Học phần thống kê kinh tế - Bài 1: Những vấn đề chung của thống kê kinh tế

pdf 40 trang Gia Huy 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Học phần thống kê kinh tế - Bài 1: Những vấn đề chung của thống kê kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoc_phan_thong_ke_kinh_te.pdf

Nội dung text: Học phần thống kê kinh tế - Bài 1: Những vấn đề chung của thống kê kinh tế

  1. HỌC PHẦN THỐNG KÊ KINH TẾ THÔNG TIN CHUNG 1
  2. Thông tin về giảng viên • Giảng viên: • Địa chỉ: . • Website: • Số điện thoại liên lạc: • Địa chỉ email: 2
  3. Kế hoạch giảng dạy STT Nội dung 1 Bài 1 – Những vấn đề chung của thống kê kinh tế 2 Bài 2 – Thống kê dân số và lao động 3 Bài 3 – Thống kê của cải quốc dân 4 Bài 4 - Thống kê Giá trị sản xuất 5 Bài 5 - Thống kê Tổng sản phẩm trong nước 6 Bài 6 – Bảng cân đối liên ngành 7 Bài 7 – Thống kê năng suất Kiểm tra 3
  4. Phương pháp đánh giá học phần • Cơ cấu điểm:  Đánh giá của giảng viên: 10%  Điểm kiểm tra: 30% (01 bài kiểm tra)  Điểm thi hết học phần: 60% • Điều kiện được dự thi hết học phần: Điểm 10% >=5; Điểm kiểm tra >=3 • Yêu cầu khác của giảng viên đối với người học: 4
  5. Nội dung tổng quát • Là môn học nghiên cứu phương pháp luận xây dựng và tích toán hệ thống chỉ tiêu đo lường nền kinh tế quốc dân • Mục tiêu: – Trang bị cho học viên toàn cảnh bức tranh nền kinh tế quốc dân vừa tổng quát vừa chi tiết bằng hệ thống chỉ tiêu thống kê định lượng nền kinh tế – Trang bị cho học viên phương pháp tính, phân tích và ý nghĩa của từng chỉ tiêu thống kê cũng như nguồn số liệu có thể khai thác, thu thập 5
  6. HỌC PHẦN THỐNG KÊ KINH TẾ BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ KINH TẾ 6
  7. Nội dung 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 2. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu 3. Tổ chức thống kê kinh tế ở Việt Nam 4. Tổng quan về SNA 5. Các phân tổ chính của thống kê kinh tế 7
  8. 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu • Nhiệm vụ của TKKT • Phương pháp nghiên cứu 8
  9. Đối tượng nghiên cứu của Thống kê học Là mặt lượng trong sự xác định về mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn, nghiên cứu cấu trúc, sự phân bố và vị trí của chúng trong không gian, sự biến động theo thời gian để chỉ ra bản chất và tính quy luật vốn có của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. 9
  10. Đối tượng nghiên cứu của Thống kê kinh tế Đối tượng nghiên cứu của TKKT là mặt lượng trong sự xác định về mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế diễn ra trong tất cả các giai đoạn sản xuất, phân phối, tiêu dùng và tích lũy của nền kinh tế trong nước cũng như mối quan hệ của nó với nước ngoài, trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. 10
  11. Nhiệm vụ nghiên cứu • Đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định và thi hành các chính sách về kinh tế • Đảm bảo thông tin kinh tế cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà quản trị nghiên cứu về thị trường và phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành trong việc hoạch định và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh • Đảm bảo thông tin vĩ mô cơ bản về xu hướng phát triển chủ yếu của các vấn đề kinh tế xã hội cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân. 11
  12. Nguồn thông tin • Báo cáo kế toán • Báo cáo thống kê • Điều tra chuyên môn 12
  13. 2. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu • Nhóm chỉ tiêu thống kê tài sản quốc dân • Nhóm chỉ tiêu thống kê thu nhập quốc dân và GDP • Nhóm chỉ tiêu thống kê mức sống dân cư • Nhóm chỉ tiêu thống kê tích lũy • Nhóm chỉ tiêu thống kê tài chính • Nhóm chỉ tiêu thống kê QHKT với nước ngoài • Nhóm chỉ tiêu thống kê lao động việc làm 13
  14. 3. Tổ chức thống kê kinh tế ở Việt Nam • Hệ thống thống kê nhà nước bao gồm: – Hệ thống thống kê tập trung – Hệ thống thống kê phi tập trung • Hệ thống thống kê ngoài nhà nước bao gồm thống kê của các tổ chức kinh tế như doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, các trang thông tin KTXH, 14
  15. 4. Tổng quan về SNA • Lịch sử hình thành và phát triển • SNAlà một hệ thống thông tin kinh tế, bao gồm các tài khỏan kinh tế, các bảng thống kê được xây dựng dựa trên những khái niệm, định nghĩa, quy tắc hạch toán thống nhất trên phạm vi toàn cầu 15
  16. Vài nét về quá trình phát triển 1975 1989-1993 nay Miền Bắc MPS MPS SNA Miền Nam SNA 16
  17. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản Sản xuất – SNA 1993/2008 "Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất (hàng hóa) và dịch vụ khác. Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hoặc có khả năng cung cấp cho đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền". 17
  18. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản Thường trú “Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú trên lãnh thổ nghiên cứu nếu đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế là trụ sở làm việc, nơi sản xuất hoặc nhà ở, họat động sản xuất, giao dịch kinh tế tại đó với thời gian từ một năm trở lên.” 18
  19. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản • Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý của chính phủ mà ở đó dân cư, hàng hóa, vốn được tự do lưu chuyển. • Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm toàn thể các đơn vị kinh tế thường trú của quốc gia đó. 19
  20. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản Hàng hoá và dịch vụ Hàng hoá Dịch vụ Khái niệm Là kết quả sản xuất dạng hiện vật Là kết quả sản xuất có hữu hình, còn gọi là sản phẩm vật sản phẩm dạng vô hình chất Đặc điểm Quá trình sản xuất và tiêu dùng Quá trình sản xuất và tách biệt nhau, có thể tách quyền tiêu dùng diễn ra đồng sở hữu khỏi người sản xuất và thời, không thể tách thiết lập quyền đó ở người khác khỏi người sản xuất để qua các giao dịch trên thị trường thiết lập quyền sở hữu. 20
  21. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản Tiêu dùng trung gian, Tiêu dùng cuối cùng • Tiêu dùng trung gian (intermediate consumption) là việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ làm đầu vào cho quá trình sản xuất và đã được dùng hết trong một chu kỳ kế toán. • Tiêu dùng cuối cùng (final consumption) là việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cuối cùng của hộ gia đình và xã hội (bao gồm TDCC của dân cư và TDCC của chính phủ). 21
  22. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản Giao dịch, chuyển nhượng • Giao dịch là sự tác động qua lại giữa các đơn vị thể chế với sự đồng ý của các bên hoặc là hành động của một đơn vị thể chế nhưng về bản chất tương tự như hai đơn vị • Chuyển nhượng là các giao dịch một chiều. Chuyển nhượng có thể là tiền tệ hoặc phi tiền tệ, chuyển nhượng được chia thành chuyển nhượng hiện hành và chuyển nhượng vốn. 22
  23. 5. Các phân tổ chính của Thống kê kinh tế • Phân khu vực thể chế • Phân ngành KTQD • Phân loại sản phẩm 23
  24. 5.1. Phân khu vực thể chế • Đơn vị thể chế (institutional units) là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản, thực hiện các hoạt động, giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác. • Các loại đơn vị thể chế • Nguyên tắc phân khu vực thể chế 24
  25. Phân khu vực thể chế • Các khu vực thể chế: – KVTC phi tài chính – KVTC tài chính – KVTC nhà nước – KVTC không vị lợi – KVTC Hộ gia đình – KVTC nước ngoài (ROW) 25
  26. KVTC phi tài chính (Non-financial Corporations sector) Bao gồm các đơn vị thể chế thường trú, có tư cách pháp nhân, có chức năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bán trên thị trường với mục đích thu lợi nhuận, nguồn kinh phí hoạt động lấy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 26
  27. KVTC tài chính (Financial Corporations sector) Gồm các đơn vị thể chế thường trú, có tư cách pháp nhân tham gia vào các họat động trung gian tài chính, họat động vì lợi nhuận, nguồn kinh phí dựa vào kết quả họat động kinh doanh. 27
  28. KVTC nhà nước (General Government sector) Bao gồm tất cả các cơ quan, các đơn vị thể chế thuộc bộ máy nhà nước họat động không vì mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước. 28
  29. KVTC nhà nước (General Government sector) Bao gồm tất cả các cơ quan, các đơn vị thể chế thuộc bộ máy nhà nước họat động không vì mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước. 29
  30. KVTC không vị lợi (Non-profit Institutions serving households sector) Bao gồm các tổ chức KTXH có tư cách pháp nhân sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ các cá nhân và cộng đồng với mục đích không thu lợi nhuận, nguồn kinh phí họat động của các tổ chức này chủ yếu lấy từ sự đóng góp tự nguyện của các thành viên, do quyên góp bao gồm cả sự tài trợ từ ngân sách nhà nước 30
  31. KVTC hộ gia đình (Households sector) Bao gồm các hộ gia đình thuần túy tiêu dùng cuối cùng và các hộ gia đình vừa sản xuất vừa tiêu dùng thuộc thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ: nông, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương, dịch vụ cá thể,vv 31
  32. KVTC nước ngoài (Rest of the world) Bao gồm các đơn vị thể chế không thường trú của nền kinh tế 32
  33. 5.2. Phân ngành kinh tế Các khái niệm cơ bản: • Hoạt động sản xuất • Đơn vị cơ sở • Ngành kinh tế • Nguyên tắc phân ngành 33
  34. Hoạt động sản xuất Là một quá trình sản xuất bao gồm các họat động được thực hiện bởi một đơn vị thể chế, trong đó có việc sử dụng lao động kết hợp với các hàng hóa, dịch vụ làm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ của mình. 34
  35. Đơn vị cơ sở (Establishments) • Là một đơn vị kinh tế đóng tại một địa điểm, sản xuất ra một loại sản phẩm và chịu sự quản lý của một đơn vị thể chế. • Phân biệt đơn vị cơ sở với đơn vị thể chế 35
  36. Ngành kinh tế • Ngành kinh tế bao gồm tất cả các đơn vị cơ sở có cùng loại hoạt động sản xuất giống nhau hoặc tương tự nhau. • Phân ngành kinh tế chính là việc phân chia nền kinh tế quốc dân thành các tổ (nhóm) khác nhau dựa theo đặc điểm về họat động sản xuất của các đơn vị cơ sở tham gia phân ngành. 36
  37. Phân ngành kinh tế • Căn cứ phân chia: đặc điểm, chức năng hoạt động của từng đơn vị kinh tế • Nguyên tắc phân chia: Mỗi đơn vị có thể được xếp vào một hay một số ngành kinh tế Tiêu chuẩn quốc tế Việt Nam Cấp (ISIC4 - 2006) (VSIC – 2018) I 21 ngành 21 ngành II 88 ngành 88 ngành III 238 ngành 242 ngành IV 419 ngành 486 ngành V Không phân chia 734 ngành 37
  38. Phân ngành kinh tế 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 13. Hoạt động chuyên môn, khoa học và 2. Khai khoáng công nghệ 3. Công nghiệp chế biến, chế tạo 14. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 4. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 15. Hoạt động của đảng cộng sản, tổ chức nóng, hơi nước và điều hoà không khí chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh 5. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc rác thải, nước thải 16. Giáo dục và đào tạo 6. xây dựng 17. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 7. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, 18. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí xe máy và xe có động cơ khác 19. Hoạt động dịch vụ khác 8. Vận tải kho bãi 20. Hoạt động làm thuê các công việc trong 9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất 10. Thông tin và truyền thông và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 11. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo 21. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan hiểm quốc tế 12. Hoạt động kinh doanh bất động sản 38
  39. Câu hỏi ôn tập và thảo luận • Nêu và giải thích khái niệm thống kê, trình bày thống kê theo quan niệm cá nhân. • Nêu và giải thích mối quan hệ của thống kê học với các khoa học khác (kinh tế học, toán, kế toán, ). • Nêu và giải thích đối tượng nghiên cứu của thống kê học và TKKT. • Nêuhệ thống chỉtiêu cơbảncủa thống kêkinhtế • TrìnhbàytổchứcTKKTởViệtNam • NêuvàgiảithíchcơsởlýluậncủahệthốngMPS& SNA 39
  40. Câu hỏi ôn tập và thảo luận • So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai hệ thống MPS & SNA • Nêu và giải thích khái niệm sản xuất, lãnh thổ kinh tế và thường trú trong SNA. Lấy ví dụ minh họa • Nêu và giải thích khái niệm và nguyên tắc phân ngành kinh tế • Trình bày Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện nay • Nêu và giải thích khái niệm và nguyên tắc phân khu vực thể chế • Phân biệt phân khu vực thể chế với phân ngành kinh tế 40