Khám phá tác động của áp lực thể chế đến lựa chọn chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 3570
Bạn đang xem tài liệu "Khám phá tác động của áp lực thể chế đến lựa chọn chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkham_pha_tac_dong_cua_ap_luc_the_che_den_lua_chon_chien_luoc.pdf

Nội dung text: Khám phá tác động của áp lực thể chế đến lựa chọn chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại

  1. KHÁM PHÁ TÁC ĐỘNG CỦA ÁP LỰC THỂ CHẾ ĐẾN LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI EXPLORING INSTITUTIONAL PRESSURES ON ENVIRONMENTALLY FRIENDLY STRATEGIES OF VIETNAM SEAFOOD ENTERPRISES IN TRADE PROTECTIONISM CONTEXT TS. Đỗ Thị Bình Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên thu thập tài liệu thứ cấp và phỏng vấn 44 nhà quản lý đến từ 28 doanh nghiệp, bài nghiên cứu đã khám phá tác động của 03 áp lực thể chế - “qui định pháp luật, “tiêu chuẩn” và “bắt chước”- đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường (CLKDTTMT) của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nghiên cứu khẳng định áp lực thể chế về qui định pháp luật và tiêu chuẩn môi trường trong nước còn yếu so với nước ngoài, trong khi đó áp lực bắt chước trong nước lại lớn hơn. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra một số hàm ý, kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam ứng dụng CLKDTTMT như là một cách vượt qua các rào cản môi trường trong bối cảnh bảo hộ thương mại. Từ khóa: Áp lực thể chế, chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường, thủy sản, Việt Nam Abstract Using qualitative approach based on secondary data collection and interviewing 44 managers from 28 firms, the paper explores 3 institutional pressures - coercive, normative and mimetic pressure - on environmentally friendly strategies of Vietnam seafood firms. The paper confirms local coercive, normative pressures are weaker than international one, while local mimetic pressure is higher than international mimetic pressure. The paper also highlights some implications for public policy makers to stimulate Vietnam seafood firms to adopt environmentally friendly strategy as a way to overcome environmental barriers in trade protectionism context. Keywords: Institutional pressures, environmentally friendly strategy, seafood, Vietnam 1. Đặt vấn đề Tại sao một số doanh nghiệp (DN) lại theo đuổi chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường (CLKDTTMT) vượt xa việc tuân thủ các qui định bắt buộc, thậm chí khi chưa có đủ minh chứng rằng chiến lược đó sẽ mang lại hiệu quả? Những nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực chiến lược xanh, CLKDTTMT đã chứng minh rằng: việc theo đuổi các loại hình chiến lược xanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các bên liên quan bên ngoài 83
  2. DN cũng như các áp lực thể chế đến từ các nhà quản lý chính sách, đối thủ cạnh tranh (Aragon, 1998; Delmas, Magali A; Toffel, 2010), và các tổ chức phi chính phủ (Guay, 2006). Những phát hiện như vậy phù hợp với khoa học xã hội về thể chế, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các qui định, qui phạm và nhận thức đối với việc quyết định áp dụng một chiến lược, một thực hành nào đó của DN mà không cần cân nhắc đến hiệu quả (DiMaggio and Powell, 1983). Nhiều nhà nghiên cứu đã dựa trên học thuyết thể chế để giải thích việc chọn lựa CLKDTTMT của các DN. Jennings & Zandbergen (1995) lập luận rằng: do các áp lực cưỡng chế - chủ yếu dưới hình thức là các qui định và các điều luật - là nguyên nhân chính khiến các DN thực thi các chương trình quản lý môi trường nên các DN trong cùng một ngành cũng ứng dụng triển khai các chương trình tương tự. Delmas (2002) dựa trên học thuyết thể chế để phân tích các yếu tố khiến các công ty tại Châu Âu và Mỹ theo đuổi tiêu chuẩn môi trường ISO 14001. Berrone và các cộng sự (2013) đã điều tra những áp lực qui chuẩn khiến CLKDTTMT trở nên hấp dẫn hơn đối với nhiều DN Những nghiên cứu này một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa các áp lực thể chế đối với lựa chọn CLKDTTMT ở các DN trong các ngành nghề khác nhau. Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi nằm trong Top 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Đây cũng là ngành mà toàn bộ các khâu trong chuỗi cung ứng xuất khẩu - từ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến xuất khẩu - đều có tác động mạnh mẽ đến môi trường. Là một trong những ngành tiêu biểu, trực tiếp liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc (FAO, 2018), nên CLKDTTMT của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản này luôn được học giả ở nhiều quốc gia quan tâm (Do et al., 2019; Gutiérrez et al., 2019; Marschke & Wilkings, 2014; Mcewin & Mcnally, 2014; Van Thi Nguyen & Wilson, 2009; etc.). Năm 2019 vừa qua mặc dù bắt đầu được hưởng lợi thế cắt giảm thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xét về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, nhóm điện thoại, điện tử, máy móc, phương tiện vận tải (nhóm hàng chủ yếu thuộc lĩnh vực FDI) chiếm đến gần 45% giá trị xuất khẩu cả nước; trong khi các ngành hàng chủ lực của DN Việt Nam, trong đó có thủy sản, lại gặp khó khăn ở các thị trường chính (VietData, tháng 1, 2020). Thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mở rộng thị trường nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ nội lực cũng như những diễn biến phức tạp trong quan hệ thương mại thế giới, đặc biệt là xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại của các quốc gia lớn. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu và đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài, nhiều DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chọn CLKDTTMT làm chiến lược xuất khẩu chính của mình. Bài nghiên cứu này tiếp theo nghiên cứu về mức độ chủ động trong CLKDTTMT của các DN chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam của Đỗ Thị Bình (2020), sẽ phân tích sự ảnh hưởng của các áp lực thể chế đến việc lựa chọn theo đuổi CLKDTTMT, từ đó đề ra các hàm ý, kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam lựa chọn CLKDTTMT như một cách thức tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh bảo hộ thương mại gia tăng trở lại. 84
  3. 2. Tổng quan lý thuyết có liên quan 2.1. Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường DN có thể theo đuổi các loại CLKDTTMT khác nhau nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh của DN mình lên môi trường tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Ví dụ: DN có thể theo đuổi CLKDTTMT qua tạo ra các chính sách về môi trường, phát triển chương trình đào tạo về môi trường chính thống hoặc thường xuyên tiến hành kiểm toán về môi trường (Delmas, 2000). Mặt khác, có những DN lại khẳng định CLKDTTMT của mình qua sở hữu các chứng nhận về quản lý môi trường như ISO 14001 (Toffel, 2000). Các nhà quản lý cũng có thể truyền đạt tầm quan trọng của CLKDTTMT qua việc đưa các yếu tố về môi trường trở thành các yếu tố trong đánh giá hiệu suất của nhân viên (Nelson, 2002). Một trong những khái niệm về CLKDTTMT được sử dụng rộng rãi nhất là khái niệm đưa ra bởi Das và các cộng sự. Theo đó, “CLKDTTMT đại diện cho một chiến lược của DN hướng tới cả kết quả kinh doanh và môi trường tự nhiên bền vững” (Das et al., 2019). Một công ty theo đuổi CLKDTTMT sẽ đặt nỗ lực hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ việc sản xuất và sử dụng sản phẩm hoặc các dịch vụ của họ để đáp ứng các yêu cầu từ các bên liên quan khác nhau như chính phủ, người tiêu dùng, cộng đồng và nhiều cá nhân và nhóm liên quan khác (Banerjee, 2001; Das et al., 2019). Bên cạnh mục tiêu trách nhiệm xã hội này, việc sử dụng CLKDTTMT phần nào cũng được chứng minh là mang lại một số lợi ích để cải thiện lợi thế cạnh tranh và hiệu suất DN. Vì thế, tăng cường áp dụng CLKDTTMT không chỉ là một phản ứng đối với yêu cầu từ các bên liên quan mà còn là động lực của công ty trong việc tăng cường lợi thế cạnh tranh và hiệu suất của họ. Theo cách tiếp cận của (Lee & Rhee, 2007), có 04 loại hình CLKDTTMT là CLKDTTMT thụ động, CLKDTTMT tập trung, CLKDTTMT cơ hội và CLKDTTMT chủ động. Trong đó, CLKDTTMT thụ động phản ánh mức độ đáp ứng thấp của DN cả về các lĩnh vực lựa chọn giải quyết lẫn mức độ giải quyết các vấn đề môi trường nên là loại hình chiến lược có hiệu suất môi trường thấp nhất (Kim, 2018). CLKDTTMT tập trung chỉ quan tâm đến giải quyết một số vấn đề môi trường nhất định đồng thời cũng chỉ giành nguồn lực và nỗ lực ở mức độ nhất định. CLKDTTMT cơ hội giải quyết các vấn đề môi trường cao hơn mức trung bình ở tất cả các lĩnh vực DN lựa chọn giải quyết các vấn đề môi trường. Cuối cùng, CLKDTTMT chủ động là chiến lược tìm kiếm lợi thế cạnh tranh và vị thế dẫn đạo thị trường qua khởi xướng các hoạt động quản lý môi trường chặt chẽ nhằm giảm thiểu chi phí và tăng cường cơ hội từ “xanh hoá” hoạt động. DN có thể tăng hiệu suất tài chính, môi trường và hiệu suất DN khi áp dụng CLKDTTMT chủ động (Ateş et al., 2012; Liu et al., 2015; Ryszko, 2016). 2.2. Lý thuyết về thể chế Học thuyết thể chế giải quyết câu hỏi trung tâm là tại sao tất cả các tổ chức trong cùng một lĩnh vực lại có xu hướng nhìn nhận và ứng xử tương đồng nhau (DiMaggio and Powell, 1983). Các thể chế được xác định là “các cấu trúc và hoạt động mang tính qui định, tiêu chuẩn và nhận thức tạo nên tính ổn định và ý nghĩa cho các hành vi xã hội” (Scott, 1995). Ví dụ của các thể chế bao gồm các luật lệ, qui định, các chuẩn mực xã hội và ngành, văn hóa, và đạo đức. Trong lĩnh vực quản trị môi trường, người ta đã chứng minh rằng các thể chế có mức ảnh hưởng hạn chế đến các tổ chức, được gọi là “isomorphism” - 85
  4. tính đồng hình, buộc các tổ chức trong cùng một khu vực địa lý (hoặc thậm chí trong bối cảnh phi vật chất như cùng một phân khúc thị trường, cùng một nhánh công nghiệp ) giống các tổ chức khác phải đối mặt với cùng một tập hợp các điều kiện hoặc cùng tác động như nhau của môi trường. Theo học thuyết này, các thể chế gây ra 03 loại áp lực đồng hình đối với các tổ chức, đó là: cưỡng chế, tiêu chuẩn và bắt chước (DiMaggio and Powell, 1983; Greenwood and Hinings, 1996). Áp lực đồng hình cưỡng chế phát sinh từ các qui tắc chính thức và không chính thức do chính quyền nhà nước đặt ra. Nhà nước là chủ thể phát sinh đồng hình cưỡng ép qua việc xây dựng và ban hành các bộ luật, qui tắc buộc mọi doanh nghiệp phải hoạt động theo một khuôn khổ, đường lối nhất định (DiMaggio and Powell, 1983). Áp lực đồng hình tiêu chuẩn đề cập đến các thực hành và tiêu chuẩn chuyên nghiệp được xây dựng thông qua các phương pháp giáo dục và đào tạo, mạng lưới chuyên ngành và sự dịch chuyển lao động giữa các DN (DiMaggio, 1988; Garud et al., 2007). Bảng 1. Ba trụ cột thể chế Qui định pháp luật Qui chuẩn xã hội Văn hóa nhận thức Cơ sở tuân thủ Kinh nghiệm Trách nhiệm xã hội Sự công nhận; sự hiểu biết Cơ sở trật tự Các qui tắc Kỳ vọng Cấu thành Cơ chế Ép buộc Tiêu chuẩn Bắt chước Các tiêu chí Qui tắc, luật pháp, Chứng nhận, công Logic hành động qui định nhận Đối tượng ảnh Đối tượng có tội/ vô Danh dự Sự chắc chắn hưởng tội Cơ sở tính hợp Xử phạt hợp pháp Đạo đức Có thể hiểu được, có pháp thể nhận ra được, hỗ trợ văn hóa Nguồn: Scott (2008) Áp lực đồng hình bắt chước bắt nguồn từ sự hạn chế trong kỹ năng quản lý, hoạt động của DN và đòi hỏi DN phải bắt chước sự thay đổi của các DN khác đã mang lại hiệu quả. Tất cả những áp lực này gây ra các hành vi đồng hình trong tổ chức nhằm đạt được tính hợp phát từ các các thể chế bên ngoài. Tương ứng với 3 áp lực đồng hình là 3 trụ cột về thể chế, đó là: (1) Qui định pháp luật; (2) Qui chuẩn xã hội; và (3) Văn hóa nhận thức - là cốt lõi của bất kỳ cấu trúc về thể chế nào. Bên cạnh đó, Scott (2008) cũng chỉ ra rằng những trụ cột về thể chế còn có vai trò tạo ra và hỗ trợ các thể chế khác, đồng thời định hướng các qui định, tiêu chuẩn chung của xã hội (Bảng 1). 3. Khái quát xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại Thủy sản luôn nằm trong TOP 10 lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam với sản lượng nuôi trồng và khai thác không ngừng tăng trong những năm trở lại đây (Hình 1). Giá trị xuất khẩu năm 2019 (hơn 8,5 tỉ USD) giảm nhẹ so với 2018 (gần 8,8 tỉ USD) do những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, đặc biệt do xu hướng bảo hộ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh cuộc xung đột thương mại do Mỹ phát động. 86
  5. Hình 1. Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam một số năm qua Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan Tôm và cá tra là 02 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam khi chiếm tương ứng 39,2% và 23,4% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu trong năm 2019. Nếu EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 03 thị trường chính trong xuất khẩu tôm thì Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU là 03 thị trường chính trong xuất khẩu cá tra (Hình 2). Hình 2. Các thị trường xuất khẩu (a) tôm và (b) cá tra của Việt Nam năm 2019 Nguồn: VietData, 2020 Tuy nhiên ở các thị trường chính này xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi chưa có những dấu hiệu phục hồi rõ ràng nào về xuất khẩu cá tra thị tại thị trường Mỹ và xuất khẩu tôm tại thị trường EU, trong khi đầu năm 2020 dịch bệnh COVID-19 xuất hiện khá bất ngờ làm gián đoạn xuất khẩu Việt Nam - Trung Quốc. Với Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 năm 2020 có thể tạo kỳ vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU khi tôm Việt Nam có lợi thế rõ rệt so với các nước sản xuất khác. Ngoài ra, xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ dự kiến tốt hơn vào năm 2020 với mức thuế CBPG giai đoạn POR15 sẽ về 0% như kết quả sơ bộ mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo ngày 11/10/2019 (VietData, 2020). Về cơ bản, trong bối cảnh bảo hộ thương mại gia tăng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện đối mặt với các thách thức sau khi xuất khẩu sang các quốc gia thuộc CPTTP và EVFTA: 87
  6. - Nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao: Hiện đầu vào sản xuất nguyên liệu như: thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh đều phụ thuộc phần lớn vào các nguồn cung nước ngoài, các cơ quan quản lý chưa hoặc không kiểm soát được, dẫn đến dịch bệnh, chất lượng còn thấp. Chi phí sản xuất cao hơn so với các nước khác khiến cho giá thành sản phẩm và giá XK cao, làm giảm khả năng cạnh tranh. - Quy tắc xuất xứ: Chỉ những sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ của một FTA mới có thể hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA đó. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tận dụng được 30% ưu đãi từ FTAs. Ví dụ điển hình: Đối với EVFTA - Hàng thủy sản (HS 03 và 16): tiêu chí xuất xứ thuần túy cho hàng thủy sản là “sinh ra hoặc lớn lên” (born or raised) có định nghĩa cụ thể; Xuất xứ thuần túy cho mặt hàng cụ thể Chương 03, Chương 16 có nguyên liệu từ Chương 03 và 16 (linh hoạt cho mặt hàng mực và bạch tuộc chế biến của Việt Nam được phép cộng gộp mở rộng với các nước ASEAN là đối tác ký FTA với EU). - Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại: Những rào cản điển hình là thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương trình thanh tra riêng biệt, quy tắc xuất xứ, IUU, các biện pháp SPS - TBT, môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động trong CPTPP/FTAs đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành thủy sản. - Chịu cạnh tranh mạnh mẽ: Hiện nay, với những ưu đãi về thuế NK nguyên liệu, một số nước đối thủ cạnh canh như: Trung Quốc hay Thái Lan hay các nguồn cung lớn khác như: Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ đang khiến DN thủy sản Việt Nam khó cạnh tranh để có được thị phần tốt hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thu thập dữ liệu Bài nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua tổng hợp và sàng lọc các tài liệu liên quan các tiêu chí của 3 trụ cột thể chế - qui định pháp luật, qui chuẩn xã hội, và văn hóa nhận thức - đối với xuất khẩu ngành hàng thủy sản Việt Nam trên 02 thị trường Mỹ và EU để làm rõ các áp lực thể chế; đồng thời sử dụng các nghiên cứu trước về CLKDTTMT của các DN chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng thêm dữ liệu sơ cấp qua tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý của các DN chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Phỏng vấn được chọn làm phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp vì tiềm năng tạo ra những dữ liệu phong phú, thích hợp cho nghiên cứu khám phá và phát triển quan điểm toàn diện (Kvale, 1996) như nghiên cứu dạng này. Phỏng vấn được tiến hành từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2019 đối với các DN chế biến thủy sản xuất khẩu thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và phía Bắc Việt Nam. Với sự giới thiệu của các cán bộ thuộc 07 Sở Công Thương của 07 tỉnh/thành là Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Quảng Ninh và Hải Phỏng, tác giả đã lọc được danh sách các DN chế biến thủy sản đang áp dụng CLKDTTMT. Sau 06 tháng liên lạc qua email và điện thoại, nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ Bộ Công Thương, 44 nhà lãnh đạo đến từ 28 DN chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam (Phụ lục) đã đồng ý tham gia phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn được ghi âm và kéo dài 88
  7. khoảng 1 tiếng đồng hồ nhằm làm rõ các áp lực thể chế mà các DN này phải đối mặt khi xuất khẩu thủy sản cũng như tác động của những áp lực thể chế đó đến việc lựa chọn theo đuổi CLKDTTMT của DN. 4.2. Xử lý dữ liệu Dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập được tổng hợp, phân tích nhằm sàng lọc các loại áp lực thể chế mà các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam hiện phải đối mặt. Tác giả làm bảng phân tích, tổng hợp và sàng lọc dựa trên 03 loại áp lực đồng hình, đó là: áp lực cưỡng chế, áp lực tiêu chuẩn và áp lực bắt chước (DiMaggio and Powell, 1983; Greenwood and Hinings, 1996). Đối với dữ liệu sơ cấp, tất cả các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm lại và xử lý thông qua phân tích nội dung gồm 2 bước riêng biệt. Bước đầu tiên (mã hóa) được bắt đầu bằng việc xác định các khái niệm sơ bộ về 03 loại áp lực đồng hình thể chế. Bước thứ hai phân loại các tiêu chí xác định các loại áp lực thể chế này (Bảng 1)và tìm kiếm các liên kết giữa các danh mục để xác định rõ các loại áp lực thể chế mà các DN được điều tra đang phải đối mặt. Phần mềm NVivo 10.0.638 (QSR International, Úc) được sử dụng để hỗ trợ mã hóa văn bản theo chủ đề được phân cấp. 5. Kết quả nghiên cứu Trên cơ sở thông tin về các văn bản thuộc các áp lực thể chế được thu thập, phỏng vấn sâu giúp làm rõ hơn ảnh hưởng của các áp lực thể chế này. Thống kê nhận định từ phỏng vấn sâu cho thấy tác động của các áp lực thể chế trong và ngoài nước đến quyết định theo đuổi CLKDTTMT của các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam như trong Bảng 2. Bảng 2. Sự thúc đẩy DN theo đuổi CLKDTTMT từ các áp lực thể chế Các loại áp lực thể chế Tần suất Áp lực thể chế từ Các chính sách, qui định ép buộc 10 trong nước Các tiêu chuẩn 9 Bắt chước 24 Áp lực thể chế từ Các chính sách, qui định ép buộc 32 nước ngoài Các tiêu chuẩn 32 Bắt chước 8 Nguồn: tổng hợp qua phỏng vấn Kết quả phỏng vấn này cho thấy các áp lực thể chế từ nước ngoài có tác động mạnh mẽ hơn đến việc chuyển hướng sang CLKDTTMT của các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam so với các áp lực thể chế trong nước. Ngoài ra, kết hợp với kết quả nghiên cứu trước của (Đỗ Thị Bình, 2020) về mức độ chủ động trong theo đuổi CLKDTTMT của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam (33% DN theo đuổi CLKDTTMT thụ động, 30% DN theo đuổi CLKDTTMT cơ hội, 24% DN theo đuổi CLKDMT tập trung và 13% DN theo đuổi CLKDTTMT chủ động), phỏng vấn cho thấy: các DN càng chủ động với CLKDTTMT càng bị sức ép của áp lực văn hoá nhận thức và qui chuẩn xã hội so với áp lực từ thể chế qui định pháp luật. 89
  8. 5.1. Áp lực từ trụ cột thể chế qui định pháp luật Trụ cột thể chế “qui định pháp luật” ứng với áp lực đồng hình cưỡng chế, thường là các thể chế về qui định, điều lệ mang tính chất bắt buộc và mang tính cưỡng chế cao nhất trong các áp lực thể chế. Cùng là trụ cột thể chế “qui định pháp luật” nhưng chỉ có 10/44 các nhà quản lý được phỏng vấn cho rằng các chính sách, qui định ép buộc từ trong nước thúc đẩy doanh nghiệp họ chuyển hướng sang CLKDTTMT. Trong khi đó, 32/44 nhà quản lý cho rằng chính các chính sách, qui định ép buộc từ các thị trường nước ngoài khiến họ phải điều chỉnh, chuyển dần CLKD của mình sang CLKDTTMT để đáp ứng được các qui định pháp luật, và do đó mới có thể xuất khẩu thủy sản vào thị trường nước ngoài. “ Đối với xuất khẩu tôm và các loại hải sản khác, đáp ứng các qui định về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của thị trường nước ngoài là quan trọng nhất. Để vào được các thị trường khó tính chúng tôi bắt buộc phải chuyển đổi CLKD sang hướng thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu của các thị trường này - 5A”. “Có rất nhiều vấn đề liên quan đến các biện pháp phi thuế quan trong CPTPP và EVFTA như hàng rào kỹ thuật trong thương mại, biện pháp an toàn thực phẩm, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ Trong đó, đáp ứng các yêu cầu về môi trường hiện rất đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như chúng tôi. Qui định về môi trường là hàng rào phi thuế quan trong bối cảnh bảo hộ thương mại khiến chúng tôi phải thay đổi CLKD của mình sang hướng thân thiện với môi trường - 9A”. “Trong nước cũng có nhiều qui định, điều lệ khuyến khích hoặc bắt buộc các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành thủy sản nói riêng hướng tới CLKDTTMT như Thông tư 128 /2016/TT-BTC quy định miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên những ưu đãi đến từ các thông tư đó chưa đủ hấp dẫn. Các qui định thì chế tài chưa cao nên thực sự không đủ khiến doanh nghiệp chúng tôi chuyển đổi định hướng CLKD. Chính các qui định, luật lệ từ thị trường các quốc gia nhập khẩu mới khiến chúng tôi quyết định chuyển hướng CLKD của mình sang hướng thân thiện với môi trường - 23B”. Kết quả phỏng vấn này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài khi khẳng định sự ảnh hưởng lớn của các qui định pháp luật đến các hoạt động môi trường của DN (Alan & Alain, 1998; Delmas & Toffel, 2004). Nghiên cứu cũng khẳng định áp lực từ các thể chế qui định pháp luật của nước ngoài đến các DN xuất khẩu lớn hơn nhiều so với áp lực thể chế qui định trong nước. Điều này thể hiện sự phụ thuộc của các DN xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển vào thị trường nước ngoài. Thực tế sàng lọc các văn bản thuộc trụ cột thể chế qui định pháp luật cũng cho thấy số lượng thông tư, nghị định, qui định trong nước có thể khiến các DN thủy sản chuyển hướng sang CLKDTTMT cũng ít hơn số lượng các qui định bắt buộc về môi trường trên các thị trường nước ngoài. Các qui định, luật lệ, chính sách này thường chia thành 2 loại: chính sách mang tính cưỡng chế và chính sách mang tính khuyến khích, hỗ trợ. Tại Việt Nam, chính sách mang tính cưỡng chế DN hoạt động đảm bảo môi trường còn rất hạn chế như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Các chính sách khuyến khích DN hoạt động theo hướng xanh ở Việt Nam nhiều hơn so với các 90
  9. chính sách cưỡng chế. Điển hình là: Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/1/2016 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Thông tư 128 /2016/TT-BTC quy định miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường; Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT về Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản do Bộ NN&PTNT Tuy nhiên hiệu lực của các chính sách khuyến khích này còn kém, chưa đủ sức “đẩy” các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo đuổi CLKDTTMT. Ngược lại, các qui định, ràng buộc từ các thị trường nước ngoài về đảm bảo yếu tố môi trường trong nuôi trồng, chế biến sản phẩm thủy sản ngày càng tăng và có hiệu lực mạnh mẽ. Điển hình các áp lực từ trụ cột thể chế qui định pháp luật tại thị trường Hoa Kỳ là: Luật thực phẩm; Đạo luật chống khủng bố sinh học; Luật nhãn hiệu hàng hóa; Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa; Quy định về phụ gia thực phẩm; Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm; Quy định về Chương trình Giám sát thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP) Các áp lực từ trụ cột thể chế qui định pháp luật tại thị trường EU là: Luật vệ sinh an toàn thực phẩm; Tiêu chuẩn REACH về dư lượng hoá chất trong ngành thủy sản; Chứng nhận khai thác IUU (hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không kiểm soát); Luật nhãn hiệu; Hệ thống quản lý và kiểm soát sinh thái EMAS Những qui định này tạo lên tác động không nhỏ đến việc chuyển hướng CLKD sang CLKDTTMT của các DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, trong số 33% DN theo đuổi CLKDTTMT thụ động, 30% DN theo đuổi CLKDTTMT cơ hội, 24% DN theo đuổi CLKDMT tập trung và 13% DN theo đuổi CLKDTTMT chủ động của mẫu nghiên cứu (cùng mẫu với nghiên cứu về mức độ chủ động theo theo đuổi CLKDTTMT của Đỗ Thị Bình, (2020b)), các DN với CLKDTTMT thụ động thể hiện là những DN bị áp lực lớn nhất từ trụ cột thể chế qui định pháp luật, sau đó đến các DN với CLKDTTMT tập trung. Các DN với CLKDTTMT chủ động là những DN không bị tác động nhiều bởi áp lực qui định pháp luật bởi họ luôn đảm bảo các hoạt động quan tâm đến môi trường của mình vượt trên những gì pháp luật qui định: “Doanh nghiệp chúng tôi luôn đáp ứng về đi trước mọi qui định về vấn đề môi trường để đảm bảo khác biệt hoá trên thị trường xuất khẩu - 20A”. “Chúng tôi cố gắng cập nhật những thay đổi trong qui định pháp luật gắn với yếu tố môi trường để đáp ứng, đảm bảo hàng được xuất khẩu - 1B”. 5.2. Áp lực từ trụ cột thể chế qui chuẩn xã hội Trụ cột thể chế “qui chuẩn xã hội” ứng với áp lực đồng hình tiêu chuẩn, liên quan đến việc tích hợp các qui tắc mới và các thực hành hợp pháp của tổ chức. Các qui tắc mới này xuất phát từ trách nhiệm xã hội, kỳ vọng, danh dự và đạo đức của tổ chức để tổ chức được công nhận qua các tiêu chuẩn bền vững. Kết quả phỏng vấn cho thấy, 32/44 nhà quản lý cho rằng áp lực thể chế từ các tiêu chuẩn nước ngoài tạo nên sức ép lớn đến việc chuyển hướng sang CLKDTTMT; chỉ có 9/44 nhà quản lý được phỏng vấn nhận thấy tác động của các tiêu chuẩn trong nước đến lựa chọn CLKDTTMT của các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Như vậy, tương tự như tác động của trụ cột thể chế qui định pháp luật, các nhà quản lý DN thủy sản xuất khẩu chịu sức ép chuyển đổi sang CLKDTTMT từ các áp lực thể chế 91
  10. qui chuẩn xã hội nước ngoài cao hơn trong nước. Điều này lần nữa khẳng định sự phụ thuộc thị trường nước ngoài trong xuất khẩu của các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Qua thu thập dữ liệu thứ cấp cho thấy: hiện chỉ có 03 tiêu chuẩn trong nước có thể tác động đến chuyển đổi sang CLKDTTMT của các DN thủy sản là Chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt - VietGAP; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm, cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản (QCVN 01, 02/BNNPTNT), và Tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14001:2015. Tuy nhiên, các hệ thống chứng nhận trong nuôi trồng, chế biến thủy sản trên các thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều và không ngừng tăng lên như là những rào cản phi thuế quan của các quốc gia phát triển trong bối cảnh bảo hộ thương mại gia tăng. Từ tổng hợp dữ liệu thứ cấp, hiện có khoảng 12 hệ thống chứng nhận trong nuôi trồng, chế biến thủy sản được áp dụng tại Việt Nam. Các hệ thống chứng nhận cơ bản giống nhau 60 - 70% và do những ưu tiên riêng của từng hệ thống mà có thêm điểm khác biệt. Điển hình như bộ tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC, FOS, BAP/ACC Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn là tập trung vào đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý cho thấy bên cạnh các hệ thống chứng nhận chung trong nuôi trồng thủy sản như trên, sự ra đời các tiêu chuẩn hữu cơ/sinh thái gần đây của các thị trường nước ngoài nhạy cảm càng làm tăng sức ép chuyển hướng sang CLKDTTMT của các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam. “ Doanh nghiệp tôi chủ yếu xuất khẩu tôm vào thị trường EU, đặc biệt là Đức. Tiêu chuẩn Naturland do Hiệp hội Naturland Đức yêu cầu: thủy sản nuôi dưới tán rừng phải trồng lại 50% rừng trong thời gian tối đa là 5 năm; 50% diện tích đê bao phải phủ thực vật với mật độ tối đa 15 con/m2 và không cho phép các hoạt động làm tổn hại tới rừng ngập mặn. Điều này buộc chúng tôi phải chuyển đổi sang CLKDTTMT - 1B”. “Xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại cùng với xu hướng tiêu dùng xanh ở các thị trường phát triển như EU khiến doanh nghiệp chúng tôi định hướng CLKD theo hướng thân thiện môi trường từ sớm. Định hướng này bắt đầu bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ trên các thị trường chính như tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ - USDANOP, tiêu chuẩn SELVA cho sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Thụy Sỹ - 16A”. “Theo yêu cầu của các nhà mua hàng quốc tế, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của chúng tôi phải được chứng nhận qua các chứng chỉ như GAP, GlobalGAP, FOS, ASC, NATURALLAND tùy theo từng thị trường xuất khẩu. Điều này khiến chúng tôi quyết định chuyển sang CLKD xanh nhằm tiếp cận tốt hơn với các thị trường lớn - 28A.” Kết quả tổng hợp từ phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp khẳng định tác động lớn của trụ cột thể chế qui chuẩn thể hiện qua các chứng nhận, tiêu chuẩn về môi trường đến việc chuyển hướng sang CLKDTTMT của các DN thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Trong đó, áp lực từ các tiêu chuẩn quốc tế lớn hơn so với áp lực từ các tiêu chuẩn trong nước. Ngoài ra, phỏng vấn cũng cho thấy áp lực từ trụ cột thể chế qui chuẩn đến mức độ chủ động trong CLKDTTMT của các DN thuỷ sản Việt Nam ngược lại với áp lực từ trụ cột qui định pháp luật. Nói cách khác, các DN theo đuổi CLKDTTMT thụ động ít bị tác 92
  11. động bởi áp lực từ trụ cột thể chế qui chuẩn, sau đó đến các DN với CLKDTTMT tập trung. Các DN với CLKDTTMT chủ động là những DN bị tác động nhiều nhất bởi áp lực qui chuẩn do họ luôn cố gắng đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường trên từng thị trường xuất khẩu của họ. “ Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường trên từng thị trường xuất khẩu là mục tiêu của chúng tôi trong thời gian vừa qua - 20A”. “ Chúng tôi mới chỉ cố gắng đáp ứng các qui định pháp luật về môi trường chứ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường trên thị trường xuất khẩu - 8B”. 5.3. Áp lực từ trụ cột thể chế văn hóa nhận thức Trụ cột thể chế “văn hóa nhận thức” ứng với áp lực đồng hình bắt chước. Áp lực này xảy ra khi DN nhận thức được thành công của các đối thủ cạnh tranh khi triển khai một loại hình CLKD hoặc chương trình nào đó và DN bắt chước CLKD/ chương trình đó giống đối thủ cạnh tranh với mong muốn đạt được thành công như đối thủ cạnh tranh. Không giống tác động của áp lực từ trụ cột thể chế “qui định pháp luật” và “qui chuẩn xã hội” khi các áp lực thể chế từ nước ngoài cao hơn hẳn trong nước, tác động của áp lực thể chế “văn hóa nhận thức” trong nước lại cao hơn các áp lực nước ngoài. Kết quả phỏng vấn cho thấy 24/44 nhà quản lý cho rằng một trong những nguyên nhân thúc đẩy DN họ theo đuổi CLKDTTMT là do họ bắt chước cách làm của các đối thủ cạnh tranh trong ngành thủy sản nước nhà. Chỉ có 8/44 nhà quản lý được phỏng vấn cho rằng việc họ ứng dụng CLKDTTMT là do học tập các DN nước ngoài thành công trong xuất khẩu thủy sản trên các thị trường trọng điểm. “Những tập đoàn lớn như Minh Phú sớm chuyển sang CLKDTTMT qua tích hợp chuỗi giá trị bền vững và đạt được kết quả cao khi xuất khẩu tôm sang các thị trường lớn như Mỹ và EU. Minh Phú là anh cả lớn trong ngành để chúng tôi học tập. Do đó, chúng tôi cũng đang dần chuyển hướng sang CLKDTTMT - 3A”. “Về cơ bản sự chuyển mình của các doanh nghiệp đạt thành công trên thị trường nước ngoài sẽ tạo thành xu hướng cho các doanh nghiệp còn lại. Chúng tôi cũng theo xu hướng đó, nhìn những thành công của các doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu tôm sinh thái để chuyển sang chiến lược xanh. Và chúng tôi tin hướng đi của doanh nghiệp mình là đúng đắn - 5A”. “Là doanh nghiệp trẻ trong ngành, chúng tôi bị hạn chế và vốn và kỹ thuật. Đi theo sau học hỏi các doanh nghiệp đi trước là phương châm của chúng tôi. Trong thời gian tới, khi xu hướng bảo hộ gia tăng trên các thị trường trọng điểm, chúng tôi bắt buộc phải chuyển hướng sang CLKDTTMT như các doanh nghiệp đã thành công trong ngành - 8A”. Do sự gần gũi của các DN trong nước nên các DN thủy sản xuất khẩu học hỏi lẫn nhau tạo nên tác động của thể chế “văn hóa nhận thức” đến quyết định theo đuổi CLKDTTMT của các DN thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, phỏng vấn cho thấy các DN càng chủ động trong CLKDTTMT càng bị ảnh hưởng của áp lực trụ cột văn hoá nhận thức: “Chúng tôi luôn cố gắng theo đuổi những điển hình thành công trong xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp nước ngoài - 20A”. 93
  12. 6. Kết luận và các hàm ý, kiến nghị Bức tranh khám phá tác động của áp lực thể chế đến lựa chọn chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các DN thủy sản Việt Nam bước đầu được hiện diện qua tổng hợp kết quả từ dữ liệu thứ cấp và kết quả phỏng vấn như phần 5 đã đưa ra. Qua đó ta có thể rút ra 04 kết luận: Một là, cả 03 trụ cột thể chế - qui định pháp luật, qui chuẩn xã hội và văn hóa nhận thức - tương ứng với 03 áp lực đồng hình là “qui định cưỡng chế”, “tiêu chuẩn” và “bắt chước” đều là những áp lực thúc đẩy các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam chuyển hướng sang CLKDTTMT. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết luận của một số nghiên cứu nước ngoài như các nghiên cứu của Delmas, Magali A; Toffel, (2010); Glover et al. (2014); Menguc et al., (2010) Hai là, đối với áp lực thể chế “qui định cưỡng chế” và “tiêu chuẩn”, các nhà quản lý của các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng sự chuyển hướng sang CLKDTTMT của DN họ bị chi phối bởi các qui định cũng như các đòi hỏi về chứng nhận tiêu chuẩn trên các thị trường nước ngoài hơn là các qui định và các tiêu chuẩn trong nước. Kết luận nghiên cứu này khác so với các nghiên cứu trước (Delmas, Magali A; Toffel, 2010; Glover et al., 2014) tại thị trường quốc gia phát triển. Điều này, một mặt thể hiện sự phụ thuộc lớn của các DN Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng vào các thị trường nước ngoài, mặt khác thể hiện tính “cưỡng chế” yếu hoặc tính khuyến khích không cao của các qui định và tiêu chuẩn về môi trường trong nước. Ba là, đối với thể chế “bắt chước”, các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam có xu hướng bắt chước sự thành công của các DN cùng ngành trong nước hơn là các DN nước ngoài trong chuyển đổi CLKD sang hướng thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy để hướng các DN thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, biện pháp tối ưu là hỗ trợ để một số DN tiên phong thành công với CLKDTTMT. Các DN này sau đó sẽ trở thành những hình mẫu đối với các DN xuất khẩu thủy sản khác. Bốn là, ảnh hưởng của các trụ cột thể chế có sự khác nhau trong mức độ chủ động theo đuổi CLKDTTMT của các DN xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Các DN thuỷ sản càng chủ động trong theo đuổi CLKDTTMT càng bị ảnh hưởng bởi áp lực bắt chước và tiêu chuẩn hơn áp lực qui định pháp luật. Ngược lại các DN càng bị động trong theo đuổi CLKDTTMT càng bị áp lực lớn bởi các qui định pháp luật. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với các nghiên cứu quốc tế (Ko & Liu, 2017). Quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là với CPTPP đã có hiệu lực và EVFTA vừa ký kết, thủy sản Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi khá lớn khi đạt được những cam kết về cắt giảm thuế suất sâu nhất từ trước đến nay. Bên cạnh những cơ hội từ quá trình hội nhập quốc tế, các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam lại phải đối mặt với những thách thức về sự bảo hộ gia tăng từ các hàng rào phi thuế quan, trong đó có hàng rào môi trường, sinh thái từ các quốc gia nhập khẩu. Để có thể tận dụng các cơ hội từ quá trình hội nhập quốc tế, dưới sức ép của các áp lực thể, đặc biệt là các áp lực thể chế nước ngoài, một số DN thủy sản xuất khẩu đã chuyển hướng sang CLKDTTMT để vượt qua các rào cản bảo hộ phi thuế quan. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đỗ Thị Bình (2020), hiện mới chỉ có 14% 94
  13. doanh nghiệp thủy sản, dưới sức ép mạnh mẽ của các qui định và tiêu chuẩn nước ngoài, theo đuổi CLKDTTMT chủ động. Hơn nữa, theo kết quả nghiên cứu này: các DN thuỷ sản theo đuổi CLKDTTMT lại là những DN bị áp lực lớn từ văn hoá nhận thức và tiêu chuẩn chứ không phải từ áp lực qui định pháp luật; ngược lại các DN theo đuổi CLKDTTMT thụ động lại rất ảnh hưởng bởi áp lực qui định pháp luật. Kết luận của nghiên cứu về mức độ chủ động trong theo đuổi CLKDTTMT của các DN xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam của (Đỗ Thị Bình, 2020b) cùng với kết luận của nghiên cứu này, càng khẳng định tính cưỡng chế yếu, tính khuyến khích không đủ của các trụ cột thể chế trong nước về qui định pháp luật và qui chuẩn xã hội gắn với yếu tố môi trường. Điều này đặt ra hàm ý, kiến nghị với các nhà hoạch định chính sách cần xem xét, điều chỉnh lại để các luật, nghị định về môi trường có hiệu lực cao hơn đối với các DN; đồng thời bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ và khuyến khích hơn đối với các DN theo đuổi CLKDTTMT. Chỉ khi các qui định pháp luật và qui chuẩn xã hội gắn với yếu tố môi trường trong nước đủ mạnh, đủ gây sức ép lớn hơn đến các DN thì CLKDTTMT mới được các DN thủy sản Việt Nam coi trọng hơn. Hơn nữa, các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam có xu hướng bắt chước sự thành công của các DN cùng ngành nên những chính sách hỗ trợ DN tiên phong thành công với CLKDTTMT là cần thiết nhằm tạo nên những điển hình tiêu biểu, tạo làn sóng “bắt chước” đối với các DN xuất khẩu thủy sản khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan, M. R., & Alain, V. (1998). Corporate strategies and environmental regulations: An organizing framework. Strategic Management Journal, 19(4), 363. VName=PQD%5Cnpapers3://publication/uuid/DF82B3C1-C405-494E-B4F2- 54C604073D50 2. Aragon, J. (1998). Strategic Proactivity and Firm Approach to the Natural Environment. Academy of Management Journal, 41(5), 556-567. 3. Banerjee, S. B. (2001). Environmentalism : Interpretations From Industry and. Journal of Management Studies, 38(4), 489-515. 4. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2019. (2019). In Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam. 5. Das, A. K., Biswas, S. R., Abdul Kader Jilani, M. M., & Uddin, M. A. (2019). Corporate Environmental Strategy and Voluntary Environmental Behavior— Mediating Effect of Psychological Green Climate. Sustainability, 11(11), 3123. 6. Delmas, Magali A; Toffel, M. W. (2010). Institutional Pressures and Organizational Characteristics: Implications for Environmental Strategy. Magali A. and Toffel, Michael W., Institutional Pressures and Organizational Characteristics: Implications for Environmental Strategy (November 18, 2010). Harvard Business School Technology & Operations Mgt. Unit Working Paper No. 11- 050. Available at SSRN: or 95
  14. 7. Delmas, M., & Toffel, M. W. (2004). Stakeholders and environmental management practices: an institutional framework. Business Strategy and the Environment, 13(4), 209-222. 8. Do, B., Nguyen, U., Nguyen, N., & Johnson, L. W. (2019). Exploring the Proactivity Levels and Drivers of Environmental Strategies Adopted by Vietnamese Seafood Export Processing Firms: A Qualitative Approach. Sustainability, 11(14), 3964. 9. Đỗ Thị Bình. (2020). Nghiên cứu mức độ chủ động trong chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học Thương Mại, 137+138, 61-74. 10. FAO. (2018). The State of Fisheries and Aquaculture in the world 2018. In Fao.Org. 11. Guay, T. R. D. J. P. (2006). Corporate Social Responsibility , Public Policy , and NGO Activism in Europe and the United States : An Institutional-Stakeholder Perspective Jonathan P. Journal of Management Studies, 43(1), 47-73. 12. Gutiérrez, N. L., Valencia, S. R., Branch, T. A., Agnew, D. J., Baum, J. K., Bianchi, P. L., Cornejo-Donoso, J., Costello, C., Defeo, O., Essington, T. E., Hilborn, R., Hoggarth, D. D., Larsen, A. E., Ninnes, C., Sainsbury, K., Selden, R. L., Sistla, S., Smith, A. D. M., Stern-Pirlot, A., Williams, N. E. (2019). Correction: Eco-Label Conveys Reliable Information on Fish Stock Health to Seafood Consumers. Plos One, 14(1), e0210844. 13. Marschke, M., & Wilkings, A. (2014). Is certification a viable option for small producer fish farmers in the global south? Insights from Vietnam. Marine Policy, 50, 197-206. 14. Mcewin, A., & Mcnally, R. (2014). Organic Shrimp Certification and Carbon Financing : An Assessment for the Mangroves and Markets Project in Ca Mau Province, Vietnam. In REAP Project GiZ (Issue May). 15. Van Thi Nguyen, A., & Wilson, N. L. W. (2009). Effects of Food Safety Standards on Seefood Exports to US, EU and japan. Southern Agricultural Economics Association Annual Meeting, Atlanta, Georgia, January 31-February 3, 1-22. pdf 96