Môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016 và triển vọng năm 2017 của Việt Nam

pdf 28 trang Gia Huy 19/05/2022 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016 và triển vọng năm 2017 của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_truong_dau_tu_kinh_doanh_nam_2016_va_trien_vong_nam_2017.pdf

Nội dung text: Môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016 và triển vọng năm 2017 của Việt Nam

  1. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2017 CỦA VIỆT NAM PGS.TS. Trần Kim Chung Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Tóm tắt Môi trường đầu tư kinh doanh là một trọng tâm đổi mới tại Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2016, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế mang tính căn cơ trong việc cải thiện đầy đủ và thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng năm 2016 và triển vọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2017 của Việt Nam. Bài viết gồm 3 phần. Phần 1 nêu thực trạng môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016. Phần 2 đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016. Phần 3 nêu một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Từ khóa: Môi trường kinh doanh, thể chế, chỉ tiêu tăng trưởng 1. Môi trƣờng thể chế nền tảng 1.1. Chủ trương của Đảng về trong sạch vững mạnh và đổi mới mô hình tăng trưởng, hội nhập quốc tế 1.1.1. Chủ trương về trong sạch vững mạnh Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất cho việc hoàn thiện thể chế và xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, qua đó thúc đẩy xây dựng môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp. Đây lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa." Nghị quyết cụ thể hóa thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra; đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trong điều kiện mới. Nghị quyết đưa ra 4 nhóm giải pháp xây dựng Đảng trong thời gian tới là: (1) Nhóm giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; (2) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; (3) Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; (4) Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, tăng thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu để xử lý cán bộ thuộc quyền và sự giám sát của nhân dân trong xây dựng Đảng. 205
  2. Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TW để cụ thể hóa Nghị quyết, xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cho các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Điểm mới của Kế hoạch thực hiện Nghị quyết lần này là xác định rõ 14 nhiệm vụ thực hiện ngay và thường xuyên ở các cấp mà không cần chờ đợi quy định, hướng dẫn của Trung ương và những nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho 25 cơ quan, tổ chức đảng ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào nội dung Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện và chức năng, nhiệm vụ, tình hình cụ thể, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. 1.1.2. Chủ trương về đổi mới mô hình tăng trưởng Hình 1: Lƣợc đồ về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam 2016-2020 và tầm nhìn 2035 Tăng trưởng - Chuyển đổi - Hội nhập 2035 2035 2020 Thị Công trƣờng 2019 Hội nhập nghiệp đầy đủ hóa - Năng lực ASEAN cạnh tranh APEC - Năng WTO Vùng Đất đai Tƣ suất lao AEC nhân động RCEP - Hiệu quả kinh tế Hạ tầng 2035 2018 Thị trường đầy đủ TÀI NGUYÊN NHÂN LỰC THỂ CHẾ Nguồn: Tổng hợp của tác giả 206
  3. Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới mô hình tăng trưởng chỉ ra điều kiện chủ yếu để đổi mới mạnh mẽ và căn bản mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến năm 2020 là quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Toàn hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là đội ngũ trí thức, các doanh nhân, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia và có nhiều đóng góp to lớn trong việc thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng. Nghị quyết 05-NQ/TW cũng xác định một số giải pháp trọng tâm đến năm 2020 về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước. Trong đó, nhấn mạnh việc tăng cường khả năng điều tiết, giám sát, kiểm tra và thanh tra theo mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật của đối tượng quản lý; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật; xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn, liêm chính, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; và tăng cường kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan Nhà nước và người đứng đầu. Phát triển kinh tế trong thời gian tới có 3 mục tiêu cốt lõi là: (1) Nâng cao năng suất lao động; (2) Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của nền kinh tế; và (3) Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm, của doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Các trọng tâm phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới gồm 5 trọng tâm: Một là, chủ thể động lực phát triển kinh tế là khu vực kinh tế tư nhân. Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế tư nhân ngày càng trở thành bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế. Phát triển thành công khu vực kinh tế tư nhân hay không quyết định đến phát triển nền kinh tế. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai ví dụ điển hình của việc phát triển thành công khu vực kinh tế tư nhân đồng nghĩa với việc phát triển thành công nền kinh tế. Có nhiều lý do lý giải điều này: Hai là, quy mô là kinh tế vùng - liên kết vùng trở thành địa bàn chiến lược cho phát triển kinh tế. Với tình hình phân cấp hiện nay (Trung ương, tỉnh, huyện, xã), với quy mô kinh tế theo địa bàn lãnh thổ, có thể thấy quy mô kinh tế theo tỉnh hiện này đã trở nên bất cập. Rất nhiều tỉnh có quy mô kinh tế quá nhỏ. Tuy vậy, mỗi địa bàn, đặc biệt là cấp tỉnh, phải đảm đương những nhiệm vụ phát triển kinh tế toàn diện, đầy đủ, đã trở nền bất cập về quy mô. Hơn nữa, việc phát triển đóng (ở cấp tỉnh) là các nguồn lực không được phát huy đúng mức, nhiều khi còn bị cạnh tranh khai thác dẫn đến lãng phí, không hiệu quả. Vì vậy, cấp vùng cần được xem xét như một nội dung đột phá tạo thế năng phát triển mới. 207
  4. Ba là, lĩnh vực đột phá của nền kinh tế là cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế nước ta đã qua giai đoạn thu nhập thấp. Để tránh được bẫy thu nhập trung bình, nền kinh tế cần được thông suốt về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng thông suốt sẽ loại trừ được các rủi ro về vận tải, giảm được giá thành, đặc biệt là giảm phí lưu kho bãi. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết không chỉ để tăng trưởng và phát triển kinh tế thông thường mà là hình thành động lực để bứt ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, tạo nền một nền sản xuất mới. Hơn nữa, hiện hạ tầng kinh tế của nước ta chưa vượt qua được những hạn chế của một hệ thống hạ tầng thấp, còn rất nhiều bất cập và rất nhiều rào cản. Vì vậy, lĩnh vực đột phá chiến lược trong giai đoạn 2016-2020 là hệ thông hạ tầng. Từ đó, hạ tầng sẽ là bệ phóng cho nền kinh tế phát triển. Bốn là, đột phá về huy động nguồn lực là từ đất đai, bất động sản. Trong khi tất cả các nguồn lực như vốn đầu tư công, vốn OD , vốn vay, vốn FDI, vốn kiều hối đã và sẽ tiệm cận thì có một nguồn nội lực có thể được huy động lớn nếu có cơ chế đúng. Đó là nguồn vốn từ đất đai, bất động sản. Đây là một nguồn nội sinh rất lớn. Nó gắn liền với cơ chế, chính sách huy động nguồn nội sinh, bằng những công cụ kinh tế, tài chính. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, nếu có cơ chế, chính sách đúng, đây là một nguồn lực lớn hơn tất cả các nguồn lực khác. Có nhiều công cụ để huy động và thu hút nguồn lực này. Năm là, cơ chế đột phá là cơ chế thị trường. Để có thể giải phóng và thu hút cũng như sử dụng hiệu quả nguồn lực và các bộ phận trên, một trong những trụ cột để hiện thực hóa các nguồn lực tiềm năng là cơ chế thị trường. Về nguyên lý, cơ chế thị trường sẽ giải phóng nguồn lực, định hướng nguồn lực vận hành đến khu vực sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh dó, cơ chế thị trường sẽ là một công cụ, nếu có làm cho các doanh nghiệp hay các chủ thể, bị phá sản thì đó cũng là một sự phá hủy sáng tạo - phá đi cái sai hỏng để hình thành ra cái mới - đúng đắn, hiệu quả hơn. Cơ chế thị trường, cùng với sự xác lập sở hữu tư nhân, sự quản lý Nhà nước, sẽ làm cho các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất trên cơ sở cạnh tranh - nguồn gốc cửa sự phát triển. 1.1.3. Quyết tâm của Đảng về hội nhập quốc tế Nghị quyết số 06-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, song song với đó là việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị- 208
  5. xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình hội nhập. Nghị quyết đã xác định các nhóm giải pháp chủ yếu thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế chủ động và hiệu quả trong thời gian tới, đặc biệt là tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật. Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ban hành tháng 11/2016, xác định các đường hướng lớn của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, ứng phó được với những biến động kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tế. 1.1.4. Quyết tâm của Đảng về quản lý nợ công Ngày 18/11/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững (Nghị quyết số 07-NQ/TW). Các mục tiêu cụ thể là tỉ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 20 - 21% GDP, phấn đấu tổng thu ngân sách bằng khoảng 1,65 lần giai đoạn 2011 - 2015. Trong tổng thu ngân sách Nhà nước, tỉ trọng thu nội địa khoảng 84 - 85%, tỉ trọng thu dầu thô và thu xuất nhập khẩu khoảng 14 - 16%; tỉ trọng thu ngân sách Trung ương 60 - 65%. Sau năm 2020, tỉ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước so với GDP được duy trì ở mức ổn định, hợp lý. Tỉ lệ chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 24 - 25% GDP. Trong tổng chi ngân sách Nhà nước, tỉ trọng chi đầu tư phát triển khoảng 25 - 26%; tỉ trọng chi thường xuyên dưới 64%; ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia. Sau năm 2020, quy mô chi xác định phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm an toàn nợ công. Tiếp theo là giữ vững an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách Nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách Nhà nước. Quy mô nợ công hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài 209
  6. quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Nguyên tắc quản lý nợ công được nhấn mạnh: Chỉ vay trong khả năng trả nợ. Phần quan điểm chỉ đạo, nghị quyết nêu rõ: cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực. Quan điểm tiếp theo là đổi mới công tác quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền đất nước. 1.2. Chủ trương của Quốc hội về cơ cấu lại và minh bạch hóa Hình 2: Các giai đoạn của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 hướng tới minh bạch hóa quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và quản lý Nhà nước về kinh tế. Một trong các quan điểm chủ đạo của cơ cấu lại nền kinh tế là cải cách bộ máy chính quyền, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ tăng cường trách nhiệm giải trình, minh bạch hóa trong quản lý Nhà nước, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và tăng cường kỷ luật công vụ. Vai trò giám sát của Quốc hội được tăng cường. Từ năm 2017, Quốc hội thực hiện giám sát việc cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị 210
  7. quyết số 24/2016/QH14. Chính phủ báo cáo việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trong các báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Nghị quyết số 26/2014/QH14 của Quốc hội về đầu tư công trung hạn hướng tới minh bạch hóa về nguồn vốn đầu tư công, và cách thức phân bổ, quản lý sử dụng vốn. Việc minh bạch hóa và vai trò giám sát của Quốc hội đối với hoạt động đầu tư công được xác định ở mức độ dự án, thông qua Danh mục bố trí vốn đầu tư công trung hạn, thể hiện rõ từng dự án cụ thể và mức bố trí vốn cho các dự án này. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát hoạt động đầu tư công; đảm bảo công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn vay. Hoạt động cơ cấu lại nền kinh tế gồm ba giai đoạn cơ bản, có thể đan xen lẫn nhau, bao gồm: (1) Ổn định hóa; (2) Cải cách vai trò của Chính phủ; (3) Chuyển đổi nền kinh tế. Giai đoạn 2013-2015, tái cơ cấu kinh tế tập trung vào các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và hoàn thiện thể chế, cách thức hoạt động của Chính phủ. Trong giai đoạn 2016-2020, ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế tập trung vào việc tiếp tục cải cách vai trò của Chính phủ và chuyển đổi nền kinh tế. Hai chiến lược trọng tâm được xác định trong Kế hoạch là: (1) Chính sách cạnh tranh toàn diện (bao gồm giảm vai trò tham gia trực tiếp của Nhà nước trong nền kinh tế): tăng cạnh tranh thị trường ở những nơi đã có thị trường và tạo ra thị trường ở những nơi chưa có thị trường; (2) Chính sách ngành: ưu tiên phát triển trọng điểm các ngành ưu tiên. Đến năm 2020, Nghị quyết 24/2016/QH14 xác định 5 trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế gồm: Một là, tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Nhiệm vụ này được tập trung hoàn thành trước năm 2019. Về cơ cấu lại đầu tư công, tập trung tổ chức hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính 5 năm 2016- 2020 và kế hoạch vay, trả nợ công; hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế; và gắn cơ cấu lại đầu tư công với cơ cấu lại tài chính công, ngân sách Nhà nước và nợ công. Về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường. Về cơ cấu lại các tỏ chức tín dụng, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và từng bước áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các tổ chức tín dụng; xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại. 211
  8. Hai là, cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, khu vực công. Đẩy mạnh cơ cấu lại thu, chi ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công và tài chính quốc gia. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế, trong đó đổi mới phương thức quản lý Nhà nước về kinh tế theo hướng xây dựng Nhà nước quản lý và phục vụ, thực hiện toàn diện chính quyền điện tử. Trên cơ sở tăng cường trách nhiệm giải trình và trách nhiệm cộng đồng, tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện hạch toán như doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện; cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, trừ bệnh viện, trường học; giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động kém hiệu quả. Ba là, phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại để làm nòng cốt, mũi nhọn phát triển kinh tế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, nâng cao sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, chú trọng thu hút các công ty đa quốc gia lớn, lan tỏa hiệu quả tới khu vực kinh tế trong nước và gắn với bảo vệ môi trường. Xây dựng môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng, bình đẳng, thuận lợi và giảm chi phí liên quan đến quản lý Nhà nước và rủi ro thể chế đối với khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước. Thúc đẩy sự gắn kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đẩy mạnh thực hiện cá dự án đầu tư theo hình thức PPP, có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của từng dự án. Bốn là, hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch, quản lý phát triển một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và địa phương. Cơ cấu lại mạnh mẽ ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, nhất là chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tại một số địa phương chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu; điều chỉnh diện tích đất phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp tinh nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo; tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Thực hiện cơ cấu lại ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng 212
  9. các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Năm là, hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ. Hoàn thành cơ cấu lại và xây dựng chiến lược phát triển thị trường tài chính ổn định, lành mạnh và cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn; cơ cấu lại bộ máy quản lý thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán đáp ứng yêu cầu phát triển mới; bảo vệ người sử dụng các dịch vụ tài chính. Tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp; thiết lập khung pháp lý cho thị trường sơ cấp và thứ cấp về quyền sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Tăng giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ hàng năm, số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2016-2020 cao gấp 2 lần so với giai đoạn 2011-2015. 1.3. Quyết tâm của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo và cải thiện môi trường kinh doanh 1.3.1. Xây dựng Chính phủ kiến tạo là trọng tâm trong đổi mới hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước trong năm 2017 và các năm tiếp theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017, xác định chủ đề thi đua của năm 2017 là “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”. Nhiệm vụ của các bộ, ngành được xác định theo hướng tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của các bộ, ngành trong xây dựng chính sách và điều hành phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Chính phủ hướng tới xây dựng một nền chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp. Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, bên cạnh việc cải thiện các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh của Doing Business (tập trung chủ yếu vào việc giảm bớt và đơn giản hóa thời gian, thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp), đã bổ sung thêm mục tiêu cải thiện các chỉ số đánh giá khác có liên quan đến thể chế, đổi mới sáng tạo và xây dựng Chính phủ điện tử. Các bộ, ngành, địa phương được phân công cải thiện các chỉ số khác nhau trong phạm vi quản lý của mình. Tính chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương được tăng cường. Các nhiệm vụ 213
  10. được xác định theo hướng chỉ ra các định hướng cải cách lớn, trên cơ sở đó, các bộ, ngành tự xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện của mình. Đây là điểm mới so với Nghị quyết 19 các năm trước. Nghị quyết 07/2017/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội xác định nhiệm vụ của các Bộ, ngành Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách và tạo khuôn khổ đổi mới hoạt động quản lý điều hành của các bộ, ngành và địa phương trên hầu hết các khía cạnh kinh tế, xã hội và hoạt động hành chính của Nhà nước. 1.3.2. Chủ trương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Bảng 1: Các chỉ tiêu cải thiện môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam đến năm 2020 theo chỉ số Doing Business Việt Nam - 2017 Mục tiêu 2020 1 Khởi sự kinh doanh (Thứ hạng) 121 40 2 Cấp phép xây dựng (Thời gian, ngày) 166 < 70 ngày 3 Tiếp cận điện năng (Thời gian, ngày) 46 < 33 ngày 4 Đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản 57,5 < 10 ngày (thời gian, ngày) 5 Tiếp cận tín dụng (Thứ hạng theo WEF) 30 6 Bảo vệ nhà đầu tư (Thứ hạng) 87 30 7 Nộp thuế và BHXH (Thời gian) 132 giờ/năm nộp 110 giờ/năm nộp thuế thuế và 189 và 45 giờ/năm nộp giờ/năm nộp BHXH BHXH 8 Giao dịch thương mại qua biên giới - Thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu (giờ) 58 giờ < 36 giờ - Thời gian thực hiện thủ tục nhập khẩu (giờ) 62 giờ < 41 giờ 9 Giải quyết tranh chấp hợp đồng 400 ngày < 200 ngày (Thời gian, ngày) 10 Giải quyết phá sản doanh nghiệp 5 năm =< 20 tháng (Thời gian, năm) Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Nghị quyết 19 và Doing Business 2017 214
  11. Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP hàng năm về cải thiện môi trường kinh doanh và Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Bảng 2: Mục tiêu cải thiện môi trƣờng kinh doanh đến năm 2020 theo Nghị quyết 19-2017 (không bao gồm chỉ số Doing Business) Việt Nam Mục tiêu hiện tại 2020 (điểm) (điểm) Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF Nhóm chỉ tiêu các yêu cầu cơ bản 4,5 4,8 Nhóm chỉ tiêu nâng cao hiệu quả 4,1 4,4 Nhóm chỉ tiêu về đổi mới và mức độ tinh thông 3,5 3,8 trong kinh doanh Chỉ số Đổi mới sáng tạo (WIPO) Nhóm chỉ tiêu về thể chế 51,7 55 Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực và nghiên cứu 30,1 31 Nhóm chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng 36,7 43 Nhóm chỉ tiêu về trình độ phát triển của thị trường 43 51 Nhóm chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh doanh 30,6 35 Chỉ số về thực hiện Chính phủ điện tử (UN) Hạ tầng viễn thông (TII) ASEAN 515 Nguồn nhân lực (HCl) ASEAN 515 Dịch vụ công trực tuyến (OSI) ASEAN 515 Nguồn: Nghị quyết 19-2017/NQ-CP Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/04/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, xác định mục tiêu cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước SE N-4 vào năm 2020. Nghị quyết đã xác 215
  12. định nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành nhằm cải thiện từng chỉ số của Doing Business. Bảng dưới đây mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19 đến năm 2020. Ngày 6/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP. Theo Nghị quyết 19 năm 2017, bên cạnh các mục tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh theo Doing Business, Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu cải thiện các bộ chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh khác, gồm: Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới, chỉ số Đổi mới sáng tạo theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO, chỉ số về thực hiện Chính phủ điện tử theo cách tiếp cận của Liên Hợp Quốc. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cho từng bộ, ngành nhằm cải thiện các chỉ số xếp hạng của các bộ chỉ số đánh giá này. Mục tiêu cải thiện các bộ chỉ số đánh giá được thể hiện ở bảng dưới đây. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 xác định các hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2020. Mục tiêu là đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Hàng năm có khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo. Nghị quyết xác định 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 gồm: (1) Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; (2) Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; (3) Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; (5) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. 2. Thực trạng môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh năm 2016 2.1. Tình hình kinh tế Trước hết, do nguồn lực của khu vực Nhà nước ngày càng giảm vai trò trong các hoạt động kinh tế. Tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực Nhà nước đã được kế hoạch hóa, ổn định trong chu kì 5 năm. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp ngày càng giảm và chủ trương sẽ tiếp tục giảm. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước và Nhà nước tiếp tục chủ động thoái vốn Nhà nước khỏi các doanh nghiệp. Vì vậy, có thể thấy, nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong những năm tới có xu hướng giảm. Nguồn đầu tư công có nguồn 216
  13. gốc Nhà nước, về cơ bản, ổn định trong trung hạn. Trong 5 năm 2016-2020, về trung hạn, có khoảng 2 triệu tỷ đồng cho đầu tư công. Thứ đến, nguồn lực OD ngày càng giảm do nước ta ngày càng được nhận ít ưu đãi từ nguồn OD cũng như trần nợ công đã tới hạn, không thể mở rộng hơn nữa. Năm 2016, dư nợ công theo ước tính khoảng 63,2% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 50,6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 43,9% GDP. Như vậy, nợ Chính phủ/GDP đã vượt mức mục tiêu 50% do Quốc hội đề ra. Chỉ tiêu nợ công/GDP mặc dù vẫn thấp hơn 65%, nhưng liên tục tăng trong giai đoạn 2011-2015, bình quân khoảng 2 điểm phần trăm/năm. Dự báo của IMF về nợ công của Việt Nam cho giai đoạn 2014-2020 cho thấy, nợ công/GDP của Việt Nam liên tục tăng, từ năm 2017 vượt ngưỡng an toàn 65% GDP, đạt gần 70% GDP vào năm 2020; và từ năm 2014 Việt Nam vượt Malaysia, trở thành nước có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất. Hình 3: Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực đến năm 2020 (%) Nguồn: IMF, World Economic Outlook database Xét cơ cấu nợ công so với NSNN, quy mô nợ công của Việt Nam đã tăng từ 1,93 lần tổng thu NSNN vào năm 2011 lên 2,36 lần vào năm 2013 và ước sẽ là 2,11 lần tổng thu NSNN năm 2015. Quy mô nợ công tăng nhanh so với thu NSNN sẽ tạo ra áp lực rất lớn với nguồn trả nợ. Tỷ lệ “nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/ tổng thu NSNN” của Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng. Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu phải vay để chi tiêu, trả lãi, trả nợ chứ không phải chỉ vay để đầu tư làm suy giảm tính bền vững của nợ công trong tương lai.Vay trả nợ gốc năm 2014 gần 80.000 tỷ; năm 2015 là 130.000 tỷ. Theo Khoản 2, Điều 8, Luật NSNN 2002 và Điều 7.2, Luật NSNN 2015, “số bội chi phải nhỏ hơn số chi ĐTPT” nhưng theo dự toán NSNN năm 2014, số bội chi 217
  14. (224 ngàn tỷ) đã vượt 61 ngàn tỷ so với chi ĐTPT (163 ngàn tỷ). Dự toán năm 2015, chi ĐTPT 195 ngàn tỷ, bội chi NSNN 226 ngàn tỷ; chênh lệch -31 ngàn tỷ. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) rất khó dự báo và quản lý. Vì vậy, đây là nguồn không chủ động. Hơn nữa cạnh tranh đầu tư nước ngoài của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới ngày càng trở nên quyết liệt. Vì vậy, trong giai đoạn TPP đi vào thực hiện, nguồn vốn có yếu tố nước ngoài rất khó dự báo và quản lý. Mặt khác, khu vực tư nhân trong nước ngày càng lớn mạnh. Tiềm lực khu vực tư nhân ngày càng lớn. Quy mô doanh nghiệp tư nhân đã có bước phát triển mạnh. Doanh nghiệp tư nhân trong nước đã đầu tư được những sản phẩm có quy mô lớn, ngang tầm quốc tế. Doanh nghiệp tư nhân trong nước đã có các hoạt động M& các sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài. Một số doanh nghiệp tư nhân trong nước đã có những hoạt động đầu tư ra nước ngoài và có những thành công nhất định. Vì vậy, đã đến lúc, khu vực kinh tế tư nhân trở thành chủ thể động lực của phát triển kinh tế. 2.2. Tình hình thành lập doanh nghiệp Hình 4: Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2000-2016 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Một trong những đặc điểm nổi bật của môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016 là số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (Hình 1). Trong năm 2016, cả nước có 110.100 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 891.094 tỷ đồng, tăng 16,2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Đây là số doanh nghiệp tăng cao kỷ lục từ trước đến nay và là lần đầu tiên nước ta có trên 100 nghìn doanh nghiệp thành lập trong một năm. 218
  15. Hình 5: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực kinh tế năm 2016 so với năm 2015 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy mô của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng có sự cải thiện so với giai đoạn trước đó. Số vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong năm nay đạt 8,1 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, mức tăng vốn bình quân cao nhất là nhóm các công ty cổ phần, với mức tăng bình quân 38,9%. Đây cũng là nhóm doanh nghiệp có mức vốn đăng ký thành lập cao nhất, chiếm 42,2% tổng vốn đăng ký mới trong năm. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký mới tăng trong hầu hết các ngành kinh tế. Trong đó, các ngành có mức tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao nhất là ngành kinh doanh bất động sản (tăng 83,9%), ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 52%), ngành giáo dục và đào tạo (tăng 43,1%), và hoạt động dịch vụ khác (tăng 35,3%). Các ngành có mức tăng số vốn đăng ký mới cao nhất là kinh doanh bất động sản (234,2%), thông tin và truyền thông (128,1%), tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (87,4%), khoa học, công nghệ và dịch vụ tư vấn (80,3%), và công nghiệp chế biến, chế tạo (60,4%). 219
  16. 2.3. Xếp hạng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện Hình 6: Những thay đổi về vị trí xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo Môi trƣờng kinh doanh của Ngân hàng thế giới Nguồn: Số liệu Doing Business 2006-2017 Xếp hạng của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể. Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 98 trên 183 nước. Đến năm 2014, thứ hạng là 99 trên tổng số 189 nước. Thứ hạng tăng lên 90 vào năm ngoái và lên 82 vào năm 2016. Một số tiêu chí có sự tiến bộ rõ rệt. Năm 2016 (đánh giá Doing Business 2017), Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá,với số điểm 63,83 trên thang 100, tăng 9 bậc so với năm 2015. Việt Nam cải thiện được ở một số tiêu chí như: Tiếp cận điện năng tăng 5 bậc lên thứ 96 trên bảng xếp hạng. Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng 31 bậc lên thứ 87. Tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc lên thứ 167. Tiêu chí giao thương quốc tế cũng tăng tới 15 bậc lên thứ 93. Bên cạnh đó vẫn có những tiêu chí quan trọng nhưng bị sụt giảm thứ hạng, như tiêu chí thành lập doanh nghiệp giảm tới 10 bậc, xuống thứ 121 trên bảng xếp hạng; tiêu chí xin cấp phép xây dựng và vay vốn đều giảm 3 bậc. 220
  17. Bảng 3: Xếp hạng các tiêu chí trong Doing Business của Việt Nam Doing Doing Business Doing Business Tiêu chí Business 2015 2016 2017 Thành lập doanh nghiệp 125 119 121 Xin cấp phép xây dựng 12 12 24 Tiếp cận điện năng 130 108 96 Đăng ký tài sản 58 58 59 Vay vốn 36 28 32 Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ 121 122 87 Nộp thuế 172 168 167 Giao thương quốc tế 98 99 93 Thực thi hợp đồng 74 74 69 Xử lý khi mất khả năng thanh toán 125 123 125 Nguồn: Doing Business 2015, 2016, 2017 Theo đánh giá của WB thì từ khi xếp hạng mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh năm 2003, những cải cách về môi trường kinh doanh của Việt Nam hầu hết theo hướng tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Trong những năm qua, WB đánh giá rằng Việt Nam cũng đã có nhiều tiến bộ, thực hiện tổng cộng 19 cải cách về thể chế hoặc pháp lý ở 10 trên 11 lĩnh vực. Ngoài ra, WB cũng ghi nhận cải cách của Việt Nam về tuyển lao động nhờ bãi bỏ quy định ưu tiên về biên chế. 221
  18. Hình 7: So sánh xếp hạng các chỉ số Doing business của Việt Nam năm 2015- 2017 Nguồn: Doing Business 2015-2017 Năm 2017, so với trung bình của các nước SE N-6, hầu hết các chỉ số Doing Business của Việt Nam thấp hơn nhiều, nhất là chỉ số Nộp thuế; Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư; Tiếp cận điện; và Xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nếu so sánh thứ hạng các chỉ số Doing Business của Việt Nam với một số nước SE N thì xếp hạng của Việt Nam chỉ cao hơn Thái Lan ở một số chỉ tiêu và thua kém rất nhiều so với Malaysia và Singapore. Môi trường kinh doanh của Việt Nam theo xếp hạng Doing Business của WB nhìn chung ở vị trung bình thấp của bảng xếp hạng. Đáng lưu ý là ba năm gần đây, thứ hạng của Việt Nam bị giảm bậc và nhiều chỉ số thành phần rất thấp điểm và nằm gần cuối bảng xếp hạng. Khoảng cách các chỉ số của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực đang giãn dần. Điều đó chứng tỏ môi trường kinh doanh và do đó là năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam chậm được cải thiện so với các quốc gia khác. Hình 8: So sánh xếp hạng Doing Business của Việt Nam với một số nƣớc ASEAN Nguồn: Doing Business 2017 222
  19. 3. Bối cảnh, triển vọng và giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh năm 2017 - 2020 và tầm nhìn 2030-2035 3.1. Bối cảnh, triển vọng 3.1.1. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, trong đó nền tảng là AEC Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng vào EC, hàng hóa Việt Nam sẽ tăng cường lưu chuyển trong SE N. Những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng lên. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam kí kết (Việt Nam - EU, đặc biệt quan hệ ngày càng phát triển Việt Nam - Hàn Quốc) đi vào thực hiện cũng là một động lực hoàn thiện thể chế và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. 3.1.2. TPP bị hủy bỏ Thỏa thuận thương mại, được ký kết bởi 12 quốc gia, vốn được coi là giúp Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất khi Quốc hội Mỹ thông qua. Theo trang Diplomat, ước tính rằng vào năm 2030, TPP (nếu có) sẽ thêm 10% vào tăng trưởng GDP và tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 30%. Hệ lụy của việc Mỹ rút khỏi TPP với Việt Nam không phải là điều ghê gớm lắm vì hiệp định chưa được triển khai trên thực tế. Dù không còn TPP, Việt Nam vẫn có những hiệp định song phương và đa phương khác trước mắt. Mặc dù TPP không thành hiện thực đi nữa thì đó vẫn là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thế chế theo nội dung đã cam kết theo TPP và đó là điểm có lợi cho doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, có ba luồng vốn bị ảnh hưởng do TPP không đi vào hiện thực đối với Việt Nam. Một là nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào từ các nước TPP không tăng lên như kì vọng. Thứ hai, nguồn vốn từ các nước ngoài TPP vào Việt Nam để đón bắt xuất xứ hàng hóa không còn. Thứ ba, nguồn vốn đầu tư trong nước đón đầu nguồn vốn nước ngoài (dưới tác động của TPP) sẽ bị hẫng hụt. Vì vậy, trong năm 2017, do tác động của TPP không hiện thực, luồng vốn vào Việt Nam không như mong muốn. 3.1.3. Kiều hối bị cấm ra khỏi nước Mỹ Tổng thống Mỹ đã tuyên bố cấm chuyển kiều hối ra khỏi nước Mỹ. Theo Ngân hàng Thế giới, tổng lượng kiều hối của toàn thế giới đạt tổng cộng khoảng 223
  20. 582 tỷ USD (năm 2015). Mỹ chiếm 19% số lượng di dân toàn thế giới. Di dân tại Mỹ gửi về nhà lượng kiều hối trị giá 133,5 tỷ USD (năm 2015). Trong đó các nước nhận kiều hối từ Mỹ lớn nhất là: Mê hi cô; Trung Quốc; và Ấn Độ. Rõ ràng đây là nguồn tiền rất lớn chuyển ra khỏi nước Mỹ mà ông Trump muốn ngăn chặn lượng kiều hối từ Mỹ chiếm khoảng 60% trong tổng lượng kiều hối của Việt Nam. Vì thế, khi thị trường này biến động sẽ tác động lớn đến tổng lượng kiều hối về Việt Nam. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2016 có sự sụt giảm mạnh, ước chỉ khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo 12 tỷ USD đưa ra hồi đầu năm và giảm khá mạnh so với mức 15,2 tỷ USD năm 2015. Nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, năm 2017, dòng kiều hối về Việt Nam đang chịu áp lực lớn từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và việc cấm chuyển kiều hối ra khỏi nước Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cũng như chủ trương nâng giá trị đồng USD, không tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ. 3.1.4. Brexit Dù không phải con số quá lớn, nhưng trong quan hệ thương mại Việt - Anh nhiều năm trở lại đây, chúng ta luôn duy trì mức xuất siêu vào nước này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào nh đạt tăng trưởng kép (C GR) gần 17% trong giai đoạn 2008-2015, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với nh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD. Nếu nh rời EU, nền kinh tế Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng lớn. MBKE cho rằng nh không phải là đối tác quá lớn đối với Việt Nam ở cả góc độ kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, tác động của Brexit là không mạnh đối với kinh tế Việt Nam nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng. 3.1.5. Kinh tế Trung Quốc đứng trước khủng hoảng tín dụng Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đang “tiệm cận” cuộc khủng hoảng tài chính. Các dấu hiệu và triệu chứng khá rõ ràng và liên tục. Trong hơn một thập niên qua, sự gia tăng đột biến của tỉ lệ nợ so với GDP (từ 150% lên gần 260%), lượng tiền mặt bơm vào lưu thông lên tới 800 tỉ USD trong vòng 2 năm thông qua các gói kích cầu đã khiến giới quan sát lo ngại sâu sắc về một cuộc 224
  21. khủng hoảng kinh tế tài chính đang cận kề mà phạm vi và mức độ thiệt hại sẽ gấp nhiều lần năm 2008. Nằm ngay cạnh nước láng giềng khổng lồ và đang giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất, một khi kịch bản xấu xảy ra tại đại lục, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể tránh khỏi ảnh hưởng trực tiếp trên một loạt những ngành nghề chủ chốt của quốc gia như công nghiệp nặng (than, khoáng sản, thép, kim loại màu), nông nghiệp và dịch vụ. 3.1.6. Thế giới đứng trước một cuộc khủng hoảng kinh tế giống 1997-1999 Thực tế, có những dấu hiệu cho thấy các cuộc khủng hoảng thường đến theo chu kỳ nhất định. Và hiện tại, một trong những “điều kiện cần” cho cuộc khủng hoảng tiếp theo dường như đã xuất hiện. Ngòi châm của đa số cuộc khủng hoảng tài chính là nợ, đang tăng lên nhanh. Theo số liệu của IMF, ở mức 225% GDP, nợ của toàn khu vực công và tư nhân (ngoài ngành tài chính) hiện ở mức cao nhất mọi thời đại. Ngân hàng lớn nhất ở Đức - Deutsche Bank, cổ phiếu giảm 62% so với mức đỉnh vào 2015 và CEO của ngân hàng vẫn chưa tìm ra được lối thoát. Còn ở Italy, các khoản nợ xấu của ngân hàng đã chiếm đến 25% GDP. Mức nợ toàn cầu, bao gồm cả các khoản nợ của các chính phủ, hộ gia đình và doanh nghiệp phi tài chính đạt kỷ lục 152.000 tỷ USD trong năm 2015, mức cao hơn nhiều so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Trên cơ sở toàn thế giới, mức nợ 152.000 tỷ USD năm 2015 tăng so với 112.000 tỷ USD trong năm 2007, thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính và 67.000 tỷ USD trong năm 2002. Nếu khủng hoảng tài chính xảy ra, kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Lần này, nhiều khả năng ảnh hưởng sẽ mạnh hơn cuộc khung hoảng dưới chuẩn năm 2008 do Việt Nam đã hội nhập sâu rộng hơn năm 2008 rất nhiều. 3.1.7. Tình hình bất ổn xảy ra ở nhiều nơi Cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông nói chung và Libi nói riêng đã đẩy giá dầu thô lên 120 USD/thùng dầu thô. Giới phân tích nhận xét nếu cuộc khủng hoảng này lan qua ngiêri thì giá dầu thô có vọt lên 200 USD/thùng, và nếu lan qua những nước sản xuất mỏ dầu lửa chủ chốt Trung Đông như rập Xê út, hậu quả sẽ không lường trước được. Tình hình hiện chưa đến mức nghiêm trọng như khủng hoảng dầu lửa năm 1973, song giá cả trên thế giới đều đồng loạt tăng và làm trì trệ đà phục hồi kinh tế thế giới. Cũng như các quốc gia khác, tác động trực tiếp và đầu tiên là gia dầu mỏ tăng vọt kéo theo sự tăng giá hàng loạt hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xăng dầu. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không hoàn toàn chịu 225
  22. áp lực của giá xăng dầu trên thế giới, vì Việt Nam là quốc gia sản xuất dầu thô, với nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động. Khi kinh tế thế giới co lại, tất nhiên điều này sẽ có ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam. Song, với những mặt hàng nông sản và nguyên liệu thô do Việt Nam xuất khẩu, giá cả trên thị trường cũng đang tăng nhanh và sẽ bù đắp suy thoái nếu có. Còn về những mặt hàng chế biến thì nhu cầu thế giới có thể giảm, nhưng tác động cũng không nhiều trên những mặt hàng căn bản của Việt Nam. Các nước phát triển gặp khó khăn, đồng tiền của họ sẽ mất giá, theo luật cung cầu và chính sách tài chính của họ, trong đó dẫn đầu là đồng USD, tiếp đến là euro. Điều này sẽ tác động trực tiếp lên VNĐ, vì đồng tiền Việt Nam gắn liền với USD. Tuy vậy, khi USD mất giá không nhất thiết Việt Nam sẽ xuất khẩu với giá cạnh tranh hơn, vì ngành xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc, nước có đồng Nhân Dân Tệ mạnh). Các sản phẩm chế biến và thậm chí cả nông sản cũng phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu, trong khi cá Basa được nuôi bằng thức ăn nhập khẩu. Nhìn chung, những biến cố vừa qua ảnh hưởng trực tiếp rất ít đến nền kinh tế Việt Nam. Nhưng chuyển biến gián tiếp lại là cơ hội tốt để giới đầu cơ thao túng thị trường làm trầm trọng thêm sự bất ổn trong nền kinh tế quốc gia. 3.2. Những kiến nghị giải pháp tăng cường hơn nữa nâng cấp môi trường kinh doanh 3.2.1. Kiên định hoàn thiện thể chế để nâng cấp môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, mở rộng quy mô, nâng cao vị thế nền kinh tế Hoàn thiện thể chế đảm bảo cạnh tranh tự do và công bằng, bảo vệ quyền tài sản và thị trường các yếu tố phát triển tốt và khả năng cạnh tranh. Đảm bảo tín hiệu giá cả ổn định và có thể dự đoán, cùng với cân đối kinh tế vĩ mô bền vững thông qua thể chế kinh tế vĩ mô linh hoạt và đáng tin cậy để quản lý các chính sách tài khóa và tiền tệ. Tiếp tục hướng dẫn, tổ chức triển khai hiệu quả các luật căn bản của thể chế kinh tế thị trường như Bộ luật Dân sự; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Sớm tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội và Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành 226
  23. động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Đảng và Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội. Tiếp tục ưu tiên cải cách môi trường kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh phù hợp với các Nghị quyết 19. Tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, xác định các giải pháp cụ thể nhằm củng cố và cải thiện thứ hạng của các chỉ số đã cải thiện tăng bậc; chấm dứt tụt hạng và nhanh chóng cải thiện thứ bậc xếp hạng của các chỉ số còn lại. Đồng thời, nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các thông lệ quốc tế tốt về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Cải cách môi trường kinh doanh không chỉ, và không nên dừng ở việc cắt giảm các thủ tục và/hoặc thời gian để thực hiện các thủ tục đó. Thay vào đó, cải cách môi trường kinh doanh phải hướng nhiều hơn tới các thể chế phối hợp, phân định trách nhiệm giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên. 3.2.2. Đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp, sử dụng vốn này để đầu tư phát triển hạ tầng; phát triển cơ chế sử dụng quỹ đất hành lang công trình hạ tầng để tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng Nguồn vốn từ việc thoái vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước là nguồn khá lớn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Trong tổng giá trị được tính toán (một phần từ đất do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ mà chưa được tính hết vào giá trị doanh nghiệp) có khoảng 5,4 triệu tỷ. Nếu thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu hơn 50% vốn, thoái vốn Nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Nếu thoái vốn triệt để từ các nguồn vốn trong doanh nghiệp Nhà nước, chúng ta sẽ có 1 lượng vốn lớn phục vụ cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng từ nguồn thoái vốn khỏi doanh nghiệp có thể đạt 15 triệu tỷ USD. Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng như hiện nay, nguồn vốn này sẽ là nguồn lực đáng kể, giải quyết một phần nhu cầu cấp thiết trong phát triển hạ tầng. Cần cân đối đầu tư cơ sở hạ tầng theo cấp vùng, có trọng tâm, trọng điểm. Vấn đề cốt lõi của đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước là xử lý được tình 227
  24. trạng đầu tư vào vùng phát triển để tăng năng lực sản xuất tạo nguồn thu hay đầu tư cho vùng khó khăn để giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Các công trình đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư công phải được đầu tư trọng tâm, trọng điểm, dứt điểm. 3.2.3. Khuyến khích để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng dựa trên đặc điểm cạnh tranh của vùng và phát triển kinh tế tư nhân Đưa Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm tôm thế giới. Đưa Tây Nguyên thành trung tâm Cà phê thê giới. Đưa 7 tỉnh Duyên hải miền Trung thành thủ phủ của du lịch nghỉ dưỡng ven biển. Khơi dậy và phát triển các “yếu tố vùng”, khai thác triệt để các yếu tố đặc thù của các địa bàn kinh tế đặc thù. Hình thành, phát triển các công trình trọng điểm cho các vùng kinh tế. Việc tạo ra các yếu tố vùng cũng chính là tạo ra các động lực thúc đẩy phát triển phải được liên kết, liên minh tạo ra tính trồi của vùng. Chỉ có thể có những kết quả khích lệ khi mỗi một mắt xích trong “chuỗi” liên kết các sản phẩm đều có mặt và tham gia vào trong quá trình sản xuất. Khai thác hết các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi địa bàn. Khai thác hết tính “động lực” của các vùng kinh tế trọng điểm. Đây sẽ là những điểm mấu chốt để khơi dậy các động lực cho phát triển kinh tế. Đảm bảo thực hiện tốt sự phối hợp và liên kết vùng. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trên cơ sở nghiên cứu, ban hành, triển khai thực hiện Quy chế phối hợp vùng2. Xác định các nội dung chủ yếu cần tập trung đẩy mạnh sự phối hợp và liên kết vùng. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức những hoạt động liên kết có hiệu quả. Chẳng hạn, đối với vùng du lịch miền Trung cần đa dạng hóa các loại hình lễ hội du lịch cũng như sản phẩm du lịch biển. Vùng Đồng bằng song Cửu Long với sản phẩm lúa gạo, trái cây và thủy sản nuôi trồng (đặc biệt là cá tra, basa và tôm). Vùng Tây Nguyên với sản phẩm cà phê, cao su, Hình thành Ban Điều phối liên kết vùng. Ban Điều phối liên kết vùng không phải là một cấp hành chính mà là một tổ chức được Chính phủ và các địa phương trong vùng ủy quyền thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ có liên quan 2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014). Quy chế thí điểm liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2014-2019. Hà Nội, 2014. 228
  25. đến liên kết phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và các địa phương trong vùng. Trong đó, một số quyền hạn được Chính phủ ủy quyền, phân cấp; một số quyền hạn được các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền. Chẳng hạn, quyền hạn về cân đối vốn đầu tư công trong phát triển cơ sở hạ tầng; quyền hạn về trình quy hoạch cấp vùng; quyền hạn về phê duyệt các hoạt động liên vùng, 3.2.4. Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần thu hút hợp lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, Đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm sản xuất, chế tạo điện thoại, Hải Phòng thành trung tâm sản xuất hàng điện tử dân dụng. Xây dựng và thực hiện các nhóm chính sách ưu đãi và hỗ trợ cụ thể, linh hoạt trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận với các tập đoàn đa quốc gia để thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, xây dựng mạng sản xuất và chuỗi cung ứng nội địa liên kết với hoạt động sản xuất của của các tập đoàn đa quốc gia. Có tiêu chí cụ thể đánh giá, thẩm định và lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư nước ngoài nhằm đạt được các mục tiêu: kiên quyết không chấp nhận các dự án công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo dự án đi vào hoạt động theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014; ưu tiên các dự án đảm bảo các tiêu chí xanh sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ xanh và có tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo cao, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ. 3.2.5. Thúc đẩy mạnh mẽ các thay đổi về hệ thống tổ chức bộ máy, quy trình, quy phạm hành chính để giảm chi phí thực thi của nền kinh tế Đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Từng bước triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, Đẩy mạnh công khai minh bạch thủ tục hành chính, thời gian giải quyết trên mạng Internet và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp 229
  26. giải quyết thủ tục hành chính. Bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính. Rà soát, chuẩn hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm 100% thủ tục hành chính được chuẩn hóa, kịp thời công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. 3.2.6. Tăng cường năng lực chế tài và thực hành hành vi chế tài hướng tới hiện thực hóa các đổi mới về thể chế hướng tới hiệu quả chung của nền kinh tế Đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong mọi hành vi ứng xử của Nhà nước đối với xã hội và thị trường. Đảm bảo mọi hành vi ứng xử của Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức đều chịu sự tài phán của tòa án, không thiên vị. Không có vùng cấm trong xử lý các hành vi vi phạm. Cơ chế tài phán Hiến pháp được thiết lập và vận hành một cách hiệu quả. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong việc theo dõi thi hành pháp luật; có kế hoạch đào tạo, tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nắm bắt và xử lý vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức đang thi hành công vụ và cán bộ công chức làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Triển khai đồng bộ các hình thức theo dõi thi hành pháp luật, trong đó chú trọng việc theo dõi thi hành pháp luật bằng hình thức thành lập Đoàn kiểm tra thực tế tại địa phương. Hoàn thiện thể chế pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trước hết là nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Kết luận Môi trường đầu tư kinh doanh năm 2017 có nhiều triển vọng cải thiện, thể hiện ở quyết tâm của Đảng về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, quyết tâm của Quốc hội về minh bạch hóa, và quyết tâm của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo. Một số giải pháp được khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Một là, kiên định hoàn thiện thể chế để nâng cấp môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, mở rộng quy mô, nâng cao vị thế nền kinh tế. Hai là, thúc 230
  27. đẩy mạnh mẽ các thay đổi về hệ thống tổ chức bộ máy, quy trình, quy phạm hành chính để giảm chi phí thực thi của nền kinh tế. Ba là, tăng cường năng lực chế tài và thực hành hành vi chế tài hướng tới hiện thực hóa các đổi mới về thể chế hướng tới hiệu quả chung của nền kinh tế. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về quản lý nợ công. cong-20161120042728707.htm 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Quy chế thí điểm liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2014-2019. Hà Nội, 2014 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Đề án Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2016. 5. Brexit và những tác động tới kinh tế Việt Nam. http://-cafef.-vn/-brexit-va- nhung-tac-dong-toi-kinh-te-viet-nam-20160623072603931.chn 6. Các biến cố trên thế giới hiện nay ít tác động đến kinh tế Việt Nam. 27134139 7. CIEM (2016), Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và năm 2016. 8. Doing Business 2015-2017. 9. Donald Trump ký sắc lệnh cấm chuyển kiều hối gây sốc hàng triệu người Việt. hang-trieu-nguoi-viet.html! 10. Không có TPP, Việt Nam vẫn phải đẩy mạnh cải cách. http://-vneconomy.- vn/-thoi-su/khong-co-tpp-viet-nam-van-phai-day-manh-cai-cach- 20170309024335237.htm 11. Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Nguy cơ đã hiện hữu. http://-kinhtevadubao.- vn/chi-tiet/91-7320-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau nguy-co-da-hien-huu.html 231
  28. 12. Khủng hoảng Trung Quốc cận kề: Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? can-ke-viet-nam-bi-anh-huong-ra-sao-3309704/ 13. Kiều hối có dấu hiệu chững lại. hieu-chung-lai/c/21601464.epi 14. Ngân hàng Thế giới (2015), Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ 15. Tác động đến Việt Nam sau khi Mỹ rút khỏi TPP? http://-www.-bbc.-com/- vietnamese/-vietnam-38703771 16. Trần Kim Chung (2016), Vai trò của kinh tế tư nhân trong mô hình phát triển kinh tế hiện nay 17. Trần Kim Chung (2016), Vùng trong phát triển kinh tế Việt Nam. 18. Trần Kim Chung và Đinh Ngọc Hà (2016), Vấn đề tài chính đất đai để thúc đẩy tích tụ ruộng đất trong khuôn khổ tái cơ cấu nông nghiệp. 232