Năng lực cạnh tranh Việt Nam so với các nước ASEAN
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực cạnh tranh Việt Nam so với các nước ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nang_luc_canh_tranh_viet_nam_so_voi_cac_nuoc_asean.pdf
Nội dung text: Năng lực cạnh tranh Việt Nam so với các nước ASEAN
- NĂNG LỰC CẠNH TRANH VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC ASEAN A COMPARISON OF THE COMPETITIVENESS OF VIETNAM AND OTHER COUNTRIES IN THE ASEAN REGION TS. Lê Nữ Minh Phương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Bài viết sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu để làm chỉ tiêu đánh giá, và chỉ có 7 nước ở khu vực ASEAN có số liệu nghiên cứu.Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh khu vực ASEAN có thể chia thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm Singapore và Malaysia có GCI tốt nhất không chỉ khu vực ASEAN mà xếp hạng cao trên thế giới, nhóm 2 gồm Indonesia, Thailand và Philippines, nhóm kém nhất Việt Nam và Cambodia. Hội nhập kinh tế càng sâu thì cạnh tranh càng quyết liệt, do đó nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối với cả nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.GCI Việt Nam nằm gần cuối bảng xếp hạng trong khu vực ASEAN, hầu hết 12 cột chỉ số thành phần GCI của Việt Nam cao hơn Cambodia tuy nhiên một số cột chỉ số Cambodia đang có sự cạnh tranh với Việt Nam như hiệu quả thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, đa dạng hệ thống doanh nghiệp, đổi mới công nghệ. Từ khóa:GCI, ASEAN, Việt Nam, Cambodia, năng lực cạnh tranh Abstract The article used global competitiveness index (GCI) to be evaluation indicators. Actually, there are only 7 countries in the ASEAN region that own research data. The ranking of competitiveness index of the ASEAN region can be divided into 3 groups: group 1 includes Singapore and Malaysia that have the best GCI not only in the ASEAN region but also in the world; group 2 consists of Indonesia, Thailand and the Philippines; and the worst group comprises of Vietnam and Cambodia. The deeper economic integration is, the more fierce competition is. As a result, enhancing the competitiveness has become an urgent demand for both the economy and and enterprises of Vietnam at the current time. GCI of Vietnam is ranked nearly at the bottom in the ASEAN region. Almost of 12 component index columns of GCI of Vietnam are higher than Cambodia’s. However, some index columns of Cambodia are competitive with Vietnam’s such as commodity market efficiency, labor market efficiency, enterprise systems diversification, technology innovation. Keywords:GCI, ASEAN, Vietnam, Cambodia, competitiveness 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới, gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, và đặc biệt vào ngày 5/10/2015 Việt Nam đã đàm phán thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những cơ hội có được thì các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải không ít thách thức.Điều đó cũng đồng 419
- nghĩa các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) để phù hợp với kinh tế thế giới. NLCT quốc gia là điều kiện để phát triển nhanh và bền vững, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh là những nhân tố quyết định mức độ hiệu quả và tính năng suất của một quốc gia.Hiện nay, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Diễn đàn kinh tế thế giới được công nhận rộng rãi là chỉ số phổ biến dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế trong tương quan so sánh toàn cầu.Vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng có sự thay đổi và biến động theo các năm, vì vậy nghiên cứu này làm rõ các câu hỏi:Vấn đề đặt ra là các yếu tố nào quyết định đến chỉ số NLCT toàn cầu của một quốc gia? Yếu tố nào cấu thành NLCT toàn cầu của Việt Nam thấp?Chỉ số này so với các nước khu vực ASEAN như thế nào? Những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong nội dung nghiên cứu này. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa K.Mark đã đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản nền kinh tế thị trường.Cạnh tranh là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được của sản xuất hàng hóa.Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh. Cạnh tranh bao gồm việc cạnh tranh chiếm các nguồn nguyên liệu, giành các nguồn lực sản xuất, cạnh tranh về khoa học công nghệ, cạnh tranh để chiếm thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư, các hợp đồng, các đơn đặt hàng, cạnh tranh bằng giá cả, phi giá cả, bằng các thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế Cạnh tranh có nhiều loại: cạnh tranh giữa người bán và người mua, cạnh tranh trong nội bộ ngành, giữa các ngành, cạnh tranh trong giới hạn quốc gia và cạnh tranh giữa các quốc gia. Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học “Năng lực cạnh tranh (NLCT) là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”[2]. NLCT được chia làm 3 cấp: NLCT cấp sản phẩm, NLCT cấp doanh nghiệp, NLCT cấp quốc gia. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu,được đo bằng năng suất sử dụng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Các quốc gia cạnh tranh với nhau bằng việc tạo ra môi trường có năng suất cao hơn cho doanh nghiệp.Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, đó là năng lực của một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác[3]. 3. SỐ LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Số liệu Khái niệm chỉ số NLCT quốc gia (GCI) là một chỉ số đánh giá toàn diện do WEF xây dựng và công bố nhằm đánh giá và xếp hạng các quốc gia trên toàn thế giới về những nền tảng kinh tế vi mô và vĩ mô tạo nên NLCT quốc gia. GCI cung cấp 1 bức tranh tổng thể về 420
- 2 1 3 3
- Phạm vi không gian:Đề tài thực hiện nghiên cứu các nước ASEAN tuy nhiên các nước được đề cập trong nghiên cứu chỉ gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái lan, Việt Nam vìLào và Myanma chỉ bắt đầu thống kê từ năm 2013 và Brunei chưa có được dữ liệu khảo sát. 4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH 4.1 Tổng quan chỉ số GCI của Việt Nam Hình 1 mô tả xếp hạng chỉ số GCI và 3 nhóm yếu tố: yêu cầu cơ bản, cải thiện hiệu quả đã có xu hướng cải thiện vị trí tốt. Đường xếp hạng mô tả sự biến động mức độ xếp hạng GCI theo thời gian từ 2005 đến 2014 và vị thế xếp hạng ở hình 1 càng thấp thì NLCT của Việt Nam càng cao.Năm 2009 và năm 2012 là 2 năm có sự sụt giảm NLCT rõ rệt.Trong số 134 quốc gia tham gia đánh giá NLCT, vị trí trung bình của Việt Nam ở mức 71 đứng xa hơn vị trí ở giữa một khoảng cách. Hình 1: Biến động xếp hạng chỉ số GCI và 3 nhóm yếu tố của Việt Nam từ 2005-2014 Hình 1 cho thấy trong 3 nhóm chỉ số: yêu cầu cơ bản, cải thiện hiệu quả, đổi mới và phát triển thì chỉ số yêu cầu cơ bản của Việt Nam có mức xếp hạng kém nhất trong 3 nhóm chỉ số. Đặc biệt vào thời điểm 2009 nhóm chỉ số yêu cầu cơ bản đứng ở vị trí thứ 92 do nguyên nhân lạm phát ở mức cao. Nhóm chỉ số cải thiện hiệu quả là nhóm chỉ số có vị thế tốt nhất.Ngược lại nhóm chỉ số đổi mới và phát triển lại có sự cải thiện tốt vào năm 2010 tuy nhiên đến năm 2014 thì chỉ số lại tụt hạngđứng ở vị trí thứ 98 giảm 13 bậc so với năm 2013. Phân tích từng chỉ số thành phần GCI Việt Nam năm 2014 cho thấy, NLCT Việt Nam vẫn đang phụ thuộc bởi yếu tố cơ bản với 4,44 điểm và yếu tố cải thiện hiệu quả với điểm 3,99. Các yếu tố cơ bản đạt 4,44 điểm được cho là khá tuy nhiên 2 chỉ số đạt mức điểm kém nhất trong 4 chỉ số thành phần của yêu cầu cơ bản là thế chế và cơ sở hạ tầng có mức điểm lần lượt là 3,51 và 3,74. Như vậy vấn đề đặt ra là cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức.Kết hợp với nỗ lực hoàn thiện thể chế cần tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.Theo chỉ số kết quả hoạt động Logistics (hậu cần) thương mại của Ngân hàng thế giới, Việt Nam được xếp vào một trong 10 quốc gia có thu nhập trung bình có chỉ số LPI cao nhất nhưng xếp hạng tổng thể của Việt Nam đã không cải thiện. Bên cạnh đó, hành lang giao thông hạn chế trong kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế, chi phí 422
- vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics thấp. Nền kinh tế vĩ mô cần tiếp tục duy trì tỷ lệ lạm phát thấp ổn định vĩ mô để duy trì ít nhất ở vị trí hiện tại là 4,66 điếm xếp thứ 75/134 quốc gia. Chỉ số sức khỏe và giáo dục tiểu học đạt 5,86 điểm đứng thứ 61/134 quốc gia là chỉ số đạt gần tốt nhất trong 12 cột chỉ số của Việt Nam và chỉ số này trong dài hạn cũng đã có được sự cải thiện hiệu quả. Nhóm yếu tố nâng cao hiệu quả của năm 2014 vẫn nằm ở nhóm cốt lõi ở NLCT Việt Nam. Mặc dù chỉ số sức khỏe và giáo dục tiểu học nằm ở nhóm tốt nhưng chỉ số giáo dục bậc cao lại đứng ở vị trí xếp hạng thứ 96 và chỉ đạt 3,74 điểm. Hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam được đánh giá là không tương thích với nhu cầu người học và không đáp ứng nhà tuyển dụng.So sánh với 2 chỉ số thành phần là hiệu quả thị trường và khoa học công nghệ thì vị trí giáo dục bậc cao bị xếp hạng xa nhất trong nhóm yếu tố nâng cao hiệu quả với 3,74 điểm và đứng ở vị trí thứ 96/134 quốc gia. Việt Nam thuộc vào nhóm nền kinh tế kém phát triển vì vậy nhóm yếu tố đổi mới và phát triểncó hệ số 5% trong tổng cơ cấu điểm. Đối với nhóm tiêu chí này nhìn từ 2005 đến 2014 thì vị trí Việt Nam không được cải thiện mà có xu hướng thụt lùi. Nhìn vào hình 1 ta thấy nhóm yếu tố này tốt nhất xếp vị trí thứ 65 vào năm 2010, kể từ sau vị trí xếp hạng của chỉ số này càng tụt hạng với mức rơi đến vị trí 98 với 3,35 điểm.Trình độ kinh doanh cũng như năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là kém.Đây là những trọng tâm chính trong hoạch định chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn tới. 4.2 So sánh NLCT của Việt Nam và các nước ASEAN 4.2.1 Tổng quan vị thế NLCT các nước ASEAN Hình 2 cho thấy tổng quan về vị trí xếp hạng NLCT của các nước ASEAN.Singapore là nước có chỉ số GCI ổn định và tốt nhất khu vực ASEAN, và luôn nằm trong top 10 nước có NLCT cao nhất toàn cầu.3 nước khác có chỉ số GCI luôn cao hơn Việt Nam là Malaysia, Thailand và Indonesia.NLCT của 3 nước Philippines, Indonesia, và Việt Nam vào năm 2005 có vị thế gần tương đương nhau, nhưng Indonesia đã có sự cải thiện tốt nhất và đang là đối thủ cạnh tranh của Thái Lan. Việt Nam và Philippines đang có sự cạnh tranh về chỉ số, từ năm 2009 đến 2014 NLCT của Philippines đang ngày càng được cải thiện với xu hướng bền vững,trong khi đó thì từ năm 2010NLCT của Việt Nam có sự cải thiện nhưng mức độ thấp vì vậy tại năm 2014 Việt Nam đứng xa so với Philippines 16 bậc. So với các nước trong khu vực ASEAN, NLCT của Việt Nam chỉ hơn Cambodia, nhưng khoảng cách NLCT của Việt Nam và Cambodia đang ngày càng thu hẹp. Từ đồ thị 2 có thể rút ra kết luận Việt Nam đang mất dần vị thế cạnh tranh trong khu vực ASEAN. 423
- Hình 2: So sánh NLCT Việt Nam và các nước ASEAN 4.2.2 Nhóm các yếu tố yêu cầu cơ bản Phần này sẽ tiến hành phân tích sự biến động của các nhóm yếu tố cấu thành nên GCI, năm 2005 là năm thử nghiệm nên chưa có đủ thông tin của nhóm yếu tố thành phần vì vậy nội dung phân tích sau sẽ sử dụng số liệu từ năm 2006. Hình 3 – nhóm yếu tố cơ bản cho thấy từ năm 2006-2011 chỉ số này của Việt Nam có thứ hạng đứng trước Philippines và Cambodia. Nhưng từ năm 2012 đến 2014 chỉ số này của Việt Nam chỉ tốt hơn Cambodia, chứng tỏ chỉ số các yêu cầu cơ bản không những được cải thiện so với các nước trong khu vực mà còn bị xuống hạng. Chỉ số này của Singapore luôn đứng ở vị trí dẫn đầu trong khu vực và từ năm 2011 đến 2014 xếp hạng thứ nhất toàn cầu. Malaysia và Thailand luôn đứng ở vị trí lần lượt là thứ 2 và thứ 3 so với các nước ASEAN. Từ năm 2006-2008 chỉ số này của Indonesia có số điểm và thứ hạng gần bằng với Việt Nam, tuy nhiên từ 2008 đến 2014 chỉ số này của Indonesia có chiều hướng tăng vượt bậc, đến 2014 Indonesia đã cách xa Việt Nam 33 bậc, thậm chí đến năm 2014 chỉ số này của Indonesia đã vượt Thailand. Thể chế Việt Nam có vị trí khá thấp so với các nước ASEAN (Hình 3 – Thể chế).Từ 2006-2010, chỉ số này của nước ta cao hơn Philippines và Cambodia, nhưng từ năm 2011 đến 2014 chỉ số này giảm thứ hạng và chỉ đứng trước Cambodia, nguyên nhân thế chế yếu kém từ hiệu quả của Chính phủ giảm, tham nhũng gia tăng Singapore luôn dẫn đầu về thể chế trong các nước ASEAN và luôn có vị trí cao trong bảng xếp hạng toàn cầu. Trong năm 2009, tại thời điểm niềm tin vào Chính phủ ở nhiều nước giảm đi, thì Singapore được đánh giá tốt hơn những năm trước và luôn dẫn đầu về sự vắng mặt của tham nhũng và hiệu quả của Chính phủ. Thể chế Malysia giảm hạng từ 2006 đến 2010 và giảm 24 hạng, nguyên nhân giảm mạnh là do có sự tồn tại chủ nghĩa khủng bố, tội phạm và vấn đề an ninh quốc phòng kém, tuy nhiên từ 2010 thể chế Malaysia đã tăng 22 hạng so với 2010. Thailand có sự bất ổn về chính trị, tổ chức chính phủ kém, tình trạng quan liêu, thiếu an ninh trật tự; mức độ tin vào chính trị thấp; chính vì vậy mà chỉ số thể chế Thailand liên tục giảm trong giai đoạn 2006-2014. Tình trạng thể chế Philippines cũng không có khả quan do lãng phí chi tiêu chính phủ, tham nhũng và quan liêu nghiêm trọng vì vậy thứ hạng Philippines đã sụt giảm nghiêm trọng từ 2006 đến 2010. Nhưng từ 2010 đến 2014 chỉ số này đã cải thiện giúp Philippines đứng thứ 4 cao hơn Thailand, Cambodia và Việt Nam. Cambodia đã nâng hạng thể chế năm 2012 và năm 2013 424
- đứng thứ 5 trong ASEAN cao hơn Việt Nam và Philippines; nhưng năm 2014 bị giảm hạng xếp cuối cùng ASEAN với vị trí thứ 119. Hình 3: Xếp hạng nhóm chỉ số yếu tố yêu cầu cơ bản và các thành phần của nó Chất lượng cơ sở hạ tầng Việt Nam được đánh giá còn nhiều yếu kém và chịu sự căng thẳng bởi sức ép tăng trưởng kinh tế nhanh. Việt Nam đứng thứ 4 trong ASEAN nhưng đến 2014 mặc dù đã tăng 2 hạng so với 2006 nhưng thứ hạng trong ASEAN của Việt Nam bị 425
- xuống vị trí thứ 5. Singapore tiếp tục dẫn đầu cơ sở hạ tầng, với chất lượng cơ sở hạ tầng đẳng cấp nhất Thế Giới, đặc biệt đối với chất lượng cảng và vận tải hàng không.Chất lượng về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng của Malaysia và Thailand khá tốt so với khu vực và luôn giữ một khoảng cách đáng kể so với khu vực.Tuy nhiên đến năm 2014 Indonesia đã có sự cải thiện đáng kể tăng 33 bậc so với 2006 và rút ngắn khoảng cách với Thailand.Cambodia và Philippines là 2 nước đứng ở vị trí thấp nhất trong khu vực ASEAN (Hình 3 – Cơ sở hạ tầng). Hình 3 - Kinh tế vĩ mô cho thấy chỉ số này của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014 có sự biến động lớn, năm 2008 và 2009 là 2 năm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức do thu hẹp thị trường xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát cao tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, với vị trí thứ 112 năm 2009 Việt Nam đã cải thiện 47 hạng năm 2011nhưng vị trí này không được duy trì và đến năm 2012 lại rớt xuống 41 hạng nguyên nhân do nền kinh tế vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, mức tăng trưởng kinh tế chỉ dừng lại ở mức 5,03% thấp hơn nhiều mức 6,5% mà Chính phủ dự tính. Đặc biệt vào năm 2012 và 2013 là 2 năm Việt Nam bị xếp hạng thấp nhất trong khu vực. So với chỉ số thể chế, cơ sở hạ tầng thì chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô của Singapore có sự biến động lớn. Năm 2009, kinh tế vĩ mô của Singapore cũng bị ảnh hưởng mạnh và thấp hơn cả Thailand. Thailand với tình hình tài chính thuận lợi, tỷ lệ tiết kiệm cao, tỷ lệ lạm phát kiềm chế khoảng 3% đã giúp Thailand đứng vị trí thứ 22.Tuy nhiên những năm sau Singapore đã lấy lại được vị thế của mình. 4 nước Thailand, Indonesia, Malaysia và Philippines đang có xu hướng hội tụ với nhau và đã tạo khoảng cách khá xa so Việt Nam và Cambodia (Hình 3- Kinh tế vĩ mô). Chỉ tiêu thành phần cuối cùng là y tế và giáo dục tiểu học, chỉ số này của Việt Nam là chỉ số tốt nhất trong nhóm yếu tố yêu cầu cơ bản.Việt Nam đứng thứ 3 sau Singapore và Malaysia.Malaysia luôn giữ vị trí thứ 2 trong khu vực ASEAN mặc dù ở mức cao nhưng về chỉ số sức khỏe của nước này lại được WEF đánh giá là khá kém. Thailand là đất nước có tình hình sức khỏe đáng quan ngại, có tốc độ tăng HIV, lao, bệnh sốt rét cao nên từ năm 2010- 2013 nước này đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN (Hình 3 – Y tế và giáo dục tiểu học). 4.2.2 Nhóm các yếu tố cải thiện hiệu quả Trong phần phân tích các chỉ số thành phần của nhóm các yếu tố cải thiện hiệu quả chỉ dùng số liệu từ năm 2007 vì năm 2006 WEF chỉ dùng 3 thành phần là giáo dục bậc cao, hiệu quả thị trường và công nghệ, nhưng đến năm 2007 nhóm các yếu tố cải thiện hiệu quả đã bao gồm 6 chỉ số thành phần. Hình 4 cho thấy trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 chỉ số cải thiện hiệu quả của Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, những năm còn lại Việt Nam chỉ hơn Cambodia. Singapore Malaysia và Thailand là 3 nước luôn giữ vị trí dẫn đầu, đặc biệt Singapore dường như nằm trên trục hoành. 426
- Hình 4: Xếp hạng nhóm yếu tố cải thiện hiệu quả các nước ASEAN Chỉ số giáo dục bậc cao của Việt Nam không có cải thiện theo thời gian, đứng sau hơn 90 nước và đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN chỉ tốt hơn Cambodia. Hệ thống giáo dục bậc cao của Singapore luôn nằm ở vị trí nhất trong khu vực và tạo cách biệt khá lớn so với nhóm nước đứng thứ 2 và thứ 3 trong khu vực là Malaysia và Thailand.Đến năm 2014, 3 nước Thailand, Indonesia và Philippines đang có sự cạnh tranh về vị trí xếp hạng trong khu vực (Bảng 1). Số liệu bảng 1 cho thấy chỉ số hiệu quả thị trường hàng hóa của Việt Nam tiếp tục nằm ở vị trí thứ 5 trong khu vực ASEAN, vị trí này tiếp tục duy trì đến năm 2011. Sự tăng hạng vượt bậc của Cambodia từ năm 2010 đã dẫn đến Việt Nam đứng cuối và gần cuối bảng xếp hạng trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên sự nhảy hạng vượt bậc từ vị trí 86 năm 2007 lên vị trí 50 năm 2012 chỉ mang tính chất đột biến, đến năm 2014 Cambodia lại quay trở về với vị trí thứ 90 nằm cuối cùng bảng xếp hạng của khu vực. Malaysia có tốc độ cải thiện chỉ số này bền vững và tốt nhất trong khu vực từ vị trí thứ 25 năm 2007 lên vị trí thứ 7 năm 2014 trên toàn cầu. Chỉ số hiệu quả thị trường lao động của Việt Nam có vị trí cạnh tranh tốt hơn so với các chỉ số hiệu quả thị trường và giáo dục bậc cao và đứng thứ 3 và thứ 4 trong khu vực ASEAN giai đoạn 2010 đến 2014 và đứng thứ 49 trên toàn thế giới. Mặc dù vị trí cạnh tranh tốt hơn Philippines và Indonesia nhưng cần phải chú ý đến nguồn nhân lực yếu cũng đang nằm trong nhóm những vấn đề lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.2 nước xếp hạng cuối và gần cuối trong khu vực là Philippines và Indonesia. Từ năm 2012 đến năm 2014 Cambodia đứng ở vị trí thứ 3 trong khu vực chỉ sau Singapore và Malaysia. 427
- Bảng 1.Ma trận xếp hạng các yếu tố cải thiện hiệu quả Yếu tố Nước 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Singapore 10 8 5 5 4 2 2 2 Malaysia 34 35 41 49 38 39 46 46 Thailand 48 51 54 59 62 60 66 59 Indonesia 68 71 69 66 69 73 64 61 Philippines 57 60 68 73 71 64 67 64 Vietnam 94 98 92 93 103 96 95 96 Giáo dục bậc cao dục Giáo Cambodia 123 127 122 122 120 111 116 123 Singapore 2 1 1 1 1 1 1 1 Malaysia 25 23 30 27 15 11 10 7 Thailand 43 46 44 41 42 37 34 30 Indonesia 36 37 41 49 67 63 50 48 quả thị quả trường hàng hóa hàng Philippines 78 81 95 97 88 86 82 70 Vietnam 69 70 67 60 75 91 74 78 iệu H Cambodia 86 88 85 81 58 50 55 90 Singapore 4 2 1 1 2 2 1 2 Malaysia 18 19 31 35 20 24 25 19 Thailand 11 13 25 24 30 76 62 66 Indonesia 41 43 75 84 94 120 103 110 lao động lao Philippines 97 101 113 111 113 103 100 91 Vietnam 47 47 38 30 46 51 56 49 Hiệu quả thị quả trường Hiệu Cambodia 38 33 52 51 38 28 27 29 Singapore 3 2 2 2 1 2 2 2 Malaysia 16 16 6 7 3 6 6 4 Thailand 48 49 49 51 50 43 32 34 Indonesia 54 57 61 62 69 70 60 42 tài chính Philippines 74 78 93 75 71 58 48 49 Vietnam 79 80 82 65 73 88 93 90 Phát triển thịPhát triển trường Cambodia 126 130 94 92 74 64 65 84 Singapore 9 7 6 11 10 5 7 7 Malaysia 33 34 37 40 44 51 51 60 Thailand 64 66 63 68 84 34 78 65 Indonesia 87 88 88 91 94 85 75 77 Philippines 69 70 84 95 83 79 77 69 Công nghệ Vietnam 75 79 73 65 79 98 102 99 Cambodia 118 123 113 115 110 100 97 102 Singapore 42 41 39 41 37 37 34 31 Malaysia 27 28 28 29 29 28 26 26 Thailand 19 21 21 23 22 22 22 22 Indonesia 16 17 16 15 15 16 15 15 Philippines 32 34 35 37 36 35 33 35 Vietnam 41 40 38 35 33 32 36 34 Qui mô thị trường Cambodia 92 95 92 96 93 89 92 87 Nguồn: WEF 2007-20014 428
- Từ năm 2007 đến 2010, chỉ số thị trường tài chính của Việt Nam cạnh tranh với Philippines vị trí thứ 6 trong khu vực, nhưng từ sau năm 2011 thị trường tài chính Việt Nam ngày càng tụt hạng và đứng ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng. Trong khi đó Cambodia ở vị trí 126 năm 2007 đã có sự cải thiện tốt và giữ vị trí 86 năm 2014 đang duy trì và kìm hãm sự suy giảm vị thế. Singapore đã duy trì được vị trí thứ 2 toàn cầu từ năm 2008 đến 2014 và Malaysia cũng đã đạt thành công lớn từ vị trí thứ 16 trong bảng xếp hạng toàn cầu năm 2007 đã vươn lên vị trí thứ 4 vào năm 2014. Thailand đứng vị trí thứ 3 trong khu vực nhưng cách xa so với Singapore và Malaysia (Bảng 1). Trong khi chỉ số công nghệ của nhiều nước trong khu vực đang liên tục tăng hạng, thì chỉ số công nghệ của Việt Nam đang liên tiếp giảm hạng. Trong khu vực ASEAN, chỉ số này của Việt Nam chỉ cao hơn Cambodia một đất nước được đánh giá là nghèo nàn, yếu kém về công nghệ. Trong giai đoạn 2007-2014 chỉ số này của Cambodia đã cải thiện theo từng năm và đến năm 2013 chỉ số này đã vượt qua Việt Nam. Malaysia có sự giảm thứ hạng từ từ và liên tục từ vị trí 33 năm 2007 xuốn vị trí 60 năm 2014. Chỉ số công nghệ của Thailand biến động bất ổn nhất trong khu vực và hiện tại đang là đối thủ cạnh tranh với Singapore (Bảng 1). Khi so sánh mối quan hệ tương quan với các chỉ số hai nước Singapore và Malaysia luôn có vị trí cách biệt so với các nước còn lại, nhưng đối với chỉ số qui mô thị trường thì vị trí xếp hạng này lại không có sự khác biệt lớn và ít biến động theo thời gian. Với ưu điểm dân số đông (gần 89,71 triệu dân năm 2014) nên qui mô thị trường khá lớn, Việt Nam đạt được vị trí xếp hạng cao trong toàn cầu (vị trí 34 năm 2014), so với các chỉ số khác thì chỉ số này có thể được coi là vũ khí kéo vị trí nhóm chỉ số cải thiện hiệu quả Việt Nam lên, nhưng trong xếp hạng ASEAN thì Việt Nam luôn đứng ở vị trí thứ 5. Với lợi thế đông dân nhất trong các nước khu vực ASEAN thì chỉ số qui mô thị trường của Indonesia xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng toàn cầu và luôn đứng đầu trong khu vực ASEAN.Mặc dù Cambodia có dân số lớn hơn Singapore là 15,54 triệu dân nhưng mức chi tiêu thấp nên qui mô thị trường của Cambodia lại thấp hơn nhiều so với Singapore và vị trí xếp hạng dao động từ 87 đến 96. 4.2.2 Nhóm các yếu tố đổi mới và phát triển Chỉ số đổi mới và phát triển của Việt Nam rất thấp trên cả xếp hạng toàn cầu và cũng chỉ cao hơn Cambodia trong khu vực ASEAN, thậm chí năm 2012 và 2013 chỉ số này của Việt Nam thấp hơn Cambodia. Riêng 2 năm 2009 và 2010 Việt Nam có sự tăng hạng đáng kể, gần bằng với thứ hạng của Thailand và đứng vị trí thứ 5 trong khu vực, cao hơn Philippines và Cambodia. 3 nước Singapore, Malaysia và Indonesia là 3 nước không có sự biến động nhiều trong xếp hạng và lần lượt giữ vị trí 1, 2, 3 trong khu vực. Ngược lại nhóm 4 nước còn lại có sự thay đổi vị trí xếp hạng theo từng năm. Sự cải thiện lớn nhất phải kể đến Philippine, Cambodia cũng có sự cải thiện lớn trong chỉ tiêu đổi mới và phát triển nhưng cũng nhanh chóng bị giảm hạng. Chỉ tiêu đa dạng hệ thống doanh nghiệp có sự biến động giảm thứ hạng qua các năm. Mặc dù so với năm 2006 thì chỉ số này ở năm 2014 tăng 0,03 điểm, nhưng về vị trí xếp hạng với các nước thì Việt Nam giảm 40 hạng (từ vị trí 66 năm 2005 xuống vị trí 106 năm 2014), đứng thứ 6 trong ASEAN, thậm chí từ 2011-2013 còn thấp hơn Cambodia và đứng cuối bảng xếp hạng ASEAN. Xếp hạng thấp của Việt Nam do bởi năng suất lao động chưa cao, chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm còn thấp, trình độ công nghệ còn hạn chế, thị trường đầu 429
- ra cho sản phẩm chưa ổn định, chi phí đầu vào cao vì vậy doanh nghiệp Việt Nam đang ở đáy chuỗi giá trị. Bên cạnh đó năng lực thiết kế, tổ chức phân phối của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế do chi phí cao và hiệu quả thấp của các dịch vụ như viễn thông, vận tải, bến bãi đã hạ thấp khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở Việt Nam. Bốn nước Singapore, Malaysia, Indonesia và Thailand theo trật tự ở vị trí giảm dần sức cạnh tranh, Philippines đang có xu hướng cải thiện chỉ số này và đang hơn điểm Thailand vào năm 2014 . Chỉ số đổi mới và phát triển Sự đa dạng hệ thống doanh nghiệp Đổi mới công nghệ Hình 5: Nhóm yếu tố sáng tạo và phát triển Chỉ tiêu đổi mới công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 liên tục tăng thứ hạng. Năm 2009, với thứ hạng 44 trong xếp hạng toàn cầu, Việt Nam đã lên vị trí thứ 4 trong khu vực, cao hơn cả Thailand và Philippines và Cambodia. Nhưng từ năm 2011 vị thế càng suy giảm vì thế năm 2013 và 2014 Việt Nam đã xuống vị trí thứ 6 trong khu vực ASEAN. Đồ thị về chỉ tiêu đa dạng hệ thống doanh nghiệp và đồ thị về chỉ tiêu đột phá có vị thế các cạnh tranh giữa các nước giống nhau. 5. KẾT LUẬN, ĐỊNH HƯỚNG 5.1 Kết luận Nhìn chung, trong khu vực ASEAN chỉ số NLCT GCI cũng như các chỉ số thành phần Việt Nam rất thấp, đa số chỉ cao hơn Cambodia, thậm chí có cột chỉ số còn thấp hơn Cambodia. Một số chỉ số cạnh tranh được với Philippines trong giai đoạn đầu và giai đoạn sau bị bỏ xa ở bảng xếp hạng.So sánh xếp hạng GCI giai đoạn 2006-2014 NLCT Việt Nam đang dần suy giảm vị thế so với các nước trong khu vực.Singapore và Malaysia là hai nước có chỉ số GCI cũng như các chỉ số thành phần rất cao trong khu vực và trong xếp hạng toàn cầu, 430
- luôn giữ phong độ của mình trong suốt giai đoạn.Singapore với bất lợi về diện tích và dân số ít, nên qui mô thị trường là điểm yếu, song nhờ những nổ lực cải cách của mình đã luôn giữ vị trí cao trong toàn cầu. Các chỉ số thể chế, cơ sở hạ tầng, giáo dục bậc cao, công nghệ là những chỉ số đang còn nhiều yếu kém của Việt Nam.Các chỉ số được đánh giá chưa được tốt là y tế và giáo dục tiểu học, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, hiệu quả của thị trường hàng hóa, đổi mới công nghệ và hệ thống kinh doanh. Mặc dù những chỉ số này đã được cải thiện, nhưng không đáng kể, so với các nước trong ASEAN. Hai chỉ số qui mô thị trường và hiệu quả thị trường lao động đang là 2 thế mạnh giúp điểm số GCI của Việt Nam được nâng lên. Những năm gần đây hai chỉ số này có nhiều cải thiện và giữ vị trí tương đối cao trong bảng xếp hạng toàn cầu cũng như xếp hạng ASEAN. 5.2 Định hướng Để cải thiện và nâng cao NLCT cần giải quyết các vấn đề: Một là, chuyển định hướng từ tập trung tăng trưởng nhanh sang định hướng về tạo dựng và cải thiện NLCT bằng cách xây dựng và thực thi kế hoạch cải cách thể chế. Hai là, xác định mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với thời kỳ mới,mô hình tăng trưởng trong tương lai phải dựa trên nền tảng doanh nghiệp, sản phẩm có thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới. Ba là, khắc phục những khâu yếu kém trong nền kinh tế - trở lực của quá trình cải thiện NLCT: - Ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, đảm bảo vốn chonền kinh tế trên cơ sở chính sách tài chính thận trọng, quản lý nợ công phù hợp, chính sách tiền tệ hiệu quả. - Đầu tư hiệu quả vào giáo dục bậc cao hình thành đội ngũ công chức, chuyên gia, công nhân lành nghề thực sự có chất lượng để lấp lỗ hổng về chất lượng nguồn nhân lực. - Tăng cường kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng. - Cấu trúc hệ thống doanh nghiệp, xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân trong nước phát triển. 431
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Các báo cáo “The Global Competitiveness Report” từ năm 2004 đến 2014 của Diễn đàn kinh tế Thế Giới. [2] Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), NXB từ điển Bách Khoa Hà Nội, trang 349. [3] WEF (2000) The global competitiveness report 2000. By Porter M. E., Sachs, J. D., Wamer, A.M., Cornelius, P, K, Levinson, M and Schwab, K. Oxford University Press, for World Economic Forum. VIETNAM COMPETITIVENESS COMPARED TO THE ASEAN COUNTRIES ABSTRACT This paper uses the global competitiveness index (GCI) as indicator for analysis and only 7 countries havesufficient data. Table of ranking competitiveness ASEAN region can be divided into 3 groups: group1 included Singapore and Malaysia have the best GCI not only the ASEAN region but also high ranking in the World, group 2 includes Indonesia, Thailand and Philippines, the worst grnha61tincludes Vietnam and Cambodia. Deeper economic integration leading to the fiercely competitiveness, thereby enhancing the competitiveness has become urgent demand than ever for both economy and Vietnam’s enterprises. Vietnam’s GCI is near the bottom of the rankings in ASEAN region, most of the 12 pillars of competitiveness of Vietnam are higher than ones of Cambodia, however some pillars Cambodia’s pillars are higher competitive than Vietnam as goods market efficiency, labor market efficiency, business sophistication and innovation. Keywords: GCI, ASEAN, Vietnam, Cambodia, competitiveness 432