Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 3460
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_dich_vu_van_tai_da_phuong_t.pdf

Nội dung text: Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM ENHANCING THE COMPETITINESS OF MULTIMODAL TRANSPORTATION SERVICES IN VIETNAM ThS. Trần Phạm Huyền Trang Trường cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt Hàn Email: huyentrangdatviet@gmail.com Tóm tắt Ngày nay, hoạt động vận tải góp phần chủ đạo tạo nên hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ logistics. Trong đó, vận tải đa phương thức đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển). Tuy nhiên, so với nhu cầu hiện nay hình thức này còn nhiều bất cập. Cùng với đó là năng lực của các doanh nghiệp vận tải còn hạn chế Bài viết này đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, vận tải đa phương thức, logistics Abstract In recent years, transportation activities contribute as the most crucial element which helps gain the effectiveness of the logistics service system. In particular, multi-modal transportation is becoming a popular transport manner in addition to traditional modes of transportation (road, rail, river, air and sea transport). However, there are still shortcomings persisting along with the limitation of the capacity of transport enterprises when considering the current demand. In this article, several proposals were given to improve the competitiveness of multi-modal transportation services in Vietnam. Keywords: competitiveness, multimodal transport, logistics 1. Đặt vấn đề Với vai trò là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại, vận tải hiện đại cần phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hóa mà còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơn giản hơn. Trong đó, vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và phổ biến hơn. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích như: giảm chi phí logisticsc & just-in-time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa & sản xuất, khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng mạng lưới vận tải và đạt hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng các phương tiện vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn, tăng cường khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng dịch vụ. Do vậy giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận thị trường nhanh hơn (đặc biệt là thị trường thế giới) thông qua mạng lưới vận tải kết nối, tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ & doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những chứng từ không cần thiết. Trên thực tế ở VN hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải (đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường thủy nội địa). Bởi việc phát triển các loại hình vận tải chưa đồng bộ. Ví dụ: khoảng 76% hàng hóa luân chuyển Bắc – Nam được chuyên chở bằng đường bộ, trong khi vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác chiếm tỷ lệ thấp. Khoảng 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. Hiện tại phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa các cơ sở sản xuất đến các cảng biển và ngược lại đang có nhiều thuận lợi, linh hoạt, đáp ứng nhanh và có chi phí không cao, thậm chí thấp hơn so với 840
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt. Tuy vậy việc lệ thuộc nhiều vào phương thức vận tải hàng hóa bằng ô tô có tải trọng lớn đã làm hư hỏng đường sá, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng an toàn giao thông hậu quả là chi phí logistics Việt Nam là khá cao (20,9 % GDP) so với các nước phát triển. Rõ ràng việc vận tải đơn thức lợi bất cập hại, không kết hợp đồng bộ giữa các phương thức vận tải đã làm tăng giá thành sản xuất và giá hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cơ cấu phát triển các phương thức vận tải chưa hợp lý, chưa phát huy được hết tiềm năng lợi thế của từng phương thức vận tải, qua đó làm giảm năng lực cạnh tranh của thương mại nước ta. Phạm vi của bài viết nhằm phân tích thực trạng dịch vụ vận tải đa phương thức trong ngành Dịch vụ logistics tại Việt Nam và gợi ý một số giải pháp nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm Vận tải đa phương thức là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chị trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở từ một điểm ở một nước đến một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng. Ưu điểm: • Vận tải đa phương thức sử dụng từ 2 phương thức vận chuyển trở lên nhưng chỉ thể hiện trên 1 hợp đồng và 1 chứng từ nên thủ tục gọn và nhanh chóng. • Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm xuyên suốt từ khi bắt đầu hàng hóa xuất đến khi hàng về đúng nơi nhận hàng nên khách hàng có thể yên tâm hơn về độ an toàn của hàng hóa. 2.2. Vai trò Hoạt động vận tải góp phần chủ đạo tạo nên hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ logistics, trong đó cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng cùng với các loại hình phương tiện vận chuyển tạo ra một giá trị to lớn trong việc phát triển ngành Dịch vụ logistics, qua đó đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân trong việc hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế trong quốc gia thông qua các khâu: Sản xuất, lưu thông, phân phối, dự trữ cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 2.3. Các hình thức kết hợp giữa các loại hình vận tải 2.3.1. Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường sắt (2R) Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp với đường sắt sử dụng phương tiện tàu hỏa với tải trọng lớn (Road – Rail): Đây là sự kết hợp giữa tính cơ động của vận tải ô tô với tính an toàn, tốc độ và tải trọng lớn của vận tải sắt, mô hình 2R hiện đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Theo phương thức này, người kinh doanh vận tải tiến hành đóng gói hàng trong các trailer được ô tô trở đến nhà ga thông qua các xe kéo gọi là tractor. Tại ga, các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người kinh doanh vận tải lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và sử dụng phương tiện vận tải ô tô chở đến các địa điểm để giao cho người nhận. 2.3.2. Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường hàng không (R-A) Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp với vận tải hàng không sử dụng phương tiện máy bay với độ an toàn cao, thời gian vận chuyển ngắn trên quãng đường dài (Road – Air): Là việc sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ô tô và vận tải hàng không. Mô hình RA là sự kết hợp tính cơ động linh hoạt của ô tô với độ dài vận chuyển của máy bay, hay còn gọi là dịch vụ nhặt và giao (pick up and delivery). Theo phương thức này, người kinh doanh vận tải sử dụng ô tô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải, có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là cảng hàng không sân bay. Hoạt động vận tải hàng không thực hiện trung gian chuyên trở hàng hóa phục vụ cho các tuyến bay đường dài liên tỉnh có các cảng hàng không sân bay. 841
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 2.3.3. Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường biển, thủy nội địa (R-S) Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp với vận tải đường biển/đường thủy nội địa sử dụng phương tiện máy bay với độ an toàn cao, thời gian vận chuyển ngắn trên quãng đường dài (Road – Air) (Road – Air): Là việc sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ô tô và vận tải hàng không. Mô hình RA là sự kết hợp tính cơ động linh hoạt của ô tô với độ dài vận chuyển của máy bay, hay còn gọi là dịch vụ nhặt và giao (pick up and delivery). Người kinh doanh vận tải sử dụng ô tô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. 2.3.4. Phương thức vận tải đường hàng không kết hợp với đường biển (A-S) Mô hình vận tải hàng không kết hợp với vận tải đường biển (Air – Sea): Nhanh hơn đường biển, rẻ hơn đường không. Đây là sự kết hợp giữa tính ưu việt về tốc độ của vận tải hàng không với tính kinh tế của vận tải biển. Mô hình AS này được áp dụng vận tải phổ biến từ các vùng Viễn Đông sang châu Âu trong việc chuyên chở những hàng hóa có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hóa có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải cần được chuyển tới người nhận nhanh chóng. Do vậy, bằng phương tiện máy bay là thích hợp nhất để người kinh doanh vận tải chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng, nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa. 2.3.5. Phương thức vận tải hỗn hợp (2RIS) Mô hình vận tải hỗn hợp mà điển hình là sự kết hợp của các loại hình vận tải đường sắt – đường bộ – vận tải thủy nội địa – vận tải đường biển (Rail /Road/Inland waterway/Sea): Đây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường thủy nội địa đến cảng biển của nước xuất khẩu, sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thủy. Với mô hình 2RIS sẽ thích hợp với các loại hàng hóa chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng các phương thức vận tải tại Việt Nam 3.1.1. Vận tải đường sắt So với các nước trong khu vực, hệ thống đường sắt của Việt Nam đã có lịch sử 130 năm và là một trong những nước sớm có hệ thống đường sắt hiện đại. Mạng lưới đường sắt chính của Việt Nam với tổng chiều dài 2600km nối liền các khu dân cư, trung tâm văn hóa nông nghiệp và công nghiệp suốt từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, hình thức vận tải đường sắt hiện nay tại nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế: - Vận chuyển container bằng đường sắt ở trong nước chỉ đạt khoảng 20% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và 30% kim ngạch hàng hóa nhập khẩu. Tỷ lệ dịch vụ logistics đường sắt cũng rất nhỏ, chỉ đáp ứng khoảng 10% khối lượng hàng hóa, tập trung vào tuyến Nam - Bắc và Lào Cai - Hải Phòng. - Hệ thống đường sắt nước ta đã lạc hậu và xuống cấp. Những năm gần đây, hạ tầng đường sắt đã có sự thay đổi, hệ thống thông tin tín hiệu SSI được đầu tư, một số đoạn chính tuyến đã được thay ray P50 và tà vẹt K1, ghi chính tuyến đã được thay đảm bảo tốc độ qua ghi đường chính tối thiểu 60 km/h. - Thêm vào đó, nhiều đường xếp dỡ, đường nhánh dùng riêng ở nhiều ga bị bóc dỡ, đường sắt không được quan tâm tương xứng với sự phát triển của xã hội. Một số đô thị lớn có tốc độ đô thị hóa quá nhanh, đất đai và hạ tầng đường sắt bị xâm hại, lấn chiếm, khả năng kết nối của đường sắt với các loại hình giao thông khác kém, ách tắc giao thông đô thị nên tìm cách hạn chế giờ chạy tàu. Thực trạng đó làm cho các tuyến đường sắt kết nối với nhau rất khó khăn, bất tiện cho khách đi tàu, giá thành vận tải đường sắt cao. 842
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 3.1.2. Vận tải đường bộ - Thuận lợi: + Nhà nước đang chú trọng rất nhiều vào ngành này. Thông qua việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để ngành phát triển tốt nhất. Cụ thể có đầy đủ 5 luật chuyên ngành, các thông tư, các nghị định, đã tổ chức hướng dẫn và thực hiện trong toàn ngành. + Tuyến đường Bắc-Nam đã được cải thiện rõ rệt, dự án mở rộng quốc lộ 1A cơ bản đã được thông suốt. Các doanh nghiệp vận chuyển đang ngày càng tăng nhanh về số lượng, chất lượng cũng được cải thiện đáng kể, gây dựng được nhiều uy tín cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa. - Khó khăn + Chất lượng dịch vụ còn hạn chế + Các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa có sự đầu tư tốt không chỉ về phương tiện vận chuyển mà cả nguồn nhân lực cũng vậy: hiện nay các phương tiện vận chuyển còn thô sơ, chưa đáp ứng được độ an toàn. Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, cho nên vẫn chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng. + Chính sách thuế thiếu đồng bộ + An ninh vận tải khá phức tạp, nhiều bất ổn Trong thời gian gần đây, trên các tuyến đường từ miền xuôi lên miền ngược, từ Bắc vào Nam, đang liên tiếp xảy ra tình trạng chặn xe trấn lột, cướp hàng, ném đá lên phương tiện vận chuyển, điều này khiến cho vấn đề an ninh trong ngành vận tải bị đe dọa, gây nhiều hoang mang lo sợ cho khách hàng. 3.1.3. Vận tải đường hàng không Tổng thị trường hàng hóa năm 2017 đạt xấp xỉ 1,13 triệu tấn, trong đó sản lượng tăng 25,9% so với năm 2016, trong đó sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam năm 2017 đạt 318.000 tấn hàng hóa, tăng 11,3% chi phí vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không của Việt Nam hiện nay cao bởi chưa có đường bay chuyên phục vụ vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2016, vận tải hàng không chỉ chiếm 0,02% trên tổng lượng hàng hóa. - Thuận lợi: Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo cơ hội, thúc đẩy sự phát triển của vận tải hàng không. Đồng thời cơ sở hạ tầng hàng không đang được sửa chữa và xây dựng mới. - Khó khăn + Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không thế giới ngày càng gay gắt, cơ sở vật chất, công nghệ và kỹ thuật của hàng không Việt Nam mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải tiến nhưng vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Điều này khiến cho khả năng cạnh tranh của vận tải hàng không Việt Nam còn thấp. + Vận tải hàng không của Việt Nam mặc dù phát triển nhanh nhưng còn rất nhỏ bé. Các hãng hàng không của Việt Nam chưa chú trọng vào vận tải hàng hóa mà mới chỉ tập trung trong việc vận tải hành khách. Bên cạnh đó nguồn nhân lực cho ngành vận tải hàng không đang thiếu rất nhiều. 3.1.4. Vận tải đường thủy - Việt Nam có mạng lưới sông ngòi tự nhiên dày đặc, phân bố dọc theo chiều dài đất nước, rất thuận lợi và là tiềm năng lớn cho phát triển vận tải thủy nội địa. Cả nước có hơn 3.500 sông, kênh (hơn 3.000 sông, kênh nội tỉnh và hơn 400 sông, kênh liên tỉnh). Đa phần các sông chảy ra biển thông qua 124 cửa sông, với tổng chiều dài hơn 80.500 km; trong đó, có khoảng 42.000 km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải đường thủy. Về các tuyến đường thủy, hiện tại khu vực phía Bắc đã hình thành 3 hành lang vận tải chính (Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì qua sông Đuống, Hải Phòng - Ninh Bình 843
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 qua sông Luộc, Hà Nội - Lạch Giang). Tại khu vực phía Nam được hình thành bởi hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long với hai tuyến vận tải thủy chính từ biển Đông qua Việt Nam sang Campuchia - Thái Lan: Tuyến sông Tiền từ Cửa Tiểu - Biên giới Campuchia; Tuyến sông Hậu từ cửa Định An - đến biên giới Campuchia. Hàng năm, vận tải thủy nội địa đảm nhiệm vận chuyển khoảng gần 18% về hàng hóa, 6,8% về hành khách trong tổng lượng vận tải của toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 -12%/năm. Bên cạnh đó, vận tải thủy nội địa có nhiều ưu việt như: giá cước vận tải thấp, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Tuy nhiên loại hình này còn bộc lộ nhiều hạn chế: - Chưa phát huy được do cơ sở hạ tầng luồng tuyến đường thuỷ nội địa chủ yếu vẫn lợi dụng điều kiện tự nhiên. Trong đó, hạn chế lớn nhất là luồng tuyến không đồng cấp trên các tuyến vận tải chính (bán kính cong, khoang thông thuyền của các cầu vượt sông, cống thủy lợi còn nhiều hạn chế, có nơi còn cản trở lớn cho hoạt động của phương tiện thủy). - Hoạt động vận tải thủy nội địa đã được xã hội hóa, nhưng quy mô tổ chức điều hành còn manh mún, chưa tập trung do lực lượng phương tiện chủ yếu là tư nhân và hộ gia đình nắm giữ; phương tiện thủy chở container, thiết bị xếp dỡ container tại các cảng thủy nội địa có nguồn vốn lớn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Khu vực phía Bắc không có cảng thủy nội địa xếp dỡ container do đó lượng hàng này chủ yếu là vận chuyển bằng đường bộ đến các khu công nghiệp và khu chế xuất. Người dân sống tại một số khu vực khó khăn chưa được đào tạo cơ bản kiến thức an toàn giao thông đường thủy, dẫn đến nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông đường thủy. - Vẫn tồn tại tình trạng các tuyến vận tải thủy đều không đồng cấp; hiện tượng khai thác tài nguyên dưới lòng sông không theo quy hoạch hay quy trình công nghệ (khai thác cát, sỏi ) thường xuyên diễn ra tràn lan trên hầu khắp các tuyến sông, kênh trên cả nước. Hệ thống báo hiệu còn chưa đồng bộ giữa báo hiệu của đơn vị quản lý đường thủy nội địa và báo hiệu của chủ công trình. Hoạt động xếp dỡ hàng hoá và quản lý cảng, bến thuỷ nội địa vẫn còn nhiều bất cập. Lực lượng phương tiện phát triển nhanh, lại không đồng đều mà chỉ tập trung ở một số khu vực đô thị, khu công nghiệp 3.2. Thực trạng dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam trong thời gian qua Hiện Việt Nam đã sử dụng các phương thức vận tải phối hợp giao nhận hàng hóa trong hoạt động vận tải đa phương thức như sử dụng phương tiện ô tô có tính linh hoạt cao với đường sắt sử dụng phương tiện tàu hỏa với tải trọng lớn; sử dụng phương tiện ô tô kết hợp với vận tải hàng không sử dụng phương tiện máy bay với độ an toàn cao, thời gian vận chuyển ngắn trên quãng đường dài; sử dụng phương tiện ô tô kết hợp với vận tải đường biển/đường thủy nội địa; vận tải hàng không kết hợp với vận tải đường biển và vận tải hỗn hợp đường sắt – đường bộ – vận tải thủy nội địa – vận tải đường biển. Đến nay, năng lực hệ thống đường bộ, đường biển, đường thủy, đường hàng không ngày càng được cải thiện và nâng cao. Cụ thể như hoàn thành nâng cấp Quốc lộ 1 và xây dựng mới hơn 700 km đường cao tốc, hoàn thành một số dự án lớn trong lĩnh vực hàng hải, hàng không như dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, dự án cảng biển Cái Mép – Thị Vải, dự án nhà ga T2 sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề dưới đây: - Sự mất cân đối giữa các loại hình vận tải khi mức đầu tư cho các loại hình vận tải khác quá thấp so với đầu tư cho đường bộ. - Khả năng xếp, dỡ và trung chuyển container còn rất hạn chế tại các cảng sông, ga đường sắt, chi phí trung chuyển giữa đường sông và đường biển còn cao do mức độ container hóa thấp. Ngay cả cơ cấu phương tiện cũng không phù hợp cho kết nối các phương thức, số lượng toa xe chở container trên đường sắt, số phương tiện chuyên chở container bằng đường sông còn chiếm tỷ lệ thấp, dẫn đến chi phí và thời gian trung chuyển hàng hóa giữa các phương thức này còn quá cao so với chi phí vận tải. Hầu hết hàng hóa của Việt Nam hiện đang được vận chuyển ở dạng hàng rời, mức độ container hóa thấp do thiếu kết cấu hạ tầng và dịch vụ đóng gói, xử lý hàng container (CFS). - Phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, chưa thể hiện được sự chuyên nghiệp và uy tín đối với đối tác nên khó cạnh tranh với doanh nghiệp quốc tế. 844
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Thiếu sự liên kết, ít có khả năng cung ứng dịch vụ trọn gói. Cụ thể, các công ty vận tải Việt Nam thường chỉ cung cấp một trong số các dịch vụ vận chuyển, kho bãi, thủ tục hải quan, trong khi đó các công ty vận tải quốc tế thường cung cấp trọn gói, doanh nghiệp chỉ nhận hàng và thanh toán một lần. 4. Một số giải pháp nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam. - Cần có chủ trương, chính sách tập trung và ưu tiên hơn nữa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong khi nguồn vốn ODA dành cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng giảm sút sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. - Áp dụng mô hình quản trị tiên tiến trong các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh, làm chủ thị trường vận tải trong nước, chiếm vai trò quan trọng trong vận tải xuất, nhập khẩu hàng hóa, từng bước vươn ra đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên thị trường vận tải quốc tế. - Tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa - Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ vận tải: hoàn thiện cơ chế khuyến khích, ưu đãi cho hoạt động đầu tư phát triển vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách công cộng, vận tải hàng hóa khối lượng lớn trên các hành lang chủ yếu - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải: Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt, theo hướng tách chức năng quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp. Nâng cao vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp vận tải trong công tác quản lý chất lượng và an toàn giao thông của hoạt động vận tải; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực vận tải. - Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý và kinh doanh vận tải. - Tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải: hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh cho các đơn vị kinh doanh vận tải; bổ sung các loại hình dịch vụ vận tải vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; bổ sung quy định về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước trong thực thi quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý và kinh doanh vận tải: có chính sách khuyến khích các hãng vận tải lớn trên thế giới đầu tư thành lập doanh nghiệp, chi nhánh và thiết lập các đầu mối vận tải trung chuyển quốc tế tại Việt Nam; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cung ứng dịch vụ vận tải và thiết lập mạng lưới phân phối hàng hóa ở nước ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. ThS. Nguyễn Hoàng Hải (2017), “Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành logistics Việt Nam” Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam [2]. Mạnh Hiển (2018), “Đẩy mạnh các giải pháp giảm chi phí logistics”, [3]. TS Nguyễn Mạnh Hùng & TS Đinh Quang Toàn (2016), “Thực trạng loại hình vận tải đa phương thức trong ngành Dịch vụ logistics tại Việt Nam”, tạp chí giao thông vận tải. [4]. Quang Toàn (2017), “Phương thức kết nối yếu, rào cản trong phát triển dịch vụ vận tải”, [5]. PGS. TS. Đinh Ngọc Viện (2002), Giáo trình: “Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế”, NXB. GTVT. [6]. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Giáo trình: “Quản trị logistics”, NXB. Thống kê. [7]. Báo cáo Logistisc Việt Nam (2017), Bộ Công Thương. 845