Lý thuyết cung cầu và vận dụng lý thuyết này phân tích cung – cầu về thị trường điện ở Việt Nam trong 5 năm qua

docx 5 trang Gia Huy 19/05/2022 3270
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết cung cầu và vận dụng lý thuyết này phân tích cung – cầu về thị trường điện ở Việt Nam trong 5 năm qua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxly_thuyet_cung_cau_va_van_dung_ly_thuyet_nay_phan_tich_cung.docx

Nội dung text: Lý thuyết cung cầu và vận dụng lý thuyết này phân tích cung – cầu về thị trường điện ở Việt Nam trong 5 năm qua

  1. Lý thuyết cung cầu và vận dụng lý thuyết này phân tích cung – cầu về thị trường điện ở Việt Nam trong 5 năm qua Lời mở đầu Xã hội phát triển, những loại máy móc và thiết bị điện ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng lớn, tiết kiệm sức lao động con người. Tuy nhiên tất cả các thiết bị điện tử này hầu hết đều phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng điện. Do vậy, điện năng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân Việt Nam. Do vậy, em đã quyết định chọn đề tài “ Lý thuyết cung cầu và vận dụng lý thuyết này phân tích cung – cầu về thị trường điện ở Việt Nam trong 5 năm qua”. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm thông tin không tránh khỏi sự sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn Nội dung tiểu luận I. Lý thuyết cung cầu 1. Cầu hàng hoá 1.1 Khái niệm: Cầu(D) là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi Lượng cầu(QD) là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. 1.2 Tác động của giá tới lượng cầu Nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại 1.3 Tác động của các yếu tố khác tới cầu - Thu nhập của người tiêu dùng: • Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao hơn đối với một loại hàng hóa khi tất cả các yêu tố khác không đổi. • Đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng sẽ làm giảm cầu tiêu dùng, và ngược lại. - Giá của các hàng hoá liên quan trong tiêu dùng:
  2. • Đối với hàng hóa thay thế nếu các yếu tố khác là không đổi, cầu đối với loại hàng đó sẽ giảm khi giá của hàng hóa thay thế giảm và ngược lại • Đối với hàng hóa bổ sung nếu các yếu tố khác không đổi, cầu đối với với một mặt hàng nào đó sẽ giảm khi giá của hàng hóa bổ sung đó tăng và ngược lại - Số lượng người tiêu dùng: Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại. - Các chính sách kinh tế của chính phủ: Đánh thuế vào người tiêu dùng thì cầu giảm, trợ cấp người tiêu dùng thì cầu tăng - Kỳ vọng về giá cả và thu nhập: Nếu người tiêu dùng kỳ vọng về giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ tăng và ngược lại. - Thị hiếu, phong tục, tập quán, : Thị hiếu đối với hàng hóa tăng sẽ dẫn tới cầu tăng, và sở thích người tiêu dùng giảm dẫn tới cầu giảm - Các nhân tố khác: Môi trường tự nhiên, điều kiện thời tiết, 2 Cung hàng hoá 2.1 Khái niệm Cung(S) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại cá mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi. Lượng cung ( QS) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán mong muốn và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. 2.2 Tác động của giá tới lượng cung Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian nhất định tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi. 2.3 Tác động của các yếu tố khác tới cung - Tiến bộ công nghệ: công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hóa đc sản xuất ra. - Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất: khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng, khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản phẩm hơn. - Số lượng nhà sản xuất trong ngành: càng nhiều nhà sản xuất thì lượng hàng hóa càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang bên phải. - Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. - Các chính sách kinh tế của chính phủ: chính sách thuế, chính sách trợ cấp - Lãi suất: lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm. - Kỳ vọng: Các nhà sản xuất đưa ra quyết định cung câp của mình dựa vào kì vọng.
  3. - Điều kiện thời tiết khí hậu: Thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại sẽ làm giảm năng suất. - Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất tăng lên, cung sẽ tăng. II. Thực trạng cung cầu về thị trường điện ở Việt Nam trong 5 năm qua (2016 – 2020) 1. Tình hình thị trường điện ở Việt Nam Điện là đầu vào quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, đồng thời đóng vai trò trong trong việc cải thiện điều kiện sống của con người. Hiện nay Việt Nam vẫn còn là một trong những nước có sản lượng và năng lượng tiêu thụ điện bình quân đầu người khá thấp. Trong những năm qua, ngành điện đã có những đóng góp quan trọng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước. Trong tương lai ngành điện phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, nhu cầu về sử dụng điện tăng tăng lên rất cao có thể gây ra việc mất cân đối giữa cung và cầu. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện phải nỗi lực và liên tục phát triển để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất. 2. Sự biến động cung cầu của thị trường điện tại Việt Nam trong 5 năm vừa qua ( 2016 – 2020) 2.1 Sự biến động về cầu Tổng năng lượng tiêu thụ ở Việt Nam tiếp tục tăng nhanh trong những năm qua để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Xét về việc tiêu thụ điện theo lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng là ba ngành tiêu thụ điện nhiều nhất. Ngành thương mại và dịch vụ công cũng như nông và lâm nghiệp chỉ tiêu thụ một phần tương đối nhỏ. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung ứng 159,45 tỷ kWh trong năm 2016, năm 2017 sản lượng điện thương phẩm của EVN là 174,65 tỷ kWh, năm 2018 đạt 192,93 tỷ kWh; 209,42 tỷ kWh cho năm 2019 và năm 2020 ở mức khoảng 214,3 tỷ kWh. Dễ thấy sản lượng điện thương phẩm qua các năm tăng mạnh, điều này chứng tỏ cầu sử dụng điện qua mỗi năm một tăng. Trái đấy ngày một nóng lên, khí hậu ngày càng khắc nhiệt, ảnh hưởng của yếu tố môi trường đã làm cho cầu về điện ngày càng tăng, tần xuất sử dụng điều hoà và các máy lạnh cho mùa hè càng tăng cao. Điều này đặt ra câu hỏi liệu nguồn cung có đáp ứng đủ cầu về điện của thị trường hay không? 2.2 Sự biến động về cung Ta thấy lượng tiêu thụ điện qua mỗi năm ngày một tăng, điều này đòi hỏi nguồn cung phải rất lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện. Năm 2016, lượng nước hồ thuỷ địệ
  4. thiếu hụt tương đương 2,5 tỷ kWh; bão lụt gây thiệt hại hàng tram tỷ đồng. Tuy nhiên bằng nhiều giải pháp EVN vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch. Có dự báo, Việt Nam phải tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc trước nguy cơ thiếu điện. Theo EVN sản lượng điện mua thêm tăng gấp đôi từ năm 2020 so với năm 2018. Nguồn cung thì hạn chế mà nguồn cầu lại ngày càng tăng, điều này ảnh hưởng tới giá điện sẽ tăng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng đủ điện tiêu dùng cho cả nước các nguồn nhiệt điện đã được EVN đẩy mạnh. Nhiệt điện chạy từ nguyên liệu than và khí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu điện. Theo EVN vào quý 1/2020, nhiệt điện than và khí lần lượt đạt 59,2% và 16,5% trong tổng sản lượng điện. Tuy nhiên hai nguồn này cũng đang trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào. 3. Một số giải pháp đối với thị trường điện tại Việt Nam 3.1 Định hướng phát triển thị trường điện ở Việt Nam Việt Nam áp dụng các năng lượng tái tạo vào việc sản xuất điện như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối bằng các nhà máy điện đồng phát nhiệt. Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh. Ưu tiên phát triển thủy điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn ). Khuyến khích đầu tư các nguồn thủy điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này. Từng bước hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Trước mắt, hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện độc lập. Với mục tiêu phủ điện toàn quốc tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. 3.2 Một số giải pháp Việt thực hiện phát triển ngành điện vẫn còn những tồn tại khó khăn, do vậy cần có những giải pháp để duy trì ổn định và phát triển ngành điện lực Việt Nam. - Tăng cường đầu tư khoa học - công nghệ và quản lý để tiếp tục phấn đấu giảm tổn thất điện năng - Áp dụng công nghệ thích hợp trong ngành để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Coi trọng đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Điện. - Tuyên truyền, nâng cao ý thước người dân, sử dụng tiết kiệm điện, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ “ Tắt khi không sử dung” Lời kết Qua việc phân tích cung, cầu của thị trường điện tại Việt Nam trong 5 năm qua ( 2016 – 2020) ta thấy được thị trường điện tại Việt Nam có nhiều tiềm năng. Quan hệ
  5. cung cầu về thị trường điện có ảnh hưởng trực tiếp lên sự vận động của giá điện, qua đó ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống. Ngày nay, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, hãy tự nhận thức và ý thức lại bản thân mình về việc sử dụng tiết kiệm nguồn điện.