Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiếp cận từ mục tiêu phát triển đất nước

pdf 45 trang Gia Huy 19/05/2022 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiếp cận từ mục tiêu phát triển đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_tieu_chi_nuoc_cong_nghiep_theo_huong_hien_dai_tiep_can_tu.pdf

Nội dung text: Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiếp cận từ mục tiêu phát triển đất nước

  1. HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TIẾP CẬN TỪ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chủ nhiệm đề tài KX04.13/16-20 Tóm tắt: Khát vọng xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại là mục tiêu được đặt ra trong cương lĩnh xây dựng đất nước (2011) là “từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN”. Khát vọng này đã được nhất quán khẳng định trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII (2016) “sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” cũng như các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, thế nào là nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì vẫn chưa được cụ thể thành hệ tiêu chí để đo lường và so sánh. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã bàn thảo và vẫn chưa thống nhất về hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại qua đó làm rõ hơn những đích cụ thể mà Việt Nam hướng tới. Bài viết này sẽ tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài KX04.13/16-20 dưới góc nhìn là các mục tiêu phát triển đất nước, làm rõ hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam nên bao gồm những tiêu chí nào? Mức độ ra sao? Đến khi nào Việt Nam có thể đạt được tiêu chí đó? Việt Nam cần phải làm gì để sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại? 1. Giới thiệu tổng quan các nghiên cứu về hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại: Cho đến nay, mặc dù có nhiều nghiên cứu về nước công nghiệp và tiêu chí nước công nghiệp nhưng các nhà kinh tế học chưa có một định nghĩa cụ thể và rõ ràng về thế nào là nước công nghiệp do đó cũng chưa sự thống nhất về quan niệm thế nào là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong lý thuyết phân kỳ các giai đoạn phát triển kinh tế, Rostow (1955) đã chia quá trình phát triển của các quốc gia thành 5 giai đoạn đó là (1) Nông nghiệp – (2) chuẩn bị cất cánh – (3) cất cánh (công nghiệp) – (4) trưởng thành (công nghiệp hiện đại) – (5) hậu công nghiệp (xã hội tiêu dùng cao). Theo cách phân loại này, nước công nghiệp là nước đã có sự phát triển đạt đến giai đoạn cất cánh và nước công nghiệp hiện đại là nước đã đạt tới sự phát triển ở giai đoạn trưởng thành; tương tự như vậy, có thể coi nước công nghiệp theo hướng hiện đại là nước có sự phát triển từ giai đoạn cất cánh sang giai đoạn trưởng thành. Khi phân chia sự phát triển kinh tế của một quốc gia thành ba giai đoạn là (1) Nông nghiệp – (2) Công nghiệp – (3) Dịch vụ, thì M. Todaro (1994) lại cho rằng nước công nghiệp là nước đang ở trong giai đoạn phát triển thứ hai và nước công nghiệp theo hướng hiện đại là nước đang chuyển dần từ giai đoạn công nghiệp nghiệp sang giai đoạn dịch vụ. 7
  2. Bên cạnh đó, một số cách phân loại các quốc gia trên thế giới của các tổ chức WB, UNDP, UNIDO, OECD lại dựa trên mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của tổ chức mình. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới (WB) căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người để phân chia các quốc gia và vùng lãnh thổ thành 4 nhóm: 1/ Nhóm quốc gia thu nhập thấp; 2/ Nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp; 3/ Nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao; 4/ Nhóm quốc gia thu nhập cao. Đây cũng là cách mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sử dụng để xác định chính sách hỗ trợ và cho vay đối với các quốc gia thành viên có trình độ phát triển khác nhau. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) lại dựa vào Chỉ số Phát triển Con người (HDI) để phân loại các quốc gia nhằm thực hiện tôn chỉ mục đích thức đẩy sự tiến bộ xã hội trên toàn thế giới thông qua các chương trình hành động của mình. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển công nghiệp đã đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ công nghiệp hóa của mỗi quốc gia chủ dựa trên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tạo (MVA) bình quân đầu người, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo và tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). OECD cũng đưa ra những tiêu chí khác nhau trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới để quyết định một nước nào đó có được ra nhập tổ chức của mình hay không. Theo Wikipedia, Nước công nghiệp là các nước có nền công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Canada ở những nước này, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước nông nghiệp. Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước thuộc thế giới thứ nhất. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2006) coi 29 nước thành viên của mình là các nước công nghiệp hay là các nước tiên tiến. Các nước công nghiệp mới (NICs) là các quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ kinh tế xã hội như các nước tiên tiến nhưng có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển. Các nước công nghiệp mới (NICs) cũng là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao (thường là hướng về xuất khẩu). Thuật ngữ các nước công nghiệp mới bắt đầu được sử dụng ở thập niên 1970 khi "Bốn con hổ châu Á" là Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960. Ngày nay, “Bốn con hổ” này đã đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển, GDP trên đầu người cao, và các chính sách kinh tế mạnh mẽ, hướng về xuất khẩu, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trên 0,9 điểm, riêng Hàn Quốc là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Vì thế "NICs" được dùng chỉ các nước tiếp bước con đường thành công của họ. Các nước công nghiệp mới (NICs) hiện nay gồm Nam Phi, Mexico, Brasil, Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Philipinne, Thái Lan, Thổ Nhĩ kỳ. 8
  3. Ngoài những cách phân loại như trên, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi bàn về nước công nghiệp cũng đưa ra quan điểm của mình về nước công nghiệp khi tìm hiểu đặc điểm của các nước phát triển cũng như quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới. Điển hình phải kể đến nghiên cứu của Giáo sư Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea, 2008), khi nghiên cứu đặc điểm của các nước công nghiệp đã nhận ra thời điểm bắt đầu tiến trình CNH ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội. Theo nghiên cứu này, thời gian hoàn thành CNH các nước khác nhau là khác nhau, có nước chỉ cần 19 năm như (Hàn Quốc), 20 năm (Đài Loan) và 25 năm (Phần Lan, Malaysia), nhưng cũng có nước phải cần đến trên 100 năm như Đan Mạch (114 năm), Pháp (104 năm). Bên cạnh nghiên cứu này, Anis Chowdhury và Iyanatul Islam khi nghiên cứu về đặc điểm của các nước mới CNH trong tác phẩm “Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á” (The Newly Industrialising Economies of East Asia – xuất bản lần đầu năm 1993, tái bản năm 2005, by Routledge, 29 West 35th Street, New York, NY 10001) đã đưa ra 4 tiêu chí như: tỷ lệ tiết kiệm trong nước, GNP/người trên 1000 USD năm 1998, tỷ trọng công nghiệp chế tạo trên 20%, HDI trên 0.7; Nghiên cứu của H. Chenery (2006) đã đưa ra 5 tiêu chí để xác định 5 giai đoạn phát triển khác nhau của quá trình CNH là GDP/người, cơ cấu của các ngành trong GDP; tỷ trọng công nghiệp chế tác, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tỷ lệ đô thị hóa. Căn cứ vào các tiêu chí này mà để xác định các nước đang ở trong giai đoạn nào của CNH trong 5 giai đoạn sau: tiền công nghiệp – khởi đầu CNH – phát triển CNH – Hoàn thiện CNH – Hậu CNH; A. Inkeles (2009) khi nghiên cứu đặc điểm của các nước phát triển lại đưa ra 11 tiêu chí để xác định mức chuẩn của một nước khi hoàn thành CNH. Mặc dù các nghiên cứu trên thế giới về nước công nghiệp hay CNH đã đưa ra những tiêu chí với các mức khác nhau nhưng hầu hết đều sử dụng một số tiêu chí như: GDP/người với các mức đạt ngưỡng trung bình của các nền kinh tế công nghiệp hoặc mức đạt được của các nền kinh tế “mới công nghiệp hóa”, hoặc mức đạt được ở thời điểm một số nước được công nhận là thành viên OECD (như Nhật Bản năm 1964, Hàn Quốc năm 1996, v.v ), . và Tỷ lệ lao động còn lại trong lĩnh vực nông nghiệp với mức nhỏ hơn hoặc bằng 20%. Ngoài ra, nghiên cứu của GS TS Trần Văn Thọ trong tác phẩm “Cú sốc thời gian và Kinh tế Việt Nam - NXB Tri thức 2015 tr. 26-28) cho rằng một nước công nghiệp hiện đại phải có những yếu tố như (1) trình độ phát triển khá cao, cụ thể là thu nhập bình quân đầu người phải cao hoặc trên trung bình (theo phân loại của WB hiện nay, bình quân đầu người trên 12.000 USD là nước có thu nhập cao). (2) cơ cấu xuất khẩu phải chuyển từ các ngành có hàm lượng lao động cao sang những ngành có hàm lượng tư bản và công nghệ và phải có xuất siêu ngoại thương và cán cân thanh toán; (3) phải chuyển từ nước nhập tư bản sang xuất khẩu tư bản, ít nhất là theo tiêu chí xuất khẩu ròng (net exporter), nghĩa là có thể vẫn còn nhập tư bản nhưng xuất ra nước ngoài nhiều hơn nhập; (4) không còn nhận ODA nữa, ngược lại phải trở thành nước đi viện trợ cho nước khác. 9
  4. Ở Việt Nam đã có hơn 10 nghiên cứu ở những mức độ khác nhau bàn và đề xuất các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá trình độ phát triển kinh tế và xác định nước công nghiệp hiện đại như nghiên cứu của Trương Văn Đoan (2007) đã đề xuất 15 chỉ tiêu, lấy mức chuẩn của các nước NICs để tham chiếu cho Việt Nam. GS. Đỗ Quốc Sam, trong tác phẩm“Thế nào là một nước công nghiệp” - Tạp chí Cộng sản số 799 (5/2009) đã đưa ra 12 chỉ tiêu và đề xuất ra mức chuẩn công nghiệp hóa; TS Lê Đình Thúy (2009) đưa ra 12 chỉ tiêu làm rõ mức chuẩn khi hoàn thành CNH; PGS.TS Bùi Tất Thắng (2013) đưa ra 14 chỉ tiêu về mức chuẩn CNH của Việt Nam năm 2012 và năm 2020; TS Cao Viết Sinh (2014) đưa ra 15 chỉ tiêu và mức chuẩn CNH; GS Ngô Thắng Lợi với 14 chỉ tiêu và mức chuẩn CNH; GS TS Nguyễn Kế Tuấn (2015) trong tác phẩm “”Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. NXB KHXH” đưa ra 12 chỉ tiêu cùng mức chuẩn CNH; PGS Nguyễn Hồng Sơn – TS Trần Quang Tuyến (2014) trong tác phẩm “CNH, HĐH ở Việt Nam: Tiêu chí và mức độ hoàn thành - Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới; số 5 (217) đưa ra 16 chỉ tiêu cùng các mức chuẩn của CNH; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới (2016) trong “Báo cáo Việt Nam 2035 Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”” cũng đưa ra đề xuất về hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại để thể hiện thành quả phát triển kinh tế xã hội của VN vào năm 2035; Gần đây, Bùi Tất Thắng (2018) cũng đề xuất các tiêu chí mang tính lựa chọn hơn bao gồm các mục tiêu phát triển kinh tế như (GDP/người hoặc GNI/người hoặc GDP/người xanh đạt ở mức cao; chỉ tiêu lao động trong nông nghiệp 7.0 cùng 3 chỉ tiêu tham khảo là chỉ tiêu KEI, chỉ tiêu ESI và mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 v.v. Tất cả các nghiên cứu ở Việt Nam đều có những lập luận rõ ràng về nội hàm của các tiêu chí đề xuất trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của nước công nghiệp phát triển và phân tích điều kiện của Việt Nam trong từng thời kỳ. Mặc dù các bộ tiêu chí đưa ra có số lượng và mức đề xuất đạt được khác nhau nhưng có điểm chung là hệ tiêu chí đều bao gồm các chỉ tiêu phát triển bền vững như các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế, phản ánh trình độ phát triển xã hội, các tiêu chí phản ánh sự bền vững môi trường. Hầu hết các nghiên cứu đều nhận diện nước công nghiệp trên cơ sở phân tích các đặc điểm của những nước đã được công nhận là nước phát triển, đã hoàn thành công nghiệp hóa hoặc được ra nhập OECD trong các thời kỳ khác nhau. Vì thế, thời gian đạt được và mức độ đạt được nước CN là khác nhau ở các nước tùy vào trình độ phát triển kinh tế toàn cầu tại thời điểm xem xét tùy vào các ngưỡng mà một số tổ chức thế giới phân loại các quốc gia theo mục tiêu của họ và coi đó là những tiêu chuẩn chung cho từng nhóm nước khác nhau trong đó có các nước phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp hay các nước công nghiệp mới Các chuẩn chung này rất khác nhau tại các thời điểm khác nhau hay theo những tiêu chí phân loại khác nhau Theo GS. Nguyễn Kế Tuấn (2017) đã chỉ ra một số điểm tương đồng cơ bản 10
  5. giữa các công trình nghiên cứu về nước công nghiệp trong và ngoài nước như (1) khẳng định sự cần thiết phải xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam làm cơ sở đánh giá trình độ hiện tại và xây dựng chiến lược (tầm nhìn) phát triển đất nước trong tương lai; (2) thống nhất với các yêu cầu phát triển bền vững, nghĩa là phải bao hàm các nội dung về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; (3) Về mặt kinh tế, các đề xuất tương đối thống nhất về các tiêu chí Thu nhập bình quân đầu người, Tỷ trọng lao động theo ngành kinh tế; (4) Về mặt xã hội, nhiều nghiên cứu thống nhất chỉ tiêu HDI, nhiều nghiên cứu đề xuất KEI hay các chỉ tiêu liên quan đến giáo dục đào tạo; (5) các nghiên cứu đều cho rằng xây dựng hệ tiêu chí của Việt Nam cần phải tham khảo trình độ của các nước đi trước và cần so sánh trình độ phát triển của Việt Nam với quốc tế để xác định những định hướng và giải pháp chiến lược phát triển đất nước Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng có những điểm khác biệt cơ bản như (1) số lượng các tiêu chí cụ thể: ít nhất là 1 tiêu chí và nhiều nhất là 20 tiêu chí và thêm 3 tiêu chí tham khảo (PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn) do quan niệm về yêu cầu và mục đích của việc xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại là khác nhau; (2) Một số đề xuất có sự trùng lắp trong nội dung của các tiêu chí (ví dụ, đề xuất tiêu chí Tuổi thọ bình quân, trong khi tiêu chí Chỉ số Phát triển Con người - HDI đã bao hàm yếu tố sức khỏe đo bằng tuổi thọ bình quân ); (3) Một số đề xuất chưa phân định rõ được các tiêu chí thể hiện mục tiêu, hướng đích phát triển với các tiêu chí thể hiện điều kiện cần bảo đảm hay biện pháp cần thực hiện để đạt mục tiêu, hướng đích đó (như tỷ trọng công nghiệp chế tạo, Mức nợ nước ngoài ); (4) Giữa các đề xuất có sự khác biệt về mức cụ thể của mỗi tiêu chí dẫu rằng đều có sự tham khảo dữ liệu của các nước ở thời điểm hoàn thành công nghiệp hóa. Mặc dù không có một chuẩn mực chung vì một số các tiêu chí được coi trọng ở tổ chức này nhưng chưa chắc đã được coi trọng ở tổ chức khác do mục tiêu của các tổ chức quốc tế như WB, UNDP và UNIDO, OECD là khác nhau. Tuy nhiên, những tiêu chí do các tổ chức này đưa ra có tính chất tham khảo rất lớn để xác định vị thế của từng quốc gia trong sự so sánh với các quốc gia khác trên thế giới và thể hiện đặc điểm phát triển chung của nền kinh tế thế giới qua các thời kỳ. (Xem phụ lục tổng hợp các đề xuất về hệ tiêu chí của các nghiên cứu trong và ngoài nước). 2. Quan điểm và đề xuất hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Mục tiêu phát triển đất nước một cách tổng quát phải thể hiện được viễn cảnh và đích đến mà mỗi quốc gia cần đạt được trong một giai đoạn nhất định. Ví dụ, Trung Quốc xác định đến năm 2050 đưa Trung Quốc trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại và năm 2025 hoàn thành xây dựng một xã hội khá giả. Mục tiêu này được thể hiện xuyên suốt qua nhiều kỳ đại hội Đảng và được thể hiện rõ trong cương lĩnh xây dựng đất nước. Việt Nam cũng xác định đến giữa thế kỷ XXI (năm 2050) xây dựng đất nước 11
  6. thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. Mục tiêu này cũng được cụ thể trong cương lĩnh xây dựng đất nước năm 2011. Tuy nhiên, mục tiêu tổng quát này, cần phải cụ thể hóa thành những mục tiêu cụ thể để có thể đo lường được mức độ đạt được mục tiêu tổng quát qua từng thời kỳ phát triển. Khi đưa ra các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của một đất nước, có thể tiếp cận trên những khía cạnh sau đây: - Đứng trên quan điểm xác định mục tiêu phát triển như cái đích cần đạt được và viễn cảnh phát triển của đất nước, hệ tiêu chí được xem là những mục tiêu phản ánh thành quả phát triển của đất nước. Trên quan điểm này, có thể thấy rằng có thể có nhiều cách thức, nhiều con đường để phát triển đất nước trở thành nước công nghiệp hiện đại, trong đó công nghiệp hóa là một trong những cách thức, những con đường quan trọng cần phải thực hiện. - Đứng trên quan điểm đồng nhất cách thức đạt mục tiêu và mục tiêu trở thành nước công nghiệp. Lúc này, hệ tiêu chí nước công nghiệp được gắn liền với quá trình và các giai đoạn công nghiệp hóa đất nước và đồng nhất tiêu chí của một nước công nghiệp với tiêu chí CNH ở mức độ hoàn thành. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng mục tiêu cụ thể phải là những chỉ tiêu cụ thể hóa mục tiêu tổng quát bằng các thành quả đầu ra như sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, mức độ tiến bộ của xã hội .Các chỉ tiêu cụ thể này khác với cách thức để đạt mục tiêu ở chỗ nó có thể đo đếm được, có thể so sánh được tại một thời điểm cụ thể. Cách thức tiến hành sẽ thể hiện một quá trình triển khai một hoặc nhiều hành động cụ thể để đạt mục tiêu. Ví dụ, công nghiệp hóa là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Thời điểm để hoàn thành một giai đoạn nào đó thường cũng khó xác định và chịu chi phối bởi sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp. Tiếp cận theo mục tiêu phát triển đất nước, tiêu chí “Nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại” là tiêu chí chung đánh giá trình độ và thành quả phát triển của một nước gắn với một thời kỳ nhất định. Việt Nam xác định mục tiêu phát triển đất nước thành “nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bởi vậy với Việt Nam, bên cạnh các tiêu chí (chỉ tiêu) định lượng thể hiện thành quả phát triển còn phải có những tiêu chí định tính thể hiện đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Các đặc trưng này đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) là: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội: (1) dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (2) do nhân dân làm chủ; (3) có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; (4) có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (5) con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; (6) các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; (7) có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; (8) có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Những đặc 12
  7. trưng này bao hàm toàn diện cả về kinh tế và về chính trị - xã hội, trong đó bao quát nhất là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Các nghiên cứu của Việt Nam thời gian qua về hệ tiêu chí nước CN theo hướng hiện đại đều thống nhất Quan điểm và nguyên tắc trong xác định mục tiêu phát triển đất nước và hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại đúng như mục tiêu mà cương lĩnh phát triển đất nước đã đề ra. Cụ thể là: - Mục tiêu của xây dựng hệ tiêu chí là thể hiện đích cần đạt được trong quá trình phát triển đất nước, vừa là động lực để thúc đẩy toàn dân vừa là định hướng phát triển và đặc biệt làm rõ được các thước đo để xác định và đánh giá được thời điểm nước ta đạt được trình độ đó. Do vậy, hệ tiêu chí cần mang tính tổng quát thể hiện những nét cơ bản về hình ảnh đất nước trong tương lai và phản ánh được bản chất của nước công nghiệp hiện đại, có sự phát triển toàn diện và hiện đại về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của đất nước; hệ tiêu chí này không thể quy định chi tiết như các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Chỉ tiêu định lượng của các tiêu chí cần phản ánh rõ thế nào là dân giầu? thế nào là nước mạnh? Thế nào là dân chủ, công bằng? Thế nào là văn minh? Các chỉ tiêu lượng hóa này phải theo thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo so sánh được với thế giới và có thể định vị được hình ảnh của quốc gia, lấy mức đã đạt được của các nước phát triển hay các nước đã được vào OECD hoặc nhóm nước có thu nhập trung bình cao để làm mục tiêu phấn đấu. Đồng thời, các chỉ tiêu cần phù hợp với khả năng thống kê về kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì mục tiêu của chúng ta là nước công nghiệp thep hướng hiện đại nên có thể lấy chuẩn của các nước công nghiệp mới (NICs) làm tham chiếu khi xác định mục tiêu. - Số lượng các tiêu chí không quá nhiều để đảm bảo dễ nhớ, dễ hiểu để phấn đấu tương đương với mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh mà cương lĩnh phát triển đất nước đã đề ra và phù hợp với mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển bền vững. - Chỉ tiêu được lựa chọn phải phản ánh được xu thế của thời đại và sự phát triển của cách mạng CN4.0 (khác với các cuộc cách mạng CN trước đó) với nền sản xuất dựa trên nền tảng của tri thức, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao - Các tiêu chí đưa ra phải bảo đảm khả năng ứng dụng trong quản lý, có hệ thống dữ liệu thống kê đủ độ tin cậy, có chỉ dẫn rõ ràng về phương pháp tính toán các chỉ tiêu; nằm trong các chỉ tiêu thông dụng thuộc “Hệ thống thông tin Thống kê” (Statistical information system – SIS) của Liên Hợp Quốc. 13
  8. Căn cứ vào những quan điểm và yêu cầu trên, tham khảo các nghiên cứu đã có và khả năng có được số liệu trong hệ thống Thống kê Việt Nam, căn cứ vào mức trung bình đạt được của một số nước ở thời điểm gia nhập OECD, cũng như các mức đạt được của các nền công nghiệp mới (NICs) và bản chất của các chỉ tiêu (được phân tích cụ thể trong từng bài viết riêng) nhóm nghiên cứu đề xuất hệ tiêu chí “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” cho Việt Nam gồm các tiêu chí như sau: Bảng 1: Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam và dự báo thời gian đạt tiêu chí đó (đề xuất của đề tài KX04.13/16-20 năm 2018) Các mục tiêu phát triển Thời gian TT trong cương lĩnh và chỉ Tiêu chí Chỉ tiêu đạt ngưỡng tiêu phát triển bền vững 1 Kinh tế GNI/người(1) (USD thời ≥ 12.000 Năm 2035 Dân giầu điểm hiện tại) (Thu nhập Nước mạnh TB cao) 2 Tỷ lệ lao động nông ≤ 20% 2033 nghiệp/tổng lao động xã hội (%) 3 Xã hội: Dân chủ, công Chỉ số phát triển con người ≥ 0,8 2035 bằng (HDI)(3) (0-1) (Bằng Malaysia) 4 Văn minh Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn ≥ 53,1 2035 Xu hướng thời đại cầu (GII)* - Điểm 0-100 (bằng Trung Quốc) 5 Bền vững về môi trường Chỉ số chất lượng môi ≥ 55 2035 - 2040 trường (EPI)(5) (0-100) (ở mức cao) - Ghi chú: Trừ tiêu chí GII chưa có trong hệ thống Thống kê Việt Nam, còn tất cả các chỉ tiêu khác đều đã có trong hệ thống Thống kê Việt Nam, tuy thực tế thì có một số tiêu chí chưa được công bố trong Niên giám Thống kê hàng năm. (1) Tại sao GNI/người mà không phải GDP/người? mặc dù cả hai chỉ tiêu này đều phản ánh qui mô của nền kinh tế và thể hiện sự giàu có, thịnh vượng của người dân và quốc gia nhưng hai chỉ tiêu lại có những đặc tính khác nhau. Trong khi GDP phản ánh qui mô nền kinh tế và hay được dùng để tính tốc độ tăng trưởng hàng năm nhưng GDP không phản ánh thực lực của nền kinh tế do không loại bỏ được những đóng góp vào GDP từ FDI. Vì thế trong dài hạn, một quốc gia có GDP cao nhưng phụ thuộc nhiều vào FDI thì thực lực của nền kinh tế vẫn thấp. Những nước phụ thuộc vào FDI sẽ có GDP cao hơn GNI. Chính vì vậy, GNI trên người sẽ phản ánh đúng thực lực và nội lực của nền kinh tế hơn và đảm bảo sự phù hợp với xu hướng quốc tế hơn (do WB từ năm 2000 đã sử dụng GNI/người để thay thế GDP). Ở Việt Nam trong những năm gần đây GNI/người thường bằng 92-95% GDP/người, tốc độ 14
  9. tăng trưởng bình quân GNI của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 là 10,75% cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này do tỷ trọng FDI đóng góp vào GDP có xu hướng giảm. Năm 2014, Ngân hàng thế giới đã dựa vào GNI/người để phân loại các nền kinh tế thành 4 nhóm: Nhóm có thu nhập thấp có GNI/người nhỏ hơn 1035USD, nhóm có thu nhập trung bình thấp có GNI/người từ 1036-4085USD; nhóm có thu nhập trung bình cao có GNI/người từ 4086-12615 USD/người; nhóm có thu thập trung bình cao có GNI/người đạt 12.616 USD/người. Nhóm nghiên cứu đề xuất mục tiêu phấn đấu GNI/người của Việt Nam trong hệ tiêu chí bằng ngưỡng cao nhất của các nước có thu nhập trung bình cao và khởi điểm của các nước có thu nhập cao theo cách phân loại của WB. Bằng phương pháp dự báo ARIMA, nhóm nghiên cứu dự báo năm đạt GNI/người ở mức trên 12.616 USD/người của Việt Nam là năm 2035 nếu chúng ta giữ tốc độ tăng trưởng trung bình của GNI là 10,1 % như hiện nay. Nếu tốc độ tăng trưởng của GNI thấp hơn mức trung bình 10,1% thì thời gian đạt mục tiêu này sẽ kéo dài hơn có thể đến năm 2040 hoặc 2045. (GS. Nguyễn Kế Tuấn và nhóm nghiên cứu). Tuy nhiên, có thể lúc này WB đã điều chỉnh các mức này lên nhưng tỷ lệ điều chỉnh với các mức cao là thấp. Năm 2013, WB cho rằng các quốc gia có GNI/người trên 12.000 USD là các quốc gia có thu nhập cao. Theo dự báo của trung tâm phát triển OECD năm 2013 về sự phát triển của các nước Châu Á thì Trung Quốc và Thái Lan có thể lọt vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao sau 20 năm (tức là năm 2033) nhưng Việt Nam và Ấn độ cần 40 năm để đạt được điều này (tức là năm 2053). Vậy, làm thế nào để tăng trưởng nhanh hơn và có thể rút ngắn được thời gian đạt tiêu chí này cần một sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống và cần khai thác được thế mạnh, lợi thế cạnh tranh riêng có của Việt Nam trên thị trường thế giới. (2) Tại sao chỉ lấy chỉ số “tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động XH”? Trước hết, đây là chỉ tiêu thể hiện sự phát triển tiến bộ của XH chuyển từ một nước nông nghiệp sang nước công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Vì chỉ tiêu này nhận được sự ủng hộ của đại đa số các nhà nghiên cứu về nước công nghiệp nhờ nội hàm của tiêu chí vừa có phản ánh các khía cạnh của cơ cấu kinh tế theo cả thành quả phát triển, cơ cấu lao động và không gian vừa mang ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội. Qua nghiên cứu đặc điểm của các nước phát triển cũng như kết quả phân tích năng suất lao động trong nông nghiệp thời gian qua, nhóm nghiên cứu đề xuất Giá trị của tiêu chí này trong hệ tiêu chí là 20%. Hiện nay tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của Việt Nam năm 2017 là 40,3% và đang có xu hướng giảm dần với mức giảm bình quân từ 2001 – 2017 là 2,62%; mức giảm trong giai đoạn 2011-2017 là 3%. Nếu dựa theo mức giảm bình quân 2,7 %/năm 2045 nước ta sẽ đạt tỷ lệ lao động trong nông nghiệp mới nhỏ hơn 20%. Tuy nhiên, nếu tính đến xu hướng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm với tốc độ ngày càng cao cùng với sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp, bằng phương pháp nhóm dự báo ARIMA theo số liệu của ngân hàng thế giới, đến năm 2028 tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đạt dưới 20%. Theo dự báo 15
  10. của GS Ngô Thằng Lợi thì thời gian đạt tiêu chí này là năm 2033. (GS Ngô Thắng Lợi và nhóm nghiên cứu). (3) Tại sao HDI? HDI là chỉ số phát triển con người thể hiện sự tính công bằng, dân chủ của xã hội ngay trong nội hàm của các yếu tố cấu thành nên chỉ số này. HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện trình độ phát triển con người ở mức cao nhất, xã hội công bằng, dân chủ ; HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. Đây là chỉ số được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn trong bộ chỉ tiêu của mình. à chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới. Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. HDI còn được sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát triển và nước kém phát triển. Đây cũng là chỉ số xác định sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống. HDI được phát triển năm 1990 bởi nhà kinh tế người Pakistan Manbub ul-Haq và nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen. HDI được UNDP sử dụng hàng năm để đánh giá sự phát triển con người của các quốc gia và dựa vào giá trị của HDI để phân loại các nước thành 4 nhóm: Các quốc gia được xếp vào bốn nhóm chính là (1) nhóm có chỉ số HDI rất cao (HDI có giá trị từ 0,80 trở lên; (2) Nhóm HDI có giá trị cao từ 0,70 -0,799; (3) nhóm quốc gia có HDI trung bình với giá trị từ 0,55-0,699 và (4) nhóm quốc gia có HDI thấp với giá trị nhỏ hơn 0,55. Năm 2015, HDI của Việt Nam đạt 0,68; đứng thứ 115/188 nước thấp hơn các nước trong khu vực Đông Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Năm 1996 khi trở thành thành viên của OECD, Hàn Quốc có chỉ số HDI đạt giá trị là 0,79 – ngưỡng cao nhất của mức cao. Hiện nay, các nước công nghiệp mới và Hàn Quốc đều có chỉ số HDI đạt giá trị trên 0,9. Do đó, nhóm đề xuất chỉ số HDI của Việt Nam trong tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại đạt mức từ 0,8 trở lên (ngưỡng thấp nhất của các nước có chỉ số phát triển con người ở mức rất cao và tương đương với chỉ số này ở các nước công nghiệp mới NICs như Malaysia năm 2017 khi nước này đạt GNI/người là 9.660 USD và tố độ tăng trưởng nền kinh tế là 5.9%). Theo dự báo của nhóm nghiên cứu, đến năm 2035 Việt Nam sẽ có thể đạt HDI ở mức này (Nguyễn Quỳnh Hoa và nhóm nghiên cứu). (4) Tại sao lại là năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu GII? Trước hết, đây là chỉ số thể hiện sự phát triển văn minh của xã hội đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Chỉ số năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu GII là chỉ số lần đầu tiên được đưa vào trong bộ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhằm đảm bảo sự phù hợp với xu thế của các nước công nghiệp trong thời đại cách mạng CN4.0 và tính toàn cầu hóa của nền kinh tế khi tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng này. Một số nghiên cứu trước đây đề xuất chỉ số kinh tế tri thức KEI nhưng trong 5 năm gần đây, chỉ số này không được sử dụng nhiều và số liệu cập nhất nhất là năm 2012. Trong khi đó, GII là một bộ công cụ đánh giá, xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia hoặc nền kinh tế, được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới 16
  11. (WIPO) phối hợp với giáo sư Dutta của Trường kinh doanh INSEAD, Pháp và Đại học Cornell, Hoa Kỳ xây dựng lần đầu tiên vào năm 2007 và liên tục hoàn thiện nhằm có được một bộ công cụ đo lường hệ thống đổi mới sáng tạo ở cấp quốc gia hoặc nền kinh tế. Chỉ tiêu này bao gồm 5 chỉ số đầu vào (thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường và trình độ phát triển kinh doanh) và 2 chỉ số đầu ra (sản phẩm kiến thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo) Thách thức lớn khi dùng chỉ số này là tìm số liệu phản ánh trung thực thành tựu của đổi mới sáng tạo trên thế giới. Năm 2018, điểm của VN là 37.9, xếp hạng 47; trong khi Trung quốc điểm là 53.1, xếp hạng 17; còn Singapore điểm 59.8, xếp hạng 5. Singapore là nước duy nhất ở Châu Á lọt vào danh sách 10 quốc gia có năng lực đổi mới sáng tạo tốt nhất toàn cầu. Maylaysia đạt 43.16 điểm đứng thứ 2 trong các nước có thu nhập trung bình cao về chỉ tiêu này. Trong giai đoạn 2011-2018, trung bình mỗi năm VN tăng được 0.25 điểm, nếu muốn tận dụng được lợi thế của cách mạng 4.0 thì GII của Việt nam phải phấn đấu đạt trên mức trung bình và tương đương với Trung Quốc là 53,1 điểm thì mới tạo ra sự phát triển đột phá cho cả nền kinh tế. Nếu quyết tâm chọn mức lớn hơn hoặc bằng 53,1 điểm làm mục tiêu phấn đấu cho Việt Nam thì đến năm 2035 Việt Nam sẽ đạt được giá trị này. (PGS.TS. Vũ Cương và nhóm nghiên cứu). (5) Tại sao là Chỉ số hiệu quả môi trường (Environmental Performance Index – EPI)? Đây là chỉ số phản ánh tính bền vững trong phát triển kinh tế của các quốc gia và cũng thể hiện sự văn minh cũng như tính hiện đại của quá trình phát triển. Trước năm 2008 là Chỉ số bền vững môi trường (ESI). Từ năm 2008, Chỉ số bền vững môi trường (ESI) đã được thay thế bằng EPI nhằm đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường của một nước. EPI được xây dựng trên cơ sở kế thừa của ESI, là một nỗ lực để cụ thể hóa hơn khái niệm “bền vững” vốn còn trừu tượng khi được đưa ra trong ESI. Chỉ tiêu EPI cũng được xây dựng để đánh giá hoạt động môi trường hiện tại ở các quốc gia trên thế giới, trong phạm vi bền vững. EPI gồm nhiều chỉ số thành phần và chia thành hai chủ đề lớn là nhóm chỉ số Sức khỏe môi trường (Environmental Health) và nhóm chỉ số Tính bền vững hệ sinh thái (Ecosystem Vitality). EPI được bắt đầu sử dụng từ năm 2008 để đánh giá hiệu quả hoạt động BVMT của một quốc gia. EPI có mức thang từ 100 (bảo vệ môi trường tốt nhất) đến 0 (ít bảo vệ môi trường nhất). EPI bao gồm các dữ liệu có giá trị nhất trong 25 yếu tố quan trọng, từ ngư trường đến khí thải carbon, rừng đến chất lượng nước, cây cối và động vật. Mặc dù EPI vẫn chưa thể đánh giá chính xác thành tựu của một nước như GNP, nhưng nó hiện là phương pháp tốt nhất mà con người có để đánh giá cách các quốc gia ứng xử trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Năm 2012, EPI của Việt Nam đạt trị số 50,6/100 điểm, xếp thứ 79 trên 132 nước được đánh giá. Năm 2018 EPI của Việt Nam đạt 46.96 điểm xếp thứ 132/180 quốc gia. Như vậy, EPI của Việt Nam nằm ở dưới mức trung bình của thế giới, trong đó xu hướng xếp hạng ngày càng đi xuống. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới được xếp hạng EPI theo 4 nhóm chính là những nước có EPI ở mức cao (EPI từ 64 điểm trở lên), các nước có EPI ở mức trung bình 17
  12. (từ 54,76 – 64 điểm), các nước có EPI thấp (từ 43,23 đến 54,76 điểm) và các nước yếu kém về EPI (Dưới 43,23 điểm). Năm 2018, Việt Nam xếp hạng 132 vê EPI tức là nhóm thấp và gần với yếu kém của thế giới, với xu hướng ngày càng tụt hậu trong bảng xếp hạng. Với điều kiện thực tế của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất EPI đạt ở mức trung bình khá như các quốc gia NICs tiên tiến ở mức lớn hơn hoặc bằng 55 điểm bằng điểm của Malaysia năm 2017. Theo dự báo của nhóm nghiên cứu, nếu thực thi các giải pháp quản lý kinh tế - môi trường thỏa đáng, Việt Nam có thể đạt được mức EPI trung bình khá của thế giới vào giai đoạn 2035-2040. (TS Đinh Đức Trường và nhóm nghiên cứu) 3. Bối cảnh thời đại và giải pháp phát triển đất nước sớm đạt tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong bối cảnh mới của thời đại hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn các tiêu chí trong hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại và các giải pháp cần có quan điểm động, không cứng nhắc, quan tâm đến các đặc trưng mới của thời đại đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện CMCN4.0, xu hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế cũng như các xu hướng biến động khó lường của khí hậu. Khi nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp mới NICs và các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Israel nhóm nghiên cứu có thể rút ra những bài học sau đây về xác định mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu phát triển đất nước: (1) Việc xác định mục tiêu phát triển cần phải rõ ràng, cụ thể và có tính động lực, làm rõ lợi ích của toàn dân qua đó mới có thể huy động được sức mạnh của toàn dân (như mục tiêu xây dựng xã hội khá giả của Trung Quốc). Mục tiêu phát triển đất nước phải phù hợp với cương lĩnh phát triển và mục tiêu phát triển bền vững đã được liên hiệp quốc thông qua. (2) Việc xác định mục tiêu đã khó nhưng tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu còn quan trọng hơn rất nhiều. Nhiều nghiên cứu đã so sánh sự phát triển của Việt nam với các nước Đông Á và chỉ ra nguyên nhân Việt Nam không phát triển nhanh như Trung Quốc và một số quốc gia Đông Á khác (GS Trần Văn Thọ - 2016) (3) Ngưỡng và thời điểm đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp ở các nước khác nhau là khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển KHTX toàn cầu và mục tiêu của các tổ chức đưa ra tiêu chí. Chính vì vậy, tiêu chí xác định là phải có tính động và có khả năng điều chỉnh qua từng giai đoạn nhưng vẫn phải đảm bảo tính hướng đích tập trung (4) Nguồn lực phát triển đất nước là có hạn, chính vì vậy, khi thực hiện các giải pháp phát triển đất nước cần có lộ trình rõ ràng và xác định mục tiêu ưu tiên 18
  13. trong từng thời kỳ, đầu tư nguồn lực để quyết liệt thực hiện mục tiêu đó, tránh đầu tư dàn trải. (5) Để thực hiện thành công chiến lược và chính sách phát triển, cần một đội ngũ quan chức có tài và có đức. Trong quá trình lựa chọn mục tiêu phát triển và các giải pháp thực hiện mục tiêu thì tố chất yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao độ của các nhà lãnh đạo chính trị, và năng lực và đạo đức của quan chức nhà nước là vô cùng quan trọng và là tiền đề cơ bản để có được các chiến lược phát triển đúng đắn và thực thi các chiến lược, chính sách được có hiệu quả. (6) Khi triển khai thực hiện các mục tiêu, cần có quyết tâm và hoài vọng về tương lai tươi sáng của đất nước họ dồn mọi nỗ lực cho phát triển ưu tiên phân bổ nguồn lực cho mục tiêu phát triển và tận dụng người tài, tránh tư tưởng bảo thủ, giáo điều vì một ý thức hệ đã lỗi thời. (bài học từ Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và chủ nghĩa Phát triển của Trung Quốc). (7) Vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc đề xuất và lựa chọn chiến lược, đưa ra chính sách, xây dựng hạ tầng và các cơ chế, hành lang pháp lý để thị trường phát triển, nhưng động lực phát triển là kinh tế tư nhân, là dân doanh, là doanh nghiệp nhỏ và vừa (Kinh nghiệm Nhật bản và Hàn Quốc. Khi so sánh Việt Nam với Trung Quốc, GS. Trần Văn Thọ (2015) cho rằng khoảng cách phát triển ngày càng mở rộng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng 30 năm qua có thể được giải thích bằng sự khác nhau trong tư duy về tương lai đất nước, khác nhau về năng lực biến phương châm thành chiến lược cụ thể và khả năng thực hiện để đạt mục tiêu, và bằng sự khác nhau về chất lượng thể chế cùng chiến lược đầu tư vào giáo dục đào tạo để có những trường hàn đầu thế giới vừa đào tạo nguồn nhân lực tốt cho XH, vừa thu hút nhân tài từ các nơi trên thế giới về làm việc cho quốc gia mình. Đây cũng là bài học quan trọng từ kinh nghiệm phát triển của Singapore và nhiều nước phát triển khác trong khu vực. (8) Trong quá trình phát triển, vai trò của nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Các nước Đông Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan không có tài nguyên thiên nhiên nhưng có nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao nhờ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật nên đã thành công trong phát triển kinh tế. Chính vì vậy, để phát triển mạnh mẽ cần quan tâm phát triển giáo dục đào tạo để có thể có được người lao động có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tốt, cống hiến nhiều cho đất nước thông qua việc làm giầu cho bản thân, cộng đồng và xã hội. Trong bối cảnh phát triển mới của thời đại hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đặc biệt là thách thức trong việc tận dụng những lợi thế của cách mạng 4.0 để có được sự phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Diễn đàn kinh tế thế giới đã đánh giá và xếp hạng các nước trong báo cáo “Sẵn sàng cho tương lai” năm 2018 theo cơ cấu sản xuất và năng lực chủ động trong sản xuất cho thấy Việt 19
  14. Nam được xếp vào nhóm non trẻ, có nền tảng sản xuất hạn chế và dễ bị rủi ro cùng với 58 quốc gia khác. Trong đó, các chỉ tiêu cho sự sẵn sàng với CMCN4.0 như đổi mới công nghệ, nguồn nhân lực và tài nguyên bền vững là các yếu tố yếu nhất (PGS. Bùi Tất Thắng - 2018). Bên cạnh đó, các yếu tố thể chế của Việt Nam còn nhiều rào cản nếu không được tháo gỡ cũng không thể tạo ra động lực cho sự phát triển (GS Lê Du Phong - 2018). Để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhóm nghiên cứu đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp sau: (1) Nhóm giải pháp về tháo gỡ các rào cản về thể chế, đổi mới tư duy theo hướng coi trọng phát triển, tránh tụt hậu, nâng cao năng lực điều hành, tổ chức của hệ thống chính trị. Đây là nhóm giải pháp quan trọng, trong đó phải kể đến là tư duy trong lựa chọn mục tiêu và cách thức đạt mục tiêu, tư duy về xây dựng thể chế. Trong bối cảnh hiện nay, quan niệm về CNH cũng cần thay đổi, không đồng nhất CNH với sự phát triển của các ngành CN chế tạo truyền thống hay CN hỗ trợ mà phải là CN thông minh, sáng tạo và dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ công nghiệp; Thực hiện cải cách và xây dựng nền hành chính công minh bạch, trách nhiệm giả trình cao, tuyển chọn được các lãnh đạo liêm chính, chống tham nhũng . (2) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của toàn nền kinh tế thông qua thúc đẩy sự phát triển của đầu tư mạo hiểm gắn với đổi mới sáng tạo nhằm tiếp cận tốt nhất những thành tựu của cách mạng CN4.0 để chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hơn; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo và tạo dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong toàn nền kinh tế; đẩy mạnh nghiên cứu triển khai và áp dụng công nghệ với trong sản xuất, tiêu dùng; đầu tư thỏa đáng vào các ngành mũi nhọn trọng điểm quốc gia như công nghệ thông tin, số hóa, năng lượng mới, vật liệu nano, công nghệ sinh học và tích hợp các ngành này; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu của phát triển (3) Nhóm giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc các ngành kinh tế nói chung và nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao như nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh; nhận diện và khai thác lợi thế cạnh tranh của Việt Nam để đầu tư và tạo động lực cho tăng trưởng; đào tạo nghề phi nông nghiệp cho người dân; đầu tư KHCN cho công nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp; phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao theo hướng chuyển dịch vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu . (4) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế thông qua đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế; Thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp, thu hút và kết nối các nhà đầu tư Việt Nam ở nước 20
  15. ngoài đầu tư về phát triển kinh tế trong nước; hoàn thiện luật khuyến khích đầu tư, luật doanh nghiệp; xây dựng nền hành chính công lấy phục vụ doanh nghiệp làm trung tâm để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển (5) Nhóm giải pháp đổi mới giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Cần xác định rõ nguồn lực quan trọng trong phát triển đất nước là nguồn nhân lực chất lượng cao. Có hai cách thức để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao (1) tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao bằng hệ thống giáo dục đào tạo chuẩn đặc biệt là khi quốc gia ra khỏi thời kỳ dân số vàng; (2) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nơi khác đến. Vì thế, cần xác định rõ mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời gian tới sao cho đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước; đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, phát triển các chương trình đào tạo có chất lượng chuẩn quốc tế ở mọi cấp học, bậc học; tăng cường kiểm định chất lượng theo hướng chuẩn quốc tế (6) Nhóm các giải pháp khác nhằm cải thiện chỉ số EPI, thu hút FDI sạch và chuyển dịch vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị theo hướng bảo vệ môi trường; tận dụng quá trình hội nhập thương mại quốc tế để bảo vệ môi trường; tăng cường các khía cạnh kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường; huy động các nguồn lực xã hội cho bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội vào bảo vệ môi trường . Tóm lại, hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiếp cận theo mục tiêu phát triển đất nước phải phản ánh được thành quả, hình ảnh phát triển đất nước theo cưỡng lĩnh phát triển để có dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh và mục tiêu phát triển bền vững Hệ tiêu chí do nhóm nghiên cứu đưa ra đã tiếp cận theo hướng đó với các đề xuất về ngưỡng đạt được của các nước công nghiệp mới NICs để đảm bảo tính “ theo hướng hiện đại”. Các giải pháp bước đầu thể hiện những định hướng cơ bản và sẽ được làm rõ trong thời gian tới phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước và bối cảnh phát triển của thời đại./. 21
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ. Hà Nội. 2. Cornell University, INSEAD, and WIPO (2018), The Global Innovation Index 2018: Energizing the World with Innovation. Ithaca, Fontainebleau, and Geneva. 3. Freeman, C. và Soete L. (1997). The Economics of Industrial Innovation, Routledge, UK. 4. Joseph Schumpeter (1934), The Theory of Economic Development, Harvard University Express. 5. Joseph Schumpeter (1934), The Theory of Economic Development. 6. Lundvall, BÂ., Chaminade C. và Vang J. (2011), Handbook of Innovation System and Developing Countries: Building Domestic Capacity in a Global Setting, Edward Elgar Publishing 7. Nguyễn Trọng Hoài (2017), CMCN lần thứ tư và bối cảnh Việt Nam: Khung phân tích, hiện trạng và các gợi ý chính sách, bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại: Áp dụng cho Việt Nam trong bối cảnh của toàn cầu hoá và CMCN 4.0, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 8. OECD (2005), Glossary of Statistical Terms, 9. OECD (2005), Oslo Manual: Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation Data, 3rd Edition. OECD and Statistical Office of the European Communities. 10. Vũ Cương (2017), Các chỉ số so sánh quốc tế có thể tham khảo khi xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá và CMCN 4.0, bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại: Áp dụng cho Việt Nam trong bối cảnh của toàn cầu hoá và CMCN 4.0, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 22
  17. PHỤ LỤC 1 TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Bảng 1: Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Dự kiến của đề tài KX04.13/16-20 (tháng 9/2018) Dự kiến thời gian TT Tiêu chí Chỉ tiêu đạt được 1 GNI/người (USD năm 2017) ≥ 12.000 2035 2 Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao ≤ 20% 2033 (GS Lợi) động xã hội (%) 2028 (PGS Minh) 3 Chỉ số phát triển con người (HDI)(3) (0-1) ≥ 0,8 2035-2040 4 Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GII > 53 2035 (điểm từ 0 – 100) 5 Chỉ số chất lượng môi trường (EPI)(5) ≥ 55 2035 - 2040 (0-100) Ghi chú: Trừ tiêu chí GII chưa có trong hệ thống Thống kê Việt Nam, còn tất cả các chỉ tiêu khác đều đã có trong hệ thống Thống kê Việt Nam 23
  18. Bảng 2a: Đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tiêu chí “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” cho Việt Nam trong Chuyên đề 9 báo cáo cho HĐLLTƯ (tháng 12/2017) TT Tiêu chí Chỉ tiêu 1 GDP/người(1) (USD năm 2010) ≥ 12.000 2 Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao động xã hội (%) ≤ 20% 3 Tỷ trọng nông nghiệp/GDP (%) ≤ 10% 4 Tỷ trọng công nghiệp chế tạo (MVA) trong GDP(2) (%) ~ 20% 5 Tỷ lệ đô thị hoá (%) ≥ 50% 6 Chỉ số phát triển con người (HDI)(3) (0-1) ≥ 0,7 7 Chỉ số kinh tế tri thức (KEI)(4) (0-10) ~ 8 8 Chỉ số chất lượng môi trường (EPI)(5) (0-100) ≥ 55 Ghi chú: Trừ tiêu chí KEI chưa có trong hệ thống Thống kê Việt Nam, còn tất cả các chỉ tiêu khác đều đã có trong hệ thống Thống kê Việt Nam, tuy thực tế thì có một số tiêu chí chưa được công bố trong Niên giám Thống kê hàng năm. (1) Sau này khi Thống kê tính GDP xanh thì tính theo GDP xanh/người (2) hoặc MVA bình quân đầu người ≥ 2.500 đô-la quốc tế (PPP) (giá 2005) (3) KEI có giá trị thấp nhất là 0 và cao nhất là 10. Những nước có KEI trên 8 điểm coi như đã cơ bản xác lập nền Kinh tế tri thức. Việt Nam năm 2012 đạt KEI đạt 3,4; xếp thứ 104/146 nước. (5) Trước năm 2008 là Chỉ số bền vững môi trường (ESI). Từ năm 2008, Chỉ số bền vững môi trường (ESI) đã được thay thế bằng Chỉ số chất lượng môi trường (Environmental Performance Index – EPI), đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường của một nước. Năm 2012, theo cách tính mới, EPI của Việt Nam đạt trị số 50,6/100 điểm, xếp thứ 79 trên 132 nước được đánh giá. - Về việc xác định chỉ tiêu GDP/người Một nước được coi là nước công nghiệp, thì GDP/người cũng phải ở trong nhóm có thu nhập ở trên mức trung bình cao. Hiện nhóm này có GDP/người là 12.000 USD. Nước được coi là nước công nghiệp, bên cạnh việc tự xác định mức phấn đấu theo như thông lệ quốc tế, còn phải được quốc tế thừa nhận. 4 nước gia nhập OECD vào năm 2010 đều có mức GDP/người lớn hơn 12.000 USD. Cụ thể là: Chile: 12.860 USD; Estonia: 14.639 USD; Slovenia: 23.438 USD; và Israel: 30.662 USD. 24
  19. Bảng 2b: Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại PGS.TS Bùi Tất Thắng tháng 9 /2018 1) Một là, tiêu chí đo lường mức độ phát triển kinh tế. Chỉ tiêu đo lường: chọn 1 trong các sau: - GDP bình quân đầu người (1); hoặc - GNP bình quân đầu người; hoặc - GDP xanh bình quân đầu người (tốt nhất) – nhưng hiện chưa ai tính. Trong đó, nếu lấy GDP/người hoặc GNP/người ở mức giá USD hiện nay thì theo phân loại của WB, phải đạt mức ≥ 12.000 USD (mức của nước có thu nhập cao). 2) Hai là, tỷ lệ lao động còn lại trong lĩnh vực nông nghiệp (tương ứng với phần lao động đã chuyển sang khu vực phi nông nghiệp): ≤ 20% 3) Ba là, tiêu chí đo lường mức độ phát triển của công nghiệp chế tạo - MVA/người(2): ≥ 1.000 USD; hoặc/và - Tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong GDP 4) Bốn là, tỷ lệ đô thị hoá: ≥ 60% 5) Năm là, chỉ số phát triển con người – HDI (thang điểm 10): > 7,0 Ngoài ra, để thích hợp với xu hướng phát triển của thế giới hiện đại (phát triển bền vững, bao trùm, CMCN 4.0 ), có thể thêm một số tiêu chí tham khảo, gồm: (1) Chỉ số phát triển con người (HDI)(3): ≥ 0,7 (2) Chỉ số kinh tế tri thức (KEI)(4): ~ 8 (3) Chỉ số bền vững môi trường (ESI)(5): ≥ 55; và (4) Mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0: đạt nhóm 2 (High-Potential - tiềm năng cao). 25
  20. Bảng 2c: So sánh các chỉ tiêu của đề tài KX04.13/16-20 đề xuất với các chỉ tiêu do Bộ KH&ĐT đề xuất Đề tài Bộ KH&ĐT TT Tiêu chí KX04.13/16-20 đề xuất Đề xuất Chỉ tiêu kinh tế 1 GDP/người(1) (USD năm 2010) ≥ 12.000 Không đề xuất GNI/người (USD) Không đề xuất ≥ 12.000 2 Tỷ lệ lao động nông nghiệp/ tổng lao động ≤ 20% ≤ 20% xã hội (%) 3 Tỷ trọng nông nghiệp/GDP (%) ≤ 10% Không đề xuất 4 Tỷ trọng công nghiệp chế tạo (MVA) ~ 20% Không đề xuất trong GDP(2) (%) 5 Tỷ lệ đô thị hoá (%) ≥ 50% Không đề xuất Chỉ tiêu xã hội 6 Chỉ số phát triển con người (HDI)(3) (0-1) ≥ 0,7 ≥ 0,8 7 Chỉ số kinh tế tri thức (KEI)(4) (0-10) ~ 8 Không đề xuất Chỉ số năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu GII Không đề xuất ≥ 53.1 Chỉ tiêu môi trường 8 Chỉ số chất lượng môi trường (EPI)(5) (0-100) ≥ 55 ≥ 55 26
  21. Bảng 3: Thời gian hòan thành công nghiệp hóa theo chỉ 1 tiêu chí là cơ cấu lao động trong nông nghiệp của GS Jungho Yoo (2008) Năm Năm Thời gian hoàn thành CNH TT Nước bắt đầu kết thúc (số năm) 1 Hà Lan 1840 1938 98 2 Đan Mạch 1842 1958 114 3 Bỉ 1849 1924 75 4 Pháp 1858 1962 104 5 Ai rơ len 1865 1919 114 6 Hoa Kỳ 1881 1935 54 7 Đức 1881 1949 68 8 Canađa 1888 1929 41 9 Na Uy 1891 1959 68 10 Thụy Điển 1906 1951 45 11 Nhật Bản 1930 1969 39 12 Italia 1932 1966 34 13 Venezuela 1940 1972 32 14 Tây Ban Nha 1946 1979 33 15 Phần Lan 1946 1971 25 16 Bồ Đào Nha 1952 1988 36 17 Đài Loan 1960 1980 20 18 Malaysia 1969 1995 26 19 Hàn Quốc 1970 1989 19 * Năm bắt đầu : 50% lao động còn trong nông nghiệp Năm kết thúc : 20% lao động còn trong nông nghiệp Nguồn: Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea, 2008) 27
  22. Bảng 4: 22 nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIE) ở thời điểm cuối thập kỷ 1980 Tỉ lệ tiết GNP/đầu Tỷ lệ hàng kiệm trong Chỉ số HDI Nền kinh tế người (USD) chế tạo nước (%) 1989 1988 (%) 1988 1988 1. Hong Kong 33 9.200 22 0,936 2. Singapore 41 9.070 30 0,899 3. Taiwan (b) 33 4.960 39 0.920c 4. Portugal 21 3.650 36a 0,899 5. South Korea 38 3.600 32 0,903 6. Venezuela 25 3.250 22 0,861 7. Yugoslavia 40 2.520 30a 0,913 8. Argentina 18 2.520 31 0,910 9. Uruguay 14 2.470 24 0,916 10. South Africa 25 2.290 25 0,731 11. Brazil 28 2.160 29 0,784 12. Malaysia 36 1.940 23a 0,800 13. Mautitius 25 1.800 25 0,788 14. Mexico 23 1.760 26 0,876 15. Costa Rica 26 1.680 20a 0,916 16. Chile 24 1.510 21a 0,931 17. Peru 24 1.300 24 0,753 18. Turkey 26 1.280 26 0,753 19. Columbia 22 1.180 20 0,801 20. Ecuador 21 1.120 21 0,758 21. Jamaica 19 1.070 21 0,824 22. Thailand 34 1.000 24 0,783 Chú thích: a. Số liệu 1980; b: Ngân hàng Phát triển Châu Á, những chỉ số chính; c: Tác giả tự tính toán, sử dụng phương pháp của UNDP ( Anis Chowdhury và Iyanatul Islam: The Newly Industrialising Economies of East Asia; 2005, by Routledge, 29 West 35th Street, New York, NY 10001; tr. 5). Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Báo cáo Phát triển Thế giới (các vấn đề khác nhau); UNDP (1990) 28
  23. Bảng 5: Các giai đoạn công nghiệp hóa theo H. Chenery Hậu Khởi đầu Phát Hoàn Tiền công công Chỉ tiêu cơ bản công nghiệp triển công thiện công nghiệp hóa nghiệp hóa nghiệp hóa nghiệp hóa hóa 1. GDP/người USD1964 100-200 200-400 400-800 800-1.550 >1.500 USD 2004 720-1.440 1.440- 2.880 2.880-5.760 5.760-10.810 >10.810 A>20% A I A S I>S I 20% 20-40% 40-50% 50-60% >60% nghiệp chế tác 4. Lao động nông >60% 45-60% 30-45% 10-30% 75% Ghi chú: A: Nông nghiệp; I: Công nghiệp; S: Dịch vụ Nguồn: Chen Jiagui, Huang Qunhui and Zhong Hongưu.-The synthetic Evaluation and Analysis on Regional Industrializa-tion. Economic Studies. Bẹijing.6-2006). Trích lại trong: GS Đỗ Quốc Sam: “Thế nào là một nước công nghiệp” (Tạp chí Cộng sản số 799 (5/2009); tr. 54-59 29
  24. Bảng 6: Tiêu chí nước công nghiệp do A. Inkeles đề xuất Chuẩn công Trị số tham khảo TT Chỉ tiêu cơ bản Đơn vị nghiệp hóa (Mỹ) 1 GDP/đầu người USD >3000 3.243 (1965) 2 Tỷ trọng Nông nghiệp /GDP % 12-15 11 (1929) 3 Tỷ trọng Dịch vụ /GDP % > 45 48 (1929) 4 Lao động phi nông nghiệp % > 75 79 (1929) 5 Tỷ lệ biết chữ % > 80 - 6 Tỷ lệ sinh viên Đại học % 12 - 15 16 (1945) 7 Bác sĩ / 1000 dân người > 1 1,3 (1960) 8 Tuổi thọ trung bình năm > 70 70 (1960 9 Tăng dân số % 50 66 (1960) Nguồn: Tạ Lập Trung. Nên đối xử thế nào với các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phát triển xã hội (Trung tâm thông tin mạng Hỗ liên Trung Quốc). (Trích lại trong: GS Đỗ Quốc Sam: “Thế nào là một nước công nghiệp” (Tạp chí Cộng sản số 799 (5/2009); tr. 54-59). Bảng 7: Phân nhóm quốc gia theo giai đoạn công nghiệp hóa của UNIDO(1) Số lượng TT Các nhóm nước Tiêu chí thống kê các nền kinh tế 1 Các nền kinh tế đã MVA/người (đã điều chỉnh) ≥ 2.500 USD 57 công nghiệp hóa hoặc GDP đầu người (PPP) ≥ 20.000 USD Các nền kinh tế 2.500 > MVA/người (đã điều chỉnh) ≥ 1.000 USD 2 côngnghiệp mới nổi hoặc GDP đầu người (PPP) ≥ 10.000 USD 33 hoặc tỷ trọng MVA so với thế giới ≥ 0,5% Các nền kinh tế Các nền kinh tế khác (ngoại trừ các nước kém 3 đang phát triển 82 phát triển) khác Các nước kém phát 4 Theo danh sách chính thức của Liên Hiệp quốc 46 triển Ghi chú: Tính toán ngưỡng dựa trên dữ liệu MVA theo giá hiện hành năm 2005 Nguồn: Shyam Upadhyaya (Statistics Unit – UNIDO): Country grouping in UNIDO statistic; Workingpaper -01 /2013; Vienna, 2013; p. 8). 30
  25. (1) Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (United Nations Industrial Development Organization - UNIDO), được thành lập theo sáng kiến của các nước đang phát triển, trên cơ sở Nghị quyết 2089 (20) ngày 20.12.1965 và Nghị quyết 2152 (21) ngày 17.11.1966 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Từ năm 1986, UNIDO trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Đến tháng 7/2007, UNIDO đã có 172 nước thành viên. Trụ sở đóng tại Viên, Cộng hoà Áo. Việt Nam gia nhập UNIDO từ năm 1980. Mục đích chính của UNIDO là thúc đẩy tốc độ phát triển công nghiệp của các nước đang phát triển, giúp các nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phối hợp các hoạt động phát triển công nghiệp của các quốc gia thuộc hệ thống Liên hợp quốc. (Nguồn: www.unido.org) Bảng 8: Ông Trương văn Đoan (2007) Mức tham khảo Đề xuất cho Chỉ tiêu cơ bản của NIEs Việt Nam 1. GDP/người (USD) >5.000 1.700 – 2.500 2. Cơ cấu ngành kinh tế (%) - Công nghiệp và xây dựng 45 – 50 45 – 50 - Dịch vụ 40 – 50 40 – 50 - Nông nghiệp 30 5. Đầu tư xã hội/GDP (%) 35 35 - 40 6. Năng suất lao động đóng góp vào mức 70 >70 gia tăng GDP (%) 7. Tốc độ đổi mới công nghệ (%/năm) 15 - 20 15 - 20 8. Tỷ lệ lao động được đào tạo (%) - >50 9. Số cán bộ KHKT/10.000 dân (người) 70 70 10. Đầu tư cho R+D/GDP (%) 4 >4 11. Tỷ lệ đô thị hóa 50 - 60 50 - 60 12. Chỉ số phát triển con người (HDI) - Tốp 50 của thế giới 13. Chênh lệch giàu nghèo (lần) - 4 - 5 14. Tuổi thọ trung bình (năm) - 70 - 72 15. Mức ăn (kcal/người/ngày) 3.200 3.200 Nguồn: Trương Văn Đoan: “Về tiêu chuẩn một nước công nghiệp Việt Nam” trong sách “Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, PGS TSKH Nguyễn Văn Đặng chủ biên; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007; tr. 23-24. 31
  26. Bảng 9: Chỉ tiêu công nghiệp hóa dự kiến theo đề xuất của cố GS Đỗ Quốc Sam (2009) Chuẩn công TT Chỉ tiêu Đơn vị Mức đạt 2005 nghiệp hóa 1 GDP bình quân đầu người USD >5.000 640 2 Tỷ trọng Nông nghiệp/GDP % 10 21 3 Tỷ lệ lao động Nông nghiệp % 50 27 Chênh lệch thu nhập nhóm 20% 5 Lần 4 4,9 dân số cao/thấp nhất 6 Số bác sĩ/10.000 dân Người 1 0,62 7 Chi phí khoa giáo/GDP % 8 6,4 8 Sinh viên/10.000 dân % 15 16,7 9 Sử dụng in-tơ-nét/dân số % 25 12,9 Tỷ lệ công nghệ cao trong hàng 10 % 12 6 chế tác xuất khẩu 11 Sử dụng nước sạch/dân số % 100 85 12 Độ phủ xanh rừng % 42 38,8 Nguồn: GS Đỗ Quốc Sam: “Thế nào là một nước công nghiệp” (Tạp chí Cộng sản số 799 (5/2009). 32
  27. Bảng 10: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh nước công nghiệp do TS Lê Đình Thúy đề xuất (2009) Mức chuẩn khi hoàn TT Chỉ tiêu Đơn vị thành công nghiệp hóa GDP bình quân đầu người: 1 - Theo giá thực tế USD 4.000 - Theo sức mua tương đương 7.000 – 8.000 Cơ cấu ngành kinh tế - Nông nghiệp (%) ≤ 10 2 - Công nghiệp và xây dựng ≥ 50 - Dịch vụ ≥ 40 Cơ cấu ngành lao động - Nông nghiệp (%) ≤ 30 3 - Công nghiệp và xây dựng ≥ 32 - Dịch vụ ≥ 38 Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong 4 % ≥ 35 GDP 5 Điện năng bình quân đầu người KWh 2.800 – 3.000 6 Diện tích nhà ở bình quân đầu người m2 15 7 Tỷ lệ sinh viên trong tổng dân số % 15 8 Số bác sĩ/vạn dân Bác sĩ 1,5 9 Tuổi thọ bình quân Tuổi 75 10 Tỷ lệ người dân sử dụng in-tơ-nét % 30 11 Tỷ lệ đô thị hóa % ≥50 12 Độ phủ xanh rừng % 42 Nguồn: Trích lại từ: GS TS Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên): Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. NXB KHXH, Hà Nội 2015; tr. 63. 33
  28. Bảng 11: Chỉ tiêu phấn đấu để nền kinh tế Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 (Bùi Tất Thắng 2013) Chuẩn Việt công Việt Nam TT Tiêu chí Nam nghiệp 2020 2012 hóa I Về phát triển kinh tế GDP bình quân đầu người theo giá thực 1 ≥ 5000 1600 ≥ 3000 tế (USD) 2 Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (%) ≤ 10 20,02 ≤ 15 3 Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%) ≤ 20 48,4 30-35 Giá trị gia tăng công nghiệp chế tác trong 56,1 4 85 75 tổng giá trị gia tăng công nghiệp (%) (2011) 5 Tỷ lệ đô thị hoá (%) ≥ 50 31,75 ≥ 45 6 Điện sản xuất bình quân đầu người 3.000 1.320 3.400-3.500 (KWh/người) II Về phát triển xã hội đạt nhóm TB cao của 7 Chỉ số phát triển con người (HDI)(a) ≥ 0,70 0,593 thế giới (0,670) 8 Tuổi thọ bình quân (năm) ≥ 70 72,8 ≥ 75 9 Chỉ số GINI(b) 0,32-0,38 0,43 0,38-0,40 (2011) 10 Số bác sĩ trên 1 vạn dân (người) ≥ 1 0,57 ≥ 0,9 Số lao động có trình độ đại học trên 1 360 11 580-600 515-520 vạn dân(c) (2011) 12 Sử dụng Internet/dân số (%)(d) ≥ 25 35,5 60 III Về môi trường 13 Sử dụng nước sạch/dân số (%)(e) 100 86 (2010) ≥ 98 14 Độ che phủ rừng (%) ≥ 42 39,5 ≥ 45 Ghi chú: (a) Theo báo cáo HDI của UNDP: năm 2011 HDI của Việt Nam là 0,593; Malaysia: 0,761; Hàn Quốc năm 1990 là 0,742. HDI của nhóm trung bình cao khoảng 0,670-0,680; trong đó Trung Quốc: 0,687; Thái Lan: 0,682. Như vậy, mức “chuẩn CNH” có thể là HDI sẽ khoảng ≥ 0,70. Việt Nam có thể phấn đấu đến 2020, HDI đạt nhóm TB cao của thế giới là 0,670-0,680. Sau 10 năm (2000-2011), HDI của Việt Nam tăng từ 0,528 lên 0,593 (+0,065 điểm). (b) Theo kết quả điều tra mức sống dân cư, chỉ số GINI của Việt Nam năm 2010 là 0,43. Trong những năm 1990, GINI của Hàn Quốc là khoảng 0,32-0,38; các nước 34
  29. công nghiệp châu Âu cũng nằm trong khoảng này. Vì vậy, có thể coi mức “chuẩn CNH” là khoảng 0,32-0,38. Việt Nam phần đấu đến 2020 đạt khoảng 0,38-0,40. (c) Theo kết quả điều tra Lao động - việc làm năm 2011, số lao động có trình độ đại học trên 1 vạn dân của Việt Nam là 360, mục tiêu phần đấu đến 2020 đạt 515-520 người (Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020). Tỷ lệ này của Hàn Quốc đầu những năm 1990 khoảng 580-600 người, một số nước ở thời điểm gia nhập OECD cũng ở mức 500-700 người (Bảng 2, Phụ lục 2) và có thể tạm coi đó là mức “chuẩn CNH”. (d) Quyết định số 32/2012 QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. (e) Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch/dân số năm 2010 của Việt Nam khoảng 86%, mục tiêu phấn đấu năm 2015 là 92%. Bộ NN và PTNT đưa mục tiêu năm 2020 là 100%, song Bộ này cũng cho là khó đạt. Vì vậy, có thể chọn chỉ tiêu là 98%. Bảng 12: Bộ tiêu chí nước công nghiệp cho Việt Nam (TS Cao Viết Sinh, 2014) TT Tiêu chí Chuẩn CNH I Về phát triển kinh tế 1 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế (USD) ≥ 5.000 2 Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP(%) ≤ 10 3 Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%) 20-30 4 Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo trong GDP (%) >20* 5 Tỷ lệ đô thị hoá (%) >50 6 Điện sản xuất bình quân đầu người (KWh/người) 3.000 II Về phát triển xã hội 7 Chỉ số phát triển con người (HDI)(a) ≥ 0,70 8 Tuổi thọ bình quân (năm) >73 9 Chỉ số GINI(b) 0,32-0,38 10 Số bác sĩ trên 1 vạn dân (người) ≥ 10 11 Lao động qua đào tạo nghề/tổng lao động xã hội,% >55 12 Sử dụng Internet/dân số (%)(d) >35 III Về môi trường 13 Sử dụng nước sạch/dân số (%)(e) 100 14 Độ che phủ rừng (%) ≥ 42 15 Giảm mức phát thải nhà kính bình quân năm (%) 1,5-2 * Tham khảo tiêu chí các nước công nghiệp hoá mới là 20% GDP, tương đương với 40-45% giá trị công nghiệp. Nguồn: Báo cáo Chuyên đề “Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (2/2014). 35
  30. Bảng 13: Tiêu chí đánh giá nước công nghiệp (Ngô Thắng Lợi - 2014) Mức chuẩn hoàn thành TT Tên chỉ tiêu Đơn vị công nghiệp hóa GDP bình quân đầu người: 1 - Theo giá thực tế USD 5.000 – 6.000 - Theo sức mua tương đương 7.000 – 8.000 Cơ cấu ngành kinh tế - Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (%) ≤ 10 2 - Khu vực công nghiệp, xây dựng ≥ 44 - Khu vực dịch vụ ≥ 46 Cơ cấu lao động theo ngành - Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (%) ≤ 30 3 - Khu vực công nghiệp, xây dựng ≥ 32 - Khu vực dịch vụ ≥ 38 Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến 4 % ≥ 35 trong tổng GDP 5 Độ mở nền kinh tế % ≥ 100 Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác/Xuất 6 % ≥ 75 khẩu hàng hóa Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ 7 % ≥ 30 cao/Xuất khẩu hàng hóa 8 Tốc độ tăng dân số % ≤ 1 9 Tỷ lệ sinh viên trong tổng dân số % 15 10 Số bác sĩ/10.000 dân Bác sĩ 1,5 11 Tuổi thọ bình quân Năm 75 12 Tỷ lệ đô thị hóa (dân số thành thị) % ≥ 50 13 Hệ số GINI 4 14 Hệ số giãn cách thu nhập ≤ 8 15 Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch % 100 Nguồn: Ngô Thắng lợi – Nguyễn Quỳnh Hoa: Bàn về chủ đề “Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 201 tháng 3/2014; tr. 15. 36
  31. Bảng 14: Bộ tiêu chí về một nước công nghiệp cho Việt Nam trong thời gian tới (PGS TS Nguyễn Hồng Sơn – TS Trần Quang Tuyến đề xuất - 2014) Giá trị TT Tiêu chí Giá trị Năm đạt được 1 Thu nhập/người ≥ 10.000 USD theo PPP 3.780(1) 2012 2 Chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp: 45-50% 38% 2.1 Cơ cấu ngành kinh tế Dịch vụ: 40-50% 43% 2013 Nông nghiệp: 10% 18% Tỷ trọng ngành CNCT/GDP ≥ 24% 2013 27% Đóng góp của ngành công 2.500 USD PPP>MVA/người 2.2 223 2012 nghiệp chế tạo (CNCT) ≥1.000 USD PPP Tỷ trọng ngành CNCT so với 0,22% 2012 thế giới ≥ 0,5% Mức độ hội nhập quốc tế 2.3 ≥160% 90% 2013 (Xuất khẩu/GDP) Cơ cấu hàng Xuất khẩu 2.4 (hàng chế tạo và không 80% – 20% 70,5%(2) 2013 chế tạo) Cơ cấu lao động phi nông 2.5 75% - 25% 53%-47% 2013 nghiệp và nông nghiệp Cơ cấu vùng (mức độ đô 2.6 Tỷ lệ dân số đô thị ≥ 50% 32,4% 2013 thị hóa) 3 Phát triển bền vững Công bằng xã hội 3.1 Nhỏ hơn 10 lần 9,4 2013 (Chênh lệch thu nhập) Nghèo đói (tỉ lệ dân số 17,2% dưới mức nghèo theo 3.2 ≤ 5% (GSO- 2012 chuẩn quốc tế hoặc chuẩn WB) GSO-WB 3.3 Tỷ lệ thất nghiệp ≤ 4% 3,21% 2012 Lao động qua đào tạo ≥ 50% 33,5% 2013 3.4 Giáo dục và đào tạo ≥ 70 cán bộ khoa học-kỹ thuật/1 7 vạn dân Chỉ số phát triển con Trung 3.5 Cao 2010 người (HDI) bình thấp 37
  32. Giá trị TT Tiêu chí Giá trị Năm đạt được 57% ở Tỷ lệ dân số tiếp cận nước sạch nông thôn 2010 100% và 89% ở Môi trường tự nhiên (mức đô thị 3.6 độ hủy hoại, hồi phục) Độ bao phủ diện tích rừng ≥ 40% 2010 42% EPI thuộc nhóm 25% cao thứ Nhóm 3 2012 hai 4 Tiêu chí tham khảo Đóng góp của năng suất 4.1 nhân tố tổng hợp (TFP) ≥ 50% 19,32% 2010 vào tăng trưởng kinh tế Chỉ số Kinh tế tri thức Cuối 4.2 Thuộc nhóm 25% cao thứ nhì 2012 (KEI) nhóm 3 Vị trí trong bảng năng lực Cuối 4.3 Thuộc tốp 25% cao nhất - cạnh tranh toàn cầu nhóm 2 (Nguồn: PGS TS Nguyễn Hồng Sơn – TS Trần Quang Tuyến: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Tiêu chí và mức độ hoàn thành. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới; số 5 (217) 2014; tr. 36) 38
  33. Bảng 10: Bộ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đề xuất của TS. Lưu Bích Hồ (2015) TT Tiêu chí Mức đề xuất Về kinh tế 1 GDP bình quân đầu người (USD) 6.000 – 7.000 2 Cơ cấu ngành (%): - Công nghiệp và dịch vụ 85 – 90 - Nông nghiệp 10 – 15 3 Giá trị sản phẩm CN công nghệ cao/GDP (%) 45 – 50 4 Lao động nông nghiệp/Lao động xã hội (%) 30 5 Chỉ số Kinh tế Tri thức (KEI) 6,0 – 7,0 6 Mức độ đô thị hóa (%) 60 Về văn hóa – xã hội 7 Chỉ số Phát triển Con người (HDI) > 0,7 - Phổ cập THPT 8 Giáo dục - > 60% vào ĐH 9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo > 60 10 Tuổi thọ bình quân (năm) > 75 11 Sử dụng internet/dân số (%) > 50 12 Hệ số GINI < 0,3 13 Độ minh bạch, không tham nhũng Tốp 20 thế giới Về môi trường 14 Dân cư sử dụng nước sạch (%) 100 15 Độ che phủ rừng (%) 45 16 Xử lý chất thải Hầu hết TS. Lưu Bích Hồ, trong bài Một số ý kiến về việc xác định Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại trình bày tại Hội thảo Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại (26/2/2015) 39
  34. Bảng 15: Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam do GS Nguyễn Kế Tuấn đề xuất (2015) TT Tiêu chí Mức đề xuất Ghi chú Các tiêu chí kinh tế - Mức của NIE’s khi hoàn thành công nghiệp GNI bình quân hóa; đầu người - Thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình 1 (USD/người 6.300 – 6.500 cao theo phân loại của WB;7 theo giá hiện - Thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hành) của Việt Nam; - Bảo đảm so sánh quốc tế - Phù hợp xu thế chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; - Nông nghiệp: ± - Thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia 10 Cơ cấu ngành của Việt Nam; 2 - Công nghiệp: kinh tế (%) - Tham chiếu phân tích quan hệ tương tác 40-45 giữa các ngành và cơ cấu nội bộ mỗi ngành - Dịch vụ: 45-50 qua chỉ tiêu Tỷ trọng công nghiệp chế biến, Tỷ trọng các ngành công nghệ cao - Phù hợp xu thế chung về chuyển dịch cơ - Nông nghiệp: 35 yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ. - Gồm 4 trụ cột: 1/ Thể chế kinh tế; 2/ Hệ thống đổi mới công nghệ; 3/ Giaso dục và Chỉ số kinh tế tri nguồn nhân lực; 4/ Công nghệ thông tin và 4 thức – KEI > 7,0 truyền thông; (thang điểm 10) - Chưa có trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Việt Nam Các tiêu chí xã hội - Đo bằng Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số; Tỷ lệ đô thị hóa - Thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia 5 > 50 (%) của Việt Nam; - Chú ý phát triển đô thị sinh thái và quản lý đô thị 40
  35. TT Tiêu chí Mức đề xuất Ghi chú Chỉ số phát triển - Bao hàm cả tuổi thọ trung bình, phổ cập con người – giáo dục và mức sống bình quân 6 > 7,0 HDI (thang - Thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia điểm 10) của Việt Nam - Bao hàm cả chênh lệch thu nhập, độ bao Hệ số GINI (0 – phủ các chính sách an sinh xã hội 7 0,3 – 0,4 1,0) - Thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Việt Nam. Tiêu chí môi trường - Thể hiện toàn diện chất lượng môi trường Chỉ số bền vững (chất lượng nước, không khí, giảm chất thải, môi trường – tiếp cận nước sạch) và giảm tổn thương do 8 > 55,0 ESI (thang điểm thảm họa môi trường. 100) - Thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Việt Nam. Nguồn: GS TS Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên): Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. NXB KHXH, Hà Nội 2015; tr. 98-99. 41
  36. Bảng 15a: Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam GS. Nguyễn Kế Tuấn (2017) trong Hội thảo Hệ tiêu chí nước CN theo hướng hiện đại trong bối cảnh CMCN 4.0 TT Tiêu chí Mức đề xuất Ghi chú I Các tiêu chí kinh tế Mức cận trên của nhóm nước có thu GNI/người ( theo 1 Khoảng 10.000 USD nhập trung bình cao theo phân loại giá hiện hành) của WB. Tham chiếu phân tích quan hệ tương - Nông nghiệp: +10 tác giữa các ngành và cơ cấu nội bộ Cơ cấu ngành 2 - Công nghiệp: 40 – 45 mỗi ngành qua chỉ tiêu Tỷ trọng CN kinh tế (%) - Dịch vụ: 45 – 50 chế biến, Tỷ trọng các ngành công nghệ cao - Nông nghiệp: 35 công nghệ. Tham chiếu phân tích các nội dung Chỉ số kinh tế tri của 4 trụ cột: Thể chế kinh tế; Hệ 4 thức - KEI (thang > 7,0 thống đổi mới công nghệ; Giáo dục điểm 10) và nguồn nhân lực; Công nghệ thông tin và truyền thông. II Các tiêu chí xã hội Tỷ lệ đô thị hóa Tham chiếu phân tích chất lượng đô 5 > 50 (%) thị. Chỉ số Phát triển Tham chiếu phân tích các nội dung Con người – 6 > 7,0 cụ thể về sức khỏe, giáo dục và mức HDI (thang điểm sống bình quân. 10) Tham chiếu phân tích chênh lệch Hệ số Gini (0 – 7 0,40 – 0,45 thu nhập, độ bao phủ các chính sách 1,0) an sinh xã hội. III Tiêu chí môi trường Chỉ số bền vững môi trường – Tham chiếu phân tích các yếu tố cụ 8 > 55,0 ESI (thang điểm thể cấu thành ESI. 100) 42
  37. Bảng 15b: Hệ tiêu chí nước công nghiệp của GS Trần Văn Thọ Đại học Waseda Nhật bản Theo tôi, một nước công nghiệp hiện đại phải có những yếu tố, những đặc tính sau: - Thứ nhất, đó là một nước có trình độ phát triển khá cao, cụ thể là thu nhập bình quân đầu người phải cao hoặc trên trung bình. Hiện nay theo phân loại của Ngân hàng thế giới, bình quân đầu người từ 1.000 đến 12.000 USD là nước có thu nhập trung bình, Trên 12.000 USD là nước thu nhập cao. Do đó một nước được gọi là công nghiệp phải có trên 12.000 USD. - Thứ hai, về ngoại thương, cơ cấu xuất khẩu phải chuyền từ các ngành có hàm lượng lao động cao sang những ngành có hàm lượng tư bản và công nghệ. Ngoài ra cán cân ngoại thương cũng phải chuyển hẵn sang xuất siêu và dần dần cán cân thanh toán cũng chuyển sang xuất siêu (và như vậy mới có ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài như sẽ nói sau). Để được như vậy, nước được gọi là công nghiệp phải có nhiều mặt hàng công nghiệp có hàm lượng tư bản và công nghệ cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. - Thứ ba, một nước được gọi là công nghiệp phát triển phải chuyển từ nước nhập tư bản sang xuất khẩu tư bản, ít nhất là theo tiêu chí xuất khẩu ròng (net exporter), nghĩa là có thể vẫn còn nhập tư bản nhưng xuất ra nước ngoài nhiều hơn nhập. Muốn được vậy, Việt Nam phải có nhiều công ty bản xứ đủ mạnh để đầu tư ra nước ngoài (FDI) và kim ngạch đầu tư hằng năm lớn hơn hoặc tương đương với FDI của nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay FDI của Việt Nam ra nước ngoài hầu như không đáng kể. Ngược lại như sẽ thấy dưới đây, FDI của nước ngoài tại VN hầu hết là 100% vốn ngoại. Do đó, ngay tại nước mình, công ty bản xứ cũng không đủ năng lực để tham gia lập liên doanh với công ty nước ngoài - Thứ tư, về ODA, một nước được gọi là công nghiệp phát triển sẽ không còn nhận ODA nữa, ngược lại phải trở thành nước đi viện trợ cho nước khác. Hiện nay ODA trên đầu người của Việt Nam đã lên tới 60USD. Trước đây Hàn Quốc chỉ nhận ODA độ 20 năm và ODA trên đầu người chỉ độ 10 USD. Thái Lan chỉ nhận viện trợ trong 30 năm (từ khoảng năm 2000 Thái lan đã chấm dứt nhận viện trợ) và lúc nhiều nhất kim ngạch trên đầu người chỉ độ 15 USD.8 43
  38. Bảng 16: Chỉ tiêu của một số nước khi gia nhập OECD(1) Lao Tỷ Chỉ số Năm động trọng Tỷ trọng Chỉ số Chỉ số chất Tỷ lệ gia GDP/ NN/ công nông phát triển kinh tế lượng TT Nước đô thị nhập người Tổng nghiệp nghiệp/ con người tri thức môi hóa OECD LĐ xã chế tạo/ GDP (HDI)(2) (KEI)(3) trường hội GDP (EPI)(4) 1 Nhật Bản 1964 836 18,8 26,7 8,16 67,0 0,768 8,87 72,5 2 Phần Lan 1969 2.178 22,1 25,4 No infor 62,9 0,745 9,33 74,7 3 Úc 1971 3.493 7,5 15,0 8,31 85,6 0,791 9,55 65,7 4 New Zealand 1973 4.323 10,6 24,4 12,66 82,1 0,768 9,39 74,3 5 Mehico 1994 5.710 23,8 17,2 6,24 73,0 0,660 5,74 67,3 6 Séc 1995 5.765 6,6 23,7 4,37 74,6 0,774 7,53 71,6 7 Hungary 1996 4.513 8,2 21,2 8,44 65,1 0,723 7,50 69,1 8 Ba Lan 1996 4.141 22,1 19,8 5,14 61,5 0,710 6,85 63,1 9 Hàn Quốc 1996 13.138 11,7 26,8 5,53 78,7 0,776 8,16 57,0 10 Solavakia 2000 5.403 6,9 23,9 4,42 56,2 0,780 7,64 74,5 11 Chile 2010 12.860 10,6 11,7 3,93 88,6 0,783 7,25 73,3 12 Slovenia 2010 23.438 8,8 19,6 1,98 50,0 0,828 8,15 65,0 13 Israel 2010 30.662 1,6 NA No infor 91,8 0,872 8,14 62,4 14 Estonia 2010 14.639 4,2 15,7 3,19 68,1 0,812 8,42 63,8 Vietnam 2016 2.186 43,6 15,9 18,14 34,2 0,683 3,40 59,0 44
  39. PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Dự báo về thời điểm đạt chỉ số GNI/người GNI: số liệu worldbank Biến dự báo: GNI per capital (current usd) Phương pháp dự báo: ARIMA Sai số dự báo cho 2010-2017: 0.39% Kết quả dự báo: Năm GNI/người USD Năm GNI/người USD Năm GNI/người USD 2018 2365.947 2039 19123.24 2060 155364.2 2019 2604.461 2040 21129.29 2061 171662 2020 2874.698 2041 23345.77 2062 189669.5 2021 3175.341 2042 25794.76 2063 209566 2022 3508.156 2043 28500.65 2064 231549.6 2023 3876.078 2044 31490.39 2065 255839.4 2024 4282.655 2045 34793.76 2066 282677.2 2025 4731.900 2046 38443.65 2067 312330.2 2026 5228.278 2047 42476.43 2068 345093.9 2027 5776.728 2048 46932.24 2069 381294.6 2028 6382.712 2049 51855.47 2070 421292.7 2029 7052.263 2050 57295.15 2071 465486.7 2030 7792.052 2051 63305.46 2072 514316.6 2031 8609.444 2052 69946.26 2073 568268.8 2032 9512.582 2053 77283.68 2074 627880.7 2033 10510.46 2054 85390.8 2075 693745.9 2034 11613.02 2055 94348.37 2076 766520.5 2035 12831.23 2056 104245.6 2077 846929.1 2036 14177.24 2057 115181 2078 935772.7 2037 15664.44 2058 127263.6 2079 1033936 2038 17307.66 2059 140613.7 2080 1142397 Theo kết quả trên, nếu nền kinh tế tiếp tục vận hành như hiện tại thì GNI/người sẽ đạt được các mốc như trên {đây là phương pháp dự báo chuẩn mực khi sử dụng ARIMA} Phân tích kịch bản: Theo phân loại của WB năm 2018 dựa theo GNI đầu người ( 2019). Theo cách phân loại này, các nước có GNI/người < 995 USD sẽ là nước có thu 45
  40. nhập thấp; Các nước có GNI/người trong khoảng 996 - 3,895 USD là nước có thu nhập trung bình thấp; Các nước có GNI/người trong khoảng 3,896 - 12,055 USD là nước có thu nhập trung bình cao. Do đó nếu Việt Nam đạt GNI/người ở mức >12055 sẽ được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao Như vậy nếu muốn đạt được các GNI bình quân tại các năm tương ứng thì mức GNI tăng trưởng cần đạt được như sau: Năm muốn đạt Mức GNI/người và tốc độ tăng trưởng GNI bình quân 12055 10000 3895 2035 0.101 0.089 0.033 2040 0.077 0.069 0.026 Điều này có nghĩa là nếu muốn GNI bình quân đầu người đạt 12055 vào năm 2035 thì GNI bình quân cần tăng trưởng ở mức 10.1%. Thực tế mức tăng trưởng trung bình GNI bình quân Việt Nam từ 2000- 2017 đạt 10.75%. Do đó mục tiêu đến năm 2035 Việt Nam có thể đạt mức 12055 là hoàn toàn khả thi. (Tuy nhiên khi đó các mức xếp hạng thế giới cũng sẽ thay đổi) 2. Dự báo về GDP bình quân (6300-6500) Đơn vị đo: usd 2017 Số liệu: world bank Phương pháp sử dụng: ARIMA Sai số dự báo 1 bước, tính cho giai đoạn 2010-2017: 0.6% Kết quả dự báo cho đến 2050 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 0 85 90 95 00 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 gdp_17 GDP_17F_AUG 46
  41. Kết quả dự báo: Năm dự báo Năm Dự báo 2020 2739.634 2041 7266.016 2025 3487.545 2042 7604.246 2030 4397.787 2043 7958.159 2035 5528.447 2044 8328.493 2036 5786.419 2045 8716.017 2037 6056.251 2046 9121.537 2038 6338.517 2047 9545.895 2039 6633.814 2048 9989.97 2040 6942.764 2049 10454.68 2050 10940.99 Kết quả dự báo cho thấy đến khoảng năm 2038, thu nhập bình quân đầu người sẽ vào khoảng 6300 usd_2017 Nếu muốn GDP đầu người đạt 6300 vào năm 2030 => GDP đầu người phải tăng hàng năm ở mức 7.9%; GDP phải tăng ở mức 8.7% Nếu muốn GDP đầu người đạt 6300 vào năm 2035 => GDP đầu người phải tăng hàng năm ở mức 5.65%, GDP phải tăng ở mức 6.4% Ghi chú: mức tăng trưởng GDP bình quân trong 10 năm gần đây đạt 4.89%, phần về GDP tính dựa theo dự báo của UNDP về dân số. ( 3. Dự báo tỷ trọng lao động nông nghiệp: Tỷ trọng lao động nông nghiệp, số liệu quá khứ (world bank data) Tỷ trọng lao động nông nghiệp 1990-2017 80 60 40 20 phầntrăm 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Năm Nguồn: số liệu từ website của World Bank 47
  42. Dự báo: Phương pháp dự báo: sử dụng VECM với các biến số FDI/GDP (FDI trong nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 1%, nên có thể xem như bỏ qua), thể hiện cho xu thế phát triển các ngành công nghiệp – dịch vụ, tang cầu lao động cho các ngành này; gdp bình quân đầu người, thể hiện cho trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như cầu về hàng hóa dịch vụ - công nghiệp. Theo lý thuyết về cầu tiêu dùng thì khi thu nhập gia tăng, tỷ trọng hàng công nghiệp – dịch vụ trong gói tiêu dùng hộ gia đình sẽ gia tăng. Kết quả dự báo cho thấy đến khoảng năm 2022 -2023 thì tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ đạt dưới 30%. Tới năm 2028 sẽ đạt dưới 20% theo như bảng dưới đây Năm tỷ trọng Năm tỷ trọng 2018 38.18 2023 28.98755 2019 36.04 2024 27.21852 2020 34.20 2025 25.42221 2021 32.46 2026 23.59749 2022 30.73 2027 21.74358 2028 19.85978 4. DỰ BÁO Chỉ số HDI Data: UNDP, có từ 1990-2015 HDI Việt Nam 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 2001 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1990 Có thể thấy sự tiến bộ về HDI gần như tuân theo một đường thẳng, ít nhất là trong ngắn hạn. Các dự báo đều cho thấy vào năm 2017 -2018 thì chỉ số này đã đạt 0.7 như kỳ vọng. HDI ở mức 0.7 được xếp vào loại nước có chỉ số HDI tốt (theo xếp loại mới nhất của UNDP) 48
  43. 5. DỰ BÁO Chỉ số GII: Số liệu từ website Số liệu quá khứ: Chỉ số GII 39 38 37 36 35 34 33 32 31 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Do số liệu chuẩn hóa chỉ có từ 2011, việc dự báo chỉ số là không thực sự có ý nghĩa, vì vậy chúng tôi dự báo theo thứ tự xếp hạng giữa các nước được tính toán. Tính từ năm 2007 (khi việc xếp hạng GII được bắt đầu) đến năm 2017, trung bình mỗi năm Việt Nam được thăng lên 2 hạng. Nếu về mặt bình quân, việc gia tăng tiếp tục được duy trì tương tự, thì đến năm 2025, Việt Nam sẽ đứng thứ hạng 30 về chỉ số GII. 6. Chỉ số bền vững môi trường: epi 65 60 55 50 45 40 35 30 25 20 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ số bền vững môi trường của Việt Nam được xếp hạng rất thấp, từ năm 2007 đến nay luôn đứng ở thứ hạng 132-140, sự cải thiện hầu như không đáng kể. Như vậy đây là một chỉ số mà Việt Nam cần có những đột phá đáng kể để có thể phát triển bền vững. 49
  44. 7. Chỉ số GINI Trong suốt các năm từ 1992, chỉ số GINI của Việt Nam luôn dao động trong khoảng 3.5 đến 3.9, chưa thấy có xu hướng gia tăng. Năm 2014, chỉ số GINI của Việt Nam xếp thứ 36 trong số 69 quốc gia trong bảng xếp hạng của World Bank. GINI coefficient 50 45 40 35 30 25 20 1992 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 gini high low Nguồn: world bank và tính toán của nhóm tác giả 8. Phương pháp dự báo 8.1. Phương pháp dự báo chuỗi thời gian đơn biến ARIMA. Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong dự báo chuỗi thời gian Phương pháp luận: mô hình ARIMA chủ trương sử dụng thông tin trong quá khứ của một chuỗi số để ước lượng mối quan hệ tương quan giữa các giá trị của biến số dọc theo thời gian, từ đó xây dựng các dự báo cho tương lai. Mô hình ARIMA(p,d,q) cho chuỗi x(t) có dạng: xaattp t xa ptq01111 xbb t qt  Phương pháp Box- Jenkins thường được áp dụng với mô hình này, bao gồm các bước cơ bản sau đây: Bước 1: kiểm định tính dừng của chuỗi số. Nếu chuỗi không dừng thì cần biến đổi, thường là lấy sai phân, để được chuỗi dừng. Kiểm định ACF thường được sử dụng để kiểm định tính dừng của chuỗi. Tham số d trong mô hình chính là số lần lấy sai phân để được chuỗi dừng. Bước 2: Xác định tham số p, q cho chuỗi đã được biến đổi thành chuỗi dừng. Việc xác định tham số p, q thường được dựa trên các giá trị ước lượng của hàm tự tương quan ACF và tự tương quan riêng PACF. Bước 3: Ước lượng và kiểm định mô hình với p,d,q đã xác định từ hai bước trên. Bước 4: Lựa chọn và đánh giá chất lượng dự báo của mô hình. Việc lựa chọn và đánh giá mô hình có thể dựa trên một số tiêu chí: AIC, BIC, log likelihood của mô hình. Bước này cũng đánh giá chất lượng dự báo trong mẫu của mô hình thông qua 50
  45. việc tính toán sai số giữa số thực tế (đã có trong mẫu) và số dự báo từ mô hình. Chất lượng dự báo thường được dựa trên một số chỉ tiêu sai số: Sai số tuyệt đối trung bình MAE Sai số tuyệt đối tính theo phần trăm trung bình MAPE Bước 5: Thực hiện dự báo ra ngoài mẫu 8.2. Phương pháp dự báo với mô hình VAR – VECM Dự báo với chuỗi thời gian nhiều biến là một sự tổng quát của mô hình một biến ARIMA, trong đó các chuỗi thời gian có quan hệ với nhau sẽ được sử dụng để đồng thời dự báo cho các chuỗi. Do sử dụng nhiều thông tin hơn so với ARIMA (nhiều chuỗi so với một chuỗi), nên mô hình VAR thường cho kết quả dự báo tốt hơn, nhất là trong trung hạn và dài hạn Mô hình VAR(p) với 2 biến có thể viết dưới dạng: y1t a 10 a 111,1 y t a 11, p y t p b 112,1 y t b 12, p y t p  1 t y2t a 20 a 211,1 y t a 21, p y t p b 212,1 y t b 22, p y t p  2 t Trong đó y1t, y2t là các chuỗi dừng, các 12tt, là các sai số ngẫu nhiên có thể tương quan với nhau; các aij; bij là các hệ số cần ước lượng Biểu diễn trên có thể mở rộng ra cho nhiều biến. Các bước thực hiện dự báo sử dụng mô hình VAR gồm có: Bước 1: Kiểm tra tính dừng của các chuỗi, điều này được thực hiện tương tự như bước 1 trong ARIMA, nếu chưa dừng thì biến đổi biến số để thu được chuỗi dừng Bước 2: Xác định tham số p, việc xác định tham số p được dựa trên một số tiêu chuẩn, chẳng hạn log likelihood, hoặc các tiêu chuẩn thông tin AIC, BIC Bước 3: Kiểm định mô hình. Trong mô hình VAR, các sai số ngẫu nhiên phải là các nhiễu trắng. Kiểm định Portmantau thường được sử dụng cho việc này. Trong bước này cũng cần thực hiện kiểm định về tính ổn định của các chuỗi số, được thể hiện bằng điều kiện các nghiệm của phương trình đặc trưng cần nằm ngoài vòng tròn đơn vị. Bước 4: thực hiện dự báo Mô hình VECM: Mô hình VECM được sử dụng trong trường hợp đặc biệt, đó là khi giữa các chuỗi yt là không dừng nhưng có quan hệ đồng tích hợp. Mô hình VECM do đó có những ưu việt đáng kể so với mô hình VAR thông thường. Với mục đích dự báo, nó cũng có ưu việt hơn so với VAR ở chỗ rằng mô hình VECM chứa đựng nhiều thông tin hơn so với mô hình VAR (có mối quan hệ đồng tích hợp), do đó nói chung chất lượng dự báo sẽ tốt hơn. Để thực hiện dự báo với VECM, đầu tiên phải kiểm định xem giữa các biến có mối quan hệ đồng tích hợp hay không. Nếu có mối quan hệ đồng tích hợp thì thực hiện các bước tiếp theo tương tự như VAR, nếu không có mối quan hệ đồng tích hợp thì quay lại sử dụng mô hình VAR. 51