Hình ảnh đôi đũa trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản

pdf 5 trang Gia Huy 2410
Bạn đang xem tài liệu "Hình ảnh đôi đũa trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhinh_anh_doi_dua_trong_van_hoa_am_thuc_viet_nam_va_nhat_ban.pdf

Nội dung text: Hình ảnh đôi đũa trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản

  1. HÌNH ẢNH ĐÔI ĐŨA TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN Võ Thị Hoài Ngọc, Quách Ngọc Trang, Vũ Trần Mai Thy Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Kim Chi, CN. Nguyễn Thị Thúy Vi TÓM TẮT Hình ảnh đôi đũa xuất hiện trong văn hóa dùng đũa của các nước phương Đông: đôi đũa ở nông thôn, đô thị, đôi đũa trong phong tục tập quán Bên cạnh đó là hình ảnh đôi đũa ưới bình diện ứng xử trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và những ảnh hưởng của việc khai thác đũa đối với môi trường tự nhiên. Về “ ình ảnh đôi đũa trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản” có nét tương đồng và khác biệt thể hiện ý nghĩa sâu sắc cùng với những triết lý và bài học về tình đoàn kết, tình cảm gia đình Từ khóa: Ẩm thực, dùng đũa, đôi đũa, phong tục, văn hóa. 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐÔI ĐŨA VIỆT NAM - NHẬT BẢN Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thuộc nền văn minh lúa nước chính là những người đã phát minh ra đũa và đã tồn tại song song với văn hóa người Việt ta trên 4000 năm lịch sử, trở thành biểu tượng cho một nền văn minh lâu đời và đáng tự hào. Việc dùng đũa ở Nhật xuất hiện vào thế kỷ thứ VII do du nhập từ Trung Quốc qua ngả Triều Tiên. Bênh cạnh đó, đũa Việt Nam và Nhật Bản có những nét khác nhau về: lịch sử, hình thức, chủng loại, cách dùng, nghi thức và triết lý. Hình 1. Cách dùng đũa của người Việt Nguồn: 2850
  2. Hình 2. Cách dùng đũa của người Nhật Nguồn: 5 HÌNH ẢNH ĐÔI ĐŨA DƯỚI BÌNH DIỆN NHẬN THỨC VÀ TỔ CHỨC 2.1 Văn hóa dùng đũa của các nước phương Đông Nhiều quốc gia châu Á nổi tiếng với truyền thống dùng đũa, và mỗi vùng có mỗi yêu cầu, mỗi nguyên tắc khác nhau khiến các du khách phương Tây phải "chóng mặt". Không kể đến những khó khăn khi huấn luyện đôi tay đã quen dùng dao và nĩa chuyển sang dùng đũa, còn có biết bao nhiêu nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo. (1) Trong văn hoá truyền thống của Trung Quốc có những điều cấm kị như: xiên đồ ăn bằng đũa sẽ bị coi là bất lịch sự; dùng đũa bới để chọn thức ăn được cho là khiếm nhã và thiếu văn minh vì nó giống như bạn đang “đào mộ” vậy; gõ đũa lên miệng bát giống như là một người hành khất đang cố gây chú ý để cầu xin sự thương hại của người qua đường; (2) Trong văn hoá Đài Loan có những điều cấm kị như: không cắn đũa hay ngậm đũa trong miệng quá lâu; không dùng đũa để gắp thức ăn trong bát súp; không đặt đũa trên bàn dù đã dùng bữa xong hay chưa thì vẫn nên cầm đũa hay đặt đũa trên miệng bát cơm của mình; (3) Trong văn hóa Việt Nam có những điều cấm kị như: không để hai chiếc đũa trong một đôi đũa thành hình chữ V sau khi ăn xong vì điều này dự báo điềm chẳng lành; không gắp thức ăn lên và ăn ngay, thay vào đó, bạn nên gắp thức ăn vào bát của mình trước, sau đó mới ăn phần thức ăn đó; không ngậm đũa trong miệng trong khi đang chọn thức ăn; không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm; không xoay đũa trong không khí trong khi đang quyết định ăn món gì trước; không dùng đũa lục lọi trong đĩa thức ăn, hành động chọc và hất thức ăn để tìm miếng ngon nhất khiến người khác cảm thấy bạn rất bất lịch sự; không dùng đũa để chỉ vào bất cứ thứ gì ngoài thức ăn; không cắn hay mút đũa; không dùng đũa như một con dao để xẻ thịt hoặc thức ăn khác; không cắm đũa thẳng đứng trên bát cơm là điềm xấu, hành động này chỉ được thực hiện trong nghi lễ thờ cúng người chết; không sử dụng đũa như một cây tăm xỉa răng khổng lồ; không để chéo hai chiếc đũa trên mặt bàn ăn; 2851
  3. (4) Trong văn hóa Nhật Bản có những điều cấm kỵ như: không cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm của bạn, điều này gần như là cấm kị trong bữa ăn, vì người ta chỉ cắm thẳng đũa vào tô cơm trong tang lễ; không gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của bạn; không chà sát đũa dùng một lần; không cầm đũa khi mời cơm; không nắm đũa như thìa; không dùng đũa để chỉ người khác; không dùng đũa để xiên thức ăn; 2.2 Hình ảnh đôi đũa dưới bình diện tổ chức đời sống tập thể (1) Cây tre: loài cây gắn bó lâu đời ở Việt Nam và cả Nhật Bản, loài cây mộc mạc mà rắn chắc được người dân vùng nông thôn Việt Nam và Nhật Bản sử dụng để làm nên những đôi đũa tre đơn giản mà tinh tế. Vật dụng không thể thiếu trong mỗi bữa cơm hằng ngày. Đôi đũa tre không cao sang nhưng đã nói lên cái đơn sơ mộc mạc mang hàm ý sâu sắc về tình cảm gia đình, tình chồng vợ và sự đoàn kết bình đẳng giữa nền văn hóa Việt Nam cũng như Nhật Bản. Đôi đũa tre đã trở thành một người bạn bình dân không thể thiếu và hiện hữu trong đời sống của con người ở nông thôn. (2) Đôi đũa ở đô thị Việt Nam và Nhật Bản được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, bạc, nhựa. Và trang trí cầu kì, sắc sảo hơn tùy từng mức giá thành từ thấp đến cao, từ những đôi đũa dùng hằng ngày đến đũa làm quà tặng sẽ được chế tạo và trang trí thật đẹp. 2.3 Hình ảnh đôi đũa dưới bình diện tổ chức đời sống cá nhân (1) Hình ảnh đôi đũa trong phong tục Việt Nam: Theo quan niệm văn hóa của UNESCO, đôi đũa là di sản văn hóa hữu thể (Tangible) nhìn thấy được, còn tín ngưỡng, ý nghĩa sử dụng đũa và các câu ca dao chung quanh đôi đũa là di sản văn hóa vô hình hay vô thể (Intangible) không nhìn, sờ thấy được. (2) Hình ảnh đôi đũa trong phong tục Nhật Bản: Đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ. Đũa trong tiếng Nhật được gọi là ‘ ashi’, cũng có thể được hiểu là cây cầu bắc qua sông. Nguyên gốc của từ ‘ ashi’ được sử dụng để chỉ việc kính dâng lễ vật lên các vị Thần – nối liền cuộc sống ấm no của con người với các Đấng Tối cao. 3 HÌNH ẢNH ĐÔI ĐŨA DƯỚI BÌNH DIỆN ỨNG XỬ 3.1 Ảnh hưởng của việc khai thác đũa trong môi trường tự nhiên Người Nhật làm đũa chủ yếu từ tre và gỗ. Ngày nay, chất liệu đũa đã được đa dạng hơn như gỗ sồi, gỗ sakura, gỗ tuyết tùng Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ thể thẩm mỹ gắn liền với phong tục, tập quán. Thành phố Obama nằm ở tỉnh Fukui được biết đến là nơi sản xuất chính của những đôi đũa truyền thống Nhật Bản. Những đôi đũa mà họ tạo ra có nhiều màu sắc khác nhau, với lớp phủ sơn mài tự nhiên. Người Nhật chế tác ra nhiều loại đũa có chất lượng khác nhau, những đôi đũa được làm bằng những nguyên liệu gỗ quý sẽ phần nào ảnh hưởng đến việc tàn phá cây rừng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong tự nhiên. 2852
  4. 3.2 Hình ảnh đôi đũa dưới bình diện ứng xử với môi trường xã hội Thông thường, việc chuẩn bị bữa ăn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và điều kiện nhân lực của gia đình, nhưng hầu hết do nữ giới đảm nhận. Trước kia, trong gia đình Việt Nam và Nhật Bản truyền thống, cứ đến bữa chính trong ngày, tất cả các thành viên có mặt ở nhà cùng ăn uống, ít khi có hiện tượng “người ăn trước, kẻ ăn sau”. Cách phân chia vị trí trong bữa ăn cũng được chú trọng, song chủ yếu trong các dịp đặc biệt thuộc phạm vi cộng đồng như lễ, tết, cưới xin, tang ma. Ở các gia đình, vị trí ngồi ăn có phân biệt nhưng không quá chặt chẽ, nhưng khi có khách, vị trí trang trọng (chính giữa) thường dành cho khách. Trong một gia đình, mọi người thường ăn cùng mâm (ở Nhật Bản là bàn vuông hay hình chữ nhật thấp chân, còn ở Việt Nam ăn trên bàn cao, trên chiếu, nền nhà ) nhưng con gái và con dâu luôn là người xới cơm cho cả gia đình. Tại Việt Nam, nam nữ khi ăn có thể ngồi ghế, xếp bằng (nam giới), dịch hông sang bên (nữ giới). Ở Nhật Bản, nam giới thường ngồi xếp bằng, nữ giới ngồi quì hoặc dịch hông sang bên. Trước khi ăn, mọi người mời nhau bằng một câu mời chung chứ không mời từng người như ở Việt Nam. Trong những dịp sinh hoạt cộng đồng tại Nhật Bản, trước khi ăn mọi người cùng cúi đầu (hoặc vừa cúi đầu vừa chắp hai tay trước ngực) đồng thanh mời nhau một nhịp. Ở Việt Nam, khi ăn tránh phát ra tiếng kêu to, nhất là khi ăn các món mì sợi, trong khi đó, người Nhật xem việc này là bình thường bởi ăn như thế mới ngon, như một hình thức ca ngợi gián tiếp người chế biến món mì vậy. 4 KẾT LUẬN Từ những đặc điểm và hình ảnh đôi đũa ở các nước phương Đông nói chung, ở Nhật Bản và Việt Nam nói riêng, càng cho chúng ta thấy rõ ràng đôi đũa như một điều không thể thiếu trong cuộc sống con người nơi đây. Hàng trăm đôi đũa với màu sắc, kích cỡ, hoa văn và chất liệu khác nhau ưới sự tài hoa và tinh tế của các nghệ nhân. Mỗi đôi đũa thực sự là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và vô cùng độc đáo của những nghệ nhân – nghệ sĩ Nhật Bản đã thổi hồn vào một vật dụng rất đỗi đời thường và quen thuộc, khiến cho mỗi đôi đũa cũng mang cảm xúc và chiều sâu văn hóa. Trong thời đại toàn cầu hoá, hiện đại hoá hôm nay, ch ng ta sẽ học hỏi, thu thập được nhiều điều mới lạ từ trong văn hoá ẩm thực của các nền văn hoá khác và chính văn hoá ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản đã và sẽ phát huy tác dụng của mình không chỉ ở riêng mỗi đất nước mà cả ở các khu vực khác nhau trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Nguyễn Quang Lê (08/2003) “Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam”, Nxb. Văn hóa Thông tin. [2] HTS. Phan Văn Hoàn (2006), “Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội. [3] Nguyễn Thị Diệu Thảo (09/2015) “Ẩm thực Việt Nam và thế giới”, Nxb. Phụ nữ. [4] FBLJ (09/2015) “Chuyên gia bếp Nhật”, Nxb. Hồng Đức. [5] Laure Kié (2019) “Nhập môn ẩm thực Nhật - Mì Nhật - Ramen, Soba, U on”, Nxb. Thế giới. 2853
  5. [6] Lịch sử hình thành và phát triển đôi đũa của Việt Nam, ia.ogr/wiki/Đũa [7] Lịch sử hình thành và phát triển đôi đũa Nhật Bản, 箸 [8] Quá trình sử dụng đũa của người Việt, cua-nguoi-viet.html [9] Lịch sử hình thành đôi đũa Nhật Bản, nguoi-nhat-ban-518.html?fbclid=IwAR36HaLcBJu- DJaXGsrA_9o15oyxsp2OXZBUyiIQBerx4KHuo6FXaSDjI [10] Hình ảnh đôi đũa trong phong tục Nhật Bản, thuc-nhat-ban-ma-ban-can-biet-n3009.html 2854