Mối quan hệ giữa tính minh bạch, tính năng động với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa tính minh bạch, tính năng động với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- moi_quan_he_giua_tinh_minh_bach_tinh_nang_dong_voi_thu_hut_d.pdf
Nội dung text: Mối quan hệ giữa tính minh bạch, tính năng động với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH MINH BẠCH,TÍNH NĂNG ĐỘNG VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI RELATIONSHIP BETWEEN TRANSPARENT, DYNAMICITY WITH FOREIGN DIRECT INVESTMENT SALES ThS. Bùi Hoàng Ngọc - ThS. Phan Thị Liệu - ThS. Trần Văn Thành Trường Đại Học Lao động-Xã hội (CSII) ThS. Nguyễn Lê Thanh Thảo Trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai Tóm tắt: Năm 2016, môi trường đầu tư của Việt Nam được đánh giá là có những chuyển biến tích cực. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được 2.556 dự án, tăng 26,97%. Vốn FDI thực hiện đạt 15.800 triệu USD tăng 8,97% so với cùng kỳ năm 2015123. Để đạt được kết quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng không thể không nhắc tới yếu tố năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp tỉnh của Việt Nam đang dần được cải thiện. Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ tác động của các yếu tố thành phần trong Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 7 tỉnh/thành phố lớn và phát triển của Việt Nam gồm Hà nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Kết quả của nghiên cứu là minh chứng thực nghiệm về tác động của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến tăng trưởng kinh tế địa phương, là dữ liệu tham khảo để đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Từ khóa: Minh bạch, FDI, tăng trưởng kinh tế địa phương, tính năng động. Abtract In 2016, the investment environment of Vietnam is considered to have positive changes,attracting foreign direct investment (FDI) in 2,556 projects, an increase of 26.97%. Implemented FDI reached US $ 15,800 million, up 8.97% over the same period in 2015. These achievements resulted from many causes, but it cannot fail to mention that the competitiveness of national and provincial level of Vietnam is gradually improving. This article aims to identify the impacts of interactive relationship of component factors in the Provincial Competitiveness Index (PCI) on attracting foreign direct investment in seven large and developing cities/provinces of Vietnam including Hanoi, Hai Phong, Da Nang,Dong Nai, Binh Duong, Ho Chi Minh, Can Tho. The results are empirical evidence of the impacts of the Provincial Competitiveness Index on local economic growth and a reference for proposing solutions to improve the investment climate in Vietnam. . Keywords: Transparent, FDI, local economic growth, dynamics. (*) ThS. Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) ( ) ThS. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai 123 Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 423
- NỘI DUNG Giới thiệu Trong quá trình phát triển thì nhu cầu về vốn tư bản để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng v.v luôn rất lớn. Lý thuyết kinh tế học đã chỉ ra trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì vốn tư bản đối với các quốc gia/vùng chậm phát triển có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, nó vừa thỏa mãn nhu cầu trước mắt, vừa giúp các nguồn vốn khác như vốn tài nguyên, vốn nhân lực, vốn khoa học kỹ thuật phát huy được hiệu quả. Với nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, Việt Nam nói chung và từng tỉnh nói riêng luôn quan tâm thu hút thêm các nguồn vốn từ bên ngoài, và như một lẽ tất nhiên nguồn vốn FDI là lựa chọn được ưu tiên. Tuy nhiên khi lựa chọn quốc gia hay địa phương để đầu tư, chủ đầu tư FDI phải cân nhắc đến các ưu đãi; các điều kiện sản xuất; nguồn nguyên nhiên vật liệu sẵn có; số lượng, chất lượng của lực lượng lao động; chi phí nhân công Nghĩa là khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư FDI sẽ đánh giá toàn diện các yếu tố có liên quan đến môi trường kinh doanh của nước tiếp nhận đầu tư.Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng có hai nhóm yếu tố tác động đến khả năng thu hút FDI, đó là nhóm yếu tố kinh tế (quy mô thị trường, mức độ dồi dào của tài nguyên, chính sách ưu đãi đầu tư ) và nhóm yếu tố thuộc thể chế (tham nhũng, tính minh bạch, bảo vệ tài sản, hiệu lực thực thi hợp đồng, sự ổn định chính trị). Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia (GCI), Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) và các thành phần của 2 bộ chỉ số này được xây dựng để đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chính quyền các quốc gia/vùng có thu hút FDI. Từ khi xuất hiện (năm 2005), bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh của Việt Nam (PCI) đã tác động sâu và rộng đến động lực cải cáchmôi trường đầu tư tại các địa phương và chính quyền các cấp. Trong đó 2 tiêu chí thành phần là tính minh bạch và tính năng động của đội ngũ lãnh đạo được đặc biệt chú ý. Nhưng trong thực tế, một số Tỉnh mặc dù cải thiện được năng lực cạnh tranh, tăng cường được minh bạch trong tiếp cận đất đai, giảm thời gian thủ tục cấp phép đầu tư, hỗ trợ pháp lý nhưng vẫn không thu hút được nhiều dự án FDI. Vì vậy rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu, đo lường cụ thể để lý giải được vấn đề này. Cơ sở lý thuyết Mục đích của các nhà đầu tư FDI là tìm kiếm lợi nhuận và các lợi ích khác từ nước tiếp nhận đầu tư. Họ kì vọng rằng đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp họ tận dụng được giá nguyên vật liệu và giá nhân công rẻ hơn, đồng thời vẫn bảo mật được bí quyết công nghệ mà sản phẩm lại được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới.Chính vì thế, có rất nhiều lý thuyết cố gắng giải thích những yếu tố tác động đến khả năng thu hút vốn FDI như:hoạt động quốc tế của các công ty đa quốc gia của Hymer (1960); lý thuyết vòngđời sản phẩm của Vernon (1966); lý thuyết theo chiều ngang và theo chiều dọc củaCave (1971); lý thuyết quốc tế của Buckley và Casson (1976); lý thuyết chiết trungcủa Dunning (1977); lý thuyết chiến lược FDI của Graham (1978).Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu thực 424
- nghiệm đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu để xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến FDI. Như trong nghiên cứu thực nghiệm của Ab Quyoom Khachoo & Mohd Imran Khan (2012), tác giả kiểm định các biến có khả năng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI bao gồm: quy mô thị trường, tổng dự trữ, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, độ mở thương mại. Hay như những nhóm tác giả nghiên cứu vai trò của thế chế lên việc thu hút dòng vốn FDI như Singh và Jun (1996); Kinoshita et al., (2003); Alfaro et al., (2008); Ang (2008). Nhìn chung,các nghiên cứu không có sự đồng thuận về các yếu tố quyết định đến việc thu hút FDI. Các yếu tố này có thể được phân loại theo: (i) lợi thế so sánh; (ii) chính sáchkinh tế vĩ mô; (iii) các thể chế và (iv) thừa hưởng lợi ích. Riêng những nghiên cứu tác động của PCI đến thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn FDI thì Lưu Thị Thái Tâm (2006) cho rằng, khi chỉ số PCI năm 2006 của Tỉnh An Giang được cải thiện so với năm 2006 (từ thứ hạng 34/42 tỉnh lên thứ 9/64 tỉnh) thì số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trên địa bàn Tỉnh tăng, thu hút được cả vốn trong nước và ngoài nước. Phân tích tác động của các yếu tố thành phần trong bộ chỉ số PCI của 63 tỉnh từ năm 2009- 2012 với 252 quan sát,Nguyễn Minh Hà & Lê Công Hướng (2014) tìm ra mối quan hệ thuận chiều dương của thiết chế pháp lý đối với việc thu hút FDI vào các địa phương. Cụ thể, là với các điều kiện khác không thay đổi, khi chỉ số thành phần thiết chế pháp lý tăng 1 điểm thì khả năng thu hút FDI vào tỉnh đó tăng 75,8 triệu USD, với độ tin cậy 90%124. Phạm Hoàng125 (2009) xem xét phân bổ FDI theo tỉnh giai đoạn 1988-1998, ông nghiên cứu riêng biệt hai mô hình với vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện và nhận thấy các yếu tố tiềm năng thị trường, tiền lương (chi phí nhân công), cơ sở hạ tầng, ưu đãi đầu tư, lực lượng lao động là các yếu tố tác động tới thu hút FDI tại các địa phương. Còn theo Nguyễn Mạnh Toàn (2010), 3 yếu tố mà các nhà đầu tư FDI xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư vào các tỉnh của Việt Nam là cơ sở hạ tầng kỹ thuật; những ưu đãi và hỗ trợ từ chính quyền; lợi thế về chi phí. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, hai thành tố là tính minh bạch và tính năng động chưa được đưa ra và làm rõ một cách chi tiết. Phương pháp nghiên cứu, số liệu và mô hình phân tích Phương pháp nghiên cứu, số liệu Các nghiên cứu về tác động của FDIđến tăng trưởng kinh tế ở thời kỳ đầu thường sử dụng dữ liệu chéo hay chuỗi thời gian. Tuy nhiên các kết quả sử dụng dữ liệu chéo thường bất định, còn dữ liệu chuỗi thời gian thì thường không dừng, không có ý nghĩa. Jodson (1995) lập luận rằng, nếu một nghiên cứu không sử dụng hết các khía cạnh thời gian, không gian của số liệu, thì nghiên cứu đó đã lãng phí rất nhiều thông tin mà số liệu có thể cung cấp126. Do đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp định lượng dựa trên dữ liệu bảng hỗn hợp cho 07 tỉnh (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai) trong 11 năm từ giai đoạn 2005-2015 với 2 lý do: Thứ 124 Nguyễn Minh Hà (2014), Các chỉ số thành phần của PCI và tác động của chúng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương của Việt Nam. Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 5(217). 125Hoang, P. T., Assessment of FDI Spillover Effects for the Case of Vietnam: A Survey of Micro-data Analyses, Deepening Eastasian Economic Integration (2009). 126 Trần Thọ Đạt (2011), Vai trò của vốn con người trong các mô hình tăng trưởng, Nghiên cứu kinh tế số 393. 425
- nhất, nghiên cứu đo lường chất lượng thể chế cấp tỉnh muốn có tính khách quan cần xem xét trên diện rộng với số mẫu quan sát đủ lớn, đồng thời cần gắn với yếu tố thời gian (không bỏ qua biến động theo xu hướng thời gian) nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả ước lượng. Thứ hai, do vị trí địa lý, trình độ phát triển, phân cấp quản lý khác nhau nên chất lượng thể chế của từng tỉnh tại Việt Nam không đồng đều, để giảm sự biến động này đến kết quả ước lượng, nhóm tác giả chỉ chọn ra 7 tỉnh để phân tích, đây đều là những tỉnh trực thuộc trung ương, có trình độ dân trí, điều kiện sống, số lượng các khu công nghiệp v.v nằm trong danh sách dẫn đầu các Tỉnh của cả nước. Việc lựachọn này đảm bảo được tính đồng bộ, khách quan trong đánh giá, bao gồm nhiều vùng kinh tế trọng điểm. Với dữ liệu bảng cân bằng, nhóm tác giả sử dụng ba phương pháp: Phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp tác động cố định (FEM), phương pháp Pooled OLS để phân tích. Nhóm tác giả đã thực hiện đầy đủ các kiểm định giả thuyết và mô hình: Kiểm định Hausman, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo, kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan, kiểm định phân phối chuẩn của phần dư và tiến hành các kỹ thuật khắc phục lỗi của mô hình (nếu có) để kết quả đưa ra là đáng tin cậy. Mô hình nghiên cứu Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam công bố năm 2015, có 10 yếu tố tác động nhiều nhất đến các doanh nghiệp FDI khi lựa chọn đầu tư vào Việt Nam, đó là: Chi phí lao động; ổn định chính trị; ưu đãi về thuế, đất đai; chi phí nguồn nguyên liệu; dịch vụ trung gian; quy mô thị trường nội địa; sự sẵn có của các khu công nghiệp; chất lượng nguồn lao động; thời gian cấp phép; sức mua của người tiêu dùng và ổn định kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó, một số nghiên cứu cũng đã đưa ra mô hình nhằm đo lường các yếu tố tác động đến khả năng thu hút dòng vốn FDI như Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014) gồm các biến độc lập sau: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Để nghiên cứu tác động của các thành phần trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) đến thu hút FDI, nhóm tác giả đề xuất mô hình: FDI_DKYit = β0 it + β1 (GDP_BQ)it + β 2 (DANSO)it + β3 (LANHDAO)it + β 4 (MINHBACH)it + β5 (CF_GIANHAP)it + β6 (CF_KHAC)it+ β7 (TC_DAT)it+ uit Trong đó: i = 1,2,3,4,5,6,7 tương ứng với Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai. t : là năm nghiên cứu (từ 2005 đến 2015) uit: là biến kiểm soát, tương ứng với các nhân tố khác tác động đến thu hút FDI. Bảng 3.1 : Đặc điểm các biến trong mô hình Kỳ vọng tác Ký hiệu biến Nội dung của biến Đơn vị động FDI_DKY Số vốn đầu tư nước ngoài thu hút được USD Biến phụ thuộc GDP_BQ Thu nhập bình quân của người dân ở từng Tỉnh USD + 426
- Triệu DANSO Tổng dân số của Tỉnh - người Tính năng động của đội ngũ lãnh đạo Tỉnh và LANHDAO % + bộ phận chức năng Tính minh bạch, công khai về thủ tục, tài chính, MINHBACH % + giải quyết hồ sơ Những chi phí mà Doanh nghiệp phải bỏ ra để CF_GIANHAP % + được cấp phép kinh doanh tại Việt Nam Những chi phí ngầm (chi phí tiêu cực) mà CF_KHAC Doanh nghiệp phải bỏ ra để được cấp phép đầu % + tư Mức độ khó khăn trong việc tiếp cận đất đai tại TC_DAT % + Tỉnh đặt cơ sở sản xuất kinh doanh [Nguồn: Theo quy ước của nhóm tác giả] Thực trạng thu hút fdi và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2005 - 2015 Thực trang thu hút FDI Theo CụcĐầu tư nước ngoài, trong giai đoạn 2005-2015 thu hút nguồn vốn FDI của các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai có nhiều biến động. Giai đoạn từ 2005 đến nửa đầu năm 2008, vốn FDI đầu tư vào các Tỉnh không ngừng gia tăng, đây là giai đoạn bùng nổ về thu hút FDI sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tiêu biểu như Hồ Chí Minh đạt hơn 2,28 tỉ USD, Bình dương đạt 2,26 tỉ USD, Đồng Nai đạt gần 2,22 tỉ USD vào năm 2007. Tuy nhiên giai đoạn sau năm 2008, nguồn vốn FDI vào các Tỉnh giảm rõ rệt, đó cũng là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới. Sau 2012, thu hút FDI đã dần hồi phục do xu hướng đón đầu những thuận lợi mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể mang lại. Bảng 4.1: Tổng hợp lượng vốn FDI đăng ký của các tỉnh giai đoạn 2005 - 2015 Đơn vị: Triệu USD Năm/Tỉnh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 BinhDuong 833.4 1342.7 2258 1026.1 2722.4 730.4 1006.2 2798.4 1070 1477.1 2952.76 CanTho 3.9 2.4 28.6 540.1 13.9 71.5 143.5 31.1 9.7 35.7 17.9 DaNang 164 416.6 940 602.3 275.6 98.9 477.8 239 149.7 104.8 44.23 DongNai 1153.2 1006.9 2414.8 1928.6 2644.6 544.1 850.9 1133.9 1163.5 1832.7 1946.97 HaiPhong 289.8 168.9 540 310.9 92 61.2 896.8 1165 2614.5 1170.7 810.8 HaNoi 1607.1 1091.8 2521.8 3150.9 642.2 557.4 1106.3 1345.9 1074.6 1402.8 1088.37 TpHCM 899 2025.7 2278.7 9071.6 1617.1 2118 3144.6 1340 1983.1 3269.1 3323.93 [Nguồn:Niên giám TCTK qua các năm] 427
- Hình 4.1: Biểu đồ về thu hút vốn FDI các tỉnh giai đoạn 2005 - 2015 Trong 7 tỉnh nghiên cứu, thì những tỉnh dẫn đầu về khả năng thu hút nguồn vốn FDI bao gồm Hồ Chí Minh, đạt hơn 3,3 tỉ USD; Bình Dương với hơn 2,9 tỉ USD và Đồng Nai với gần 2 tỉ USD vào năm 2015. Riêng Hà Nội, Hải Phòng trong những năm gần đây có dấu hiệu chững lại trong công tác thu hút nguồn vốn này. Hai tỉnh Cần Thơ và Đà Nẵng vẫn là những Tỉnh còn yếu về khả năng thu hút FDI. Thực trạng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh Mặc dù cả 7 Tỉnh/thành phố đưa vào nghiên cứu đều là các Tỉnh/thành phố lớn của Việt Nam nhưng vị trí xếp hạng của các Tỉnh/thành phố không tương đồng, và thường xuyên có sự biến động. Ngoài trừ Đà Nẵng luôn nằm trong Top dẫn đầu, 6 Tỉnh/thành phố còn lại cũng chỉ được đánh giá ở mức độ khá hoặc trung bình. Đặc biệt với Hà Nội, mặc dù là Thủ đô, trung tâm văn hóa chính trị, nhưng xếp hạng cao nhất cũng chỉ là 24/63 Tỉnh/thành của cả nước. Bảng 4.2: Xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh giai đoạn 2007-2015 Năm Bình Dương Cần Thơ Đà Nẵng Đồng Nai Hà Nội Hải Phòng Tp.HCM 2015 25 14 1 37 24 28 6 2014 27 15 1 42 26 34 4 2013 30 9 1 40 33 15 10 2012 19 14 12 9 51 50 13 2011 10 16 5 9 36 45 20 2010 5 13 1 25 43 48 23 2009 2 21 1 18 33 36 16 2008 2 22 1 15 31 48 13 2007 1 17 2 16 27 37 10 [Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, VCCI, 2015] Thực trạng tính năng động và tính minh bạch của các Tỉnh Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)năm 2015 một số Tỉnh và Việt Nam nói chung đã đạt được những cải thiện trong các lĩnh vực như: Gia nhập thị trường, Tính minh bạch, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và Chi phí thời gian. Cụ thể 428
- Gia nhập thị trường: Thời gian chờ đăng ký và cấp giấy đăng ký doanh nghiệp đã được rút ngắn ở mức kỉ lục trong vòng 11 năm điều tra PCI. Hiện nay, kể cả thời gian chuẩn bị hồ sơ và đi lại, một doanh nghiệp trung bình chỉ mất 8 ngày để có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong tay, thay vì 10-12 ngày như trước. Tính minh bạch: Khả năng tiếp cận các tài liệu kế hoạch cấp tỉnh như bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng được cải thiện. Đặc biệt, điểm số website trung bình của các địa phương tăng cao nhất trong 3 năm qua (30/54 điểm), khi website, cổng thông tin điện tử của chính quyền các tỉnh, thành phố dần trở thành kênh cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Tỉ lệ doanh nghiệp truy cập vào cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố tăng mạnh từ 64% (2014) lên 72%. Chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính: Năm 2015 cũng đánh dấu những cải thiện trong công tác cải cách hành chính với nhiều doanh nghiệp nhỏ ghi nhận thủ tục, giấy tờ đơn giản hơn (51%), doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần để lấy con dấu và chữ ký (61%), cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả (67%) và thân thiện, nhiệt tình (59%). Đơn vị: % [Nguồn:Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, VCCI, 2015] Hình 4.2: Biểu đồ về tính minh bạch và tính năng động các tỉnh năm 2015 Kết quả phân tích và thảo luận Nhóm tác giả sử dụng phần mềm Eviews 9 với bộ dữ liệu thu thập từ TCTK và VCCI cho 7 tỉnh, trong vòng 11 năm, 77 mẫu quan sát. Kết quả phân tích như sau: 429
- Bảng 5.1: Kết quả hồi quy của nghiên cứu Biến phụ thuộc: Tổng vốn FDI đăng ký Hệ số hồi quy β (FDI_DKY) FEM Biến độc lập POOLED FEM REM (hiệu chỉnh) GDP_BQ 8897,63 14011,65 9157,93 13180,26 DANSO 0.2935 -0,2231 0,2913 -0,2035 LANHDAO 253,85 308,38 256,86 249,44 MINHBACH 261,85 330,98 254,86 299,71 CF_GIANHAP -49,42 284,31 -58,53 229,71 CF_KHAC 32,56 14,06 33,01 23,05 TC_DAT -81,61 -221,17 -87,19 -138,72 Hằng số -2410,27 -3487,48 -2285,29 -3105,79 Độ phù hợp mô hình Thống kê F 5,7383 5,7177 5,7711 18,308 Prob (Thống kê F) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Lựa chọn mô hình R2 79,07% Kiểm định Hausman (FEM và Chi-Sp.Statistic = 15,966 REM) Ký hiệu , và * lần lượt biểu thị cho mức ý nghĩa 1%; 5% và 10%. [Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả] Sau khi chạy 3 mô hình POOLED, FEM, REM và thực hiện các kiểm định bổ sung thì tác giả quyết định chọn mô hình các nhân tố tác động cố định FEM (cố định theo không gian) để làm cơ sở phân tích. Bởi vì mặc dù chịu sự quản lý chung của Chính phủ và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhưng 7 tỉnh có xuất phát điểm phát triển kinh tế khác nhau, quy mô dân số, quan điểm đối với việc phải thu hút được vốn FDI vào Tỉnh là khác nhau nên phải chọn cố định theo từng Tỉnh mới đảm bảo tính chính xác và phù hợp với thực tế. Tiến hành kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, sai số phân phối chuẩn, tự tương quan, tương quan giữa sai số của các đơn vị chéo thì nhận thấy mô hình bị một lỗi: Có phương sai sai số thay đổi; Tiến hành khắc phục bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất có trọng số (Weighted Least Squares), thu được kết quả như bảng trên. Theo đó, 6 biến độc lập gồm GDP bình quân, quy mô dân số, tính năng động của đội ngũ lãnh đạo, tính minh bạch, chi phí gia nhập thị trường và khả năng tiếp cận đất đai của từng tỉnh/thành phố đều có ý nghĩa thống kê. Riêng biến chi phí khác (chi phí tiêu cực) là không đủ cơ sở để kết luận nó có tác động đến việc thu hút vốn FDI. Phát hiện này ngược với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt, điều này có thể được giải thích là do 7 tỉnh/thành phố trong nghiên cứu này đều là các tỉnh/thành có sự phát triển tốt về hạ tầng công nghệ thông tin cho nên hầu hết các chính sách ưu đãi đầu tư, thủ tục cấp phép đều 430
- có thể tiến hành qua Internet nên giảm được thời gian và những chi phí tiêu cực phát sinh. Biến DANSO nhận giá trị âm, chứng tỏ dân số của tỉnh mà càng đông thì thu hút vốn FDI sẽ giảm. Chúng ta đều biết các doanh nghiệp FDI cần lao động, nhưng họ cần những lao động có trình độ hơn những lao động phổ thông, ngoài ra nhờ công nghệ sản xuất khá hiện đại nên họ cũng không cần quá nhiều lao động. Phân tích kỹ ta thấy hệ số β của biến LANHDAO và MINHBACH đều mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt. Cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu điểm cho tính năng động tăng 1% (tức là đội ngũ lãnh đạo của Tỉnh/thành phố ngày càng năng động hơn) thì sẽ thu hút được thêm 249,43 triệu USD vốn FDI đăng ký mới. Và đối với biến MINHBACH thì thu hút thêm được 299,70 triệu USD vốn FDI đăng ký mới. Nguyên nhân của vấn đề này đã từng được Nguyễn Minh Hà (2014) và Nguyễn Quốc Việt (2014) lý giải: (1) Các nhà đầu tư FDI đều là người nước ngoài do vậy sự khác nhau về thể chế chính trị, hệ thống luật pháp, ngôn ngữ v.v rất dễ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Do vậy họ rất cần một sự minh bạch của những chính sách ưu đãi đầu tư để an tâm đầu tư sản xuất kinh doanh lâu dài tại nước tiếp nhận; (2) Để tiếp cận được nhiều thông tin, hay chỉ đơn giản là “vận động hành lang” nhằm nhận được sự ủng hộ tốt hơn thì cách đơn giản và nhanh nhất là tiếp cận trực tiếp với đội ngũ lãnh đạo hiện tại của địa phương. Do đó sự năng động, quyết toán, quan điểm và phong cách quản lý của đội ngũ lãnh đạo, cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên hành chính cũng là tiêu chí để nhà đầu tư FDI lựa chọn địa phương nào để thực hiện đầu tư; (3) Việc minh bạch thông tin đầu tư, phê duyệt, cấp phép đầu tư kết hợp với sự năng động của đội ngũ lãnh đạo vừa có hiệu quả trong ngắn hạn, vừa có tác động dài hạn. Nếu có nhiều nhà đầu tư đang đầu tư, thì những nhà đầu tư mới sẽ càng yên tâm và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nhà cung ứng hay tìm kiếm khách hàng. Hàm ý chính sách Vốn FDI vẫn đang góp phần quan trọng vào sự phát triển, đổi mới của Việt Nam nói chung và các Tỉnh nói riêng. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho cấp tỉnh, đặc biệt là nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính minh bạch và năng động để thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn này. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần công khai minh bạch các quy định về thủ tục hành chính (Theo kết quả nghiên cứu biến MINH BACH có tác động tích cực với thu hút FDI). Thủ tục hành chính là cần thiết để thực hiện công tác quản lý Nhà nước, nhưng thủ tục hành chính quá nhiều mà không đủ hiệu lực lại là lực cản của phát triển. Do vậy, Chính quyền các cấp trước mắt cần áp dụng tin học hóa trong ban hành, phê duyệt và giải quyết hồ sơ.Đi kèm với công khai minh bạch là xây dựng các khu hành chính tập trung, quyết liệt hành động theo chủ trương “một cửa - một dấu” điều này sẽ rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền bạc, công sức cho các chủ đầu tư FDI. Trong tương lai xa hơn cần phát triển hệ thống Chính quyền điện tử, công dân điện tử, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. 431
- Thứ hai, phân cấp quản lý FDI và tăng cường trách nhiệm giải trình(Biến LANHDAO có tác động tích cực với thu hút FDI). Để thúc đẩy tổ chứcphát triển và năng động thì năng lực và vai trò của người đứng đầu tổ chức là yếu tốquyết định. Do vậy, trong công tác thu hút FDI cần có sự phân cấp quản lý theo đúng chức năng để cấp điều hành thấp hơn có thể chủ động và linh hoạt trong xử lý các tình huống phát sinh. Bởi chính họ mới là khâu đầu tiên tiếp xúc, thuyết phục nhà đầu tư FDI. Tuy nhiên, phân quyền cũng cần đi kèm trách nhiệm giải trình để tránh tình trạng vượt cấp, lách luật, đùn đẩy trách nhiệm, che dấu yếu kém tạo động lực cho những lãnh đạo thực tài có điều kiện phát huy năng lực, đóng góp cho sự phát triển của Tỉnh, của đất nước. Thứ ba,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (biến DANSO có tác động âm đến khả năng thu hút FDI).Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp FDI ngày càng sử dụng ít lao động và không chuộng lao động trình độ thấp. Điều này cảnh báo các Tỉnh cần có giải pháp toàn diện và lâu dài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh mình. Theo kinh nghiệm của Singapore, một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là: + Cải tiến chương trình, nội dung đào tạo, chất lượng của giáo viên để bắt kịp xu hướng của thế giới. Tiến tới tham gia Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế của OECD (PISA) giúp Việt Nam định chuẩn thành quả của mình so với chuẩn mực quốc tế. + Môn học cũng là mối liên kết khác giữa khả năng tiếp cận giáo dục và thành quả kinh tế. Tỉ lệ sinh viên học các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) cao hơn được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn là các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Các quốc gia Đông Á theo truyền thống thường khuyến khích sinh viên học các ngành STEM, Singapore và Trung Quốc đang đi theo kinh nghiệm này. Đây cũng là một trong những bài học Việt Nam chúng ta cần áp dụng. + Tính chất chi cho giáo dục cũng cần được xem xét, trong cơ cấu khoản chi ngân sách hàng năm cho giáo dục thì khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng quá lớn, bình quân trên 82%, trong khi khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản lại chiếm tỷ trọng rất thấp, chưa kể các khoản chi cho học tập của người học. Phần chi mua sắm các trang thiết bị giảng dạy, học tập và thực hành như sách giáo khoa, học liệu, học cụ, dụng cụ thí nghiệp, mô hình cần phải được đầu tư mạnh hơn nữa để đảm bảo được chất lượng giảng dạy và tăng tính thực hành cho học sinh/sinh viên. Kết luận Bối cảnh quốc tếvà trong nước đang có những diễn biến nhanh và phức tạp, mang lại không ít những cơ hội và thách thức trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đòi hỏi cần có nhiều giải pháp đột phá, có hiệu quảvà tính thực thi cao đểcải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục thu hút và phát huy tối đa hiệu quảcủa nguồn vốn FDI. Sựgia tăng quy mô và chất lượng liên kết kinh tếquốc tếkhông những tăng cường nguồn lực phát triển nền kinh tếmà còn là động lực của việc tiếp tục đổi mới trong nước và giảm thiểu sức ép, rủi ro từbên ngoài. Muốn phát triển thì Việt Nam nói chung hay các Tỉnh nói riêng không thể để các nguồn lực của chính mình bất động, năng lực cạnh tranh quốc gia/tỉnh không phải là tất cả, nhưng về lâu dài nó là tất cả. 432
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Phan Trung Chính (2007), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Hà Nội, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 141. 2. Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (2015), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2015, Nxb. Lao động. Nguyễn Minh Tiến (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM. Nguyễn Thị Liên Hoa & Bùi Thị Bích Phương (2014), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 14 (24) - tháng 01-02/2014. Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014), Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014), 53-62. Tổng cục Thống kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2011, Nxb. Thống kê Hà Nội. Nguyễn Minh Hà & Lê Công Hướng (2014), Các thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tác động của chúng đến thu hút FDI tại các địa phương của Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 5(217), 52-61. Tài liệu nước ngoài 8. Ali Al-Sadig (2009), The Effects of Corruption on FDI Inflows, Department of Economics, University of Essex. 9. Hoang, P. T. (2009), Assessment of FDI Spillover Effects for the Case of Vietnam: A Survey of Micro-data Analyses, Deepening Eastasian Economic Integration. 10. Sasi Iamsiraroj and Hristos Doucouliagos (2015),Does Growth Attract FDI?,Deakin University, Australia. 11. Wei, S.-J., & Shleifer, A. (2000), Local Corruption and Global Capital Flows, Brookings Papers on Economic Activity (2)303. 433