Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) - Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua kênh thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2990
Bạn đang xem tài liệu "Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) - Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua kênh thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_tu_do_eu_viet_nam_evfta_co_hoi_day_manh.pdf

Nội dung text: Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) - Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua kênh thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam

  1. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EU - VIỆT NAM (EVFTA) - CƠ HỘI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA KÊNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM EU - VIETNAM FREE TRADE AGREEMENT (EVFTA) - OPPORTUNITIES TO PROMOTE THE EXPORT OF GOODS THROUGH E-COMMERCIAL CHANNELS FOR VIETNAM ENTERPRISES NCS Lê Thị Hoài Trường Đại học Thương mại Tóm tắt EVFTA đã chính thức được ký kết, mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Trong khi đó, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Thông qua các kênh hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến như các sàn thương mại điện tử Amazon, Alibaba , các nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng phạm vi tiếp cận khách hàng, có thể lựa chọn được thị trường/đối tác xuất khẩu trực tiếp, không qua trung gian và giảm thiểu nguy cơ từ các rào cản thương mại. EVFTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, chứa đựng nhiều cơ hội và theo đó là không ít những thách thức cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới khi hiệp định này chính thức có hiệu lực. Từ khóa: EVFTA, Thương mại điện tử, Cơ hội, Việt Nam, rào cản thương mại, EU Abstract EVFTA has been officially signed, open the new way and create a driving force for Vietnam's economic and e-commerce field to development. Meanwhile, the trend of switching from traditional business to digital platforms is becoming more and more popular and is considered an effective solution to help Vietnamese businesses access and expand export markets in the context of Vietnam is increasingly deeply and deeply integrated with the world economy. Through online export support channels such as Amazon, Alibaba, etc., Vietnamese manufacturers and businesses will increase the reach of customers and select markets/partner direct export, without intermediaries and minimize the risk from trade barriers. EVFTA has a wide range of commitments and the highest level of commitment of Vietnam so far, containing many opportunities and therefore many challenges for Vietnam's e-commerce market in the next time, when this agreement is officially takes effect. Keywords: EVFTA, e-commerce, VietNam, trade barrier, opportunity, business, EU 742
  2. 1. Đặt vấn đề Liên minh Châu Âu - EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 14 lần, từ mức 4.1 tỷ USD năm 2000 lên hơn 56.45 tỷ USD năm 2019; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng hơn 14,8 lần (từ 2.8 tỷ USD lên hơn 41.5 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng gần 11,5 lần (1.3 tỷ USD lên 14.9 tỷ USD). Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản, nông phẩm, đồ uống Việc ký kết EVFTA ngày 30/6/2019 vừa qua là một bước đi quan trọng trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Hơn nữa, Hiệp định này được ký kết trong bối cảnh kinh tế - thương mại toàn cầu đang đứng trước những thách thức to lớn từ cạnh tranh chiến lược và xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương và yêu cầu cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm thích ứng hơn với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá, kinh tế số và thương mại điện tử. Khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Hàm lượng nội địa và nguồn gốc xuất sứ nguyên, phụ liệu phải bảo đảm (hạt điều, đồ gỗ, dệt may, da giày ). Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác các lợi thế từ Hiệp định EVFTA bằng xuất khẩu trực tuyến. Vậy Hiệp định EVFTA sẽ đem lại cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam những lợi thế gì?Các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn thách thức nào?Và họ cần phải làm gì để có thể tận dụng được những lợi thế từ EVFTA?Để trả lời những câu hỏi trên, với phương pháp nghiên cứu định tính và tại bàn, bài viết tập trung vào ba phần chính: Thứ nhất, bài viết đưa ra những khái quát về EVFTA và cam kết về thương mại điện tử trong EVFTA. Phần thứ hai, bài viết tập trung phân tích những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua kênh thương mại điện tử khi Hiệp định EVTFA có hiệu lực. Và phần cuối cùng, bài viết đưa ra một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam có thể tận dụng tối đa những cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới. 2. Khái quát về EVFTA và các nội dung liên quan đến thương mại hàng hóa và thương mại điện tử Việt Nam- EU 2.1. Khái quát về EVFTA Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ 743
  3. song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế- thương mại. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Hiệp định này được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán từ tháng 10 năm 2010 và bắt đầu chính thức khởi động đàm phán vào tháng 6 năm 2012. Sau hơn 7 năm với 14 vòng đàm phán, đến tháng 12/2015 hai bên đã cơ bản kết thúc việc đàm phán các nội dung của Hiệp định theo đúng lịch trình dự kiến, và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Tháng 6 năm 2018, Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA. Ngày 30/06/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và EU đã chính thức ký kết EVFTA và IPA, chính thức mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ song phương Việt Nam - EU sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong tiến trình phê chuẩn 2 Hiệp định này, về thủ tục nội bộ của EU, sau khi được Nghị viện châu Âu phê chuẩn (12/02/2020), Hiệp định EVFTA cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Về phía Việt Nam, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua, EVFTA sẽ ngay lập tức có hiệu lực. Hiệp định EVFTA là một hiệp định hiệp định thương mại thế hệ mới toàn diện, có mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện, bao quát các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề phát triển bền vững. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế. Nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác. Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi các Hiệp định này cũng gửi đi một thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định. Mặt khác, EVFTA được ký kết sẽ tạo thành một hệ thống quan hệ thương mại tự do toàn diện và ổn định giữa Việt Nam với tất cả các đối tác thương mại lớn trên thế giới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh sự phụ thuộc của vào một khu vực cụ thể. 744
  4. 2.2. Các nội dung liên quan đến thương mại hàng hóa và thương mại điện tử trong EVFTA 2.2.1. Các nội dung liên quan đến thương mại hàng hóa Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau bảy năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với 0,3%kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo,ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao,tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết.Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay. Bảng 1: Tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của Việt Nam Nhóm Cam kết thuế quan của EU dành cho Việt Nam hàng Nhóm hàng Nông - thủy sản Thủy sản Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. (trừ cá ngừ 50% số dòng thuế còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 đến 7 năm. đóng hộp Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với cá ngừ đóng hộp và vá viên lần lượt và cá viên) là 11.500 tấn và 500 tấn. Áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan, lượng nhập khẩu trong hạn ngạch được hưởng mức thuế 0%. Tổng hạn ngạch là 80.000 tấn, cụ thể: Gạo chưa xay xát: hạn ngạch 20.000 tấn Gạo Gạo xay xát: hạn ngạch 30.000 tấn Gạo thơm: hạn ngạch 30.000 tấn Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau 5 năm, và các sản phẩm từ gạo sau 3-5 năm. Cà phê Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực Áp dụng hạn ngạch thuế quan với mực là 10.000 tấn đường trắng và Đường 10.000 tấn sản phẩm chứa trên 80% đường Mật ong tự Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực nhiên 745
  5. Sản phẩm rau củ quả tươi và chế Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực biến, nước hoa quả, hoa tươi Một số sản phẩm được áp dụng cam kết về hạn ngạch thuế quan của EU dành cho Việt Nam: Trứng gia cầm đã qua chế biến: 500 tấn Các hàng Tỏi: 5.000 tấn nông sản Tinh bột sắn: 30.000 tấn khác Nấm: 350 tấn Cồn etylic:c 1.000 tấn Một số sản phẩm hóa chất (mannitol, sorbitol, dextrins ) 2.000 tấn Nhóm hàng công nghiệp Xóa bỏ 42,5% số dòng thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Số còn lại Dệt may sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3-7 năm. 37% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Số Giày dép còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3-7 năm. Khoảng 83% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp Gỗ và sản định có hiệu lực. Số còn lại (gồm ván dăm, ván sợi và gỗ dán ) sẽ được phẩm gỗ xóa bỏ thuế theo lộ trình từ 3 đến 5 năm. Máy tính, 74% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có sản phẩm hiệu lực. Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế theo lộ trình từ 3 đến 5 điện tử và năm. linh kiện Một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có Một số sản hiệu lực như sản phẩm nhựa, điện thoại các loại và linh kiện, túi xách, ví, phẩm khác vali, mũ, ô dù Nguồn: Trích chương 2, Hiệp định EVFTA - Trung tâm WTO và hội nhập - Bộ Công Thương Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau bảy năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau mười năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn mười năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO (như thuốc lá, xăng dầu, bia, linh kiện ô tô, xe máy). 746
  6. Bảng 2. Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của EU Nhóm Cam kết thuế quan của Việt Nam dành cho EU hàng Máy móc Xóa bỏ 61% dòng thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Thuế thiết bị nhập khẩu của số còn lại sẽ được đưa về 0% sau lộ trình tối đa 1 năm Ô tô phân khối lớn trên 2500 cm3 đối với xe chạy dầu Diesel, trên Ô tô 3000cm3 đối với xe chạy xăng) sẽ có thuế nhập khẩu về 0% sau 9 năm. nguyên Các loại ô tô khác được áp dụng lộ trình cam kết giảm thuế trong vòng 10 chiếc và năm. linh kiện, Các loại phụ tùng ô tô sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm phụ tùng ô tô, xe máy Xe máy thường và xe máy trên 150cm3 sẽ có thuế nhập khẩu 0% sau lần lượt là 10 năm và 7 năm. Đồ uống Rượu vang và rượu mạnh sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm, với có cồn bia là 10 năm. Thịt lợn đông lạnh sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm, các loại thịt Các loại lợn khác là sau 9 năm. thịt sống Thịt gà sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm. Thịt bò: sau 3 năm Khoảng 71% các sản phẩm dược từ EU sẽ có thuế nhập khẩu 0% ngay khi Dược Hiệp định có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xóa bỏ thuế theo lộ trình từ 5 phẩm đến 7 năm. Hóa chất và sản Khoảng 70% nhóm sản phẩm này sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định phẩm hóa có hiệu lực. Phần còn lại sẽ có thuế 0% sau lộ trình tối đa 7 năm. chất Nguyên phụ liệu Khoảng 80% nhóm hàng này sẽ có mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định dệt may, có hiệu lực. Phần còn lại sau lộ trình 3 đến 5 năm. da giày Sữa và sản Khoảng 44% sản phẩm nhóm này sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi phẩm từ Hiệp định có hiệu lực, hoặc sau 3 năm. Phần còn lại sẽ có mức thuế 0% sau sữa 5 năm. Xăng dầu Thuế suất nhập khẩu sẽ được xóa bỏ sau 10 năm. Nguồn: Trích chương 2, Hiệp định EVFTA - Trung tâm WTO và hội nhập - Bộ Công Thương 2.2.2. Các nội dung liên quan đến thương mại điện tử Để phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giữa Việt Nam và EU, hai bên cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử. Hai bên cũng cam kết hợp tác thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra trong TMĐT, bao gồm: - Công nhận các chứng thực chữ ký điện tử được cấp cho công chúng và tạo thuận lợi cho các dịch vụ chứng thực qua biên giới; - Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn hay lưu trữ thông tin; 747
  7. - Ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại điện tử không được sự cho phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo ); - Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử. - Hai bên cũng sẽ hợp tác trao đổi thông tin về quy định pháp luật trong nước và các vấn đề thực thi liên quan. 2.3. Tác động của Hiệp định EVFTA đối với kinh tế Việt Nam Trước hết, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể. Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033). Ngoài ra, những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng Bên cạnh đó, những cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư của cả hai bên nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ EU nói riêng. Hiệp định này cũng giúp thúc đẩy quan hệ giữa EU với từng nước ASEAN nói riêng và cả khối ASEAN nói chung, tạo tiền đề hướng tới việc thảo luận một Hiệp định FTA giữa EU và ASEAN trong tương lai. 2.4. Lợi ích của Thương mại điện tử với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam Sự bùng nổ của internet và các thiết bị điện tử đang tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong việc tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới. Thương mại điện tử không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các rào cản địa lý để tìm kiếm khách hàng, mà còn giúp giảm bớt chi phí cho các doanh nghiệp. TMĐT đang là xu hướng phát triển tất yếu, cần được các doanh nghiệp Việt Nam chớp lấy để mở rộng hoạt động xuất khẩu và tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA mang lại. 748
  8. 2.4.1. Tiếp cận thị trường toàn cầu TMĐT không bị giới hạn bởi khoảng cách về địa lý và thời gian, doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào, mở ra một lối đi mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường toàn cầu bằng cách tìm đối tác nước ngoài thông qua các sàn giao dịch TMĐT và bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng ở nước ngoài. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tham gia xuất khẩu trực tuyến thông qua các sàn TMĐT. Theo Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2019 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom), rất nhiều doanh nghiệp đã tích cực tận dụng lợi ích của TMĐT trong việc trao đổi, tìm kiếm thông tin. Trong năm 2018, có tới 35% doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh trực tuyến, 12% tham gia các sàn TMĐT và 44% trong đó có website riêng. Đến thời điểm này, hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực TMĐT đã đầu tư vào Việt Nam như: Alibaba, Tenceni, Ebay, Amazon Đây được cho là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu qua kênh TMĐT. Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam đã được ký kết được đánh giá là một cú hích lớn cho Xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020. Cùng với các hiệp định thương mại tự do khác đã đang và sẽ mở đường cho Việt Nam bước vào một sân chơi mới với đòn bẩy để phát triển, thay đổi cải cách, tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch qua đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vươn ra thị trường toàn cầu. Thương mại điện tử sẽ trở thành công cụ hữu hiệu và thông minh giúp các doanh nghiệp này tiến gần hơn với thị trường quốc tế. 2.4.2. Tiết kiệm thời gian và chi phí TMĐT giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao hiệu quả ở tất cả các khâu từ marketing, xúc tiến thương mại, tới giao dịch và thực hiện hợp đồng, thanh toán, thủ tục hải quan và các thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước khác thông qua việc tiết kiệm rất nhiều các khoản chi phí. Bằng việc đầu tư cho website bán hàng của doanh nghiệp và tham gia các sàn giao dịch TMĐT quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tiết kiệm thời gian trong việc kết nối tìm kiếm khách hàng, tiết kiệm nhân lực, giảm sai sót, minh bạch về thủ tục và tăng khả năng cạnh tranh; tiết kiệm chi phí marketing, chi phí bán hàng, chi phí thiết lập kênh phân phối, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí quản lý và vận hành doanh nghiệp; giảm chi phí giấy tờ, chi phí in ấn, chi phí chia sẻ thông tin, gửi văn bản; tiết kiệm thời gian thực hiện đơn hàng, thời gian và chi phí giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường ra nước ngoài Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh điện tử từ các doanh nghiệp TMĐT hàng đầu thế giới mà gần như không mất chi phí. Với việc tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu qua kênh TMĐT có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực. 3. Cơ hội từ EVFTA cho thương mại điện tử Việt Nam EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả, từ năm 749
  9. 2000 đến năm 2019, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã tăng hơn 13,7 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,8 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 11,4 lần (1,3 tỷ USD lên 14,90 tỷ USD). Dữ liệu từ Tổng cục hải quan cũng cho thấy, năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt trên 56,45 tỷ USD, tăng 1,11% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu đạt trên 41,54 tỷ USD (ngang bằng với kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc) và nhập khẩu đạt 14,90 tỷ USD (tăng 6,84%). Các thị trường có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2019 là Hà Lan (6,88 tỷ USD, giảm 2,89% so năm 2018), Đức (6,56 tỷ USD, giảm 4,63%), Anh (5,76 tỷ USD, giảm 0,38%), Pháp (3,76 tỷ USD, giảm 0,01%), Italia (3,44 tỷ USD, tăng 18,46%), Áo (3,27 tỷ USD, giảm 19,93%), Tây Ban Nha (2,72 tỷ USD, tăng 3,38%), Bỉ (2,55 tỷ USD, tăng 5,83%), Ba Lan (1,50 tỷ USD, tăng 12,42%) và Thụy Điển (1,18 tỷ USD), tăng 2,39%). Có thể nói, EU là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, với thế mạnh của mình, thương mại điện tử đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích to lớn như tăng khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu một cách nhanh chóng với chi phí thấp, tiết kiệm đáng kể thời gian chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang rất phức tạp như hiện nay thì việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua kênh thương mại điện tử lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam được ký kết và có hiệu lực sẽ đem đến nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua kênh thương mại điện tử, cụ thể: - Mức cam kết xóa bỏ thuế suất xuất khẩu cao: Theo cam kết EU dành cho Việt Nam, gần như 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế trong một lộ trình ngắn. Bên cạnh đó, thuế xuất khẩu thông qua giao dịch điện tử cũng cam kết được xóa bỏ, cộng với việc EU là thị trường có trình độ dân trí cao và công nghệ phát triển, sẽ tạo ra lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU thông qua thương mại điện tử. - Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam: Khi được giảm phần lớn các dòng thuế xuất khẩu và không thu các loại phí giao dịch điện tử sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất nói chung, từ đó giá sản phẩm cũng được giảm theo, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt Nam tại thị trường quan trọng này. Ngoài ra, EVFTA cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngắn và trung hạn cho Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực ASEAN tại thị trường EU. Hiện nay trong khu vực ASEAN mới chỉ có Singapore và Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với EU, còn các quốc gia khác, tiến trình đàm phán đang tạm dừng hoặc chậm lại. Như vậy trong vòng từ 3-7 năm tới việc được hưởng thuế xuất khẩu sang EU thấp hơn cùng với các cơ chế tạo thuận lợi ưu đãi thương mại từ EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các nước ASEAN tại thị trường khó tính này. - Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được hưởng thuế suất thấp hoặc 0% rất đa dạng, từ các nhóm hàng công nghiệp cho đến các nhóm hàng nông, thủy, hải sản, và dịch vụ (như tài chính - ngân hàng, du lịch, vận chuyển hàng không phát triển theo trong đó đặc biệt 750
  10. có các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như dệt may, thủy sản, nông sản. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và EU mang tính bổ sung cao, tương hỗ lẫn nhau nên ít có cạnh tranh trực tiếp cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường EU. Ngược lại sẽ tạo ra những ngành hàng Việt Nam có lợi thế và là cơ hội vàng cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 dự báo sẽ có những ảnh hưởng khó lường đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. - Thúc đẩy nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc thị trường: tác động kép của COVID-19 và EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc không gian thị trường của nền kinh tế Việt Nam (đặc biệt là trong các lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, chi tiêu công, nông nghiệp - nông thôn) theo hướng tăng cường tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào các thị trường nước ngoài, tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử và nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, EVFTA còn tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh theo hướng phù hợp với môi trường kinh doanh số, do đó kỳ vọng tạo ra những tác động tích cực trong trung và dài hạn. Đối với các mặt hàng nông sản, khi EVFTA có hiệu lực thuế các mặt hàng này sẽ giảm đáng kể, điều này mang lại nhiều lợi ích, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Theo thống kê của trung tâm WTO và hội nhập - Bộ Công thương, EU là thị trường lớn với lượng nhập khẩu nông sản khoảng 150 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp Việt Nam sang EU mới đạt 5 tỷ USD. Cùng với đó, thu nhập người dân EU cao nhất thế giới họ sẵn sàng mua hàng có chất lượng, tiêu chuẩn cao. Đây là cơ hội tốt để ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển mình không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. - Thúc đẩy phát triển ngành du lịch trực tuyến: EVFTA đang mở ra nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam khai thác, triển khai và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến thông qua những cam kết, ưu đãi mở cửa thông thoáng đối với các loại hình dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch, điều hành tour, dịch vụ hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để khai thác các thế mạnh thị trường, thu hút đầu tư, hợp tác kinh doanh hai chiều trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch trực tuyến để thích ứng với những tác động xấu tới ngành du lịch bởi đại dịch COVID-19. Hiệp định lịch sử này được kỳ vọng sẽ mang tới những tín hiệu lạc quan; hướng đi mới bền vững cho ngành công nghiệp không khói của Việt Nam. - Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng số toàn cầu: Hiện, các nước tham gia Hiệp định EVFTA chiếm khoảng 22% GDP toàn cầu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 38 tỷ USD tính đến hết tháng 11/2019. Với quy mô GDP và kim ngạch thương mại này, việc tham gia hiệp định EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp TMĐT nói riêng khi chuỗi cung ứng mới hình thành, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế và đưa các doanh nghiệp Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng số toàn cầu trong 5 - 10 năm tới. 751
  11. 4. Gợi ý một số giải pháp Để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tối đa những cơ hội mà EVTFA mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU thông qua kênh thương mại điện tử khi EVFTA có hiệu lực, theo tác giả, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng với các doanh nghiệp Việt Nam. 4.1. Về phía Nhà nước - Tiếp tục cải cách thể chế sâu và rộng hơn nữa so với mức độ cam kết, cải thiện môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, thân thiện hơn sẽ mở rộng không gian phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Nỗ lực cải cách thể chế thời hội nhập phải tiếp tục củng cố những nền tảng cạnh tranh minh bạch và công bằng; phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; thúc đẩy liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo ra hệ sinh thái cộng sinh cùng có lợi giữa các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. - Tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật liên quan đến các giao dịch điện tử để tạo hành lang pháp lý an toàn bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang EU thông qua thương mại điện tử. Đồng thời, cũng phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kinh doanh điện tử, sở hữu trí tuệ và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại. - Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam về cơ hội xúc tiến đầu tư, thông tin thị trường, đồng thới với đó là minh bạch về thuế, phí và đặc biệt tạo điều kiện để các doanh nghiệp vượt qua hàng rào thuế quan, các rào cản kỹ thuật và phi kỹ thuật quy định trong hiệp định. Phối hợp với các doanh nghiệp trong việc xây dựng các giải pháp tận dụng cơ hội và đẩy lùi các thách thức từ Hiệp định. 4.2. Về phía doanh nghiệp - Không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua việc đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Chủ động tái cơ cấu tổ chức và cấu trúc các thị trường, đối tác, nhà cung ứng để phù hợp hơn với môi trường kinh doanh số cũng như các quy định của Hiệp định. Các doanh nghiệp tự mình phải nỗ lực vươn lên, định hình cho mình những chiến lược kinh doanh điện tử hiệu quả, đổi mới mô hình kinh doanh và đưa ra những giải pháp mới trong việc tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao và sáng tạo, đủ sức cạnh tranh với các đối tác trong và ngoài nước. - Chủ động tìm hiểu về các cam kết của Hiệp định, các cơ hội thị trường liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà EVFTA mang lại, đặc biệt là các ưu đãi về thuế, các rào cản kỹ thuật và phi kỹ thuật để nắm bắt các cơ hội xuất khẩu hàng hóa cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU, các quy định của Hiệp định về chất lượng hàng hóa, hàm lượng nội địa hóa của các loại hàng hóa. - Tăng cường liên kết liên doanh để hình thành các liên minh TMĐT có đủ năng lực, sức mạnh và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong liên minh Châu Âu và các quốc gia khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần sát cánh với các cơ quan Chính phủ trong những nỗ lực thực thi EVFTA. 752
  12. - Tăng cường tham gia và hợp tác với các sàn giao dịch điện tử quốc tế như Alibaba, Ebay, Amazon các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm được đối tác kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài với chi phí thấp, nhanh chóng và hiệu quả cao. - Đầu tư đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng internet cho đội ngũ nhân sự, giúp họ có thể sử dụng thành thạo các phần mềm thương mại điện tử cũng như kỹ năng giao tiếp với đối tác nước ngoài, kỹ năng soạn thảo và thương thảo các hợp đồng điện tử cũng như quản trị mối quan hệ đối tác điện tử. Có thể nói, trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp như đã nói trên, việc ký kết Hiệp định EVFTA vừa là động lực, vừa là mục tiêu và cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào mạng lưới thương mại tự do toàn cầu. Đồng thời với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ nói chung và các ứng dụng kinh doanh số như hiện nay vừa tạo ra động lực và vừa tạo ra áp lực thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Châu Âu và tiến tới là nhiều thị trường khác trên thế giới thông qua kênh thương mại điện tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Tuấn Anh (2020), Dự báo 2020: Phá hủy tái thiết - Cơ hội của Việt Nam trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, NXB Thông tấn xã Việt Nam. 2. Trung tâm WTO và hội nhập - Bộ Công thương (2017), Văn kiện Hiệp định EVFTA, EVIPA và các Tóm tắt từng chương, NXB Công Thương. 3. Phạm Thị Dự (2017), Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa của Việt Nam khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Tạp chí Công thương, số 7 năm 2017. 4. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo chỉ số TMĐT 2019. 5. Bài viết: Cơ hội vàng từ Hiệp định EVFTA: Việt Nam cần làm gì để tận dụng? Tạp chí tài chính ngày 17 tháng 2 năm 2020, hoi-vang-tu-hiep-dinh-evfta-viet-nam-can-lam-gi-de-tan-dung-319008.html, ngày truy cập 25 tháng 3 năm 2020. 6. Bài viết: EVFTA: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, tạp chí tài chính ngày 14 tháng 2 năm 2020, va-thach-thuc-cho-doanh-nghiep-viet-nam-318898.html, ngày truy cập 25 tháng 3 năm 2020. 753