Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (Phần 2) - Phan Xuân Phồn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (Phần 2) - Phan Xuân Phồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_phuong_phap_cho_tre_lam_quen_voi_tac_pham_van_hoc.pdf
Nội dung text: Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (Phần 2) - Phan Xuân Phồn
- CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KỂ CHO TRẺ NGHE TRUYỆN Truyện kể là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự. Các thể truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài đều là những thể loại rõ rệt nhất thuộc loại hình tự sự. Tác phẩm thuộc loại tự sự bao giờ cũng là một tác phẩm có tình tiết, tức là cố một câu chuyện làm nòng cốt, trong đó có những sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội và trong mối quan hệ lẫn nhau. Trong tác phẩm tự sự, tác giả có thể đóng vai trò người kể chuyện. Tư tưởng tình cảm, thái độ của tác giả biểu hiện chủ yếu là ở bản thân câu chuyện. Tác giả có thể đóng vai trò người kể chuyện một cách công khai nhưng thường giấu mình một cách rất khéo. Sự tồn tại của tác phẩm tự sự được dệt nên qua lời kể đó. Cho nên, trong những tác phẩm loại tự sự, chúng ta thường phân biệt có hai thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ gián tiếp (tức là lời kể của tác giả) và ngôn ngữ trực tiếp (tức là lời nói của nhân vật). Ngoài những đặc trưng này, các thể loại truyện kể đều có những phong cách, vẻ đẹp riêng. Ngôn ngữ truyện kể gần gũi với ngôn ngữ đời sống, nó giản dị, sinh động mang tính hình tượng khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm của trẻ qua lời kể có những thuận lợi nhất định. 1. Hoạt động kể cho trẻ nghe truyện với giáo dục trẻ em Qua nghe kể chuyện, trẻ làm quen với văn học nghệ thuật, cảm nhận được những nét đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi tự sự, phong cách riêng của từng thể loại truyện, hình thành ở trẻ sự cảm thụ văn học. Nhưng chúng ta đã biết, thế giới hiện đại dù có nhiều phương tiện giải trí hiện đại đến đâu cũng không thể ngay lập tức giúp trẻ định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ với toàn bộ những 119
- phong phú, phức tạp của nó. Trong tình hình như vậy, những bài ca, những truyện kể dân gian sẽ là người bạn đường tin cậy của trẻ. Truyện dân gian là một trong những loại tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên mà trẻ em nghe và yêu thích ngay từ tuổi ấu thơ. Truyện dân gian đưa các em về với quá khứ của dân tộc, giúp các em nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con người thời cổ với những khát vọng sống, những ước mơ cao đẹp. Qua nhưng truyện thần thoại, bước đầu trẻ nhận thức được những hiện tượng, quy luật của tự nhiên, những mối liên hệ trong thế giới tự nhiên với những ước mơ giải thích, chinh phục tự nhiên của người Việt cổ. Trong cách giải thích sự hình thành vũ trụ, bằng trí tưởng tượng vô thức của mình, người xưa đã tạo nên hình tượng Thần trụ trời đồ sộ, lớn lao, mang sức mạnh của tự nhiên, vũ trụ. Hiện tượng: cóc nghiến răng thì trời đổ mưa trong Cóc kiện trời, hiện tượng thủy triều trong Thần biển đó là những hình tượng nghệ thuật rất hấp dẫn trẻ em, nó kích thích sự ham muốn tìm kiếm, khám phá các hiện tượng tự nhiên của các em. Không khí hào hùng, giàu chất sử thi trong những cuộc đấu tranh giữ nước anh dũng của dân tộc, với những người anh hùng được thần thánh hóa, mĩ lệ hóa, gắn với những chiến công hiển hách, trẻ sẽ truyền cảm nhận được với một niềm tự hào qua những truyền thuyết như truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm. Đặc biệt truyện cổ tích xuất hiện từ xưa và sống đến nay, được mệnh danh là “truyện kể trong nhà và cho trẻ nhỏ”, có sức hấp dẫn kì lạ đối với các em chính bởi nội dung và hình thức nghệ thuật của nó, Tri giác thế giới theo lối truyện cổ tích là đặc điểm thông thường ở trẻ em. Truyện cổ tích dân gian giúp trẻ nhận thức được phẩm chất của các nhân vật, mối quan hệ của con người trong xã hội, cảm nhận được những quy luật, những triết lí thể hiện cảm quan đạo đức của nhân dân như: “ở hiền gặp lành”, “chính nghĩa thắng gian tà”. Truyện cổ tích bao giờ cũng chứa đựng nội dung giáo huấn sâu sắc. Qua những truyện kể, trẻ sẽ được làm quen với những quan niệm đạo đức và nền văn hóa 120
- của dân tộc mình. Qua những tấm gương, những bài học từ truyện dân gian, trẻ em tiếp thu được những cơ sở đầu tiên nền giáo dục đạo đức nhân dân. Trong truyện kể dân gian, hầu như không có những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên, chỉ đôi chỗ những hình ảnh, những cảnh vật được nhắc đến trong lời kể, mà thiên nhiên, không gian thực hiện vẫn hiện lên trước mắt người nghe. Một làng quê thanh bình yên ả, trong đó có những hình ảnh quen thuộc đậm phong vị nông thôn Việt Nam: Cây đa, giếng nức, ngày hội làng, những cánh đồng bát ngát. Không gian ấy bình dị, yên tĩnh mang đậm dấu ấn dân tộc. Ngữ điệu ngôn ngữ dân gian đã gợi những hình ảnh, làm cho cảnh thiên nhiên trong truyện trở nên sống động, phong phú đã làm nên những phẩm chất tâm hồn dân tộc trong mỗi một đứa trẻ khi nghe truyện cổ tích. Nhìn chung, truyện dân gian có những giá trị nghệ thuật rất độc đáo. Những hình tượng nghệ thuật, những cốt truyện, kết cấu, những nhân vật con người được kì diệu hóa và nhân vật thần kì, không gian và thời gian nghệ thuật của mỗi thể loại truyện đều tạo sức hấp dẫn riêng. Vì vậy, khi kể chuyện dân gian, cô giáo cần biết cách trân trọng những giá trị thẩm mĩ ấy, đem nó đến cho người nghe. Như vậy, truyện dân gian là những tác phẩm truyền miệng trong nhân dân, được hình thành nơi cửa miệng những nghệ sĩ tài năng khi họ trực tiếp nói chuyện với người nghe. Bản thân chữ “truyện” cũng là bắt nguồn từ chữ “nói chuyện” mà ra. Trong suốt bao nhiêu thế kỉ truyền miệng từ người này sang người miệng người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, truyện dân gian vẫn giữ được vị trí của nó trong nền văn học mỗi dân tộc, mới có được những hình thức kết cấu truyền thống chặt chẽ, sự liên kết mạch lạc và một ngôn ngữ diễn cảm. Ngữ điệu của ngôn ngữ dân gian trong lúc nói có sức thuyết phục hơn khi đọc sách, vì thế truyện dân gian phải đem ra kể bằng miệng cho các em nghe để các em học được cách nói của nhân dân và cảm nhận được những tư tưởng, tình cảm truyền thống, nền văn hóa của dân tộc. Truyện cổ dân gian dành cho các em rất phong phú về thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn. Điểm nổi bật trong nội dung những truyện ấy là 121
- niềm lạc quan hy vọng, lối kết thúc có hậu. Vì vậy, giọng điệu chính của truyện kể dân gian là trong sáng, là yêu đời, sảng khoái có chút huyền bí, hài hước, hóm hỉnh. Những điều này đặc biệt quan trọng đối với cô giáo mẫu giáo trong việc đem truyện khể dân gian đến cho trẻ em. * Ngoài những truyện dân gian thường kể cho trẻ em nghe, một thể loại tiêu biểu nữa được trẻ em yêu thích trong chương trình làm quen với văn học đó là truyện đồng thoại. Đồng thoại là thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em. Đây là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng, nhân vật chính thường là các loài vật và các đồ vật vô tri vô giác được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới vừa hư vừa thực. Qua cái thế giới vừa hư, vừa thực đó, truyền đồng thoại nhằm biểu hiện cuộc sống sinh động của xã hội loài người, nó làm giàu vốn sống cho trẻ. Truyện đồng thoại có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp trẻ nhận thức thế giới. Truyện nói về thế giới động vật gần gũi, nên nó cung cấp cho trẻ những tri thức về môi trường tự nhiên. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của vô vàn các loài động vật sống trong nhà cũng như loài động vật sống trên rừng như: hươu, nai đến các loài động vật bay trên trời như chim, đại bàng ; sống dưới nước như rùa, cá, mực, bạch tuộc Qua ngòi bút miêu tả của tác giả, trẻ còn nắm được tập tính và môi trường sống của chúng, hiểu một số hiện tượng tự nhiên hết sức thú vị như: mực phun ra chất có màu đen để lẫn trốn kẻ thù, bạch tuộc có những cánh tay dài và có thể thay đổi màu da theo màu sắc của từng vùng nước (Truyện “Mực con tìm mẹ”) hay hiện tượng nòng nọc đứt đuôi thành nhái bén (Truyện “Trong một hồ nước” - Võ Quảng). Trong truyện đồng thoại, tất cả thế giới động vật, cỏ cây, hoa lá đều có linh hồn. Mỗi câu chuyện đều nhên lên ở trẻ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống khiến trẻ có thể hòa mình với những trang viết, hòa mình vào thế giới thiên nhiên để nghe tiếng rì rao của con suối; để bay lên bầu trời đi chơi cùng giọt nước tí xíu, nghe tiếng hót của chim hoàng yến, hay đi xuống lòng biển phiê lưu 122
- trong thế giới huyền diệu của san hô. Điều đó làm giàu thêm kiến thức, phong phú đời sống tâm hồn của trẻ. Những kiến thức tìm thấy từ những câu chuyện này thôi thúc trí tò mò, lòng ham hiểu biết muốn khám phá thế giới tự nhiên xung quanh của trẻ. Qua các hình tượng nhân vật trong truyện đồng thoại, trẻ nhận ra mối quan hệ con người trong xã hội, tình cảm cao đẹp giữa con người với con người. Đó là tình cảm gia đình như truyện “Mắt giếc đỏ hoe” - Võ Quảng “Bồ nông có hiếu” - Phong Thu, đặc biệt mối tình bạn thắm thiết giúp đỡ nhau trong hoạn nạn: “Đôi bạn tốt” - Thu thủy sưu tầm, “Sẻ con tìm bạn” - Bích Hồng, “Trong một hồ nước” - Võ Quảng và rất nhiều những tình cảm cao quý khác nữa như cách cư xử tế nhị giữa đồng loại, tình cảm gắn bó giữa những con người lao động, tinh thần tập thể (truyện “Những chiếc áo ấm” - Võ Quảng). Từ nhận thức, cảm xúc sẽ phát triển ở trẻ những tình cảm đạo đức. Những tình cảm đó sẽ mang đến cho các em sức mạnh, những niềm vui trong cuộc sống, làm bừng cháy lên ngọn lửa yêu thương trong các em. Với đặc trung thể loại, truyện đã đem đến cho trẻ những giá trị nhân văn cao quý, những bài học làm người một cách nhẹ nàng mà sâu sắc, từ đó trẻ tự giác xây dựng, cũng cố những thói quen hành vi đạo đức. Trong truyện đồng thoại, tính chất mơ tưởng hoặc khoa trương là yếu tố không thể thiếu. Sự tung hoành của trí tưởng tượng là một thuộc tính cơ bản khiến truyện dễ tác động trực tiếp vào trẻ em, làm phong phú, làm cho trí tưởng tượng của các em phải hoạt động. Tưởng tưởng trong đồng thoại đều được xây dựng, bắt nguồn từ thực tế dù rất xa xôi hoặc từ một thói quen về tập túc nào đó cho nên nó cũng dễ đi vào các em và các em đón nhận nó một cách rất tự nhiên, thích thú. Đồng thoại gần gũi với trẻ thơ còn bởi lối viết ngắn gọn vui tươi, dí dỏm, với nhiều yếu tốt bất ngờ thú vị. Nó đem đến cho trẻ những ước mơ hay bay bổng, những cảm xúc thẩm mĩ về thế giới tự nhiên. Trong quá trình tổ chức hoạt động kể cho trẻ nghe truyện, ngoài việc hình thành sự tập trung, chú ý có chủ định, cô giáo còn phát triển tính tích cực cá 123
- nhân, cá kĩ năng tư duy cho trẻ bằng việc trao đổi với các em về tác phẩm. Quá trình trao đổi, trẻ sẽ cố gắng thể hiện một phong cách rõ ràng, mạch lạc suy nghĩ của mình. Dó cũng chính là ý nghĩa lớn của hoạt động kể cho trẻ nghe truyện ở trường mầm non, nó sẽ giúp góp phần giáo dục, đào tạo, phát triển trẻ. 2. Tư cách thực hiện Kể chuyện có nghệ thuật theo nội dung tác phẩm văn học, hay một phần của tác phẩm đó, chính là truyền đạt không cần phải kể đúng lại từng từ. Kể có tính chất sáng tạo, người kể có thể hòa trộn ngôn ngữ của mình vào ngôn ngữ tác phẩm, thể hiện mối quan hệ riêng và phong cách kể riêng của mình với tác phẩm. Khi cố giáo kể chuyện, câu chuyện sẽ đọng nhiều tình cảm bởi ngữ điệu biểu cảm khi kể làm cho lượng thông tin được giãn ra, trẻ đỡ căng thẳng khi theo dõi. Trước mắt các em những hình tượng sẽ hiện ra như thật, cá tính và hành vi các nhân vật được vẽ ra rõ nét hơn. Khi kể, ngoài lời văn của truyện, bộ mặt, nét mặt, cử chỉ và mối giao cảm trực tiếp của người kể với người nghe cũng như phản ứng đáp lại của thính giả nhỏ tuổi đóng vai trò to lớn. Một điều quan trong là phải làm sao cho tác phẩm văn học được thể hiện chân thực với đối tượng trẻ em, tác động được đến tình cảm cửa các em. Chỉ khi đó nó mới đi vào ý thức, gây được ấn tượng bền vững trong từng em. Sự nhạy cảm, sự quan tâm đến chủ định của tác giả, đến nội dung nghệ thuật của truyện kể sẽ giúp người kể xác định được giọng điệu tác phẩm. Trên cơ sở đó, tìm ra được ngữ điệu đúng, cái sẽ mang đến cho người kể sinh khí. Sau đó, cô giáo xác định phương pháp chính và các phương pháp kết hợp, vận dụng nó vào quá trình kể chuyện. Để cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm, giúp trẻ tri giác tác phẩm, cô giáo cần kể chuyện diễn cảm kết hợp với các hình thức nghệ thuật khác để trình bày tác phẩm (vận dụng phương pháp cơ bản “Đọc và kể tác phẩm văn học có nghệ thuật”. Trước khi thực hiện việc kể chuyện diễn cảm, cô giáo cần tạo ra môi trường kể chuyện với những màu sắc rất riêng phù hợp với từng truyện để cuốn hút trẻ vào thụ cảm của tác phẩm.Truyền thuyết mang âm hưởng sử thi hào hùng được người xưa kể trong không gian rộng, giữa quảng trường rộng lớn, trên sân khấu 124
- vòng tròn Truyện cổ thường được kể trong không gian hẹp, trong căn phòng ấm cúng, bên bếp lửa. Ở trường mầm non, cô giáo nên chú ý đến những yếu tố này để chọn hoàn cảnh kể, thời điểm kể cho phù hợp. Đối với truyện cổ tích, có thể tạo không gian huyền ảo bằng việc bật một ngọn đèn, hoặc một bếp lửa giả, cửa hơi khép lại, cô giáo và trẻ ngồi quây quần bên nhau dần dần đưa trẻ vào môi trường cổ tích rồi kể. Với truyện “Thạch Sanh”, chúng ta có thể dựng một bức phông màn có cây đa to và cô giáo có thể mào đầu truyện “Ngày xửa ngày xưa, ở gốc cây đa này, có một chàng trai tên Thạch Sanh, ngày đi kiếm củi, tối về ngủ lại ”. Một điều không thể thiếu trong hoạt động kể chuyện là cô giáo phải giới thiệu tên truyện gắn với thể loại, tên tác giả (nếu có): “Hôm nay cô sẽ kể chuyện cổ tích Cây khế” để trẻ biết gọi tên tác phẩm, nhớ và dần từng bước nhận ra được văn học nghệ thuật với các thể loại quen thuộc. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giáo dục nghệ thuật cho trẻ. Giới thiệu tên tác phẩm cho trẻ làm quen, cô giáo thể hiện sự say sưa như một người ham thích truyện, thích kể chuyện. Mục đích là để trẻ tập trung chú ý, khơi gợi hứng thú chờ đợi. Khi kể diễn cảm, cần lưu ý rằng truyện bao giờ cũng có tình tiết, tức là có một câu chuyện làm nòng cốt, trong đó có những sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách trong mối quan hệ với thiên nhiên, hoàn cảnh xã hội và trong mối quan hệ với nhau. Truyện dân gian cũng du hành trên cỗ xe của tình tiết. Mặc dù sự truyền miệng qua không gian và thời gian nhưng thường thường, các tình tiết chính vẫn còn giữ được, tạo nên bản sắc độc đáo của truyện. Người ta ghi nhớ và truyền tụng truyện dân gian thường vì tình tiết hấp dân, kỳ diệu, qua đó hình tượng nhân vật được khắc họa một cách hiển hiện và ý nghĩa của tác phẩm được bộc lộ một cách mạnh mẽ. Trong văn học, ít có những hình ảnh nào có sức mạnh lớn lao và vẻ đẹp như những hình ảnh do nhân dân tưởng tượng ra trong truyện truyền thuyết dân gian như cậu bé Phù Đổng ăn cơm mãi không no mà vươn vai một cái trở thành người khổng lồ đi đánh giặc, đã có hình ảnh vợ chồng, anh em tiết nghĩa nào đẹp bằng hình ảnh trầu cau và vôi quấn quýt bên 125
- nhau trong truyện cổ tích “Sự tích trầu cau”, đã có hình ảnh người vợ nào trong tiểu thuyết của ta mà so sánh được với nàng Tô Thị đứng ôm con chờ chồng cho đến hóa thành đá. Những hình tượng kỳ diệu và cốt truyện hết sức điển hình như vậy đã làm cho truyện cổ tích không cần ghi thành lời văn hay mà vẫn có sức sống được mãi. Sự tồn tại của tình tiết (hay còn gọi là cốt truyện) là một đặc trưng căn bản của bất cứ truyện dân gian hay hiện đại, điều này người kể chuyện cần nhớ. Nhưng khi kể diễn cảm thì cô giáo có thể nhấn vào những tình tiết chính hoặc lướt qua những tình tiết không làm ảnh hưởng đến việc hiêu nội dung cũng như việc tiếp thu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ. Tuy nhiên, nếu cô giáo chỉ chú ý đến việc cho trẻ ghi nhớ cốt truyện hoặc thêm thắt các chi tiết rườm rà, bỏ đi những tình tiết, những câu văn có hình ảnh, gợi cảm, thì truyện kể sẽ chỉ là bộ xương khô khốc, vô hồn. Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát triển, nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người, trung tâm của tình tiết là nhân vật. Điều quan tâm muôn thuở nhất của văn học là số phận con người. Truyện kể về con người, trung tâm của tình tiết là nhân vật. Điều quan tâm muôn thuở nhất của văn học là số phận của con người. Truyện kể về con người, về vận mệnh, số phận của những con người. Trong truyện dân gian, tình tiết gắn chặt bởi nhân vật không rời, cứ theo hành động nhân vật thì sẽ là nội dung cốt truyện. Nhân vật trong truyện dân gian thường có tính chất đơn thuần, hoặc tốt hoặc xấu rõ rệt, ít nhân vật đa dạng, phức tạp, mẫu thuẫn. Sức hấp dẫn của truyện dân gian thường dựa vào sự đột ngột, li kì. Do đó tình tiết thường khi có tính chất ngẫu nhiên, có nhiều yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện làm động lực cho sự phát triển của truyện. Yếu tố tình cờ rõ rệt nhất là vai trò của trời, phật, thần, tiên như những lực lượng bên ngoài can thiệp vào công việc của con người để giải quyết tất cả các vấn đề rắc rối khi cần. Sức hấp dẫn của các hình tượng nhân vật trong truyện dân gian thường dựa vào sự phóng đại, kì diệu, lãng mạn. Ví dụ: Sơn Tinh hóa phép núi cao lên để ngăn nước, Thánh Gióng vươn mình lớn vụt lên để đi đánh giặc, cô Tấm hóa thành con chim Vàng anh, Mị Châu 126
- chết, máu trở thành hạt trai dưới biển, Cô giáo cần đặc biệt lưu ý đến nhũng yếu tố đó trong khi kể chuyện để những hình tượng nghệ thuật giàu chất lãng mạn này in sâu đậm trong tâm trí của tuổi thơ. Trong quá trình phát triển văn học, nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện ngày càng phát triển. Truyện đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm, các diễn biến tâm lý, các sắc thái tâm tư của con người với những chi tiết chân thực, gần giống như trong đời sống thực. Truyện đồng thoại đã thể hiện những nét đó. Lời kể chuyện là yếu tố rất quan trọng. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời kể đó. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng là phương tiện để biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống. Một truyện hay còn do bản thân nội dung câu chuyện, đồng thời còn do cách nhận xét, đánh giá, nói chung là thể hiện thái độ của người kể đối với sự việc và con người trong truyện, cái mà L.Tônxtôi gọi là “thái độ đạo đức độc đáo của tác giả”. Như vậy, khi kể chuyện, cô giáo cần căn cứ vào diễn biến tâm trạng của nhân vật, hành động của nhân vật, bối cảnh xảy ra các tình tiết đó mà thể hiện ngữ điệu giọng phù hợp. Cùng một nhân vật nhưng trong bối cảnh khác nhau, sắc thái ngữ điệu được thể hiện khác nhau. Ví dụ trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, lúc Tấm hát gọi bống, cô giáo phải thể hiện được tình cảm yêu thương của Tấm bằng ngữ điệu, nhịp điệu êm dịu, tha thiết: “Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” Nhưng đến tiến trình hai của truyện, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám đã lên đến đỉnh điểm thì ngữ điệu lúc này sẽ là gay gắt, quyết liệt: “Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao” Hay trong truyện đồng thoại “Chú dế mèn”, giọng sói hống hách, hung hăng quát nạt khi gặp dê trắng nhút nhát, yếu đuối. Nhưng khi gặp dê đen dũng 127
- cảm, giọng nói thay đổi từ quát nạt đến yếu dần, hốt hoảng, sợ hãi. Trong truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” hoặc trong “Dê con nhanh trí”, giọng sói lại được thể hiện ngược lại. Chó sói nói rất nhẹ nhàng, ngon ngọt, biểu lộ tình thân ái để đánh lừa cô bé và rất dịu dàng khi bắt chước giọng dê mẹ. Ngữ điệu giúp cho người nghe hình dung được diện mạo, cá tính phẩm chất của các nhân vật, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, chú ý chỗ ngừng nghỉ. Khi kể, cần chú ý một số kỹ thuật thể hiện như cường độ, nhịp độ, ngắt giọng Có lúc cường độ giọng nhỏ khi thể hiện tình cảm, sự âu yếm thân mật: “Dê mẹ ây yếm ôm dê con vào lòng, thơm lên đầu con và khen con của mẹ ngoan lắm”. Khi miêu tả tiếng loa để tìm người cứu của sứ giả: “Loa ! Loa ! Loa ! Giặc Ân sang cướp nước ta. Ai là người tài giỏi hãy ra giúp nước. Loa ! Loa ! Loa ”thì cần phải lớn giọng. Hay khi kể chuyện “Sự tích hồ Gươm” đến đoạn: “Trong lúc mấy người đang bàn tán thì bỗng từ mặt nước tiếng nói vang lên: - Tà là Long Quân đây: Thấy Lê Lợi quyết tâm đánh giặc Minh cứu nước, ta cho Lê Lợi mượn gươm thần để diệt giặc. Các ngươi mang thanh gươm này về dâng cho Lê Lợi Đột nhiên nge tiếng nói lạ, cả mấy người lính hoảng hốt nhìn nhau, bỗng tiếng nói lúc này vang lên rành rọt hơn: - Đây là thanh gươm rất quý, nếu biết sử dụng thì nó sẽ giúp Lê Lợi và các ngươi đánh thắng giặc Minh. Nếu không biết sử dụng thì nó cũng sẽ tầm thường như mọi thanh gươm khác. Ta tin ở tài của Lê Lợi, tin ở sức mạnh của nhân dân nên ta cho mượn. Các ngươi hãy mang gươm về dâng cho Lê Lợi”. Cường độ tiếng nói của Long Quân cao hơn, to hơn, mạnh hơn đoạn đầu và đoạn kết. Cường độ giọng còn còn cần phải tương ứng với không gian, số lượng của trẻ nghe truyện. Kể chuyện phải có nhịp điệu. Nhịp điệu thể hiện trong sự phát triển của những chi tiết, kết cấu, tương ứng với hành động nhân vật, cả trong ngôn ngữ 128
- của truyện. Như vậy, cách trình bày của người kể cũng có thể nhanh, chậm, tạo một tâm lý lôi cuốn người nghe. Trong “Tấm Cám”, ta có thể kể với nhịp độ nhanh dồn dập đoạn Tấm biến hóa liên tục lúc thì biến thành chim vàng anh, lúc thành cây xoan đào, thành khung cửi thể hiện sự gay go quyết liệt để dành sự sống, dành hạnh phúc của Tấm trước những hành động đen tối, tàn ác không kém phần quyết liệt của mẹ con Cám. Trong truyện “Thánh Gióng” khi kể đến đoạn Gióng phi ngựa ra trận đánh giặc Ân, phải kể với nhịp điệu nhanh, thôi thúc: “Gióng đội nón, cầm gậy nhảy phốc lên ngựa. Ngựa sắt hí vang phun ra lửa rồi phóng như bay ra trận. Lúc đó, giặc Ân đang tràn đi khắp nơi giết người cướp của. Gióng thúc ngựa phi thẳng vào quân giặc. Gậy sắt vung lên như ánh chớp đánh xuống đầu giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu lũ giặc ra tro. Bỗng nhiên cây gậy sắt của Gióng bị gãy. Gióng nhổ từng bụi tre bên đường quất túi bụi vào đầu giặc. Giặc Ân thua chạy tan tác, xác giặc ngổn ngang khắp nơi”. Đến đoạn tiếp theo phải kể với giọng chậm lại: “Đánh xong giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa qua làng Phù Đổng, chào từ biệt mẹ già, rồi cả người và ngựa bay thẳng lên Núi Sóc Sơn. Đời sau, nhớ ơn ông Gióng có công đánh giặc giữ nước, nhân dân ta đã lập đền thờ ở làng Phù Đổng”. Ngắt giọng là sự ngừng nghỉ, nhấn giọng trong giấy lát khi đọc, khi kể tác phẩm. Ngắt giọng là để nhấn mạnh vào ý, vào từ nào đó để gây bất ngờ, hồi hộp cho người nghe, để chuyển từ đoạn này sang đoạn khác. Sự kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt trong khi kể diễn cảm hết sức tự nhiên, tránh khoa trương thái quá. Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, dáng vẻ là sự nối tiếp câu chuyện do nội dung truyện và tâm hồn người kể tạo ra, nó giúp cho trẻ em hình dung ra một cách đầy đủ hình tượng tác phẩm. Khi kể chuyện cần chú ý vào giao tiếp giữa cô giáo với các em. Điều này cần được lưu ý cả trong các hoạt động đọc thơ, truyện ở trường mầm non trong việc giáo tiếp với các em, vai trò chủ yếu và quyết định là đôi mắt của người trình bày, trong đó phản ánh được những sắc thái tình cảm, nội tâm tinh tế nhất. Trong những ánh mắt của người nghe, dù đó là người lớn hay trẻ em, người 129
- trình bày bao giờ cũng tìm thấy sự phản ánh mức độ quan tâm đến tác phẩm mà họ đang nghe. Qua đôi mắt của người trình bày tác phẩm và đôi mắt của các thính giả nhỏ tuổi, chúng ta sẽ tìm thấy ở đó sự giao hòa tiếng nói nghệ thuật. Về cơ bản, sự giao tiếp này phải được hiểu là sự tiếp xúc thường xuyên bên trong giữa những người trình bày và người nghe, sự tiếp xúc xuất hiện trong quá trình dùng nghệ thuật tác động đến trí tuệ và tình cảm của người nghe, là nguyện vọng của người kể muốn buộc các em nhỏ nhìn thấy những cái đang nói tới, hiểu được tư tưởng câu chuyện, đánh giá được những sự kiện xảy xa, những hành động của nhân vật buộc các em phải suy nghĩ, phải vui buồn, phải cùng hồi hộp với người kể, phải tin tưởng vào những điều đã nghe. Đây cũng là điều cần lưu ý khi tiến hành những hoạt động đọc tác phẩm văn học cho các em nghe và tổ chức cho trẻ đọc, kể lại tác phẩm. Ngoài việc sử dụng lời kể chuyện diễn cảm, trong quá trình kể, cô giáo có thể kết hợp với âm thanh, âm nhạc phù hợp với giọng điệu, ngữ điệu truyện kể. Cô giáo kể diễn cảm trên nền nhạc đệm, có thể khúc dạo đầu, có thể nối tiếp những chỗ ngừng, ngắt nghỉ khi thể hiện tâm trạng nhân vật hỗ trợ cho sự cảm thụ văn học của trẻ. Kể diễn cảm kết hợp với trao đổi, gợi mở, để phát triển làm sâu sắc quá trình nhận thức của trẻ. Đây là sự kết hợp giữa các phương pháp cơ bản trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non nói chung và kể cho trẻ nghe truyện nói riêng. Việc trao đổi với trẻ về tác phẩm có thể tiến hành ở đầu xen vào giữa những lần kể hoặc củng cố kết thúc hoạt động. Mở đầu hoạt động kể chuyện, cô giáo trò chuyện, thăm dò: “các cháu đã được nghe kể chuyện cổ tích chưa? Các cháu đã được nghe và biết truyện cổ tích nào rồi? cháu có thích không và nhớ được những gì nào? Bây giờ thì lắng nghe cô kể chuyện Tấm Cám nhé!”. Dụng ý tạo khống khí, tập trung nghe truyện, thăm dò mức độ quen thuộc của trẻ với truyện. Căn cứ vào mục đích yêu cầu của hoạt động kể truyện trên những dạng thức tiết học, cô giáo trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi về tác phẩm. Cô có thể hỏi: “Trong truyện Tấm Cám có những nhân vật nào?”, “Tấm và Cám trong truyện là người như thế nào? Tại sao cháu lại nghĩ như vậy nhỉ” hoặc “cháu có nhận xét gì về hai nhân vật Tấm và Cám 130
- trong chuyện cô vừa kể?”. Ở những câu hỏi này, cô giáo vừa cho trẻ nắm được nội dung của truyện, hình thành phát triển thao tác tư duy so sánh, bước đầu biết phân tích, tổng hợp, khái quát. Kể diễn cảm sáng tạo kết hợp với đọc. Nghệ thuật kể truyện diễn cảm cho phép kể chuyện kết hợp với trích đoạn đọc diễn cảm truyện. Trong quá trình kể diễn cảm truyện “Tấm Cám” cô giáo kết hợp đọc với nhịp độ nhanh đoạn hóa thân chuyển tiếp liên tục của Tấm tạo ra thế giới hoang đường kỳ lạ, in đậm màu sắc thẩm mĩ: Tấm hóa thành chim Vàng Anh , Cám rình lúc vắng bóp chết chim Vàng Anh nướng cho mèo ăn, còn lông chim đem chôn sâu ngoài vườn ở chỗ lông chim mọc lên cây xoan đào thật đẹp , Cám chặt cây đi, lấy gỗ xoan đào đóng khung cửi tiếng kêu “cót ca, cót két. Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Cám đốt khung cửi. Kể diễn cảm kết hợp với giải thích, thay thế từ ngữ khó hiểu để phát triển ngôn ngữ: “Ngày xửa, ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một làng nọ, trong một ngôi nhà nhỏ có hai chị em cùng cha khác mẹ tên là Tấm và Cám”. Kể diễn cảm kết hợp với sử dụng trực quan. Phương tiện trực quan sử dụng để kể truyện rất phong phú, đòi hỏi cô giáo cần biết lựa chọn một đến hai loại trực quan cần thiết và phù hợp nhất cho hoạt động kể, tranh ôm đồm, làm dụng, rối rắm. Vì trực quan không thay thế được lời kể. Lời kể là một hoạt động ngôn ngữ đời sống gần gũi với lời nói hằng ngày, cần rèn luyện ngôn ngữ nói cho trẻ. Có thể sử dụng trực quan để gây hứng thú mở đầu giờ học bằng việc đưa ra một bức tranh rực rỡ có nhân vật nào đó trong truyện kết hợp với câu mào đầu “Muốn biết nhân vật này như thế nào các cháu hãy lắng nghe cô kể”. Trong quá trình kể chuyện diễn cảm, cô giáo kết hợp sự dụng trực quan là rối tay, hoặc là đồ chơi, hoặc là tranh minh họa nên vào sau lần kể thứ ba hoặc thứ tư, hoặc giải thích từ mới tùy vào mục đích hình thành, khắc sâu, củng cố biểu tượng. Việc sử dụng trực quan cần được kết hợp nhuần nhuyễn với lời kể giàu sức biểu cảm. Những trực quan là những bức tranh dùng để minh họa cần khái quát, không dàn trải. Ví dụ kể truyện cổ tích Tấm Cảm chỉ cần khoảng sáu bức tranh 131
- với những tình tiết nghệ thuật rõ nét, trọng tâm, gây được ấn tượng mạnh cho trẻ về tác phẩm. Có thể là bức tranh vẽ có cô Tấm nâng trên tay con Bống ngước mắt nhìn ông Bụt; cô Tấm thử hài; cô Tấm trên ngọn cau, mẹ con Cám ở dưới gốc chặt cau; Cô Tấm biến thành chim vàng anh bên vua; cô Tấm từ trong quả thị bước ra; vua nhận ra Tấm từ miếng trầu tiêm cánh phượng trong quán nhỏ của bà hàng nước. Còn truyện tranh nên cho trẻ xem ở góc đọc sách. Kể diễn cảm kết hợp với lời bình, giúp mở rộng làm phong phú truyện đó là một cách kể sáng tạo. Ví dụ: tưởng giết được Tấm là mẹ con Cám thỏa được lòng ghen tức và Cám sẽ vào cung mà thay chị hưởng giàu sang, nhưng Tấm chết vẫn chưa hết truyện. Tấm chết nhưng linh hồn Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua để đối phó với mẹ con Cám. Kể diễn cảm tóm tắt toàn bộ truyện kết hợp với tranh vẽ làm hình tượng trực quan. Lần kể tóm tắt này truyện sẽ được rút gọn khái quát để trẻ nghe cái không được kể ra, để trẻ hiểu được cái thống tin tiềm ẩn, trẻ nhớ cốt truyện, hiểu nội dung và làm quen với hệ thống ngôn ngữ mới. Hình tượng trực quan giúp trẻ dễ dàng đi vào tượng tưởng, hình dung nối kết các hình ảnh diễn ra trong truyện. Trong hoạt động kể chuyện ở trường mầm non, tích hợp các nội dung học để đạt được những mục tiêu giáo dục được xác định đa làm cho hoạt động học mang nội dung phong phú, mở ra cho cô giáo những cơ hội, điều kiện chủ động sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động kể chuyện, giúp cho những hoạt động học trở nên nhẹ nhàng, ủy chuyển. Tổ chức cho trẻ vẽ tranh sau khi nghe kể chuyện sẽ góp phần to lớn vào việc khắc sâu những biểu tượng, phát triển những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, giáo dục nghệ thuật cho trẻ. Tranh vẽ thể hiện thế giới bên trong của đứa trẻ, phát triển các kỹ năng vẽ của trẻ. Trong quá trình kể chuyện, cô có thể kết hợp đưa yếu tố chơi để tạo ra động cơ và hứng thú học tập, giúp cho việc ghi nhớ chuyện làm sâu sắc ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Trò chơi “nhổ củ cải” đã kích hoạt hoạt động học một cách tích cực từ phía trẻ. Trò chơi “thử hài” khi kết thúc truyện Tấm Cám có thể được tiến hành như sau: Sau những lần kể diễn cảm kết hợp với các biện pháp khác để kết thúc tiến trình một của truyện, cô giáo tổ chức 132
- trò chơi bằng lời trò chuyện: “Bây giờ các cháu có muốn làm hoàng hậu như cô Tấm không? Cô cũng nhặt được một chiếc hài như của cô Tấm, ai thử vừa hài sẽ được làm hoàng hậu, các cháu sửa lại trang phục lên thử hài nào?”. Tiết học kết thúc trong không khí ngày hội. Trò chơi này khắc sâu chi tiết mang tính quốc tế của truyện cổ tích dân gian Việt Nam, gây một ấn tượng mạnh mẽ cho trẻ về ước mơ công bằng được thực hiện, về niềm tin chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa, về một bài học đạo đức Như vậy, chơi là một cách học của trẻ. Yếu tố chơi cần được giới hạn trong nội dung tri thức dạy. Yếu tố chơi hay có thể gọi biện pháp có tính vui chơi trong hoạt động làm quen với văn học cần bước ra từ tác phẩm và gắn với những tình tiết truyện. Nội dung chơi chứa trong tác phẩm, chủ thể chơi là trẻ bước vào cuộc chơi thể nghiệm mình, với mong muốn được như nhân vật mình yêu thích sẽ đem lại cho trẻ niềm vui lớn. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trò chơi này và thấy rằng khi nhập cuộc chơi, trẻ em gái hồi hộp đưa chân vào thử hài, trẻ em trai cũng háo hức, chăm chú xem các bạn giá thử hài. Các em đã sống với truyện kể bằng niềm tin thánh thiện: “Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu” (Nguyễn Khoa Điềm) Trên đây là những phương pháp, biện pháp để kể chuyện cho trẻ nghe ở trường mầm non. Tùy từng tác phẩm với những đặc trưng thể loại, tùy từng đối tượng trẻ em, mà cô giáo chọn lọc, vận dụng cho phù hợp. Những phương pháp, biện pháp này chưa phải là giới hạn, nó sẽ được phát triển trong sự vận dụng sáng tạo của cô giáo. Chúng tôi cũng lưu ý thêm rằng trong hoạt động kể chuyện văn học, lời kể diễn cảm vẫn giữ vai trò chủ đạo, bời vì qua lời kể của cô giáo, trẻ em sẽ được tiếp xúc với lời hay ý đẹp, với những từ ngữ trong sáng, câu văn sinh động, giàu sức biểu cảm, có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục, phát triển trẻ em. Đọc và kể diễn cảm ngôn ngữ nghệ thuật sẽ là phương pháp cơ bản, chủ đạo của những hoạt động làm quen với văn học khác ở trường mầm non. Việc tiến hành hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe có thể được tiến hành trong lớp trên những dạng thức tiết học - hoạt động chung, trong các nhóm với 133
- những hứng thú mang đặc điểm cá tính riêng. Có thể được tiến hành trên các hình thức tổ chức khác như trong các góc, trong sinh hoạt hằng ngày Dù bấ kỳ dưới hình thức nào, cô giáo cũng phải kể tác phẩm diễn cảm đúng với giọng điệu tác phẩm và hướng vào giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra. CÂU HỎI 1. Mục đích, ý nghĩa của tổ chức hoạt động kể cho trẻ nghe truyện? Cho ví dụ minh họa. 2. Làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động kể cho trẻ nghe truyện? 3. Chị hãy xác định phương pháp chính để tổ chức họạt động kể cho trẻ nghe chuyện? 4. Hãy soạn một giáo án và phân tích các phương pháp, biện pháp sử dụng trong giáo án? II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC TRUYỆN CHO TRẺ Truyện dân gian thường dùng để kể, các thể loại truyện khác thường dùng để đọc. Ở trường mầm non các em nhỏ rất thích thú nghe cả truyện ngắn. Trong nền văn học thiếu nhi, thể loại này được sử dụng khá rộng rãi. Nội dung truyện ngắn dành cho các em rất đa dạng, hình thức của nó cũng vậy. Đối với các em, yếu tố quan trọng trong truyện ngắn là tính cụ thể, là tình tiết gay cấn, là hình tượng rõ nét. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, chính vì vậy trong truyện ngắn thường là hiện thân của một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể kể về một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đói với cuộc đời. Chức năng của truyện ngắn nói chung là để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. 134
- Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn. Khác với truyện cổ tích, phần lớn truyện ngắn được đọc theo sách, cũng đều phải diễn cảm, có nghệ thuật. 1. Hoạt động đọc truyện với giáo dục trẻ em. Đọc truyện là sự truyền đạt trung thành tác phẩm, nên qua nghe đọc truyện, trẻ được làm quen với văn học viết, được tiếp nhận nguyên vẹn cả nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Sự chính xác về mặt ngôn ngữ khi đọc truyện cho phép trẻ lĩnh hội được vốn ngôn ngữ nghệ thuật phong phú, đa dạng với những từ ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, âm thanh, màu sắc, những mẫu câu hoàn hảo với cách diễn đạt biểu cảm, tình cảm thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng. Qua đó, trẻ có thể nghe và nhìn thấy bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ: “Những khu rừng trải ra vô tận dưới ánh trắng, sông hát lên niềm vui của mình. Những sợi trong xanh biếc chập chờn. Những con cá không muốn ngủ, cứ bơi lượn lấp lánh suốt đêm”. (Lời ru của trăng - Xuân Quỳnh). Nghe đọc truyện, trẻ được tiếp xúc, làm quen với văn bản nghệ thuật mạch lạc giàu sức biểu cảm, một văn bản có mối liên kết chặt chẽ giữa các từ, các câu theo một trình tự nội dung nhất định. Mỗi tác phẩm còn mở rộng hiểu biết cho các em về tự nhiên và xã hội. Bằng những truyện ngắn, các tác giả đã đưa các em vào thề giới thiên nhiên sinh động, mở rộng tầm hiểu biết cho các em, hướng dẫn các em hiểu được các hiện tượng thiên nhiên, làm cho các em quen với những hiện tượng dễ hiểu trong đời sống xã hội, tạo cho các em một khí sắc vui vẻ, sảng khoái. Đọc “Chú đỗ con”, trẻ được tìm hiểu về đặc tính của một loài hoa là có thể thay đổi màu sắc theo các thời điểm trogn ngày: “Kể cũng lạ thật! Nó là hoa Phù Dung. Sao cũng là hoa ,à nó lại tài ba đến thế? Nó biến màu như có phép lạ ấy! Sáng - màu trắng, trưa - màu hồng, chiều - màu đỏ”. (Chuyện của hoa phù dung - Nguyễn Thái Vận). Mỗi truyện ngắn, trong nó đều chứa đựng những vấn đề đạo đức sâu sắc, có giá trị lớn lao trong việc giáo dục các em lòng yêu mến và thích thú tìm hiểu quê hương đất nước. Từ trong nội dung các tác phẩm, trẻ học được những bài 135
- học đạo đức sâu sắc như sự kiên trì, chăm chỉ qua “Giọng hót chim sơn ca”, tình thương yêu đồng loại trong “Có một bầy hươu”, và rất nhiều những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp nữa trong các tác phẩm khác như lòng vị tha, sự can đảm, lòng hiếu thảo, sự biết ơn Từ đó, trẻ yêu mến văn học nước nhà. Quá trình nghe truyện, sự tập trung chú ý có chủ định, khả năng ghi nhớ của trẻ được rèn luyện, phát triển. Tạo khả năng đọc và hứng thú đọc cũng là một mục đích thể hiện tính phát triển của hoạt động đọc truyện ở trường mầm non, đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi. Quá quá trình đọc, dẫn dắt trẻ cảm nhận tác phẩm, cô giáo đã nhen lên ở trẻ niềm say mê hứng thú “đọc” sách và hình thành khả năng đọc. Nhiều lần được tiếp xúc với truyện đọc, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ nhận ra chữ cái trong từ, từ trong câu, rồi tập ghép chúng lại với nhau để đọc ra được những dòng chữ. Chính quá trình quan sát cô đọc, trẻ đã học được cách ngồi đọc đúng tư thế, biết cách cầm sách, mở sách, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đây là những kỹ năng cần thiết để trẻ bước vào lớp Một. Như vậy, đọc truyện có một ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. Đó chính là sự chuẩn bị để trẻ vững vàng, tự tin bước vào trường phổ thông. 2. Cách thức thực hiện Đọc truyện ngắn mà diễn cảm gây được ấn tượng chú ý muốn còn khó khăn hơn là kể chuyện cổ tích. Nếu trong truyện cổ tích bản thân nội dung và hình thức của nó đã mang sẵn một số phương tiện diễn cảm: sắc điệu thần bí của truyện thần thoại, ngữ điệu hội thoại sinh động, tính nhịp điệu, những định ngữ nghệ thuật rất đẹp, tính chuẩn xác của ngôn ngữ dân gian thì trong truyện ngắn những phương tiện ấy lại khác. Về cơ bản, truyện ngắn có tính hiện thực, tác giả lựa chọn nội dung truyện trong thực đời sống xung quanh. Sắc điệu cơ bản khi đọc truyện ngắn là sắc điệu ngôn ngữ hội thoại bình thường, vì thế khi trình bày phải sử dụng các ngữ điệu phong phú và đa dạng để dựng lại bức tranh âm thanh nghệ thuật của nó. Sau khi đã lựa chọn được tác phẩm hướng vào chủ đề, chủ điểm với các nhiệm vụ giáo dục, cô giáo cần xác định giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật 136
- của tác phẩm, thái độ của mình đối với nội dung, với các nhân vật, các sự kiện, từ đó định ra giọng điệu chính của truyện và tiến hành đọc truyện cho trẻ nghe bằng phương pháp đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật. Trước khi đọc, cần tạo ra môi trường đọc phù hợp với tác phẩm để cuốn hút trẻ nghe đọc. Ví dụ có thể là một phông vẽ, hoặc sắp đặt ở trong lớp khung cảnh khu rừng có những tia nắng, với những con chim đậu trên cành cây để đọc “Giọng hót chim Sơn Ca”. Cô giáo trò chuyện mào đầu hoặc cho trẻ xem ảnh tác giả, tranh bìa quyển truyện. Sau khi giới thiệu tên truyện, tên tác giả, cô giáo dắt trẻ vào câu chuyện: “Câu chuyện này nói gì vậy? Chúng ta sẽ tìm thấy trong quyển sách này?”. Cô giáo đọc diễn cảm tác phẩm nhiều lần, khi đọc không dấu diếm tình cảm của mình, đồng thời giúp các em nhỏ, những thính giả cả tin hiểu đúng nội dung. Cũng cần lưu ý thêm rằng khi đọc tác phẩm tự sự phải tôn trọng mạch lôgíc cốt truyện, khắc họa rõ nhân vật với những phẩm chất, tính cách qua các chi tiết nghệ thuật, qua ngôn ngữ. Có khi từ một chi tiết tạo ra sự hấp dẫn của cốt truyện, có khi từ một sự kiện tạo ra tình huống. Đặc biệt chú ý nhấn vào những câu văn hay, mẫu mực, giàu hình ảnh, làm nổi rõ những đoạn miêu tả để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học viết. Đọc truyện diễn cảm có nghệ thuật cần được tiến hành kết hợp với âm thanh, âm nhạc phù hợp với giọng điệu, âm sắc của tác phẩm, tâm trạng của nhân vật. Có thể là tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách khi đọc “Giọng hót chim Sơn ca”, một bản nhạc êm dịu khi đọc diễn cảm “Lời ru của trăng”. Trong khi tiến hành đọc truyện cho trẻ nghe, chúng ta cần tiến hành trao đổi với trẻ về tác phẩm. Việc trao đổi có thể bắt đầu khi mở đầu hoạt động đọc để gây tò mò, hứng thú, có khi diễn ra sau những lần đọc để trẻ hiểu sâu sắc giá trị nội dung, hình thức tác phẩm, giúp cho tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đây là sự hợp tác cần thiết giữa cô và trẻ để trẻ tiếp thu được những câu văn hay với những từ ngữ nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu âm thanh màu sắc, biểu cảm và 137
- những hành động bộc lộ phẩm chất nhân vật Trong quá trình trao đổi, nhà sư phạm rèn các thao tác tư duy, hướng dẫn trẻ so sánh, phân tích, tổng hợp khái quát hóa. Đặc biệt khả năng suy luận đơn giản sẽ là cơ sở nảy nở dạng ban đầu của tư duy lôgíc ở trẻ mẫu giáo lớn. Hệ thống câu hỏi gợi mở có một ưu thế đặc biệt trong việc làm sâu sắc sự cảm thụ văn học, tích cực hóa ngôn ngữ và phát huy tính sáng tạo của trẻ. Sau những lần đọc, cô giáo lựa chọn trực quan phù hợp như tranh minh họa hoặc đồ chơi, con rối kết hợp với những lời kể nhấn vào những tình tiết chính, những câu văn hay của truyện, hoặc để giải thích từ mới. Có thể coi đó là biện pháp được vận dụng tiến hành trong quá trình tổ chức hoạt động đọc truyện, làm cho hoạt động này trở nên sinh động, hấp dẫn, hiệu quả. Trên đây là những phương pháp, biện pháp có thể vận dụng, phối hợp tiến hành thực hiện nhiệm vụ đọc truyện cho trẻ nghe. Như vậy, kết quả hoạt động đọc truyện sẽ góp phần to lớn vào việc hình thành khả năng cảm thụ văn học, tích lũy vốn ngôn ngữ nghệ thuật làm giàu có kho tàng ngôn ngữ của trẻ và các mặt giáo dục khác. Hoạt động này góp phần tích cực, chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông trong lĩnh vực ngôn ngữ. Bởi vậy, hoạt động đọc truyện cần thiết phải được tiến hành ở trường mần non trên mọi hình thức tổ chức. Ngoài hình thức đọc truyện ngắn trên dạng thức tiết học (hoạt động chung có chủ đích học tập), cô giáo cần tận dụng các thời điểm trong ngày như: sinh hoạt chiều, giờ vui chơi, trước khi trẻ ngủ, dạo chơi tham quan, trên các nhóm, ở các góc để đọc cho trẻ nghe. Tổ chức đọc dưới hình thức này, nên tiến hành thường xuyên đối với những truyện tranh. Cô giáo đọc cho các em nghe, cùng các em xem tranh, trò chuyện phân tích về các nhân vật thể hiện trên tranh vẽ. Với khả năng bắt chước kì diệu, trẻ em có thể thuộc những truyện tranh chỉ sau vài ba lần nghe cô giáo đọc và chăm chú theo dõi tranh. Chúng có thể đọc không sai một từ truyện tranh đó như người biết chữ đọc. Điều này giúp cho trẻ thêm hứng thú tìm hiểu văn học, hứng thú đối với việc đọc truyện, vốn từ tăng lên, trí nhớ được rèn luyện. 138
- CÂU HỎI 1. Hoạt động đọc truyện cho trẻ nghe có vai trò như thế nào đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ? 2. Để có thể tổ chức tốt hoạt động đọc truyện cho trẻ nghe, nhà sư phạm cần phải làm gì? 3. Từ những lí thuyết đã học được, chị hãy chọn và phân tích một giáo án đọc truyện cho trẻ nghe ở trường mầm non nơi chị làm việc? III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ LẠI TRUYỆN 1. Hoạt động dạy trẻ kể lại truyện với giáo dục trẻ em Dạy trẻ kể lại truyện là một nội dung của chương trình làm quen với văn học ở trường mầm non. Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện thực hành, trải nghiệm nghệ thuật. Nó có ý nghĩa lớn trong việc phát triển nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ và giọng nói là một vấn đề luôn được đạt ra trước các cô giáo khi tổ chức hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non. Trong ngôn ngữ nói chuyện hàng ngày, trẻ em thể hiện tình cảm và suy nghĩ của chính mình. Khi kể lại truyện, trẻ phải biết thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả và thái độ của mình đối với nội dung tác phẩm, trải nghiệm tình cảm trong đó và thể hiện chúng bằng cách sử dụng những phương tiện biểu cảm như ngôn ngữ, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. Những kĩ năng mà chúng học được trong quá trình kể lại truyện diễn cảm như cách kể mở đầu, diễn biến, kết thúc truyện, lối lấy hơi thở, ngừng nghỉ để không vừa thở vừa kể mà tự nhiên, kín đáo, bình tĩnh. Giọng kể sẽ đơn điệu, không diễn cảm, nếu không điều chỉnh được hơi thở của mình. Điều này cũng giúp trẻ tăng chất lượng ngôn ngữ nói. Sức mạnh của ngôn ngữ nói phụ thuộc trước tiên vào tính diễn cảm và mức độ thể hiện nội dung một cách đầy đủ, rõ ràng, đúng. Để thể hiện suy nghĩ đầy đủ và chính xác, trẻ phải có vốn từ tương đối phong phú, khả năng sử dụng từ, những mệnh đề với nghĩa đen và nghĩa bóng làm phong phú ngôn ngữ. Những câu chuyện được trẻ kể lại với những vốn từ 139
- phong phú, câu chuyện giàu hình ảnh, những lời đối thoại gọn ghẽ, biểu cảm là mẫu mực về cách thể hiện ý nghĩ sẽ được trẻ ghi nhớ và đôi khi sử dụng chúng trong giao tiếp. Như vậy có nghĩa là trẻ đã không sử dụng chúng một cách máy móc mà biết dùng nó một cách có ý thức để thể hiện ý nghĩ, tình cảm của mình. Dạy trẻ kể lại truyện được coi là một phương pháp hiệu quả để phát triển ngôn ngữ mạch lạc, một hình thức ngôn ngữ bậc cao cần có ở mỗi đứa trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là cần thiết và quan trọng để đảm bảo cho ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp. Như chúng ta đã biết, khi vừa mới sinh ra, đưa trẻ là một cá thể, một cơ thể sinh học. Nhưng ngay từ những giờ phút đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã là một thực thể xã hội (Vư-gôt-xki), bé có khả năng giao tiếp với những người xung quanh là phương tiện phi ngôn ngữ. Nhưng chỉ nhờ có ngôn ngữ, mạch lạc, trẻ mới có thể giao tiếp một cách đầy đủ, toàn vẹn nhất. Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện vạn năng, đặc sắc, trọn vẹn và có hiệu quả nhất của giao tiếp. Không những thế, trẻ phải hiểu biết và biết cách sử dụng những từ ngữ văn học nghệ thuật của tác giả chứa đựng trong mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật. Các cháu đã biết giữ lại những câu văn hay, những hình ảnh đẹp trong khi kể lại truyện. Về sau, khi trẻ chuyển sang các hoạt động kể chuyện độc lập khác nhau như: kể chuyện theo tranh, theo kinh nghiệm, theo đồ cơi , chúng sẽ sử dụng vào câu chuyện kể của mình những từ, những câu đã lĩnh hội được. Qua những câu chuyện các cháu kể, ngôn ngữ nghệ thuật dần dần được hình thành ở trẻ. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng của quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn học nói chung và dạy trẻ kể lại truyện nói riêng. Kể lại truyện không chỉ là sự ghi nhớ một cách máy móc một tác phẩm văn học, mà đó là sự tái tạo mang tính sáng tạo (làm sống lại tác phẩm văn học). là quá trình rèn luyện, cũng cố trí nhớ. “Trí nhớ có chủ định làm giàu lời nói, phát triển tình cảm thẩm mĩ của trẻ. Trí nhớ có hình ảnh gắn với tưởng tượng, trí nhớ bằng lời gắn với tư duy” (L.P.Phê-đô-ren-kô, G.A.Phô-mi-rê-va), V.K.Lô-ma- 140
- rép. Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ mẫu giáo, Nhà xuất bản Giáo dục, 1977, trang 217). Trong khi kể lại truyện, trẻ em phải biết cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả một cách chính xác và vốn từ của mình một cách sáng tạo. Để trẻ kể lại truyện được tốt, thì trẻ phải có một trí nhớ tốt vì quá trình tâm lí chính trong khi kể lại truyện là quá trình ghi nhớ, phải nhớ trình tự các sự kiện của câu chuyện. Không những thế, kể lại truyện đòi hỏi trẻ phải hình dung, tưởng tượng ra được các hình tượng nhân vật, với các hành động cụ thể, làm hiện lên trước mắt người nghe bức tranh cuộc sống với những cảnh, những con người sống động. Cũng từ quá trình kể lại truyện, trí nhớ được rèn luyện, trí tưởng tượng phát triển. Để kể lại được truyện, trẻ phải có một sự nỗ lực, ý chí cao để thực hiện nhiệm vụ học tập. Như vậy, trong hoạt động này, ở trẻ đã xuất hiện tính có chủ định và có ý thức, từ đó tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo, sự tự tin cũng được hình thành. Quá trình kể lại truyện, trẻ đã biến mình từ chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học. Sống và hóa thân vào câu chuyện kể, trẻ trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm sống, làm sâu sắc sự cảm thụ văn học, làm giàu có những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức. Điều rất cơ bản để trẻ kể lại truyện diễn cảm đạt hiệu quả cao đòi hỏi các em phải hiểu được nội dung truyện kể,tư tưởng tác phẩm (ở mức độ của trẻ) với những tình tiết, nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ. 2. Cách thức thực hiện Như đã nêu ở trên, giáo dục trẻ bằng những phương tiện văn học nghệ thuật bao gồm hai quá trình có liên quan với nhau: nghe tác phẩm và tái tạo lại tác phẩm đã được nghe. Nhà giáo dục Nga Plo-ri-na cũng đã chỉ ra rằng hiểu tác phẩm hời hợt, nông cạn sẽ không thể tái tạo lại tác phẩm một cách diễn cảm. Khi đã hiểu tác phẩm, thì ở trẻ xuất hiện một ý muốn tái tạo lại những điều đã được nghe. Trẻ rất thích được kể lại truyện, nhất là truyện cổ tích. Những nghiên cứu cho thấy việc kể lại truyện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo rất đa dạng về đặc điểm. Trong công việc đó, có thể nhận thấy những khả năng 141
- riêng của trẻ như mức độ phát triển tiếng nói, trí nhớ, tưởng tượng nó phụ thuộc nhiều vào từng độ tuổi. Một số trẻ có thể nắm vững một cách chính xác tính liên túc của sự kiện trong truyện và truyền đạt lại truyện kể gần giống như nguyên bản. Một số khác thì lại bổ qua và thỉnh thoảng còn thay đổi cấu trúc của câu chuyện. Rất nhiều trẻ mẫu giáo lớn trong khi kể lại đã lặp lại từng lời, từng câu của câu chuyện được nghe. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hiểu hết ý nghĩa của các câu chữ đó. Không ít trẻ với trí nhớ tốt đã lặp lại một cách máy móc câu chuyện kể đã nghe mà không nhận thức được nội dung của nó. Trong khi đó, có những trẻ thực sự hiểu được nội dung truyện kể, chúng có thể đã đưa vào một số thay đổi theo ý mình trong khi kể lại, có thay các từ ngữ của tác giả bằng các từ tương tự phù hợp, trẻ mẫu giáo lớn có thể thay đổi cả câu mà không làm thay đổi tính logic, tiến trình phát triển của truyện, không làm mất ý nghĩa tư tưởng của nó. Lại có trẻ cuối tuổi mẫu giáo lớn, khi kể lại truyện thì không đầy đủ lắm, thỉnh thoảng còn làm mất tính liên tục của sự kiện. Mặc dù em không thể nhớ tất cả sự kiện câu chuyện trong sự liên tục của nó, nhưng ở trong em đã hình thành khái niệm đúng đắn về các nhân vật trong truyện kể, nội dung của nó. Do đó, sự thay đổi nội dung cấu trúc tác phẩm trong khi kể lại vẫn không làm giảm giá trị tư tưởng của tác phẩm và trẻ càng cảm nhận đầy đủ sâu sắc các truyện kể càng thể hiện rõ ấn tượng của mình khi kể lại truyện. Day trẻ kể lại truyện là một phương pháp thực hành rèn luyện. Để việc dạy trẻ kể lại truyện hiệu quả, điều trước tiên là phải biết lựa chọn các truyện để kể và đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại truyện. Các câu chuyện ấy không nên quá dài, lưu ý đến đặc điểm trí nhớ và sự chú ý của trẻ. Truyện kể phải phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ về nội dung, phát triển ở trẻ những đặc tính cần thiết của nhân cách, có giá trị nghệ thuật cao, sinh động; có sự rõ ràng và tuần tự trong triển khai hành động. Từ ngữ cần phải dễ hiểu, chính xác, kết cấu ngữ pháp không phức tạp, hành văn phải sáng sủa, giàu hình ảnh. Dạy trẻ kể lại truyện là quá trình sư phạm(thứ hai) dựa trên kết quả của quá trình sư phạm trước đó(quá trình cô đọc kể tác phẩm và hướng dẫn trẻ cảm nhận 142
- tác phẩm- quá trình sư phạm thứ nhất). Khi tổ chức hoạt động nghệ thuật này, sau khi tạo môi trường để trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật vui vẻ, phấn chấn, cô giáo cần nhắc nhở lại tên tác phẩm, nhắc trẻ chú ý nghe và ghi nhớ nội dung truyện để sau đó tự kể lại. Cô giáo kể lại truyện một cách diễn cảm để lần nữa trẻ ghi nhớ cốt truyện với nội dung và các tình tiết chính, các nhân vật chính của truyện. Khi kể truyện, cô giáo không được bỏ những nét đẹp của nội dung tác phẩm, vì mỗi truyện là tác phẩm văn học chỉnh thể, không phải là bài học đạo đức luân lý và việc tiếp thu ngôn ngữ nghệ thuật qua tác phẩm văn học sẽ làm giàu có vốn ngôn từ nghệ thuật của trẻ. Cô có thể trò chuyện với trẻ theo hệ thống câu hỏi vào những điểm mẫu chốt của tác phẩm theo trình tự cốt truyện, về nội dung, về giá trị nghệ thuật, về những hành động chính của nhân vật, giúp cho trẻ lần nữa nắm chắc những tình tiết chính và đánh giá đúng đắn những phẩm chất của nhân vật giúp cho việc ghi nhớ và kể lại có hiệu quả. Các câu hỏi nhắc trẻ logic của truyện, mỗi quan hệ và tác động qua lại của các nhân vật. Các câu hỏi phải phong phú, đa dạng về thể loại và về tất cả các thành phần cấu trúc của ngôn ngữ. Các loại câu hỏi về trình tự nội dung cốt truyện. Loại câu hỏi thứ 2 đi vào ngôn ngữ miêu tả trong truyện nhằm hình thành vốn từ văn học nghệ thuật cho trẻ. Loại câu hỏi thứ ba, câu hỏi về thái độ tình cảm, cách đánh giá của trẻ đối với nhân vật trong truyện. Loại câu hỏi thứ tư hỏi về ngữ điệu giọng các nhân vật phù hợp với hành động và tính cách nhân vật. Ví dụ: “Nghe chị cả nói, giọng của sóc như thế nào? (giận giữ). Cháu hãy bắt chước giọng của sóc đi!”. Loại câu hỏi thứ năm, câu hỏi liên hệ bài học thực tế gần gũi với trẻ. Cuộc trao đổi này củng cố tri giác toàn vẹn về tác phẩm văn học trong sự thống nhất của nội dung và hình thức. Câu hỏi phải được cân nhắc, lựa chọn cẩn thận. Phần này không nên kéo dài quá chỉ nên cho trẻ bốn, năm câu hỏi để dành thời gian cho trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật kể chuyện độc lập. 143
- Sau khi trẻ diễn cảm lại truyện một lần cô giáo có thể mở đầu, trẻ khác kể tiếp kết thúc truyện. Hoặc ngược lại, cô kể đoạn cuối, gọi trẻ kể mở đầu, diễn biến. Thông thường trẻ ghi nhớ tốt mở đầu câu chuyện, vì thế, chúng tự kể lại được. Trong trường hợp trẻ lúng túng gặp khó khăn, cô giáo giúp đỡ, nhắc nhở một hai từ hoặc nguyên văn cả câu. Cũng có thể cô và trẻ cùng kể lại truyện theo các nhân vật do cô giáo phân công. Dạy trẻ kể chuyện theo tranh minh họa tác phẩm, trong biện pháp kể chuyện này toàn bộ nội dung câu chuyện có trước thể hiện qua bộ tranh. Ở đây chỉ thể hiện những tình tiết chính của câu chuyện, trẻ phải tự nghĩ ra hành động, sự kiện xảy ra và kể lại. Đối với những trẻ yếu, chúng ta có thể dùng bộ tranh minh họa để giúp trẻ kể lại truyện. Đối với những trẻ phát triển tốt hơn, cô giáo treo tranh không có trật tự, cho trẻ quan sát tranh và tự sắp xếp theo trình tự truyện kể để lại. Cần nhớ rằng phần quan trọng của hoạt động này chính là việc trẻ tự kể lại truyện. Điều rất quan trọng là làm sao khi kể lại truyện tái tạo được nội dung cốt truyện và lời nói hình ảnh nghệ thuật trở thành của riêng trẻ. Cô giáo quyết định lựa chọn cháu nào lên kể đầu tiên, sự lựa chọn lệ thuộc vào mức độ khó khăn của câu chuyện và nhiệm vụ cụ thể đặt ra và đặc điểm cá nhân của trẻ. Nếu câu chuyện nội dung đơn giản, dung lượng không lớn có thể cho trẻ yếu kể trước. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng ở mọi lứa tuổi nên cho trẻ khá xung phong kể trước để trẻ yếu trong quá trình lắng nghe bạn kể đã củng cố việc kể của mình. Làm như vậy sẽ tận dụng được thời gian kể, gọi được nhiều cháu. Đối với truyện dài, cô giáo có thể phân thành đoạn thể hiện nội dung tương đối trọn vẹn. Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc, không thể chia cắt thành đoạn quá nhỏ. Dạy trẻ kể lại truyện ở mỗi độ tuổi có đặc trưng riêng, yêu cầu riêng của mình, nhưng cũng có thê vận dụng những biện pháp chung như vừa nêu ở trên, cô giáo cần phải biết lựa chọn, vận dụng vào trong hoạt động dạy trẻ kể lại truyện một cách cụ thể, tránh ôm đồm. Điều rất cơ bản là phải dành thời gian cho trẻ kể lại truyện không trừ một trẻ nào, trẻ yếu càng được rèn luyện. 144
- Trẻ 3 tuổi khi lại truyện thường cố gắng ghi nhớ và kể lại nguyên văn. Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi nhiệm vụ đặt ra có phần phức tạp hơn: Dạy chúng kể lại những câu chuyện cổ tích, thuật lại một cách diễn cảm đối thoại giữa các nhân vật, nghe và nhận xét lời kể lại của các bạn khác. Nếu trẻ khó khăn khi kể lại cô nên đưa ra những câu hỏi bổ sung, có thể yêu cầu trẻ khác giúp bạn hoặc nhắc lại một câu nào đó, một từ nào đó trẻ đã quên trong văn bản truyện kể. Đối với trẻ mẫu giáo lớn , người ta nêu ra những nhiệm vụ lớn trong việc dạy trẻ kể lại những tác phẩm văn học, kỹ năng truyền đạt lại nội dung truyện kể như truyện dân gian, một cách thứ tự, biểu cảm chặt chẽ không cần đến những câu hỏi gợi ý của cô. Trẻ truyền đạt lại những lời thoại có biến đổi ngữ điệu tương ứng với tình cảm của các nhân vật, sử dụng các phương tiện biểu cảm. Trẻ có thể kể lại những tác phẩm có cốt truyện phức tạp như truyện cổ tích Tấm Cám. Đối với trẻ cuối tuổi mẫu giáo lớn chúng ta có thể đem đến cho trẻ những câu chuyện có tính cách miêu tả. Phương pháp dạy trẻ kể lại truyện được tiến hành trong các dạng thức tiết học phụ thuộc vào trình độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ nhiệm vụ cô giáo đặt ra và đặc trưng của những câu chuyện. CÂU HỎI 1. Mục đích, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy trẻ kể lại truyện? 2. Làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ kể lại truyện? 3. Hãy soạn một giáo án và chỉ ra các phương pháp, biện pháp sử dụng trong giáo án? IV. Tổ chức hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe. Là một thể loại văn học, thơ là một hiện tượng phức tạp có những đặc trưng cơ bản, thơ trữ tình là tiếng nói trực tiếp của tâm hồn tình cảm. Nói như nhà thơ Thanh Tịnh: “Thơ là tinh hoa, là thể chất cô đọng của trí tuệ tình cảm”. Xúc cảm mạnh mẽ, mới mẻ về thế giới tạo ra một số cách nói riêng làm nên chất thơ, lời thơ. Chất thơ là sự dồn nén sức biểu cảm trong một số lượng ngôn từ giới hạn. Trẻ thơ là hai ý niệm thường gắn liền với nhau. Đã nói đến trẻ là nói đến thơ, nói đến sức sống trẻ, trí tưởng tượng trẻ, vần điệu trẻ, với tâm hồn luôn luôn trẻ. Là “bài thơ của cuộc đời”, trẻ có thuận lợi là ngay cách nhìn, cách cảm, cách 145
- nghĩ của các em dẫn các em đến ngưỡng cửa của thơ ca. Thơ là cách cảm và hiểu biết thế giới, cuộc sống của người nghệ sĩ. Ngày từ khi còn nằm trong nôi, được tắm trong những lời hát ru của bà, của mẹ, trẻ đã được sống trong một thế giới tràn ngập những lời ru, điệu ngâm để lại trong đầu óc non trẻ của các em những ấn tượng đầu tiên về nhạc điệu, nhịp điệu Tiếng ru yêu thương ấy trở thành tiếng nói thân thuộc của bà, của mẹ, nó gần gũi, là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn con trẻ. 1. Hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe với giáo dục trẻ em Những điều diễn tả trên đây cho thấy thơ ca là một loại nghệ thuật ngôn từ rất gần gũi với trẻ, trẻ em và thơ có sự gặp gỡ rất tự nhiên. Tổ chức hoạt động đọc thơ là nội dung của chương trình cho trẻ làm quen với văn học ở trường mầm non, nó có một ý nghĩa sư phạm to lớn. Ba tuổi, rời vòng tay mẹ, bé đến trường mẫu giáo, bước vào môi trường mới với bao nỗi hồi hộp, thắc mắc, lo âu, thơ ca giúp trẻ giải tỏa những âu lo ấy. Trẻ được nghe cô giáo đọc thơ, ru bằng thơ. Những lời thơ, những âm thanh trầm bổng êm ái, những cảnh, những người quen thuộc, gợi những xúc cảm, tình cảm thân thiết ở trẻ. Chúng hân hoan, đọc theo và thật sự vui mừng. Rõ ràng tho thỏa mãn nhu cầu tinh thần của trẻ. Nghe cô giáo đọc những bài thơ, trẻ nhận thức thế giới phong phú với các mối quan hệ. Thơ gợi ra những hiện tượng độc đáo, những xúc cảm lành mạnh, những điều tốt lành, những tình cảm cao đẹp. Từ đó, tạo nên ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật, phong cách sống. Thơ góp phần giáo dục thẩm mĩ và bồi dưỡng vốn ngôn từ nghệ thuật cho trẻ. Thơ gắn với tiếng mẹ đẻ và “thực chất, là một hình thức được tổ chức có tình cảm của lời nói” (Guyô), cho nên thơ làm giàu tiếng nói cho trẻ. Tiếng việt vốn là ngôn ngữ rất giàu đẹp và phong phú, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm, hàm súc, giàu âm thanh, nhịp điệu, tiếp xúc với ngôn ngữ thơ, trong khi cảm thụ, trẻ em được nhen lên hứng thú sáng tạo từ tổng hòa dư vang những âm thanh dịu ngọt. Bước đầu là các em nghe thơ tự đọc bài thơ đã ghi nhớ, dẫn đến làm thơ. 146
- Trong sáng tác thơ ca, cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định đầu tiên, không có cảm xúc thì không thể có thơ. Có thể khẳng định rằng, thơ ca góp phần làm giàu nhân cách trẻ, đặc biệt góp phần vào mục đích giáo dục nghệ thuật, phát triển hoàn thiện ngôn ngữ. Để thực hiện mục đích giáo dục nghệ thuật và ngôn ngữ, nhà sư phạm trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe cần làm cho trẻ em cảm nhận, hiểu biết chất thơ và ngày càng ghi nhớ, tồn trữ được những biểu hiện đa dạng, phong phú về chất thơ, lời thơ từ trong những bài thơ cụ thể. Lời thơ và tính nhạc, tính trầm bổng, tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ góp phần giáo dục năng khiếu nghệ thuật, giáo dục năng khiếu nhạc cho các em. Trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo không những truyền đạt nội dung ý nghĩa của nó mà còn truyền đạt cả hình thức và nhạc điệu của câu thơ nữa để từ đó trẻ nhận ra được thơ là những dòng ngắn với số lượng ngôn từ giới hạn được viết ở giữa dòng. Việc đọc thơ hay diễn cảm cùng với việc hướng dẫn của cô giáo giúp trẻ nắm những giá trị nội dung trong sự kết hợp hài hòa với hình thức của tác phẩm, giúp cho việc làm giàu phẩm chất trí tuệ của trẻ, cuốn hút trẻ tập trung nghe, phát triển ở trẻ chú ý có chủ định, sức nghe, kĩ năng nghe thơ. Một điều rất quan trọng là phải làm sao cho các em ghi nhớ bài thơ theo đúng cách biểu diễn nghệ thuật của nó, phải tận dụng được sức mạnh riêng của thơ để phát triển ở trẻ tình yêu đối với thơ ca ngay từ khi còn thơ ấu. Thơ vốn là người bạn tâm tình, tri kỉ của bao thế hệ con người, bao lứa tuổi, trong đó trẻ thơ là người bạn rất đặc biệt của thơ, quan hệ “tình bạn” đặc biệt này sẽ là căn cứ để các nhà sư phạm tìm kiếm xây dựng các phương pháp cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với thơ một cách hiệu quả. 2. Cách thức thực hiện Trẻ chưa biết chữ, chưa tự mình đọc được nên cảm thụ bằng thị giác bị hạn chế, ở trường mầm non, sự cảm thụ thơ của trẻ trông chờ vào cô giáo. Việc đọc thơ cho trẻ nghe, đòi hỏi cô giáo trước hết cần biết tìm những bài thơ hay được trẻ yêu thích, phù hợp với chủ đề. Đọc nhiều lần để hiểu kĩ tác phẩm, xác định thể loại, nội dung tư tưởng của tác phẩm để định ra được giọng điệu chủ đạo của 147
- bài thơ, đó là việc làm có tính bắt buộc tạo ra sự thành công của hoạt động đọc thơ. Trên nền giọng điệu ấy, xác định âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu và có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật. Tạo ra môi trường sinh hoạt văn học nghe thơ ca - điều này cũng là vô cùng cần thiết để gây hưng thú, tạo không khí văn chương và khơi gợi những xúc cảm thẩm mĩ trong trẻ. Cô giáo có thể đưa ra một bức tranh rực rỡ về một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm hoặc ảnh tác giả in ngay ở bìa trang sách. Để bước vào đọc thơ diễn cảm có nghệ thuật, cô giáo chú ý giới thiệu tên tác giả, tác phẩm trước hoặc sau lần đọc đầu tiên. Đối với những tác giả quen thuộc, cô giáo hệ thống hóa những bài thơ trẻ đã được nghe đọc, giúp cho việc nắm vững một cách hệ thống những tác phẩm được lựa chọn trong chương trình và gây ấn tượng mạnh trong trẻ về tác giả, tác phẩm nổi tiếng chuyện viết cho các em. Ví dụ “Các cháu đã biết những bài thơ nào chú Trần Đăng Khoa? (trẻ trả lời), Hôm nay cô sẽ đọc tiếp một bài thơ nữa của chú Trần Đăng Khoa cho các cháu nghe nhé”. Sau khi xác định phương pháp chính là phương pháp đọc tác phẩm có nghệ thuật, cô giáo đọc cho trẻ nghe bài thơ diễn cảm. Để nâng cao chất lượng đọc, đòi hỏi cô giáo cần nắm vững lí luận về đọc có nghệ thuật tác phẩm văn học và biết cách trình bày bài thơ một cách sáng tạo. Đọc thơ cho trẻ nghe diễn cảm, trước hết cô giáo phải đọc đúng, đọc hay, thể hiện được cảm xúc của mình trong quá trình đọc. Có nghĩa là cô giáo cần cố gắng làm sáng tỏ tư tưởng của tác phẩm, thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm, hướng việc đọc vào trẻ để tăng sức truyền cảm, gây ấn tượng thính giác bằng giọng đọc. Cô giáo cố gắng để bài thơ làm rung động và bao trùm lấy các em. Đó là thời điểm quyết định của bài học. Qua giọng đọc của cô giáo, các em có thể nhận rõ thái độ tình cảm, những cung bậc cảm xúc của tác phẩm. Sự hiểu biết bài thơ sâu sắc sẽ giúp cô giáo bao tồn được mối giao cảm thường chuyên bên trong các em. Cô không phá vỡ nhịp đọc cần thiết mà vẫn hiểu được trẻ, thấy được phản ứng của trẻ. Khi cần kết thúc hoạt động đọc thơ không nên vội vàng phá vỡ ấn tượng bài thơ trẻ vừa nghe được, cô nên để trẻ 148
- ngồi lặng vài phút, bởi đó là lúc âm thanh, nhịp điệu, ấn tượng chung về nội dung nghệ thuật bài thơ còn đọng lại trong tâm tưởng các em; đó là lúc các em tưởng tượng mạnh mẽ, hòa mình vào cõi mộng mơ để có thể nghe ra, nhìn thấy những cung bậc âm thanh mới lạ của thiên nhiên như tiếng “chim hót rung rinh cành khế”, “xôn xao hoa nở” - Đó chính là tiếng của sự sống sinh sôi nảy nở, là khúc vang vọng tâm hồn trong im lặng. Quá trình đọc thơ cho trẻ nghe, cô đã đưa các em vào thế giới của tác phẩm, đã thức dậy ở các em những rung cảm, xúc cảm nghệ thuật và từ đó các em sống với tác phẩm bằng chính những tình cảm riêng mình. Thế cũng có nghĩa là các em phần nào hiểu được nội dung của bài thơ và làm quen với nghệ thuật của thơ ca. Trong thơ trữ tình khi nói về con người, khi đọc nó chú ý thể hiện thái độ trân trọng con người, tình cảm, cảm xúc, của con người thể hiện trong bài thơ. Trong những bài thơ về thiên nhiên, chúng ta không nên bỏ qua những tâm trạng lạc quan, vui vẻ trước cảnh vật thiên nhiên. Qua những lần nghe đọc thơ, trẻ em có những ấn tượng về tiếng nói thơ ca. Tiếng nói này có âm điệu giới hạn. Các dòng thơ, câu thơ tương đương nhau. Trong mỗi một dòng thơ thường một chữ nào đó đều dễ nỗi bật lên. Lời thơ mang tình cảm mạnh mẽ. Và lời thơ truyền đạt nhấn mạnh các sắc thái của tâm trạng, thể hiện trong các hình ảnh và tưởng tượng. Các sắc thái tâm trạng này được xác định bằng giọng thơ sinh động, giọng thơ này liên quan đến nhịp của bài thơ. Những cái đó trẻ sẽ nhận ra được qua những lần đọc diễn cảm của cô giáo và của chính trẻ. Mỗi lần được nghe đọc, từng bước trẻ thấy rằng: trong thơ, âm thanh, từ, câu, nhịp, giọng tạo thành một khối thống nhất không tách rời nhau. Ngôn ngữ, hình thể, tư thế, nét mặt, cử chỉ của cô giáo luôn gắn với việc đọc diễn cảm. Ngôn ngữ đọc diễn cảm rõ ràng, mạch lạc, tình cảm vang vọng, hòa quyện giữa âm thanh và nghĩa từ, giữa giọng điệu và sự biểu lộ tâm hồn cùng với việc biểu lộ trên nét mặt, ánh mắt, phong thái tự nhiên của cô giáo sẽ làm hiện lên trong óc trẻ những hình ảnh, tình ý, mối tương quan giữa chúng 149
- một cách sáng tỏ như mắt các em nhìn thấy. Như vậy mới phát huy được sức nghe khi dạy thơ cho trẻ. Cử chỉ, điệu bộ nét mặt không phải là cách thức từ bên ngoài quy định mà là sự tiếp nối tác phẩm, tiếp nối ngôn ngữ hình tượng thơ, là do cảm xúc với bài thơ, do nh cầu tự bộc lộ từ bên trong tâm hồn người đọc. Có thể nói trẻ vừa nghe tác phẩm, vừa đọc ra những cảm xúc thơ trên nét mặt cô giáo. Trẻ kết hợp quan sát sắc mặt thay đổi của cô tương ứng với lời thơ qua từ ngữ kết hợp với âm sắc, nhịp điệu, tiết tấu, nhạc tính và ý nghĩa. Điệu bộ, nét mặt chỉ là yếu tố kết hợp, tránh sa vào sự tự nhiên chủ nghĩa. Để việc đọc có hiệu quả cô giáo cần kết hợp với một số phương pháp, biện pháp dạy học khác. Phải hết sức chú ý lựa chọn và sử dụng hình thức trực quan trong khi dạy thơ cho trẻ, tùy từng thời điểm, mục đích có thể gây hứng thú hoặc củng cố biểu tượng, khắc sâu biểu tượng. Có thể sử dụng hình tượng trực quan là những tranh minh họa sau lần đọc thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư tùy từng độ tuổi, vùng miền. Điều quan trọng là gây được cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ, giúp cho việc hiểu từ ngữ, nội dung nghệ thuật tác phẩm, tránh lạm dụng. Việc sử dụng trực quan cần kết hợp nhuần nhuyễn với lời. Những hình tượng trực quan phải đạt trình độ nghệ thuật, thể hiện tinh thần tác phẩm. Muốn cho việc đọc thơ có hiệu quả, ngoài những phương pháp biện pháp sử dụng nêu trên, trước khi tiến hành tổ chức hoạt động này, nhà sư phạm phải chuẩn bị cho trẻ tiếp thu các bài thơ, vì mỗi tác giả, mỗi tác phẩm mở ra cho trẻ một thế giới lỳ lạ, một bài thơ có thể làm cho các em lạ lùng về đề tài về tính chất biểu hiện của tác phẩm. Cho nên, chúng ta có thể cho các em gặp tác giả, xem ảnh tác giả, cần dẫn các em đến bài thơ của tác giả từ những ấn tượng trực tiếp về cuộc sống của các em. Trước khi đọc cho các em nghe bài thơ về phong cách, cô giáo nên cùng cả lớp đi tham quan cảnh thiên nhiên. Trước khi đọc, bài thơ về Bác Hồ, cô giáo có thể đưa các em đến thăm vườn Bác, đến quảng trường có tượng đài Bác, hoặc xem những băng hình, thước phim về Bác nhất là những hình ảnh Bác Hồ với 150
- thiếu nhi. Hoặc cô giáo phải tạo ra một không gian rất thơ gắn với bài thơ ấy để đưa dần các em vào thụ cảm bài thơ. Kết quả của tổ chức hoạt động đọc thơ không phải chỉ là để trẻ biết nhận ra đây là thơ, mà chính là ở chỗ trẻ yêu thíc ngôn ngữ thơ ca và yêu thích đọc thơ. Chất lượng của việc tổ chức hoạt động dạy thơ cho trẻ, không chỉ dựa vào câu trả lời của trẻ, mà phải dựa vào những mặt khác, trẻ thích thú, hứng thú nghe đọc thơ, thể hiện mức độ diễn cảm, lưu loát, sáng tạo trong quá trình đọc thuộc bài thơ. CÂU HỎI 1. Vai trò của tổ chức hoạt động đọc thơ đối với giáo dục trẻ em? 2. Cách thức thực hiện hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe? 3. Soạn một giáo án đọc thơ cho trẻ nghe, phân tích các phương pháp biện pháp vận dụng trong giáo án? V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ ĐỌC THUỘC THƠ DIỄN CẢM 1. Hoạt động đọc thuộc thơ diễn cảm với giáo dục trẻ em Giáo dục mẫu giáo nói chung và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học nói riêng coi việc đọc diễn cảm là hoạt động giúp cho việc làm giàu nhân cách trẻ, đặc biệt lĩnh vực tình cảm, năng lực nghệ thuật và ngôn ngữ. Những bài tập về luyện đọc diễn cảm luôn gắn liền việc dạy học thuộc lòng thơ ca. Việc học thuộc lòng bài thơ từ lâu đã có một ý nghĩa to lớn. Trong khi phản đối “sự học vẹt”, phản đối “sự coi thường học thuộc lòng”, các nhà sư phạm tiến bộ ngay từ thế kỷ XIX đã coi việc học thuộc lòng các tài liệu văn học, đặc biệt các bài thơ một cách đúng đắn là phương pháp tốt nhất để làm giàu trí óc và vốn ngôn ngữ. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu ở các lứa tuổi, nó đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học đọc diễn cảm cho trẻ em ở trường mầm non. Đó là một trong những phương pháp rèn luyện, phát triển ngôn ngữ nói cho các em. Quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời gắn bó chặt chẽ với từ ngữ nghệ thuật. Trong quá trình này, vai trò quan 151
- trọng thuộc về những đặc điểm, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật như tính uyển chuyển, nhịp điệu, tư ngữ trong thơ, ngôn ngữ hình ảnh. Vấn đề quan trọng là dạy trẻ ngôn ngữ diễn cảm có chủ định mà trước tiến là dạy đọc thuộc lòng thơ ca. Khi đọc thuộc lòng những câu thơ đó, các em sẽ làm cho ngôn ngữ của mình thêm sinh động, uyển chuyển, biểu cảm, giúp các em thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả. Để thực hiện được điều này, trẻ phải suy nghĩ nội dung của tác phẩm, từ đó hiểu tác phẩm sâu sắc, tích lũy những câu thơ, củng cố trí nhớ và lòng yêu thích văn học. Trong khi học thuộc lòng, trẻ làm giàu trí nhớ bằng câu thơ hay có hình ảnh. Quá trình học trẻ thuộc lòng diễn cảm sẽ phát triển ở trẻ những xúc cảm tình cảm thẩm mĩ, trí tưởng tượng, khả năng cảm thụ văn học, cùng với nó là năng lực hoạt động văn học nghệ thuật, năng lực để trở thành người nghệ sĩ. Kĩ năng đọc thơ diễn cảm trước tập thể, tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo, sự tự tin cũng sẽ được rèn luyện. 2. Cách thức thực hiện Nhiệm vụ của việc dạy đọc diễn cảm cho trẻ em trong hoạt động đọc thuộc thơ diễn cảm ở trường mầm non là phát triển ở các em khả năng thể hiện tác phẩm văn học trong việc đọc, phù hợp với sự hiểu biết của mình. Cùng với nhiệm vụ trên, cần phải giáo dục cho các em những tác phẩm cần thiết của người đọc những kiến thức, những kĩ năng nhất định trong lĩnh vực nghệ thuật đọc diễn cảm. Trong hệ phương pháp dạy học diễn cảm, nguyên tắc tích lũy kiến thức và kĩ năng dần dần từng bước là một trong những nguyên tắc dạy học quan trọng nhất thiết cần phải thực hiện đầy đủ. Để có thể đọc được diễn cảm bài thơ thì việc đọc diễn cảm của cô giáo, việc hướng dẫn các em cảm nhận tác phẩm là việc làm hết sức cần thiết, nó giúp cho việc chuẩn bị học thuộc và đọc diễn cảm của các em đạt kết quả tốt. Việc đọc của nhà sư phạm cần phải tạo ra cho các em sự yêu thích tác phẩm, ý muốn được đọc lại tác phẩm; sau đó mới hướng dẫn các em luyện đọc diễn cảm. Sau sự chuẩn bị đó, cô giáo hướng dẫn các em đọc thuộc diễn cảm, nghe các em đọc và nhận xét “Đọc diễn cảm hay đọc chưa diễn cảm”. Ngay từ trong quá trình đọc thơ và hướng dẫn để các em cảm nhận bài thơ, cô giáo cần phải 152
- đặc biệt chú ý tới những vấn đề có thể giúp cho các em thể hiện bài thơ đó qua cách đọc. Việc đọc diễn cảm của các em phụ thuộc vào từng độ tuổi. Phương pháp luận về đọc diễn cảm đối với các em cũng như đối với cô giáo là thống nhất. Chúng ta đòi hỏi phải có sự tự nhiên, giản dị và sinh động đối với bất kỳ người đọc nào. Nhưng đối với mỗi lứa tuổi lại có những phương pháp hướng dẫn khác nhau. Việc dạy đọc diễn cảm được bắt đầu từ lớp nhà trẻ, sau đó là các lớp tiếp theo. Phương pháp dạy đọc diễn cảm cho các em cần phải dựa vào những luận điểm cơ bản sau: Các em cần phải hiểu những gì mà các em phải truyền đạt cho người nghe trong khi đọc một bài thơ. Việc hiểu bài thơ tốt bao nhiêu thì việc thể hiện lại bài thơ của chúng tốt bấy nhiêu. Các em cần phải có một thái độ đúng đắn và linh hoạt đối với tất cả những điều được nói đến, trong tác phẩm. Những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, việc đọc diễn cảm của các em không dựa vào một kiến thức lý luận nào. Những kiến thức có tính chất lý luận chỉ được dựa vào chương trình ở các lứa tuổi từ mười tuổi trở lên. Nhìn chung, trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông có những đặc tính tâm lý như sau: Dễ tiếp thu, dễ xúc cảm, hồn nhiên và dễ tin, tư duy mang tính chất cụ thể và biểu cảm. Những đặc tính đó của lứa tuổi nhỏ đã giúp cho việc dạy, đọc diễn cảm rất dễ dàng. Tính hồn nhiên dễ tiếp thu, xúc cảm và tính cụ thể của tư duy các em đã tạo nên cơ sở tuyệt vời để phát triển trí tưởng tượng tái hiện và sáng tạo. Đặc tính này khiến cho chúng ta dễ dàng khêu khợi những cảm xúc của các em, kích thích các em đọc một cách thích thú những bài thơ mà các em đã được học. - Trong bất kỳ trường hợp nào, cô giáo cũng cần phải biết lựa chọn những tác phẩm có yếu tố ngôn ngữ có tính biểu cảm, đồng thời phải làm cho chúng tiếp thu một cách dễ dàng tùy theo lứa tuổi. Các kỹ năng đọc diễn cảm vẫn cần được củng cố và hoàn thiện trong suốt những năm ở trường mầm non. 153
- Không khí lớp học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính không khí chung của lớp học đã tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho việc đọc diễn cảm. Phân tích bằng diễn xuất đọc giáo viên phải sửa lỗi đọc kịp thời và cho các em nhận xét, tập phê bình cách đọc của bạn. Việc sửa chữa những thiếu sót của các em còn phụ thuộc vào đặc điểm của giờ học. Điều đặc biệt quan trọng là phải chú ý đến cái mới, cái sáng tạo mà các em có được. Việc cho các em tự đánh giá mình đọc sẽ giúp các em tự điều chỉnh cách đọc của mình đạt đến mục đích của việc đọc diễn cảm. Như đã nêu ở trên, trong quá trình các em đọc diễn cảm, cô giáo cần phải đánh giá việc đọc của trẻ, tìm ra những thiếu sót trong cách đọc của trẻ và nêu lên biện pháp khắc phục những thiếu sót đó. Việc làm đó của cô giáo vừa giúp cho trẻ đọc tiến bộ hơn lại vừa giúp cho trẻ tập nhận xét đánh giá và phê bình cách đọc của bạn. Để giúp cho trẻ có khả năng đó, cô giáo nên tiến hành cho trẻ nhận xét việc đọc của bạn sau mỗi lần bạn đọc (về sự trơn tru, diễn cảm, sáng tạo). Nhưng cũng cần lưu ý thêm rằng việc cho trẻ em nhận xét bạn đọc là một việc làm rất tế nhị, những lời động viên, khen ngợi, khích lệ là rất cần thiết, điều đó sẽ giúp trẻ tự tin, phấn khởi để đọc ngày một hay hơn. Đặc biệt trong quá trình nhận xét, cô giáo cần tránh lỗi áp đặt, đúng, sai và phải sửa chữa ngay sai sót của các em về cách đọc không diễn cảm hoặc đọc không đúng. Điều quan trọng là trẻ nhận ra được những thiếu sót và sửa chữa ngay thành cách đọc đúng, diễn cảm. Chú ý từng cá nhân phải được đọc thì giọng đọc cần thiết của trẻ qua đọc sẽ được rèn luyện kiểm tra cụ thể. Việc dạy bất cứ một loại hình nghệ thuật nào trong đó có cả đọc diễn cảm cũng đòi hỏi cô giáo chú ý đến việc học tập của từng cá nhân. Mặc dù tất cả các em trong lớp đều đọc nhưng chỉ khi từng cá nhân đọc toàn bộ tác phẩm hay một đoạn thì giọng nói, phong cách cần thiết của một người đọc diễn cảm mới được rèn luyện và mới được kiểm tra một cách thật sự. Nếu cô giáo nắm vững những đặc điểm cá nhân của các em, biết được trình độ đọc diễn cảm của các em thì có thể dựa vào chất lượng đọc của các em mà xác định được mức độ hiểu biết của trẻ về tác phẩm đó. Sự thể hiện giọng điệu, 154
- ngữ điệu, dấu ngắt câu, điệu bộ và cử chỉ của mỗi em có thể cho chúng ta đánh giá sự hiểu biết sâu sắc của em về tác phẩm đó hơn là những câu trả lời. Chúng ta cần phát triển hứng thú, năng lực của mỗi cá nhân và đọc cá nhân là một hình thức của giờ học đọc, trong đó có tính đến những đặc điểm khả năng của từng em. Việc đọc của từng cá nhân đặc biệt quan trọng, nhờ đó, cô giáo có thể tác động đến từng cá nhân. Phương pháp dạy học hiện đại cố gắng tạo ra khả năng phát triển hứng thú, xúc cảm và tích cách của mỗi cá nhân trong đọc diễn cảm. Điều quan trọng là cả cô giáo và các em đều phải có lòng mong muốn đạt kết quả tốt nhất. Ở đây, sự kích thích của những mối quan hệ có trong quá trình học đọc giữa các em và nhà sư phạm được thể hiện với một sức mạnh đặc biệt. Mối quan hệ giữa hau chủ thể này là rất gần gũi nhau bởi vì cô giáo đã khơi dậy những rung động trong tâm hồn các em. Sau đây là cách tiến hành hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm: - Để dạy trẻ học và đọc thuộc bài thơ có tình cảm, để bài thơ làm rung động tâm hồn trẻ, cô giáo phải gây hứng thú để trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật, gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm bằng việc mở cuộc thi đọc thơ có giải thưởng hoặc tạo một sân khấu nhỏ để lần lượt các em lên đọc thơ. - Sau đó, cô giáo đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm. - Dạy trẻ học thuộc lòng bằng truyền khẩu, cô giáo đọc bài thơ, trẻ đọc theo cô đến khi thuộc. Mỗi bài thơ là một chỉnh thể nghệ thuật, thơ có âm thanh, nhịp điệu, vần điệu, câu nọ gọi câu kia. Khả năng bắt chước và khả năng ghi nhớ máy móc là năng lực kỳ diệu của trẻ, nó gắn với tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Cần tận dụng thế mạnh đó để dạy trẻ học thuộc lòng thơ. Học thuộc lòng bao giờ cũng gắn với việc đọc diễn cảm và cũng phải là một quá trình sáng tạo. Sự sáng tạo được bắt đầu bằng sự cố gắng tưởng tượng những hình ảnh miêu tả trong bài thơ. Trẻ nắm được cách đọc các bài thơ văn đó 155
- và chú ý đến cấu trúc của nó. Có nghĩa là chúng đã chú ý đến cấu trúc của nó. Có nghĩa là chúng đã chú ý đến tính chất hợp lý của các giai điệu, đến sự liên kết của các hình ảnh, đến sắc thái biểu cảm của mỗi đoạn thơ và cuối cùng là trẻ đã tìm kiếm những phương tiện ngữ điệu thích hợp để diễn đạt nội dung đó. Như thế chính là trẻ đã sáng tạo trong việc đọc thuộc lòng. - Trong khi dạy trẻ đọc thuộc lòng diễn cảm, cô giáo chú ý sửa chữa cách đọc và khắc phục những khuyết điểm trong khi đọc cho trẻ (Thường thường trẻ hay đọc đều đều, còn thở hổn hển khi đọc, chưa biết ngắt nghỉ, lấy hơi đúng chỗ). Điều quan trọng nhất trong việc dạy trẻ đọc diễn cảm thơ là không kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ trong việc bộc lộ cảm xúc của mình trước tác phẩm. Trong lúc học thuộc lòng trẻ đã tham gia từ tự phát đến tự giác vào quá trình cảm hiểu thơ. Khi đã thuộc, đã cảm hiểu được phần nào chất thơ với những xúc động mãnh liệt và lời thơ, với trò chơi ngôn ngữ, cô giáo khéo léo tổ chức cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, đưa trẻ vào hoạt động mang màu sắc văn học nghệ thuật rõ rét. - Tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tổ, nhóm, từng cá nhân mà trẻ bắt đầu thuộc một cách diễn cảm và tập cho trẻ nhận xét, đánh giá (về sự chính xác, lưu loát, diễn cảm, nét mặt biểu cảm, điệu bộ ) Quá trình nghe bạn đọc, nhận xét bạn đọc, chính là lúc trẻ củng cố việc đọc của mình. Cô giáo cần khích lệ trẻ thi đua đọc trước lớp một cách tự tin và ngày càng hay hơn: “cháu thấy bạn đọc thơ đã hay chưa? Vì sao? Cháu có thể đọc hay hơn bạn được không, cháu đọc cho cả lớp nghe nào? Cô thấy bạn đọc rất hay rồi đấy, cháu đọc cho cả lớp nghe nào? Cô thấy bạn đọc rất hay rồi đấy, lại sáng tạo nữa” (cô giáo thể hiện lại, nhấn vào những sắc thái biểu cảm, chỉ ra sự sáng tạo trong thể nghiệm nghệ thuật của trẻ). Dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm thơ là một quá trình sư phạm được xây dựng trên cơ sở cùng hợp tác hành động của tập thể trẻ với cô giáo. Quá trình dạy thơ, cô giáo cần phát triển ở trẻ thái độ có ý thức với hoạt động đọc thuộc diễn cảm 156
- bài thơ, chú ý quá trình từ bắt chước người lớn đến thể hiện tính tích cực sáng tạo ở trẻ, kỹ năng biết nghe chính bản thân mình. Để biết đọc diễn cảm, trẻ cần phải có một mức độ nhất định những cảm giác, tri giác, tư duy, tình cảm, tưởng tượng, các kỹ năng chuyên biệt, hệ thống các kỹ năng kỹ xảo. Như vậy dạy trẻ đọc diễn cảm tho cũng là một quá trình sư phạm có hệ thống. Năng lực của trẻ trong lĩnh vực này có thể còn hạn chế nhưng ý nghĩa giáo dục của vấn đề này lại rất đáng kể. CÂU HỎI 1. Mục đích ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm? 2. Để dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm hiệu quả, nhà sư phạm cần thiết phải chú ý những vấn đề gì? 3. Cách tiến hành dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm ở trường mầm non? VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ HỌC THUỘC TỤC NGỮ, CA DAO, ĐỒNG GIAO 1. Tục ngữ, ca dao, đồng dao với giáo dục trẻ em Văn học dân gian được coi là “cuốn bách khoa toàn thư” vĩ đại của nhân dân là “cuốn sách giáo khoa của cuộc sống”, cho chúng ta kho tàng tri thức quý báu, tấm gương tiếng nói dân tộc. Văn học dân gian là sự đúc kết kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Những nội dung tinh hoa của dân tộc sẽ dạy trẻ lòng thật thà dũng cảm, yêu chuộng chính nghĩa, yêu lao động tiêu chuẩn sống của mỗi người dân trong xã hội chúng ta. Tục ngữ, ca dao, đồng dao là lời ăn tiếng nói của nhân dân, của bà, của mẹ rất gần gũi với trẻ và được các em rất yêu thích. Tục ngữ gồm những câu nói ngắn gọn, có vần có nhịp, có hình ảnh, dễ nhớ dễ thuộc có chức năng đúc kết kinh nghiệm, tri thức lâu đời của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất và các vấn đề xã hội. Ở tục ngữ, cái hay trước hết thể hiện ở tính đúng đắn của nội dung mà câu tục ngữ phản ánh, ở ngôn từ chính xác, hàm súc ngữ đoạn chắc gọn, có vần có nhịp, nó đáp ứng nhu cầu nhận thức khám phá cuộc sống, rèn giũa nếp tư duy, tình cảm đạo đức, tích lũy vốn ngôn từ, cách nói chuẩn xác, chắc gọn của trẻ. 157
- Những câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể chân tay”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thương người như thể thương thân”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”, “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, “Tham thì thâm” đều có thể lựa chọn đưa vào các chủ đề vào các thời điểm trong ngày và được cô giáo giải thích sẽ làm phong phú nội dung giáo dục ở trường mầm non. Ca dao - dân ca là những bài hát gian. Ca dao thường được hiểu là lời của những câu hát dân gian, là thơ trữ tình dân gian, bộc lộ tâm hồn dân tộc, biểu đạt cảm xúc, nhưng tâm trạng, nỗi niềm, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động. Ngôn ngữ ca dao là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, chính xác, được gọt giũa, trau chuốt, chắt lọc qua hàng bao thế hệ, vừa mang tính nghệ thuật cao, giàu sức biểu cảm, giàu hình tượng, nhiều so sánh, hình dung từ với kết cấu ngắn gọn Ca dao thường được sáng tác theo thể lục bát (6/8) mang âm điệu, điệu hồn dân tộc. Đó là những nét đặc trưng nổi bật của ca dao. Ca dao như một bức tranh với nhiều màu sắc, thể hiện sự phong phú đa dạng của cuộc sống, từ đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần tình cảm của con người, nó có giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ, ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành phát triển nhân cách trẻ. Nó giúp các em hiểu thế giới xung quanh, hiểu rõ hơn những hiện tượng, những sự kiện khác nhau, những mối liên hệ của cuộc sống. Làm quen với ca dao, trẻ làm quen với thể thơ lục bát giàu nhạc điệu, âm điệu du dương ngọt ngào, cảm nhận được tình cảm sâu lắng nghĩa tình của con người Việt Nam đối với gia đình, quê hương, đất nước. “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “ Tháng mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên cụ Hồ” 158
- Khi nghiên cứu những ca dao về lao động, chúng ta cố gắng chỉ cho các em ý nghĩa vai trò thiên nhiên trong cuộc sống con người. “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” “Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy bát cơm đầy Lấy khúc cá to”. Tục ngữ, ca dao là những viên ngọc quý của sáng tác dân gian, được ví như tòa lâu đài ngôn ngữ dân tộc, đó là tấm gương tiếng nói của dân tộc, nó là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Ngôn ngữ ca dao mộc mạc, giản dị, tự nhiên mà vẫn trong sáng, giàu hình ảnh, với lối ví von so sánh thật sinh động. Tục ngữ, ca dao đầy chất thơ, nhiều hình dung từ, sự tượng trưng. Trẻ em học nói qua tục ngữ, ca dao sẽ thu lại những kết quả rất đáng kể. Hiểu đúng nội dung tục ngữ, ca dao, các em sử dụng chúng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt làm tích cực lời nói của trẻ, thúc đẩy sự phát triển khả năng làm rõ ý của mình, giúp trẻ dễ hiểu quy tắc văn hóa nói, tinh hoa cuộc sống. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lớn đã biết dùng “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Kết quả của quá trình làm quen tục ngữ, ca dao có hệ thống sẽ phát triển ở trẻ lòng yêu thích với sáng tác nghệ thuật dân gian. Trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ đã biết, các em cố gắng sáng tác và học cách sáng tác. Và đã xuất hiện những câu của các em: “Đỏ như cờ, vàng như sao”, “Xanh như biển” Thực tế cho thấy trẻ em lớp lớn sau khi nghe giải thích không những có khả năng hiểu ngôn ngữ dân gian: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” mà còn có thể trên cơ sở đó đưa ra những kết luận lôgic: “Thế thì con chỉ gần đèn thì rạng”. Hát ru là một biệt loại của ca dao sinh hoạt trữ tình truyền thống (còn được gọi là ca dao ru con), là loại sinh hát trong nhà, đáp ứng nhu cầu thực hành ru cho bé ngủ. Gọi là hát nhưng chủ yếu là sự ngân nga kéo dài các âm tiết vần 159
- bằng để tạo ra những chuỗi âm thanh liên tục hài hòa, êm ái, kết hợp với các động tác vỗ về, nhịp võng đưa nhẹ nhàng đưa trẻ vào giấc ngủ. Hát ru ra đời từ tấm lòng của người mẹ, là thơ nguyên thủy - nghệ thuật tự cồi nguồn là như vậy. Nó bộc lộ tâm hồn, tình cảm yêu thương, chân thành của bà, của mẹ đối với con, qua đó thể hiện tình yêu con, tình yêu quê hương đất nước, yêu con người. “Con ơi con ngủ cho lành Để mẹ gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng” “Bồng bồng cá lội, trên trời chim bay Ước gì mẹ có mười tay Một tay bắt cá tay nào bắt chim Một tay suốt chỉ luồn kim Tay kia hái ruộng, tay nào hái rau Một tay kéo chỉ guồng xa Một tay bếp núc cửa nhà sớm hôm Tay nào để giữ lấy con Để lau nước mắt mẹ còn thiếu tay”. Hát ru dẫn trẻ em tới những tri thức thông thường đơn giản về hiện tượng sự vật trong thế giới tự nhiên. Ở tuổi ấu thơ người ta chưa hiểu hết những nội dung của bài hát nhưng sau này người ta vẫn nhớ, nhớ những tấm lòng yêu thương đã được âm điệu hóa, nhịp điệu hóa trong câu hát. Nhớ những bài ru mộc mạc, giản dị như cuộc sống của người lao động. Hát ru, ru cho em bé ngủ, sau này hát ru đánh thức chàng trai dậy lên đường đi đánh giặc. Hát ru là nhạc, là thơ, là hình tượng nghệ thuật đầu tiên đọng lại trong tâm hồn trẻ. Giai điệu ru thuộc về những nét nhạc đầu tiên trong lịch sử âm nhạc, vốn phát triển trên dòng âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, nhưng gần gũi thân quen với cuộc sống của trẻ. Ngôn ngữ lời ru chính là thứ ngôn ngữ thơ ca được rèn giũa trau chuốt, thử thách qua thời gian, bao thế hệ, nên chính xác, nhuần nhị, xứng đáng để cho trẻ “học ăn học nói” học lời nói có tình cảm. 160
- Trong hát ru, ta gặp thái độ nâng niu trân trọng con người rất tế nhị sâu kín, hiền dịu. Sức mạnh của lời ru là ở sự trong sáng, ở tình yêu thương bao la, ở trí tuệ hợp thời tiềm chứa trong ấy. Đứa bé đòi yêu, đòi vỗ về chiều chuộng, đó là một trạng thái sinh hoạt tinh thần của trẻ. Tâm lý ấy là biểu hiện nguyên sơ của sự giao tiếp xã hội. Cái tài tình của các bài hát ru con là đáp ứng được tâm lý đó. Trẻ em đến trường mang niềm khao khá đón nhận tình yêu của mẹ từ cô giáo. Chúng ta có thể hiện tình yêu đó, đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội đó trong những giờ phút đưa trẻ vào giấc ngủ trưa. Cô giáo chú ý chọn những bài hát gần gũi với môi trường sống, với thế giới tinh thần của trẻ. Câu hát có những con cò, con vạc, con nông, con bống, con bang Và như người mẹ, cô giáo cần sống thật sự với bài ru của mình để tiếng ru yêu thương đi vào lòng con trẻ. Đồng dao là một thể loại thơ ca dân gian thể hiện rõ tính nguyên hợp dành riêng cho trẻ em. Đó là những câu hát dân gian truyền miệng thường của người lớn sáng tác cho các em hoặc do chính trẻ em sáng tác, hoặc hát hoặc đọc trong lúc vui chơi, sinh hoạt. Nhà văn Vichto Huygô đã từng viết: “Hời em bé, em là bình minh mà tâm hồn ta là cánh đồng”. Đồng dao có các thể hai, ba, bốn, sáu chữ có vần, với lối ngắt nhịp 1/1, 2/2, thường có lối kết cấu vòng tròn, trùng điệp. Ngôn ngữ đồng dao là ngôn ngữ đồng dao là ngôn ngữ hát kể, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh, có sức tạo hình và biểu hiện, nó rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Dung dăng/ dung dẻ Dắt trẻ/đi chơi Đến ngõ/ nhà trời Lạy cậu/ lạy mợ Cho cháu/ về quê Cho dê / đi học Cho cóc / ở nhà Cho gà / bới bếp Xì xà / xì xụp Ngồi chụp / xuống đây 161
- Với những đặc trưng tiêu biểu trên, đồng dao rất có ý nghĩa trong giáo dục trẻ em. Trước hết phải kể đến việc tràu dồi, phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ đồng dao trong sáng, tốt lành, rèn cho các em phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lối nói trôi chảy, uyển chuyển. Đồng dao giúp các em nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội trau dồi tri thức gắn với nhu cầu hiểu biết học hỏi, mở mang trí tuệ của trẻ. Một bộ phận đồng dao là bài ca về thế giới tự nhiên mà qua đó trẻ thấy được sự phong phú của thiên nhiên Việt Nam: “Con công hay múa”, “Con vỏi con voi”, “Chú mèo mà trèo cây cau ” Có thể coi đây là bài học tìm hiểu về môi trường xung quanh rất bổ ích, nhẹ nhàng. Đồng dao chứa đựng những hình ảnh, giấc mơ rất tốt đẹp của các em, là những rung cảm chân thật, có hồn, hơi thở của sự sống, rất cần cho việc rèn luyện tính cách của trẻ. Nói tới đồng dao là nói tới thơ, chất thơ của đồng dao tạo nên chất thơ trong tâm hồn con người, tạo nên những xúc cảm, những tình cảm thẩm mĩ, trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng. Trong câu hát đồng dao: “Sên sển sền sên Mày lên công chúa” Con sên đã được nhân cách hóa trở thành nàng công chúa, thật là kì diệu trong đôi mắt, tâm hồn trẻ thơ. Những bài ca này đã chống lại suy những tình cảm yếu đuối, dửng dưng, ích kỷ, tiếp xúc nhiều với đồng dao, trẻ sẽ được ngăn ngừa thói xấu, điều ác Trẻ em rất sợ cô độc, chúng thích chơi với bạn, đồng dao với vai trò chơi, gắn các em lại với nhau, nó góp phần giáo dục tinh thần tập thể, dạy các em ứng xử trong cuộc sống, đem lại cho các em niềm vui lớn. 2. Cách thức thực hiện * Dạy trẻ học thuộc tục ngữ, ca dao - Cô giáo cần chon những câu tục ngữ, ca dao phù hợp với chủ đề, chủ điểm, gần gũi với cuộc sống của trẻ, với đặc trưng của vùng, miền, tạo cho các em không khí hứng khởi. Cô giáo phải tìm hiểu, phân tích những câu ca dao đó, bởi tục ngữ ca dao rất đa nghĩa, để việc giải nghĩa với trẻ đạt hiệu quả. Với đặc trưng nguyên hợp của thơ ca dân gian nên khi trình bày tác phẩm để gợi những 162
- cảm xúc nhận thức, ấn tượng cho trẻ, cô giáo cần thiết phải chú ý đọc diễn cảm kết hợp với các hình thức nghệ thuật khác thể hiện tính diễn xướng của văn học dân gian. Việc kết hợp với âm nhạc, điệu múa để đọc, hát ngâm sẽ làm tăng sức hấp dẫn của những câu hát, dễ đi vào lòng con trẻ. Ngâm hát là hình thức trình bày, biểu diễn đọc có nghệ thuật. Thực chất là sự ngân nga, kéo dài những âm tiết vần bằng, tạo nhịp cho câu hát. - Cùng với việc đọc, cô giáo kết hợp sử dụng hình tượng trực quan, có thể là một bức tranh minh họa để làm chính xác hóa những biểu tượng được vẽ nên trong những câu nói, câu ca, làm trẻ hứng thú, ham muốn được học, được đọc. - Trò chuyện với trẻ về câu tục ngữ, ca dao, cô giáo có thể đố vui, giải thích, giúp trẻ hiểu nghĩa những câu ca phù hợp với sự cảm nhận của trẻ. - Hình thức đọc tục ngữ, ngâm hát ca dao, có thể được tiến hành mở đầu hoặc kết thúc một hoạt động (tiết học) làm quen với văn học, hoặc trong những hoạt động học tập khác, hay trong các góc chơi, những lần tham quan dạo chơi ngoài trời, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày - Cùng với việc đọc cho trẻ nghe, cô giáo dạy trẻ học thuộc lòng tục ngữ ca dao bằng cách: Cho trẻ bắt chước đọc theo cô những câu ca dao gắn với chủ để, gần với môi trường xung quanh trẻ quan sát được như những buổi tham quan ngoài trời chúng ta có thể dạy trẻ: “Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư giang khúc như hình con long.” “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ.” - Cô giáo có thể hướng dẫn các em lớp lớn làm album trong đó ghi những câu ca dao tục ngữ mà các em đã biết. Ngoài ra cô giáo có thể viết tiếp ở trong đó những câu tục ngữ, ca dao mới. Những câu này được cô giáo ghi lại từ trong trí nhớ, trong những quyển sách, từ trong những câu chuyện dân gian (Truyện dân gian đôi khi được kết thúc bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao). Từng em một 163
- đều có thể cầm album về nhà, những câu tục ngữ, ca dao mới sẽ được cha mẹ viết tiếp hoặc vẽ những bức tranh theo những câu tục ngữ, ca dao ấy. Sau đó, trẻ mang đến lớp và trao đổi với nhau về những câu tục ngữ mới đã biết, và cô giáo đọc cho cả lớp nghe, dạy trẻ những câu tục ngữ, ca dao đó. Có thể cho từng cá nhân trẻ đọc, cho trẻ nhận xét việc đọc và ghi nhớ tục ngữ ca dao của bạn. - Sử dụng biện pháp có tính vui chơi vào việc dạy trẻ học thuộc tục ngữ ca dao có một ý nghĩa đáng kể. Có thể đưa trò chơi học tập: thi theo từng dãy, “Ai đọc được nhiều ca dao tục ngữ hơn?”, hay “Ai có thể tiếp tục câu tục ngữ sau ”, và cô giáo đọc phần đầu, còn các em đọc tiếp theo. Sau đó phần đầu một em đọc, còn phần tiếp theo lại em khác. Từ trong lối đối đáp của ca dao, thì việc cho trẻ học thuộc theo kiểu đối đáp này là rất phù hợp. - Dần dần, bài tập học thuộc được phức tạp lên, ví dụ phát cho các em những bức tranh về công việc của nhà nông, cô giáo yêu cầu và trẻ phải đọc được những câu ca dao, tục ngữ tương ứng phù hợp với từng bức tranh: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Hoặc: Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Đối với những tranh phong cảnh thiên nhiên đất nước có cánh đồng lúa trẻ có thể đọc: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng Mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng Cũng bát ngát mênh mông. Bức tranh vẽ cây trĩu quả, trẻ có thể đọc: - Đến cuối mỗi kì có thể cho các em chọn những câu ca dao theo ý nghĩa: về lòng thật thà, dũng cảm, về Tổ Quốc, mẹ cha Dần dần trẻ em biết dùng ca dao tục ngữ - những thành tựu tinh hoa dân tộc vào hoàn cảnh cần thiết. 164
- Những câu tục ngữ, ca dao thường không dài lắm. Vì vậy tất yếu cần phải cho các em học thuộc lòng và sử dụng tất cả các phương tiện diễn cảm của ngôn ngữ. Cần phải nhớ rằng những tác phẩm mẫu mực như thế trong sáng tác dân gian sẽ được các em ghi nhớ theo cách đọc mà các em nghe được của người lớn và việc dạy học có kế hoạch của cô giáo. Chương trình làm quen với văn học ở trường mầm non nên dành cho việc dạy tục ngữ, ca dao trên một dạng thức tiết học một lần trong tuần với một thời lượng nhất định, với các biện pháp sử dụng rất khác nhau. * Dạy trẻ học thuộc đồng dao, cô giáo cần chú ý câu hát đồng dao thường gắn bó hữu cơ với trò chơi. Đồng thời với việc dạy đồng dao, chúng ta còn phải dạy trẻ cách chơi như thế nào. Cô giáo có thể vừa chơi với trẻ vừa đọc các bài đồng dao, đọc theo cô dần dần trẻ sẽ thuộc lời và vừa đọc vừa tự chơi với nhau. Khi chơi “Dung dăng dung dẻ”, trẻ nắm tay nhau cùng đi, vừa đi vừa đọc và tay vung theo nhịp của bài hát. Đến câu “ngồi thụp xuống đây” trẻ nắm tay nhau cùng ngồi sau đó đứng dậy lại tiếp tục câu hát. Các bài đồng dao thường theo kết cấu vòng tròn (đọc hết câu cuối của bài lại đọc tiếp câu đầu, cứ như thế vòng đi vòng lại). Khi đọc cho trẻ nghe, cô giáo chú ý đọc đúng, rõ ràng, có vần, nhịp, và phải đọc hết bài với giọng điệu vui tươi hòn nhiên, dí dỏm. cần đọc nhiều lần để trẻ ghi nhớ, học thuộc, sau khi đã thuộc, cô giáo yêu cầu trẻ đọc nhanh dần. Thi đua đọc nhanh đó là cách giúp cho việc rèn luyện bộ máy phát âm, trau dồi ngôn ngữ, sự nhạy bén linh hoạt của tư duy. Các bài “Lúa ngô là cô đậu nành”, “Chim ri là dì sáo dậu”, “Con kiến mà leo cành đa” là những câu hát đồng dao mà trẻ rất thích học đọc, đếm đến tiếng cười vui vẻ cho không khí thi đua tự nhiên, cởi mở. Ngoài những bài được lựa chọn để giúp trẻ học đọc theo chủ đề, chủ điểm, cô giáo còn khích lệ để trẻ thi đua đọc ra những câu đồng dao trẻ đã thuộc từ cha mẹ, anh chị, bạn bè trong xóm, phố. Hình thức thi đua đọc nhanh giữa các nhóm, tiếp nối từng câu giúp trẻ có phản xạ nhanh, sức tập trung chú ý. Thi đua là động lực lôi cuốn, thúc đẩy trẻ cố gắng nỗ lực tích cự học tập. Việc thi đua có thể kéo dài một tuần. Sau một 165
- tuần cô giáo tiến hành kiểm tra số lượng bài trẻ thuộc, có tuyên dương khen thưởng. Học thuộc đồng dao cần được tiến hành trong những hoạt động trò chơi dân gian ngoài trời, trong lớp, lúc đón trẻ, lúc trẻ ngủ dậy. Nếu hát ru, chủ thể diễn xướng là người lớn, thì đồng dao chủ thể diễn xướng là trẻ em. Hát ru đưa trẻ vào giấc ngủ, thì đồng dao đánh thức trẻ dậy, làm chúng năng nổ hoạt bát, vui vẻ. Tâm trạng sảng khoái này sẽ là những giờ phút chơi mà học rất hồn nhiên, hiệu quả. CÂU HỎI 1. Vai trò của tục ngữ, ca dao, đồng dao đối với giáo dục trẻ em? 2. Cách tiến hành dạy trẻ học thuộc và đọc diễn cảm tục ngữ, ca dao? 3. Cách tiến hành dạy trẻ học thuộc và đọc diễn cảm đồng dao? VII. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH DỰA THEO TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học Trò chơi - là một hình thức hoạt động rất quyến rũ, hấp dẫn đối với trẻ em mẫu giáo. Giữa các loại trò chơi đa dạng, phong phú thì trò chơi đóng kịch là một hình thức hoạt động chơi đặc biệt và độc lập thực sự của trẻ. Nguồn của trò chơi là các tác phẩm văn học mà trẻ thường tái tạo lại nội dung, mô tả lại các nhân vật và các sự kiện xảy ra trong tác phẩm. Theo tính chất của mình, trò chơi đóng kịch có những nét chung với trò chơi đóng vai theo chủ đề, có nghĩa là ở hai loại trò chơi này có một vài hành động liên tiếp và giữa chúng có mối quan hệ gắn bó lôgic với nhau. Trong trò chơi đóng kịch và trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ đều đảm nhận một số vai nhất định và hành động tương ứng. Sự khác nhau giữa hai loại trò chơi này ở chỗ: Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ em thường phản ánh những ấn tượng mà trẻ cảm nhận trực tiếp từ cuộc sống thực xung quanh, còn trong trò chơi đóng kịch thì những ấn tượng đó trẻ nhận được từ các tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. 166
- Những dạng trò chơi kể trên đưa đến cho trẻ em một khoảng không rộng lớn để biểu hiện óc sáng tạo và sáng kiến. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phản ánh những ý định chơi của bản thân mình tự chúng tạo ra tình huống, chúng có thể tự do thay đổi ý định chơi, hướng trò chơi theo một ý định khác, đôi khi nó chuyển sang một hướng bất ngờ hoàn toàn khác so với ý định ban đầu. Số lượng trẻ tham gia vào trò chơi có thể là ít hoặc có thể là nhiều. Khi chơi, trẻ copy, mô phỏng lại những nhân vật trong cuộc sống thực, như trẻ mô tả các nhân vật: bác lái xe, người hành khách, cô giáo, bác sĩ Trong trò chơi đóng kịch thì nội dung và tính chất hoạt động của trẻ phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm. Nội dung có sẵn đó sẽ xác định: thành phần trẻ tham gia trò chơi, lời nói của các nhân vật và trình tự xảy ra các cảnh tượng đó. Điều này một mặt giúp cho trẻ dễ dàng hơn khi chơi, nội dung chơi có sẵn, quan hệ giữa các nhân vật trong trò chơi đã được định trước và xác định những hành động của nhân vật trong khi chơi. Mặt khác, điều quan trọng trong trò chơi này là các nhân vật phải được miêu tả, phản ánh y hệt như chúng vốn có trong tác phẩm cùng với tất cả những nét đặc trưng của họ trong hành vi, trong lời nói. Nếu làm khác đi thì trò chơi đóng kịch sẽ không còn nữa. Ví dụ: Trong truyện cổ tích “Cáo, thỏ và gà trống”, đây là trò chơi mà thường được trẻ mẫu giáo ưa thích. Thỏ - theo nội dung của truyện cổ tích cho phép cáo ngủ trong đêm ở nhà mình, nhưng cáo đã đuổi thỏ ra khỏi nhà của mình Thỏ liền cầu cứu các con vật khác giúp đỡ để trở về nhà của mình. Bằng hành vi của mình thỏ đã biểu hiện sự yếu đuối tuyệt vọng. Cáo - chiếm nhà của thỏ, thể hiện tính hống hách, cáo già của mình. Khi gặp gà trống thì cáo lại tỏ ra rất yếu hèn. Trong tất cả hành vi của gà trống - nhân vật chính - biểu hiện rõ những nét chủ yếu như dũng cảm, bướng bỉnh, sự sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu đuối. Những hành động chơi không có sẵn trong truyện cổ tích “Cáo thỏ và gà trống” mà chúng còn được ẩn trong các biểu hiện, biến đổi nào đó, ở điệu bộ, ngữ điệu, giọng điệu, giọng của các nhân vật. Song để tạo nên một hình ảnh 167