Nghiên cứu Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong phát triển bền vững

pdf 18 trang Gia Huy 18/05/2022 2640
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_cao_trach_nhiem_xa_hoi_doanh_nghiep_trong_pha.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong phát triển bền vững

  1. NGHIÊN CỨU BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RESEARCH REPORT ON SOCIAL RESPONSIBILITY OF ENTERPRISES IN SUSTAINABLE DEVELOPMENT NCS.ThS. Nguyễn Hồng Nga Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và xã hội hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thay vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận như trước đây. Theo đó, báo cáo trách nhiệm xã hội sẽ ngày càng quan trọng vì nó thể hiện tác động tích cực và cải thiện các tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường, thông qua các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và sự tương tác của nó với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng và các nhà cung cấp. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Tại Việt Nam, báo cáo trách nhiệm xã hội chỉ tập trung ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Vinamilk, VNGroup Để kiểm chứng xác định các chỉ tiêu cần trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng với dữ liệu thông tin thu thập được thông qua 202 công ty khảo sát. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nội dung mà doanh nghiệp cần quan tâm khi trình bày báo cáo trách nhiệm xã hội bao gồm: bảo vệ môi trường; quan hệ tốt với người lao động; đảm bảo lợi ích cổ đông; lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, đóng góp cho cộng đồng xã hội. Qua đó, tác giả cũng nghiên cứu những rào cản và thách thức đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội trước công chúng vì mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội, nghiên cứu định lượng, rào cản và thách thức, phát triển bền vững. Abstract In the current trend, corporations emphasize more on the balance between social and corporate interests in order to achieve sustainable development instead of maximizing profit as in the past. Therefore, this social responsibility report becomes more and more important, because it shows positive effects and mitigates negative effects of corporations on the society and environment, by its operation, products, services and interaction with stakeholders such as employees, customers, investors, community and suppliers. In many countries in the world, there are more and more corporations take consideration and conduct social responsibility reports. However, in Vietnam, social responsibility reports are only conducted by top corporations and groups such as Vinamilk, VNGroup, etc. To identify indicators need to be expressed in social responsibility report, the author has done a quantitative research with records collected from 202 corporations. The results show some contents that corporations need to put into consideration when presenting social 304
  2. responsibility, including: environmental protection; good relationship with labors, shareholders’ interest assurance; consumers’ benefits and safety; having good responsibility with suppliers, community and social contribution. On that basis, the barriers and challenges posed to corporations in the international economic integration have also been mentioned, thereby, propose some useful solutions to help corporations conduct social responsibility reports in the public in order to achieve sustainable development. Keywords: corporations, social responsibility, quantitative research, barriers and challenges, sustainable development NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều quốc gia trở nên thịnh vượng hơn nhưng họ cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả tiêu cực từ các vấn đề xã hội và môi trường. Hầu hết, các doanh nghiệp có đóng góp phần lớn cho sự phát triển kinh tế lại gây ra các vấn đề xã hội như gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, sản xuất những sản phẩm gây nguy hại đến sức khỏe con người. Trong quá khứ, mối quan hệ giữa môi trường, xã hội và doanh nghiệp không được quan tâm đặt trong một tổng thể tác động qua lại lẫn nhau. Từ những năm 1970, nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là mang lại lợi nhuận cho công ty (Friedman, 1970). Ngày nay, nhận thức này đã thay đổi theo chiều hướng các doanh nghiệp phải có trách nhiệm nhiều hơn đến những tác động tiêu cực lên nền kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình hoạt động (Pyo & Lee, 2013). Những hoạt động thuộc trách nhiệm xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và toàn xã hội như: bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bình đẳng giới, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên hay bảo vệ chất lượng sản phẩm (Global Reporting Initiative, 2013) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và phát triển bền vững có mối quan hệ về mục tiêu, nhưng khác nhau về cấp độ và phạm vi. Phát triển bền vững là vấn đề mang tính kinh tế và xã hội vĩ mô (Ebner & Baumgartner, 2006). Còn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hành xử của các doanh nghiệp ở cấp kinh tế vi mô trước những đòi hỏi của xã hội khi đưa ra các chiến lược, các công cụ quản trị, kiểm soát, lượng giá và giải trình thể hiện trong những quan điểm mới về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gắn với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường (Ebner & Baumgartner, 2006). Thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được xem là phương tiện giúp doanh nghiệp gia tăng danh tiếng, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan. Ngày nay, người ta cho rằng báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững. Bởi vậy việc chia sẻ các thông tin này đang dần trở thành xu hướng trong cộng đồng doanh nghiệp trên toàn cầu. 305
  3. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1 Khái quát về báo cáo trách nhiệm xã hội và yêu cầu trình bày báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC 2.1.1 Khái quát về báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility- CSR) có thể được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường. Theo Quazi and O’Brien (2000), trách nhiệm xã hội bao gồm: bảo vệ môi trường; quan hệ tốt với người lao động; đảm bảo lợi ích cổ đông; lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, đóng góp cho cộng đồng xã hội. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC, 2001) chia trách nhiệm xã hội thành khía cạnh bên trong (gồm: quản lý nguồn nhân lực, sức khỏe và an toàn lao động, thích ứng với sự thay đổi, quản lý tác động môi trường và tài nguyên thiên nhiên) và khía cạnh bên ngoài (gồm: cộng đồng địa phương, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và người tiêu dùng, quyền con người, vấn đề môi trường toàn cầu). Stone (2005) phân tích CSR thành những trách nhiệm có tính chất bắt buộc, trách nhiệm được thừa nhận và trách nhiệm tùy ý đối với cộng đồng của doanh nghiệp. Theo Anguss Duff (2011), đề cập trách nhiệm xã hội như là tác động tích cực và cải thiện các tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường, thông qua các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và sự tương tác của nó với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng và các nhà cung cấp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội nói chung bảo vệ môi trường nói riêng mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Milton Friendman, nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải thưởng Nobel kinh tế, đã nói: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận của họ”. Chính sách giảm phế thải, lãng phí trong sản xuất sẽ làm giảm chi phí của doanh nghiệp. Người tiêu thụ có thể sẵn sàng bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ ít ảnh hưởng đến môi trường, mang hiệu “sản phẩm xanh”. Việc tiếp thị, quảng cáo thông qua những hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp tiếp thị truyền thống. Báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một báo cáo cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội, môi trường, kinh tế và quản trị. Báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho thấy giá trị của tổ chức, mô hình quản trị và chứng minh mối liên kết giữa chiến lược và cam kết của doanh nghiệp về một nền kinh tế toàn cầu bền vững. Đó là một liên kết giữa con người, hành tinh, lợi nhuận và tổ chức của doanh nghiệp. Những phân tích gần đây cho thấy sự đa dạng trong các báo trách nhiệm xã hội, bao gồm cả báo cáo cam kết, báo cáo môi trường, báo cáo hoạt động kinh tế và xã hội, là một phần trong báo cáo thường niên hoặc BCTC, cũng như sự đa dạng trong thể thức, mức độ và tính chất của báo cáo, đặc biệt là các ngành công nghiệp và giữa các quốc gia (Labelle, 2006 cited by Tilt, 2010). Theo đó, báo cáo trách nhiệm xã hội sẽ ngày càng quan trọng để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về cách thức mà hoạt động xã hội tác động và mang lại lợi ích cho kinh doanh như tiết kiệm chi phí và tạo cơ hội kinh doanh mới (KPMG, 2011). 306
  4. Các doanh nghiệp trên thế giới đang ngày càng nhận ra rằng báo cáo trách nhiệm xã hội thúc đẩy sự đổi mới và nghiên cứu, giúp các công ty phát triển kinh doanh và tăng giá trị của tổ chức. Cụ thể, thông qua thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích xã hội bao gồm: thu nhập tăng lên do uy tín của DN đóng góp vào sự phát triển cộng đồng, do chăm sóc khách hàng, do quan tâm đến lợi ích người lao động, do sản xuất sạch, do sản xuất sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường; thu nhập tăng lên từ tiết kiệm chi phí bảo hiểm do cải thiện sức khỏe và an toàn cho người lao động, thu nhập từ việc tránh được những khoản nộp phạt do vi phạm luật, thu nhập từ các giải thưởng, trợ cấp của Chính phủ về thành tích phát triển cộng đồng, xã hội 2.1.2. Yêu cầu trình bày báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp công bố chức năng và nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ tương tác với nhà nước, môi trường và xã hội. Theo Petros (2014), cơ sở lý thuyết để giải thích cho hành vi công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên báo cáo tài chính đó là dựa trên thuyết hợp pháp hóa (legitimacy theory) và thuyết các bên liên quan (stakeholder theory). Lý thuyết hợp pháp hóa có thể giải thích cho việc các doanh nghiệp thực hiện công bố các hoạt động xã hội và môi trường khi họ buộc phải làm theo yêu cầu của cộng đồng (Wisuttorn, 2015). Sự gia tăng của áp lực xã hội có thể phát sinh từ sự không hài lòng của chính phủ, những áp lực từ phía người lao động, người tiêu dùng; hay những áp lực từ chính sách mới hay từ những quy định tăng cường giám sát, .về những hoạt động của doanh nghiệp (Toukabri, 2014). Những doanh nghiệp vô trách nhiệm sẽ bị chỉ trích, tẩy chay, mất uy tín và cuối cùng phải đóng cửa (Paul Thompson & Zarina Zakaria, 2004). Thuyết các bên liên quan nhấn mạnh đến trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của các bên liên quan như cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, chính quyền địa phương và chính phủ (Toukabri và cộng sự, 2014). Tùy thuộc vào tình trạng quyền lực các bên liên quan, tầm nhìn của tổ chức và nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có chiến lược thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội cho bản thân. Việc cung cấp thông tin trách nhiệm xã hội làm giảm sự bất đối xứng thông tin và mang lại cho các bên liên quan một sân chơi bình đẳng. Đổi lại, doanh nghiệp kỳ vọng mang lại lợi ích nhất định như cải thiện hình ảnh, uy tín, thu hút các nhà đầu tư, cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan để có được sự hỗ trợ và chấp thuận từ các bên. 2.2 Mô hình nghiên cứu Báo cáo trách nhiệm xã hội vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ với các quốc gia. Việc xác định nội dung, các yếu tố của Báo cáo trách nhiệm xã hội trình bày trên BCTC hiện không giống nhau giữa các quốc gia và các doanh nghiệp. Các yếu tố trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội dưới đây chủ yếu dựa trên hướng dẫn của Liên hiệp quốc về chỉ số trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên (UNCTAD, 2008) 307
  5. Bảng 2.1 : Bảng hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Nhóm Chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Chi phí bảo vệ môi trường; (1) Bảo vệ - Tỷ lệ tái chế, tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời; môi trường - Tỷ lệ cắt giảm khí nhà kính. (2) Lợi ích và - Sự hài lòng của khách hàng an toàn cho - Chính sách chăm sóc khách hàng như các dịch vụ bảo hành, hậu người tiêu mãi . dùng - Tính bảo mật thông tin - Tổng số nhân viên với chi tiết phân loại công việc, loại hợp đồng, giới tính; - Lương và các lợi ích của người lao động phân chia theo loại công việc và giới tính; (3) Quan hệ - Tổng số lao động và tỷ lệ nghỉ việc phân chia theo loại lao động và tốt với người giới tính; lao động - Tỷ lệ nhân viên được đảm bảo bằng thỏa ước lao động tập thể. - Số giờ đào tạo trung bình 01 người lao động /01 năm phân chia theo loại nhân viên; - Chi phí đào tạo trung bình 01 người lao động /01 năm phân chia theo loại nhân viên; (4)Trách - Chính sách quản trị với nhà cung cấp nhiệm với - Thực hiện các điều khoản trong hợp đồng nhà cung cấp (5) Đảm bảo - Chi trả cho cổ đông lợi ích cổ - Lợi ích cổ đông đông - Các khoản đã nộp cho Nhà nước. (6) Đóng góp - Số lần bị kết án do vi phạm liên quan đến pháp luật và số tiền bị phạt, cho cộng phải bồi hoàn. đồng, xã hội - Các khoản tự nguyện đóng góp cho phát triển cộng đồng; - Các khoản tự nguyện đóng góp cho xã hội (từ thiện và bảo trợ xã hội). (Nguồn: UNCTAD, 2008.) Mô hình nghiên cứu được tích hợp dựa trên hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Trong đó, thông tin trách nhiệm xã hội DN chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: (1) bảo vệ môi trường, (2) Lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, (3) Quan hệ tốt với người lao động, (4) Trách nhiệm với nhà cung cấp, (5) Đảm bảo lợi ích cổ đông, (6) Đóng góp cho cộng đồng, xã hội 308
  6. Bảo vệ môi trường L ợ i ích và an toàn (1) cho người tiêu dùng (2) Quan h ệ t ố t v ớ i (3) người lao động Thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Trách nhi ệ m v ớ i (4) nhà cung cấp (5) Đả m b ả o l ợ i ích (6) cổ đông Đóng góp cho cộng đồng, xã hội Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu (Nguồn: UNCTAD, 2008.) 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Mẫu trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thu thập dữ liệu từ 202 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội (HNX) và sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE). Thông tin thu thập được từ các báo cáo thường niên, báo cáo trách nhiệm trên website của các công ty được khảo sát. Nghiên cứu cũng đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách dựa trên phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. Đối tượng điều tra là những người làm kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trong đó tính đến yếu tố quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Việc chọn mẫu nghiên cứu đảm bảo ý kiến của các đối tượng điều tra có thể đại diện cho những người làm kế toán tại Việt Nam để phản ánh trung thực về thực trạng Báo cáo trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp hiện nay. Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách gửi 225 phiếu khảo sát online thông qua google drive, kết quả thu về được 202 mẫu khảo sát, chiếm tỷ trọng 89,7%. Cơ cấu dữ liệu điều tra phân theo từng nhóm đối tượng như sau: 309
  7. Bảng 3.1. Đối tượng được phỏng vấn phân theo nhóm lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực ngành nghề DN Số lượng Tỷ lệ DN thuộc lĩnh vực sản xuất 58 28,71% DN thuộc lĩnh vực xây dựng 45 22,28% DN thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ 32 15.84% DN thuộc lĩnh vực khai khoáng, năng lượng 24 11,88% DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp 17 8,42% DN thuộc lĩnh vực y tế 15 7,43% DN thuộc lĩnh vực khách sạn 11 5.44% Tổng 202 100% (Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các mẫu phiếu khảo sát) Ngoài ra, để có điều kiện tiếp cận theo chiều sâu của vấn đề, cung cấp cơ sở tham khảo hữu ích trong các kiến nghị, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu. Tác giả đã trao đổi với 53 chuyên gia kế toán, kiểm toán đang trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn liên quan đến báo cáo trách nhiệm xã hội (trong đó: 5 chuyên gia của Bộ Tài Chính; 6 chuyên gia của Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam; 8 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề ACCA; 5 kiểm toán có chứng chỉ hành nghề CPA; 15 giảng viên các trường đại học; 14 giám đốc điều hành các DN niêm yết). Nội dung các cuộc phỏng vấn gồm các vấn đề liên quan đến phương hướng và giải pháp giúp cho các doanh nghiệp công bố báo cáo trách nhiệm xã hội trên các báo cáo thường niên. 3.2 Thiết kế câu hỏi và thang đo Phát triển từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu gần đây, một bảng câu hỏi đã được xây dựng nhằm xác định các nội dung được trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng đo lường định tính theo thang đo Likert, với lựa chọn số 1 “hoàn toàn không đồng ý” cho đến lựa chọn số 5 “hoàn toàn đồng ý” cho từng câu hỏi. Bảng 3.2 : Bảng câu hỏi điều tra Nhóm Mã Nội dung câu hỏi MT1 - Anh/chị nghĩ rằng thông tin trách nhiệm xã hội của DN có thể được xác (1) Bảo định bằng chi phí mà DN bỏ ra để bảo vệ môi trường vệ môi MT2 - Anh/chị nghĩ rằng thông tin trách nhiệm xã hội của DN có thể được xác trường định bằng tỷ lệ tái chế, tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời (MT) MT3 - Anh/chị nghĩ rằng thông tin trách nhiệm xã hội của DN có thể được xác định bằng tỷ lệ cắt giảm khí nhà kính. (2) Lợi TD1 - Sự hài lòng của khách hàng có thể phản ánh được thông tin trách nhiệm xã ích và an hội của DN toàn cho TD2 - Chính sách chăm sóc khách hàng như các dịch vụ bảo hành, hậu mãi . có người thể phản ánh được thông tin trách nhiệm xã hội của DN tiêu TD3 - Tính bảo mật thông tin của khách hàng có thể phản ánh được thông tin dùng trách nhiệm xã hội của DN (TD) 310
  8. LD1 - Anh/chị thấy việc phân loại chi tiết nhân viên theo công việc, loại hợp đồng, giới tính có phản ánh được thông tin trách nhiệm xã hội của DN với LD2 người lao động - Anh/chị thấy việc phản ánh lương và các lợi ích của người lao động được đảm bảo công bằng theo loại công việc và giới tính là thông tin trách nhiệm xã hội của DN với người lao động (3) Quan LD3 - Anh/chị thấy việc phân chia tổng số lao động và tỷ lệ nghỉ việc theo loại hệ tốt lao động và giới tính có phản ánh được thông tin trách nhiệm xã hội của DN với với người lao động người LD4 - Tỷ lệ nhân viên được đảm bảo bằng thỏa ước lao động tập thể có phản ánh lao động được thông tin trách nhiệm xã hội của DN với người lao động (LD) LD5 - Số giờ đào tạo trung bình 01 người lao động /01 năm phân chia theo loại nhân viên có phản ánh được thông tin trách nhiệm xã hội của DN với người LD6 lao động - Chi phí đào tạo trung bình 01 người lao động /01 năm phân chia theo loại nhân viên có phản ánh được thông tin trách nhiệm xã hội của DN với người lao động (4) Trách CC1 - Việc thực hiện chính sách quản trị với nhà cung cấp có phản ánh được nhiệm thông tin trách nhiệm xã hội của DN với nhà CC2 - Thực hiện các điều khoản trong hợp đồng với nhà cung cấp có phản ánh cung cấp được thông tin trách nhiệm xã hội của DN (CC) (5) Đảm CD1 - Anh/chị thấy rằng việc chi trả cho cổ đông là phản ánh thông tin trách bảo lợi nhiệm xã hội của DN ích cổ đông CD2 - Anh/chị thấy rằng đảm bảo ghi nhận lợi ích cổ đông là phản ánh thông tin (CD) trách nhiệm xã hội của DN XH1 - Các khoản đã nộp cho Nhà nước phản ánh thông tin trách nhiệm của DN (6) đối với chính phủ Đóng XH2 - Số lần bị kết án do vi phạm liên quan đến pháp luật và số tiền bị phạt, phải góp cho bồi hoàn phản ánh thông tin trách nhiệm của DN với cơ quan nhà nước cộng - Các khoản tự nguyện đóng góp cho phát triển cộng đồng phản ánh thông đồng, xã XH3 tin trách nhiệm của DN với xã hội hội - Các khoản tự nguyện đóng góp cho xã hội (từ thiện và bảo trợ xã hội) (XH) XH4 phản ánh thông tin trách nhiệm của DN với xã hội (7)Thôn TT1 Anh/chị có nhu cầu sử dụng thông tin về trách nhiệm xã hội DN g tin về trách TT2 Anh/chị sẽ chia sẻ thông tin trách nhiệm xã hội của DN với cộng đồng nhiệm TT3 xã hội Thông tin về trách nhiệm xã hội sẽ mang lại lợi ích cho DN (TT) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ mẫu phiếu điều tra) 311
  9. 3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Đầu tiên các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được đánh giá tính tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Để đánh giá tính đơn hướng và độ giá trị của từng nhân tố tác giả sử dụng phân tích khám phá nhân tố. Tiêu chuẩn phù hợp của phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO lớn hơn 0.5, tổng phương sai giải thích lớn hơn 50%, các hệ số factor loading lớn hơn 0.5. Tiếp theo nghiên cứu sử dụng phân tích tương quan để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình và điểm trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về từng nhân tố trong mô hình. Cuối cùng để đánh giá quan hệ nhân quả và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tác giả sử dụng phân tích hồi quy với mức ý nghĩa lấy theo thông lệ là 5%. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Kết quả đánh giá sự tin cậy thang đo các nhân tố Kết quả đánh giá tính tin cậy của các nhân tố trong mô hình cho thấy các nhân tố đều đạt tính nhất quán nội tại, hệ số Cronbach Alpha đều lớn hơn 0.6 (nhỏ nhất bằng 0.620 với biến đóng góp cho xã hội), các biến quan sát của từng nhân tố đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 .Phân tích khám phá nhân tố cho thấy tập hợp các biến quan sát trong từng nhân tố là những thang đo đơn hướng và phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Các hệ số KMO đều lớn hơn 0.5, tổng phương sai giải thích (TVE) lớn hơn 50%, các hệ số factor loading lớn hơn 0.5 Bảng 4.1: Kết quả đánh giá tinh tin cậy thang đo các nhân tố Hệ số Tương quan Factor Cronbach biến tổng loading bé Nhân tố KMO TVE (%) Alpha (số (biến quan nhất (biến biến quan sát) sát quan sát) MT .863(3) .693(MT3) .727 75.615 .868(MT3) TD .729(3) .461(TD2) .589 66.825 .703(TD2) LD .858(6) .470(LD5) .757 80.913 .745(LD5) CC .651(2) .485(CC1) .500 74.254 .798(CC1) CD .808(2) .679(CD1) .500 83.958 .857(CD1) XH .620(4) .341(XH4) .720 76.945 .639(XH4) TT .826(3) .589(TT1) .686 74.343 .802(TT1) (Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ phần mềm SPSS) 4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố Kết quả phân tích cho thấy điểm đánh giá trung bình (mean) về dự định sử dụng và các nhân tố trong mô hình đều ở mức trên 3 trong thang đo Likert 5 điểm và độ lệch chuẩn (SD) của các nhân tố cũng khá nhỏ (nhỏ hơn 1). Trong đó thông tin trách nhiệm xã hội cao nhất ở chỉ tiêu đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng (Mean = 3.534, SD = 0.892) và thấp nhất ở nhân tố đảm bảo lợi ích cho cổ đông (Mean = 3.045, SD = 0.712). Kết quả 312
  10. phân tích tương quan cho thấy các nhân tố trong mô hình đều có quan hệ với nhau (r ≠ 0). Trong đó nhân tố đóng góp cho xã hội có tương quan thấp với thông tin trách nhiệm xã hội (r = 0.206) Bảng 4.2. Ma trận tương quan và điểm đánh giá cho từng nhân tố Biến Mean SD MT TD LD CC CD XH TT MT 3.173 .874 1 TD 3.534 .892 .684 1 LD 3.154 .809 .770 .890 1 CC 3.232 .732 .653 .617 .739 1 CD 3.045 .712 .520 .435 .503 .714 1 XH 3.094 .746 .215 .193 .172* .010 .072 1 TT 3.282 .803 .686 .576 .660 .513 .585 .206 1 . Mức ý nghĩa 1%; *. Mức ý nghĩa 5% (Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) 4.3 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình phân tích hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS). Kết quả ước lượng từ dữ liệu điều tra có thể viết phương trình hồi quy như sau: TT= 0.338 MT + 0.269 TD + 0.301 LD + 0.217 CC + 0.231 CD + 0.185 XH ( R2=0.71). Phân tích ANOVA cho thấy, với phương sai (p<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có ảnh hưởng với nhau. Kết quả ước lượng cho thấy βMT = 0.338 là cao nhất, và thấp nhất là βXH = 0.185 .Kết quả phân tích cho thấy tất cả các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (p< 0.05) và không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (VIP<10) Bảng 4.3: Phân tích hồi quy Model Beta t Sig. VIP MT .338 2.981 .003 2.763 TD .269 2.468 .020 4.946 LD .301 2.433 .016 8.014 CC .217 1.850 .030 3.569 CD .231 2.015 .000 2.146 XH .185 1.023 .000 1.140 (Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) 313
  11. 5. Bàn luận và hàm ý nghiên cứu Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt báo cáo trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Cụ thể là: Thứ nhất , thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất. Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Một nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và xã hội năm 2008 tại các doanh nghiệp dệt may và da giày, cho thấy, nhờ thực hiện trách nhiệm xã hội mà năng suất lao động đã tăng từ 34,2 triệu lên 35,8 triệu đồng/người/năm (Nguyễn Đình Hùng, 2009). Thứ hai , thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Báo cáo trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động. Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm, hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường. Thứ ba , thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Một nghiên cứu của KPMG trên 250 công ty hàng đầu (G 250) tại 21 quốc gia cho thấy, tỷ lệ các công ty có báo cáo trách nhiệm xã hội (trong một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáo thường niên) tăng từ mức trung bình 45% năm 2000 lên 64% năm 2005, 83% năm 2008 và 95% năm 2011. Nhật Bản, một quốc gia châu Á, được xem là quốc gia đi đầu trong thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp ở Nhật Bản báo cáo thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội (trong dữ liệu nghiên cứu của KPMG) năm 2008 là 93%, năm 2011 là 99% (KPMG, 2011). Trước áp lực từ xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa báo cáo trách nhiệm xã hội vào chương trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn chương trình đã được thực hiện như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai . Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap, BP, ExxonMobil Trường hợp điển hình là các công ty lớn ở Nhật Bản thực hiện 314
  12. các chiến lược nhằm thực hiện trách nhiệm đối với xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Tiêu biểu là Tập đoàn Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East Group) với mục tiêu năm 2021 giảm sử dụng năng lượng điện trong hoạt động đường sắt 8% so với năm 2011, dựa trên cơ sở của việc tạo ra năng lượng sạch mới, tiết kiệm năng lượng truyền thống và xây dựng công nghệ lưới điện thông minh; TOYOTA Motor Corporation (TMC) cam kết sản xuất ra các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng dụng các công nghệ mới để tăng độ an toàn; Tập đoàn Khí đốt TOKYO (TOKYO GAS) đóng góp tích cực để tạo ra một phong cách sống thoải mái và thân thiện môi trường xã hội, duy trì và tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng, các cổ đông và xã hội, đồng thời đóng góp vào việc thực hiện tăng trưởng bền vững của xã hội. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao. Trong khi báo cáo trách nhiệm xã hội đã trở nên rất phổ biến trong BCTC doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới thì tại Việt Nam, báo cáo trách nhiệm xã hội chỉ tập chung ở một số tập đoàn, công ty có quy mô lớn, hầu như hệ thống kế toán Việt Nam chưa có quy định cụ thể về ghi nhận và trình bày các thông tin này trên BCTC. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình đạo tạo tin học Topic 64 của Microsoft, Qualcomm và HP; chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung; chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc báo cáo trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. 315
  13. Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vì thế việc gắn kết hơn với xu hướng phát triển bền vững cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với các thách thức và khó khăn như: Tuy nhiên, hiện có nhiều rào cản và thách thức cho việc thực hiện và báo cáo thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam. Nhận thức về trách nhiệm xã hội nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng của doanh nghiệp hạn chế; thiếu nguồn tài chính và phương pháp để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội; chưa có một khung quy định về nguyên tắc hoặc nội dung báo cáo trách nhiệm xã hội áp dụng cho doanh nghiệp; việc báo cáo trách nhiệm xã hội mang tính tự phát là chủ yếu, số lượng doanh nghiệp có báo cáo trách nhiệm xã hội rất ít, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp quy mô lớn. Từ thực trạng trên, để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, Việt Nam không thể không nghiên cứu và từng bước áp dụng việc ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC doanh nghiệp theo xu hướng và thông lệ quốc tế, với một lộ trình thích hợp. 6. Kiến nghị, đề xuất Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vì thế việc gắn kết hơn với xu hướng phát triển bền vững cũng là điều tất yếu. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam bao gồm: Một là , phát triển nhanh phải đi đôi với tính bền vững. Điều đó phải được kết hợp ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, ở cả tầm ngắn hạn lẫn dài hạn. Hai là , phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống Ba là , phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Bốn là , phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, coi đây là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững Dựa trên hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI) và bộ tiêu chuẩn và công cụ quản lý về trách nhiệm xã hội DN (ISO 26000), các DN Việt Nam nên chú trọng thực hiện Báo cáo trách nhiệm xã hội. Cụ thể là: Thứ nhất, về nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội trên hệ thống BCTC tài chính doanh nghiệp Việt Nam, theo xuất của tác giả, nên được trình bày theo Bảng 6.1 316
  14. Bảng 6.1 : Nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam Thứ tự Nội dung Giới thiệu về công ty Phần 1 - Tóm lược về hồ sơ công ty và kết quả tài chính; - Tầm nhìn và các cam kết trách nhiệm xã hội của công ty. Trình bày nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Bảo vệ môi trường; - Quan hệ tốt với người lao động; Phần 2 - Đảm bảo lợi ích cổ đông; - Lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; - Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, - Đóng góp cho cộng đồng xã hội Phần 3 Các ghi nhận của cộng đồng đối với trách nhiệm xã hội của công ty (Nguồn: Tổng hợp đề xuất của tác giả) Nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bám sát những nguyên nhân nói trên để đề ra những giải pháp phù hợp. Bao gồm: Thứ nhất, cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi tất cả những hành vi của con người đều thông qua ý thức của con người, đều do ý thức của họ điều khiển. Do đó, vấn đề đặt ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức. Thứ hai, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực trên thực tế. Cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng, nếu không đặt mạnh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, cũng không thể thực hiện được. Để thực hiện những trách nhiệm này, trước hết phải tôn trọng pháp luật và các cam kết với các bên có lợi ích liên quan; có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở 317
  15. hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội; xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nội dung báo cáo cần thực hiện là: (1) Đối với người tiêu dùng và khách hàng: Báo cáo trách nhiệm xã hội được thể hiện bằng các hành động và hành vi ứng xử như: Tiến hành thương mại và cạnh tranh lành mạnh; tuân thủ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng; thực hiện việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về dịch vụ khách hàng; các thông tin hữu ích về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp (ví dụ có mô tả thông tin đầy đủ và trung thực trong hợp đồng mua - bán hoặc nhãn hiệu hàng hóa; có hướng dẫn sử dụng sản phẩm an toàn, chính xác, v.v.); cung cấp hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, an toàn (thể hiện ở việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; có dịch vụ hậu bán hàng tốt; quan tâm đến yêu cầu của khách hàng trong phát triển và cải thiện hàng hóa, dịch vụ; quan tâm đến nhu cầu sử dụng của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật trong sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ); luôn có ý thức cải thiện khả năng tiếp cận với thông tin về hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng và khách hàng; phát triển và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường để cung cấp cho khách hàng, v.v. (2) Đối với các đối tác kinh doanh: Doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật về hợp đồng phụ; thực hiện các hành vi đấu thầu, mua sắm có đạo đức (ví dụ không nên "hét giá" quá cao khi đối tác cần sản phẩm của mình, không bỏ giá quá thấp để loại bỏ đối thủ, v.v.); tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp khác; cần công bố công khai và rõ ràng cho các đối tác biết triết lý kinh doanh cũng như các quy tắc ứng xử của mình; mô tả rõ ràng chính sách và thủ tục đấu thầu của mình; luôn có ý thức cải thiện truyền thông với các đối tác; giới thiệu rõ ràng, trung thực về độ an toàn và chất lượng sản phẩm của mình; tạo cơ hội hội bình đẳng cho mọi đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp; thúc đẩy hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường khi mua sắm, đấu thầu; có ý thức hợp tác với doanh nghiệp khác trong các hoạt động thiện nguyện. (3) Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp/cổ đông của công ty: Đây là những người vừa là chủ thể quyền lực, có quyền quyết định, vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng Báo cáo trách nhiệm xã hội. Báo cáo trách nhiệm xã hội với đối tượng này được thể hiện (và được đánh giá) thông qua các hoạt động cải thiện quản trị công ty theo thông lệ tốt như: Ngăn ngừa và xử lý giao dịch nội gián; có các biện pháp đấu tranh với tội phạm và tham nhũng; công bố thông tin về quản trị công ty theo chuẩn mực chung; tổ chức xây dựng báo cáo và công bố thông tin về Báo cáo trách nhiệm xã hội, về những rủi ro có thể xảy ra; có chính sách cổ tức công bằng, hợp lý, đảm bảo lợi ích cổ đông thiểu số; tăng cường hiểu biết cho các cổ đông và người quản lý về quản trị doanh nghiệp thân thiện môi trường, v.v. (4) Đối với người lao động: Đây là một trong những nội dung chính của Báo cáo trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp quốc tế cũng như ở Nhật Bản; có thể thông qua các hoạt động sau: - Tiến hành các biện pháp giáo dục về đạo đức và các quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp; công bố rõ ràng thông tin về điều kiện làm việc của doanh nghiệp; thường xuyên cải thiện chất lượng hệ thống thông tin nội bộ. 318
  16. - Có ý thức bảo vệ sự riêng tư của người lao động; tạo ra nơi làm việc an toàn; thường xuyên tăng cường hiểu biết về an toàn và chất lượng lao động. - Xây dựng hệ thống quản trị nguồn nhân lực theo hướng tạo điều kiện để các nhân viên thể hiện được tốt nhất và đầy đủ khả năng của mình. - Không phân biệt đối xử và tạo cơ hội bình đẳng về việc làm; cải thiện các biện pháp an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động; hỗ trợ nhân viên thể hiện nỗ lực phát triển kỹ năng và nghề nghiệp. - Tổ chức đối thoại chân thành và tham vấn người lao động và tổ chức công đoàn. - Không chấp nhận lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức, đặc biệt khi đầu tư ở các nước đang - kém phát triển; quan tâm thỏa đáng đến người lao động sau giờ làm việc, v.v. (5) Đối với cơ quan nhà nước: Báo cáo trách nhiệm xã hội không chịu tác động lớn từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, Nhà nước - trước hết là các cơ quan công quyền vẫn là bên liên quan lớn của doanh nghiệp, vì vậy, Báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần thể hiện sự tôn trọng lợi ích của Nhà nước thông qua các hoạt động như: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về doanh nghiệp, môi trường, lao động, thương mại ; khi có đóng góp nguồn lực và tài chính cho các lực lượng chính trị thì phải công bố rõ ràng; tham gia xây dựng chính sách khi được yêu cầu, v.v. (6) Đối với cộng đồng: Báo cáo trách nhiệm xã hội hiện nay được thể hiện bằng việc tương tác thông tin với các cộng đồng dân cư; thực hiện chính sách tạo việc làm mới; nâng cao chất lượng các tiện nghi sinh hoạt cung cấp cho cộng đồng địa phương; thường xuyên đối thoại và thực hiện yêu cầu chính đáng của các cộng đồng, các khu vực dân cư về phát triển bền vững; đầu tư vào công nghệ, sản phẩm góp phần giải quyết những vấn đề về môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, v.v. Thứ hai, lộ trình áp dụng báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ mức độ yêu cầu của quá trình hội nhập và điều kiện của Việt Nam, tác giả định hướng lộ trình áp dụng việc ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC doanh nghiệp như sau: - Giai đoạn từ nay đến hết năm 2020 (trong ngắn hạn) Một là, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, lợi ích của thực hiện Báo cáo trách nhiệm xã hội, tạo sự đồng thuận từ doanh nghiệp, người làm công tác kế toán cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC. Từng bước biến việc thực hiện trách nhiệm xã hội nói chung và đối với môi trường nói riêng của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của nhà quản trị. Hai là, ban hành quy định và hướng dẫn những vấn đề cơ bản về báo cáo trách nhiệm xã hội nói chung và chi phí môi trường nói riêng, chẳng hạn, phạm vi các nội dung cần báo cáo hoặc thuyết minh, trình bày chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội Quy định áp dụng bắt buộc trước hết với các công ty niêm yết, các tập đoàn, khuyến khích áp dụng với các loại hình doanh nghiệp khác. Rà soát, điều chỉnh VAS 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng phù hợp với các quy định tại IAS 37. Ban hành quy định và hướng dẫn những vấn đề cơ bản về báo 319
  17. cáo trách nhiệm xã hội nói chung và chi phí môi trường nói riêng, chẳng hạn, phạm vi các nội dung cần báo cáo hoặc thuyết minh, trình bày chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội - Giai đoạn từ năm 2020-2030 (trong dài hạn) Một là, xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm đối với môi trường một cách đầy đủ và nghiêm túc, bao gồm: bổ sung, hoàn chỉnh, đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường, chẳng hạn, quy định cụ thể về chất lượng không khí, chất lượng nước, chất thải rắn, chất thải độc hại, đa dạng sinh học ; thực thi nghiêm minh các quy định về bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý vi phạm, không vì mục tiêu trước mắt (chẳng hạn thu hút vốn đầu tư) mà xem nhẹ các quy định về bảo vệ môi trường. Hai là, căn cứ các hướng dẫn, quy định mới của hội đồng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB) cũng như việc áp dụng tại các quốc gia, tiến hành cập nhật, quy định và hướng dẫn việc ghi nhận và trình bày báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC Việt Nam phù hợp với IASB và thông lệ quốc tế. Kết luận Tại Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đang được doanh nghiệp quan tâm ngày càng nhiều. Đặc biệt phải kể đến hai năm trở lại đây là năm 2015 và năm 2016 – năm có sự biến động lớn đối với nền kinh tế Việt Nam với sự kiện Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập. Sự kiện này nhằm góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chấp nhận các “luật chơi” của thế giới; trong đó, việc đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội và công bố thông tin trách nhiệm xã hội là một trong những vấn đề buộc phải làm nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, gia tăng sức cạnh tranh, khẳng định uy tín và thương hiệu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội cũng đòi hỏi nhiều hơn vào sự đóng góp của doanh nghiệp trong việc tạo nên một môi trường trong sạch, an toàn, hạn chế sự ô nhiễm Các đóng góp đó tạo nên một nền kinh tế phát triển bền vững sau hàng loạt những sự cố gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp sản xuất như Vedan, Fomusa Hà Tĩnh, Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, về phía nhà nước cũng cần hoàn thiện khung pháp luật và hướng dẫn các doanh nghiệp về báo cáo trách nhiệm xã hội nhằm góp phần nâng cao hình ảnh phát triển kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ebner, D., & Baumgartner, R.J.(2006). The relationship between suittainable development and corporate social responsibility. Paper presented at the Corporate responsibility research conference 2. EC, 2001. Promoting a European framework for Corporate Social Responsibility 320
  18. 3. Friedman, M. (1970). A theoretical frameword for monetary analysis. Journal of Political Economy, 78(2), 193-283 4. Friedman, M. (1970). A theoretical frameword for monetary analysis. Journal of Political Economy, 78(2), 193-283 5. KPMG, 2011. Corporate responsibility reporting has become de facto law for business 6. Paul, T., Zarina, Z. (2004). Corporate Social Responsibility Reporting in Malaysia: Progress and Prospects. The Journal of Corporate Citizenship; Spring 2004; 13; Proquest Central pp.125 7. Petros, V., Thérèse, W., David, G.W., Dennis, M.P. (2014). CSR disclosure inresponse to major airline accidents: a legitimacy-based exploration. Sustainability Accouting, Management and Policy Journal, Vol.7, Iss:1,26-43 8. Pyo, G.P., &Lee, H.-Y.P.(2013). The Association Between Corporate Social Responsibility Activities And Earnings Quality: Evidence From Donations And Voluntary Issurance Of CSR Reports. Journal of Applied Business Research, 29(3),945-962. 9. Tilt, C.A., 2010. Corporate Responsibility, Accounting and Accountants 10. Toukabri, M., Ben J.O., Jilani (2014). Corporate Social Disclosure: Explanatory Theories and Conceptual Framework. International Journal of Academic Research in Management (IJARM), Vol. 3, No.2, 2014, Page:208-225 11. Võ Văn Nhị, Nguyễn Đình Hùng, 2009. Trách nhiệm xã hội và vấn đề trình bày chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của công ty niêm yết. Tạp chí Phát triển kinh tế , số 230, trang 41-43. 12. UNCTAD, 2008 Guidance on Corporate Responsibility Indicators in Annual Reports 13. Wisuttorn, J. (2015). Corporate Social Responsibility Disclosure And Financial Performance: Evidence From Thailand. Doctor of Philosophy thesis, School of Accouting, Economics and Finance, University of Wollongong, 2015 14. World Bank, 2008. Report On The Observance Of Standards And Codes Accounting and Auditing, Kingdom Of Thailand ( curated/en/2008/04/10038403/kingdomthailand-report observance-standards-codes- rosc-accounting-auditing) 321