Liên kết doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu - Một trong những giải pháp hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng

pdf 11 trang Gia Huy 2500
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu - Một trong những giải pháp hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflien_ket_doanh_nghiep_logistics_voi_doanh_nghiep_xuat_khau_m.pdf

Nội dung text: Liên kết doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu - Một trong những giải pháp hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng

  1. LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP LOGISTICS VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU - MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC QUA TỈNH CAO BẰNG 物流企业与出口商的链接成为农产品经高平省销向中国市场的扶持措施之一 ThS. Lâm Tuấn Hưng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại 贸易技术与经济高专硕士 林俊兴 Tóm tắt Việt Nam đang chủ yếu nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc làm cân bằng hơn cán cân thương mại là một trong những nhiệm vụ dài hạn. Nông sản - mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch, chưa thâm nhập sâu vào thị trường và hệ thống phân phối rộng lớn của Trung Quốc. Việc liên kết doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu không nằm ngoài mục đích đó, giúp hỗ trợ việc xuất khẩu mặt hàng này và nâng cao lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản Việt Nam. Từ khóa: hỗ trợ xuất khẩu nông sản, liên kết doanh nghiệp, doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 摘要 当前越南对中国存在巨大的贸易逆差,促进向华的出口活动有助于贸易差额的 平衡,此为越南的长期任务。越南主要的出口货品——农产品仍以小额贸易方式为主 销往中国,未能深广地进入其巨大的市场和集散系统。物流企业与出口商的链接是针 对此目,即帮助越南农产品对华出口并提高其市场竞争优势。 关键词:对农产品出口的帮助, 企业链接,物流企业,农产品出口企业 1. Đặt vấn đề Thị trường Trung Quốc với dân số gần 1,4 tỷ người, đây là một thị trường tiềm năng với tất cả các quốc gia không chỉ riêng với Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng nông sản để phục vụ tiêu dùng trong nước đối với Trung Quốc là rất lớn. Các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tiêu biểu như: gạo, cao su, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, rau quả Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách và có tính dài hạn bởi lẽ hiện nay Việt Nam đang nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc và việc chúng ta xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước bạn để thu hẹp cán cân thương mại. Mặc dù đứng top đầu của Thế giới về sản lượng xuất khẩu, 679
  2. nhưng giá bán của các mặt hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này được lý giải là hiện nay hàng nông sản của Việt Nam thường thua kém các nước khác về chất lượng hàng hóa dẫn đến sức cạnh tranh kém trên thị trường. Việc ký kết các đơn hàng xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp ra nước ngoài còn thấp, gặp nhiều khó khăn do hạn chế trong khâu chế biến còn thô sơ và hàng hóa của chúng ta chưa có thương hiệu, qua nhiều khâu trung gian. Trong khi sự liên kết giữa nhà nông - doanh nghiệp xuất khẩu - doanh nghiệp logistics - cơ quan quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, manh mún, thiếu sự liên kết và không đồng bộ. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn đề cập đến việc liên kết của doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đây được coi là một trong những giải pháp hoàn thiện việc đưa các sản phẩm nông sản vào thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường Thế giới nói chung - góp phần đưa nông sản của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 2. Thực trạng xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng 2.1. Đặc điểm của thị trường Trung Quốc Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, với dân số gần 1,4 tỷ người; diện tích khoảng 9,6 triệu km2. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 9%. Kể từ khi gia nhập WTO cùng với chính sách mở cửa, Trung Quốc đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư từ nước ngoài và được ví như là công xưởng của Thế giới, nhu cầu nhập khẩu đối với các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu để phục vụ cho tiêu dùng, sản xuất và gia công để xuất khẩu là rất lớn. Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam, với đường biên giới chung khoảng 1400 km, 8 cửa khẩu quốc tế Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều nét giống nhau. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch như: chính ngạch, buôn bán qua biên giới, các loại dịch vụ xuất nhập khẩu và buôn lậu. Ngoài ra, đây còn là thị trường có nhu cầu đa dạng, có sự khác biệt giữa các vùng miền. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm, đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới. Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản do không có biển. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm như thuỷ hải sản tươi sống, hoa quả nhiệt đới cao cấp. Đối với thị trường Trung Quốc, thuận lợi lớn cho chúng ta là có đường biên giới giữa hai nước trải dài qua 7 tỉnh phía Bắc với nhiều cặp cửa khẩu, điểm thông quan, lối mở thông thương, tạo ra sự thuận lợi tự nhiên cho việc xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch. Nhưng lợi thế này chưa được khai thác hết. Giao dịch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc mới chỉ tập trung ở một số cửa khẩu quen thuộc, chủ yếu theo tập quán thương mại biên giới, thiếu tính ổn định, thiếu sự ràng buộc giữa các bên theo thông lệ quốc tế dẫn đến rủi ro cao. 2.2. Cao Bằng - địa phương có những điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sang Trung Quốc Cao Bằng có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc dài trên 333 km, là địa phương có đường biên giới dài nhất trong các tỉnh biên giới phía Bắc. Có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, 3 cặp cửa khẩu chính (Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn) và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở trên biên giới, tạo ra nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biên mậu. Số liệu từ cổng thông tin Sở Công Thương Cao Bằng cho thấy những con số về kim ngạch xuất nhập khẩu tại tỉnh: Năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu mới đạt 300 triệu USD, đến năm 2013 con số này 680
  3. lên tới 2 tỷ USD. Năm 2014, dù không đạt kết quả cao như năm 2013 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng đạt 1,5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh các năm gần đây tăng bình quân 27%/năm; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông, lâm sản. Tuy nhiên so với các tỉnh cũng có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh thì Cao Bằng lại chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của mình. Hiện nay trong chiến lược phát triển kinh tế của mình đến năm 2020, Cao Bằng đang có những nỗ lực tập trung nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư vào các dự án liên quan đến nâng cao cơ sở hạ tầng các khu vực cửa khẩu để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu như: dự án đường vào lối mở Nà Đoỏng; dự án tái định cư đường vào lối mở Nà Đoỏng; dự án Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Trà Lĩnh; dự án cải tạo, sửa chữa Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Tà Lùng; các dự án đường sá ra khu vực cửa khẩu như: Đường thị trấn cửa khẩu Tà Lùng; đường vào lối mở Nà Đoỏng cửa khẩu Trà Lĩnh. Khu hợp tác kinh tế biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) được Bộ Công Thương đưa vào đề án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới Việt - Trung. Góp phần cụ thể hóa, tăng tính khả thi của việc xây dựng và hình thành tuyến giao thông đường bộ quốc tế từ các tỉnh Tứ Xuyên - Trùng Khánh - Quảng Tây (Trung Quốc) qua cửa khẩu Trà Lĩnh - Cao Bằng (Việt Nam) kết nối với các nước ASEAN theo đường Hồ Chí Minh và nối trục Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Đây là một trong những điều kiện về cơ sở hạ tầng góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng. 2.3. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây Từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu đến nay chúng ta không chỉ bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, mà còn là một trong những nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu là một chiến lược để phát triển nền kinh tế nước ta. Ngành nông nghiệp đang chứng tỏ vai trò của mình trong nền kinh tế, là một trong những ngành có giá trị xuất khẩu lớn, thu ngoại tệ về cho đất nước. Xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2011 đến nay đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện ở số liệu kim ngạch xuất khẩu và giá trị xuất khẩu (bảng 1) nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và chưa mang lại hiệu quả kinh tế tương xứng với ưu thế và năng lực của nền nông nghiệp Việt Nam. Các sản phẩm của chúng ta khi xuất khẩu bộc lộ một số tồn tại sau: hầu hết sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm thô hoặc sản phẩm sơ chế giá bán thấp, sức cạnh tranh thấp do công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn rất lạc hậu, mẫu mã chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Sản xuất và xuất khẩu nông sản còn phân tán, thiếu tập trung Hầu hết hàng nông sản Việt Nam hiện nay chưa có thương hiệu, một phần nguyên nhân là do quy mô sản xuất nhỏ nên nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để xây dựng thương hiệu, một phần là do nhận thức không đầy đủ về vai trò và giá trị của thương hiệu trong thương mại quốc tế. Hoạt động xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc vẫn mang tính chất “nghiệp dư”, mạnh ai nấy làm, nhiều khi vẫn “đánh” hàng theo chuyến, vẫn buôn bán theo mùa, theo vụ. Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc trong thời gian qua chủ yếu tập trung bằng đường tiểu ngạch và thu hút mọi thành phần kinh tế cùng tham gia. Do quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua đường biên giới còn kém hiệu quả dẫn đến hiện tượng tranh mua, tranh bán tạo kẽ hở để đối tác ép giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 681
  4. Bảng 1. Khối lượng và giá trị xuất khẩu một số sản phẩm nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2015 (Đơn vị tính: Khối lượng: tấn , Giá trị: Triệu USD) Sản 2015 KL/GT 2011 2012 2013 2014 phẩm (tạm tính) Cao su Khối lượng 437.695 492.749 507.415 470.339 389.324 Giá trị 1.712.767 1.326.472 1.136.668 764.926 535.774 Cà phê Khối lượng 2.079 36.736 19.642 7.072 8.264 Giá trị 5.053 93.740 49.488 21.138 20.801 Chè Khối lượng 11.080 14.632 14.011 12.897 5.368 Giá trị 13.906 19.307 18.990 17.283 8.261 Hạt điều Khối lượng 30.749 46.671 52.175 51.016 35.164 Giá trị 249.468 289.255 300.127 313.303 244.011 Gạo Khối lượng 296.603 2.085.686 2.152.726 2.018.198 1.545.055 Giá trị 151.747 898.430 901.861 891.185 629.268 Rau quả Khối lượng - - - - - Giá trị 129.156 218.062 233.412 435.741 440.614 (Nguồn: Trang tin xúc tiến thương mại - Bộ NN&PTNT) Trong các mặt hàng xuất khẩu vào Trung Quốc, cao su vẫn là mặt hàng chủ lực đem lại giá trị xuất khẩu cao nhất, trung bình khoảng 1,1 tỷ USD/năm, tiếp đến là gạo, hạt điều, cà phê và chè. Giai đoạn 2011-2013, kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ yếu vào thị trường Trung Quốc đều có mức tăng trưởng cao và ổn định tuy nhiên sang đến giai đoạn 2014- 2015, khối lượng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bắt đầu có xu hướng giảm. Cụ thể: đối với mặt hàng gạo năm 2015 kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng xấp xỉ 77% so với năm 2014, giảm 261,917 triệu USD. Mặt hàng cao su năm 2015 chỉ bằng 83% khối lượng xuất khẩu của năm 2014, giảm 229,152 triệu USD. Hạt điều năm 2015 xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ bằng 69% so với năm 2014, giảm 69,292 triệu USD. Duy chỉ có cà phê có mức tăng nhẹ năm 2015 so năm 2014 với mức tăng 16,8%. Lý giải nguyên nhân sụt giảm này lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, giá dầu thô giảm kéo theo chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy xuất khẩu của nhiều quốc gia, đồng thời dẫn đến hạn chế nhập khẩu và xu hướng bảo hộ đối với mặt hàng nông, lâm, thủy sản của các nước gia tăng. 682
  5. Bảng 2. Vị trí của thị trường Trung Quốc trong cơ cấu xuất khẩu một số sản phẩm nông sản giai đoạn 2014 - 2015 Gạo Hạt điều Cao su Thị trường Thị trường Thị trường 2014 2015 2014 2015 2014 2015 xuất khẩu xuất khẩu xuất khẩu Trung Quốc 32% 37% Trung Quốc 17% 15% Trung Quốc 44% 50% Malaysia 7% 8% Hà Lan 11% 12% Ấn Độ 9% 7% Philippines 21% 17% Mỹ 31% 35% Malaixia 19% 16% Các nước khác 40% 38% Các nước khác 41% 38% Các nước khác 28% 27% (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang tin xúc tiến thương mại - Bộ NN&PTNT) Qua bảng 2 cho thấy,thị trường Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Cụ thể, đối với mặt hàng gạo thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lần lượt là 32% và 37% qua các năm 2014 và 2015. Đối với sản phẩm hạt điều, Trung Quốc không trồng điều nhưng lại là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba trên thế giới đứng sau Mỹ và EU. Cụ thể, sản lượng điều xuất vào thị trường Trung Quốc chiếm tỷ lệ khoảng 16% tổng sản lượng chúng ta xuất khẩu. Đối với mặt hàng cao su thì Trung Quốc đã nhập khẩu trung bình khoảng 47% sản lượng hàng năm mà chúng ta xuất khẩu ra nước ngoài. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, do cao su là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp, tuy nhiên địa hình và khí hậu của Trung Quốc không cho phép phát triển mạnh ngành này, nên phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn hàng nhập khẩu. 2.4. Các hình thức xuất khẩu hiện nay qua tỉnh Cao Bằng Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc được duy trì chủ yếu theo con đường chính ngạch. Bên cạnh đó, do biên giới tiếp giáp nhau nên hình thức quan hệ thương mại mậu dịch biên giới hay còn gọi là tiểu ngạch cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Tiểu ngạch và chính ngạch là hai hình thức xuất nhập khẩu phổ biến nhất và được nhà nước ta thừa nhận là các hoạt động buôn bán hợp pháp tại biên giới. Mặc dù xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch đều được nhà nước ta hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển nhưng mỗi hình thức đều có những mặt thuận lợi và hạn chế riêng. 2.4.1. Xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch Xuất khẩu tiểu ngạch được áp dụng cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Công Thương, đối với mặt hàng gạo theo con đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc chiếm 20% tổng lượng xuất khẩu gạo chính ngạch của Việt Nam và hơn 51% tổng lượng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Đối với mặt hàng cao su thì 50% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua con đường tiểu ngạch. Lợi ích của xuất khẩu tiểu ngạch là thủ tục đơn giản, không cần hợp đồng bằng văn bản và không cần thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với khối lượng trao đổi nhỏ, thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủ tục dễ dàng, chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch, chịu phí biên mậu là có thể xuất được hàng. Do Trung Quốc là một thị trường tương đối dễ tính, đòi hỏi chất lượng nông sản không cao nên 683
  6. các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam thường lựa chọn hình thức xuất khẩu này. Để xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch chúng ta có hai cách. Một là, thương lái Trung Quốc thu mua nông sản từ nông dân Việt Nam rồi tiêu thụ tại thị trường trong nước hay vận chuyển lên biên giới xuất khẩu. Hai là, các thương lái Trung Quốc đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam thu gom và vận chuyển. Tuy nhiên, xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch luôn khiến các doanh nghiệp rơi vào thế bị động, khó nắm bắt được các chính sách từ phía Trung Quốc. Cụ thể tiềm ẩn những rủi ro như: (1) các sản phẩm nông sản của chúng ta thường bị ép giá. Lý do là khi thu mua thì giá của thương lái Trung Quốc đưa ra thường cao nhưng lại không có hợp đồng bằng văn bản để rằng buộc, chủ yếu là hợp đồng miệng dẫn tới tình trạng bị ép giá. Một loạt các hiện tượng mà báo chí cũng ồ ạt nêu lên như dưa hấu đến mùa thì đổ tràn ngập cửa khẩu Tân Thanh (2) Sự thiếu ổn định dẫn tới bất lợi cho phía Việt Nam. Nông sản bị ảnh hưởng bởi tính chất mùa vụ, các sản phẩm như rau, trái cây buộc phải tiêu thụ nhanh khi vào mùa thu hoạch. Việc sản xuất các sản phẩm nông sản của chúng ta không được điều phối phù hợp, sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ. Việc sản xuất trồng trọt thường tự phát, quy mô nhỏ. Sản phẩm không đồng đều về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Người nông dân khi thấy thương lái Trung Quốc gia tăng thu mua, nâng giá thì lao vào sản xuất nhưng không có sự tính toán. Ngoài ra, một lý do nữa là chính sách về nhập khẩu của Trung Quốc thường xuyên thay đổi. Ví dụ, đối với mặt hàng gạo Trung Quốc có chính sách cấp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu. Nhập khẩu trong hạn ngạch có mức thuế là 1%, nhưng khi vượt hạn ngạch thì thuế nhập khẩu lên đến 65%. 2.4.2. Xuất khẩu theo con đường chính ngạch Bên cạnh tiểu ngạch, chính ngạch cũng là một hình thức buôn bán được nhiều thương lái, doanh nghiệp lựa chọn để giao dịch và thông thương với các nước có đường biên giới sát nước ta như Trung Quốc, Lào, Campuchia Buôn bán chính ngạch là việc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp của nước ta ký những hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài theo Hiệp định đã được ký kết (hoặc cam kết) giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với các khu vực, tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới theo thông lệ quốc tế. Xuất khẩu chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa qua biên giới thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn. Hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch phải được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan. Xuất khẩu chính ngạch đòi hỏi yêu cầu cao hơn xuất khẩu tiểu ngạch. 3. Tăng cường liên kết doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc 3.1. Logistics và xuất khẩu nông sản 3.1.1. Một số khái niệm cơ bản a) Logistics Theo GS,TS Đoàn Thị Hồng Vân“Logistics là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. 684
  7. Việc hiểu đúng tầm quan trọng của logistics có giá trị quyết định trong việc phát triển kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Trên thực tế, logistics là nền tảng của chuỗi cung ứng và doanh nghiệp logistics đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu, bởi nó làm tăng giá trị gia tăng và tạo năng lực cạnh tranh cho hàng hóa. b) Doanh nghiệp logistics Theo Luật Doanh nghiệp 2005 và nhận định của tác giả, doanh nghiệp logistics có thể được hiểu là: “Doanh nghiệp logistics là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích cung ứng các dịch vụ có liên quan đến tất cả các khâu từ quá trình sản xuất sản phẩm cho tới quá trình phân phối sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng”. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp logistics là làm sao phải mang tới cho khách hàng các lợi ích sau: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng thời gian và đúng chi phí (Theo E.Grosvenor Plowman). c) Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, nhằm mục đích bán sản phẩm hàng hóa nông sản được sản xuất, chế biến trong nước ra nước ngoài để thu ngoại tệ. 3.1.2. Vai trò của logistics trong xuất khẩu hàng nông sản Sản phẩm nông sản xuất khẩu cơ bản có thể chia làm hai nhóm bao gồm: các mặt hàng nông sản khô như: gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè và các mặt hàng tươi sống như: rau, củ, quả, trái cây. Trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông sản, vấn đề làm sao để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yêu cầu cấp thiết mà cả các nhà xuất khẩu và nhập khẩu luôn quan tâm. Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng và ẩm ướt là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất của nông sản sau thu hoạch. Đối với các mặt hàng nông sản khô, thời gian bảo quản tại kho có thể kéo dài hơn sản phẩm tươi sống, tuy nhiên cũng không tránh được các hiện tượng mối mọt, ẩm mốc v.v dẫn tới chất lượng sản phẩm xuất khẩu giảm sút. Đối với các mặt hàng nông sản tươi sống như rau, các loại trái cây tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau quả chiếm tỷ lệ rất cao, là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển, khiến cho các sản phẩm rau và trái cây nhanh hỏng. Để khắc phục tình trạng này, buộc chúng ta phải sử dụng các công nghệ chế biến, bảo quản bằng kho lạnh sau thu hoạch và các phương pháp như chiếu tia cực tím. Các phương pháp bảo quản trên giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có thể duy trì được chất lượng nông sản sau thu hoạch, tránh được các rủi ro như thối, hỏng. Tuy nhiên, chi phí cho các phương pháp bảo quản này rất lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu thường sẽ không đủ khả năng tài chính để có thể tự đầu tư cho riêng mình các công nghệ nói trên. Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng nông sản liên quan đến các điều kiện mua bán, vận chuyển, dự trữ các sản phẩm. Các doanh nghiệp logistics sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu giải quyết vấn đề về bảo quản, vận chuyển để các sản phẩm nông sản giữ nguyên được chất lượng bằng hệ thống các kho lạnh, vận chuyển bằng xe có kho lạnh v.v Vì vậy, logistics đóng vai trò rất quan trọng góp phần tăng giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam. 685
  8. 3.2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản Phạm vi hoạt động của ngành logistics khá rộng, các doanh nghiệp logistics đóng vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đưa hàng hóa đến đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng thời gian và đúng chi phí. Hình 1: Dòng vận động sản phẩm nông sản (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Nguyên Cự) Tuy nhiên trên thực tế, mối liên kết giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản còn lỏng lẻo, sự liên kết chưa chặt chẽ dẫn tới việc chưa khai thác triệt để lợi thế của nhau. Các doanh nghiệp này phần lớn vẫn chỉ thực hiện dưới hình thức cho thuê theo hợp đồng chứ chưa có sự liên kết để hỗ trợ nhau về giá, giúp nhau nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Trong dòng vận động sản phẩm nông sản từ người nông dân đến thị trường tiêu thụ, vai trò tham gia của doanh nghiệp logistics rất mờ nhạt, gần như chỉ xuất hiện ở khâu cuối cùng là vận chuyển đến thị trường tiêu thụ. Lý do của việc này là: Thứ nhất, do các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm ăn mang tính chất thời vụ, nhỏ lẻ, chưa có chiến lược lâu dài. Thứ hai, các doanh nghiệp logistics hoạt động chỉ đáp ứng được một số công đoạn trong logistics như: khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi. Theo tính toán của Cục Hàng hải Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường dịch vụ logistics trong nước. Ngoài ra, với hơn 1200 doanh nghiệp logistics nhưng hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng nguồn nhân lực thiếu, hạn chế về vốn và cơ sở hạ tầng thông tin kém phát triển. Các doanh nghiệp logistics của chúng ta mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của từng địa phương, từng tỉnh thành hoặc các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Một vài doanh nghiệp Nhà nước tương đối lớn như Vintrans, Vietrans chưa đủ năng lực để tham gia vào hoạt động logistics toàn cầu. Ngoài ra, những hạn chế như trên và cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành logistics chưa đồng bộ dẫn đến chất lượng phục vụ còn hạn chế, chi phí dịch vụ logistics cao so với các nước trong khu vực làm tăng giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu, ảnh hưởng không tốt đến sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế. Thứ ba, theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thì một trong những lý do của việc họ không muốn thuê các doanh nghiệp logistics còn vì các doanh nghiệp vận chuyển không chuyên nghiệp. Hiện tượng ăn cắp, ăn trộm trong quá trình vận chuyển thường xảy ra. Chất lượng dịch vụ không cao, phương tiện vận tải thiếu nhất là trong thời gian cao điểm. Đặc biệt khi doanh nghiệp có nguồn hàng lớn, cần huy động lượng xe lớn thì không đủ phương tiện. Trên đường vận chuyển thì gặp không ít rủi ro như xe quá tải, quá khổ. Tình trạng kẹt xe diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi làm cho thời gian vận chuyển kéo dài. Điều này 686
  9. không chỉ tác động đến chi phí tăng cao, chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng mà thời gian giao hàng cũng không đảm bảo. Thứ tư, do nhận thức của các doanh nghiệp xuất khẩu còn xem nhẹ vai trò của logistic.Theo lãnh đạo một số công ty xuất khẩu, ngoại trừ đi thuê dịch vụ vận tải của một công ty logistics, các công việc còn lại đều do nhân viên công ty làm do đã làm quen nên các công việc này không tốn nhiều chi phí, nhân lực, thậm chí có thể tiết kiệm hơn so với đi thuê ngoài. Từ những lý do trên dẫn tới các mối liên kết giữa hai bên chưa chặt chẽ, chưa tạo ra được giá trị cộng hưởng cho những lợi thế sẵn có của cả hai bên, dẫn tới giá trị xuất khẩu nông sản thấp. Vì chưa có sự liên kết này nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động xuất khẩu chưa cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản Việt Nam. 3.3. Giải pháp liên kết doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài thường bị đánh giá là chất lượng thấp, mẫu mã không đồng đều, bị ép giá. Để khắc phục tình trạng trên, thiết nghĩ các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải có chiến lược đầu tư bài bản mang tính dài hạn, tuy nhiên cũng giống như các doanh nghiệp logistics, các doanh nghiệp xuất khẩu của ta đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, chính vì vậy cần thiết phải có sự liên kết, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để tạo nên sức mạnh cho sản phẩm nông sản của Việt Nam, có thể cạnh tranh với các sản phẩm của nước bạn cả về chất lượng và giá cả. Về phía các doanh nghiệp logistics, cần chủ động nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành thương mại, thí dụ các quy tắc Incoterms 2010, UCP 600 - thanh toán tiền hàng và ICC - quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu, cũng cần nắm vững các nghiệp vụ về giao nhận, vận tải, logistics kể cả thấu hiểu về chuỗi cung ứng của mình, các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Qua đó sẽ hỗ trợ nhau trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và thực thi có hiệu quả các thao tác nghiệp vụ tăng lợi thế cạnh tranh. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin có liên quan để giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu và logistics nắm bắt tình hình, hỗ trợ nghiệp vụ. Tính liên kết giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất khẩu được tác giả đề xuất và mô hình hóa tại (hình 2). Hình 2: Chuỗi giá trị xuất khẩu mặt hàng nông sản (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Nguyên Cự) 687
  10. Cụ thể là: Thứ nhất, ở khâu chọn giống. Thái Lan là một bài học kinh nghiệm về khâu chọn giống cho Việt Nam, bí quyết thành công của Thái Lan là rất coi trọng trong khâu “giống”, coi “giống” là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh một cách bền vững trong việc đưa sản phẩm thâm nhập thị trường quốc tế. Nguyên tắc của Thái Lan là: giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có địa chỉ, có hướng dẫn quy trình thâm canh, có bằng chứng chứng minh giống đó đã được trồng thử nghiệm đạt kết quả tốt. Chúng ta có nhiều Viện nghiên cứu về giống, nhưng việc phổ biến giống còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do các cơ quan nghiên cứu khoa học và hệ thống khuyến nông không có sự quan tâm, hướng dẫn bài bản cho người sản xuất từ việc chọn giống, chăm sóc thu hoạch và bảo quản. Đây là hệ quả của lối sản xuất tùy tiện, canh tác theo tập quán cũ mang nặng tư duy của nền sản xuất tự cung tự cấp, người dân thích gì trồng nấy, không quan tâm đến giống cây trồng. Ở công đoạn này, doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò lựa chọn giống hoặc liên kết với doanh nghiệp có chuyên môn hóa trong lĩnh vực cung cấp giống. Doanh nghiệp logistics vận chuyển và bảo quản giống đến các hộ nông dân. Thứ hai, lựa chọn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, phù hợp với điều kiện của các quốc gia nhập khẩu đặt ra. Thứ ba, khi có giống doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giao cho các hộ nông dân dưới dạng đơn đặt hàng, quy trình canh tác được thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của nhà cung cấp giống. Nếu cần, có thể có sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp. Thứ tư, sau khi thu hoạch doanh nghiệp logistics đóng vai trò vận chuyển, thay mặt doanh nghiệp xuất khẩu thu mua và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Vận chuyển đến nơi để chế biến và đóng gói. Ở khâu này, cần có sự phân loại phẩm chất của các sản phẩm để tạo ra sự đồng bộ trong quy cách, mẫu mã và chất lượng. Kiên quyết loại bỏ các lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ năm, doanh nghiệp logistics sẽ vận chuyển sản phẩm đến nhà nhập khẩu theo yêu cầu của phía doanh nghiệp xuất khẩu. Ở khâu này doanh nghiệp logistics sẽ chịu trách nhiệm các công việc: vận chuyển, bảo quản, thông quan cho hàng hóa. Thứ sáu, doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò tìm kiếm khách hàng, đáp ứng yêu cầu của bên nhập khẩu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Ký kết hợp đồng xuất khẩu rõ ràng trong đó quy định chặt chẽ các điều khoản về giao nhận, thanh toán v.v Để thực hiện được quy trình trên cần sự chung tay giúp sức của nhiều bên như: người nông dân - các nhà khoa học - doanh nghiệp logistics - doanh nghiệp xuất khẩu - cơ quan quản lý Nhà nước. Doanh nghiệp xuất khẩu với lợi thế am hiểu tập quán làm ăn, am hiểu thị trường sẽ có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm khách hàng, thỏa thuận và ký kết hợp đồng với nhà nhập khẩu. Doanh nghiệp logistics với thế mạnh ở khâu vận chuyển, bảo quản và các thủ tục thông quan. Việc kết hợp này sẽ giúp cho cả hai bên phát huy được những thế mạnh của nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau. Ngoài ra, việc thay đổi hình thức xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch, ký hợp đồng rõ ràng sẽ giúp các sản phẩm nông sản của Việt Nam đi sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm từ các quốc gia khác. Nếu làm tốt được các công việc trên, dần dần chúng ta sẽ xây dựng được thương hiệu cho mặt hàng nông sản của Việt Nam và gia tăng giá trị xuất khẩu. 688
  11. 4. Kết luận Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc nghiên cứu các giải pháp để phát triển xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng nông sản nói riêng nhằm góp phần đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một trong những nhiệm vụ chiến lược, cần phải làm ngay. Với những lợi thế sẵn có về địa lý, về sản xuất nông nghiệp và định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ngành logistics nói chung và các doanh nghiệp logistics nói riêng sẽ là nhân tố hỗ trợ tích cực cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Nguyên Cự (2009) Giáo trình Marketing nông nghiệp - NXB Đại học Nông nghiệp. [2] Nguyễn Thị Đường (2012), Giải pháp xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Luận án tiến sĩ kinh tế [3] Nguyễn Bách Khoa & Nguyễn Hoàng Long (2009), Marketing thương mại, NXB Thống kê [4] Sở Công Thương Cao Bằng, Quy hoạch phát triển Cao Bằng đến 2020, định hướng đến 2025. [5] Thời báo tài chính Việt Nam (2015), Gỡ một “nút thắt” cho nông sản Việt Nam, đăng ngày 16/7/2015. [6] Trang tin xúc tiến thương mại, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. 689