Năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong khuôn khổ thực thi FTA thế hệ mới

pdf 11 trang Gia Huy 3170
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong khuôn khổ thực thi FTA thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_luc_canh_tranh_cua_he_thong_doanh_nghiep_ban_le_viet_na.pdf

Nội dung text: Năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong khuôn khổ thực thi FTA thế hệ mới

  1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ THỰC THI FTA THẾ HỆ MỚI TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Nguyễn Ngọc Anh Lê Kim Thủy Ngân – Đỗ Thị Thu Trang1 Tóm lược: Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức mà thị trường bán lẻ Việt Nam phải đối mặt trong khuôn khổ thực thi những Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; bên cạnh đó phân tích các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Việt Nam, những gì doanh nghiệp nội địa còn yếu thế hơn so với các “ông lớn” bán lẻ tới từ nước ngoài, những kết quả đã và đang đạt được; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm bảo hộ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà phân phối trong nước. Từ khóa: FTA thế hệ mới, thị trường bán lẻ, năng lực cạnh tranh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thị trường bán lẻ được đánh giá là hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia thông qua vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển, là nơi góp phần giải quyết các mâu thuẫn cơ bản về phân phối hàng hóa của nền kinh tế thị trường, kích thích và hướng dẫn tiêu dùng, khuyến khích việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt sau khi Việt Nam đẩy mạnh quá trình tham gia hội nhập quốc tế. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) trong giai đoạn 2013–2018 là 10,97% và năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt khoảng 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,86% so với năm 2018, đạt kế hoạch đề ra năm 2019 là tăng 11,5 – 12% so với năm 2018 (VietNam Report). Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại bán lẻ tăng nhanh, một số tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đã và đang thâm nhập vào thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng phát triển mạnh. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có sự phát triển sâu rộng nhiều hoạt động kinh tế, ký kết thương mại có tính chất thực thi, Việt Nam tham gia vào một số hiệp định Thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) thế hệ mới, nền thị trường bán lẻ của Việt Nam đang được tạo ra nhiều lợi thế hơn nữa. Vì vậy, việc xác định lợi thế cạnh tranh của ngành thương mại bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng như hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. FTA thế hệ mới và các vấn đề liên quan đến thị trường bán lẻ 2.1.1. Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới FTAs Theo quan điểm truyền thống, Hiệp định thương mại tự do (FTA) là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới viễ thành lập một khu vực mậu dịch tự do, thúc đẩy thương mại hóa, dịch vụ giữ các nước (Wikipedia). Thuật ngữ “Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” được sử dụng để chỉ các FTA có những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 211
  2. cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vu như các “FTA truyền thống”, có cơ chế thực thi chặt chẽ, bao hàm cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ, minh bạch hóa cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư . (Nguyễn Thanh Tâm, 2016). Việt Nam đã và đang tiếp tục phát triển mở rộng tham gia vào quá trình hội hập hóa. Tính đến nay, Việt Nam đang tham gia 17 FTA song phương và đa phương với 56 quốc gia. Trong đó, có 12 FTA đang có hiệu lực và đang trong quá trình phát triển, 05 FTA ký kết với tư cách là bên đọc lập trong đàm phán và ký kết, gồm các FTA với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á–ÂU và CPTPP. Đặc biệt phải kể đến 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được dự báo sẽ có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và thị trường lao động trong nước, bao gồm: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU (EVFTA). – Kể từ 1/2019, CPTPP đã chính thức đi vào thực thi các thành viên CPTPP đều cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ Biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình. Các cam kết mở cửa thị trường được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu của mỗi nước CPTPP. Theo hiệp định, các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65–95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97–100% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan trong vòng 5–10 năm. – Hiệp định EVFTA: Các nội dung chính của Hiệp định, bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu tr tuệ, phát triển bền vững; các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực. Thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề và quy mô, nhưng dệt may, giày dép, đồ da và nông sản sẽ sớm hưởng được lợi ích vượt trội từ việc loại bỏ thuế quan và mở rộng thị trường. Lợi ích chính cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường lớn 28 nước thành viên với 513 triệu dân với mức thuế quan ưu đãi. Trên 99% mặt hàng được xoá bỏ thuế hai chiều ngay khi hiệp định có hiệu lực. Việc ký kết, triển khai các FTA thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức với các quốc gia thành viên như Việt Nam. Đó là những cơ hội và thách thức xung quanh việc mở rộng thị trường thương mại, đầu tư, lao động đi liền với cạnh tranh gia tăng; đó là cơ hội và thách thức trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế, môi trường kinh doanh Các cơ hội và thách thức đan xen và chuyển hóa nhau, chúng phụ thuộc vào trình độ phát triển, sự năng động và chủ động hội nhập trong tham gia các FTA của các quốc gia thành viên. Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh, nỗ lực vượt qua thách thức, chủ động tham gia các FTA thế hệ mới. 2.1.2. Thị trường bán lẻ Thương mại bán lẻ hay còn gọi là thương mại nội địa là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ diễn ra trên địa bàn lãnh thổ của một quốc gia. Hoạt động này bao gồm các hình thức kinh doanh bán lẻ, bán buôn, đại lí hoa hồng và nhượng quyền kinh doanh. Hoạt động bán lẻ bao gồm những hoạt động kinh doanh liên quan đến bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình (Berman & Evans, 2010). Các hình thức hoạt động thương mại bán lẻ được xem xét trên hai khía cạnh là kênh bán lẻ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại. Kênh bán lẻ truyền thống thường tổ chức bán qua chợ, hoặc qua các cửa tiệm tạp hóa bán hàng tại gia đình hoặc bán hàng 212
  3. rong Kênh bán lẻ hiện đại bao gồm siêu thị (Super Market), đại siêu thị (Hypermarket), chuỗi cửa hàng tiện lợi (Convenience Store), trung tâm thương mại, và cửa hàng tổng hợp (Department Store). Với triển vọng phát triển và ngày càng hấp dẫn, thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong những lĩnh vực dịch vụ ngày nay đang nhận được nhiều yêu cầu dược hợp tác của các nước đối tác trong đàm phán cũng như trong việc thực thi của các Cam kết quốc tế của Việt Nam. Theo MBS nhận định rằng ngành bán lẻ tại Việt Nam là một cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài cả về đầu tư tài chính hoặc đầu tư để kinh doanh. Việt Nam được hưởng lợi bởi những yếu tố như lợi thé như: (1) Cơ cấu dân số vàng; (2) Đất nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao và lạm phát ổn định. Những lợi thế này cũng giúp cho các ngành bán lẻ có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ hơn 10%/năm. 2.2. Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 2.2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Đến nay, Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới với nhiều nội dung vượt ra khỏi những cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Cùng với sự xuất hiện của các FTA trên, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư vào ngành phân phối bán lẻ của Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là, cơ hội và thách thức nào cho doanh nghiệp nội địa, khi mà cuộc đua tranh giành thị trường Việt Nam giữa các nhà phân phối bán lẻ lại càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết? Nhìn từ góc độ vĩ mô, các FTA thế hệ mới sẽ thu hút các nguồn vốn chất lượng cao từ các đối tác, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mô hình thương mại trong nước. Đứng từ vị trí của doanh nghiệp nói chung, đây sẽ là cơ hội tiếp cận với các công nghệ và quy trình quản lý, sản xuất tiến bộ, và từ góc nhìn của nhà phân phối bán lẻ nói riêng, cơ hội phân phối các mặt hàng chất lượng cao, phong phú về mẫu mã, đa dạng về giá cả, hơn cả là hoàn toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế, từ đó tiếp cận thị trường tốt hơn. Đối với người tiêu dùng, chúng ta có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã, chất lượng và giá cả, thậm chí là hình thức mua hàng trực tiếp hay trực tuyến. Song, sự thâm nhập của các “ông lớn” bán lẻ nước ngoài và các sàn thương mại điện tử có thể trở thành mối đe dọa, thách thức năng lực cạnh tranh của các nhà phân phối nội địa. Hình 1: Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2020, nhóm hàng siêu thị, tiêu dùng nhanh 213
  4. Hình 1 trên đây là các nhà bán lẻ uy tín năm 2020 tại thị trường Việt Nam đối với nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị. Có thể thấy, mặc dù chuỗi cửa hàng bán lẻ VinMart và VinMart+ của tập đoàn Masan, Việt Nam dẫn đầu, nhưng các “ông lớn” nằm top đa phần là đến từ nước ngoài, hoặc là được nước ngoài mua lại, có thể kể đến Mega Market, BigC (Thái Lan), AEON (Nhật Bản) hay Lotte (Hàn Quốc). Rõ ràng sự xuất hiện của các nhà phân phối nước ngoài đã, đang và sẽ là trở ngại lớn cho các nhà bán lẻ nội địa Việt Nam. Hình 2: Doanh thu từ các sàn thương mại điện tử trong tương quan với thị trường bán lẻ Nguồn: Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, Tổng cục Thống kê Hình 2 cho thấy doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam, giai đoạn từ 2013–2020. Đi cùng với sự tăng trưởng ngày càng cao của bán lẻ truyền thống và hiện đại, thì các sàn thương mại điện tử tăng trưởng nhanh không kém. Các nền tảng Shopee, Lazada có thể vừa là công cụ cho các doanh nghiệp bán lẻ, nhưng cũng có thể là đối thủ cạnh tranh hết sức mạnh mẽ. Bản thân việc xác định mối quan hệ giữa bán lẻ và thương mại điện tử là cạnh tranh hay phối hợp vẫn đang gây tranh cãi lớn. Vậy nên trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ phối hợp với các nền tảng thương mại điện tử. Vậy, trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi, năng lực của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam liệu có đủ để cạnh tranh với các đối thủ đến từ bên ngoài? Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu khái niệm năng lực cạnh tranh. Một quan điểm cho biết, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu về lợi ích ngày càng cao trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước”. Quan điểm này đưa ra khái niệm dễ hiểu nhất, không đề cập tới các lợi thế về chi phí sản xuất, và phù hợp để phân tích trong khuôn khổ bài nghiên cứu này. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh có thể thay đổi theo từng nhóm ngành, tuy nhiên, nhìn chung có các tiêu chí sau, và cùng với việc nêu tên, chúng ta hãy cùng nhìn nhận kỹ hơn về thực lực của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện tại. – Tiềm lực tài chính Yếu tố vốn luôn là đầu vào quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, và các nhà bán lẻ cũng không ngoại lệ. Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế, điều này càng thêm cần thiết để các doanh nghiệp bán lẻ nội địa đủ tiềm lực cạnh tranh với các “ông lớn” bán lẻ nước ngoài, vốn có tiềm lực tài chính lớn. Theo Tổng cục Thống kê, đa phần các nhà phân phối bán lẻ tại Việt Nam là doanh 214
  5. nghiệp nhỏ hoặc rất nhỏ, đang hoạt động mà không có đủ số vốn cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn thấp, những khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn lớn, tồn đọng vốn ở các nguồn nhiều, từ đó dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ nội địa không đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nhưng trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử đang hoạt động mạnh mẽ, các yếu tố về vốn đối với doanh nghiệp bán lẻ không còn quá quan trọng, hay nói đúng hơn, được giảm thiểu một cách đáng kể. Có được điều này, phải cảm ơn các FTA Việt Nam đã ký, cùng với sự phát triển mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ. – Trình độ lao động, trang thiết bị, công nghệ Cơ cấu dân số trẻ nước ta cho phép cung cấp một lượng lao động dồi dào, năng động, giá rẻ. Song, xét trên thị trường bán lẻ thì chủ yếu là lao động phổ thông, không có đủ chuyên môn cần thiết, tác phong công nghiệp kém, văn hóa thương mại cao và văn hóa kinh doanh còn thấp. Chỉ có một số rất ít lao động (4–5%) được đào tạo để đảm nhận các vị trí quản lý, dĩ nhiên không đủ để cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, có đội ngũ lao động tri thức cao. Trang thiết bị, công nghệ cũng là một điểm yếu của các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam, chủ yếu là hậu quả tới từ những yếu kém trong khâu quản lý, đổi mới, nắm bắt thị trường, chậm tiếp thu đối với những công nghệ, quy trình mới. Song những năm gần đây, cơ sở vật chất của các nhà bán lẻ nội địa đã được cải thiện đáng kể, chưa kể đến các chuỗi cửa hàng thuộc tập đoàn lớn, ngày càng mở rộng hơn về quy mô và nâng cao hơn về chất lượng. – Trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh Như đã đề cập ở trên, chỉ một số rất ít lao động tại các doanh nghiệp bán lẻ nội địa được đào tạo bài bản để đảm nhận các vị trí quản lý. Số lượng này không đủ để nâng cao tiềm lực của các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam. Những năm gần đây, VinMart và VinMart+, cùng một số chuỗi cửa hàng khác đã dần thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ Việt Nam, với cơ cấu tổ chức kinh doanh theo chuỗi cửa hàng, chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn. Nhưng rõ ràng năng lực tổ chức kinh doanh của Việt Nam còn yếu, bằng chứng là phần lớn các nhà bán lẻ Việt Nam tồn tại dưới hình thức kinh doanh hộ gia đình, cơ sở vật chất còn lạc hậu, tổ chức kinh doanh chưa chuyên nghiệp. Những chuỗi cửa hàng chuyên nghiệp hơn, tiềm lực tài chính đủ lớn thì lại ít được nhắc đến như các “ông lớn” nước ngoài như Lotte, AEON. – Am hiểu tập quán mua bán, thói quen của khách hàng Các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra có lợi thế hơn trong việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, căn cứ từ việc bản thân các nhà bán lẻ vừa là những nhà kinh doanh dày dặn, vừa là những khách hàng thực tế. Với lợi thế “sân nhà” như thế, thì việc các doanh nghiệp nước ngoài phung phí tiền bạc để thực hiện công tác thị trường cũng không thể hiểu được tâm lý người tiêu dùng Việt Nam hơn chính doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, dù cuộc sống đã dần hiện đại, nhưng bản chất con người Việt Nam vẫn coi trọng những giá trị truyền thống. Một bộ phận chưa chấp nhận được những văn hóa mới du nhập từ bên ngoài, như các chuỗi cửa hàng tiện lợi hay trung tâm thương mại, mà thích các buổi họp chợ, hoặc những cửa hàng tạp hóa ven đường, mặc dù có thể giới trẻ hiện tại sống thoáng hơn, dễ thích nghi hơn, thậm chí là chuộng hàng “ngoại hơn”. Thêm vào đó, đối với người tiêu dùng Việt Nam, mô hình bán lẻ hiện đại hay mô hình giá thấp (siêu thị) sẽ phù hợp hơn so với các mô hình giá cao (cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại) mà các doanh nghiệp nước ngoài đang hướng đến. Kết luận, về vấn đề thị hiếu, rõ ràng doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế lớn hơn các đối thủ ngoại quốc. 215
  6. – Năng lực R&D Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) được coi là yếu tố sống còn, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp quốc tế, thậm chí trên 50% đối với một số quốc gia phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam, có vẻ như hoạt động R&D chưa được chú trọng nhiều, có những doanh nghiệp gần như không đưa R&D vào danh mục các hoạt động cần có, chưa nhận thức được rằng để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này, thì đổi mới là hết sức quan trọng. Đây là một trong những yếu tố kìm hãm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. – Giá cả và chủng loại hàng hóa cung ứng Trong cuộc cạnh tranh về giá với các nhà phân phối tới từ nước ngoài, thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoàn toàn không có lợi thế cạnh tranh. Theo thống kê, giá cả trong các siêu thị thuộc tập đoàn nước ngoài lớn như BigC hay Lotte luôn thấp hơn khoảng 10–15% so với các cửa hàng bán lẻ Việt Nam, thấp hơn cả chuỗi cửa hàng VinMart và VinMart+. Giá cả của các nhà bán lẻ nội địa thường được tính toán dựa trên chi phí sản xuất, chi phí trung gian, thuế và lợi nhuận, mà chưa tính tới các yếu tố khác như chu kỳ sống của sản phẩm hay mục tiêu của doanh nghiệp. Song với sự hỗ trợ của thương mại điện tử, một số chi phí thường được tính vào giá thành như mặt bằng, cơ sở vật chất đã được bỏ đi, nhờ vậy giá bán lẻ trực tuyến giảm đi đáng kể. Bên cạnh giá cả, thì sự đa đạng của mẫu mã, chất lượng hàng hóa cũng là yếu tố được coi trọng, mà riêng khía cạnh này thì hai bên doanh nghiệp trong và ngoài nước đều “một chín một mười”. Nếu như tính trung bình một siêu thị của BigC có khoảng 15.000 mặt hàng các loại, thì con số ở một siêu thị VinMart cũng khá tương đương, chưa kể tới các cửa hàng nhỏ lẻ tại các địa phương. – Truyền tin và xúc tiến Hoạt động PR, marketing đã được các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chú trọng từ lâu, song ban đầu mới chỉ dừng ở hoạt động phát tờ rơi quảng cáo, hoặc hơn là tổ chức các sự kiện. Chi phí dành cho quảng cáo còn chưa cao. Điều này chưa phù hợp với thời buổi nền kinh tế mở cửa và hội nhập. Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thực hiện hoạt động PR bài bản hơn, quy mô và hiện đại hơn, bao gồm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, các chương trình khuyến mại, tích điểm, Điều này đã được các nhà bán lẻ nội địa tiếp thu, học hỏi và đưa vào chiến lược PR marketing của mình, chi phí cho quảng cáo cũng dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, cộng với sự bùng nổ của mạng xã hội, việc quảng bá cho thương hiệu doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ví dụ như VinMart(+) đã làm rất tốt chiến lược quảng cáo cho chuỗi cửa hàng của mình. – Thương hiệu Như đã nói, đa phần các nhà bán lẻ nội địa là các doanh nghiệp nhỏ đến rất nhỏ, theo đó thì những doanh nghiệp này không quá để tâm tới vấn đề tạo dựng và bảo hộ thương hiệu. Song, các “ông lớn” bán lẻ Việt Nam như VinMart đã quan tâm hơn tới vấn đề thương hiệu, bằng cách tạo dựng, đăng ký bản quyền, logo, liên kết với các nhà sản xuất để tung ra thị trường các sản phẩm mang thương hiệu VinMart. Kể cả khi chuỗi cửa hàng, siêu thị này đã được VinGroup bán lại cho Masan, thì VinMart cùng với VinHomes, VinSchool, VinFast, của VinGroup Ngoài ra, để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ còn có thể đánh giá thị phần, vị thế và khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường. 2.2.2. Thành tựu Có thể thấy, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam có xu hướng ngày càng khởi sắc trong tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có ngành bán lẻ. Thị trường bán lẻ luôn là một nơi hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp lớn và nhỏ, là điểm đến thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đặc 216
  7. biệt, cùng với sự hình thành các hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới cùng các nội dung chính sách quan trọng, thị trường bán lẻ tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và có xu hướng ngày càng mở rộng cả về quy mô số lượng lẫn chất lượng. Do đó, ngành bán lẻ tại Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật, đứng đầu trong danh sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào. – Thứ nhất, doanh thu và tốc độ tăng trưởng từ hoạt động bán lẻ có xu hướng tăng qua các năm Song song với lĩnh vực xuất khẩu, thị trường bán lẻ tại Việt Nam cũng có những bước tiến quan trọng. Giai đoạn 2009–2019 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Sau hai sự kiện lớn Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hệ thống thị trường bán lẻ của Việt Nam đã trỗi dậy. Tốc độ tăng trưởng của hệ thống bán lẻ qua các năm nhìn chung tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP cả nước trong cùng giai đoạn 2009–2019, trừ năm 2012, tốc độ tăng trưởng hệ thống bán lẻ đạt 13,33% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,98%. Với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn mức tăng trưởng GDP và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng GDP cả nước, đầu tư vào hệ thống bán lẻ chính là đầu tư cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Những số liệu và phân tích trên được rút ra từ Bảng 2.1 dưới đây, thể hiện tương quan giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ và tốc độ tăng trưởng GDP dưới đây: Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế Việt Nam giai đoạn 2009–2019 Năm Gía trị ( tỷ Tốc độ tăng Tổng GDP Tốc độ tăng trưởng đồng ) trưởng (%) (tỷ USD) GDP (%) 2008 781.957,1 99,13 2009 1.116.476,6 42,78 106 6,93 2010 1.254.200,0 12,33 115,9 9,34 2011 1.535.600,0 22,44 135,5 16,91 2012 1.740.359,7 13,33 155,8 14,98 2013 1.964.666,5 12,89 171,2 9,88 2014 2.189.448,4 11,44 186,2 8,76 2015 2.403.723,2 9,79 193,2 3,76 2016 2.648.856,7 10,20 205,3 6,26 2017 2.967.484,7 12,03 223.8 9,01 2018 3.308.059,0 11,48 245,2 9,56 2019 3.743.000,4 13,15 Nguồn: Tồng cục Thống kê – Thứ hai, cơ cấu thị trường bán lẻ tiếp tục trên đà tăng trưởng Nhìn chung, cơ cấu thị trường bán lẻ giai đoạn 2009–2019 đã có nhiều thay đổi. Cùng với sự thay đổi về nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã ghi nhận thêm nhiều hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại lớn xuất hiện. Giai đoạn 2009–2019, số lượng chợ nhìn chung ở mức biến động thấp, trong khi đó, số lượng siêu thị và trung tâm thương mại tăng mạnh qua các năm, năm 2009, tại Việt Nam chỉ có 451 siêu thị và 85 trung tâm thương mại, tuy nhiên đến năm 2019, số lượng siêu thị đã lên tới 1085 và số lượng trung tâm thương mại đã lên tới 240. Điều này hoàn toàn phù 217
  8. hợp với xu hướng cũng như thị hiếu khách hàng. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống bán lẻ tại Việt Nam không chỉ ghi nhận sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự phát triển của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như AEON, Lotte, Đây là một điểm sáng trong chính sách thu hút đầu tư vào Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại tự do FTA đã được ký kết. Bảng 2: Tổng quan về số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2009–2019 Năm Số lượng chợ Số lượng siêu thị Số lượng TTTM 2009 8.495 451 85 2010 8.538 571 101 2011 8.550 638 116 2012 8.547 659 115 2013 8.546 724 130 2014 8.597 772 139 2015 8.660 832 160 2016 8.591 865 168 2017 8.580 958 189 2018 8.475 1007 212 2019 8.500 1085 240 Nguồn: Tổng cục Thống kê – Thứ ba, thị trường mua sắm trực tuyến phát triển mạnh tại Việt Nam Các hiệp định FTA và CPTPP với những nội dung thúc đẩy phát triển hệ thống thương mại điện tử đã tạo bước tiến quan trọng cho hệ thống thương mại điện tử tại Việt Nam. Các doanh nghiệp như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo dần trở thành những “ông lớn” trong sân chơi thương mại điện tử. Hình 3. Tăng trưởng doanh thu ngành bán lẻ và tương quan với thương mại điện tử Nguồn: Tổng cục Thống kê Theo các thống kê gần đây của Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối Internet. Không những thế Việt Nam 218
  9. là nước được biết có kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh và theo dự báo, đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đây chính là động lực để xu hướng mua bán online tại Việt Nam nói chung sẽ ngày một gia tăng. Trên thực tế, thương mại điện tử đã đóng góp không nhỏ trong tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ tại Việt Nam, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành bán lẻ. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ đã tăng từ 2,9% năm 2015 lên 4,4% năm 2018. Với đà phát triển này, hệ thống thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng theo hướng tích cực và tăng trưởng nhanh. Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2019 do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) đánh cho biết, từ năm 2016 ngành TMĐT Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn mới với tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Về tốc độ tăng trưởng, Vecom ước tính TMĐT năm 2018 so với 2017 tăng trên 30%, số liệu năm 2019 hiện chưa được công bố. Mua sắm trực tuyến của Việt Nam được dự báo có mức độ tăng trưởng nhanh nhất và đứng thứ 2 về giá trị, với mức tăng 6,5 lần từ 3,7 tỷ USD năm 2018 lên tới 24,4 tỷ USD vào năm 2025, chỉ sau Indonesia tại khu vực Đông Nam Á. Liệu “chiếc bánh” 24 tỷ USD sẽ được phân chia như thế nào đối với Việt Nam, đây là một bài toán cần được cân nhắc và phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Việt Nam. Hình 4: Mức độ chi tiêu trực tuyến tại một số quốc gia Đông Nam Á 2.2.3. Hệ thống thị trường bán lẻ tại Việt Nam trong làn sóng đại dịch Covid–19 Hiện nay, làn sóng đại dịch Covid–19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu, trong đó có hệ thống thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Năm 2020 đã để lại nhiều gam màu sáng tối trong bức tranh toàn cảnh ngành bán lẻ Việt Nam. Đứng trước những thách thức trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch, hệ thống bán lẻ tại Việt Nam cũng đã có những cách vận hành hoàn toàn mới, trong khi các quốc gia có xu hướng tăng trưởng âm thì Việt Nam là một trong số ít quốc gia tăng trưởng dương, trong đó doanh số ngành bán lẻ tăng 9,4%, với tốc độ tăng trưởng này, năm 2021 là một năm hứa hẹn với tổng doanh thu ngành bán lẻ lên tới 230 tỷ USD. Đại dịch Covid–19 ảnh hưởng tiêu cực tới toàn nền kinh tế, tuy nhiên đây cũng là một cú huých cho sự phát triển của ngành bán lẻ. Người tiêu dùng có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng, từ mua sắm trực tiếp chuyển sang các hình thức mua sắm online, điều này dẫn tới sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng thực hiện các gói ưu đãi đối với người dùng. Đơn cử như Shopee đã thực hiện chính sách hoàn toàn miễn phí với 150000 đối tác mở tài khoản, hay thực hiện các chính sách giảm giá “Đại hội siêu sale” diễn ra tại các sàn Shopee, Lazada, Tiki 219
  10. Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid–19, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động hơn, thu hút người dùng với những ưu điểm vượt trội về thị hiếu khách hàng, tốc độ giao nhận hàng. Xét ở góc độ tích cực, đại dịch Covid–19 chính là một công cụ đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy sự phát triển trong ngành bán lẻ Việt Nam. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA 3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ Doanh nghiệp phân phối Việt Nam không phải là chủ thể duy nhất đối mặt với những thách thức từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Áp lực còn gia tăng đối với hệ thống chính sách, pháp luật của Chính phủ. Từ những phân tích về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ nội địa ở trên, nhà nước cần có thêm những giải pháp cụ thể hơn nhằm bảo hộ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ trong nước. Những giải pháp dưới đây hoàn toàn mang ý kiến chủ quan, gợi ý: – Xây dựng các biện pháp nhằm bảo hộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ nội địa mà không vi phạm tới các điều khoản trong các hiệp định thương mại tự do. – Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, không để họ có lợi thế tiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa. – Đưa ra các chương trình hành động nhằm thực hiện thành công FTA thế hệ mới, thông tin và truyền thông về các hiệp định, tạo thuận lợi và điều kiện để doanh nghiệp tham gia hiệp định. – Đưa ra các giải pháp về chính sách mặt hàng, thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp. 3.2. Giải pháp từ doanh nghiệp Trong một thập kỷ qua, Việt Nam đã gặt hái được những thành công trong ngành bán lẻ, giữ vị trí thứ 6 thế giới trong nhóm 30 quốc gia tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu. Đến thời điểm hiện tại, sức hút của thị trường bán lẻ đứng thứ 6 thế giới vẫn không ngừng tăng. Việc xóa bỏ hoàn toàn rào cản trong lĩnh vực bán lẻ theo cam kết của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khiến làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục “đổ” vào thị trường bán lẻ Việt Nam và tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nội địa. Do vậy, đứng trước những điểm sáng trong triển vọng phát triển thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sức hút trong cả thị trường trong và ngoài nước. – Thứ nhất, trong ngắn hạn, thực hiện củng cố chất lượng sản phẩm thông qua các yếu tố nguyên liệu đầu vào, cắt giảm chi phí, đồng thời nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tạo ra các lợi thế khác biệt trong chính lĩnh vực sản phẩm của doanh nghiệp. Cùng với đó, việc thực hiện các gói khuyến mãi sẽ là một trong những yếu tố thu hút người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm của chính doanh nghiệp. – Thứ hai, trong dài hạn, các yếu tố về dịch vụ chăm sóc khách hàng cần được hoàn thiện và nâng cao. Không những thế, các doanh nghiệp nên có những chiến dịch marketing đặc biệt, tạo ấn tượng thực sự tới khách hàng. – Thứ ba, tận dụng lợi thế về cắt giảm lộ trình thuế quan trong FTA và CPTPP, các doanh nghiệp nên thực hiện triển khai mở rộng xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng vị trí của ngành bán lẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế. 220
  11. – Thứ tư, các doanh nghiệp cần thích nghi, thay đổi phù hợp với bối cảnh hiện tại, đầu tư cho phát triển các chuỗi cửa hàng và dịch vụ giao nhận tới tận tay người tiêu dùng. – Thứ năm: Trên cơ sở công nghệ 4.0 đang chiếm lĩnh toàn cầu, cần chủ động phối hợp điều chỉnh bán hàng qua nhiều kênh, kết hợp giữa bán hàng “online” và “offline” thông qua hệ thống phân phối của doanh nghiệp. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ký kết thêm nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTAs), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới đã đi vào hiệu lực, thị trường bán lẻ Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Cùng với những cơ hội, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, mà hơn cả là sự xuất hiện của các “ông lớn” bán lẻ đến từ các quốc gia đối tác. Rõ ràng, về năng lực cạnh tranh, chúng ta khởi điểm yếu thế hơn rất nhiều so với họ. Theo thời gian, việc tiếp thu, học hỏi là có, và thực sự năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt đã tốt hơn rất nhiều, nhưng để đối đầu trực tiếp với Lotte, AEON hay BigC thì ngoài VinMart(+), còn lại vẫn tồn tại một khoảng cách tương đối lớn. Mặt khác, cũng phải tự hào về chuỗi hệ thống cửa hàng và siêu thị VinMart, VinMart+, bởi đã làm thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, chứng minh rằng doanh nghiệp Việt hoàn toàn có tiềm năng làm nên chuyện. Sự đổ bộ của các sàn thương mại điện tử lớn cũng đang là một trở ngại lớn đối với thị trường bán lẻ Việt Nam. Bởi thế, cần thiết phải có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà phân phối, bán lẻ nội địa. Những giải pháp này cần được thực thi ngay lập tức, với sự nỗ lực hết mình từ cả hai phía là doanh nghiệp và Chính phủ, mới có thể đưa thị trường bán lẻ Việt Nam lên một tầm cao mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Thanh Tâm (2016), Tổng quan về các FTA thế hệ mới, –phap– luat/t–ng–quan–v–cac–fta–th–h–m–i.html ngày 15/01/2020. 2. Berman, B & J.R. Evans (2010), Retai Managemet, 11th edition, Prentice Hall. 3. Vietnam Report (2020), Top 10 công ty bán lẻ uy tín 2020, – doanh/vef/top–10–cong–ty–ban–le–uy–tin–nam–2020–676435.html. 4. Tố Uyên (2020), Doanh nghiệp bán lẻ đứng trước cạnh tranh khốc liệt, Thời báo Tài chính Việt Nam –doanh/2020–06–09/doanh–nghiep–ban–le–dung–truoc– canh–tranh–khoc–liet–87911.aspx, truy cập ngày 19/01/2021. 5. Số liệu của Tổng cục Thống kê, 6. MBS (2019), Báo cáo ngành bán lẻ, –report–2019–vn– final.pdf?fbclid=IwAR3XLMeKCSWqJFDZAkiXBbgJ7jz–3wlTpIagiw8pAPMuwBKNx5– XORHcHn4. 7. Vietnam Data & Insights for Business (2020), Việt Nam qua những con số, –a2e7–4c00–a3c4– e406da29da8a/Streambit_Handbook_Vietnam_in_numbers_2020.03.pdf?fbclid=IwAR30KApojUC3 k6yJUyOCrpejEx1GjkZXG0S8SqZdGz4NAwH1vvievI8–FUM. 221