Một số đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo học phần nhập môn ngành công nghệ thông tin
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo học phần nhập môn ngành công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_de_xuat_nang_cao_chat_luong_dao_tao_hoc_phan_nhap_mon.pdf
Nội dung text: Một số đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo học phần nhập môn ngành công nghệ thông tin
- MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Mai Cường Thọ - Bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông Tóm tắt: Bài tham luận trình bày kết quả tìm hiểu về đào tạo học phần nhập môn ngành của một số trường đại học và của một số ngành ở đại học Nha Trang, đồng thời nêu ra những điểm hạn chế của CTĐT học phần Nhập môn ngành Công nghệ thông tin, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo học phần này tại Khoa CNTT Đặt vấn đề Nhập môn ngành (Giới thiệu ngành) là học phần (HP) giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành học giúp vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu trong một không gian và phương pháp hoàn toàn mới, qua đó bước đầu hình thành kế hoạch đào tạo cá nhân để từ đó tự tin và làm chủ quá trình đào tạo. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của HP Nhập môn ngành, Trường ĐHNT đã cập nhật thêm vào trong các chương trình đào tạo học phần này từ năm 2018. Tuy vậy lướt qua website các Khoa đào tạo, cũng như website cung cấp thông tin các CTĐT - ctdt.ntu.edu.vn thì đề cương HP Nhập môn ngành của các CTĐT đều để trống, việc đào tạo HP này được giao hoàn toàn cho các Khoa. Đối với HP nhập môn ngành CNTT của Khoa, đến thời điểm này cá nhân tôi cho rằng có một số hạn chế sau: - Đề cương, đề cương chi tiết học phần chưa “đáp ứng kỳ vọng”, lý do thực sự ở đây là chưa có một đề cương học phần nhập môn ngành chính thức được xây dựng và thống nhất ban hành, và từ đó chưa có cơ sở để xây dựng bài giảng học phần. - Việc giảng dạy HP này ở mỗi một GV lại khác nhau ở nội dung, ở phương pháp, và cả ở phương pháp đánh gia, dẫn đến chất lượng không đạt được như kỳ vọng. - Một số nội dung trong nhập môn ngành cần đến Doanh nghiệp, khi đó triển khai nội dung này phải ở tầm của Khoa, hoặc chí ít tầm Bộ môn quản lý ngành, chuyên ngành. - ĐCHP nhập môn ngành của các CTĐT chuyên ngành CNTT, Truyền thông và Mạng máy tính, Định hướng ứng dụng đang sử dụng chung. 3
- Giảng dạy nhập môn ngành ở một số Trường đại học Ở [1], Bộ môn Cơ khí Ô tô- Trường ĐHSPKT- ĐH Đà Nẵng ban hành bài giảng Nhập môn ngành Ô tô vào tháng 8 năm 2019 dưới dạng tài liệu lưu hành nội bộ. Tài liệu gồm 7 chương, 200 trang, với nội dung một số chương đáng chú ý gồm: Giới thiệu về chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô - Tình hình phát triển của công nghiệp ô tô - Công việc sau khi tốt nghiệp. Một số chương khác của tài liệu tập trung nhiều vào khía cạnh kỹ thuật. Ở [2], Trường ĐH SPKT ban hành Khung đề cương chi tiết HP Nhập môn ngành, 3TC, “Khung” này qui định rõ các chuẩn đầu ra của học phần, danh mục các bài tập phải thực hiện, và hình thức kiểm tra đánh giá đạt chuẩn đầu ra. Trong [3], các giảng viên Khoa Điện, Trường Cao đẳng Công nghệ đã tham gia, học phần nhập môn ngành trong chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO được thiết kế theo một hướng tiếp cận hoàn toàn mới nhằm giúp người học không những có những hiểu biết về ngành học mà còn được trang bị những kỹ năng cần thiết khác như làm việc nhóm, trình bày báo cáo, giao tiếp Theo chuẩn CDIO, các học phần nhập môn ngành thường được tổ chức trong một không gian mở, hướng đến trang bị kiến thức và kỹ năng thông qua việc thực hiện các sản phẩm thực tế. Tác giả lấy ví vídụ như sinh viên ngành Điện-Điện tử sẽ được giới thiệu ngành thông qua việc học tập lắp ráp xe có lập trình điều khiển và tham dự cuộc đua giữa các đội được tổ chức cuvào ối khóa học. Qua hình thức học tập này, các kỹ năng được hình thành và phát triển như: làm việc nhóm, trình bày, lắp ráp mạch điện tử và cơ cấu cơ khí, kỹ thuật lập trình, phân tích, thiết kế, xây dựng, sửa chữa và vận hành. Bằng sự trải nghiệm thú vị trong quá trình học, người học sẽ thực sự say mê ngành học và tự nhận thức về các kiến thức và kỹ năng cần thiết mình phải trang bị trong quá trình đào tạo tại trường để sau khi kết thúc khóa học đạt được một trình độ theo yêu cầu chuẩn đầu ra. Trong [4], tại buổi seminar bộ môn, tác giả cũng nêu ra một số khó khăn trong triển khai giảng dạy học phần nhập môn ngành tư đó đề xuất một số giải pháp, như: 1)- Nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ, giảng viên, sinh viên về lợi ích của CDIO nói chung và học phần Nhập môn ngành nói riêng;- Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy; -Có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận liên quan, -Tăng cường tập huấn, tham quan thực tế cho cán bộ trước khi giảng dạy, Ở [5], Khoa CNTT trường ĐHSPKT TP.HCM xây dựng đề cương chi tiết cho học phần nhập môn ngành CNTT với 3 tín chỉ, với mô tả học phần như sau: “Học phần nhập môn ngành CNTT được thiết kế để giúp sinh viên năm thứ nhất làm quen với môi 4
- trường mới và tiến bước thành công trên con đường trở thành kỹ sư CNTT tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Học phần này trang bị cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể là: − Giới thiệu những thách thức của thế kỷ 21 đối với người kỹ sư CNTT; − Giới thiệu về ngành CNTT, hệ thống học vụ tại trường và khoa CNTT; − Cung cấp kiến thức tổng quan về máy tính và thực hành phương pháp giải quyết vấn đề; − Thực hành kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm; − Thực hành kỹ năng học đại học và kỹ năng soạn slide báo cáo.”. Hệ thống 7 bài tập và 2 tiểu luận được thiết kế cụ thể, chi tiết để đáp ứng các chuẩn đầu ra học phần. Trong [7], khoa Kinh tế Đại học Vinh triển khai học phần này dưới dạng “Ngày hội Nhập môn ngành Kinh kế” với đầy đủ các hoạt động giúp đáp ứng chuẩn đầu ra mong đợi. Trong [8], một sinh viên đại học ngành Sư phạm ngữ văn đại học An giang trình bày nhiều kiến thức hữu ích thu nhận được từ học phần nhập môn ngành. Trong [6], việc triển khai học phần nhập môn ngành của Khoa du lịch, đại học Nha Trang lại được triển khai qua một chuỗi các hoạt động tổ chức bởi Khoa và Doanh nghiệp Bảng 1. Kế hoạch đào tạo học phần Nhập môn ngành tại Khoa Du Lịch, trường Đại học Nha Trang 5
- Tại Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Nha Trang, học phần nhập môn ngành được giảng dạy như một học phần lý thuyết thông thường, với đề cương học phần được thiết kế như Bảng 2, giao cho giảng viên cố vấn học tập lên lớp hàng tuần như là một buổi sinh hoạt lớp. Các chủ đề và chủ đề con số 2 và số 3 có tiêu đề hơi khó hiểu và biên soạn nội dung. Bảng 2. Nội dung đào tạo học phần Nhập môn ngành CNTT, Khoa CNTT, ĐHNT Kết luận và Đề xuất Việc đưa vào chương trình đào tạo học phần nhập môn ngành là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện tại, nhiều trường đã đưa vào giảng dạy học phần này nhưng với các tiếp cận cũng tương đối khác nhau, mỗi giáo viên cũng có tiếp cận khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở tham khảo các tài liệu, cũng như thực tế trải nghiệm giảng dạy học phần Nhập môn ngành, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau để hội nghị cùng thảo luận và đưa ra thêm nhiều đề xuất hữu dụng và thực hiện được. 1. Tổ chức biên soạn và công bố chính thức đề cương, đề cương chi tiết học phần Nhập môn ngành CNTT. 2. Xem đây như một học phần đặc biệt, giao 1 GV phụ trách để dành thời gian đầu tư biên soạn bài giảng, xây dựng các hoạt động học tập. 3. Đề cương học phần có một số nội dung sẽ được cấp Khoa triển khai chung cho từng Khóa, hay từng ngành, hoặc từng lớp: ví dụ Tham quan doanh nghiệp, Giao lưu khóa trên và Cựu sinh viên. 6
- 4. Nhập môn ngành nên lồng ghép vấn đề kỹ thuật, kiến thức, sao cho giúp ích cho sinh viên vượt qua chặng leo núi đường trường một cách đơn giản hơn (Nhập môn lập trình → Kỹ thuật lập trình → Lập trình hướng đối tượng). 5. Việc tổ chức giảng dạy học phần không nhất thiết phải theo đơn vị lớp, mà có thể thực hiện trong một không gian mở, hướng đến trang bị kiến thức và kỹ năng thông qua các trải nghiệm thực tế [5]. 6. Về thời lượng và cách tổ chức có thể thực hiện theo [6] hoặc [7]. Trên đây là một số đề xuất của cá nhân, mang tính gợi mở vấn đề để hội nghị cùng thảo luận, từ đó có thêm những đề xuất, những kết luận đồng thuận trên toàn Khoa để học phần Nhập môn ngành thực sự mang lại những giá trị tích cực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại học Sư phạm kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng, Nhập môn ngành Ô tô. . [2] ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT, “KHUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN,” pp. 1–9, 2003. [3] Đại học Sư phạm kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng, “Hướng tiếp cận mới trong đào tạo nhập môn ngành - Chia sẻ kinh nghiệm học tập từ CDIO,” 2016. nganh Chia-se-kinh-nghiem-hoc-tap-tu-CDIO.aspx#:~:text=Nhập môn ngành (Giới thiệu,chủ quá trình đào tạo). [4] Nguyễn Hoài Nam, “Một vài khó khan trong giảng dạy học phần ‘Nhập môn ngành Kinh tế’ theo tiếp cận CDIO tại Khoa Kinh tế.,” 2017. [Online]. Available: EMINAR Một vài khó khan trong giảng dạy học phần “Nhập môn ngành Kinh tế” theo tiếp cận CDIO tại Khoa Kinh tế. [5] Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐHSPKT TP.Hồ Chí Minh, “Đề cương chi tiết học phần nhập môn ngành CNTT.” [6] Khoa du lịch - Đại học Nha Trang, “Chuỗi hoạt động trong học phần Nhập môn Ngành của Tân sinh viên Khóa 62,” 2020. tuc/n/chuoi-hoat-dong-trong-hoc-phan-nhap-mon-nganh-cua-tan-sinh-vien- khoa-62. [7] Đại học Vinh, “Ngày hội nhập môn ngành Kinh tế.” ày-hội-nhập-môn-ngành-Kinh-tế- 107795670611256/. [8] N. H. – sinh viên lớp DH18NV, “Học phần ‘Giới thiệu ngành Sư phạm Ngữ văn’ – Một vài cảm nhận,” [Online]. Available: 13&Itemid=125. 7
- KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TUẦN HỌC SỐ VÀ ĐỀ NGHỊ NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN Nguyễn Đình Cường Tóm tắt: Nội dung bài viết giới thiệu một số công cụ phần mềm hỗ trợ sinh viên, giảng viên học tập trực tuyến qua sử dụng phần mềm quản lý email Outlock Express, Mozilla Thunderbird, công cụ Google Drive, Youtube hỗ trợ upload file và bài giảng, kết hơp với hệ thống giảng dạy trực tuyến Zoom, Google Meet miễn phí. Kinh nghiệm thông báo điểm kiểm tra, điểm thi qua hệ thống E-learning trước khi nhập điểm chính thức vào hệ thống cho sinh viên và một số vấn đề khó khăn khi triển khai tuần học số đề nghị cần được quan tâm. I. Quản lý lớp học Việc quản lý lớp học cần được giảng viên chú ý trước khi tuần lễ học số diễn ra. Do đặc thù một số phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến ít bảo mật thông tin, nên với một địa chỉ email hay một tài khoản Zoom có thể có nhiều người đăng nhập vào hệ thống nhưng chỉ sử dụng một tài khoản đăng nhập. Để quản lý tốt lớp học giảng viên nên khuyến khích sinh viên chọn tài khoản tên miền của Trường Đại học Nha Trang qua địa chỉ thư điện tử. Giảng viên ngoài sử dụng hệ thống E-learning của đào tạo, có thể tự tạo cho mình những nhóm lớp học có thể kết nối và liên hệ nhanh với lớp học thông qua nhóm phần mềm Google Groups, hình 1.a-1.b: Hình 1.a Hệ thống đào tạo Elearning Hình 1.b Sử dụng google group tạo nhóm lớp học 8
- Gửi thông báo, tin nhắn và tạo nhóm trao đổi học tập, hình 2.a-2.b: Giảng viên có thể liên hệ trực tiếp với nhóm sinh viên của mình qua thông qua tin nhắn trong hệ thống quản lý môn học E-learning hoặc Google Groups. Hình 2.a Sử dụng thông báo từ hệ Hình 2.b Sử dụng thông báo diễn đàn thống E-learning Google Group Sử dụng hộp thư quản lý nhiều tài khoản email: để quản lý thông tin lớp học giảng viên có thể sử dụng hộp thư Outloock Express hoặc Mozilla Thunderbird quản lý và trao đổi, kiểm tra email nhanh khi cần thiết, hình 3. Hình 3. Kiểm tra email nhanh với Mozilla Thunderbird II. Quản lý buổi học trực tuyến Có hai phần mềm thường được sử dụng để giảng viên, và sinh viên có thể trao đổi giảng dạy trực tuyến: hình 4, Zoom và Google Meet. Giảng viên và sinh viên có thể tham gia giảng dạy, chấm bài trực tuyến bằng cách upload bài giảng, quay phim bài tập kiểm tra upload lên hệ thống, đồng thời tận dụng links share của Google Drive gửi bài giảng đến sinh viên. 9