Hiệp định TPP với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam

pdf 19 trang Gia Huy 18/05/2022 1640
Bạn đang xem tài liệu "Hiệp định TPP với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_tpp_voi_nganh_cong_nghiep_che_bien_go_cua_viet_nam.pdf

Nội dung text: Hiệp định TPP với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam

  1. HIỆP ĐỊNH TPP VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ CỦA VIỆT NAM TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP AND VIETNAM’S WOODWORKING INDUSTRY ThS. Dương Thùy Dung- Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội TS. Đào Văn Tiến- Văn phòng Trung ương Đảng Tóm tắt Việt Nam tham gia Hiệp định TPP sẽ mang đến cho ngành công nghiệp chế biến gỗ - một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực - nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Việc tìm hiểu rõ những cơ hội và thách thức này, từ đó chỉ ra được những giải pháp hữu ích giúp ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức là rất cần thiết và cấp bách. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp để thu thập và phương pháp thống kê mô tả để xử lý dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu thực hiện tổng hợp các nội dung trong Hiệp định TPP có ảnh hưởng ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức do Hiệp định TPP mang lại cho ngành công nghiệp này. Trên cơ sở các cơ hội và thách thức đã được chỉ ra, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam tận dụng được cơ hội và vượt qua được những thách thức do Hiệp định TPP mang lại. Từ khoá: TPP, Việt Nam, cơ hội, thách thức, công nghiệp chế biến, gỗ, xuất khẩu Abstract The participation of Vietnam in the TPP will bring its woodworking industry - one of the major export sectors - many opportunities and big challenges. It is essential and urgent to understand the opportunities and challenges so as to propose useful solutions for Vietnam woodworking industry to take advantage of opportunities and overcome challenges. By using synthetic method to collect data and descriptive statistical method to process secondary data, the article synthesizes the contents in the TPP that impact Vietnam woodworking industry. In addition, it also points out the opportunities and challenges for the woodworking industry caused by the TPP. On the basis of these opportunities and challenges that are pointed out, the study proposes a number of measures to help Vietnam woodworking industry to take advantage of opportunities and overcome the challenges brought by the TPP. Key words: the TPP, Vietnam, opportunities, challenges, processing industry, wood, export 699
  2. 1. Đặt vấn đề Tham gia các Hiệp định tự do thương mại song phương, với các nước đối tác trong khu vực hoặc toàn cầu luôn mang lại cho Việt Nam cả cơ hội để phát triển nền kinh tế cũng như những thách thức to lớn phải đối mặt. Trong bối cảnh đó, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership- viết tắt TPP) - một trong những hiệp định thương mại mới nhất Việt Nam vừa ký kết tham gia và trở thành thành viên chính thức – được dự báo sẽ giúp Việt Nam có được những lợi ích và cơ hội lớn nhất về kinh tế trong tương quan so sánh với các nước thành viên TPP, đồng thời cũng đưa đến nhiều thách thức cho Việt Nam trong giai đoạn sau hội nhập. Những cơ hội và thách thức đến từ TPP không chỉ tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu của ngành nông lâm sản nói riêng. Ngành công nghiệp chế biến gỗ là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian gần đây (Cục Xúc tiến thương mại, 2015) và chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi các cam kết trong nội dung của TPP. Những ảnh hưởng này có thể làm thay đổi cấu trúc cũng như sản lượng gỗ xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế này, việc nghiên cứu, đánh giá những cơ hội và thách thức do tham gia TPP mang lại cho ngành công nghiệp chế biến gỗ (CNCB) của Việt Nam, từ đó giúp ngành này tìm được các giải pháp để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức là rất cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra hiện tại có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nội dung có tính thực tiễn này. Với mục đích bổ sung và hoàn thiện khoảng trống lý thuyết hiện có, nghiên cứu này theo đó sẽ thực hiện tổng hợp các nội dung trong TPP có ảnh hưởng đến ngành CNCB gỗ của Việt Nam. Kết hợp với việc đánh giá tổng quan về ngành CNCB gỗ, nghiên cứu sau đó sẽ chỉ ra những cơ hội và thách thức do TPP mang lại cho ngành CNCB này. Trên cơ sở các cơ hội và thách thức đã được chỉ ra, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp ngành CNCB gỗ của Việt Nam tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức đến từ TPP. 2. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp dựa trên các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo hàng năm của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê Việt Nam; báo cáo thống kê hàng năm của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam; các công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp chế biến gỗ được công bố trên các kênh thông tin như tạp chí chuyên ngành, cổng thông tin của các bộ ngành, các báo cáo trên các trang điện tử chuyên ngành lâm nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu đã được công bố về TPP và các hiệp định thương mại tự do song phương, vùng hoặc khu vực mà Việt Nam đã ký kết hoặc có liên quan. Bài viết này định hướng phân tích, đánh giá các cơ hội và thách thức do TPP mang đến cho ngành CNCB gỗ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp thống kê, mô tả nhằm so sánh, phân tích các số liệu, chỉ tiêu trong hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu đồ gỗ dưới sự hỗ trợ của một số công cụ nghiên cứu, để đưa ra được những đánh giá tổng quan về ngành CNCB gỗ của Việt Nam, cũng như những cơ hội và thách thức do TPP mang đến cho ngành CNCB này. 700
  3. 3. Các nội dung trong TPP ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục đích thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tiến trình đàm phán về các nội dung của TPP đã kết thúc thành công tại Atalanta (Hoa Kỳ) vào ngày 05/10/2015 và đã được ký kết chính thức tại Auckland (NewZilân) vào ngày 04/02/2016. TPP trở thành thị trường có hơn 800 triệu dân, tổng thu nhập quốc dân (GDP) đạt khoảng 28,1 nghìn tỉ USD, chiếm gần 40% GDP toàn thế giới và hơn 30% kim ngạch thương mại toàn cầu (HCC-WTO, 2015; Bnews, 2015). So sánh với toàn thế giới, các nước thành viên tham gia TPP chiếm khoảng 24,9% về diện tích; 11,1% dân số; khoảng 19,3% xuất khẩu và 21,1% nhập khẩu. Trong 12 nước thành viên, Việt Nam đứng thứ 8 về diện tích, thứ 4 về dân số, thứ 11 về GDP và vị trí thứ 8 về xuất nhập khẩu (Phương Thanh Thuỷ, 2015). TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm 30 chương về thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại. Dưới góc độ Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, trong tương quan so sánh với đa số các thành viên khác là quốc gia phát triển, có thể tham gia TPP đã thể hiện tính chất mở của Hiệp định là nhằm mục đích giúp các nước có mức độ phát triển khác nhau, nhưng có gắng tìm được một mẫu số chung là để cùng phát triển (Lê Thị Ánh Tuyết và Huỳnh Thế Nguyễn, 2014). Trong các nội dung của TPP được ký kết, các quy định về Thương mại hàng hoá, Quy tắc xuất xứ và Môi trường là những nội dung có tác động lớn nhất đến ngành CNCB gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, + Về Thương mại hàng hóa: Các Bên tham gia TPP đồng ý xoá bỏ và cắt giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp, xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách hạn chế khác về hàng hoá nông nghiệp (Minh Khoa, 2015). Mục tiêu của TPP là tạo lập một môi trường thương mại gần như không có rào cản. Cụ thể, các hàng rào thuế quan sẽ được gỡ bỏ nhanh chóng với 90% các dòng thuế có thể về mức 0% và được áp dụng ngay hoặc với lộ trình rất ngắn (Hà Văn Hội, 2015). Các cam kết cắt giảm thuế này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến ngành CNCB gỗ của Việt Nam. Cụ thể, ngành CNCB gỗ có thể đẩy mạnh xuất khẩu do việc nhập gỗ nguyên liệu từ các quốc gia thành viên TPP được hưởng thuế suất 0%, giá gỗ nguyên liệu có thể thấp hơn so với nguyên liệu mua trong nước, đồng thời gỗ nguyên liệu được công nhận tính hợp pháp, từ đó có thể vừa giảm được giá thành sản xuất và đáp ứng được quy định của các nước nhập khẩu về sản phẩm nhập khẩu như việc không sử dụng gỗ rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, cam kết này cũng giúp ngành CNCB gỗ của Việt Nam gia tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh không phải là thành viên tham gia TPP (ví dụ: Trung Quốc). Ngoài ra, ngành CNCB gỗ Việt Nam còn có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng gỗ toàn cầu, thu hút được vốn đầu tư và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các công nghệ và kỹ năng quản trị hiện đại của các quốc gia phát triển trong việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy vậy, việc được hưởng các cam kết cắt giảm thuế quan cũng làm gia tăng nguy cơ các doanh nghiệp gỗ vừa và nhỏ của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài không thuộc nội khối TPP thôn tính để tận dụng các ưu đãi thuế quan. 701
  4. + Về Quy tắc xuất xứ và Môi trường: Các Bên đã nhất trí về một bộ quy tắc xuất xứ để xác định liệu một hàng hóa cụ thể có xuất xứ từ TPP và do đó đủ điều kiện để nhận được ưu đãi thuế quan TPP. Nội dung của TPP có quy định về "tích lũy", theo đó nguyên liệu đầu vào từ một trong các các nước ký kết được xem như nguyên vật liệu từ một nước ký kết khác nếu nguyên liệu đó được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ nước ký kết nào (Minh Khoa, 2015). Đối với gỗ, yêu cầu để được ưu đãi thuế là tỷ lệ nội địa hoá phải đáp ứng 55% tổng giá trị trở lên; doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ nước ngoài (BSC, 2015). Bên cạnh đó, các nước TPP cùng ký một bản cam kết bền vững về việc bảo vệ và bảo tồn môi trường, bao gồm hợp tác trong việc giải quyết các thách thức về môi trường như ô nhiễm môi trường, khai thác gỗ bất hợp pháp Các nước thống nhất đẩy mạnh quản lý rừng bền vững, kể cả các biện pháp để bảo tồn tính toàn vẹn sinh thái của khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt, chẳng hạn như vùng đầm lầy (Minh Khoa, 2015). Những quy định này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, đến sự phát triển của ngành CNCB gỗ Việt Nam do ngành này hiện đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ các quốc gia không phải là thành viên TPP và ít có chứng chỉ gỗ hợp pháp đáp ứng được các quy tắc về môi trường như Lào, Campuchia, Trung Quốc Ngoài ra, đi kèm với việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chi phí nhập khẩu ngày càng tăng do nguồn cung đang dần khan hiếm, dẫn đến các doanh nghiệp gỗ Việt Nam không thu được lợi nhuận hoặc chỉ đạt lợi nhuận thấp trong kinh doanh xuất khẩu, chậm tích lũy tài chính cho hoạt động đầu tư phát triển, hạn chế sự phát triển của ngành CNCB gỗ. 4. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, ngành CNCB gỗ được hiểu là ngành sản xuất, chế biến gỗ bao gồm tất cả các cấp độ (dăm gỗ, xẻ gỗ, xấy khô, chế biến bán thành phẩm, và chế biến các sản phẩm hoàn thiện) phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác từ gỗ rừng chỉ được xem xét từ góc độ nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp này. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, ngành CNCB gỗ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất, số lượng các tổ chức tham gia, lực lượng lao động và tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu (Trần Văn Hùng, 2014; Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). 4.1. Quy mô của ngành và sự phân bố: Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, ngành CNCB gỗ đã có những bước phát triển vượt bậc. Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ tăng từ 741 doanh nghiệp năm 2000 lên 1.710 doanh nghiệp vào năm 2005 và đạt tới 3.098 doanh nghiệp vào năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 18%/năm. Tính đến tháng 6/2013, số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ tăng lên đến 3.900 doanh nghiệp (Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). Những năm gần đây do những khó khăn chung của nền kinh tế, một số lượng nhất định các doanh nghiệp chế biến gỗ đã phải ngừng/chấm dứt hoạt động, đến tháng 7/2014, số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ giảm xuống còn khoảng 3.500 doanh nghiệp (Tổng cục Lâm nghiệp, 2014). Số lượng các cơ sở chế biến gỗ ở quy mô làng nghề hiện có 340 làng nghề trên 702
  5. phạm vi cả nước. Nhóm các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê đầy đủ (Cục Xúc tiến thương mại, 2015). Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đa phần có quy mô nhỏ. Phân loại theo tiêu chí số lao động thì 46% doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô siêu nhỏ, 49% quy mô nhỏ, 1,7% quy mô vừa và 2,5% quy mô lớn. Phân theo tiêu chí vốn đầu tư, tỷ lệ này lần lượt là 93% quy mô siêu nhỏ và nhỏ, 5,5% quy mô vừa và chỉ có 1,2% doanh nghiệp có quy mô lớn. Phân theo tiêu chí nguồn gốc vốn, doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam có xu hướng chuyển dần sang khu vực tư nhân. Năm 2000, tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 40,85%, doanh nghiệp liên doanh chiếm khoảng 2,05%, doanh nghiệp tự nhân chiếm 57,1%. Năm 2007, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước giảm xuống chỉ còn khoảng 4,27%, số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ liên doanh và tư nhân tăng cao, lần lượt chiếm khoảng 18,1% và 77,63% (Trần Văn Hùng, 2014). Đến năm 2013, doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc sở hữu Nhà nước chỉ chiếm 5%, doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân chiếm tới 95%, trong đó 16% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (Cục Xúc tiến thương mại, 2015). Xét riêng trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 30%, phần còn lại là các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô vừa và nhỏ (Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). Xét về quy mô sản xuất, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có xu hướng đầu tư mở rộng. Đánh giá theo tiêu chí vốn đầu tư/ một doanh nghiệp, năm 2005 vốn đầu tư bình quân của một doanh nghiệp cả nước là 5.988 triệu đồng, trong đó ở miền Nam là 5.800 triệu đồng/doanh nghiệp, cao hơn so với ở miền Bắc là 3096 triệu đồng/doanh nghiệp. Đánh giá theo tiêu chí vốn đầu tư trên lao động thì vốn đầu tư /lao động bình quân của cả nước là 94,5 triệu đồng/lao động, tuy nhiên tiêu chí này ở miền Nam là 65,5 triệu đồng/lao động, chi phí thấp hơn so với ở miền Bắc là 76,1 triệu đồng; đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư bình quân 1.317.900 USD/doanh nghiệp (Trần Văn Hùng, 2014). Phân bố địa lý của các doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều trên phạm vi cả nước. Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung chủ yếu ở phía Nam và Nam Trung Bộ, chiếm hơn 80% số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ của cả nước. Vùng Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ hoạt động nhiều nhất với 1.796 doanh nghiệp, chiếm 59,79% số lượng doanh nghiệp cả nước, tập trung chủ yếu tại 03 địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ ở Miền Bắc tuy có số lượng ít hơn Miền Nam, nhưng đã tăng từ 351 doanh nghiệp năm 2000 lên tới 591 doanh nghiệp vào năm 2010 (Trần Văn Hùng, 2014). Ngành CNCB gỗ đã hình thành các trung tâm chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu tập trung ở các vùng Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương, khu công nghiệp Phú Tài ở Quy Nhơn, Bình Định, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định (Huỳnh Thị Thu Sương, 2012). 4.2. Lực lượng lao động và công nghệ: Ngành CNCB gỗ Việt Nam đang sử dụng khoảng từ 250.000 – 300.000 lao động, trong đó lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10%, lao động thường xuyên được đào tạo chiếm tỷ lệ 45-50%, lao động đơn giản theo mùa vụ chiếm khoảng 35-40%. Chất lượng của 703
  6. nguồn lực lao động ngành CNCB gỗ được nâng cao dần theo thời gian thông qua các chương trình dạy nghề của chính phủ, của doanh nghiệp, và của đội ngũ làm công tác kỹ thuật được đào tạo bài bản từ các trường đại học chuyên ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề lớn của ngành CNCB gỗ ở cả góc độ lao động kỹ thuật, lao động phổ thông và nhân lực quản lý, thể hiện ở góc độ đa số lao động chưa được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, sự phân công lao động chưa hợp lý, công tác giám sát và quản lý còn thiếu hiệu quả (Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). Năng suất lao động trong ngành CNCB gỗ củaViệt Nam còn thấp khi so sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới (chỉ bằng 50% năng suất lao động của Philipines hay chỉ đạt 20% năng suất lao động của Liên minh Châu Âu) (Cục xúc tiến thương mại, 2015). Thực trạng lực lượng lao động hiện tại đã chỉ ra vấn đề quan trọng cần phải giải quyết nhanh chóng đối với ngành CNCB gỗ Việt Nam, đặc biệt là với nhóm các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, là phải chú trọng đến vấn đề đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng tốt các công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến gỗ, hướng tới các sản xuất, chế biến được các sản phẩm gỗ chất lượng, với thương hiệu và giá trị mang tầm quốc tế. Công nghệ sản xuất, chế biến gỗ hiện đang được các doanh nghiệp gỗ Việt Nam áp dụng có thể chia thành bốn nhóm: Nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, sử dụng công nghệ hiện đại với thiết bị kỹ thuật nhập khẩu chủ yếu từ Châu Âu và Đài Loan; nhóm các doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo (MDF, ván thanh, ván dán), sử dụng công nghệ chế biến của Châu Âu có quy mô công suất lớn hơn 60.000 m3/năm; nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ tiêu thụ nội địa, sử dụng công nghệ của Đài Loan, Trung Quốc, quy mô công suất nhỏ hơn 10.000 m3/năm; và nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ, sử dụng công nghệ thủ công truyền thống. Các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong cải tiến công nghệ sử dụng trong chế biến gỗ, nhiều công nghệ chế biến mới, hiện đại được áp dụng. Tuy vậy, việc đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất và chế biến gỗ cần phải đầu tư vốn lớn đã tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Mặt khác, công tác tổ chức sắp xếp quy trình sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ chưa hợp lý, dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời làm tăng chí phí và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Cục Xúc tiến thương mại, 2015; Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). 4.3. Năng lực sản xuất và phương thức kinh doanh ngành công nghiệp chế biến gỗ Trong tổng số hơn 3000 doanh nghiệp chế biến gỗ, có khoảng từ 600-700 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp, chiếm tỷ lệ gần 20%, còn lại là các doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp, chiếm tỷ lệ khoảng 80%. Các doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp hoạt động theo phương thức hoặc là phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, hoặc tập trung vào thị trường nội địa (Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). Doanh nghiệp thuộc nhóm xuất khẩu trực tiếp phần lớn các doanh nghiệp gỗ có quy mô trung bình và lớn trong ngành, trong đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ đến 57%. Nhóm này gồm 2 bộ phận, một bộ phận có thể tiếp cận thị trường Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, tập trung chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ngoại thất, và một tỷ lệ nhỏ là sản xuất đồ nội thất. Doanh nghiệp thuộc bộ phận này thể hiện năng lực cạnh tranh mạnh hơn và bền 704
  7. vững do các thị trường này đòi hỏi rất cao về nguồn gốc gỗ sử dụng cũng như chất lượng sản phẩm, nhưng có thể bán sản phẩm với giá tốt và thị trường tăng trưởng rất mạnh. Bộ phận thứ hai có năng lực cạnh tranh thấp hơn, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Á có yêu cầu thấp hơn, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là dăm gỗ. Nhóm các doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp bao gồm các doanh nghiệp gia công lại cho doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp sản xuất để tiêu thụ nội địa. Thực hiện gia công, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư hệ thống sản xuất khá hiện đại, được kiểm soát, có nguồn cung rộng và có năng lực sản xuất đáp ứng đơn hàng lớn. Nhược điểm của nhóm doanh nghiệp này là yếu về quan hệ thị trường (thể hiện ở việc không tiếp cận được với khách hàng cuối cùng), dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp hơn. Doanh nghiệp thuộc nhóm chế biến gỗ tiêu thụ trong nước bao gồm các doanh nghiệp chế biến gỗ bán thành phẩm (sản xuất ván ép, ván MDF, ván ghép thanh ) và các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất thành phẩm (chủ yếu là đồ nội thất). Phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam hiện đang thuộc trong nhóm này, có quy mô sản xuất nhỏ và năng lực cạnh tranh yếu. Sự phân khúc các doanh nghiệp chế biến gỗ với chỉ 20% doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu nhưng lại chiếm tới 80% giá trị sản xuất của ngành cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành CNCB gỗ Việt Nam không đồng đều; tỷ lệ các doanh nghiệp nằm trong nhóm có năng lực cạnh tranh mạnh rất thấp. Về thực chất, phần lớn doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chủ yếu là sản xuất gia công, thực hiện sản xuất theo mẫu mã thiết kế do khách hàng cung cấp, không chủ động được về sản phẩm cũng như thị trường; chưa tiếp cận được trực tiếp với chuỗi cung ứng quốc tế. Đây chính là những vấn đề lớn mà ngành chế biến gỗ Việt Nam cần tìm giải pháp xử lý, khắc phục trong thời gian tới (Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). 4.4. Dịch vụ hỗ trợ và liên kết trong ngành chế biến gỗ Để thúc đẩy xuất khẩu, ngành chế biến gỗ cần được hỗ trợ bởi các dịch vụ liên quan tới xúc tiến thương mại và liên kết kinh doanh (hình thành chuỗi sản xuất). Từ năm 2003, các chương trình xúc tiến thương mại cho ngành chế biến đồ gỗ đã được thực hiện, ví dụ Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí cho các hoạt động như tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài, đi khảo sát thị trường và tìm đối tác mua bán sản phẩm và thiết bị sản xuất, mua thông tin và phổ biến cho doanh nghiệp Tuy nhiên, các hoạt động này mới chỉ được thực hiện nhỏ lẻ, không có chiến lược rõ ràng. Do đó, việc tham gia các hội chợ, đặc biệt là hội chợ quốc tế hiện vẫn là do doanh nghiệp tự tham gia, chưa được hướng dẫn hay hỗ trợ hiệu quả. Sự liên kết về thông tin giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam còn yếu, tình trạng phổ biến là doanh nghiệp phải tự tìm thông tin về nguồn cung, về khách hàng. Chưa hình thành kênh thông tin chung nào mà ở đó các doanh nghiệp có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ nguồn cung và cả khách hàng để đạt được những hợp đồng lớn, thu hút được các khách hàng lớn, ổn định. Vì vậy, việc tăng cường hỗ trợ dịch vụ và liên kết kinh doanh trong ngành chế biến gỗ của Việt Nam cần được tích cực thực hiện trong bối 705
  8. cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng (Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). 4.5. Nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ Đặc trưng của ngành CNCB gỗ Việt Nam là sản xuất gắn chặt với nguồn cung nguyên liệu gỗ. Hiện tại, nguyên liệu phục vụ cho ngành CNCB gỗ Việt Nam đang rất khó khăn, chủ yếu đến từ nguồn gỗ nguyên liệu trong nước và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Đối với nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, do Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên từ năm 2014, nên nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ có thể lấy từ nguồn gỗ rừng trồng. Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện có khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ đạt khoảng 60 triệu m3. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt trên 5 triệu m3/năm, tuy nhiên chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật xuất khẩu. Mặt khác, Việt Nam chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp cho nguồn gỗ nguyên liệu trong nước (ví dụ như chứng chỉ của Hội đồng các nhà quản lý rừng FSC ) đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu được cấp chứng chỉ, dẫn đến phải phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu từ nước ngoài (Cục Xúc tiến thương mại, 2015). Việt Nam hiện đang nhập khẩu gỗ từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lào và Campuchia đang là hai nguồn cung chủ yếu, nhưng đang dần cạn kiệt. Giá nhập khẩu của nhiều loại gỗ tăng bình quân từ 5%-7%/năm, đặc biệt gỗ cứng tăng từ 30%-40% đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu là loại có giá trị cao, chất lượng tốt, được sử dụng chủ yếu để chế biến đồ gỗ xuất khẩu (khoảng từ 65%-75%), trong khi đó phần gỗ nguyên liệu nội địa tham gia phục vụ xuất khẩu chỉ đạt khoảng 20%- 23% do chất lượng hạn chế (Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). Gắn với xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế, nhu cầu về nguyên liệu gỗ nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn cung trong nước rất thấp, đã tạo ra thách thức rất lớn đối với ngành chế biến gỗ của Việt Nam. 4.6. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giầy dép, thủy sản (Cục Xúc tiến thương mại, 2015). Trên bình diện quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đứng vị trí thứ hai ở Châu Á và thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2013, Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ 4 thế giới với thị phần chiếm khoảng 4,7%, sau Trung Quốc (34,6%), Ý (9,3%) và Đức (9%) (Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy, 2014). Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam tăng mạnh qua các năm, từ mức 1.931 triệu USD năm 2006 tăng lên đến khoảng 6.841 triệu USD năm 2015, đạt mức tăng bình quân 15,4%/năm trong vòng 10 năm. 706
  9. Bảng 1: Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng của đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2006-2015 Chỉ tiêu Sơ bộ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 /Năm 2015 Giá trị 1.931 2.503 2.654 2.628 3.436 3.957 4.670 5.591 6.232 6.841 (Triệu USD) Tốc độ tăng 24,6 29,6 6,0 0,9 28,1 15,2 18,0 19,7 11,5 9,8 (%) Nguồn: Niên giám thống kê hải quan về hàng hoá xuất nhập khẩu từ 2006-2014; Báo cáo thống kê của Bộ Công thương năm 2015 Mức độ tăng của giá trị và tốc độ tăng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam được thể hiện ở Hình 1 và Hình 2 (xem bên dưới). Hình 1: Giá trị xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam từ 2006-2015 Hình 2: Tốc độ tăng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam từ 2006-2015 Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm 1 là nhóm các sản phẩm đồ gỗ ngoài trời, bao gồm các loại bàn, ghế sân vườn, ghế xích đu làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp các vật liệu khác như nhôm, nhựa, sắt. Đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Nhóm 2 là nhóm sản phẩm đồ gỗ trong nhà, bao gồm các loại bàn, ghế, giường, tủ, giá kê sách, ván sàn làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp các vật liệu khác như da, vải, kim loại. Nhóm hàng này chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Nhóm 3 là nhóm đồ gỗ mỹ nghệ, làm chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên, bao gồm bàn, ghế, tủ và các vật dụng nội thất khác, sử dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm. Nhóm 4 là nhóm sản phẩm dăm gỗ, sản xuất từ gỗ rừng trồng như keo tai tượng, gỗ bạch đàn chiếm 21%-23% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Thị trường xuất khẩu chủ yếu ở Châu Á, gồm Nhật Bản (55,7%), Trung Quốc (35%), Hàn Quốc (5,6%), và Đài Loan (3,7%) (Huỳnh Thị Thu Sương, 2012). 707
  10. Xét về các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm, có sự khác biệt lớn về sản lượng xuất khẩu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với các doanh nghiệp trong nước, do hạn chế về năng suất lao động nên chỉ cung cấp được từ 40-50 container sản phẩm/tháng. Ngược lại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể cung ứng được tới hơn 100 container sản phẩm/tháng. Tính đến kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính cả năm 2013, giá trị xuất khẩu của 20 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất chiếm tới 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Trần Văn Hùng, 2014). Về cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu, sản phẩm từ gỗ là đồ gỗ nội ngoại thất, dăm và thanh gỗ làm nguyên liệu chiếm tới 90% trong cơ cấu xuất khẩu. Trong đó, đồ gỗ nội ngoại thất chiếm tỷ trọng hơn 72%, tốc độ tăng trường xuất khẩu bình quân của hai mặt hàng này trong giai đoạn từ 2000-2010 đạt khoảng 27%/năm; dăm và thanh gỗ làm nguyên liệu chiếm tỷ trọng 18% trong tổng cơ cấu sản phẩm (Huỳnh Thị Thu Sương, 2012, Trần Văn Hùng, 2014). Hình 3: Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012 Về thị trường xuất khẩu, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã được xuất khẩu tới 120 quốc gia trên toàn thế giới. Trong giai đoạn từ 2000-2010, trong, trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm tới 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu), có Hoa Kỳ và Nhật Bản là thành viên của TPP mà Việt Nam vừa ký kết. Hình 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012 708
  11. Xét về hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam với các nước tham gia TPP, kim ngạch xuất khẩu sang các nước này luôn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Trong giai đoạn từ 2010-2014, kim ngạch xuất khẩu sang các nước TPP của Việt Nam đều tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước TPP đạt khoảng 2.015 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,93% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 3.064,56 triệu USD, chiếm tỷ trọng tới 57,84%. Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản luôn là hai quốc gia nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam và giá trị nhập khẩu tăng dần qua các năm. Số liệu tổng hợp đã chỉ ra, thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam rất lớn, đa dạng về nhu cầu, nhưng xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ chú trọng đến một số ít các thị trường có khả năng tiêu dùng cao trên thế giới, điển hình là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tỷ trọng xuất khẩu hiện tại là không cân đối, phụ thuộc lớn vào một số ít thị trường, điều này đã tạo ra những rủi ro tiềm ẩn lớn nếu các thị trường này có biến động. Mặt khác, các thị trường lớn như Hoa Kỳ thường có nhiều các điều kiện chặt chẽ về nguồn gốc hợp pháp của gỗ, có nguy cơ cao trong lạm dụng các biện pháp phòng về thương mại (như chống bán phá giá, chống trợ cấp ), đã tạo ra nhiều rào cản, khó khăn cho xuất khẩu của đồ gỗ của Việt Nam (Cục Xúc tiến thương mại, 2015). Bảng 4: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang một số nước TPP từ 2010 - 2014 2010 2011 2012 2013 2014 T Chỉ tiêu Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ T (Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng USD) (%) USD) (%) USD) (%) USD) (%) USD) (%) Tổng I giá trị 3436 100 3957 100 4670 100 5591 100 6232 100 XK II Giá trị xuất khẩu (XK) với một số nước TPP 1 Canada 84.9 2,15 90 2,27 112.7 2,41 119.22 2,13 154.42 2,48 2 Malaysia 0 0 0 0 0 0 41.79 0,75 56.20 0,90 3 Mexico 0 0 0 0 0 0 3.34 0,06 5.00 0,08 Nhật 4 454.6 11,49 597 15,09 670 14,35 823.87 14,74 952.02 15,28 Bản 5 Niuzilân 0 0 13 0,33 17 0,36 21.85 0,39 28.43 0,46 6 Úc 82.9 2,1 104 2,63 118.3 2,53 128.87 2,30 157.73 2,53 2,011.5 2,234.8 7 Hoa Kỳ 1,392.6 35,19 1,436 36,29 1,785.6 38,24 35,98 35,86 7 9 8 Xingapo 0 0 0 0 0 0 25.09 0,45 15.87 0,25 3604.5 Cộng 2.015 50,93 2240 56,61 2703.6 57,89 3175.6 56,8 57,84 6 Nguồn: Niên giám thống kê hải quan về hàng hoá xuất nhập khẩu từ 2010-2014 5. Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam khi tham gia TPP Số liệu xuất khẩu đồ gỗ trong giai đoạn từ 2000 đến hiện tại đã cho thấy các nước TPP luôn là các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Việc ký kết và tham gia Hiệp định TPP đã đem đến cho ngành CNCB gỗ Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức trong việc 709
  12. tạo dựng những bước đột phá nhằm khai thác và phát triển hơn nữa các thị trường xuất khẩu trọng điểm hiện có, cũng như mở rộng xuất khẩu sang các nước tham gia Hiệp định. 5.1. Cơ hội cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam: Tham gia Hiệp định TPP, ngành CNCB gỗ sẽ được hưởng lợi nhiều do phần lớn các đối tác xuất, nhập khẩu gỗ lớn của Việt Nam tham gia hiệp định như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada Cụ thể: Thứ nhất, ngành CNCB gỗ của Việt Nam có thể tăng khả năng xuất khẩu nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan của các nước tham gia TPP. Thực tế, đa phần các nước tham gia TPP đều thuộc nhóm các nước cam kết áp dụng thuế suất 0%, duy nhất chỉ còn Mê-hi-cô vẫn áp dụng thuế suất từ 5-10% quy định cho từng loại sản phẩm gỗ. Do vậy, đối với việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu, các doanh nghiệp Việt Nam có thể mua từ các nước TPP với thuế suất 0%, đồng thời được công nhận tính hợp pháp của nguyên liệu. Trong 12 nước tham gia TPP, có gần một nửa các quốc gia có gỗ xuất khẩu mà Việt Nam có thể nhập khẩu về trong nước để sản xuất, chế biến như Hoa Kỳ, Niuzilân, Úc, Chile Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các quốc gia này mang lại nhiều lợi ích lớn. Ví dụ, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Hoa Kỳ hoặc Úc, sau quá trình sản xuất, chế biến, tiến hành xuất khẩu ngược lại các thị trường này. Khi đó, các sản phẩm gỗ xuất khẩu vừa đảm bảo được thị trường, vừa có thể đáp ứng được các quy định của nước sở tại về sản phẩm nhập khẩu (ví dụ như không sử dụng gỗ rừng tự nhiên ). Hơn nữa, do được hưởng mức thuế suất 0%, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu có thể rẻ hơn so với giá gỗ nguyên liệu trong nước. Theo đó, sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa hạn chế được việc khai thác gỗ trong nước (Vũ Thành & Tuấn Ngọc, 2015). Các yếu tố này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm được giá thành sản xuất, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm gỗ và đồ gỗ xuất khẩu. Thứ hai, TPP có thể giúp ngành CNCB gỗ Việt Nam gia tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần xuất khẩu. Với ưu đãi thuế quan được hưởng khi xuất khẩu vào các nước TPP, ngành chế biến gỗ Việt Nam còn có được lợi thế về giá so với các đối thủ cạnh tranh (ví dụ Trung Quốc – nước bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ ). Bên cạnh đó, hiện có xu hướng các quốc gia xuất khẩu gỗ lớn có nền kinh tế phát triển, công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại như Đức, Hà Lan đang chuyển dần từ cung cấp các sản phẩm cấp thấp sang phân khúc cung cấp các sản phẩm cao cấp. Theo đó, các đơn hàng cho sản phẩm ở phân khúc trung bình trở xuống đang tập trung về các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam được xem xét nhiều nhất (Tuấn Trường, 2015). Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt nam tận dụng và gia tăng đơn hàng xuất khẩu. Một lợi thế khác có được khi tham gia TPP là các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada , có cơ hội tiếp cận thị trường dịch vụ và đầu tư các nước của TPP. Đây cũng là những kênh tiêu thụ mới, nhiều tiềm năng mà doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh trạnh hơn hẳn so với các quốc gia chưa có quan hệ hiệp định thương mại tự do với các nước TPP (Bộ Công thương, 2016; Thế Vinh, 2016). 710
  13. Thứ ba, tham gia TPP sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường quan hệ thương mại với nhóm các nước cùng tham gia hiệp định; cơ hội để gia nhập chuỗi cung ứng gỗ toàn cầu, qua đó tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia này vào ngành chế biến gỗ. Dòng vốn đầu tư tiềm năng này kết hợp với dòng vốn ODA và vốn FDI từ các nước tham gia TPP có thể giúp Việt Nam gia tăng nguồn vốn đầu tư cho chế biến gỗ và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc các nước trong TPP được hưởng chính sách thuế ưu đãi cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu các thiết bị công nghệ mới, với thuế suất chỉ khoảng 3-4% thay vì mức thuế từ 17-20% hiện tại. Theo đó, các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản trị chuyên nghiệp của các quốc gia phát triển, từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam (Vũ Thành & Tuấn Ngọc, 2015). Ngoài những cơ hội có được thông qua tự do hóa thương mại, những lợi thế có từ sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, vị trí địa lý thuật lợi, chi phí lao động thấp và lực lượng lao động có khả năng thích nghi sẽ là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNCB gỗ Việt Nam. Tổng hợp lại, tham gia TPP đã mang lại nhiều cơ hội và lợi thế, do đó tận dụng được hết những cơ hội này sẽ giúp ngành CNCB gỗ của Việt Nam gia tăng xuất khẩu, tăng trưởng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ. Tuy vậy, đi cùng với những cơ hội có được, ngành CNCB gỗ của Việt Nam cũng đồng thời phải đối mặt với những thách thức lớn. 5.2. Thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam: Ngành CNCB gỗ của Việt Nam, với những hạn chế hiện hữu, sẽ phải đối phó với nhiều thách thức khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Các thách thức chủ yếu là: Thứ nhất, thách thức liên quan đến các điều khoản đã được ký kết về quy tắc xuất xứ (ngành gỗ Việt Nam sẽ phải tuân thủ tỷ lệ 55% bắt buộc nội địa hóa gỗ nguyên liệu) và quy tắc về môi trường (khai thác gỗ hợp pháp). Đây là một thách thức rất lớn do ngành CNCB gỗ Việt Nam hiện tại đang phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu nội địa rất thấp. Mặc dù Việt Nam có khoảng 3,2 triệu ha rừng trồng với sản lượng khai thác đạt khoảng 5 triệu m3/năm, nhưng diện tích rừng đạt chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (FSC) – đáp ứng quy định của TPP về đồ gỗ xuất khẩu phải có nguồn gốc hợp pháp - chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ có khoảng 180.000 ha). Hơn nữa, lượng gỗ này chủ yếu là keo và bạch đàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cả về khối lượng và chất lượng (Cục Xúc tiến thương mại, 2015). Chính vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp gỗ Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác, với mức tăng trưởng nhập khẩu trung bình lên tới 13,8%/năm trong giai đoạn 2007-2013. Hiện tại, khoảng 80% nguyên liệu gỗ được sử dụng trong ngành CNCB gỗ phải nhập khẩu, chiếm đến 30-40% trong giá thành sản phẩm (La Hoàn, 2015). Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 3,4 triệu m3 gỗ nguyên liệu (gỗ tròn và gỗ xẻ) từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị nhập khẩu lên tới gần 1,72 tỷ USD. Các quốc gia xuất khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam là Lào, 711
  14. Campuchia, Trung Quốc , phần lớn các quốc gia này chưa có chứng chỉ FSC và rất ít trong số này là các quốc gia nội khối TPP (Goviet, 2015; La Hoàn, 2015). Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu đã hạn chế giá trị gia tăng của ngành gỗ Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành rơi vào tình trạng có doanh thu xuất khẩu cao nhưng lợi nhuận thấp (La Hoàn, 2015). Đặc biệt, với tỷ lệ gỗ nhập khẩu/tổng sản lượng gỗ sản xuất lớn và nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu xuất xứ từ các nước không phải là thành viên TPP, ít có chứng chỉ nguồn gốc hợp pháp, dẫn đến việc đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa 55% gỗ nguyên liệu và đáp ứng quy tắc về môi trường là cực kỳ khó khăn cho ngành CNCB gỗ Việt Nam (Tuấn Trường, 2015). Một thách thức khác đi cùng với việc phụ thuộc vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đó là chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng do nguồn cung đang dần cạn kiệt. Nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu thô chủ yếu cho Việt Nam là Lào và Campuchia hiện đang dần cạn kiệt. Hơn nữa, các bạn hàng cung cấp gỗ nguyên liệu thô chủ yếu cho Việt Nam (Lào, Myanmar và Indonesia) đã cấm xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu gỗ thô. Do vậy, Việt Nam phải nhập khẩu gỗ đã qua sơ chế với giá thành cao hơn (Chu Quỳnh, 2014). Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ vừa và nhỏ của Việt Nam; nhiều doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc có lợi nhuận rất thấp mặc dù có nhiều đơn hàng xuất khẩu. Đây cũng là một trở ngại lớn và có thể làm chậm sự phát triển của ngành CNCB gỗ nếu như Việt Nam không có chiến lược tốt trong phát triển nguồn nguyên liệu (La Hoàn, 2015). Thứ hai, thách thức do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn mà ngành CNCB gỗ của Việt Nam phải đối mặt ở cả cấp độ quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Xét dưới góc độ quản lý nhà nước, sẽ xuất hiện sự cạnh tranh giữa chính phủ các nước tham gia TPP trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ và kiến tạo môi trường kinh doanh thúc đẩy ngành CNCB gỗ phát triển. So sánh với các nước thành viên TPP là những nước phát triển, có nền kinh tế mạnh và có thể chế chính sách hỗ trợ và môi trường kinh doanh tương đối hoàn chỉnh, Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn khi mới chỉ là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, thiếu các chính sách hỗ trợ thúc đẩy và phát triển ngành CNCB gỗ, dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành (Linh Sơn, 2014). Những thiếu hụt đó là: Thiếu quy hoạch cho phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam, đặc biệt là quy hoạch phát triển nhóm các sản phẩm gỗ chủ lực mà Việt Nam có thế mạnh; sự không hợp lý trong phân bố các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu (chủ yếu tập trung ở phía Nam), chưa kết nối được mạng lưới chế biến gỗ trên cả nước; thiếu có hệ thống chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, xã hội cho gỗ nguyên liệu Dưới góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp gỗ trong nước sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp gỗ nội khối TPP. Các nước nội khối TPP phần lớn là các quốc gia phát triển, có nhiều doanh nghiệp gỗ có quy mô lớn, mạnh về tài chính và công nghệ, có kỹ năng quản trị tiên tiến, năng suất lao động khá cao, sản phẩm sản xuất ra có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt cung cấp cho phân khúc thị trường trung và cao cấp, và rất giàu kinh nghiệm trên thị trường xuất nhập khầu đồ gỗ quốc tế (Tạp chí chứng khoán, 2015; Vũ Thành & Tuấn Ngọc, 2015). Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, quy trình sản xuất còn lạc hậu, trình độ công nghệ, kỹ quản trị kinh doanh, kỹ năng tiếp thị dịch vụ còn thấp, trình tay nghề của người lao động thấp, năng suất lao động không cao , dẫn đến sản 712
  15. phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất ra đều chỉ nằm ở phân khúc thấp, có thiết kế và mẫu mã kém ít tạo thoải mái cho người sử dụng, sản phẩm làm ra khó thuyết phục khách hàng (Tuấn Trường, 2015). Thực tế, hoạt động sản xuất và chế biến gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nằm ở khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hầu hết các doanh nghiệp chưa có mạng lưới phân phối sản phẩm ở nước ngoài, phải xuất khẩu sản phẩm thông qua trung gian là những tập đoàn bán lẻ (chiếm 90% lượng sản phẩm); thực hiện gia công và nhận mẫu mã sản phẩm theo thiết kế và hợp đồng đặt hàng của các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, công nghệ sản xuất, chế biến hiện tại còn thô sơ, mang nặng tính thủ công. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện chỉ dừng lại ở khâu gia công nguyên liệu trong khi phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Theo đó, phần giá trị lợi nhuận dành cho doanh nghiệp bị giảm (chỉ còn khoảng 5% giá trị xuất khẩu), hạn chế khả năng tích lũy tài chính của doanh nghiệp (La Hoàn, 2015). Mặt khác, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam còn phải đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp nội khối TPP ngay tại thị trường trong nước. Với những cam kết tạo sân chơi bình đằng, thuế suất bằng 0, chất lượng sản phẩm đủ tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các sản phẩm gỗ nước ngoài có thể vào Việt Nam với chất lượng tốt, giá thành rẻ, sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm trong nước (Phạm Lưu, 2015). Xuất hiện nguy cơ các doanh nghiệp gỗ Việt Nam mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp gỗ nội khối TPP. Hiện trạng này đã chỉ ra, khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam ở thời điểm hiện tại còn có khoảng cách lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành thuộc các nước phát triển là thành viên TPP. Thứ ba, thách thức đến từ sự thay đổi của nhu cầu của thị trường thế giới và trong nước. Ở thị trường quốc tế, nhu cầu đang chuyển dần từ sản phẩm gỗ nội thất sang ngoại thất, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải điều chỉnh về chất lượng cũng như các thiết kế sản phẩm (La Hoàn, 2015) – một thách thức lớn trong cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ và quy trình sản xuất kém tiên tiến. Ở thị trường trong nước, một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao có tâm lý thích sử dụng hàng nhập khẩu hơn hàng sản xuất nội địa. Thêm vào đó, một số thương hiệu của nước ngoài đang gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua việc nhượng quyền thương hiệu, hoặc liên doanh liên kết sản xuất ra sản phẩm cung ứng cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu (Mai Phương, 2015). Những sự thay đổi này đặt ra yêu cầu khắt khe bắt buộc các doanh nghiệp gỗ Việt Nam phải đối đổi mới, tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu thị trường. Thứ tư, thách thức liên quan đến những ưu đãi về thuế quan trong TPP, các doanh nghiệp gỗ vừa và nhỏ của Việt Nam có thể bị các doanh nghiệp nước ngoài không thuộc nội khối TPP thôn tính và lợi dụng. Thực tế khi Việt Nam bắt đầu đàm phán tham gia TPP, nhiều doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc, Đài Loan tiến hành tìm kiếm để mua lại các doanh nghiệp, hoặc các nhà xưởng đang gặp khó khăn về sản xuất hoặc tài chính. Sau khi mua lại, các doanh nghiệp này có thể nhập các bán thành phẩm vào Việt Nam để hoàn thiện, sau đó xuất khẩu sang các nước nội khối TPP để hưởng lợi về thuế. Khi đó, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá do khối lượng xuất khẩu tăng đột biến, trong khi lợi ích thực tế thu được không nhiều. Thách thức này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp (Mai Phương, 2015). 713
  16. 6. Một số giải pháp giúp ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức đến từ TPP 6.1. Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý Nhà nước: Thứ nhất, để thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh và bền vững, tận dụng được tối đa các cơ hội và hạn chế các thách thức do TPP mang lại, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ tăng cường nhận thức về các nội dung của Hiệp định TPP, đặc biệt là các nội dung liên quan đến thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ và môi trường – những nội dung có liên quan trực tiếp đến ngành gỗ của Việt Nam. Bên cạnh đó, giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về các bộ quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế liên quan đồ gỗ (ví dụ: Chứng chỉ quản lý rừng bền vững - FSC ). Đối với gỗ nội địa, cần đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện các kế hoạch mở rộng diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ rừng FSC nhằm bảo đảm đáp ứng được nhu cầu về gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp cũng như nguồn gốc xuất xứ sản phẩm gỗ trong nước. Đối với gỗ nhập khẩu, cần bảo đảm xuất xứ hợp pháp thông qua việc kiểm soát chặt chẽ danh sách các nước xuất khẩu gỗ có chứng nhận FSC, hợp pháp để nhập khẩu, đáp ứng các cam kết trong TPP. Thứ hai, xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và vùng nguyên liệu, quy hoạch phát triển nhóm các sản phẩm chủ đạo làm cơ sở cho các doanh nghiệp có định hướng trong đầu tư phát triển; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư thiết bị, đầu tư trồng cây gỗ lớn với thời gian vay, trả nợ phù hợp thời gian sinh trưởng và phát triển của cây; có biện pháp để giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu Thứ ba, chủ động nguồn gỗ nguyên liệu thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ và người trồng rừng, để trồng và khai thác rừng hợp pháp. Ví dụ như tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vốn cho hộ gia đình nhỏ lẻ trồng rừng đúng quy định của pháp luật quốc tế, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, tận dụng lợi ích mà các hiệp định thương mại mang lại. Trong dài hạn, ngoài kế hoạch trồng mới, các cơ quan quản lý có liên quan phải rà soát các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô lớn; đầu tư kỹ thuật, công nghệ cao để nghiên cứu, tuyển chọn giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường kiểm soát nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, ngăn chặn việc trốn thuế và không kê khai xuất xứ gỗ để đảm bảo uy tín của gỗ và sản phầm từ gỗ Việt trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho ngành gỗ trong nước chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất và phát triển bền vững. Thứ tư, thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách đã được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành chế biến gỗ như đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013, và đề án “Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014. Theo đó 714
  17. Đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” định hướng tập trung xây dựng các vùng cung cấp nguyên liệu tập trung gắn với các trung tâm chế biến gỗ và đồ gỗ; quản lý bền vững và có hiệu quả tổng diện tích rừng sản xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha; thực hiện các biện pháp trồng rừng và khai thác hiệu quả để hình thành rừng gỗ lớn thay thế nhập khẩu. Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức sản xuất liên kết, tập trung hóa, tổng hợp hóa trong công nghiệp chế biến gỗ sẽ được phát triển như: Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế; lấy các doanh nghiệp mạnh hiện có làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, sẽ kiến nghị xem xét và sửa đổi bổ sung các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên kết sản xuất với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, hình thành tác dụng lan tỏa đến các doanh nghiệp Việt Nam khác trong vùng. Đề án “Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020” có mục tiêu tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai thác bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ rừng tự nhiên cho tiêu dùng trong nước và từng bước thay thế gỗ nhập khẩu sau năm 2020. Đồng thời, tăng cường kiểm soát khâu chế biến, mua bán gỗ để ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, sử dụng gỗ bất hợp pháp; rà soát, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, chỉ cho phép hoạt động đối với các cơ sở đúng quy hoạch, có nguồn nguyên liệu ổn định và bảo đảm hệ thống sổ sách đáp ứng cho công tác truy xuất, kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp; hạn chế hình thành mới đối với các cơ sở chế biến, mua bán gỗ; giải tỏa và không hình thành mới các cơ sở chế biến gỗ ở trong rừng và gần rừng tự nhiên; cương quyết đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở chế biến gỗ vi phạm pháp luật nghiêm trọng 6.2. Nhóm giải pháp liên quan đến doanh nghiệp: Thứ nhất, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu. Đây chính là yếu tố quyết định giúp sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường và phát triển bền vững. Bên cạnh việc đầu tư lâu dài cho vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng tối đa nguồn gỗ nguyên liệu sẵn có trong nước như gỗ mít, xoài, điều Thứ hai, để đáp ứng cam kết trong TPP về tỷ lệ 55% gỗ nguyên liệu nội địa, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu gỗ theo hướng chuyển đổi nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu sang các nước là thành viên nội khối TPP - một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Trên thực tế, các nước thành viên TPP như Canada, Úc, NiuZilan, Hoa Kỳ đều có kim ngạch xuất khẩu gỗ hằng năm ở mức cao trong khu vực. Trong khu vực Châu Á, với vị trí địa lý gần cạnh và kim ngạch xuất khẩu gỗ lên đến 2,9 tỷ USD (năm 2014), Malaysia có thể là một nguồn cung gỗ nguyên liệu tiềm năng cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thể lựa chọn hướng đi khác để tránh những quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đó là việc sử dụng gỗ nhân tạo (gỗ công nghiệp). Theo cam kết, khi xuất khẩu sản phẩm nội thất gỗ, doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc khai thác từ cánh rừng nào, là gỗ rừng trồng hay gỗ tự nhiên. Nếu sử 715
  18. dụng gỗ nguyên liệu nhân tạo từ nguồn rừng trồng, các doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro pháp lý khi xuất khẩu sản phẩm. Một số các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ như Thái Lan, Malaysia đã thu được lợi nhuận lớn khi sử dụng gỗ công nghiệp làm gỗ nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Đây cũng là một giải pháp khá phù hợp với hiện trạng của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội có được từ TPP. Thứ ba, các doanh nghiệp cần chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến máy móc để tăng năng suất, nâng cấp chất lượng sản phẩm, đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre, quế, hồi Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trình độ cán bộ quản lý, kỹ năng tay nghề người lao động) để khai thác hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất Thứ tư, các doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh việc trồng rừng để chủ động nguồn gỗ nguyên liệu, các doanh nghiệp cần tham gia bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá theo quy định quốc tế về xuất xứ, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu. Thứ năm, trên cơ sở công nghệ sản xuất, trình độ tay nghề của cán bộ, công nhân, căn cứ thị hiếu thị trường tiêu thụ để các doanh nghiệp xác định các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng chế biến cao (ví dụ: ván nhân tạo), giảm dần việc xuất khẩu sản phẩm sơ chế (ví dụ: dăm gỗ); tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, tập trung đầu tư để nâng cao trình độ của đội ngũ tiếp thị, giúp họ có khả năng phát hiện nhanh, chính xác nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Thứ sáu, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sản phẩm, đầu tư xây dựng các trung tâm thiết kế mỹ thuật sản phẩm để có thể tạo ra nhiều mẩu mã, chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng; xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối sản phẩm ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Thực tế thị trường đã chỉ ra, cạnh tranh giữa các sản phẩm đồ gỗ khổng chỉ thông qua giá bán, mà còn cạnh tranh cả các yếu tố phi giá như chất lượng, mẫu mã, giao dịch, kỹ năng thương mại Do đó, các doanh nghiệp phải xác định được những điểm quan trọng để có được các cách thức kinh doanh phù hợp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cần phải liên kết lại, tập trung vốn, công nghệ, lao động, thiết kế, chia sẻ thông tin về thị trường, bạn hàng để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu ở các phân khúc trung và cao cấp. 7. KẾT LUẬN Trên cơ sở đánh giá các cơ hội và thách thức do TPP mang đến cho ngành CNCB gỗ Việt Nam, nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp giúp ngành CNCB gỗ Việt Nam tận dụng các cơ hội và lợi thế có được, đồng thời vượt qua được những thách thức do TPP mang lại. Tính hữu ích của các nhóm giải pháp này sẽ được phát huy tối đa khi có sự hỗ trợ, tham gia tích cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như nỗ lực từ chính các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam. 716
  19. 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bnews (2015) Hoàn tất đàm phán Hiệp định lịch sử TPP, tham khảo ngày 01/3/2016 tại Cục Xúc tiến thương mại (2015) Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ tháng 7/2015. Goviet (2015) Xuất nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam năm 2014, tham khảo ngày 02/3/2016 tại La Hoàn (2015) Cơ hội và thách thức trong phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam, tham khảo ngày 05/3/2016 tại Trung tâm hỗ trợ và hội nhập WTO Thành phố Hồ Chí Minh (HCC-WTO) (2015) Những dấu mốc chính trong lộ trình đàm phán TPP, tham khảo ngày 02/3/2016 tại Minh Khoa (2015) Toàn văn bản tóm tắt Hiệp định TPP bằng tiếng Việt, tham khảo ngày 01/3/2016 tại Phạm Lưu (2015) Trước thềm TPP, doanh nghiệp ngành gỗ tăng tốc đón thời cơ, tham khảo ngày 06/3/2016 tại Hà Văn Hội (2015) Tham gia TPP: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 31, số 1(2015), 1-10. Trần Văn Hùng (2014) Nâng cao năng lực cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 18(28), tháng 9-10/2014. Chu Quỳnh (2014) Xuất khẩu gỗ Việt Nam: Cơ hội và thách thức, tham khảo ngày 11/3/2016 tại Mai Phương (2015) Gỗ chờ “chớp” cơ hội từ TPP, tham khảo ngày 05/3/2016 tại Linh Sơn (2014) Ngành gỗ trước TPP: Nhiều thách thức nhưng phòng bị yếu, tham khảo ngày 10/3/2016 tại Huỳnh Thị Thu Sương (2012) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Tạp chí chứng khoán (2015) Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP): Nắm bắt cơ hội, đương đầu thách thức, số ấn phẩm 204, xuất bản ngày 15/10/2015. Phương Thanh Thuỷ (2015) Tóm tắt Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược Thái Bình Dương, tham khảo ngày 05/3/2016 tại Nguyễn Thu Trang & Phan Minh Thủy (2014) Báo cáo nghiên cứu hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ, Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Vũ Thành & Tuấn Ngọc (2015) Ngành gỗ và bái toán xuất khẩu khi tham gia TPP, tham khảo ngày 08/3/2016 tại Tuấn Trường (2015) Ngành gỗ Việt Nam méo mặt vì quy định từ TPP?, tham khảo ngày 11/3/2016 tại: Bộ Công thương (2016) Hiệp định TPP – Cơ hội, thách thức và giải pháp chiến lược, tham khảo ngày 25/2/2016 tại Lê Thị Ánh Tuyết & Huỳnh Thế Nguyễn (2014) Cơ hội và thách thức cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi triển khai quy tắc xuất xứ theo Hiệp định TPP, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 15(25), tháng 3-4/2014. Thế Vinh (2016) Ngành gỗ nhắm thị trường TPP, tham khảo ngày 05/3/2016 tại 717