Giáo trình Sức khỏe trẻ em
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sức khỏe trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_trinh_suc_khoe_tre_em.pdf
Nội dung text: Giáo trình Sức khỏe trẻ em
- UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ BÀI GIẢNG SỨC KHỎE TRẺ EM Tài liệu dùng cho đối tượng Y sỹ trung cấp Năm 2010 1
- LỜI NÓI ĐẦU Để thống nhất nội dung giảng dạy trong Nhà trường và đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập, tham khảo cho giáo viên và học sinh. Trường Trung học Y tế Lào Cai tổ chức biên tập, biên soạn giáo trình cho các học phần dùng cho đối tượng Y sỹ. Căn cứ mục tiêu, nội dung của khung chương trình đào tạo TCCN ngành Y sỹ do trường Trunng học Y tế Lào Cai ban hành tại Quyết định số: 175/QĐHT-THYT ngày 18/5/2011. Theo yêu cầu của nhà trường là các giáo viên giảng dạy biên tập, biên soạn lại giáo trình Sức khoẻ trẻ em dùng để đào tạo cho đối tượng Y sỹ và Y sỹ Y học cổ truyền. Thay mặt cho nhóm giáo viên giảng dạy học phần Sức khỏe trẻ em tôi đã biên tập, biên soạn lại giáo trình này, dựa trên giáo trình Sức khỏe trẻ em dùng đào tạo cho đối tượng Y sỹ của Nhà trường năm 2010 và được cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Nhi khoa. Giáo trình Sức khoẻ trẻ em bao gồm các bài học, mỗi bài học có 03 phần (Mục tiêu học tập, những nội dung chính và phần tự lượng giá - đáp án). Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Trung học Y tế Lào Cai và Bộ môn Y lâm sàng đã tạo điều kiện để cho được biên tập, biên soạn giáo trình này. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng thẩm định giáo trình đã nhận xét, đánh giá, bổ sung, đề nghị chỉnh sửa để tập giáo trình này hoàn chỉnh và chính thức đưa vào sử dụng trong Nhà trường. Tập giáo trình được tái bản lần thứ hai chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Trong quá trình sử dụng chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo và các học sinh trong Nhà trường để tập giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. TÁC GIẢ 2
- ThS, BS. Trần Quốc Khánh MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................3 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN 18: SỨC KHOẺ TRẺ EM...............................................................4 BÀI 1. CÁC THỜI KỲ TUỔI TRẺ...........................................................................................6 BÀI 2. SỰ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT Ở TRẺ EM...........................................................13 BÀI 3. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VÀ VẬN ĐỘNG Ở TRẺ EM...................................30 BÀI 4. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ TRẺ EM............................................................34 BÀI 5. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO TRẺ EM.................................................51 BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG.......................................56 BÀI 7. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG......................................68 BÀI 8. VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO......................................................................76 BÀI 9. NHIỄM KHUẨN RỐN.................................................................................................81 BÀI 10. NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ.....................................................................................86 BÀI 11. ĂN BỔ SUNG............................................................................................................95 BÀI 12. ĂN NHÂN TẠO.......................................................................................................101 BÀI 13. SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG...............................................105 BÀI 14. CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D..................................................................114 BÀI 15. BỆNH RĂNG MIỆNG.............................................................................................119 BÀI 16. THIẾU VI TA MIN A VÀ BỆNH KHÔ MẮT........................................................122 BÀI 17. HỘI CHỨNG NÔN - TRỚ VÀ TÁO BÓN Ở TRẺ EM.......................................128 BÀI 18. BỆNH TIÊU CHẢY VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG.............................134 BÀI 19. XỬ TRÍ LỒNG GHÉP CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM (IMCI )............147 BÀI 20. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH...................................................................156 VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG.............................................................................156 BÀI 21. VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI DO VI KHUẨN..............................................................167 BÀI 22. VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP TÍNH......................................................................171 BÀI 23. HEN PHẾ QUẢN.....................................................................................................174 BÀI 24. THẤP TIM VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG............................................179 BÀI 25. VIÊM CẦU THẬN CẤP..........................................................................................187 BÀI 26. HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT...................................................................193 BÀI 27. SỐT VÀ CÁCH XỬ TRÍ..........................................................................................197 BÀI 28. HỘI CHỨNG CO GIẬT...........................................................................................201 BÀI 29. DỊ TẬT BẨM SINH.................................................................................................205 BÀI 30. THIẾU MÁU (BÀI ĐỌC THÊM)............................................................................218 MẪU BỆNH ÁN NHI KHOA................................................................................................224 3
- TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................229 4
- Biên tập, biên soạn ThS,BS. Trần Quốc Khánh Trưởng phòng đào tạo Hội đồng thẩm định Chủ tịch: BS, CK1. Nông Ngọc Khánh Hiệu trưởng Thư ký: BS,CK 1. Nguyễn Quang Tĩnh Phó Hiệu trưởng Phản biện 1: BS,CK 1. Hồ Thị Kim Hoa Trưởng khoa nhi BVĐK số 1 Phản biện 2: ThS. Nguyễn Phú Duy Giáo viên BMYLS Ủy viên: ThS. Nguyễn Chí Thuật Trưởng BMYCS 5
- GIỚI THIỆU HỌC PHẦN 19 SỨC KHOẺ TRẺ EM Số tiết học lý thuyết: 75 Số đơn vị học trình: 5 Thời điểm thực hiện học phần: Học kỳ I - Năm thứ nhất I. MỤC TIÊU 1. Trình bày được các triệu chứng và hội chứng chính để phát hiện sớm và xử trí được một số bệnh nhi khoa thông thường ở tuyến cơ sở. 2. Trình bày được nội dung các chương trình CSSKTE tại cơ sở, quản lý sức khoẻ trẻ em tại cộng đồng 3. Vận dụng được kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ về chăm sóc sức khoẻ trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống thiếu vi ta min A, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, lòng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI). 4. Thể hiện được thái độ ân cần niềm nở, yêu thương trẻ khi thăm khám, chẩn đoán, xử trí bệnh cho trẻ. II. NỘI DUNG TT Tên bài học Số tiết lý thuyết CHƯƠNG I. NHI ĐẠI CƯƠNG 12 1 Các thời kỳ tuổi trẻ 2 2 Sự tăng trưởng thể chất ở trẻ em 2 3 Phát triển tâm thần và vận động ở trẻ em 2 4 Đặc điểm giải phẫu - sinh lý các cơ quan 4 5 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em 2 CHƯƠNG II. SƠ SINH 8 6 Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng, thiếu tháng 2 7 Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng, thiếu tháng 2 8 Vàng da tăng Bilirubin tự do 2 9 Nhiễm khuẩn rốn 2 CHƯƠNG III. DINH DƯỠNG - TIÊU HOÁ 22 10 Nuôi con bằng sữa mẹ 2 11 Ăn bổ sung 2 12 Ăn nhân tạo 2 13 Suy dinh dưỡng protein - năng lượng 4 14 Bệnh còi xương do thiếu Vitamin D 2 6
- 15 Bệnh răng miệng 2 16 Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt 2 17 Hội chứng nôn trớ – táo bón 2 18 Tiêu chảy và Chương trình phòng chống bệnh tiêu 4 chảy CHƯƠNG V. HÔ HẤP- TUẦN HOÀN- TIẾT NIỆU 31 19 Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em 3 (IMCI) 20 Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và Chương trình 4 phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 21 Viêm phế quản phổi 2 22 Viêm tiểu phế quản co thắt 2 23 Hen phế quản 2 24 Thấp tim và Chương trình phòng chống bệnh thấp 4 tim 25 Viêm cầu thận cấp 4 26 Hội chứng thận hư tiên phát 4 27 Sốt và cách xử trí 2 28 Hội chứng co giật 2 29 Dị tật bẩm sinh 2 MẪU BỆNH ÁN NHI KHOA 2 Cộng 75 III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy Giảng dạy lý thuyết tại trường bằng phương pháp giảng dạy tích cực 2. Đánh giá - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1 - Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc học phần: Sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi thi trắc nghiệm, bài tập tình huống trên giấy hoặc sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến kết hợp câu hỏi trắc nghiệm 7
- BÀI 1. CÁC THỜI KỲ TUỔI TRẺ I. Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kể tên được 6 thời kỳ tuổi trẻ. 2. Trình bày được đặc điểm sinh lý và bệnh lý của trẻ em qua 6 thời kỳ. 3. Trình bày được các biện pháp phòng bệnh của trẻ em qua từng thời kỳ. II. Nội dung - Cơ thể trẻ em khác với người lớn. "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ". Trẻ là một cơ thể đang lớn, đang phát triển và một cơ thể đang tăng trưởng: + Lớn lên: Chỉ sự gia tăng về tầm vóc. + Phát triển: Chỉ sự hoàn thiện về chức năng của các bộ phận. - Từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi trưởng thành trẻ em lớn lên và phát triển qua 6 thời kỳ. Mỗi thời kỳ có những đặc điểm sinh lý và bệnh lý khác nhau. Vì vậy cần nhận biết các đặc điểm đó, để có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục thích hợp. 1. Thời kỳ phát triển trong tử cung Bắt đầu từ lúc thụ thai đến lúc trẻ ra đời, bình thường là 270 - 280 ngày (từ 38 – 42 tuần). 1.1. Đặc điểm sinh lý - Đây là thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi. + Thời kỳ hình thành thai nhi : trong 3 tháng đầu + Thời kỳ phát triển thai nhi : 6 tháng sau - Sự hình thành và phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. 1.2. Đặc điểm bệnh lý - Đề phòng mắc các bệnh nhiễm khuẩn. 8
- - Nếu trong thời kỳ có thai nhất là trong 3 tháng đầu người mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do virus ( cúm, Rubella, sốt phát ban,...), có thể sẽ gây nên quái thai, dị dạng, sẩy thai, đẻ non,... - Người mẹ bị các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai, lậu và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác rất dễ truyền sang con. 1.3. Chăm sóc nuôi dưỡng - Cần cho mẹ ăn uống đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng. Không kiêng khem quá mức, lao động nhẹ, sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái. - Rất cần bảo vệ người mẹ khi có thai, tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ khi mang thai, chính là bảo vệ sức khoẻ cho con sinh ra sau này. - Khám thai định kỳ 2. Thời kỳ sơ sinh Kể từ lúc đẻ cho tới lúc được 4 tuần (trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ). 2.1. Đặc điểm sinh lý: Đó là sự thích nghi của trẻ đối với cuộc sống ngoài tử cung bao gồm: - Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, tiếng khóc chào đời cũng là hơi thở đầu tiên. - Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động. - Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc: trẻ bú, nuốt và tự tiêu hóa hấp thụ sữa mẹ. - Các bộ phận khác cũng hoạt động theo chức năng nhưng chưa hoàn chỉnh. - Hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ luôn luôn ức chế, trẻ ngủ suốt ngày - Trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý, rụng rốn sinh lý, biến động sinh dục sinh lý,... 2.2. Đặc điểm bệnh lý - Cơ thể còn non nớt và yếu vì thế trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, chủ yếu là nhiễm khuẩn da, rốn, phổi, tiêu hóa, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ. Bệnh diễn biến nặng lên rất nhanh, dễ gây tử vong. - Tiếp tục mắc các bệnh dị tật bẩm sinh trong thời kỳ bào thai 2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng - Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là khâu quan trọng nhất của người mẹ ở thời kỳ này. - Đảm bảo giữ ấm cho trẻ. - Đảm bảo vô khuẩn, giữ vệ sinh da. 9
- - Tã lót và các dụng cụ nuôi dưỡng chăm sóc khác phải sạch sẽ - Cho trẻ ăn sữa mẹ là tốt nhất - Tiêm phòng Lao, Viêm gan B1, Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh, . 3. Thời kỳ bú mẹ: Tiếp theo thời kỳ sơ sinh cho đến khi trẻ được 12 tháng. 3.1. Đặc điểm sinh lý - Trẻ lớn nhanh, cuối năm cân nặng tăng gấp 3, chiều cao tăng gấp rưỡi lúc đẻ. - Bộ máy tiêu hoá hoạt động yếu so với nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ. - Các chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào đường hô hấp, tiêu hoá kém. - Nhu cầu dinh dưỡng cao cần đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ, từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài sữa mẹ cần phải cho trẻ ăn sam một cách hợp lý. 3.2. Đặc điểm bệnh lý - Trẻ dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, tiêu chảy, viêm phổi nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt. - Muốn trẻ ở lứa tuổi này phát triển tốt, khỏe mạnh, cần đảm bảo cho trẻ bú mẹ và cho ăn thêm đúng và đủ. 3.3. Phòng bệnh - Cần đảm bảo sữa mẹ đầy đủ cho trẻ. - Cho ăn sam ( ăn thêm ) đúng phương pháp. - Tiêm phòng (hoặc uống phòng) đầy đủ theo lịch. - Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh cho trẻ 4. Thời kỳ răng sữa: Từ 1 - 5 tuổi (tuổi nhà trẻ và tuổi mẫu giáo) 4.1. Đặc điểm sinh lý - Trẻ phát triển nhanh về vận động và tinh thần: trẻ biết đi, chạy, leo trèo. - Có thể tự làm các việc đơn giản: ăn bằng thìa, mặc quần áo. Trẻ cũng có thể tập vẽ, tập viết ... 10