Nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong việc chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI

pdf 6 trang Gia Huy 18/05/2022 2970
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong việc chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_quan_ly_thue_trong_viec_chong_chuyen_gia_c.pdf

Nội dung text: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong việc chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI

  1. THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 91 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TRONG VIỆC CHỐNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI IMPROVE EFFICIENCY IN THE TAX ADMINISTRATION AGAINST FDI ENTERPRISES' TRANSFER PRICING THS. NGUYỄN THỊ THANH HIỀN Khoa Kinh tế vận tải, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Sđt: 0989901894, Email: thanhhien2388@gmail.com TÓM TẮT: Việt Nam là một nước đang phát triển, với chủ trương mở cửa hội nhập khuyến khích, thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Số lượng Doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với việc số thu thuế càng nhiều. Tuy nhiên, một số ở một số Doanh nghiệp FDI vẫn còn xuất hiện tình trạng chuyển giá, gây thâm hụt cho Ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến các Doanh nghiệp trong nước. Bài viết đã đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về Thuế để chống chuyển giá của các Doanh nghiệp FDI, giảm thiểu tổn thất cho Ngân sách Nhà nước cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Doanh nghiệp trong nước. TỪ KHÓA: Hiệu quả, quản lý thuế, chống chuyển giá, công ty đa quốc gia, Doanh nghiệp FDI ABSTRACT: Vietnam is a developing country, with the aim of opening up encouraging integration, attracting investment, especially capital foreign direct investment (FDI). Number of FDI enterprises is increasing, meaning that more and more tax revenue. However, some in a number of foreign invested enterprises still appear transfer pricing situation, causing the deficit for the state budget and affect the domestic enterprises. Post has taken the measures to improve the management efficiency of the tax to transfer pricing of foreign invested enterprises, to minimize losses to the state budget as well as create a healthy competitive environment for domestic enterprises . KEYWORDS: Effective, tax management, transfer pricing, Multi Nations Company, FDI enterprises MỞ ĐẦU Trong bối cảnh đất nước ta đang từng bước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thì việc thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước là rất cần thiết. Với chủ trương mở cửa hội nhập khuyến khích, thu hút đầu tư, trong những năm qua, lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Theo quy định của Luật Đầu tư 2005 (LĐT), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Cho đến nay, khu vực Doanh nghiệp FDI nói chung đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến tháng 12 năm 2015, Việt Nam đã thu hút được 2.013 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký mới đạt 15,58 tỷ USD và đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bên cạnh những đóng góp của các Doanh nghiệp FDI, thì vẫn còn tình trạng chuyển giá gây ra thâm hụt một lượng thuế lớn cho Ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả nước. Chính vì vậy, để chống tình trạng chuyển giá hiện nay thì cần NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
  2. 92 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ phải tăng cường quản lý thuế, tạo hành lang pháp lý chắc chắn đối với hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI. 1. CHUYỂN GIÁ, CÁC PHƢƠNG THỨC CHUYỂN GIÁ Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên (các Doanh nghiệp FDI) trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company - MNCs) trên toàn cầu. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết để chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế TNDN cao sang nơi thuế TNDN thấp hơn. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Chuyển giá được thực hiện qua một số phương thức như sau: Một là, chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư. Lợi dụng chính sách thông thoáng về thu hút đầu tư của Việt Nam theo hướng phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên đất đai và nhân công, MNCs đã thực hiện chuyển giá để trục lợi. Bên cạnh đó, các MNCs cũng nắm bắt được hạn chế của Việt Nam về nguồn lực tài chính và khả năng thẩm định giá trị tài sản cố định, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị đặc thù được định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế để thực hiện chuyển giá. Việc nâng khống giá trị vốn góp sẽ đem đến một số lợi ích kinh tế như: - Nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển một phần lợi ích kinh tế ngược trở lại cho mình thông qua việc trích khấu khao tài sản cố định và phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ vốn góp gây thiệt hại cho nhà nước và bên liên doanh Việt Nam. - Nâng giá trị vốn góp cao hơn so với thực tế để chiếm tỷ trọng vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam. Từ đó, nắm quyền kiểm soát và điều hành Doanh nghiệp, thực hiện chuyển giá gây thua lỗ triền miên khiến Doanh nghiệp Việt Nam không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, phải bán lại phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài và liên doanh trở thành Doanh nghiệp 100% vốn FDI. Hai là, chuyển giá qua chuyển giao công nghệ. Đây là hành vi chuyển giá thông qua việc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Chuyển giao công nghệ là loại hình chuyển giao tài sản vô hình, việc định giá đối với loại tài sản này rất khó khăn và mang tính đặc thù. Lợi dụng đặc tính này, Doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài thường tính phí bản quyền rất cao đối với công ty MNCs tại Việt Nam khiến cho chi phí đầu vào bị đẩy lên cao, kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, Doanh nghiệp FDI Việt Nam chịu thiệt hại, còn khoản phí bản quyền được trả cho bên nước ngoài. Ba là, chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá. Hành vi chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá là hành vi chuyển giá tương đối phổ biến tại các Doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam trong những năm qua. Đặc biệt là các Doanh nghiệp 100% vốn FDI, diễn ra tại một số ngành nghề chính như: may mặc, da giày, chế biến lương thực, thực phẩm Xuất phát từ chênh lệch thuế suất thuế NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
  3. THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 93 TNDN giữa Việt Nam với các quốc gia khác, để tối thiểu hoá nghĩa vụ thuế của cả hệ thống tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài đã chi phối đến giá chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá giữa công ty con với các bên liên kết ở nước ngoài theo hướng chuyển lợi nhuận từ Việt Nam về công ty liên kết tại quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp hơn thông qua đẩy giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao hơn giá thị trường và hạ giá bán sản phẩm thấp hơn giá thị trường. Bốn là, chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ. Việc cung cấp dịch vụ giữa công ty mẹ với các công ty trong nội bộ tập đoàn và giữa các công ty trong nội bộ tập đoàn với nhau thường rất khó định giá và khó xác định có thực sự phát sinh hay không. Lợi dụng đặc tính này, trong những năm qua, một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam thực hiện hành vi cung cấp các dịch vụ quản lý và hỗ trợ quản lý cho cả tập đoàn (dịch vụ kế toán, tài chính, tư vấn, quản lý tài sản ), tính giá dịch vụ ở mức cao để chuyển lợi nhuận từ công ty con tại Việt Nam sang công ty mẹ ở nước ngoài nhằm tối thiểu hoá nghĩa vụ thuế của công ty con tại Việt Nam. Năm là, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh. Một trong những hành vi tương đối phổ biến của các Doanh nghiệp FDI nhằm tránh nghĩa vụ thuế TNDN tại Việt Nam trong thời gian qua là thực hiện chuyển giá thông qua hình thức vay vốn từ bên liên kết ở nước ngoài và trả lãi suất vay vốn với mức rất cao. Với phương thức này, lợi nhuận từ Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã được chuyển sang cho bên liên kết tại nước ngoài có thuế suất thuế TNDN thấp hơn thuế suất thuế TNDN tại Việt Nam, qua đó, tối thiểu hoá nghĩa vụ thuế của cả tập đoàn. Hành vi này thường xảy ra tại các ngành nghề sản xuất kinh doanh có sử dụng vốn lớn như: khai thác mỏ, sản xuất, lắp ráp các phương tiện vận tải 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI NƢỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Thống kê những năm qua cho thấy, cả nước có khoảng 50% Doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó nhiều Doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp. TP. Hồ Chí Minh có tới gần 60% trong số trên 3.500 Doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm; Tương tự tại tỉnh Lâm Đồng với 104/111 Doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ liên tục; tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI, cũng có đến 50% Doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ từ năm 2006 – 2011. Đặc biệt, ở TP. Hồ Chí Minh, có đến 90% Doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc có kết quả kinh doanh thua lỗ trong khi hầu hết các Doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề đều có lãi. Mặc dù thua lỗ triền miên song các Doanh nghiệp FDI này vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trường hợp điển hình có những biểu hiện “đáng ngờ” về chuyển giá, phải nói đến Công ty Coca-Cola Việt Nam. Trong hơn 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca- Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Do lỗ liên tục như vậy nên Coca-Cola Việt Nam không phải đóng thuế TNDN, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30%/năm. Tuy lỗ lớn như vậy nhưng Doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
  4. 94 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Việt Nam. Một công ty khác nằm trong diện nghi vấn chuyển giá với giá trị lớn lên đến hơn 1.200 tỷ đồng là Công ty PepsiCo Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1991, gần 20 năm qua PepsiCo lỗ liên tục, cho đến một số năm gần đây mới có lãi nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%. Mặc dù vậy, PepsiCo Việt Nam vẫn liên tục mở rộng đầu tư, xây dựng các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), Bắc Ninh (73 triệu USD). Chiêu thức chuyển giá của các Doanh nghiệp dệt may là khai tăng chi phí nguyên liệu đầu vào, giá gia công sản phẩm thấp dẫn tới thua lỗ triền miên. Trong năm 2012, tại Đồng Nai, cơ quan thuế đã thanh tra giá chuyển nhượng tại một Doanh nghiệp FDI sản xuất sợi (vốn đầu tư 7 triệu USD) khai lỗ hơn 2.100 tỷ đồng. Tháng 9/2012, theo những thông tin từ việc thanh tra chuyển giá tại Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina Cục Thuế TP. Hà Nội. Đây là Doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc (thành lập năm 2007) nhưng liên tục báo lỗ với tổng số lỗ lũy kế đến hết năm 2011 là 277 tỷ đồng. Có nhiều nghi vấn chuyển giá trong các giao dịch liên kết đang được cơ quan thuế làm rõ, như Keangnam Vina trả lãi suất tiền vay tới 12%/năm (lãi suất của ngân hàng Việt Nam từ 5-7%/năm) cho khoản vay 400 triệu USD từ ngân hàng Kookmin bank (Hàn Quốc) - thành viên trong cùng tập đoàn; trả phí dàn xếp vốn tới 30 triệu USD cho nhà thầu chính - Cty Keangnam Enterprises.Ltd. Và nhiều khoản chi phí khác lên tới vài triệu USD Trong năm 2013, ngành Thuế tiếp tục đẩy mạnh, tập trung nhân lực vào công tác trọng tâm chống chuyển giá đối với các Doanh nghiệp FDI có giao dịch liên kết, liên tục khai lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo đó, kết quả thanh tra, kiểm tra tại 2.110 Doanh nghiệp đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ 136,95 tỷ đồng. Đặc biệt thanh tra thuế đã buộc Doanh nghiệp phải giảm lỗ lên tới hơn 4.192 tỷ đồng. Theo đánh giá của thanh tra, số tiền truy thu chủ yếu tập trung ở khu vực Doanh nghiệp FDI (chiếm 40% tổng số thu), tỷ lệ số thu bình quân trên 1 Doanh nghiệp là 1,73 tỷ đồng. Năm 2014, ngành Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá tại 2.866 Doanh nghiệp khai báo kinh doanh thua lỗ, Doanh nghiệp nghi ngờ có dấu hiệu chuyển giá và Doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, tăng 80% so với năm 2013. Kết quả là, cơ quan thuế đã, giảm lỗ hơn 5.830 tỷ đồng, truy thu, truy hoàn và phạt gần 1.701 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng tương ứng gần 82% và 112%. Trong đó, qua thanh tra, kiểm tra đối với 30 Doanh nghiệp FDI có giao dịch liên kết, rủi ro cao về chuyển giá, cơ quan thuế đã giảm lỗ trên 1.600 tỷ đồng, sau khi miễn giảm thuế do ưu đãi đầu tư, đã truy thu thuế thu nhập Doanh nghiệp và xử phạt vi phạm trên 600 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2015, ngành Thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 Doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Ngay cả trường hợp Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam, sau khi công bố kết quả thanh tra bước đầu, đã điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế với tổng số tiền 507 tỷ đồng. 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP FDI NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
  5. THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 95 Từ những con số trên, có thể thấy hành vi gian lận thuế của các doanh nghiệp FDI đã làm giảm số thu thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, do chuyển giá các Doanh nghiệp FDI bớt được gánh nặng thuế và giảm giá thành sản phẩm tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng, bình đẳng với các Doanh nghiệp trong nước. Trước tình trạng này, cần có những giải pháp để hoàn thiện hơn chính sách thuế cũng như hành lang quản lý thuế ở nước ta đối với các Doanh nghiệp FDI. Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Trước mắt, Việt Nam cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá và tiến tới ban hành Luật Chống chuyển giá; thu hẹp các ưu đãi về thuế, cụ thể là hạn chế tối đa các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế; chuyển giao quyền điều tra cho cơ quan thuế từ cấp Tổng cục và lâu dài đến cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố; hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người, doanh nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các Doanh nghiệp. Thứ hai, xác định đúng nghĩa vụ thuế TNDN, đưa giao dịch liên kết về giao dịch thị trường, việc này cũng có những ý nghĩa pháp lý nhất định trong việc xác định các nghĩa vụ thuế khác như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có. Kết quả này là biểu thị giá của giao dịch bán ra hoặc giao dịch mua vào cho nên giá tính thuế của các loại thuế gián thu nếu căn cứ vào đây có thể sẽ khác đi vì được định giá lại. Thứ ba, áp dụng các biện pháp so sánh giá thị trường được xem là nghĩa vụ bắt buộc của đối tượng nộp thuế TNDN khi thực hiện các giao dịch liên kết. Chủ thể này có nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết đã thực hiện và phương pháp so sánh giá đã áp dụng khi khai báo thuế TNDN. Cơ chế này được thực hiện sẽ làm giảm khả năng không kiểm soát được các giao dịch liên kết gây khó khăn cho chủ thể quản lý. Như các quy định trước đây, định giá chuyển giao chỉ có thể được áp dụng khi cán bộ chuyên quản thuế kiểm tra phát hiện có hiện tượng chuyển giá. Nhưng để phát hiện có chuyển giá hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và yếu tố chủ quan của chính người quản lý. Trao nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết cho đối tượng nộp thuế vừa giảm thiểu chi phí quản lý, vừa tăng quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm với những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp. Điều này được xem là phù hợp với xu thế quản lý thuế hiện đại (tự kê khai, tự nộp). Bởi lẽ khi ấy, đối tượng nộp thuế sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu không đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ này. Thứ tư, kiện toàn bộ máy. Mới đây, Tổng cục Thuế chính thức thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng. Đồng thời, lực lượng thanh tra giá chuyển nhượng được thành lập tại 4 Cục thuế địa phương có nhiều rủi ro liên quan đến giá chuyển nhượng như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Đây là lực lượng chuyên trách làm việc chống chuyển giá tại cơ quan Thuế Trung ương đến địa phương, cũng như tiến hành thu thập xử lý thông tin từ các Doanh nghiệp có quan hệ liên kết từ cơ quan thuế và bên thứ ba. Như vậy, cần phối hợp đồng bộ giữa các ngành thuế, hải quan, lực lượng chuyên trách và cơ quan quản lý liên quan. Ngoài các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế, Việt Nam cần kết hợp với các giải pháp khác như: Tăng cường sử dụng biện pháp APA; Tập trung quản lý, giám sát một NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
  6. 96 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ số lĩnh vực có tính rủi ro cao; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp FDI trong các cơ quan chức năng của Việt Nam để có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá; Tăng cường ký kết hiệp định về trao đổi thông tin giữa các nước đặc biệt là các nước có vốn FDI lớn vào Việt Nam. KẾT LUẬN Nguồn thu Ngân sách Nhà nước ở nước ta 80% là từ thuế, chính vì vậy chống chuyển giá thông qua các hoạt động quản lý về thuế là một việc hiệu quả sẽ góp phần giảm thất thoát thuế cho NSNN. Đồng thời, khi các Doanh nghiệp FDI thực hiện đúng nghĩa vụ thuế cũng sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các Doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS. Ts Phan Duy Minh – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (2012), Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính. [2] PGS.TS. Phan Duy Minh (2010), Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, Nhà xuất bản Tài chính. [3] Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội. [4] Phan Thị Thành Dương (2006), Chống chuyển giá ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp luật Số 2(33)/2006. [5] Trần Phương (2015), Quyết liệt chống chuyển giá, liet-chong-chuyen-gia.html truy cập 16/5/2016 NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016