Giáo trình nội bộ Đệm hát - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 62 trang Gia Huy 2121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Đệm hát - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_dem_hat_truong_cao_dang_lao_cai.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Đệm hát - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BÔ MÔN HỌC: ĐỆM HÁT NGÀNH: ORGAN Lào Cai, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình ĐỆM HÁT trên ORGAN hệ trung cấp 3 năm là bộ giáo trình do chủ trương thay đổi phương thức đào tạo của trường Cao đẳng Lào Cai sau khi sáp nhập và chuyển bộ chủ quản thuộc bộ LĐTBXH. Từ qui định học theo tiết nay học theo giờ và từ đặc thù một học sinh trên một giảng viên nay theo nhóm 4 đến 5 học sinh trên một buổi học. Nắm bắt sự thay đổi đó, Ban giám hiệu nhà trường đã chủ trương cho các khoa phòng và trung tâm đào tạo rà soát lại giáo trình một cách chi tiết và tiến hành soạn lại bộ giáo trình mới thiết thực và thuận lợi nhất cho người dạy cũng như người học. Với trách nhiệm mỗi giáo viên là một chủ biên hoặc thành viên trong nhóm chủ biên, biên soạn lại bộ giáo trình mới nhằm khai thác kinh nghiệm thực tiễn qua quá trình giảng dạy cũng như năng lực và sự nhiệt huyết trong đội ngũ giảng viên. Sự đa dạng trong các giáo trình cũ đã làm cho công tác giảng dạy cũng như theo dõi quản lý thiếu tính đồng bộ. Bởi vậy trong giáo trình mới yêu cầu các chương, phần, các dạng bài lý thuyết cũng như thực hành phải theo một fom nhất định và có thời lượng tương đương phù hợp với ngành nghề và thời gian đào tạo. Với mục đích và yêu cầu đó giáo trình được tổng hợp từ rất nhiều sách và bài tập của rất nhiều tác giả trong cũng như ngoài nước. Việc tạo ra tính xuyên suốt cho người học theo thứ tự cũng như trình độ từ dễ đến khó đều là kiến thức thực tiễn được giảng viên tích lũy trên 20 năm giảng dạy đối với học sinh miền núi Giáo trình này là tài liệu của khoa Văn hóa nghệ thuật cũng như trường Cao đằng Lào Cai được biên tập phù hợp với chương trình đào tạo giai đoạn mới. Chỉ cho phép lưu hành nội bộ và nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong xu thế phát triểncủa xã hội. ca hát luôn chiếm vị trí độc tôn và là món ăn tinh thần của tuyệt đại đa số quần chúng. Đệm hát bằng đàn Organ là một trong những môn học được đông đảo các bạn trẻ yêu thích. Với mục tiêu đào tạo học sinh ra trường có đủ khả năng đáp ứng theo nhu cầu xã hội. Ngoài môn học chính thống, nhà trường còn chú trọng đào tạo các lĩnh vực khác bên cạnh chuyên môn. Đêm hát là một môn học đáp ứng nhu cầu và mục tiêu đó. Với môn học này giáo trình cung cấp các kỹ năng saonj đệm các thể loại bài hát từ lứa tuối thiếu niên nhí đồng đến các bài hát mang đậm chất dân ca và các bài hát đương đại nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của học sinh sinh viên. Tập giáo trình gồm các bài về phương pháp soạn đệm. Giới thiệu các thể loại âm nhạc thịnh hành tại Việt nam. Các yếu tố tạo cho ca khúc có tiết tấu thích hợp. các nhận biết về giọng và cách đặt hòa thanh. Các tiết tấu thường dung phù hợp với nhạc cụ. các loại hợp âm thường được sử dụng. Các bài tập soạn câu nhạc từ dạo đầu, dạo giữa đến dạo kết thúc cho một ca khúc. Cách lựa chọn âm sắc phù hợp với mỗi thể loại ca khúc. Tất cả sẽ tạo nên một môn học hoàn thiện giúp cho người học them tự tin khi bước ra trường đười sau khi kết thúc khóa học
  4. MỤC LỤC 1. Tuyên bố bản quyền 2. Lời giới thiệu 3. Mục lục 4. Bài 1 phương pháp soạn đệm trên dàn organ 5. Bài 2 Hợp âm cơ bản thường dung 6. Bài 3 cách soạn các câu nhạc dạu đầu – giữa – kết 7. Phụ lục các bài tập - Bài hát thiếu nhi - bài hát dân ca - Bài hát nhạc mới - bài hát dân gian đương đại
  5. BÀI 1 PHƯƠNG PHÁP SOẠN ĐỆM TRÊN ĐÀN ORGAN Sự phát triển cũng như du nhập các thể loại ca khúc tạo nên một thị trường vô cùng phong phú về các xu hướng đệm hát. Việc trước tiên người học cần phân loại các ca khúc đó thành các thể loại cụ thể về dạng tiết tấu như: DISCO – ROCK – MARCH – BEAT – RAP – RUM BA – CLASIC – POPS – DANCE - WALTZ dựa trên các nhịp tương ứng như 2/4 – ¾ - 4/4 cùng với yếu tố về tính chất ca khúc để có thể lựa chọn một tiết tấu phù hợp nhất cho việc soạn đệm. Để chọn cho bản nhạc có tiết tấu phù hợp với nội dung thể hiện cần nghiên cứu những vấn đề sau: 1. Bản nhạc thuộc loại nhịp mấy? ( Nhịp đơn, nhịp kép nhịp hỗn hợp, nhịp khả biến (biến đổi) nhịp phức. Vấn đề Organ là một công cụ máy móc nên chúng chỉ đưa ra được các dạng tiết tấu phù hợp nhịp đơn, kép mà thôi. 2. Cần nắm rõ bảng phân loại nhịp và tiết tấu tương ứng sau: BẢNG PHÂN LOẠI CÁC LOẠI NHỊP TƯƠNG ỨNG TIẾT TẤU NHỊP TIẾT TẤU TƯƠNG ỨNG 2/4 FOX, MACRCH, COUNTRY, POPS, ROCK, TANGO, DISCO 3/4 WALTZ, BOSTON, BOSTON ROCK 4/4 BALAD, RUMBA, LOLERO, CHA CHA CHA, BEGUINE 6/8 SLOW, SLOWW ROCK, WALTZ 3. Các loại tiết tấu trên còn được phân chia thành các nhóm có tốc độ nhanh chậm cụ thể như: * Nhóm tốc độ chậm - Lago - Lento - Adagio * Nhóm tốc độ vừa - Andante - Andantino - Moderato * Nhóm tốc độ nhanh - Alegro - Vivace - Presto
  6. BÁNG PHÂN LOẠI TỐC ĐỘ VÀ TƯƠNG ỨNG TIẾT TẤU TÁC PHẨM NHỊP TỐC ĐỘ TIẾT TẤU TƯƠNG ỨNG NHANH MARCH, PASODOBELE, DISCO, POLKA 2/4 VỪA POPS, FOX, TANGO, TWIST, CHẬM SLOW, BUES NHANH WALTZ 3/4 VỪA WALTZ CHẬM BOSTON, BOSTON ROCK NHANH CHA CHA CHA, SAM BA, DISCO 4/4 VỪA BEBOP, 16BEAT, BOSANOVA CHẬM RHUMBA, BOLERO 6/8 CHẬM SLOW, SLOWWROCK, WALTZ 4. Âm hình tiết tấu cụ thể từng đoạn trong bài Trong một bản nhạc có thể có một, hai hoặc ba tiết tấu theo mục đích của mỗi tác giả. Bởi vậy cần phân biệt và thiết lập được các dạng âm hình tiết tấu theo dạng cơ bản như sau
  7. * Những điều cần lưu ý: - Trong những tác phẩm có loại tiết tấu xuyên suốt toàn bộ bản nhạc. Nhưng cũng có một số âm hình tiết tấu lạ đạn xen. Do đó trong khi tiến hành soạn đệm cần lưu ý để không bị lầm lẫn việc chọn tiết tấu
  8. - Dựa theo các yếu tố phân loại cụ thể đã nêu trên nhưng người học cần có sự tham khảo qua các phương tiện truyền thông thức tế và qua kênh trao đổi để có thể có sự sáng tạo nhất định trong việc học này
  9. BÀI 2 HỢP ÂM CƠ BẢN THƯỜNG DÙNG Muốn xác định được bản nhạc thuộc giọng gì ta cần nhìn vào bộ khóa (hóa biểu). Kiến thức này đã được môn học lý thuyết cơ bản trang bị (giáo viên chỉ cần ôn lại cjo người học). Mỗi một bản nhạc khi mang một giọng nhất định sẽ cho ta một bảng tuần hoàn các hợp âm cơ bản như sau:
  10. Cách sắp xếp hợp âm thường tuân theo các qui luật sau:
  11. - Đầu câu, cuối câu, kết thúc thường là âm chủ. Trường hợp các âm đầu hoặc cuối mà không phải âm chủ đồngn nghĩa là chưa kết thúc thì lúc này hợp âm theo dạng treo (có thể là D hoặc thể đảo của T) - Các hợp âm trong câu thường mang tích chất của câu nhạc đó. Căn cứ vào các âm xuất hiện mang màu sắc chủ đạo ta sẽ chọn hợp âm chứa săn các âm đó tạo ra nền nhạc tương đồng cho câu hát (hợp âm S) - Hợp âm cuối câu nếu chưa ổn định sẽ là hợp âm (át D). Vì hợp âm này luôn tạo ra kịch tính. Tạo ra sự căng thảng đòi hỏi câu nhạc đi về phần ổn định hơn. - Ngoài các hợp âm cơ bản T-S-D ta có thể sử dụng các hợp âm khác tùy theo mức độ yêu cầu của bản nhạc cùng như sự hiểu biết và năng lực của người phối. - Với các tác phẩm có tích dân ca nguyên bản chúng ta không sử dụng hợp âm thông thường vì chúng có âm 3 tạo ra màu trưởng hoặc thứ. Ở đây ta chỉ bấn âm 1 và 5 tạo ra loại hợp âm phù hợp với màu sắc ngũ cung vốn có của nó mà thôi
  12. BÀI 3 CÁCH SOẠN CÁC CÂU NHẠC DẠO ĐẦU – GIỮA – KẾT 1. Câu nhạc dạo đầu: Là câu nhạc có tính gợi mở, dẫn người nghe vào nội dung. Dẫn ca sĩ vào lời hát. Thông thường có những cách làm gợi mở như: - Chọn nét giai điệu chính của bài làm chủ đề và mô phỏng theo để người hát và người nghe đễ đi vào tác phẩm - Sử dụng nét hòa thanh của chính bản nhạc đó tạo nên một câu dẫn tương ứng và nối khớp với câu mở đầu của bài hát 2. Câu nhạc dạo giữa: Là câu nhạc có tính bắc cầu cho lần hát tiếp theo nếu có. Ở câu này cần có tính chất nối liền câu hát cuối cùng của người hát đồng thời dẫn dắt giai điệu nối vào câu hát quay lại tiếp theo tạo thành một mạch liền cảm xúc. Ở câu này thường mượn đoạn cao trào của bài hát làm chủ đề để phát triển ra. 3. Câu dạo kết: Là câu nhạc luôn tạo ra ấn tượng cho người nghe và người hát. Yêu cầu của câu này không được thiếu hụt, cộc cằn hoặc ngược lại lê thê dang dở