Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2640
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_on_dinh_duy_tri_lo.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH DUY TRÌ LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HTD NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DETERMINANTS OF EARNINGS PERSISTENCE IN VIET NAM LISTED FIRMS: THE CASE OF CONSUMER GOODS MANUFACTURING INDUSTRY ThS. Nguyễn Thị Diệu Thanh dieuthanh2704@gmail.com TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN của các doanh nghiệp sản xuất HTD trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ 2010 – 2014. Kết quả phân tích hồi suy cho thấy tính ổn định duy trì LN có tương quan thuận chiều với Sự đa dạng giới tính của ban lãnh đạo DN, Chất lượng kiểm toán, Quy mô DN. Ngược lại, tính ổn định duy trì LN lại có mối tương quan nghịch chiều với Tuổi DN, Tỷ lệ tăng trưởng tổng TS, Tỷ lệ nợ trên VCSH, Chênh lệch giữa LNTT và TNCT. Tính thanh khoản, Tốc độ tăng trưởng của doanh thu, Các khoản dồn tích không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Từ khóa: Tính ổn định duy trì LN, ngành sản xuất HTD, thị trường chứng khoán Việt Nam, nhân tố ảnh hưởng ABSTRACT This study aims at exploring determinants of earnings persistence for the Viet Nam Stock Market. Data used in the study include annualy series of earnings persistence of 100 stocks listed on Viet Nam Stock Market over the period 2011 - 2014. The results derived from this study show that Boards’ gender diversity index, auditor quality and firm size have positive effects on earnings persistence while firm age, growth rate of total assets, debt/equity ratio and the book-tax differences have a negative impact on earnings persistence. The regression results found that effects of The liquydity ratio, sales growth and accruals on earnings persistence are statistically non-significant. Keywords: Earnings persistence, Consumer Goods Manufacturing Industry, Viet Nam Stock Market, Determinants 1. Đặt vấn đề Lợi nhuận (LN) là một chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp (DN). Ổn định, duy trì LN và tốc độ tăng trưởng của LN là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các DN trong nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng tiêu dùng (HTD) là một trong những ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. LN của khối ngành này được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là tương đối ổn định và duy trì. Có hai nguyên nhân cơ bản được đưa ra để giải thích điều này: Thứ nhất, HTD là mặt hàng thiết yếu của hầu hết người dân, nên lượng cầu cũng như sản lượng tiêu thụ thường khá ổn định. Thứ hai, đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất HTD thường ít biến động hoặc biến động không đáng kể so với những ngành khác. 259
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu nước ngoài bàn về các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN, số lượng các nhân tố khách quan, chủ quan cũng được chỉ ra rất phong phú. Tuy nhiên ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về đề tài tính ổn định duy trì LN rất hiếm hoi, và hiện vẫn chưa có công trình nào xem xét, đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN của một ngành hay một nhóm ngành cụ thể. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm cung cấp một phương pháp đo lường tính ổn định duy trì LN của các DN ở Việt Nam và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số này. Kết quả của nghiên cứu này sẽ bổ sung những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam, qua đó cung cấp cho các nhà đầu tư, các nhà kinh tế học, cung cấp cho DN và các đối tượng quan tâm thêm tư liệu để có cách nhìn nhận, so sánh, đánh giá, nâng cao nhận thức về tính chất LN và hiệu quả kinh doanh của đơn vị nhằm đưa ra những quyết định chính xác. 2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan Bàn về tính ổn định duy trì LN trong DN, nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau theo quan điểm hay cách nhìn nhận của mình. Stigler [12] phát biểu rằng: “Tính ổn định duy trì LN được định nghĩa là một hệ số phản ánh sự tương quan của LN tại hai thời điểm phân biệt t và t+1”. Hệ số tương quan cao cho thấy tính ổn định duy trì cao. TS. Đường Nguyễn Hưng [1] định nghĩa tính ổn định duy trì của LN như sau: “Tính ổn định duy trì là sự tiếp tục và sự duy trì của LN hiện tại. Sự ổn định duy trì ở mức cao, của LN, thể hiện ở khả năng duy trì LN hiện tại và chất lượng của LN”. Dù cách diễn đạt và trình bày không hoàn toàn đồng nhất, nhưng định nghĩa về tính ổn định duy trì LN của Stigler [12] và TS. Đường Nguyễn Hưng [1] cũng như các nghiên cứu khác đều cùng cho thấy tính chất của LN đó là tiếp tục phát sinh trong tương lai, duy trì mối quan hệ tương quan bền bỉ giữa LN ở hai thời điểm xác định. Tính ổn định duy trì LN và các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN là chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều năm gần đây. Bài báo chỉ xem xét ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan đến tính ổn định duy trì LN trong các DN sản xuất HTD Việt Nam nên trong phần 2 này, tác giả chỉ khái quát những nghiên cứu bàn về nhóm nhân tố chủ quan này. Xét về ảnh hưởng của quy mô DN đến tính ổn định duy trì LN, nghiên cứu của Onaolapo, Kajola [9] cho rằng quy mô của DN có tác động cùng chiều đến tính ổn định duy trì LN. Với dữ liệu thu thập từ 140 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran giai đoạn 2006-2011, bằng phương pháp phân tích kết hợp có hỗ trợ của phần mềm thống kê Excel và Eviews 7, Zokaee và cộng sự [2] điều tra mối quan hệ giữa tính ổn định duy trì LN và các yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ không có mối quan hệ với tính ổn định duy trì LN. Saleem, Rehman [10] thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tính ổn định duy trì LN. Nghiên cứu cho thấy ROA có mối quan hệ cùng chiều với tỷ suất thanh toán ngắn hạn ở mức ý nghĩa 5%, và không bị ảnh hưởng bởi hai tỷ suất thanh toán còn lại. ROE không chịu ảnh hưởng của bất kì tỷ suất thanh toán nào. ROI chịu ảnh hưởng ngược chiều của tỷ suất thanh toán hiện hành, chịu ảnh hưởng cùng chiều của tỷ suất thanh toán nhanh và tỷ suất thanh toán ngắn hạn, mức ý nghĩa đều ở mức 5%. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng doanh thu đối với LN không rõ ràng nhưng nhìn chung được đánh giá là thuận chiều. Kozlenko [5] cho thấy rằng những DN có doanh thu cao thường có LN ổn định hơn. Mối quan hệ ngược chiều giữa tính ổn định duy trì LN và tốc độ tăng trưởng của TS được đề cập trong lý thuyết cũng như trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm của Cooper [6], Kozlenko [5]. Sloan [11] chỉ ra rằng các khoản dồn tích cao có ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định duy trì của LN. Nghiên cứu khác của TS. Đường Nguyễn Hưng [1] cũng đưa ra quan điểm như trên. 260
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hanlon [4] đã chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến LN kém ổn định duy trì là sự chênh lệch giữa LN kế toán và TNCT. Mối quan hệ này được cho là ngược chiều và có ý nghĩa thống kê cao. Trong nghiên cứu của mình năm 2015, Amidu, Harvey [7] chỉ ra biến tuổi có ảnh hưởng thuận chiều đến LN khá đáng kể. Ngược lại Dogan [3] cho rằng tuổi DN ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định duy trì LN. Zakaria, Daud [8] cho thấy chất lượng kiểm toán tác động đến LN theo chiều hướng tích cực với mức ý nghĩa thống kê 5%. Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra tuổi, quy mô DN, sự đa dạng giới tính của ban lãnh đạo DN, chất lượng kiểm toán, tốc độ tăng trưởng của tài sản, tỷ lệ nợ, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tính thanh khoản, các khoản dồn tích, chênh lệch giữa LNTT và TNCT là những nhân tố có ảnh hưởng khá lớn đến tính ổn định duy trì LN. Điều này không chỉ đúng với các thị trường phát triển mà cả với các thị trường mới nổi, ở châu Âu lẫn châu Á, châu Mỹ, châu Phi. 3. Thiết kế nghiên cứu 3.1. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả đặt ra các giả thuyết như sau: H1: Tuổi DN (AGE) ảnh hưởng thuận chiều đến tính ổn định duy trì LN (EP). H2: Sự đa dạng về giới tính của ban lãnh đạo DN (BGDI) ảnh hưởng thuận chiều đến tính ổn định duy trì LN. H3: Chất lượng kiểm toán (AUDIT) ảnh hưởng thuận chiều đến tính ổn định duy trì LN. H4: Quy mô của DN (SIZE) ảnh hưởng thuận chiều đến tính ổn định duy trì LN. H5: Tốc độ tăng trưởng của tổng TS (GrTA) ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định duy trì LN. H6: Tỷ lệ nợ trên VCSH của DN (DER) ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định duy trì LN. H7: Tính thanh khoản của DN (LIQ) ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định duy trì LN. H8: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN (GrSALE) ảnh hưởng thuận chiều đến tính ổn định duy trì LN. H9: Các khoản dồn tích (ACCR) ảnh hưởng thuận chiều đến tính ổn định duy trì LN. H10: Chênh lệch giữa LNTT và TNCT (BTD) ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định duy trì LN. Từ các giả thuyết được đặt ra, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: EP = β0 + β1.AGE + β2.BGDI + β3.AUDIT + β4.SIZE + β5.GrTA + β6.DER + β7.LIQ + β8.GrSALE + β9.ACCR + β10.BTD + Ɛ (2) Trong đó: EP (biến phụ thuộc) là tính ổn định duy trì LN của doanh nghiệp và được tính theo công thức do Freeman và cộng sự [63] đề xuất như sau: ROAt+1 = b0 + b1ROAt + λ (1) Trong đó: ROAt+1: Tỷ suất sinh lời của TS năm t+1, ROAt: Tỷ suất sinh lời của TS năm t, λ: Sai số của mô hình, b1: Hệ số tính ổn định duy trì LN. Trong phương trình này, b1 được tính cho thời kỳ 4 năm. AGE, BGDI, AUDIT, SIZE, GrTA, DER, LIQ, GrSALE, ACCR, BTD là các biến độc lập, được lấy từ giá trị trung bình từng giai đoạn 4 năm của DN. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ các BCTC đã đuợc kiểm toán giai đoạn 2011-2014 của các DN sản xuất HTD được chọn trên website của các sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong bài viết, tác giả chọn mẫu theo phương pháp toàn bộ có loại bỏ các DN không thu thập đủ số liệu. Kết 261
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng quả có 100 DN được chọn vào mẫu trong tổng số 123 DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam tính đến năm 2014. 23 DN bị loại khỏi mẫu do không có đủ số liệu điều tra. Với các dữ liệu được thu thập, tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS V.20 hỗ trợ trình bày thống kê mô tả, kiểm định các giả thuyết được đưa ra. Dựa trên kết quả đầu ra của phần mềm SPSS, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam; nhận diện những nguyên nhân ảnh hưởng tới tính ổn định duy trì LN của các DN trong mẫu nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Một vài đặc điểm của mẫu nghiên cứu Chi tiết về giá trị thống kê của biến tính ổn định duy trì LN và các biến độc lập trong giai đoạn nghiên cứu 2011-2014 được trình bày ở bảng 1. Theo đó giá trung bình của biến EP đạt 0,4545, trong đó giá trị lớn nhất là 1 và nhỏ nhất là -0,9600. Bảng 1. Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu N Minimum Maximum Mean Std. Deviation EP 100 -0,9600 1,0000 0,4545 0,3780 AGE 100 5,0000 22,0000 10,0300 3,1090 BGDI 100 0,0000 0,7600 0,3621 0,1768 AUDIT 100 0,0000 5,0000 1,5100 1,2590 SIZE 100 13,2300 32,7020 23,7761 4,5855 GrTA 100 0,0030 34,5340 14,0570 9,2524 DER 100 0,0210 5,3630 1,2425 1,3225 LIQ 100 0,0120 4,6510 1,6586 1,4316 GrSALE 100 1,0400 28,9000 11,5019 6,6107 ACCR 100 -0,1630 0,6320 0,2928 0,1977 BTD 100 14,5681 27,5842 20,4984 2,4459 Valid N 100 (listwise) (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS V.20) 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam: Kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu Kết quả kiểm định Durbin-Watson của mô hình nghiên cứu được thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Kết quả kiểm định Durbin –Watson Std. Error of the Model R R Square Adjusted R Square Durbin-Watson Estimate 262
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1 ,843a ,711 ,679 ,2142916 2,029 a. Predictors: (Constant), BTD, SIZE, AUDIT, ACCR, GrTA, AGE, GrSALE, BGDI, DER, LIQ b. Dependent Variable: EP Ta thấy R2 đã hiệu chỉnh = 0,679, tức là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 67,9% cho sự biến thiên của tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kiểm định ANOVA cho ta kết quả như sau: Bảng 3. Kết quả kiểm định ANOVA Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Regression 10,061 10 1,006 21,910 ,000b 1 Residual 4,087 89 ,046 Total 14,148 99 a. Dependent Variable: EP b. Predictors: (Constant), BTD, SIZE, AUDIT, ACCR, GrTA, AGE, GrSALE, BGDI, DER, LIQ Theo bảng 3, giá trị F = 21,910 tương ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Do đó ta có thể kết luận mô hình hồi quy xây dựng được phù hợp với tổng thể, hoàn toàn phù hợp để xem xét sự tác động của các biến độc lập đến tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD trên TTCK Việt Nam được thể hiện qua bảng 4. Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy bội Unstandardized Standardized Collinearity Statistics Model Coefficients Coefficients T Sig. B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) 0,573 0,501 1,144 0,256 AGE -0,035 0,020 -0,290 -1,774 0,079 0,122 8,221 BGDI 0,682 0,329 0,319 2,075 0,041 0,137 7,288 AUDIT 0,093 0,030 0,310 3,084 0,003 0,322 3,108 SIZE 0,029 0,015 0,352 2,003 0,048 0,105 9,532 1 GrTA -0,008 0,004 -0,198 -1,821 0,072 0,275 3,633 DER -0,081 0,045 -0,282 -1,781 0,078 0,129 7,732 LIQ -0,045 0,045 -0,170 -0,986 0,327 0,109 9,141 GrSALE -0,007 0,009 -0,122 -0,803 0,424 0,141 7,105 ACCR 0,239 0,234 0,125 1,020 0,311 0,217 4,618 BTD -0,027 0,015 -0,172 -1,734 0,086 0,330 3,028 a. Dependent Variable: EP 263
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS V.20) Như vậy, trong 10 biến độc lập có tổng cộng 7 biến (AGE, BGDI, AUDIT, SIZE, GrTA, DER, BTD) có ý nghĩa, trong đó, biến AUDIT đạt mức ý nghĩa 1% (Sig. 0,10). Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc EP với 7 biến độc lập AGE, BGDI, AUDIT, SIZE, GrTA, DER, BTD được thể hiện qua biểu thức sau: EP = 0,573 – 0,035 * AGE + 0,682 * BGDI + 0,093 * AUDIT + 0,029 * SIZE – 0,008 * GrTA – 0,081 * DER – 0,027 * BTD + Ɛ. (3) Mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình được giải thích một cách chi tiết ở phần dưới đây. Tuổi DN (AGE): Tuổi DN có ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 10%, có nghĩa là có ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN. Kết quả ước lượng trái với giả thuyết H1 đặt ra ban đầu. Vòng đời của DN và độ ì của các DN lâu năm có thể là hai nguyên nhân giải thích cho mối tương nghịch chiều giữa tuổi DN và tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Sự đa dạng giới tính của ban lãnh đạo DN (BGDI): Sự đa dạng giới tính của ban lãnh đạo DN có ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5% (Sig. = 0,041) tức là nó có tác động đáng kể đến tính ổn định duy trì LN. Giả thuyết H2 được chấp nhận đối với các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: (1) Đối với lĩnh vực sản xuất HTD, nữ giới chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng của các DN. Do đó, sự đa dạng về giới tính của ban lãnh đạo sẽ giúp DN hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. (2) Những quản lý nữ cũng là những người quan tâm và chăm lo đến đời sống của người lao động khá tốt, cẩn trọng hơn nam giới trong việc ra quyết định, quản lý tài chính, do đó giúp hạn chế những rủi ro trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư của DN. Chất lượng kiểm toán (AUDIT): Biến AUDIT có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 1% (Sig. = 0,3%), tức là chất lượng kiểm toán có tác động cùng chiều rất đáng kể đến tính ổn định duy trì LN. Giả thuyết H3 được thừa nhận có thể được giải thích như sau: kiểm toán đưa ra các khuyến nghị về quản trị công ty, quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp DN điều chỉnh kịp thời các tồn tại từ đó hoạt động kinh doanh hiệu quả và ổn định hơn. Quy mô DN (SIZE): Theo kết quả phân tích hồi quy được thể hiện ở bảng 3.8 thì quy mô DN có mối quan hệ cùng chiều đáng kể với tính ổn định duy trì LN tại mức ý nghĩa thống kê 5% (Sig. = 4,8%), các DN có quy mô lớn sẽ có tính ổn định duy trì LN cao hơn các DN có quy mô nhỏ. Tác động thuận chiều của quy mô DN đến tính ổn định duy trì LN có thể được giải thích bởi luận điểm cơ bản nhất là tính kinh tế của quy mô hay kinh tế bậc thang, nghĩa là DN sẽ có nhiều lợi thế trong kinh doanh khi mở rộng quy mô và gia tăng sản lượng. Tốc độ tăng trưởng của tổng TS (GrTA): Theo kết quả hồi quy thì biến GrTA có ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 10% (Sig. = 7,2%), điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của TS có tác động đến tính ổn định duy trì LN tại mức ý nghĩa thống kê 10%. Tác động ngược chiều của tốc độ tăng trưởng TS đối với tính ổn định duy trì LN có thể được giải thích do tốc độ tăng trưởng LN không bắt kịp tốc độ tăng trưởng của TS, ROA có xu hướng giảm so với kỳ trước, điều này góp phần tạo nên sự suy giảm của tính ổn định duy trì LN, bởi tính ổn định duy trì LN được đo lường bằng ROA. Bên cạnh đó, dù cho TS của DN tăng lên do sự tài trợ từ nguồn nào, việc phải chi trả chi phí sử dụng vốn là điều không thể tránh khỏi. Tỷ lệ nợ trên VCSH (DER): Biến DER có giá trị Sig. = 7,8% nhỏ hơn 10%, nghĩa là đối với các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam, tỷ lệ nợ trên VCSH có tác động đến tính ổn định duy trì LN tại mức ý nghĩa 10%. Giả thuyết H6 được thừa nhận có thể được giải thích bởi khi DN có tỷ lệ nợ trên VCSH cao nhưng tổng TS không có khả năng sinh ra một tỉ lệ LN đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả 264
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thì LN sẽ giảm do VCSH làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Thực tế cũng cho thấy các nhà đầu tư thường có cách nhìn ít thiện cảm với những DN có tỷ lệ nợ trên VCSH cao, do đó, trong một số trường hợp cần thiết, việc vay vốn và quá trình nhận hoặc vay vốn sẽ gặp khó khăn. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến LN của DN giảm, tính ổn định duy trì không được đảm bảo. Chênh lệch giữa LNTT và TNCT (BTD): Biến BTD có ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 10% (Sig. = 8,6%), điều này cho biết chênh lệch giữa LNTT và TNCT có tác động đến tính ổn định duy trì LN tại mức ý nghĩa thống kê 10%. Giả thuyết H10 được thừa nhận có thể được giải thích như sau: Theo VAS 17, các khoản chênh lệch tạm thời sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ/năm tiếp theo, điều này làm LN kỳ sau bị giảm, tính ổn định duy trì của LN do đó bị giảm. Kết quả hồi quy ở bảng 4 cũng cho thấy hệ số của các biến LIQ, GrSALE và ACCR giúp chỉ ra xu hướng tác động của các tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng của doanh thu, các khoản dồn tích đến tính ổn định duy trì LN của các DN trong mẫu nghiên cứu, nhưng không có ý nghĩa thống kê (Sig. > 10%). Trong đó, tương quan giữa biến LIQ và EP phù hợp với kỳ vọng của tác giả, tương quan giữa các biến GrSALE và ACCR với biến phụ thuộc EP không phù hợp với kỳ vọng của tác giả. 5. Kết luận Nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy: Các nhân tố Tuổi DN, Tốc độ tăng trưởng của TS, Tỷ lệ nợ trên VCSH, Chênh lệch giữa LNTT và TNCT có ảnh hưởng nghịch chiều đến Tính ổn định duy trì LN, trong khi Sự đa dạng giới tính của ban lãnh đạo DN, Chất lượng kiểm toán, Quy mô DN ảnh hưởng cùng chiều. Ngoại trừ biến Tuổi DN, tác động của 6 biến còn lại đến tính ổn định duy trì LN của các DN sản xuất HTD trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014 đều phù hợp với các giả thuyết đặt ra. 3 nhân tố Tính thanh khoản, Tốc độ tăng trưởng doanh thu, Các khoản dồn tích không có ý nghĩa thống kê trong phân tích hồi quy. Do hạn chế về số liệu nghiên cứu nên trong nghiên cứu này tác giả chỉ mới đưa vào mô hình hồi quy một số nhân tố chủ quan thuộc về DN để ước lượng ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định duy trì LN(các biến độc lập trong mô hình chỉ mới giải thích được 67.9% sự biến động của biến phụ thuộc). Trong thực tế, tính ổn định duy trì LN có thể còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác. Đây là hạn chế của nghiên cứu này và cũng là khía cạnh nghiên cứu khá hấp dẫn mà các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Đường Nguyễn Hưng (2016), “Ảnh hưởng của sự biến thiên và độ lớn đến tính ổn định duy trì của biến dồn tích trong LN công bố của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Số 4/2016 (151), tr. 44-48. [2] Adel Zokaee, Seyed Hasan Saleh Nezhad, Ali Zabihi (2013), “The relationship between the managerial ability and earning persistence: Evidence from Tehran stock exchange”, World of Sciences Journal, 1(16), pp. 64-67. [3] Dogan, M. (2013), “Does firm size affect the firm profitability: Evidence from Turkey data of 200 companies active in the Instanbul Stock Exchange between 2008-2011”, Research Journal of Finance and Accounting, 4(4), pp. 53-59. [4] Hanlon, M. (2005), “The persistence and pricing of earnings, accruals, and cash flows when firms have large book-tax differences”, The Accounting Review, 80 (1), pp. 137-166. [5] Igor Kozlenko (2015), Analysis of profit persistence in the Spain food industry, Master Thesis of Science, University Politècnica de Catalunya, Barcelona, Spain. [6] Michael J. Cooper, Huseyin Gulen, Michael J. Schill (2008), “Asset growth and the cross-section of stock returns”, The Journal of Finance, 63(4), pp. 1609–1651. [7] Mohammed Amidu, Simon K. Harvey (2014), “The persistence of profits of banks in Africa”, Review 265
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng of Quantitative Finance and Accounting, 43(4), pp. 2-28. [8] Nor Balkish Zakaria, Dalila Daud (2013), “Does Big 4 affect the earnings response coefficient (ERC)? Evidence from Malaysia”, Journal of modern Accounting and Auditing, 9(9), pp. 1204-1215. [9] Onaolapo, Kajola (2010), “Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Nigeria”, European Journal of Economics, Finance & Administrative Sciences, 25, 70. [10] Qasim Saleem, Ramiz Ur Rehman (2011), “Impacts of liquidity ratios on profitability (Case of oil and gas companies of Pakistan)”, Interdisciplinary Journal of Research in Business, 1(7), pp. 95-98. [11] Sloan, R. G. (1996), “Do stock prices fully reflect information in accruals and cash flows about future earnings?”, The Accounting Review, 71(3), pp. 289–315. [12] Stigler, G.J. (1963), Capital and rates of return in manufacturing industries, Princeton, N.J: Princeton University Press. 266