Một số vấn đề về xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

pdf 14 trang Gia Huy 3120
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_xuat_nhap_khau_viet_nam_giai_doan_2013_2018.pdf

Nội dung text: Một số vấn đề về xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2018 Import and export activities of Vietnam for the period 2013 -2018 ThS. Trần Thị Phƣơng Thảo1, ThS. Hoàng Xuân Trƣờng2 1,2Trường Đại học Hải Phòng Email: 1) phuongthao.tc.hp@gmail.com, 2)hxtruong.ppgv@gmail.com TÓM TẮT Trải qua hơn 30 năm thực hiện đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế trong nƣớc và thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng nhƣ tăng trƣởng kinh tế. Sự gia nhập ngày một tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam đã mang lại những thành tựu không nhỏ tới hoạt động thƣơng mại nhƣng vẫn có một số hạn chế nhất định, bài viết đã phần nào khái quát đƣợc tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013-2018 ở một số phƣơng diện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Xuất khẩu, Nhập Khẩu, Thƣơng mại quốc tế 389
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ABTRACT Over 30 years of the implementation in innovation and international economic integration, Vietnam's import and export activities have been increasingly playing an important role in domestic and world economic activities, contributing to improve competitiveness as well as economic growth. The active accession of Vietnamese enterprises has brought significant achievements to trade activities but still has certain limitations. The article has partly generalized the situation of Vietnam import and export period of 2013-2018 in some aspects, then propose some solutions to improve the efficiency of Vietnam's commercial activities in the next period. Keywords: Export, Import, International Trade 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động Xuất nhập khẩu giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia mà còn đối với cả thế giới, vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với các nƣớc khác trên toàn thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh hơn, thịnh vƣợng hơn, là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, của khoa học công nghệ. Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian qua không ngừng đƣợc mở rộng cả về thị trƣờng và danh mục hàng hóa, dịch vụ với giá trị thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ tăng trƣởng nhanh, giúp Việt Nam dần dần đạt thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó thì hoạt động xuất nhập khẩu vẫn cần có thêm nhiều động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu xuất nhập khẩu hơn nữa, đặc biệt là các doanh nghiệp có 100% vốn trong nƣớc, cũng nhƣ khai thác triệt để các tiềm năng, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu toàn diện hơn. Bài viết tập trung nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2013-2018 trên một số các khía cạnh về thành phần kinh 390
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 tế, loại hình hàng hóa, khối liên kết kinh tế từ đó chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động xuất, nhập khẩu trong giai đoạn 2013-2018 và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại Việt Nam trong thời gian tới. 2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2017 2.1 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2013-2017 -Về thứ hạng xuất, nhập khẩu: Nhìn vào đồ thị 1 có thể thấy Việt Nam ngày càng rút ngắn khoảng cách, nâng dần thứ hạng của mình trên thế giới cả ở lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu; Đồ thị 1: Thứ hạng xuất, nhập khẩu của Việt Nam trên thế giới 2013- 2017 (Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam 2017 (năm 2018)) Cụ thể, năm 2013 thứ hạng xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới là 34, thứ hạng nhập khẩu của Việt Nam trên thế giới là 32, sau đó giữ ổn định trong năm 2014 và năm 2015 với đồng thứ hạng là 32, sang năm 2016 thứ hạng xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới rút ngắn còn 26, thứ hạng nhập khẩu của Việt Nam trên thế giới là 25, năm 2017 thứ hạng xuất khẩu bị tụt xuống một bậc ở vị trí 27, còn thứ hạng nhập khẩu vẫn giữ nguyên ở vị trí 25. Xét trong khối ASEAN thì Việt Nam 391
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 chỉ đứng sau 3 nƣớc Singapore (14), Thái Lan (21), Malaysia (25) ở lĩnh vực xuất khẩu; còn ở lĩnh vực nhập khẩu thì Việt Nam chỉ đứng sau 2 nƣớc Singapore (16), Thái Lan (24) -Về tình hình xuất, nhập khẩu: Đồ thị 2: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt - (Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam 2017 (năm 2018)) Năm 2013-2017 Số liệu đồ thị 2 cho thấy thƣơng mại hàng hóa hai chiều của Việt Nam đều tăng trƣởng đều đặn qua các năm, cụ thể năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt giá trị 132.03 tỷ USD thì đến năm 2017 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt giá trị 215.12 tỷ USD. Bên cạnh đó kim ngạch nhập khẩu cũng có biến động tƣơng tự qua các năm, năm 2013 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng đạt giá trị 132.03 tỷ USD, đến năm 2017 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã đạt giá trị 213.01 tỷ USD. Trong đó có sự đóng góp chủ yếu từ các tỉnh, thành phố sau: TP. Hồ Chí Minh đóng góp giá trị xuất khẩu năm 2013 là 29.81 tỷ USD, năm 2017 đạt 35.62 tỷ USD; giá trị nhập khẩu năm 2013 là 28.61 tỷ USD, năm 2017 đạt 43.56 tỷ USD; Bắc Ninh đóng góp giá trị xuất khẩu năm 2013 là 25.06 tỷ USD, năm 2017 đạt 31.35 tỷ USD; giá trị nhập khẩu năm 2013 là 21.58 tỷ USD, năm 2017 đạt 30.16 tỷ USD; Hà Nội đóng góp chủ yếu ở lĩnh vực nhập khẩu với kim ngạch năm 2013 là 23.44 tỷ USD, năm 2017 đạt 29.03 tỷ USD, còn lại có đến 392
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 14/ 20 tỉnh, thành phố khác đều có mức đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu có giá trị dƣới 10 tỷ USD hàng năm, cho thấy các tỉnh, thành phố chƣa khai thác triệt để hoạt động thƣơng mại quốc tế. Trong giai đoạn này hầu hết các năm đều thặng dƣ từ 1-2 tỷ USD do xuất khẩu tăng trƣởng nhanh hơn nhập khẩu và có sự đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên trong năm 2015 có sự chuyển biến ngƣợc, cán cân thƣơng mại bị thâm hụt 3.54 tỷ USD do xuất khẩu tăng trƣởng chậm trong khi nhập khẩu tăng mạnh hơn do các hoạt động kinh tế trong nƣớc tăng, sự gia tăng mạnh của nhập khẩu chủ yếu là do nhập máy móc và thiết bị điện tử phục vụ sản xuất, và chủ yếu từ khu vực doanh nghiệp trong nƣớc để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. 2.2. Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2013-2017 Đồ thị 3: Tình hình tham gia hoạt động XNK của DN Việt Nam 2013-2017 (Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam 2017 (năm 2018)) Trong giai đoạn 2013-2017, nhận thức đƣợc những lợi ích khi tham gia thƣơng mại quốc tế, do vậy số lƣợng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ số tờ khai xuất nhập khẩu đều tăng qua các năm , cụ thể năm 2013 có 52.17 nghìn doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tƣơng đƣơng 5921 nghìn tờ khai xuất nhập 393
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 khẩu, đến năm 2017 có 79.72 nghìn doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu (tăng gấp 1.5 lần so với năm 2013) tƣơng đƣơng 11313 nghìn tờ khai xuất nhập khẩu. Tờ khai xuất nhập khẩu đều tăng nhiều hơn số doanh nghiệp cả vể tỷ lệ và tỷ trọng cho thấy sự tích cực tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam đối với hoạt động thƣơng mại quốc tế. Đồ thị 4: Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của các DN Việt Nam 2013-2017 (Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam 2017 (năm 2018)) Đồ thị 4 cho biết cơ cấu tham gia hoạt động thƣơng mại quốc tế giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nƣớc: Tỷ trọng đóng góp vào hoạt động thƣơng mại quốc tế của các doanh nghiệp FDI (chiếm từ 61.3%-70.9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm từ 56.4%-60% trong tổng kim ngạch nhập khẩu) đều lớn hơn tỷ trọng của các doanh nghiệp trong nƣớc và có xu hƣớng ngày một gia tăng. Cụ thể năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 80.92 tỷ USD (tăng 26.4% so với năm trƣớc), kim ngạch nhập khẩu đạt 74.44 tỷ USD (tăng 24.2% so với năm trƣớc), đến năm 2017 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 152.55 tỷ USD (tăng 23.1% so với năm trƣớc), kim ngạch nhập khẩu đạt 127.84 tỷ USD (tăng 24.8% so với năm trƣớc), kéo theo cán cân thƣơng mại đạt giá trị thặng dƣ và có 394
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 giá trị tăng đều theo các năm. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI. Trong khi đó các doanh nghiệp trong nƣớc tỏ ra kém cạnh tranh hơn trong việc tác động vào cán cân thƣơng mại, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nƣớc đạt 51.11 tỷ USD (tăng 1.2% so với năm trƣớc), kim ngạch nhập khẩu đạt 57.59 tỷ USD (tăng 7% so với năm trƣớc), đến năm 2017 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nƣớc đạt 62.57 tỷ USD (tăng 18.7% so với năm trƣớc), kim ngạch nhập khẩu đạt 85.17 tỷ USD (tăng 17.7% so với năm trƣớc), kéo theo cán cân thƣơng mại đều thâm hụt và ngày một thâm hụt nhiều hơn theo các năm (từ -6.48 tỷ USD đến – 22.6 tỷ USD). 2.3. Tình hình xuất nhập khẩu hàng h a theo nh m loại hình giai đoạn 2013-2017 Đồ thị 5 cho biết mức độ đóng góp của các nhóm loại hình chính đƣợc chia lại theo quy định năm 2014, theo đó ta thấy tỷ trọng đóng góp của các loại hình có sự khác nhau ở lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu, nhóm chế biến – gia công – sản xuất đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu (từ 91.12 tỷ USD chiếm tỷ trọng 69.02% trong năm 2013 và gia tăng đến năm 2017 đạt kim ngạch xuất khẩu là 166.67 tỷ USD tƣơng đƣơng tỷ trọng 77.48%), trong khi ở lĩnh vực nhập khẩu thì nhóm chế biến – gia công – sản xuất và nhóm kinh doanh có tỷ trọng tƣơng đƣơng nhau và có xu hƣớng đảo chiều, năm 2013 kim ngạch nhập khẩu của loại hình kinh doanh đạt 70.25 tỷ USD chiếm tỷ trọng 53.21% và gia tăng đều qua các năm nhƣng đến năm 2017 lại giảm về tỷ trọng đạt 47.16%, trong khi nhóm chế biến – gia công – sản xuất chiếm tỷ trọng từ 41.22% năm 2013 và tăng dần đến năm 2017 đạt 48.7% tăng hơn loại hình kinh doanh 1.54%. tuy nhiên loại hình kinh doanh và các loại hình khác đều đóng góp làm cán cân thƣơng mại bị thâm hụt qua các năm (năm 2013 cán cân thƣơng mại thâm hụt 30.77 tỷ USD, đến năm 2017 thâm hụt 57.84 tỷ USD ở loại hình kinh doanh), trong khi loại hình chế biến – gia công – sản xuất lại đóng góp làm 395
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 thăng dƣ cán cân thƣơng mại và có xu hƣớng gia tăng (năm 2013 góp phần làm cán cân thƣơng mại thặng dƣ 36.71 tỷ USD, đến năm 2017 thặng dƣ 62.94 tỷ USD) Đồ thị 5: Xuất nhập khẩu theo nhóm loại hình chính 2013-2017 (Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam 2017 (năm 2018)) 2.4. Tình hình xuất nhập khẩu hàng h a Việt Nam theo các khối liên kết kinh tế giai đoạn 2013-2017 Có thể thấy sự đóng góp của Việt Nam trong tổ chức WTO chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khối liên kết kinh tế cả về lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu, cụ thể năm 2013 kim ngạch xuất khẩu trong khối WTO đạt giá trị 129.39 tỷ USD với tỷ lệ 14.8% so với năm trƣớc, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt giá trị 212.475 tỷ USD với tỷ lệ 21.4%, còn kim ngạch nhập khẩu cũng tăng qua các năm với giá trị tƣơng đƣơng nên khiến cán cân thƣơng mại không bị tác động nhiều. Sự tham gia thƣơng mại quốc tế của Việt Nam với khối APEC có tác động khá lớn tới kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thƣơng mại, cụ thể năm 2013 kim ngạch xuất khẩu với khối APEC đạt giá trị 86.96 tỷ USD với tỷ lệ 12.7% so với năm trƣớc, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt giá trị 149.1 tỷ USD với tỷ lệ 24.5%, trong khi giá trị nhập khẩu cao hơn khiến cán cân thƣơng mại bị thâm hụt 21.83 tỷ USD trong năm 2013 và tiếp tục thâm hụt nhiều hơn đến năm 2017 với giá trị -31.05 tỷ USD. Mối quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với khối Bắc Mỹ NAFTA 396
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 (Hiện nay là USMCA) dƣờng nhƣ giúp cân bằng lại cán cân thƣơng mại, thặng dƣ qua các năm từ 20.52 tỷ USD năm 2013 tiến đến 35.71 tỷ USD năm 2017, trong đó chủ yếu là xuất siêu tuy tỷ trọng không lớn với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 26.28 tỷ USD với tỷ lệ 22.2% so với năm trƣớc, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt giá trị 46.65 tỷ USD với tỷ lệ 8.5%. Khu vực có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tuy không lớn nhƣng do chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và xuất khẩu dẫn đến thặng dƣ cán cân thƣơng mại khá lớn đó là EU, cán cân thƣơng mại của Việt Nam với khu vực EU năm 2013 thặng dƣ 14.87 tỷ USD và tăng dần đến năm 2017 thặng dƣ 26.14 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trƣờng EU là các sản phẩm truyền thống dựa trên lợi thế lao động nhƣ hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, hải sản, máy vi tính. Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu từ hầu hết các nƣớc thành viên EU, mặt hàng nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc - thiết bị - dụng cụ, dƣợc phẩm, sữa và sản phẩm từ sữa. Còn mối quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các khu vực còn lại đều theo hƣớng nhập siêu qua các năm. Bảng 1: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam theo các khối liên kết kinh tế 2013-2017 397
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2018 - Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức cao nhất từ trƣớc tới nay: Xuất khẩu năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 28,36 tỷ USD tƣơng đƣơng 13,2% so với năm 2017, vƣợt xa chỉ tiêu kế hoạch đƣợc Quốc hội và Chính phủ giao. Tăng trƣởng xuất khẩu có đóng góp lớn vào tăng trƣởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô, cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cũng nhƣ trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Cùng với giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nƣớc năm 2018 đã vƣợt mốc 450 tỷ USD, đạt 480,19 tỷ USD, tăng 12,2% (tƣơng ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trƣớc. Với kết quả ấn tƣợng của xuất nhập khẩu trong năm 2018 thì thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018 có thể tiếp tục đƣợc cải thiện trên bảng xếp hạng, giữ vững vị trí trong số 30 nƣớc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất. Do vậy mức thặng dƣ đạt đƣợc năm 2018 là gần 6,8 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với thặng dƣ năm 2017 (2,11 tỷ USD). Kết quả này đã góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. [1] - Về loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hƣớng tích cực với quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đƣợc mở rộng. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8% (tăng 1,7% so với năm 2017), tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9% (giảm 1,2% so với năm 2017) và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm 1,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 0,3% so với năm 2017). Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc.[1] 398
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Về cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam: năm 2018 cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tƣơng tự tình hình năm 2017, tỷ trọng khu vực FDI chiếm 70.45%, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 171.533 Tỷ USD, tuy nhiên nếu nhƣ những năm trƣớc đây, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI luôn đạt mức tăng trƣởng cao hơn so với khối doanh nghiệp trong nƣớc thì năm 2018, tốc độ tăng trƣởng của khối trong nƣớc (14.99%) đã cao hơn khối FDI (12.44%). cơ cấu nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tƣơng tự tình hình năm 2017, tỷ trọng khu vực FDI chiếm 59.86%, đạt giá trị kim ngạch nhập khẩu 141.68 Tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng 10.83%, thấp hơn năm 2017. [3] - Về các khối liên kết kinh tế: Sự tham gia thƣơng mại quốc tế của Việt Nam với khối APEC năm 2018 vẫn theo xu hƣớng nhập siêu, kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị 169.855 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu cao hơn khiến cán cân thƣơng mại bị thâm hụt 28.59 tỷ USD. Mối quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với khối Bắc Mỹ NAFTA (Hiện nay là USMCA) giúp cân bằng lại cán cân thƣơng mại, thặng dƣ nhiều hơn năm 2017, đạt giá trị 38.05 tỷ USD năm 2018, trong đó chủ yếu là xuất siêu với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 52.78 tỷ USD với tốc độ tăng 13.14%. Khu vực có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tuy không lớn nhƣng do chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và xuất khẩu dẫn đến thặng dƣ cán cân thƣơng mại khá lớn đó là EU, cán cân thƣơng mại của Việt Nam với khu vực EU năm 2018 thặng dƣ 28.06 tỷ USD với tốc độ tăng 7.35% so với năm 2017. Còn mối quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các khu vực còn lại vẫn không có sự thay đổi, đều theo hƣớng nhập siêu qua các năm.[3] 4. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tập trung khắc phục: Một là, Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển chƣa đồng đều ở các 399
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 tỉnh, thành phố, chỉ tập trung một vài tỉnh, thành phố nhƣ TP.Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, có đến có đến 14/ 20 tỉnh, thành phố khác đều có mức đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu có giá trị dƣới 10 tỷ USD hàng năm. Một số nơi đóng góp cho kim ngạch nhập khẩu có giá trị cao nhƣng lại thiên về nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động thƣơng mại nói chung. Do đặc thù từng vùng gây nên sự phát triển chƣa đồng đều, ngoài ra chƣa có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn còn chƣa khai thác triệt để lợi thế đặc thù của từng địa phƣơng; đồng thời thiếu sự thúc đẩy, tạo điều kiện cụ thể từ phía các cơ quan chức năng. Hai là, Các doanh nghiệp có 100% vốn trong nƣớc vẫn còn loay hoay, thiếu tính cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hƣớng giảm. Do các doanh nghiệp trong nƣớc chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài chính thấp, năng lực quản lý còn hạn chế, do vậy khó có thể đáp ứng đƣợc nhiều điều kiện nhƣ các quy định khắt khe về kỹ thuật, các chính sách bảo hộ, các quy định về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, yêu cầu phức tạp về bao bì, ký mã hiệu,ngôn ngữ trên bì, công cụ chống bán phá giá và chống trợ cấp gây ảnh hƣởng không nhỏ tới các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thƣơng mại quốc tế. Đồng thời các hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu nhƣ hoạt động xúc tiến thƣơng mại chƣa đƣợc triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất, tiếp thị đến thâm nhập thị trƣờng. Nhiều quy định vẫn còn chồng chéo, phát sinh nhiều thủ tục hành chính chƣa phù hợp với đặc thù của hoạt động thƣơng mại Ba là, Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế tuy có phát triển nhƣng chƣa đồng đều, có thị trƣờng mang lại giá trị kim ngạch cao nhƣng nhiều thị trƣờng còn mang lại kim ngạch xuất nhập khẩu thấp. Do các doanh nghiệp chƣa nắm bắt tận dụng hết những tiềm năng sẵn có của mình, đồng thời thiếu nguồn thông tin hay sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc nên các doanh nghiệp chƣa đáp ứng đủ điều kiện tham gia vào nhiều thị trƣờng. 400
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp góp phần khắc phục những tồn tại, cụ thể: Một là, Hoàn thiện thể chế, khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện khắt khe về lao động, môi trƣờng, chính sách bảo hộ, quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có phƣơng án phát triển hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể, phù hợp với đặc thù kinh tế của từng địa phƣơng, khai thác thể mạnh để giúp các địa phƣơng phát triển đồng bộ, tăng hiệu quả kinh tế của từng địa phƣơng cũng nhƣ cả nƣớc. Tăng cƣờng đầu tƣ công nghệ phục vụ công tác kiểm tra, quản lý chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Đồng thời, cần quy định các chế tài đủ mạnh đối với các hành vi vi phạm; Hai là, Phát triển doanh nghiệp trong nƣớc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuyên truyền, phổ biến tích cực và cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hƣớng dẫn các doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp cũng nhƣ đảm bảo quản lý nghiêm ngặt để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà các thị trƣờng quốc tế yêu cầu Ba là, Tiếp tục đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến gắn với thƣơng mại điện tử, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ tránh trục lợi, gian lận nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia hoạt động thƣơng mại Bốn là, Có chính sách cụ thể nhằm thu hút, khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. 401
  14. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 6. KẾT LUẬN Nhờ có chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc mà hoạt động xuất nhập khẩu đã từng bƣớc khẳng định đƣợc tầm quan trọng của mình trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Theo xu hƣớng chung của nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển về số lƣợng, đổi mới, nâng cao năng lực của mình. Trong bối cảnh hiện nay, để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hết thế mạnh của mình thì rất cần thêm nữa sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, có sự hỗ trợ cụ thể, môi trƣờng kinh doanh hấp dẫn, lành mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ công thƣơng (năm 2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, NXB Công thƣơng 2. Tổng cục Hải quan Việt Nam (năm 2018), niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, NXB Tài chính 3. Tổng cục thống kê (năm 2019), Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ các tháng năm 2018 từ 402