Một số vấn đề về nền kinh tế số: Thách thức và cơ hội với Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 4560
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về nền kinh tế số: Thách thức và cơ hội với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_nen_kinh_te_so_thach_thuc_va_co_hoi_voi_vie.pdf

Nội dung text: Một số vấn đề về nền kinh tế số: Thách thức và cơ hội với Việt Nam

  1. 63 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỀN KINH TẾ SỐ: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI VỚI VIỆT NAM ThS. Trần Thị Thu Hương Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh TÓM TẮT Nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, bắt đầu thập niên 2000 số hóa và kinh tế số đã phát triển với tốc độ cao và đang thay đổi nhanh chóng. mọi mặt của đời sống xã hội thì Việt Nam cũng đã hòa nhịp vào xu thế đó. Bài viết này cung cấp một số tìm hiểu bước đầu về kinh tế số, giới thiệu về nền kinh tế số của một số nước trên thế giới về lý luận. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị để phát triển kinh tế số đối với Việt Nam xuất phát từ thực tiễn nước ta. Từ khóa: Kinh tế số, cơ hội kinh tế số, nghịch lý kinh tế số 1. GIỚI THIỆU Kinh tế số (digital economy) một khái niệm được khởi nguồn từ đầu thập niên 1990 nhờ sự hình thành và phát triển của Internet, World Wide Web (Www) đã thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển tốc độ cao các công nghệ số tiên tiến. Trong khoảng gần ba (Budde, 2015) thập kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông và kinh tế số. Kinh tế số cùng với các biến thể của nó như kinh tế Internet, kinh tế mạng, kinh tế tri thức, kinh tế mới đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội. Chính sự phát triển với tốc độ cao và làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Một mặt, kinh tế số là một khu vực kinh tế đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân của nhiều nước và tạo nên các loại hình kinh doanh khác nhau đa dạng và luôn cải tiến không ngừng cùng với đó tạo nên nhiều loại hình việc làm mới trong xã hội. Hơn nữa, kinh tế số còn cung cấp các giá trị bổ sung cho người tiêu dùng và xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần của con người và nó đã trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới. Những hiểu biết một cách đúng đắn và sâu sắc về những thuận lợi cũng như khó khăn đối với kinh tế số là một trong những điều kiện hàng đầu để phát triển kinh tế số theo con đường tối ưu nhất. Trong khuôn khổ bài viết này cung cấp một số tìm hiểu về kinh tế số, tập trung vào việc giới thiệu khái niệm kinh tế số, một số cơ hội và thách thức từ nền kinh tế số thực tế về phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
  2. 64 2. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ SỐ Thuật ngữ “Kinh tế số (digital economics)” được dùng khá lâu trươc khái niệm CMCN 4.0. Thuật ngữ này lần đầu tiên được nói đến ở Nhật bản trong giai đoạn suy thoái kinh tế đầu nhứng năm 1990. Tiếp đó nó được dùng ở Phương Tây, theo Don Tapscott khái niệm kinh tế số bắt đầu được đề cập đến vào tháng 11 năm 1994 với việc chip Pentium bị công bố có lỗi dẫn đến việc cần phải thu hồi toàn bộ Chip Pentium của hãng. Và chính sự kiện này theo nhận định của Tapscott đã đánh dấu bước ngoặt kinh tế mới, thị trường số là khác biệt so với thị trường truyền thống ở các khía cạnh: mua sắm so sánh không giới hạn, các công ty có các sản phẩm thực sự ưu việt sẽ nhanh chóng chiểm lĩnh thị trường trong khi đó các công ty không có điều này sẽ nhanh chóng bị biến mất. Theo các nhà nghiên cứu đồng thuận một nhận định là hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về kinh tế số nhưng sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng của Internet vào kinh doanh đã kéo theo sự hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế liên quan đã dẫn đến sự đa dạng về định nghĩa kinh tế số. Theo nghiên cứu R. Bukht và R. Heeks đã tổng hợp hiện nay có 21 định nghĩa kinh tế số điển hình xuất hiện từ năm 1999 và ngày càng có thêm nhiều định nghĩa mới. Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế(công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng ) mà công nghệ số được áp dụng. Nền kinh tế số bao gồm các hiện tượng mới nổi như công nghệ Blockchain, nền tảng số, phương tiện truyền thông xã hội có các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động dựa trên ứng dụng công nghệ số mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về đi lại, vận chuyển, giao nhận, ăn uống để đáp ứng nhu cầu thuận tiện của khách hàng. Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu cuat công nghệ thông tin và Internet, giúp tối ưu hóa nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian, tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Theo Wikipedia, kinh tế số hàm ý một nền kinh tế dựa trên công nghệ tính toán số, dù rằng ngày càng được chúng ta nhìn nhận như cách thức kinh doanh thông qua các thị trường dựa vào Internet và các mạng toàn cầu. Theo Thomas Mesenbourg (2001), dù chưa đầy đủ, xác định ba hợp phần chính trong khái niệm kinh tế số, đó là: hạ tầng kinh doanh điện tử (hạ tầng “cứng” và “mềm”, viễn thông, mạng, vốn con người, ); kinh doanh điện tử (kinh doanh được tiến hành như thế nào, mọi quá trình tổ chức thực thi qua mạng điện tử trung gian) và thương mại điện tử (dịch chuyển hàng hóa qua mạng online). Do “số hóa”
  3. 65 lan tỏa ngày càng lan tỏa mạnh mẽ vào nền kinh tế thực nên việc mô tả rạch ròi kinh tế số không đơn giản. Khái niệm “Kinh tế số” là nền kinh tế số bao gồm tất cả các doanh nghiệp, dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên việc mua bán hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số hoặc các thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ. So với nền kinh tế truyền thống, nền kinh tế số có những đặc điểm mới dưới đây: - Dữ liệu chính là nguồn tài nguyên giá trị trong nền kinh tế số: sự phát triển coogn nghệ số cho phép việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau có thể từ điện thoại thông minh cho đến các thiết bị cảm biến trong các nhà máy. Những dữ liệu này cùng với khả năng phân tích dữ liệu lớn có thể tạo ra giá trị trong tất cả các hoạt động của cá nhân và cộng đồng - Sự tiến bộ của các phần cứng và phần mềm CNTT và TT: nền kinh tế số là kết quả của sự phát triển công nghệ số mới có tác động chuyển đổi vượt ra ngoài lĩnh vực CNTT&TT tới tất cả các lĩnh vực khác. - Các mô hình kinh doanh mới ra đời cho phép người dùng tương tác với nhau, qua nó tạo ta những ảnh hưởng tích cực cho cả mạng lưới và nâng cao hiểu quả nhờ giảm chi phí giao dịch. Đáng nói hơn công nghệ số không chỉ lấy doanh nghiệp làm trung tâm mà còn đưa người tiêu dùng vào vị trí trung tâm, trở nên có quyền năng hơn bởi họ có thể tự do đưa ra ý kiến và chia sẽ chúng. R. Bukht và R. Heeks nhận thấy các định nghĩa kinh tế số đều có chung đặc điểm là bao gồm kinh tế công nghệ thông tin – truyền thông ( khu vực CNTT&TT) cùng một danh mục tiêu dùng/ ứng dụng CNTT &TT, chính danh mục này là điểm khác biệt giữa các định nghĩa kinh tế số. Trên cơ sở đó hai ông đã đề xuất khung khái niệm kinh tế số ba phạm vi là kinh tế số lõi (Core Digital Economy), kinh tế phạm vi hẹp (Digital Economy) và kinh tế phạm vi rộng (Digitalised Economy) như sau: - Kinh tế số lõi bao gồm chế tạo phần cứng, dịch vụ thông tin, phần mềm và tư vấn CNTT &TT - Kinh tế số phạm vi hẹp gồm kinh tế số lõi bổ sung dịch vụ số (Digital services) và kinh tế nền tảng (platform economy). Ngoài ra kinh tế số phạm vi hẹp còn có một bộ phận kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng. - Kinh tế số phạm vi rộng bao gồm kinh tế số phạm vi hẹp bổ ung kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp 4.0, nông nghiệp chính xác , kinh tế thuật toán Báo cáo kinh tế thông tin năm 2019 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc cho biết đóng góp vào tài khoản quốc gia tính trên toàn thế giới của kinh tế số lõi
  4. 66 là 4,5% GDP và kinh tế số phạm vi hẹp là 15,5%, tương ứng tại Trung Quốc là 6% và 30%; tại Mỹ là 6,9% và 21,6%, xuất khẩu dịch vụ CNTT toàn cầu tăng từ 175 tỷ USD (năm 2005) lên 568 tỷ USD (năm 2018), dịch vụ cung cấp số toàn cầu tăng từ 1200 tỷ USD (năm 2005) lên 2900 tỷ USD (năm 2018), giá trị thương mại điện tử toàn cầu năm 2017 lên tới 29000 tỷ USD. Theo quan điểm kinh tế số phạm vi hẹp là phổ biến trong các nghiên cứu, triển khai về kinh tế số và đo lường kinh tế số. Nhìn nhận này đòi hỏi phải có cách tiếp cận bổ sung, đổi mới đối với công cuộc hiện đại hóa, nhất là tại các nước phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu như Việt Nam. Đó cũng chính là thách thức và rủi ro khi chúng ta gia nhập nền kinh tế số, tác động vô cùng to lớn, tích cực trên mọi khía cạnh của kinh tế và đời sống xã hội làm cho cơ hội phát triển rộng mở. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những va đập, xung đột giữa hai cơ chế vận ha 3. THÁCH THỨC VỀ KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM Nhìn nhận các khái niệm kinh tế số đòi hỏi phải có cách tiếp cận bổ sung, đổi mới đối với công cuộc hiện đại hóa, nhất là tại các nước phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu như Việt Nam. Đó cũng chính là thách thức và rủi ro khi chúng ta gia nhập nền kinh tế số, tác động vô cùng to lớn, tích cực trên mọi khía cạnh của kinh tế và đời sống xã hội làm cho cơ hội phát triển rộng mở. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những va đập, xung đột giữa hai cơ chế vận hành kinh tế cũ và mới, nhất là khi hệ thống giá trị, các chuẩn mực xã hội chưa được hình thành. Vì vậy cần có cái nhìn tổng quát, đầy đủ về những thách thức cơ bản để khắc phục khó khăn, giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy phát triển . 3.1. Nghịch lý năng suất từ kinh tế số Từ khi CNTT ra đời, nó đã đem lại rất nhiều tiện ích cho con người và sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên ít tai biết rằng vào đầu những năm 1980 khi chi phí cho máy tính và các ứng dụng quá lớn đã kéo chậm lại tốc độ phát triển của kinh tế toàn cầu. Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều hơn CNTT để dựng nên các hình mẫu, dự đoán, và liên tục dự đoán từ kinh tế học, khoa học đến y học của thế giới nhưng vẫn cần thời gian để nhận thức được chúng ta vẫn còn thô sơ và nặng tính giả thuyết như thế nào. Sự phát triển CNTT đã tạo nên đà lao dốc tạm thời trong năng suất kinh tế và nghiên cứu khoa học. Sự hình thành và phát triển đa dạng các hình thức, chiến lược và giải pháp kinh doanh mới dựa trên công nghệ số tạo ra các thách thức đo lường thống kê kinh tế hiện có. Những thách thức đo lường kinh tế số sẽ làm mờ nhạt và che dấu đi nhiều khía cạnh tác động của công nghệ số và kinh tế số đối với kinh tế vĩ mô. Việc giải quyết các thách thức đo lường kinh tế số sẽ tạo nên các cơ hội phát triển mới của công nghệ số cũng như kinh tế số. Ví dụ như đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã không theo kịp sự phát
  5. 67 triển của các công nghệ và kinh tế số, xu hướng giảm mức tăng GDP cũng đượccoi là xu hướng giảm năng suất diễn ra ở cả các nước phát triển trên thế giới. 3.2. Nghịch lý bất bình đẳng Thế giới đang giàu lên một cách nhanh chóng nhờ nền kinh tế số nhưng bất bình đẳng ngày càng sâu sắc. Người giàu thì ngày càng giàu hơn và người nghèo lại trở nên nghèo hơn. Dựa trên thu nhập của 189 quốc gia, Tổ chức Lao động Quốc tế đã công bố có khoảng 300 triệu người có mức thu nhập khoảng 7500 USD/tháng; nhưng có gần 1,6 tỷ người, chiếm gần một nửa lao động trên thế giới có thu nhập khoảng 200 USD/tháng và 10% số người lao động chỉ có mức thu nhập khoảng 22 USD/tháng. Theo một tổ chức phi chính phủ của Anh chuyên quan tâm về các vấn đề bất bình đẳng, đói nghèo, phân biệt đối xử đưa ra vào năm 2017 chỉ 8 người giàu nhất thế giới đã chiếm lượng của cải tương đương của 3,6 tỷ người nghèo nhất. Bất bình đẳng về kinh tế số được cho là xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Toàn cầu hóa và gia công ngoài thúc đẩy giảm lương: các công ty sản xuất có xu hướng dịch chuyển các nhà máy sản xuất về các nước có chi phí nhân giá rẻ - Thay đổi công nghệ dẫn đến việc giảm giá trị của nhân viên không có kỹ năng, tay nghề thấp, tăng nhân viên tay nghề cao theo công nghệ. Lợi nhuận và giá trị tạo ra từ những kỹ năng mới đương nhiên là cao hơn nhưng chỉ có những người biết trang bị và đủ sức nắm bắt các kỹ năng mới có thể nắm bắt được cơ hội. Ngược lại, những người không thích ứng được thì sẽ bị gạt ra trong quá trình phát triển và trở nên bần hàn nếu hệ thống an sinh xã hội không được đảm bảo. - Thị trường lao động trực tuyến 3.3. Thách thức đo lường kinh tế số Mặc dù tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh quy mô tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia nhưng cho tới nay chưa có nền kinh tế nào đo lường được đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế, theo nghiên cứu của các cơ quan quốc tế luôn tồn tại hai khu vực đó là khu vực kinh tế đã được quan sát và kinh tế chưa được quan sát. Thông tin vừa có đặc trưng của một tài sản có thể trao đổi, tạo ra giá trị kinh tế tích cực nhưng lại đồng thời không phải là tài sản, không thể giải thích được do vô hình, không thực sự tiêu hao giống tài sản thông thường. Thách thức đo lường kinh tế số thúc đẩy nhu cầu và nỗ lực nghiên cứu về kinh tế số và đo lường kinh tế số của các tổ chức quốc tế và quốc gia.
  6. 68 4. THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM 4.1. Thực trạng về nền kinh tế số tại Việt Nam Trong Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có hai mục tiêu tổng quát là: i) Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm ba nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, ii) Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại. Kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của Việt Nam. Sự chuyển mình của Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới vào những năm 80 của thế kỷ trước đã trở thành một nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 được ghi nhận là một thành công về mặt kinh tế. Theo nghiên cứu của Google và Temasek kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD vào năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 20125. Còn theo một nghiên cứu khác cho rằng GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm tới nếu chúng ta chuyển đổi số thành công. Với dân số gần 95,5 triệu dân, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, mật độ dân số xấp xỉ 308 người/km2, tuổi thọ trung bình là 76,3 tuổi, độ tuổi trung bình là 30,4, thu nhập bình quân đầu người là 2343 USD/năm. Năm 2007 số người sử dụng Internet ở Việt nam là 17,7 triệu người, đến năm 2017 con số đó tăng lên xấp xỉ 67% dân số. Hiện nay con số đó khoảng 72% dân số, 68% số người đang xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động, có 70% số thuê bao đang sử dụng dịch vụ 3G hoặc 4G. Việt nam hiện đang nằm trong top 20 nước có dân số sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới. Năm 2018, Việt Nam đạt 41/100 điểm, đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng về độ phủ dịch vụ đám mây với hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin khá, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. Xu hướng số hóa xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế từ thương mại, thanh toán đến giao thông, giáo dục, y tế và đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Hiện có khoảng 30 nghìn doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số và các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin với tổng doanh thu 2017 đạt 91,6 tỷ USD, gấp 12 lần so với 2010 (7,6 tỷ USD). Công nghệ phần mềm với khoảng 10 nghìn doanh nghiệp, có tốc độ tăng trưởng cao (15% - 20%/năm) doanh thu năm 2017 đạt 3,7 tỷ USD. Thương mại năm 2017 đạt doanh thu khoảng 8 tỷ USD (tăng trung bình 35%/năm) là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất. Việt Nam có 48 công ty Fintech cung cấp dịch vụ thanh toán tiền gửi và
  7. 69 tiền điện tử. Trong kinh doanh nội dung số, công nghiệp quảng cáo trực tuyến đạt doanh thu 390 triệu USD năm 2016, doanh thu trò chơi trực tuyến đạt doanh thu 500 triệu USD. Hằng năm, có hàng chục nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực số. Các doanh nghiệp viễn thông, Internet ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc góp phần tạo ra hơn 851000 việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, sự bùng nổ về kinh tế cũng đặt Việt nam trước nghững thách thức trong đó có vấn đề về mặt pháp lý, an toàn tấn công mạng về việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, năm 2017 có 35% người dùng Internet tại Việt Nam có khả năng bị tấn công mạng, xếp thứ 6 thế giới. Năm 2018, được xếp thứ 3 trong danh sách bị tấn công mạng nhiều nhất. Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam cho biết, có tổng cộng 10000 vụ tấn công mạng nhằm vào Internet năm 2017, gây thất thoát 12,3 nghìn tỷ đồng. Còn theo tập đoàn công nghệ thông tin BKAV và các chuyên gia an ninh mạng, thiệt hại gây ra bởi tấn công mạng ở Việt Nam tăng 15% lên tới mức 540 triệu USD trong năm 2016 – 2017. Phân tích của BKAV cho thấy các thiết bị Internet vạn vật đặc biệt dễ bị tổn thương trong khi đó các cuộc tấn công liên quan tới tiền điện tử là mối đe dọa mới. Từ những phân tích trên cho ta thấy những thách thức sau: Ở góc độ quản lý nhà nước, do tính đặc thù của Internet là không biên giới, trong đó lãnh thổ và biên giới trở nên tương đối, các doanh nghiệp nước ngoài có thể kinh doanh ở Việt Nam, điều này đặt ra khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, trong việc tính và thu thuế. Nếu chính sách quản lý quá chặt thì sẽ tạo nên những cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp trong nước do các công ty nước ngoài không bị quản lý bởi chính sách của Việt Nam. Bên cạnh đó cần phải có hệ thống pháp lý để giải quyết tranh chấp cho các hoạt động từ kinh tế đến dân sự trên môi trường số chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn cho công tác quản lí. Mạng xã hội là nền tảng quan trọng cho kinh doanh đặc biệt là kinh doanh online, là kênh phản hồi quan trọng cho người dùng trong nền kinh tế số. Nhưng mạng xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý như quyền riêng tư, vấn đề thông tin giả, không chính xác Ở góc độ doanh nghiệp, đa phần quy mô của doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, thiếu thốn về cả vốn và trình độ công nghệ thấp sử dụng các công nghệ lạc hậu nên sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi sang nền kinh tế số. Hơn nữa cho thương mại không biên giới nên các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam như các trang thương mại điện tử Lazada, Shopee, hay các hãng xe công nghệ như Uber, Grab đã thay thế dần taxi truyền thống, xe ôm truyền thống. Trong các lĩnh vực khác, như cung cấp các dịch vụ lưu trú, lữ hành, vận chuyển, giải trí cũng đang chiếm lĩnh bởi các
  8. 70 doanh nghiệp nước ngoài. Rõ ràng là sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng hỗ trợ cho nền kinh tế số phát triển nhanh và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, để nền kinh tế số phát triển một cách bền vững thì cần phải có giải pháp hỗ trợ đồng bộ và nỗ lực từ nhiều phía. 4.2. Một số giải pháp để phát triển kinh tế số ở Việt Nam • Kinh tế số cần xây dựng lộ trình phát triển cho nền kinh tế số của Việt nam trong tương lai, cần thiết phải đánh giá được vai trò của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế tổng thể của Việt Nam. Khởi nghiệp công nghệ và nâng cao năng suất của đội ngũ lao động lành nghề chính là con đường dể Việt nam duy trì được mức tăng trưởng cao, vượt qua giai đoạn thu nhập trung bình thấp và tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập cao. Thực hiện điều này chỉ có thể thông qua đầu tư một cách cẩn trọng vào cả hạ tầng cứng và mềm, đem lại tăng trưởng bao trùm và tăng năng suất yếu tố tổng hợp trên tất cả các ngành công nghiệp. Để đạt được mức thu nhập cao, các quốc gia cần phải chuyển từ ứng dụng công nghệ sang phát triển công nghệ. Khi các quốc gia có bước tiến trên thang thu nhập, các nhân tố quyết định tăng trưởng sẽ thay đổi. Điều này có nghĩa là cần phải đánh giá lại các chiến lược tăng trưởng kinh tế ở mỗi cột mốc kinh tế để duy trì tốc độ tăng trưởng cao. • Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kinh tế số Việt Nam. Nhà nước cần tạo ra môi trường hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển nền kinh tế số. Các ứng dụng công nghệ sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ. Muốn làm được điều đó Nhà nước phải mạnh dạn xóa bỏ những rào cản trong chính sách quản lý trong lĩnh vực công nghệ vì đôi khi sự chuyển đổi nhanh chóng của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số đã dẫn đến một số quy định pháp luật không theo kịp. Vai trò chính của Nhà nước là quản lý, dẫn dắt nền kinh tế thực hiện thành công chiến lược phát triển đất nước, mạnh dạn chấp nhận các mô hình kinh doanh mới sau đó mới hình thành chính sách, quy định để quản lý. Hỗ trợ huy động các nguồn lực, có những chính sách ưu đãi về thuế cho ngành phần mềm, các doanh nghiệp dầu tư, phát triển, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông mới tiến tới xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. • Phát triển nguồn nhân lực kinh tế số. Trước mắt chúng ta cần hình thành một đội ngũ chuyên gia kinh tế số cao cấp đủ kiến thức và kỹ năng để định hình phát triển kinh tế số ở tầm quốc gia dù biết rằng công việc này không thể nhanh chóng để có được. Tiếp theo cần nâng cao năng lực kinh tế số đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
  9. 71 nghiệp vừa và nhỏ. Đội ngũ này cũng chính là nhân tố tạo động lực, triển khai và ứng dụng các thành phần kinh tế số, vượt qua rào cản lớn nhất hiện nay là trình độ cạnh tranh của Việt nam còn rất thấp. Cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT được xem là một trong những mối thách thức lớn đối với sự phát triển nền kinh tế số. Cần phải thay đối chương trình đào tạo theo kịp các xu hướng công nghệ mới, đẩy nhanh xã hội hóa CNTT. Xây dựng xã hội học suốt đời. • Xây dựng hệ sinh thái kinh tế số Việt Nam. Với các trình bày ở trên đã chứng minh được người Việt Nam đã dành một thời lượng đáng kể cho các hoạt động trên mạng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. Do đó phát triển hệ sinh thái số ở Việt nam là hướng đi lâu dài, cần thiết, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội và người dân Việt Nam. Hệ sinh thái số trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang thay đổi từng ngày, và sẽ dịch chuyển sang các hình thái khác. Sẽ có những yếu tố buộc các loại hình dịch vụ này phải thay đổi để tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Có 2 yếu tố đóng vai trò chính cho sự thay đổi này trong thời gian tới là trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo mật cá nhân (Privacy). AI là công nghệ, các doanh nghiệp buộc phải sử dụng AI để tăng sức cạnh tranh, thay đổi sản phẩm của mình nhanh hơn để thu hút khách hàng; Privacy lại kiên quan đến con người và xã hội, đến chính sách. Với tính bảo mật nhiều lớp, doanh nghiệp có thể yên tâm khi chuyển dịch vụ của họ lên nền tảng số khi đó hệ thống dữ liệu sẽ đáng tin cậy hơn, chất lượng dịch vụ nhanh hơn,an toàn hơn. Doanh nghiệp muốn sống sót phát triển để chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế thì không thể bỏ qua hai yếu tố này. Hệ sinh thái hạ tầng có thể nhanh chóng tạo ra các dịch vụ hành chính công, chính phủ điện tử nhanh, an toàn, hiệu quả, giảm chi phí đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. 5. KẾT LUẬN Trong thời đại ngày nay, kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu đối với các nền kinh tế trên thế giới. Trong bài viết này đã trình bày một số khái niệm về kinh tế số dù rằng hiện nay chưa có một thống nhất nào về khái niệm kinh tế số, đồng thời trình bày một số đặc điểm , cơ hội và rủi ro khi xây dựng nền kinh tế số tại Việt nam. Đề xuất một số giải pháp để phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để Việt Nam nâng tầm nội lực của chính mình.
  10. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. MGI (2017) ‘China’s Digital Economy: A leading grobal force’, McKinsey Global Institute, McKinsey&Company 2. Paul Budde (2015) ‘South Korea – Digital Economy’. Paul Budde Communication Pty Ltd 3. OECD (2014) ‘Measuring the Digital Economy: A New Perspective’. OECD Publishing. 4. ttps://vjst.vn/vn/tin-tuc/2924/phat-trien-nen-kinh-te-so-o-viet-nam nhung-rao- can-va-goi-y-chinh-sach.aspx 5. 6. Hà Quang Thụy và Nguyễn Trí Thành. Khoa học dữ liệu, tiền hóa dữ liệu và khả năng thực thi tại Việt Nam. Tạp chí Công Thương