Học phần thống kê kinh tế - Bài 4+5: Thống kê kết quả sản xuất
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Học phần thống kê kinh tế - Bài 4+5: Thống kê kết quả sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hoc_phan_thong_ke_kinh_te_bai_45_thong_ke_ket_qua_san_xuat.pdf
Nội dung text: Học phần thống kê kinh tế - Bài 4+5: Thống kê kết quả sản xuất
- HỌC PHẦN THỐNG KÊ KINH TẾ BÀI 4&5 THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT 71
- Nội dung 1. Một số vấn đề chung 2. Thống kê giá trị sản xuất 3. Tổng sản phẩm trong nước 72
- 1. Một số vấn đề chung Khái niệm & phân loại sản phẩm – Theo hình thái hiện vật – Theo mức độ hoàn thành – Theo công dụng – Đơn vị đo lường sản phẩm – Đơn vị hiện vật – Đơn vị giá trị – Đơn vị lao động 73
- Giá cả và Cấu thành giá cả • Giá nhân tố = chi phí trung gian + tiền công lao động + chi phí khấu hao TSCĐ + thặng dư sản xuất • Giá cơ bản = giá nhân tố + thuế sản xuất khác trừ trợ cấp • Giá sản xuất = giá cơ bản + thuế sản phẩm trừ trợ cấp • Giá sử dụng = giá sản xuất + chi phí lưu thông 74
- Nguồn thông tin thống kê KQSX • Từ các Bộ, Ban, Ngành, Sở • Từ các cơ sở SXKD (do Bộ TC quy định) • Từ các ngân hàng (do NHNN quy định) • Từ các DNNN • Từ các cơ quan HCSN • Từ các cuộc điều tra thống kê 75
- 2. Thống kê giá trị sản xuất • Giá trị sản xuất (Gross Output - GO) là chỉ tiêu phản ánh giá trị toàn bộ sản phẩm là kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. • Chỉ tiêu GO có thể tính cho đơn vị kinh tế, ngành kinh tế, khu vực kinh tế hoặc toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 76
- Nguyên tắc tính GO • Tính theo nguyên tắc thường trú • Tính theo thời điểm sản xuất • Tính theo giá hiện hành và giá so sánh • Tính toàn bộ giá trị sản phẩm • Tính toàn bộ kết quả sản xuất 77
- Phương pháp tính GO • Đối với loại hình doanh nghiệp • Đối với loại hình hành chính sự nghiệp • Đối với loại hình sản xuất kinh doanh khác (Giáo trình TKKT) 78
- Đặc điểm phương pháp tính một số ngành • GO nông nghiệp tính theo phương pháp tổng mức chu chuyển • GO công nghiệp - xây dựng tính theo phương pháp doanh nghiệp • GO xây dựng không tính giá trị thiết bị lắp đặt 79
- 3. Tổng sản phẩm trong nước • Chi phí trung gian • Giá trị gia tăng • Tổng sản phẩm trong nước • Một số chỉ tiêu có liên quan 80
- Chi phí trung gian Chi phí trung gian (IC- intermediat consumption) là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ đã sử dụng trong quá trình sản xuất 81
- Chi phí trung gian và Tiêu dùng trung gian • Theo quan điểm của người tiêu dùng, sản phẩm được dùng làm đầu vào cho quá trình sản xuất hay được tiêu dùng cho sản xuất gọi là TDTG. • Theo quan điểm của người sản xuất, để sản xuất ra sản phẩm của mình đã phải chi phí sản phẩm vật chất và dịch vụ trả cho bên ngoài là bao nhiêu. Những chi phí đó thường phản ánh bằng tiền và tính theo một chu kỳ kế toán nên gọi là CPTG. 82
- Chi phí trung gian và Tiêu dùng trung gian • Theo phạm vi từng ngành, CPTG thường khác TDTG nhưng trong toàn bộ nền kinh tế, tổng CPTG bằng tổng TDTG. • Về tác dụng, CPTG là cơ sở để tính VA còn TDTG dùng trong nghiên cứu mối quan hệ với tiêu dùng cuối cùng và sử dụng cuối cùng của nền kinh tế. 83
- Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng (Value Added - VA) là lượng giá trị mới tăng thêm trong giá trị sản phẩm do kết quả của quá trình sản xuất và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định. 84
- Phương pháp tính VA • Phương pháp sản xuất: VA = GO – IC • Phương pháp phân phối: VA = Thu nhập lần đầu của người lao động + Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp + thuế sản xuất + khấu hao TSCĐ 85
- Tổng sản phẩm trong nước Kinh tế học vĩ mô định nghĩa: Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định. 86
- Phương pháp tính GDP Theo phương pháp sản xuất: • GDP bằng tổng VA của toàn nền kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. • GDPSX = ΣGOngành - ΣICngành + Thuế nhập khẩu 87
- Phương pháp tính GDP Theo phương pháp phân phối: • GDP bằng tổng thu nhập lần đầu của người lao động, tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, tổng thuế sản xuất và nhập khẩu và tổng khấu hao TSCĐ • GDPPP = Tổng thu nhập lần đầu = Tổng thu nhập cuối cùng 88
- Phương pháp tính GDP Theo phương pháp sử dụng cuối cùng: • GDP bằng tổng chi cho sử dụng cuối cùng, đó là TDCC của dân cư, TDCC của chính phủ; tiết kiệm hay tích lũy và xuất khẩu trừ nhập khẩu. • GDPSDCC = C + G + S + E – M (quan điểm tài chính) = TDCC + Tích luỹ + Chênh lệch XNK (quan điểm vật chất) 89
- Chỉ số giảm phát GDP Chỉ số giảm phát GDP là tỷ số giữa GDP danh nghĩa (GDP tính theo giá hiện hành) và GDP thực tế (GDP tính theo giá so sánh) 90
- Một số chỉ tiêu có liên quan - GNI = GDP + Thu nhập thuần nhân tố sản xuất - NNI = GNI – Tổng khấu hao TSCĐ - NDI = NNI + Chuyển nhượng hiện hành thuần - S = NDI – C 91