Giáo trình Y học cổ truyền

pdf 82 trang Miên Thùy 02/04/2025 151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Y học cổ truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_y_hoc_co_truyen.pdf

Nội dung text: Giáo trình Y học cổ truyền

  1. LỜI NÓI ĐẦU Để thống nhất nội dung giảng dạy trong Nhà trường, đáp ứng nhu cầu nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo của học sinh trường trung học Y tế lào cai tổ chức biên soạn và biên tập các giáo trình, bài giảng môn học dùng cho học sinh trong Nhà trường. Tập bài giảng Y học cổ truyền dùng cho học sinh trung học Y tế được biên soạn dựa trên nội dung, mục tiêu chương trình giáo dục môn Y học cổ truyền do Bộ Y tế ban hành. được cập nhật một số thông tin kiến thức mới về lĩnh vực Y học cổ truyền, Tập bài giảng có đổi mới phương pháp biên soạn tạo tiền đề sư phạm để giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Mỗi bài gồm ba phần : mục tiêu hoc tập, nội dung chính và phần tự lượng giá. Tập giáo trình này dùng cho học sinh Y sỹ trung học. Như vậy cuốn sách sẽ thay cho việc chép bài trên lớp, nhằm dành cho học sinh sự chủ động trong học tập và có nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng tay nghề. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của một số thầy cô giáo kiêm nhiệm của bệnh viện Yhọc cổ truyền tỉnh, tham gia đóng góp ý kiến biên soạn tập bài giảng Y Học cổ truyền; xin trân trọng cảm ơn Hội đồng nghiệm thu tập bài bài giảng môn học trường trung học Y tế Lào Cai đã đánh giá, nhận xét và thông qua tập giáo trình để đưa vào sử dụng chính thức trong nhà trường. Tập bài giảng môn học Y học cổ truyền mới được biên soạn lần đầu nên còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và học sinh trong quá trình dạy và học cố gắng phát hiện và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích . Đồng thời rất mong nhận được những chỉ dẫn, đóng góp ý kiến qúi báu của các bạn đồng ngiệp để tập Bài giảng ngày càng hoàn chỉnh. THAY MẶT NHÓM TÁC GIẢ ThsBs Hoàng Thị Hường 1
  2. TÊN MÔN HỌC: Y HỌC CỔ TRUYỀN Đối tượng: Điều dưỡng đa khoa Số tiết học: - Tổng số tiết: 45 + Số tiết lý thuyết : 15 + Số tiết thực hành: 30 - Số đơn vị học trình: 2 - Thời điểm thực hiện môn học: Học kỳ II năm thứ 1 Mục tiêu môn học 1. Trình bày được các kiến thức cơ bản dể áp dụng cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh theo lý luận Y học cổ truyền. 2. Nhận định và huong dẫn một số bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền tại tuyến cơ sở. 3. Vận động nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình và cơ sở. Nội dung môn học TT Tên bài học Số tiêt Số tiết Ghi lý thực chú thuyết hành 01 Học thuyết âm dương ngũ hành và ứng 2 dụng trong y học cổ truyền 02 Nguyên nhân gây bệnh 1 03 Tạng phủ và hội chứng tạng phủ 1 04 Phương pháp chẩn đoán và điều trị theo y 2 học cổ truyền 05 Đại cương và kỹ thuật châm cứu 1 06 Hệ kinh lạc 1 4 07 Huyệt và cách xác định huyệt vị 2 8 08 Đại cương xoa bóp và các thủ thuật xoa 1 8 bóp 09 Đại cương về tập luyện dưỡng sinh và 1 2 luyện thở 10 Thuốc thanh nhiệt 1 2 11 Thuốc trừ hàn 1 2 12 Thuốc ho - long đờm,Bổ, an thần, lơi tiểu 1 4 2
  3. 15 30 1. Hướng dẫn thực hiện môn học Lý thuyết: Tại trường.Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy - học tích cực. - Thực hành: Thực tập tại phòng thực hành, vườn cây thuốc nam của nhà trường sử dụng qui trình kỹ thuật để dạy thực hành, xem Video, Slide. - Đánh giá: + Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm + Kiểm tra định kỳ: 1 điểm + Thi kết thúc môn học: Bài kiểm tra viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống cải tiến và câu hỏi thi trắc nghiệm. 2. Tài liệu dùng để dạy và học 1. Sách Y học cổ truyền. Bộ Y tế - Vụ khoa học đào tạo. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 2010. 2. Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền: Trường Đại học y Hà Nôị. Bộ môn YHCT.Nhà xuất bản Y học 11/ 2006. 3. Bài giảng Y học cổ truyền. Đại học Y Hà Nội - Khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 2010: T1 - T2. MỤC LỤC 3
  4. Lời nói đầu. 1 Nội dung môn học 2 Mục lục 4 Phần I: lý lụân Học thuyết âm dương ngũ hành ứng dụng trong Y học cổ truyền 5 Nguyên nhân gây bệnh 11 Tạng phủ và các hội chứng tạng phủ 14 Các phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh trong Y học cổ truyền 17 Phần II: châm cứu và xoa bóp bấm huyệt dưỡng sinh Đại cương và kỹ thuật châm cứu 24 Hệ kinh lạc 32 Huyệt và cách xác định một số huyệt vị thông thường 33 Đại cương xoa bóp và các thủ thuật xoa bóp 44 Tập luyện dưỡng sinh và luyện thở 55 Vận động cơ khớp 56 Phần III; Thuốc đông dược Thuốc giải biểu 63 Thuốc thanh nhiệt 71 Thuốc trừ hàn 81 Thuốc ho, long đờm 84 Tài liệu tham khảo 98 PHẦN LÝ LUẬN 4
  5. BÀI 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN * Mục tiêu: 1. Trình bày được 4 qui luật của học thuyết âm dương và nêu ứng dụng của học thuyết vào trong y học . 2. Trình bày được những mối quan hệ của học thuyết ngũ hành và việc ứng dụng của học thuyết vào y học . * Nội dung 1. Học thuyết âm dương 1.1 . Đại cương a. Định nghĩa Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để phát sinh, phát triển tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương. b. Một số thuộc tính cơ bản - Âm: ở phía dưới, ở bên trong, có xu hướng tích tụ, yên tĩnh - Dương: ở phía trên, ở bên ngoài, hoạt động, có xu hướng phân tán c. Phân định âm dương Phân định âm dương là qui ước nên mang tính tương đối Ví Dụ: - Ngực so với lưng thì ngực thuộc âm - Nếu ngực so với bụng thì ngực thuộc dương 1.2 Những qui luật âm dương 1.2.1. Âm dương đối lập Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương. Ví Dụ: - Như ngày và đêm là mâu thuẫn mang tính tương đối - Sống và chết là mâu thuẫn mang tính tuyệt đối. 1.2.2. Âm dương hỗ căn Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được mới có ý nghĩa. Âm Dương không tách biệt nhau mà hòa hợp thống nhất với nhau. Ví Dụ: có số âm mới có số dương 1.2.3. Âm dương tiêu trưởng - Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương. 5
  6. Ví Dụ: Khí hậu 4 mùa trong một năm luôn thay đổi từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng. + Nếu từ lạnh chuyển sang nóng là âm tiêu dương trưởng + Nếu từ nóng chuyển sang lạnh là dương tiêu âm trưởng do đó có khí hậu mát lạnh và ấm. - Vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn tới một mức nào đó nó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là; âm cực sinh dương, dương cực sinh âm, hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn. Ví Dụ: Bệnh thuộc phần dương(sốt cao) có khi gây ảnh hưởng tới phần âm(mất nước và điện giải). Tới mức nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương như trụy mạch, choáng. 1.2.4. Âm dương bình hành - Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận dụng không ngừng nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng thế quân bình giữa hai mặt. - Sự mất cân bằng giữa hai mặt âm dương biểu hiện cho sự phát sinh bệnh tật . 1.3. Biểu tượng của học thuyết âm dương Hình 1. Biểu tượng của học thuyết âm dương 1.4. Ứng dụng của học thuyết âm dương vào trong y học; 1.4.1. Phân định tính chất âm dương trong cơ thể Âm Dương 6
  7. - Các tạng: Tâm, can, tỳ, phế, - Các phủ:Tiểu trường, đởm, vị, thận. đại trường, bàng quang. - Các kinh: Thái âm, thiếu âm, - Các kinh: Dương minh, thái quyết âm, mạch nhâm. dương, thiếu dương, mạch đốc. - Tinh, huyết. - Khí - Phần lý: Gồm các tạng bên trong - Phần biểu: Gồm da, cân, cơ, cơ thể, dinh, huyết . xương, lông, tóc, móng. - Ngực bụng. - Lưng - Nữa người bên trái - Nữa người bên phải 1.4.2. Về quá trình phát sinh ra bệnh tật a. Bệnh tật phát sinh là do mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể được biểu hiện bằng sự thiên thắng hay thiên suy: Thiên thắng: dương thắng gây chứng nhiệt: sốt, mạch nhanh, khát nước, táo bón, nước tiểu đỏ; âm thắng gây chứng hàn: người lạnh, Thiên suy: dương hư như trong các trường hợp lão suy hội chứng hưng phấn thần kinh giảm. b. Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương. Như bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm (dương thắng tắc âm bệnh); bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương(âm thắng tắc dương bệnh). c. Sự mất thăng bằng âm dương gây ra các chứng bệnh ở những vị trí khác nhau của cơ thể tùy theo vị trí đó ở phần âm hay dương. Như ;dương thịnh sinh ngoại nhiệt: Sốt, người và chân tay nóng, vì phần dương của cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt; âm thịnh sinh nội hàn; ỉa chảy, người sợ lạnh, nước tiểu trong dài vì phần âm thuộc lý, thuộc hàn. Hình 2. Sự thịnh suy âm dương 7
  8. 1.4.3. Về chẩn đoán bệnh tật -. Dựa vào 4 phương pháp khám bệnh: Nhìn hoặc trông(vọng), nghe(văn), hỏi(vấn), xem mạch(thiết) để khai thác các triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực của các tạng phủ kinh lạc. -. Dựa vào 8 cương lĩnh để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất của bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh (biểu lý, hư thực, hàn nhiệt và âm dương trong đó âm và dương là 2 cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng cương. 1.5. Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh a, Chữa bệnh: là sự điều hòa lại sự mất thăng bằng về âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư thực, hàn nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau: thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công.. vv. b. Về thuốc được chia làm 2 loại - Thuốc lạnh, mát (hàn, lương) thuộc âm để chữa bệnh nhiệt thuộc dương - Thuốc nóng ấm (nhiệt, ôn) thuộc dương để chữa bệnh hàn thuộc âm. c. Châm cứu - Bệnh nhiệt thì dùng châm, bệnh hàn thì dùng cứu; bệnh hư thì bổ, thực thì tả. 2. Học thuyết ngũ hành 2.1, Định nghĩa Học thuyết ngũ hành cơ bản từ học thuyết âm dương liên nhưng hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, qui nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát, qui nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý của các tạng phủ; để chẩn đoán bệnh tật; để tìm tính năng và tác dụng của thuốc; để tiến hành công tác bào chế men thuốc. 2.2. Nội dung 2.2.1. Ngũ hành là gì? - Người xưa thấy có 5 loại vật chính: Mộc (gỗ), Hỏa (lửa), Thổ (đất), Thủy (nước), Kim (kim loại). 8
  9. Và đem các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể con người và tiếp theo 5 loại vật chất gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa của các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể. 2.2.2. Sự quy loại ngũ hành trong cơ thể và ngoài tự nhiên Trong cơ thể Ngoài tự nhiên Hành Tạng Phủ Khiếu Thể Tính Mùa Khí Màu Vị Hướng Mộc Can Đởm Mắt Cân Giận Xuân Phong Xanh Chua Đông Hỏa Tâm Tiểu Lưỡi Mạc Mừng Hạ Nhiệt Đỏ Đắng Nam trường h Thổ Tỳ Vị Môi, Cơ Lo Cuối Thấp Vàng Ngọt Trung miệng Hạ tâm Kim Phế Đại Mũi Da Buồn Thu Táo Trắng Cay Tây trường Thủy Thận Bàng Tai Xươ Sợ Đông Hàn Đen Mặn Bắc quang ng 2.2.3. Các qui luật hoạt động của ngũ hành; a. Trong điều kiện bình thường hay sinh lý Vật chất trong thiên nhiên và các hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành hoặc tạng này ứơc chế hành hoặc tạng kia). * Qui luật ngũ hành tương sinh: Tương sinh mang ý nghĩa giúp đỡ để sinh trưởng Mộc đốt cháy sinh ra lửa(hỏa): lửa thiêu mọi vật thành tro bụi, thành đất (thổ) trong lũng đất sinh kim loại (kim) là thể rắn chắc, thể rắn chắc sinh thể lỏng; là nước (thủy); có nước sinh ra cây cối (mộc). Như vậy; mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. *Qui luật ngũ hành tương khắc: Tương khắc mang ý nghĩa hạn chế để ngăn ngừa sự thái quá. Mộc khắc thổ như rễ cây ăn sâu vào trong lòng đất, thổ khắc thủy như đắp đê, đắp đất trị thủy ngăn sông; thủy khắc hỏa để chữa cháy; hỏa khắc kim đề nấu kim loại; kim khắc mộc dùng dụng cụ kim loại để cưa, chặt gỗ. 9
  10. Trong cơ thể con người: can mộc khắc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc. b. Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý ngũ hành tương thừa, tương vũ. * Quan hệ tương thừa: Tương thừa là mối quan hệ của "kẻ thắng " thừa thế lấn át "kẻ thua". Ví dụ về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh sẽ gây hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do thần kinh, khi chữa phải bình can và kiện tỳ. * Quan hệ tương vũ:Tương vũ là mối quan hệ của "kẻ thua" đánh ngược lại "kẻ thắng". Ví dụ về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ không khắc được thận thủy sẽ gây ứ nước như trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng khi chữa phải kiện tỳ, lợi niệu. Hình 3. Qui luật tương sinh, tương khắc 2.3. Ứng dụng trong y học 2.3.1. Về quan hệ sinh lý: Sự sắp sếp các tạng phủ theo ngũ hành và liên quan của chúng đến ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan thể chất và hoạt động về tình chí giúp cho ta học về các hiện tượng sinh lý, các tạng phủ dẽ dàng và dễ nhớ. Ví dụ: Can có quan hệ biểu lý với đởm, chủ về cân, khai khiếu ra mắt. 10