Một số vấn đề về an ninh kinh tế Việt Nam trước các xu thế biến động toàn cầu và quá trình chuyển đổi số

pdf 22 trang Gia Huy 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số vấn đề về an ninh kinh tế Việt Nam trước các xu thế biến động toàn cầu và quá trình chuyển đổi số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_an_ninh_kinh_te_viet_nam_truoc_cac_xu_the_b.pdf

Nội dung text: Một số vấn đề về an ninh kinh tế Việt Nam trước các xu thế biến động toàn cầu và quá trình chuyển đổi số

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 1 7. 1Nguyễn Đông Phong* Tô Công Nguyên Bảo* Nguyễn Khắc Quốc Bảo* Tóm tắt Hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là hai xu hướng toàn cầu chủ yếu hiện nay, tác động bao trùm lên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề an ninh kinh tế. Các mô hình kinh doanh kiểu mới, các sản phẩm - dịch vụ của nền kinh tế số cũng đặt ra các thách thức cho an ninh không gian mạng và an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 bùng nổ đã gây ra nhiều hệ lụy, làm trầm trọng hơn các bất ổn toàn cầu vốn đã tồn tại trước đây. Các quốc gia đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, các rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến sự đổ vỡ các mối quan hệ kinh tế và chính trị toàn cầu. Khi luật pháp quốc tế và vai trò của các thiết chế đa phương bị suy yếu và thách thức thì việc tự cường trong mọi mặt từ kinh tế đến chính trị là nhân tố sống còn của mỗi quốc gia. Vì vậy, đảm bảo an ninh kinh tế, giữ một môi trường kinh doanh thuận lợi và an toàn có vai trò then chốt để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành các chiến lược và mục tiêu kinh tế dài hạn. Từ khóa: An ninh kinh tế, an ninh phi truyền thống, hội nhập quốc tế. 1. Bối cảnh quốc tế và làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 1.1. Các bất ổn toàn cầu đang có xu hướng gia tăng sau đại dịch Covid-19 Đại dịch đã khiến các quốc gia phải thực thi những biện pháp mạnh dạn để phòng chống và khắc chế, đây được xem là cuộc “Đại phong tỏa” có quy mô toàn cầu. Những tác động nặng nề từ cú sốc y tế này không những tàn phá nền kinh tế thế giới mà còn làm các bất ổn trước đây diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn. Việc này gây ra những thách thức tiềm 1 *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: nguyenbao@ueh.edu.vn 243
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tàng và hậu quả có thể dẫn đến sự đổ vỡ trong mối quan hệ kinh tế lẫn chính trị, một trật tự thế giới mới có thể được thiết lập giai đoạn hậu dịch. Đại dịch có lẽ là chất xúc tác làm cho sự đối đầu vì mâu thuẫn lợi ích giữa các quốc gia trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Minh chứng điển hình là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, quá trình Brexit của Anh với EU. Cũng như hành động của Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 01/2017, xem xét lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và việc dán nhãn chỉ định các đối tác thương mại song phương có hành vi thao túng tiền tệ gần đây. Các bằng chứng này cho thấy chủ nghĩa đơn phương đang trỗi dậy rất mạnh mẽ. Liệu tính dân chủ hóa có suy yếu hay không khi mà chủ nghĩa đa phương trong thời gian qua đang gặp phải những thách thức không nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà một xu hướng chung hiện nay cho thấy các cường quốc như Mỹ ưu tiên chủ nghĩa đơn phương và song phương nhiều hơn. Một viễn cảnh đầy bi quan cho tương lai thế giới khi mà hoàn cảnh "đèn nhà ai nấy sáng, thân ai nấy lo" càng gia tăng. Kết quả này minh chứng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy và khu vực hóa hiện nay. Hình 1. Chỉ số bất ổn trong chính sách kinh tế toàn cầu GEPU, giai đoạn 1997-2020 450.00 412.05 400.00 350.00 300.00 250.00 197.64 200.00 216.04 150.00 100.00 50.00 74.66 0.00 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 GEPU Index Nguồn: Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Đông Phong (2021), dữ liệu trích xuất từ Policy Uncertainty Ghi chú: Chỉ số bất ổn chính sách kinh tế toàn cầu (Global Economic Policy Uncertainty - GEPU) được xây dựng dựa trên số liệu của 21 nền kinh tế lớn trên thế giới, trên cơ sở: (1) mức độ phản ánh các từ khóa liên quan đến bất ổn, chính sách, kinh tế trên các tờ báo uy tín; (2) báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ (Congressional Budget Office - CBO); và (3) kết quả khảo sát từ Ngân hàng dự trữ liên bang Philadelphia. Cú sốc phi truyền thống từ Covid-19 buộc các quốc gia phải thay đổi chiến lược phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế, đồng thời xem xét lại những mối quan hệ thương mại. Đặc biệt, sự thay đổi đến từ các cường quốc càng có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn đến kinh 244
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tế và chính trị toàn cầu. Có thể thấy, cạnh tranh địa chính trị của các cường quốc tiếp tục leo thang nhằm khẳng định vị thế người “thủ lĩnh” của khu vực và tham vọng hơn là dẫn dắt thế giới. Kỷ nguyên hậu Covid-19 có thể sẽ dẫn đến một trật tự thế giới mới được thiết lập kể từ sau thời Thế chiến thứ II, thời điểm Mỹ đã có những thành công nhất định trong thiết lập vị thế. Ở góc độ kinh tế, sự cộng hưởng của những bất ổn trước đây và sức tàn phá từ Covid- 19 đã khiến thế giới rơi vào một trong những lần suy thoái trầm trọng nhất lịch sử. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu trong năm 2020 giảm ở mức -4,4%, và một “sắc đỏ” bao trùm trong bản đồ tăng trưởng kinh tế. Kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những bất ổn và thách thức nghiêm trọng. Các nền kinh tế đang “ngập” trong tiền, cùng với sự gián đoạn trong thanh khoản, khủng hoảng nợ công có khả năng xảy ra, sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, sự quay đầu của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết hợp với những bất ổn trước đây, Covid-19 làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên thoái trào và một trật tự thế giới mới hậu dịch sẽ được thiết lập. Hình 2. Tỷ lệ các nền kinh tế đối mặt với suy thoái (%), 1871-2021 100 92.9 83.8 80 60 59.5 61.2 40 20 0 1935 1939 1871 1875 1879 1883 1887 1891 1895 1899 1903 1907 1911 1915 1919 1923 1927 1931 1943 1947 1951 1955 1959 1963 1967 1971 1975 1979 1983 1987 1991 1995 1999 2003 2007 2011 2015 2019 Tỷ lệ các nền kinh tế suy thoái Nguồn: Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Đông Phong (2021), dữ liệu trích xuất từ WB. Ghi chú: Tỷ lệ các nền kinh tế suy thoái được định nghĩa như là sự thu hẹp GPD bình quân đầu người hàng năm. Vai trò của luật pháp quốc tế và các thiết chế đa phương đang dần suy yếu. Một ví dụ chính là việc Liên Hợp Quốc (UN) không thể hiện mạnh mẽ vai trò thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các nước nhằm ứng phó với sự tàn phá của Covid-19, việc này càng làm sự chia rẽ sâu sắc giữa các siêu cường như Trung Quốc và Mỹ thêm trầm trọng. Song song đó, sự phản ứng chưa kịp thời của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã dẫn đến những tranh luận lớn về vai trò chống dịch của tổ chức này, thậm chí trở thành một sàn diễn chính trị giữa các nhóm quốc gia thân Mỹ và các quốc gia ủng hộ Trung Quốc. 245
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Thay vì cùng nhau hợp tác tìm ra giải pháp khắc chế đại dịch, thì hành động đầu tiên mà Mỹ và các liên minh hướng đến đó là muốn trừng phạt Trung Quốc do nghi ngờ quốc gia này cố tình làm lây lan Covid-19. Chính vì lẽ đó, ngày 19/5/2020, Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) và các thành viên WHO thông qua việc kêu gọi điều tra về những phản ứng của WHO trước đại dịch, khiến Covid-19 lây lan trên diện rộng. Đây cũng là một minh chứng cho thấy sự suy yếu của các thiết chế đa phương, không những chỉ có WHO mà cả UN, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới hiện nay. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng không phải là trường hợp ngoại lệ trong xu hướng suy yếu của các thiết chế đa phương. Việc Mỹ châm ngòi thương chiến Mỹ- Trung hay dán nhãn thao túng tiền tệ dựa trên các tiêu chuẩn đơn phương đã khiến vai trò của WTO trở nên mờ nhạt. Theo thông lệ quốc tế, việc giải quyết tranh chấp thương mại thường phải thông qua các tổ chức quốc tế như WTO. Toàn bộ các sự kiện nêu trên đã khiến những nghi vấn về vai trò của các tổ chức quốc tế, hợp tác đa phương ứng phó ra sao trước những thảm họa toàn cầu như Covid-19 khi mà một thế giới đang chìm đắm trong sự chia rẽ sâu sắc. Thậm chí, có những thế lực lợi dụng tình hình dịch bệnh để thực thi những hành động chống phá, kìm hãm sự phát triển của các nước khác. An ninh phi truyền thống đang được báo động. Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải đảm bảo an ninh quốc gia, bao gồm cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, khi đó đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực để theo kịp và giải quyết sự biến hóa đa dạng của các hình thức phạm tội. Trong phạm vi bài tham luận này, chúng tôi tập trung xem xét vấn đề an ninh phi truyền thống mà cụ thể là an ninh kinh tế và an ninh mạng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và làn sóng CMCN 4.0. An ninh phi truyền thống thường liên quan đến các vấn đề về an ninh mạng, kinh tế, lương thực, năng lượng, môi trường, dịch bệnh, nguồn nước, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, v.v. Với sự bùng nổ của CMCN 4.0, một minh chứng từ các cuộc xung đột chính trị không chỉ đơn thuần ở khía cạnh giao chiến trực tiếp mà còn là những hành động tấn công an ninh mạng như cách Iran áp dụng với Mỹ. Đây thật sự là mối đe dọa đến hòa bình và an ninh toàn cầu khi mà cách thức triển khai của các cuộc tấn công mạng rất đa dạng và rất khó để phát hiện. Ở khía cạnh kinh tế, các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Bank of America cũng đã trải qua những lần bị tấn công mạng theo hình thức làm gián đoạn, từ chối các dịch vụ của khách hàng (DDos). Những cuộc tấn công này còn gây thiệt hại kinh tế cho các chủ thể, cá nhân bằng cách phát tán mã độc, virus, phần mềm gián điệp, thu thập thông tin cá nhân bất hợp pháp, v.v. Có thể thấy tầm quan trọng của không gian mạng không khác gì so với các vùng lãnh thổ trên đất liền, trên biển, trên không và không gian. Cùng với CMCN 4.0 thì hội nhập quốc tế là một xu hướng chủ đạo hiện nay của thế giới. Bên cạnh những lợi ích song 246
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM phương, đa phương có được thì vẫn có những thách thức đặt ra cho mỗi quốc gia. Một trong những thách thức đó là tồn tại những âm mưu “dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị” của các cường quốc với những nước phụ thuộc quá nhiều vào họ. Đã có những giả thuyết cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng việc hội nhập toàn cầu để “xâm lược” kinh tế và hoàn thiện sức mạnh quân sự nhằm hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. Một thách thức khác đáng quan tâm hiện nay đó là an ninh lương thực và nạn đói, Covid-19 khiến số lượng người lâm vào cảnh đói trong năm 2020 tăng thêm 132 triệu, nâng tổng số lên 822 triệu người, chiếm 10,6% dân số toàn cầu (FAO, UNICEF, WFP, WHO). Dự báo của Oxfam International cho thấy Covid-19 có thể khiến khoảng 12.000 người chết vì đói mỗi ngày vào cuối năm 2020. Thống kê từ UN cũng đã minh chứng rằng lương thực trên toàn thế giới hiện này hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của mỗi người dân, điều này hàm ý rằng trong khi một số quốc gia không thể tiếp cận với lương thực, thực phẩm thì tại nhiều quốc gia khác lại đang dư thừa. Kết quả này càng làm rõ hơn sự bất bình đẳng trong xã hội hiện nay, khi mà “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”. Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. CMCN 4.0 đã lan tỏa đến mọi ngõ ngách và định hình lại cách thức vận hành, hoạt động sản xuất, dịch vụ của toàn thế giới. Trong bối cảnh Covid-19, làm thế nào để các cá nhân, doanh nghiệp thích ứng và tồn tại trong một nền kinh tế không tiếp xúc trực tiếp. Việc chuyển đổi số lúc này là một giải pháp được sử dụng rộng rãi và hướng đến một tương lai mới theo một cách tiếp cận mới. Nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy khả năng thích ứng tích cực, đặc biệt là khi xem xét hành vi của doanh nghiệp trong giai đoạnđại dịch. Khả năng ứng dụng công nghệ số, tự động hóa sản xuất, áp dụng các hoạt động đổi mới sáng tạo đã góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn từ cuộc khủng hoảng y tế lẫn kinh tế. Báo cáo BPS do Tổng cục Thống kê (GSO) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ghi nhận, trong 09 tháng đầu năm 2020, hơn 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát thích nghi với trạng thái bình thường mới bằng cách ứng dụng công nghệ số, tăng thêm 10% so với tháng 06/2020. Có lẽ sự tàn phá của Covid-19 đã quá rõ ràng nhưng cũng từ biến cố này đã thay đổi hành vi và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp, từ cơ cấu tổ chức đến khả năng sản xuất, quản lý, và vận hành. 247
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 3. Xu hướng ứng dụng các nền tảng số (% số doanh nghiệp khảo sát) 60% 56.0% 50% 47.0% 43.0% 40% 30% 22.0% 20% 10.0%11.0% 10% 6.0% 7.0% 2.0% 0% Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Tăng ứng dụng nền tảng số Đầu tư vào giải pháp số Nâng cấp, phát triển danh mục sản phẩm Nguồn: Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Đông Phong (2021), dữ liệu trích xuất từ WB. Ghi chú: Báo cáo Đánh Giá Tác Động Tới Doanh Nghiệp (Business Pulse Survey, BPS) được thực hiện trong giai đoạn cuối tháng 9 và giữa tháng 10 năm 2020 nhằm đánh giá hiện trạng hồi phục kinh tế thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp và điện thoại từ 501 doanh nghiệp ở 15 tỉnh, thành theo quy mô hoạt động và trải đều cho các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, bán buôn và bán lẻ, các các dịch vụ khác. Xu hướng số hóa có tác động sâu rộng và đa chiều đến kinh tế thế giới, cũng như sự phát triển của mỗi quốc gia. Cạnh tranh công nghệ trở thành mặt trận quyết định và việc làm chủ công nghệ mới là nhân tố chủ chốt để tránh sự phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào. Trong thời kỳ bùng nổ của CMCN 4.0, quá trình đổi mới sáng tạo, tri thức, nhân lực là những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và dẫn dắt quốc giá vào một kỷ nguyên số của nhân loại. Sự cộng hưởng trong quá trình chuyển đổi số của nhiều lĩnh vực khác nhau đã dẫn đến sự bùng nổ của nhiều mô hình, giao thức kinh doanh mới, và hình thành các phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất mới. Và trong giai đoạn hiện nay có thể được xem là tâm điểm của quá trình hội tụ công nghệ đó. Trên nền tảng kinh tế chia sẻ, sự hội tụ và cộng hưởng này sẽ càng lan toả mạnh và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng. Bởi lẽ, nó sẽ là một xu hướng mà doanh nghiệp, công chúng và các Chính phủ không thể đứng ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là các quy định pháp luật vẫn chưa bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của những mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số. Việc này dẫn đến sự “lúng túng” và “đuối sức” đối với công tác quản lý Nhà nước. Hàng loạt các vấn đề mới sẽ nảy sinh, từ những yếu tố vi mô như hành vi người tiêu dùng, trải nghiệm khách hàng, quản lý con người, cho đến các vấn đề vĩ mô như chính sách tài khoá, tiền tệ và điều tiết một nền kinh tế số sẽ làm các chính phủ phải thích ứng. Những câu chuyện liên quan đến 248
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM quản lý và truy thu thuế của các cá nhân kinh doanh trên mạng, cụ thể là mạng xã hội Facebook là bằng chứng điển hình nhất, hoặc là mối quan hệ lợi ích giữa người dùng và đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến như Google, Apple, Youtube. Dường như những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. 1.2. Tác động của thương chiến Mỹ - Trung Những cuộc điều tra ban đầu từ Mỹ kết luận Trung Quốc đã sử dụng những biện pháp trợ cấp phi thị trường, thiếu minh bạch cho nhóm ngành công nghiệp. Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng chỉ ra hành động chiếm dụng trái phép tài sản trí tuệ và thiết lập các điều khoản kinh tế buộc Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Các bất cập này được Mỹ lấy làm lý do để đưa ra những biện pháp trừng phạt với Trung Quốc, từ đó khởi xướng thành một cuộc chiến tranh thương mại song phương có sức ảnh hưởng toàn thế giới. Quan sát tỷ giá giữa VND và USD trong giai đoạn 2018-2020 (Hình 4) có thể thấy tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã có sự điều chỉnh tăng từng bước, cụ thể giai đoạn trước khi thương chiến leo thang (từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2018) tỷ giá trung tâm đã tăng lên khoảng 0,8%, điều này có thể hàm ý rằng SBV đã có sự chuẩn bị và hành động trước nhằm đối phó với tác động của thương chiến gây ra. Riêng trong năm 2018 tỷ giá đã tăng 1,7% so với đầu năm và tương ứng cho năm 2019 là 1,4%, kết quả này đáp ứng mục tiêu không tăng quá 3% do Chính phủ đưa ra. Tỷ giá USD/VND không có biến động quá lớn trong năm 2020. Tỷ giá trung tâm SBV hiện tại tăng khoảng 0,19% so với thời điểm tháng 01/2020. Khi xét đến tỷ giá tại ngân hàng Vietcombank tỷ lệ mất giá giữa VND và USD rơi vào khoảng 0,01%. Trong khi đó, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngân hàng trong đã cho thấy mức độ phản ứng của thị trường trước những cú sốc, đặc biệt là trong thương chiến Mỹ-Trung, cụ thể từ tháng 06/2018 đến tháng 08/2018, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngân hàng đã nhảy vọt lên gần 2%. Trong giai đoạn đình chiến từ tháng 12/2018 đến tháng 04/2019, tỷ giá giao dịch ở ngân hàng duy trì ở mức trung bình là 23.268 USD/VND. Tuy nhiên, thời điểm tháng 05/2019 và 06/2019 là khi Mỹ áp thuế từ 10% lên 25% cho 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu trước đó từ Trung Quốc và Trung Quốc đáp trả lên 60 tỷ USD đã tiếp tục cho thấy phản ứng của tỷ giá giao dịch ở ngân hàng với mức tăng 0,6% trong 2 tháng. 249
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 4. Tỷ giá USD/VND, T1.2018 - T9.2020 23,600 23,400 23,200 23,000 22,800 22,600 22,400 22,200 22,000 21,800 Tỷ giá trung tâm SBV Vietcombank (TB mua/bán) Nguồn: Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Đông Phong (2021), dữ liệu trích xuất từ IMF và Vietcombank. Những bất ổn trước đây cộng hưởng với tác động của khủng hoảng Covid-19 đã gây ra sự đứt gãy chuỗi giá trị toàn cầu, sự thoái trào của toàn cầu hóa, cũng như sự quay đầu của dòng vốn quốc tế. Các vấn đề này đã đặt ra thách thức lớn cho SBV trong việc điều hành tỷ giá hối đoái. Tại Việt Nam, với cơ chế vận hành tỷ giá thả nổi có quản lý, SBV đã giữ vững lập trường và có những hành động phản ứng hợp lý trên cơ sở xem xét những yếu tố tác động bên ngoài và tín hiệu của thị trường, đồng thời không sử dụng biện pháp phá giá để gia tăng xuất khẩu. Những phản ứng này giúp ổn định được niềm tin của các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như tâm lý và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế. SBV đã can thiệp và cho phép đồng nội tệ giảm giá dần dần và tạo ra cơ chế điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, để tránh gây bất ổn trong thị trường tài chính khi tiến hành điều chỉnh lãi suất, việc sử dụng dự trữ ngoại tệ để can thiệp vào tỷ giá được xem là một chính sách dung hòa trong thời điểm này. Lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng liên tục trong thời gian và chạm ngưỡng gần 100 tỷ USD trong năm 2020. Một tác động khác của thương chiến là sự chuyển dịch thương mại mạnh mẽ giữa Mỹ với Trung Quốc và Việt Nam kể từ khi bùng nổ năm 2018 và đại dịch năm 2020. Số liệu từ FRED cho thấy giá trị cao nhất của Việt Nam là 310,1 vào tháng 08/2020, cùng thời điểm này Trung Quốc đạt 105,8. Cần phải lưu ý, kết quả từ này có thể khiến Mỹ đưa ra nghi vấn liệu Việt Nam có phải là nơi trung gian thương mại (transhipment) của các nước đang bị Mỹ trừng phạt. Do đó cần phải cảnh giác hiện tượng hàng hoá Trung Quốc “mượn đường” Việt Nam, dán nhãn “Made in Vietnam” sau đó xuất qua Mỹ để tránh mức thuế quan cao. 250
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 1.3. Mỹ cáo buộc Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ Việc dán nhãn chỉ định Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ là hành động đơn phương của Mỹ, dựa trên ba tiêu chí ban hành vào năm 2015: (i) Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ đạt ít nhất 20 tỷ USD; (ii) Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; và (iii) Mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng trong 12 tháng tương đương ít nhất 2% GDP. Tuy nhiên, những tiêu chí này là cứng nhắc, áp đặt và hoàn toàn không có cơ sở kinh tế, vì việc sử dụng ngoại hối để duy trì tỷ giá là nhằm ổn định lạm phát và ổn định nền kinh tế, duy trì chính sách tiền tệ độc lập, không vì bất kỳ một mối quan hệ thương mại song phương nào. Diễn biến tỷ giá USD/VND đã cho thấy tỷ giá trung tâm được SBV điều chỉnh từng bước dựa trên những phản ứng từ thị trường thế giới và trong nước. SBV sử dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý và vẫn giữ vững lập trường này trong nhiều năm qua, đồng thời không chủ động thực thi chính sách phá giá đồng tiền để tạo lới thế cạnh tranh không công bằng. Dựa trên mô hình tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực, IMF ghi nhận VND đang bị định giá cao đến 15,2%, nghĩa là chính sách tỷ giá mà SBV đang vận hành không hề cố tình phá giá như cáo buộc của Mỹ. Hiện nay, với lãi suất thấp kỷ lục do các đợt điều chỉnh để giảm đau nền kinh tế từ Fed, có lẽ Mỹ mới là quốc gia đang hạ giá trị đồng tiền của mình. Đồng thời, mức lạm phát của Việt Nam cao hơn nhiều so với Mỹ, do đó tỷ giá hối đoái thực tế sau khi trừ đi lạm phát vẫn ở mức ổn định kể từ năm 2016, thậm chí là bị định giá cao, hoàn toàn phù hợp với nhận định của IMF. Công bằng mà nói, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức khoảng 29% GDP vẫn thấp hơn so với các nước láng giềng như Malaysia và Thái Lan và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. IMF đã khuyến nghị các quốc gia nên có mức dự trữ ngoại hối từ mức từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán được ổn định. Việt Nam với mức khoảng 100 tỷ USD trong năm 2020 vẫn thuộc phạm vi khuyến nghị của IMF. Dự trữ ngoại hối là cần thiết để đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, ổn định tỷ giá hối đoái và thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, thặng dư thương mại của Việt Nam là kết quả của sự chuyển dịch sản xuất trong hàng hóa xuất khẩu, không hoàn toàn đến từ sự thay đổi chính sách của SBV. Việc bị cáo buộc là quốc gia thao túng tiền tệ có thể khiến Việt Nam đối mặt với những lệnh trừng phạt. Kịch bản có thể xảy ra là việc Mỹ, cụ thể hơn là USTR đơn phương áp thuế trừng phạt cho một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam khi cho rằng có sự trợ cấp, gian lận thương mại, và không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Với một nền kinh tế với độ mở hơn 200% GDP như Việt Nam, hành động áp thuế của Mỹ sẽ dẫn đến những bất lợi trong xuất khẩu, đặc biệt khi Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 76,4 tỷ USD (GSO, 2020), chiếm 27,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020. 251
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Quan trọng hơn, với xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam, cũng như sự gia tăng dòng vốn FDI, đặc biệt là các công ty có xuất xứ từ Mỹ. Nếu hành động áp thuế được thực thi thì Mỹ đang vô tình “gián đòn” vào các đồng minh của chính họ, cản trở hoạt động đầu tư của những công ty này tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình áp thuế cần phải có lộ trình và phụ thuộc vào kết quả của các vòng đàm phán song phương trong thời gian tới. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề an ninh tài chính tiền tệ quốc gia được quan tâm hàng đầu, nội dung này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. 2. Các vấn đề đặt ra đối với an ninh kinh tế của Việt Nam Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, công tác bảo đảm an ninh kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước ở Việt Nam quan tâm hàng đầu. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi, an toàn, độc lập và tự chủ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đầy bất định với những diễn biến phức tạp và khó lường, cùng với những thảm họa toàn cầu như Covid-19 càng khiến mỗi quốc gia phải thận trọng hơn, đặc biệt là trong kỷ nguyên số. Trong bối cảnh đó, chúng tôi xin khái quát một số vấn đề có tính xu hướng và liên quan trực tiếp đến an ninh kinh tế cần được thảo luận và nghiên cứu sâu. 2.1. Dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị Một trong những thách thức đặt ra hiện nay khi hội nhập quốc tế đó là xuất hiện sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm gây bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô. Bên cạnh những lợi ích có được, nếu Việt Nam không thận trọng sẽ dẫn đến việc quá phụ thuộc vào ngoại lực bên ngoài, điển hình như trường hợp các quốc gia đang phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ “công xưởng của thế giới” Trung Quốc hay việc thu hút quá nhiều dòng vốn FDI có thể làm giảm tính tự chủ và nội lực của nền kinh tế. Quan trọng hơn, thách thức lớn nhất mà lực lượng an ninh và các nhà hoạch định chính sách phải cảnh giác là âm mưu “dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị” từ hợp tác quốc tế, việc này một phần đến từ sự lệ thuộc quá nhiều vào ngoại lực bên ngoài và sự suy yếu nội lực quốc gia. Vấn đề này có tính quan trọng hàng đầu và bao quát cao. Khi mà mức độ chống chịu của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, áp lực cạnh trạnh quốc tế càng lớn, thậm chí là phải cạnh tranh ngay trên chính sân nhà do quá trình hợp tác quốc tế ở giai đoạn vừa qua. Covid-19 là chất xúc tác làm trầm trọng hơn những nguy cơ tiềm ẩn này. Các xu hướng mà chúng tôi đã trình bày cho thấy sự cộng hưởng từ Covid-19 và các phản ứng chính sách đã làm cho các nền kinh tế đang “ngập” trong tiền, khả năng thâm hụt nợ công cao, xảy ra sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, sự quay đầu của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và xu hướng kích cầu nội địa nhiều hơn, quá trình toàn cầu 252
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hóa trở nên thoái trào nhanh hơn và một trật tự thế giới mới sẽ xuất hiện. Sự bất định rất rõ nét, tâm lý hoang mang, lo sợ đã làm cho hoạt động đầu tư, sản xuất trì trệ, tiêu dùng nội địa sụt giảm đáng kể, đặc biệt là với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương thuộc khu vực phi chính thức, các chủ thể yếu thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc ngành nghề du lịch, vận tải, bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, v.v. Hệ miễn dịch của các nền kinh tế đã suy giảm mạnh sau những làn sóng dịch bệnh, đồng thời dư địa trong chính sách của Chính phủ cũng sụt giảm và khả năng chống chịu trong dài hạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Do đó, đây cũng chính là lúc các thế lực thù địch có thể lợi dụng để thực hiện những hành vi gây mất an toàn đối với nền kinh tế vĩ mô cũng như sử dụng sức mạnh kinh tế để chi phối chính trị. 2.2. An ninh tài chính, tiền tệ quốc gia Khi xét đến hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia trong quá trình hội nhập toàn cầu và tự do hóa kinh tế - tài chính mạnh mẽ hiện nay. Có thể thấy, những bất ổn kinh tế và chính trị thế giới đang đe dọa đến mức độ an toàn của hệ thống tài chính, tiềm ẩn rủi ro đến từ việc thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài đang gia tăng, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ được sử dụng để giải quyết thâm hụt thương mại, sự đảo chiều của các dòng vốn quốc tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào như trường hợp chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hay đại dịch Covid-19. Hơn nữa, trong giai đoạn ứng phó Covid-19, các nước đồng loạt hạ lãi suất điều hành nhằm giảm đau cho nền kinh tế, sẽ dẫn đến lượng cung tiền tăng nhanh khi tình hình Covid-19 được kiểm soát. Ngoài ra, để đảm bảo cho cuộc sống của người dân được duy trì tối thiểu và không gây ra sự đổ vỡ hệ thống, Chính phủ các nước đã tung ra các gói giảm đau kinh tế rất khổng lồ, trị giá gần 26.000 tỷ USD (ADB, 2021). Áp lực giải ngân đang đặt các ngân hàng thương mại vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, việc giải ngân ồ ạt có thể dẫn đến nợ xấu tăng nhanh, tỷ lệ an toàn vốn bị sụt giảm, và nếu xảy ra trong một quốc gia có hệ thống tài chính yếu kém sẽ dẫn đến sự đổ vỡ toàn hệ thống. Như vậy, những hành động nêu trên có thể dẫn đến sự tăng vọt của rủi ro tài chính ở quy mô toàn cầu, và nếu những dòng vốn không được truyền dẫn đúng chỗ, sử dụng sai mục đích, sẽ dẫn đến nguy cơ bong bong tài sản, và thị trường bất động sản là một ví dụ diển hình. Hội nhập quốc tế còn gây sức ép rất lớn lên chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua, điển hình là khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra vào những tháng đầu năm 2018. Kết hợp với sự dịch chuyển tự do của dòng vốn quốc tế, việc ổn định tỷ giá hối đoái và duy trì chính sách tiền tệ độc lập trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi một số quốc gia như Mỹ đang giải quyết thâm hụt thương mại bằng chủ nghĩa bảo hộ với những tiêu chí mang tính áp đặt và phá vỡ các thông lệ quốc tế. Đây 253
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM cũng là lý do tại sao Việt Nam bị dán nhãn thao túng tiền tệ vào ngày 16/12/2020. Tiếp đến, môi trường thể chế và pháp lý của Việt Nam vẫn chưa chặt chẽ, đồng bộ, và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường cũng như những mô hình kinh doanh mới. Vẫn còn đó tình trạng các doanh nghiệp FDI thực hiện hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại, các hành vi thao túng thị trường chứng khoán từ các doanh nghiệp. 2.3. An ninh mạng là vấn đề toàn cầu Hội nhập quốc tế trong bối cảnh bùng nổ CMCN 4.0 là một xu hướng toàn cầu chủ yếu hiện nay. Những đột phá công nghệ từ cuộc cách CMCN 4.0 sẽ khiến cách sống của người dân, cách thức hoạt động của doanh ngiệp và cách quản lý của Chính phủ cũng phải khác đi. Nếu một trong những chủ thể này không bắt kịp thì nguy cơ tụt hậu dẫn đến bị đào thải là hoàn toàn có thể xảy ra, một quy luật thị trường tất yếu. Đối với các nước đang phát triển, tính cạnh trạnh về vốn, công nghệ, lao động kém lợi thế hơn so với những nước phát triển. Tuy nhiên, các nước đang phát triển có thể tận dụng quá trình hội nhập quốc tế để tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với vốn vào công nghệ với những nền kinh tế phát triển, bằng cách mở cửa thị trường, thu hút dòng vốn FDI có chuyển giao công nghệ, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách thể chế và tạo môi trường pháp lý thuận lợi. Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được thì vẫn tồn tại rất nhiều thách thức, đặc biệt là trước sự bùng nổ CMCN 4.0 song song hội nhập quốc tế. Không gian mạng được xem như là một vùng lãnh thổ riêng biệt của mỗi quốc gia với đặc tính kết nối toàn cầu, tuy nhiên việc bảo vệ biên giới ở vùng lãnh thổ này không phải là câu chuyện đơn giản đối với Chính phủ các nước. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu cần những hành động cụ thể. Việt Nam đã thấy được mối nguy hại tiềm tàng từ không gian mạng, khi mà các cuộc tấn công mạng diễn ra trong tích tắc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Đó cũng là lý do tại sao Luật An ninh mạng được Việt Nam ban hành vào ngày 12/6/2018. Theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam là một trong những nước bị tấn công mạng nhiều nhất Đông Nam Á. Báo cáo của Vina Aspire trong quý IV/2020 cũng cho thấy Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về các vụ tấn công mạng và có chỉ số kém an toàn nhất Đông Nam Á, đây thật sự một lỗ hổng rất lớn trong lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) trong 10 tháng đầu năm 2020 đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 4.161 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Đảm bảo an ninh mạng là mục tiêu then chốt hiện nay, đòi hỏi sự đồng lòng của người dùng, doanh nghiệp, tổ chức, và các quốc gia trên toàn cầu. Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) ngày 1/4/2015 đã thống nhất Nghị quyết về “Chiến 254
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tranh mạng: mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh toàn cầu”. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) vào tháng 9/2019 cũng đã chứng kiến việc ký kết thỏa thuận ngăn chặn lan truyền tin giả trực tuyến của 20 quốc gia. Những hành động này đã cho thấy sự nhất quán giữa các quốc gia và xem an ninh mạng là mốt vấn đề của quốc tế. 2.4. Các thách thức của nền kinh tế số Các quy định pháp luật vẫn chưa chặt chẽ, đồng bộ và vẫn chưa theo kịp sự phát triển của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số hiện nay. Một minh chứng điển hình đó là sự “đuối sức” và “lúng túng” của các cơ quan quản lý về thu thuế, quản lý hình thức kinh doanh qua mạng, kinh doanh xuyên biên giới, và các mô hình đổi mới sáng tạo. Quyền lợi của người tiêu dùng trong nền kinh tế số cũng là một thách thức lớn đối với Chính phủ. Rất khó khăn để có thể giải quyết những vấn đề tranh chấp, xung đột lợi ích giữa người mua, người bán, và các chủ thể trung gian của các mô hình kinh doanh phi truyền thống này. Nếu một quốc gia không có những quy định chặt chẽ, không thực thi vai trò kiến tạo cho những hình thức kinh doanh trong nền kinh tế số thì việc chuyển dịch đến một quốc gia khác an toàn hơn có lẽ là hiển nhiên. Vấn đề này cần phải có sự đồng bộ và hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia trong nền kinh tế số và sự nhất quán trong chính sách quản lý chung của các nước, tránh tạo những lợi thế không công bằng giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp truyền thống và phi truyền thống. Thách thức tiếp theo là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là liên quan đến an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning) và Internet vạn vật (IoT). Việc bổ sung kịp thời đội ngũ nhân lực này là nhân tố quyết định để bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế số trước sự bùng nổ vũ bão của CMCN 4.0. Hạ tầng viễn thông vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên liệu quan trọng của nền kinh tế số đó chính là dữ liệu và cách truyền tải dữ liệu. Việc thu thập và sử dụng dữ liệu hiện nay chưa được quy định rõ ràng, dẫn đến tình trạng người dùng bị đánh cắp thông tin mà ngay bản thân họ cũng không hề hay biết. Hàm ý đằng sau vấn đề này là liệu người dùng có đang bị giám sát bởi các tổ chức có hành vi thu thập thông tin bất hợp pháp và bán thông tin cho bên thứ ba nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Đây cũng là một nội dung mà khái niệm chủ nghĩa tư bản giám sát có nhắc đến, thay vì tạo “thặng dư sản xuất” thì mục đích của các tổ chức này là tạo ra “thặng dư hành vi”. Điều này cũng nói lên thực trạng hạ tầng viễn thông hay cụ thể hơn là hệ thống dữ liệu ở Việt Nam vẫn chưa tập trung, chưa có sự kết nối đồng bộ, thậm chí mức độ chính xác của dữ liệu chưa được kiểm chứng. Một hệ thống toàn diện về cơ sở dữ liệu chung 255
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM có lẽ là cần thiết lúc này. Nền kinh tế số sẽ trở nên rất hiệu quả khi có nguyên liệu đầu vào tốt, và nguyên liệu đó chính là dữ liệu và các quy định pháp luật của Chính phủ. Nguồn dữ liệu phải là nguồn bất kỳ ai cũng có tiếp cận, việc này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống có thể cạnh tranh sòng phẳng với những mô hình kinh doanh xuyên biên giới từ quốc gia khác. Một ví dụ đó là liệu chăng nên có sự đồng bộ thông tin giữa hệ thống ngân hàng và cơ quan chức năng trong việc xác minh danh tính người dùng, khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Những nguy hại tiềm tàng từ không gian mạng. Vấn đề an ninh mạng, an toàn thông tin là cực kỳ quan trọng trong một nền kinh tế số, thông tin người dùng có thể bị đánh cắp để phục vụ những động cơ phạm pháp, thậm chí các hacker có thể can thiệp vào quyền kiểm soát của các chủ thể tham gia nền kinh tế số, Chính phủ cũng không phải là ngoại lệ. Như đã trình bày, an ninh mạng là một vấn đề toàn cầu, vấn đề này không chỉ riêng biệt cho từng cá nhân, doanh nghiệp, Chính phủ trong nền kinh tế số mà đòi hỏi trách nhiệm chung của toàn thể các chủ thể. Đảm bảo tốt an ninh mạng, an toàn thông tin cũng chính là đảm bảo lợi ích của mọi người và lợi ích của quốc gia. Sự cạnh tranh không bình đẳng. Khi mà các định chế tài chính đang tuân thủ những quy định pháp luật hiện hành để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ thì hành lang pháp lý cho các mô hình mới trong nền kinh số mới như các công ty Fintech lại chưa rõ ràng. Những công ty này cung các sản phẩm, dịch vụ tài chính như cho vay ngang hàng (P2P), huy động vốn từ cộng đồng, và các sản phẩm từ công nghệ tài chính, v.v. Những hình thái này nếu không được quy định chặt chẽ sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường. Quản lý tiền điện tử. Tiền điện tử trong thời kỳ CMCN 4.0 đã trở nên phổ biến và được sử dụng như là một phương tiện thanh toán trong đời sống ở một số quốc gia. Một trong những hình thức phổ biến tại Việt Nam đó là thẻ trả trước hay ví điện tử. Tuy nhiên, chưa có một quy định rõ ràng nào về tiền điện tử ở Việt Nam. Sẽ cần luật hóa cụ thể hơn khái niệm tiền điện tử cũng như quy định về cách thức vận hành, sử dụng hình thức tiền tệ này. Chúng ta cần có hành lang pháp lý chặt chẽ và tận dụng thế mạnh từ công nghệ. Một khái niệm khác đó là tiền kỹ thuật số, còn có tên gọi là tiền mã hóa, tiền ảo. Tại Việt Nam, đồng tiền này không được xem là một phương tiện thanh toán, tuy nhiên cũng cần phải có sự chuẩn bị trước cho một tương lai xa hơn khi mà NHTW Nhật (BOJ) đang lên kế hoạch thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số phát hành bởi chính họ (Central Bank Digital Currency - CBDC) vào đầu năm tài khóa 2021. Thời điểm này chưa phải phù hợp với Việt Nam nhưng chúng ta có thể ứng dụng các công nghệ từ tiền kỹ thuật số. Một ví dụ đó là công nghệ blockchain, ứng dụng được công nghệ này sẽ giúp hệ thống tài chính an toàn, bảo mật, minh bạch hơn, đây là một nền tảng quan trọng trong kỷ nguyên số. 256
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Ngay lúc nay, cần phải làm rõ các khái niệm về tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, CBDC để bắt kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế số. Những vấn đề khác về an ninh mạng. Không gian mạng đã và đang mang lại những lợi ích nhất định trong việc số hóa nền kinh tế. Bên cạnh những thách thức mà chúng tôi đã trình bày thì không gian mạng vẫn tiềm tàng những nguy hại khác đến an ninh quốc gia, một khi bất ổn an ninh xảy ra thì những ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội là điều tất yếu. Đầu tiên, các thế lực thù địch có thể lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá chế độ, kích động biểu tình, gây mất an ninh, trật tự xã hội. Ví dụ về trường hợp tổ chức khủng bố “Triều đại Việt” có trụ sở tại Canada đã minh chứng cho thấy nguy hại từ không gian mạng, khi mà các hoạt động hầu hết được tuyền truyền và giao tiếp trên mạng. Đặc biệt, một số thế lực còn lợi dụng tình hình khó khăn do đại dịch gây ra để bịa đặt các thông tin của Chính phủ trong công tác chống dịch, kích động đình công, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam và nước ngoài. Nguy hiểm hơn, các hacker còn trực tiếp tấn công vào các tập đoàn kinh tế lớn, các định chế tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước để chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật và phát tán chúng. Hình thức phổ biến nhất là phát tán mã độc đến các máy tính của người dùng bằng cách giả mạo các thư điện tử. Ngoài ra, còn có các thủ đoạn mạo danh cơ quan chức năng yêu cầu cung cấp thông tin và từ đó chiếm đoạt tài sản. Không gian mạng cũng là nơi các tổ chức cá cược trực tuyến, đánh bạc lợi dụng để hoạt động phi pháp và có tính chất xuyên quốc gia với giá trị hàng triệu đôla mỗi ngày. Các hoạt động trá hình trên internet hiện nay rất phức tạp, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như tín dụng đen, trốn thuế, rửa tiền, tài trợ cho tổ chức khủng bố, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng-chứng khoán, v.v. Việc này dẫn đến một thực tế tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng, từ trong nước lẫn quốc tế đều có thể thực hiện hành vi phạm tội, chỉ cần họ kết nối được internet. Toàn bộ các nguy hại đã nêu ra thật sự là những thách thức lớn cho lực lượng chức năng để đảm bảo an ninh quốc gia nói chung, và an ninh kinh tế nói riêng. 3. Các đề xuất chính sách và kết luận 3.1. Điểm lại một số vấn đề trọng tâm Qua đánh giá, phân tích các xu hướng toàn cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của làn sóng CMCN4.0, kết hợp với các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi đúc kết lại thành mười nội dung cốt lõi cần tập trung nghiên cứu, thảo luận và tìm kiếm giải pháp liên quan đến an ninh kinh tế quốc gia như sau: 257
  16. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM (1). Hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 là hai xu hướng chủ đạo của kỷ nguyên mới, đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. (2). Covid-19 khiến các bất ổn toàn cầu trước đây trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra những thách thức tiềm tàng và hậu quả có thể dẫn đến sự đổ vỡ trong mối quan hệ kinh tế lẫn chính trị. (3). Vai trò của luật pháp quốc tế và các thiết chế đa phương đang dần suy yếu, chủ nghĩa đơn phương trỗi dậy. (4). Các vấn đề an ninh phi truyền thống đang được báo động, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với nhiều bất ổn và sự tàn phá của đại dịch. (5). Xu hướng số hóa có tác động sâu rộng và đa chiều đến các nền kinh tế toàn cầu, cạnh tranh công nghệ trở thành mặt trận quyết định. (6). Thương chiến Mỹ-Trung đã mang lợi những lợi ích nhất định cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong tình hình mới. (7). Việt Nam không thao túng tiền tệ như cáo buộc của Mỹ. Mỹ có lẽ đã phạm sai lầm ngoại giao khi cho rằng Việt Nam là một bằng chứng cho những vấn đề rộng hơn của khái niệm thao túng tiền tệ. (8). Để ổn định nền kinh tế vĩ mô, việc đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh mạng trong xu hướng hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của CMCN 4.0 là vô cùng quan trọng, đây là một vấn đề mang tính toàn cầu. Vì vậy, các giải pháp cũng phải mang tính toàn cầu. (9). An ninh quốc gia, an ninh kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ những nguy hại tiềm tàng trong không gian mạng, một vùng lãnh thổ kiểu mới. (10). Các quy định pháp luật vẫn chưa chặt chẽ, đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số; Tạo ra rủi ro cũng như động cơ cho tội phạm kinh tế số. 3.2. Một số đề xuất chính sách về an ninh kinh tế Việt Nam Qua các phân tích tổng quan vừa nêu chúng ta có thể nhận thấy an ninh kinh tế là một vấn đề rộng, phức tạp, gồm nhiều nội dung, liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và làn sóng CMCN4.0 đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu công phu, từ nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế để đi đến các giải pháp toàn diện và triệt để. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài tham luận, nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng mạnh dạn 258
  17. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đưa ra một số gợi ý, đề xuất về chính sách để tạo tiền đề cho các nghiên cứu và thảo luận tiếp theo. 3.2.1. Chủ trương của Đảng và các chính sách về an ninh kinh tế Việc ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã cho thấy sự quan tâm của Đảng đối với an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và kỷ nguyên của nền kinh tế số. Ngay sau đó, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 13/9/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW đã được ban hành. Công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong giai đoạn vừa qua cũng đã cho thấy những chuyển biến rất tích cực. Các cấp, các ngành đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ, an ninh kinh tế là nhiệm vụ của toàn bộ các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích thúc đẩy ứng dụng nền tảng số để phát triển kinh tế - xã hội trước sự bùng nổ của làn sóng CMCN 4.0, đây cũng là một trong những động lực để đạt được mục tiêu trong chiến lược 10 năm. Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông của Việt Nam xếp hạng thứ 41 thế giới vào năm 2019, so với hạng 95 năm 2018. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra cần phải triển khai song song đó là đảm bảo an ninh mạng. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/0/2019 của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Luật An ninh mạng 2018, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018, Luật An toàn thông tin mạng 2015 lần lượt được ban hành. 3.2.2. Một số gợi ý chính sách và các hướng hành động tiếp theo Theo dõi diễn biến kinh tế thế giới để đưa ra chính sách kịp thời, có tính đón đầu. Thế giới đang phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn về suy thoái kinh tế, khủng hoảng nợ công, đứt gãy chuỗi cung ứng, thiết lập trật tự mới, chủ nghĩa bảo hộ và bất bình đẳng gia tăng. Sự xuất hiện của Covid-19 càng làm sự bất ổn của thế giới cao hơn và khó lường trước được tương lai, do đó các quốc gia cần phải tìm kiếm nhưng hướng phát triển mới cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải theo dõi diễn biến kinh tế, chính trị thế giới để có chính sách ứng phó kịp thời, đặc biệt là trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và làn sóng lan tỏa từ CMCN 4.0. Những hướng hành động với tầm nhìn dài hạn. Những năm gần đây, chủ nghĩa bảo hộ đã trỗi dậy và càng mạnh mẽ hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế toàn cầu cũng như làm suy yếu quá trình toàn cầu hóa cũ và làm đứt gãy, chuyển dịch 259
  18. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM chuỗi cung ứng trước đây. Trước tình thế đó, đòi hỏi các quốc gia có độ mở thương mại cao như Việt Nam phải có chính sách thích ứng kịp thời thông qua việc tái cấu trúc và đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang tham gia. Đồng thời, sự thiếu hụt các hàng hóa có nguồn cung từ nước ngoài đặt ra cho Chính phủ cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao năng lực tự sản xuất các mặt hàng này trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài, điển hình là giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, qua đó nâng cao sức đề kháng cho kinh tế Việt Nam. Chính phủ cũng cần hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển, đặc biệt là FDI có chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, việc nỗ lực tham gia ký kết các hiệp định thương mại, thành lập liên minh chiến lược là cần thiết để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, các thị trường đầu ra cũng như thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế. Thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến cũng cần được thúc đẩy nhanh chóng, đặc biệt là khi thế giới đang gồng mình chống lại Covid-19 với hàng loạt các biện pháp phòng chống như giãn cách xã hội, các hoạt động tránh tiếp xúc trực tiếp. Các nền tảng số hóa cần được khai thác tối đa để ứng dụng vào công việc, đời sống như giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, thanh toán điện tử, v.v. Các công cụ này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp dần dần thay đổi những thói quen trước đây để thích ứng với trạng thái bình thường mới hiện nay. Chính phủ cũng cần nỗ lực để trở thành một Chính phủ số, đồng thời cần ban hành những quy định để quản lý và hướng dẫn các hoạt động kinh doanh có sử dụng công nghệ số để đảm bảo tính đồng bộ, an toàn và mức độ hiệu quả của loại hình này. Mọi thứ hiện nay rất bất định, do đó tuyệt đối không nên chủ quan. Mọi hành động lúc này cần phải theo sát những diễn biến phức tạp từ các mối quan hệ quốc tế đặc biệt là với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu (EU). Việt Nam phải hết sức thận trọng trong công tác ngoại giao chiến lược, phải duy trì chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa trong nước một cách độc lập, đảm bảo tính bền vững và dư địa của chính sách trong dài hạn nhằm ứng phó kịp thời trước những bất ổn có thể xảy ra. Các chính sách thương mại quốc tế thích ứng với tình hình mới. Với độ mở thương mại hơn 200% của GDP, do đó bất kỳ những biến động nào của kinh tế toàn cầu đều được truyền dẫn và hấp thụ vào nền kinh tế trong nước. Quá trình hội nhập toàn cầu gần đây của Việt Nam có thể mang lại lợi ích kinh tế, ít nhất là trong ngắn hạn. Việt Nam đã ký kết 14 hiệp định thương mại tự do (FTA), việc này giúp tiếp cận với nhiều thị trường tiềm năng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đồng thời, xu hướng thiết lập một cấu trúc đa phương theo kiểu toàn cầu hóa mới sẽ mở ra nhiều “sân chơi” mới cho thị trường gần 100 triệu dân thuộc khu vực Châu Á - 260
  19. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Thái Bình Dương, nơi đang đóng vai trò chiến lược và tiếp tục là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải thận trọng với những hiệp định có sự tham gia của Trung Quốc với vai trò dẫn dắt “cuộc chơi”, khi mà việc nhập siêu của Việt Nam liên tục gia tăng trong giai đoạn vừa qua, thâm hụt thương mại trong năm 2020 là 35,4 tỷ USD (GSO, 2020). Kết hợp với xu hướng đồng Việt Nam (VND) lên giá so với đồng nhân dân tệ (CNY) đã tạo áp lực đối với cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc khi đó sẽ rẻ hơn và tràn vào Việt Nam, tạo áp lực cho các doanh nghiệp nội địa phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà. Ngoài ra, còn dẫn đến sự cạnh tranh về giá lẫn thị phần của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam trong thương mại toàn cầu. Đối với cáo buộc thao túng tiền tệ từ phía Mỹ, Việt Nam cần phải giữ vững lập trường trong điều hành chính sách tiền tệ, kiểm tra chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu có bất kỳ một hành động nào cho thấy là nơi trung gian chuyển tiếp, bán phá giá, trợ cấp, chủ động làm giảm giá trị đồng tiền thì sẽ dẫn đến khả năng phải đối mặt các lệnh trừng phạt thương mại và phi thương mại khác từ những đối tác lớn, đặc biệt là trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng. Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực sản xuất, tạo giá trị gia tăng trong xuất khẩu và tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia nào đó. Trong ngắn hạn, kênh ngoại giao có lẽ là quan trọng hơn cả, đó là lý do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump vào ngày 22/12/2020 để khẳng định không sử dụng chính sách tiền tệ để tạo lợi thế cạnh thương mại không công bằng. Việt Nam cũng cần tận dụng sự lên án của cộng đồng quốc tế, và được đồng thuận bởi các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách ngay ở Mỹ. Tính chủ động trong bảo vệ an ninh kinh tế. Các chiến lược phát triển mà Đảng và Chính phủ đưa ra trong giai đoạn 2021-2030 nếu thực thi một cách hiệu quả thì cơ hội thu hẹp khoảng cách phát triển với những nền kinh tế tiên tiến hoàn toàn khả thi và triển vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu này một cách bền vững đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự cường và chủ động trong mọi nguồn lực phát triển. Song song với theo dõi diễn biến thế giới để đưa ra những phản ứng chính sách phù hợp thì việc chủ động trong an ninh kinh tế là một trụ cột hết sức quan trọng trong thời kỳ đầy bất ổn như hiện nay, cụ thể: Vận dụng triệt để Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị. Các cấp, các ngành cần phải thực hiện mạnh dạn, nghiêm túc, cụ thể hóa nhiều hơn nữa chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đến an ninh kinh tế trong hội nhập quốc tế, song song với sự điều hành của Chính phủ. Tăng cường các chương trình, đề án, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh quốc gia, đặc biệt là an ninh kinh tế. Cần tạo hiệu ứng lan tỏa đến từng người dân, 261
  20. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM từng chủ thể trong nền kinh tế nhằm nâng cao mức độ nhận thức và chủ động phòng chống, cảnh giác trước các thế lực thù địch. Cải thiện sức “đề kháng” của nền kinh tế, phát triển nhưng phải bền vững. Với bối cảnh rất bất định hiện nay, cần chủ động nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế trước những cú sốc như Covid-19 hay chủ nghĩa bảo hộ. Để làm được việc này đòi hỏi phải hoàn thiện thể chế và hướng tới các chuẩn mực quốc tế, các quy định pháp luật phải chặt chẽ và tạo điều kiện để khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài phát triển nhiều hơn nữa trong kỷ nguyên số, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, v.v. Lực lượng an ninh kinh tế đóng vai trò nòng cốt. Việc đảm bảo an ninh và các bí mật trong lĩnh vực kinh tế sẽ giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô. Công tác an ninh cần tăng cường nghiệp vụ, chuyên môn để phát hiện và phòng chống các âm mưu phá hoại, chống phá của các tội phạm kinh tế, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao. Với làn sóng CMCN 4.0 hiện nay, đòi hỏi lực lượng an ninh phải theo kịp với những mô hình, thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch. Việc nắm rõ thông tin, phân tích và dự báo đúng với thực tế vô cùng quan trọng để tham vấn kịp thời cho Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng đường lối, chính sách, giải pháp có tính chất đón đầu. Các hoạt động đáng quan tâm trong bối cảnh hiện nay liên quan đến hợp tác quốc tế, nền kinh tế số, trốn thuế, chuyển giá, âm mưu “dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị”, v.v. Ngoài ra, cần phát hiện kịp thời các trường hợp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ an ninh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức. Những nguy hại từ bất ổn an ninh kinh tế trong hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 cần được truyền thông mạnh mẽ và đồng bộ đến toàn dân, toàn quân, và toàn hệ thống chính trị. Vẫn còn những trường hợp chủ quan và chưa lường hết sự phức tạp trong đảm bảo an ninh kinh tế. Một số cấp, ngành vẫn còn chủ quan, thiếu sự quan tâm và sự chủ động phòng chống trước thủ đoạn khó lường từ tội phạm kinh tế, vẫn quan niệm cho rằng an ninh kinh tế là trách nhiệm của cơ quan chức năng. Tăng cường đảm bảo an ninh mạng. Với sự bùng nổ từ CMCN 4.0 và tính chất phức tạp của không gian mạng, ngay lúc này đòi hỏi chúng ta phải có những chiến lược và nhiệm vụ cụ thể nhằm ứng phó và bắt kịp sự phát triển không ngừng, khó lường của vùng lãnh thổ mới này. ▪ Thực thi nghiêm túc chủ trương ứng dụng, phát triển công nghệ số song song đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, chủ động trong công tác phòng chống và làm chủ công nghệ để đảm bảo tuyệt đối an ninh quốc gia trên không gian 262
  21. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM mạng, tránh phụ thuộc vào nước ngoài. Nội dung này đúng với tinh thần của Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/92019 của Bộ Chính trị đưa ra. ▪ Hoàn thiện các chính sách, văn bản hướng dẫn liên quan đến Luật An ninh mạng 2018, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018, Luật An toàn thông tin mạng 2015 nhằm thực tiễn hóa nội dung vào đời sống cũng như truyền thông đến các doanh nghiệp, người dân. Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng, cũng như cần phải cập nhật và tham mưu cho Đảng và Nhà nước các bất cập hiện nay, ví dụ như quản lý tiền kỹ thuật số, tài sản ảo, trung gian thanh toán trực tuyến, v.v. ▪ Cần sự chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong công tác phòng, chống và triển khai giải pháp ứng phó đối với những nguy hại từ không gian mạng, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trên mạng, các quan điểm sai trái từ thế lực thù địch. Đơn cử là ngày 12/1/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai trương Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam, một hướng đi cho thấy sự phối hợp giữa các bên bao gồm cả Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương. ▪ Cần phải mở rộng hợp tác quốc tế với các nước và tăng cường nghiệp vụ, chuyên môn nhằm phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia có sử dụng công nghệ cao, các hình thức đánh bạc trực truyến quy mô quốc tế, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ nước ngoài, gián điệp mạng, v.v. Cuối cùng là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, và làm chủ những công nghệ mới. / Tài liệu tham khảo Asian Development Bank (2021). ADB Covid-19 Policy Database. Truy cập ngày 14/01/2021 từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2020). Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Truy cập ngày 14/01/2021 từ vao-du-thao-cac-van-kien-trinh.aspx. Congressional Research Service (2020). Global Economic Effects of Covid-19 (August 2020). Washington, DC: CRS. International Monetary Fund (2020). World Economic Outlook (October 2020). Washington, DC: IMF. Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Tô Công Nguyên Bảo (2020). Phản ứng chính sách của một số nước trên thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và các tác động đến Việt Nam. Tài liệu trình bày tại Diễn đàn “Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 9 tháng năm 2020 và một số giải pháp”, 263
  22. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội đồng tổ chức, tại Cần Thơ, ngày 24/09/2020. Tổng cục Thống kê (2021). Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020. Truy cập ngày 14/01/2021 từ hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020. U.S. Department of Commerce (2020). U.S. Department of Commerce Issues Affirmative Preliminary Countervailing Duty Determination for Passenger Vehicles and Light Truck Tires from Vietnam. Truy cập ngày 14/01/2021 từ releases/2020/11/us-department-commerce-issues-affirmative-preliminary-countervailing. U.S. Department of the Treasury (2020). Macroeconomic and Foreign Exchange Policies of Major Trading Partners of the United States (December 2020). Washington, DC: USDT. U.S. Department of the Treasury (2020). Treasury Releases Report on Macroeconomic and Foreign Exchange Policies of Major Trading Partners of the United States. Truy cập ngày 14/01/2021 từ World Bank (2021). Global Economic Prospects (January 2021). Washington, DC: WB. World Trade Organization (2020). World Trade Statistical Review 2020. Geneva: WTO. 264