Lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị Việt Nam: Tiền thân và các kết quả

pdf 19 trang Gia Huy 4720
Bạn đang xem tài liệu "Lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị Việt Nam: Tiền thân và các kết quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflong_yeu_nuoc_kinh_te_cua_nguoi_tieu_dung_thanh_thi_viet_nam.pdf

Nội dung text: Lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị Việt Nam: Tiền thân và các kết quả

  1. LÒNG YÊU NƯỚC KINH TẾ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH THỊ VIỆT NAM : TIỀN THÂN VÀ CÁC KẾT QUẢ Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Hoàng Trọng* 1 Tóm tắt: Nghiên cứu này đã phát triển mô hình đo lường khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng trong công trình của Ngọc và ctg. (2018) vào bối cảnh người tiêu dùng được chọn ngẫu nhiên đại diện tại thủ đô Hà Nội. Phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural equation modeling-Sem) được sử dụng cho hai mục đích: đánh giá mô hình đo lường và kiểm tra các quan hệ đường dẫn trong mô hình cấu trúc. Bên cạnh việc góp phần tổng quát hóa thang đo khái niệm lòng yêu nước kinh tế của Ngọc và ctg. (2018) khi lặp lại nghiên cứu trong bối cảnh thành thị khác của Việt Nam; tác giả còn tập trung điều tra vai trò của các nhân tố tiền thân và kết quả của nó, sử dụng quy trình kiểm tra biến trung gian do Frazier và ctg. (2004) tổng hợp. Điểm khác biệt với các công trình khác cũng sử dụng thủ tục Sem là nghiên cứu này không áp dụng máy móc cách phương pháp đánh giá vai trò biến trung gian bằng ước lượng hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp qua thủ tục BC boostrap (Bias corrected boostrap) của phần mềm Amos, mà các tác giả kết hợp quy tắc kinh nghiệm với số liệu thống kê để kết luận một cách linh hoạt về các hiệu ứng biến trung gian trong mô hình. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận yếu tố lòng yêu nước của người tiêu dùng là tiền đề mật thiết gia tăng tư tưởng yêu nước kinh tế của họ. Còn các kết quả thuận chiều của tư tưởng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng gồm có chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng và hành vi mua hàng nội. Từ khóa: lòng yêu nước kinh tế, chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng, tiêu thụ hàng nội, hiệu ứng biến trung gian. LÝ DO NGHIÊN CỨU Kêu gọi tình yêu nước của dân chúng để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng nội là một chiến lược được các nhà marketing và nhà làm chính sách của nhiều quốc gia vận dụng. Sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, General Motors từng phát đi thông điệp “Bây giờ là lúc để tiến lên phía trước. [ ]. Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải giữ công nhân làm việc và nền kinh tế tiếp tục phát triển” (GM, 2001 trích bởi Tsai, 2010). Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”được triển khai từ năm 2009 là một minh chứng khác. Do đó việc điều tra sự thiên vị có tính tình cảm của người tiêu dùng đối với nền sản xuất trong nước để thúc đẩy sự tiêu dùng hàng nội của họ là một chủ đề được các nhà nghiên cứu kinh tế rất quan tâm. Tại Việt Nam có thể liệt kê một số nghiên cứu đã tập trung vào chủ đề này như sau: Cao Quốc Việt (2015); Le, Thi Nguyen và Van Nguyen (2013); Ngọc và ctg. (2018); T.D. Nguyen, Nguyen và Barrett (2008). Trong đó nghiên cứu của Ngọc và ctg. (2018) không những được thực hiện gần đây nhất, mà còn phát hiện một nhân tố mới tác động vào chủ nghĩa vị chủng của người tiêu dùng Việt Nam (viết tắt VN) là tư tưởng yêu nước kinh tế của họ. Nhóm tác giả này đã định nghĩa lại khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng (viết tắt LYNKT), và phát triển mô hình đo lường của khái niệm, mô hình được họ kiểm chứng thành công trên dữ liệu người tiêu dùng tại Tp HCM. Tuy nhiên các tác giả cũng gợi ý gia tăng tính thực tiễn của * Khoa Toán - Thống kê - Đại học Kinh tế Tp HCM, Thông tin liên lạc: 0939237369.
  2. 952 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA việc đo lường LYNKT bằng cách xác lập một bối cảnh nghiên cứu được xác định với các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Việc tiếp tục điều tra kỹ hơn vai trò của khái niệm LYNKT trong bối cảnh tiêu dùng các sản phẩm khác nhau ở các thành thị khác nhau cũng giúp các nhà thực hành chính sách có thêm các hiểu biết sâu sắc hơn về LYNKT khi vận dụng nó. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Do đó trong nghiên trình này, các tác giả đã phát triển mô hình đo lường khái niệm LYNKT của Ngọc và ctg. (2018) vào bối cảnh sản phẩm tiêu dùng nhanh là bánh quy hộp giấy. Sản phẩm này được chọn vì một số lý do như sau: giá cả không quá cao nên không đòi hỏi sự cân nhắc nhiều khi ra quyết định mua sắm; giữa bánh nội và bánh ngoại không có sự chênh lệch quá nhiều về cả phẩm cấp, hình thức và giá cả, nên đã hạn chế các ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh không mong muốn như đánh giá chất lượng hàng nội, so sánh với giá trị hàng ngoại. Đề tài tập trung vào đối tượng người tiêu dùng sống tại thành phố, vì ở vùng nông thôn hệ thống phân phối còn thô sơ, chủ yếu là chợ và tiệm tạp hóa nhỏ bán hàng giá rẻ, không rõ xuất xứ, hàng ngoại và hàng Việt Nam chất lượng cao ít được bày bán nên cơ hội cho dân cư nông thôn có thể tiếp cận hàng tốt rất thấp. Ngược lại, những người thành thị có khả năng tiếp cận với cả hàng nội và hàng ngoại sẵn có trên thị trường. Trong điều kiện như vậy thì tác động của sự thiên vị có tính tình cảm trong tiêu dùng mới có điều kiện vận hành hoàn chỉnh. Vì lập luận đó tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của mình không bao gồm cư dân các vùng nông thôn VN mà tập trung vào cư dân thành thị. Đối tượng thu thập dữ liệu nghiên cứu là những người đã trưởng thành, có việc làm và thu nhập, chủ động trong các quyết định mua sắm của mình. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng Thuật ngữ chủ nghĩa vị chủng được giới thiệu lần đầu tiên bởi một nhà xã hội học tên Sumner vào năm 1906. “Nói chung, khái niệm chủ nghĩa vị chủng đại diện cho khuynh hướng phổ biến của những người xem nhóm của họ là trung tâm của vũ trụ, hiểu những nhóm xã hội khác theo góc nhìn của nhóm mình, và bài bác những cá nhân không tương đồng với họ về văn hoá trong khi lại chấp nhận một cách mù quáng những người có văn hoá giống mình“ (Booth 1979; Worchel và Cooper 1997 trích bởi Shimp và Sharma, 1987, tr.280). Shimp và Sharma (1987) định nghĩa chủ nghĩa vị chủng của người tiêu dùng (viết tắt CNVCTD) như “hình thức kinh tế duy nhất của chủ nghĩa vị chủng nắm bắt niềm tin của người tiêu dùng về đạo đức và sự phù hợp khi mua sản phẩm của nước ngoài”. Theo đó người tiêu dùng có tính vị chủng coi sản phẩm sản xuất trong nước mình là tốt, và tin rằng việc mua các sản phẩm nhập khẩu là sai trái do việc mua hàng như vậy có thể tác động bất lợi khiến việc làm của đồng bào mình và nền kinh tế của quốc gia mình gặp nguy khốn. LÒNG YÊU NƯỚC KINH TẾ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ngọc và ctg (2018) định nghĩa LYNKT là ý thức của người tiêu dùng về nghĩa vụ của người yêu nước phải bảo vệ nền kinh tế trong nước bằng cách mua hàng nội (để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp VN hoặc công ăn việc làm cho người VN) như một sự giúp đỡ của người yêu nước đối với nền kinh tế nước nhà. LYNKT còn là tình cảm tự nhiên của người tiêu dùng, nảy sinh từ sự yêu quý đất nước của họ, nhưng có liên quan đến tư duy kinh tế. Do đó người tiêu dùng yêu nước mua hàng nội như là cách thể hiện tình cảm và sự tự hào đối với đất nước và nhân dân mình. Ngọc và ctg (2018) đo lường khái niệm LYNKT bằng sáu
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 953 mục hỏi. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng nguyên văn sáu mục hỏi đó để đo lường ý thức yêu nước kinh tế trong tư tưởng người tiêu dùng. Lòng yêu nước của người tiêu dùng Lòng yêu nước thường được hiểu như tình yêu và sự kính trọng của một người đối với đất nước của họ, nhưng nó có thể có nhiều dạng khác nhau (Schatz, Staub, và Lavine, 1999 trích bởi MacGregor và Wilkinson, 2012). Lòng yêu nước còn là tình yêu và sự quan tâm đến đất nước của các cá nhân và sự gắn bó của họ với tổ quốc và những biểu tượng của nó (Berns, 1997; Granzin và Olsen, 1998 trích bởi Vida và Reardon, 2008). “Không giống chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thế giới, lòng yêu nước có thể tồn tại ở dạng một cảm xúc, đơn giản, là tình yêu đất nước của một con người” (Audi, 2009, tr.365). Tác giả viết tắt khái niệm này là LYNTN như cách ký hiệu của Ngọc và ctg. (2018). Mối quan hệ giữa LYNTN; LYNKT và CNVCTD Trong thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory-SIT), khái niệm bản sắc dân tộc liên quan đến sự thiên vị trong nhóm (Bizumic và ctg., 2009; Brewer, 1999) chứ không phải là thái độ chống đối nhóm ngoài như chủ nghĩa vị chủng. Sự thiên vị trong nhóm do bản sắc dân tộc phát sinh gần như một cách tự nhiên, vì ngay cả khi người tiêu dùng chỉ gắn bó vừa phải với nước nhà cũng thiên lệch nhận thức của họ về hướng ủng hộ các giải pháp thay thế trong nước (Wetherell 2010 trích bởi Z-Roth, 2015). SIT dường như cung cấp một lời giải thích tốt cho hình thức vô cớ nhất của chủ nghĩa ưa thích trong số tất cả các dạng chủ nghĩa ưa thích nhóm, nơi tất cả các nguyên nhân có vẻ hợp lý của sự phân biệt đối xử giữa các nhóm (trừ thành viên của nhóm) là bị bỏ qua hết (Rabbie và Horwitz, 1969 trích bởi Brown, 2000; Tajfel và ctg., 1971). Trong các công trình nghiên cứu tiếp thị, bản sắc dân tộc được thảo luận qua khái niệm lòng yêu nước (Kim và ctg., 2013, tr.77). Chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước là những nguồn chính của bản sắc dân tộc (Petya và Marco, 2014). Bản sắc dân tộc (hay Lòng yêu nước) chính nó là yếu tố tiên đoán vững chắc về thái độ bài ngoại trong tiêu dùng, đại diện bởi CNVCTD, hàng loạt nghiên cứu tiếp thị liên quan mô hình CNVCTD đã chứng minh thực nghiệm mối quan hệ này giữa LYNTN và CNVCTD (Auruskeviciene và ctg., 2012; Balabanis và ctg., 2001; Cao Quốc Việt, 2015; Dmitrovic và ctg., 2009; Erdoğan và Burucuoğlu, 2016; Fernández-Ferrín và ctg., 2015; Ishii, 2009; Pentz và ctg., 2017; Rybina và ctg., 2010; Shankarmahesh; 2006). Theo SIT, thiên vị trong nhóm (mà là kết quả của bản sắc dân tộc) sinh ra từ cảm giác gắn bó với nhóm (Brewer 1999; Brewer và Gaertner 2003 trích bởi Z-Roth, 2015), nên Ngọc và ctg. (2018) đề xuất xem tình yêu nước tự nhiên là lực vô hình dẫn dắt các người tiêu dùng VN hướng về sự thiên vị lợi ích trong nhóm, ở đây là đồng bào họ hoặc đất nước hữu hình của họ. LYNKT là một kết quả như vậy của LYNTN, cụ thể nếu một người yêu nước mạnh mẽ thì ý thức của họ về nghĩa vụ phải bảo vệ nền kinh tế và người lao động trong nước sẽ cao và như vậy thái độ LYNKT của họ sẽ cao, và ngược lại. Tiếp đó hai tác giả này lập luận rằng, cơ chế tác động của LYNKT đến CNVCTD trong mô hình vị chủng tiêu dùng của người VN sẽ là: những người yêu nước nhận thức mạnh mẽ rằng mình có nghĩa vụ bảo vệ kinh tế và người lao động của đất nước mình bằng cách mua hàng nội, dẫn tới niềm tin của họ về sự sai trái khi ủng hộ hàng ngoại nhập sẽ tăng lên, nghĩa là LYNKT làm gia tăng thái độ CNVCTD. Trong nghiên cứu này tác giả thừa kế lập luận trên và bằng chứng về tất cả các mối quan hệ thuận chiều giữa ba khái niệm LYNTN, LYNKT và CNVCTD trong các công trình đã có (Auruskeviciene và ctg.,
  4. 954 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 2012; Balabanis và ctg., 2001; Cao Quốc Việt và Nguyễn Thị Quý, 2017; Dmitrovic và ctg., 2009; Erdoğan và Burucuoğlu, 2016; F-Ferrín và ctg., 2015; Ishii, 2009; Ngọc và ctg, 2018; Pentz và ctg., 2017; Rybina và ctg., 2010; Shankarmahesh; 2006) để thiết lập các giả thuyết nghiên cứu của mình. Thang đo ba khái niệm LYNTN, LYNKT và CNVCTD đã được kiểm chứng tại VN trong công trình của Ngọc và ctg. (2018) cũng được tác giả tham khảo nguyên văn, cụ thể, hai khái niệm LYNKT và CNVCTD mỗi khái niệm được thiết kế đo lường bằng 6 mục hỏi còn LYNTN được đo lường bằng 4 mục hỏi. Tiêu thụ hàng nội Có hai quan điểm về cách người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, vốn tồn tại đối nghịch nhau trong nghiên cứu marketing. Một là mô hình xử lý thông tin mà giả sử rằng người tiêu dùng ra quyết định lý trí khi lựa chọn. Quan điểm thứ hai cho rằng sự lựa chọn của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cảm xúc. Zajonc và Markus (1982) cho rằng sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm có thể bao gồm cả yếu tố nhận thức và cảm xúc trong một thể kết hợp, trong một số tình huống, thành phần nhận thức có thể chi phối cảm xúc, trong một số tình huống, nhận thức và cảm xúc có thể tương tác chi phối lẫn nhau; ở những tình huống khác, yếu tố cảm xúc đóng vai trò chính. Nghiên cứu của Han (1988) kết hợp cả hai quan điểm khảo sát vai trò của nhận thức và tình cảm trong quyết định mua giữa hàng nội và hàng ngoại của người tiêu dùng. Có hai yếu tố nhận thức được xem xét trong nghiên cứu của Han (1988): một là khác biệt cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng giữa hàng nội và hàng ngoại; hai là tiện ích của sản phẩm. Với yếu tố tình cảm Han (1988) xem xét lòng yêu nước của người tiêu dùng. Han (1988) giả thuyết cảm xúc yêu nước của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến cả hai phản ứng nhận thức nói trên; đồng thời nhận thức và cảm xúc tương tác nhau chi phối quyết định mua hàng nội so với hàng ngoại. Nghiên cứu của Han (1988) đi đến kết luận ủng hộ hoàn toàn giả thuyết về vai trò của yếu tố tình cảm (LYNKT) lên sự lựa chọn mua hàng nội của người tiêu dùng. Kết hợp các quan điểm trên, tác giả quyết định đưa thêm khái niệm TTHN vào mô hình của Ngọc và ctg. (2018) làm một biến kết quả, trong mô hình này CNVCTD, LYNTN và LYNKT là ba yếu tố cảm xúc tiền đề gia tăng TTHN. Người tiêu dùng vị chủng có xu hướng đánh giá cao cái thuộc về riêng nhóm của họ, và giảm giá trị mà không thuộc về nhóm của họ, do đó dẫn đến sự thiên vị đánh giá của họ và dự định mua các sản phẩm được sản xuất trong nước (Shimp và Sharma, 1987; Klein và ctg., 1998), tức là CNVCTD làm gia tăng TTHN. Còn LYNTN của người tiêu dùng VN làm tăng xu hướng họ xác định người lao động trong nước là thành viên trong nhóm họ, do đó họ trở nên nhạy cảm với nỗi khổ của các nạn nhân này nếu bị mất công ăn việc làm, và thúc đẩy họ hành động giúp đỡ những nạn nhân này bằng cách tiêu thụ hàng nội, tức là LYNTN vừa gia tăng ý định của họ về TTHN. Yếu tố LYNKT cũng được giả định gia tăng TTHN, xét theo định nghĩa của nó. Tiêu thụ hàng nội (viết tắt là TTHN) được khái niệm hóa như các hoạt động mà người mua thực hiện để cố ý xác định và lựa chọn sản phẩm và thương hiệu trong nước (Vida và Reardon, 2008). Tác giả áp dụng thang đo khái niệm TTHN trong công trình của Granzin và Painter (2001) và Vida và Reardon (2008). Hai công trình này là tương tự như nhau khi họ xem xét TTHN dưới dạng bốn phát biểu tự báo cáo của người mua về việc (1) tìm kiếm sản phẩm thương hiệu trong nước và của nhà sản xuất trong nước, (2) xem nhãn để nhận diện các sản phẩm này và (3) mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ cung cấp chúng. Granzin và Painter (2001) và Vida và Reardon (2008) đều chứng minh thực nghiệm rằng TTHN được quyết định bởi CNVCTD. Sau đó, Dmitrovic và ctg. (2009) cũng chứng minh được CNVCTD đẩy mạnh TTHN ở hàng loạt quốc gia như Croatia Serbia, Montenegro
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 955 Khung nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Dựa trên các lập luận đã tổng hợp tác giả xây dựng khung nghiên cứu của đề tài như ở Hình 1. Hình 1 Khung nghiên cứu Tất cả các mối quan hệ nhân quả trong khung nghiên cứu này đều là quan hệ thuận chiều, như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết. Giả sử tất cả các mối quan hệ này đều được thừa nhận thì khung nghiên cứu này là sự kết hợp của bốn mối quan hệ biến nguyên nhân – biến trung gian – biến kết quả, do đó, tác giả thiết lập chung bốn giả thuyết nghiên cứu tập trung vào quan hệ biến trung gian như sau: H1: CNVCTD là trung gian trong mối quan hệ giữa LYNKT và TTHN H2: LYNKT là trung gian trong mối quan hệ giữa LYNTN và CNVCTD. H3: LYNKT là trung gian trong mối quan hệ giữa LYNTN và TTHN. H4: CNVCTD là trung gian trong mối quan hệ giữa LYNTN và TTHN. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ KIỂM ĐỊNH VAI TRÒ BIẾN TRUNG GIAN Kiểm định thống kê về vai trò biến trung gian sẽ được sử dụng để kiểm chứng bốn giả thuyết nghiên cứu này. Loại kiểm định này đặc biệt hữu ích trong các nghiên cứu tìm kiếm tiền thân và kết quả của các khái niệm vì thủ tục của kiểm định đòi hỏi mô tả quy luật quan hệ nhân quả của các yếu tố theo một chuỗi liên tục và có trật tự dựa trên sự lập luận vững chắc về lý thuyết, chứ không chỉ dựa trên sự hỗ trợ của số liệu tương quan thực tế. Cụ thể, quy tắc của kiểm định biến trung gian được Frazier và ctg. (2004) tổng hợp gồm bốn bước trong đó ba bước đầu tiên tập trung lập luận về mối quan hệ nhân quả có tính lý thuyết giữa: (1) biến nguyên nhân với biến kết quả; (2) biến nguyên nhân với biến trung gian; (3) biến trung gian với biến kết quả; và bước cuối cùng (4) thực hiện chuỗi phương trình hồi quy để tính toán giá trị Z của kiểm định về vai trò biến trung gian, với giả thuyết H0: Biến trung gian thực ra không có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa biến nguyên nhân và biến kết quả. Có thể thấy giả thuyết không của kiểm định thống kê về biến trung gian là giả thuyết đối của giả thuyết nghiên cứu, do đó nếu bác bỏ H0 của kiểm định thống kê về vai trò biến trung gian nghĩa là giả thuyết nghiên cứu liên quan được ủng hộ. Sau đây, tác giả sẽ lần lượt phân tích ba bước đầu tiên của thủ tục kiểm tra vai trò biến trung gian nhằm chứng minh bốn giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3, H4. Còn bước thứ tư liên quan đến số liệu thống kê sẽ được tác giả thực hiện cùng lúc cho cả bốn giả thuyết, và trình bày riêng biệt tại phần kết quả nghiên cứu.
  6. 956 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Bảng 1: Lập luận về mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong ba bước đầu tiên của thủ tục kiểm định biến trung gian Giả Bước (1) nguyên nhân Bước (2) nguyên nhân Bước (3) trung gian thuyết kết quả trung gian kết quả H1 LYNKT TTHN LYNKT CNVCTD CNVCTD TTHN LYNKT là một khái niệm do Ngọc và ctg. LYNKT chi phối thuận chiều Hành động người mua thực hiện (2018) phát triển từ khái niệm lòng yêu CNVCTD vì người tiêu dùng tìm kiếm và chọn mua sản phẩm nước của người tiêu dùng do Han (1988) càng nhận thức rõ về nghĩa vụ trong nước chịu sự chi phối tăng khởi xướng. Vì LYNKT là ý thức của của mình phải mua hàng nội để của chuẩn mực là tính vị chủng người tiêu dùng về nghĩa vụ mua hàng bảo vệ nền sản xuất trong nước tiêu dùng của họ (Dmitrovic và nội để giúp đỡ nền sản xuất trong nước thì cảm nhận về sự sai trái khi ctg., 2009; Granzin và Painter, nên nó sẽ gia tăng ý định tiêu thụ hàng mua hàng ngoại càng gia tăng 2001; Vida và Reardon, 2008). nội của họ. Han (1988) cũng chứng minh (Ngọc và ctg., 2018). Tức là CNVCTD làm tăng rằng Lòng yêu nước của người tiêu dùng TTHN. Mỹ có vai trò ý nghĩa trong việc họ lựa chọn hàng nội thay vì hàng ngoại. H2 LYNTN CNVCTD LYNTN LYNKT LYNKT CNVCTD Dựa trên nền thuyết SIT, nhiều công trình Khi một người tiêu dùng có Tương tự nội dung tại hàng 2 cột thực nghiệm đã chứng minh được LYNTN LYNTN mạnh mẽ, nó sẽ tăng 3 của bảng này. làm tăng CNVCTD (Auruskeviciene thiên vị lợi ích trong nhóm của và ctg., 2012; Balabanis và ctg., 2001; họ, và LYNKT là một kết quả Cao Quốc Việt, 2015; Dmitrovic và ctg., như vậy (Ngọc và ctg., 2018). 2009; Erdoğan và Burucuoğlu, 2016; F-Ferrín và ctg., 2015; Ishii, 2009; Pentz và ctg., 2017; Rybina và ctg., 2010; Shankarmahesh; 2006). H3 LYNTN TTHN LYNTN LYNKT LYNKT TTHN Các nghiên cứu về TTHN dựa trên SIT Tương tự nội dung tại hàng 3 Tương tự nội dung tại hàng 2 cột không có nghiên cứu nào khai thác quan cột 3 của bảng này. 2 của bảng này. hệ nhân quả trực tiếp giữa LYNTN và TTHN, riêng Vida và Reardon (2008) đã tổng hợp các nghiên cứu trước đó nói rằng xuất xứ của sản phẩm có thể gợi lên những cảm xúc, niềm tự hào quốc gia và những kỷ niệm của riêng cuộc đời người tiêu dùng, tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể của sản phẩm hay thương hiệu. Từ đó họ chứng minh rằng LYNTN là thành phần tình cảm đã hình thành sở thích của người tiêu dùng trong việc tiêu thụ hàng nội. H4 LYNTN TTHN LYNTN CNVCTD CNVCTD TTHN Tương tự nội dung tại hàng 4 cột 2 của Tương tự nội dung tại hàng 3 Tương tự nội dung tại hàng 2 cột bảng này. cột 2 của bảng này. 4 của bảng này.
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 957 Xây dựng thang đo các khái niệm. Dàn ý phát biểu đo lường các khái niệm được tác giả phát triển từ các công trình nghiên cứu đã có, với LYNTN: 4 phát biểu; LYNKT: 6 phát biểu; CNVCTD: 6 phát biểu; TTHN: 4 phát biểu. Sau đó tác giả phát triển và hoàn chỉnh nội dung các phát biểu này dựa trên thảo luận nhóm với 12 nhà nghiên cứu tại Viện Khoa Học Xã Hội vùng Nam Bộ. Ý kiến của nhóm thảo luận còn giúp tác giả điều chỉnh từ ngữ các phát biểu cho phù hợp với văn phong của người Việt Nam và đảm bảo là không bị người được phỏng vấn hiểu nhầm nghĩa. Quá trình thảo luận giúp tác giả hoàn chỉnh dàn ý để xây dựng bản câu hỏi nháp. Mỗi phát biểu trong bản hỏi nháp được thiết kế thu thập dữ liệu bằng thang đo kiểu Likert 5 điểm. Tác giả dùng bản câu hỏi nháp phỏng vấn thử trên một số người tiêu dùng ngẫu nhiên, kết quả cho thấy rằng câu chữ và hành văn của bản câu hỏi là ổn thỏa. Sau khi dùng bản câu hỏi nháp làm khảo sát thử với mẫu gồm 90 người tiêu dùng, tác giả đánh giá thang đo bằng hai phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và Cronbach’s alpha, nhằm tìm hiểu có gì không ổn với bản hỏi hay không, chứ không dùng nó như là một quy trình thống kê chặt chẽ để dựa trên đó quyết định loại phát biểu nào. Bản câu hỏi nháp tỏ ra ổn thỏa sau quy trình pilot test đã trở thành bản câu hỏi phỏng vấn chính thức. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được xác định là 300 đối tượng. Cỡ mẫu này được tác giả cân đối giữa chi phí thu thập dữ liệu và quy tắc kinh nghiệm về mối quan hệ giữa cỡ mẫu và sự phức tạp của mô hình (thể hiện qua số tham số) được Jackson (2003) đề cập. Quy tắc này có thể áp dụng khi phương pháp ước lượng Sem được sử dụng là phương pháp maximum likelihood. Theo Jackson (2003) tỷ lệ lý tưởng về cỡ mẫu: tham số là 20:1. Ví dụ, nếu có 10 tham số của mô hình cần ước lượng, thì một cỡ mẫu tối thiểu lý tưởng sẽ là 20 ×10 = 200. Tỷ lệ ít lý tưởng hơn là 10:1. Khi tỷ lệ này giảm dần dưới 10: 1, tính chất đáng tin cậy của kết quả cũng giảm dần. Nhưng Bollen (1989) cho rằng tỷ lệ 5:1 là chấp nhận được với mô hình Sem. Mô hình lý thuyết của tác giả có 46 tham số (xem Bảng 3) nên cỡ mẫu được xác định 300 đối tượng, đem lại tỷ lệ 300:46 = 6,5:1 là một tỷ lệ dung hòa với các quan điểm nói trên. Lấy mẫu Mẫu chính thức được lấy đại diện trên 300 người tiêu dùng tại Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam. Vì phạm vi nghiên cứu đã khoanh vùng trong giới hạn cư dân thành thị do đó tác giả chỉ tiến hành khảo sát tại 11 quận nội thành Hà Nội, bao gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. Để đảm bảo có thể chọn được 300 người tiêu dùng ngẫu nhiên cư trú tại nội thành thì tác giả cần có dàn chọn mẫu là các hộ gia đình cư trú tại 11 quận trên, từ dàn chọn mẫu này sẽ chọn ra các hộ, và đội ngũ phỏng vấn viên sẽ tiếp cận các hộ để phỏng vấn ngẫu nhiên một đối tượng bất kỳ thỏa điều kiện đã xác định về đối tượng phỏng vấn, người này không nhất thiết phải là chủ hộ, chỉ cần cư trú trong hộ gia đình đó. Dàn chọn mẫu như thế luôn có sẵn tại Cục Thống Kê Hà Nội nhưng do quy định bảo mật nên tác giả không tiếp cận trực tiếp được mà nhờ nhân viên của Cục Thống Kê tiến hành chọn 300 mẫu ngẫu nhiên và khảo sát theo kế hoạch lấy dữ liệu các tác giả đã hoạch định. Kết quả thu về được 300 bản, có bảy bản bị khuyết quá 15% số câu trả lời (Hair và ctg., 2014) xem đây như một tình huống từ chối trả lời) hoặc đối tượng phỏng vấn không phù hợp nên tác giả phải loại bỏ. Với 293 đối tượng, tỷ lệ cỡ mẫu:tham số bây giờ là 6,3:1. Tuy tỷ lệ vẫn cao hơn 5:1, nhưng lúc này nguy cơ thiên lệch do mẫu có thể xảy ra, tác giả chấp nhận thực tế này như một hạn chế của nghiên cứu.
  8. 958 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA THỦ TỤC SEM ĐỂ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong bài viết này, tác giả sẽ đánh giá mô hình cấu trúc và mô hình đo lường của nghiên cứu này cùng một lúc trong thủ tục Sem, tuân theo trình tự sáu bước được mô tả bởi Kline (2011, tr.92), có sự điều chỉnh theo thực tế của công trình nghiên cứu này. Cụ thể: (1) Xác định mô hình: Nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu quá trình xác định mô hình Sem bằng cách vẽ mô hình sử dụng một tập hợp các ký hiệu đồ họa tiêu chuẩn được các tài liệu học thuật quy ước, nhưng cũng có nhà nghiên cứu chọn cách mô tả mô hình bằng một loạt các phương trình. (2) Nhận dạng mô hình: một mô hình được nhận dạng nếu về mặt lý thuyết nó cho phép chương trình máy tính tìm ra được ước lượng duy nhất của các tham số mô hình. Quy tắc để mô hình nhận dạng được là bậc tự do của mô hình (dfM) lớn hơn hoặc bằng 0. Khi mô hình không nhận dạng được thì nhà nghiên cứu cần quay lại Bước 1 để xác định lại mô hình. (3) Dữ liệu đưa vào phân tích Cung cấp dữ liệu đầu vào: các chương trình máy tính thực hiện thủ tục Sem đều chấp nhận dữ liệu đầu vào dạng dữ liệu thô hoặc dạng tổng hợp dạng ma trận. Kiểm tra phân phối chuẩn đa biến của dữ liệu: Các phương pháp ước lượng trong Sem đều phần lớn yêu cầu phân phối chuẩn đa biến của dữ liệu (multivariate normality). Kiểm tra trực tiếp về phân phối chuẩn đa biến có thể tiến hành bằng kiểm định Royston và kiểm định Henze-Zirkler. Ước lượng Sem: Bước này liên quan đến việc sử dụng chương trình máy tính để tiến hành phân tích mô hình Sem đã xác định và nhận dạng. Sau khi máy tính cung cấp kết quả, nhà nghiên cứu dùng kết quả này đánh giá độ phù hợp của mô hình dựa trên các chỉ tiêu độ phù hợp, tức là xác định mô hình giải thích tốt như thế nào cho dữ liệu. Khi mô hình ban đầu của các nhà nghiên cứu không thể hiện độ phù hợp tốt thì nhà nghiên cứu phải sang bước 5 để tái xác định lại mô hình và sau đó phân tích lại mô hình đã xác định trên chính bộ dữ liệu cũ. Còn khi mô hình tỏ ra thỏa đáng, thì nhà nghiên cứu sang bước 6, giải thích ý nghĩa các tham số ước lượng được. Xác định lại mô hình: Nếu mô hình ban đầu có độ phù hợp thấp, nhà nghiên cứu cần tham khảo về mặt lý thuyết những thay đổi có thể thực hiện được mà họ đã dự kiến khi xác định mô hình lúc đầu tại bước 1 để xác định lại mô hình. Báo cáo kết quả: mô tả chính xác và toàn diện các phân tích trong các báo cáo nghiên cứu. Kline (2011, tr.65) nói rằng trên thực tế có quá nhiều công trình đã được công bố liên quan đến Sem không báo cáo các vấn đề liên quan đến các bước đã được thảo luận trên đây, và “những thiếu sót nghiêm trọng này là đáng ngạc nhiên”. Trong các nghiên cứu dùng thủ tục Sem, các nhà nghiên cứu thường áp dụng quy trình đánh giá thang đo sơ bộ được đề xuất bởi Churchill (1979). Trong đó Churchill (1979) đề nghị sử dụng hệ số Cronbach’s alpha (ký hiệu α) và phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis – EFA) để đánh giá sơ bộ thang đo trước khi thực hiện Sem. Tuy nhiên Kline (2011, tr.204-205) cho rằng không hoàn toàn thích hợp khi chỉ định một mô hình CFA dựa trên kết quả của EFA đi trước vì đặc điểm kỹ thuật của mô hình CFA dựa trên kết quả EFA được phân tích với cùng một bộ dữ liệu có thể chỉ làm cho phức tạp vấn đề thêm. Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy cấu trúc nhân tố được xác định trong EFA có thể trở nên kém phù hợp với cùng một bộ dữ liệu khi được đánh giá bằng CFA. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi tất cả các mục hỏi có hệ số tải nhân tố cao từ EFA được chỉ định làm các tham số tự do trong CFA, trong khi các hệ số tải nhân tố EFA tương đối thấp (ví dụ, dưới 0,30) thì bị bỏ khỏi CFA.
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 959 Do đó, trong nghiên cứu này tác giả chỉ thực hiện tính toán α để xem xét loại biến đo lường có đóng góp kém vào mức độ bền vững nội tại của thang đo trước khi phân tích CFA. Giới hạn thường được chấp nhận là α ≥ 0,7 để thể hiện tính bền vững của toàn bộ các mục hỏi đã thiết kế đo lường cho khái niệm (Hair và ctg., 2010). Cạnh đó, Nunnally và Bernstein (1994) đề ra ngưỡng tương quan biến - tổng của từng mục hỏi phải > 0,3 để mục hỏi đó thể hiện sự đóng góp và được duy trì trong thang đo. Dựa theo tiêu chuẩn này có thể thấy rằng thang đo lường được thiết kế cho các khái niệm tiềm ẩn của nghiên cứu này đã đạt tính bền vững nội tại (xem Bảng 1). Nên toàn bộ các mục hỏi đã thiết kế sẽ 10 được duy trì để đưa vào thiết lập và phân tích mô hình Sem trong Amos, nhằm đánh giá giá trị thang đo và kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Mô tả mẫu nghiên cứu Hình 2: Biểu đồ mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng thu thập dữ liệu Biểu đồ mô tả giới tính Biểu đồ mô tả tuổi Biểu đồ mô tả trình độ học vấn Bảng 2: Kết quả đánh giá các mục hỏi đo lường khái niệm tiềm ẩn Nội dung phát biểu Tương α nếu FLCFA p Giá quan loại trị tới biến biến hạn tổng 1 Là công dân Việt Nam có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi 0,776 0,911 0,804 2 2 Tôi tự hào là một công dân Việt Nam 0,855 0,884 0,904 0 Khi một người nước ngoài khen ngợi Việt Nam, tôi cảm 3 thấy vui sướng 0,813 0,899 0,857 0 4 Tôi cảm thấy gắn bó chặt chẽ với đất nước Việt Nam 0,830 0,894 0,879 -1 LYNTN = 0,74) AVE (CR=0,80; Cronbach’s alpha 0,921 Tôi mua hàng nội là thể hiện vẻ đẹp văn hóa tiêu dùng 5 của người Việt 0,757 0,922 0,805 -3 6 Tôi mua hàng nội vì tôi là người Việt 0,850 0,910 0,880 0 7 Tôi cảm thấy tự hào dân tộc khi dùng hàng nội 0,825 0,913 0,866 -2 8 Tôi mua hàng nội để thể hiện tinh thần yêu nước của tôi 0,837 0,912 0,872 0 Tôi mua hàng nội để doanh nghiệp trong nước tăng khả 9 năng cạnh tranh 0,800 0,916 0,822 -1 YNKT L = 0,69) AVE (CR=0,86; Tôi mua hàng nội là góp phần tạo việc làm và thu nhập 10 cho lao động trong nước 0,715 0,927 0,727 0 Cronbach’s alpha 0,930
  10. 960 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Mua hàng ngoại nhập là góp phần làm một số người 11 Việt mất việc làm 0,763 0,891 0,826 -1 12 Mua hàng ngoại nhập chỉ giúp cho nước khác làm giàu 0,824 0,882 0,903 0 Mua hàng ngoại nhập gây ra tổn hại cho sản xuất kinh 13 doanh trong nước 0,828 0,881 0,897 0 Ưa chuộng mua hàng ngoại nhập không phải là hành 14 vi đúng đắn của người Việt Nam 0,781 0,888 0,807 -2 CNVCTD = 0,62) AVE (CR=0,85; Chúng ta chỉ nên mua hàng ngoại nhập khi nó không 15 thể sản xuất được trong nước 0,659 0,905 0,642 -3 16 Người Việt Nam chân chính nên mua hàng nội 0,637 0,909 0,615 -1 Cronbach’s alpha 0,909 Hầu hết các lần đi mua bánh quy hộp giấy, tôi cố gắng 17 mua bánh nội 0,719 0,803 0,797 0 Khi nào có thể, tôi dành thời gian đọc kỹ thông tin trên nhãn bao bì bánh quy hộp giấy để chủ động mua các 18 sản phẩm bánh quy hộp giấy nội 0,674 0,821 0,766 0 Tôi ưu tiên mua hàng ở các địa điểm bán lẻ thường bán 19 nhiều chủng loại bánh quy hộp giấy nội 0,752 0,788 0,810 0 TTHN = 0,59) AVE (CR=0,80; Tôi ưu tiên mua hàng ở các địa điểm bán lẻ thường bán 20 nhiều thương hiệu bánh quy hộp giấy nội 0,634 0,838 0,706 -4 Cronbach’s alpha 0,853 Quy trình phân tích Sem (1). Xác định mô hình. Tác giả sử dụng phương pháp xác định mô hình bằng sơ đồ. Kết hợp giữa khung nghiên cứu (Hình 1) và thang đo dự kiến của các khái niện tiềm ẩn, tác giả xác định sơ đồ mô hình như biểu diễn tại Hình 3. Hình 3 Sơ đồ Sem của mô hình nghiên cứu LYNKT LYNKT CNVCTD CNVCTD TTHN LYNTN TTHN LYNTN (2). Nhận dạng mô hình Dựa trên mô hình Sem đã xác định ở Bước 1 và các hướng dẫn của Kline (2011) tác giả kiểm tra sự nhận dạng mô hình Sem theo quy tắc sau: Điều kiện cần: có hai nội dung - Số bậc tự do dfM ≥ 0. Theo tính toán tại Bảng 3 thì dfM =164. - Mỗi biến tiềm ẩn phải có thang đo lường, điều này đã được tác giả khẳng định trong cơ sở lý thuyết của nghiên cứu.
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 961 Bảng 3: Tính toán số bậc tự do của mô hình Sem trong nghiên cứu Kí hiệu Tên đối tượng Cách tính toán Số lượng (1) Số lượng tham số =(1.1)+(1.2)+(1.3)+(1.4)+(1.5) 46 (1.1) phương sai sai số 23 (1.2) phương sai biến tiểm ẩn ngoại sinh 1 (1.3) hiệp phương sai 0 (1.4) hệ số FL ước lượng 16 (1.5) hệ số đường ước lượng 6 (2) Số biến quan sát 20 (3) số quan sát = 20(20+1)/2 = 210 (4) bậc tự do = (3) – (1) 164 * Điều kiện đủ: có hai nội dung như sau: - Đảm bảo yêu cầu nhận dạng của mô hình CFA lồng ghép trong mô hình Sem, mô hình CFA này được tác giả xác định là nhận dạng được (xem Phụ lục). - Mô hình cấu trúc của Sem phải đệ quy, Hình 3 thể hiện mô hình cấu trúc của nghiên cứu này là đệ quy vì không có vòng lặp nào tồn tại trong các đường dẫn, và giả định là không có tương quan giữa các phần dư. Vì Kline, (2011, tr.106) xác định mô hình không đệ quy có các vòng lặp phản hồi hoặc có thể có các phần dư tương quan. Do điều kiện cần và đủ đều thỏa mãn, tác giả kết luận mô hình Sem đã xác định tại Hình 3 là mô hình nhận dạng được và được phân loại là nhận dạng quá mức (vì dfM>0). Cho nên thuật toán Sem trên Amos sẽ tìm ra được lời giải duy nhất. (3). Cung cấp dữ liệu cho Sem Tác giả cung cấp dữ liệu đầu vào dạng thô, Amos sẽ tự tổng hợp ma trận trước khi phân tích. Dữ liệu không có giá trị khuyết trong nội dung của 20 biến quan sát và không thỏa mãn được yêu cầu phân phối chuẩn đa biến (vì kết quả kiểm định Royston và kiểm định Henze-Zirkler đều có p-value = 0 nên tác giả phải bác bỏ giả thuyết H0: dữ liệu đầu vào có phân phối chuẩn đa biến). El-Sheikh và ctg., 2017) nói rằng có thể khắc phục vi phạm giả định phân phối chuẩn đa biến thông qua việc sử dụng phương pháp bootstrap maximum likelihood trên Amos. Nên tác giả sẽ chỉ định Amos thực hiện thủ tục Boostrap 2000 lần lặp trên mô hình Sem ước lượng lần cuối cùng để lấy ra thông tin về sự biến thiên trong các ước lượng tham số, qua đó giá trị của các tham số ước lượng được đánh giá với độ chính xác cao hơn. (4). Ước lượng mô hình. Như đã đề cập, tác giả dùng thuật toán maximum likelihood để ước lượng mô hình Sem. Đây là phương pháp mặc định trong hầu hết các chương trình máy tính Sem. * Kết quả lần phân tích thứ nhất. Đầu tiên tác giả đánh giá hệ số tải nhân tố chuẩn hóa (FL) của mô hình CFA. Đối với các mục hỏi được thiết kế để đo lường một nhân tố đơn lẻ như tình huống nghiên cứu này, hệ số tải chuẩn hóa chính là tương quan giữa mục hỏi và nhân tố của nó (Kline, 2011, tr.231). Do đó, hệ số tải chuẩn hóa bình phương là tỷ lệ của phương sai được giải thích, nên lý tưởng nhất, một mô hình CFA nên giải thích phần lớn phương sai của mỗi chỉ báo, cụ thể là trên 50%. Điều đó tương ứng với việc nhà nghiên cứu nên có các hệ số tải chuẩn hóa từ 0,7 trở lên. Trong Bảng 1, các mục hỏi đều có giá trị FL > 0,7 trừ hai phát biểu của thang đo CNVCTD chỉ có giá trị hệ số tải chuẩn hóa bằng 0,642 và 0,615. Nhưng kiểm định vai trò thống kê của chúng cho thấy trị
  12. 962 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA p-value rất nhỏ, thể hiện nó có ý nghĩa giải thích cho nhân tố tiền ẩn, do đó tác giả vẫn quyết định duy trì tất cả các mục hỏi trong thang đo CNVCTD để bảo vệ giá trị nội dung của thang đo. Không cần thực hiện kiểm định này cho bốn chỉ báo được cài đặt hệ số tải chưa chuẩn hóa bằng 1 vì phương sai của nó bị cố định.3 Kế tiếp, độ phù hợp của mô hình trong lần ước lượng thứ nhất được tác giả đánh giá tại Bảng 4, cột 3. Mô hình lần ước lượng thứ nhất có sự phù hợp tốt giữa ma trận thực tế của dữ liệu và ma trận ước lượng từ mô hình. Bảng 3: Đánh giá độ phù hợp của mô hình Sem của ba lần phân tích Các tiêu chuẩn độ phù hợp Lần 1 Lần 2 Lần 3 H0: Mô hình có sự phù hợp hoàn hảo χ2 395,314 395,466 404,688 dfM 164 165 166 p -value 0,000 0,000 0,000 1 Kết luận bác bỏ H0 bác bỏ H0 bác bỏ H0 2 χ M /dfM 2,41 2,397 2,438 2 Tiêu chuẩn: χ M /dfM 0,9 (Hair và ctg., 2010) 4 Kết luận Tốt Tốt Tốt Tiếp theo tác giả xem xét ý nghĩa của các hệ số đường dẫn căn cứ trên định hướng của giả thuyết nghiên cứu. Dựa vào giá trị p-value =0,696 của kiểm định mối quan hệ giữa hai khái niệm LYNTN và TTHN (xem tại Bảng 5 cột 5) thấy rằng LYNTN không chi phối TTHN. Tác giả loại bỏ đường dẫn này và thực hiện ước lượng lại mô hình Sem lần thứ hai. Việc loại bớt một hệ số đường làm giảm đi một tham số nên số bậc tự do dfM của mô hình Sem tăng lên thành 165, vấn đề định dạng mô hình vẫn ổn thỏa. * Kết quả lần phân tích thứ hai. Tác giả đánh giá độ phù hợp của mô hình Sem tại Bảng 4, cột 4. Mô hình lần ước lượng thứ hai có sự phù hợp tốt giữa ma trận thực tế của dữ liệu và ma trận ước lượng từ mô hình. Bảng 5 Kết quả kiểm định ý nghĩa của các hệ số đường chưa chuẩn hóa của ba lần ước lượng mô hình Sem và thủ tục boostrap 2000 lần của ước lượng lần thứ ba. Giá trị Biến Lần ước lượng 1 Lần ước lượng 2 Lần ước lượng 3 Biến kết tới hạn nguyên quả Hệ số p- Hệ số Hệ số p-value p-value nhân đường value đường đường LYNTN LYNKT 0,708 0,708 0,705 0,33 LYNKT VCTD 0,793 0,793 0,533 -1,50 LYNTN VCTD -0,386 0,003 -0,386 0,003 VCTD TTHN 0,205 0,210 0,212 -1,00 LYNTN TTHN -0,038 0,696 LYNKT TTHN 0,363 0,335 0,333 5,00
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 963 Kết quả thủ tục Sem cũng cho thấy các hệ số đường dẫn mối quan hệ giữa các khái niệm là có ý nghĩa thống kê (xem Bảng 5 cột 7). Nhưng hệ số đường dẫn mối quan hệ giữa LYNTN và CNVCTD mặc dù có ý nghĩa thống kê nhưng lại mang dấu âm (-0,368) trong khi hệ số tương quan giữa hai khái niệm này là 0,116 (xem Bảng 8). Trong khuôn khổ lý thuyết về kiểm tra vai trò biến trung gian, Hair và ctg. (2014) đã nói rằng việc hệ số đường của mối quan hệ giữa biến nguyên nhân và biến kết quả đảo dấu là dấu hiệu của “hiệu ứng đàn áp”, nó cho thấy sự tồn tại của một biến trung gian toàn phần trong mối quan hệ đó. Từ nhận định này tác giả có thể kết luận trực tiếp về giả thuyết nghiên cứu H2 như sau: LYNKT là trung gian toàn phần trong mối quan hệ giữa LYNTN và CNVCTD. Khi LYNKT đóng vai trò trung gian toàn phần giữa LYNTN và CNVCTD thì cần tháo bỏ mối quan hệ giữa hai biến này dù nó có ý nghĩa thống kê, để LYNKT có thể tải toàn bộ ảnh hưởng của LYNTN vào CNVCTD thông qua hiệu ứng trung gian của nó. Nếu nhà nghiên cứu cố gắng duy trì đường dẫn mối quan hệ giữa LYNTN và CNVCTD, mô hình của họ sẽ bị đa cộng tuyến (giữa LYNKT và LYNTN) làm đảo dấu của hệ số đường LYNTN và CNVCTD gây ra các thiên lệch nghiêm trọng về ước lượng. Tác giả loại bỏ đường dẫn và thực hiện ước lượng Sem lần thứ ba. * Kết quả lần phân tích thứ ba. Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình được trình bày tại Bảng 4 và kiểm định ý nghĩa của các hệ số đường trình bày tại Bảng 5. Độ phù hợp của mô hình ổn thỏa, các hệ số đường đều có ý nghĩa thống kê và hợp lý, nên tác giả xác định đây là mô hình có thể sử dụng được cho suy diễn ứng dụng. Do đó trên mô hình Sem cuối cùng này, tác giả thực hiện boostrap 2000 lần, sau đó tính giá trị tới hạn CR của kiểm định boostrap, số liệu trình bày tại Bảng 5 (cột cuối cùng) cho thấy ước lượng hệ số đường có độ ổn định cao giữa 2000 lần lặp mẫu vì giá trị tới hạn trong ngưỡng |2|, chỉ có mối quan hệ giữa LYNKT và TTHN là thiếu tin cậy. Hình 4: Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm sau thủ tục Sem lần thứ ba. 0,533 (*) LYNKT CNVCTD 0,333 (*) 0,212 (*) 0,705 (*) TTHN LYNTN Cũng theo quy tắc Frazie và ctg (2004) đã khái quát, khi hệ số đường giữa LYNTN và TTHN trở thành zero (không có ý nghĩa thống kê) khi có mặt biến trung gian LYNKT, nghĩa là LYNKT có vai trò trung gian toàn phần trong mối quan hệ LYNTN và TTHN. Như vậy lập luận này đã xác định giả thuyết nghiên cứu H3: LYNKT là biến trung gian toàn phần trong mối quan hệ LYNTN và TTHN. Liên quan đến giả thuyết H4, trong mối quan hệ LYNTN CNVCTD TTHN, mối quan hệ trực tiếp giữa LYNTN và TTHN không có ý nghĩa thống kê. Nhưng tình huống này lại không phải là biểu hiện của một biến trung gian toàn phần, vì mối quan hệ giữa LYNTN và CNVCTD đã bị gỡ bỏ trong lần phân tích thứ hai để tránh hậu quả của đa cộng tuyến. Hai hiện tượng đó kết hợp đưa đến kết luận rằng CNVCTD không có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa hai biến LYNTN và TTHN, vì đơn giản là giờ đây không có hiệu ứng trực tiếp và cả gián tiếp nào để dẫn truyền vai trò biến trung gian. Tức là giả thuyết H4 đã bị bác bỏ. Nhà nghiên cứu phát triển tiếp nghiên cứu về LYNKT cần chú ý rằng CNVCTD không có vai trò trung gian trong mối quan hệ LYNTN và TTHN khi có sự xuất hiện LYNKT trong mô hình nghiên cứu, nhưng
  14. 964 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA nếu một mô hình khác về chủ đề thiên vị tình cảm trong tiêu dùng hàng nội mà vắng mặt biến LYNKT, mối quan hệ ba biến LYNTN CNVCTD TTHN có thể được tìm thấy. Với các lập luận trên đây, tác giả đã có thể kết luận được về ba giả thuyết nghiên cứu H2, H3 và H4. Riêng giả thuyết H1 sẽ được chứng minh sau đây từ số liệu thống kê về hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp của thủ tục boostrap maximum likelihood. Bảng 6. Kết quả kiểm định BC boostrap về vai trò trung gian của CNVCTD trong mối quan hệ LYNKT CN- VCTD TTHN Hiệu ứng Gián tiếp Hiệu ứng Trực tiếp Kết quả BC –Bootstrap (độ tin cậy 95%) Độ lớn Kết luận Độ lớn Kết luận Giới han dưới 0,053 Khác 0 0,148 Khác 0 Giới hạn trên 0,199 0,463 Kết luận chung Có vai trò trung gian Trung gian bán phần Trong quy tắc kiểm định này, khi hiệu ứng gián tiếp mà thủ tục BC boostrap cung cấp khác 0 có ý nghĩa thống kê, nó chỉ ra sự tồn tại có ý nghĩa của biến trung gian. Còn hiệu ứng trực tiếp khác 0 chỉ ra vai trò của biến này là trung gian bán phần, ngược lại, nhà nghiên cứu có biến trung gian toàn phần. Kết hợp hai quy tắc đó có thể kết luận CNVCTD là trung gian bán phần dẫn ảnh hưởng của LYNKT vào sự TTHN của người tiêu dùng, vì cả hai hiệu ứng đều có khoảng ước lượng (với độ tin cậy 95%) không bao gồm giá trị zero . Tác giả tổng hợp kết luận về bốn giả thuyết nghiên cứu như sau: Bảng 7: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu Stt H Mô tả Kết luận Vai trò biến trung gian 1 H1 LYNKT CNVCTD TTHN Không bác bỏ Bán phần 2 H2 LYNTN LYNKT CNVCTD Không bác bỏ Toàn phần 3 H3 LYNTN LYNKT TTHN Không bác bỏ Toàn phần 4 H4 LYNTN CNVCTD TTHN Bác bỏ Không có vai trò trung gian (5) Tác giả không phải thực hiện bước tái xác định mô hình vì độ phù hợp của mô hình đã đạt yêu cầu. (6) Báo cáo kết quả: dựa trên kết quả mô hình Sem cuối cùng tác giả sẽ thực hiện thủ tục đánh giá chất lượng mô hình đo lường CFA lồng ghép trong mô hình Sem, theo các tiêu chuẩn sau: Tính giá trị nội dung: Các khái niệm tiềm ẩn trong nghiên cứu như LYNTN, LYNKT, CNVCTD, hay TTHN đều được thừa kế thang đo nguyên mẫu từ những công trình đã có. Từng phát biểu của các khái niệm đã được các thành viên thảo luận nhóm xem xét nội dung và tán thành. Việc chuyển ngữ các phát biểu của khái niệm TTHN từ Anh sang Việt cũng được nhóm thảo luận cân nhắc trước khi đem ra phỏng vấn đại trà. Nên các thang đo khái niệm xem như thỏa mãn tính giá trị nội dung. Tính đơn hướng: các số thống kê đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường đều đạt yêu cầu so với giá trị tới hạn (xem Bảng 4 cột 5). Cùng với thực tế là không tồn tại tương quan giữa phần dư của các chỉ báo. Như vậy thang đo cả bốn khái niệm đạt yêu cầu về tính đơn hướng. Độ tin cậy: số liệu α và tương quan biến tổng (Bảng 2) đã chứng tỏ thang đo các khái niệm đạt độ tin cậy nội tại. Tác giả dùng thêm hai chỉ tiêu hệ số tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trung bình rút trích được (AVE) của từng nhóm thang đo khái niệm để kết luận về độ tin cậy. Bagozzi và Yi (1988) đề nghị AVE trên 0,5 và CR trên 0,6 là các tiêu chuẩn mong muốn đạt được để kết luận thang đo đạt độ tin cậy. Tại Bảng 2, các số liệu CR và AVE đều thỏa mãn ngưỡng tiêu chuẩn để kết luận thang đo bốn khái niệm đạt độ tin cậy.
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 965 Tính giá trị hội tụ: Hair và ctg. (2010) cho rằng FL phải ≥ 0,5 (mà lý tưởng nhất là ≥ 0,7) để thang đo đạt giá trị hội tụ. Đồng thời, một tập hợp các mục hỏi có độ tin cậy cao cũng có giá trị hội tụ tốt (Steenkamp và Van Trijp, 1991; Hair và ctg., 2010). Qua các xem xét vừa tiến hành ở trên về độ tin cậy, và các hệ số tải FL trình bày ở Bảng 2, có thể kết luận thang đo của bốn khái niệm tiềm ẩn đạt giá trị hội tụ. Tính giá trị phân biệt: tác giả kết hợp hai phương pháp đánh giá tính giá trị phân biệt của thang đo, cách thứ nhất là kiểm định hệ số tương quan tổng thể giữa các khái niệm có thực sự khác với 1 không. Cách thứ hai là dùng tiêu chuẩn Fornell – Larcker (1981) là AVE của thang đo của một khái niệm tiềm ẩn phải cao hơn tất cả hệ số tương quan bình phương giữa khái niệm này và các khái niệm khác trong mô hình nghiên cứu, để đảm bảo thang đo khái niệm đó đạt giá trị phân biệt. Bảng 8: Kiểm định sự phân biệt của các khái niệm tiềm ẩn trong mô hình đo lường r p-value YNKT VCTD 0,379 0,000 YNKT YNTN 0,672 0,000 YNKT TTHN 0,421 0,000 VCTD YNTN 0,116 0,000 VCTD TTHN 0,401 0,000 YNTN TTHN 0,226 0,000 Bảng 9: Tính toán tiêu chuẩn Fornell – Larcker (1981) YNKT VCTD YNTN TTHN YNKT 0,690 0,144 0,452 0,177 VCTD 0,620 0,013 0,161 YNTN 0,740 0,051 TTHN 0,590 Tính giá trị liên hệ lý thuyết: Steenkamp và Van Trijp (1991, tr.294) nói giá trị liên hệ lý thuyết được đánh giá bằng cách kiểm định các mối quan hệ giữa khái niệm với các khái niệm khác trong hệ lý thuyết đang nghiên cứu, thường dùng phương pháp tương quan hoặc phân tích hồi quy. Anderson và Gerbing (1988, tr.411) trong phân tích về thực hành Sem nói rằng khi các khái niệm đạt giá trị hội tụ và phân biệt, việc kiểm tra mô hình cấu trúc sau đó sẽ đánh giá xác nhận về tính giá trị liên hệ lý thuyết (trích từ Campbell, 1960; Cronbach và Meehl, 1955). Trong nghiên cứu này, khi dùng phương pháp Sem để đánh giá mô hình cấu trúc, tác giả đã đi đến kết luận về mạng mối quan hệ giữa các khái niệm (trình bày tóm tắt trong Bảng 7). Với mục tiêu nghiên cứu là tìm kiếm các yếu tố tiền thân và kết quả của khái niệm LYNKT tác giả có thể kết luận rằng: LYNTN là tiền thân chi phối tăng LYNKT khá mạnh mẽ. LYNKT có hai kết quả thuận chiều với nó, thứ nhất là CNVCTD, thứ hai là TTHN. Trong đó, LYNKT tác động vào CNVCTD trực tiếp, và tác động vào TTHN theo hai con đường, con đường thứ nhất là tác động trực tiếp, con đường thứ hai là tác động gián tiếp qua cầu nối trung gian là CNVCTD. KẾT LUẬN Nghiên cứu khẳng định lại vai trò tiền thân của LYNTN của người tiêu dùng chi phối thuận chiều LYNKT của họ, như Ngọc và ctg (2018) đã phát hiện. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này khá chặt chẽ, do đó
  16. 966 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA nếu các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển các nghiên cứu về chủ đề sự thiên vị tình cảm của người tiêu dùng, mà đưa cả LYNKT và LYNTN vào mô hình làm biến nguyên nhân cho một biến khác, thì cần thận trọng trong việc khai thác mối quan hệ giữa hai biến này vì có thể gây đa cộng tuyến trong mô hình. Nghiên cứu cũng khẳng định kết quả của LYNKT là CNVCTD. Điểm mới so với công trình của Ngọc và ctg (2018) đó là hành động tiêu thụ hàng nội của người tiêu dùng là một yếu tố kết quả mới được nhận diện trong mô hình LYNKT. HÀM Ý QUẢN TRỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy lòng yêu nước tự nhiên của người tiêu dùng không tự động dẫn tới tính vị chủng tiêu dùng và hành động tiêu thụ hàng nội của họ. Do đó những phong trào hay chiến dịch cổ động người dân yêu nước là mua hàng nội trước đây không có nhiều hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này đã góp phần giải thích được lý do tại sao việc kêu gọi lòng yêu nước bằng những khẩu hiệu chung chung lại khó có hiệu quả. Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng nội cần lưu ý vai trò của lòng yêu nước kinh tế và chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng. Không nên chỉ kêu gọi một cách đơn giản yêu nước là mua hàng nội, mà nên tuyên truyền trách nhiệm người yêu nước cần bảo vệ nền sản xuất trong nước, giữ việc làm cho người lao động và giúp đỡ nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó cần khéo léo truyền thông về sự không đúng đắn của người tiêu dùng khi mua hàng ngoại nhập vì làm mất việc làm của đồng bào và gây khó khăn cho nền kinh tế quốc gia, và điều này ảnh hưởng trở lại bản thân từng người tiêu dùng. Hiệu quả sẽ đến từ mức độ đồng cảm, đồng thuận và đồng lòng của người dân trong việc chuyển từ lòng yêu nước thành hành động cụ thể đó là ưu tiêu mua dùng hàng sản xuất trong nước. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở vững chắc cho việc điều chỉnh công tác vận động tuyên truyền của chính quyền địa phương, trung ương và các doanh nghiệp. Đó là nên chuyển từ kêu gọi chung chung lòng yêu nước thành những khơi gọi tình cảm, cảm giác cụ thể của từng con người. Thực hiện điều này thì công tác vận động tuyên truyền sẽ thiết thực và hiệu quả hơn. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh mua hàng hóa tiêu dùng nhanh giá trị không cao (bánh hộp), người tiêu dùng có thể mua hàng vì cảm tính nhiều hơn vì những suy nghĩ lý tính. Kết quả nghiên cứu này cần được xác định định thêm bằng cách nghiên cứu trong bối cảnh mua hàng lâu bền hay hàng có giá trị cao để góp phần tổng quát hóa các mối liên hệ. Lúc này khác biệt giữa chất lượng, giá trị và giá bán giữa hàng nội và hàng ngoại có thể lớn, lúc đó nhà nghiên cứu có thể đưa vào mô hình thêm một số biến có thể làm rõ các mối quan hệ này như đánh giá hàng nội; giá trị cảm nhận về hàng ngoại, thu nhập của người tiêu dùng. Tuy nhiên vì các cá nhân đánh giá nhóm trong thuận lợi hơn nhóm ngoài khi phấn đấu để đạt được bản sắc xã hội tích cực (Tajfel và Turner, 1979). Xu hướng đánh giá thuận lợi hơn này mở rộng sang các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu có liên quan đến nhóm (Tajfel, 1981). Nhiều nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng LYNTN chi phối sự xét đoán về sản phẩm (Z-Roth, 2015; Le, Thi Nguyen và Van Nguyen; 2013) do đó có khả năng đánh giá chất lượng hàng nội sẽ chịu chi phối của cả LYNKT. Brown (2000) nói bản sắc và thiên vị được đề xuất bởi SIT sẽ có nhiều khả năng xảy ra nhất trong nền văn hóa tập thể. Balabanis và ctg. (2001) tìm thấy bằng chứng trong xã hội coi trọng chủ nghĩa tập thể nhấn mạnh vào sự trung thành nhóm, LYNTN được tìm thấy là động lực chính ảnh hưởng đến CNVCTD. Nền văn hóa VN cũng coi trọng chủ nghĩa tập thể do đó khả năng LYNKT được tăng cường thêm bởi chủ nghĩa tập thể của người tiêu dùng có thể là một hướng khai thác tiềm năng của các nghiên cứu tương lai. Trong nghiên cứu xã hội học có “hiệu ứng bàng quan” được giải thích bởi thuyết phân tán trách nhiệm (diffusion of respronsibility theory). Thuyết này cho rằng khi con người ở trong một tập thể, họ có xu hướng nghĩ rằng trách nhiệm trước một biến cố sẽ được phân tán cho người khác vì vậy mà họ sẽ bàng quan với
  17. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 967 những gì họ nhìn, nghe thấy. Tại VN có công trình nghiên cứu “hành vi tẩy chay” của Cao Quốc Việt và Nguyễn Thị Quý (2017) tìm thấy rằng hiệu ứng bàng quan tác động nghịch chiều đến sự sẵn lòng tẩy chay hàng Trung Quốc. Trong bối cảnh của nghiên cứu đó, người tiêu dùng VN có thái độ bàng quan là những người tiêu dùng không quan tâm đến bất kỳ biến cố hay sự kiện gì đang xảy ra đối với đất nước. Vì thế khi có nhu cầu tiêu dùng, họ sẽ sẵn lòng mua bất kỳ loại hàng hóa nào mà họ cần, từ đó tác giả giả định rằng hiệu ứng bàng quan có thể làm giảm cảm giác nghĩa vụ bảo vệ nền kinh tế đất nước trước mối đe dọa của hàng ngoại, tức là hiệu ứng bàng quan là tiền thân chi phối giảm LYNKT của người tiêu dùng VN. PHỤ LỤC Việc nhận dạng mô hình CFA cần xét cụ thể cả điều kiện cần và đủ: (1) Điều kiện cần là có hai nội dung phải thỏa mãn: Số bậc tự do dfM ≥ 164 do chênh lệch của 46 tham số (gồm 20 phương sai sai số; 4 phương sai biến tiểm ẩn; 6 hiệp phương sai; 16 hệ số tải tự do) và 210 quan sát (20×(20+1)/2). Mỗi biến tiềm ẩn phải có một thang đo riêng, tại phần cơ sở lý thuyết tác giả đã lập luận về vấn đề thiết kế thang đo cho các khái niệm, nên điều kiện này được đáp ứng. (2) Điều kiện đủ là mỗi nhân tố phải được thiết kế đo lường bằng ít nhất ba chỉ báo (biến quan sát). Dựa trên sơ đồ cấu tạo mô hình Sem ở Hình 3 thì thấy các khái niệm đều nhiều hơn ba chỉ báo. Nên điều kiện đủ cũng được thỏa mãn. Tác giả kết luận rằng mô hình CFA là nhận dạng được, và được phân loại là mô hình nhận dạng quá mức. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review and recommended two- step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411-423. Audi, R. (2009). Nationalism, patriotism, and cosmopolitanism in an age of globalization. The Journal of Ethics, 13(4), 365-381. Auruskeviciene, V., Vianelli, D., & Reardon, J. (2012). Comparison of consumer ethnocentrism behavioural patterns in transitional economies. Transformations in Business and Economics, 11(2), 20-35. Balabanis, G., Diamantopoulos, A., Mueller, R. D., & Melewar, T. C. (2001). The impact of nationalism, patriotism and internationalism on consumer ethnocentric tendencies. Journal of international business studies, 32(1), 157-175. Bagozzi, R. P., & Yi, Y. (1988). On the evaluation of structural equation models. Journal of the academy of marketing science, 16(1), 74-94. Bizumic, Boris, John Duckitt, Dragan Popadic, Vincent Dru, and Stephen Krauss (2009), “A Cross-Cultural Investigation into a Reconceptualization of Ethnocentrism,” European Journal of Social Psychology, 39 (6), 871–99. Brewer, Marilynn B. (1979), In-Group Bias in the Minimal Intergroup Situation: A Cognitive-Motivational Analysis, Psychological Bulletin, 86 (2), 307–324. Brewer, Marilynn B. (1999). The Psychology of Prejudice: Ingroup Love or Outgroup Hate? Journal of Social Issues, 55 (3), 429–44. Brown, Rupert. (2000). Social Identity Theory: Past Achievements, Current Problems and Future Challenges. European Journal of Social Psychology,. 30. 745-778. Churchill, G. (1979). A Paradigm for Developing Better Measures of Marketing Constructs. Journal of Marketing Research, 16(1), 64-73. Dmitrovic T, Vida I & Reardon J (2009) Purchase behavior in favor of domestic products in the West Balkans. International Business Review, 18(5), 523-535.
  18. 968 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA El-Sheikh, A.A., Abonazel, M. R., & Gamil, N. (2017). A Review of Software Packages for Structural Equation Modeling: A Comparative Study. Applied Mathematics and Physics, 5(3). 85-94 Erdoğan, E. & Burucuoğlu, M. (2016). The Effect of Consumer Ethocentrism, Cosmopolitanism and Patriotism on Product Evaluations in Turkey. International Marketing Trend Congress. Fernández-Ferrín, P., Bande-Vilela, B., Klein, J. G., & del Río-Araújo, M. L. (2015). Consumer ethnocentrism and consumer animosity: antecedents and consequences. International Journal of Emerging Markets, 10(1), 73–88 Fornell, C., & Larcker, D. (1981). Evaluating Structural Equation Models with Unobservable Variables and Measurement Error. Journal of Marketing Research, 18(1), 39-50. Frazier, P. A., Tix, A. P., & Barron, K. E. (2004). Testing moderator and mediator effects in counseling psychology research. Journal of counseling psychology, 51(1), 115. Granzin, K., & Painter, J. (2001). Motivational Influences on “Buy Domestic” Purchasing: Marketing Management Implications from a Study of Two Nations. Journal of International Marketing, 9(2), 73-96. Jackson, D. L. (2003). Revisiting sample size and number of parameter estimates: Some support for the N:q hypothesis. Structural Equation Modeling, 10, 128–141. Han, C. M. (1988). The role of consumer patriotism in the choice of domestic versus foreign products. Journal of Advertising Research, June-July, 25-32. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010). Multivariate data analysis: a global perspective, 7th ed., Upper Saddle River, NJ: Pearson Education. Hair, J. F., Hult, G. T., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2014). A primer on partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM), Thousand Oaks, CA: SAGE. Hooper, D., Coughlan, J., & Mullen, M. (2008). Structural equation modelling: Guidelines for determining model fit. The Electronic Journal of Business Research Methods, 6 (1), 53 - 60. Nguyen, T. D., Nguyen, T.M. T., and Barrett, N. J. (2008). Consumer ethnocentrism, cultural sensitivity, and intention to purchase local products - evidence from Vietnam. Journal of Consumer Behaviour, 7(1), 88-100. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994) Psychometric theory (3rd ed.). New York, NY: McGraw-Hill, Inc Ishii K. (2009). Nationalistic Sentiments of Chinese Consumers: The Effects and Determinants of Animosity and Consumer Ethnocentrism. Journal of International Consumer Marketing 21, 299– 308. Kim, Yongjae & Yim, Kitae & Ko, Yong Jae. (2013). Consumer patriotism and response to patriotic advertising: comparison of international vs. national sport events. International Journal of Sports Marketing and Sponsorship. 14(3). 74-96. Klein JG., Ettenson R. & Morris Marlene D. (1998). The Animosity Model of Foreign Product Purchase: An Empirical Test in the People’s Republic of China. Journal of Marketing, 62(1). 89-100. Kline, R. B. (2011). Principles and practice of structural equation modeling. 3rd, Guilford publications. Le, N. H., Thi Nguyen, H. M., and Van Nguyen, T. (2013). National identity and the perceived values of foreign products with local brands: The case of local wine in Vietnam. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, 25(5), 765-783. MacGregor, J., & Wilkinson, B. (2012). The effect of economic patriotism on tax morale and attitudes toward tax compliance. Advances in Taxation. Emerald Group Publishing Limited, 20,159-180.
  19. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 969 Pentz, Chris & Terblanche, Nic & Boshoff, Christo. (2017). Antecedents and consequences of consumer ethnocentrism: evidence from South Africa. International Journal of Emerging Markets. 12. 199-218. Petya, P-M. & Marco, M. (2014). The new face of corporate patriotism does being “local” matter to stakeholders? Journal of Business Strategy. (35) 4, 3 – 10. Zajonc, R. B., & Markus, H. (1982). Affective and cognitive factors in preferences. Journal of Consumer Research, 9(2), 123-131. Rybina, L., Reardon, J., & Humphrey, J. (2010). Patriotism, cosmopolitanism, consumer ethnocentrism and purchase behavior in Kazakhstan. Organizations and markets in emerging economies, 1 (2), 92-107. Shankarmahesh, M. N. (2006). Consumer ethnocentrism: an integrative review of its antecedents and consequences. International Marketing Review, 23(2), 146-172. Shimp, T. A., & Sharma, S. (1987). Consumer ethnocentrism: construction and validation of the CETSCALE. Journal of marketing research, 280-289. Steenkamp, J. B. E., & Van Trijp, H. C. (1991). The use of LISREL in validating marketing constructs. International Journal of Research in marketing, 8(4), 283-299. Tajfel, H. (1981). Human Groups and Social Categories—Studies in Social Psychology.Cambridge: Cambridge University Press. Tajfel, H., Billig, MG., Bundy, RP., & Flament C. (1971). Social categorization and intergroup behaviour. European Journal of Social Psychology, (1), 149-178. Tsai, W. S. (2010). Patriotic advertising and the creation of the citizen-consumer. Journal of Media and Communication Studies, 2(3), 76–84. Vida, I., & Reardon, J. (2008). Domestic consumption: rational, affective or normative choice? Journal of Consumer Marketing, 25(1), 34-44. Cao Quốc Việt (2015). Bản sắc dân tộc, chủ nghĩa hướng ngoại, chủ nghĩa vị chủng và hành vi tiêu dùng hàng nội. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 65-85. Cao Quốc Việt & Võ Thị Quý (2017). Tác động của chủ nghĩa yêu nước, vị chủng tiêu dùng, đánh giá chất lượng sản phẩm và sự thờ ơ trong mô hình hành vi tẩy chay của người tiêu dùng”. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 7(470), 42-51. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng, & Đỗ Thị Cúc (2018). Kiểm định mô hình đo lường khái niệm lòng yêu nước của người tiêu dùng tại các nước đang phát triển: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 247(1/2018), 63-72.