lên bút chì và cứ thế mà vẽ, đầu bút chì nằm ngang không dâm thẳng vào giấy, nét lướt qua mặt giấy sẽ mềm mại mà lại vẽ được nét dài phóng khoáng, không rụt rè mà vẫn chính xác” (Họa sĩ Phạm Viết Song). Bút chì HB 84
  84. Du kích Củ Chi, tranh bút chì của Huỳnh Phương Đông 2.2. Mực nho Mực nho(còn gọi mực tàu) là chất màu cacbon đen pha trong chất keo lỏng hay các dung môi gắn kết khác. Có thể tạo mực nho từ muội than của nhựa hoặc gỗ. Các dạng gỗ khác nhau sẽ tạo ra các loại mực nho có sắc độ đen khác nhau. Mực nho được sử dụng rộng rãi từ xưa tới nay, để viết, vẽ trên giấy, lụa Tranh vẽ bằng mục nho còn được gọi là tranh thủy mặc. 85
  85. Tranh mực nho của Tề Bạch Thạch 2.3. Than Các loại cây khi đốt cháy thành than đều có thể dùng để vẽ. Than dùng để vẽ hình họa trong các trường mỹ thuât thường là than cây dâm bụt, xoan, dâu (loại gỗ mềm). Than vẽ có thể sản xuất bằng công nghệ hoặc thủ công. Cắt các cành gỗ mềm nói trên thành cành nhỏ bằng cây bút chì dài khoảng 10cm, buộc lại thành bó nhỏ, bọc kín bằng đất sét, đem đốt chín. Than có độ xốp, tiện dụng. Khi cần tẩy xóa, có thể búng nhẹ lên mặt giấy hoặc dùng ruột bánh mì tẩy. Bài vẽ than muốn giữ được lâu phải phun một lớp keo dính để than khỏi rơi rụng. 86
  86. 2.4. Màu chì (Bút chì màu) Chì màu có thân cứng, cũng giống như bút chì, chúng rất dễ vẽ. Chì màu cũng phong phú màu. Dùng để theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh. Lõi chì màu là một thành phần kém kết dính hơn bút chì đen và kém độ dai, độ bền hơn so với sáp màu. Vì vậy, khi sử dụng cần lưu ý: + Gọt bút chì màu bằng dao gọt chì dễ gãy phần lõi chì ngay khi vừa vót xong. Nếu dao gọt sắc thì xác suất hao hụt của chì màu ít hơn và ngược lại. + Cầm bút đúng độ nghiêng và tô đúng cách. Thông thường cầm chì màu phải cầm như bút chì đen và tô lướt nhẹ nhàng. Muốn đậm thì trở đi trở lại nhiều lần ở cùng một khu vực chứ không nên ấn mạnh tay. + Có thể vẽ chồng màu lên nhau như pha trộn màu bột hoặc đặt màu nọ gần màu kia để tạo ảo giác pha trộn. Bút chì màu 87
  87. 2.5. Màu sáp (Sáp màu) Từ màu bột pha chế, trộn lẫn với chất sáp, tạo thành màu sáp. Màu sáp thường ở dạng thỏi tròn. Có cả sáp dầu. Sáp màu và sáp dầu cũng tương tự nhau, được sử dụng trong nhiều loại bài như vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu. Một số lưu ý khi vẽ màu sáp: +Cũng như bút chì, khi sử dụng loại chất liệu này không nên vót quá nhọn sẽ dễ gãy và gây khó khăn trong việc tô màu. + Nên vẽ lên mặt rám của giấy, kê lên bìa cứng hoặc gỗ có mặt ráp để màu sáp dễ bắt vào giấy. + Sáp màu cũng như bột màu, ta tô thuần một màu ở các mảng hình hoặc có thể pha màu hoặc chồng màu để tạo màu mới theo ý muốn. + Nhiều loại sáp màu kém chất lượng tạo ra nhiều mạt, các mạt này không bám hết vào giấy mà rời bên ngoài, dễ làm bẩn tay và làm lem nhem bài vẽ Sáp màu 88
  88. 2.6. Màu dạ (Bút dạ) Bút dạ có nhiều loại: loại nhỏ như bút chì, loại lớn ngòi to tròn hay dẹt. Ruột bút dạ làm bằng xốp để dẫn mực. Mực bút dạ có nhiều màu. Bút dạ thường dùng để vẽ trang trí, vẽ tranh và kẻ chữ rất thuận tiện. 2.7. Màu phấn (Phấn màu) Là những thỏi bột màu từ 12 – 14 màu hoặc nhiều hơn nữa. Khác với sáp và chì màu, phấn màu là dạng bột ép thành thỏi, ít keo nên vẽ xong thường phun chất keo dính. Phấn màu dùng dễ như than, bút chì, có thể vẽ nhẹ nhàng và pha màu ngay trên bài vẽ. Chân dung, phấn màu của Bùi Xuân Phái 2.8. Màu nước (Thuốc nước) Màu nước cũng được chế xuất từ bột màu nghiền kỹ, pha môi có chất kết dính, có thể đóng thành tuýp, thành viên, hoặc thành thỏi. Màu nước thường vẽ trên giấy, trên lụa tơ tằm. Khi vẽ thường dùng bút lông mềm, pha loãng vừa phải với nước đủ để màu loang nhẹ. Màu nước thường vẽ mỏng, các mảng màu tan trong nhau không có ranh giới rõ ràng Vẽ màu nước trên lụa gọi là tranh lụa. 89
  89. Màu nước được sử dụng trong những bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh. Màu nước có tính chất nhẹ, trong trẻo. Một số lưu ý khi vẽ màu nước: + Nếu vẽ màu dày quá hoặc di đi di lại nhiều lần sẽ làm mất độ trong của màu nước. + Nên pha màu với nước sạch trên bảng pha màu, dùng bút lông lấy lượng màu vừa đủ lướt lên mảng hình. + Muốn tăng độ đậm nhạt thì chờ màu trên mảng màu đó gần khô rồi vẽ chồng tiếp lên lớp màu nữa. + Nếu vẽ màu đặc quá, khi khô màu sẽ đục và bẩn. + Nếu chồng màu khi màu còn ướt, màu dễ bị loang, bẩn. + Nếu pha nhiều màu với nhau, màu dễ bị xỉn, khô cứng. 2.9. Màu bột (Bột màu) Màu ở dạng bột, khi vẽ phải dùng nước và keo làm dung dịch, khi ướt màu đậm hơn, khi khô màu nhạt hơn. Quá trình gia công của chất liệu và kĩ thuật tương đối đơn giản, không bị gò bó. Nét màu được tự do, phóng túng, có thể vờn nhẹ. Ranh giới giữa các mảng khá rõ ràng. Màu bột có thể vẽ trên giấy, vải, gỗ, tường. Tranh màu bột là một chất liệu tiện dụng và có đặc trưng riêng. Một số tác phẩm bột màu được kể đến như: “Đền voi phúc” của họa sĩ Văn Giáo, “Du kích tập bắn” của Nguyễn Đỗ Cung, “Ao làng” của Phạm Thị Hà, “Góc sân”, “Mướp vàng” của Phạm Viết Hồng Lam, Du kích tập bắn, tranh màu bột của Nguyễn Đỗ Cung 90
  90. 2.10. Màu dầu (Sơn dầu) Người Phương Tây biết đến sơn dầu từ rất sớm (thế kỉ XV) và nó đã trở thành một chất liệu đặc biệt quan trọng và hấp dẫn các họa sĩ châu Âu. Sơn dầu du nhập vào Việt Nam từ khi người Pháp mở trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương 1925. Sơn dầu là một loại họa phẩm thường được làm dưới dạng bột khô, nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai) hay dầu cù túc. Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học (theo Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt). Cũng có lúc người ta dùng từ "màu dầu" thay cho từ "sơn dầu" khi chỉ chất liệu tác phẩm. Sơn dầu là một chất liệu rất tiện trong lĩnh vực sáng tác tạo hình. Đây cũng là một chất liệu có khả năng diễn tả được con người cũng như muôn vẽ với tất cả các sắc màu tinh tế nhất bởi nó có thể chất óng mượt, đặc quyện, nhưng lại có chất trong, có chiều sâu. Nó rất tiện dụng cho họa sĩ thực hiện ý định, cảm xúc của mình và tác phẩm. Sơn dầu có một ưu thế nổi bật nhất là khả năng tả chất mạnh mẽ. Cho nên dùng chất liệu này để vẽ trực tiếp, diễn tả trực tiếp trước đối tượng thì khó có thể có chất liệu nào so sánh kịp. Dưới bàn tay của họa sĩ tài năng thì các đồ vật cỏ cây như sờ thấy được, quả nho như mọng nước, hoa có mùi hương hoặc cảm giác mềm mại . Quá trình thể hiện và kĩ thuật sử dụng chất liệu này không bị gò bó. Nét màu có thể tự do phóng túng, có thể vẽ dày hay mỏng, đậm hay nhạt, mạnh mẽ hay vờn nhẹ, nét bút. Màu sắc từ khi vẽ đến khi hoàn thành vẫn không thay đổi Nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng của các họa sĩ như “Thiếu nữa bên hoa huệ”, “Thuyền trên sông Hương” của họa sĩ Tô Ngọc Vân, “Em Thuý” của Trần Văn Cẩn, “Đồi cọ” của Lương Xuân Nhị, “Giặc đốt làng tôi” của Nguyễn Sáng. 91
  91. Hai thiếu nữ, Tranh màu dầu của Dương Bích Liên. 2.11. Sơn mài Là chất liệu có từ lâu đời của Việt Nam, từ thời Lý (thế kỉ XI) hoặc có thể sớm hơn. Xưa kia sơn mài chỉ dùng trong trang trí mỹ nghệ, chủ yếu nó được dùng hàng ngày như mâm, hương án, hoành phi câu đối, lọ cắm hoa, tủ . Sơn mài từ các màu sơn non, đen (then), dát vàng, dát bạc, gắn khảm trai, xà cừ, và phủ lên lớp dầu bóng để làm tăng thêm vẽ đẹp và độ bền. Từ sau 1920, từ một chất liệu trang trí mỹ nghệ, sơn mài trở thành một chất liệu tạo hình độc đáo ở nước ta. Nó đã được phát triển thành kĩ thuật hội họa, mở ra cho các họa sĩ khả năng rộng lớn trong sáng tác của mình, là một trong những phương tiện nghệ thuật của nền hội họa Việt Nam hiện đại. Đi đầu và thành công trong sử dụng sơn mài vào hội họa là Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993), Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) Chất sơn dùng để vẽ tranh sơn mài được lấy từ nhựa cây sơn. Đấy là “sơn sống”, phải qua chế biến mới thành “sơn chín” phải đánh sơn cho bay hết nước để còn lại chất dầu. Muốn có sơn đen, phải đánh sơn trong chậu gang. Trong quá trình đánh sơn có thể cho vào một ít nhựa thông để sơn bóng hơn và dễ mài (theo Trần Tiểu Lâm, Mĩ Thuật học, tr.23). 92
  92. Chiều hôm những ánh vàng, Tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí 2.1.2. Bút vẽ màu Khi vẽ màu bột, màu nước, sơn dầu thường phải dùng bút (bút vẽ còn được gọi là cọ vẽ). Bút vẽ thông dụng là bút lông. Bút lông (mao bút) là loại bút đầu có tuýp lông dạng tròn, dẹt, nhọn cán dài nhiều cỡ. Người Trung Hoa cho rằng, bút lông cùng với giấy, mực tàu, nghiên là văn phòng tứ bảo, nghĩa là bốn món đồ quí của chốn làm văn, trung gian chuyên chở ngôn ngữ, ý nghĩa và nghệ thuật. Bút có cấu tạo đơn giản gồm cán bút để cầm viết; lông để hút mực và chuyển mực lên giấy. Theo thời gian cây bút lông có thay đổi về vật liệu chế tạo với mục đích làm sao chữ viết được tinh xảo hơn và lông gắn vào quản bút cho chắc chắn, khéo léo hơn. Ngoài trúc, người ta còn dùng các loại vật liệu khác như gỗ, ngà, ngọc 93
  93. và cả kim loại như đồng, sắt, vàng, bạc để làm quản bút. Lông butr có thể là lông thỏ, lông chồn, đuôi ngựa Bút lông có đặc điểm nét vẽ đậm, mực thấm nhanh vào giấy vẽ. Đối với loại giấy in mỏng, màu bút lông dễ dàng hiện rõ sang cả mặt sau của giấy. Trong cùng một bài vẽ, nếu sử dụng kết hợp với chất liệu khác như chì, chì màu, sáp màu, sáp dầu, bút lông dễ dàng bật màu lên hơn các màu khác. Vì đặc điểm này, bút lông thường được sử dụng khi viền nét. Khi sử dụng loại bút lông để viền nét cần viền đều tay, rõ nét nhưng không nên đè bút quá mạnh. Các loại màu vẽ khác nhau Hướng dẫn học chương 2: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về: - Màu và các chất liệu khác của nghệ thuật tạo hình - Vai trò của màu sắc trong cuộc sống và trong nghệ thuật tạo hình 2. Tập nhận biết màu sắc và pha màu: - Bài 1: Tự nhận biết, gọi đúng tên các màu có trong hộp màu. - Bài 2: Thể hiện hiểu biết của mình về: màu cầu vồng, màu gốc, màu bổ túc, màu nóng lạnh (bằng hình vẽ, tô màu (có ghi chú, vẽ trên khổ giấy A3) 94
  94. Chương 3. LUẬT XA GẦN VÀ GIẢI PHẪU TẠO HÌNH 3.1. Luật xa gần 3.1.1 Khái niệm Luật xa gần(LXG) là một môn khoa học giới thiệu phương pháp vẽ sự vật, đối tượng trên mặt phẳng hai chiều cho giống như chúng tồn tại trong không gian thực ba chiều. Luật là đúng, phải theo. Nắm phương pháp vẽ xa gần trên mặt phẳng cũng tức là nắm luật. LXG còn có tên gọi khác như Luật viễn cận, Luật thấu thị, Luật phối cảnh, Phép phối cảnh LXG được các hoạ sĩ thời Phục hưng tìm ra, từ thực tiễn sáng tác và được đúc kết thành lý thuyết khoa học. LXG là một trong những môn cơ sở của ngành Mỹ thuật, Kiến trúc, Xây dựng. Kiến thức, kỹ năng LXG cần thiết cho việc hình thành kiến thức, kỹ năng Hình hoạ (Vẽ theo mẫu), Hội hoạ (Vẽ tranh) LXG giúp vẽ hình hoạ, vẽ tranh theo phối cảnh thấu thị. 3.1.2. Nội dung cơ bản của Luật xa gần Có thể tóm lược LXG về ba nội dung cơ bản sau: a. Tất cả các đường thẳng song song chạy về phía trước (phía đường tầm mắt) đều gặp nhau tại một điểm. b.Tất cả các đường thẳng song song bằng nhau và cùng vuông góc với mặt đất, chúng vẫn luôn song song, nhưng càng gần đường tầm mắt thì chúng càng ngắn lại, và chúng sẽ mất hút trên đường tầm mắt. c.Tất cả các đường thẳng song song bằng nhau, cùng song song với đường tầm mắt, chúng vẫn luôn song song, nhưng càng gần đường tầm mắt thì chúng càng ngắn lại, và chúng sẽ mất hút trên đường tầm mắt. 3.1.3. Một số đường điểm cơ bản của Luật xa gần Hiểu và vận dụng LXG cũng có nghĩa là hiểu và vận dụng được các đường điểm cơ bản của luật. LXG nêu ra nhiều đường, điểm để vận dụng, trong đó quan trọng nhất là đường tầm mắt và điểm tụ. a. Đường tầm mắt (TM cũng gọi là đường chân trời). 95
  95. Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất (hay mặt nước) với bầu trời, nên cũng gọi là đường chân trời. Đường tầm mắt có thể thay đổi cao hay thấp tuỳ thuộc vào vị trí của người nhìn. b. Điểm tụ Là điểm gặp gỡ của các đường thẳng song song chạy về phía đường tầm mắt. Có: - Điểm tụ chính (ký hiệu: P): là nơi gặp nhau của các đường thẳng song song với mặt đất và cùng vuông góc với đường tầm mắt. - Điểm tụ riêng (ký hiệu: P1, P2, ): là nơi gặp nhau của các đường thẳng song song với mặt đất nhưng không vuông góc với đường tầm mắt, hoặc các đường thẳng song song không song song với mặt đất và cũng không vuông góc với đường tầm mắt. P1, P2, có thể là bên trái, bên phải điểm tụ chính P, hoặc phía trên, phía dưới đường tầm mắt (trên trời hoặc trong lòng đất). 3.1.4. Ứng dụng Luật xa gần Luật xa gần được ứng dụng trong thiết kế kiến trúc, xây dựng Luật xa gần được vận dụng trong việc dạy học Hình họa ở các trường mỹ thuật chuyên nghiệp. Bài học vẽ hình họa đầu tiên là bài vẽ mẫu khối cơ bản. Và khối lập phương là một trong những khối cơ bản điển hình. Khối lập phương gồm có 6 mặt là hình vuông, 12 cạnh bằng nhau, trong đó có ba nhóm các cạnh, mỗi nhóm gồm 4 cạnh song song cùng chiều hướng, khối hộp dùng để minh họa đầy đủ cho ba nội dung cơ bản của Luật xa gần. Ví dụ: Các cặp cạnh của khối lập phương song song với mặt đất hướng về phía trước (chiều sâu), càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại ở một điểm Các cặp cạnh của khối lập phương song song với mặt đất hướng về phía trước (chiều sâu), nếu vuông góc với đường tầm mắt thì càng xa càng thu hẹp và cuối cùng gặp nhau tại P Các cặp cạnh của khối lập phương song song và cùng vuông góc với mặt đất, khi vẽ, cạnh nào gần đường tầm mắt hơn, chắc chắn cạnh đó phải vẽ ngắn hơn Các cạnh song song ở dưới thì chạy lên đường TM, các đường ở trên thì chạy xuống đường TM. 96
  96. Tóm lại, nắm được LXG, ta vẽ được các dạng khối hình học (cao hơn, ngang, thấp hơn đường tầm mắt; chính diện, bên trái, bên phải điểm tụ chính ),vẽ (thiết kế) được các đồ vật, nhà cửa và vẽ (sáng tác) tranh theo phối cảnh xa gần. 97
  97. Tranh tường và phối cảnh tranh tường “Bữa ăn cuối cùng của chúa Giê-xu với tông đồ” của Leonard de Vinci 99
  98. Xem thêm tài liệu, giáo trình riêng cho nội dung này, như : - Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường – Luật xa gần và Giải phẫu tạo hình (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) – NXB Giáo dục, 1998. - Phạm Công Thành, Luật xa gần, NXB VH – TT, 2005. 3.2. Giải phẫu tạo hình 3.2.1 Khái niệm. Giải phẫu tạo hình (GPTH) là cấu trúc cơ thể người nhìn từ góc độ tạo hình. Nói cách khác, GPTH là môn học về cấu trúc hình thể người, mục đích là để tạo hình người cho đúng. GPTH cũng được bắt đầu từ các hoạ sĩ bậc thầy thời Phục hưng: họ đã tìm hiểu, nghiên cứu tỉ lệ cơ thể, cơ, xương người để vẽ và nặn tượng người cho đúng, cho giống. Kiến thức và kỹ năng Giải phẫu tạo hình hỗ trợ thiết thực cho việc học hình họa nói riêng và sáng tác mỹ thuật nói chung. Tham khảo tài liệu, giáo trình cho nội dung này, như : - Đinh Tiến Hiếu, Giải phẫu tạo hình (Giáo trình đào tạo giáo viên hệ Cao đẳng sư phạm), NXB ĐHSP, 2004. - Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường – Luật xa gần và Giải phẫu tạo hình (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) – NXB Giáo dục, 1998. - Lê Thanh Lộc (Biên soạn), Giải phẫu học (Hình hoạ căn bản tập12), NXBVH – TT, 2003. - Lương Xuân Nhị, Giải phẫu tạo hình, NXBMT, 1999. 100
  99. 3.2.2 Một số hình nghiên cứu về cơ thể người - Tỉ lệ cơ thể người (giới tính, lứa tuổi) lấy đầu làm đơn vị đo 101
  100. - So sánh đặc điểm ngoại hình nam, nữ - Thể tích và trọng tâm vận động 105
  101. Tai, mắt, mũi ở các góc nhìn khác nhau 106
  102. Hướng dẫn học chương 3: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu sâu thêm về: - Các nội dung cơ bản của Luật xa gần và Giải phẫu tạo hình - Vai trò của luật xa gần, giải phẫu tạo hình trong học tập và sáng tác mỹ thuật 2. Tập vẽ theo luật xa gần (chất liệu chì đen): - Bài 1: vẽ khối lập phương nhìn từ nhiều góc độ (bố cục trên khổ giấy A3) - Bài 2: vẽ phong cảnh ( có nhà của, cây cối, ; kích thước: bố cục trên khổ giấy A3) 3. Tập vẽ theo các hình giải phẫu người(chất liệu chì đen) 115