Hướng dẫn thực hành PLC
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn thực hành PLC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_thuc_hanh_plc.pdf
Nội dung text: Hướng dẫn thực hành PLC
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC I. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây các bộ điều khiển logic lập trình được (PLC Programmable Logic Controller) được dùng rộng rãi trong công nghiệp để thiết kế các hệ thống điều khiển tự động. PLC là một thiết bị điều khiển dùng vi xử lý được thiết kế chuẩn hóa có nhiều đầu vào/ra (input/output) tương tự và số, các bộ đếm (counter), bộ định thì (timer) và hoạt động theo chương trình lập trước. Chương trình này có thể thay đổi rất dễ dàng nhờ bộ lập trình đi kèm (program console) hay máy tính cá nhân PC. Các bộ PLC có kích thước gọn nhẹ, dễ dàng thay thế các mạch điều khiển dùng contactor, rờle vốn phức tạp và không tin cậy . Có nhiều loại PLC do nhiều hãng sản xuất như Siemens, Omron, Mitsubishi, Allen Bresley, Telemecanique Tuy nhiên về nguyên tắc các loại PLC đều tương tự nhau. Mục tiêu của các bài thực hành là cung cấp cho sinh viên khái niệm cơ bàn về PLC SIEMENS, khả năng ứng dụng của chúng cũng như phương pháp lập trình ngôn ngữ STEP7. Từ đó sinh viên có thể thiết kế các mạch điều khiển hay bộ điều khiển khác nhau dùng PLC nhằm làm giảm giá thành, tăng độ tin cậy, đơn giản hóa thiết kế. II. GIỚI THIỆU PLC S7 300 1. Các vùng nhớ và chức năng của chúng: Tên Ch ức năng Đơn v ị truy xuất Tầm địa chỉ Đầu mỗi chu kỳ quét, bộ vận hành Input Bit I 0.0 – 65535.7 Process đọc các đầu vào từ hệ thống và lưu Byte (8 bit) IB 0 – 65535 image các giá trị vào vùng nhớ này để xử lý Word (16 bit) IW 0 – 65534 Input trong chu kỳ đó. Trong suốt chu Double word ID 0 – 65532 kỳ quét, chương trình tính toán giá trị ngõ ra và để vào vùng nhớ này. Trong suốt chu kỳ quét, chương Output Bit Q 0.0 – 65535.7 Process trình tính toán giá trị ngõ ra và để Byte (8 bit) QB 0 – 65535 image vào vùng nhớ này. Cuối mỗi chu Word (16 bit) QW 0 – 65534 Output kỳ, bộ vận hành đọc các giá trị đó Double word QD 0 – 65532 và gứi chúng đến ngõ ra của hệ thống. Cung cấp vùng lưu trữ các kết quả Memory Bit M 0.0 – 255.7 Bit tạm thời được tính trong chương Byte (8 bit) MB 0 – 255 memory trình . Word (16 bit) MW 0 – 254 Double word MD 0 – 252 Bộ môn Cơ Điện Tử 1
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Tên Ch ức năng Đơn v ị truy xuất Tầm địa chỉ I/O: Cho phép chương trình truy xuất Peripheral IB PIB 0 – 65535 external trực tiếp các module input và Peripheral IW PIW 0 – 65534 input output Peripheral ID PID 0 – 65532 (nghĩa là các đầu vào/ra ngoại vi) I/O Peripheral QB PQB 0 – 65535 external Peripheral QW PQW 0 – 65534 output Peripheral QD PQD 0 – 65532 Cung cấp vùng nhớ cho các đơn vị time (time cell). Bộ đếm thời gian Timer truy xuất các time cell để cập nhật Timer (T) T 0 – 255 chúng bằng cách giảm giá trị thời gian. Các lệnh timer truy xuất time cell ở vùng nhớ này. Cung cấp vùng nhớ cho các bộ Counter đếm counter. Các lệnh counter Counter (C) C 0 – 255 truy xuất giá trị đếm trong vùng nhớ này. 2. Sử dụng Timer Các lệnh định thì (timer): Lưu ý cách đặt giá trị thời gian cho S7 300: S5T#aH_bM_cS_dMS S5T#2s = 2 giây S5T#12m_18s_20ms = 12 phút, 18 giây và 20 mili giây. S5T#1h_20m_3s = 1 giờ, 20 phút và 3 giây. Tầm giá trị : từ S5T#10ms đến S5T#2h_46m_30s_0ms a. Kiểu Pulse timer : (SP) Nếu trạng thái ngõ vào I0.0 đổi từ 0 lên 1 thì timer T5 bắt đầu. Timer tiếp tục chạy cho đến hết thời gian 2s với điều kiện I0.0 vẫn ở mức 1. Nếu I0.0 thay đổi từ 1 Bộ môn Cơ Điện Tử 2
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC xuống 0 trước khi hết thời gian 2s thì timer dừng. Ngõ ra Q4.0 là 1 trong thời gian timer chạy b. On Delay timer: (SD) Khi ngõ vào I0.0 thay đổi từ 0 lên 1, timer T5 bắt đầu. Nếu thời gian trôi hết và I0.0 vẫn ở mức 1, ngõ ra Q4.0 lên 1. Nếu trạng thái I0.0 đổi từ 1 xuống 0, timer sẽ dừng và ngõ ra Q4.0 bằng 0. c. Off Delay timer : (SF) Khi ngõ vào I0.0 thay đổi từ 1 xuống 0, Timer T5 bắt đầu. Nếu I0.0 đổi từ 0 lên 1, Timer bị Reset. Trạng thái ngõ ra Q4.0 là 1 khi I0.0 là 1, hoặc khi Timer đang chạy 3. Sử dụng Counter 3.1 Nguyên lý hoạt động Bộ đếm làm nhiệm vụ đếm sườn xung của tín hiệu đầu vào. Số bộ đếm phụ thuộc vào loại CPU. S7 300 có tối đa là 256 bộ đếm, ký hiệu là Cx, trong đó x là số nguyên từ 0 đến 255. Số sườn xung đếm được ghi vào thanh ghi 2 byte của bộ đếm gọi là C Word. Nội dung của C Word là giá trị tức thời của bộ đếm được ký hiệu là CV.Ngoài ra bộ đếm còn báo trạng thái thông qua C bit. Khi CV = 0 thì C bit = 0, khi CV ≠ 0 thì C bit =1. 3.2 Sử dụng PLC S7 300 có 3 loại bộ đếm.Bộ đếm lên, bộ đếm xuống và bộ đếm lên/xuống. Ở đây ta chỉ xét 2 bộ đếm là bộ đếm lên, bộ đếm lên/xuống. Bộ môn Cơ Điện Tử 3
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC a. Bộ đếm lên S CU STL LADDER FBD CU: ngõ vào tín hiệu đếm lên lên. (Chỉ đếm sườn ) kiểu BOOL S: Set giá trị đặt trước vào bộ đếm (CV=PV) PV: giá trị đặt (phải ghi theo dạng C# ??? (từ 000 >999) R: Reset giá trị CV và C_bit về 0 CU: bộ đếm lên Q: ngõ ra trạng thái của Couter. CV: ngõ ra giá trị tức thời của Counter (dạng Hex ) CV_BCD: ngõ ra giá trị tức thời của Counter (dạng BCD) Lưu ý: Couter đếm lên đến 999 không đếm nữa b. Bộ đếm xuống S CD STL LADDER FBD CD: ngõ vào tín hiệu đếm xuống. (Chỉ đếm sườn ) kiểu BOOL S: Set giá trị đặt trước vào bộ đếm (CV=PV) PV: giá trị đặt (phải ghi theo dạng C# ??? (từ 000 >999) CD: bộ đếm xuống R: Reset giá trị CV và C_bit về 0 Q: ngõ ra trạng thái của Couter. CV: ngõ ra giá trị tức thời của Counter (dạng Hex ) CV_BCD: ngõ ra giá trị tức thời của Counter (dạng BCD) Lưu ý: Couter đếm lên đến 0 không đếm nữa Bộ môn Cơ Điện Tử 4
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC c. Bộ đếm lên và đếm xuống S CUD STL LADDER FBD CU: ngõ vào tín hiệu đếm lên. ( Chỉ đếm sườn ) kiểu BOOL CD: ngõ vào tín hiệu đếm xuống S: Set giá trị đặt vào bộ đếm CV. PV: giá trị đặt R: Reset giá trị CV và C_bit về 0 CU: bộ đếm lên Q: ngõ ra trạng thái của Couter. CD: bộ đếm xuống CV: ngõ ra giá trị tức thời của Counter ( dạng Hex ) CV_BCD: ngõ ra giá trị tức thời của Counter ( dạng BCD ) Lưu ý: Couter đếm xuống đến xuống đến 0 và đếm lên đến 999 thì counter sẽ không đếm nữa. Vì thế với S_CD thì phải Set giá trị ban đầu 4. Các lệnh so sánh 4.1 So sánh số nguyên: CMP xx I Trong đó xx là kiểu so sánh, thuộc một trong các kiểu sau: Kiểu só sánh Ký hiệu IN1 bằng IN2 = = IN1 khác IN2 IN1 lớn hơn IN2 > IN1 nhỏ hơn IN2 = IN1nhỏ hơn hoặc bằng IN2 <= Bộ môn Cơ Điện Tử 5
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC IN1, IN2: thuộc kiểu nguyên (integer), có thể là ô nhớ I, Q, M, L, D hay hằng số. CMP xxI: (xx là kiểu so sánh) có thể được sử dụng như một công tắc bình thường, được đặt ở bất kỳ chỗ nào công tắc có thể được đặt. IN1 và IN2 được so sánh theo phép so sánh được chọn. Nếu kết quả so sánh là đúng thì ngõ ra sẽ ở mức “1”. Ví dụ : Ngõ ra Q0.0 được Set khi thoả mãn đồng thời các điều kiện: * Ngõ vào I0.0 và I0.1 ở trạng thái “1”. * MW1 >= MW2 * Có trạng thái “1” ở I0.2 4.2 So sánh số double: CMP xxD Tương tự so sánh số nguyên, CMP xxD so sánh hai số double integer (số nguyên 32 bit). IN1, IN2 thuộc kiểu double integer, có thể là ô nhớ I, Q, M, L, D hay hằng số. 4.3 So sánh số thực: CMP xxR Tương tự so sánh số nguyên, CMP xxR so sánh hai số thực (số nguyên 32 bit). IN1, IN2 thuộc kiểu số thực (real), có thể là ô nhớ I, Q, M, L, D hay hằng số. 5. Hướng dẫn sử dụng phần mềm lập trình SIMATIC S7: Sau khi khởi động chương trình SIMATIC Manager màn hình hiện lên theo hai trường hợp như các hình sau đây: Nếu trước đó không chọn tính năng Display Wizard on starting SIMATIC Manager: Bộ môn Cơ Điện Tử 6
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Giao diện chương trình SIMATIC Manager Nếu trước đó có chọn tính năng Display Wizard on starting SIMATIC Manager, để chọn tính năng này chúng ta vào menu File chon ‘New Project’ Wizard Giao diện chương trình SIMATIC Manager Bộ môn Cơ Điện Tử 7
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Nếu muốn tạo project một cách tự động thì click vào nút Finish sẽ có một project mới tự động được thiết lập theo cấu hình mặc định CPU312. Double click vào biểu tượng OB1 để bắt đầu lập trình. Cách lập trình: Để đơn giản, ta thử lập một chương trình tạo nút ấn tự giữ (set reset) Khi ấn nút tương ứng với ngõ vào I0.0 (start) thì ngõ ra Q0.0 chuyển sang ON và chỉ chuyển sang OFF khi nào I0.1 (stop) được ấn. Để lập giản đồ thang trên, ta thực hiện các bước sau: Vào menu View, chọn ngôn ngữ sử dụng là LAD. Click chuột vào thanh ngang bên dưới để bắt đầu vẽ giản đồ. Chọn công tắc thường đóng bằng cách click vào biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ. Tiếp tục chọn các biểu tượng công tắc thích hợp, ta hoàn tất nhánh đầu tiên của giản đồ thang. Bộ môn Cơ Điện Tử 8
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Để vẽ nhánh thứ hai, đặt con trỏ chuột vào điểm cần rẽ nhánh (trong trường hợp này là đầu nhánh 1) rồi chọn biểu tượng Open Branch (└>), sau đó chọn 1 công tắc thường hở và click vào biểu tượng Close Branch ( ; đối với công tắc output Q0.0, gõ Q0.0 Lưu chương trình. Chú ý: để tạo thêm network mới, ta chọn menu Insert\ Network. Giản đồ hoàn chỉnh có dạng sau: Cuối cùng, chạy mô phỏng chương trình trên: Bộ môn Cơ Điện Tử 9
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Quay về cửa sổ SIMATIC Manager. Trong menu Options, chọn Simulation Modules, cửa sổ S7 PLCSIM sẽ hiện lên. Trong cửa sổ LAD/STL/FBD, chọn menu PLC\ Download để download chương trình xuống phần mô phỏng. Chuyển qua cửa sổ S7 PLCSIM để chạy thử Chọn Insert \ Input Variable và Insert \ Output Variable để mở các cửa sổ con hiển thị trạng thái của các biến ngõ vào và ra. Chọn ngõ vào ra cần hiển thị là IB0 và QB0, chế độ xem là Bits, như hình sau: Click vào ô RUN để bắt đầu chạy. Mô phỏng trạng thái ON của công tắc I0.0 tương ứng với việc đánh dấu chọn vào bit 0 của ô nhớ IB0. Khi đó theo chương trình, bit Q0.0 sẽ ON. Khi cho bit I0.1 ON ta sẽ thấy bit ngõ ra Q0.0 chuyển sang OFF theo đúng như chương trình đã thiết kế. Ghi chú: Nếu muốn xem trạng thái của các Timer, Counter hay Memory Bits ta vào menu Insert và chọn các mục tương ứng. Bộ môn Cơ Điện Tử 10
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC BÀI 1 MÁY DẬP 2 XYLANH Yêu cầu: Nhấn nút nhấn START máy dập thực hiện theo giản đồ trên. Nhấn STOP máy dập dừng hoạt động. Hướng dẫn: Trình tự các bước lập trình PLC 1) Vẽ giản đồ hoạt động và mạch động lực (Điện Khí nén) 2) Khai báo cấu hình phần cứng PLC S7 300 3) Lập bảng SYMBOL 4) Lập trình (LAD/FBD/STL) 5) Mô phỏng (SIMULINK) 6) Download chương trình xuống CPU PLC 7) Vận hành Bộ môn Cơ Điện Tử 11
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 1. Giản đồ hoạt động Mạch động lực khí nén: 2. Khai báo cấu hình phần cứng Khởi động phần mềm SIMATIC S7 300 Mở Project mới: Vào File/New Đặt tên Project mới SAVE Bộ môn Cơ Điện Tử 12
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Chèn trạm 300: Vào Insert/Station/SIMATIC 300 station Double click vào biểu tượng SIMATIC 300(1) xuất hiện biểu tượng Hardware Double vào biểu tượng Hardware xuất hiện cửa sổ HW Config – SIMATIC 300(1) Click chuột vào dấu “+” trước biểu tượng SIMATIC 300 xổ xuống RACK 300 Click chuột vào dấu “+” trước biểu tượng RACK 300 xổ xuống biểu tượng Rail Click và giữ chuột trái vào biểu tượng Rail kéo biểu tượng này sang cửa sổ bên trái sau đó thả chuột ra xuất hiện bảng thông số có 11 hàng , còn được gọi là 11 slot . Click chuột vào dấu “+” trước biểu tượng CPU 300 xổ xuống danh sách các họ CPU 300 Click chuột vào dấu “+” trước biểu tượng CPU 313C 2DP xổ xuống số hiệu 6ES7 313 6CE01 0AB0 Click và giữ chuột trái vào biểu tượng 6ES7 313 6CE01 0AB0 kéo biểu tượng này sang cửa sổ bên trái và đặt vào slot số 2, sau đó thả chuột ra xuất hiện cửa sổ Properties PROFIBUS interface DP Trong bảng Parameters chọn OK Trở lại cửa sổ HW Config – SIMATIC 300(1) click vào biểu tượng Save and Compile để SAVE lại cấu hình vừa thiết lập. Sau khi thiết lập cấu hình phần cứng ta có cửa sổ như sau: 3. Lập bảng Symbol Để lập bảng Symbol click vào thư mục S7 Program(1) sẽ xuất hiện một thư mục Symbols ở cửa xổ bên trái. Double click vào thư mục Symbols sẽ xuất hiện cửa xổ Symbol Editor, chúng ta bắt đầu khai báo các biến điều khiển. Sau khi khai báo xong chúng ta có bảng dưới đây: Data Symbol Address Type Comment 1 start I 1.6 BOOL nut nhan khoi dong 2 stop I 1.7 BOOL nut nhan dung 3 a0 I 1.1 BOOL Cam bien a0 4 a1 I 1.2 BOOL Cam bien a1 5 b0 I 1.3 BOOL Cam bien b0 6 b1 I 1.4 BOOL Cam bien b1 7 step 1 M 50.1 BOOL Buoc 1 Bộ môn Cơ Điện Tử 13
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 8 step 2 M 50.2 BOOL Buoc 2 9 step 3 M 50.3 BOOL Buoc 3 10 step 4 M 50.4 BOOL Buoc 4 11 cycle_end M 50.7 BOOL Co bao ket thuc chu ky Xylanh A day san pham ra khi thuc hien xong 12 A+ Q 1.1 BOOL QT dap 13 A- Q 1.2 BOOL Xylanh A keo phoi thuc hien QT kep 14 B+ Q 1.3 BOOL Dau dap di xuong thuc hien QT dap 15 B- Q 1.4 BOOL Dau dap di len 4. Lập trình (LAD/STL/FBD) Để lập trình cho các khối chức năng chúng ta vào đường dẫn sau: CPU 313C 2DP/S7 Program (1)/Blocks. Sau đó click vào Blocks sẽ xuất hiện khối chức năng OB1 Muốn mở thêm các khối chức năng khác chúng ta theo đường dẫn sau: Insert/S7 Blocks/ Function Muốn lập trình cho khối nào thì Double Click vào khối đó. Sau đây là chương trình cho khối OB1: Bộ môn Cơ Điện Tử 14
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Bộ môn Cơ Điện Tử 15
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 5. Mô phỏng dùng PLCSIM Từ thanh Menu lệnh, vào Options/Simulate Modules xuất hiện cửa sổ S7 PLCSIM Bộ môn Cơ Điện Tử 16
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Vào File/SAVE PLC để lưu lại cấu hình vừa thiết lập Click vào biểu tượng Download trên thanh menu lệnh để Download chương trình vào Vùng bộ nhớ Data trên PLC ảo của PLCSIM Bộ môn Cơ Điện Tử 17
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Chọn “ Yes ” Sau khi Download thành công chúng ta mở cửa sổ S7 PLCSIM bắt đầu quá trình mô phỏng chương trình 6. Download chương trình xuống CPU PLC Sau khi mô phỏng chương trình và kiểm tra chương trình hoạt động đúng với yêu cầu chúng ta thực hiện bước tiếp theo là Download chương trình vào vùng bộ nhớ làm việc trên CPU của PLC S7 đã kết nối dây cáp PC Adapter RS232 truyền tín hiệu từ Computer đến PLC S7 300. Bộ môn Cơ Điện Tử 18
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Set up cho PC Adapter trước khi thực hiện Download chương trình: vào Options chọn Set PG/PC Interface Double vào dòng chữ PC Adapter(MPI) trên cửa sổ Set PG/PC Interface xuất hiện cửa sổ Properties PC Adapter(MPI) Download trực tiếp dùng cổng truyền thông MPI, chọn tốc độ truyền (Transmission rate) 19.2 Kbps Bộ môn Cơ Điện Tử 19
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Chọn loại cổng truyền thông USB 7. Vận hành hệ thống Bộ môn Cơ Điện Tử 20
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC BÀI 2 MÁY UỐN CONG Yêu cầu: Nhấn START đầu piston A đi xuống thực hiện quá trình dập làm tấm tole bị cong như hình vẽ. Tole thẳng được băng tải cung cấp liên tục từ phía bên trái di chuyển qua phía bên phải. Khi nhấn STOP hệ thống dừng hoạt động. Trình tự các bước lập trình PLC 1) Vẽ giản đồ hoạt động và mạch động lực (điện Khí nén) Bộ môn Cơ Điện Tử 21
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 2) Khai báo cấu hình phần cứng PLC S7 300 (Thực hiện trên phần mềm) 3) Lập bảng SYMBOL Data Symbol Address Type Comment 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 4) Lập trình (LAD/FBD/STL) 5) Mô phỏng (SIMULINK) (Thực hiện trên phần mềm) Bộ môn Cơ Điện Tử 22
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC BÀI 3 MÁY KHOAN TỰ ĐỘNG Yêu cầu: Nhấn START hệ thống thực hiện khoan một lỗ trên chi tiết, nhấn STOP hệ thống khoan xong chi tiết đang thực hiện và dừng lại. Trình tự các bước lập trình PLC 1) Vẽ giản đồ hoạt động và mạch động lực (điện Khí nén) Bộ môn Cơ Điện Tử 23
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 2) Khai báo cấu hình phần cứng PLC S7 300 (Thực hiện trên phần mềm) 3) Lập bảng SYMBOL Data Symbol Address Type Comment 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 4) Lập trình (LAD/FBD/STL) Bộ môn Cơ Điện Tử 24
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Bộ môn Cơ Điện Tử 25
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 5) Mô phỏng (SIMULINK) (Thực hiện trên phần mềm) Bộ môn Cơ Điện Tử 26
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC BÀI 4 HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG Yêu cầu: Nhấn START hệ thống đèn giao thông hoạt động. Ở mỗi thời điểm chỉ có một đèn sáng trên một hướng di chuyển. Đèn đỏ sáng 25s, đèn xanh sáng 23s, đèn vàng sáng 2s. Trình tự các bước lập trình PLC 1) Vẽ giản đồ hoạt động Bộ môn Cơ Điện Tử 27
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 2) Khai báo cấu hình phần cứng PLC S7 300 (Thực hiện trên phần mềm) 3) Lập bảng SYMBOL Data Symbol Address Type Comment 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 4) Lập trình (LAD/FBD/STL) Bộ môn Cơ Điện Tử 28
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Bộ môn Cơ Điện Tử 29
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Bộ môn Cơ Điện Tử 30
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC BÀI 5 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀ MÔ PHỎNG SPS VISU V4 Phần mềm SPS VISU V4 được sử dụng để hiển thị và mô phỏng các trạng thái hoạt động của cơ cấu chấp hành thông qua chương trình PLC được lập trình từ PLC Siemens S7 300. Ví dụ 1: Chọn các thiết bị trong phần mềm SPS VISU V4 để hiển thị và mô phỏng trạng thái làm việc của ba đèn theo yêu cầu sau: nhấn nút nhấn Start đèn xanh sáng đèn đỏ tắt, sau 3giây đèn xanh tắt, đèn vàng sáng. Nhấn nút nhấn Stop đèn đỏ sáng, đèn vàng tắt. Bước 1: Lập trình PLC S7 300 Bảng Symbol ký hiệu các tín hiệu ngõ vào/ra Chương trình PLC S7 300 Bộ môn Cơ Điện Tử 31
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Thiết lập chuẩn truyền thông giữa PLC S7 300 và SPS VISU Bước 2: Thiết lập tín hiệu liên kết giữa PLC và SPS VISU Sau khi khởi động chương trình PLC SPS VISU V4 sẽ xuất hiện cửa sổ sau. Bộ môn Cơ Điện Tử 32
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Chọn OK xuất hiện cửa sổ sau để chọn một project đã có từ danh sách sổ xuống. Nếu tìm các project nằm ở các đường dẫn khác thì chọn Search. Để tạo một project mới nhấn tab New Bộ môn Cơ Điện Tử 33
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Để chọn phần tử hiển thị cho Đèn Xanh, chúng ta chọn biểu tượng “Lamp” trên thanh công cụ nằm ngang. Bộ môn Cơ Điện Tử 34
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Sau đó trên màn hình soạn thảo sẽ xuất hiện chữ biểu tượng +OBJ tại vị trí con trỏ chuột. Click giữ chuột trái và kéo chuột đến vị trí thứ hai để chọn vị trí đặt biểu tượng này trên màn hình. Khi đó xuất hiện hộp thoại Properties Lamp object Chúng ta điền địa chỉ cho ngõ ra Đèn Xanh là Q1.1 giống như bảng Symbol của PLC S7 300. Sau đó gở bỏ dấu chon tick tại ô Original và click vào tab Select BMP để chọn biểu tượng cho Đèn Xanh. Chọn OK trên cửa sổ Select BMP file và Properties Lamp object sẽ xuất hiện màn hình sau: Tiếp tục chọn các biểu tượng cho Đèn Vàng và Đèn Đỏ, để thoát chế độ chọn biểu tường các đèn này click chuột vào biểu tượng mũi tên nằm phía bên trái thanh công cụ Select/move Object (arrow). Điều chỉnh kích thước và sắp xếp ba biểu tượng này ta có hình sau: Bộ môn Cơ Điện Tử 35
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Ghi chú cho các tín hiệu ngõ ra, chúng ta chọn biểu tượng và điền các thông tin ghi chú, chọn màu chữ, màu nền, ghi nội dung vào tab Text (max 80 chars). Để tạo nút nhấn Start, Stop chúng ta chọn biểu tượng “Switch” trên thanh công cụ và đặt vào màn hình, điền các thông tin tương ứng, chúng ta có hình như sau: Bộ môn Cơ Điện Tử 36
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Chọn màu nền cho biểu tượng nút nhấn, click vào tab Switch color Bộ môn Cơ Điện Tử 37
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Lưu project Thiết lập liên kết giữa PLC và SPS VISU Chọn Control Softwear PLC từ menu Softwear PLC trên thanh công cụ Bộ môn Cơ Điện Tử 38
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Mở file chương trình PLC có đuôi Dkd.s7p để load vào phần mềm SPS VISU Chọn OK để đóng cửa sổ load chương trình. Bộ môn Cơ Điện Tử 39
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Để mô phỏng chúng ta chọn Softwear PLC RUN/STOP F8 từ menu Softwear PLC hoặc nhấn F8, hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ. Màn hình mô phỏng Để tắt chế độ mô phỏng ta nhấn F8 hoặc click vào biểu tượng trên thanh công cụ. Ví dụ 2: Chọn các thiết bị trong phần mềm SPS VISU V4 để hiển thị và mô phỏng trạng thái làm việc của Xylanh piston khí nén. Bước 1: Lập trình PLC S7 300 Bảng Symbol ký hiệu các tín hiệu ngõ vào/ra Bộ môn Cơ Điện Tử 40
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Chương trình PLC S7 300 Bộ môn Cơ Điện Tử 41
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Thiết lập chuẩn truyền thông giữa PLC S7 300 và SPS VISU Bước 2: Thiết lập tín hiệu liên kết giữa PLC và SPS VISU Để chọn biểu tượng mô phỏng cho xylanh piston khí nén chúng ta chọn . Xuất hiện hộp thoại Cylinder properties Chúng ta điền các thông tin cho Xylanh. Piston duỗi ra nếu bit Q1.1 = 1 , Piston co về nếu bit Q1.1 = 0 Công tắc hành trình a 0 bị tác động khi piston A co về. Khi đó I1.2 = 1 Công tắc hành trình a 1 bị tác động khi piston A duỗi ra. Khi đó I1.3 = 1 Hướng chuyển động của piston là hướng chuyển động sang phải (right). Bộ môn Cơ Điện Tử 42
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Load chương trình PLC vào phần mềm SPS VISU Bộ môn Cơ Điện Tử 43
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Thực hiện mô phỏng Bộ môn Cơ Điện Tử 44
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC III. GIỚI THIỆU PLC OMRON Trong PLC Ormron, vùng nhớ cho ngõ vào và ra có tên chung là CIO, vì được dùng thường xuyên nên có thể bỏ qua tên CIO mà chỉ điền địa chỉ. Địa chỉ dành cho ngõ vào từ Word (16bit) số 0 đến Word 99. Địa chỉ dành cho ngõ ra từ Word 100 trở lên. Có hai vùng nhớ trung gian là W và H trong đó ưu tiên dùng vùng nhớ W. 1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm CX Programmer for CP1E: Sau khi khởi động phần mềm có giao diện: Ta click vào File/new để tạo một project mới, xuất hiện hộp thoại: Bộ môn Cơ Điện Tử 45
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Trong mục Device Name đặt tn cho Project mới, trong Device Type chọn loại CPU CP1E, click Settings, xuất hiện hộp thoại: Chọn CPU Type l N30, OK. Trong Network Type chọn USB. Sau khi bấm OK phần mềm sẽ mở ra cửa sổ làm việc mới như sau: Từ cửa sổ này ta có thể lập trình và mô phỏng chương trình. Bộ môn Cơ Điện Tử 46
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC BÀI 6 HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG PLC OMRON Yêu cầu: Lập trình LADDER điều khiển đèn giao thông sáng xoay vòng như sau: Đèn Xanh 4s Đèn Vàng 2s Đèn Đỏ 4s. Cho địa chỉ: Start: 0.00 Stop: 0.01 Đèn Xanh: 100.00 Đèn Vàng: 100.01 Đèn Đỏ: 100.02 Hướng dẫn: Bước 1: Lập bảng địa chỉ (Symbols): Trong mục NewProgram1, Double click vo mục Symbols: Sẽ xuất hiện một cửa sổ trống bên tay phải để điền các symbol, right click vào cửa sổ, chọn Insert symbol: Bộ môn Cơ Điện Tử 47
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Xuất hiện hộp thoại Trong mục Name đánh tên Symbol, mục Address or value điền địa chỉ tương ứng, chọn OK, trong cửa sổ chính symbol xuất hiện dòng đầu tiên chứa symbol Start: Thao tác tương tự để điền đầy đủ các symbol như hình sau: Nhấn Save để lưu, Double click vào Section1 để quay lại cửa sổ lập trình: Bộ môn Cơ Điện Tử 48
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Bước 2: Lập trình (LAD) Để đặt tiếp điểm đầu tiên, click chuột vào vị trí New contact trên thanh công cụ: Đưa chuột đến và click vào ô chữ nhật đầu tiên của Rung 0 (network), xuất hiện hộp thoại: Trong mục sổ xuống chọn biến Start: Bộ môn Cơ Điện Tử 49
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Bấm OK hai lần nếu không có ghi chú gì cho biến Start này. Ta được đoạn chương trình ban đầu: Làm tương tự, lấy ra ký hiệu tiếp điểm thường đóng để nối vào chương trình như sau: Trong đó T003 là tên của Timer sẽ dùng trong chương trình, không khai báo trong bảng symbol. Bộ môn Cơ Điện Tử 50
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Đặt timer tại cuối Rung(network): Click vo biểu tượng New PLC instruction , click vào vị trí cần đặt timer, xuất hiện hộp thoại G TIM vào ô trống, click Detail, xuất hiện hộp thoại chi tiết cho timer: Trong dòng đầu tiên của mục Operands gõ vào số thứ tự của timer, dòng thứ hai gõ vào thời gian trễ mong muốn. Bấm OK ta được đoạn chương trình LAD cho Rung 0 như sau: Làm tương tự cho các rung còn lại được chương trình hoàn chỉnh: Bộ môn Cơ Điện Tử 51
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Bước 3: Mô phỏng Để mô phỏng chương trình ta vào menu Simulation, Simulator Start Chương trình sẽ chuyển sang chế độ mô phỏng. Để khởi động đoạn chương trình ta click phải chuột vào bit Start Set On: chương trình bắt đầu chạy. Quan sát các timer sẽ thấy cách timer đếm thời gian. Bộ môn Cơ Điện Tử 52
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Để dừng đoạn chương trình ta click phải vào Start Set Off , hoặc Set On cho nút Stop. Để dừng việc mô phỏng và quay lại việc soạn thảo ta vào menu Simulation, chọn Simulator Start, vào lại menu Simulation, chọn Exit Simulator. Bộ môn Cơ Điện Tử 53
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Bước 4: Download chương trình xuống PLC Để đổ chương trình vào PLC thật và giams sát online ta làm như sau: Dùng csp USB kết nối giữa máy tính và PLC. Vào Menu PLC Work Online Vào Menu PLC Transfer Transfer PC >PLC Sau đó tiến hành bật nút Start (0.00) trên bộ thí nghiệm và quan sát các ngõ ra tương ứng, đồng thời quan sát hoạt động của timer trên phần mềm CX. IV. GIỚI THIỆU PLC MITSUBISHI Trong PLC Mitshubishi, địa chỉ dành cho ngõ vào là từ X000 trở lên tùy theo loại PLC. Địa chỉ dành cho ngõ ra là từ Y000 trở lên tùy theo loại PLC. Vùng nhớ trung gian là M. 1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm GX Developer: Sau khi khởi động phần mềm xuất hiện giao diện: Bộ môn Cơ Điện Tử 54
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Ta vào menu Project/New Project để tạo một project mới, xuất hiện hộp thoại: Trong mục PLC series chọn loại CPU l FXCPU. Trong mục PLC Type, chọn loại FX1N Chọn ngôn ngữ lập trình Ladder Đánh dấu mục Setup project name để đặt tên cho Project tại ô Project name. Trong mục Drive/Path chọn đường dẫn chứa Project sẽ tạo. Bấm OK Bộ môn Cơ Điện Tử 55
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Sau khi nhấn OK phần mềm sẽ mở ra cửa sổ làm việc mới như sau: Từ cửa sổ này ta có thể lập trình và mô phỏng chương trình. Bộ môn Cơ Điện Tử 56
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC BÀI 7 HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG PLC MITSUBISHI Lập trình LADDER điều khiển đèn giao thông sáng xoay vòng theo yêu cầu: Đèn Xanh 4s Đèn Vàng 2s Đèn Đỏ 4s. Cho địa chỉ: Start: X000 Stop: X001 Đèn Xanh: Y000 Đèn Vàng: Y001 Đèn Đỏ: Y002 Bước 1: Lập bảng địa chỉ (Symbols): Trong cây thư mục bên trái màn hình soạn thảo, Double click vào mục Device comment/ COMMENT, xuất hiện bảng khai báo: Bộ môn Cơ Điện Tử 57
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Lần lượt khai báo các ngõ vào tại cột comment. Để khai báo các ngõ ra, đánh Y0 vào ô Device name, nhấn Display, sẽ xuất hiện các ngõ ra bắt đầu từ Y000, đánh tên cho các ngõ ra tương ứng: Double click vào Program/ MAIN trên cây thư mục bên trái để quay lại cửa sổ lập trình: Bước 2: Lập trình (LAD) Để có thể hiển thị các tên biến đặt trong mục Comment, ta vào menu View, chọn Comment, hoặc nhấn ctrl+F5: Để đặt tiếp điểm đầu tiên, click chuột vào vị trí đầu tiên của network 1, click vào mục “Open contact” trên thanh công cụ hoặc nhấn F5: Bộ môn Cơ Điện Tử 58
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Xuất hiện hộp thoại Đánh vào địa chỉ nút Start l X000, nhấn OK, ta được tiếp điểm đầu tiên như sau: Làm tương tự, lấy ra ký hiệu tiếp điểm thường đóng để nối vào chương trình như sau: Để lấy tiếp điểm thường đóng ta click vào mục “Close contact” trên thanh công cụ hoặc bấm F6, lấy ra hai tiếp điểm thường đóng như sau: Đặt timer tại cuối network1: Click vào biểu tượng Coil , xuất hiện hộp thoại Để đặt tên timer l T1, thời gian trễ là 3s, ta khai báo như trong hình, bấm OK được timer t1 như hình sau: Bộ môn Cơ Điện Tử 59
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Để đặt cuộn dây ngõ ra thay vì timer ở cuối network, ta cũng chọn Coil như trên nhưng chỉ khai báo địa chỉ ngõ ra tương ứng, ví dụ đèn xanh: Y000. Làm tương tự cho các network còn lại ta viết được đoạn chương trình hoàn chỉnh như sau: Bước 3: Mô phỏng Sau khi viết chương trình, để biên dịch chương trình ta vào menu Convert/Convert hoặc bấm F4, nếu có lỗi chương trình sẽ thông báo, nếu không có lỗi thì ta mới có thể mô phỏng hoặc đổ chương trình xuống PLC. Để mô phỏng chương trình ta vào menu Tools, Start Ladder Logic Test: Bộ môn Cơ Điện Tử 60
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Chương trình sẽ chuyển sang chế độ mô phỏng. Để khởi động đoạn chương trình ta click phải chuột vào màn hình soạn thảo Device test, xuất hiện hộp thoại Device test Trong ô Device gõ vào địa chỉ bit Start là X000, sau đó nhấn nút Force On sẽ thấy chương trình bắt đầu chạy. Quan sát các timer sẽ thấy cách timer đếm thời gian. Bộ môn Cơ Điện Tử 61
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Để dừng đoạn chương trình ta gõ vào ô Device địa chỉ của bit stop l X001 rồi bấm Force On , hoặc bấm Force Off cho bit Start l X000. Để dừng việc mô phỏng và quay lại việc soạn thảo ta vào menu Tool, chọn End Ladder Logic Test. Để có thể tiếp tục lập trình phải bấm vào nút Write mode trên thanh công cụ. Bước 4: Download chương trình xuống PLC Để đổ chương trình vào PLC thật và giám sát online ta làm như sau: Dùng cáp USB kết nối giữa máy tính và PLC. Vào Menu Online Transfer Setup, xuất hiện cửa sổ Transfer Setup Double click vào ô đầu tiên của dòng PC side để khai báo phần kết nối với tốc độ truyền như hình trên. OK Bấm Connection test, nếu kết nối thanh công thì chương trình sẽ báo đọc được loại PLC, bấm OK Vào Menu Online Write to PLC, chọn lựa đổ các thông số và chương trình, bấm OK Bộ môn Cơ Điện Tử 62
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC Chương trình sẽ được đổ xuống PLC. Vào Menu Online > Monitor >Start monitor để quan sát các bit. Sau đó tiến hành bật nút Start (X000) trên bộ thí nghiệm và quan sát các ngõ ra tương ứng, đồng thời quan sát hoạt động của timer trên phần mềm GX. V. BÀI TẬP ỨNG DỤNG Sử dụng các công cụ lập trình PLC Siemens, Omron, Mitsubishi lập trình điều khiển các hệ thống sau: 1. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, lập sơ đồ hành trình bước và lập trình cho quy trình uốn thép theo đường cong dưới đây, biết các xylanh đều là các xylanh tác động kép, sử dụng van đảo chiều 5/2 điều khiển bằng điện, nút nhấn Start, Stop, Reset: Xi lanh B b0 Công tắc hành trình bên trong b1 Công tắc hành trình bên ngoài Xi lanh C c0 Công tắc hành trình bên trong c1 Công tắc hành trình bên ngoài Xi lanh A a0 Công tắc hành trình bên trong a1 Công tắc hành trình bên ngoài 2. Lập trình cho tay máy phân loại sản phẩm sử dụng khí nén, tại vị trí khay 1 tay kẹp sẽ nhận phoi và xác định màu nhờ có cảm biến kiểm tra màu. Nếu sản phẩm có màu đen thì bỏ ở khay số 2, nếu sản phẩm có màu trắng thì bỏ ở khay số 3, Bộ môn Cơ Điện Tử 63
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC các xy lanh tác động kép, sử dụng van đảo chiều 5/2 điều khiển bằng điện, nút nhấn Start, Stop, Reset: Động cơ M m0 Công tắc hành trình bên phải m1 Công tắc hành trình bên trái Xi lanh B b0 Công tắc hành trình phía trên b1 Công tắc hành trình phía dưới Xi lanh C c0 Công tắc hành trình bên trong c1 Công tắc hành trình bên ngoài Tay kẹp A 3. Một hệ thống cấp phoi tự động, cảm biến X 1 sẽ phát hiện khi có một phoi đi ngang qua. Hãy lập trình PLC điều khiển các đèn hiển thị sẽ báo số lượng phoi được cấp như sau: Khi không có phoi đèn A sáng Khi có từ 1 đến 10 phoi được cấp đèn B sáng Khi có từ 11 đến 20 phoi được cấp đèn C sáng Khi có từ 21 phoi trở lên được cấp đèn D sáng 4. Lập trình PLC điều khiển máy cấp phoi tự động. Theo sơ đồ hoạt động có sẵn, sử dụng hai xylanh tác động kép A, B, sử dụng van đảo chiều 5/2 điều khiển bằng điện, nút nhấn Start, Stop, Reset, công tắc hành trình a 0, a 1, b 0, b 1, cảm biến phát hiện có hộp nhựa X1. Khi nhấn Start, nếu có hộp nhựa được phát hiện tại X 1 thì piston A đảy hộp nhựa ra, sau đó piston B tịnh tiến ra/vào bốn lần liên tiếp để cấp bốn phoi hình trụ vào hộp nhựa, sau đó quá trình được lập lại. Bộ môn Cơ Điện Tử 64
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 5. Lập trình PLC điều khiển bãi xe tự động. Bãi xe chứa tối đa 12 chiếc, khi cảm biến S1 phát hiện có một xe vào thì PLC bộ đếm trong PLC tăng lên một đơn vị, khi cảm biến S2 phát hiện có một xe ra thì bộ đếm giảm xuống một đơn vị. Khi có 12 xe vào bãi xe thì bảng hiệu đầy xe sẽ sáng lên thông báo không nhận giữ xe nữa. Bộ môn Cơ Điện Tử 65
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 6. Viết chương trình điều khiển giám sát 3 động cơ như sau. Các động cơ đều khởi động sao và chuyển sang chạy tam giác sau 3s. Có 3 cảm biến CB1, CB2, CB3 để báo động cơ hỏng. Nút nhấn Start, Stop: Yêu cầu: kiểm tra các CB báo hỏng trước khi chạy động cơ. Động cơ nào hỏng thì đèn báo hỏng của động cơ sẽ bật sáng. Trong quá trình hoạt động chỉ có 1 động cơ hoạt động. Khi động cơ đang chạy bị hỏng thì một động cơ khác sẽ khởi động để chạy thay và động cơ bị hỏng được ngắt điện. Nếu cả 3 động cơ đều hỏng thì ngắt điện cả 3 và đèn báo động được bật. 7. Cho mô hình thang máy có cấu trúc như hình dưới đây: Cấu trúc thang máy 4 tầng Bảng symbol Chân Data STT symbol Address Comments số (OC) type 1 CB11 I0.0 1/OC1 BOOL Cảm biến tầng 1 (phía dưới) 2 CB12 I1.1 2/OC1 BOOL Cảm biến tầng 1 (phía trên) 3 CB21 I0.1 16/OC1 BOOL Cảm biến tầng 2 (phía dưới) 4 CB22 I0.2 17/OC1 BOOL Cảm biến tầng 2 (phía trên) 5 CB31 12/OC1 BOOL Cảm biến tầng 3 (phía dưới) 6 CB32 14/OC1 BOOL Cảm biến tầng 3 (phía trên) 7 CB41 I1.2 4/OC1 BOOL Cảm biến tầng 4 (phía dưới) 8 CB42 I0.5 5/OC1 BOOL Cảm biến tầng 4 (phía trên) Bộ môn Cơ Điện Tử 66
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PLC 9 CBM I0.3 10/OC1 BOOL Cảm biến mở cửa cabin 10 CBD I0.4 11/OC1 BOOL Cảm biến đóng cửa cabin 11 G1 I0.6 3/OC1 BOOL Nút nhấn gọi tầng 1 12 G21 I0.7 18/OC1 BOOL Nút nhấn gọi tầng 2 (đi xuống) 13 G22 I1.0 19/OC1 BOOL Nút nhấn gọi tầng 2 (đi lên) 14 G31 22/OC1 BOOL Nút nhấn gọi tầng 3 (đi xuống) 15 G32 23/OC1 BOOL Nút nhấn gọi tầng 3 (đi lên) 16 G4 I1.3 6/OC1 BOOL Nút nhấn gọi tầng 4 (đi xuống) 17 C1 I1.4 7/OC1 BOOL Nút chọn tầng 1 trong cabin 18 C2 I1.5 20/OC1 BOOL Nút chọn tầng 2 trong cabin Hãy lập trình điều khiển thang máy với các yêu cầu sau: 1) Giả sử nhu cầu sử dụng chỉ di chuyển lên và xuống giữa hai tầng 1 và 4. a. Chỉ điều khiển motor nâng hạ cabin, chưa dùng đến motor đóng mở cửa cabin Nếu cabin đang ở tầng 1, nhấn nút gọi tầng 4 là G4 thì cabin di chuyển đến tầng 4. Ngược lại nếu ca bin đang ở tầng 4, nhấn nút gọi tầng 1 là G1 thì cabin di chuyển đến tầng 1. b. Sử dụng cả hai motor điều khiển: nâng hạ cabin và đóng mở cửa cabin. Nếu cabin đang ở tầng 1, nhấn nút gọi tầng 1 là G1 thì cabin mở cửa sau 3 giây cabin đóng cửa, sau đó nhấn nút nhấn chọn tầng muốn đến bên trong cabin là C4 thì cabin di chuyển đến tầng 4 và mở cửa, sau 3 giây đóng cửa cabin. Ngược lại nếu ca bin đang ở tầng 4, nhấn nút gọi tầng 4 là G4 thì cabin mở cửa sau 3 giây cabin đóng cửa, sau đó nhấn nút nhấn chọn tầng muốn đến là C1 thì cabin di chuyển đến tầng 1 và mở cửa, sau 3 giây đóng cửa cabin. 2) Giả sử nhu cầu sử dụng để di chuyển lên xuống là 3 tầng: tầng 1, tầng 2, tầng 4 Hãy lập trình PLC điều khiển thang máy hoạt động cho 2 trường hợp: a. Chỉ điều khiển motor nâng hạ cabin, chưa dùng đến motỏ đóng mở cửa cabin b. Sử dụng cả hai motor điều khiển: nâng hạ cabin và đóng mở cửa cabin 3) Giả sử nhu cầu sử dụng để di chuyển lên xuống là 4 tầng: tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4 Hãy lập trình PLC điều khiển thang máy hoạt động cho 2 trường hợp: a. Chỉ điều khiển motor nâng hạ cabin, chưa dùng đến motỏ đóng mở cửa cabin b. Sử dụng cả hai motor điều khiển: nâng hạ cabin và đóng mở cửa cabin Bộ môn Cơ Điện Tử 67