Một số giải pháp nhằm tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 2410
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nhằm tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_tai_co_cau_va_chuyen_doi_mo_hinh_tang.pdf

Nội dung text: Một số giải pháp nhằm tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TÁI CƠ CẤU VÀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP SOLUTIONS TO RESTRUCTURE AND TRANSFORM COMMERICAL GROWTH MODEL OF DANANG CITY TOWARDS SUSTAINABILITY IN THE CONTEXT OF INTEGRATION TS. Trần Thị Hòa & ThS. Trần Văn Sang Trường Cao đẳng Thương mại Tóm tắt Giai đoạn 2003-2014, tăng trưởng thương mại của Đà Nẵng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế ngành bất hợp lý (đóng góp của yếu tố lao động: 67,83%, vốn: 6,37% và năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP: 25,8%). Để Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại của khu vực thời kỳ đến năm 2020 theo Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng, cấp thiết phải có những giải pháp cơ bản nhằm tái cơ cơ cấu kinh tế ngành và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập. Dựa vào khung lý thuyết kinh tế học của các nghiên cứu trước đây ((Lewis (1954), Todaro (1969), Park, S.S (1992) và Ohsima (1993)), bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp mô hình hóa để đánh giá tác động của các yếu tố (lao động, vốn và công nghệ) đến tăng trưởng thương mại hàng hóa thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập. Từ khóa: Thương mại, hội nhập, tăng trưởng thương mại. Abstract In the period 2003-2014, the commercial growth of Danang was mainly extensive with unreasonable economic structure of sectors (contribution of factors as the follows: labor: 67.83% capital: 6.37% and total factor productivity: 25.8%). In order to make Da Nang to become a commercial center of the region by 2020 under the Resolution No.33 of the Politburo and the overall planning of Danang’s economic - social development, it is urgent to propose solutions to restructure the basic economic structure and to transform commerical growth model towards sustainability in the context of integration. Based on the theoretical framework of economics of the previous studies ((Lewis (1954), Todaro (1969), Park, SS (1992) and Ohsima (1993)), the article has used statistical method and modeling method modeling to assess the impact of these factors (labor, capital and technology) on c commercial growth of Danang city in recent years. Then, some solutions for sustainable commercial development in Da Nang in the integration period are recommended. Key words: commerce, integration, commercial growth 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể khẳng định rằng, hoạt động TM của Thành phố Đà Nẵng (TPĐN) gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước. Bởi vậy, mỗi tác động của hội nhập quốc tế và các hiệp định thương mại (TM) tự do 485
  2. đều có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh của ngành TM Đà Nẵng. Vì vậy, nhận diện và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TM TPĐN trong thời gian qua không chỉ là vấn đề thách thức đối với các nhà khoa học mà còn là câu hỏi khó với các nhà hoạch định chính sách trên địa bàn TPĐN, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các câu hỏi đặt ra trong phát triển TM TPĐN hiện nay là: Trong thời gian qua, tăng trưởng TM hàng hóa TPĐN phụ thuộc vào những yếu tố nào? Mức độ phụ thuộc bao nhiêu? Vị trí từng yếu tố như thế nào? Giải pháp nào được đề xuất nhằm phát triển bền vững TM trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng? Trả lời các câu hỏi này cũng có nghĩa là gợi ý chính sách cần tập trung nhằm thúc đẩy tăng trưởng TM. Do đó định lượng ảnh hưởng của các yếu tố sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển bền vững TM Đà Nẵng trong thời gian tới. Trước hết, bài viết sẽ đề cập cơ sở lý thuyết mô hình kinh tế lượng đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến TM hàng hóa Đà Nẵng. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH 2.1. Mô hình lượng hóa Theo Lewis (1954), Todaro (1969), Park (1992) và Ohsima (1993) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TM hàng hóa bao gồm tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và công nghệ. Để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng TM và các yếu tố ảnh hưởng, sử dụng hàm α β Cobb – Douglas: Y = aL K (1) Trong đó: Y: GDP TM hàng hóa (giá so sánh 1994). a: Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP: Total Factor Productivity) – chủ yếu là yếu tố công nghệ, phản ánh chất lượng tăng trưởng. L: Số lượng lao động TM, phản ánh quy mô tăng trưởng. K: Vốn đầu tư TM hàng hóa (giá so sánh 1994), phản ánh quy mô tăng trưởng. α + β: Tổng hệ số co dãn cho biết xu hướng của hàm sản xuất về suất sinh lợi theo quy mô.  Nếu α + β = 1: Năng suất biên ổn định. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm 1 đơn vị.  Nếu α + β > 1: Năng suất biên tăng dần. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm hơn 1 đơn vị.  Nếu α + β < 1: Năng suất biên giảm dần. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm nhỏ hơn 1 đơn vị. Theo đó, yếu tố tài nguyên thiên nhiên khi khai thác sẽ bổ sung vào vốn sản xuất, yếu tố công nghệ không đo lường trực tiếp mà sẽ tính gián tiếp. 2.2. Quy trình phân tích Quy trình phân tích được tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Phân tích hồi quy để xác định hệ số co dãn và thực hiện các kiểm định: 486
  3. a. Phân tích hồi quy: Thông qua phương pháp ước lượng α và β. Từ phương trình (1), lấy logarit 2 vế sẽ có phương trình tương đương: LnY = Lna + αLnL + βLnK (2) Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất trong kinh tế lượng để ước lượng α và β. Mô hình ước lượng có dạng logarit – tuyến tính: LnYi = Lna + αLnLi + βLnKi + ui (3) Trong đó: i là số quan sát từ 1 tới k; u là phần dư. b. Phân tích các kiểm định Để mô hình hồi quy đảm bảo tính tin cậy và hiệu quả, cần thực hiện các kiểm định sau: (1) Kiểm định hệ số hồi quy; (2) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình; (3) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến; (4) Kiểm định phương sai phần dư không đổi. Bước 2: Xác định đóng góp của từng yếu tố đối với tốc độ tăng trưởng TM hàng hóa. Đặt TFP là biến đại diện cho yếu tố công nghệ, ta có hàm Cobb – Douglas mở rộng: µ α β Y = T FPL K (1’) Từ phương trình (1’), lấy logarit 2 vế sẽ có phương trình tương đương: LnY = µLnTFP + αLnL + βLnK (2’) Xem xét sự thay đổi của các biến theo thời gian t, đạo hàm phương trình (2’) theo t: dY 1  dTFP 1   dL 1   dK 1  x = µ x  + α x  + β x  dt Y  dt TFP   dt L   dt K  ∆Y ∆T ∆L ∆K ⇔ = µ FP + α + β (3’) Y TFP L K ∆Y ∆TFP Đặt gY = : Tốc độ tăng trưởng TM; gTFP = : Tốc độ tăng trưởng TFP; ∆YL ∆K TFP gL = : Tốc độ tăng trưởng L; gK = : Tốc độ tăng trưởng K; L K Khi đó, phương trình (3’) được viết lại như sau: gY = µgTFP + αgL + βgK (4’) Phương trình (4’) cho biết tốc độ tăng trưởng GDP TM hàng hóa hình thành từ 3 bộ phận: Đóng góp của yếu tố “công nghệ”: µgTFP; đóng góp của yếu tố “lao động”: αgL và đóng góp của yếu tố “vốn”: βgK. Các yếu tố Y, L, K, α, β đo lường trực tiếp; riêng yếu tố công nghệ (TFP) đo lường gián tiếp từ phương trình (4’) suy ra: µgTFP = gY - αgL - βgK. 3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG 3.1. Phân tích hồi quy để xác định hệ số co giãn và thực hiện các kiểm định 487
  4. a. Phân tích hồi quy: Trên cơ sở dữ liệu bảng 1, sử dụng phần mềm SPSS để ước lượng α và β bằng phương pháp bình phương bé nhất. Bảng 1: GDP, vốn, lao động của lĩnh vực thương mại TPĐN, 2003-2014 (giá so sánh 1994) GDP GDP thương Vốn đầu thương Lao Lao động Vốn đầu tư Năm mại hàng hóa tư Năm mại hàng động (người) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) hóa (tỷ (người) đồng) 2003 647767 78790 38550 2009 897902 463005 66580 2004 679786 179039 37700 2010 1064540 441893 68940 2005 712259 72327 38050 2011 1069703 515804 74280 2006 783881 164717 40750 2012 1137771 245429 83700 2007 800679 262967 46140 2013 1219294 487623 87000 2008 824210 239695 55760 2014 1332784 562936 92768 Nguồn: Cục Thống kê TPĐN, 2003-2014 Kết quả ước lượng cho hệ số hồi quy ở bảng 2. Bảng 2: Hệ số hồi quy (Coefficients) Unstandardized Standardized Collinearity Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 6.432 .691 9.314 .000 Lnvon .012 .051 .036 .237 .018 .289 3.460 Lnlaodong .651 .104 .940 6.276 .000 .289 3.460 Kết quả trong cột hệ số hồi quy chưa được chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) cho biết hệ số co dãn của hàm Cobb – Douglas. Đối với biến “lao động” TM, hệ số α=0,651; đối với biến “vốn” đầu tư TM, hệ số β = 0,012. b. Phân tích các kiểm định (1) Kiểm định hệ số hồi quy Bảng 2, cột mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy: Biến “vốn” có Sig. < 0,05. Do đó biến “vốn” tương quan có ý nghĩa với biến “GDP TM” với độ tin cậy 95%. Biến “lao động” có Sig. < 0,01. Do đó biến “lao động” tương quan có ý nghĩa với biến “GDP TM” với độ tin cậy 99%. (2) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình - Mức độ giải thích của mô hình: Kết quả bảng 3 cho R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,929. Như vậy 92,9% thay đổi của GDP TM hàng hóa được giải thích bởi các biến vốn và lao động. Bảng 3: Tóm tắt mô hình (Model Summary) Change Statistics Std. Error R Adjusted R Durbin- R of the F Sig. F Square R Square Square df1 df2 Watson Estimate Change Change Change .970a .942 .929 .06447 .942 72.590 2 9 .000 1.308 488
  5. - Mức độ phù hợp của mô hình: Trong bảng 4: Sig. <0,01 nên mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%. Bảng 4: Phân tích phương sai (ANOVA) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .603 2 .302 72.590 .000a Residual .037 9 .004 Total .641 11 (3) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập Trong bảng 2, độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10. Như vậy các biến độc lập không có tương quan với nhau. (4) Kiểm định phương sai phần dư không đổi. Trong bảng 5, cả 2 biến “vốn” và “lao động” có mức ý nghĩa Sig. 0,746 và 0,093 đều lớn hơn 0,05. Do đó, phương sai phần dư không đổi. Bảng 5: Kiểm định Spearman (Correlations) ABSRES LNvon LNlaodong Spearman's rho ABSRES Correlation 1.000 -.105 -.007 Coefficient Sig. (2-tailed) . .746 .983 N 12 12 12 LNvon Correlation -.105 1.000 .853 Coefficient Sig. (2-tailed) .746 . .000 N 12 12 12 LNlaodong Correlation -.007 .853 1.000 Coefficient Sig. (2-tailed) .983 .000 . N 12 12 12 . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). c. Thảo luận kết quả hồi quy (sử dụng bảng 2) (1) Hệ số hồi quy chưa được chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients): - Đối với biến “lao động” α = 0,651: Cho biết khi số lượng lao động tăng thêm 1%, GDP TM hàng hóa sẽ tăng thêm 0,651%. - Đối với biến “vốn” β = 0,012: Cho biết khi vốn tăng thêm 1%, GDP TM hàng hóa sẽ tăng thêm 0,012%. Tổng hệ số co dãn α+β = 0,663 < 1: Năng suất biên giảm dần. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP) sẽ tăng thêm nhỏ hơn 1 đơn vị. (2) Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients): Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của hai biến độc lập. Biến “lao động” có hệ số là 0,940; biến “vốn” có hệ số là 0,036 có thể chuyển đổi thành dạng phần trăm như sau: Bảng 6. Vị trí quan trọng của các yếu tố Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Phần trăm (%) Von 0,036 3,69 Laodong 0,940 96,31 Tổng số 0,976 100 Biến “vốn” đóng góp 3,69% và biến “lao động” đóng góp 96,31%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến tăng trưởng TM hàng hóa là lao động rồi mới đến vốn. 3.2. Xác định đóng góp của từng yếu tố đối với tốc độ tăng trưởng thương mại 489
  6. Áp dụng công thức (4’): gY = µgTFP + αgL + βgK, với α = 0,651 và β = 0,012 ta có kết quả bảng 7. Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng GDP, vốn, lao động và các nguồn tăng trưởng thương mại TPĐN giai đoạn 2003-2014 Tốc độ tăng trưởng (%) Các nguồn tăng trưởng thương mại (%) Năm GDP Vốn Lao động Vốn Lao động TFP (gY) (gK) (gL) (βgK ) (αgL) (gY - αgL - βgK) 2003 7,07 27,50 -7,67 0,33 -4,99 11,72 2004 4,94 127,24 -2,20 1,53 -1,44 4,85 2005 4,78 -59,60 0,93 -0,72 0,60 4,89 2006 10,06 127,74 7,10 1,53 4,62 3,90 2007 2,14 59,65 13,23 0,72 8,61 -7,18 2008 2,94 -8,85 20,85 -0,11 13,57 -10,53 2009 8,94 93,16 19,40 1,12 12,63 -4,81 2010 18,56 -4,56 3,54 -0,05 2,31 16,31 2011 0,48 16,73 7,75 0,20 5,04 -4,76 2012 6,36 -52,42 12,68 -0,63 8,26 -1,26 2013 7,17 98,68 3,94 1,18 2,57 3,41 2014 9,31 15,44 6,63 0,19 4,32 4,81 Bình quân 2003 -2014 6,90 - - 0,44 4,68 1,78 4. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI Kết quả bảng 7 cho thấy, giai đoạn 2003-2014, tăng trưởng TM chủ yếu dựa trên yếu tố lao động (4,68%) và TFP (1,78%), đóng góp của yếu tố vốn rất thấp (0,44%); phần trăm đóng góp tương ứng của các yếu tố theo thứ tự là 67,83%; 25,8% và 6,37%. Để phân tích sâu hơn mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố gắn với thời kỳ hội nhập, cần xem xét thêm số liệu thống kê của TPĐN. Theo số liệu thống kê từ Sở Công thương Đà Nẵng về các yếu tố lao động, vốn và TFP của ngành TM tính đến 31/12/2015: - Về lao động: Trên địa bàn TPĐN có 4.108 DNTM (tương ứng 100.768 lao động), trong đó 98% là DN nhỏ và vừa. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của ngành thấp (đạt 29,02%). Số liệu tương tự của TPĐN đạt 45% năm 2015, gấp 1,55 lần so với ngành TM. Điều này góp phần lý giải thêm nguyên nhân NSLĐ ngành TM tại Đà Nẵng là khá thấp. - Về vốn: Quy mô DN nhỏ và vừa nên vốn kinh doanh bình quân rất thấp. Hiệu quả sử dụng vốn của ngành so với tiêu chuẩn PTBV của Việt Nam (ICOR ≤ 5) và khuyến cáo của Ngân hàng thế giới (ICOR ≤ 3) về phát triển bền vững (PTBV), ICOR ngành TM không ổn định và khá cao (vượt quá 5) giai đoạn 2003-2014, phản ánh hiệu quả đầu tư thấp. - Về TFP: Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng TM chỉ khoảng 25%. Để đạt được tiêu chí PTBV, tỷ trọng đóng góp của TFP phấn đấu đạt 35% năm 2020 theo lộ trình của Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020, ngành TM Đà Nẵng cần phải nỗ lực hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, NSLĐ ngành TM (giá thực tế) BQ đạt 37,20 triệu đồng/người/năm. So với NSLĐ toàn TP (BQ 49,36 triệu đồng/người/năm), NSLĐ ngành TM chỉ bằng 75,36%. Như vậy, để đạt được tiêu chí PTBV, NSLĐ phấn đấu đạt 6.100 - 6.500 USD năm 2020 theo lộ trình của Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đối với ngành TM hầu như rất khó thực hiện. Ngoài ra, số liệu thống kê phản ánh năng lực cạnh tranh của các DNTM và hàng hóa XK khá thấp. Đà Nẵng có tỷ lệ giá trị XK trong GDP giảm dần trong thời gian qua (từ 89,26% năm 2003 giảm mạnh, liên tục xuống 56,93% năm 2005 và còn 41,25% năm 2015). Cơ cấu XK chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị nhóm hàng chế biến sử dụng nhiều lao động và 490
  7. nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng XK hàng thô, sơ chế và thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng này phát triển còn chậm. Nguyên nhân do năng lực SX hàng XK của Đà Nẵng giảm đáng kể, khả năng cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường thế giới còn thấp. Bên cạnh đó, đóng góp của giá trị tăng thêm ngành TM vào GDP toàn TP có xu hướng giảm mạnh (từ 10,65% năm 2003 xuống 6,60% năm 2005, 5,27% năm 2010 và chỉ đạt 4,28% năm 2015). Phân tích này chứng tỏ đóng góp ngành TM vào GDP chung của TP ngày càng thu hẹp và vai trò của TM trong tăng trưởng kinh tế TPĐN ngày càng giảm. Những phân tích và nhận định trên góp phần lý giải về mô hình tăng trưởng TM của TPĐN trong thời gian qua vẫn nghiêng về số lượng hơn là chất lượng, nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Ngay cả trong tăng trưởng chiều rộng thì tăng trưởng vẫn nghiêng về yếu tố lao động hơn là yếu tố vốn (đóng góp của lao động cao gấp hơn 10 lần đóng góp của vốn). Mô hình phát triển này mặc dù phù hợp với trình độ, điều kiện phát triển của Đà Nẵng trong thời gian qua song đã bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành. Vì vậy, trong thời kỳ tới, cần thiết đánh giá những tác động của Hiệp định TM tự do đối với TM Đà Nẵng, để có những giải pháp phù hợp, nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững để TM Đà Nẵng trở thành hạt nhân trung tâm của khu vực thời kỳ đến năm 2020. 4.1. Những tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với TM Đà Nẵng 4.1.1. Những mặt tích cực, thuận lợi Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy 3 thế hệ hiệp định TM tự do (FTA) nối tiếp nhau diễn ra trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Như vậy, Việt Nam đã tham gia 8 FTA với phạm vi và mức độ tự do hóa khác nhau. Mức độ cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đã chuyển dần từ thấp lên cao, từ hẹp sang rộng, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với 8 FTA truyền thống, có thể kể đến sự kiện đặc biệt là Việt Nam kết thúc đàm phán FTA thế hệ mới với Liên minh châu Âu (EVFTA) và đầy triển vọng là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong bối cảnh chung đó, tham gia vào các FTA, TM Đà Nẵng có cơ hội cơ cấu lại xuất, nhập khẩu lành mạnh hơn, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường. TM hai chiều giữa Đà Nẵng và các đối tác sẽ tăng cao sau khi có FTA. Với việc có thêm nhiều FTA, XK của Đà Nẵng sẽ tăng lên; các DNTM trên địa bàn TP có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp. Ngoài ra, các DN có điều kiện nhập khẩu công nghệ tiên tiến hay hợp tác với các DN nước ngoài mạnh về công nghệ. Bên cạnh đó, việc tham gia TPP sẽ tạo điều kiện cân bằng lại quan hệ TM giữa Đà Nẵng với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Điều này sẽ tạo đột phá cho xuất khẩu (XK) của TPĐN. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng, đặc biệt của các tập đoàn đa quốc gia. Đà Nẵng cũng sẽ được hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội XK và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại. Với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp nền kinh tế Đà Nẵng phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng. TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này, do vậy sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng như tăng cường cải cách hành chính. 4.1.2. Những khó khăn và thách thức TPP là một cơ hội thực sự, tác động tổng thể của TPP đối với TM Đà Nẵng là rất tích cực, song không có nghĩa đúng với mọi phân ngành, mọi DNTM. Bài học sau 8 năm gia nhập 491
  8. WTO của TPĐN cho thấy, cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu chính sách vĩ mô thích hợp và thiếu những cải cách cần thiết. Trên thực tế, tham gia TPP, TM Đà Nẵng sẽ phải cải cách khá nhiều chính sách để đạt các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được. TPP cũng sẽ không giúp loại bỏ các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp; các biện pháp phòng vệ đối với hàng XK Việt Nam mà Hoa Kỳ đang áp dụng. TPP đặt ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, không chấp nhận những ưu đãi, biệt đãi, cách đối xử đặc biệt với bất kỳ DN nào. Vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị tốt khi hội nhập, TM Đà Nẵng sẽ phải chịu sự tổn thương. Có thể hàng hóa XK của TPĐN nói chung và thủy sản nói riêng được hưởng lợi về thuế, song với những vấn đề “không thuộc về thuế”, đặc biệt là các rào cản bảo hộ mà nhiều nước đặt ra, nếu DN không đáp ứng được thì nguy cơ bị loại ra khỏi “cuộc chơi” là hoàn toàn có thể. Các DNTM trên địa bàn chủ yếu quy mô nhỏ và vừa, vốn ít; công nghệ lạc hậu; lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng năng suất lao động (NSLĐ) rất thấp. Vì vậy, khó có thể vươn tầm ra đến khu vực. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay, các DNTM cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức của quá trình hội nhập (bị kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp, rào cản các hàng rào kỹ thuật trong TM và các yêu cầu kiểm dịch từ các thị trường ). 4.2. Một số giải pháp phát triển bền vững thương mại Đà Nẵng trong thời gian tới Để thực thi các FTA, phát triển bền vững TM Đà Nẵng trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau: Một là, nâng cao chất lượng tăng trưởng TM, đồng nghĩa với nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của ngành, góp phần vào giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người LĐ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý. Theo đó, cần phải tái cấu trúc ngành một cách hợp lý theo lộ trình: Giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH, phát triển mô hình TM theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu; giai đoạn tiếp theo chuyển đổi mô hình phát triển kết hợp sang chiều sâu. Để thực hiện được điều này, cần phải tạo ra hai tiền đề: (i) Xây dựng tiền đề thể chế. Đổi mới thể chế phải là một khâu đột phá, gắn kết việc đổi mới thể chế của TP với trong nước và với thể chế hội nhập một cách hài hòa; tạo lập một cách đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường và môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; (ii) Áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực có chất lượng cao và kỹ năng quản trị hiện đại để chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn chiến lược với quy hoạch và kế hoạch hành động của cả nước, quy hoạch phát triển SX với quy hoạch phát triển hệ thống phân phối. Rà soát lại các quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết trên cơ sở cập nhật các dự báo, đảm bảo thực hiện các nội dung và định hướng tái cơ cấu kinh tế, nhất là tái cơ cấu ngành phù hợp vị trí và vị thế của TP, phát huy tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế của TP, gắn kết giữa SX với tiêu thụ và đảm bảo phát triển bền vững. Ba là, cải cách và hỗ trợ DN. Thông qua Hiệp hội DN nhỏ và vừa để hỗ trợ DN trong việc đào tạo nhân lực, kỹ năng quản lý, quản trị, tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin về thị trường cũng như môi trường đầu tư, thủ tục hành chính. Cần có một luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa và kết nối các DN này với chuỗi giá trị toàn cầu. Xử lý vấn đề tỷ giá, lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó, khả năng bị kiện hay trả đũa sẽ gia tăng trong thời gian tới, vì vậy việc chuẩn bị và minh bạch hóa sổ sách, kế toán, theo dõi thông tin, phối hợp công bố thông tin, nhân lực am hiểu luật lệ, vận động hành lang, ngoại giao sẽ là những vấn đề DN phải chuẩn bị. Bốn là, quá trình tái cơ cấu kinh tế ngành TM cần được tiến hành đồng bộ với sự chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế doanh nghiệp; chuyển dịch cơ cấu vốn; chuyển dịch cơ cấu lao động; chuyển dịch cơ cấu thị trường, cơ cấu thể chế kinh tế. Để tái cơ cấu kinh tế ngành, chú trọng nâng cao NSLĐ trên cơ sở nâng cao chất lượng lao động; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, thích hợp với từng ngành, lĩnh vực và từng cơ sở SXKD. 492
  9. Năm là, mô hình cơ cấu TM hướng tới cần được hoàn thiện theo hướng tăng hiệu quả sử dụng chi phí vốn, tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Sáu là, đổi mới công tác thông tin thị trường và xúc tiến TM. Với chức năng là cầu nối, Trung tâm xúc tiến TM cần cung cấp thông tin kịp thời tình hình chính trị, thị trường, chính sách, biện pháp quản lý XK, nhập khẩu, rào cản cho các DNTM trên địa bàn. Theo đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến TM, hỗ trợ DN trong việc tìm kiếm đối tác, thị trường mới, mặt hàng mới, thâm nhập các kênh phân phối, tham dự hội chợ, triển lãm Triệt để sử dụng Cổng thông tin XK Việt Nam (www.vnex.com.vn) để quảng bá thương hiệu của DN tới đối tác nước ngoài nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Bảy là, chuẩn bị nguồn nhân lực. Phân tích các số liệu về lao động và NSLĐ ngành TM cho thấy, để góp phần thúc đẩy sự tham gia của các DNTM trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cần phải có các nguồn nhân lực đủ kỹ năng và năng lực cần thiết để sẵn sàng làm việc. Với triển vọng hoàn tất 14 FTA trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có quan hệ TM tự do với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G20. Đây là nền tảng cơ bản để TM Đà Nẵng hội nhập quốc tế ở tầm cao mới, mở ra không gian hợp tác phát triển rộng lớn trong tương lai. Tám là, tiếp tục hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ có tính cấp bách nhằm tạo động lực thực hiện quá trình tái cơ cấu kinh tế TM và mở đường cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập. Mục tiêu đề ra là xây dựng một thể chế đủ mạnh, đủ năng lực định hướng thị trường, tạo ổn định kinh tế vĩ mô, phát huy đầy đủ các yếu tố nguồn lực cho tăng trưởng TM trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Nội dung hoàn thiện thể chế cần hướng mạnh vào việc cải tiến công tác quy hoạch và kế hoạch, hoàn thiện chính sách và pháp luật phù hợp với yêu cầu hoàn thiện cơ cấu kinh tế ngành, sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế vĩ mô và tạo môi trường thuận lợi, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, TM nhanh, hiệu quả và bền vững trong thời kỳ hôi nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Chính trị (2004), Nghị Quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2005), Niên giám Thống kê Thành phố Đà Nẵng 2004, NXB Thống kê. 3. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2007), Niên giám Thống kê Thành phố Đà Nẵng 2006, NXB Thống kê. 4. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2009), Niên giám Thống kê Thành phố Đà Nẵng 2008, NXB Thống kê. 5. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2011), Niên giám Thống kê Thành phố Đà Nẵng 2010, NXB Thống kê. 6. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2013), Niên giám Thống kê Thành phố Đà Nẵng 2012, NXB Thống kê. 7. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2015), Niên giám Thống kê Thành phố Đà Nẵng 2014, NXB Thống kê. 8. Đinh Phi Hổ (2011),“Ứng dụng hàm Cobb – Douglas trong việc nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam”, Phương pháp nghiên cứu định lượng và những ngiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp, trang 199-203, NXB Phương Đông. 9. Sở Công thương Thành phố Đà Nẵng (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015. 10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê. 11. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. 493
  10. 12. Web: tac-dong-cua-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-doi-voi.aspx. Tiếng Anh 13. Lewis, W. A. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, Manchester School of Economic and Social Studies, 22, 131-191 14. Ohsima, H.T (1993), Strategic Processes in Monsoon Asia’s Economic Development, The Johns Hopkins University Press, Baltimore, 12-285. 15. Park, S.S (1992, Bản dịch). Tăng trưởng và phát triển. Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương. Trung tâm thông tin – tư liệu, Hà Nội. 16. Todaro, M.P (1969), “A Model ò Labor Migration and Urban Unemployment in Less Developed Countries”, American Economic Revew, (60), 138-148. 494